Trang 9 Bản chất tài chính doanh nghiệp: Xét về mặt hình thức là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sửdụng gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Xét về bản chất lại là
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI Tình hình tài chính tại
Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Việt Tân
Giảng viên hướng dẫn: TS Hoàng Phương Anh
HÀ NỘI – 2022
Trang 2Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
Tân
Nguyễn Việt Tân
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4
1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp 4
1.1.1 Tài chính doanh nghiệp 4
1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp 7
1.2 Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp 11
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu, tài liệu và phương pháp đánh giá thực trạng tài chính DN 11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ PHỤ TÙNG CƠ ĐIỆN 33
2.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng cơ điện 33
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 33
2.1.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 35
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 35
2.2 Đánh giá thực trạng tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng cơ điện 36
2.2.1 Đánh giá tình hình huy động vốn của công ty 36
2.2.2 Đánh giá quy mô và cơ cấu nguồn vốn của công ty 37
2.2.3 Đánh giá quy mô và cơ cấu tài sản của công ty 40
2.2.4 Đánh giá mô hình tài trợ của công ty 44
2.2.5 Đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty 46
2.2.6 Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty 50
2.2.7 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty 53
2.2.8 Đánh giá tình hình sử dụng vốn bằng tiền của công ty 55
2.2.9 Đánh giá mô hình tăng trưởng của công ty 56
2.2.10 Đánh giá việc sử dụng đòn bảy tài chính của công ty 57
2.3 Khái quát chung tình hình tài chính của công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng cơ điện 58
Trang 42.3.1 Những kết quả đạt được 58
2.3.2 Những hạn chế tồn tại 59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ PHỤ TÙNG CƠ ĐIỆN 61
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 61
3.1.1 Bối cảnh kinh, tế xã hội 61
3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty 62
3.2 Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện 64
3.2.1 Điều chỉnh tình trạng mất cân đối cơ cấu tài sản 64
3.2.2 Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra 65
3.2.3 Tăng cường quản trị nợ phải thu và chấp hành kỷ luật thanh toán đối với nợ phải trả 66
3.2.4 Mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm những khách hàng mới 68
3.2.5 Một số giải pháp khác 69
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp 70
3.3.1 Về phía doanh nghiệp 70
3.3.2 Về phía Nhà nước 71
KẾT LUẬN 72
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam hiện nay, dẫn tới rấtnhiều doanh nghiệp mới được thành lập với nhiều loại hình kinh doanh, sản xuấtcũng như quy mô lớn, nhỏ khác nhau Việc nhiều doanh nghiệp thành lập nhưvậy cho thấy môi trường kinh doanh tại Việt Nam ngày càng được mở rộng, đây
là cơ hội lớn cho mỗi doanh nghiệp trên thị trường có thể nâng cao được vị thế,tối đa hóa lợi nhuận của mình Tuy nhiên, việc mở rộng cũng khiến cho nền kinh
tế tại Việt Nam chịu không ít tác động từ nền kinh tế thế giới, từ các cuộc khủnghoảng kinh tế, và đặc biệt nhất là sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 với quy
mô toàn cầu đã tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp Việt Nam Trong cácdoanh nghiệp tại Việt Nam, một số doanh nghiệp chưa tìm được hướng đi đúngđắn và gặp nhiều vướng mắc nên không thể tồn tại trước đại dịch Bên cạnh đó,
có rất nhiều doanh nghiệp đã vượt qua được đại dịch này và thậm chí còn pháttriển hơn, khiến chúng ta nhìn vào đó mà cảm thấy ngưỡng mộ Một trong các lý
do giúp các doanh nghiệp có thể trụ vững và phát triển qua những lần khó khănnhư vậy là phải có một tiềm lực tài chính mạnh mẽ để có thể hoạt động và cạnhtranh có hiệu quả Vì thế, một doanh nghiệp muốn nhận thức được khả năng tồntại cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì phải phân tích
kỹ lưỡng tình hình tài chính hàng năm của doanh nghiệp từ đó có thể tìm đượcnguyên nhân, giải pháp để điều chỉnh lại việc ra quyết định cũng như địnhhướng trong tương lại của mình được tốt hơn
Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng Cơ điện được thành lập gần 30 nămnhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn do sự tác động của đại dịch Covid-19 lầnnày Qua việc nhận thức được tầm quan trọng của tình hình tài chính trong
doanh nghiệp, em đã lựa chọn đề tài “Tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần
Trang 62 Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát: Tổng hợp những kiến thức, lý thuyết đã tích lũy được trong
quá trình học tập để từ đó nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính của mộtdoanh nghiệp cụ thể trong thực tế
- Mục tiêu cụ thể:
Phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp từ đó chỉ ra được thuận lợi, khókhăn trong các hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn 2019-2021
Tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp để thay đổi và cải thiện tìnhhình tài chính của doanh nghiêp
Đưa ra các ý kiến đóng góp, các kiến nghị cho công ty, cơ quan nhà nước
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp như: bảng cânđối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…để lấy số liệu để phân tích,
so sánh, đánh giá tình hình tài chính của công ty
- Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt không gian: tại Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện Số nhà 56 Ngõ 102 - Đường Trường Chinh – Phường Phương Mai – Quận Đống Đa –Thành phố Hà Nội
- Về mặt thời gian: tình hình tài chính là một trong những chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Muốn có đánh giá chính xác
và đầy đủ nhất đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu lâu dài về mọi mặt kinhdoanh của công ty Nhưng do thời gian thực tập ở công ty có hạn nên em chỉ có
Trang 7thể phản ánh một cách khái quát về tình hình tài chính của công ty qua báo cáotài chính của 3 năm gần nhất là năm 2019, 2020 và 2021
4 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng cơ sở lý thuyết về tài chính doanh nghiệp và phân tích tàichính doanh nghiệp Phương pháp nghiên cứu được thực hiện chủ yếu là cácphương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ,….kết hợp với các kiến thức đã họccùng với thông tin thu thập từ thực tế tại công ty, mạng xã hội, và các tài liệutham khảo khác…
5 Kết cấu của đề tài nghiên cứu:
Tên đề tài : “Tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng cơđiện”
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung luậnvăn được bố trí thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tình hình tài chính doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Thiết bị phụ
tùng cơ điện
Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính tại
Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng cơ điện
Trang 8CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Tài chính doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm
Theo quy định tại Điều 4 khoản 1 Luật Doanh nghiệp năm 2005: “DN là
tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinhdoanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinhdoanh”
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình kết hợp cácyếu tố đầu vào như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… và sức laođộng để tạo ra yếu tố đầu ra là hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa đó để thu lợinhuận
Trong nền kinh tế thị trường, để có các yếu tố đầu vào đòi hỏi doanhnghiệp phải có lượng vốn tiền tệ nhất định Với từng loại hình doanh nghiệp sẽ
có phương thức thích hợp tạo lập số vốn tiền tệ ban đầu, từ số vốn tiền tệ đódoanh nghiệp mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu… Sau khi sản xuấtxong, doanh nghiệp thực hiện bán hàng hóa và thu được tiền Từ số tiền bánhàng, doanh nghiệp sử dụng để bù đắp các khoản chi phí vật chất đã tiêu hao, trảtiền công cho người lao động, các khoản chi phí khác, nộp thuế cho Nhà nước
và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế Từ số lợi nhuận sau thuế này, doanhnghiệp tiếp tục phân phối cho các mục đích có tính chất tích lũy và tiêu dùng.Như vậy, quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trình tạo lập, phânphối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính của doanh nghiệp.Trong quá trình đó đã làm phát sinh, tạo ra sự vận động của các dòng tiền baohàm dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư và hoạt động kinhdoanh thường xuyên hàng ngày của doanh nghiệp
Trang 9Bản chất tài chính doanh nghiệp:
Xét về mặt hình thức là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử
dụng gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp
Xét về bản chất lại là các mối quan hệ kinh tế - tài chính dưới hình thức
giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệptrong quá trình kinh doanh
Bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của DN là các quan hệ kinh
tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính của DN như: giữadoanh nghiệp với Nhà nước, quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tếkhác, giữa doanh nghiệp với người lao động, giữa doanh nghiệp với các chủ sởhữu doanh nghiệp, giữa các bộ phận nội bộ trong doanh nghiệp
Quan hệ tài chính giữa DN với Nhà nước: Quan hệ này được thực hiện
chủ yếu ở chỗ mỗi DN thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước như nộpcác khoản thuế, lệ phí vào ngân sách…Đối với DN nhà nước còn thể hiện ởviệc: Nhà nước đầu tư vốn ban đầu và bổ sung cho DN bằng các cách thức khácnhau
Quan hệ tài chính giữa DN với các chủ thể kinh tế và các tổ chức kinh tế
xã hội khác: Quan hệ tài chính giữa DN với các chủ thể kinh tế khác là mối
quan hệ rất đa dạng và phong phú được thể hiện trong việc thanh toán, thưởngphạt vật chất khi DN và các chủ thể kinh tế khác cung cấp hàng hóa, dịch vụ chonhau
Quan hệ tài chính giữa DN với người lao động trong DN: Quan hệ này
được thể hiện trong việc DN thanh toán tiền công, thực hiện thưởng phạt vậtchất với người lao động trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh củaDN…
Trang 10 Quan hệ tài chính giữa DN với các chủ sở hữu của DN: Mối quan hệ này
thể hiện trong việc đầu tư, góp vốn hay rút vốn của chủ sở hữu đối với DN vàtrong việc phân chia LNST của DN
Quan hệ tài chính trong nội bộ DN: Đây là quan hệ thanh toán giữa các
bộ phận nội bộ DN trong hoạt động kinh doanh, trong việc hình thành và sửdụng các quỹ của DN
1.1.1.2 Các quyết định tài chính doanh nghiệp
Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc vào việc lựa chọn
và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết dịnh nhằm đạtđược mục tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận,không ngừng gia tăng giá trị doanh nghiệp trên cơ sở cung ứng tốt nhất sảnphẩm hàng hóa cho xã hội và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trênthị trường
Quyết định đầu tư: Là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản và
giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động) Quyết định đầu
tư ảnh hưởng đến bên trái (phần tài sản) của bảng cân đối kế toán Các quyếtđịnh đầu tư chủ yếu của DN bao gồm:
Quyết định đầu tư tài sản lưu động: quyết định tồn quỹ, quyết định tồn kho,
quyết định chính sách bán hàng, quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn…
Quyết định đầu tư TSCĐ: quyết định mua sắm TSCĐ, quyết định đầu tư dự
án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn…
Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư TSCĐ:
quyết định sử dụng đòn bẩy hoạt động, quyết định điểm hoà vốn
Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong các quyếtđịnh của tài chính DN bởi nó tạo ra giá trị cho DN Một quyết định đầu tư đúng
Trang 11hữu, ngược lại một quyết định đầu tư sai sẽ làm tổn thất giá trị DN dẫn tới thiệthại tài sản cho chủ sở hữu DN.
Quyết định nguồn vốn (quyết định huy động vốn): Là những quyết định
liên quan đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho các quyết địnhđầu tư Quyết định nguồn vốn tác động đến bên phải bảng cân đối kế toán (phầnNguồn vốn) Các quyết định nguồn vốn chủ yếu của DN bao gồm:
Quyết định huy động vốn ngắn hạn: quyết định vay ngắn hạn hay là sử dụng
tín dụng thương mại Đối với quyết định vay ngắn hạn sẽ phải lựa chọn quyếtđịnh vay ngắn hạn ở ngân hàng hay là phát hành tín phiếu
Quyết định huy động vốn dài hạn: quyết định sử dụng nợ dài hạn – phát hành
vốn cổ phần (cổ phần phổ thông hay là cổ phần ưu đãi); quyết định vay dàihạn ngân hàng hay là phát hành trái phiếu
Quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và VCSH (đòn bẩy tài chính)
Quyết định vay để mua sắm hay thuê tài sản.
Để đưa ra được quyết định huy động vốn đúng đắn, các nhà quản trị tàichính phải có sự nắm vững những điểm lợi, bất lợi của việc sử dụng các công cụhuy động vốn; đánh giá chính xác tình hình hiện tại và dự báo đúng đắn diễnbiến thị trường – giá cả trong tương lai trước khi đưa ra quyết định huy độngvốn
Quyết định phân chia lợi nhuận: gắn liền với việc quyết định về phân chia
cổ tức hay chính sách cổ tức của DN Các nhà quản trị tài chính sẽ phải lựa chọngiữa việc sử dụng LNST để chia cổ tức hay là giữ lại để tái đầu tư Những quyếtđịnh này liên quan đến việc DN nên theo đuổi một chính sách cổ tức như thế nào
và liệu chính sách cổ tức có tác động như thế nào đến giá trị DN hay giá cổphiếu trên thị trường hay không
Ngoài ba quyết định chủ yếu trong tài chính DN như trên đã đưa ra còn có
Trang 12như quyết định mua bán, sáp nhập DN, quyết định phòng ngừa rủi ro tài chínhtrong hoạt động SXKD, quyết định tiền lương hiệu quả…
1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ
chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt độngcủa doanh nghiệp Do các quyết định tài chính của doanh nghiệp đều gắn liềnvới việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt độngcủa doanh nghiệp; vì vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp còn được nhìn nhận làquá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm soát quá trình tạolập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanhnghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận, một nội dung quan trọnghàng đầu của quản trị DN, nó có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tới tất cả cácmặt hoạt động của DN Hầu hết các quyết định quản trị DN đều dựa trên cơ sởnhững kết quả rút ra từ việc đánh giá về mặt tài chính của hoạt động quản trị tàichính DN
Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động của nhà quản trịliên quan đến ba loại quyết định chính: Quyết định đầu tư, quyết định huy độngvốn và quyết định phân phối lợi nhuận, sao cho có lợi nhất cho các chủ doanhnghiệp tức là tối đa hóa được giá trị doanh nghiệp
Như vậy, “Quản trị tài chính doanh nghiệp là các hoạt động nhằm phối trícác dòng tiền tệ trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.Quản trị tài chính bao gồm các hoạt động làm cho luồng tiền tệ của công ty phùhợp trực tiếp với các kế hoạch.”
1.1.2.2 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
Trang 13Thứ nhất, Quản trị TCDN thực hiện huy động vốn đảm bảo cho các hoạt
động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục
Thứ hai, Quản trị TCDN thực hiện tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu
quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ ba, Quản trị TCDN thực hiện kiểm tra, giám sát một cách toàn diện
các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2.3 Nội dung của quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị TCDN bao hàm các nội dung chủ yếu sau:
- Lựa chọn và quyết định đầu tư
Để đi đến quyết định đầu tư đòi hỏi DN phải xem xét dòng tiền ra và dòngtiền vào liên quan đến khoản đầu tư để đánh giá cơ hội đầu tư Đó là quá trìnhhoạch định dự toán vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính của việc đầu tư
- Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạtđộng của doanh nghiệp ở trong kỳ Tiếp theo, phải tổ chức huy động các nguồnvốn đáp ứng kịp thời đầy đủ và có lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp
- Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp
TCDN phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốn hiện có của DN vàohoạt động SXKD, giải phóng kịp thời vốn ứ đọng, theo dõi chặt chẽ và thực hiệntốt việc thanh toán, thu hồi tiền bán hàng và các khoản phải thu khác, đồng thờiquản lý chặt chẽ mọi khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động
- Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp
Trang 14Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế cũng như trích lập và sử dụngtốt các quỹ của DN sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của doanh nghiệp.
- Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua tình hình thu chi hàng ngày, các BCTC, tình hình thực hiện cácchỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình hoạt động của DN Mặtkhác, cần tiến hành định kỳ phân tích tình hình TCDN nhằm đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn, điểm mạnh, yếu trong công tác quản lý và dự báo
- Thực hiện kế hoạch hóa tài chính
Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thông quaviệc lập kế hoạch tài chính Có kế hoạch tài chính tốt thì thì doanh nghiệp mới
có thể đưa ra các quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mục tiêu củaDN
1.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính DN trong các DN khác nhau là không giống nhau Sở dĩ
có sự khác nhau đó là do sự chi phối bởi các nhân tố cơ bản là hình thức pháp lý
tổ chức DN, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh và môi trường kinhdoanh của DN Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản trị tài chính doanhnghiệp:
- Hình thức pháp lý tổ chức DN
Mỗi doanh nghiệp đều tồn tại dưới những hình thức pháp lý nhất định về tổchức doanh nghiệp Tại Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp 2005 có 4 hình thứcpháp lý cơ bản của doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hộdanh, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần
Hình thức pháp lý tổ chức DN ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức tài chính
DN như: Phương thức hình thành và huy động vốn, tổ chức quản lý sử dụngvốn, chuyển nhượng vốn, phân phối lợi nhuận và trách nhiệm của chủ sở hữu
Trang 15- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh
Hoạt động của DN thường được thực hiện trong một hoặc một số ngành kinhdoanh nhất định Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm kinh tế - kỹ thuậtriêng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ chức tài chính của DN
Những DN hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ thì VLĐ chiếm tỷtrọng cao hơn, tốc độ chu chuyển của VLĐ cũng nhanh hơn so với các ngànhnông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng Ở các ngành này, VCĐthường chiếm tỷ trọng cao hơn VLĐ, thời gian thu hồi vốn cũng chậm hơn.Những DN sản xuất ra các loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn thì nhu cầuVLĐ giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn, DN cũngthường xuyên thu được tiền bán hàng, nhờ đó có thể dễ dàng bảo đảm cân đốithu chi bằng tiền, cũng như bảo đảm nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh Ngượclại, những DN sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phải ứnglượng VLĐ lớn hơn Những DN hoạt động trong những ngành sản xuất có tínhthời vụ thì nhu cầu về VLĐ giữa các thời kỳ trong năm chênh lệch nhau rất lớn,giữa thu và chi bằng tiền thường có sự không ăn khớp nhau về thời gian Đó làđiều phải tính đến trong việc tổ chức tài chính, nhằm bảo đảm vốn kịp thời, đầy
đủ cho hoạt động của DN cũng như bảo đảm cân đối giữa thu và chi bằng tiền
- Môi trường kinh doanh
DN tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh nhất định Môi trườngkinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên trong và bên ngoài ảnh hưởngđến hoạt động của DN: Môi trường kinh tế - tài chính, môi trường chính trị, mộitrường luật pháp, môi trường công nghệ, môi trường văn hóa – xã hội…
1.2 Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu, tài liệu và phương pháp đánh giá thực trạng tài chính DN
Trang 16Đánh giá thực trạng TCDN thực chất là việc xem xét, phân tích một cáchtoàn diện trên tất cả các mặt hoạt động của TCDN đê thấy được thực trạng tàichính là tốt hay xấu, xác định ưu nhược điểm, thấy rõ nguyên nhân và mức độảnh hưởng cảu các nhân tố đến tình hình tài chính, từ đó giúp nhà quản lý doanhnghiệp có những quyết định, đề ra dịnh hướng và giải pháp kịp thời để nâng caohiệu quả SXKD của DN.
Khi đánh giá trên bất cứ phương diện nào đều không thể tránh khỏi ý chủquan của chủ thể đánh giá đối với đối tượng bị đánh giá Khi thực thi nhiệm vụphân tích thì yêu cầu cơ bản là đánh giá phải dựa trên thông tin định lượng đãđược kiểm định
1.2.1.2 Mục tiêu của đánh giá thực trạng tài chính DN
Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chínhcủa DN và mỗi đối tượng lại quan tâm theo mỗi giác độ khác nhau Do đó đốivới mỗi đối tượng thì đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiêp cũng nhằm cácmục tiêu khác nhau Cụ thể:
Đối với nhà quản lý DN:
Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn
đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanhtoán…
Hướng các quyết định của ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tìnhhình thực tế của DN như quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận…
Đánh giá thực trạng tài chính DN là cơ sở cho những dự đoán tài chính
Đánh giá thực trạng tài chính DN là công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạtđộng, quản lý trong DN
Đối với các nhà đầu tư: Đánh giá thực trạng tài chính DN đối với các nhà
đầu tư là để đánh giá DN và ước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu
Trang 17Đối với người cho vay: Đánh giá thực trạng tài chính DN đối với người
cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng
Đối với người hưởng lương trong DN: Đánh giá thực trạng tài chính DN
giúp họ định hướng việc làm ổn định của mình, trên cơ sở đó yên tâm dốc sứcvào hoạt động SXKD của DN tùy theo công việc được phân công, đảm nhiệm
Do đó, đánh giá thực trạng tài chính DN là công cụ hữu ích được dùng đểxác định giá trị kinh tế, đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của DN, tìm ra nguyênnhân khách quan và chủ quan, giúp từng đối tượng lựa chọn và đưa ra nhữngquyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm
1.2.1.3 Tài liệu và phương pháp đánh giá thực trạng tài chính DN
Về tài liệu: các nhà quản trị, nhà đầu tư hoặc các đối tượng bên ngoài DN
khác có thể sử dụng các tài liệu sau để đánh giá thực trạng tài chính của mộtDN:
Hệ thống báo cáo tài chính của DN, bao gồm: Bảng Cân đối kế toán, báo cáokết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minhBCTC
Các yếu tố bên trong DN: như cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý, ngành nghề,đặc điểm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà DN kinh doanh, quy trình côngnghệ, năng lực lao động,…
Các yếu tố bên ngoài DN: như chế độ chính trị xã hội, tình hình biến độngnền kinh tế trong nước và thế giới, tiến bộ KHKT, chính sách thuế, chínhsách tiền tệ
Về phương pháp đánh giá: Thông thường sử dụng các phương pháp sau
để đánh giá thực trạng tài chính một DN bao gồm:
Phương pháp so sánh: đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trongđánh giá tình hình tài chính nói riêng và phân tích tài chính nói chung
Trang 18 Phương pháp phân chia (chi tiết)
Phương pháp liên hệ đối chiều và xếp hạng
Phương pháp đồ thị: phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng biểu đồ,
đồ thị qua đó mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu nghiên cứu
1.2.2 Nội dung đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp
1.2.2.1 Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp
Để có nguồn vốn thực hiện sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể huyđộng từ nhiều nguồn khác nhau Căn cứ vào phạm vi huy động các nguồn vốncủa DN có thể chia thành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài
a Nguồn vốn bên trong
Nguồn vốn bên trong của DN có nguồn chính là lợi nhuận giữ lại để tái đầu
tư Hàng năm DN có thể sử dụng một phần LNST để bổ sung tăng vốn, tự đápứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng của DN Nguồn này ít nhiều phụ thuộc vào: kếtquả kinh doanh của DN, chính sách chi trả cổ tức, chiến lược kinh doanh và cơhội đầu tư của DN
Khi sử dụng nguồn vốn bên trong có những điểm lợi và bất lợi như sau:
Trang 19 Hiệu quả sử dụng vốn thường không cao do không phải hoàn trả vốn gốc vàlãi theo kỳ hạn cố định
Sự giới hạn về quy mô nguồn vốn, bởi lẽ lợi nhuận sau thuế chịu sự chi phốitrực tiếp của kết quả kinh doanh hằng năm của DN và chính sách phân chia,
sử dụng lợi nhuận sau thuế của DN
Đối với các DN vừa và nhỏ thì quy mô nguồn vốn bên trong thường rất hạnchế, không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn trong quá trình hoạt động củamình Do đó, các DN buộc phải tìm đến các nguồn vốn bên ngoài
b Nguồn vốn bên ngoài
Việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài DN để tăng thêm nguồn tài chínhcho hoạt động kinh doanh là vấn đề hết sức quan trọng đối với một DN Cùngvới sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều hình thức vàphương pháp mới cho phép DN huy động vốn từ bên ngoài
Nguồn vốn bên ngoài bao gồm một số nguồn vốn chủ yếu sau:
Vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính (ngắn hạn hoặc dài hạn)
Tín dụng thương mại của nhà cung cấp
Phát hành chứng khoán (cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu)
Thuê tài chính
1.2.2.2 Đánh giá quy mô và cơ cấu nguồn vốn
Về cơ bản, chúng được chia thành nguồn VCSH và các nguồn vốn vay.Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ DN, bao gồm sốvốn do chủ sở hữu bỏ ra và phần vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh Vốn chủ sởhữu tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức:
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả
Trang 20Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà DN có trách nhiệmphải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác nhau: Nợ vay, các khoản phải trảngười bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong DN…
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, thông thường DNphải phối hợp cả hai nguồn vốn: VCSH và nợ phải trả
Để có đánh giá hợp lý về chính sách huy động và tạo lập vốn của DN tacần đi sâu phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn thông qua số liệu ởphần nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán
Khi tiến hành phân tích, ta cần xác định các chỉ tiêu sau:
- Hệ số nợ:
Hệ số nợ thể hiện việc sử dụng nợ của DN trong việc tổ chức nguồn vốn
và điều đó cũng cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của DN
Tổng số nợ của DN bao gồm toàn bộ số nợ ngắn hạn và dài hạn
Tổng nguồn vốn bao gồm các nguồn vốn mà DN sử dụng
Thông thường các chủ nợ thích tỷ lệ vay nợ vừa phải vì tỷ lệ này càngthấp thì khoản nợ được đảm bảo trong trường hợp DN bị phá sản Trong khi đó,các chủ sở hữu lại ưa thích tỷ lệ nợ cao vì họ nắm trong tay một lượng tài sảnlớn mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ và các nhà tài chính sử dụng nó như mộtchính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận Tuy nhiên nếu hệ số nợ quá cao, DN
sẽ dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán
- Hệ số vốn chủ sở hữu:
Hệ số VCSH lại đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốnhiện nay của DN Hệ số VCSH càng lớn, chứng tỏ DN càng độc lập tự chủ về
Trang 21mặt tài chính Tuy nhiên, hệ số VCSH ở mức quá cao mà không mạnh dạn đivay vốn sẽ khộng tận dụng và phát huy được tác dụng của đòn bẩy tài chính.
1.2.2.3 Đánh giá quy mô và cơ cấu tài sản
Trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, DN sẽ tiến hành phân bổ vốnvào các khâu tương ứng Để có đánh giá chính xác về việc sử dụng vốn của DNtrong kỳ có hợp lý hay không ta cần xem xét vốn trong kỳ đã được phân bổ vàođâu, tỷ lệ vốn từng khâu là bao nhiêu, nhiều hay ít tăng hay giảm giữa các kỳ, tỷ
lệ này được coi là hợp lý hay chưa đó chính là mục tiêu của đánh giá tình hình
sử dụng vốn trong DN Để tiến hành phân tích đánh giá tình hình sử dụng vốncủa DN cần tập trung vào những nội dung sau:
Thứ nhất: Xem xét cơ cấu vốn và sự biến động của tổng tài sản cũng như
của từng loại tài sản Thông qua việc tính toán tỷ trọng của từng loại, so sánhgiữa cuối kỳ và đầu năm cả về số tuyệt đối và số tương đối Cần tập trung vàomột số loại tài sản quan trọng Cụ thể là:
Sự biến động tài sản tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năngứng phó đối với các khoản nợ đến hạn
Sự biến động của HTK chịu ảnh hưởng lớn đến quá trình SXKD, từ khâu dự trữsản xuất đến khâu bán hàng
Sự biến động của khoản phải thu chịu ảnh hưởng của công việc thanh toán vàchính sách tín dụng của DN đối với khách hàng Điều đó ảnh hưởng đến việcquản lý sử dụng vốn
Sự biến động của TSCĐ cho thấy quy mô và năng lực sản xuất hiện có của DN
Thứ hai: Xem xét phần nguồn vốn, tính toán tỷ trọng của từng loại nguồn
vốn, so sánh số tương đối giữa cuối kỳ và đầu năm, đánh giá xem cơ cấu nguồnvốn đã hợp lý chưa, sự biến động có phù hợp với xu hướng phát triển của DNkhông, cần kết hợp với phần tài sản để thấy được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu,
Trang 22khoản mục nhằm phân tích được sát hơn Các chỉ tiêu xem xét đánh giá cơ cầuvốn:
Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng củaTSCĐ trong tổng tài sản mà DN đang sử dụng vào hoạt động SXKD, phản ánhtình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất, xu hướng phát triểnlâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của DN Tuy nhiên vẫn cần căn cứ vàongành nghề kinh doanh và tình hình kinh doanh cụ thể của từng DN trong từngthời gian cụ thể để đánh giá mức độ hợp lý trong việc đầu tư vào các loại tài sảncủa DN
1.2.2.4 Đánh giá mô hình tài trợ
Xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán: giữaTSNH với nguồn tài trợ ngắn hạn và giữa TSDH với nguồn tài trợ dài hạn thôngqua chỉ tiêu nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) Từ đó đánh giá xem DN
đã đảm bảo nguyên tắc cân bằng về mặt tài chính hay chưa
Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) là nguồn vốn ổn định có tínhchất dài hạn dùng để tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạtđộng kinh doanh của DN Nguồn vốn lưu động thường xuyên được xác địnhtheo công thức sau:
NWC = Nguồn vốn thường xuyên – TSDH Hoặc NWC = TSNH – Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn địnhmàdoanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt dộng kinh doanh Nguồn vốn này thườngđược sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưuđộng thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 23Nguồn vố tạm thời là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn doanh nghiệpcso thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu cso tính chất tạm thời phát sinh tronghoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn tạm thời bao gồmvay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác.Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanhnghiệp trong kinh doanh, về cơ bản, nguồn vốn lưu động thường xuyên đảm bảocho vốn lưu động thường xuyên, còn nguôn vốn lưu động tạm thời sẽ đảm bảocho nhu cầu vốn lưu động tạm thời, song không nhất thiết phải hoàn toàn nhưvậy Để tạo điều kiện cho việc sử dụng linh hoạt nguồn tài chính,ta sẽ xem xétmột số mô hình tài trợ vốn sau:
Mô hình tài trợ thứ nhất: (NWC=0) Toàn bộ TSCĐ vả TSLĐ thường xuyên
được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảmbảo bằng vốn tạm thời Ưu điểm của mô hình là giúp cho DN hạn chế được rủi
ro trong thanh toán và giảm bớt được chi phí sử dụng vốn Nhược điểm là kémlinh hoạt trong việc sử dụng vốn
Mô hình tài trợ thứ 2: (NWC>0) Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và
một phần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn VLĐ thường xuyên.Lợi ích cùa mô hình này là mức độ an toàn và khả năng thanh toán cao Tuynhiên DN cũng phái trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn
Mô hình tài trợ thứ 3: (NWC<0) Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường
xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thưởng xuyên, còn một phần TSLĐthường xuyên và toàn bộ tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồnvốn tạm thời, về lợi thế, mô hình này chi phí sử dụng vốn sẽ hạ thấp hơn, tuynhiên khải năng gặp rủi ro cũng cao
1.2.2.5 Đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
a Tình hình công nợ:
Trang 24Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ, trình độ quản trị nợ gồm: hệ số cáckhoản phải thu, hệ số các khoản phải trả, hệ số thu hồi nợ, kỳ thu hồi nợ, hệ sốhoàn trả nợ, kỳ trả nợ.
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của DN, cho biết trongtổng tài sản của DN có bao nhiêu phần vốn bị chiếm dụng
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ đi chiếm dụng vốn của DN, cho biết trongtổng tài sản của DN có bao nhiêu phần được tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếmdụng
Hệ số thu hồi nợ phản ánh tốc độ luân chuyển của các khoản phải thu của
DN trong kỳ, nó cho biết khả năng thu hồi nợ của DN Nếu chỉ tiêu này càng lớnthì thời hạn thu hồi nợ càng ngắn và ngược lại
Trong đó thời gian trong kỳ báo cáo có thể là 30 ngày (theo tháng), 90ngày (theo quý) hoặc 360 ngày (theo năm)
Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ DN hoàn trả được bao nhiêu lầnvốn đi chiếm dụng trong khâu thanh toán cho các bên có liên quan
Chỉ tiêu này phản ánh bình quân kỳ trả nợ chiếm dụng trong thanh toáncủa DN là bao nhiêu ngày
b Về khả năng thanh toán
Trang 25Khả năng thanh toán là một trong các chỉ tiêu đầu tiên được xét đến nhằmđánh giá sự lành mạnh về mặt tài chính của một DN Một số chỉ tiêu thườngđược sử dụng để phân tích khả năng thanh toán của DN:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Tổng tài sản ngắn hạn bao hảm cả khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Số nợngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong khoảng thời gian dưới 12 tháng, baogồm: các khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, thuế và các khoản phảitrả người lao động, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản phải trả khác có thời hạndưới 12 tháng
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trảicác khoản nợ ngắn hạn, vì thế, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanhtoán các khoản nợ ngắn hạn của DN Để đánh giá hệ số này cần dựa vào hệ sốtrung bình của các DN trong cùng ngành Cần thấy rằng, hệ số này ở các ngànhkinh doanh khác nhau có sự khác nhau
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả ngay các khoản nợ ngắn hạncủa DN trong kỳ không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hóa Hệ số nàyđược xác định theo công thức:
Hệ số này mà cao thì khả năng thanh toán của DN là tốt, đảm bảo cho DN cóthể vay vốn dễ dàng trong tương lai Nhưng nếu tỷ trọng các khoản phải thu làlớn trong tổng tài sản ngắn hạn thì DN cũng cần xem xét tới khả năng thu hồi nợ
để đảm bảo tính chủ động về tài chính của DN
Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Trang 26Ngoài hai hệ số trên, để đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của DN còn cóthể sử dụng chỉ tiêu hệ số thanh toán tức thời Hệ số này được xác định bằngcông thức sau:
Ở đây tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển Các khoản tươngđương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắnhạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng và khônggặp rủi ro lớn
Nhìn chung hệ số này quá nhỏ thì DN sẽ gặp khó khăn trong việc thanhtoán công nợ Tuy nhiên cũng như hệ số phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắnhạn, độ lớn của hệ số này cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạnthanh toán của món nợ phải trả trong kỳ
Hệ số này đặc biệt hữu ích để đánh giá khả năng thanh toán của một DNtrong giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng khi HTK không tiêu thụ được và
có nhiều nợ phải thu gặp khó khăn khó thu hồi
Hệ số thanh toán lãi vay
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của DN và cũng phảnánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của DN và cũng phảnánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ
1.2.2.6 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu suất sử dụng vốn của DN thể hiện thông qua năng lực tạo ra giá trịsản xuất doanh thu và khả năng sinh lời của vốn, là vấn đề then chốt gắn liền với
sự tồn tại và phát triển của DN Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn là để đánh giá
Trang 27chất lượng công tác quản lý SXKD, trên cơ sở đó đề ra biện pháp nhằm nângcao hơn nữa kết quả SXKD, hiệu suất sử dụng vốn của DN.
a Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn
Để đánh giả hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn nói chung của DN ta sử dụng chỉtiêu vòng quay toàn bộ vốn Chỉ tiêu này phản ảnh tổng quát hiệu suất sử dụngtài sản hay toàn bộ số vốn hiện có của DN và được xác định bằng công thức sau:
Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản, từ đó cóbiện pháp tận dụng vốn triệt để vào SXKD của DN
b Hiệu suất sử dụng từng loại vốn
Vốn của DN được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như tài sảndàn hạn và tài sản ngắn hạn, vậy nên khi đánh giá không chỉ quan tâm tới việc
đo lường hiệu suất sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng đến hiệu suất sử dụngcủa từng bộ phận cấu thành tổng tài sản đó
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: Vốn lưu động của DN bao gồm vốn bằngtiền, các khoản phải thu, HTK và VLĐ khác Để đánh giá hiệu quả sử dụngVLĐ là tốt hay chưa người ta thường căn cứ vào các chỉ tiêu sau:
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: thể hiện ở hai chỉ tiêu vòng quay vốn lưuđộng và kỳ luân chuyển vốn lưu động
Số vòng quay vốn lưu động:
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhấtđịnh ( thường là 1 năm) Số VLĐ bình quân được xác định theo phương phápbình quân số học Vòng quay VLĐ càng lớn thể hiện hiệu suất sử dụng VLĐ
Trang 28Kỳ luân chuyển VLĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay VLĐ cần bao nhiêu ngày
Kỳ luân chuyển VLĐ càng ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh và ngược lại.Ngoài ra, để đánh giá chi tiết hơn hiệu suất sử dụng VLĐ, ta có thể đi sâuđánh giá hiệu suất sử dụng của các bộ phận cấu thành chủ yếu của VLĐ là HTK
và các khoản phải thu qua các chỉ tiêu sau:
Số vòng quay hàng tồn kho:
Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng phản ánh một đồng vốn tồn kho quayđược bao nhiêu vòng trong một kỳ và được xác đinh bằng công thức sau:
Giá trị HTK bình quân có thể tính bằng cách lấy số dư cuối kỳ cộng với số
dư đầu kỳ và chia đôi Số vòng quay HTK cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vàođặc điểm của ngành kinh doanh và chính sách tồn kho của DN
Thông thường, số vòng quay HTK cao so với DN trong ngành chỉ ra rằng:Việc tổ chức và quản lý dự trữ của DN là tốt, DN có thể rút ngắn được chu kỳkinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào HTK Nếu số vòng quay HTK thấp,thường gợi lên DN có thể dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng bị ứ đọnghoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm Từ đó, có thể dẫn đến dòng tiền vào của DN bịgiảm đi và có thể đặt DN vào tình thế khó khăn về tài chính trong tương lai Tuynhiên, để đánh giá thỏa đáng cần xem xét cụ thể và sâu hơn tình thế của DN Chỉtiêu này chịu ảnh hưởng lớn của đặc điểm ngành kinh doanh và chính sách vềvốn tồn kho của DN
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Trang 29Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình 1 vòng quay HTK Chỉ tiêu nàynhỏ là tốt vì số vốn vật tư hàng hóa luân chuyển càng nhanh không bị ứ đọngvốn và ngược lại.
Vòng quay nợ phải thu
Đây là chỉ tiêu phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được baonhiêu vòng Nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của DN như thế nào
Nợ phải thu bình quân cũng được tính như HTK bình quân, đó là lấy số
dư đầu kỳ cộng số dư cuối kỳ chia cho 2 Có thể sử dụng doanh thu bán hànghoặc doanh thu bán chịu Nhưng cần nhất quán trong việc sử dụng công thứcxác định giữa các kỳ và giữa các DN để đảm bảo cho sự đánh giá không bị sailệch
Hệ số này càng lớn cho thấy DN thu hồi nợ kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn,tuy nhiên nếu quá cao sẽ ảnh hưởng đến khối lượng hàng hóa tiêu thụ dophương thức thanh toán quá chặt chẽ
Kỳ thu tiền trung bình:
Kỳ thu tiền trung bình phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bánhàng của DN kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng Kỳthu tiền trung bình của DN phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổchức thanh toán của DN Do vậy, khi xem xét kỳ thu tiền trung bình, cần xemxét trong mối liên hệ với sự tăng trưởng doanh thu của DN Khi kỳ thu tiềntrung bình quá dài so với các DN trong ngành thì dễ dẫn tới tình trạng nợ khóđòi Cách xác định:
Lưu ý là khi tính chỉ tiêu này, phải sử dụng doanh thu thuần có thuế giánthu
Trang 30Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác:
Đây là chỉ tiêu cho phép đánh giá mức độ khai thác sử dụng vốn cố địnhcủa DN trong kỳ
1.2.2.7 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hệ số sinh lời là thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN Đóchính là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý DN Hệ
số sinh lời bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:
a Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa LNST và doanh thu thuần trong kỳ của
DN Nó thể hiện, khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, DN có thể thuđược bao nhiêu lợi nhuận
Chỉ tiêu này cũng là một trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý, tiếtkiệm chi phí của một DN Nếu DN quản lý tốt chi phí thì sẽ nâng cao được chỉtiêu này Ngoài ra, tỷ suất này phụ thuộc khá lớn vào đặc điểm kinh tế kỹ thuậtcủa ngành kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của DN
b Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trướclãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (BEP) Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinhlời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc củaVKD và thuế thu nhập DN
Trang 31Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãisuất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay là tiêucực đối với khả năng sinh lời của VCSH.
c Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này thể hiện mối đồng VKD trong kỳ có khả năng tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay Chỉ tiêu này đánh giá trình độquản trị vốn của DN
d Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Tỷ suất này còn được gọi là tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA) Hệ sốnày phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng LNST
Trong hai chỉ tiêu tỷ suất LNTT trên VKD và tỷ suất LNST trên VKD, tỷsuất LNST trên VKD được các nhà quản trị tài chính sử dụng nhiều hơn, bởi lẽ
nó phản ánh số lợi nhuận còn lại (sau khi đã trả lãi vay và làm nghĩa vụ với Nhànước) được sinh ra do sử dụng bình quân một đồng VKD
e Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm Hệ số này đo lường mứcLNST thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị tàichính gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản, trình
độ quản trị nguồn vốn của DN
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới ROE theo phương trình Dupont
Trang 32Các hệ số tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Sử dụng kỹ thuật phântích Dupont (phương trình Dupont) để thấy được sự tác động của mối quan hệgiữa trình độ quản trị chi phí, quản trị vốn, quản trị nguồn vốn tới mức sinh lờicủa vốn CSH Qua đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của DN ở từng bộ phận để
có biện pháp nâng cao ROE cho DN
Qua phương trình trên cho thấy có 3 nhân tố chủ yếu tác động đến tỷ suất lợinhuận vốn CSH đó là
ROS: phản ánh trình độ quản trị doanh thu, chi phí
Số vòng quay toàn bộ vốn: Phản ánh trình độ khai thác và quản lý tài sản
Hệ số nợ: Phản ánh trình độ quản trị, tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của DN
Trên cơ sở đó cho phép nhà quản trị nhận diện các nhân tố xem ở DN nhântốc nào mạnh, nhân tố nào yếu để tìm biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng
để tăng ROE của DN
f Thu nhập một cổ phần thường (EPS)
Đây là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh mỗi cổ phần thường (hay cổ phầnphổ thông) trong năm thu được bao nhiêu LNST
Hệ số EPS cao hơn so với các DN cạnh tranh khác là một trong những mụctiêu mà các nhà quản lý DN luôn hướng tới
1.2.2.8 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
a Vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền (bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển)
là một bộ phận cấu thành nên TSNH của DN Đây là loại tài sản có tính thanh
Trang 33khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của DN Loại vốn nàythường chiếm phần khá nhỏ trong tổng VKD của DN nhưng ảnh hưởng của nólại không nhỏ tới hoạt động của DN.
b Đánh giá tình hình sử dụng tiền và diễn biến nguồn tiền
Để đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền, ta đi đánh giá
sự thay đổi của nguồn tiền và sử dụng tiền trong mối quan hệ với vốn bằng tiềncủa DN trong một thời kỳ nhất định giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán
Từ đó có thể định hướng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn cả thời kỳ tiếptheo.Việc phân tích đánh giá có thể được thực hiện như sau:
Xác định diễn biến thay đổi nguồn tiền và sử dụng tiền: Việc xác định này đượcthực hiện bằng cách so sánh số liệu cuối kỳ với đầu kỳ để tìm ra sự thay đổi củamỗi khoản mục trong bảng cân đối kế toán Mỗi sự thay đổi của từng khoản mục
sẽ được xem xét và phản ánh vào một trong hai cột sử dụng tiền hoặc diễn biếnnguồn tiền theo cách thức sau:
Sử dụng tiền sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn
Diễn biến nguồn tiền sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản
Lập bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền: Sắp xếp các khoản liênquan đến việc sử dụng tiền và liên quan đến việc thay đổi nguồn tiền dưới hìnhthức một bảng cân đối Qua bảng này có thể xem xét và đánh giá: Số tiền tănghoặc giảm của DN ở trong kỳ đã được sử dụng vào những việc gì và các nguồnphát sinh dẫn đến việc tăng hoặc giảm tiền Trên cơ sở đó có thể định hướng huyđộng vốn cho kỳ tiếp theo
1.2.2.9 Đánh giá tỷ lệ tăng trưởng bền vững
Tỷ lệ tăng trưởng bền vững là tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận và cổ tức chochủ sở hữu hiện hành mà không làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn và không phảihuy động vốn chủ sở hữu từ bên ngoài
Trang 34Tỷ lệ tăng trưởng bền vững còn được gọi là tỷ lệ tăng trưởng từ nội lựccho chủ sở hữu hiện hành, tỷ lệ này tạo ra sự gia tăng thêm vốn chủ sở hữunhưng số vốn này lại được hình thành từ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư.
Công thức tính tỷ lệ tăng trưởng bền vững như sau:
Hay
Theo công thức trên ta thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tăng trưởngbền vững, đó là
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) và Vòng quay tài sản: đây là
nhóm nhân tố do chính sách đầu tư tạo ra
Hệ số vốn trên vốn chủ sở hữu: đây là nhóm nhân tố do chính sách tài trợ vốn
tạo ta
Tỷ lệ lợi nhuận để lại: đây là nhóm nhân tố do chính sách phân phối lợi nhuận
(chính sách cổ tức của công ty cổ phần) tạo ra
Như vậy muốn tối đa hóa giá trị công ty thì nhà quản trị cần phải lựa chọnđược các quyết định tài chính một cách tối ưu nhất, mà trong dài hạn đó là quyếtđịnh đầu tư vốn, quyết định tài trợ vốn và quyết định phân phối lợi nhuận củadoanh nghiệp Doanh nghiệp chỉ có thể tăng trưởng bền vững khi xác định đượcđược cơ cấu tài chính tối ưu và duy trì nó trong quá trình hoạt động của mình.Khi tốc độ tăng trưởng thực tế vượt quá tốc độ tăng trưởng bền vững hay ngượclại không tăng trưởng trong thời gian dài đều là những dấu hiệu không bìnhthường, nhà quản lý cần xác định rõ nguyên nhân để có giải pháp khắc phụctrong thời gian ngắn nhất
1.2.2.10 Đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính
Trang 35Đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốnnhằm gia tăng lợi nhuận vốn CSH hay EPS của công ty Mức độ sử dụng đònbẩy tài chính thể hiện ở hệ số nợ Hệ số nợ càng cao thể hiện DN có đòn bẩy tàichính ở mức cao và ngược lại.
Tác động của đòn bẩy tài chính đến ROE hoặc EPS thể hiện qua phươngtrình sau:
Trong đó:
- là hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
- r là lãi suất vay vốn
- t là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Trường hợp 1: Nếu BEP > r thì DN càng sử dụng nhiều vốn vay càng gia
tăng được ROE Trong trường hợp này đòn bẩy tài chính khuyếch đại tăng ROE
Trường hợp 2: Nếu BEP < r thì DN càng sử dụng nhiều vốn vay ROE càng bị
giảm sút nhanh hơn Trong trường hợp này đòn bẩy tài chính khuyếch đại giảmROE
Trường hợp 3: Nếu BEP = r, ROE của DN vay hay không vay là như nhau.
Hoặc cũng có thể đo lường mức độ tác động của đòn bẩy tài chính người ta
sử dụng chỉ tiêu DFL:
Hay
DFL cho biết khi EBIT thay đổi 1% thì ROE hay (EPS) của DN thay đổiDFL % Như vậy, DN sử dụng đòn bẩy tài chính càng cao mức độ dao dộng củaROE càng lớn hay rủi ro tài chính của DN càng lớn
Trang 37CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THIẾT BỊ PHỤ TÙNG CƠ ĐIỆN 2.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng
cơ điện
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1 Giới thiệu công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Cơ điện Nông Nghiệp
Tên tiếng anh: Electrical Mechanical Equipment And Spare Parts JSC
Loại hình công ty: Công ty Cổ phần
Giấy phép thành lập: 3972/QĐ/BNN-TCCB
Mã chứng khoán: EMG
Mã số thuế: 0100103584
Người đại diện theo pháp luật: Chủ tịch HĐQT Lê Văn An
Người đại diện công bố thông tin: TGĐ Nguyễn Ngọc Nam
Trụ sở chính: Số nhà 56 - Ngõ 102 - Đường Trường Chinh - P Phương Mai
Trang 38- Công ty Thiết bị Phụ tùng Cơ điện NN được thành lập theo quyết định số: 36NN– TCCB/ QĐ ngày 08 tháng 01 năm 1993 của Bộ Nông nghiệp và côngnghiệp thực phẩm(nay là Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn).
- Tiền thân của Công ty thiết bị phụ tùng cơ điện NN là Công ty Thiết bị phụ tùng
cơ khí và công cụ nông nghiệp được thành lập năm 1974 trên cơ sở sát nhậpCông ty Thiết bị với Công ty sửa chữa và phụ tùng trực thuộc Tổng Cục trang bị
kỹ thuật Trong thời gian quản lý bao cấp, Công ty là địa chỉ duy nhất cung ứngthiết bị phụ tùng cơ khí trong nông nghiệp cho ngành nông nghiệp Công ty có 2chi nhánh đóng tại 2 miền Trung và Nam Chi nhánh I tại 117 – 119 pasteur,Quận 3 -Thành phố Hồ Chí Minh, Chi nhánh II tại 253 Trường Chinh, Phường
An Khê, Thành phố Đà Nẵng
- Năm 1983, xuất phát từ sự phát triển cơ giới nông nghiệp trên các vùng miền,Công ty thiết bị phụ tùng cơ khí và công cụ nông nghiệp được tách ra thành 3 xínghiệp: Xí nghiệp Thiết bị phụ tùng cơ khí nông nghiệp và công cụ NN khu vực
I ở phía Bắc, đóng tại cơ sở của Công ty TBPTCKVCCNN cũ, Xí nghiệp khuvực II đóng tại Đà Nẵng, Xí nghiệp III đóng tại thành phố Hồ Chí Minh
- Năm 1993, Tổng cục tranh bị kỹ thuật giải thể, Xí nghiệp Thiết bị phụ tùng cơkhí và công cụ NN Khu vực I được đổi tên thành Công ty Thiết bị phụ tùng cơđiện NN
- Ngày 1 tháng 11 năm 1999, theo quyết định số 1854/ NN-TCCB/QĐ của BộTrưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, quyết định Công ty Thiết bị phụ tùng cơ điện
NN trực thuộc Tổng Công ty cơ điện xây dựng NN & TL
- Công ty có trụ sở chính tại Ngõ 102 Đường Trường Chinh, Phường PhươngMai, Quận Đống Đa, Hà Nội Cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm Văn phòng
và 6 đơn vị trực thuộc (trong đó có 3 Chi nhánh) đó là: Trung tâm dịch vụ cơđiện nông nghiệp tại KM12 Quốc lộ 1A, Văn Điển, Thanh Trì Hà Nội Xínghiệp cơ khí và dịch vụ, tại 115A Quốc Lộ 70, Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội
Trang 39Công ty Thiết bị phụ tùng cơ điện NN Hải Phòng, tại 378 Lê Thánh Tông,Phường Máy Chai, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng Chi nhánh Công tyTBPTCĐNN Thành phố Hồ Chí Minh, tại 645 Khu phố 3 Quốc lộ 13, PhườngHiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh Công tyTBPTCĐNN Đắc Lắc, tại KM4, Đường Nguyễn Chí Thanh, Quốc lộ 14 ĐắcLắc.
- Từ khi thành lập đến nay, Công ty luôn hoàn thành tốt kế hoạch được giao,doanh thu năm sau cao hơn năm trước, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tăngtrưởng ổn định, giao nộp ngân sách ngày càng tăng, tạo công ăn việc làm chongười lao động, đời sống cán bộ công nhân viên chức từng bước được cải thiện
2.1.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
- Kinh doanh xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ vật tư, thiết bị, phụ tùng cơ điệnxây dựng nông nghiệp, thủy lợi và công nghiệp thực phẩm
- Bán hàng đại lý, hàng ký gửi vật tư thiết bị phụ tùng cơ điện xây dựng NN &TL
- Kinh doanh xuất nhập khẩu nông lâm sản và thực phẩm chế biến, phân bón,nguyên vật liệu, hóa chất phục vụ nông nghiệp, thủy lợi và chế biến thực phẩm,thức ăn chăn nuôi, phương tiện vận tải đường bộ, hàng tiêu dùng phục vụ nôngnghiệp và phát triển nông thôn
- Sản xuất săm lốp máy kéo, máy nông nghiệp và các chế phẩm từ cao su
- Sản xuất, lắp ráp nội địa hóa động cơ Diezen và liên hợp với máy nông nghiệp,máy chế biến, sửa chữa và gia công sản phẩm cơ khí
- Đầu tư, xây dựng các công trình: thủy lợi, thủy điện, giao thông, dân dụng
- Kinh doanh thiết bị y tế, thiết bị phòng thí nghiệm
- Xuất nhập khẩu kinh doanh phân bón
- Thương nghiệp bán buôn, bán lẻ