1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích môi trường kinh doanh của tổng công ty khí việt nam – ctcp (gas)

61 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Môi Trường Kinh Doanh Của Tổng Công Ty Khí Việt Nam – CTCP (Gas)
Tác giả Từ Vĩ Kiện
Người hướng dẫn T.S. Lưu Thị Thái Tâm
Trường học Trường Đại Học An Giang
Chuyên ngành Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố An Giang
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA TỔNG CƠNG TY KHÍ VIỆT NAM – CTCP GAS Trang 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH T Ế - QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Sinh viên th ực hiện: Từ Vĩ Kiện

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH T Ế - QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Sinh viên th ực hiện: Từ Vĩ Kiện

Trang 3

M ỤC LỤC

DANH M ỤC HÌNH ẢNH 1

DANH M ỤC SƠ ĐỒ 2

DANH M ỤC BIỂU ĐỒ 3

GI ỚI THIỆU 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM – CTCP 5

1.1 L ỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 5

1.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA HỆ THỐNG TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM 6

1.3 CÁC S ẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM 8

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 11

2.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔNG CÔNG TY KHÍ VI ỆT NAM 11

2.1.1 Môi trường kinh tế 11

2.1.1.1 GDP 11

2.1.1.2 L ạm phát 13

2.1.1.3 Tỷ giá hối đoái 15

2.1.1.4 Lãi su ất ngân hàng 15

2.1.1.5 H ội nhập kinh tế quốc tế 16

2.1.1.6 Đầu tư nước ngoài 16

2.1.2 Môi trường chính trị, chính sách và pháp luật 17

2.1.3 Môi trường văn hóa – xã hội 18

2.1.4 Môi trường dân số 20

2.1.5 Môi trường công nghệ 21

2.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔNG CÔNG TY KHÍ VI ỆT NAM 22

2.2.1 Đối thủ cạnh tranh 22

2.2.2 Khách hàng 23

2.2.3 Nhà cung c ấp 25

2.2.4 S ản phẩm thay thế 27

2.2.5 Rào c ản xâm nhập ngành 27

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 28

3.1 HO ẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 28

3.2 MARKETING 32

3.3 NHÂN S Ự 36

3.4 CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI 37

Trang 4

3.5 NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ 39

3.6 THƯƠNG HIỆU CỦA TỔNG CÔNG TY KHÍ 40

3.7 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH C ỦA TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM - CTCP 41

3.7.1 Phân tích báo cáo cân đối kế toán của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP giai đoạn 2020-2022 41

3.7.2 Phân tích báo cáo k ết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP giai đoạn 2020-2022 45

3.7.3 Phân tích các ch ỉ tiêu tài chính của Tổng Công ty Khí – CTCP 48

3.7.3.1 Ch ỉ tiêu về khả năng thanh toán 48

3.7.3.2 Ch ỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn 49

3.7.3.3 Phân tích nhóm t ỷ số phản ánh khả năng hoạt động 50

3.8 KI ẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 54

K ẾT LUẬN 56

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 57

Trang 5

1

Hình 1: Logo c ủa Tổng Công ty khí Việt Nam 5

Hình 2: Khí d ầu mỏ hóa lỏng (LPG) 8

Hình 3: Nhà máy x ử lý khí 9

Hình 4: Bình gas PetroVietNam 10

Trang 6

DANH M ỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Hệ thống các công ty thành viên PV GAS 6

Sơ đồ 2: Tổ chức Tổng Công ty Khí Việt Nam 7

Sơ đồ 3: Lưu đồ dòng khí tại trạm phân phối khí 29

Sơ đồ 4: Hệ thống kênh phân phối LPG 34

Trang 7

3

Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011-2022 11

Biểu đồ 2: GDP bình quân đầu người qua các năm 12

Biểu đồ 3: GDP bình quân đầu người của các nước trong khối ASEAN năm 2021 13

Biểu đồ 4: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm 14

Biểu đồ 5: Diễn biến tỷ giá VND/USD 15

Biểu đồ 6: FDI vào Việt Nam qua các giai đoạn 16

Biểu đồ 7: Cán bộ công nhân viên PV GAS được phân chia theo trình độ 36

Biểu đồ 8: Tổng tài sản qua các giai đoạn 42

Biểu đồ 9: Nợ vay ngân hang qua các giai đoạn 43

Biểu đồ 10: Vốn chủ sở hữu qua các giai đoạn 44

Trang 8

GI ỚI THIỆU

Ngành Dầu khí vẫn là ngành mũi nhọn của hầu hết các quốc gia, cung cấp nguồn năng lượng và nguyên liệu quan trọng bậc nhất phục vụ sản xuất điện, nhiên liệu cho giao thông vận tải và các ngành kinh tế… Ngành dầu khí còn cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp khác như: công nghiệp hóa chất, phân bón và nhiều ngành khác - trở thành ngành năng lượng quan trọng, cần thiết đối với đời sống xã hội Ngoài ra, nó còn mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho các quốc gia sở hữu, chi phối và tham gia trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên dầu khí Đối với Việt Nam, vai trò và ý nghĩa của ngành dầu khí càng trở nên quan trọng trong bối cảnh nước ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Sau hơn 35 năm khai thác tấn dầu thương mại đầu tiên, ngành dầu khí Việt Nam với đơn

vị nòng cốt, chủ lực là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã phát triển nhanh, xây dựng thành công và phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh từ khâu thăm dò, khai thác, đến vận chuyển, tồn trữ, xử lý và chếbiến dầu khí (lọc hóa dầu), tổ chức phân phối các sản phẩm dầu khívà hóa dầu, năng lượng dầu khí, dịch vụ kỹ thuật - công nghệ cao,thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ Hiện nay, trước tình hình biến động của Việt Nam và thế giới tác động đã đặt ra không ít những cơ hội và thách thức đối với ngành Dầu khí Việt Nam nói chung và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nói riêng

Trang 9

5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT

NAM – CTCP 1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Tổng Công ty Khí Việt Nam - Công ty Cổ phần (tên giao dịch quốc tế: PetroVietnam Gas Joint Stock Corporation, viết tắt: PV GAS) là một đơn vị thành viên chủ lực trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoạt động trong ngành công nghiệp khí

Thành lập ngày 20 tháng 9 năm 1990 từ sự cơ cấu lại của Ban điều hành Dự án Dầu khí Vũng Tàu, chủ yếu tham gia vào các hoạt động thu gom, nhập khẩu, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, phân phối và kinh doanh khí và các sản phẩm khí

Ngày 17/11/2006, PV GAS được chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Chế biến

và Kinh doanh sản phẩm khí

Ngày 18/7/2007, Tổng Công ty khí Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH MTV Chế biến và Kinh doanh sản phẩm khí và một số đơn vị kinh doanh khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Tổng Công ty là một công ty con của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam và chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty Khí – Công ty cổ phần vào tháng 5/2011 với vốn điều lệ 18.950 tỷ đồng Cổ phiếu của PV Gas được niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh với mã “GAS” và là công ty có mức vốn hóa lớn nhất trên thị trường Ngay sau khi được thành lập, PV Gas đã đưa nhiều dự án đầu tư quan trọng vào vận hành

Năm 2023, PV GAS triển khai phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu Tổng số giá trị dự kiến phát hành là 3.827,9 tỷ đồng Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của PV GAS dự kiến sẽ nâng từ 19.149,5 tỷ đồng lên gần 23.000 tỷ đồng

Hình 1: Logo c ủa Tổng Công ty khí Việt Nam

Trang 10

1.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA HỆ THỐNG TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM

Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS)

Trang 11

7

Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) được tổ chức và hoạt động theo

Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật liên quan PVGAS tổ chức theo mô hình công ty cổ phần có Ban Kiểm soát (Luật Doanh nghiệp 2020 - Công ty cổ phần có số cổ đông từ 11 người trở lên hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty) Cơ quan điều hành của PVGAS bao gồm 16 ban, văn phòng và trung tâm; PV GAS có 9 chi nhánh; 7 công ty con và 2 công ty liên kết

PV Gas có Ban kiểm soát, gồm 3 người do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm Ban kiểm soát bầu ra một người làm Trưởng ban; Chức năng, nhiệm vụ của Ban Kiểm soát thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp, Điều lệ Công ty Ban kiểm soát thực hiện giám

Sơ đồ 2: Tổ chức Tổng Công ty Khí Việt Nam

Trang 12

sát Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính

1.3 CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM

❖ Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)

LPG được sử dụng đa dạng trong công nghiệp cũng như dân dụng như sử dụng làm nhiên liệu cho phương tiện vận tải LPG cháy tốt hơn diesel hoặc xăng, vì vậy trên thế giới, LPG được sử dụng phổ biến làm nhiên liệu cho các phương tiện vận tải nhờ có hiệu năng tốt hơn và thân thiện với môi trường hơn, sử dụng làm môi chất làm lạnh, đầu vào cho công nghiệp hóa chất trong nông nghiệp, LPG còn được sử dụng để sấy khô nông sản, làm nhiên liệu trong công nghiệp, làm nhiên liệu để chạy turbine phát điện Ngoài ra còn được sử dụng để sưởi ấm, làm nhiên liệu trong nấu nướng

❖ Khí khô

Khí khô được sử dụng rộng rãi trên thế giới làm nhiên liệu cho các nhà máy điện, làm nguyên liệu cho các nhà máy hóa dầu để sản xuất phân đạm, chế biến hóa dầu (polypropylene, polyethylene, methanol…) và cung cấp cho khách hàng công nghiệp Hiện nay, khí khô được sử dụng để sản xuất gần 35% sản lượng điện và 70% sản lượng phân đạm của cả nước và sẽ được sử dụng làm nguyên liệu cho các tổ hợp lọc hóa dầu trong tương lai gần

Hình 2: Khí d ầu mỏ hóa lỏng (LPG)

Trang 13

9

Khí khô là một nhiên liệu sạch và thân thiện với môi trường So với dầu và than đá thì khí khô khi cháy phát thải ra ít CO2 và NOx, là các nhân tố chính gây ra sự nóng lên toàn cầu và mưa acid

❖ Khí ngưng tụ (Condensate)

Condensate có thành phần tương tự phân đoạn nhẹ trong dầu thô và được sử dụng

để sản xuất ra các sản phẩm như xăng, dầu hỏa (KO) diesel (DO), fuel oil (FO) hoặc làm dung môi công nghiệp Condensate còn được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình chế biến hóa dầu, sản xuất Olefine, BTX …

❖ Khí thiên nhiên nén (CNG)

Cũng như khí tự nhiên, CNG là nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường <vì khi

sử dụng làm nhiên liệu giúp làm giảm đến 20% lượng CO2, 30% lượng NOx, 70% SOx so với các nhiên liệu từ dầu Khi sử dụng trong động cơ, CNG cũng làm giảm đến 50% lượng hydrocarbon thải ra so sánh với động cơ xăng

Do quá trính cháy xảy ra hoàn toàn, không gây đóng cặn trong thiết bị đốt và bộ chế hòa khí của các phương tiện nên CNG giúp nâng cao hiệu suất, kéo dài được chu kỳ bảo dưỡng và tuổi thọ máy móc thiết bị Giá thành CNG rẻ hơn xăng khoảng 10% đến 30% và

Hình 3: Nhà máy x ử lý khí

Trang 14

có tính ổn định trong thời gian dài so với giá các sản phẩm dầu mỏ Do vậy, ngày nay CNG được sử dụng rộng rãi trên thế giới làm nhiên liệu động cơ thay thế xăng, dầu

❖ Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG)

LNG được sử dụng tương tự như khí khô phục vụ cho nhu cầu khí của các nhà máy điện, hộ công nghiệp, khu đô thị Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới LNG còn được sử dụng làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông vận tải: tàu biển, tàu hỏa và xe vận tải nặng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

❖ Bình khí PV GAS

Với nhiệm vụ được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty Khí Việt Nam giao là sản xuất, kinh doanh sản phẩm bình gas với nhãn hiệu PetroVietnam, chức năng và lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty như Sửa chữa, bảo dưỡng và kiểm định các loại bình gas, kinh doanh vật tư, phụ kiện phục vụ cho công tác sửa chữa và tái kiểm định bình gas

Ngoài ra PV GAS còn sản xuất ống thép, thu gom khí, nhập khẩu khí, vận chuyển

và phân phối khí, chuyển đổi động cơ thành động cơ chạy khí, dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị công trình khí, dịch vụ bọc ống và dịch vụ ống thép

Hình 4: Bình gas PetroVietNam

Trang 15

11

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

2.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔNG CÔNG TY

2.1.1 Môi trường kinh tế

Petro Việt Nam là một trong những công ty quốc doanh hàng đầu tại Việt Nam và

có vai trò quan trọng trong ngành năng lượng của đất nước này Các lực lượng kinh tế ảnh hưởng đến Petro Việt Nam có thể chia thành các yếu tố sau

2.1.1.1 GDP

Bi ểu đồ 1: Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011-2022

Trang 16

Theo số liệu trên thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua khá cao Đặc biệt, trong giai đoạn 2020 - 2021, trong khi phần lớn các nước có mức tăng trưởng

âm hoặc đi vào trạng thái suy thoái do tác động của dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương lần lượt là 2,91% và 2,58%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm qua tăng trung bình 5,9 %/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực

và trên thế giới Đây là một nhân tố tích cực đến các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và PV GAS nói riêng Tốc độ tăng trưởng GDP tăng trưởng cao đã kéo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người cũng tăng

Từ số liệu trên cho thấy GDP bình quân đầu người tăng đều qua các năm Mặt khác, nếu so với các nước trong khu vực thì mức thu nhập khả dụng của người dân vẫn còn thấp Tuy nhiên nó vẫn là một yếu tố rất thuận lợi đối với các công ty dầu khí nói chung và PV

GAS nói riêng

Bi ểu đồ 2: GDP bình quân đầu người qua các năm

Trang 18

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đang ở mức lạm phát điều hòa (1-3% mỗi năm), ổn định qua các năm Lạm phát điều hoà thường được coi là mức độ bình thường và có thể hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế Nếu lạm phát điều hoà được kiểm soát và ổn định, người dân và doanh nghiệp có thể dự đoán và điều chỉnh chi tiêu và đầu tư một cách hiệu quả Việt Nam đang sở hữu tỷ lệ lạm phát mà các quốc gia khác luôn kỳ vọng (dưới 5%), điều này tốt cho việc sản xuất và tiêu thụ khí đốt

Nhưng ngược lại, nếu lạm phát tăng cao dẫn đếngiá cả tiếp tục tăng theo làm xói mòn sức mua của người tiêu dùng Khi lạm phát tăng thì đồng nghĩa với việc giá dầu khí

sẽ tăng lên nhanh chóng đây cũng là yếu tố giúp các doanh nghiệp dầu khí gia tăng doanh thu Nhưng bên cạnh đó sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đối với các doanh nghiệp khí nói chung mà còn cả đối với Petro Việt Nam Cụ thể:

• Giá thành sản xuất: Khi lạm phát tăng cao khiến giá thành sản xuất, bao gồm giá thành các nguyên liệu khí và các chi phí khác liên quan đến việc khai thác

và vận chuyển sẽ tăng cao Điều này ảnh hưởng đến việc sản xuất và khai thác

của doanh nghiệp

• Nhu cầu tiêu thụ: bên cạnh đó khi lạm phát tăng cao sẽ làm giảm sức mua của người tiêu dùng, giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng Sẽ làm giảm đi doanh thu của công ty

Bi ểu đồ 4: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm

Trang 19

15

• Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ liên quan đến lạm phát có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và chi phí vay, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của tổng công ty khí Việt Nam

2.1.1.3 T ỷ giá hối đoái

Nếu tỷ giá VND/USD giảm thì Công ty nhập khẩu khí về với giá rẻ hơn, do đó giá vốn sẽ được giảm xuống và nhu cầu vốn cũng giảm theo Khi đó doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí sử dụng vốn và giá khí đốt sẽ được nhiều người tiêu dùng chấp nhận hơn Ngược lại nếu tỷ giá VND/USD tăng sẽ khiến cho Công ty nhập khẩu khí về với giá cao hơn, do đó giá vốn cũng tăng lên và nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng tăng theo Công

ty phải tăng tiền đồng Việt Nam mua đồng USD để thanh toán tiền hàng và dẫn đến doanh nghiệp phải tăng chi phí sử dụng vốn, giá thành sản phẩm đầu ra sẽ tăng lên từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Công ty

2.1.1.4 Lãi su ất ngân hàng

Hiện nay, lãi suất của ngân hàng nước ta đang giảm, ở mức tương đối thấp đối với vay ngắn hạn cho hoạt động sản suất kinh doanh Điều này tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cho các doanh nghiệp trong vấn đề huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh Tạo điều kiện thuận lợi cho công ty vì trong những năm gần đây công ty đang huy động một nguồn vốn lớn để đầu tư mở rộng và phát triển doanh nghiệp

Bi ểu đồ 5: Diễn biến tỷ giá VND/USD

Trang 20

2.1.1.5 H ội nhập kinh tế quốc tế

Là một ngành kinh tế có nhiều đặc thù, hoạt động trong môi trường hợp tác quốc tế, ngành dầu khí Việt Nam đã đi tiên phong trong hội nhập kinh tế quốc tế từ những năm 70

- 80 của thế kỷ trước Hội nhập kinh tế quốc tế giúp ngành dầu khí sớm có điều kiện cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh theo hướng đạt chuẩn quốc tế; giúp nâng cao năng lực sản xuất và dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp hơn, cải thiện chất lượng dịch vụ Đội ngũ người lao động qua đó có cơ hội nâng cao trình độ, tiếp cận các phương thức quản lý tiên tiến nhất, hội nhập môi trường lao động quốc tế, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn

2.1.1.6 Đầu tư nước ngoài

Thời gian qua, đầu tư nước ngoài đã có đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tếxã hội Việt Nam nói chung và lĩnh vực công nghiệp nói riêng Nhiều ngành công nghiệp mới, quan trọng đã ra đời từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài như công nghiệp dầu khí, sản xuất lắp ráp ôtô, xe máy Nhiều ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhờ đóng góp phần lớn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như

cơ khí, thép, công nghiêp nhẹ (dệt may, da giày, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá, giấy,

nhựa)

Bi ểu đồ 6: FDI vào Việt Nam qua các giai đoạn

Trang 21

17

Qua biểu đồ trên, ta có thể nhận thấy lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không ổn định, có xu hướng giảm dần qua các năm Riêng 3 tháng đầu năm 2023 FDI của Việt Nam giảm gần 39%

Việc giảm vốn FDI vào Việt Nam là một khó khăn cho nền kinh tế nước nhà nói chung và PV GAS nói riêng trong việc phát triển các loại hình dịch vụ của mình chẳng hạn: các dự án sử dụng sản phẩm khí làm nguyên nhiên liệu đầu vào để sản xuất hoặc các

dự án sử dụng các dịch vụ khác của PVGAS như dịch vụ bảo dưỡng sủa chữa công trình khí

2.1.2 Môi trường chính trị, chính sách và pháp luật

Sự ổn định trình trạng chính trị có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Tổng công ty khí Việt Nam (PV GAS), như nhiều công ty khác trên thế giới Điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, phát triển dự án, và quản lý rủi ro Tuy nhiên, tình hình chính trị và kinh tế luôn thay đổi, và PV GAS, giống như các doanh nghiệp lớn khác, thường có các

biện pháp quản lý rủi ro để đối phó với những thách thức này như: hợp tác và tuân thủ với các quy định của nhà nước, loại bỏ tham nhũng, xây dựng các mối quan hệ với các đối tác, đào tạo nhân lực…

Chính phủ là cơ quan quản lý cao cấp của Petro Việt Nam Chính phủ thông qua Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính có thể đưa ra các quyết định chính trị quan trọng về chiến lược phát triển và quản lý tài chính của tập đoàn PVN nói chung và PV GAS nói riêng Chính phủ cũng có thể can thiệp trong việc quyết định về các dự án dầu khí lớn và các chính sách ngành công nghiệp này Quốc hội có vai trò quan trọng trong việc thông qua các luật và quy định liên quan đến ngành dầu khí Những quyết định về việc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên dầu khí và quản lý môi trường liên quan đến hoạt động của Petro Việt Nam đều phải được Quốc hội thông qua Những bộ này đóng vai trò quan trọng trong

việc xem xét và thông qua các quyết định liên quan đến ngành dầu khí Bộ Công Thương

có thể điều chỉnh giá xăng dầu và các chính sách về phân phối năng lượng Bộ Tài Chính quản lý tài chính của công ty, bao gồm quản lý thuế và các khoản đầu tư

Luật pháp và quy định: Petro Việt Nam phải tuân thủ tất cả các luật pháp và quy định quốc gia liên quan đến hoạt động của họ, bao gồm luật về dầu khí, môi trường, lao động, và tài chính

Trang 22

Quan hệ quốc tế và thương mại: Các tình hình chính trị quốc tế và thỏa thuận thương mại có thể tác động đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của Petro Việt Nam, cũng như tình hình cung ứng và giá dầu khí trên thị trường thế giới

Chúng ta trải qua năm 2022 với những biến động lớn về kinh tế - chính trị toàn cầu, trong khi các nền kinh tế, doanh nghiệp vẫn chưa thực sự phục hồi sau đại dịch Covid-19 Tình hình địa chính trị trên thế giới bất ổn do xung đột Nga - Ukraine, Mỹ và nhiều nước

áp dụng các lệnh trừng phạt đối với Nga, dẫn đến thị trường năng lượng và chính sách tài chính, tiền tệ toàn cầu có nhiều biến động, giá cả, lạm phát tăng cao bên cạnh việc chuyển dịch năng lượng trong nước, nhu cầu tiêu thụ khí cho sản xuất điện tiếp tục ở mức thấp Những yếu tố khó khăn, thuận lợi đan xen đó đã tác động không ít đến tình hình sản xuất kinh doanh của PV GAS

Mặc dù chịu ảnh hưởng của tác động chính trị do xung đột Nga - Ukraine và suy thoái kinh tế toàn cầu, PV GAS đã đạt những dấu mốc thật sự ấn tượng trong lịch sử xây

dựng và phát triển của mình, đóng góp đáng kể vào thành quả chung của PVN, với hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đều hoàn thành vượt mức và tăng trưởng so với năm 2021 (ngoại trừ sản lượng khí khô đạt 88% kế hoạch), đặc biệt tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt cao nhất kể từ khi thành lập PV GAS (tổng doanh thu trên 102 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế trên 18,8 nghìn tỷ đồng), sản lượng LPG kinh doanh năm thứ 2 liên tiếp đạt trên

2 triệu tấn,

Tóm lại, PV GAS phải tương tác chặt chẽ với các lực lượng chính trị và pháp luật ở cấp quốc gia và quốc tế để đảm bảo rằng công ty tuân thủ tất cả các quy định và có thể hoạt động hiệu quả trong ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam

2.1.3 Môi trường văn hóa – xã hội

Sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, Petro Việt Nam đã gia nhập Hội đồng Dầu khí các quốc gia Đông Nam Á (ASCOPE)

từ năm 1996 Từ đó, Petro Việt Nam cũng tổ chức thành công các kỳ họp luân phiên của ASCOPE, các hội nghị, triển lãm ASCOPE, giao lưu thể thao ASCOPE Games Hiện

tạiPetro Việt Nam cũng đảm nhận vị trí Tổng thư ký ASCOPE nhiệm kỳ 2019-2024 Điều này giúp thúc đẩy sự hợp tác và tăng cường đầu tư từ các nước trong khối đối với Petro Việt Nam nói chung và PV GAS nói riêng

Trang 23

19

Thêm vào đó với việc xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của con người về môi trường sống cũng ngày một gia tăng Khi xã hội ngày càng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường là một xu hướng tất yếu và cần thiết trong bối cảnh hiện nay Việc này sẽ ảnh hưởng đến Tổng công cy khí PV GAS theo nhiều khía cạnh cả tích cực và tiêu cực Một số ảnh hưởng có thể kể đến như sau:

• Tích cực: Việc bảo vệ môi trường sẽ thúc đẩy PV GAS áp dụng các công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu lượng khí thải và chất thải gây

ô nhiễm Điều này sẽ giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí, tăng cạnh tranh và uy tín trên thị trường Ngoài ra, việc bảo vệ môi trường cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho tập đoàn trong việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, như điện gió, điện mặt trời, khí sinh học… Đây là những nguồn năng lượng có tiềm năng lớn trong tương lai, có thể bổ sung và đa dạng hóa nguồn cung của ngành dầu khí

• Những thách thức dành cho PV GAS: Việc bảo vệ môi trường cũng sẽ đặt ra nhiều thách thức và áp lực cho PV GAS Một trong những thách thức lớn nhất là việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn và cam kết về môi trường của các tổ chức quốc tế và quốc gia Điều này đòi hỏi công ty phải đầu tư nhiều hơn vào việc nâng cấp công nghệ, xây dựng hệ thống quản lý môi trường, giám sát và kiểm tra chất lượng môi trường… Nếu không làm được điều này, ngành dầu khí có thể phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng, như bị phạt, kiện tụng, đìnhchỉ hoạt động, mất niềm tin của khách hàng và đối tác… Một thách thức khác là việc giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm khí do sự chuyển dịch sang các nguồn năng lượng thay thế có chi phí thấp hơn và ít gây ô nhiễm hơn Điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty

Vậy nên đặt ra yêu cầu cho PV GAS là phải liên tục điều chỉnh công thức sản xuất,

đề xuất thực hiện các dự án tiêu biểu như "Sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đông" Đây

là dự án đầu tiên về “Sản xuất sạch hơn” được Liên hợp quốc công nhận và cấp chứng chỉ giảm phát thải PV GAS đã mạnh dạn đầu tư kinh phí để thiết kế hệ thống xử lí khí thải đảm bảo này với chiều cao ống khói phù hợp, đảm bảo khí thải ra đạt tiêu chuẩn công nghiệp TCVN 5939-2005

Trang 24

2.1.4 Môi trường dân số

Dân số và và tỷ lệ phát triển

Dân số và tỷ lệ phát triển ở Việt Nam là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến Tổng công ty khí Việt Nam Theo thống kê của tổng cục thống kê, dân số Việt Nam là 100.039.831 người vào ngày 22/12/2023, tăng trưởng ổn định nhưng có xu hướng giảm dần so với các năm trước Tỷ lệ phát triển kinh tế Việt Nam năm 2022 ước tính đạt 8,02%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022

Về mặt cung, dân số và tỷ lệ phát triển kinh tế tạo ra nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao, đặc biệt là các sản phẩm khí như gas… Điều này thúc đẩy doanh nghiệp như PV GAS phải tăng cường khai thác, chế biến và phân phối các nguồn nhiên liệu khí trong và ngoài nước Tuy nhiên, PV GAS cũng phải đối mặt với những thách thức về việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu lượng khí thải và chất thải gây ô nhiễm, áp dụng các công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo…

Về mặt cầu, dân số và tỷ lệ phát triển kinh tế cũng sẽ làm biến động thị trường tiêu thụ sản phẩm khí trong và ngoài nước PV GAS có thể tận dụng lợi thế của việc có một thị trường tiêu thụ lớn trong nước với hơn 100 triệu người và một nền kinh tế đang phát triển mạnh thành lợi thế Bên cạnh đó tập đoàn cũng có thể xuất khẩu các sản phẩm khí sang các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương

Tốc độ đô thị hoá

Về gia tăng dân số đô thị, đạt tốc độ tăng hơn 3%/năm Việt Nam là một trong những nước có tốc độ đô thị hóa nhanh trong khu vực Đông Á Mỗi năm, ước tính các đô thị Việt Nam có thêm từ 1 đến 1,3 triệu dân Tính đến đầu năm 2023 tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đã đạt khoảng 42%, với 902 đô thị Không gian đô thị được mở rộng; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiệu quả hơn; chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước được nâng cao

Xu hướng người di cư trong nước bắt đầu tăng mạnh do nền kinh tế phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ gia tăng PV GAS

có thể hưởng lợi từ tăng nhu cầu này bởi vì năng lượng mà họ cung cấp là một nguồn cung cầu không thể thiếu trong một đô thị đang phát triển

Trang 25

21

2.1.5 Môi trường công nghệ

Ngành dầu khí là một trong những ngành kinh tế kỹ thuật có hàm lượng khoa học công nghệ cao với việc ứng dụng từ rất sớm các công nghệ hiện đại như: Khảo sát địa chấn 2D, 3D, cơ sở dữ liệu lớn, điện toán đám mây… trong nhiều lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầukhí; ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại trong các nhà máy chế biến đạm, lọc dầu, xử lý khí…Khai thác dầu khí là lĩnh vực khoa học kỹ thuật chuyên sâu và khó, đòi hỏi các kiến thức tổng hợp của nhiều chuyên ngành khoa học như: máy tính, công nghệ thông tin, toán, địa chất, tự động hóa, vật lý,…

Ngày nay, dầu mỏ, khí đốt là nguồn năng lượng chính của các quốc gia trên thế giới Khi dân số tăng lên, đi c甃sản phẩm khí tăng lên kéo theo việc đòi hỏi phải thay đổi công nghệ , đảm bảo cơ cấu năng lượng theo hướng sạch và tái tạo Tuy nhiên, việc khai thác dầu khí ngày càng trở nên khó khăn hơn do nguồn dầu dần bị cạn kiệt trong khi một số mỏ khác có địa chất phức tạp Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp nhanh chóng trong việc áp dụng những công nghệ tiên tiến trong việc tìm kiếm, phát hiện nguồn tiềm năng khai thác và chế biến nguồn mới, phù hợp với xu hướng xanh hóa môi trường hiện nay đặc biệt với các công ty hàng đầu như PV GAS

Có nhiều công nghệ phổ biến trong tìm kiếm, khai thác khí đang ngày càng phổ biến hiện nay trên thế giới như công nghệ làm lạnh sâu dòng khí nguyên liệu trong chế biến dầu khí giúp nâng cao hiệu suất thu hồi khí lỏng tại nhà máy xử lý khí; công nghệ nén khí CNG được áp dụng trong việc nén khí thô vào các bình chứa cao áp Đứng trước thực trạng đó, hàng năm PVN cũng như PV GAS đã đầu tư triển khai nhiều nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng phục vụ cho hoạt động khai thác và quản lý mỏ ở cả trong và ngoài nước

Cụ thể, từ năm 2010 Petro Việt Nam đã bắt đầu có những bước tiến đầu tiên trong số hóa

hoạt động của mình với xây dựng trung tâm dữ liệu thăm dò, khai thác dầu khí, tích hợp đầy đủ dữ liệu địa chất - địa vật lý, phát triển các công cụ phân tích đặc biệt, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, tối ưu vị trí, đối tượng khoan thăm dò

Tới thời điểm hiện tại, PV GAS đã sử dụng nhiều công nghệ hiện đại, kể cả các ứng dụng mới nhất của công nghệ tin học, từ các phần mềm mô hình địa chất, thiết kế giếng khoan, thiết kế xây dựng công trình biển… đến các mô hình mô phỏng khai thác mỏ, thiết

kế khai thác,công nghệ khai thác dầu trong đá móng, chuỗi công nghiệp dầu khí khép kín

Trang 26

ở Việt Nam từ tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển đến chế biến và phân phối các sản phẩm, chuỗi hydrogen,…

2.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔNG CÔNG TY

KHÍ VI ỆT NAM

2.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh là yếu tố khách quan, là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp Xác định phạm vi ngành và đối thủ cạnh tranh tương ứng với các nhóm sản phẩm dịch vụ của công ty thì “ngành” được xác định bao gồm các công ty sản xuất các sản phẩm thuộc nhóm các sản phẩm, dịch vụ của PV GAS

Ngày nay, hầu như không có mối đe dọa đáng kể cho PV GAS từ đối thủ cạnh tranh

về sản phẩm danh mục đầu tư và thị trường nội địa PV GAS là rõ ràng là tay chơi lớn nhất

và quan trọng nhất trong ngành công nghiệp khí tự nhiên tại Việt Nam nhưng không phải

là độc quyền như một vài báo cáo quốc tế định nghĩa Hiện tại, mặt hàng đang bị cạnh tranh nhiều nhất của PV GAS trên thị trường là sản phẩm khí hoá lỏng LPG, đối thủ lớn nhất hiện nay của PVGAS về mặt hàng này là PETROLIMEX PVGAS là người đứng đầu ngành với nhiều thế mạnh hơn đối thủ mạnh nhất của mình về công nghệ sản xuất, năng lực tài chính và xúc tiến bán hàng Tuy nhiên, PVGAS hiện đang phải đối mặt với không

ít khó khăn khi mà sản lượng LPG tự sản xuất đang giảm dần và mức độ cạnh tranh trên thị trường kinh doanh LPG ngày càng gay gắt Vì, vậy trong tương lai việc giữ được vị thế đứng đầu của PVGAS trong thị trường LPG là rất khó khăn và đây là một nguy cơ của PVGAS Trên thị trường quốc tế cụ thể là khu vực ASEAN PV GAS có các đối thủ cạnh tranh chínhđó là PETRONAS (Malaysia), PTT (Thailand), PERTAMINA (Indonesia)

Petronas (Petroliam Nasional Berhad) là một công ty thuộc sở hữu của chính phủ Malaysia đã được giao cho với các nguồn tài nguyên dầu và khí toàn bộ tại Malaysia và được giao phó với trách nhiệm phát triển Được thành lập vào năm 1974, Petronas được xếp hạng trong số 500 công ty lớn nhất trên thế giới Tài sản của Petronas là đứng trong 75 công ty lớn nhất trên thế giới trong năm 2013 Nó cũng là công ty có lợi nhuận nhất top 12 trên thế giới và sinh lợi nhất ở Châu á Petronas có lợi ích kinh doanh tại 35 quốc gia, bao gồm 103 công ty con thuộc sở hữu và 57 công ty liên kết, là công ty có ảnh hưởng nhất và chủ yếu là thuộc sở hữu nhà nước quốc gia dầu và khí đốt công ty từ nước ngoài OECD Petronas là tham gia vào của hoạt động dầu khí, bao gồm thăm dò, sản xuất, tiếp thị và

Trang 27

kê trong Fortune Global 500 công ty đứng thứ 81 trong số 500 công ty hàng đầu trên thế giới và 180 trong tạp chí Forbes 2000

Pertamina (Công ty khai thác dầu nhà nước) là một công ty thuộc sở hữu của chính phủ Indonesia mà chiết xuất và lọc dầu và khí đốt Thành lập năm 1968 do sát nhập của Pertamin và Permina Pertamina là nhà sản xuất và xuất khẩu LNG lớn nhất của thế giới

hiện nay Trong năm 2013 lần đầu tiên, Pertamina xếp hạng thứ 122 trong danh sách Fortune Global 500 công ty với doanh thu hơn 70 tỷ USD

2.2.2 Khách hàng

Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang nỗ lực Marketing hướng tới Họ là người ra quyết định mua sắm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Khách hàng là đối tượng thừa hưởng những đặc tính chất lượng của sản phẩm - dịch vụ

Hiện nay, PV Gas đang cung ứng ra thị trường 3 loại sản phẩm chính: khí khô, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và condensate Ngoài ra, PV Gas còn có sản phẩm từ khí khô là khí thiên nhiên nén (CNG) hiện nay và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trong tương lai Các sản phẩm của PV Gas được cung cấp cho các khách hàng khác nhau và có đặc thù sử dụng riêng

❖ Khách hàng của khí khô

Các nhà máy điện là khách hàng tiêu thụ chính, chiếm tới 83% tổng sản lượng khí, tiếp theo là các nhà máy đạm với 11% và 6% sản lượng khí được cung cấp cho các khách hàng công nghiệp

• Khu vực Đông Nam Bộ: Khí thiên nhiên từ các mỏ thuộc bể Cửu Long và Nam Côn Sơn được thu gom, vận chuyển và xử lý tại nhà máy xử lý khí Dinh

Trang 28

Cố và nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn để tách thành các sản phẩm khí Khí khô sau khi qua các nhà máy xử lý khí sẽ được vận chuyển bằng đường ống cung cấp cho các khách hàng tiêu thụ tại Bà Rịa, Phú Mỹ, Nhơn Trạch và Hiệp Phước (TP.Hồ Chí Minh), gồm: các nhà máy điện, nhà máy đạm, khách hàng công nghiệp

• Khu vực Tây Nam Bộ: Khí thiên nhiên từ các mỏ thuộc bể Malay – Thổ Chu được vận chuyển bằng đường ống đến cung cấp cho 2 nhà máy điện Cà Mau với tổng công suất 1500 MW và nhà máy Đạm Cà Mau

❖ Khách hàng của khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)

PV Gas đang đóng vai trò là nhà sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh LPG hàng đầu Việt Nam, chiếm 70% thị phần bán buôn LPG.LPG được bán buôn dưới hình thức xe bồn, tàu vận chuyển tới các kho chứa của khách hàng Mạng lưới kinh doanh LPG bán lẻ bao phủ rộng khắp trong cả nước được giao cho các đơn vị thành viên của PV Gas là Công ty Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Bắc (PV Gas North) và Công ty kinh doanh Khí hóa lỏng

miền Nam (PV Gas South) Các đơn vị này phát triển mạng lưới phân phối bán lẻ thông qua các đại lý để phát triển thương hiệu PetroVietnam Gas và các thương hiệu khác có phần sở hữu của PV Gas LPG được bán lẻ dưới hình thức bình 12kg và 45kg cho các đối tượng khách hàng dân dụng và thương mại

Bên cạnh đó, PV Gas cũng đã bắt đầu hướng đến thị trường kinh doanh LPG cho các chung cư cao tầng Nhiệm vụ phát triển thị trường, thị phần và kinh doanh có hiệu quả trong lĩnh vực City Gas (Khí đô thị) được PV Gas giao cho Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Khí Đô thị (PV Gas City)

❖ Khách hàng của khí thiên nhiên nén (CNG)

Sản phẩm CNG bắt đầu tham gia thị trường khí vào năm 2008, đã được thị trường chấp nhận do giá bán của nó cạnh tranh được với các loại nhiên liệu truyền thống như xăng, dầu, LPG… Các khách hàng hiện đang sử dụng CNG là các hộ công nghiệp sản xuất gạch men, sắt thép, gốm sứ… nằm xa tuyến ống dẫn khí của PV Gas Trong tương lai, sản phẩm CNG sẽ hướng đến thị trường miền Bắc (Thái Bình, …), miền Trung (Đà Nẵng, …) trên

cơ sở nguồn khí tại chỗ Hiện nay, hai đơn vị phụ trách việc kinh doanh phân phối CNG là Công ty CP CNG Việt Nam và PV Gas South

Trang 29

25

Ngoài ra, CNG còn được sử dụng trong giao thông vận tải để thay thế các nhiên liệu truyền thống như xăng, dầu Hiện nay có 100 xe bus chạy CNG đang hoạt động trên địa bàn TP Hồ Chí Minh PV Gas đang có kế hoạch cung cấp CNG cho các khu đô thị tập trung, chung cư cao tầng do Gas City đảm nhiệm CNG có đặc điểm là nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường và có xu thế được sử dụng rộng rãi trên thế giới

❖ Khách hàng của khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG)

LNG là khí thiên nhiên hóa lỏng ở -162 độ C, dự kiến được nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam từ 2019-2020 hướng đến khách hàng mục tiêu là các nhà máy điện và khách hàng công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ và Bình Thuận

LNG nhập khẩu sẽ được phân phối đến các khách hàng tiêu thụ theo 2 phương thức: Một là đường ống LNG được tái hóa khí và bơm vào đường ống để cung cấp cho khách hàng tiêu thụ Hai là, xe bồn/ trạm LNG vệ tinh: vận chuyển bằng xe bồn đến khách hàng

xa hệ thống đường ống, tồn chứa tại các kho vệ tinh để tái hóa khí và cung cấp cho khách hàng tiêu thụ

Theo quy hoạch phát triển tổ hợp Khí – Điện Sơn Mỹ, Bình Thuận đã được Bộ Công Thương phê duyệt, từ năm 2019-2020, LNG sẽ được cung cấp làm nhiên liệu cho 2 nhà máy điện là Sơn Mỹ 1 và Sơn Mỹ 2 tại Bình Thuận

❖ Khách hàng của condensate

Condensate là sản phẩm thu được từ khí ẩm được khai thác từ các mỏ dầu khí thuộc

bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn, được sử dụng chủ yếu cho việc chế biến xăng thành phẩm đóng góp một phần vào việc đảm bảo nguồn cung cấp xăng trong nước Trong năm

2014, PV Gas đã bán cho Nhà máy chế biến Condensate của PVOil theo hợp đồng dài hạn với sản lượng 58,9 nghìn tấn

2.2.3 Nhà cung cấp

Hiện nay nguồn cung của PV GAS hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn khí nội địa, hiện đang suy giảm rất nhanh, trong khi nguồn khí mới có giá thành cao, có nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai kéo theo ảnh hưởng đến cả chuỗi trung và hạ nguồn

Các sản phẩm của PV GAS như LPG được cung cấp bởi hai nhà sản xuất nội địa - nhà máy Dinh Cố và nhà máy lọc dầu Dung Quất nhưng nguồn cung không ổn định, gần

Trang 30

50% lượng LPG phải nhập khẩu từ Trung Đông và các nước lân cận như Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Singapore, Indonesia…

PV GAS đang làm việc, tiếp tục làm việc với các chủ mỏ, chủ thể, đối tác bao gồm:

Mỏ Bạch Hổ: là mỏ khai thác dầu của Doanh nghiệp liên doanh dầu khí Việt-Xô (VSP) được ký hợp đồng mua bán khí với PVGAS từ năm 1995; trữ lượng khí đồng hành còn lại có thể thu hồi ước tính khoảng khoảng 33 tỷ m3 Tuy nhiên, từ 2006, sản lượng dầu

mỏ Bạch Hổ sụt giảm dẫn đến sản lượng khí giảm làm tăng giá thành 1 đơn vị khí thu gom

Mỏ Rạng Đông: là mỏ khai thác dầu của Liên doanh JVPC bắt đầu đi vào khai thác

từ năm 1998, Tổng trữ lượng khí đồng hành được đánh giá vào khoảng 17 tỷ m3 Tháng 11/2001 Tổng Công ty khí đã hoàn thành đường ống dẫn khí Rạng Đông -Bạch Hổ để thu gom thêm lượng khí đồng hành của mỏ Rạng đông của JVPC vào hệ thống khí Bạch Hổ mỗi năm khoảng 0,5 tỷ m3 Theo quy định của Luật dầu khí, PVGAS đã ký kết hợp đồng dịch vụ thu gom khí với JVPC mới một mức giá ấn định và dài hạn

Khí thiên nhiên ở Bể Nam Côn Sơn: Hai mỏ khí thiên nhiên Lan Tây, Lan Đỏ đã được Tổ hợp BP-ONGC-PVN và KNOC khai thác, vận hành từ đầu năm 2003, sản lượng trong các năm hiện nay là 7 tỷ m3khí/năm cung cấp ổn định đến năm 2033 PVGAS đã ký các hợp đồng mua bán khí dài hạn với các chủ khí, giá khí được xác định trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng

Các mỏ khí ở miền Tây Nam bộ: Mỏ PM3-CAA thuộc vùng thỏa thuận thương mại Việt nam và Malaysia do Công ty Talisman điều hành Lô PM3 - CAA là một phần vùng thỏa thuận thương mại giữa Việt Nam và Malaysia thuộc vịnh Thái Lan Tổng trữ lượng khí cấp 2P của lô PM3 - CAA là 52,33 tỷ m3 đủ khả năng sẽ cung cấp khí liên tục cho Việt Nam và Malaysia với Tổng sản lượng khai thác 2,5 tỷ m3/năm chia đều cho cả hai nước Malaysia và Việt Nam kéo dài trong 20 năm Khí từ mỏ này được đưa về Việt Nam thông qua đường ống từ PM3-CAA vào bờ biển Tỉnh Cà Mau, đã hoàn thành đưa vào vận hành 4/2007 cung cấp khí cho các nhà máy điện ở khu vực miền Tây Nam bộ

Ngoài các mỏ đã được khai thác, trên thềm lục địa Việt nam còn rất nhiều mỏ đang thăm dò, các thông tin về trữ lượng của các mỏ trong tương lai là một yếu tố quan trong giúp cho PVGAS hoạch định chiến lược phát triển của mình một cách chính xác

Ngày đăng: 27/02/2024, 19:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w