Sử dụng các sơ đồ, biểu đồ hoặc hình ảnh của kết quả khảo sát để mô tả nhu cầu của họ về việc giải quyết vấn đề.KHẢO SÁT BẰNG GOOGLE FORM- Đối tượng khảo sát: Sinh viên UEF- Phương pháp:
Trang 1[3T-1] Khảo sát ý kiến, nhu cầu của các bên liên quan
Tên lớp: B12 _ Số thứ tự nhóm: _4 Tên nhóm: Xóm Cừu Non
Phiếu này dùng tập hợp được các thông tin, ý kiến của khách hàng và các bên liên quan Các
dữ liệu này giúp nhóm hiểu được họ mong muốn hoặc khát khao giải quyết điều gì, từ đó đề
xuất các giải pháp phù hợp cho việc giải quyết vấn đề trong tương lai.
góp cho nhóm (Max 10pts)
1 Trần Hoàng Thảo Vy Khảo sát cuộc sống tự lập
3 Nguyễn Phạm Mỹ Uyên Khảo sát cuộc sống tự lập
4 Lê Thị Hồng Đào Khảo sát cuộc sống tự lập
5 Ca Tông Thị Hương Thảo Khảo sát cuộc sống tự lập
Dự án nhóm
Sinh viên UEF chưa biết sống tự lập một cách khoa học và hợp lý
Minh họa: Điền các hạng mục của phương pháp thu thập thông tin (Đối tượng/phương pháp/ thời gian/
địa điểm/ số lượng mẫu…) Sử dụng các sơ đồ, biểu đồ hoặc hình ảnh của kết quả khảo sát để
mô tả nhu cầu của họ về việc giải quyết vấn đề
KHẢO SÁT BẰNG GOOGLE FORM
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên UEF
- Phương pháp: khảo sát bằng Google Forms
- Địa điểm: tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính UEF
- Thời gian: 30/05/2023
- Số lượng mẫu: 44 mẫu
* Biểu đồ khảo sát
Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên UEF sống tự lập
[3T-1] Tऀng hợp kết quả khảo sát nhu cầu giải quyết vấn đề của các bên liên quan
Trang 2Hình 2: Biểu đồ thể hiện sinh viên UEF có gặp vấn đề tài chính khi sống tự lập ở Đại học
Hình 3: Biểu đồ khảo sát sinh viên UEF về những hậu quả khi thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc
Trang 3Hình 4: Biểu đồ khảo sát sinh viên UEF về những đề sẽ gặp khi lạm chi trong việc chi tiêu
Hình 5: Biểu đồ khảo sát sinh viên UEF khi không chủ động tạo mối quan hệ, giao tiếp với mọi người
Trang 4Hình 6: Biểu đồ khảo sát mức độ sinh viên UEF muốn trở thành người sống tự lập, muốn thay đổi để phát triển
bản thân và sống khoa học, hợp lý
Hình 7: Biểu đồ khảo sát sinh viên UEF khi phân bổ thời gian chưa hợp lý và khoa học, dành nhiều thời gian
cho mạng xã hội sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và quỹ thời gian
Hình 8: Biểu đồ khảo sát sinh viên UEF muốn ai hỗ trợ khi sống tự lập
Trang 5Hình 9: Số liệu thống kê sinh viên UEF sẵn sàng chi trả nếu có 1 giải pháp giúp các bạn sống tự lập
Hình 10: Biểu đồ khảo sát những kỹ năng sinh viên UEF muốn biết để sống tự lập
Trang 6Hình 11: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các hình thức sinh viên UEF muốn học thêm kỹ năng quản lý chi tiêu
Hình 12: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên UEF sẵn sàng dành thời gian để cải thiện kỹ năng tự giải quyết vấn đề
cá nhân
Trang 7KHẢO SÁT BẰNG PHỎNG VẤN
Vấn đề: Sinh viên UEF chưa biết sống tự lập một cách khoa học và hợp lý.
Xảy ra: Ở trong cuộc sống thường ngày của sinh viên UEF trên thành phố.
Các bên liên quan: Giảng viên, Phụ huynh sinh viên.
Thực trạng vấn đề: Nhóm đã thực hiện phỏng vấn khảo sát Giảng viên, Phụ huynh và đã thu được
những ý kiến, góp ý và lời nhận xét như sau
Hình 1: Buổi phỏng vấn trực tiếp của nhóm 4 với Giảng viên Trường Đại học Kinh Tế - Tài Chính
Hình 2: Buổi phỏng vấn trực tiếp của nhóm 4 với Phụ huynh sinh viên Trường Đại học Kinh Tế - Tài Chính
Hình 3: Buổi phỏng vấn trực tiếp của nhóm 4 với Phụ huynh sinh viên Trường Đại học Kinh Tế - Tài Chính
Trang 8Mô tả: Phân tích các dữ liệu thu được từ điều tra, khảo sát Kết luận về nhu cầu giải quyết vấn đề từ các
bên liên quan: Các bên liên quan có mong muốn vấn đề được giải quyết hay không? Ở mức độ nào?
KHẢO SÁT BẰNG GOOGLE FORM
Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên UEF sống tự lập
- Có 22 câu trả lời từ các bạn sinh viên là đang dần học cách tự lập, chiếm tỉ lệ cao nhất ( 53,7% )
- Có 17 câu trả lời về việc sinh viên còn phụ thuộc cha mẹ, chiếm tỉ lệ ( 41,5 %)
- Còn lại 3% tự lập hoàn toàn
- Từ các số liệu thống kê, có thể tổng kết rằng sinh viên UEF đều quan tâm và ý thức được vấn đề tự lập của bản thân và một số bạn sinh viên đang dần học cách tự lập
Hình 2: Biểu đồ thể hiện sinh viên UEF có gặp vấn đề tài chính khi sống tự lập ở Đại học
- 25% sinh viên không gặp vấn đề tài chính,tự quản lý tốt tài chính khi sống tự lập ở Đại học
- 29.5% sinh viên thường xuyên lạm chi tài chính khi sống tự lập ở Đại học
- 45.5% sinh viên hay phải xin tiền ba mẹ khi sống tự lập ở Đại học
-Điều này cho thấy tỉ lệ sinh viên chiếm đa số chưa biết cách quản lí tốt tài chính khi sống tự lập ở Đại học,hay phải xin tiền ba mẹ và thường xuyên lạm chi
Hình 3: Biểu đồ khảo sát sinh viên UEF về những hậu quả khi thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc
- Từ biểu đồ khảo sát, các bạn sinh viên cho rằng thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc sẽ bị suy giảm trí nhớ (chiếm 84,1%); ảnh hưởng đến hệ miễn dịch (chiếm 77,3%); gặp phải tình trạng đau đầu, mệt mỏi (chiếm 72,7%) và theo câu trả lời khác của một số bạn sinh viên sẽ bị trở nên vô tri (chiếm 2,3%)
- Từ đó có thể thấy các bạn sinh viên đều biết rõ những hậu quả nếu thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc sẽ khiến cho sức khỏe của bản thân bị ảnh hưởng nặng nề
Hình 4: Biểu đồ khảo sát sinh viên UEF về những đề sẽ gặp khi lạm chi trong việc chi tiêu
- Từ biểu đồ khảo sát, các bạn sinh viên cho rằng lạm chi trong việc chi tiêu thì sẽ bị thiếu tiền để trang trải chi phí cần thiết (chiếm 75%); bản thân sẽ bị áp lực, căng thẳng (70,5%) và không đủ tài chính để đầu tư vào bản thân (70,5%); mất kiểm soát tài chính (50%) và một số bạn sinh viên sẽ gặp tình trạng nợ nần (25%)
- Từ đó có thể biết rằng sinh viên tiêu quá nhiều tiền trong những ngày đầu tháng và sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý và tiết kiệm tiền vào cuối tháng
Hình 5: Biểu đồ khảo sát sinh viên UEF khi không chủ động tạo mối quan hệ, giao tiếp với mọi người
- Qua phần khảo sát, dựa trên biểu đồ Ta có thể thấy, có đến 88,1% là sinh viên hạn chế trong việc khám phá những cơ hội mới và 81% là còn thiếu sự hỗ trợ xã hội
- 64,3% là thiếu sự thăng tiến trong công việc và thiếu kỹ năng mềm trong xã hội chiếm đến 57,1% 54,8% còn lại là cảm thấy cô đơn
- Qua đây ta có thể kết luận được rằng, sinh viên hiện nay tự giác ý thức được việc giao
tiếp, tìm tòi và học hỏi mọi người xung quanh trau dồi thêm kỹ năng cho bản thân là rất cao
Hình 6: Biểu đồ khảo sát mức độ sinh viên UEF muốn trở thành người sống tự lập, muốn thay đổi để phát triển
bản thân và sống khoa học, hợp lý
- Theo biểu đồ khảo sát, 45,5% sinh viên rất muốn thay đổi bản thân để trở thành người sống tự lập, tìm cơ hội
để phát triển bản thân và có một cuộc sống khoa học, hợp lý
- 34,1% sinh viên cũng muốn trở thành một người có cuộc sống tự lập một cách khoa học, hợp lý
- 20,5% sinh viên có thể đang lưỡng lự muốn trở thành người sống tự lập với cuộc sống khoa học, hợp lý và
Trang 9cũng muốn sống cùng với cha mẹ
- Qua đó ta có thể thấy, các bạn sinh viên đều muốn trở thành người sống tự lập, muốn thay đổi phát triển bản thân và sống khoa học, hợp lý
Hình 7: Biểu đồ khảo sát sinh viên UEF khi phân bổ thời gian chưa hợp lý và khoa học, dành nhiều thời gian
cho mạng xã hội sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và quỹ thời gian
- Căn cứ dựa theo biểu đồ hình trên Có thể thấy rằng, tỉ lệ phần trăm sinh viên còn thiếu khả năng quản lý thời gian của mình đến (83,3%), thiếu sự tập trung là (71,4%) và ( 69%) là sinh viên tiêu tốn quá nhiều thời gian
- Phân bổ thời gian chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến sức tinh thần (66,7%) và rối loạn giấc ngủ là (61,9%)
- Cho thấy rằng, việc sinh viên sử dụng thời gian thiếu hiệu quả là minh chứng cho thấy kỹ
năng quản lý thời gian của sinh viên còn hạn chế
Hình 8: Biểu đồ khảo sát sinh viên UEF muốn ai hỗ trợ khi sống tự lập
- 29.5% sinh viên muốn bạn bè là người hỗ trợ bản thân mình sống tự lập
- 63.6% sinh viên muốn người thân là người hỗ trợ bản thân mình sống tự lập
- 6.9% sinh viên muốn giáo viên là người hỗ trợ bản thân mình sống tự lập
- Điều này cho thấy tỉ lệ sinh viên chiếm đa số đều muốn người thân là người hỗ trợ bản thân mình sống tự lập,còn bạn bè và giáo viên là những người chiếm tỉ lệ thấp sinh viên không muốn là người hỗ trợ bản thân mình sống tự lập
Hình 9: Số liệu thống kê sinh viên UEF sẵn sàng chi trả nếu có 1 giải pháp giúp các bạn sống tự lập
- Qua phần khảo sát 44 người vừa rồi Nhìn tổng thể sinh viên đều sẵn sàng chi trả tối đa 5tr hàng tháng có đến ( 7,1%) nằm ở mức thứ 3
- Mức thứ 2 (4,8%) là các bạn sẵn sàng chi trả 10tr/ tháng và (4,8%) là các bạn chi trả tối đa 1tr/ tháng và 2tr/ tháng
- (4,8%) các bạn sinh viên chọn sẽ không chi trả cho giải pháp sống tự lập mà sẽ tự tìm cách sống tự lập cho chính bản thân để tiết kiệm chi phí cho chính mình
Hình 10: Biểu đồ khảo sát những kỹ năng sinh viên UEF muốn biết để sống tự lập
- Để sống tự lập 1 cách khoa học và hợp lý đa số những sinh viên chọn:kỹ năng quản lý chi tiêu,kỹ năng giao tiếp,kỹ năng quản lý thời gian,kỹ năng tư duy sáng tạo nhưng đa số sinh viên thường chọn kỹ năng quản lý chi tiêu với lượt bình chọn cao nhất chiếm 90,9% Lượt bình chọn ít nhất là kỹ năng đàm phán và kỹ năng tư duy độc lập chỉ chiếm 68,2%-65,9%
Hình 11: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các hình thức sinh viên UEF muốn học thêm kỹ năng quản lý chi tiêu
- 9.1% sinh viên muốn học thêm kỹ năng quản lý chi tiêu từ hình thức tìm nguồn tư vấn
- 15.9% sinh viên muốn học thêm kỹ năng quản lý chi tiêu từ hình thức tham gia các nhóm cộng đồng trên mạng xã hội
- 27.3% sinh viên muốn học thêm kỹ năng quản lý chi tiêu từ hình thức tham gia tự học thông qua sách và tài liệu
- 11.4% sinh viên muốn học thêm kỹ năng quản lý chi tiêu từ hình thức tham gia khóa học trực tuyến
- 36.4% sinh viên muốn học thêm kỹ năng quản lý chi tiêu từ hình thức thực hành và ghi chép
- Biểu đồ cho thấy sinh viên muốn học thêm kỹ năng quản lý chi tiêu từ hình thức thực hành và ghi chép và tự học thông qua sách và tài liệu là chiếm đa số.Còn hình thức tham gia khóa học trực tuyến, tham gia các nhóm
Trang 10cá nhân
- 77,3% sinh viên luôn sẵn sàng dành thời gian để cải thiện kỹ năng tự giải quyết vấn đề cá nhân
- 18,2% sinh viên không chắn chắn bản thân có dành thời gian để cải thiện kỹ năng tự giải quyết vấn đề cá nhân
- 4,5% sinh viên chưa sẵn sàng dành thời gian để cải thiện kỹ năng tự giải quyết vấn đề cá nhân
KHẢO SÁT BẰNG PHỎNG VẤN
Hình 1: Buổi phỏng vấn trực tiếp của nhóm 4 với Giảng viên Trường Đại học Kinh Tế - Tài Chính
Nhóm 4 đã thực hiện buổi phỏng vấn trực tiếp với cô Linh- giảng viên Tiếng Anh
- Nghề nghiệp: Giảng viên Tiếng Anh Trường Đại học Kinh Tế - Tài Chính
- Thời gian: 26/05/2023
- Link: https://drive.google.com/file/d/1_i8YfN8nY_CM7z128JuxiH2R586Jq-oR/view?usp=drivesdk Kết quả phỏng vấn tóm gọn như sau:
Theo cô, sinh viên có nên sống tự lập một cách khoa học và hợp lý không ?
- Cô Linh trả lời: Nếu có đủ khả năng thì các bạn nên sống tự lập
Vậy khi sống tự lập, mình nên chuẩn bị cho mình những mục tiêu và kế hoạch như thế nào ?
- Cô Linh trả lời: Nên chuẩn bị kĩ năng quản lí chi tiêu, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng đàm phán giải quyết vấn đề và rất quan trọng là kĩ năng tự nấu ăn
Kĩ năng quản lí chi tiêu: Biết quản lí chi tiêu để đảm bảo đủ chi phí trang trải trong cuộc sốn tự lập
Kĩ năng giao tiếp: Để giao tiếp với chủ nhà cũng như mọi người xung quanh như hàng xóm, bạn bè
Kĩ năng đàm phán: Để đàm phán về các khoản giá cả như đi chợ, tiền thuê trọ cũng như tự giải quyết các vấn đề xung quanh cá nhân
Kĩ năng tự nấu ăn: Để tiết kiệm chi tiêu và bảo vệ sức khỏe bản thân
Kết luận:
Theo quan niệm của các Giảng viên nói chung và cô Linh nói riêng, những yếu tố để có thể sống tự lập một cách khoa học và hợp lí là cần chuẩn bị cho mình những kĩ năng quan trọng và vô cùng cần thiết sau đây: kĩ năng quản lí chi tiêu, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đàm phán và kĩ năng tự nấu ăn Khi chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ nhưng kĩ năng thiết yếu đó thì cũng là lúc chúng ta chúng bị hành trang tốt nhất để bước vào cuộc sống tự lập một cách khoa học và hợp lý
Hình 2: Buổi phỏng vấn trực tiếp của nhóm 4 với Phụ huynh sinh viên Trường Đại học Kinh Tế - Tài Chính
Nhóm 4 đã thực hiện buổi phỏng vấn trực tiếp với chị Nguyệt – phụ huynh sinh viên
- Nghề nghiệp: Giám đốc kinh doanh công ty Manulife
- Thời gian: 26/05/2023
- Link: https://drive.google.com/file/d/1_i8YfN8nY_CM7z128JuxiH2R586Jq-oR/view?usp=drivesdk
Kết quả phỏng vấn tóm gọn như sau:
Theo chị, sinh viên có nên sống tự lập một cách khoa học và hợp lý không ?
- Chị Nguyệt trả lời: Sinh viên mình rất nên có cuộc sống tự lập một cách khoa học và hợp lý
Để có cuộc sống tự lập khoa học và hợp lý thì mình cần chuẩn bị mục tiêu và quản lí như thế nào ?
- Chị Nguyệt trả lời: Để trang bị cho mình một cuộc sống tự lập khoa học và hợp lý thì mình cần chuẩn
bị những điều sau:
Thứ 1: Học cách tự nấu ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh và sức khỏe, tiết kiệm chi tiêu
Trang 11 Thứ 2: Biết kiểm soát chi tiêu, ghi chép lại những khoản tiền để chi tiêu hợp lý
Thứ 3: Tự giúp mình hòa đồng với mọi người, tạo nhiều mối quan hệ bạn bè, mọi người trong xã hội
Thứ 4: Tạo cho mình những thói quen lành mạnh như: không thức khuya chơi game, hay không sa đà vào những tệ nạn xã hội, để khổng ảnh hưởng sức khỏe và năng suất học tập của mình
Thứ 5: Trang bị cho mình nhiều kỹ năng chẳng hạn như kỹ năng chịu trách nhiệm để tự giải quyết vấn
đề của bản thân
Kết luận:
Chị Nguyệt – với cương vị là một phụ huynh, một người đã trải qua thời sinh viên và có rất nhiều kinh nghiệm trong việc sống tự lập, thì việc sống tự lập khoa học và hợp lý là vô cùng hợp lý trong khoảng thời gian là sinh viên Để sống tự lập cúng ta ần phải học nhiều thứ như tự nấu ăn, biết kiểm soát chi tiêu, tạo mối quan hệ và các thói quen lành mạnh, và trang bị cho mình những kĩ năng mềm Chúng ta luôn luôn cần phải trau dồi bản thân và học được nhiều điều từng ngày Khi đó, chúng ta mới có thể bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân và sống tự lập một cách khoa học và hợp lý nhất
Hình 3: Buổi phỏng vấn trực tiếp của nhóm 4 với Phụ huynh sinh viên Trường Đại học Kinh Tế - Tài Chính
Nhóm 4 đã thực hiện buổi phỏng vấn trực tiếp với chị Thanh Vân – phụ huynh sinh viên
- Nghề nghiệp: Kĩ sư hóa học
- Thời gian: 30/05/2023
- Link: https://drive.google.com/file/d/1_i8YfN8nY_CM7z128JuxiH2R586Jq-oR/view?usp=drivesdk
Kết quả phỏng vấn tóm gọn như sau:
Sinh viên thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
- Chị Thanh Vân trả lời: Việc thức khuya sẽ gây ảnh hưởng cho sinh viên cũng như mọi người nói chung là khiến cho mình không được minh mẫn khi làm việc Như các bạn cũng đã từng nghe về nhiều vụ sinh viên đột tử vì thức khuya quá nhiều Đây là một hồi chuông cảnh báo đối với các bạn sinh viên
Sinh viên lạm chi trong chi tiêu, tiêu xài hoang phí sẽ gây ảnh hưởng như thế nào khi đến cuối tháng?
- Chị Thanh Vân trả lời: Mình sẽ không thể lường trước được những việc trục trặc sẽ phát sinh trong cuộc sống, vì vậy nếu các bạn lạm chi trong chi tiêu, tiêu xài hoàng phí sẽ không đáp ứng được các vấn đề phát sinh đó Điều đó sẽ khiến bạn nợ nần, cũng như khủng hoảng trong chi tiêu
Hậu quả của sinh viên nếu như còn sống phụ thuộc vào gia đình, chưa tự chịu trách nhiệm những việc mình làm
sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của sinh viên sau khi tốt nghiệp và bắt đầu đi làm?
- Chị Thanh Vân trả lời: Sẽ không ai đồng hành cùng các bạn suốt cả cuộc đời, vì vậy các bạn cần phải tập cho mình cuộc sống tự lập khoa học và hợp lý, việc ỷ lại vào người khác sẽ khiến cho cuộc sống bạn bị phụ thuộc, yếu kém, không ai giải quyết vấn đề cho bạn, bạn sẽ bị tuột lại phía sau
Vậy sinh viên cần trau dồi cho mình những kỹ năng gì để đáp ứng cuộc sống khoa học và hợp lý?
- Chị Thanh Vân trả lời: Cần trau dồi cho bản thân các kỹ năng mềm như:
Tự quản lí chi tiêu
Kế hoạch quản lí thời gian
Cải thiện vấn đề giao tiếp, mở rộng các mối quan hệ