Trang 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --- ∞0∞--- NGUYỄN QUỐC VIỆT TÁC ĐỘNG VỐN XÃ HỘI VÀ VỐN CON NGƯỜI ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kinh tế h
Trang 1- ∞0∞ -
NGUYỄN QUỐC VIỆT
TÁC ĐỘNG VỐN XÃ HỘI VÀ VỐN CON NGƯỜI ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- ∞0∞ -
NGUYỄN QUỐC VIỆT
TÁC ĐỘNG VỐN XÃ HỘI VÀ VỐN CON NGƯỜI ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số chuyên ngành: 8 31 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC Giảng viên hướng dẫn:
TS NGUYỄN LÊ HOÀNG THỤY TỐ QUYÊN
Trang 3GIẤY XÁC NHẬN
Tôi tên là : NGUYỄN QUỐC VIỆT
Ngày sinh: 24/01/1988 Nơi sinh: Tây Ninh
Chuyên ngành: Kinh tế học Mã học viên: 1983101012013
Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận án/ luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận án/ luận văn tốt nghiệp vào hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Ký tên
Nguyễn Quốc Việt
Trang 4Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC sĩ
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN LÊ HOÀNG THỤY TÓ QUYÊN
Học viên thực hiện: Nguyễn Quốc Việt Lớp: ME019A
Ngày sinh: 24/01/1988 Nơi sinh: Tây Ninh
Tên đề tài: “TÁC ĐỘNG VỐN XÃ HỘI VÀ VỐN CON NGƯỜI ĐÉN THU NHẬP CỦA Hộ NGHÈO Ở THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH”
Ý kiến của giáo viên hướng dẫn về việc cho phép học viên được bảo vệ luận văn trước Hội đồng:
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 thảng 10 năm 2023
Người nhận xét
Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn ““Tác động của vốn con người và vốn xã hội đến
thu nhập hộ nghèo Thành phố Hồ Chí Minh”” là bài nghiên cứu của chính tôi
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công
bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định
Trang 6
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình hoàn thành bài luận văn tôi xin cảm ơn sự quan tâm và hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên đã giúp tôi có thể hoàn thành bài luận văn tốt nhất trong khả năng và thời gian cho phép
Trang 7TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu tiến hành đánh giá tác động của vốn con người và vốn xã hội đến thu nhập của các hộ nghèo năm huyện Hồ Chí Minh Sử dụng phương pháp hồi quy đa biến với mô hình bình phương nhỏ nhất tổng quát FGLS và bộ dữ liệu
từ Ngân hàng chính sách Hồ Chí Minh trong 2 cuộc khảo sát năm 2019 và 2021, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng vốn con người và vốn xã hội có tác động tích cực đến nâng cao thu nhập hộ nghèo Đồng thời, các yếu tố lao động trong hộ và tín dụng vi mô cũng là hai yếu tố thúc đẩy tăng thu nhập Nghiên cứu đưa ra các gợi
ý giải pháp phù hợp với thực tế các hộ nghèo ở Hồ Chí Minh
Từ khóa: Thu nhập, vốn con người, vốn xã hội
Trang 8THE ABSTRACT
The study conducted an assessment of the impact of human capital and social capital on the income of poor households in five districts of Ho Chi Minh City Using multivariate regression method with FGLS generalized least squares model and data set from Ho Chi Minh Policy Bank in 2 surveys in 2019 and 2021, research results show that human capital and social capital has a positive impact
on improving the income of poor households In addition, household labor and micro-credit are also two factors that promote income growth The research suggests solutions suitable to the reality of poor households in Ho Chi Minh
Keywords: Income, human capital, social capital
Trang 9MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iii
THE ABSTRACT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.6 Kết cấu luận văn 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
2.1 Các khái niệm 7
2.1.1 Thu nhập: 7
2.1.2 Nghèo 9
2.1.3 Chuẩn nghèo ở Việt Nam 11
2.2 Khung lý thuyết 12
2.2.1 Lý thuyết về vốn con người 12
2.2.2 Lý thuyết vốn xã hội 17
Trang 102.2.3 Lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập – Hàm thu nhập
Mincer 22
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước 24
2.4 Cơ sở chọn biến đưa vào mô hình 30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
3.1 Dữ liệu 34
3.2 Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu 38
3.3 Các kiểm định trong nghiên cứu 42
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48
4.1 Ma trận tương quan giữa các biến 48
4.2 Kết quả hồi quy tác động vốn con người và vốn xã hội đến thu nhập 49
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN 57
5.1 Kết luận 57
5.2 Gợi ý chính sách 58
5.3 Hạn chế của nghiên cứu 61
Trang 11DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
Hình 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập
Bảng 3.1: Mô tả các biến và kỳ vọng biến
Bảng 3.2: Thống kê mô tả các biến trong mẫu
Bảng 4.1 Ma trận tương quan giữa các biến
Bảng 4.2 Các kết quả ước lượng mô hình FEM, REM, PoolOLS Bảng 4.3 Kết quả hồi quy tác động các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
Trang 12DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT DỊCH NGHĨA
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
HCM Hồ Chí Minh
REM Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên
FEM Mô hình hiệu ứng cố định
PoolOLS Bình phương nhỏ nhất tổng quát gộp FGLS Mô hình bình phương tối thiểu tổng quát
Trang 13CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Đối với bất kỳ một người lao động nào, thu nhập luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong mọi lĩnh vực ngành nghề Vì suy cho cùng, mọi nhu cầu của cuộc sống đều được đáp ứng thông qua thu nhập Tăng thu nhập luôn luôn là trăn trở không chỉ của người lao động mà còn là của các nhà làm chính sách nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo an sinh xã hội Do đó thu nhập luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu và chính sách (Laderchi, Saith & Stewart, 2003), (Wood, 1987) Samuelson & Nordhaus (2009) Đặc biệt hơn, thu nhập trở nên cực kỳ quan trọng và cần quan tâm hơn bất khi nào là khi có khủng hoảng xảy ra (chiến tranh, dịch bệnh, suy thoái khinh tế,…) đe dọa trực tiếp đến nghèo đói và sinh tồn của người dân (Shrider et al., 2021; Han, Meyer, & Sullivan, 2020) Trong giai đoạn cuối năm 2019 đến nay, tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID 19 và chiến tranh Nga Ukraina đã khiến cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trở nên trầm trọng Các khoản thanh toán bảo hiểm thất nghiệp từ chính phủ sẽ không đủ để bù đắp tổn thất thu nhập lớn do COVID 19 và suy thoái kinh tế tiếp theo Các hộ gia đình phải đối mặt với sự sụt giảm đáng kể trong thu nhập hàng tháng của họ Đối diện với thực trạng này, nghiên cứu thu nhập càng trở nên quan trọng và cấp thiết
Yonzan và cộng sự (2022) trong phân tích về COVID 19 và nghèo đói đã chỉ ra rằng đại dịch khó khăn đối với các hộ gia đình nghèo ở thành thị và có thể làm gia tăng đói nghèo cũng như bất bình đẳng ở khu vực thành thị, đặc biệt là ở các thành thị lớn Hồ Chí Minh là thành phố lớn và hiện đại của Việt Nam, có nền kinh tế hiện đóng góp 1/3 GDP của cả nước (Niên giám thống kê, 2022) Thành phố đang trong quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng Các ngành công nghiệp nhẹ chủ yếu ở đây bao gồm dệt may, da giày, nhựa, chế biến thực phẩm, điện, ô tô, điện tử, máy tính, săm lốp cao su và các sản phẩm cơ khí; hàng thủ công mỹ nghệ như thêu ren, mây tre đan, sơn mài Tuy nhiên, thành phố vẫn còn
Trang 14rất nhiều hộ nghèo có cuộc sống khó khăn, việc tìm ra giải pháp giúp các hộ gia đình thoát nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống là một trong những mục tiêu trong phát triển kinh tế
xã hội của thành phố Năm 2019 đến 2021 là giai đoạn kinh tế và xã hội Hồ Chí Minh bị suy thoái do đại dịch Covid 19, những giải pháp kịp thời của chính quyền đã giúp người dân phần nào ổn định cuộc sống vượt qua khó khăn của đại dịch Ngân hàng chính sách HCM luôn là một cơ quan đáng tin cậy trong vay vốn tín dụng cho người nghèo HCM Khi
có nhu cầu vay vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng, người dân thường tìm đến ngân hàng để nộp hồ sơ Ngân hàng có lịch khảo sát định kỳ mỗi 2 năm một lần đối với các hộ gia đình nghèo để xem xét sự thay đổi trong thu nhập của người lao động cũng như các đặc điểm nhân khẩu, nghề nghiệp của hộ để xét duyệt hồ sơ vay vốn Việc đánh giá tác động của chính sách trong đó có chính sách tín dụng đến thu nhập của hộ nghèo trong năm 2019 và 2021 là vô cùng cần thiết
Goodwin, N R (2003) đưa ra khung lý thuyết về vai trò của 5 nguồn lực đối với sinh kế gồm: vốn tự nhiên, vốn vật chất (hay vốn sản xuất), vốn tài chính, vốn con người, vốn xã hội Tất cả đều là những nguồn dự trữ có khả năng tạo ra các dòng đầu ra mong muốn về mặt kinh tế Việc duy trì cả 5 loại vốn là rất cần thiết cho sự bền vững của phát triển kinh tế Vốn tài chính tạo điều kiện cho sản xuất kinh tế, mặc dù bản thân nó không mang lại hiệu quả sản xuất, mà đề cập đến một hệ thống sở hữu hoặc kiểm soát vốn vật chất Vốn tự nhiên được hình thành từ các nguồn tài nguyên và dịch vụ hệ sinh thái của thế giới tự nhiên Vốn sản xuất bao gồm các tài sản vật chất được tạo ra bằng cách áp dụng các hoạt động sản xuất của con người vào vốn tự nhiên và có khả năng cung cấp dòng hàng hóa hoặc dịch vụ Vốn nhân lực đề cập đến năng lực sản xuất của một cá nhân, cả được thừa hưởng và có được thông qua giáo dục và đào tạo Vốn xã hội, vốn gây nhiều tranh cãi nhất và khó đo lường nhất, bao gồm niềm tin, sự hiểu biết lẫn nhau, các giá trị được chia
sẻ và kiến thức xã hội nắm giữ (Goodwin, N R., 2003) Trong lịch sử kinh tế, trọng tâm
đã chuyển từ công nghệ thâm dụng vật chất và tài nguyên sang thâm dụng vốn con người
Trang 15và xã hội (bao gồm những hiểu biết và quy trình được chia sẻ) (Shrider et al., 2021) Do
đó đây chính là hai nguồn lực quan trọng cần được xem xét trong bối cảnh thay đổi
Vốn xã hội và vốn con người gần đây đã trở thành một khung lý thuyết hướng dẫn cho các can thiệp gia đình ở các khu dân cư có thu nhập thấp nhằm nâng cao thu nhập hộ gia đình (Putnam, 2000; Brisson, & Usher, 2005; Machin, 2009) Các phát hiện thực nghiệm đã chứng minh rằng vốn xã hội và vốn con người có tác động tích cực đến thu nhập của các cá nhân và hộ gia đình Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hầu hết các lý thuyết đều đánh giá tác động riêng lẻ của từng yếu tố đến thu nhập, mà chưa có nghiên cứu đánh giá tác động đồng thời của hai yếu tố này Các lý thuyết vốn xã hội từ lâu đã lập luận rằng việc sử dụng các mối quan hệ cá nhân trong quá trình tìm kiếm việc làm dẫn đến mức lương cao hơn và địa vị nghề nghiệp cao hơn Các mối quan hệ cá nhân được cho là giúp tiếp cận các nguồn tài nguyên có giá trị như thông tin và ảnh hưởng, dẫn đến công việc tốt hơn, từ đó tạo thu nhập cao hơn (Granovetter, 1973; Lin, 2001) Mặc dù bằng chứng thực nghiệm đã phần nào xác nhận tác động giả định này của vốn xã hội đối với các kết quả của thị trường lao động (Granovetter, M (2018); Lin, 1999), nhiều vấn đề được đặt ra về quan hệ nhân quả của tác động này Cụ thể, Mouw (2003) lập luận rằng vốn xã hội có thể phần lớn là kết quả từ vốn con người, vì các cá nhân có trình độ học vấn cao hơn có nhiều vốn xã hội hơn Nói cách khác, nếu vốn con người cao hơn sẽ tạo nên vốn xã hội tốt hơn từ đó tác động tổng thể lên thu nhập Đóng góp mới của nghiên cứu này là dựa trên lý thuyết tăng trưởng hiện đại, lý giải vai trò của vốn con người - đổi mới, sáng tạo và vốn xã hội - loại vốn đặc biệt, không khấu hao mà lại tăng dần theo thời gian (Schuller, 2001; Piazza‐Georgi, 2002) Trong bối cảnh khan hiếm nguồn lực (vốn tự nhiên có hạn, vốn vật chất thì hao mòn theo thời gian), vốn xã hội và vốn con người là hai nguồn vốn cần được tận dụng vì tri thức và mạng lưới liên kết xã hội có thể tăng theo thời gian nếu được bồi dưỡng vun đắp và xây dựng Do đó nghiên cứu này tập trung vào vai trò của vốn con người và vốn xã hội đến thu nhập hộ nghèo HCM
Trang 16Chính vì những lý do lý luận và thực tiễn đó, đề tài “TÁC ĐỘNG VỐN XÃ HỘI
VÀ VỐN CON NGƯỜI ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” được thực hiện nhằm tìm ra tác động của vốn xã hội và vốn con người đến thu nhập, đồng thời đề xuất những chính sách phù hợp nhằm tăng thu nhập của hộ nghèo thông qua nâng cao vốn xã hội và vốn con người của hộ nghèo ở Hồ Chí Minh
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Các mục tiêu nghiên cứu được đặt ra là:
− Nhằm xác định các yếu tố tác động đến thu nhập hộ nghèo nộp hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội HCM (sau này gọi tắt là hộ gia đình nghèo HCM)
− Xác định mức tác động của vốn xã hội và vốn con người lên thu nhập hộ gia đình nghèo HCM
− Gợi ý chính sách phù hợp nhằm tăng thu nhập hộ gia đình nghèo HCM
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
− Các yếu tố nào có tác động đến thu nhập hộ nghèo nộp hồ sơ vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội HCM?
− Mức tác động của yếu tố vốn xã hội và vốn con người lên thu nhập hộ gia đình nghèo HCM là bao nhiêu?
− Chính sách nào có thể phù hợp với tình hình thực tế làm nâng cao thu nhập hộ
gia đình nghèo HCM?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu lấy dữ liệu khảo sát từ 175 hộ gia đình nghèo (từ 5 huyện Hóc Môn,
Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) đã nộp hồ sơ vay vốn tại ngân hàng chính sách
Trang 17xã hội HCM trong hai cuộc khảo sát năm 2019 và 2021 Do đó số quan sát trong nghiên cứu là 175*2=350 (quan sát)
1.5 Khoảng trống nghiên cứu
Có rất nhiều nghiên cứu về đề tài nguồn vốn đối với thu nhập của hộ nghèo Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ tập trung làm sáng tỏ vai trò của vốn con người - đổi mới, sáng tạo và vốn xã hội - loại vốn đặc biệt, không khấu hao mà lại tăng dần theo thời gian (Schuller, 2001; Piazza‐Georgi, 2002) đến thu nhập dựa trên lý thuyết tăng trưởng hiện đại Vốn tài chính cũng có được sử dụng (biến tín dụng vi mô) tuy nhiên nghiên cứu không tập trung phân tích sâu yếu tố này
Khoảng trống nghiên cứu thứ hai chính là giai đoạn 2019-2021 là giai đoạn thu nhập chịu tác động mạnh mẽ bởi đại dịch Covid 19, làm trầm trọng hóa vấn đề nghèo đói, đặc biệt ở đô thị dân cư đông đúc như Hồ Chí Minh Do đó dữ liệu nghiên cứu là 2 cuộc khảo sát của Ngân hàng chính sách năm 2019 và 2021 với cùng bộ dữ liệu
1.6 Kết cấu luận văn
Luận văn được trình bày thành 5 phần tương ứng với 5 chương Chương 1 giới thiệu về đề tài nghiên cứu; Chương 2 tổng quan về khung cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước đó; Chương 3 trình bày về dữ liệu và phương pháp cũng như
mô hình nghiên cứu; Chương 4 phân tích kết quả nghiên cứu; Chương 5 đưa ra kết luận, gợi ý giải pháp và hướng nghiên cứu tiếp theo
Cụ thể:
Chương 1: Ở chương giới thiệu, các vấn đề và lý do nghiên cứu được đưa ra, sau đó mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu được trình bày cụ thể Chương 1 cũng nêu rõ đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn Ngoài ra các giả thiết nghiên cứu cũng được trình bày ở chương này
Trang 18Chương 2: Các khái niệm về vốn con người và vốn xã hội cũng như phân loại được trình bày cụ thể Chương 2 tập trung phân tích khung lý thuyết và giải thích lý do
nó được áp dụng phù hợp với nội dung đề tài Ngoài ra, tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trong cùng chủ đề nghiên cứu cũng được đưa ra để tìm ra được khoảng trống nghiên cứu và khác biệt của luận văn so với các nghiên cứu trước
Chương 3: Ở chương này, dữ liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu được trình bày rõ ràng dựa trên khung phân tích ở chương 2 Ngoài ra, chương 3 cũng đưa ra lý thuyết về các khung kiểm định dùng trong phân tích định lượng
về tác động của vốn con người và vốn xã hội đến thu nhập
Chương 4: Kết quả của các mô hình nghiên cứu được trình bày ở chương này, đồng thời đưa ra lựa chọn mô hình phù hợp nhất Kết quả cuối cùng được thảo luận và phân tích các yếu tố tác động như thế nào đến thu nhập của hộ nghèo tài Hồ Chí Minh
Chương 5: Chương 5 đưa ra kết luận tổng quan và cụ thể cho đề tài nghiên cứu dựa vào phân tích và thảo luận ở chương 4 Dựa vào các kết luận đó, các gợi ý chính sách được đưa ra phù hợp với tình hình thực tế Đồng thời, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được trình bày trong chương cuối của luận văn
TÓM TẮT CHƯƠNG 1:
Chương 1 giới thiệu về vấn đề nghiên cứu, lý do nghiên cứu, và xác định mục tiêu nghiên cứu cũng như giả thiết nghiên cứu đặt ra Đồng thời phạm vi và đối tượng nghiên cứu cũng được nêu rõ ở chương này Chương 1 cũng tóm tắt tổng quan về kết cấu nghiên cứu
Trang 19CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Các khái niệm
2.1.1 Thu nhập:
Thu nhập là số tiền mà một cá nhân hoặc tổ chức nhận được để đổi lấy sức lao động hoặc sản phẩm của họ Thu nhập có thể có các định nghĩa khác nhau tùy theo ngữ cảnh—
ví dụ: thuế, kế toán tài chính hoặc phân tích kinh tế Đối với hầu hết mọi người, thu nhập
có nghĩa là tổng thu nhập của họ dưới dạng tiền lương, tiền lãi, lợi tức đầu tư, phân phối lương hưu và các khoản thu khác Đối với doanh nghiệp, thu nhập có nghĩa là doanh thu
từ việc bán dịch vụ, sản phẩm cũng như bất kỳ khoản lãi và cổ tức nào nhận được đối với tài khoản tiền mặt và dự trữ liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ (Tinbergen, J., 1975)
Theo Samuelson & Nordhaus (2009), thu nhập là luồng tiền lương, trả lãi, cổ tức và các nguồn thu khác mà một cá nhân hay một quốc gia nhận được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) Tại Việt Nam, theo Tổng Cục Thống Kê (2014), thu nhập người lao động được định nghĩa như sau: “Thu nhập từ việc làm là khoản tiền công dưới dạng tiền mặt hoặc hiện vật trả cho người làm công ăn lương đối với thời gian hoặc công việc đã làm, cùng với khoản tiền trả cho thời gian không làm việc như nghỉ phép hoặc nghỉ hè hàng năm, nghỉ lễ hoặc các thời gian nghỉ khác được trả lương, bao gồm cả những khoản tiền công khác được nhận thường xuyên có tính chất như lương trước khi người chủ khấu trừ [các khoản mà người chủ đã đóng cho người làm công ăn lương như: thuế, đóng bảo hiểm xã hội, tiền đóng cho chế độ hưu trí, phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội trả thay lương (trả cho người lao động trong thời gian nghỉ việc vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động), phí đoàn thể và các khoản nghĩa vụ khác của người làm công ăn lương Không tính vào thu nhập từ việc làm các khoản sau: tiền bảo hiểm xã hội và tiền cho chế độ hưu trí mà người chủ đã đóng cho người làm công ăn lương và những phúc lợi mà người làm công ăn
Trang 20lương đã nhận được từ các khoản này, tiền chi trả cho kết thúc hợp đồng, các khoản phúc lợi không thường xuyên (như tiền thưởng cuối năm, tiền biếu, …)”
Có những điều khoản khác nhau về thu nhập, tùy thuộc vào số lượng được đo Tổng thu nhập có nghĩa là tổng giá trị tiền lương hoặc các khoản thanh toán của một người mà không tính đến bất kỳ dòng tiền nào Thu nhập ròng là thu nhập còn lại sau khi trừ thuế hoặc phí Đối với người có thu nhập cá nhân, thu nhập tùy ý là số tiền họ có được sau khi trả các chi phí cần thiết Đối với mục đích đánh thuế, thu nhập đề cập đến các loại doanh thu đủ điều kiện chịu thuế thu nhập Các định nghĩa này có thể khác nhau tùy theo khu vực pháp lý—tiền lương và doanh thu thường được coi là một phần thu nhập chịu thuế của một người, nhưng tài sản thừa kế và quà tặng thường không được coi là như vậy (Tinbergen, J., 1975) Ngoài ra, có nhiều quan điểm gần đây làm rõ ràng hơn về định nghĩa thu nhập Tổng
số tiền mà một doanh nghiệp hoặc một cá nhân nhận được khi bán hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc thông qua đầu tư vốn được gọi là thu nhập Định nghĩa về thu nhập là khác nhau đối với các cá nhân khác nhau Tiền tiêu vặt là nguồn thu nhập duy nhất của một đứa trẻ 5 tuổi Tương tự, thu nhập từ lương hưu có thể là nguồn thu nhập chính của những người đã nghỉ hưu (Khan et al., 2017) hay Guzman, G (2022) cho rằng trong trường hợp cá nhân, tiền lương hoặc tiền công kiếm được sau khi trừ hết các loại thuế phí theo nghĩa vụ và quy định pháp luật hiện hành được coi là nguồn thu nhập
Các nhà kinh tế có những định nghĩa và cách đo lường thu nhập khác nhau Cho dù nghiên cứu của họ liên quan đến thu nhập, tiết kiệm, tiêu dùng, sản xuất, tài chính công, đầu tư vốn hay các chủ đề và chủ đề phụ liên quan khác, khái niệm về thu nhập sẽ tương ứng với mục đích nghiên cứu của họ Mặc dù thước đo thu nhập ở cấp độ vĩ mô rất quan trọng đối với các nghiên cứu chính sách và xã hội, nhưng các cá nhân lại tập trung hơn vào thu nhập cá nhân và thu nhập kinh doanh của họ Tóm lại, thu nhập của người lao động theo cách hiểu trong nghiên cứu này có nghĩa là tất cả các khoản tiền lương mà doanh nghiệp, người sử dụng lao động trả cho người lao động căn cứ theo số lượng và chất lượng
Trang 21công việc họ đã thực hiện, bên cạnh lương còn có các khoản tiền phụ cấp, các khoản tiền thưởng, được tính chung vào thu nhập của người lao động
Cha đẻ của kinh tế học hiện đại, Adam Smith, định nghĩa nghèo đói là không có khả năng mua những thứ cần thiết theo yêu cầu của tự nhiên hoặc phong tục (Smith, 1776) Trong định nghĩa này, khía cạnh tình trạng tâm lý xã hội của nghèo đói (tập quán) mặc nhiên nhận được cùng trọng số như điều kiện vật chất, kinh tế thuần túy (tự nhiên) Ông giải thích thêm về định nghĩa này bằng cách làm rõ loại nhu yếu phẩm cần thiết để được
Trang 22coi là không nghèo: "theo nhu cầu thiết yếu, tôi không chỉ hiểu những hàng hóa không thể thiếu để hỗ trợ cuộc sống, mà còn bất kỳ phong tục nào của đất nước khiến người ta coi là không đứng đắn đối với tín dụng những người, thậm chí ở cấp thấp nhất, không thể tồn tại" (Smith, 1776) Do đó, điều này trộn lẫn một thước đo tuyệt đối (những nhu cầu cần thiết
do tự nhiên yêu cầu) với các khía cạnh của một thước đo tương đối (những nhu cầu cần thiết theo yêu cầu của tập quán) Về cái sau, ví dụ, một chiếc áo sơ mi vải lanh, nói đúng
ra, không phải là thứ cần thiết cho cuộc sống Người Hy Lạp và La Mã, sống rất thoải mái mặc dù họ không có vải lanh Nhưng trong thời hiện tại, phần lớn của châu Âu, một người lao động công nhật đáng tin cậy sẽ xấu hổ khi xuất hiện trước công chúng mà không mặc
áo sơ mi vải lanh, việc thiếu chiếc áo sơ mi này được cho là biểu thị mức độ nghèo đói đáng hổ thẹn mà người ta cho rằng không ai có thể rơi vào nếu không có hành vi cực kỳ tồi tệ (Smith, 1776) Do đó, tuyên bố cuối cùng xác nhận rằng, ngay cả đối với người tiên phong của trường phái tư tưởng kinh tế cổ điển, phải có một yếu tố tương đối liên quan đến tình trạng nghèo, đồng thời nó cũng thể hiện quan điểm phê phán vào thời điểm đó của những người nghèo (“hành vi xấu”) Quan điểm phê phán này là một điểm mấu chốt, là cốt lõi của việc kỳ thị và làm xấu mặt những người nghèo khổ
Karl Marx rõ ràng hơn về khía cạnh tương đối và bối cảnh cụ thể của khái niệm nghèo đói và không đề cập đến một thước đo tuyệt đối: “'Nhu cầu và sở thích của chúng ta bắt nguồn từ xã hội; chúng tôi đo lường chúng, do đó bởi xã hội chứ không phải bởi các đối tượng mà họ hài lòng Bởi vì chúng có bản chất xã hội nên chúng có bản chất tương đối" (Wood, 1987) Định nghĩa về nghèo do Joseph Rowntree đề xuất vào đầu thế kỷ 20
đã phân biệt giữa nghèo sơ cấp và nghèo thứ cấp Ông hiểu nghèo sơ cấp là "thu nhập không đủ để có được những thứ cần thiết tối thiểu để duy trì hiệu quả vật chất đơn thuần" (Townsend, 1979) Theo ông, khái niệm nghèo thứ cấp dựa trên sự đánh giá chủ quan hơn
về việc liệu những người mà ông phỏng vấn có "có nhu cầu rõ ràng và nghèo khổ", mặc
dù nằm trên chuẩn nghèo mà ông đã vạch ra (Laderchi, Saith & Stewart, 2003)
Trang 23Nghèo đói tuyệt đối: một tình trạng đặc trưng bởi sự thiếu thốn nghiêm trọng các nhu cầu cơ bản của con người, bao gồm lương thực, nước uống an toàn, điều kiện vệ sinh,
y tế, nơi ở, giáo dục và thông tin Nó không chỉ phụ thuộc vào thu nhập mà còn phụ thuộc vào khả năng tiếp cận các dịch vụ United Nations (1995) Mối lo ngại về tình trạng nghèo đói tuyệt đối như vậy đương nhiên sẽ lớn hơn ở những nơi có nguy cơ lâm vào cảnh nghèo đói hơn là những nơi tất cả mọi người đều có khả năng tiếp cận các phương tiện sinh tồn (Laderchi, Saith & Stewart, 2003)
Nghèo tương đối: một tiêu chuẩn được đo lường theo khía cạnh xã hội mà một cá nhân sống và do đó khác nhau giữa các quốc gia và theo thời gian Một ví dụ liên quan đến thu nhập sẽ là sống với ít hơn 60% thu nhập hộ gia đình trung bình của Vương quốc Anh được điều chỉnh theo quy mô hộ gia đình và sau chi phí nhà ở (MacInnes, 2014)
Chuẩn nghèo: mức thu nhập tối thiểu được cho là đủ ở một quốc gia cụ thể (Ravallion, 1992) Để hỗ trợ cho việc so sánh giữa các quốc gia, năm 2008, Ngân hàng Thế giới đã sửa đổi chuẩn nghèo quốc tế thành 1,25 USD/ngày theo sức mua tương đương năm
2005 (Ravallion và cộng sự, 2009)
Bẫy nghèo đói: tình trạng nghèo đói có xu hướng kéo dài do "cơ chế tự củng cố" (Azariadis và Stachurski, 2005) Những phản hồi tiêu cực này được tìm thấy giữa nghèo đói và một số hoàn cảnh như suy dinh dưỡng, thiếu khả năng tiếp cận bảo hiểm, gia tăng dân số, môi trường xuống cấp và thậm chí cả tăng trưởng kinh tế
2.1.3 Chuẩn nghèo ở Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, chuẩn nghèo là số tiền đảm bảo mức tiêu dùng thiết yếu (bao gồm cả lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm) cho một người trong một tháng Những hộ dân cư có thu nhập bình quân đầu người dưới chuẩn nghèo là
hộ nghèo Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2005), chuẩn nghèo là thước đo
Trang 24để phân biệt ai nghèo, ai không nghèo, để từ đó có chính sách hỗ trợ giúp phù hợp và đúng đối tượng Không có chuẩn nghèo chung cho mọi quốc gia, chuẩn nghèo cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia và nó thay đổi theo thời gian và không gian
Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025 Theo đó, năm 2021 thực hiện chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020, tức chuẩn nghèo là 900.000đ/người/tháng (khu vực thành thị) và 700.000đ/người/tháng (khu vực nông thôn)
Và giai đoạn 2022-2025: chuẩn nghèo sẽ là 2.000.000đ/người/tháng (khu vực thành thị) và 1.500.000đ /người/tháng (khu vực nông thôn) Riêng tại Tp HCM, áp dụng quyết định số: 58/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 quy định chuẩn hộ nghèo, cận nghèo thành phố giai đoạn 2016-2020 Theo đó, chuẩn nghèo là từ 21 triệu đồng/người/năm trở xuống, tương đương 1.750.000đ/người/tháng Chuẩn cận nghèo là từ 21 triệu đến 28 triệu đồng/người/năm, tương đương từ 1.750.000đ đến 2.340.000 đ/người/tháng
Như vậy, theo quy định về chuẩn nghèo ở HCM, mức thu nhập ngang bằng hoặc dưới 1.750.000đ/người/tháng là hộ nghèo, thu nhập ngang bằng hoặc dưới 2.340.000đ/ người/ tháng là thu nhập hộ cận nghèo Đây là thu nhập của những hộ gia đình được đưa vào nghiên cứu này
2.2 Khung lý thuyết
2.2.1 Lý thuyết về vốn con người
Kể từ khi bắt đầu được biết đến vào đầu những năm 1960 (Mincer 1958; Schultz
1959, 1960, 1961) và sau đó là nghiên cứu của Becker (1964), lý thuyết vốn con người đã tạo thành một chương trình nghiên cứu phong phú về kinh tế học giáo dục, gắn liền với hàng nghìn các nghiên cứu thực nghiệm Trong nền tảng của lý thuyết vốn con người, giáo dục thúc đẩy năng suất lao động cận biên và năng suất cận biên thúc đẩy thu nhập Tương ứng, giá trị của đầu tư vào giáo dục được xác định bằng thu nhập cả đời của lao động có giáo dục Giáo dục, công việc, năng suất và thu nhập được nhìn thấy trong sự liên tục tuyến
Trang 25tính Khi các sinh viên được giáo dục đạt được năng suất thể hiện (vốn nhân lực di động) được sử dụng bởi các nhà tuyển dụng, theo đó làm thu nhập tăng lên
"Vốn con người" có thể được định nghĩa là kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng khiếu
và các đặc điểm thu được khác góp phần vào sản xuất (Goode, 1959) Kỹ năng thể hiện năng lực cá nhân đóng góp vào sản xuất như một đối số trong hàm sản xuất (Bowles, Gintis
và Osborne, 2001) Theo Blundell, Dearden, Meghir và Sianesi (1999), có hai thành phần chính của vốn con người có tính bổ sung mạnh mẽ: khả năng sớm (dù có được hay bẩm sinh) và các kỹ năng có được thông qua giáo dục hoặc đào tạo chính quy trong công việc Vốn con người khác với các tài sản khác vì nó chỉ mang lại lợi nhuận thị trường tương ứng với nguồn cung lao động của người lao động (Hall và Johnson, 1980) Ishikawa và Ryan (2002) gợi ý rằng nguồn vốn con người quyết định chủ yếu đến thu nhập của các cá nhân Ngoài ra có rất nhiều khái niệm liên quan đến vốn con người khác, tuy nhiên hầu hết các khái niệm đều có đặc điểm chung là nhấn mạnh vai trò cùa vốn con người đến năng suất lao động và thu nhập
Vốn con người bao gồm kiến thức, kỹ năng và sức khỏe mà mọi người đầu tư và tích lũy trong suốt cuộc đời, giúp họ nhận ra tiềm năng của mình với tư cách là thành viên hữu ích của xã hội Đầu tư vào con người thông qua dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục có chất lượng, việc làm và kỹ năng giúp phát triển vốn con người, và đây là chìa khóa
để chấm dứt nghèo đói cùng cực và tạo ra các xã hội hòa nhập hơn (Davenport, T O., 1999) Như đã lưu ý trong Báo cáo Phát triển Thế giới (WDR) 2019: Bản chất công việc đang thay đổi, ranh giới của các kỹ năng đang thay đổi nhanh chóng, mang lại cả cơ hội và rủi ro Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trừ khi tăng cường nguồn nhân lực, các quốc gia không thể đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, sẽ không có lực lượng lao động được chuẩn bị sẵn sàng cho những công việc đòi hỏi kỹ năng cao hơn trong tương lai và sẽ không thể cạnh tranh hiệu quả trong nền kinh tế toàn cầu Cái giá của việc không hành động trong phát triển nguồn nhân lực đang tăng lên Các Bộ trưởng Tài chính đã
Trang 26nhóm họp để thảo luận về nguồn nhân lực tại các Hội nghị Mùa xuân và Thường niên gần đây của Nhóm Ngân hàng Thế giới đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với việc làm và chương trình chuyển đổi kinh tế ở các quốc gia ở tất cả các giai đoạn phát triển (World Bank 2022)
Lý thuyết về vốn con người được khái quát và cụ thể hóa vào những năm 1960, nhà kinh tế học Becker (1964) đã chỉ ra rằng giáo dục và đào tạo là những khoản đầu tư có thể tăng năng suất Khi thế giới tích lũy ngày càng nhiều vốn vật chất, chi phí cơ hội của việc
đi học giảm xuống Giáo dục đã trở thành một thành phần ngày càng quan trọng của lực lượng lao động Thuật ngữ này cũng được tài chính doanh nghiệp áp dụng và trở thành một phần của vốn trí tuệ, và rộng hơn là vốn con người Vốn trí tuệ và con người được coi là nguồn năng suất tái tạo Các tổ chức cố gắng trau dồi những nguồn này, hy vọng có thêm
sự đổi mới hoặc sáng tạo Đôi khi, một vấn đề kinh doanh đòi hỏi nhiều hơn là máy móc mới hoặc nhiều tiền hơn Nhược điểm của việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nhân lực là
nó có thể mang theo được Nguồn nhân lực luôn thuộc sở hữu của người lao động, không bao giờ thuộc sở hữu của người sử dụng lao động Không giống như thiết bị vốn cấu trúc, một nhân viên con người có thể rời khỏi một tổ chức Hầu hết các tổ chức thực hiện các bước để hỗ trợ những nhân viên hữu ích nhất của họ để ngăn họ rời khỏi các công ty khác Tầm quan trọng của tập hợp các kỹ năng mà người lao động được trang bị đã dẫn đến sự phát triển và lan rộng của lý thuyết vốn con người (ban đầu là của Becker 1964) Theo đó, một nhánh của kinh tế học tân cổ điển tập trung vào các lựa chọn cá nhân liên quan đến giáo dục, đào tạo và tính di động (như các yếu tố quyết định vốn con người) để giải thích
sự khác biệt về thu nhập, mặc dù vẫn ít hoặc không đề cập đến vai trò của các yếu tố khác như thể chế kinh tế và chuẩn mực xã hội Lydall (1968) lập luận rằng chính sự khác biệt trong sự kết hợp giữa trí thông minh, môi trường và giáo dục ở cấp độ cá nhân có thể giải thích phần lớn sự khác biệt trong phân phối thu nhập cá nhân Tuy nhiên, lý thuyết này không thể dung hòa được với mức chênh lệch tiền lương lớn được quan sát thấy giữa nam
Trang 27và nữ hoặc giữa người da trắng và người da đen Mặc dù tác giả đã đề cập đến sự hiện diện
có thể có của "định kiến xã hội" trong công việc của mình, nhưng tác giả đã không đưa nó vào phân tích của mình Trong khi đó, Machin (2009) lưu ý rằng “các hộ gia đình nghèo ở nhiều quốc gia có xu hướng ‘đầu tư dưới mức’ vào giáo dục” Mincer (1958, 1974) và Becker (1964) cũng chỉ ra rằng giáo dục và đào tạo làm tăng năng suất của các cá nhân bằng cách tăng kỹ năng và kiến thức của họ Và kỹ năng, kiến thức đó lại dẫn đến kết quả
là làm tăng lợi nhuận cho các cá nhân
Lý thuyết vốn con người dựa trên giả định rằng giáo dục chính thức là công cụ rất quan trọng và cần thiết để nâng cao năng lực sản xuất của dân số Nói tóm lại, các nhà lý thuyết vốn con người lập luận rằng dân số có học thức là dân số có năng suất Lý thuyết vốn con người nhấn mạnh cách giáo dục làm tăng năng suất và hiệu quả của người lao động bằng cách tăng mức độ nhận thức về khả năng sản xuất kinh tế của con người, vốn là sản phẩm của khả năng bẩm sinh và sự đầu tư vào con người Việc cung cấp giáo dục chính quy được coi là một khoản đầu tư vào vốn con người, mà những người ủng hộ lý thuyết này coi là có giá trị tương đương hoặc thậm chí còn đáng giá hơn so với vốn vật chất (Woodhall, 1987) Lý thuyết vốn con người kết luận rằng đầu tư vào vốn con người sẽ dẫn đến đầu ra kinh tế lớn hơn tuy nhiên tính hợp lệ của lý thuyết đôi khi khó chứng minh và mâu thuẫn “Trước đây, sức mạnh kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào các tài sản vật chất hữu hình như đất đai, nhà máy và thiết bị.” Lao động là một thành phần cần thiết, nhưng sự gia tăng giá trị của doanh nghiệp đến từ việc đầu tư vào thiết bị vốn “Các nhà kinh tế hiện đại dường như đồng tình rằng giáo dục và chăm sóc sức khỏe là chìa khóa để cải thiện vốn con người và cuối cùng là tăng sản lượng kinh tế của quốc gia (Becker, 2009) Trong nền kinh
tế toàn cầu mới, tài sản cố định có thể không quan trọng bằng đầu tư vào vốn con người Thomas Friedman (2007), trong cuốn sách cực kỳ thành công của mình là Thế giới phẳng,
đã viết nhiều về tầm quan trọng của giáo dục trong nền kinh tế tri thức toàn cầu mới Cuốn sách nổi tiếng của ông đã cho hàng triệu người tiếp xúc với lý thuyết vốn con người Bản
Trang 28thân thuật ngữ này không được giới thiệu, nhưng bằng chứng về lý do tại sao con người và giáo dục (vốn con người) lại quan trọng đối với thành công kinh tế của một quốc gia, là một chủ đề thường xuyên được lặp đi lặp lại trong cuốn sách Ở khắp các nước phương Tây, giáo dục gần đây đã được tái lý thuyết hóa theo lý thuyết vốn con người với tư cách chủ yếu là một công cụ kinh tế Lý thuyết vốn con người là lý thuyết kinh tế có ảnh hưởng nhất đối với giáo dục phương Tây, thiết lập khuôn khổ chính sách của chính phủ từ đầu những năm 1960 Nó ngày càng được coi là một yếu tố quyết định chính của hiệu quả kinh
tế Vốn con người phát triển và nhiều phép ẩn dụ kinh tế khác nhau như “thay đổi công nghệ”, “nghiên cứu”, “đổi mới”, “năng suất”, “giáo dục” và “năng lực cạnh tranh” từ đó cũng sẽ thay đổi theo Nói cách khác khi vốn con người được đầu tư và phát triển đúng cách sẽ tạo nên thay đổi lớn về mặt thu nhập của người lao động, trong tay người lao động
có tiền, đời sống sẽ trở nên phát triển chất lượng hơn, và thúc đẩy những khía cạnh khác đời sống kinh tế xã hội quốc gia phát triển Vòng tròn này sẽ lặp lại tạo nên sự phát triển xoắn ốc đi lên
Vì vậy, theo lý thuyết vốn con người thì giáo dục và đào tạo là yếu tố quan trọng cho hoạt động kinh tế của một cá nhân Chính vì cơ sở lý thuyết nói trên, biến vốn con người (ở đây được sử dụng là biến giáo dục) được đưa vào mô hình tác động đến thu nhập của hộ nghèo nộp hồ sơ vay vốn tại ngân hàng chính sách Hồ Chí Minh
Ứng dụng Lý thuyết Vốn Con người vào Hệ thống Giáo dục
Để tăng cường phát triển con người trong xã hội nói chung, cần phải áp dụng lý thuyết về vốn con người vào các hệ thống giáo dục Bằng cách đó, năng suất được tăng cường và duy trì dựa trên lực lượng lao động đa dạng và gia tăng Babalola (2003) khẳng định rằng sự đóng góp của giáo dục vào tăng thu nhập người lao động và phát triển kinh tế xảy ra thông qua khả năng tăng năng suất của lực lượng lao động hiện có theo nhiều cách khác nhau Vì vậy, thẩm định kinh tế dự án đầu tư giáo dục cần tính đến một số tiêu chí nhất định, Theo Psacharopoulos và Woodhall (1997): Lợi ích kinh tế trực tiếp từ đầu tư,
Trang 29xét về sự cân bằng giữa chi phí cơ hội của các nguồn lực và lợi ích dự kiến trong tương lai; Lợi nhuận kinh tế gián tiếp, về lợi ích bên ngoài ảnh hưởng đến các thành viên khác của
xã hội; Nhu cầu giáo dục của cá nhân và các yếu tố khác quyết định nhu cầu của cá nhân đối với giáo dục; Sự phân bố địa lý và xã hội của các cơ hội giáo dục; Sự phân phối các lợi ích tài chính và gánh nặng của giáo dục
2.2.2 Lý thuyết vốn xã hội
Khái niệm vốn xã hội ban đầu được đề xuất bởi Loury (1977), người cho rằng nó
bổ sung cho lý thuyết về vốn con người trong việc giải thích chênh lệch thu nhập giữa thanh niên da đen và da trắng ở Mỹ Trên thực tế, tác giả này coi khái niệm vốn xã hội là
mô tả "hậu quả của vị trí xã hội trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt được các đặc điểm vốn con người tiêu chuẩn và do đó, địa vị kinh tế" (Johnson và Mason, 2012) Trong cuộc điều tra ban đầu của mình về sự khác biệt về kết quả dựa trên chủng tộc, ông lập luận rằng người da trắng có thể có vị trí tốt hơn để xây dựng loại kết nối xã hội cần thiết nhằm tận dụng các cơ hội thị trường việc làm Loury tiếp tục khẳng định rằng vốn con người không thể tách rời khỏi bối cảnh xã hội và nguồn gốc xã hội, và do đó, hai yếu tố sau là những yếu tố điều kiện quan trọng trong việc đạt được các đặc điểm tiêu chuẩn dẫn đến sự tích lũy của nguồn sản xuất này Tầm quan trọng của loại vốn này được thể hiện rõ ràng trong tuyên bố của ông rằng "bối cảnh xã hội trong đó sự trưởng thành của cá nhân diễn ra tạo điều kiện mạnh mẽ cho những gì mà các cá nhân có năng lực tương đương có thể đạt được" (Osterling, 2007) Kết quả là, khái niệm của Loury về vốn xã hội làm cho nó trở nên hữu ích trong việc giúp giải thích các kết quả kinh tế không giống nhau giữa các nhóm thiểu số và không thuộc nhóm thiểu số chẳng hạn Cho rằng nó có thể giải thích những bất bình đẳng này, khái niệm vốn xã hội cũng phù hợp để giải thích sự xuất hiện của nghèo đói (Osterling, 2007)
Bordieu (1985) đã cải tiến ý tưởng về vốn xã hội bằng cách mở rộng các chức năng của nó để bao gồm cả vai trò của nó như một công cụ tạo điều kiện cho việc sản xuất các
Trang 30dạng vốn khác Do đó, theo quan điểm của tác giả này, hình thức vốn này có giá trị vì nó
có thể làm tăng, chẳng hạn như khả năng tiếp cận quyền lực và các hình thức vốn khác (Osterling, 2007) Ngược lại, Durlauf và Fafchamps (2005) đề xuất định nghĩa sau: vốn xã hội liên quan đến các quy trình dựa trên mạng lưới tạo ra kết quả kinh tế có lợi thông qua các chuẩn mực và niềm tin Các quá trình này có khả năng tạo ra các ngoại ứng trên toàn
xã hội theo cả hướng tiêu cực và tích cực Chẳng hạn, những cá nhân tiếp cận với các tương tác nhóm xã hội thúc đẩy hành vi tiêu cực và kết quả tiêu cực sẽ có nhiều khả năng là người nghèo (Jefferson, 2012)
Bất chấp những định nghĩa và quan điểm này, định nghĩa vốn xã hội được sử dụng rộng rãi nhất đã được phổ biến bởi Putnam (2000), người đã cho rằng vốn xã hội bao gồm các mối liên hệ giữa các cá nhân, bao gồm các mạng lưới xã hội cũng như các chuẩn mực
về tính tương hỗ và độ tin cậy phát sinh từ họ" Khái niệm này tập trung vào các khái niệm
về mạng lưới xã hội, lòng tin và các chuẩn mực của sự tương hỗ và phù hợp với ý tưởng
về "đạo đức công dân" gắn liền với xã hội dân sự Do đó, việc thiếu sự tham gia và tham gia của công dân là dấu hiệu cho thấy mức vốn xã hội thấp Do đó, vốn xã hội bao hàm hoàn toàn khái niệm loại trừ xã hội đã được thảo luận trước đó; Một mức độ loại trừ lớn đóng vai trò là dấu hiệu của mức vốn xã hội thấp do nó cản trở sự tham gia của công dân
Vì mức độ hòa nhập là một phần của khái niệm rộng hơn về vốn xã hội mà một cộng đồng được hưởng, nên chúng ta chỉ có thể biểu thị nghèo đói theo nghĩa thiếu đủ vốn xã hội Putnam (2000) tiếp tục phân tách vốn xã hội thành hai thành phần: "vốn xã hội bắc cầu"
và "vốn xã hội ràng buộc" Cái đầu tiên đại diện cho tập hợp các mạng xã hội bao gồm kết nối các nhóm không đồng nhất Sự liên quan của khái niệm này trong việc giải thích nghèo đói và đặc biệt là sự dai dẳng của nghèo đói là: thiếu vốn xã hội bắc cầu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng cô lập xã hội của các khu dân cư vốn đã nghèo, dẫn đến thiếu tiếp xúc với các mô hình vai trò tích cực, ủng hộ xã hội, từ đó cản trở lối thoát nghèo Tương
tự như vậy, mạng lưới cầu nối yếu kém có thể khiến người dân rơi vào cảnh nghèo đói,
Trang 31chẳng hạn như họ không thể tìm được việc làm trong khu vực cụ thể của họ, đặc biệt nếu
đó là khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao Tình hình của những cá nhân này sẽ cải thiện đáng
kể nếu họ được hưởng mức vốn xã hội bắc cầu đủ cao để cho phép họ tìm được việc làm ở nơi khác, nhờ vào mạng lưới quan hệ vững chắc hơn (Osterling, 2007) Ngoài ra, việc thiếu tiếp xúc với các mô hình xã hội tích cực hơn, bên ngoài có thể tạo ra, trong các cộng đồng đang chịu nhiều vấn đề kinh tế xã hội, "tác động lây lan" trong đó các chuẩn mực hành vi không phù hợp dễ lây lan hơn, đặc biệt là ở trẻ em và cộng đồng thanh thiếu niên chủ yếu thông qua ảnh hưởng của bạn bè Vì vậy, vì nó được coi là mang lại cơ hội và thông tin không có sẵn trong phạm vi xã hội của chính mình, nên mức vốn xã hội bắc cầu lành mạnh
là một tài sản quan trọng cho sự dịch chuyển đi lên Kết quả là, sự vắng mặt của loại vốn này trong các khu vực có thu nhập thấp được cho là góp phần thúc đẩy tình trạng thất nghiệp và đi kèm với khó khăn kinh tế ở những khu vực lân cận này (Osterling, 2007) Để minh họa, Wilson (1987) cho rằng cư dân của các khu vực nội thành có tỷ lệ nghèo cao có thể hiếm khi tiếp xúc với những người có công việc ổn định, trình độ học vấn cao hơn hoặc những người không nhận được trợ cấp xã hội Thật vậy, tác giả lập luận rằng có một số bằng chứng cho thấy rằng những cá nhân này bị cô lập về mặt xã hội khỏi các mạng xã hội chính thống
Thành phần thứ hai của vốn xã hội, vốn xã hội liên kết, bao gồm các mạng xã hội độc quyền hoặc hướng nội được đặc trưng bởi sự gắn kết và hỗ trợ xã hội mạnh mẽ Việc thiếu loại vốn này có thể được coi là có tác động tiêu cực đến tỷ lệ nghèo đói thông qua hai
cơ chế: các vấn đề liên quan đến tổ chức xã hội của cộng đồng và sự thiếu tin tưởng, tương
hỗ và hỗ trợ xã hội nói chung Chỉ riêng hai yếu tố này thôi cũng có thể đi một chặng đường dài trong việc xác định độ dày của mạng lưới an sinh xã hội đóng hai vai trò cơ bản: thứ nhất, chúng ngăn chặn sự suy giảm nghiêm trọng về mức sống khi xảy ra các cú sốc tiêu cực (đặc biệt là thông qua cơ chế thứ hai) và thứ hai, họ có thể đẩy nhanh quá trình đưa người dân thoát nghèo (đặc biệt là thông qua cơ chế thứ nhất) (Osterling, 2007) Liên quan
Trang 32đến yếu tố thứ hai của vốn xã hội gắn kết, cảm giác tin tưởng trong mạng lưới xã hội, liên quan đến kỳ vọng rằng những người khác trong mạng hỗ trợ lẫn nhau Đổi lại, có đi có lại liên quan đến việc một thành viên của mạng xã hội hành động thay mặt cho người khác (thậm chí phải trả giá cá nhân) với kỳ vọng rằng những người khác sẽ hành động vì lợi ích của cô ấy vào một thời điểm nào đó trong tương lai Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy hỗ trợ xã hội thực sự có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe tâm thần và kết quả sức khỏe (Osterling, 2007), đến lượt nó lại liên quan mật thiết đến khả năng rơi vào cảnh nghèo đói như đã thảo luận trong các phần trước
Putnam (2000) cảnh báo rằng, mặc dù mức vốn xã hội thấp có thể gây ra nghèo đói, nhưng điều ngược lại có thể không nhất thiết đúng Nghĩa là, các cộng đồng nghèo có thể không nhất thiết phải có mức vốn xã hội thấp Trên thực tế, người nghèo có thể thuộc các nhóm xã hội có vốn xã hội cao, tuy nhiên, họ có thể thiếu các nguồn lực cơ bản/thiết yếu
để tận dụng/tận dụng vốn xã hội đó Trên thực tế, điều này có nghĩa là mức vốn xã hội đủ cao có thể là điều kiện cần nhưng chưa đủ để chống đói nghèo nếu nó không đi kèm với những cải thiện tối thiểu về các thuộc tính vật chất và kinh tế xã hội hiện có trong các cộng đồng nghèo Vốn xã hội có thể có một "mặt tối" trong đó các mạng xã hội dày đặc được sử dụng để thực hiện các mục tiêu không đóng góp cho lợi ích công cộng, mà đúng hơn là cho
"tệ hại của công chúng" Những ví dụ điển hình mà vốn xã hội đóng vai trò nghịch đảo cho điều này bao gồm các gia đình "mafia", các đường dây mại dâm và các băng nhóm thanh niên Những mạng lưới này có thể mang lại lợi nhuận vốn xã hội đáng kể cho các thành viên của họ, nhưng rõ ràng là chúng không đóng góp vào sự thịnh vượng của cộng đồng (Putnam, 2000) Vốn xã hội trong các mạng lưới địa phương cũng có thể ngăn cản phong trào tìm kiếm việc làm ở chỗ nó cung cấp các nguồn lực để giảm thiểu tác động của thu nhập thấp
Pemberton et al (2013) cung cấp một bản tóm tắt về một số vai trò của vốn xã hội
đã được nhận xét cho đến nay cũng như một danh sách ngắn gọn về những con đường khác
Trang 33mà qua đó mức vốn xã hội thấp có thể đẩy các cá nhân vào tình trạng nghèo đói và/hoặc khiến mọi người trở nên nghèo khó:
(1) Ngắt kết nối với các mạng lưới xã hội (và do đó, làm giảm vốn xã hội) sau thời gian thất nghiệp kéo dài là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói dai dẳng vì nó làm tăng chi phí và giảm khả năng tìm được việc làm
(2) Nỗi sợ mất mạng xã hội ngăn cản các cá nhân di chuyển đến nơi khác để làm việc, điều này làm tăng thêm tình trạng thất nghiệp của họ
(3) Sự tan vỡ các mối quan hệ gia đình, sự xuất hiện của các tình trạng sức khỏe mãn tính và phạm tội là một số yếu tố gây ra sự loại trừ xã hội, tác động bất lợi của chúng đối với tỷ lệ nghèo đói chỉ có thể được khắc phục thông qua sự hiện diện của các mạng lưới an sinh xã hội mạnh mẽ, trong đó đòi hỏi mức vốn xã hội tương đối cao
(4) Thiếu vốn xã hội có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nghèo đói thông qua một kênh gián tiếp khác: mức vốn xã hội thấp ở một khu vực có thể có nghĩa là các gia đình không được tiếp cận với các cơ sở chăm sóc trẻ em không chính thức (và miễn phí) (ví dụ: vai trò của người thân và bạn bè trong việc chăm sóc con cái trong khi làm việc), do
đó phải dùng đến dịch vụ chăm sóc trẻ em được trả lương, do đó làm tăng chi phí cơ hội của việc làm, điều này có thể dẫn đến vòng luẩn quẩn thất nghiệp-nghèo đói
Cần lưu ý rằng, cho đến nay, những khó khăn lớn gặp phải khi đo lường tình trạng thiếu vốn xã hội hơi khó nắm bắt và cũng như giải quyết vấn đề này bằng các biện pháp chính sách là lý do tại sao việc sử dụng và phân tích sâu hơn vốn này đã bị bỏ qua trong các nghiên cứu về nghèo đói Mặt khác, các khái niệm vốn xã hội lấp đầy khoảng trống lớn trong tài liệu kinh tế học do nó tập trung chủ yếu vào cá nhân chi tiết Cộng đồng và các nhóm xã hội là quan trọng đối với kết quả giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống
Vốn xã hội rất quan trọng đối với sự vận hành hiệu quả của các nền kinh tế hiện đại
và là điều kiện thiết yếu của nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống Nó tạo thành thành phần văn hóa của các xã hội hiện đại, mà ở các khía cạnh khác đã được tổ trên
Trang 34cơ sở các thể chế chính thức, nhà nước pháp quyền và tính hợp lý Xây dựng vốn xã hội thường được coi là nhiệm vụ cải cách kinh tế; nhưng không giống như các chính sách kinh
tế hay thậm chí các thể chế kinh tế, vốn xã hội không thể dễ dàng được tạo ra hoặc định hình bởi chính sách công Một trong những điểm yếu lớn nhất của khái niệm vốn xã hội là thiếu sự đồng thuận về cách đo lường nó Ít nhất hai cách tiếp cận rộng rãi đã được thực hiện: cách thứ nhất là tiến hành điều tra dân số về các nhóm và thành viên nhóm trong một
xã hội nhất định, và cách thứ hai là sử dụng dữ liệu khảo sát về mức độ tin cậy và sự tham gia của người dân (Robert Putnam, 1993) Nói cách khác, từ khung lý thuyết trên có thể hình dung vốn xã hội được thể hiện và đo lường dưới rất nhiều hình thức Sự tham gia vào
và được nhận hỗ trợ của các tổ chức (nhà nước hoặc tư nhân) nhằm cải thiện đời sống của người lao động là một trong những hình thức dễ nhìn thấy và có thể đo lường được của vốn xã hội Trong giới hạn nghiên cứu này, vốn xã hội được đo lường bằng việc các cá nhân có nhận được hỗ trợ từ nhóm/tổ chức (công hoặc tư) trong giai đoạn Covid 19
2.2.3 Lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập – Hàm thu nhập Mincer
Trong hơn nửa thế kỷ qua, kinh tế lao động đã trải qua một sự chuyển đổi lớn Thay
vì coi lao động là sự kết hợp của những người lao động đồng nhất trong một hàm sản xuất tổng hợp của toàn nền kinh tế, kinh tế học lao động hiện đại coi lao động là một tập hợp của những con người không đồng nhất, mỗi người có năng suất làm việc khác nhau Ngày nay, các nhà kinh tế lao động nhấn mạnh cách các nền kinh tế nâng cao năng suất lao động của từng nhân viên thông qua việc thúc đẩy người lao động nỗ lực và đầu tư vốn phi nhân lực Kết quả là các nhà kinh tế học lao động tập trung vào phân phối thu nhập giữa người lao động hơn là phân phối thu nhập theo chức năng giữa lao động và vốn Hàm thu nhập được xem như thước đo các nhà kinh tế đánh giá phân phối thu nhập
Hàm thu nhập là một phương trình về thu nhập và các yếu tố tác động đến thu nhập Hàm thu nhập của Mincer (1958) là một mô hình phương trình đơn giải thích thu nhập từ
Trang 35tiền lương là một hàm của học vấn và kinh nghiệm Nó được đặt theo tên của Jacob Mincer Lemieux, T (2006) cho rằng đây là một trong những mô hình được sử dụng rộng rãi nhất trong kinh tế học thực nghiệm Phương trình đã được kiểm tra trên nhiều bộ dữ liệu Thông thường, logarit của thu nhập được mô hình hóa dưới dạng tổng số năm học và hàm bậc hai của số năm kinh nghiệm tiềm năng
Năm 1958, Jacob Mincer đã đi tiên phong trong một phương pháp quan trọng để hiểu cách phân bổ thu nhập trên toàn bộ dân số Trong những năm kể từ công trình nghiên cứu có ảnh hưởng sâu sắc của Mincer, ông cũng như các sinh viên và đồng nghiệp của mình đã mở rộng mô hình vốn nhân lực ban đầu, đạt được kết luận quan trọng về một loạt các quan sát liên quan đến hạnh phúc của con người Dòng nghiên cứu này giải thích tại sao giáo dục lại nâng cao thu nhập (Mincer, 1974) Hàm thu nhập của Mincer như một hàm
ý của lý thuyết về vốn con người, nó đã trở thành một công cụ tiêu chuẩn để phân tích sự khác biệt về thu nhập giữa các cá nhân liên quan đến trình độ học vấn và kinh nghiệm
Độ dốc của đường tiền lương theo học vấn cho thấy mức tăng thu nhập khi người lao động có thêm một năm học vấn Người lao động sẽ quyết định chọn trình độ học vấn tối ưu, quyết định dừng việc học khi mức lợi tức biên bằng với suất chiết khấu kỳ vọng của
họ Đây là qui tắc dừng nhằm tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập Mô hình học vấn với giả thiết bỏ qua yếu tố kinh nghiệm, được Mincer diễn dịch toán học cho thấy logarithm của thu nhập là hàm tỷ lệ thuận với số năm đi học
Hàm thu nhập theo giáo dục của Mincer là: lnYs = lnY0 + r*S
Trong đó:
S: là số năm đi học
Y0: là thu nhập hàng năm của người không có đi học
Ys: là thu nhập hàng năm của người có đi học S năm
r: là lợi suất biên, tức tỷ lệ phần trăm thu nhập tăng thêm một năm đi học
Trang 362.3 Tổng quan các nghiên cứu trước
Có rất nhiều nghiên cứu về vốn xã hội và vốn con người tác động đến thu nhập, trong đó đầy đủ nhất phải kể đến Boxman, De Graaf, & Flap (1991), nghiên cứu đã thảo luận về tác động qua lại giữa vốn xã hội và vốn con người trong quá trình đạt được thu nhập của các nhà quản lý Một phân tích đa biến đối với mẫu 1359 nhà quản lý hàng đầu của các công ty lớn hơn ở Hà Lan năm 1986-1987 chỉ ra rằng các nhà quản lý hàng đầu tìm được việc làm của họ chủ yếu thông qua các kênh không chính thức và hơn thế nữa nếu họ sở hữu nhiều vốn xã hội hơn Vốn xã hội (quan hệ công việc bên ngoài, tư cách thành viên) có ảnh hưởng độc lập đáng kể đến thu nhập, vốn con người ròng (giáo dục, kinh nghiệm) và cấp bậc (số lượng cấp dưới) Vốn con người và vốn xã hội có thể đóng vai trò thay thế cho nhau Vốn con người và xã hội tương tác với nhau trong quá trình đạt được thu nhập, nhưng không như mong đợi trong nghiên cứu này Ở nghiên cứu này chỉ đánh giá vai trò riêng rẽ của từng yếu tố đến thu nhập, hoặc là tác động gián tiếp của vốn con người và vốn xã hội đến thu nhập, chứ không đưa ra đánh giá đồng thời cả hai yếu tố đến sự thay đổi trong thu nhập
Trong khi Boxman, De Graaf, & Flap (1991) nghiên cứu tác động của vốn con người (giáo dục) đến thu nhập nhà quản lý thì Yang, D T (2004) nghiên cứu sự đóng góp của việc đi học (vốn con người) đối với thu nhập người dân ở nông thôn ở Trung Quốc trong quá trình tự do hóa thị trường yếu tố sản xuất từ năm 1986 đến năm 1995 Việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát đã cho phép các hộ nông dân tái phân bổ đầu vào sản xuất từ nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp Có giả thuyết cho rằng giáo dục tạo điều kiện cho sự điều chỉnh này Dữ liệu bảng từ tỉnh Tứ Xuyên cho thấy việc đi học đã nâng cao khả năng của nông dân trong việc cống hiến sức lao động và vốn cho sản xuất phi nông nghiệp dựa trên bằng chứng cho thấy mức độ thấp hơn mức tối ưu của các yếu tố đầu vào này được phân bổ cho các mục đích sử dụng phi nông nghiệp Trong quá trình chuyển đổi,
Trang 37việc mở rộng các hoạt động phi nông nghiệp đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng thu nhập hộ gia đình
Cùng là nghiên cứu về thu nhập của nông dân ở vùng nông thôn, Pham, H T (2021) xem xét tác động của vốn xã hội của nông dân đến thu nhập của họ ở vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An Nghiên cứu phát triển dựa trên cách tiếp cận lý thuyết liên ngành để giải quyết vấn đề Lý thuyết thu nhập của Mincer (1974), lý thuyết vốn xã hội của Putnam (2000) được áp dụng trong trường hợp này Mô hình nghiên cứu được xây dựng với nhóm biến liên quan đến người lao động và hộ gia đình và biến vốn xã hội Phân tích thống kê
mô tả, hồi quy OLS được sử dụng để phân tích kiểm định mô hình với dữ liệu thu thập từ
701 hộ dân vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An, năm 2020, theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống Kết quả nghiên cứu cho thấy 7/10 biến độc lập giải thích được 34,3% sự thay đổi của thu nhập Trong đó, vốn xã hội của hộ gia đình là nhân tố thiết yếu tác động tích cực đến thu nhập của người lao động Ngoài việc tích lũy kinh nghiệm, tăng thêm đất sản xuất, các hộ gia đình cần có thành viên tham gia các tổ chức chính trị - xã hội
ở địa phương và nâng cao giao tiếp với cộng đồng Do đó, cộng đồng và chính quyền địa phương nên tạo cơ hội cho các thành viên hộ gia đình tăng thu nhập Tuy nhiên, một hạn chế cứu nghiên cứu này là chưa đề cập đến vốn con người (giáo dục) ảnh hưởng đến thu nhập như thế nào
Nghiên cứu về vốn xã hội cũng được thực hiện bởi Shen, J., & Bian, Y (2018) thông qua phương pháp hồi quy Poisson đã phân tích một cuộc điều tra mẫu quốc gia của Trung Quốc cho thấy những người sử dụng kênh tìm kiếm việc làm chung, do có mức vốn xã hội tương đối cao hơn, không chỉ nỗ lực tìm kiếm việc làm nhiều hơn mà còn có thu nhập cao hơn so với những người ở các hộ gia đình khác cùng chung đặc điểm Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này được rút ra từ CGSS (Khảo sát xã hội chung của Trung Quốc) năm 2003, một cuộc khảo sát mẫu đại diện toàn quốc về đô thị Trung Quốc (Bian và Li
Trang 382012) Những hộ gia đình có lợi thế tương đối về cả vốn con người và vốn xã hội, không chỉ cố gắng nhiều hơn trong công việc mà còn có thu nhập cao hơn so với những hộ gia đình khác Hai phép so sánh đưa ra một chiến lược mới để kiểm tra vai trò nhân quả của vốn xã hội đối với sự thành công của thị trường lao động, bất kể vốn xã hội là ngoại sinh hay nội sinh đối với vốn con người
Các nghiên cứu về vốn con người cũng được đánh giá nhiều trong các tác động đến thu nhập người lao động Trong đó phải kể đến Castelló-Climent & Doménech (2014); Lee,
J W., & Lee, H (2018); Shahpari & Davoudi (2014); Sehrawat & Singh (2019) Điểm chung của các nghiên cứu là đều sử dụng trình độ giáo dục làm thước đo cho vốn con người Tuy nhiên, Castelló-Climent & Doménech (2014) đã sử dụng bộ dữ liệu cập nhật về bất bình đẳng thu nhập (trong đó có dữ liệu về giáo dục) của 146 quốc gia từ năm 1950 đến năm 2010 để nghiên cứu về vốn con người và thu nhập Bài viết này ghi lại một số sự kiện liên quan đến sự phát triển của bất bình đẳng thu nhập và vốn con người Những phát hiện chính cho thấy rằng, mặc dù sự bất bình đẳng về vốn con người trên toàn thế giới đã giảm đáng kể, nhưng sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập hầu như không thay đổi Ở nhiều vùng, hệ số Gini thu nhập năm 1960 rất giống với năm 2005 Vì vậy, cải thiện giáo dục không phải là điều kiện đủ để giảm bất bình đẳng thu nhập, mặc dù chúng cải thiện đáng
kể mức sống của người dân ở đáy của phân phối thu nhập Nghiên cứu tìm thấy bằng chứng cho thấy lợi nhuận thu được từ giáo dục ngày càng tăng và các lực lượng ngoại sinh như tiến bộ công nghệ thiên về kỹ năng hoặc toàn cầu hóa đã bù đắp tác động của việc giảm bất bình đẳng giáo dục, do đó giải thích mối tương quan thấp giữa những thay đổi giáo dục
và thu nhập Trong khi đó Lee, J W., & Lee, H (2018)điều tra thực nghiệm xem vốn con người, dữ liệu trực tiếp được đo bằng trình độ học vấn, có liên quan như thế nào đến phân phối thu nhập Các hồi quy, sử dụng bộ dữ liệu bảng bao gồm nhiều quốc gia từ năm 1980 đến năm 2015, cho thấy phân phối giáo dục bình đẳng hơn góp phần đáng kể vào việc giảm bất bình đẳng thu nhập Mở rộng giáo dục là một yếu tố chính trong việc giảm bất bình
Trang 39đẳng giáo dục và do đó là bất bình đẳng thu nhập Các chính sách công mà nâng cao phúc lợi xã hội và ổn định giá cả góp phần giảm bất bình đẳng thu nhập, đồng thời chi tiêu công cho giáo dục giúp giảm bất bình đẳng giáo dục Ngược lại, thu nhập bình quân đầu người cao hơn, cởi mở hơn với thương mại quốc tế và tiến bộ công nghệ nhanh hơn có xu hướng làm cho cả phân phối thu nhập và giáo dục trở nên bất bình đẳng hơn Sử dụng hiệu chỉnh các kết quả thực nghiệm, nghiên cứu thấy rằng chúng ta có thể quy sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập trong các nền kinh tế Đông Á trong những thập kỷ gần đây là do tác động bất bình đẳng của tăng trưởng thu nhập nhanh và tiến bộ nhanh chóng trong toàn cầu hóa
và thay đổi công nghệ, những tác động này đã vượt qua tác động cân bằng hóa thu nhập từ việc cải thiện bình đẳng trong việc phân phối trình độ học vấn trong giai đoạn này Rõ ràng
ta có thể nhìn thấy sự tương đồng của hai nghiên cứu chính là giảm sự bất bình đẳng trong giáo dục, sẽ làm giảm bất bình đẳng trong thu nhập
Được thực hiện cùng năm nhưng nghiên cứu của Shahpari & Davoudi (2014) thực hiện nghiên cứu xem xét tác động của các yếu tố tới thu nhập ở các quốc gia Hồi Giáo Điểm mới của nghiên cứu này so với Castelló-Climent & Doménech (2014) chính là việc đưa vào yếu tố vốn sản xuất Trong nghiên cứu này, trình độ học vấn trung bình của lao động cũng được sử dụng làm vốn con người Sử dụng cách tiếp cận ARDL trong giai đoạn
1969 - 2007, nghiên cứu kết luận rằng việc tăng vốn con người và vốn vật chất có thể làm giảm Chỉ số Gini và do đó làm cho phân phối thu nhập công bằng hơn Mặt khác, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát và GDP gia tăng có thể làm tăng chỉ số Gini và làm cho phân phối thu nhập trở nên bất công hơn
Khác với các nghiên cứu trước đó về vốn con người và thu nhập khi chỉ nghiên cứu trong dài hạn Sehrawat & Singh (2019) cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa vốn con người và bất bình đẳng thu nhập ở Ấn Độ trong khuôn khổ phi tuyến tính và bất đối xứng trong cả ngắn hạn và dài hạn Ngoài ra nghiên cứu còn đưa yếu tố giới tính vào để xem xét tác động đến thu nhập Để nắm bắt được sự bất đối xứng trong cả ngắn
Trang 40hạn và dài hạn, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tiếp cận độ trễ phân tán tự hồi quy phi tuyến tính bằng cách sử dụng dữ liệu có liên quan từ năm 1970 đến năm 2016 Kết quả của bài báo cho thấy rằng mở rộng giáo dục đóng vai trò là yếu tố chính làm tăng thu nhập, sự gia tăng số năm đi học trung bình dẫn đến phân phối thu nhập bình đẳng hơn Ngược lại, tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát và mở cửa thương mại tạo ra sự phân phối thu nhập không đồng đều Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả bất đối xứng chỉ ra rằng có mối quan hệ nhân quả một chiều từ nguồn nhân lực nữ, tăng trưởng kinh tế và lạm phát đến bất bình đẳng thu nhập Từ góc độ chính sách, nghiên cứu đề xuất rằng mở rộng giáo dục nên được
sử dụng như một công cụ mạnh mẽ để giảm thiểu bất bình đẳng thu nhập bằng cách nhấn mạnh chất lượng giáo dục Đồng thời, các chính sách hướng tới lợi ích xã hội, giáo dục toàn diện, đào tạo cho lao động phổ thông và ổn định giá cả cần được khuyến khích để đạt được phân phối thu nhập công bằng ở Ấn Độ
Thông qua tổng hợp các nghiên cứu trước đây, có thể thấy rõ vai trò của vốn xã hội và vốn con người với thu nhập trong các trường hợp thực nghiệm Tuy nhiên chầu hết các nghiên cứu đều chỉ đánh giá tác động riêng lẻ của từng yếu tố mà chưa đánh giá được tác động đồng thời của cả hai yếu tố đến thu nhập Ở nghiên cứu này mong muốn đánh giá được tác động đồng thời khi đưa cả vốn con người và vốn xã hội vào cùng một mô hình thực nghiệm Mincer (1974) đề xuất hàm thu nhập và nó được sử dụng rộng rãi đến bây giờ, nó cũng được gọi là hàm Mincer hoặc mô hình hồi quy thu nhập Mincer Nghiên cứu này phát triển mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình Mincer, trong đó bổ sung thêm một
số biến kiểm soát khác dựa trên dữ liệu thu được từ hai cuộc khảo sát của Ngân hàng chính sách xã hội HCM Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhận diện các yếu tác động đến thu nhập của người lao động Các biến kiểm soát đưa vào mô hình gồm giới tính, độ tuổi, tín dụng, số lao động trong gia đình số người phụ thuộc, thu nhập phi nông nghiệp Cơ sở đưa các biến kiểm soát vào mô hình dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước, được trình bày trong Bảng 1: Mô tả các biến và kỳ vọng biến ở chương 3