1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi học sinh giỏi ngữ văn 7 (1)

5 257 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Thi Thử Học Sinh Giỏi Cấp Cụm Lần 02 Năm Học 2022-2023
Tác giả Phạm Tuấn Vũ
Trường học Phòng GD& ĐT Hà Thành
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Đề Thi
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Hà Thành
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 34,96 KB

Nội dung

Phần I: Đọchiểu (6 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 16: Lâu rồi tôi mới trở lại quê mẹ, cuộc sống nơi đất khách quay cuồng cứ đẩy tôi xa quê dần. Chiều nay về đi giữa đường làng, bỗng nghe lòng mình một chút gì hụt hẫng. Đâu rồi con đường trải cát mịn quanh co tôi đếm bước ngày xưa. Đâu rồi những mái ngói rêu phong chiều về khói bếp mờ tỏa. Đâu rồi những lũy tre xanh rì ngày nhỏ rợp bóng tuổi thơ tôi… Chiều nay về giữa quê nhà, nghe lòng bùi ngùi như vừa mất đi nhiều thứ. Thương từng bụi tre nay không còn vì phải thay chỗ cho những ngôi nhà mới mọc lên. Có một thời dại khờ tôi vẫn nghĩ, tre già thì măng mọc, cây tre sức sống bền bĩ, chẳng ai có thể triệt hạ được tre. Vậy mà giờ đây, trên con đường đất mịn màng từng một thời cả ngày chẳng mấy khi có bóng nắng giờ chỉ còn lại nền bê tông thô ráp, tôi biết tìm đâu những rặng tre xanh rờn che mát một thuở khi xưa…

Trang 1

PHÒNG GD& ĐT HÀ THÀNH

CỤM CM SỐ 1 ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI CẤP CỤM LẦN 02

NĂM HỌC 2022-2023

ĐỀ THI THỬ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI - MÔN NGỮ VĂN 7

Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

Phần I: Đọc-hiểu (6 điểm):

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1-6:

Lâu rồi tôi mới trở lại quê mẹ, cuộc sống nơi đất khách quay cuồng cứ đẩy tôi xa quê dần Chiều nay về đi giữa đường làng, bỗng nghe lòng mình một chút gì hụt hẫng Đâu rồi con đường trải cát mịn quanh co tôi đếm bước ngày xưa Đâu rồi những mái ngói rêu phong chiều về khói bếp mờ tỏa Đâu rồi những lũy tre xanh rì ngày nhỏ rợp bóng tuổi thơ tôi…

Chiều nay về giữa quê nhà, nghe lòng bùi ngùi như vừa mất đi nhiều thứ Thương từng bụi tre nay không còn vì phải thay chỗ cho những ngôi nhà mới mọc lên Có một thời dại khờ tôi vẫn nghĩ, tre già thì măng mọc, cây tre sức sống bền bĩ, chẳng ai có thể triệt hạ được tre Vậy mà giờ đây, trên con đường đất mịn màng từng một thời cả ngày chẳng mấy khi có bóng nắng giờ chỉ còn lại nền bê tông thô ráp, tôi biết tìm đâu những rặng tre xanh rờn che mát một thuở khi xưa…

Ai đã từng lớn lên dưới bóng hàng tre, chắc sẽ yêu cây tre của quê mình biết mấy Tôi lớn lên

từ gốc rạ, bên những lũy tre làng Tuổi thơ tôi là những trưa hè ngồi dưới bóng mát hàng tre vót nan đan lờ, đó để ngày mưa ra đồng bắt cá, hay có khi là con diều giấy cho em, chiếc rổ tre cho mẹ Là những chiều dịu nắng, cùng đám bạn ra đường làng chơi trò ú tim, núp sau bụi tre già mà nghe hồi hộp, bắt được nhau tiếng cười đung đưa cả hàng tre Là những sáng tung tăng đến trường trên con đường làng quen thuộc, nghe tiếng chim non trên cành tre ríu rít, ngắm những giọt sương mai long lanh nơi đầu lá tre thấy lòng mình yên vui đến lạ… Là những kỷ niệm xanh rờn của một thời bé dại như bóng hàng tre đầu ngõ xanh thẳm trong tôi…

Cuộc sống rồi phải khác đi, nhiều thứ phải dần thay đổi Làng tôi không còn vất vả như ngày xưa, từng gia đình bây giờ đã khá giả hơn trước Ai xa quê cũng mong mỏi điều này Dẫu biết rằng cuộc sống mỗi ngày một phát triển, sau cây đa, bến nước, nhiều thứ thuộc về đồng ruộng rồi cũng sẽ vắng dần, những hàng tre của làng quê bao năm yên bình rồi cũng phải bị đốn hạ Bỗng nghe lòng bâng khuâng tiếc nhớ Đâu rồi những lũy tre già xanh rì rợp mát tuổi thơ tôi…

(Phạm Tuấn Vũ, Còn đâu những lũy tre làng, theo https://baodaklak.vn)

Khoanh tròn vào một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6)

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính chính của văn bản trên là:

A Tự sự

B Miêu tả

C Biểu cảm

D Nghị luận

Câu 2 Xác định đề tài của văn bản?

A Cảnh thiên nhiên ở làng quê

B Cảnh thiên nhiên phố xã

C Cảnh con người ở làng quê

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 2

dần, những hàng tre của làng quê bao năm yên bình rồi cũng phải bị đốn hạ (5)Bỗng nghe lòng bâng

khuâng tiếc nhớ.(6)Đâu rồi những lũy tre già xanh rì rợp mát tuổi thơ tôi…”?

A.Câu 1,2 C.Câu 4

B.Câu 3 D.Câu 5,6

Câu 4.Nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong những câu văn sau: “Đâu rồi con đường trải cát mịn

quanh co tôi đếm bước ngày xưa Đâu rồi những mái ngói rêu phong chiều về khói bếp mờ tỏa Đâu rồi những lũy tre xanh rì ngày nhỏ rợp bóng tuổi thơ tôi…”

A Tạo sự liên kết chặt chẽ và giọng điệu nhịp nhàng giữa các câu văn

B Nhấn mạnh tình cảm tiếc nuối trước những vẻ đẹp làng quê đang dần bị biến mất

C.Tăng sức biểu cảm cho bài văn

D.Tạo sự liên kết chặt chẽ và giọng điệu nhịp nhàng giữa các câu văn đồng thời nhấn mạnh tình cảm tiếc nuối trước những vẻ đẹp làng quê đang dần bị biến mất

Câu 4 Văn bản thể hiện vấn đề gì? Qua vấn đề đó, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

………

………

Câu 5 Em có suy nghĩ gì về nhận định của tác giả: “Cuộc sống rồi phải khác đi, nhiều thứ phải dần thay đổi”.

………

………

PHẦN II: VIẾT (16,0)

Câu 1(6,0 điểm): Từ ngữ liệu ở phần Đọc-hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi)

trình bày suy nghĩ của em về nhân vật “Tôi”

Câu 2(10,0 điểm): Từ văn bản trên, em hãy viết bài văn nghị luận với chủ đề:

Tình yêu quê hương đất nước trong trái tim mỗi con ngườ Việt Nam

HẾT

Trang 3

ĐÁP ÁN:

5 Văn bản thể hiện vấn đề: Vẻ đẹp làng quê đang bị mất dần Qua vấn đề

đó, tác giả muốn gửi gắm thông điệp: Cần trân trọng, nâng niu, giữ gìn những vẻ đẹp vốn có của làng quê; phát triển nhưng không được huỷ hoại

đi những nét đẹp vốn có của thiên nhiên cảnh vật

1,0

6 Nhận định của tác giả: “Cuộc sống rồi phải khác đi, nhiều thứ phải dần

thay đổi”: Cần biết chấp nhận sự thay đổi thì mới có thể phát triển đi lên,

đó là quy luật bất biến nhưng cũng cần chắt lọc bảo tồn những vẻ đẹp thiên nhiên, không vì phát triển mà huỷ hoại chúng

1.0

Yêu cầu chung:

a Đảm bảo thể thức của một đoạn văn

Yêu cầu cụ thể:

c Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt thao tác biểu cảm.

Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:

*Cảm xúc của nhân vật tôi khi trở về quê nhà:

-Nhân vật tôi trở lại quê hương-nơi anh sinh ra và lớn lên sau bao năm xa cách

-Ngắm nhìn quê hương bao nhiêu cảm xúc về hình ảnh bình dị quá khứ lại hiện về trong tôi:

+Hụt hẫng, tiếc nuối trước những thay đổi của quê hương,đặc biệt là hình ảnh cây tre lưu giữ trong tôi - Là hình ảnh gắn bó với người dân trong cuộc sống hàng ngày

* Nguyên nhân thay đổi:

-sự thay đổi của quê hương đó là quy luật bất biến của sự phát triển nhưng cũng cần chắt lọc, bảo tồn những vẻ đẹp thiên nhiên không vì phát triển

mà hủy hoại chúng

* Nhắc nhở: Cần trân trọng, nâng niu, giữ gìn những vẻ đẹp vốn có của

làng quê, phát triển nhưng không được hủy hoại đi những nét đẹp vốn có của thiên nhiên, cảnh vật

d Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề

e Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ

4.0 1.5

1,0

0,5 0,5 0,5

Trang 4

bài, Thân bài, Kết bài Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài giải thích nhận định và triển khai các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.

b Xác định đúng vấn đề nghị luận:về tình yêu quê hương đất nước .

0.5

* Yêu cầu cụ thể:

c Triển khai hợp lí nội dung bài văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận,

kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng Có thể viết bài văn theo hướng sau:

-*Khái niệm tình yêu quê hương,đất nước:

+ Là tình cảm tự nhiên mang giá trị nhân bản, thuần khiết trong tâm hồn mỗi người quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn rau cắt rốn, nơi gắn

bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là đời sống tâm hồn mỗi người

+ Quê hương là bến đỗ bình yên, là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống Dù đi đâu ở đâu hãy luôn nhớ về nguồn cội

*Biểu hiện:

-Trước hết ngay trong tình cảm với người thân trong gia đình vì gia đình cũng là một phần của quê hương đất nước

-Trong tình làng nghĩa xóm

-Trong sự gắn bó với làng quê nơi mình sinh ra (bờ tre, ngọn dừa, cánh đồng lúa chín,…)

-Trong sự phấn đấu quên mình của mỗi cá nhân biết học tập, lao động để làm giàu đẹp thêm cho quê hương đất nước

-Qua sự bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc

-Qua quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy

*Vai trò của tình yêu quê hương đất nước:

-Giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội

-Nâng cao tinh thần và ý chí quyết tâm vươn lên của mỗi con người

-Thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân

-Gắn kết cộng đồng, kéo con người lại gần nhau hơn trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp

-Góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh

*Bàn luận mở rộng:

-Tình yêu quê hương đất nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong

0.5

0,5 1,5

1,5

Trang 5

mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào.

-Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương

-Nếu không có tình yêu thương đối với quê hương đất nước thì cuộc sống con người không còn hoàn chỉnh và thiếu đi nhiều ý nghĩa

-Trong xã hội hiện nay, một bộ phận người dân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm với mọi người, không biết đóng góp xây dựng quê hương đất nước ngược lại còn có những hành vi gây hại đến lợi ích chung của cộng đồng,…

- Phê phán: Có thái độ phê phán trước những hành vi không coi trọng

quê hương, suy nghĩ chưa tích cự về quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu, phản bội lại quê hương; không có ý thức xây dựng quê hương

- Bài học: Có nhận thức đúng đắn về tình cảm đối với quê hương; có ý

thức tu dưỡng, học tập, phấn đấu xây dựng quê hương; xây đắp bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người

d Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận

e Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ

nghĩa tiếng Việt

2,0

1,0

1,0

0,5 0,5 Điểm tổng cộng: 20.0 điểm

Ngày đăng: 28/02/2024, 14:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w