TÁC ĐỘNG CỦA AN NINH NGUỒN NƯỚC SÔNG MEKONG VÀ THÍCH ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM LÝ VĂN NGOAN * * ThS Lý Văn Ngoan, Trường Đại học Thủ Dầu Một ** TS Nguyễn Đình Cơ, Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) NGUYỄN ĐÌNH cơ ** Tóm tắt: An ninh nguồn nước là một trong những thách thức lớn mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt Tăng cường an ninh nguồn nước trong bối cảnh gia tăng dấn số, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường là một vấn đề cấp thiết của các quốc gia hiện nay Trong những năm gần đây, an ninh nguồn nước đối với các nước thuộc lưu vực sông Mekong đang đứng trước những thách thức lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể dẫn đến tranh chấp, xung đột giữa các quốc gia liên quan Từ góc nhìn khu vực học, bài viết làm rõ tác động của an ninh nguồn nước sông Mekong đối với Việt Nam, từ đó gợi ý chính sách cho Việt Nam trong việc bảo vệ an ninh nguồn nước sông Mekong củng như thúc đẩy mối quan hệ hiệu quả giữa các nước trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước sông Mekong Từ khóa: an ninh nguồn nước, sông Mekong, tác động, Việt Nam Mở đầu Nước là nguồn tài nguyên thiết yếu, đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia Đây cũng là một nguồn tài nguyên hữu hạn Vì vậy, vấn đề an ninh cho nguồn nước là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới Đối với nguồn nước từ các con sông xuyên quốc gia, việc đảm bảo an ninh phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia có liên quan đến khai thác và sử dụng nguồn nước này Sông Mekong là con sông dài thứ 12 trên thế giới với chiều dài gần 4 800 km từ cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc, chảy qua lãnh thổ các quốc gia: Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam trước khi đổ ra biển Đông với diện tích lưu vực rộng 795 000km2 Nguồn nước sông Mekong là “ tài nguyên xuyên quốc gia ” được khai thác và quản lý bởi 6 quốc gia Từ tầm nhìn quốc gia và lợi ích của các nước khác nhau, dẫn đến mất ổn định an ninh nguồn nước trên dòng sông này, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng của Việt Nam: Trung Quốc và Lào đang tận dụng tối đa việc khai thác thủy điện để phát triển kinh 4 Nghiên cứu Đông Nam Á, sô'''' 11/2022 tế; Thái Lan khai thác triệt để thủy lợi phục vụ vùng đông bắc; Campuchia muốn duy trì nguồn hải sản lớn ở Biển Hồ; Việt Nam không muốn tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lương thực, hải sản ở Đồng bằng sông Cửu Long Điều này cho thấy việc điều chỉnh hoạt động khai thác và quản lý của bất kỳ quốc gia nào có dòng sông đi qua đều có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của các nước còn lại Ở vị thế là một quốc gia cuối nguồn, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phải gánh chịu nhiều tác động to lớn chưa thể lường trước từ các chương trình, dự án phát triển trên dòng chính ở phía thượng nguồn Với viễn cảnh các kịch bản phát triển của các quốc gia láng giềng, Việt Nam rất cần có các giải pháp ứng phó và hạn chế tối đa nguy cơ trở thành nạn nhân của những tính toán, sắp đặt trái với tinh thần hợp tác phát triển trong lưu vực theo thời gian khiến ĐBSCL có thể không còn là cánh đồng lúa của Việt Nam và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực của Việt Nam Bên cạnh đó, theo báo cáo của úy hội sông Mekong, nếu cả 3 dự án thủy điện của Lào (Xayabury, Don Sahong, Pak Beng) đi vào hoạt động, xâm nhập mặn trên sông Tiền và sông Hậu sâu 2,8-3,8km; Nếu chuỗi 11 đập thủy điện đi vào hoạt động, xâm nhập mặn trên sông Tiền và sông Hậu sẽ xâm nhập sâu từ 10-18km 1 (2) Theo tính toán của cơ quan chức năng, khi độ mặn vượt quá 10/00 thì nguồn nước không thể sinh hoạt được, nếu vượt quá 40/00 thì cây côi không sinh trưởng được và chết Thực tế, có thời điểm tại một số địa phương của ĐBSCL, độ mặn lên đến 40/00, thậm chí có nơi lên đến 200/00; năm 2016, xâm nhập mặn sâu 135km trên sông Vàm Cỏ Tây, 79km trên sông Tiền, 78km sâu trên sông Hàm Luông, 81km sâu trên sông Cổ Chiên (3) Theo Lê Anh Tuấn: “ Về bản chất, đồng bằng sông Cửu Long được hình thành bởi phù sa sông Cửu Long Vùng đất này sẽ bị sạt lở khi không còn phù sa Biến đổi khí hậu sẽ diễn ra nhanh hem, nghiêm trọng hơn khi các đập thủy điện lần lượt chặn dòng chính sông Mekong ” 141 '''', và theo các nghiên cứu về tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính của Việt Nam (thực hiện giai đoạn 2013-2015), tác động của các dự án thủy điện (giai đoạn I) của Trung Quốc đối với ĐBSCL ở Việt Nam là rất lớn: tổng lượng phù sa, bùn cát đổ về ở Tân Châu và Châu Đốc giảm từ 73 triệu tấn/năm lên 42 triệu tấn (giảm 42%); lượng phù sa lơ lửng chỉ còn khoảng 30 triệu tấn/năm (giảm 35%); lượng bùn 1 Tác động của an ninh nguồn nước sông Mekong đến Việt Nam Dòng Mekong chảy qua khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông ĐBSCL có diện tích trên 40 000km 2 , là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam: đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây của cả nước; 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu; có vị trí thuận tiện trong giao thương với các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mekong (1) Tuy nhiên, sự thay đổi nguồn nước đã làm cho nguồn nước mặt của ĐBSCL trở nên khan hiếm, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp và kém màu mỡ Lương thực sụt giảm ngày càng cao Lý Văn Ngoan, Nguyễn Đình Cơ - Tác động của an ninh nguồn nước sông Mekong 5 cát đáy chỉ còn khoảng 12 triệu tấn/năm (giảm 54%) Hơn nữa, nếu tính tổng tác động của các dự án thủy điện của Trung Quốc với 11 công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong thì tổng lượng phù sa ở Tân Châu và Châu Đốc sẽ giảm xuống còn khoảng 15 triệu tấn (giảm 80% so với điều kiện trước khi xuất hiện Các dự án thủy điện của Trung Quốc và giảm thêm 65% sau khi xuất hiện) (5) Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến tháng 1/2019, ĐBSCL có 562 vị trí sạt lở bờ sông, bờ biển với chiều dài 786km, trong đó các địa phương có nhiều điểm sạt lở nguy hiểm là Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp và tỉnh cần Thơ Chỉ trong năm 2018, sạt lở đất đã làm sập nhà dân (136 nhà ở Cà Mau, 53 nhà ở cần Thơ) (6) Ngoài ra, các con đập sẽ ngăn cản sự di chuyển của phù sa gây thiệt hại cho nông nghiệp và ngư nghiệp ở hạ lưư Theo Tiến sĩ Naruepon Sukumasvin, Ban Thư ký Uy hội sông Mekong: “ Các dự án thủy điện khiến ngưỡng nghèo gia tàng ” , “ Sản lượng đánh bắt trên hành lang sông Mekong giảm khoảng 1,57 tỷ USD ” , lượng cá trong sông Mekong giảm, trọng lượng cá và số lượng cá lớn cũng giảm, khoảng 60% các loài di cư Xuất khẩu siluriíbrmes trị giá hàng tỷ đô la của Việt Nam đang bị đe dọa vì phụ thuộc vào nguồn thức ăn là cá trắng di cư (7) Riêng cá chân trắng, mức thiệt hại ở ĐBSCL khoảng 240 000-480 000 tấn/năm, tức khoảng 500 000-1 tỷ USD/nàm Trong khi đó, lưư vực sông Mekong 65% cá trắng, 35% cá đen Những tác động nêu trên khiến người dân không thể sống trên ruộng ngập mặn, khai thác thủy sản trên sông cạn kiệt và khó ở trong những ngôi nhà có nguy cơ sạt lở, tác động đến các vấn đề xã hội của người dân khu vực này 2 Chính sách và hành động của Việt Nam trong việc bảo vệ an ninh nguồn nước sông Mekong Là quốc gia ở cuối nguồn của dòng Mekong, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ những biến đổi của dòng sông Thời gian qua, Việt Nam đã tích cực hợp tác quốc tế về vấn đề này và đã đạt được những kết quả nhất định Năm 2016, Đồng bằng sông Cửu Long hứng chịu đợt hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất trong 90 năm qua, khiến lưu vực thiếu nước từ 20-50% so với trung bình nhiều năm Thông qua đường lối ngoại giao, Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc tăng cường xả nước ở hạ du, đã được Trung Quốc đồng ý và cho phép xả liên tục trong gần một tháng, góp phần giải quyết vấn đề ĐBSCL (8) Để cụ thể hơn chủ trương, chính sách của Việt Nam trong việc ứng phó, quan hệ với các nước có chung dòng sông, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 120 năm 2017 nhằm định hướng và triển khai hoạt động đối ngoại của Việt Nam đối với các nước nhằm bảo vệ an ninh nguồn nước sông Mekong Theo Nghị quyết 120, chính sách ngoại giao sông Mekong của Việt Nam có 3 hướng hoạt động chính Một là, điều phối sự hợp tác song phương và đa phương với các nước thượng nguồn sông Mekong, cũng như các lưu vực và đồng bằng sông lớn trên thế giới Hai là, thúc đẩy sự tham gia tích cực của Việt Nam vào ủy hội sông Mekong (MRC), vào các cơ chế hợp tác hiện 6 Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11/2022 có của các nước thuộc lưu vực sông Mekong, vào các cơ chế hợp tác giữa các nước thuộc lưư vực sông Mekong và các đối tác phát triển Ba là, phát triển quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia khác và các đối tác phát triển quốc tế để huy động các nguồn lực bên ngoài (nguồn vốn tài trợ, tri thức và công nghệ) nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững ở MDR Úy ban Quốc gia về Biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Ngoại giao được giao nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu này Kể từ đó, Việt Nam bắt đầu triển khai mạnh mẽ chính sách ngoại giao nguồn nước sông Mekong * 9 \ Với tư cách là một nước thuộc nhóm các nước phát triển hơn trong GMS và có nhiều thành tựư ấn tượng trong tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần tiếp tục khẳng định quyết tâm chính trị của mình trong Hợp tác GMS thông qua việc tham gia vào các hoạt động cụ thể Trong thời gian tới, các vấn đề an ninh phi truyền thống, như an ninh lương thực, an ninh con người, an ninh nguồn nước, an ninh môi trường sẽ là những trọng tâm của nhiều chương trình liên kết khu vực và quốc tế, trong đó có GMS Cùng với đó, tầm quan trọng của khu vực GMS ngày càng tăng lên, thu hút sự quan tâm của nhiều cường quốc, do đó sẽ có nhiều cơ hội tốt để Việt Nam cũng như các nước trong Tiểu vùng tranh thủ thêm các nguồn tài trợ về nhiều mặt từ bên ngoài Do đó, Việt Nam cần chủ động đề xuất và thực hiện linh hoạt các sáng kiến khác nhau như: diễn đàn, hội chợ triển lãm, du lịch, giao lưư văn hóa, giáo dục, thể thao, ẩm thực, biểu diễn thơi trang v v , cả ở cấp quốc gia và các địa phương liên quan của các nước Đẩy mạnh công tác truyền thông quốc tế nhằm nâng cao nhận thức của người dân các nước ven sông Mekong nói chung, Việt Nam nói riêng về tầm quan trọng của an ninh nguồn nước; kêu gọi các nước GMS đặt ưư tiên cao hơn cho an ninh nguồn nước trong các kế hoạch và ngân sách quốc gia; gắn kết các nước vào các sáng kiến về an ninh lương thực, an ninh năng lượng, sức khỏe và biến đổi khí hậu (10) Trong thời gian tới, Việt Nam cần tận dụng các cơ chế hợp tác hiện có ở khu vực, đặc biệt là ủy hội sông Mekong (MRC) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đưa vấn đề hợp tác phát triển cũng như an ninh nguồn nước sông Mekong vào chương trình nghị sự của các diễn đàn, hội nghị của các tổ chức này Đối với ASEAN: ASEAN có vai trò địa - chiến lược quan trọng hàng đầu trong khu vực Là một nước có quy mô lớn trong ASEAN với dân số đứng thứ ba và diện tích lớn thứ tư trong khu vực Việt Nam cần tăng cường vai trò của mình trong ASEAN Nếu không có ASEAN, Việt Nam sẽ khó khăn hơn nhiều trong quan hệ với các nước lớn, nhất là trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo và gia tăng hợp tác phát triển trong khuôn khổ GMS Chính vì vậy, xây dựng Cộng đồng ASEAN và GMS mở rộng vững mạnh phải tiếp tục là một trong những ưư tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay với định hướng lớn là đoàn kết, đồng thuận cao, đồng thời có các biện pháp tăng cường nội lực quốc gia để gánh vác những trách nhiệm lớn hơn với các vấn đề chung của Lý Văn Ngoan, Nguyễn Đình Cơ - Tác động của an ninh nguồn nước sông Mekong 7 khu vực và Tiểu vùng Theo đó, Việt Nam cần coi việc hiện thực hóa và củng cố Cộng đồng ASEAN là một trong những nhiệm vụ quan trọng, một trong những trụ chính của chính sách đối ngoại Hiện nay, về quản lý nguồn nước sông Mekong cũng như một số cơ chế khác đang được Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đảm nhận, song do vấn đề liên quan đến các khía cạnh khác nhau, nhất là trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, nên Việt Nam cần thúc đẩy đưa vấn đề này có thêm sự tham gia của Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN Đối với MRC: Tổ chức liên chính phủ quan trọng nhất trong việc quản trị nguồn nước sông Mekong: Việt Nam cần chủ động thúc đẩy các nước thành viên MRC tham gia đầy đủ vào các tổ chức và dàn xếp lưu vực, hàm ý các nước như Trung Quốc và Myanmar cần sớm trở thành thành viên chính thức của MRC, thể chế toàn diện nhất cho đến nay, trong quá trình quản lý các vấn đề chung của sông Mekong Hiện tại, MRC vẫn chưa bao gồm tất cả các nước trong lưư vực, trong khi đó, Trung Quốc và Myanmar, với tư cách là hai nước thượng nguồn, lại đóng vai trò quan trọng trong việc cùng quản lý dòng sông theo tinh thần của Hiệp định năm 1995 Nếu được ủy thác nhiều quyền lực hơn nữa từ các quốc gia có chủ quyền, MRC có triển vọng sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc điều hòa các lợi ích đa dạng của các nước trong lưư vực thông qua việc xây dựng các chiến lược và chương trình hướng tới sự công bằng và bền vững Trước mắt, Việt Nam cần thúc đẩy các quá trình tham vấn trước và tiếp tục vận động cho việc dừng các dự án xây dựng đập thủy điện ở các nước (nhất là ở Lào) trong vòng 10 năm để đánh giá kỹ lưỡng lại các tác động Việc kêu gọi đồng thuận giữa bốn quốc gia thành viên MRC vì lợi ích chung của dòng sông, sử dụng một cách bền vững, công bằng và hợp lý là điều hết sức thiết yếu (U) Việt Nam nên chủ động đề xuất với chính phủ các nước và MRC nghiên cứu việc xây dựng một định chế mới, hoặc mở rộng MRC hiện nay, bao gồm cả 6 nước thành viên và một hiệp định mới, hoặc cải tiến Hiệp định Mekong 1995 trên cơ sở rút kinh nghiệm về những gì tích cực cũng như những gì bất cập đã diễn ra trên thực tế; nghiên cứu xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử (COC) như một bộ luật “ mềm ” điều chỉnh hành vi của các quốc gia ven sông cũng như các chủ thể có liên quan khác (các tổ chức, doanh nghiệp, người dân ) Bộ quy tắc ứng xử này sẽ chỉ ra những điều nên và không nên đối với các bên liên quan, trong đó quan trọng nhất là vai trò của các chính phủ trong lưư vực, nhằm bảo đảm việc khai thác, sử dụng dòng sông một cách hợp lý Đó sẽ là những công cụ hữư dụng cho quá trình ra quyết định chính thức, nếu xác định rõ ràng trách nhiệm ràng buộc và chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan Đối với các vấn đề nhạy cảm liên quan đến quản lý, chia sẻ nguồn nước, trên tinh thần xây dựng, hợp tác, quan tâm lợi ích của các bên liên quan, Việt Nam cần kiên trì vận động, đấu tranh, đồng thời có cách xử lý khéo léo, linh hoạt trong từng khuôn khổ hợp tác Do sức ép phát triển kinh tế, các quốc gia trong lưư vực đang cố gắng khai thác triệt để tiềm năng phát triển thủy điện từ sông Mekong Trung Quốc, 8 Nghiên cứu Đông Nam Á, sô 11/2022 Lào và Campuchia đã quy hoạch hơn 20 đập thủy điện, trong đó Trung Quốc đã xây được 8 đập ở thượng nguồn Lào và Campuchia có kế hoạch xây 11 đập ở hạ nguồn Gần đây nhất, Lào tuyên bố xây dựng đập Pak Beng - đập thủy điện lớn thứ ba, sau hai đập Xayaburi và Don Sahong trên dòng chính sông Mekong * 12) Các dự án thủy điện được dự báo là sẽ tác động sâu sắc đến đời sống người dân, môi trường, an ninh lương thực, sự ổn định của khu vực Từ các tác động trên đây, khi đưa vào thi công và vận hành, các dự án này được dự báo có khả năng gây ra những tác động xuyên biên giới và gây căng thẳng quốc tế trong vùng hạ lưư sông Mekong Bên cạnh đó, những thiệt hại dưới góc nhìn địa - chính trị cũng cần phải tính đến đó là quyền lợi quốc gia, dân tộc; mối quan hệ giữa các nước trong hạ lưư; sự phụ thuộc cũng như khả năng khống chế nguồn nước ở thượng nguồn * 13) Là quốc gia cuối nguồn, Việt Nam (cụ thể là khu vực ĐBSCL) sẽ thường xuyên phải đối mặt với thách thức to lớn về nguồn nước, sinh kế, an ninh lương thực, môi trường và xã hội do tác động tích luỹ, xuyên biên giới của việc xây dựng và vận hành các công trình thủy điện trên dòng chính Nguy cơ này sẽ lớn hơn khi bị cộng hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu do mực nước biển dâng Vấn đề an ninh nguồn nước còn liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau như an ninh con người, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, môi trường, biến đổi khí hậu, bệnh dịch , do đó đòi hỏi phải có một giải pháp tổng thể, liên thông, nhiều tầng nấc giữa các nước, các nhà tài trợ, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức trong mỗi nước Đặc biệt, vai trò của người dân sống trong các lưu vực phải được đặt ở vị trí trung tâm trong các quá trình hoạch định chính sách vì dòng sông là nguồn sống, là một trong những cội nguồn tạo nên văn hóa, lối sống của họ Cuộc sống của hơn 60 triệu người * 14) trong lưu vực sông Mekong phụ thuộc lớn vào nguồn nước, nguồn cá (trị giá hàng tỷ USD), giao thông thủy và nhiều tài nguyên khác của dòng sông quý giá này Do đó, Chính phủ Việt Nam cần có hành động cụ thể để các bên liên quan trong hợp tác Mekong có trách nhiệm tuân thủ những cam kết sẵn có, đồng thời tiếp tục tìm kiếm giải pháp thay thế, bao gồm cả việc thiết lập cơ chế chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm trong vấn đề tài nguyên nước Mekong Cụ thể như, đàm phán với chính phủ các nước hạ lưư sông Mekong xem xét tạm dừng các dự án thủy điện trong khu vực để tiến hành đánh giá một cách toàn diện, độc lập và minh bạch; đồng thời với tìm kiếm các giải pháp năng lượng thay thế và chính sách phát triển bền vững, bởi vì thúc đẩy các giải pháp năng lượng mới cùng các sáng kiến phát triển bền vững sẽ góp phần tăng cường khả năng phục hồi cho cả lục địa Đông Nam Á Quốc hội Việt Nam cần đóng vai trò chủ động, giám sát việc thực thi chính sách nhất quán của quốc gia trong vấn đề quản lý, khai thác nguồn nước sông Mekong Theo đó, Quốc hội và các úy ban của Quốc hội cần có các chương trình giám sát cụ thể để đảm bảo thực thi chính sách nhất quán của Việt Nam liên quan đến quản lý nguồn nước khu vực Đối với vấn đề xây dựng các đập thủy điện trên dòng sông Mekong, Việt Nam cần đấu tranh công khai và mạnh mẽ về Lý Văn Ngoan, Nguyễn Đình Cơ - Tác động của an ninh nguồn nước sông Mekong 9 việc tuân thủ những cam kết trong “ Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững sông Mekong ” , đồng thời cần tận dụng tối đa các sáng kiến của Mỹ, Nhật Bản, Ân Độ, Hàn Quốc, Australia, EU để phát triển bền vững ở khu vực này về mặt luật pháp quốc tế, Việt Nam cần thúc đẩy việc thực hiện Công ước Liên Hợp quốc năm 1997 về Luật Sử dụng các nguồn nước quốc tế cho mục đích phi giao thông thủy mà nước ta đã gia nhập tháng 8/2014 Đây là Công ước toàn cầu đầu tiên điều chỉnh khá toàn diện quan hệ giữa các quốc gia trong việc sử dụng các nguồn nước liên quốc gia với mục đích bảo đảm sử dụng nguồn nước một cách công bằng, hợp lý giữa thượng lưu và hạ lưư Mặc dù ở Tiểu vùng, ngoài Việt Nam chưa có quốc gia ven sông Mekong nào gia nhập Công ước, nhưng Việt Nam vẫn có thể sử dụng Công ước để đàm phán giải quyết các vấn đề phát sinh đối với nguồn nước liên quốc gia Bên cạnh đó, Việt Nam cần tích cực vận động các nước gia nhập Công ước để có thể áp dụng nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý nguồn nước làm chuẩn mực chung trong quá trình khai thác dòng sông Mekong Chủ động, tích cực đẩy mạnh hợp tác cấp khu vực trong việc sử dụng lợi ích dòng sông Mekong với các nước lớn Việt Nam cần chủ động đưa ra đề xuất về các hỗ trợ cần thiết để xây dựng một chiến lược hợp tác trong sử dụng, quản lý và phát triển hiệu quả, bền vững các nguồn nước xuyên biên giới Ngoài ra, Việt Nam cần tận dụng vị thế của mình trong cơ chế Hợp tác Lan Thương - Mekong để thương thuyết ở thế bình đẳng với Trung Quốc Bởi vì trái ngược với MRC, nơi Trung Quốc không tham gia, Hợp tác Lan Thương - Mekong là một nền tảng đa phương mà ở đó Việt Nam có vị thế ngang bằng với Trung Quốc Hợp tác Lan Thương - Mekong được xem là diễn đàn đế Bắc Kinh thúc đẩy các đối thoại hợp tác kinh tế và mở rộng hạ tầng với các nước trong khu vực Cùng với các hợp tác trong sáng kiến Một vành đai - Một con đường (OBOR), Hợp tác Lan Thương - Mekong sẽ nhanh chóng định hình vị thế ảnh hưởng vững chắc của Trung Quốc ở toàn khu vực Tiểu vùng sông Mekong Trong viễn cảnh đó, Việt Nam cần đối sách ngoại giao linh hoạt để đảm bảo các lợi ích và vị thế chính trị của mình ở các thị trường truyền thống, như Lào và Campuchia trước thực tế những năm gần đây, dòng đầu tư và viện trợ của Trung Quốc vào Lào, Campuchia liên tục tăng mạnh và hiện đã vượt qua Việt Nam để trở thành nhà đầu tư số lớn nhất ở 2 nước này Bên cạnh đó, Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa quan hệ với các nước lớn trong việc giải quyết vấn đề an ninh nguồn nước Đối với Mỹ, Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa vai trò làm cầu nối của mình Điều cần thiết là gắn kết mối quan hệ giữa Mỹ và GMS trên tất cả các lĩnh vực, thúc đẩy việc tăng cường và mở rộng phạm vi phối hợp giữa Mỹ và các nước Tiểu vùng trong xử lý các vấn đề quốc tế, khu vực mà các bên cùng quan tâm thông qua việc nâng cao hiệu quả cơ chế đối thoại chiến lược Mỹ - Mekong, về kinh tế, Việt Nam cần phát huy vị trí cầu nối kinh tế, thúc đẩy đầu tư của Mỹ tới khu vực về an ninh - quốc phòng, Việt Nam cần hợp tác với Mỹ để nâng cao sức mạnh quân sự quốc phòng, về văn hóa - xã hội, trong tương lai, quan hệ 10 Nghiên cứu Đông Nam Á, sô'''' 11/2022 hợp tác Mỹ - Việt cần được tăng cường Tuy hiện tại, mức đầu tư của Mỹ cho sáng kiến Hợp tác Mekong - Lan Thương (LMI) được đánh giá là chưa thực sự lớn, tuy vậy vẫn đang tăng dần theo từng năm Đối với Trung Quốc, về kinh tế, dưới những tác động chính sách kinh tế của Trung Quốc đối với GMS, Việt Nam cần xác định rõ phương châm, chủ trương hợp tác, chủ động trong việc trao đổi với phía Trung Quốc về các vấn đề liên quan tới hợp tác Tiểu vùng nói riêng và với sáng kiến Vành đai và Con đường nói chung Do vậy, để có thể hợp tác kinh tế một cách toàn diện, tranh thủ nắm bắt được những cơ hội đầu tư tốt từ phía Trung Quốc, Việt Nam nên chủ động trong việc đề xuất các nội dung hợp tác có lợi cho phát triển kinh tế Việt Nam Thêm vào đó, tích cực nắm bắt thông tin, trao đổi thông tin, nghiên cứu phân tích các chương trình dự án hợp tác kinh tế với Trung Quốc trong khuôn khổ hợp tác GMS và sáng kiến Vành đai và Con đường để có cơ sở khoa học đưa ra những quyết định hợp tác, lộ trình phát triển kinh tế khoa học Với những dự án không phù hợp, Việt Nam cũng cần có thái độ rõ ràng, dứt khoát Trong hợp tác trên các lĩnh vực, ngoài việc thể hiện thiện chí sẵn sàng hợp tác cùng phát triển, các cơ quan chính quyền cấp địa phương - những địa phương trực tiếp có liên quan trong hợp tác GMS cần có những động thái và biện pháp kiên quyết hợp lý trước các vấn đề gây bức xúc cho nhân dân (như về quyền lao động, vấn đề môi trường ) Bảo vệ quyền lợi của người dân và chủ quyền lãnh thổ quốc gia là vấn đề được đặt lên hàng đầu Các cơ quan chính quyền cần chú trọng lợi ích chiến lược lâu dài trong tương lai khi tham gia hợp tác với Trung Quốc Đối với các vấn đề an ninh phi truyền thống như tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu hàng hóa và ma túy, ngăn chặn dịch bệnh Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường hợp tác hơn nữa, với nhiều hình thức sáng tạo trao đổi thông tin, chuyển giao tri thức khoa học công nghệ, tổ chức hội thảo, giao lưư tọa đàm giữa các ban ngành, giữa cán bộ cấp cao hai bên Những hoạt động này sẽ tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước, đồng thời tăng thêm sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa hai nước Đặc biệt hiện nay, hai nước còn nhiều bất đồng trong việc giải quyết tranh chấp trong khai thác sông Mekong Việt Nam cần xây dựng mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc để cập nhật đầy đủ về tình hình các trạm thủy điện trên thượng nguồn sông Lan Thương- Mekong để có thể ứng phó linh động với những biến động xảy ra cho hoạt động kinh tế, môi trường và sinh hoạt của nhân dân Việt Nam cũng cần có những hoạt động nghiên cứu về hậu quả của vấn đề xây dựng các đập thủy điện trên sông Mekong, cần xây dựng sẵn những phương án đối phó với các tình huống tiêu cực có thể xảy ra (15) Đối với Nhật Bản, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện chính sách “ đa phương hóa, đa dạng hóa ” quan hệ đối ngoại, tăng cường quan hệ với tất cả các các nước, trung lập không đứng về phía một nước nào để giảm thiểu sự cạnh tranh giữa các nước lớn, tạo ra thế cân bằng lực lượng, giúp khu vực ổn định và phát triển thịnh vượng hơn Ngược lại, nếu xử lý không tốt sẽ tăng tính cạnh tranh, đối đầu giữa các Lý Văn Ngoan, Nguyễn Đình Cơ - Tác động của an ninh nguồn nước sông Mekong 11 nước lớn, tăng khả năng ly tâm và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của Việt Nam những năm sắp tới Việt Nam cần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn viện trợ của Nhật Bản, gắn kết ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và những ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ cho công nghiệp hóa đất nước như công nghiệp chế tạo và các ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam cần tận dụng cơ hội là quốc gia đồng thời tham gia Cơ chế Hợp tác Kinh tế Toàn diện Khu vực ASEAN (RCEP) và Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) duy nhất trong tiểu vùng để thu hút đầu tư từ Nhật Bản Về an ninh - quốc phòng, Việt Nam cần tận dụng sự hỗ trợ của Nhật Bản và tăng cường hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng để nâng cao tiềm lực quốc phòng Nhật Bản xem “ tăng trưởng xanh ” là một từ khóa trong quan hệ hợp tác Nhật Bản - Mekong trong thập kỷ tới Do đó, Việt Nam cần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay ODA và vốn hợp tác kỹ thuật của Nhật Bản trong lĩnh vực này để nâng cao năng lực bộ máy, cải cách chính sách y tế và phúc lợi xã hội, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Cùng với đó, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc bảo vệ môi trường, xây dựng các thành phố sử dụng công nghệ “ xanh, sạch ” để phát triển một cách bền vững và tận dụng sự hỗ trợ của Nhật Bản, kêu gọi, đề xuất những dự án liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước ven sông Mekong Là quốc gia nằm ở cuối nguồn sông Mekong, Việt Nam rất hoan nghênh sự kết nôi mang tính hợp tác và xây dựng của tất cả quốc gia và đối tác trong Tiểu vùng Với tầm quan trọng của vấn đề này, Việt Nam đã có cách tiếp cận ngày càng chủ động khi có những đóng góp rõ nét đối với các vấn đề chung của Tiểu vùng thông qua việc đảm nhận vai trò của quốc gia ủng hộ ngoại giao đa phương và kết nối đối tác Với tư cách là một lĩnh vực chuyên biệt của phát triển và an ninh nguồn nước, tăng cường hợp tác ở Tiểu vùng sông Mekong phù hợp với định hướng vai trò tiên phong của đối ngoại Việt Nam Mặc dù có những điểm tương đồng trong cách tiếp cận đối với Tiểu vùng sông Mekong nhưng giữa các nước này vẫn có những khác biệt Việc phân tích chính sách đối ngoại đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sát ở cấp độ đơn vị chứ không chỉ ở tầm hệ thống, để thấy được các sắc thái khác biệt Điều này đúng với việc quan sát hành vi của những cường quốc tầm trung tại Tiểu vùng Tham gia tích cực, chủ động của Việt Nam: Việt Nam tham gia tích cực Hợp tác kinh tế tiểu vùng GMS kể từ ngày đầu Sáng kiến GMS được thành lập từ năm 1992 Chính phủ Việt Nam luôn nhận thức được tầm quan trọng của Hợp tác kinh tế tiểu vùng và hội nhập kinh tế quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mình (16) Trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực, chủ động đóng góp vào hầu hết các sáng kiến hợp tác của GMS trong các lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng, đầu tư, thông tin và truyền thông, nông nghiệp; tích cực phối hợp với các nước thành viên, ADB và các đối tác phát triển 12 Nghiên cứu Đông Nam Á, sô'''' 11/2022 để huy động nguồn lực phục vụ triển khai các dự án hợp tác GMS Kết luận Tóm lại, nguồn nước sông Mekong đã trở thành vấn đề an ninh kinh tế và lương thực quan trọng với tất cả các nước Tiểu vùng sông Mekong Bên cạnh đó, Tiểu vùng Mekong thể hiện mình là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, mạng lưới giao thông khu vực và được đánh giá là một trong những tiểu vùng nàng động nhất trong ASEAN, là cầu nối đất liền giữa Ân Độ Dương và Thái Bình Dương Những năm gần đây, cùng với việc khai thác quá mức nguồn nước trên sông Mekong, đặc biệt là việc xây dựng hàng loạt đập thủy điện ở thượng nguồn, đã đặt ra những thách thức lớn cho an ninh nguồn nước ở các nước trong khu vực ơ cuối của dòng sông, Việt Nam (trực tiếp là Đồng bằng sông Cửu Long) chịu những ảnh hưởng lớn từ sự thay đổi dòng chảy, an ninh nguồn nước của sông Mekong Với mục đích giữ vững trung tâm sản xuất lương thực lớn nhất cả nước, đảm bảo cho cuộc sống của hơn 20 triệu dân trong vùng, cũng như đảm bảo an ninh lương thực của cả nước, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để cùng với các nước trong khu vực chia sẻ lợi ích, giữ vững an ninh nguồn nước của dòng sông mẹ Mekong / CHÚ THÍCH 1 Chính phủ (2017), Nghị quyết về phát triển bền vững dồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu So 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 2 Trần Thị Thanh Thanh, Bùi Anh Thư (2015), “ Hợp tác giữa Việt Nam và các nước Hạ lưu sông Mê Kông trong vấn đề an ninh nguồn nước gắn với phát triển đô thị bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long ” , Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tập 10 (76), tr 68 3 Nguyễn Thế Chính, Phan Thị Kim Oanh (2016), An ninh nguồn nước trong quá trình hội nhập khu vực và lựa chọn chính sách của Việt Nam, Hội thảo quốc tế "An ninh phi truyền thống trong quá trình hội nhập khu vực: Kinh nghiệm EU-ASEAN và hàm ý chính sách đối với Việt Nam", Viện Hàn lâm Việt Nam of Science and KAS, Hanoi, p 174 4 Hữu Đức, Lê Anh Tuấn (2017), Xây dựng ngay bản đồ cảnh báo sạt lở Xây dựng bản đồ cảnh báo sạt lở ngay, Nongnghiep vn, cập nhật ngày 23/06/2017 5 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Báo cáo chính “ Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kòng ” 6 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2019), Báo cáo tình hình sạt lở đất tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long 7 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), tlđd 8 Phương Vũ (2016), Việt Nam đề nghị Trung Quốc xả lũ cứu hạn đồng bằng sông Cửu Long, , truy cập ngày 3/11/2022 https://vnexpress net/viet-nam-de-nghi-trung- quoc-xa-lu-cuu-han-dong-bang-song-cuu-long- 3369819 html 9 Chính phủ (2017), tlđd 10 Nguyễn Thị Quế, Mai Hoài Anh (2019), “ Đối sách của Việt Nam trong quan hệ với các nước lớn và các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng hiện nay ” , Tạp chí Lý luận chính trị, số 5-2019 11 Nguyễn Thị Quế, Mai Hoài Anh (2019), tlđd 12 Hà Phương (2017), “ Hàng trăm thủy điện thượng nguồn Mekong đe dọa đồng bằng sông Cửu Long ” , , cập nhật ngày 09/04/2017 https://news zing vn 13 Nguyễn Thị Quế, Mai Hoài Anh (2019), tlđd 14 Cửu Long (2016), Đập trên hạ lưu sông Mê Kông: Cuộc khủng hoảng nước xuyên biên giới ” , Theo International Rivers, cập nhật ngày 09/05/2016, https://w w wintemationaltivers vn 15 Nguyễn Thị Quế, Mai Hoài Anh (2019), tlđd 16 Joyce R Starr (1991), “ Water Wars ” , Foreign Policy, no 82, p 17-36; Thomas F Homer-Dixon (2001), Environment, Scarcity, and Violence (Princeton, NJ: Princeton University Press; Michael T Klare, Resource Wars: The New Landscape of Global Col-fl ict, Metropolitan Books, New York
Trang 1TÁC ĐỘNG CỦA AN NINH NGUỒN NƯỚC SÔNG MEKONG
VÀ THÍCH ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM
LÝ VĂN NGOAN *
* ThS Lý Văn Ngoan, Trường Đại học Thủ Dầu Một
** TS Nguyễn Đình Cơ, Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech)
NGUYỄN ĐÌNH cơ **
Tóm tắt: An ninh nguồn nước là một trong những thách thức lớn mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt Tăng cường an ninh nguồn nước trong bối cảnh gia tăng dấn số, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường là một vấn đề cấp thiết của các quốc gia hiện nay Trong những năm gần đây, an ninh nguồn nước đối với các nước thuộc lưu vực sông Mekong đang đứng trước những thách thức lớn, tiềm ẩn nhiều nguy
cơ có thể dẫn đến tranh chấp, xung đột giữa các quốc gia liên quan Từ góc nhìn khu vực học, bài viết làm rõ tác động của an ninh nguồn nước sông Mekong đối với Việt Nam, từ đó gợi ý chính sách cho Việt Nam trong việc bảo vệ an ninh nguồn nước sông Mekong củng như thúc đẩy mối quan hệ hiệu quả giữa các nước trong việc bảo đảm
an ninh nguồn nước sông Mekong.
Từ khóa: an ninh nguồn nước, sông Mekong, tác động, Việt Nam.
Mở đầu
Nước là nguồn tài nguyên thiết yếu, đặc
biệt quan trọng đối với sự phát triển bền
vững của mỗi quốc gia Đây cũng là một
nguồn tài nguyên hữu hạn Vì vậy, vấn đề
an ninh cho nguồn nước là mối quan tâm
hàng đầu của các quốc gia trên thế
giới Đối với nguồn nước từ các con sông
xuyên quốc gia, việc đảm bảo an ninh phụ
thuộc nhiều vào sự hợp tác quốc tế giữa các
quốc gia có liên quan đến khai thác và sử
dụng nguồn nước này Sông Mekong là con
sông dài thứ 12 trên thế giới với chiều dài
gần 4.800 km từ cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc, chảy qua lãnh thổ các quốc gia: Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam trước khi đổ ra biển Đông với diện tích lưu vực rộng 795.000km2 Nguồn nước sông Mekong là
“tài nguyên xuyên quốc gia” được khai thác
và quản lý bởi 6 quốc gia Từ tầm nhìn quốc gia và lợi ích của các nước khác nhau, dẫn đến mất ổn định an ninh nguồn nước trên dòng sông này, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng của Việt Nam: Trung Quốc và Lào đang tận dụng tối đa việc khai thác thủy điện để phát triển kinh
Trang 2tế; Thái Lan khai thác triệt để thủy lợi
phục vụ vùng đông bắc; Campuchia muốn
duy trì nguồn hải sản lớn ở Biển Hồ; Việt
Nam không muốn tình trạng xâm nhập
mặn ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng
đến lương thực, hải sản ở Đồng bằng sông
Cửu Long Điều này cho thấy việc điều
chỉnh hoạt động khai thác và quản lý của
bất kỳ quốc gia nào có dòng sông đi qua
đều có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của
các nước còn lại Ở vị thế là một quốc gia
cuối nguồn, Việt Nam đang đứng trước
nguy cơ phải gánh chịu nhiều tác động to
lớn chưa thể lường trước từ các chương
trình, dự án phát triển trên dòng chính ở
phía thượng nguồn Với viễn cảnh các kịch
bản phát triển của các quốc gia láng giềng,
Việt Nam rất cần có các giải pháp ứng phó
và hạn chế tối đa nguy cơ trở thành nạn
nhân của những tính toán, sắp đặt trái với
tinh thần hợp tác phát triển trong lưu vực
theo thời gian khiến ĐBSCL có thể không còn là cánh đồng lúa của Việt Nam và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực của Việt Nam
Bên cạnh đó, theo báo cáo của úy hội sông Mekong, nếu cả 3 dự án thủy điện của Lào (Xayabury, Don Sahong, Pak Beng) đi vào hoạt động, xâm nhập mặn trên sông Tiền và sông Hậu sâu 2,8-3,8km; Nếu chuỗi 11 đập thủy điện đi vào hoạt động, xâm nhập mặn trên sông Tiền và sông Hậu sẽ xâm nhập sâu từ 10-18km1(2) Theo tính toán của cơ quan chức năng, khi độ mặn vượt quá 10/00 thì nguồn nước không thể sinh hoạt được, nếu vượt quá 40/00 thì cây côi không sinh trưởng được và chết Thực tế, có thời điểm tại một số địa phương của ĐBSCL, độ mặn lên đến 40/00, thậm chí có nơi lên đến 200/00; năm 2016, xâm nhập mặn sâu 135km trên sông Vàm
Cỏ Tây, 79km trên sông Tiền, 78km sâu trên sông Hàm Luông, 81km sâu trên sông
Cổ Chiên(3) Theo Lê Anh Tuấn: “Về bản
chất, đồng bằng sông Cửu Long được hình thành bởi phù sa sông Cửu Long Vùng đất này sẽ bị sạt lở khi không còn phù sa Biến đổi khí hậu sẽ diễn ra nhanh hem, nghiêm trọng hơn khi các đập thủy điện lần lượt chặn dòng chính sông Mekong”141', và
theo các nghiên cứu về tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính của Việt Nam (thực hiện giai đoạn 2013-2015), tác động của các dự án thủy điện (giai đoạn I) của Trung Quốc đối với ĐBSCL ở Việt Nam là rất lớn: tổng lượng phù sa, bùn cát
đổ về ở Tân Châu và Châu Đốc giảm từ 73 triệu tấn/năm lên 42 triệu tấn (giảm 42%); lượng phù sa lơ lửng chỉ còn khoảng
30 triệu tấn/năm (giảm 35%); lượng bùn
1 Tác động của an ninh nguồn nước
sông Mekong đến Việt Nam
Dòng Mekong chảy qua khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt
Nam trước khi đổ ra Biển Đông ĐBSCL có
diện tích trên 40.000km2, là trung tâm sản
xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam:
đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản
lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại
trái cây của cả nước; 95% lượng gạo xuất
khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu; có vị
trí thuận tiện trong giao thương với các
nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mekong
(1) Tuy nhiên, sự thay đổi nguồn nước đã
làm cho nguồn nước mặt của ĐBSCL trở
nên khan hiếm, diện tích đất canh tác
ngày càng bị thu hẹp và kém màu
mỡ Lương thực sụt giảm ngày càng cao
Trang 3Lý Văn Ngoan, Nguyễn Đình Cơ - Tác động của an ninh nguồn nước sông Mekong 5
cát đáy chỉ còn khoảng 12 triệu tấn/năm
(giảm 54%) Hơn nữa, nếu tính tổng tác
động của các dự án thủy điện của Trung
Quốc với 11 công trình thủy điện trên dòng
chính sông Mekong thì tổng lượng phù sa
ở Tân Châu và Châu Đốc sẽ giảm xuống
còn khoảng 15 triệu tấn (giảm 80% so với
điều kiện trước khi xuất hiện Các dự án
thủy điện của Trung Quốc và giảm thêm
65% sau khi xuất hiện)(5) Theo báo cáo của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
đến tháng 1/2019, ĐBSCL có 562 vị trí sạt
lở bờ sông, bờ biển với chiều dài 786km,
trong đó các địa phương có nhiều điểm sạt
lở nguy hiểm là Cà Mau, An Giang, Đồng
Tháp và tỉnh cần Thơ Chỉ trong năm
2018, sạt lở đất đã làm sập nhà dân (136
nhà ở Cà Mau, 53 nhà ở cần Thơ)(6) Ngoài
ra, các con đập sẽ ngăn cản sự di chuyển
của phù sa gây thiệt hại cho nông nghiệp
và ngư nghiệp ở hạ lưư Theo Tiến sĩ
Naruepon Sukumasvin, Ban Thư ký Uy hội
sông Mekong: “Các dự án thủy điện khiến
ngưỡng nghèo gia tàng”, “Sản lượng đánh
bắt trên hành lang sông Mekong giảm
khoảng 1,57 tỷ USD”, lượng cá trong sông
Mekong giảm, trọng lượng cá và số lượng
cá lớn cũng giảm, khoảng 60% các loài di
cư Xuất khẩu siluriíbrmes trị giá hàng tỷ
đô la của Việt Nam đang bị đe dọa vì phụ
thuộc vào nguồn thức ăn là cá trắng di
cư(7) Riêng cá chân trắng, mức thiệt hại ở
ĐBSCL khoảng 240.000-480.000 tấn/năm,
tức khoảng 500.000-1 tỷ USD/nàm Trong
khi đó, lưư vực sông Mekong 65% cá trắng,
35% cá đen
Những tác động nêu trên khiến người
dân không thể sống trên ruộng ngập mặn,
khai thác thủy sản trên sông cạn kiệt và
khó ở trong những ngôi nhà có nguy cơ sạt
lở, tác động đến các vấn đề xã hội của người dân khu vực này
2 Chính sách và hành động của Việt Nam trong việc bảo vệ an ninh nguồn nước sông Mekong
Là quốc gia ở cuối nguồn của dòng Mekong, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ những biến đổi của dòng sông Thời gian qua, Việt Nam đã tích cực hợp tác quốc tế về vấn đề này và
đã đạt được những kết quả nhất định Năm 2016, Đồng bằng sông Cửu Long hứng chịu đợt hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất trong 90 năm qua, khiến lưu vực thiếu nước từ 20-50% so với trung bình nhiều năm Thông qua đường lối ngoại giao, Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc tăng cường xả nước ở hạ
du, đã được Trung Quốc đồng ý và cho phép xả liên tục trong gần một tháng, góp phần giải quyết vấn đề ĐBSCL(8)
Để cụ thể hơn chủ trương, chính sách của Việt Nam trong việc ứng phó, quan hệ với các nước có chung dòng sông, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 120 năm 2017 nhằm định hướng và triển khai hoạt động đối ngoại của Việt Nam đối với các nước nhằm bảo vệ an ninh nguồn nước sông Mekong Theo Nghị quyết 120, chính sách ngoại giao sông Mekong của Việt Nam
có 3 hướng hoạt động chính Một là, điều
phối sự hợp tác song phương và đa phương với các nước thượng nguồn sông Mekong, cũng như các lưu vực và đồng bằng sông lớn trên thế giới Hai là, thúc đẩy sự tham gia
tích cực của Việt Nam vào ủy hội sông Mekong (MRC), vào các cơ chế hợp tác hiện
Trang 4có của các nước thuộc lưu vực sông Mekong,
vào các cơ chế hợp tác giữa các nước thuộc
lưư vực sông Mekong và các đối tác phát
triển Ba là, phát triển quan hệ đối tác
chiến lược với các quốc gia khác và các đối
tác phát triển quốc tế để huy động các
nguồn lực bên ngoài (nguồn vốn tài trợ, tri
thức và công nghệ) nhằm giải quyết vấn đề
biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền
vững ở MDR Úy ban Quốc gia về Biến đổi
Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường và
Bộ Ngoại giao được giao nhiệm vụ thực
hiện các mục tiêu này Kể từ đó, Việt Nam
bắt đầu triển khai mạnh mẽ chính sách
ngoại giao nguồn nước sông Mekong* 9\
Với tư cách là một nước thuộc nhóm các
nước phát triển hơn trong GMS và có nhiều
thành tựư ấn tượng trong tăng trưởng và
hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần
tiếp tục khẳng định quyết tâm chính trị của
mình trong Hợp tác GMS thông qua việc
tham gia vào các hoạt động cụ thể Trong
thời gian tới, các vấn đề an ninh phi truyền
thống, như an ninh lương thực, an ninh con
người, an ninh nguồn nước, an ninh môi
trường sẽ là những trọng tâm của nhiều
chương trình liên kết khu vực và quốc tế,
trong đó có GMS Cùng với đó, tầm quan
trọng của khu vực GMS ngày càng tăng lên,
thu hút sự quan tâm của nhiều cường quốc,
do đó sẽ có nhiều cơ hội tốt để Việt Nam
cũng như các nước trong Tiểu vùng tranh
thủ thêm các nguồn tài trợ về nhiều mặt từ
bên ngoài Do đó, Việt Nam cần chủ động
đề xuất và thực hiện linh hoạt các sáng
kiến khác nhau như: diễn đàn, hội chợ
triển lãm, du lịch, giao lưư văn hóa, giáo
dục, thể thao, ẩm thực, biểu diễn thơi
trang v.v , cả ở cấp quốc gia và các địa
phương liên quan của các nước Đẩy mạnh công tác truyền thông quốc tế nhằm nâng cao nhận thức của người dân các nước ven sông Mekong nói chung, Việt Nam nói riêng về tầm quan trọng của an ninh nguồn nước; kêu gọi các nước GMS đặt ưư tiên cao hơn cho an ninh nguồn nước trong các kế hoạch và ngân sách quốc gia; gắn kết các nước vào các sáng kiến về an ninh lương thực, an ninh năng lượng, sức khỏe và biến đổi khí hậu(10)
Trong thời gian tới, Việt Nam cần tận dụng các cơ chế hợp tác hiện có ở khu vực, đặc biệt là ủy hội sông Mekong (MRC) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đưa vấn đề hợp tác phát triển cũng như an ninh nguồn nước sông Mekong vào chương trình nghị sự của các diễn đàn, hội nghị của các tổ chức này
Đối với ASEAN:
ASEAN có vai trò địa - chiến lược quan trọng hàng đầu trong khu vực Là một nước
có quy mô lớn trong ASEAN với dân số đứng thứ ba và diện tích lớn thứ tư trong khu vực Việt Nam cần tăng cường vai trò của mình trong ASEAN Nếu không có ASEAN, Việt Nam sẽ khó khăn hơn nhiều trong quan hệ với các nước lớn, nhất là trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo
và gia tăng hợp tác phát triển trong khuôn khổ GMS Chính vì vậy, xây dựng Cộng đồng ASEAN và GMS mở rộng vững mạnh phải tiếp tục là một trong những ưư tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay với định hướng lớn là đoàn kết, đồng thuận cao, đồng thời có các biện pháp tăng cường nội lực quốc gia để gánh vác những trách nhiệm lớn hơn với các vấn đề chung của
Trang 5Lý Văn Ngoan, Nguyễn Đình Cơ - Tác động của an ninh nguồn nước sông Mekong 7
khu vực và Tiểu vùng Theo đó, Việt Nam
cần coi việc hiện thực hóa và củng cố Cộng
đồng ASEAN là một trong những nhiệm vụ
quan trọng, một trong những trụ chính của
chính sách đối ngoại Hiện nay, về quản lý
nguồn nước sông Mekong cũng như một số
cơ chế khác đang được Cộng đồng Văn hóa
- Xã hội ASEAN đảm nhận, song do vấn đề
liên quan đến các khía cạnh khác nhau,
nhất là trong lĩnh vực an ninh phi truyền
thống, nên Việt Nam cần thúc đẩy đưa vấn
đề này có thêm sự tham gia của Cộng đồng
Chính trị - An ninh ASEAN
Đối với MRC:
Tổ chức liên chính phủ quan trọng nhất
trong việc quản trị nguồn nước sông
Mekong: Việt Nam cần chủ động thúc đẩy
các nước thành viên MRC tham gia đầy đủ
vào các tổ chức và dàn xếp lưu vực, hàm ý
các nước như Trung Quốc và Myanmar cần
sớm trở thành thành viên chính thức của
MRC, thể chế toàn diện nhất cho đến nay,
trong quá trình quản lý các vấn đề chung
của sông Mekong Hiện tại, MRC vẫn chưa
bao gồm tất cả các nước trong lưư vực,
trong khi đó, Trung Quốc và Myanmar, với
tư cách là hai nước thượng nguồn, lại đóng
vai trò quan trọng trong việc cùng quản lý
dòng sông theo tinh thần của Hiệp định
năm 1995 Nếu được ủy thác nhiều quyền
lực hơn nữa từ các quốc gia có chủ quyền,
MRC có triển vọng sẽ đóng vai trò lớn hơn
trong việc điều hòa các lợi ích đa dạng của
các nước trong lưư vực thông qua việc xây
dựng các chiến lược và chương trình hướng
tới sự công bằng và bền vững Trước mắt,
Việt Nam cần thúc đẩy các quá trình tham
vấn trước và tiếp tục vận động cho việc
dừng các dự án xây dựng đập thủy điện ở
các nước (nhất là ở Lào) trong vòng 10 năm để đánh giá kỹ lưỡng lại các tác động Việc kêu gọi đồng thuận giữa bốn quốc gia thành viên MRC vì lợi ích chung của dòng sông, sử dụng một cách bền vững, công bằng và hợp lý là điều hết sức thiết yếu(U) Việt Nam nên chủ động đề xuất với chính phủ các nước và MRC nghiên cứu việc xây dựng một định chế mới, hoặc mở rộng MRC hiện nay, bao gồm cả 6 nước thành viên và một hiệp định mới, hoặc cải tiến Hiệp định Mekong 1995 trên cơ sở rút kinh nghiệm về những gì tích cực cũng như những gì bất cập đã diễn ra trên thực tế; nghiên cứu xây dựng một Bộ quy tắc ứng
xử (COC) như một bộ luật “mềm” điều chỉnh hành vi của các quốc gia ven sông cũng như các chủ thể có liên quan khác (các tổ chức, doanh nghiệp, người dân )
Bộ quy tắc ứng xử này sẽ chỉ ra những điều nên và không nên đối với các bên liên quan, trong đó quan trọng nhất là vai trò của các chính phủ trong lưư vực, nhằm bảo đảm việc khai thác, sử dụng dòng sông một cách hợp lý Đó sẽ là những công cụ hữư dụng cho quá trình ra quyết định chính thức, nếu xác định rõ ràng trách nhiệm ràng buộc và chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan
Đối với các vấn đề nhạy cảm liên quan đến quản lý, chia sẻ nguồn nước, trên tinh thần xây dựng, hợp tác, quan tâm lợi ích của các bên liên quan, Việt Nam cần kiên trì vận động, đấu tranh, đồng thời có cách
xử lý khéo léo, linh hoạt trong từng khuôn khổ hợp tác Do sức ép phát triển kinh tế, các quốc gia trong lưư vực đang cố gắng khai thác triệt để tiềm năng phát triển thủy điện từ sông Mekong Trung Quốc,
Trang 6Lào và Campuchia đã quy hoạch hơn 20
đập thủy điện, trong đó Trung Quốc đã xây
được 8 đập ở thượng nguồn Lào và
Campuchia có kế hoạch xây 11 đập ở hạ
nguồn Gần đây nhất, Lào tuyên bố xây
dựng đập Pak Beng - đập thủy điện lớn thứ
ba, sau hai đập Xayaburi và Don Sahong
trên dòng chính sông Mekong* 12) Các dự
án thủy điện được dự báo là sẽ tác động
sâu sắc đến đời sống người dân, môi
trường, an ninh lương thực, sự ổn định của
khu vực Từ các tác động trên đây, khi đưa
vào thi công và vận hành, các dự án này
được dự báo có khả năng gây ra những tác
động xuyên biên giới và gây căng thẳng
quốc tế trong vùng hạ lưư sông Mekong
Bên cạnh đó, những thiệt hại dưới góc
nhìn địa - chính trị cũng cần phải tính đến
đó là quyền lợi quốc gia, dân tộc; mối quan
hệ giữa các nước trong hạ lưư; sự phụ thuộc
cũng như khả năng khống chế nguồn nước
ở thượng nguồn* 13)
Là quốc gia cuối nguồn, Việt Nam (cụ
thể là khu vực ĐBSCL) sẽ thường xuyên
phải đối mặt với thách thức to lớn về nguồn
nước, sinh kế, an ninh lương thực, môi
trường và xã hội do tác động tích luỹ, xuyên
biên giới của việc xây dựng và vận hành các
công trình thủy điện trên dòng chính Nguy
cơ này sẽ lớn hơn khi bị cộng hưởng bởi tác
động của biến đổi khí hậu do mực nước biển
dâng Vấn đề an ninh nguồn nước còn liên
quan đến nhiều khía cạnh khác nhau như
an ninh con người, an ninh lương thực, an
ninh năng lượng, môi trường, biến đổi khí
hậu, bệnh dịch , do đó đòi hỏi phải có một
giải pháp tổng thể, liên thông, nhiều tầng
nấc giữa các nước, các nhà tài trợ, các Bộ,
ngành, địa phương, tổ chức trong mỗi nước
Đặc biệt, vai trò của người dân sống trong các lưu vực phải được đặt ở vị trí trung tâm trong các quá trình hoạch định chính sách
vì dòng sông là nguồn sống, là một trong những cội nguồn tạo nên văn hóa, lối sống của họ Cuộc sống của hơn 60 triệu người* 14) trong lưu vực sông Mekong phụ thuộc lớn vào nguồn nước, nguồn cá (trị giá hàng tỷ USD), giao thông thủy và nhiều tài nguyên khác của dòng sông quý giá này Do đó, Chính phủ Việt Nam cần có hành động cụ thể để các bên liên quan trong hợp tác Mekong có trách nhiệm tuân thủ những cam kết sẵn có, đồng thời tiếp tục tìm kiếm giải pháp thay thế, bao gồm cả việc thiết lập cơ chế chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm trong vấn đề tài nguyên nước Mekong Cụ thể như, đàm phán với chính phủ các nước
hạ lưư sông Mekong xem xét tạm dừng các
dự án thủy điện trong khu vực để tiến hành đánh giá một cách toàn diện, độc lập và minh bạch; đồng thời với tìm kiếm các giải pháp năng lượng thay thế và chính sách phát triển bền vững, bởi vì thúc đẩy các giải pháp năng lượng mới cùng các sáng kiến phát triển bền vững sẽ góp phần tăng cường khả năng phục hồi cho cả lục địa Đông Nam Á Quốc hội Việt Nam cần đóng vai trò chủ động, giám sát việc thực thi chính sách nhất quán của quốc gia trong vấn đề quản lý, khai thác nguồn nước sông Mekong Theo đó, Quốc hội và các úy ban của Quốc hội cần có các chương trình giám sát cụ thể để đảm bảo thực thi chính sách nhất quán của Việt Nam liên quan đến quản lý nguồn nước khu vực
Đối với vấn đề xây dựng các đập thủy điện trên dòng sông Mekong, Việt Nam cần đấu tranh công khai và mạnh mẽ về
Trang 7Lý Văn Ngoan, Nguyễn Đình Cơ - Tác động của an ninh nguồn nước sông Mekong 9
việc tuân thủ những cam kết trong “Hiệp
định về hợp tác phát triển bền vững sông
Mekong”, đồng thời cần tận dụng tối đa
các sáng kiến của Mỹ, Nhật Bản, Ân Độ,
Hàn Quốc, Australia, EU để phát triển
bền vững ở khu vực này về mặt luật pháp
quốc tế, Việt Nam cần thúc đẩy việc thực
hiện Công ước Liên Hợp quốc năm 1997 về
Luật Sử dụng các nguồn nước quốc tế cho
mục đích phi giao thông thủy mà nước ta
đã gia nhập tháng 8/2014 Đây là Công ước
toàn cầu đầu tiên điều chỉnh khá toàn diện
quan hệ giữa các quốc gia trong việc sử
dụng các nguồn nước liên quốc gia với mục
đích bảo đảm sử dụng nguồn nước một
cách công bằng, hợp lý giữa thượng lưu và
hạ lưư Mặc dù ở Tiểu vùng, ngoài Việt
Nam chưa có quốc gia ven sông Mekong
nào gia nhập Công ước, nhưng Việt Nam
vẫn có thể sử dụng Công ước để đàm phán
giải quyết các vấn đề phát sinh đối với
nguồn nước liên quốc gia Bên cạnh đó,
Việt Nam cần tích cực vận động các nước
gia nhập Công ước để có thể áp dụng
nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý
nguồn nước làm chuẩn mực chung trong
quá trình khai thác dòng sông Mekong
Chủ động, tích cực đẩy mạnh hợp tác
cấp khu vực trong việc sử dụng lợi ích dòng
sông Mekong với các nước lớn Việt Nam
cần chủ động đưa ra đề xuất về các hỗ trợ
cần thiết để xây dựng một chiến lược hợp
tác trong sử dụng, quản lý và phát triển
hiệu quả, bền vững các nguồn nước xuyên
biên giới Ngoài ra, Việt Nam cần tận dụng
vị thế của mình trong cơ chế Hợp tác Lan
Thương - Mekong để thương thuyết ở thế
bình đẳng với Trung Quốc Bởi vì trái
ngược với MRC, nơi Trung Quốc không
tham gia, Hợp tác Lan Thương - Mekong
là một nền tảng đa phương mà ở đó Việt Nam có vị thế ngang bằng với Trung Quốc Hợp tác Lan Thương - Mekong được xem là diễn đàn đế Bắc Kinh thúc đẩy các đối thoại hợp tác kinh tế và mở rộng hạ tầng với các nước trong khu vực Cùng với các hợp tác trong sáng kiến Một vành đai - Một con đường (OBOR), Hợp tác Lan Thương - Mekong sẽ nhanh chóng định hình vị thế ảnh hưởng vững chắc của Trung Quốc ở toàn khu vực Tiểu vùng sông Mekong Trong viễn cảnh đó, Việt Nam cần đối sách ngoại giao linh hoạt để đảm bảo các lợi ích và vị thế chính trị của mình
ở các thị trường truyền thống, như Lào và Campuchia trước thực tế những năm gần đây, dòng đầu tư và viện trợ của Trung Quốc vào Lào, Campuchia liên tục tăng mạnh và hiện đã vượt qua Việt Nam để trở thành nhà đầu tư số lớn nhất ở 2 nước này
Bên cạnh đó, Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa quan hệ với các nước lớn trong việc giải quyết vấn đề an ninh nguồn nước.
Đối với Mỹ, Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa vai trò làm cầu nối của mình Điều cần thiết là gắn kết mối quan hệ giữa Mỹ và GMS trên tất cả các lĩnh vực, thúc đẩy việc tăng cường và mở rộng phạm vi phối hợp giữa Mỹ và các nước Tiểu vùng trong xử lý các vấn đề quốc tế, khu vực mà các bên cùng quan tâm thông qua việc nâng cao hiệu quả cơ chế đối thoại chiến lược Mỹ - Mekong, về kinh tế, Việt Nam cần phát huy vị trí cầu nối kinh tế, thúc đẩy đầu tư của Mỹ tới khu vực về an ninh - quốc phòng, Việt Nam cần hợp tác với Mỹ để nâng cao sức mạnh quân sự quốc phòng, về văn hóa - xã hội, trong tương lai, quan hệ
Trang 8hợp tác Mỹ - Việt cần được tăng cường Tuy
hiện tại, mức đầu tư của Mỹ cho sáng kiến
Hợp tác Mekong - Lan Thương (LMI) được
đánh giá là chưa thực sự lớn, tuy vậy vẫn
đang tăng dần theo từng năm
Đối với Trung Quốc, về kinh tế, dưới
những tác động chính sách kinh tế của
Trung Quốc đối với GMS, Việt Nam cần
xác định rõ phương châm, chủ trương hợp
tác, chủ động trong việc trao đổi với phía
Trung Quốc về các vấn đề liên quan tới hợp
tác Tiểu vùng nói riêng và với sáng kiến
Vành đai và Con đường nói chung Do vậy,
để có thể hợp tác kinh tế một cách toàn
diện, tranh thủ nắm bắt được những cơ hội
đầu tư tốt từ phía Trung Quốc, Việt Nam
nên chủ động trong việc đề xuất các nội
dung hợp tác có lợi cho phát triển kinh tế
Việt Nam Thêm vào đó, tích cực nắm bắt
thông tin, trao đổi thông tin, nghiên cứu
phân tích các chương trình dự án hợp tác
kinh tế với Trung Quốc trong khuôn khổ
hợp tác GMS và sáng kiến Vành đai và
Con đường để có cơ sở khoa học đưa ra
những quyết định hợp tác, lộ trình phát
triển kinh tế khoa học Với những dự án
không phù hợp, Việt Nam cũng cần có thái
độ rõ ràng, dứt khoát Trong hợp tác trên
các lĩnh vực, ngoài việc thể hiện thiện chí
sẵn sàng hợp tác cùng phát triển, các cơ
quan chính quyền cấp địa phương - những
địa phương trực tiếp có liên quan trong hợp
tác GMS cần có những động thái và biện
pháp kiên quyết hợp lý trước các vấn đề
gây bức xúc cho nhân dân (như về quyền
lao động, vấn đề môi trường ) Bảo vệ
quyền lợi của người dân và chủ quyền lãnh
thổ quốc gia là vấn đề được đặt lên hàng
đầu Các cơ quan chính quyền cần chú
trọng lợi ích chiến lược lâu dài trong tương lai khi tham gia hợp tác với Trung Quốc Đối với các vấn đề an ninh phi truyền thống như tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu hàng hóa và ma túy, ngăn chặn dịch bệnh Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường hợp tác hơn nữa, với nhiều hình thức sáng tạo trao đổi thông tin, chuyển giao tri thức khoa học công nghệ, tổ chức hội thảo, giao lưư tọa đàm giữa các ban ngành, giữa cán bộ cấp cao hai bên Những hoạt động này sẽ tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước, đồng thời tăng thêm sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa hai nước Đặc biệt hiện nay, hai nước còn nhiều bất đồng trong việc giải quyết tranh chấp trong khai thác sông Mekong Việt Nam cần xây dựng mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc để cập nhật đầy đủ về tình hình các trạm thủy điện trên thượng nguồn sông Lan Thương- Mekong để có thể ứng phó linh động với những biến động xảy ra cho hoạt động kinh tế, môi trường
và sinh hoạt của nhân dân Việt Nam cũng cần có những hoạt động nghiên cứu về hậu quả của vấn đề xây dựng các đập thủy điện trên sông Mekong, cần xây dựng sẵn những phương án đối phó với các tình huống tiêu cực có thể xảy ra(15)
Đối với Nhật Bản, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện chính sách “đa phương hóa,
đa dạng hóa” quan hệ đối ngoại, tăng cường quan hệ với tất cả các các nước, trung lập không đứng về phía một nước nào để giảm thiểu sự cạnh tranh giữa các nước lớn, tạo ra thế cân bằng lực lượng, giúp khu vực ổn định và phát triển thịnh vượng hơn Ngược lại, nếu xử lý không tốt
sẽ tăng tính cạnh tranh, đối đầu giữa các
Trang 9Lý Văn Ngoan, Nguyễn Đình Cơ - Tác động của an ninh nguồn nước sông Mekong 11
nước lớn, tăng khả năng ly tâm và ảnh
hưởng tiêu cực đến sự phát triển của Việt
Nam những năm sắp tới Việt Nam cần sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn viện trợ của
Nhật Bản, gắn kết ODA để xây dựng cơ sở
hạ tầng kinh tế - xã hội với việc thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và những
ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ cho
công nghiệp hóa đất nước như công nghiệp
chế tạo và các ngành công nghiệp phụ trợ
Việt Nam cần tận dụng cơ hội là quốc gia
đồng thời tham gia Cơ chế Hợp tác Kinh
tế Toàn diện Khu vực ASEAN (RCEP) và
Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) duy nhất
trong tiểu vùng để thu hút đầu tư từ Nhật
Bản Về an ninh - quốc phòng, Việt Nam
cần tận dụng sự hỗ trợ của Nhật Bản và
tăng cường hợp tác với Nhật Bản trong
lĩnh vực an ninh - quốc phòng để nâng cao
tiềm lực quốc phòng Nhật Bản xem “tăng
trưởng xanh” là một từ khóa trong quan hệ
hợp tác Nhật Bản - Mekong trong thập kỷ
tới Do đó, Việt Nam cần sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn vay ODA và vốn hợp tác kỹ
thuật của Nhật Bản trong lĩnh vực này để
nâng cao năng lực bộ máy, cải cách chính
sách y tế và phúc lợi xã hội, chăm sóc sức
khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân Cùng với đó, Việt Nam
cần học tập kinh nghiệm của Nhật Bản
trong việc bảo vệ môi trường, xây dựng các
thành phố sử dụng công nghệ “xanh, sạch”
để phát triển một cách bền vững và tận
dụng sự hỗ trợ của Nhật Bản, kêu gọi, đề
xuất những dự án liên quan đến vấn đề bảo
vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước ven sông
Mekong Là quốc gia nằm ở cuối nguồn
sông Mekong, Việt Nam rất hoan nghênh
sự kết nôi mang tính hợp tác và xây dựng
của tất cả quốc gia và đối tác trong Tiểu vùng Với tầm quan trọng của vấn đề này, Việt Nam đã có cách tiếp cận ngày càng chủ động khi có những đóng góp rõ nét đối với các vấn đề chung của Tiểu vùng thông qua việc đảm nhận vai trò của quốc gia ủng
hộ ngoại giao đa phương và kết nối đối tác Với tư cách là một lĩnh vực chuyên biệt của phát triển và an ninh nguồn nước, tăng cường hợp tác ở Tiểu vùng sông Mekong phù hợp với định hướng vai trò tiên phong của đối ngoại Việt Nam
Mặc dù có những điểm tương đồng trong cách tiếp cận đối với Tiểu vùng sông Mekong nhưng giữa các nước này vẫn có những khác biệt Việc phân tích chính sách đối ngoại đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sát ở cấp độ đơn vị chứ không chỉ
ở tầm hệ thống, để thấy được các sắc thái khác biệt Điều này đúng với việc quan sát hành vi của những cường quốc tầm trung tại Tiểu vùng
Tham gia tích cực, chủ động của Việt Nam:
Việt Nam tham gia tích cực Hợp tác kinh tế tiểu vùng GMS kể từ ngày đầu Sáng kiến GMS được thành lập từ năm
1992 Chính phủ Việt Nam luôn nhận thức được tầm quan trọng của Hợp tác kinh tế tiểu vùng và hội nhập kinh tế quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mình(16)
Trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực, chủ động đóng góp vào hầu hết các sáng kiến hợp tác của GMS trong các lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng, đầu tư, thông tin và truyền thông, nông nghiệp; tích cực phối hợp với các nước thành viên, ADB và các đối tác phát triển
Trang 10để huy động nguồn lực phục vụ triển khai
các dự án hợp tác GMS
Kết luận
Tóm lại, nguồn nước sông Mekong đã
trở thành vấn đề an ninh kinh tế và lương
thực quan trọng với tất cả các nước Tiểu
vùng sông Mekong Bên cạnh đó, Tiểu
vùng Mekong thể hiện mình là một mắt
xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn
cầu, mạng lưới giao thông khu vực và được
đánh giá là một trong những tiểu vùng
nàng động nhất trong ASEAN, là cầu nối
đất liền giữa Ân Độ Dương và Thái Bình
Dương Những năm gần đây, cùng với việc
khai thác quá mức nguồn nước trên sông
Mekong, đặc biệt là việc xây dựng hàng
loạt đập thủy điện ở thượng nguồn, đã đặt
ra những thách thức lớn cho an ninh
nguồn nước ở các nước trong khu vực ơ
cuối của dòng sông, Việt Nam (trực tiếp là
Đồng bằng sông Cửu Long) chịu những
ảnh hưởng lớn từ sự thay đổi dòng chảy, an
ninh nguồn nước của sông Mekong Với
mục đích giữ vững trung tâm sản xuất
lương thực lớn nhất cả nước, đảm bảo cho
cuộc sống của hơn 20 triệu dân trong vùng,
cũng như đảm bảo an ninh lương thực của
cả nước, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để
cùng với các nước trong khu vực chia sẻ lợi
ích, giữ vững an ninh nguồn nước của dòng
sông mẹ Mekong./
CHÚ THÍCH
1 Chính phủ (2017), Nghị quyết về phát triển bền
vững dồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến
đổi khí hậu So 120/NQ-CP ngày 17/11/2017.
2 Trần Thị Thanh Thanh, Bùi Anh Thư (2015), “Hợp tác giữa Việt Nam và các nước Hạ lưu sông Mê Kông trong vấn đề an ninh nguồn nước gắn với phát triển đô thị bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tập 10 (76), tr.68.
3 Nguyễn Thế Chính, Phan Thị Kim Oanh (2016),
An ninh nguồn nước trong quá trình hội nhập khu vực và lựa chọn chính sách của Việt Nam, Hội thảo quốc tế "An ninh phi truyền thống trong quá trình hội nhập khu vực: Kinh nghiệm EU-ASEAN và hàm ý chính sách đối với Việt Nam", Viện Hàn lâm Việt Nam of Science and KAS, Hanoi, p.174
4 Hữu Đức, Lê Anh Tuấn (2017), Xây dựng ngay bản đồ cảnh báo sạt lở Xây dựng bản đồ cảnh
báo sạt lở ngay, Nongnghiep.vn, cập nhật ngày
23/06/2017.
5 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Báo cáo
chính “Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kòng”.
6 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(2019), Báo cáo tình hình sạt lở đất tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
7 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), tlđd.
8 Phương Vũ (2016), Việt Nam đề nghị Trung Quốc
xả lũ cứu hạn đồng bằng sông Cửu Long,
, truy cập ngày 3/11/2022.
https://vnexpress.net/viet-nam-de-nghi-trung- quoc-xa-lu-cuu-han-dong-bang-song-cuu-long- 3369819.html
9 Chính phủ (2017), tlđd.
10 Nguyễn Thị Quế, Mai Hoài Anh (2019), “Đối sách của Việt Nam trong quan hệ với các nước lớn và các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5-2019.
11 Nguyễn Thị Quế, Mai Hoài Anh (2019), tlđd.
12 Hà Phương (2017), “Hàng trăm thủy điện thượng nguồn Mekong đe dọa đồng bằng sông Cửu Long”,
, cập nhật ngày 09/04/2017 https://news.zing.vn
13 Nguyễn Thị Quế, Mai Hoài Anh (2019), tlđd.
14 Cửu Long (2016), Đập trên hạ lưu sông Mê Kông: Cuộc khủng hoảng nước xuyên biên giới”, Theo International Rivers, cập nhật ngày 09/05/2016, https://w.w.wintemationaltivers.vn
15 Nguyễn Thị Quế, Mai Hoài Anh (2019), tlđd.
16 Joyce R Starr (1991), “Water Wars”, Foreign
Policy, no. 82, p.17-36; Thomas F Homer-Dixon (2001), Environment, Scarcity, and Violence
(Princeton, NJ: Princeton University Press; Michael T Klare, Resource Wars: The New Landscape of Global Col-fl.ict, Metropolitan Books, New York.