Kết hợp hai công ty có thể tạo ra lợi ích hợp lý, từ việc sử dụng quy mô và tài nguyên toàn cầu của P&G cùng với khả năng sáng tạo và nghiên cứu phát triển hàng đầu của Gillette.2.1.2.Về
Trang 1Tiểu luận PROCTER & GAMBLE THÂU TÓM
ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Mã học phần : 2321702043206
Giảng viên bộ môn : TS Phạm Quốc Việt
Sinh viên thực hiện : Đậu Hải Nam – 2021009707
Đặng Đình Ngọc Trâm - 2021009806 Nguyễn Trịnh Hoàng Dương - 2021009267
Võ Hoàng Long - 2021009687
Đỗ Trần Hiếu - 2021009645
TP.HCM, tháng 7 năm 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN THƯƠNG VỤ 5
1.1 Tổng quan về P&G 5
1.2 Tổng quan về Gillette 6
CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THƯƠNG VỤ 8
2.1 Nguyên nhân thực hiện thương vụ: 8
2.1.1 Về phía P&G 8
2.1.2 Về phía Gillette 8
2.1.3 Vấn đề chung của cả 2 bên: 8
2.2 Chi tiết quá trình thực hiện thương vụ 9
CHƯƠNG 3 CÂU HỎI THẢO LUẬN VỀ THƯƠNG VỤ 11
3.1 Định nghĩa sáp nhập và hợp nhất theo quan điểm pháp lý 11
3.1.1 Định nghĩa sáp nhập 11
3.1.2 Định nghĩa hợp nhất 11
3.1.3 Thương vụ P&G thâu tóm Gillette là sáp nhập hay hợp nhất? 11
3.2 Phân loại M&A 12
3.2.1 Theo chiều ngang 12
3.2.2 Theo chiều dọc 12
3.2.3 M&A hỗn hợp 13
3.2.4 Thương vụ này là M&A theo chiều ngang hay chiều dọc? 13
3.2.5 Ý nghĩa sự khác biệt này từ góc độ quản lý nhà nước là gì? 14
3.3 Giá của cổ phiếu P&G giảm 2%, và giá cổ phiếu của Gillette tăng 13% ngay sau thông báo 14
Trang 33.4 Giải thích những gì P&G đang cố gắng đạt được khi mua lại cổ phiếu của chính mình trong thương vụ 16 3.5 Một số trở ngại mà P&G và Gillette có thể gặp phải khi hợp nhất hai doanh nghiệp 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 4BẢNG PHÂN CÔNG: NHÓM 2
ST
Mức đóng
Ghi chú
trưởng
2 2021009806 Đặng Đình Ngọc
Câu hỏi 4, Tổng hợp
3 2021009267 Nguyễn Trịnh HoàngDương 20% Câu hỏi 3, thuyết trình
4 2021009645 Đỗ Trần Hiếu 20% Câu hỏi 1, thuyết trình
5 2021009687 Võ Hoàng Long 20% Câu hỏi 5, thuyết trình
Trang 5CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN THƯƠNG VỤ
The Procter & Gamble Company (P&G) là một tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc gia của
Mỹ có trụ sở chính tại Cincinnati, Ohio, được thành lập vào năm 1837 bởi William Procter và James Gamble Tập đoàn chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân và chăm sóc nhà cửa Là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị các sản phẩm tiêu dùng trên toàn cầu Với lịch sử hơn 180 năm, P&G đã phát triển thành một tập đoàn đa quốc gia với danh mục sản phẩm đa dạng và thương hiệu mạnh mẽ
P&G đã nổi tiếng với việc tạo ra các sản phẩm chất lượng cao trong các lĩnh vực chăm sóc cá nhân, gia dụng, chăm sóc trẻ em và sức khỏe Công ty đã thành công trong việc xây dựng các thương hiệu nổi tiếng như Pampers, Tide, Crest, Olay và Pantene, từng được xem là những thương hiệu dẫn đầu trong các ngành hàng tương ứng
Vào ngày 30 tháng 6 năm 2005, P&G đã thực hiện năm thứ tư liên tiếp tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng thu nhập trên mỗi cổ phiếu và năng suất dòng tiền tự do bằng hoặc cao hơn mục tiêu của P&G Doanh thu thuần tăng 10% bao gồm tác động của ngoại hối và tăng 8% không tính tác động của ngoại hối, cao hơn mục tiêu từ 4 đến 6% của P&G Năm 2005, thu nhập ròng pha loãng trên mỗi cổ phiếu là 2,66 đô la, tăng 15% so với năm trước Mục tiêu của P&G là tăng trưởng thu nhập trên mỗi cổ phiếu từ 10% trở lên Thu
Trang 6nhập ròng pha loãng trên mỗi cổ phiếu tăng trưởng trước thu nhập ròng do hoạt động mua lại cổ phiếu của Công ty
Gillette được thành lập vào năm 1901 tại Mỹ và nhanh chóng trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng và đáng tin cậy trong lĩnh vực sản xuất dao cạo và các sản phẩm chăm sóc râu mặt nam Gillette đã đạt được nhiều thành tựu vượt trội, mở rộng hoạt động kinh doanh trên toàn cầu và trở thành một thương hiệu quốc tế Công ty đã xây dựng mạng lưới phân phối rộng khắp và có mặt trong nhiều quốc gia trên thế giới, đạt được sự công nhận và lòng tin của người tiêu dùng
Gillette không chỉ tập trung vào việc sản xuất dao cạo và sản phẩm chăm sóc râu mặt, mà còn mở rộng ra các lĩnh vực khác như sản phẩm chăm sóc da, gel tạo bọt, lưỡi cạo, và các sản phẩm khác liên quan đến làm đẹp và chăm sóc cá nhân cho nam giới
Trong năm 2005, Gillette ghi nhận một doanh thu ròng ước tính là 10,71 tỷ USD Lợi nhuận của Gillette trong năm cũng khá tích cực Lợi nhuận ròng ước tính đạt khoảng 1,6
tỷ USD Gillette có một cơ cấu tài sản đa dạng và phong phú Công ty sở hữu nhiều nhà máy sản xuất và cơ sở hạ tầng phân phối trên toàn cầu Ngoài ra, Gillette cũng có một danh mục các thương hiệu hàng đầu, bao gồm Gillette, Braun, và Oral-B
Trang 8CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THƯƠNG VỤ
Thương vụ M&A giữa P&G và Gillette được thực hiện vào năm 2005 Dưới đây là chi tiết về nguyên nhân và bối cảnh xảy ra thương vụ này:
2.1.1 Về phía P&G
Với P&G, mục tiêu chính của công ty là tăng trưởng Một phần của chiến lược tăng trưởng là phát triển các doanh nghiệp đang phát triển nhanh hơn với tiềm năng dẫn đầu toàn cầu và đạt được tốc độ tăng trưởng và dẫn đầu ở Tây Âu P&G đã muốn mở rộng danh mục sản phẩm của mình bằng cách tiếp cận vào lĩnh vực cạo râu và chăm sóc cá nhân mà Gillette chuyên về P&G có thể tận dụng danh tiếng và thị phần mạnh mẽ của Gillette để tiếp cận thị trường mới và khách hàng quốc tế Kết hợp hai công ty có thể tạo
ra lợi ích hợp lý, từ việc sử dụng quy mô và tài nguyên toàn cầu của P&G cùng với khả năng sáng tạo và nghiên cứu phát triển hàng đầu của Gillette
2.1.2 Về phía Gillette
Gillette được coi là đối thủ cạnh tranh chính của P&G, vì nó bán các thương hiệu mạnh ở cùng thị trường và thậm chí là số một trong thị trường chăm sóc răng miệng so với P&G chỉ đứng thứ hai như đã nêu trong báo cáo thường niên năm 2004 của họ Bằng việc sáp nhập, Gillette có thể mở rộng quy mô kinh doanh và tiếp cận thị trường mới P&G có mạng lưới phân phối toàn cầu và kinh nghiệm trong việc tiếp cận các thị trường quốc tế
Sự hợp tác này cho phép Gillette tiếp cận khách hàng mới và phát triển các kênh phân phối mới Gillette có thể sử dụng tài nguyên và quyền lực của P&G để gia tăng thị phần
và nâng cao hiệu quả kinh doanh Tận dụng các kỹ thuật sản xuất và quy trình kinh doanh tiên tiến của P&G để cải thiện hiệu suất và tăng cường khả năng cạnh tranh
2.1.3 Vấn đề chung của cả 2 bên:
P&G và Gillette là 2 thương hiệu riêng lẻ có tính cạnh tranh mạnh, nhưng muốn nâng cao năng lực phát triển sản phẩm cũng như lực lượng bán hàng thì việc kết hợp lại là 1 sự lựa chọn hoàn hảo Kết hợp những chuỗi kinh doanh riêng lẻ thành 1 tổ hợp thống nhất nhằm
Trang 9cách giảm chi phí (ví dụ P&G có thể cân nhắc cắt giảm dòng sản phẩm dòng sản phẩm chăm sóc răng miệng của mình và thay vào đó là thương hiệu mới là Oral-B)
Hai công ty này có sự tương thích về sản phẩm rất lớn, P&G nổi tiếng với các nhãn hiệu như tã giấy Pampers, bột giặt Tide và kem đánh răng Crest và chủ yếu tiếp thị đến các khách hàng nữ thì viêc thêm các sản phẩm dao cạo, và các sản phẩm khác của Gillette sẽ
mở rộng được thị trường của P&G, hướng đến khách hàng nam nhiều hơn, đa dạng thị phần khách hàng
P&G muốn mở rộng danh sách các thương hiệu phải có của công ty, làm đòn bẩy trong việc đàm phán với các nhà bán lẻ về không gian trưng bày, P&G sẽ kết hợp 16 sản phẩm
có doanh thu hơn 1 tỷ USD và 5 sản phẩm khác của Gillette
Để tiết kiệm chi phí quảng cáo cho cả 2 công ty, trong khi P&G là công ty đứng đầu cả nước về truyền hình và quảng cáo, thì Gillette lại chi hàng tỷ đồng mỗi năm mà chỉ hướng được đến khách hàng nam P&G mạnh vượt trội về tiếp thị thì Gillette làm chủ về công nghệ và tốc độ tiếp thị
Ngoài ra, để giảm chi phí thuê nhân công, loại bỏ sự chồng chéo trong quản lý cũng như hợp nhất các chức năng kinh doanh, khi sáp nhập 2 công ty thì việc cắt giảm sẽ dễ dàng thực hiện hơn
Đối với Gillette, các giá trị và sự xuất sắc về tổ chức dùng để phục vụ sự sáng tạo là chủ yếu, ngược lại với P&G áp đặt nguyên tắc và truyền thống dựa trên các cá nhân và sự cần thiết làm tốt mọi việc trong dài hạn, vì vậy sự kết hợp hai nhãn hàng sẽ tạo nên những chiến lược marketing mới, một cách tiếp cận khác về marketing cho khách hàng
Năm 1999, Gillette từng được P&G mua nhưng thương vụ chưa thể thực hiện
27/1/2005: Hai công ty họp và kí thỏa thuận
28/1/2005: Công bố thương vụ P&G mua lại Gillette, P&G cũng phát hành 79 triệu quyền chọn cổ phiếu để đổi lấy quyền chọn cổ phiếu đang lưu hành của P&G
Trang 10Đầu tháng 7/2005, đại hội đồng cổ đông của P&G đã bỏ phiếu kế hoạch mua lại Gillette với tỷ lệ chấp thuận là 96,5% P&G phải bỏ ra mức giá cao hơn 18% so với giá giao dịch trên thị trường và coi như đó là phí để gia nhập vào thị trường mà Gillette có thế mạnh 15/7/2005: EC thông qua thương vụ này (theo thông cáo ban đầu thì 1/7EC sẽ thông qua nhưng do có nhiều vấn đề phải điều tra thêm nên bị lùi lại 2 tuần)
30/9/2005: FTC thông qua
1/10/2005, hoàn tất thương vụ mua lại, căn cứ vào thỏa thuận mua lại, quyđịnh việc trao đổi theo tỷ lệ 0,975 cổ phiếu phổ thông của P&G, P&G cũng phát hành 962 triệu cổ phiếu phổ thông Và kết quả hoạt động kinh doanh của Gillette sẽ được báo cáo trong báo cáo tài chính của P&G
3/10/2005 P&G bắt đầu thực hiện việc mua lại cổ phiếu
Trang 11CHƯƠNG 3 CÂU HỎI THẢO LUẬN VỀ THƯƠNG VỤ
3.1.1 Định nghĩa sáp nhập
Theo quan điểm pháp lý, sáp nhập (acquisition) là quá trình một công ty (công ty mua) mua lại toàn bộ hoặc một phần công ty khác (công ty bị mua) và trở thành chủ sở hữu mới của công ty bị mua
Trong đó, A và B là hai pháp nhân trước kết hợp, pháp nhân A (bên đi mua) tiếp nhận toàn bộ quyền và nghĩa vụ của pháp nhân B (bên mục tiêu) Thông qua hành vi hợp nhất, bên mục tiêu trước kết hợp chấm dứt tồn tại Trong trường hợp này, B có thể là một bộ phận, một tài sản quan trọng của bên mục tiêu
3.1.2 Định nghĩa hợp nhất
Theo quan điểm pháp lý, hợp nhất (merger) là quá trình kết hợp hai hay nhiều công ty độc lập để hình thành một công ty mới hoặc để một công ty sở hữu và kiểm soát các công
ty khác
Trong đó, A và B là hai pháp nhân trước kết hợp, C là pháp nhân mới hình thành sau kết hợp, tiếp nhận toàn bộ quyền và nghĩa vụ của các pháp nhân trước kết hợp Thông qua hành vi hợp nhất, các pháp nhân trước kết hợp chấm dứt tồn tại
3.1.3 Thương vụ P&G thâu tóm Gillette là sáp nhập hay hợp nhất?
Theo quan điểm pháp lý, sự phân biệt giữa sáp nhập và hợp nhất dựa trên các yếu tố quan trọng như quyền kiểm soát, cấu trúc tổ chức, và quyền lợi của các bên tham gia Dựa trên các thông tin về thương vụ P&G thâu tóm Gillette, có thể giải thích vì sao nó được coi là một sáp nhập thay vì một hợp nhất dưới góc độ pháp lý như sau:
Trang 12 Quyền kiểm soát: Trong thương vụ này, P&G mua lại toàn bộ cổ phần của Gillette
và trở thành công ty mẹ, trong khi Gillette trở thành công ty con Điều này có nghĩa là P&G có quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh và quyết định chiến lược của Gillette Gillette không tiếp tục hoạt động dưới tên riêng của mình và không
có sự tương đương trong việc quyết định các vấn đề quản trị Sự kiểm soát tối đa của P&G đối với Gillette hỗ trợ quan điểm rằng đây là một sáp nhập
Cấu trúc tổ chức: Trong sáp nhập, công ty mua lại (P&G) trở thành chủ động
trong việc quản lý và điều hành công ty bị mua lại (Gillette) Gillette không còn tồn tại như một thực thể độc lập và hoạt động dưới thương hiệu và quyền kiểm soát của P&G Điều này phản ánh sự thay đổi cấu trúc tổ chức của Gillette và việc nằm dưới sự quản lý trực tiếp của P&G, đặc trưng cho sáp nhập
Quyền lợi của các bên: Trong thương vụ này, P&G mua lại cổ phần của Gillette từ
cổ đông của Gillette với mục tiêu tăng cường giá trị cho cổ đông của cả hai công
ty Gillette trở thành một phần của P&G và cổ đông của Gillette trở thành cổ đông của P&G Quyền lợi của cổ đông Gillette được thể hiện thông qua việc sở hữu cổ phiếu của P&G Điều này tương thích với khía cạnh sáp nhập, trong đó công ty bị mua lại không còn tồn tại độc lập và cổ đông của nó trở thành cổ đông của công ty mẹ
3.2.1 Theo chiều ngang
Trong giao dịch này, bên đi mua và bên mục tiêu là đối thủ cạnh tranh hiện hữu, với những sản phẩm chính của hai bên có khả năng thay thế lẫn nhau
3.2.2 Theo chiều dọc
Trong M&A theo chiều dọc, mối quan hệ giữa các bên liên quan là quan hệ mua bán, giữa nhà cung cấp với khách hàng của mình Nói một cách khác, các công ty này đang hoạt động trong cùng một chuỗi cung ứng, hoạt động ở các công đoạn khác nhau của cùng một ngành
Trang 133.2.3 M&A hỗn hợp
Sáp nhập hỗn hợp được thực hiện giữa các công ty không liên quan, không phải đối thủ cạnh tranh và không có một mối quan hệ mua bán Nói một cách khác, hai công ty trước sáp nhập đang hoạt động ở hai chuỗi cung ứng khác nhau
3.2.4 Thương vụ này là M&A theo chiều ngang hay chiều dọc?
Trong thương vụ P&G thâu tóm Gillette, theo định nghĩa đây được xem là một M&A (Mergers and Acquisitions) theo chiều ngang
Tính cạnh tranh và sự bổ sung lẫn nhau: P&G và Gillette đều hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất và tiếp thị các sản phẩm chăm sóc cá nhân, bao gồm dao cạo, máy cạo và các sản phẩm liên quan Thương vụ P&G thâu tóm Gillette theo chiều ngang cho phép hai công ty kết hợp lợi thế cạnh tranh của mình và bổ sung nhau trong cùng một ngành công nghiệp P&G sẽ sở hữu thương hiệu Gillette mạnh mẽ trong lĩnh vực dao cạo và máy cạo, giúp mở rộng và tăng cường danh tiếng và hiện diện thị trường của họ
Đạt được quy mô và tăng trưởng: Bằng cách thâu tóm Gillette, P&G có thể tăng
kích thước và quy mô hoạt động của mình Kết hợp hai công ty sẽ tạo ra một tổ chức lớn hơn, có khả năng tận dụng các nguồn lực và quyền lực hơn để đối phó với các đối thủ cạnh tranh Nó cũng mở ra cơ hội tăng trưởng và mở rộng thị trường, vì cả P&G và Gillette đều có mạng lưới phân phối toàn cầu mạnh mẽ
Tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa hoạt động: M&A theo chiều ngang có thể mang lại
lợi ích về tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa hoạt động P&G và Gillette có thể tận dụng lợi thế về mạng lưới sản xuất, phân phối và quảng cáo chung để giảm chi phí
và tăng hiệu quả hoạt động Công ty kết hợp cũng có thể chia sẻ nghiên cứu và phát triển sản phẩm, nâng cao khả năng đổi mới và đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường
Tóm lại, thương vụ P&G thâu tóm Gillette được coi là một M&A theo chiều ngang vì P&G và Gillette hoạt động trong cùng một lĩnh vực sản xuất và tiếp thị các sản phẩm
Trang 14chăm sóc cá nhân Việc kết hợp hai công ty mang lại lợi ích cạnh tranh, tăng trưởng, tối
ưu hóa hoạt động và tiết kiệm chi phí cho cả hai bên
3.2.5 Ý nghĩa sự khác biệt này từ góc độ quản lý nhà nước là gì?
M&A theo chiều ngang: Trong trường hợp này, hai công ty hoạt động trong cùng một ngành công nghiệp hoặc ngành hàng tương tự Quản lý nhà nước có thể nhìn thấy ý nghĩa của M&A theo chiều ngang là tạo ra một sự cân đối cạnh tranh và sự đa dạng hóa nguồn lực trong lĩnh vực đó Việc hợp nhất hai công ty cùng ngành có thể tạo ra một doanh nghiệp lớn hơn, có khả năng cạnh tranh tốt hơn và tối ưu hóa sự sử dụng tài nguyên chung
M&A theo chiều dọc: Trái ngược với M&A theo chiều ngang, M&A theo chiều dọc xảy
ra khi hai công ty hoạt động ở các giai đoạn khác nhau trong chuỗi cung ứng hoặc ngành công nghiệp Từ góc độ quản lý nhà nước, M&A theo chiều dọc có ý nghĩa là kiểm soát hoặc tích hợp các khâu sản xuất, phân phối hoặc dịch vụ liên quan trong một ngành công nghiệp nhất định Điều này có thể mang lại lợi thế về quy mô, quản lý nguồn lực và khả năng tạo ra giá trị gia tăng
sau thông báo
P&G thực tế sẽ thâu tóm Gillette bằng 1 giao dịch hoán đổi cổ phiếu Theo thỏa thuận được công bố vào đầu ngày thứ Sáu, Procter & Gamble sẽ trả 0,975 cổ phiếu phổ thông của họ cho mỗi cổ phiếu phổ thông của Gillette, dựa trên giá đóng cửa hôm thứ Năm Giá đóng cửa hôm thứ Năm của P&G là 55,32 đô la mỗi cổ phiếu, P&G định giá Gillette
ở mức khoảng 54 đô la mỗi cổ phiếu - cao hơn 18% so với giá đóng cửa Điều này sẽ đại diện cho mức phí bảo hiểm 18% cho cổ phiếu Gillette
Tuy nhiên, vào ngày công bố thỏa thuận là ngày 28 tháng 1 năm 2005 Ngay sau khi có thông báo về thỏa thuận sáp nhập, cổ phiếu của P&G giảm 1,17 USD tương đương mức giảm 2% xuống còn 54,15 USD/cổ phiếu Trong khi cổ phiếu của Gillette tăng mạnh 5,92