1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sinh Viên Uef Sử Dụng Quá Nhiều Chai Nhựa.pdf

50 61 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sinh Viên Uef Sử Dụng Quá Nhiều Chai Nhựa
Tác giả Ngô Quang Tùng, Hồ Nguyễn Anh Thư, Nguyễn Hữu Ngọc Khang, Nguyễn Ngọc Khánh Nghi, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Vũ An Khang, Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Ngọc Anh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tài Chính Uef
Chuyên ngành Thiết Kế Dự Án
Thể loại báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. HCM
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

Untitled TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH UEF TP HCM TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THIẾT KẾ DỰ ÁN OOO BÁO CÁO CUỐI KỲ HỌC PHẦN THIẾT KẾ DỰ ÁN I Năm học 2021 2022; Học kỳ 2B Tên dự án nhóm SINH VIÊN UEF SỬ DỤNG QU[.]

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH UEF TP.HCM

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THIẾT KẾ DỰ ÁN

-OOO -BÁO CÁO CUỐI KỲ

HỌC PHẦN: THIẾT KẾ DỰ ÁN I

Năm học: 2021 - 2022 ; Học kỳ: 2B

NHIỀU CHAI NHỰA

1 Ngô Quang Tùng CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH UEF TP.HCM

-TÊN GIẢI PHÁP BÌNH NƯỚC CÔNG NGHỆ DETIMIND UEF

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT (nếu có) ii

DANH MỤC BẢNG (nếu có) iii

DANH MỤC HÌNH (nếu có) iv

TÓM TẮT 1

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU - PHƯƠNG PHÁP 4

CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 5

CHƯƠNG 5: KHẢO SÁT NHU CẦU CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN 6

CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY RA VẤN ĐỀ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC CHO GIẢI PHÁP 7

CHƯƠNG 7: ĐỀ XUẤT GI I PHÁPẢ 8

KẾT LUẬN_KIẾN NGHỊ 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

PHỤ LỤC 1

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT (nếu có)

(xếp theo thứ tự bảng chữ cái)SDGs: Sustainable Development Goals

Trang 5

DANH MỤC BẢNG (nếu có)

Bảng 1.1:

Bảng 1.2:

Trang 6

DANH MỤC HÌNH (nếu có)

Hình 1.1:

Hình 1.2:

Trang 7

TÓM TẮT

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay đang bộc lộ nhiều điểm bất cập và tạo ranhứng áp lực lớn - cụ thể ở đây chính là vấn đề ô nhiễm môi trường sinh hoạt – đangảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng người dân và hệ sinh thái muôn loài

Với chủ đề lớp Project Design 1 được đề ra là “SDGs trong khuôn viên trường Đạihọc”, nhóm 3 đã dễ dàng nhận thấy được một thực trạng không thể chối cãi về việc cácsinh viên UEF đã và đang lạm dụng quá nhiều chai nhựa trong chính môi trường giáodục của mình

Nhằm chứng minh cho sự tồn tại của vấn đề nan giải này, nhóm tập trung thu thập cácminh chứng thông qua việc phân tích các biểu hiện, yếu tố thúc đẩy cho hành vi mua và

sử dụng chai nhựa của các sinh viên UEF, các hình ảnh, đầu báo, Đi đôi với đó, nhómcũng thực hiện các cuộc khảo sát nhu cầu giải quyết vấn đề của một số bên liên quan, cụthể: sinh viên UEF, nhà trường, nhân viên lao công thông qua phương thức khảo sátbảng biểu Google Forms và phỏng vấn trực tiếp với mục đích tổng hợp ý kiến và mongmuốn của các đối tượng trên; có cái nhìn khách quan và cụ thể hơn về những “nỗi đau”,nguyên nhân tồn đọng của đề tài “ Sinh viên UEF sử dụng quá nhiều chai nhựa”; và từ

đó, đề ra giải pháp giải quyết cho vấn đề này hiệu quả và tối ưu nhất Nguyên nhânchính mà nhóm hướng tới phân tích ở đây là do nhà trường chưa khuyến khích, hỗ trợsinh viên UEF sử dụng bình nước cá nhân nhiều hơn Sau khi thu thập và tìm hiểu vềnhững sản phẩm và mô hình phát minh khắc phục cho tình trạng rác thải nhựa thườngxuyên bị xả thải ra môi trường và hệ sinh thái đã có sẵn trên thị trường người tiêu dùng,mỗi thành viên nhóm 3 đã đề ra các ý tưởng cá nhân cho đề tài đã chọn

Dựa trên các tiêu chí đánh giá về mức độ khả thi, tính sáng tạo và thuyết phục, đi kèm lànhững điều kiện tiên quyết của các giải pháp được đề ra, nhóm 3 đưa ra quyết định, lựachọn “BÌNH NƯỚC CÔNG NGHỆ DETIMIND” – Ý tưởng của bạn Đặng MinhPhương, làm giải pháp nhóm với đối tượng khách hàng hướng tới chính là tập thể sinhviên trường Đại học Kinh tế - Tài chính, mong muốn cải thiện và nâng tầm chất lượngmôi trường giáo dục “xanh” tại UEF

Trang 8

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Giới thiệu về chủ đề lớp, nêu phương pháp đánh giá, lựa chọn dự án nhóm, nội dung

phiếu 1T-1, 1T-2

Nêu lên sự cần thiết của dự án, lý do lựa chọn dự án, mục tiêu giải quyết vấn đề.

Hiện nay, có những vấn đề chưa được giải quyết vẫn còn tồn tại trong xã hội nóichung và nhà trường nói riêng Với mục tiêu đó là phát hiện ra vấn đề được quan tâm

ở nhà trường và tìm được giải pháp giúp cho cuộc sống và sức khỏe của con ngườitrở ntốt hơn Nhóm đã tiếp cận với quy trình thiết kế dự án với phần đầu là đặt vất đề

Từ đây,chúng ta có thể biết được tầm quan trọng của việc đặt vấn đề

Từ chủ đề lớp là SGDs Trong khuôn viên trường đại học, các thành viên trong nhóm

đã phát hiện ra được những vấn đề cần được quan tâm và giải quyết như sau :

Thành viên 1: Nguyễn Hữu Ngọc

 Sinh viên UEF bỏ học vì chọn

sai ngành

 Sinh viên UEF gặp khó khăn

trong việc giữ học bổng

 Sinh viên UEF hay cúp học vì

Thành viên 3: Hồ Nguyễn Anh Thư Thành viên 4: Vũ An Khang

 Sinh viên Việt Nam mắc bệnh

trầm cảm ngày càng nhiều

 Sinh viên UEF gặp khó khăn

trong việc học ngoại ngữ

 Sinh viên UEF có thói quen

thức khuya gây ảnh hưởng đến

 Sinh viên UEF hay bỏ học

 Sinh viên UEF năm nhất gặp

khó khăn trong việc đăng ký

học phần

 Sinh viên UEF gặp khó khăn

trong việc đi thang máy

 Sinh viên UEF khó khăn trongviệc giữ học bổng tuyển sinh

 Sinh viên UEF thiếu ý thứctrong việc bảo vệ môi trường

 Sinh viên không tìm kiếm đượccông việc đúng chuyên ngànhsau khi tốt nghiệp

Trang 9

Thành viên 7: Đặng Minh Phương

 Sinh viên Việt Nam thiếu kỹ

năng mềm trong thời đại công

nghệ 4.0

 Tỷ lệ sinh viên UEF mắc

chứng bệnh “áp lực đồng trang

lứa” ngày càng tăng

 Sinh viên UEF khó khăn trong

việc cân bằng thời gian giữa

việc học và việc làm thêm

Bảng 1.1 Những vấn đề các thành viên trong nhóm đã phát hiện.

Sau khi, các thành viên trong nhóm đã phát hiện ra những vấn đề từ chủ đề lớp, chúngtôi sẽ đánh giá từng chủ đề theo những tiêu chí sau:

 Không đòi hỏi chi phí cao thực hiện

 Dễ thu thập thông tin

 Hoàn thành trong thời gian khóa học

 Mang tính hữu ích cho xã hội

 Dễ dàng tiếp cận được cái bên liên quan

 Nhiều người muốn tham gia giải quyết

 Dễ sử dụng kinh nghiệm kiến thức đã có

Dựa vào những tiêu chí trên Các mỗi thành viên trong nhóm đã chọn được một đề tài

Và đã được đưa vào chấm theo tiêu chí đánh giá

13

3 Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Sinh viên UEF thiếu ý thức

trong việc bảo vệ môi trường

28

5 Nguyễn Ngọc Khánh Nghi Sinh viên ĐHGD gặp khó

khăn trong việc quản lý thời gian

19

Trang 10

kỹ năng mềm trong thời đại công nghệ 4.0.

chai nhựa quá nhiều 34

Bảng 1.2: Đánh giá vấn đề

KẾT LUẬN:

Hằng ngày chúng ta có thể thấy sinh viên UEF thường hay sử dụng chai nhựa tronglớp học và trong khuôn viên trường học Thay vì sử dụng các loại bình nước cá nhânthì sinh viên lại sử dụng chai nhựa tiện lợi Từ đó số lượng chai nhựa tăng càng ngàynhanh, cũng là nguyên nhân gây nên việc ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đếnsức khỏe của con người Và mọi thành viên trong nhóm cũng thấy được điều đó Vậynên đề tài được nhiều thành viên đồng tình đã được chọn

Đó chính là đề tài “SINH VIÊN UEF SỬ DỤNG CHAI NHỰA QUÁ NHIỀU” củabạn Vũ An Khang

Trang 11

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Tổng quan tóm lược dự án, nêu những giải pháp khoa học đã được giải quyết ở trong

và ngoài nước trong Phiếu 4P-1: Thực trạng công nghệ, Thực trạng giải pháp, đã có

ai đã làm? Ưu/nhược điểm của giải pháp?

Diễn giải từ những hạn chế của các giải pháp hiện có, nhóm thực hiện nghiên cứu phát hiện/đề xuất/cải tiến để tìm ra giải pháp khắc phục hạn chế

Sau khi đánh giá các đề xuất đề tài và chọn đề tài: “Sinh viên UEF sử dụng chai nhựaquá nhiều” làm đề tài nhóm, nhóm chúng tôi đã tiến hành điều tra các giải pháp hiện

có trên thị trường để tìm hiểu lý do tại sao vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để

Cụ thể các thành viên đã tìm ra những giải pháp sau:

Thành viên thứ nhất, Đặng Minh Phương với giải pháp “Chai nước ăn được dạng trònOoho” cho biết vỏ ngoài của quả cầu nước được làm từ màng gelatine gốc rong biển,với nhiều kích thước Màng gelatine này được tạo thành nhờ nhúng một viên nước đávào CaCl2 và NaAlO2, chất làm dày được tách ra từ tảo nâu Khi nước đá tan ra, màng

tế bào vẫn còn nguyên, tạo ra một quả cầu nước Mục tiêu của giải pháp này nhằmthay thế các sản phẩm có vỏ dựng chai nhựa và giảm thiểu lượng chai nhựa tiêu thụtrên thị trường Sau khi phân tích, đánh giá về giải pháp, Đặng Minh Phương đã chỉ ranhững điểm mạnh của giải pháp này là chi phí rẻ (2 cent USD/100ml, tương đương

440 đồng/100ml), màng bọc ngoài của quả cầu nước này được làm từ tảo biển, có thể

ăn được vì vậy thay thế cho vỏ chai đựng nhựa, đồng thời, giải pháp cũng giúp giảmthiểu lượng chai nhựa tiêu thụ và lượng khí thải CO2 từ rác thải nhựa (đặc biệt là chainhựa) thải ra ở môi trường Tuy nhiên nguyên nhân khiến giải pháp này vẫn chưa giảiquyết triệt để vấn đề là do sản phẩm này hiện chưa được phổ biến hóa trên thị trường

và do cấu trúc vỏ dựng rất mỏng nên sẽ khó khăn trong việc mang đi và vận chuyển.Không những vậy, giải pháp chỉ đáp ứng cho khách hàng một ngụm nước nhỏ100ml/lần, ít hơn nhiều so với loại nước đóng chai (600ml/chai)

Thành viên thứ hai của nhóm, Nguyễn Ngọc Khánh Nghi, đã tìm hiểu về Eco Brick –Gạch sinh thái Eco Brick là một dự án tuyệt vời để tái chế nhựa thải, biến nó thànhmột công cụ hữu ích, có thể được dùng trong xây dựng Cụ thể, nhựa được thu gomtrong thùng rác được tái sử dụng thành những viên gạch để hỗ trợ cơ sở hạ tầng chocác cộng đồng kém may mắn Về điểm mạnh, Eco Brick có độ bền cao đến nhiều năm,nhiều thập kỉ Đồng thời, phong trào này đã và đang lan rộng ra nhiều nơi hơn nữa vànhận được nhiều sự ủng hộ Với ecobrick, ta có thể tái chế được nhựa không thể phânhủy thành những sản phẩm hữu ích, tiện dụng mà lại thân thiện với môi trường Hơnthế nữa, giải pháp cũng giúp nâng cao nhận thức của con người về hậu quả của việctiêu thụ và sự nguy hiểm của nhựa Tiếp đến, những điểm yếu của giải pháp phải kểđến chi phí và quá trình sản xuất hàng loạt không hề dễ dàng, và mặc dù giải pháp đã

Trang 12

có độ nhận diện nhất định nhưng lại chưa thực sự phổ biến và chưa được nhiều ngườitin dùng Ngoài ra, giải pháp vẫn chưa hạn chế tối đa chai nhựa thải ra môi trường vàkhông phải rác thải nhựa nào cũng có thể tạo ra Eco Brick.

Thành viên thứ ba, Hồ Nguyễn Anh Thư, điều tra về việc lắp đặt hệ thống cung cấpnước uống trong khuôn viên nhà trường của Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố HồChí Minh Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc về môi trường,Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị hệ thống cung cấpnước uống đạt chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức trongcán bộ - nhân viên - sinh viên về thực hành cắt giảm chai nhựa Về điểm mạnh, giảipháp vừa cung cấp nước sạch cho cán bộ - nhân viên - sinh viên vừa tiết kiệm chi phíkhi không phải mua các loại nước giải khát bên ngoài Đồng thời, giải pháp còn nângcao ý thức trong sinh viên về việc sử dụng tiết kiệm nguồn nước và cắt giảm rác thảinhựa Mặc dù giải pháp đã góp phần giải quyết vấn đề sử dụng chai nhựa một lần màsinh viên sử dụng và thải ra môi trường, thế nhưng vẫn chưa giải quyết thực sự triệt đểđược vấn đề Ngoài ra, giải pháp không đảm bảo được sự tiện lợi cho mọi người khiphải mang theo bình nước cá nhân và chi phí lắp đặt cũng như bảo trì hệ thống cao

Thành viên thứ tư, Vũ An Khang, tìm hiểu về nhựa PET và cho biết từ những năm

1990, nhựa PET đã bắt đầu được nhiều nhãn hãng nước giải khát sử dụng phổ biến đểthay thế cho nhựa PVC – một loại nhựa khó tái chế và có trọng lượng nặng hơn NhựaPet khi được tái chế sẽ tạo ra loại nhựa có giá trị cao hơn đó là rPET Đây là loại nhựadùng cho ngành thực phẩm và đồ uống, vì đảm bảo được an toàn vệ sinh và sức khỏengười tin dùng Về điểm mạnh, hạt nhựa PET tái chế vừa góp phần giảm thiểu việc sửdụng nguyên liệu nhựa mới, đem lại cơ hội tái sinh cho mỗi vỏ chai được thu gom, vừatạo động lực cho các dự án thu gom và tái chế tại Việt Nam, biến rác thải thành tàinguyên thay vì thải ra môi trường Hạt nhựa PET tái chế còn thúc đẩy hình thành thêmcác ngành công nghiệp bao bì mới, liên quan đến tái chế và hạn chế tối đa tác độngđến môi trường và hệ sinh thái Đồng thời, nhựa rPET có lượng khí thải carbon thấphơn nhựa PET nguyên sinh và so với thủy tinh, rPET nhẹ hơn 85%, từ đó có thể cắtgiảm chi phí truyền tải và giảm lượng khí thải CO2 Tuy nhiên, điểm yếu của giải phápnày là đòi hỏi quy trình phân loại, thu gom, tái chế vô cùng chặt chẽ và vỏ chai nhựasau khi sử dụng phải được phân loại từ người tiêu dùng cho đến đơn vị thu gom tái chế

và chi phí thực hiện cao

Thành viên thứ năm của nhóm, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, thu thập giải pháp củatrường Đại học Trà Vinh Cụ thể, trường Đại học Trà Vinh đã tổ chức, tuyên truyền,nâng cao ý thức sinh viên trong việc chống rác thải nhựa bằng lời nói, hành động, treobăng rôn, khẩu hiệu… Giải pháp này vừa dễ thực hiện, không tốn nhiều chi phí vừagiúp hiểu thêm nhiều về tác hại của chai nhựa và nâng cao ý thức cho sinh viên Đồngthời, nhiều người mong muốn tham gia giải quyết vấn đề này và mang lại lợi ích cho

Trang 13

xã hội Thế nhưng giải pháp lại chưa giải quyết triệt để vấn đề vì sự tiện lợi của chainhựa vẫn còn ảnh hưởng mạnh đến mọi người Hơn thế nữa, việc tuyên truyền khôngthể giải quyết được vấn đề trong thời gian ngắn và giải pháp này vẫn chưa được ứngdụng rộng rãi ở các trường.

Thành viên thứ sáu, Nguyễn Hữu Ngọc Khang đã tìm hiểu về các ý tưởng tái chế chainhựa Cụ thể, từ các chai nhựa không dùng nữa sẽ được tái chế thành các đồ trang trí,vật dụng trong gia đình, dầu mỏ… Đánh giá về điểm mạnh của giải pháp, giải phápnày vừa kích thích sự sáng tạo của mọi người trong quá trình tái chế vừa góp phầngiảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước, từ đó, hạn chế sự nóng lêntòan cầu Thế nhưng, ý thức về việc tái chế hiện nay không được chú trọng và nhữngsản phẩm được tái chế sẽ không có độ bền cao

Cuối cùng, Ngô Quang Tùng với giải pháp thay thế chai nhựa một lần bằng chai thủytinh nhằm giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường Điểm mạnh của giải pháp nằm ởviệc chai thủy tinh không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời, chai thủy tinh lại vôcùng an toàn với người sử dụng và hoàn toàn có thể tái sử dụng nhiều lần Về điểmyếu, chai thủy tinh dễ vỡ và nặng hơn so với chai nhựa, do đó, thiếu đi sự tiện lợi chongười dùng Đồng thời, mức giá của các chai thủy tinh không có tính cạnh tranh bằngchai nhựa

KẾT LUẬN :

Sau khi thu thập, phân tích và đánh giá các giải pháp hiện có trên thị trường, nhómchúng tôi nhận thấy các giải pháp hiện nay đều không đảm bảo được sự tiện lợi chongười dùng, và đa số các giải pháp đều gặp rào cản về mặt chi phí, quy trình sản xuất

và tuyên truyền không hiệu quả

Trang 14

CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU - PHƯƠNG PHÁP

+ Mục tiêu của dự án là gì (kết quả cần đạt được)

+ Phương pháp nghiên cứu là gì: Nêu tóm tắt lý thuyết và thông tin cụ thể về các phương pháp thu thập số liệu đã thực hiện trong quá trình tìm kiếm giải pháp của dự án: quan sát, khảo sát, phỏng vấn

I MỤC TIÊU

Nhóm cần xác định

- Các bên liên quan gồm những ai và ai là đối tượng ưu tiên nhất trong việc giải quyếtvấn đề?

- Trao đổi về hướng lập bảng câu hỏi khảo sát nhu cầu giải quyết vấn đề?

- Trao đổi về hướng lập kế hoạch khảo sát: Xác định đối tượng khảo sát, lập bảng câuhỏi khảo sát, phương pháp khảo sát (phỏng vấn trực tiếp, điện thoại, google docs…)

Cá nhân khảo sát

- Lập bảng câu hỏi khảo sát nhu cầu giải quyết vấn đề

- Lập kế hoạch khảo sát: Xác định đối tượng khảo sát, lập bảng câu hỏi khảo sát, phương pháp khảo sát (phỏng vấn trực tiếp, điện thoại, google docs…)

- Thu thập thông tin từ đối tượng khảo sát

- Lập bảng biểu đồ thể hiện thông tin nhận được

- Thu thập các hình ảnh minh hoạ khác nếu có

- Phân tích thông tin có được để làm rõ nhu cầu của đối tượng khảo sát: có hay không,tại sao và muốn giải quyết ở mức độ nào?

II CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

1 Lập kế hoạch khảo khát nhu cầu của các bên liên quan Nhóm trưởng có trách nhiệm điều phối để đưa ra kế hoạch cho các thành viên trong nhóm để thực hiện các khảo sát qua các nội dung cơ bản sau:

- Khảo sát đối tượng nào / ở đâu?

- Mục tiêu khảo sát là gì?

- Các phương pháp nào dự kiến sẽ sử dụng để thu thập thông tin?

- Phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm như thế nào?

- Câu hỏi dự kiến khảo sát là gì?

2 Khảo sát nhu cầu giải quyết vấn đề của các bên liên quan

+ Khảo sát bằng bảng hỏi GOOGLE FORM

Trang 15

+ Khảo sát bằng việc phỏng vấn

• Đối tượng 1: Cô lao công trường đại học UEF

- Ý kiến cá nhân: Việc phân loại rác thải không được chú trọng, gây nhiều khó khăn trong việc thu gom rác thải nhựa và gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng

- Link phỏng vấn:

https://drive.google.com/file/d/1V4yyhJmBN6uyXueaXQa5GsWKOuOHU9Xt/view

• Đối tượng 2: Phó trưởng phòng CTSV đại học UEF

- thầy Nguyễn Huỳnh Sinh

- Ý kiến cá nhân: Sinh viên UEF sử dụng quá nhiều chai nhựa, chủ yếu là các loại chai giải khát và bên phía nhà trường cũng đã và sẽ cố gắng đưa ra các chủ trương, chính sách phát triển bền vững môi trường trong khuôn viên UEF và thầy cũng bày tỏ đây cũng là vấn đề mà các thầy cô quan tâm và mong muốn giải quyết

- Link phỏng vấn:

Link Audio:

https://drive.google.com/file/d/17SupC9dAeSFOaiPVrLbvm1qJ9fEUfpIk/view?usp=sharing

Trang 16

-> Rác thải nhựa rất khó bị phân huỷ trong môi trường tự nhiên Mỗi loại chất nhựa

có số năm phân huỷ khác nhau với thời gian rất dài, hàng trăm năm có khi tới hàng nghìn năm

-> Đơn cử theo thông tin từ báo Môi trường & Đô thị thì: chai nhựa phân hủy sau

450 năm – 1000 năm; ống hút, nắp chai sẽ phân hủy sau 100 năm – 500 năm; bàn chảiđánh răng phân hủy sau 500 năm…

-> Các loài động vật khi ăn phải rác thải nhựa có thể chết, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng, gây mất cân bằng sinh thái

-> Rác thải nhựa không được xử lý cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không khí và môi trường nước:

-> Khi đốt, rác thải nhựa sẽ sinh ra chất độc đi-ô-xin, furan gây ô nhiễm không khí, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư, …

-> Khi chôn lấp, rác thải nhựa sẽ làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng và ngăn cản quá trình khí oxy đi qua đất, gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng Hơn nữa, nó có thể làm ô nhiễm nguồn nước, gây ra cái chết của các vi sinh vật

có lợi cho cây ở dưới lòng đất

-> Rác thải nhựa gây ra tình trạng “ô nhiễm trắng” tại các điểm du lịch, ảnh hưởng đến không gian nghỉ ngơi và thư giãn của con người…

Trang 17

CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

CỦA VẤN ĐỀ

Mục tiêu của chương này?

Đưa ra các minh chứng để phân tích sự tồn tại của vấn đề 2P-1: sử dụng bảng biểu,

hình ảnh để mô tả thông tin một cách tổng hợp, trực quan nếu có.

Có thể nêu và mô tả 1 ví dụ tương tự với vấn đề thuộc đề tài nhóm: cùng một vấn đề hoặc tương tự ở trong 1 hoàn cảnh tương tự hoặc ở một hoàn cảnh khác.

Kết luận về kết quả khảo sát: vấn đề có tồn tại hay không? Thực trạng của vấn đề có nghiêm trọng/ cấp thiết phải giải quyết không?

I Mục tiêu:

Nhóm chúng tôi đã tạo ra cuộc khảo sát này nhằm cho thấy được thực trạng sử dụng chai nhựa quá nhiều ở sinh viên, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và sinh vật Và đây vấn đề cấp thiết cần được quan tâm và có những giải pháp phù hợp để giảm thiểu hậu quả mà nó mang lại Tìm ra vấn đề giải quyết việc sử dụng chai nhựa và làm giảm thiểu tình trạng sử dụng nhiều chai nhựa Chúng mình muốn tập trung vàokhảo sát vào một nhóm đối tượng cụ thể để có thể khai thác được vấn đề chi tiết

và có tính thực tế cao hơn

II Nội dung khảo sát:

1.1 Bảng biểu, số liệu

Trang 18

Hình 1.1: Tỉ lệ % sinh viên UEF- Lớp B42 PD1 thường xuyên sử dụng chai nhựa

và lượng chai nhựa trung bình các sinh viên sử dụng trong một ngày

Ở Hình 1.1: Theo cuộc khảo sát “Sinh viên UEF sử dụng chai nhựa quá nhiều” vàongày 21/05/2022, đã nhận được 35 câu trả lời về vấn đề trên, ghi nhận tới 31 sinh viên

của lớp sử dụng thường xuyên sử dụng chai nhựa (88,6%) và 4 câu trả lời là “Không” (11,4%) Bên canh đó, số liệu cũng đánh giá mỗi ngày các sinh viên của lớp sử dụng

trung bình từ 1 đến 2 chai nhựa

Đây là một con số không mấy khả quan về thực trạng lạm dụng các sảnphẩm có vỏ đựng từ nhựa, mà cụ thể ở đây chính chai nhựa của sinh viên trong chínhkhuôn viên trường Đại học Kinh tế- Tài chính UEF

Hình 1.2: Tỉ lệ % sinh viên UEF- Lớp B42 nhận thức được những tác hại

của việc sử sụng chai nhựa quá nhiều

Trang 19

Ở Hình 1.2: Nhìn chung, đa số các sinh viên tham gia khảo sát (91,4%) đều nhận thức được những ảnh hưởng, tác hại nghiêm trọng mà các sản phẩm chai nhựa gây ra

và tầm quan trọng của việc tìm ra những hướng giải pháp, ý tưởng để giải quyết phần nào vấn đề giảm tiêu thụ rác thải là chai nhựa trong môi trường giáo dục sinh viên Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số cá nhân còn thờ ơ, chưa quan tâm và cũng chưa nhận biết được tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề “Sinh viên UEF sử dụng quá nhiều chai nhựa” Vì vậy, giáo dục và giúp sinh viên hiểu, chủ động hơn trong việcbảo vệ môi trường, mà cụ thể ở đây chính là giảm thiểu tiêu thụ các sản phẩm chai nhựa cần được nâng cao và đổi mới nhiều hơn nữa

Hình 1.3: Nhu cầu giải quyết vấn đề “ Sinh viên UEF sử dụng quá nhiều chai

nhựa” của sinh viên UEF- Lớp B42

Ở Hình 1.3: 100% các bạn sinh viên trong lớp B42 tham gia khảo sát đều đồng ý và mong muốn vấn đề “Sinh viên UEF sử dụng quá nhiều chai nhựa” Vậy đây là một vấn

đề cấp bách, quan trọng cần được giải quyết ngay để giảm rác thải nhựa

Có thể nói việc sử dụng chai nhựa là một hành động gây nguy hiểm rất lớn là một trong những mối nguy hại là ô nhiễm môi trường, mà nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta

2.2 Hành vi, biểu hiện:

Trang 20

Hình 2.1 Sinh viên UEF tham gia chống rác thải nhựa

Hình 2.1: Sinh viên UEF nhận thức được những tác hại khôn lường của rác thải nhựa

và đã có những dự án để phòng chống rác thải nhựa nói chung và chai nhựa nói riêng Thế nhưng những dự án vẫn không thể ngăn cản được “sự tiện lợi độc hại” này Chính tâm lý tiện một phút khiến sinh viên phớt lờ đi sự độc hại của rác thải nhựa và vẫn tiếptục sử dụng các chai nhựa một lần

Hình 2.2: Sinh viên sử dụng chai nhựa trong lớp học Hình 2.2: Việc các sinh viên UEF sử dụng chai nhựa một lần có thể thấy ở bất cứ đâu

trong khuôn viên trường Nguyên nhân chủ yếu là do sự tiện lợi của chai nhựa một lần,tuy nhiên vì là đồ nhựa dùng một lần nên số lượng chai nhựa sử dụng trong 1 ngày là rất nhiều Mặc dù đã có không ít dự án của sinh viên UEF liên quan đến vấn đề môi trường, đặc biệt là giảm thiểu rác thải nhựa, thế nhưng tình trạng sinh viên UEF sử dụng các chai nhựa một lần vẫn còn rất phổ biến Điển hình là hình ảnh các bạn sinh viên trước khi vào học hay giờ giải lao thường vào các cửa hàng tiện lợi, hàng quán

Trang 21

gần trường mua các loại nước giải khát đóng chai vẫn được bắt gặp trong mỗi lớp học

3.3 Hậu quả, tác hại:

thải nhựa mang lại

cho môi trường sống

của muôn loài sinh

phẩm đồ nhựa, đặc

biệt là chai nhựa cũng

sức khỏe và đời sống

sinh hoạt thường ngày của người dân

Vì vậy, vấn đề giảm thiểu sử dụng đồ nhựa, cụ thể là chai nhựa không còn là vấn

đề của cá nhân hay tổ chức Đó là vấn đề toàn cầu cần phải giai quyết

Và ngay tại khuôn viền trường UEF, mỗi một cá nhân, sinh viên cần ý thức rõ hơn

về thực trạng sinh viên sử dụng quá nhiều chai nhựa, từ đó đưa ra các biện pháp giảiquyết các vấn đề này một cách hiệu quả

Ở Hình 3.2: Đây là các bài báo liênquan tới thực trạng về khối lượng xảthải rác thải nhựa và những tác hại, hậuquả tiềm tàng của việc sử dụng quánhiều chai nhựa, rác thải nhựa Vấn đềnày luôn là chủ đề nóng được dư luận

và xã hội quan tâm đến

Trang 22

Hình 3.2: Các bài báo liên quan đến thực trạng và tác hại

nghiêm trọng của việc tiêu thụ đồ chai nhựa

\

hoặc mắc vào rác thải nhựa ( chai nhựa )

Hình 3.4 Rác thải nhựa (Chai nhựa) ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Nguồn ảnh: herplanerearth.com

Ở Hình 3.1, Hình 3.2 , 3.3 và Hình 3.4:

Trang 23

Rác thải nhựa, sản phẩm nhựa, đồ nhựa, sẽ gây ra cái chết của nhiều loài sinh vật ởtrên cạn và dưới mặt biển, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng hoặc làm phá hủy, suy giảm đadạng sinh học Ngoài ra còn làm thay đổi cấu trúc, thành phần loài của hệ sinh thái doviệc chuyên chở các sinh vật ngoại lai thông qua rác thải nhựa từ nơi khác đến

Không những gây ra những tác hại nă ̣ng nề đến môi trường, rác thải nhựa còn ảnhhưởng to lớn tới sức khỏe, đời sống của con người Còn với rác thải nhựa được xử lýtheo hình thức đốt thì sẽ sinh ra các khí độc bao gồm dioxin, furan… gây ô nhiễm môitrường và làm ảnh hưởng tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ung thưcho con người

Hình 3.5: Thời gian phân hủy của một số loại rác thải nhựa

Nguồn hình: Báo Vietnamplus

Ở Hình 3.5:

Theo số liệu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), mỗi năm, conngười trên khắp hành tinh thải ra môi trường một khối lượng nhựa đủ để cuốn quanhTrái Đất 4 lần khi có khoảng 500 tỷ túi nhựa được tiêu thụ trên thế giới

Phần lớn lượng rác thải nhựa không được chôn trong các bãi chôn lấp và rất ít trong sốchúng được tái chế Ước tính, với nhịp độ sử dụng nhựa như hiện nay, sẽ có thêm 33 tỷtấn nhựa được sản xuất vào năm 2050

Với đặc tính bền vững trong tự nhiên, rác thải nhựa (chai nhựa, túi nilon, hộp đựng đồ

ăn, cốc nước, ống hút ) trở thành một thách thức lớn đối với cộng đồng do khó phânhủy, gây ô nhiễm môi trường đất và nước, cản trở sự sinh trưởng và phát triển của cácloài thực vật, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của hệ sinh thái

Trang 24

Hãng đóng gói bao bì RAJA mới đây đã công bố nghiên cứu về những nước xả nhiềurác thải nhựa nhất ra biển trong năm 2020 Ấn Độ là nước đứng đầu bảng, xả ra126.500 tấn rác thải nhựa Lượng rác này tương đương với trọng lượng của 250.000con cá heo mũi chai Kế đến là Trung Quốc (70.700 tấn), Indonesia (56.300 tấn),Brazil (38.000 tấn) Các đại diện khác của châu Á nằm trong danh sách Top 10 còn cóThái Lan (thứ 5, 22.800 tấn), Nhật Bản (thứ 9, 1.800 tấn)

Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), trong năm 2021 thếgiới đã sử dụng 460 triệu tấn nhựa và lượng rác thải nhựa cũng tăng lên 353 triệu tấn.Thế nhưng chỉ có 9% rác được tái chế, 19% được tiêu hủy và 50% được chôn lấp ởcác hố rác đủ tiêu chuẩn Số liệu cho thấy sử dụng nhựa trên thế giới tăng lên gần gấpđôi so với năm 2000 và lượng rác thải nhựa cũng đã tăng hơn gấp đôi đến mức báođộng và trở thành một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm và nóng lêntoàn cầu

Trang 25

Biểu đồ khảo sát tỉ lệ % sinh viên sử dụng đồ nhựa ở đại học Hà Nội

Từ cuộc khảo sát và phỏng vấn về hành vi sử dụng đồ nhựa dùng một lần của sinh viên

trường Đại Học Hà Nội ta biết được 93,9% sinh viên tham gia khảo sát đã có hiểu biết

về ảnh hưởng tiêu cực của hành vi sử dụng đồ nhựa dùng một lần đối với môi trường

79,8% hiểu biết về ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe

Tuy nhiên, họ đã và đang sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần với tần suất từ 1

đến 3 sản phẩm/ngày, trong đó túi nilon chiếm số đông với 86,1%.

III Kết luận:

Đa số ai cũng nhận thức được tác hại mà chai nhựa đem lại nhưng có rất nhiều ngườithường xuyên sử dụng chai nhưa bởi sự tiện lợi của nó Vì vậy việc tìm ra giải pháp đểngăn chặn vấn đề này là rất cấp thiết

Rác thải từ chai nhựa vẫn luôn là vấn đề cấp nóng cần được cộng đồng, xã hội quantâm, chung tay đẩy lùi Những tác hại mà nó đem lại không chỉ ảnh hưởng xấu đếnmôi trường xung quanh mà còn cả đến sức khỏe của chúng ta Vì thế chúng ta nêngiảm tối đa việc sử dụng chai nhựa và hãy “Nói không với chai nhựa “cùng chung taycùng nhau tạo nên một môi trường xanh - sạch -đẹp

Ngày đăng: 28/02/2024, 19:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w