1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài

168 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài
Tác giả Trà Thị Thu Dung
Người hướng dẫn PGS.TS. Bành Quốc Tuấn
Trường học Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 168
Dung lượng 1,22 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (13)
  • 2. Mục tiêu của đề tài (14)
  • 3. Câu hỏi nghiên cứu (14)
  • 4. Đối tượng nghiên cứu (15)
  • 5. Phạm vi nghiên cứu (15)
  • 6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu (16)
  • 7. Phương pháp nghiên cứu (20)
  • 8. Nội dung nghiên cứu (21)
  • 9. Đóng góp của đề tài (21)
  • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH TẠI VIỆT NAM PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI (23)
    • 1.1. Khái quát chung về cho công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài (23)
      • 1.1.1. Khái niệm phán quyết của trọng tài nước ngoài (23)
      • 1.1.2. Khái niệm công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài (26)
      • 1.1.3. Đặc điểm của pháp luật về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài (28)
      • 1.1.4. Nguyên tắc chung về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài (30)
      • 1.1.5. Ý nghĩa của việc cho công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài (35)
      • 1.2.1. Công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (38)
      • 1.2.2. Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (40)
    • 1.3. Pháp luật một số quốc gia về cho công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài trên thế giới (43)
      • 1.3.1. Pháp luật của Đức (43)
      • 1.3.2. Pháp luật của Singapore (46)
      • 1.3.3. Pháp luật của Australia (Úc) (48)
      • 1.3.4. Pháp luật của Hàn Quốc (50)
  • CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI (53)
    • 2.1. Quy định về “Phán quyết trọng tài nước ngoài” theo pháp luật Việt Nam.40 1. Khái niệm “Phán quyết trọng tài nước ngoài” tại Việt Nam (53)
      • 2.1.2. Phạm vi công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam (58)
    • 2.2. Nguyên tắc và thủ tục cho công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam (61)
      • 2.2.1. Nguyên tắc công nhận và cho thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam (61)
      • 2.2.2. Thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam (64)
      • 2.3.1. Các bên tham gia thỏa thuận trọng tài không có (đủ) năng lực ký kết (73)
      • 2.3.2. Một bên không được thông báo kịp thời và hợp thức hoặc vì nguyên nhân chính đáng khác mà không thể thực hiện được quyền tố tụng của mình 61 2.3.3.Các vi phạm tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc bằng phương thức trọng tài (75)
      • 2.3.4. Trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (79)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN VÀ (83)
    • 3.1. Thực tiễn giải quyết đơn yêu cầu về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam (83)
      • 3.1.1. Tình hình giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt (83)
      • 3.1.2. Những bất cập, hạn chế trong thực tiễn giải quyết yêu cầu về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam (87)
    • 3.2. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam (96)
      • 3.2.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài (97)
      • 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài (99)
      • 3.2.4. Xem xét việc áp dụng Luật mẫu UNCITRAL trong hoạt động giải quyết các tranh chấp về trọng tài thương mại nói chung và yêu cầu về công nhận và (109)
  • KẾT LUẬN (52)

Nội dung

Pháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoàiPháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài

Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng mạnh mẽ, các hoạt động giao kết hợp đồng thương mại quốc tế diễn ra ngày càng phổ biến trong xu hướng hội nhập thế giới Theo đó, TTTM là phương thức giải quyết tranh chấp được hầu hết các doanh nghiệp ưa thích chọn lựa khi ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế. TTTM với lịch sử lâu đời và phổ biến trên toàn cầu, đã ngày càng chứng tỏ được sự hữu hiệu trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại quốc tế Dù vậy, vì tính chất của các tranh chấp thường liên quan tới nhiều quốc gia, mang tính quốc tế, do đó sự thành công của trọng tài quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào việc quyết định trọng tài có được thi hành hay không Đứng trước sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế quốc tế và giao lưu thương mại, nhu cầu CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam cũng bắt đầu tăng theo Nhiều năm qua, công cuộc cải cách pháp luật và tư pháp ở nước ta đã diễn ra mạnh mẽ, trong đó có hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật trong nước và gia nhập, ký kết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực tư pháp quốc tế Trong đó, phải kể đến phát triển chế định CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam, mà điển hình là việc gia nhập “Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của TTNN” (Công ước New York), trở thành thành viên “Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc (UNCITRAL)” và ban hành các văn bản pháp luật nhằm thực thi việc CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam Theo đó, pháp luật Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển phương thức giải quyết tranh chấp bằng TTTM, đánh dấu sự ra đời của Luật Trọng tài thương mại 2010 (LTTTM 2010) và cải thiện thủ tục CNVCTHPQTTNN bằng những sửa đổi, bổ sung các quy định tương ứng trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua hoạt động CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam vẫn còn một số hạn chế nhất định.

Theo pháp luật Việt Nam, TTNN “là trọng tài được thành lập trên cơ sở quy định của pháp luật nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp có thể phát sinh ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổViệt Nam” PQTTNN là phán quyết “do TTNN tuyên để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn”, tức là không phụ thuộc vào địa điểm giải quyết tranh chấp. LTTTM 2010 không quy định rõ địa điểm tố tụng trọng tài có ảnh hưởng như thế nào đến tính chất “nước ngoài” của trọng tài và căn cứ nào để xác định trọng tài được thành lập theo pháp luật nước ngoài Do đó, với quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, việc xác định một PQTT có phải là PQTTNN hay không còn bất cập Thêm vào đó, các cơ sở để từ chối công nhận và cho thi hành PQTTNN cũng còn nhiều bất cập, chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng.

Trước những yêu cầu của thực tiễn, việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật về CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam nhằm góp phần làm rõ cơ sở lý luận;tìm ra những điểm bất cập, vướng mắc của quy định pháp luật và việc áp dụng thực tiễn Từ đó kiến nghị các giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các vấn đề này theo tinh thần cải cách tư pháp, phù hợp với các quy định thế giới Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài” làm công trình nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ của mình.

Mục tiêu của đề tài

Mục đích của nghiên cứu của luận văn chính là đi sâu vào những vấn đề lý luận và thực tiễn về CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam, trên cơ sở có đối chiếu so sánh với các quy định trên thế giới và xem xét thực trạng giải quyết đơn yêu cầu cho công nhận và thi hành tại Việt Nam các PQTTNN nhằm góp phần làm rõ và phong phú thêm về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề pháp lý này, tiếp thu có chọn lọc những điểm tiến bộ của pháp luật quốc tế; đồng thời đưa ra được những kiến nghị cụ thể để hạn chế những bất cập, thiếu sót của quy định pháp luật và đề xuất được những phương hướng, giải pháp tăng cường tính hiệu quả của hoạt động công nhận và cho thi hành PQTTNN tại Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Về mặt lý luận: Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định như thế nào vềCNVCTHPQTTNN tại Việt Nam? CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của ngành tư pháp nói chung và sự phát triển kinh tế- xã hội hiện nay? Hệ quả của việc yêu cầu CNVCTHPQTTNN bị từ chối là gì?

Về mặt thực tiễn: Thực trạng giải quyết đơn yêu cầu CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Các hạn chế, bất cập trong việc áp dụng pháp luật về CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam là gì? Các giải pháp nào có thể hạn chế những bất cập và góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động CNVCTHPQTTNN tại ViệtNam?

Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, việc hoàn thiện pháp luật về CNVCTHPQTTNN đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học, giáo trình, bài viết đăng trên các tạp chí, luận văn thạc sĩ Luật học, các bài tham luận trong các hội thảo khoa học của nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên các trường đại học của Việt Nam Tác giả xin phép được liệt kê sau đây:

Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế 2019 (TS Trần Minh Ngọc và TS Vũ Thị Phương Lan là chủ biên, NXB Tư pháp) Trong tài liệu, nội dung công nhận và cho thi hành phán quyết của TTTM quốc tế được đề cập tại Mục 4 Chương V: “Trọng tài quốc tế” Nội dung nghiên cứu cũng đề cập các vấn đề lý luận và quy định pháp luật Công trình cũng đóng vai trò tham khảo quan trọng trong quá trình tác giả nghiên cứu đề tài luận văn.

Vũ Thị Phương Lan, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: “Quy định của BLTTDS 2015 về giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2017) Công trình nghiên cứu đã nêu sự cần thiết và quan điểm chỉ đạo xây dựng BLTTDS 2015; nghiên cứu các quy định của BLTTDS 2015 về thủ tục CNVCTH tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, PQTTNN; địa vị pháp lý của các chủ thể nước ngoài trong tố tụng dân sự tại Tòa án Việt Nam và thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

Bành Quốc Tuấn, sách chuyên khảo: “Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài” (Nxb Chính trị quốc gia,

2015) Trên cơ sở các quy định của các điều ước quốc tế, các hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự mà Việt Nam tham gia, các quy định trong BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Luật tương trợ tư pháp năm 2007, Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 và các văn bản khác có liên quan, liên hệ với tình hình thực tế cũng như đối chiếu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, và trên cơ sở những quan điểm của riêng mình, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng, những vấn đề đặt ra đối với hoạt động CNVCTH các bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này trong thời gian tới.

Lê Thế Phúc, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài” (Viện Khoa học xét xử - Tòa án nhân dân tối cao, 2009) Mặc dù công trình này đã được nghiên cứu khá lâu nhưng vẫn có rất nhiều giá trị về mặt lý luận Trong công trình khoa học các tác giả đã trình bày và phân tích rất chi tiết những nội dung cơ bản có liên quan như khái niệm bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của TTNN, khái niệm công nhận và cho thi hành, các nguyên tắc, trình tự, thủ tục, điều kiện CNVCTH Tuy nhiên, công trình chưa đề cập nhiều đến kinh nghiệm quốc tế để đối chiếu, so sánh với pháp luật Việt Nam làm cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị khoa học của công trình nghiên cứu.

Bành Quốc Tuấn, “Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt

Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài” (Luận án tiến sỹ, 2015).

Luận án đã nghiên cứu sâu về cơ sở khoa học của việc hoàn thiện pháp luật về CNVCTH tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài; phân tích thực trạng hiện nay về đề xuất các giải pháp hoàn thiện Mặc dù Luận án từ năm

2015 nhưng có thể nói những kết quả nghiên cứu này đã đóng góp những nội dung cơ bản nhất và mang tính lý luận, có liên quan chặt chẽ đến vấn đề luận văn nghiên cứu bởi vì công nhận và cho thi hành quyết định của bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam có nhiều vấn đề tương tự với CNVCTHPQTTNN. Ngoài ra, một số luận văn thạc sĩ như: Phạm Văn Hải, “Pháp luật công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam – Lý luận và thực tiễn” (Luận văn thạc sĩ, 2022), Lê Hải Long “Pháp luật và thực tiễn công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ở Việt Nam” (Luận văn thạc sĩ, 2019); Nguyễn Thanh Phong, “Thủ tục công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài” (Luận văn thạc sĩ, 2019) cũng góp phần nghiên cứu về vấn đề của luận văn.

Bên cạnh các công trình nghiên cứu khoa học, vấn đề luận văn nghiên cứu cũng được đề cập trong rất nhiều bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành của Việt Nam từ trước đến nay Có những bài viết không nghiên cứu vấn đề CNVCTH như là nội dung chính nhưng có đề cập trong nội dung nghiên cứu, có những bài viết tập trung phân tích chuyên sâu một nội dung cụ thể liên quan đến vấn đề CNVCTH Tiêu biểu có thể đề cập một số bài viết như: Nguyễn Thị Thanh Ngân, “Công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài - kinh nghiệm từ Công ước New York năm 1958 và Luật Mẫu UNCITRAL” (Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 10, tháng 5/2021 tr 12-20) Bài viết đã trình bày, phân tích các quy định về CNVCTHPQTTNN tại Công ước New York năm 1958; Luật Mẫu UNCITRAL về trọng tài quốc tế năm 1985 (Luật Mẫu); và các quy định của pháp luật Việt Nam về CNVCTHPQTTNN, trong đó chỉ ra một số bất cập và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

Vũ Thị Phương Lan và Nguyễn Thu Thủy, “Công nhận và cho thi hành tại

Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài theo BLTTDS 2015” (Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 2/2018, tr 47 – 59) Bài viết phân tích, làm rõ những quy định về CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam theo quy định của BLTTDS 2015 Trên cơ sở đối chiếu, so sánh với điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, đặc biệt là Công ước New York 1958 về CNVCTHPQTTNN, các tác giả tập trung làm rõ sự phù hợp và những vấn đề đặt ra trong quá trình thi hành BLTTDS 2015 về CNVCTHPQTTNN, từ đó đề xuất hướng hoàn thiện.

Nguyễn Văn Tuấn, “CNVCTHPQTTNN theo quy định của Công ước New

York năm 1958 kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” (Tạp chí Dân chủ và

Pháp luật Bộ Tư pháp, Số chuyên đề Hội nhập quốc tế về pháp luật, 2017, tr 36 –

46) Bài viết cung cấp một số thông tin về kinh nghiệm của một số quốc gia là thành viên trong việc thực hiện các quy định của Công ước New York 1958.

Và một số bài viết khác như: Dương Thị Bích Đào, “Công ước New York năm

1958 về CNVCTHPQTTNN và kinh nghiệm khi Việt Nam gia nhập, thực thi Công ước Liên Hợp quốc về thoả thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hoà giải” (Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, 2021 Số chuyên đề 10, tr 19-

Nguyễn Gia Thuận, “Phán quyết trọng tài phi chính thức: Quy định của pháp luật

Italia, thực tiễn thi hành tại Đức và một số đề xuất cho Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 5, 2019) Bành Quốc Tuấn, “Thực tiễn CNVCTH tại Việt Nam PQ của TTNN theo BLTTDS 2015 và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật” (Tạp chí Khoa học pháp lý số 3, 2019) Nguyễn Thị Thuỳ Dung,

“Thực tiễn giải quyết yêu cầu CNVCTH bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, quyết định của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài tại TAND TP Hồ Chí Minh” (Tài liệu Hội nghị Tập huấn Công nước New York 1958 về Công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN, Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01/2019). Bành Quốc Tuấn, “Áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong CNVCTH tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của nước ngoài” (Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 18,

2017) Phạm Minh Thắng, “Trật tự công cộng - công cụ cản trở việc thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài”, (Trường Đại học Luật Hà Nội, Số đặc san Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế 2012).

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn kết hợp các phương pháp như phân tích, hệ thống hóa các quy định pháp luật, thống kê, so sánh, tổng hợp, bình luận án, đánh giá.

Phương pháp luận của chủ nghĩa triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về phát triển kinh tế xã hội, về xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng xuyên suốt toàn đề tài, áp dụng phương pháp này để tổng hợp và phân tích những quy định của pháp luật đối với hoạt động CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam, nhằm hiểu rõ mục đích, vai trò, ý nghĩa của các quy định pháp luật về lĩnh vực này Ngoài ra, phương pháp phân tích, bình luận án được sử dụng chủ yếu trong chương 3 để làm rõ những bất cập, thiếu sót về hoạt động công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN thông qua thực tiễn xét xử và đưa ra một số góp ý, kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam.

Phương pháp thống kê: được sử dụng để làm rõ thực trạng giải quyết đơn yêu cầu CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam trên thực tế Trên cơ sở kết hợp với phương pháp phân tích để đưa ra những đánh giá về thực tiễn giải quyết đơn yêu cầu và áp dụng pháp luật trong hoạt động công nhận và cho thi hành các PQTTNN tại Việt Nam.

Phương pháp so sánh, đối chiếu: được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bằng cách thực hiện dựa trên việc tham chiếu các tài liệu khoa học, như: Báo khoa học, sách chuyên khảo, giáo trình, luận văn…nhằm xây dựng cơ sở lý luận và tìm ra sự tương đồng, khác biệt trong quy định của pháp luật hiện hành, từ đó phân biệt các quy định Thông qua phương pháp so sánh, đối chiếu có thể tìm ra nguồn gốc,cốt lõi vấn đề, kết luận và đưa ra các kiến nghị, đề xuất phù hợp cho đề tài Phương pháp này giúp phát hiện những khuyết điểm của văn bản pháp luật hay phát hiện những quy định cần đổi mới để phù hợp với sự thay đổi của xã hội, giúp đề tài pháp luật về thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam có ý nghĩa thực tiễn hơn.

Phương pháp lịch sử: thông qua phương pháp này có thể nhận biết từng giai đoạn thay đổi của pháp luật về hoạt động CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam Thông qua đó tạo nên một bức tranh tổng quát về căn nguyên của vấn đề, xác định được trọng tâm của vấn đề nghiên cứu.

Nội dung nghiên cứu

Về cơ bản, tác giả tập trung vào 3 phần là lý luận chung, quy định pháp luật về CNVCTHPQTTNN và thực tiễn của hoạt động này tại Việt Nam

Về mặt lý luận, tác giả sẽ đi sâu vào việc cụ thể hóa những vấn đề lý luận xoay quanh CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam như khái niệm, nguyên tắc, đặc điểm và ý nghĩa của hoạt động CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam, từ đó rút ra được những nội dung lý luận cơ bản của vấn đề này Tiếp theo, tác giả sẽ đi sâu vào phân tích các quy định pháp luật về CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam, điều này đã góp phần giúp tác giả định hình và trả lời những câu hỏi nghiên cứu mà tác giả đã nêu tại mục Câu hỏi nghiên cứu.

Về thực trạng áp dụng, việc nghiên cứu những bản án, quyết định của Tòa án cũng như tham khảo quy định của các quốc gia khác trên thế giới là cách thức giúp tác giả tìm ra được những vấn đề, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật của cơ quan tố tụng về CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam theo BLTTDS 2015 và qua đó, đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

Đóng góp của đề tài

Về lý luận: Luận văn nghiên cứu một cách toàn diện về cả lý luận và thực tiễn, xác định những vướng mắc, bất cập của pháp luật Việt Nam về việc CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam, đồng thời phân tích các quy định của Công ước New York 1958; tìm hiểu các kinh nghiệm pháp luật một số quốc gia trên thế giới về vấn đề này Từ đó góp phần xây dựng luận cứ khoa học nhằm mục đích hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả trong hoạt động công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN tại Việt Nam trong bối cảnh cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế Với những kết quả nghiên cứu, đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan lập pháp trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam Đề tài cũng được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người học tập, làm công tác nghiên cứu, giảng dạy pháp luật và quan tâm đến vấn đề này.

Về thực trạng áp dụng pháp luật: Luận văn phân tích, bình luận các bản án, quyết định của cơ quan tố tụng để xác định những bất cập, hạn chế của hoạt động CNVCTHPQTTNN theo BLTTDS 2015 trên thực tế, và phân tích các nguyên nhân dẫn tới những khó khăn, bất cập trong việc áp dụng pháp luật này Bên cạnh đó việc tham khảo các quy định của một số nước có nền móng pháp lý bền vững trên thế giới trong hoạt động CNVCTHPQTTNN, sẽ giúp chúng ta có thêm cơ sở để hoàn thiện pháp luật trong nước ngày càng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và hiệu quả hơn về mặt áp dụng pháp luật.

Về tính mới của đề tài: Luật TTTM 2010 và BLTTDS 2015 còn chưa thống nhất trong định nghĩa phán quyết của TTNN (hay PQTTNN) và theo đó, nhiều vấn đề thực tiễn xảy ra gây hoang mang cho các cơ quan thực thi pháp luật khi áp dụng các quy định pháp luật có liên quan Luận văn đã góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam khi nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn Với những kết quả nghiên cứu, đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan lập pháp trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam hay trở thành tài liệu tham khảo cho các cơ quan tư pháp trong quá trình giải quyết các đơn yêu cầu trên thực tiễn Đề tài cũng được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người học tập, làm công tác nghiên cứu, giảng dạy pháp luật và quan tâm đến vấn đề này.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH TẠI VIỆT NAM PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI

Khái quát chung về cho công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài

1.1.1 Khái niệm phán quyết của trọng tài nước ngoài

Trong tiến trình phát triển lịch sử pháp lý trên thế giới, hòa giải và trọng tài là hai phương thức giải quyết tranh chấp đã xuất hiện sớm hơn Tòa án Các hình thức giải quyết tranh chấp này ra đời theo sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thế giới Theo đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, nhất là việc tăng cường mậu dịch quốc tế, TTTM đã trở thành phương thức giải quyết tranh chấp khá phổ biến trên thế giới, nhất là đối với các tranh chấp thương mại quốc tế. TTTM là phương thức giải quyết những tranh chấp thương mại thông qua việc các bên trong tranh chấp thỏa thuận đưa vụ việc ra hội đồng trọng tài theo một trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật TTTM quy định “Hướng dẫn của Hội đồng quốc tế về trọng tài thương mại” (viết tắt là ICCa) diễn giải Công ước New York 1958 cũng có nêu: “Thể thức trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp trong đó các bên thống nhất đưa tranh chấp ra một bên thứ ba là bên sẽ đưa ra quyết định chung thẩm và có tính ràng buộc thay vì đưa ra Tòa án” Về định nghĩa

PQTT, trong đại từ điển kinh tế thị trường có nêu: “PQTT được hiểu là quyết định mà trọng tài viên hoặc cơ quan trọng tài theo trình tự luật định sau khi xét xử, đưa ra đối với vụ việc đôi bên đương sự tranh chấp” 1 Nhìn chung, phán quyết trọng tài là quyết định do Trọng tài/Hội đồng trọng tài ban hành nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp mà các đương sự đã yêu cầu trọng tài giải quyết Theo hướng dẫn của Hội đồng quốc tế về trọng tài thương mại 2 thì các phán quyết sau có thể là PQTT:

- Là phán quyết chung thẩm, tức là phán quyết kết thúc toàn bộ vụ tranh chấp trọng tài;

1 Nguyễn Hữu Quỳnh (1998), Đại từ điển kinh tế thị trường (Tài liệu dịch để tham khảo), Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, Hà Nội, tr.1995

2 “Hướng dẫn của ICCA về Diễn giải Công ước New York 1958: Sổ tay hướng dẫn cho thẩm phán”.Link: http://viart.org.vn/thu-vien/huong-dan-cua-icca-ve-dien-giai-cong-uoc-new-york-1958-so- tay- huong-dan-cho-tham-phan-g197.html truy cập ngày 25/7/2023.

- Phán quyết một phần, tức là các phán quyết đưa ra quyết định chung thẩm đối với từng phần của tranh chấp và để những yêu cầu còn lại cho giai đoạn tố tụng trọng tài tiếp theo;

- Phán quyết sơ bộ hay phán quyết tạm thời, tức là phán quyết quyết định một vấn đề cần thiết để giải quyết tranh chấp của các bên (những vấn đề về thời hạn, pháp luật áp dụng cho việc giải quyết nội dung vụ tranh chấp, vấn đề về trách nhiệm);

- Phán quyết đồng thuận, tức là phán quyết ghi nhận việc các bên hòa giải được với nhau về giải quyết tranh chấp.

Có thể thấy, có nhiều loại phán quyết có thể được xem là phán quyết trọng tài, theo đó, phạm vi của việc CNVCTHPQTT trên thế giới cũng có thể rộng hay hẹp hơn tùy theo cách tiếp cận pháp luật của mỗi quốc gia Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể LTTTM 2010 quy định: “PQTT là quyết định của hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài” 3 Căn cứ vào định nghĩa này, có thể thấy theo quy định của pháp luật Việt Nam thì: “Phán quyết trọng tài là một dạng thức đặc biệt của quyết định trọng tài vì phán quyết trọng tài hướng vào việc giải quyết nội dung vụ tranh chấp” 4 “Phán quyết trọng tài phải giải quyết trọn vẹn toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và một khi PQTT được tuyên sẽ chấm dứt toàn bộ quy trình tố tụng và hội đồng trọng tài hoàn thành nhiệm vụ và kết thúc hoạt động xét xử Như vậy, quan niệm về PQTT của pháp luật Việt Nam được thiết kế với nội hàm theo hướng hẹp” 5 Chính việc thiết kế nội hàm hẹp của định nghĩa phán quyết trọng tài này đã ảnh hưởng tới phạm vi CNVCTHPQTTNN nói chung ở Việt Nam.

Về khái niệm phán quyết của TTNN, chúng ta chỉ có thể căn cứ vào quy định của LTTTM 2010 (Luật TTTM 2010) vì BLTTDS 2015 hiện hành với tư cách đạo luật điều chỉnh toàn bộ việc cho CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam cũng dẫn chiếu

4 Đỗ Văn Đại (2017), “Pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam: bản án và bình luận bản án”, Nxb Hồng Đức, tr 651.

5 Tưởng Duy Lượng (2016), “Bình luận Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Trọng tài thương mại và thực tiễn xét xử”, Nxb Tư pháp, tr 17. ngược lại các quy định tại LTTTM 2010 6 Theo khoản 11 Điều 3 LTTTM 2010 quy định: “TTNN là trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam” Do đó, việc xác định

TTNN hay trọng tài Việt Nam không nhất thiết phải dựa vào quốc tịch của trọng tài viên, mà phải dựa vào căn cứ thành lập trọng tài giải quyết tranh chấp giữa các bên. Phán quyết của TTNN (hay PQTTNN) theo pháp luật Việt Nam là những

“phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt thủ tục tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành tại nước được tuyên” 7 Các PQTT ở đây được hiểu là phán quyết cuối cùng, ghi nhận toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp, có hiệu lực ràng buộc và chung thẩm như bản án của Tòa án Khái niệm PQTT này được dùng để phân biệt với các quyết định trọng tài là những quyết định được ban hành trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp như

“quyết định về ngày tổ chức phiên họp xét xử, quyết định đình chỉ vụ kiện, quyết định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời…” hoặc các PQTT phi chính thức, một loại phán quyết được ghi nhận ở pháp luật một số nước, trong đó có Italia (tức các phán quyết mà “quy trình hoàn toàn dựa trên sự chủ động của các bên, và chính các bên, chứ không phải HĐTT, mới là người thiết lập nên phán quyết trọng tài nhằm giải quyết tranh chấp Phán quyết được thiết lập dựa hoàn toàn vào ý chí của các bên và trọng tài chỉ đóng vai trò là người chứng kiến sự thỏa thuận được gọi là phán quyết trọng tài phi chính thức” 8 ).

Tiếp theo định nghĩa về trọng tài nước ngoài, LTTM 2010 tiếp tục quy định:

“Phán quyết của TTNN là phán quyết do TTNN tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn” 9 Có thể thấy, pháp luật Việt Nam xác định phán quyết của TTNN trên cơ sở

8 Valerio Sangiovanni, Arbitrato irrituale e regole procedurali nel nouvo diritto italiano (Free arbitration and procedural rules in the new Italian law), ASA Bulletin, 2008, Issue 4, tr 688 -698 Xem: http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid!0267 truy cập ngày 25/08/2023.

9 Khoản 12 điều 3 LTTTM 2010 quốc tịch của hội đồng trọng tài tuyên phán quyết, bất kể địa điểm đưa ra phán quyết là trong lãnh thổ Việt Nam hay ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đối chiếu với quy định ngay tại Điều 1 của Công ước New York về khái niệm PQTTNN có thể thấy cách tiếp cận phán quyết TTNN là phán quyết của TTNN như pháp luật VN là có phần khác biệt so với thế giới Điều I(1) Công ước New York nêu rõ: “Công ước này áp dụng đối với việc công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài được ban hành tại lãnh thổ của một Quốc gia khác với Quốc gia nơi có yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài đó, xuất phát từ các tranh chấp giữa các thể nhân hay pháp nhân Công ước còn được áp dụng cho những phán quyết trọng tài không được coi là phán quyết trong nước tại Quốc gia nơi việc công nhận và thi hành chúng được yêu cầu” Theo đó, có hai yếu tố để xác nhận một PQTT có phải là PQTTNN hay không, trong đó yếu tố chính yếu để xác định tính nước ngoài của một PQTT là tính lãnh thổ của phán quyết đó, chỉ cần PQTT đó được ban hành tại lãnh thổ khác với nơi có yêu cầu công nhận thì sẽ được xem là PQTTNN, không quan trọng quốc tịch của trọng tài hay Trung tâm trọng tài. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam lại chú trọng tới vấn đề quốc tịch của Trung tâm trọng tài khi xem xét một PQTT có phải PQTTNN hay không Ngoài yếu tố chính là lãnh thổ thì Công ước New York cũng đồng thời nêu ra một yếu tố khác để có thể xem xét liệu rằng một PQTT có phải là PQTTNN hay không Đó chính là việc một PQTT không phải là PQTT trong nước mặc dù được tuyên tại lãnh thổ của nước đó thì sẽ được xem là PQTTNN Cách tiếp cận này được Công ước để mở để các quốc gia tùy nghi vận dụng một cách hợp lý theo truyền thống và nhận thức pháp luật riêng của đất nước mình Tuy vậy, quy định của pháp luật Việt Nam lại để chưa quy định rõ vấn đề này và để ngỏ nhiều vấn đề như: việc một PQTT được tuyên ở Việt Nam nhưng trường hợp nào sẽ được xem là PQTTNN hoặc một PQTT được Trọng tài Việt Nam tuyên ở nước ngoài thì được xem là PQTT gì? Tóm lại, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì PQTTNN được hiểu là “PQ do TTNN tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn”.

1.1.2 Khái niệm công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài

Khái niệm về CNVCTHPQTTNN nói chung đã hình thành từ lâu trong lịch sử tư pháp quốc tế Công ước New York 1958 đã đề cập tới việc CNVCTHPQTTNN như sau: “Mỗi quốc gia thành viên phải công nhận PQTT có hiệu lực ràng buộc và thực thi các phán quyết này phù hợp với các quy định về thủ tục của nước nơi phán quyết được thực thi theo các điều kiện được nêu trong các Điều sau đây” 10 Với các hoạt động thương mại quốc tế, Việt Nam với mục tiêu hội nhập quốc tế đã mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới Từ việc thực hiện chính sách mở cửa để đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tại Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều các quan hệ giữa pháp nhân Việt Nam với pháp nhân các nước khác Từ đó, đã làm phát sinh nhu cầu được CNVCTH trên lãnh thổ Việt Nam những PQTTNN để bảo vệ quyền và lợi ích của pháp nhân Việt Nam cũng như pháp nhân nước ngoài Theo

Pháp luật một số quốc gia về cho công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài trên thế giới

trọng tài nước ngoài trên thế giới.

1.3.1 Pháp luật của Đức Đức là một nền pháp chế mạnh về TTTM và là quốc gia có nhiều địa điểm trọng tài hấp dẫn trên thế giới BLTTDS của Đức (Zivilprozessordnung – ZPO) quy định về tố tụng trọng tài thành một chương riêng biệt 31 Luật Trọng tài của Đức được Hạ Viện Đức ban hành ngày 22/12/1997 (Luật trọng tài 1998) và được thiết kế thành Chương X Bộ luật TTDS của Đức Trong ZPO, vấn đề công nhận quyết định của tòa án nước ngoài và PQTTNN được quy định hoàn toàn tách bạch.

31 Quyển X ZPO, Quyển IV BLTTDS Pháp, Quyển IV BLTTDS Italia và Quyển IV BLTTDS Hà Lan, xem: Lê Nguyễn Gia Thiện, Số lượng thành viên trong Hội đồng trọng tài – nhìn từ góc độ luật học so sánh, Tạp chí Nghiên cứ Lập pháp, số 8/2012, tr 45.

Thực tế, luật trọng tài cũ của Đức cũng có nhiều quy định khác với Công ước New York, điển hình là việc nêu ra các căn cứ có thể được vận dụng để không công nhận PQTTNN bao gồm: “(1) phán quyết không có giá trị pháp lý; (2) việc công nhận phán quyết trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Đức, nhất là các quyền hiến định; (3) các bên không được đại diện một cách hợp lý khi tham gia tố tụng, trừ khi có sự đồng ý của các bên; và (4) các bên không có cơ hội tham gia quy trình tố tụng” 32

Rõ ràng là các nguyên tắc này được diễn dịch từ Điều V Công ước New York nhưng có rất nhiều sự khác biệt, dẫn đến nhiều sự xung đột pháp lý khi các thẩm phán giải quyết vụ việc trên thực tế “Hiện nay, đối với vấn đề

CNVCTTPQTTNN, pháp luật Đức hoàn toàn không có bất kỳ một sự xung đột nào với liên minh Châu Âu và đặc biệt là Công ước New York vì pháp luật Đức đã chọn phương pháp dẫn chiếu trực tiếp tới việc áp dụng công ước New York” 33 , chứ không nội luật hóa các điều khoản của công ước New York thành luật quốc gia như Việt Nam Công ước New York nêu ra hai cách thức mà một PQTT có thể được xem là PQTTNN: “(i) phán quyết được ban hành ngoài lãnh thổ của nước công nhận và cho thi hành và (ii) phán quyết được ban hành trong lãnh thổ nước công nhận và cho thi hành nhưng không được xem là PQTT trong nước” 34 Cả hai cách thức này đều căn cứ vào cách tiếp cận mang tính lãnh thổ (territorial approach), tức là nơi mà PQTT được ban hành, chứ hoàn toàn không nhấn mạnh về việc trọng tài ban hành ra phán quyết được điều chỉnh bởi luật của nước nào Trong bối cảnh của Đức, do chọn cách dẫn chiếu trực tiếp Công ước New York nên quy định của ZPO không có bất

32 Hans Smit và Vratislav Pechota, 2 The World Arbitration Reporter 1574, (1995), được trích dẫn lại trong Felix Weinacht, Enforcement of Annulled Foreign Arbitral Award in Germany, Journal of International Arbitration 19 (4), 2002, Kluwer Law Arbitration, 2002, tr 322.

33 Điều 1061(1) ZPO khẳng định rằng việc CNCTHPQTTNN sẽ “hoàn toàn tuân theo các quy định của Công ước New York và các điều khoản liên quan đến việc CNCTH PQTTNN nằm trong những ĐƯQT khác mà Đức là thành viên sẽ không có hiệu lực”.

34 Các chuyên gia về trọng tài thương mại nhận định rằng đây là trường hợp phán quyết được ban hành khi các bên tham gia vào một quy trình trọng tài có luật áp dụng cho tố tụng trọng tài khác với luật của nơi ban hành phán quyết Có một số quốc gia trên thế giới, như Thổ Nhĩ Kỳ, vẫn xem các phán quyết này là phán quyết nước ngoài, nhưng đây không phải là khuynh hướng phổ biến, xem:Esin/Yesilirmak, Arbitration in Turkey, Kluwer Law International, 2015, tr 213. kỳ điều khoản nào nêu bật khái niệm PQTTNN Luật Đức quy định rằng nếu quy trình trọng tài được tiến hành trên lãnh thổ của Đức thì quy trình trọng tài đó sẽ chịu sự điều chỉnh của luật Đức 35 Thực tiễn TTTM của Đức chứng minh rằng, bất kể trọng tài giải quyết tranh chấp là trọng tài trong nước hay TTNN, cũng như bất kể luật áp dụng cho quy trình trọng tài là có phải là luật Đức hay không, thì phán quyết khi được tuyên trong lãnh thổ Đức sẽ là PQTT trong nước 36 Tương tự, nếu như một PQTT được tuyên ngoài lãnh thổ của Đức, không cần biết là có phải do TTNN tuyên hay không, cũng không cần biết luật áp dụng cho quy trình tố tụng trọng tài là luật của Đức hay luật của nước khác, PQTT đó sẽ được xem là PQTTNN 37 Từ quan niệm của luật Đức, có thể rút ra kết luận rằng chỉ cần căn cứ vào nơi tuyên phán quyết thì có thể dễ dàng xác định rằng một phán quyết có phải là PQTTNN hay không 38 Vì áp dụng triệt để nguyên tắc lãnh thổ nên khái niệm

“phán quyết của TTNN” (award of foreign arbitration) là không có ý nghĩa và do đó không tồn tại trong pháp luật Đức Nếu PQTTNN được công nhận tại Đức, nó đương nhiên được thi hành như là một phán quyết của tòa án Đức Ngược lại, PQTTNN sẽ không được thi hành tại Đức nếu bị từ chối công nhận Ngoài ra, luật Đức chỉ cho phép các tòa thượng thẩm khu vực (Oberlandesgericht) tham gia vào cả quá trình tố tụng trọng tài, ngoại trừ các trường hợp liên quan đến thu thập chứng cứ thì tòa thượng thẩm khu vực có quyền ủy thác cho các tòa sơ thẩm và tòa thượng thẩm 39 Về mặt nội dung của PQTTNN, một phán quyết muốn được CNVCTH tại Đức phải mang tính ràng buộc và chứa đựng những phán xét về nội dung của vụ tranh chấp “Các phán quyết giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp (phán quyết toàn phần), một phần nội dung vụ tranh chấp (phán

35 Quy định tại điều 1025(1) ZPO

36 Richard Zửller (chủ biờn), Zivilprozessordnung (tỏi bản lần thứ 28), Nxb Dr Otto Schmidt, 2010, tr. 2320

37 Một ví dụ điển hình cho vấn đề này là phán quyết BGH 22.02.2001 III ZB 71/99 của Tòa Tư pháp liên bang khi Tòa này nhận định rằng “một phán quyết trọng tài được tuyên tại Zurich (Thụy Sỹ) giữa hai doanh nghiệp Đức và luật áp dụng cho tố tụng trọng tài là luật Đức thì vẫn được xem là phán quyết trọng tài nước ngoài”.

38 Denis Solomon, Interpretation and Application of the New York Convention in Germany, in trong George A Bermann (chủ biên), Recognition and Enforcement of Foreign Arbitral Awards: The Interpretetion and Application of the New York Convention by National Courts, Nxb Springer, 2017, tr 333.

39 Quy định tại Khoản 1 Điều 1062 ZPO quyết từng phần) là những trường hợp phổ biến nhất và thường xuyên được yêu cầu CNVCTH tại các tòa án Đức” 40

Nhìn chung, quy định của Đức về CNVCTTPQTTNN đã thượng tôn toàn vẹn hiệu lực và tinh thần của Công ước New York, theo đó, khi xét xử, không phụ thuộc vào quy định pháp luật của một quốc gia như thế nào về việc CNVCTTPQTTNN, thẩm phán bắt buộc phải áp dụng các quy định của Công ước New York Điều này “thể hiện sự ủng hộ” của các tòa án Đức đối với việc CNVCTHPQTTNN, miễn là các PQTT này “đáp ứng được các điều kiện tối thiểu” mà Công ước New York thiết lập.

Việc CNVCTHPQTTNN tại Singapore được quy định trong Luật trọng tài quốc tế năm 2002 (IAA) Các Tòa án ở Singapore rất có danh tiếng trong việc thi hành các PQTTNN, điều này thể hiện qua các số liệu được thống kê như sau: Theo số liệu của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) 41 , riêng năm 2022 SIAC thụ lý giải quyết 357 đơn khởi kiện mới với tổng trị giá tranh chấp là 5,61 tỷ USD. Quý đầu tiên của năm 2023, SIAC gia tăng đáng kể đối với số lượng thụ lý đơn khởi kiện mới, 332 vụ Việt Nam (cùng với các quốc gia ASEAN) là nước được xem là “khách hàng” sử dụng dịch vụ SIAC đứng trong “Top 10”.

Danh tiếng về sự hiệu quả của Tòa án Singapore trong việc giải quyết các yêu cầu CNVCTTPQTTNN là do cách giải thích hạn chế các căn cứ từ chối thi hành theo Công ước New York Tòa án Singapore có cách tiếp cận rất nghiêm ngặt về các căn cứ từ chối CNVCTHPQTTNN quy định tại Điều V Công ước New York. Một căn cứ thường được viện dẫn phổ biến để không CNVCTHPQTTNN là vi phạm “trật tự công” – cơ sở cho phép Tòa án có thể từ chối việc CNVCTH một PQTT nếu việc đó trái với trật tự công của quốc gia đó Định nghĩa liên quan đến thuật ngữ này thường được diễn giải rất chung chung và rộng để có thể áp dụng chính xác Tuy nhiên, pháp luật Singapore có cách tiếp cận giới hạn hẹp hơn rất nhiều.

40 https://bachkhoaluat.vn/cam-nang/11335/-phan-quyet-trong-tai-nuoc-ngoai-va-phan-quyet-cua- trong-tai-nuoc-ngoai -kinh-nghiem-cua-duc-va-goi-mo truy cập ngày 25/07/2023

41 Xem: https://siac.org.sg/siac-announces-2022-statistics-q1-2023-sees-high-filings truy cập ngày 25/07/2023

Theo đó, việc đưa ra các căn cứ pháp lý sai hoặc áp dụng sai các quy định pháp luật hay sự kiện thực tế không tương đương với việc vi phạm trật tự công 42 Việc phản đối CNVCTHPQTTNN vì lý do vi phạm “trật tự hay chính sách công” chỉ khi: “(i) việc công nhận vi phạm “các giá trị cơ bản nhất về đạo đức và công lý”; (ii) “gây xói mòn lương tri, niềm tin nội tâm của Tòa án” 43 ; hoặc (iii) có căn cứ và bằng chứng chắc chắn chỉ ra rằng có sự việc lừa đảo và tham nhũng giữa các bên và trọng tài viên” 44

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI

Quy định về “Phán quyết trọng tài nước ngoài” theo pháp luật Việt Nam.40 1 Khái niệm “Phán quyết trọng tài nước ngoài” tại Việt Nam

2.1.1 Khái niệm “Phán quyết trọng tài nước ngoài” tại Việt Nam.

Nhìn từ quy định của Công ước New York, khái niệm PQTTNN là khái niệm quan trọng bậc nhất, đóng vai trò cốt lõi trong việc cho CNVCTHPQTTNN Theo đó, ngay tại mục 1 của Điều I Công ước New York đã quy định về hai yếu tố để xác định một PQTT là PQTTNN, cụ thể như sau:

Yếu tố lãnh thổ nước ngoài (principle of territory hay territorial approach):

“Phán quyết được xem là PQTTNN nếu phán quyết này được ban hành tại lãnh thổ của một quốc gia khác với quốc gia nơi mà việc yêu cầu công nhận và cho thi hành phán được tiến hành” 54

Yếu tố không phải trong nước (non-domestic): “một phán quyết được tuyên trong lãnh thổ của quốc gia nơi tiến hành việc công nhận và cho thi hành nhưng không được coi là PQTT trong nước thì cũng được xem là PQTTNN” 55

Yếu tố lãnh thổ là yếu tố căn bản, chính yếu và có vai trò quyết định tính nước ngoài của một PQTT theo tinh thần của công ước để xác định PQTTNN Theo đó,

“PQTT được ban hành ở một quốc gia khác với quốc gia được yêu cầu CNVCTH được xem là PQTTNN” Việc xác định thế nào là một PQTT không phải trọng tài trong nước được Công ước để ngỏ cho pháp luật của quốc gia nơi tiến hành thủ tục công nhận PQTT xem xét Có nhiều lý do có thể khiến cho các PQTT được tuyên trong lãnh thổ quốc gia nhưng không được xem là PQTT trong nước như: “luật áp dụng cho tố tụng trọng tài là luật nước ngoài hoặc các bên tranh chấp cư trú hoặc có trụ sở kinh doanh ngoài lãnh thổ hoặc tài sản liên quan đến tranh chấp ở quốc gia

54 Nguyên văn tiếng anh: “This Convention shall apply to the recognition and enforcement of arbitral awards made in the territory of a State other than the State where the recognition and enforcement of such awards are sought” Xem: https://www.newyorkconvention.org/english truy cập ngày 25/08/2023

55 Nguyên văn tiếng anh: “It shall also apply to arbitral awards not considered as domestic awards in the State where their recognition and enforcement are sought” Xem: https://www.newyorkconvention.org/english truy cập ngày 25/08/2023 khác…” 56 Có thể thấy Công ước đã quy định tương đối rõ ràng về mặt cơ sở pháp lý để xác định PQTTNN Trong khi đó, pháp luật Việt Nam cũng có cách diễn giải khác khi nội luật hóa quy định của công ước về các cơ sở xác định PQTTNN.

Theo định nghĩa tại Khoản 11 Điều 3 của LTTTM 2010 về khái niệm trọng tài nước ngoài thì “Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam”.

Có thể thấy vấn đề mấu chốt là phải xác định rõ thế nào là “Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài” thì mới có cơ sở để xác định rõ TTNN Việc thành lập trọng tài được hiểu là thành lập tổ chức/trung tâm trọng tài hay chỉ là việc thành lập hội đồng trọng tài (bao gồm trường hợp chỉ có một

(01) trọng tài viên) để giải quyết tranh chấp Khoản 1 Điều 3 LTTTM 2010 quy định rằng: “trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này” Quy định này chỉ ra rằng Trọng tài phải được hiểu đúng là “phương thức giải quyết” theo pháp luật về trọng tài chứ không phải là Tổ chức/trung tâm trọng tài hay Hội đồng trọng tài. Như vậy, “trọng tài” ở đây được hiểu là “phương thức giải quyết tranh chấp bao gồm nhiều vấn đề như xác định chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (hội đồng trọng tài), các chuẩn mực về cách thức tiến hành tố tụng trọng tài, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, hiệu lực của Thỏa thuận trọng tài…” 57 Các vấn đề này được điều chỉnh bởi “pháp luật trọng tài áp dụng cho phương thức giải quyết tranh chấp trọng tài cụ thể” và còn được gọi là “pháp luật điều chỉnh tố tụng trọng tài” (lex arbitri) 58

Như vậy, nếu pháp luật “điều chỉnh tố tụng trọng tài” là LTTTM Việt Nam thì trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và được xem là trọng

56 Một số phán quyết như: Vụ Bergesen v Joseph Muller Corporation, 710 F.2d 928 (1983);Vụ Yusuf Ahmed Alghanim & Sons, W.L.L v Toys “R” US, Inc, 126 F.2d 15(25) (1997);Vụ Zeiler v Deitsch,

57 Theo Steyn J Smith Ltd vs H&S International (1991)2L’loyd’s Rep, tr 129-130.

58 Lex Arbitri - Luật nơi xét xử trọng tài hay luật nơi tuyên phán quyết trọng tài, là nguyên tắc tương đương với nguyên tắc Lex Fori trong tố tụng Tòa án Nội dung nguyên tắc Lex Arbitri là trọng tài nào xét xử sẽ áp dụng quy tắc tố tụng trọng tài của chính tổ chức trọng tài đó và luật quốc gia nơi tài trong nước Ngược lại, nếu “pháp luật điều chỉnh tố tụng trọng tài” là pháp luật nước ngoài thì trọng tài được thành lập theo pháp luật TTNN, do đó, trọng tài đó phải được coi là TTNN 59

Việc xác định rõ ràng rằng Trọng tài là “phương thức giải quyết tranh chấp” chứ không phải là trung tâm/Hội đồng trọng tài hay quốc tịch của trọng tài viên, do đó việc pháp luật Việt Nam cũng sử dụng thuật ngữ “phán quyết của trọng tài nước ngoài” thay vì thuật ngữ “phán quyết trọng tài nước ngoài” (foreign arbitral award)

– một thuật ngữ chính thức hơn được ghi nhận trong các ngôn ngữ chính thức của công ước New York cũng là chưa phản ánh chính xác bản chất của khái niệm này. Cách gọi này dễ gây hiểu lầm rằng việc xác định thế nào là PQTTNN là việc xác định quốc tịch của trọng tài hoặc Hội đồng/trung tâm trọng tài thay vì bản chất đúng phải là xác định QPTTNN dựa vào pháp luật điều chỉnh tố tụng trọng tài Quy định về nơi tuyên PQTT cũng là một nội dung cần quan tâm để xác định PQTTNN. Theo Điều 1 công ước New York 1958 “Công ước này áp dụng đối với việc công nhận và thi hành các quyết định trọng tài được ban hành tại lãnh thổ của một Quốc gia khác với Quốc gia nơi có yêu cầu công nhận và thi hành quyết định trọng tài đó …” 60 Trong khi đó, pháp luật Việt Nam sử dụng cụm từ “được tuyên tại…” trong các quy định của luật quốc gia.

Cụ thể, theo Quy định tại Điều 2 QĐ số 453/QĐ-CTN ngày 28/07/1995 thì:

“Công ước chỉ áp dụng đối với việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ quốc gia là thành viên của Công ước này Đối với quyết định của trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ của quốc gia chưa ký kết hoặc tham gia Công ước, Công ước được áp dụng tại Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại” Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Luật TTTM

2010 thì “Phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước

Nguyên tắc và thủ tục cho công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

2.2.1 Nguyên tắc công nhận và cho thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

BLTTDS 2015 quy định về các nguyên tắc CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam, theo đó, PQTTNN được xem xét công nhận và cho thi hành theo hai nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc có điều ước quốc tế về CNVCTHPQTTNN (Điểm a Khoản 1 Điều 421 BLTTDS 2015):

Nguyên tắc này cũng là một thông lệ quốc tế và được ghi nhận chính thức tại Điều 1 Công ước New York 1958 và BLTTDS 2015, theo đó PQTTNN được xem xét CNVCTH tại Việt Nam nếu nước đó và Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về CNVCTHTTNN.

Theo quy định tại Luật điều ước quốc tế thì: “Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác” 68 Có thể hiểu rằng việc các quốc gia cùng là thành viên của điều ước quốc tế đó có nghĩa là về cơ bản các quốc gia đã đồng thuận với nhau trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện về mặt nguyên tắc, tinh thần để thiết lập những quy tắc pháp lý bắt buộc, bao gồm các quyền và nghĩa vụ với nhau liên quan tới vấn đề pháp lý đó Việc còn lại sẽ liên quan tới việc áp dụng quy định pháp luật quốc gia để đảm bảo sự hài hòa trong việc áp dụng pháp luật quốc gia mà vẫn đảm bảo tuân thủ những quy định của điều ước quốc tế đã ký kết Có điều ước quốc tế là cơ sở đầu tiên để xem xét việc cho CNVCTHPQTTNN trên thực tế vì phù hợp với yêu cầu bảo vệ trật tự công cộng, lợi ích quốc gia của nước được yêu cầu CNVCTH. Việc CNVCTHPQTTNN hiện của pháp luật”, 2021 https://iluatsu.com/dan-su/thuc-tien-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam- phan-quyet-cua-trong-tai-nuoc-ngoai/ truy cập ngày 25/7/2023

68 Khoản 1 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế 2016 nay được các nước áp dụng theo quy định Công ước New York Công ước đã chỉ ra các tiêu chuẩn pháp lý chung đối với hoạt động công nhận các thỏa thuận trọng tài cũng như việc CNVCTH các PQTTNN trên thực tế Việc quy định rõ ràng trong điều ước quốc tế là cơ sở pháp lý rõ ràng, minh bạch nhất để các quốc gia thực hiện các thủ tục CNVCTHPQTTNN này Thực tế, đối với hoạt CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam thì việc PQTT ban hành ở các nước là thành viên công ước New York đều được Tòa án Việt Nam tiếp nhận và giải quyết đã tạo nhiều thuận lợi cho việc thực hiện thủ tục này Đây cũng là cơ sở pháp lý được áp dụng gần như toàn bộ cho các yêu cầu này trên thực tế hiện nay.

Ngoài ra, về các Hiệp định song phương mà Việt Nam đã ký kết thì có tổng cộng 18 nước đã ký Hiệp định song phương 69 , trong đó có 14 hiệp định về tương trợ tư pháp đề cập đến quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết của TTNN, bao gồm các hiệp định với: Liên bang Nga, Séc, Xlôvakia, Ba Lan, Hungari, Bungari, CuBa, CHDCND Lào, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Ucraina, Belarut, Pháp, Mông Cổ Trong các HĐTTTP mà nước ta ký thời gian gần đây (Hiệp định với Nga, Trung Quốc, Pháp) cũng quy định đối với việc CNVCTH các PQTT cũng thực hiện theo các quy định của Công ước này 70

Theo đó, “các PQTTNN sẽ được thi hành như những quyết định của Toà án trong nước và các cơ quan tư pháp của quốc gia đó có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành các PQTT này”.

Việt Nam đã là thành viên của Công ước New York với 172 nước là thành viên nên Tòa án Việt Nam sẽ CNVCTHPQTT các nước là thành viên của Công ước Tuy nhiên, việc CNVCTH tại Việt Nam các PQTTNN còn phụ thuộc vào các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam, chủ yếu là các quy định của BLTTDS

- Nguyên tắc có đi có lại (Điểm b Khoản 1 Điều 421 BLTTDS 2015):

69 Xem: https://tttp.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tttp/dieu-uoc?mucHienThi05&linhVuc4 truy cập ngày 25/08/2023

70 https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID3 truy cập ngày 25/08/2023

Quy định này nhằm giải quyết các trường hợp phát sinh yêu cầu CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam mà nước đó chưa phải là thành viên của Công ước New York 1958 cũng như giữa hai nước cũng không tham gia ký kết bất kỳ văn bản hoặc thỏa thuận liên quan nào về vấn đề này “Nguyên tắc có đi có lại” còn là cơ sở để Việt Nam bảo vệ các lợi ích công cộng của Việt Nam trên nguyên tắc bình đẳng Trong trường hợp quốc gia nước ngoài từ chối công nhận PQTT Việt Nam với lý do giữa Việt Nam và nước đó chưa có điều ước quốc tế điều chỉnh vấn đề này thì Việt Nam có quyền từ chối công nhận PQTT của quốc gia đó trên cơ sở có đi có lại.

Hiện nay chưa có quy định pháp luật cụ thể xác định việc CNVCTH trên cơ sở “có đi có lại” sẽ căn cứ trên các tiêu chí nào và cơ quan nào có thẩm quyền quyết định Mặc dù thực tế chưa có trường hợp nào tòa án phải xem xét vấn đề áp dụng “nguyên tắc có đi có lại” với việc CNVCTTPQTTNN tuy nhiên do không có hướng dẫn về các tiêu chí để áp dụng “nguyên tắc có đi có lại” nên các Tòa địa phương vẫn có thể gặp vướng mắc trong vấn đề này khi gặp phải trên thực tế Tòa án thường viện dẫn đến các quy định của luật tương trợ tư pháp về thẩm quyền của bộ ngoại giao trong việc xem xét áp dụng “nguyên tắc có đi có lại trong hoạt động tương trợ tư pháp” tại Điều 66 Luật tương trợ tư pháp năm 2007 Tuy nhiên, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ cũng như năng lực của đội ngũ cán bộ đang làm việc tại Bộ Tư pháp thì vai trò của Bộ Tư pháp cần được phát huy hơn trong vấn đề này Hiện nay, các vấn đề cụ thể liên quan đến việc áp dụng “nguyên tắc có đi có lại” chỉ được quy định tương đối chi tiết tại Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT- BTP- BNG TANDTC ngày 15/9/2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và TANDTC cao về “Hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp”.

Hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự trong đó có hoạt động phối hợp với bộ ngoại giao xem xét áp dụng “nguyên tắc có đi có lại” để tham vấn ý kiến của hai cơ quan này Điều này có thể xuất phát từ việc hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự theo định nghĩa trong luật tương trợ tư pháp không bao gồm hoạt động

CNVCTTPQTTNN nhưng vẫn được liệt kê trong phạm vi của các HĐTTTP về dân sự trong phương mà Việt Nam ký kết với các nước 71

Mặc dù “nguyên tắc có đi có lại” là hoàn toàn có thể áp dụng giữa các nước nhằm đáp ứng được yêu cầu đảm bảo trật tự công cộng, bảo vệ lợi ích của Việt Nam, tuy vậy việc xác định một quốc gia nào đó để áp dụng nguyên tắc này là việc phức tạp Điều này phụ thuộc vào nhiều khía cạnh như chính trị, ngoại giao giữa hai nước cũng như thực tiễn áp dụng việc CNVCTHPQTT ở cả hai quốc gia Trên thực tế giải quyết các yêu cầu CNVCTHPQTTNN, tác giả chưa thấy một quyết định hay bản án nào áp dụng cơ sở pháp lý là nguyên tắc có đi có lại Có thể thấy, các Tòa án cũng còn nhiều lúng túng trong việc xem xét xử lý các đơn yêu cầu CNVCTTPQTTNN liên quan tới việc áp dụng cơ sở có đi có lại trên thực tế, thậm chí không thể áp dụng hay thực thi nguyên tắc này trên thực tế, do đó cần có quy định hướng dẫn chi tiết hơn về cơ sở này.

2.2.2 Thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

2.2.2.1 Điều kiện về đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. i Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Tại khoản 1 điều 425 BLTTDS 2015 về quyền yêu cầu CNVCTH hoặc không công nhận PQTTNN thì người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam CNVCTH tại Việt Nam PQTTNN, khi:

+ Cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam;

+ Cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam;

+ Tài sản liên quan đến việc thi hành PQTTNN có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu.

71 Nguyễn Mạnh Dũng, “Báo cáo đánh giá, so sánh quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài với Luật Mẫu UNCITRAL, đề xuất khả năng áp dụng Luật Mẫu tại Việt Nam”, (Báo cáo nghiên cứu độc lập, 2020), tr.22.

Link: https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemIDa

Thứ nhất, quy định này chỉ ra tư cách chủ thể của người nộp đơn yêu CNVCTH là “người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ” Theo quy định này, chỉ có người được thi hành trong PQTTNN mới có quyền nộp đơn yêu cầu CNVCTHPQTT đó tại Việt Nam Tuy nhiên, theo quy định điều kiện về thời hạn nộp đơn yêu cầu 72 thì chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu bao gồm “người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ” Như vậy, phạm vi chủ thể được nộp đơn yêu cầu theo khoản 1 Điều

451 lại rộng hơn quy định tại khoản 1 Điều 425 và trên thực tiễn sẽ rất khó giải quyết yêu cầu CNVCTHPQTTNN nếu rơi vào trường hợp này do hai chủ thể

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN VÀ

Thực tiễn giải quyết đơn yêu cầu về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

3.1.1 Tình hình giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt

Nam các phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

Việt Nam đã tham gia công ước New York gần 30 năm, với sự phát triển ngày một mạnh mẽ của các hoạt động thương mại quốc tế, các đơn yêu cầu giải quyết việc CNVCTHPQTTNN cũng ngày một tăng lên Tuy vậy, các Tòa án tiếp nhận và xử lý các loại việc này vẫn còn nhiều lúng túng dẫn đến một số bất cập, các số liệu thống kê chỉ ra rằng tỷ lệ không công nhận PQTTNN tại Việt Nam “còn ở mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết tranh chấp bằng trọng tài” 91 Thực tiễn áp giải quyết đơn yêu cầu về CNVCTHPQTTNN ở Việt Nam được phản ánh ở một số điểm sau:

Một là, năm 2020, Bộ Tư pháp đã công bố trên trang tin Pháp luật quốc tế, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, cơ sở dữ liệu về CNVCTH bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, PQTTNN (tính từ ngày 01/01/2012 đến ngày 30/9/2019) 92 Theo đó, các tòa án địa phương trên cả nước chỉ thụ lý tổng cộng 82 đơn yêu cầu, trong đó có:

- 40 đơn yêu cầu được công nhận và cho thi hành (chiếm tỷ lệ 48,8%);

- 30 đơn yêu cầu bị từ chối công nhận và cho thi hành (chiếm tỷ lệ 36,6%); và

91 Nguyễn Mạnh Dũng (2020), “Báo cáo đánh giá, so sánh quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài với Luật Mẫu UNCITRAL, đề xuất khả năng áp dụng Luật Mẫu tại Việt Nam”, tr.6.

92 CSDL công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài Số liệu từ website trang thông tin điện tử pháp luật quốc tế: moj.gov.vn/tttp/Pages/dlcn-va- th-tai-Viet- Nam.aspx? fbclid=IwAR1wTsvb5Sl_61pjUiNMLqyP3XoWsNlzAi_GgZCsp1D44t0a8Rl5eF4pqAM truy cập ngày 25/07/2023

- 12 đơn yêu cầu bị đình chỉ giải quyết (chiếm tỷ lệ 14,6%)

Sau năm 2019, hiện chưa tìm thấy các thống kê chi tiết cho số lượng các đơn yêu cầu về loại việc này được tổng hợp và công bố chính thức Tức sau gần 03 năm, các số liệu liên quan chỉ mới được cập nhật đến ngày 30/9/2019, Bộ Tư pháp cũng như TANDTC vẫn chưa tổng hợp, cập nhật và công bố công khai dữ liệu hằng năm 93 Các số liệu về việc xử lý đơn yêu cầu CNVCTTPQTTNN chỉ ra rằng công tác tổng kết, kiểm tra, đánh giá việc CNVCTTPQTTNN còn hạn chế và chưa nhận được sự quan tâm phù hợp Ngoài ra, theo một thống kê khác của Vụ Thống kê tổng hợp TANDTC thì từ 2015- 2022, số lượng các yêu cầu CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam mại ngày càng tăng (năm 2015 có 05 việc; năm 2016 có 09 việc; năm 2017 có 07 việc; năm 2018 có 20 việc; năm 2019 có 64 việc; năm 2020 có 74 việc; năm 2021 có

53 việc; năm 2022 có 52 việc) 94 Có thể thấy số lượng vụ việc yêu cầu CNVCTHPQTTNN đều khá lớn, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập nhất định dẫn tới việc có nhiều ý kiến tranh cãi xoay quanh các quyết định không công nhận PQTTNN tại Việt Nam của Tòa án Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng chưa có thẩm phán chuyên trách có kinh nghiệm đối với loại việc dân sự này Việc Tòa án không công nhận PQTTNN với tỷ lệ cao mà không có cơ sở, căn cứ thuyết phục có thể gây ra nhiều hệ lụy, gián tiếp có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vi phạm các thỏa thuận hợp đồng và làm cho các nhà đầu tư nước ngoài mất niềm tin khi đầu tư kinh doanh với các đối tác Việt Nam.

Hai là, các vụ việc về công nhận PQTTNN chỉ được tập trung giải quyết ở các tòa án lớn, nơi các hoạt động giao thương quốc tế diễn ra mạnh mẽ và là nơi đặt trụ sở các các doanh nghiệp là một bên trong các yêu cầu công nhận này Cũng theo thống kê trên, các Tòa án có số lượng giải quyết loại việc này từ 5 vụ việc trở lên chỉ gồm: tòa án Hà Nội (15 vụ), tòa án thành phố Hồ Chí Minh (38 vụ), Tòa án Bình Dương (5 vụ), tòa án Long An (5 vụ) Như vậy có thể thấy số lượng tòa án giải quyết yêu cầu loại vụ việc này không nhiều, chỉ tập trung ở một số tòa án mà lớn nhất là ở

93 Tài liệu Hội nghị bồi dưỡng luật sư 17.6.2023.pdf (hochiminhcity.gov.vn) truy cập ngày 25/07/2023

94 Vụ Thống kê tổng hợp TANDTC, xem: https://tapchitoaan.vn/van-de-thuc-thi-phan-quyet-cua- trung- tam-trong-tai-thuong-mai-quoc-te-nhung-vuong-mac-va-kien-nghi7437.html truy cập ngày

Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Theo quy định của pháp luật thì Tòa án có thẩm quyền công nhận PQTTNN là TAND cấp tỉnh “nơi bên phải thi hành PQTTNN cư trú làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành PQTTNN” mà các công ty có hoạt động giao thương với nước ngoài trên thực té đa số tập trung ở các thành phố lớn Do đó, cũng dễ hiểu khi phần lớn các Tòa án trên cả nước không giải quyết loại việc này trên thực tế mà chỉ tập trung ở các Tòa án của các tỉnh thành lớn Tuy nhiên, cũng vì vậy các kinh nghiệm giải quyết loại vụ việc cũng sẽ bị hạn chế nhất định khi cần trao đổi kinh nghiệm trong quá trình giải quyết và các loại việc này cũng không nhận được sự quan tâm đúng mực của các cơ quan pháp luật trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và ngày càng có nhiều yêu cầu công nhận được gửi tới các Tòa án như hiện nay.

Ba là, qua thực tiễn xử lý đơn yêu cầu công nhận PQTTNN có thể nhận thấy, chỉ có một số các căn cứ phổ biến mà Tòa án thường viện dẫn để không công nhận PQTTNN tại Việt Nam, ngoài ra các căn cứ khác thường ít khi hoặc không được viện dẫn Các căn cứ không cho công nhận PQTTNN tại Việt Nam trên thực tế bao gồm:

- Có 24/30 trường hợp (chiếm 80% trên tổng số đơn yêu cầu bị từ chối) với căn cứ là: các bị đơn trong vụ kiện đã “không được Hội đồng trọng tài thông báo kịp thời và hợp lệ các tài liệu liên quan đến tố tụng trọng tài vì vậy các bị đơn đã không được thực hiện hoặc hạn chế trong việc thực hiện quyền tố tụng của mình”;

- Có 8/30 trường hợp (chiếm 27% trên tổng số đơn yêu cầu bị từ chối) với căn cứ là: “thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý, không được ký kết hợp lệ bởi người đại diện có thẩm quyền của bị đơn hoặc không có năng lực để ký kết thỏa thuận trọng tài; hoặc Hội đồng trọng tài giải quyết sai thẩm quyền”.

- Có 6/30 trường hợp (chiếm 20% trên tổng số đơn yêu cầu bị từ chối) với căn cứ là: PQTTNN “vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.

(Chú thích: đa số các PQTTNN bị từ chối với nhiều hơn một lý do)

Không phải căn cứ nào được Tòa án viện dẫn để từ chối khôngCNVCTHPQTTNN cũng có cơ sở hợp lý, đa số do quy định pháp luật còn nhiều điểm chưa được hướng dẫn cụ thể và quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về vấn đề này còn nhiều bất cập dẫn đến việc có nhiều phán quyết của Tòa án về loại việc này còn gây tranh cãi, nhất là các phán quyết về việc không công nhận PQTTNN ở Việt Nam.

3.1.2 Những bất cập, hạn chế trong thực tiễn giải quyết yêu cầu về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

Từ thực tiễn của việc xử lý đơn yêu cầu CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam hiện nay, có thể nhận thấy một số bất cập, hạn chế sau:

3.1.2.1 Bất cập trong việc xác định vi phạm các quy định về nghĩa vụ thông báo

Bên đương sự phải thi hành án trong quá trình tố tụng trọng tài cần phải “được thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại TTNN” hoặc những thông tin “vì nguyên nhân chính đáng khác mà không thể thực hiện được quyền tố tụng của mình” theo Điều 459.1(c) BLTTDS 2015 Để có thể áp dụng pháp luật một cách đúng đắn liên quan tới vấn đề này, khi Tòa án xem xét việc một bên đương sự có vi phạm về việc gửi thông báo theo Hợp đồng hay việc Hội đồng trọng tài gửi thông báo, giấy tờ, tài liệu, thông báo về thủ tục giải quyết, chỉ định Trọng tài viên… thì phải xem xét một cách toàn diện trên cơ sở các quy định của pháp luật điều chỉnh tố tụng trọng tài trong quá trình giải quyết, pháp luật nơi Hội đồng trọng tài được thành lập cũng như các Điều ước, Hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan… Vì đây là căn cứ nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công lý của các bên, theo đó, các bên phải được trao cơ hội một cách công bằng để tham gia tranh tụng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích của mình Tuy nhiên, dưới góc độ thực tế, khi Tòa án xem xét, đánh giá hồ sơ cụ thể cần phải xem xét đến các “thói quen thương mại” mà các bên đã thực hiện cũng như không xem xét một các tùy tiện, hay chỉ dựa vào việc diễn giải pháp luật Việt Nam một cách đơn lẻ, không xem xét đến tương quan của pháp luật TTNN được các bên áp dụng Chẳng hạn, khi Trọng tài gửi tài liệu hoặc thông báo liên quan tới vụ việc qua email cá nhân, Tòa án đã không xem xét trong quá trình giao dịch, ký kết hoặc thực hiện hợp đồng các bên có liên lạc, giao dịch với nhau qua địa chỉ email đó không, mà lại cho rằng liên lạc với pháp nhân qua email cá nhân cán bộ doanh nghiệp là không hợp thức, doanh nghiệp không nhận được… Hay trường hợp, Tòa xác định việc thông báo phải được người đại diện pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được đại diện hợp pháp của doanh nghiệp trực tiếp nhận thì mới được chấp nhận và việc thông báo mới được xem là đã được thực hiện Trên thực tế, Toà án thường căn cứ vào quy định trong BLTTDS về tống đạt, thông báo để xem xét, đánh giá và cho rằng Hội đồng trọng tài đã vi phạm việc thông báo về chỉ định Trọng tài viên, về thủ tục giải quyết tranh chấp hay một bên yêu cầu đã không thể chứng minh việc được việc thông báo cho bên phải thi hành theo đúng thỏa thuận Theo đó, việc giải thích máy móc do nhận thức sai lầm của cơ quan Tòa án nên việc áp dụng pháp luật đã không được thực hiện đúng đắn, dẫn đến việc viện dẫn căn cứ này để từ chối không CNVCTHPQTTNN gây ra nhiều bất cập thực tế trong quá trình giải quyết.

Ví dụ: Quyết định số 25/2018/QDKDTM-PT ngày 28/6/2018 của TANDCC tại TP HCM 95 Tại Quyết định sơ thẩm số “01/2017/QĐKDTM-ST” ngày 29/12/2017, TAND TP Cần Thơ đã quyết định không CNVCTH tại Việt Nam phán quyết của Tổ chức trọng tài Thụy Sỹ giữa người được thi hành là C PTE LTD với người phải thi hành là Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh P Tại Quyết định phúc thẩm số 25/2018/QĐKDTM-PT ngày 28/6/2018, TANDCC tại TP Hồ Chí Minh đã giữ nguyên Quyết định sơ thẩm Quan điểm của cả Tòa sơ thẩm và phúc thẩm là “không có bằng chứng nào xác định Bên phải thi hành có được thông báo hợp lệ về việc chỉ định trọng tài viên và thủ tục giải quyết tranh chấp TTNN”.

Do đó áp dụng Điều 459.1(c) BLTTDS 2015, Tòa án quyết định không CNVCTHPQTT của Trung tâm trọng tài Thụy Sỹ.

Ngày đăng: 28/02/2024, 14:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w