1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tìm hiểu kiến thức và thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của phụ nữ có con dưới 5 tuổi ở xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn năm 2024

19 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu Kiến Thức và Thực Hành về Phòng Bệnh Tay Chân Miệng của Phụ Nữ Có Con Dưới 5 Tuổi ở Xã Nghĩa Lâm, Huyện Nghĩa Đàn Năm 2024
Trường học Trường Đại Học Y Dược
Chuyên ngành Y Tế Công Cộng
Thể loại đề tài nghiên cứu
Năm xuất bản 2024
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 271,5 KB

Nội dung

Những năm vừa qua, đã có nhiều chương trình giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức phòng chống tay chân miệng được thực hiện sâu rộng trên mạng lưới y tế xã phường ở huyện Nghĩa Đàn. Nhưng kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống tay chân miệng của người dân như thế nào thì chưa có nghiên cứu nào được thực hiện. Nghiên cứu kiến thức và thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có ảnh hưởng quan trọng trong phòng chống bệnh tay chân miệng cho trẻ. Nó sẽ là tiền đề cho việc xây dựng chương trình truyền thông giáo dục sức khoẻ về phòng chống bệnh tay chân miệng cho cộng đồng phù hợp và hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: ”Tìm hiểu kiến thức và thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của phụ nữ có con dưới 5 tuổi ở xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn năm 2024” nhằm mục tiêu: 1. Mô tả kiến thức và thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của phụ nữ có con dưới 5 tuổi ở xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của đối tượng nghiên cứu.

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây từ người sang người,

do một loại vi rút thuộc họ Picornaviridae gây ra Với các triệu chứng đặc trưng như sốt, tổn thương ở hầu họng và mụn nước ở bàn tay, bàn chân Bệnh rất thường gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp rất dễ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời [2]

Bệnh lưu hành ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Tại nước

ta, TCM gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương trong cả nước, số mắc thường tăng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 Năm 2011 đã trở thành năm "lịch sử" của dịch tay chân miệng với số mắc cao nhất kể từ khi ca bệnh đầu tiên được chính thức xác nhận tại Việt Nam Với số mắc tăng vọt đạt "mốc" 100.000 ca; số tử vong gần 160 ca, cả mắc và tử vong đều tăng hơn 10 lần so với cùng kỳ 2010 Trong 10 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận 86.078 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 75% so với cùng kỳ), có 21 trường hợp tử vong (tăng 18% so với cùng kỳ)[3]

Trong năm 2023, tại Nghệ An có 596 ca mắc tay chân miệng, riêng huyện Nghĩa Đàn có 43 ca đứng thứ 3 trên toàn tỉnh [3] [8] Nghĩa Đàn là một huyện nằm phía Tây Bắc Nghệ An, đời sống người dân đa số còn thấp so với mặt bằng chung, một số vùng còn mang tính chất nông nghiệp Những năm vừa qua, đã có nhiều chương trình giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức phòng chống tay chân miệng được thực hiện sâu rộng trên mạng lưới y tế xã phường ở huyện Nghĩa Đàn Nhưng kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống tay chân miệng của người dân như thế nào thì chưa có nghiên cứu nào được thực hiện Nghiên cứu kiến thức và thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có ảnh hưởng quan trọng trong phòng chống bệnh tay chân miệng cho trẻ Nó sẽ là tiền đề cho việc xây dựng chương trình truyền thông giáo dục sức khoẻ về phòng chống bệnh tay chân miệng

cho cộng đồng phù hợp và hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: ”Tìm hiểu

Trang 2

kiến thức và thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của phụ nữ có con dưới

5 tuổi ở xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn năm 2024” nhằm mục tiêu:

1 Mô tả kiến thức và thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của phụ nữ

có con dưới 5 tuổi ở xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn.

2 Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của đối tượng nghiên cứu.

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đặc điểm của bệnh

Bệnh tay chân miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra Đây là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ

em Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu

đỏ và một số hình thành bọng nước Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên Bệnh Tay – Chân - Miệng Tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở mông Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác

1.2 Tác nhân gây bệnh

Coxsackievirus A (thường gặp CA16), Coxsackievirus B, Echovirus, Enterovirus(thường gặp Enterovirus 71 (EV71), Enchovirus 68 (E68)) Các vi rút này thuộc họ Picornaviridae Vi rút bị đào thải ra ngoại cảnh từ phân, dịch hắt hơi,

sổ mũi Vi rút bị bất hoạt bởi nhiệt 560C trong vòng 30 phút, tia cực tím, tia gamma Vi rút chịu được pH với phổ rộng từ 3-9 Bị bất hoạt bởi: 2% Sodium hyproclorite (nước Javel), Chlorine tự do Không hoặc ít bị bất hoạt bởi các chất hòa tan lipid như: cồn, chloroform, phenol, ether Ở nhiệt độ lạnh 40C, vi rút sống được vài ba tuần

1.3 Đặc điểm dịch tễ học

- Phân bố theo thời gian: bệnh có quanh năm, tăng mạnh ở 2 đợt: tháng 3-5 và

Trang 4

tháng 9-12.

- Phân bố theo địa dư: xuất hiện khắp nơi trên thế giới Trong thời gian gần đây, dịch tay chân miệng chủ yếu do EV 71 gây ra ở các nước Đông Nam Á Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương trong

cả nước

- Phân bố theo tuổi: gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhiều hơn ở dưới 5 tuổi, tập trung

ở dưới 3 tuổi, đỉnh cao 1-2 tuổi

1.4 Nguồn truyền nhiễm

- Ổ chứa: Nguồn bệnh là người bệnh, người lành mang vi rút trong các dịch tiết

từ mũi, hầu họng, nước bọt, dịch tiết từ nốt phỏng và phân của bệnh nhân

- Thời gian ủ bệnh: từ 3-7 ngày

- Thời gian lây truyền: từ vài ngày trước khi khởi phát đến khi hết các vết loét miệng và các phỏng nước, thường dễ lây nhất trong tuần đầu của bệnh

1.5 Phương thức lây truyền

- Bằng đường phân-miệng và tiếp xúc trực tiếp, nhưng chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu họng, nước bọt, dich tiết từ các nốt phỏng hoặc tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà Đặc biệt khi bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp, việc hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho vi rút lây lan trực tiếp từ người sang người

1.6 Tính cảm nhiễm và miễn dịch

- Mọi người đều có cảm nhiễm với vi rút gây bệnh tay chân miệng, không phải tất cả mọi người nhiễm vi rút đều có biểu hiện bệnh; bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn

1.7 Các biện pháp chống dịch

1.7.1 Các biện pháp dự phòng

- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là ở nhà trẻ mẫu giáo về tầm quan trọng của giữ gìn vệ sinh, như vệ sinh răng

Trang 5

miệng, rửa tay trước, sau khi nấu ăn, chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, đặc biệt

là mỗi lần thay tã cho trẻ, ăn chín, uống sôi

- Vệ sinh phòng dịch: Trẻ mắc bệnh không đến lớp đến khi hết loét miệng và các phỏng nước Khi có từ 2 trẻ trở lên trong một lớp bị mắc bệnh trong vòng 7 ngày, thì cho lớp nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối cùng

- Khi trẻ đến lớp có sốt, loét miệng, phỏng nước phải thông báo cho gia đình và

cơ quan y tế

- Làm sạch dụng cụ học tập, đồ chơi và các dụng cụ khác bằng chloramine B 2% Dụng cụ ăn uống như bát, đũa, cốc; ngâm, tráng nước sôi trước khi ăn, sử dụng

1.7.2 Các biện pháp chống dịch

- Tổ chức: báo cáo theo quy định Một nơi được gọi là ổ dịch khi ghi nhận từ 2

ca lầm sàng trở lên (trong đó có ít nhật 1 ca được phòng xét nghiệm xác định dương tính), trong thời gian 7 ngày

- Các biện pháp chuyên môn:

* Tại gia đình bệnh nhân:

+ Bệnh nhân phải được cách ly, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.

+ Phân và các chất thải của bệnh nhân phải được khử khuẩn bằng chloramine B; quần áo, chăn màn dụng cụ của bệnh nhân phải được khử khuẩn bằng đun sôi, ngâm dung dịch chloramine B 2%

+ Người chăm sóc bệnh nhân: thực hành vệ sinh các nhân, đặc biệt rửa tay ngay khi thay tã cho trẻ Hạn chế hôn, sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bệnh

+ Khi trẻ còn triệu chứng bệnh tay chân miệng, không cho phép tham gia các hoạt động, gặp gỡ đông trẻ em khác như đến lớp, đi bơi…

+ Theo dõi các biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước đối với thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em để thông báo với cơ quan y tế

+ Chưa có vắc xin phòng bệnh

* Tại cơ sở điều trị: Cán bộ y tế phải áp dụng biện pháp phòng ngừa lây nhiễm + Rửa tay ngay bằng dung dịch sát khuẩn khi có tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân dù có hay không có mang găng tay

Trang 6

+ Mang trang phục phòng hộ cá nhân khi làm những thủ thuật trên bệnh nhân có nguy cơ tạo giọt bắn tới niêm mạc

1.7.3 Nguyên tắc điều trị

- Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ.

- Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị triệu chứng

- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng

1.8 Các công trình nghiên cứu

Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh tay chân miệng của phụ huynh tại thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2019-2020 Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 200 hộ gia đình được thực hiện tại thành phố Bà Rịa nhằm mô tả kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về bệnh tay chân miệng của phụ huynh Qua phân tích cho thấy, phụ huynh có kiến thức khá tốt về đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng nhưng lại chưa có kiến thức đầy đủ về đường lây truyền, triệu chứng bệnh và các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng (TCM) Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy nhóm tuổi của phụ huynh càng lớn thì tỷ lệ mắc bệnh TCM càng thấp, cụ thể nhóm trẻ sinh ra từ nhóm phụ huynh trên 50 tuổi có khả năng mắc TCM bằng ½ nhóm trẻ sinh ra từ phụ huynh nhóm tuổi từ 20-34 tuổi có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Vì thế cần có các hoạt động can thiệp nâng cao kiến thức về dịch tễ đặc biệt đối tượng phụ huynh trẻ tuổi và tiếp tục duy trì các chương trình khác nhằm khống chế tốt nhất tình hình bệnh TCM tại cộng đồng [3]

Kết quả giám sát trọng điểm bệnh TCM tại Miền bắc Việt Nam năm 2018 Giám sát trọng điểm bệnh Tay chân miệng (TCM) được thực hiện liên tục trên toàn quốc từ năm 2012 Nghiên cứu này nhằm mô tả một số đặc điểm dịch tễ bệnh TCM trong hoạt động giám sát trọng điểm TCM từ năm 2016 đến năm 2018 tại khu vực miền Bắc Nghiên cứu phân tích số liệu từ hệ thống giám sát trọng điểm khu vực Miền Bắc từ tháng 6/2016 – 12/2018 Kết quả cho thấy trong tổng số 458 trường hợp bệnh được điều tra lấy mẫu, xét nghiệm tại phòng khám Bệnh viện Trẻ

em Hải Phòng và bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình, trong đó chủ yếu là trẻ em dưới 5

Trang 7

tuổi (98,5%), nam giới chiếm đa số (59,4%), phần lớn các trường hợp TCM ở thể nhẹ (phân độ 1, 2a chiếm 97,6%), hệ thống không nghi nhận trường hợp nào tử vong Tỷ lệ dương tính chung với tác nhân gây bệnh TCM là 83,4%, trong đó các tác nhân gây bệnh chủ yếu tại các điểm giám sát là các vi rút CA6 (33%), EV71 (24,9%) và Enterovirus (21,7%) Hiện chưa có vắc xin phòng ngừa hiệu quả bệnh TCM, những thông tin trong nghiên cứu góp phần quan trọng trong dự báo và phòng chống dịch bệnh TCM, hoạt động giám bệnh TCM cần được tiếp tục được duy trì một cách hiệu quả [5]

Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới

5 tuổi tại xã Thành Đà, huyện Mệ Linh, Hà Nội, năm 2017 và một số yếu tố liên quan Kết quả nghiên cứu cho thấy số bà mẹ có kiến thức đạt về phòng chống bệnh tay chân miệng chiếm tỷ lệ 23,2%, số bà mẹ có thực hành đạt về phòng chống bệnh tay chân miệng chiếm tỷ lệ 80,2% Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình

độ học vấn và nghề nghiệp với kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh TCM (p<0,05) của các bà mẹ Nghiên cứu chưa xác định được mối liên quan giữa độ tuổi của bà mẹ với kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh tay chân miệng [6]

Trang 8

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

Thời gian: Từ tháng 01 đến tháng 8 năm 2024.

Địa điểm: tại xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

2.2 Đối tượng nghiên cứu

* Tiêu chuẩn lựa chọn: Những phụ nữ có con dưới 5 tuổi ở xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An năm 2024

* Tiêu chuẩn loại trừ: những người từ chối tham gia nghiên cứu; những người

bị bệnh tâm thần, câm, điếc, không có khả năng giao tiếp

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu : Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.3.2 Cỡ mẫu: Nghiên cứu này chúng tôi sử dụng công thức tính cỡ mẫu xác định

một tỉ lệ:

n= Z2 1-α/2 x

Trong đó:

- n: Cỡ mẫu tối thiểu cần thiết

- Z: Với α = 0,05 có Z = 1,96 ( tra bảng Z)

- Chọn p = 0,437 là tỉ lệ kiến thức đúng về chân tay miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Tâm về kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Thành Đà, huyện

Mệ Linh, Hà Nội, năm 2017 và một số yếu tố liên quan [6] Kết quả nghiên cứu cho thấy số bà mẹ có kiến thức đạt về phòng chống bệnh tay chân miệng chiếm tỷ lệ 23,2%

Trang 9

- d: Khoảng sai lệnh cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của quần thể, chọn d= 0,05

Thay các giá trị vào công thức trên ta có: n = 379

Lấy thêm 10% số mẫu tối thiểu để dự trù các mẫu có thể bị mất Như vậy cỡ mẫu chúng tôi làm tròn là 400

2.3.3 Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn.

Bước 1: Lập danh sách những phụ nữ có con dưới 5 tuổi ở xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn

Bước 2: Bốc thăm ngẫu nhiên 400 phụ nữ có con dưới 5 tuổi theo danh sách đã được lập sẵn

2.4 Phương pháp thu thập số liệu:

- Liên hệ với trưởng Trạm Y tế và các cộng tác viên y tế thôn bản của xã Nghĩa Lâm để tạo điều kiện tham gia

- Phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại hộ gia đình bằng bộ câu hỏi chuẩn bị trước để thu thập các thông tin về kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của các bà mẹ

2.5 Nội dung và các biến số nghiên cứu

2.5.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Phân bố đối tượng theo tuổi, nơi ở, nghề nghiệp và trình độ học vấn

2.5.2 Nghiên cứu về kiến thức và thực hành về phòng chống tay chân miệng

Kiến thức của bà mẹ về bệnh tay chân miệng

- Hiểu biết về lứa tuổi thường mắc bệnh

- Hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh

- Hiểu biết về đường lây truyền bệnh

- Hiểu biết về dấu hiệu/ triệu chứng của bệnh

- Hiểu biết về dấu hiệu nguy hiểm của bệnh

- Hiểu biết về vắc xin phòng bệnh

- Hiểu biết về điều trị bệnh tay chân miệng

- Hiểu biết về cách phòng bệnh tay chân miệng

Trang 10

Thực hành của bà mẹ về phòng chống bệnh tay chân miệng

- Thực hành tốt về phòng chống bệnh tay chân miệng

- Không làm gì

- Tránh tiếp xúc với trẻ bệnh

- Vệ sinh cá nhân, rửa tay cho trẻ

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ

- Rửa sạch đồ chơi, dụng cụ học tập, sàn nhà

- Cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh

2.5.3 Nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh tay chân miệng

- Các yếu tố như: tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi ở

2.6 Tiêu chuẩn đánh giá

Kiến thức về bệnh tay chân miệng: Đánh giá bằng cách trả lời được một ý đúng sẽ

được 0.5 điểm của ý đó, nếu không biết là 0 điểm

Điểm tối đa cho phần kiến thức là 13 điểm

Phân loại kiến thức về bênh tay chân miệng:

- Đánh giá kiến thức cho từng câu hỏi:

+ Hiểu biết về lứa tuổi thường mắc bệnh:

Đúng: Khi người được phỏng vấn biết được lứa tuổi thường mắc bệnh là trẻ dưới 5 tuổi

Không đúng: Khi người được phỏng vấn không trả lời đúng ý trên

+ Hiểu biết về nguyên nhân gây bênh:

Đúng: Khi người được phỏng vấn biết được nguyên nhân gây bệnh là vi rút Không đúng: Khi người được phỏng vấn không trả lời đúng ý trên

+ Hiểu biết về đường lây của bệnh TCM:

Đúng: Khi người được phỏng vấn trả lời đường lây của bệnh TCM là do thức ăn, nước uống ô nhiễm, tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng của người bệnh, vật dụng (chén, cốc, thìa…), dụng cụ học tập, đồ chơi nhiễm tác nhân gây bệnh

Ngày đăng: 28/02/2024, 08:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w