Tính cấp thiết của đề tài
Xây lắp được coi là một ngành công nghiệp đặc biệt khi đây là tiền đề phát triển cho các ngành công nghiệp khác Các CTXL thực hiện các hoạt động như mở rộng, sản xuất xây dựng mới hay cải tạo, khôi phục lại các công trình hiện có tại các khu công nghiệp, các dự án bất động sản, các công trình quốc phòng, công trình giao thông thủy lợi, công trình dân dụng khác nhằm tạo ra các cơ sở vật chất kỹ thuật cho mọi ngành trong nền kinh tế Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ (bao gồm 1 thành phố trực thuộc TW là thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh thành khác là Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa -Vũng Tàu) có tốc độ tăng trưởng cao về kinh tế, tốc độ phát triển công nghiệp năng động nhất của cả nước Khu vực này tập trung số lượng lớn các
DN đang hoạt động trong lĩnh vực xây lắp có tốc độ phát triển tương đối nhanh cùng tiềm lực kinh tế mạnh đã đóng góp cao vào sản lượng GDP hàng năm của nước ta Theo thống kê từ Global Data, giá trị SPXL của Việt Nam vào năm 2018 đạt được 1.356 nghìn tỷ đồng, tương đương 24,5% giá trị GDP cùng kỳ, gần gấp đôi so với trung bình thế giới (13,5%) Tỷ lệ đóng góp của ngành xây lắp năm 2020 vào GDP tăng từ mức 5,94% lên 6,19% và góp 0,5 điểm phần trăm vào giá trị tăng thêm của toàn ngành kinh tế (Phạm Lê Ngọc Tuyết, 2021) Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh thời gian gần đây của các CTXL gặp phải rất nhiều khó khăn về nhiều vấn đề như nguồn lực tài chính, các vấn đề cấp phép, phê duyệt triển khai các dự án mới giảm, doanh thu giảm cùng hàng loạt các dự án, công trình phải tạm dừng hoặc lùi thi công vô thời hạn Hàng loạt các DN phải đến bước phá sản hay cắt giảm phần lớn nhân sự mà nguyên nhân có thể là do khách quan từ bối cảnh hiện nay của kinh tế thế giới, từ sau đại dịch Covid -19 hay chủ quan có thể từ quản trị nội bộ của DN không hiệu quả như chất lượng nguồn nhân lực, kỹ năng quản lý điều hành hay các vấn đề liên quan đến hệ thống kế toán Để thích ứng với bối cảnh mới và có tầm nhìn chiến lược bền vững, các CTXL cần phải cơ cấuvề các hoạt động tín dụng, cơ cấu về thị trường, sản phẩm, chi phí, nguồn lực cũng như việc huy động vốn, kiểm soát lại rủi ro dòng tiền…
Với mục đích giúp cho các CTXL có thể quản lý và điều hành hiệu quả được các mục tiêu đã đề ra, KTQT là một công cụ vô cùng hữu hiệu với các nội dung và kỹ thuật khi vận dụng vào DN để đánh giá hiệu suất hoạt động, quản trị chiến lược, chi phí, lập các dự toán, hỗ trợ trong quá trình ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn Hiện nay, tại các DN Việt Nam nói chung và các CTXL nói riêng việc vận dụng KTQT được thể hiện chủ yếu qua các nội dung hay các công cụ kỹ thuật ngày càng rõ ràng và mang tính tích cực, điều này đã được chứng minh tại các nước phát triển trên thế giới Các nghiên cứu về KTQT liên quan đến lĩnh vực cùng ngành hiện nay chủ yếu xoay quanh hai hướng nghiên cứu chính Hướng nghiên cứu thứ nhất với mục đích tìm hiểu thực trạng vận dụng KTQT như nghiên cứu của Hoàng Văn Tưởng (2010); Đào Hữu Linh (2014) đã phân tích về sản phẩm và đặc điểm tổ chức sản xuất để thấy rõ sự ảnh hưởng như thế nào đến việc tổ chức công tác KTQT trong các DN… Hướng nghiên cứu thứ hai mới xuất hiện trong vài ba năm gần đây với mục đích nhằm phát hiện ra các nhân tố ảnh hưởng tới việc vận dụng KTQT vào các DN như nghiên cứu của Huỳnh Cao Khải (2018); Đoàn Thị Hoài Giang (2019) cho thấy việc vận dụng KTQT trong các DNXD chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố gồm: Mức độ cạnh tranh; Chi phí tố chức KTQT; Thiết kế tổ chức; Cam kết của chủ sở/người quản lý công ty; Công nghệ sản xuất tiên tiến; Quy mô công ty; Chiến lược công ty; Trình độ của kế toán viên Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều nhân tố khác có sự tác động đến việc vận dụng KTQT ở các DN mà chưa được đề cập đến, đặc biệt là các CTXL với đặc điểm sản xuất riêng biệt của ngành xây lắp thể hiện rất rõ ở sản phẩm hoàn thành và quá trình sản xuất ra sản phẩm Ngoài ra, việc chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khi vận dụng KTQT ở các DN đôi khi chính những nhân tố này có thể dẫn đến sự thất bại, không phù hợp với thực tiễn mà DN đang mong muốn
Qua khảo sát sơ bộ thì các CTXL tại khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ đã bước đầu triển khai vận dụng KTQT trong công tác quản trị, điều hành DN nhưng tỷ lệ vận dụng còn thấp và chủ yếu tập trung tại các CTXL có quy mô lớn Các nội dung và kỹ thuật KTQT được vận dụng thì hầu hết là các nội dung, kỹ thuật KTQT truyền thống với nhiều nội dung khác nhau mà chưa xem xét đến việc vận dụng các nội dung, kỹ thuật KTQT hiện đại nên các thông tin KTQT cung cấp chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nhu cầu của nhà quản trị DN khi lập dự toán các ngân sách, hoạch định, kiểm tra, kiểm soát và đo lường thành quả hoạt động cũng như hỗ trợ để ra các quyết định kinh doanh Bên cạnh đó, hầu hết nhà quản trị tại các CTXL tại khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ còn chưa nhận diện được hết các nhân tố có ảnh hưởng khi vận dụng KTQT nên khi triển khai vận dụng còn gặp nhiều vướng mắc, hiệu quả không được như kỳ vọng
Phát triển từ các nghiên cứu của Huỳnh Cao Khải (2018), Đoàn Thị Hoài Giang
(2019) cũng như khám phá thêm các nhân tố khác mà hai mô hình nghiên cứu này chưa đề cập đến Tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu các nhân tố khác như sự phân quyền quản lý (Đoàn Ngọc Phi Anh, 2012) hay mức độ ứng dụng CNTT nhằm kiểm định lại mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này lên khả năng vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ Có thể thấy phương pháp và mục tiêu nghiên cứu dù có giống nhau nhưng về thời gian nghiên cứu cũng như đối tượng nghiên cứu khác nhau thì chưa chắc kết quả nghiên cứu đã giống nhau, nên tác giả đã lựa chọn đề tài: “ Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các công ty xây lắp khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ ” nhằm nhận diện và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khi được vận dụng tại các CTXL là thật sự cần thiết Thông qua nghiên cứu sẽ giúp cho các CTXL thấy rõ được vai trò KTQT cũng như đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ Từ các kết quả nghiên cứu đạt được, giúp các nhà điều hành DN sẽ có những giải pháp để tăng hiệu quả quản lý trong hoạt động Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cần khuyến khích các DN vận dụng KTQT vào trong quản trị để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn, để có thể bắt kịp được với tốc độ tăng trưởng của ngành xây lắp trong những năm tới.
Mục tiêu nghiên cứu
- Nhận diện và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc vận dụng
KTQT tại các CTXL khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ trong mối liên hệ với nhu cầu thông tin của các nhà quản lý DN
- Nhận diện và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ
- Đo lường mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên của luận văn, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra gồm:
- Câu hỏi nghiên cứu 1: Những nhân tố nào tác động đến việc vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ?
- Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ tác động của từng nhân tố đến việc vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ như thế nào?
Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu được đặt ra, tác giả đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng Nội dung của hai câu hỏi nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ? Đầu tiên, từ phương pháp nghiên cứu định tính tác giả sẽ dựa vào cơ sở lý thuyết, các lý thuyết nền và tham khảo kết quả từ các công trình nghiên cứu trước để xây dựng mô hình nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết nghiên cứu Sau đó tiến hành phỏng vấn sâu với các chuyên gia những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực KTQT để có cơ sở xây dựng các thang đo và bảng câu hỏi phục vụ cho quá trình khảo sát thu thập dữ liệu
Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ như thế nào? Với phương pháp nghiên cứu định lượng tác giả hoàn thiện thang đo, bảng câu hỏi chính thức và tiến hành khảo sát trực tiếp kết hợp với khảo sát trực tuyến Tác giả thực hiện các kỹ thuật phân tích thống kê như thống kê mô tả, phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng việc ứng dụng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích tương quan pearson, phân tích nhân tố khám phá (EFA) hay kiểm định và đánh giá sự phù hợp bằng mô hình hồi quy tuyến tính thông qua phần mềm SPSS 22.0.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận: Đề tài đã đề xuất và kiểm định mô hình nghiên cứu, qua đó xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng KTQT trong các CTXL khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ
Về mặt thực tiễn: Căn cứ vào lý luận và nghiên cứu định lượng thực tế, luận văn đề xuất một số kiến nghị mang tính chất hàm ý quản trị nhằm cải thiện hơn việc vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ hiện nay.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phụ lục, đề tài nghiên cứu sẽ có kết cấu bao gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Các nghiên cứu nước ngoài …
Nghiên cứu của tác giả Junjie Wu và Agyenim Boateng (2010) với đề tài: “Factors
Influencing Changes in Chinese Management Accounting Practices” Tạm dịch: Các yếu tố liên quan đến những biến đổi trong việc áp dụng KTQT ở Trung Quốc Nghiên cứu đã đề cập đến 5 nội dung của KTQT như sau: (1) Hệ thống KTCP, (2) Hệ thống đánh giá ngân sách và hiệu suất, (3) Hệ thống lập kế hoạch và kiểm soát, (4) Hệ thống hỗ trợ quá trình ra quyết định và (5) KTQT chiến lược Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, các yếu tố được nghiên cứu thuộc các nhóm như sau:
(1) Nhóm liên quan đến trình độ; (2) Nhóm liên quan đến đặc điểm ngành; (3) Nhóm liên quan đến đối tác; (4) Nhóm liên quan đến nhà nước; (5) Nhóm liên quan đến môi trường kinh doanh Từ đó, các biến được tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu gồm:
(1) Ảnh hưởng của chính phủ; (2) Quy mô DN; (3) Ảnh hưởng của các nhà đầu tư nước ngoài; (4) Năng lực của nhà quản lý; (5) Năng lực của các kế toán viên
Các kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài đã chỉ ra rằng việc áp dụng KTQT trong các DN liên doanh chịu tác động bởi các nhân tố: (2) Quy mô DN; (3) Ảnh hưởng của các nhà đầu tư nước ngoài; (4) Năng lực của nhà quản lý; (5) Năng lực của các kế toán viên Còn trong các DN nhà nước chỉ có 2 nhân tố là có sự ảnh hưởng đó là:
(2) Quy mô DN và (4) Năng lực của nhà quản lý Hạn chế của nghiên cứu này là khảo sát bằng bảng câu hỏi sẽ kém hiệu quả trong việc nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến kiến thức của nhân viên kế toán và nhà quản lý
Nghiên cứu của tác giả Kamilah Ahmad và Shafie Mohamed Zabri (2012) với đề tài: “Factors explaining the use of management accounting practices in Malaysian medium-sized firms” Tạm dịch: Những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống
KTQT trong các DN vừa ở Malaysia Từ nghiên cứu, các tác giả đã giải thích được mức độ thực hành KTQT tại các DNNVV ở Malaysia cũng như kiểm định sự tác động của 5 nhân tố gồm: (1) Quy mô DN; (2) Cường độ cạnh tranh trên thị trường;
(3) Cam kết của nhà quản lý, chủ sở hữu DN; (4) Ứng dụng tiến bộ của công nghệ;
(5) Năng lực của các kế toán viên Thông qua phương pháp phân tích hệ số tương quan Kendall Tau (phân tích phi tham số), các tác giả đã phân tích dữ liệu và cho kết quả của các nhân tố như : (1) Quy mô DN; (2) Cường độ cạnh tranh trên thị trường;
(3) Cam kết của nhà quản lý, chủ sở hữu DN; (4) Ứng dụng tiến bộ của công nghệ là có tác động tích cực đến việc vận dụng KTQT tại các DN có quy mô vừa ở Malaysia Riêng chỉ có nhân tố trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán lại không có sự tác động tích cực đến việc vận dụng KTQT trong DN Hạn chế của nghiên cứu này là do chỉ tập trung vào các DN vừa trong lĩnh vực sản xuất nên kết quả nghiên cứu thực nghiệm có thể thiếu tính tổng quát đối với tất cả các DN vừa của Malaysia
Nhóm tác giả Yee Soon Nian và Sudhashini Nair Sudhashini Nair (2017) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các DN ở Malaysia, cho rằng KTQT là quá trình chuẩn bị các BCTC và tài khoản quản lý cung cấp thông tin chính xác, kịp thời trong quá trình ra quyết định Sau khi phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS, nhóm tác giả đã kiểm định sự tác động của 4 biến độc lập với kết quả nghiên cứu cho thấy việc vận dụng KTQT trong DN ở Malaysia chịu sự tác động tích cực của (1) Quy mô DN và (2) Công nghệ sản xuất tiên tiến Trong khi đó, 2 biến có sự tác động tiêu cực đến KTQT khi được vận dụng trong các DN ở Malaysia gồm có trình độ của nhân viên kế toán và mức độ cạnh tranh trên thị trường Ở Pakistan, nghiên cứu vận dụng KTQT vào DN có nhóm tác giả Rizwan Khan, Sidra Shahzadi và Maryam Toor (2018) Kết quả cho thấy có sự tác động tích cực của các nhân tố bên trong và bên ngoài DN khi tiến hành vận dụng hệ thống KTQT vào DN như: (1) Môi trường không ổn định; (2) Cơ cấu tổ chức; (3) Công nghệ sản xuất tiên tiến; (4) Tổng quản lý chất lượng và đúng số lượng, đúng sản phẩm, đúng nơi và đúng thời điểm sản xuất Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra 2 biến không có sự tác động đến hệ thống KTQT gồm có chiến lược cạnh tranh, cạnh tranh của thị trường Nhóm tác giả Diah Agustina Prihastiwi, Mahfud Sholihin (2018) nghiên cứu về đề tài: “Factors Affecting the Use of Management Accounting Practices in Small and
Medium Enterprises: Evidence from Indonesia” Tạm dịch: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng KTQT ở các DNNVV ở Indonesia Nghiên cứu đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 5 nhân tố ảnh hưởng đến KTQT khi vận dụng tại các DNNVV như:
(1) Tính bất ổn của môi trường; (2) Cạnh tranh trên thị trường; (3) Trình độ nhân viên kế toán; (4) Sự tham gia của chủ sở hữu/ người quản lý; (5) Quy mô DN Các biến được lựa chọn dựa trên việc phân tích và tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan Kết quả cho thấy: (3) Trình độ của nhân viên kế toán; (4) Mức độ tham gia của chủ sở hữu/người quản lý và (5) Quy mô DN ảnh hưởng đáng kể đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Indonesia Các biến: (1) Môi trường không ổn định; (2) Cạnh tranh thị trường không có tác động tích cực đến việc vận dụng KTQT trong DN.
Các nghiên cứu trong nước
Tác giả Đào Khánh Trí (2015) với đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT cho các DNNVV tại TP HCM ” Tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm 5 nhân tố ảnh hưởng như sau: (1) Trình độ của kế toán viên; (2)
Sự hỗ trợ của chủ DN; (3) Chi phí áp dụng hệ thống KTQT trong DN; (4) Áp lực cạnh tranh trên thị trường; (5) Áp dụng CNTT trong quản trị DN Tác giả thực hiện phương pháp hồi quy binary logistic, kết quả thu được cho thấy có 3 yếu tố là có nghĩa thống kê: (1) Trình độ của nhân viên kế toán; (2) Sự quan tâm của chủ DN đến KTQT và (3) Chi phí tổ chức hệ thống KTQT Hai nhân tố còn lại là áp lực cạnh tranh và áp dụng CNTT không có sự tác động tích cực đến việc vận dụng KTQT trong DN
Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất xây dựng một hệ thống thông tin kế toán sử dụng tích hợp KTTC và KTQT nhằm giảm chi phí cho việc vận dụng KTQT trong DNNVV tại địa bàn TP.HCM Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu là các
DN có hoạt động sản xuất không quá phức tạp nên mức độ vận dụng KTQT chưa cao, gây ảnh hưởng đến kết quả khi chưa đánh giá được một cách tổng quát
Tác giả Trần Ngọc Hùng (2016) với đề tài nghiên cứu: “ Các nhân tố tác động đến viê ̣c vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Viê ̣t Nam” Bằng các phương pháp nghiên cứu như nghiên cứu định tính (hỏi ý kiến giới chuyên môn, ) và nghiên cứu định lượng (chi binh phương, phân tích nhân tố khám phá, kiểm định nhiều biến độc lập, phân tích hồi quy đa biến,…) với 8 nhân tố được tác giả đề xuất trong mô hình nghiên cứu bao gồm: (1) Quy mô DN; (2) Chi phí thực hiện KTQT; (3) Văn hóa DN;
(4) Trình độ nhân viên kế toán; (5) Chiến lược kinh doanh của DN; (6) Tỷ lệ sở hữu của nhà nước trong DN; (7) Cường độ cạnh tranh trên thị trường; (8) Nhận thức về KTQT của chủ DN hoặc quản lý Kết quả nghiên cứu sau khi phân tích và kiểm định cho thấy có 7 biến gồm: (1) Quy mô DN; (2) Chi phí cho việc tổ chức KTQT; (3) Văn hóa của DN; (5) Chiến lược kinh doanh; (6) Mứ c độ sở hữu của Nhà nước; (7)
Mứ c độ cạnh tranh; (8) Nhận thức về KTQT của chủ DN hoặc quản lý là có ảnh hưởng tích cực đến viê ̣c vâ ̣n dụng KTQT trong các DNNVV Riêng nhân tố (4) trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán lại không có tác động tích cực đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Viê ̣t Nam
Tác giả cũng đã đề xuất mội số kiến nghị như các cơ quan nhà nước nên định hướng đào tạo, hỗ trợ thực hành KTQT cho DN thông qua các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp Với bản thân các DN để vận dụng KTQT hoàn thiện hơn thì nên chủ động trao dồi các kiến thức về KTQT Từ đó, các thông tin KTQT cung cấp sẽ giúp ích cho việc hoạch định các chiến lược kinh doanh một cách tốt nhất, quản trị rủi ro chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có hạn chế khi 7 nhân tố đại diện trong kết quả nghiên cứu chỉ chiếm 34.8% biến quan sát (chiếm tỷ lệ khá nhỏ) nên vẫn còn đến 65.2% các nhân tố khác có ảnh hưởng nhưng vẫn chưa được phát hiện
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Vũ (2017) với đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong các DNNVV thuộc lĩnh vực phi tài chính ở TP.HCM” Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng để tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT trong DNNVV thuộc lĩnh vực phi tài chính Cùng với những cơ sở lý thuyết và thực trạng đã được kiểm chứng, nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý mà không phải tốn thêm nhiều chi phí tác giả đưa ra các giải pháp xoay quanh vấn đề là làm sao để giúp các DNVVN tại địa bàn TP HCM có thể vận dụng được KTQT vào DN của mình dựa trên việc xây dựng một hệ thống thông tin tích hợp giữa KTTC và KTQT Nghiên cứu kế thừa mô hình của Kamilah Ahmad (2012), tiến hành kiểm định 5 nhân tố: (1) Quy mô DN;
(2) Cường độ cạnh tranh trên thị trường; (3) Cam kết của chủ sở hữu, nhà quản lý DN; (4) Ứng dụng tiến bộ công nghệ và (5) Năng lực của kế toán viên
Kết quả cho thấy, có 4 nhân tố ảnh hưởng đến KTQT khi áp dụng trong DN với các mức độ giảm dần, bao gồm: (1) Quy mô DN; (5) Năng lực của kế toán viên; (2) Cường độ cạnh tranh; (4) Áp dụng tiến bộ công nghệ Tuy nhiên, một số hạn chế tồn tại trong nghiên cứu chẳng hạn như vẫn còn nhiều nhân tố khác cũng có ý nghĩa giải thích nhưng chưa được xem xét trong mô hình nghiên cứu Mẫu nghiên cứu được lựa chọn trong lĩnh vực phi tài chính nhưng kết luận được suy rộng cho tổng thể.
Nghiên cứu của tác giả Võ Thị Hồng Nhung (2018) với đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong các DN thuộc lĩnh vực Thương mại điện tử và Home Shopping tại TP.HCM ” Tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu ban đầu gồm
7 biến quan sát: (1) Quy mô DN, (2) Chiến lược canh tranh; (3) Cam kết hiểu biết của chủ sở hữu, người điều hành của DN; (4) Chi phí tổ chức công tác KTQT trong DN; (5) Văn hóa DN; (6) Trình độ nhân viên kế toán; (7) CNTT Kết quả nghiên cứu sau khi tiến hành nghiên cứu định lượng cho thấy 05 biến: (1) Quy mô DN; (3) Cam kết hiểu biết của chủ sở hữu, người điều hành của DN; (4) Chi phí tổ chức công tác KTQT trong DN; (5) Văn hóa DN và (7) CNTT là có sự ảnh hưởng cùng chiều đến việc áp dụng KTQT, còn lại 2 nhân tố chiến lược cạnh tranh và trình độ nhân viên kế toán là không có sự ảnh hưởng Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng cho có hạn chế khi số lượng mẫu khảo sát chiếm tỷ lệ nhỏ, các biến nghiên cứu chỉ giải thích được 66.1% sự thay đổi của khả năng áp dụng KTQT trong DN, còn lại là do có sự sai số ngẫu nhiên hoặc do sự ảnh hưởng của các nhân tố khác ngoài mô hình nghiên cứu
Tác giả Ngô Thị Tú Khuyên (2019) với đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTQT trong các DN sản xuất vừa và nhỏ ở TP.HCM” Với phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được sử dụng (gồm nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng) tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu với các nhân tố tác động Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến quan sát với mức độ ảnh hưởng giảm dần theo thứ tự, gồm: (1) Cam kết của chủ sở hữu; (2) Cường độ cạnh tranh trên thị trường;
(3) Ứng dụng tiến bộ công nghệ; (4) Quy mô DN; (5) Năng lực của các kế toán viên Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn nên thể không đảm bảo được tính đại diện cho đối tượng nghiên cứu; ngoài hạn chế về việc lựa chọn các nhân tố, còn có nhiều nhân tố khác có ảnh hưởng vẫn chưa được xem xét
Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu liên quan
Qua việc khái quát một số nghiên cứu ngoài nước và trong nước có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng khi vận dụng KTQT trong DN Kết quả của các nghiên cứu cho thấy có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến KTQT khi được vận dụng, từ những kết quả này đã mang lại nhiều gợi ý tích cực cho các nhà quản lý DN nếu muốn vận dụng vào trong hoạt động Nhưng đối mỗi nhân tố khác nhau thì lại có những mức độ ảnh hưởng khác nhau khi chúng được tiến hành vận dụng tại mỗi nền kinh tế khác nhau, tại mỗi DN khác nhau, mỗi quốc gia khác nhau, thời điểm vận dụng cũng khác nhau
Từ những kết quả nghiên cứu trên, một số các nhân tố có ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT được tác giả đã tiến hành tổng hợp như sau:
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp kết quả các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan STT Tác giả, năm Các nhân tố nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
(1) Ảnh hưởng của chính phủ
(3) Ảnh hưởng nhà đầu tư NN
(4) Năng lực của nhà quản lý
(5) Năng lực của kế toán viên
(3) Ảnh hưởng nhà đầu tư NN
(4) Năng lực nhà quản lý
(5) Năng lực kế toán viên
(4) Năng lực của nhà quản lý
(3) Cam kết của nhà quản lý
(4) Ứng dụng tiến bộ công nghệ
(5) Năng lực của kế toán viên
(3) Cam kết của nhà quản lý
(4) Ứng dụng tiến bộ công nghệ
3 Sudhashini Nair và Yee Soon Nian
(2) Công nghệ sản xuất tiên tiến
(4) Trình độ nhân viên kế toán
(2) Công nghệ sản xuất tiên tiến
1) Tổng quản lý chất lượng và đúng nơi, sản phẩm, số lượng và đúng thời điểm sản xuất (JIT)
2) Môi trường không ổn định
(4) Công nghệ sản xuất tiên tiến
(5) Cạnh tranh của thị trường
1) Môi trường không ổn định
(2) Công nghệ sản xuất tiên tiến
(3) Tổng quản lý chất lượng và đúng nơi, sản phẩm, số lượng và đúng thời điểm sản xuất (JIT)
(1) Tính bất ổn từ môi trường
(2) Cạnh tranh trên thị trường
(3) Trình độ nhân viên kế toán
(4) Tham gia của chủ sở hữu
(3) Trình độ chuyên môn của nhân viên KTQT
(4) Mức độ tham gia của chủ sở hữu/người quản lý
(1) Trình độ của kế toán viên
(2) Sự hỗ trợ của chủ DN
(3) Chi phí tổ chức KTQT
(1) Trình độ của kế toán viên
(2) Sự quan tâm đến KTQT của chủ DN
(3) Chi phí tổ chức KTQT
(2) Chi phí tổ chứ c KTQT
(4) Trình độ nhân viên kế toán
(2) Chi phí tổ chứ c KTQT
(6) Tỷ lệ sở hữu của nhà nước
(6) Tỷ lệ sở hữu của nhà nước
(3) Cam kết của nhà quản lý
(4) Áp dụng tiến bộ công nghệ
(5) Năng lực của kế toán viên
(4) Áp dụng tiến bộ công nghệ
(5) Năng lực của kế toán viên
(3) Cam kết, hiểu biết của người điều hành/chủ sở hữu DN
(4) Chi phí tổ chức KTQT
(6) Trình độ nhân viên kế toán
(3) Cam kết, hiểu biết của người điều hành/chủ sở hữu DN
(4) Chi phí tổ chức KTQT
(1) Cam kết của chủ sở hữu
(3) Ứng dụng tiến bộ công nghệ
(5) Năng lực của kế toán viên
(6) Chi phí tổ chức KTQT
(1) Cam kết của chủ sở hữu
(3) Ứng dụng tiến bộ công nghệ
(5) Năng lực của kế toán viên
(1) Nhận thức về KTQT của nhà quản lý DN
(2) Trình độ nhân viên kế toán
(1) Nhận thức về KTQT của nhà quản lý DN
(2) Trình độ nhân viên kế toán
( 1) Thái độ của nhà quản trị
(3) Các yếu tố thuộc về DN
(5) Các yếu tố bên ngoài DN
(7) Cảm nhận dễ áp dụng
(8) Áp dụng KTQT hiện đại
(1) Thái độ của nhà quản trị
(3) Các yếu tố thuộc về DN
(5) Các yếu tố bên ngoài DN
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Các nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu từ Việt Nam và trên thế giới nghiên cứu về vận dụng KTQT vào điều hành DN Qua đó, có thể thấy được nhu cầu ngày càng đa dạng của các DN đã dẫn đến tiến trình và định hướng ứng dụng KTQT thay đổi tích cực từ việc vận dụng KTQT bằng những công cụ truyền thống cũng như hiện đại đã được minh chứng thông qua những nghiên cứu trước đây Sự thay đổi đó xuất phát từ nhu cầu toàn cầu hóa, ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý, sự phát triển kinh tế tri thức, nhu cầu người tiêu dùng hay sự thay đổi của cấu trúc DN Có thể thấy: Với các nghiên cứu nước ngoài bằng các phương pháp khác nhau như nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng hay nghiên cứu hỗn hợp cũng đã góp phần giúp cho các cơ sở lý thuyết liên quan đến KTQT được hệ thống hơn, các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT được xác định rộng hơn Đồng thời các nghiên cứu này cũng là căn cứ, là tài liệu để tham khảo quan trọng cho các nghiên cứu sau này liên quan đến đề tài vận dụng KTQT Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu của các nghiên cứu này được thực hiện ở những nền kinh tế khác nhau trên thế giới, ở những khoảng thời gian nghiên cứu khác nhau, không gian nghiên cứu khác nhau và đối tượng nghiên cứu cũng khác nhau Theo lý thuyết dự phòng thì luôn có sự thay đổi và chuyển biến hay theo nghiên cứu của Otley (1980) thì không có thực hành kế toán chuẩn duy nhất nào có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức, mỗi tổ chức sẽ có các thực hành KTQT riêng phù hợp nhất với điều kiện thực tế của mình Cho nên sẽ có sự thay đổi đối với các nhân tố ảnh hưởng đến KTQT khi được vận dụng tại DN, dẫn đến kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây vào thời điểm hiện tại có thể không còn phù hợp nữa Hơn nữa, trong các đề tài nghiên cứu nước ngoài khi tiến hành thực hiện thu được các kết quả cho thấy có nhiều mâu thuẫn với nhau, có nghĩa là các nhân tố được xác định có sự ảnh hưởng đến KTQT ở đề tài nghiên cứu này nhưng ở đề tài nghiên cứu khác lại bị loại bỏ Do đó, không thể vận dụng các kết quả nghiên cứu một cách rập khuôn, máy móc vào điều kiện tại các CTXL Việt Nam mà không cần nghiên cứu lại Với Việt Nam từ những công trình nghiên cứu thực nghiệm khi vận dụng KTQT vào DN đã xác định được mức độ ảnh hưởng cụ thể của các nhân tố bên trong và bên ngoài DN Tuy nhiên, ở mỗi đề tài nghiên cứu lại lựa chọn ra một tổ hợp các nhân tố ảnh hưởng khác nhau dẫn đến có sự khác nhau trong việc vận dụng KTQT vào DN Đồng thời các nghiên cứu này cũng đã khẳng định là không thể vận dụng một cách rập khuôn, máy móc từ những mô hình nghiên cứu trước, mà phải vận dụng, biến đổi sao cho phù hợp với những đặc thù của các đối tượng nghiên cứu Ngoài ra, có nhiều tác giả thực hiện các nghiên cứu trong các DN thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng chưa có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực xây lắp, trong khi ngành này lại đang rất phát triển, rất cần những thông tin từ hệ thống KTQT để phục vụ cho việc quản lý Không ít DN vẫn lúng túng trong việc xây dựng tổ chức mô hình KTQT khoa học, linh hoạt, hiệu quả dẫn đến làm ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng của các quyết định quản trị, làm cho khả cạnh tranh nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các
DN khi tham gia vào thị trường xây dựng quốc tế bị hạn chế
Do đó, việc tác giả tiến hành nghiên cứu về hệ thống KTQT khi được vận dụng vào các CTXL khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ chịu sự ảnh hưởng của những nhân tố nào, mức độ tác động ảnh hưởng của các nhân tố đó ra sao là thật sự cần thiết và cấp bách, nhằm mục đích hỗ trợ cho các CTXL có thể nhận diện được mô hình phù hợp và có hướng quản trị đúng đắn để có thể ứng dụng hệ thống KTQT vào DN một cách có hiệu quả và ít tốn kém, đây cũng chính là “khoảng trống” mà tác giả sẽ nghiên cứu trong luận văn này
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Ở chương này, liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả đã trình bày tổng quan được một số các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước Từ những kết quả nghiên cứu này tác giả nhận thấy, tại những khu vực có vị trí địa lý và đối tượng nghiên cứu khác nhau thì sẽ có những công trình nghiên cứu khác nhau được thực hiện Việc dựa trên những cơ sở lý thuyết ngẫu nhiên và những lý thuyết nền làm cở sở để lựa chọn ra những nhân tố ảnh hưởng khi vận dụng KTQT vào DN cũng khác nhau Do đó, các kết quả của những nghiên cứu trước đây không thể vận dụng một cách máy móc, rập khuôn cho mọi DN trong những điều kiện khác nhau Đây cũng là vấn đề nghiên cứu làm cơ sở cho tính cấp thiết của đề tài mà tác giả thực hiện.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT …
Khái quát chung về công ty xây lắp và sản phẩm xây lắp
CTXL thường được gọi là nhà thầu, đây là các DN thuộc thành phần kinh tế được thành lập theo các quy định hiện hành của pháp luật, các ngành nghề trong giấy phép kinh doanh có đăng ký các lĩnh vực như xây dựng, xây dựng cơ bản, thi công xây lắp Tuỳ thuộc vào trình độ và quy mô tổ chức cũng như yêu cầu quản lý mà các CTXL hiện nay thường tổ chức quản lý theo các mô hình như: công ty hợp danh, TNHH, tư nhân hay cổ phần; Tổng CTXL như tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ - công ty con và tập đoàn như các tập đoàn xây lắp nước ngoài, tập đoàn Nhà nước
Các bộ phận kế toán theo phần hành
Bộ phận kế toán chi phí và giá thành
Bộ phận tổng hợp KTTC
Các CTXL theo các mô hình tổ chức này thực hiện các hoạt động sản xuất vật chất công nghiệp độc lập hay tái sản xuất mở rộng tài sản nhằm tạo nên cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật cho xã hội Hoạt động thi công của các CTXL được hiểu một cách cơ bản là những công việc thuộc quá trình xây lắp thiết bị và xây dựng theo các hạng mục công trình theo phương thức đấu thầu, giao nhận thầu từ các chủ đầu tư Các hoạt động thi công của các CTXL phải trải qua nhiều giai đoạn như tiến hành đấu thầu, ký kết hợp đồng; Tổ chức thi công như dự toán thiết kế, thi công các hạng mục theo thiết kế, nghiệm thu bàn giao và bảo hành; Kết thúc đưa vào sử dụng
Trong những năm qua, lĩnh vực xây lắp có những bước tiến tích cực trong cả lĩnh vực vật liệu xây dựng, kiến trúc, quy hoạch xây dựng và xây dựng công trình đáp ứng các nhu cầu về xây dựng các công trình có quy mô lớn ngày càng tốt hơn, đòi hỏi chất lượng cao với công nghệ hiện đại trong và ngoài nước Các CTXL đã chủ động, nhạy bén, tiếp cận tốt với thị trường, ít phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước Thực tế trong những năm qua ghi nhận các CTXL đã có những thay đổi căn bản về lượng và chất Từ chỗ là các công ty làm thuê, các đội khoán thi công các dự án, các công trình nhỏ lẻ đã vươn tầm trở thành các tổng nhà thầu, chủ đầu tư cho các dự án, công trình quan trọng có quy mô lớn, kỹ thuật thi công phức tạp, các công trình mang tầm cỡ quốc gia như dự án Thủy điện Sơn La, Trung tâm hội nghị quốc gia, Nhà Quốc hội… Ngoài ra, các CTXL khi tiến hành tổ chức hoạt động sản xuất thi công cho các gói thầu, các hạng mục công trình phải cần thuê mướn và sử dụng nhiều cán bộ công nhân viên, người lao động trong một thời gian tương đối dài Đây là một dấu hiệu rất tốt, mang tính tích cực đối với các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và đặc biệt là người lao động tại nơi có các công trình, dự án đang hoạt động Qua đó, góp phần tích cực giảm bớt nạn thất nghiệp, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động Theo các thống kê trong năm 2019, nhu cầu sử dụng lao động thời vụ của các loại hình DN này ổn định ở mức 55,3%, còn lại là các lao động thường xuyên
SPXL là các hạng mục công trình dân dụng, cầu đường, giao thông thủy lợi, nhà xưởng, xí nghiệp…và được cố định tại nơi sản xuất Các sản phẩm này có kết cấu phức tạp, quy mô và giá trị lớn, thời gian thi công rất dài và có tính chất đơn lẻ vì không sản phẩm nào giống nhau khi hoàn thành nên các TSCĐ sẽ được sử dụng tại chỗ và không thể nhập kho Các SPXL này sau khi hoàn thành và bàn giao sẽ được sử dụng lâu dài và rất khó thay đổi, do đó đối với các tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật của SPXL phải được thiết kế đầy đủ về kiến trúc, mỹ thuật, hình thức và địa điểm thi công xây dựng…cũng như các tính toán hiệu quả về kinh tế, mức độ cần thiết và tầm quan trọng của từng hạng mục công trình trước khi tiến hành các hoạt động sản xuất thi công theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được duyệt
Một số đặc điểm của CTXL ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT
2.3.1 Đặc điểm của CTXL về tổ chức quản lý
Các CTXL chủ yếu thực hiện các hợp đồng sau khi trúng thầu hoặc chỉ định thầu Trong hợp đồng được ký kết, sẽ có quy định về giá trị hợp đồng, tiến độ thực hiện, chất lượng kỹ thuật công trình và điều khoản thanh toán Quá trình từ thi công cho đến hoàn thiện và bàn giao cho chủ đầu tư được xem như là quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Doanh thu sẽ được kiểm soát và ghi nhận thông qua giá trị công trình hay hạng mục công trình Mặt khác, dựa vào tiến độ thực hiện và chất lượng kỹ thuật được quy định chi tiết trong hợp đồng để lên kế hoạch về chi phí một cách tương đối chính xác làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện
Qua thực tế tại các CTXL khảo sát cho thấy, do hoạt động xây lắp trải rộng khắp nơi nên tổ chức quản lý sẽ được tổ chức bám sát nơi sản xuất với các đội theo từng công trình hoặc hạng mục công trình Việc quản lý các đội thi công thường là các ban chỉ huy công trường đóng trụ sở cố định theo yêu cầu của DN Quá trình thi công rất phức tạp, một công trình có thể có rất nhiều hạng mục khác nhau, tính chất công việc trong quá trình công việc cũng khác nhau, nên các CTXL thường quản lý theo hình thức khoán là chủ yếu Khi hình thức giao khoán được áp dụng, trách nhiệm của người lao động sẽ gắn liền với lợi ích của họ, do đó họ sẽ chủ động phát huy được sự sáng tạo và tinh thần trách nhiệm trong quá trình thi công, nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu chi phí Hoạt động xây lắp đòi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn về nguồn vốn để mua sắm máy móc, xe cơ giới, nhiên liệu, thiết bị, công cụ vật tư phục vụ quá trình thi công Vốn trong các CTXL được huy động chủ yếu từ các nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, huy động từ thị trường chứng khoán Trong cơ cấutổng nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao do phải mua sắm tài sản lớn Bên cạnh đó, để ra quyết định dài hạn như đầu tư mua sắm TSCĐ, mở rộng sản xuất kinh doanh, nhà quản lý cần phải có những thông tin quản trị về các phương án lựa chọn Như vậy, để phát triển bền vững, các CTXL cần phải có đủ năng lực về tài chính Ở từng thời điểm, các quyết định được đưa ra phải dựa trên thông tin phù hợp trong đó thông tin của KTQT là rất quan trọng và đảm bảo tin cậy.
2.3.2 Đặc điểm của CTXL về hoạt động sản xuất
Thứ nhất, SPXL mang tính chất riêng lẻ: SPXL mang tính đặc thù thể hiện ở các sản phẩm đều khác nhau và được sản xuất tại chính nơi tiêu thụ Chính vì điều đó, với mỗi sản phẩm có các đặc điểm khác nhau sẽ có những cách thức tổ chức thực hiện và quản lý khác nhau Việc tính toán doanh thu, chi phí cũng tùy theo từng hạng mục, từng công trình dẫn đến doanh thu, chi phí mỗi sản phẩm cũng khác nhau Do đó, để quản lý các sản phẩm hiệu quả đòi hỏi nhà quản trị bộ phận - mà ở đây là Chỉ huy trưởng và Giám đốc dự án, cần KTQT để phân tích các yếu tố nội tại như chi phí, khối lượng công việc và lợi nhuận dự kiến của công trình đang quản lý để đưa ra những quyết định phù hợp tại mỗi thời điểm khác nhau nhằm đảm bảo tiến độ dự án và tỷ suất lợi nhuận đã cam kết với công ty
Thứ hai, SPXL thường có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn, tổ chức hoạt động thi công với nhiều thời gian, sử dụng SPXL tương đối dài và có bảo hành: Với giá trị rất lớn các công trình xây lắp thường có thời gian thi công kéo dài qua nhiều năm Trong khoảng thời gian đó, quá trình thi công dù chưa tạo ra sản phẩm nhưng lại phát sinh nhiều chi phí vật liệu và nhân công Hơn nữa, khi công trình hoàn thành vẫn sẽ phát sinh những khoản chi phí như bảo hành, sửa chữa thiết kế lại Do đó khi lên kế hoạch về chi phí, các khoản chi phí dự kiến phát sinh nên cần tính toán đầy đủ để đảm bảo cho việc sử dụng nguồn vốn tiết kiệm và hiệu quả cao Mặc khác, do thời gian thi công dài dẫn đến việc tính toán các kỳ giá thành cũng không được xác định rõ ràng hàng tháng, mà thường được xác định dựa vào thời điểm nghiệm thu giai đoạn theo từng hạng mục công trình Đồng thời, việc tính chính xác sản phẩm dở dang cũng rất khó thực hiện Từ nhiều đặc thù nêu trên, khi lập dự toán cho các hạng mục công trình hay toàn bộ các dự án, công trình là cực kỳ quan trọng, thể hiện qua việc lập BCTC đầu công trường Lập dự toán giúp cho Ban chỉ huy công trường xác lập được kế hoạch các hoạt động khi bắt đầu khởi công công trường cho đến khi công trường hoàn thành Bao gồm lập kế hoạch cho chi phí bảo trì, bảo hành, nguyên vật liệu, các chỉ tiêu tài chính, doanh thu Do đó, vận dụng KTQT sẽ giúp cho quá trình lập dự toán sử dụng và phân bổ các nguồn lực đạt hiệu quả, đặc biệt là đối với các dự án lớn, có thời gian thi công kéo dài
Thứ ba, sản phẩm được sử dụng tại chỗ còn địa điểm xây dựng luôn thay đổi theo địa bàn thi công: Địa bàn thi công thường xuyên thay đổi, khi công trình hoàn thành đồng nghĩa với việc máy móc thiết bị, nhân công, nguyên vật liệu,… sẽ được chuyển đến công trình khác hay về kho công ty Với đặc điểm này, CTXL cần cân nhắc giữa các phương án như thuê ngoài thi công hay tổ chức đội thi công trực thuộc công ty, thuê ngoài máy móc thiết bị hay mua mới Điều này đồng nghĩa với việc cần chọn các phương án kinh doanh với thông tin thích hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận Liệu việc thuê máy móc thiết bị có hiệu quả hơn so với việc mua mới? Liệu thuê ngoài thi công hay tự tổ chức đội thi công trực thuộc công ty sẽ có hiệu quả cao hơn? Trong những tình huống này, nhà quản trị để có thể tổng hợp, phân tích và ra quyết định thì cần có những thông tin kịp thời, đầy đủ từ tất cả các phòng ban, các bộ phận, các BQL dự án cung cấp và trong đó thông tin từ KTQT là rất trọng yếu và đáng tin cậy Thứ tư, sản xuất được hình thành chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết thường diễn ra ngoài trời do đó việc thi công xây lắp ở một mức độ nào đó mang tính chất thời vụ: Hầu hết các công trình đều thi công ở ngoài trời Nên thời tiết có tác động mạnh đến chất lượng công trình cũng như tiến độ thi công
Vì vậy, tùy thuộc vào điều kiện địa lý, khí hậu của từng công trường mà cần lên kế hoạch về chi phí công trường một cách hợp lý để đảm bảo việc thi công đáp ứng được chất lượng và tiến độ của chủ đầu tư, đòi hỏi ban Giám đốc dự án cần có kế hoạch kỹ lưỡng từ việc lập dự toán, cũng như lường trước những rủi ro có thể xảy ra để không bị động và kịp thời có biện pháp xử lý nên thông tin của KTQT là rất cần thiết
2.3.3 Tác động của đặc điểm ngành xây lắp đến công tác KTQT
Từ các đặc điểm của ngành xây lắp về tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất… dẫn đến có sự ảnh hưởng đáng kể đến quá trình vận dụng KTQT tại các CTXL như sau: + Hoạt động sản xuất thi công xây lắp trải rộng khắp nơi qua nhiều giai đoạn và thời gian thi công thường kéo dài nhiều năm Do đó, tuỳ theo trình độ và quy mô hoạt động của các CTXL từ các công ty làm thuê, các đội khoán nhỏ lẻ đến các tổng thầu, chủ đầu tư quy mô lớn ( như Tổng công ty, công ty con và các đơn vị thành viên, ) cùng với việc thuê mướn nhiều lao động nên việc tổ chức quản lý của các CTXL phải linh hoạt, bám sát theo nơi sản xuất với từng đội và quản lý theo hình thức khoán Điều này gây ảnh hưởng đến nhân tố quy mô công ty (như thuê nhiều lao động, thi công nhiều năm) hay sự phân quyền trong quản lý (như quyền lập dự toán, tuyển dụng thêm sa thải bớt lao động tại dự án BQL đang phụ trách ) nên có sự tác động đáng kể đến việc vận dụng những nội dung hay các kỹ thuật của KTQT vào DN + Hoạt động thi công xây lắp cần có sự đầu tư lớn về vốn để mua sắm các máy móc, xe cơ giới, nhiên liệu, thiết bị, công cụ phục vụ cho thi công nói chung cũng như chi phí đầu tư cho hệ thống KTQT để đáp ứng các nhu cầu về thông tin phục vụ công tác quản lý và điều hành cho các chủ đầu tư, cũng như nhà thầu thi công Từ nhiều thông tin khác nhau, trong đó có thông tin từ KTQT, các CTXL sẽ cân nhắc kỹ vốn, máy móc, thiết bị và lao động, phải quản lý chặt chẽ quy trình thổ chức thi công ở từng giai đoạn đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, đảm bảo chất lượng công trình Điều này ảnh hưởng đến nhân tố chi phí cho việc tổ chức KTQT hay sự hiểu biết và cam kết của người điều hành DN khi đánh giá về lợi ích của KTQT mang lại so với chi phí đầu tư bỏ ra Đặc điểm về nguồn vốn lớn cũng có tác động nhân tố quy mô của các CTXL qua đó có sự tác động tích dực đến việc vận dụng KTQT vào trong DN + Sản phẩm của các CTXL được cố định tại nơi sản xuất thi công và không thể nhập kho Các sản phẩm này mang tính đơn chiếc, giá trị lớn, thời gian thi công dài và hoạt động chủ yếu ngoài trời Cho nên công tác ghi nhận chi phí, doanh thu và tính giá thành xây lắp khá phức tạp, công tác kế toán tài sản vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên Vì vậy, kế toán viên phải có năng lực, khả năng sử dụng các kỹ thuật phương pháp liên quan đến chuyên môn để thực hiện tốt các nghiệp vụ tại các đơn vị xây lắp Phần mềm phục vụ công tác kế toán cũng cần có những đặc điểm, tính năng riêng biệt khác với các loại hình DN khác để quản lý liên quan đến chi phí thi công, giá thành xây lắp, công nợ, lãi lỗ… theo từng hạng mục công trình, từng hợp đồng thi công, đấu thầu Điều này ảnh hưởng đáng kể đến nhân tố trình độ của kế toán viên hay mức độ ứng dụng CNTT (với sự ra đời ngày càng nhiều của các phần cứng, chương trình phần mềm kế toán, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đa dạng) dẫn đến có sự tác động đáng kể đến việc vận dụng KTQT vào trong DN
+ Sản phẩm của các CTXL có thời gian sử dụng tương đối dài, theo quy định các nhà thầu thi công phải chịu trách nhiệm bảo hành công trình Nên mọi sai lầm trong quá trình thi công thường khó sửa chữa phải phá đi làm lại Các sai lầm trong xây lắp vừa gây lãng phí, vừa để lại hậu quả có khi rất nghiêm trọng, lâu dài và khó khắc phục
Do đặc điểm này mà trong quá trình thi công xây lắp việc thường xuyên kiểm soát giám sát, chi phí, chất lượng công trình để tạo ra các sản phẩm tốt, tiết kiệm chi phí, giá thành thi công hợp lý, chất lượng sản phẩm thi công đáp ứng yêu cầu thiết kế kỹ thuật sẽ tạo nên thương hiệu cũng như danh tiếng cho đơn vị thi công, góp phần nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường Điều này ảnh hưởng đáng kể đến nhân tố áp lực cạnh tranh, qua đó có sự tác động tích cực đến việc vận dụng KTQT vào trong DN.
Lý thuyết nền liên quan đến nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
Kể từ khi chỉ là mầm mống của lịch sử phát triển ngành kế toán nói chung, hay đối với KTQT nói riêng, đến ngày nay, đã không còn quá xa lạ đối với DN trên toàn lãnh thổ Việt Nam Với lịch sử lâu đời, KTQT thu hút rất nhiều những nhà nghiên cứu chuyên và không chuyên, cho ra đời những công trình nghiên cứu lỗi lạc vẫn còn được áp dụng còn rất hiệu quả cho đến nay Từ đó, có thể tìm thấy dễ dàng những đề tài nghiên cứu về tính ứng dụng của KTQT vào trong thực tiễn, nghiên cứu về chức năng hỗ trợ đội ngũ quản lý trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, hay nghiên cứu về KTQT với vai trò hỗ trợ nhà quản lý trong việc ra quyết định của DN
Những nghiên cứu về KTQT có vai trò như thế nào trong quá trình lập dự toán, tính giá sản phẩm hay nêu các lý thuyết cơ sở để định giá biên cho sản phẩm mới, nghiên cứu về ROI hay phân tích các lợi ích từ khách hàng…không còn xa lạ nữa Song thực tế cho thấy, những đề tài nghiên cứu theo tính ứng dụng này chưa thật sự đi sâu vào việc khai thác các lý thuyết nền tảng để xây dựng nên chủ đề nghiên cứu Với mục tiêu tiên quyết đặt ra là nhằm tăng giá trị DN trên thị trường hiện nay, KTQT là một phần quan trọng không thể thiếu đối với các đội ngũ quản lý, các nhà quản trị tại các DN trong quá trình thực hiện các chức năng của mình KTQT thúc đẩy hiệu quả công tác quản lý và đồng thời hoạt động của KTQT cũng bị thúc đẩy bởi đội ngũ quản lý Chính nhờ vào việc ứng dụng những kỹ thuật của KTQT và môi trường luôn thay đổi dẫn đến các nhân tố như mức độ ứng dụng CNTT, sự phân quyền quản lý cũng tác động không nhỏ lên hoạt động của bộ phận KTQT
Mặc khác, với sự ra đời của một số lý thuyết nền được áp dụng vào trong quá trình nghiên cứu về KTQT có thể kể đến như: Lý thuyết hệ thống thông tin, lý thuyết ủy nhiệm, lý thuyết dự phòng hay lý thuyết quan hệ lợi ích - chi phí Từ các lý thuyết nền này góp phần làm cơ sở giải thích các nhân tố có sự ảnh đến KTQT hay tìm ra những quan điểm khác nhau, đa dạng trong các khía cạnh, đánh giá hiệu quả ứng dụng KTQT vào trong thực tiễn
2.4.1 Lý thuyết dự phòng Để tiến hành xác định một cơ cấu tổ chức cố định cho một tổ chức với một môi trường kinh doanh đa dạng như hiện nay là điều không thể Môi trường luôn có sự thay đổi, nhu cầu thay đổi của khách hàng cũng khiến cho hoạt động kinh doanh luôn có sự chuyển biến, hiệu suất làm việc của tập thể dựa vào hiệu suất của từng cá nhân và nó biến đổi theo bối cảnh môi trường, theo tình hình kinh doanh, theo sự điều hành của quản lý, hay có thể ảnh hưởng bởi quy mô DN, sự đa dạng hoặc tính đặc thù văn hóa DN Lý thuyết được nghiên cứu thể hiện sự phù hợp giữa mối quan hệ cơ cấu tổ chức và sự thay đổi ngữ cảnh được gọi là lý thuyết bất định, lý thuyết ngẫu nhiên hay chính xác hơn với tên gọi là lý thuyết dự phòng
Trong cơ cấu của tổ chức theo lý thuyết dự phòng thì KTQT là một thành phần không thể thiếu Các biến quan sát liên quan đến KTQT có thể kể đến như môi trường, cơ cấu tổ chức văn hóa, chiến lược, công nghệ và quy mô đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới như Otley (1980), Waterhouse và Tiessen (1978) phát hiện ra trong hơn 25 năm qua Sau đó, các nghiên cứu về KTQT tập trung vào các biến như công nghệ, văn hóa và chiến lược (Langfied- Smilth, 2006) Dựa vào lý thuyết dự phòng, KTQT đã có những động thái tích cực nhằm thay đổi, sửa đổi, điều chỉnh tính liên kết giữa những thay đổi về môi trường với mối quan hệ cơ cấu tổ chức Lý thuyết góp phần giải thích cho các nhân tố như: Quy mô công ty; Mức độ của việc ứng dụng CNTT; Áp lực cạnh tranh trên thị trường hay trình độ các kế toán viên là có sự ảnh hưởng đối với việc vận dụng KTQT của các DN
Lý thuyết ủy nhiệm thực hiện nghiên cứu và giải thích mối quan hệ giữa bên được ủy nhiệm (agent) và bên ủy nhiệm (principal), lý thuyết được phát triển từ Jensen và cộng sự (1976) Theo đó, bên ủy nhiệm là chủ sở hữu còn bên được ủy nhiệm là người quản lý trực tiếp điều hành trong DN Khi có sự bất cân xứng trong thông tin giữa chủ sở hữu và nhà quản lý, họ có những lợi ích khác nhau và đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình nên sẽ xảy ra mâu thuẫn Lý thuyết ủy nhiệm cũng nhấn mạnh, để hạn chế cho các bên (được ủy nhiệm và bên ủy nhiệm) về sự phân hóa lợi ích thì cần thực hiện các công việc cụ thể sau: Thứ nhất, để hạn chế cho những hành vi tư lợi, không bình thường của bên đại diện thì nên thiết lập và duy trì hiệu quả cơ chế giám sát (KTQTCP là một trong các giải pháp giám sát hiệu quả, để đánh giá trách nhiệm); Thứ hai, với các nhà đại diện nên thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho họ
Lý thuyết ủy nhiệm góp phần nêu cao tầm quan trọng của cam kết và hiểu biết về KTQT người điều hành DN, việc phân cấp quản lý cũng như trình độ năng lực của kế toán viên Khi chủ sở hữu muốn có cơ sở để đánh giá hiệu quả công việc của người được ủy quyền, họ cần vận dụng hệ thống KTQT để có được những thông tin cần thiết, để đánh giá thành quả, kiểm soát hoạt động, … lúc này việc áp dụng KTQT chắc chắn sẽ được thực hiện
2.4.3 Lý thuyết về hệ thống thông tin
Lý thuyết này bắt đầu từ giữa những năm 1960 với vai trò chính là bàn về các kỹ năng lựa chọn dữ liệu và thông qua các giải pháp kỹ thuật để tiến hành xử lý dữ liệu Theo Maduekwe, C C.(2015), lý thuyết về hệ thống thông tin nghiên cứu về các đối tượng và mục tiêu liên quan đến nguồn thông tin được sử dụng, đòi hỏi quá trình quản trị phải được chuẩn hóa để đạt được chức năng hoạch định và kiểm soát, luôn tìm ra cách thức để ra quyết định hữu hiệu từ các thông tin được cung cấp trong các tác vụ
Lý thuyết về hệ thống thông tin góp phần làm cơ sở để giải thích xác định các nhân tố về nhu cầu thông tin KTQT từ phía các nhà quản lý thông qua việc ứng dụng nhân tố CNTT là có ảnh hưởng đối với việc vận dụng KTQT của DN
2.4.4 Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí
Lý thuyết này cho rằng việc bỏ ra chi phí và lợi ích có được là hai yếu tố quan trọng được sử dụng để hỗ trợ cho việc ra quyết định không thực hiện hay thực hiện một dự án hoặc chính sách Lợi ích mang lại phải được đánh giá và xem xét để đảm bảo có tương xứng với chi phí bỏ ra hay không Lợi ích từ thông tin KTQT mang lại để phục vụ cho các bên có liên quan, các đối tác bên ngoài, các nhà quản trị; còn chi phí từ quá trình thu thập thông tin, xử lý dữ liệu, lên các báo cáo được hiểu là toàn
DN phải gánh chịu, chính vì điều này mà DN luôn phải cân nhấc và xem xét lợi ích mang lại phải đảm bảo nhỉnh hơn so với chi phí phải bỏ ra (Dasgupta, A K., 1972)
Lý thuyết này cũng góp phần xác định và giải thích cho nhân tố chi phí để tổ chức vận hành hệ thống KTQT Đối với các DN có quy mô nhỏ thì việc đầu tư một hệ thống KTQT phức tạp sẽ làm lãng phí đi các nguồn lực mà lợi ích mang lại thì không đủ để bù đắp cho chi phí phải bỏ ra Nhưng với các DN có quy mô lớn thì ngược lại, việc đầu tư một hệ thống KTQT tương thích là điều có thể chấp nhận thực hiện được.
Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT trong DN
Từ việc khái quát một số nội dung của các lý thuyết nền và các công trình nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các DN trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có thể nhận thấy rằng ở từng quốc gia, từng khu vực và từng nền kinh tế khác nhau thì với mỗi nghiên cứu lại tồn tại một số nhân tố ảnh hưởng mang tính phổ biến chung, các nhân tố này không phụ thuộc vào đặc điểm thể chế kinh tế - chính trị hay vị trí địa lý ở từng quốc gia hay từng khu vực lãnh thổ cho nên tác giả sẽ trình bày khái quát một số nội dung của các nhân tố có thể được xem là có ảnh hưởng đối với các DN khi tổ chức vận dụng KTQT như sau:
Thứ nhất, nhân tố quy mô công ty
Nghiên cứu của Kamilah A (2012) cũng đã cho thấy rằng có sự tác động tính cực từ nhân tố quy mô công ty gây ảnh hưởng đến việc các công ty này triển khai vận dụng hệ thống KTQT trong các hoạt động tổ chức kinh doanh tại DN Qua kết quả đạt được của các nghiên cứu trước đây, có thể nói rằng đây là nhân tố chính có sự ảnh hưởng nhiều nhất khi tiến hành vận dụng KTQT vào DN Nếu như một công ty có quy mô lớn, tổ chức nguồn lực mạnh về con người và tài chính cùng với những hoạt động kiểm soát phức tạp hay những hoạt động liên quan đến phát sinh các nghiệp vụ kinh tế cần phải xử lý thông tin nhanh với số lượng lớn sẽ tạo thuận lợi cho sự phổ biến việc vận dụng KTQT dễ dàng và nhanh chóng hơn.Thêm vào đó, một số hoạt động khác như mức độ phân quyền quản lý giữa các cấp, đồng nghiệp hay sự gia tăng số lượng máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất thì cũng nên cần những hệ thống KTQT hiện đại và toàn diện hơn
Thứ hai, nhân tố áp lực cạnh tranh
Kể từ những năm 1980, trong mọi lĩnh vực khi môi trường bên ngoài đã có sự thay đổi đáng kể thì các công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề của nền kinh tế Điều này bao gồm các đối thủ cạnh tranh hoạt động tích cực hơn, khách hàng ngày càng khó tính hơn và sự sẵn có của các công nghệ xử lý thông tin (Hiromoto, 1991; Innes & Mitchell, 1990; Shields, 1997) Hệ thống KTQT là cần thiết cung cấp nguồn thông trọng yếu, đáng tin cậy, nhanh chóng và kịp thời giúp tìm ra phương án phù hợp nhất để sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt cũng như giá thành hợp lý giúp công ty có chỗ đứng trên thị trường Nghiên cứu của Kamilah A (2012) cũng đã cho thấy rằng có sự tác động dương từ áp lực cạnh tranh khi vận dụng KTQT vào các DN
Thứ ba, nhân tố chi phí cho việc tổ chức kế toán quản trị Đối với các nhà quản trị DN thì chi phí thường là mối quan tâm hàng đầu của họ Với các nguồn lực hạn chế thì việc xem xét đến các chi phí bỏ ra trong quá trình tổ chức hoạt động tại đơn vị có thật sự mang lại một khoản lợi nhuận tương xứng cho
DN hay không Trong số các chi phí mà DN bỏ ra, có chi phí liên quan đến việc tổ chức KTQT, đặc biệt là khi DN tổ chức bộ máy KTQT riêng biệt và chi phí cho đầu tư tổ chức KTQT ban đầu quá lớn (Trần Ngọc Hùng, 2016; Đào Khánh Trí, 2015) Các loại chi phí mà nhà quản trị DN phải cần xem xét trước khi tiến hành đầu tư vận dụng nhân tố này như: nguồn nhân lực, chi phí tư vấn, vận hành, các trang thiết bị kỹ thuật liên quan Do đó, nhân tố này nên chú trọng xem xét
Thứ tư, nhân tố cam kết và hiểu biết của người điều hành DN
Việc vận dụng KTQT tại các DN có được chấp nhận và thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào hiểu biết của người điều hành DN Bởi vì, khi người điều hành
DN có sự hiểu biết, sự quan tâm và am hiểu về các vai trò, tác dụng hữu ích của hệ thống KTQT mang lại cho DN Từ đây, họ sẽ đánh giá cao và cam kết cung cấp đầy đủ nguồn lực để thực hiện KTQT, cũng như sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho các hoạt động KTQT diễn ra trong tổ chức, thể hiện mối quan tâm và trách nhiệm đối với hoạt động đã cam kết thực hiện Theo Shields (1995) việc quản lý trong công ty luôn có sự tham gia chặt chẽ của người điều hành nên cam kết của họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận dụng KTQT của DN Như vậy, nhân tố này khi được tiến hành vận dụng KTQT vào trong DN sẽ có sự ảnh hưởng đáng kể
Thứ năm, nhân tố sự phân quyền quản lý
Một chức năng khác cũng không kém phần quan trọng của KTQT khi được vận dụng trong các DN đó là việc đánh giá hiệu quả khi trách nhiệm công việc được giao phó gắn liền với sự phân quyền trong quản lý giữa các cấp quản trị với nhau tại DN (Đoàn Ngọc Phi Anh, 2012) Theo Mojgan và Safa (2012) cho rằng để có cơ hội tập trung vào kế hoạch chiến lược của DN, các nhà quản trị cấp cao sẽ thực hiện giao quyền tự chủ cho các nhà quản trị cấp dưới Việc phân quyền sẽ đem lại trách nhiệm lớn hơn trong việc lập kế hoạch, kiểm soát các hoạt động cũng như quyền truy cập thông tin ở bộ phận của mình quản lý (Chenhall, 1986) Giữa các bộ phận phòng ban trong DN, khi có sự phân quyền hợp lý với nhau sẽ giúp cho việc kiểm soát lẫn nhau được chặt chẽ hơn góp phần đảm bảo được chất lượng các thông tin dữ liệu trong hệ thống kế toán của đơn vị nói chung và thông tin của hệ thống KTQT nói chung
Thứ sáu, nhân tố trình độ của nhân viên kế toán
Theo Laats và Halma (2002); Al-Omiri (2003) và Ismail và King (2007) cho rằng khi vận hành hệ thống KTQT vào DN thì luôn có sự hiện diện của các kế toán viên, những người trực tiếp tham gia với trình độ cao về chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng làm việc, văn hoá giao tiếp ứng xử Trong nghiên cứu của Collis và Jarvis
(2002) và McChlery et al (2004) lại cho rằng trong các DN thì sự phát triển của KTQT nhờ vào kế toán có trình độ Họ trực tiếp tham mưu, tư vấn và cung cấp thông tin KTQT chất lượng đến nhà quản trị Để có thể thực hiện tốt các công việc, đòi hỏi phải có kỹ năng và hiểu biết về kế toán nói chung cũng như công tác KTQT nói riêng nhằm giảm thiểu các sai sót trong việc ghi chép và xử lý thông tin, cũng như giúp cho hệ thống KTQT vận hành một cách suôn sẻ hơn (Nguyễn Ngọc Vũ, 2017) Do đó, cũng nên chú trọng xem xét nhân tố này
Thứ bảy, nhân tố mức độ ứng dụng công nghệ thông tin
Theo Phạm Ngọc Toàn (2010) cho rằng với nhiều lợi ích từ việc ứng dụng CNTT sẽ làm cho bộ máy kế toán được tinh giản hơn cũng như việc bảo mật và lưu trữ dữ liệu dễ dàng Nguyễn Thị Mai Trâm (2018), cho rằng để hỗ trợ cho DN thực hiện các chức năng kế toán hữu hiệu, giảm thiểu thời gian và lao động ghi nhận, xử lý thủ công thông qua ứng dụng CNTT Đồng thời theo Vũ Quốc Thông (2012) việc ứng dụng CNTT vào công tác kế toán của DN mang lại các lợi ích như: Báo cáo kế toán được thiết kế và kết xuất hiệu quả hơn; Hỗ trợ cung cấp kịp thời các thông tin kế toán; Nâng cao tính chính xác cho hệ thống kế toán; Tăng tốc độc xử lý ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh Như vậy, việc vận dụng KTQT tại các DN cũng sẽ có sự ảnh hưởng đáng kể từ mức độ ứng dụng CNTT
Thứ tám, nhân tố văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa DN không chỉ đơn thuần là văn hoá trong giao tiếp hay văn hoá trong kinh doanh, mà nó bao gồm sự tổng hợp của các yếu tố khác như: giá trị, niềm tin và chuẩn mực (Võ Thị Hồng Nhung, 2018) Nghiên cứu của Alper Erserim (2012) kết quả đã cho thấy có các loại hình văn hóa DN như: Văn hóa hỗ trợ (qua lại giữa các đồng nghiệp, các phòng ban, các bộ phận, từ cấp trên với cấp dưới ) hay văn hoá quản lý theo mục tiêu (thể hiện qua sự đồng thuận về mục tiêu chung của toàn thể hay của cá nhân…) tác động tích cực đến việc vận dụng KTQT tại DN Có thể thấy vị trí và vai trò của yếu tố văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi DN Bất kỳ một DN nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa thì DN đó khó có thể đứng vững và tồn tại được, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay
Thứ chín, nhân tố ứng dụng tiến bộ công nghệ
Công nghệ sản xuất tiên tiến được định nghĩa là một công nghệ tiên tiến được sử dụng để cải thiện hiệu suất của một công ty sản xuất (Ahmad, 2012) Đây là là xu hướng tất yếu đối với mọi DN Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phức tạp, đòi hỏi DN cần phải áp dụng những công nghệ mới để đáp ứng các nhu cầu cải tiến sản xuất và bắt kịp thị trường Khi áp dụng càng nhiều công nghệ sản xuất thì hoạt động kiểm soát và đánh giá càng trở nên phức tạp đòi hỏi cần có KTQT được áp dụng để hỗ trợ quá trình hoạt động sản xuất trong việc cung cấp thông tin cho DN Các nghiên cứu trước cho thấy việc áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến sẽ có tác động đồng biến đến áp dụng KTQT trong DN (Nguyễn Ngọc Vũ, 2017; Ngô Thị Tú Khuyên, 2019)
Thứ mười, nhân tố chiến lược kinh doanh
Theo Trần Ngọc Hùng (2016) các DN thường vận dụng hệ thống KTQT nhằm hỗ trợ cho các chiến lược ưu tiên đặc biệt khi có sự thay đổi hay lựa chọn một trong các chiến lược như sản xuất hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu chuyên biệt của khách hàng Chiến lược kinh doanh thường liên quan đến khả năng cạnh tranh và thành công trên thị trường của các DN Dựa trên cơ sở một chiến lược kinh doanh được xác lập, DN sẽ chuyển nó thành hành động, lập ra những kế hoạch tổng quát và cụ thể cho từng bộ phận, cho từng thời kỳ đảm bảo thực hiện những mục tiêu đã đề ra, công tác này được đảm bảo qua việc ứng dụng KTQT trong DN (Trần Lâm Mỹ Ái, 2019)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Ở chương này, tác giả đã tiến hành trình bày được tổng quan về các nội dung có liên quan đến KTQT như lịch sử hình thành và phát triển, các định nghĩa cũng như vai trò của KTQT và nội dung tổ chức KTQT Một số nội dung liên quan đến đối tượng nghiên cứu cũng được tác giả khái quát như CTXL, SPXL và một số đặc điểm của CTXL có ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT vào DN Cuối cùng, tác giả trình bày một số lý thuyết nền có liên quan đến đề tài nghiên cứu cũng như tổng hợp một số nhân tố được xem là có sự ảnh hưởng đến KTQT khi được vận dụng tại các DN.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: tác giả tự xây dựng)
Trình bày tổng quan các cơ sở lý thuyết, kết quả các nghiên cứu trước và các lý thuyết nền Xác định khoảng trống nghiên cứu
Nghiên cứu định tính : Tiến hành thảo luận và lấy ý kiến của các chuyên gia nhằm mục đích:
+ Xây dựng được mô hình nghiên cứu chính thức;
+ Xây dựng được thang đo nghiên cứu chính thức;
+ Xây dựng được nội dung bảng câu hỏi khảo sát
Nghiên cứu định lượng : Tiến hành phân tích và kiểm định mô hình nghiên cứu thông qua SPSS 22.0 với các phương pháp:
+ Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha;
+ Phân tích nhân tố khám phá EFA;
+ Kiểm định mô hình hồi quy
Trình bày các kết quả nghiên cứu và bàn luận
Kết luận và các kiến nghị đề xuất Đề xuất mô hình nghiên cứu và xây dựng thang đo nháp
Xác định vấn đề nghiên cứu
Dựa vào hình 3.1, cho thấy các bước thực hiện của quá trình nghiên cứu như sau:
- Bước 1: Cần tiến hành xác định được cụ thể các mục tiêu của đề tài nghiên cứu như nhận diện các nhân tố ảnh hưởng, đo lường mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng, trình bày các kết quả nghiên cứu đạt được, nhận xét và cho một số kiến nghị
- Bước 2: Tiến hành đặt các câu hỏi nghiên cứu, xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, định hướng nghiên cứu sẽ thực hiện và tìm ra khe hổng nghiên cứu
- Bước 3: Trình bày khái quát một số cơ sở lý thuyết về KTQT, các lý thuyết nền giải thích việc lựa chọn các nhân tố, kết quả các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài
- Bước 4: Đề xuất và xây dựng mô hình nghiên cứu dự kiến, trình bày phương pháp để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu gồm có nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng
- Bước 5: Từ phương pháp nghiên cứu định tính lược khảo một số kết quả các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả đề xuất một số nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT, tiến hành xây dựng thang đo nháp cho các biến quan sát Sau đó, tác giả thảo luận chuyên gia lấy ý kiến để chỉnh sửa thang đo, hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu và tiến hành gửi bảng câu hỏi đến các đối tượng để khảo sát
- Bước 6: Từ các dữ liệu khảo sát thu về sẽ được làm sạch và phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để thống kê mô tả, phân tích, kiểm định độ tin cậy của thang đo, kiểm định mức độ phù hợp của mô hình hồi quy để tìm ra những nhân tố tác động đến mô hình và đo lường mức độ ảnh hưởng theo thứ tự từ cao đến thấp của từng nhân tố nhờ vào phần mềm SPSS 22.0
- Bước 7: Dựa vào các kết quả từ mô hình nghiên cứu, tác giả đưa ra một số nhận xét và kiến nghị, những mặt hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài.
Mô hình nghiên cứu và đề xuất các giả thiết
3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa vào xem xét lược khảo một số kết quả của các nghiên cứu trước và lý thuyết nền để giải thích lựa chọn các nhân tố có ảnh hưởng khi vận dụng KTQT được trình bày ở chương 1 Tác giả đã tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng là các biến độc lập và đề xuất mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu liên quan đến biến phụ thuộc là việc vận dung KTQT ̣ tại các CTXL khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ:
Bảng 3.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT
Nhân tố Tác giả Cơ sở lý thuyết
Junjie Wu và Agyenim Boateng (2010);
Kamilah Ahmad và Shafie Mohamed Zabri (2012); Sudhashini Nair và Yee Soon Nian (2017); Diah Agustina Prihastiwi, Mahfud Sholihin (2018); Trần Ngọc Hùng (2016);
Nguyễn Ngọc Vũ (2017); Võ Thị Hồng Nhung (2018); Ngô Thị Tú Khuyên (2019);
Lý thuyết dự phòng Áp lực cạnh tranh
Kamilah Ahmad và Shafie Mohamed Zabri (2012); Trần Ngọc Hùng (2016); Nguyễn Ngọc Vũ (2017); Ngô Thị Tú Khuyên (2019); Trần Lâm Mỹ Ái (2019)
Chi phí tổ chứ c KTQT Đào Khánh Trí (2015); Trần Ngọc Hùng
Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí
Cam kết và hiểu biết của người điều hành DN
Kamilah Ahmad và Shafie Mohamed Zabri (2012); Diah Agustina Prihastiwi, Mahfud Sholihin (2018); Đào Khánh Trí (2015);
Trần Ngọc Hùng (2016); Võ Thị Hồng Nhung (2018); Ngô Thị Tú Khuyên (2019)
Sự phân quyền quản lý Đoàn Ngọc Phi Anh (2012) Lý thuyết ủy nhiệm
Trình độ nhân viên kế toán
Junjie Wu và Agyenim Boateng (2010);
Diah Agustina Prihastiwi, Mahfud Sholihin (2018); Đào Khánh Trí (2015); Nguyễn Ngọc Vũ (2017); Ngô Thị Tú Khuyên (2019); Trần Lâm Mỹ Ái (2019)
Mức độ ứng dụng CNTT Võ Thị Hồng Nhung (2018) Lý thuyết dự phòng
Văn hóa DN Trần Ngọc Hùng (2016); Võ Thị Hồng
Lý thuyết dự phòng Ứng dụng tiến bộ công nghệ
Kamilah Ahmad và Shafie Mohamed Zabri (2012); Sudhashini Nair và Yee Soon Nian (2017); Nguyễn Ngọc Vũ (2017); Ngô Thị
Chiến lược kinh doanh Trần Ngọc Hùng (2016); Trần Lâm Mỹ Ái
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu và phù hợp với một số đặc điểm của ngành xây lắp, tác giả đã kế thừa các nhân tố ảnh hưởng từ bảng 3.1 sau đó biện luận các nhân tố này để xây dựng mô hình nghiên cứu dự kiến như sau:
Thứ nhất, biến phụ thuộc của mô hình nghiên cứu đó là việc vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ Thứ hai, biến độc lập của mô hình nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ gồm có:
Một là, quy mô công ty
Thực tế cho thấy các hầu hết CTXL có quy mô lớn tại khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ đã vận dụng hệ thống KTQT vào quản lý và điều hành tại đơn vị Còn đối với các CTXL nhỏ và siêu nhỏ thì tỷ lệ vận dụng vẫn còn thấp hoặc nếu có vận dụng thì cũng chỉ xoay quanh các công cụ kỹ thuật truyền thống Tỷ lệ vận dụng KTQT sẽ tăng hơn đối các CTXL vừa và lớn cùng các công cụ kỹ thuật hiện đại, điều này có thể diễn giải theo xu hướng khi các CTXL lớn mạnh về quy mô như mở rộng quy mô thi công của các công trình, gối thầu dự án với mức vốn đầu tư lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công kéo dài sẽ kéo theo số lượng lao động tăng, số lượng phòng ban tại công ty, BQL tại các dự án sẽ tăng lên, lượng vốn đầu tư cho thi công tăng, số năm hoạt động các dự án mới tăng theo do đặc thù kéo dài qua nhiều năm dẫn đến các nhu cầu ngày càng tăng đối với các thông tin định lượng của KTQT cung cấp để có cơ sở đánh giá cũng như công cụ để quản lý kinh tế phù hợp Đây là cơ sở để cho các CTXL có thể mạnh dạn áp dụng hệ thống KTQT vào DN Hệ thống KTQT sẽ giúp tập hợp, phân loại chi phí cũng như phân bổ các chi phí thi công nhằm đo lường và đánh giá hiệu quả của các cấp quản lý trực tiếp ngoài công trường Ngoài ra, các dự án do CTXL lớn nhận thầu thường nằm ở nhiều phân khúc khác nhau, từ phân khúc tầm trung cho đến các căn hộ chưng cư cao cấp hay từ các dự án nghĩ dưỡng, resort đến các trung tâm thương mại, nhà máy Ngược lại đối với các CTXL nhỏ với nguồn lực còn yếu nên chủ yếu chỉ thi công một số công trường tập trung vào một số phân khúc nhất định Việc áp dụng KTQT sẽ giúp các CTXL tại khu vực TP
Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ tìm ra được những phân khúc nào phù hợp nhất vào lợi nhuận của mình Từ những phân tích trên, nhân tố quy mô công ty cần được xem xét trong mô hình nghiên cứu này
Hai là, áp lực cạnh tranh
Trong vòng vài năm trở lại đây, những cái tên như Coteccons, Hòa Bình xuất hiện trên các công trình có giá trị lớn với vai trò là tổng thầu nhiều hơn Các nhà thầu xây lắp cũng mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi nộp hồ sơ tham dự mời làm tổng thầu công trình của các chủ đầu tư lớn Điều này cho thấy các CTXL khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ có đủ năng lực, có thể cạnh tranh ngang ngửa với các nhà thầu trong và ngoài nước Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy về vấn đề áp lực cạnh tranh ngày càng một tăng cao đòi hỏi DN cần học hỏi và phát triển, sử dụng công cụ quản trị hiện đại để tăng sức cạnh tranh Các nhà quản lý tại các CTXL khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ cần có các công cụ trợ giúp để làm căn cứ phân tích, đánh giá được một cách chính xác nhất tình hình tài chính, cơ hội và cả rủi ro trong tương lai Trong đó, KTQT chính là công cụ cung cấp những thông từ cần thiết như: lập kế hoạch, dự toán, thực hiện, kiểm tra và đánh giá Khác với KTTC là thông tin quá khứ, KTQT kế thừa những dữ liệu từ KTTC nhằm phân tích thông tin hiện tại và ước tính tương lai, từ đó cung cấp thông tin cho quá trình lên chiến lược kinh doanh cho DN Qua đó, cần xem xét nhân tố áp lực cạnh tranh trong mô hình nghiên cứu
Ba là, chi phí cho việc tổ chức KTQT
Với đặc điểm là ngành thâm dụng về vốn, các công trình xây lắp thường có giá trị rất lớn và thời gian thi công kéo dài qua nhiều năm Trong khoảng thời gian thi công chưa tạo ra sản phẩm nhưng đã phát sinh chi phí về nhân công, vật liệu, quản lý Việc xây dựng mô hình KTQT nhằm mục đích cung cấp được đầy đủ, tin cậy và kịp thời cho các nhà quản trị trong việc ra quyết định là cần thiết Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng KTQT CTXL cần theo dõi chi phí phát sinh từ quyết định này để có thể so sánh với lợi ích mà nó mang lại, từ đó, làm cơ sở để cải thiện hệ thống KTQT giúp việc vận dụng được hiệu quả hơn Do đó, chi phí cho việc tổ chức KTQT là nhân tố quan trọng được xem xét trong mô hình nghiên cứu
Bốn là, cam kết và hiểu biết của người điều hành DN
Các CTXL khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ có lợi thế về chất lượng SPXL cũng như hiệu quả hoạt động cao hơn cao hơn các khu vực khác Tuy nhiên, hầu hết các CTXL vẫn chưa làm quen hết với KTQT mà chỉ tập trung vào KTTC hơn là nhu cầu quản trị thực tế của DN Từ đó, việc vận dụng KTQT khó thành công hoặc gặp khó khăn nếu chủ các CTXL không biết về lợi ích do việc vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT mang lại Các nhà quản trị trong giai đoạn hiện nay phải cố gắng quản lý và điều hành DN đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững Do đó, các nhà quản trị
DN cần phải tăng cường vận dụng những công cụ kỹ thuật hiện đại trong quá trình quản lý giúp cho việc ra quyết định chính xác và đúng đắn trên cơ sở các dữ liệu được cung cấp đầy đủ, kịp thời từ KTQT Sẽ có sự phát sinh về nhu cầu về KTQT khi người chủ DN có sự hiểu biết về các công cụ kỹ thuật KTQT giúp họ đánh giá cao về tính hữu ích của các công cụ kỹ thuật KTQT và không ngần ngại bỏ chi phí đầu tư vào việc vận dụng KTQT
Năm là, sự phân quyền quản lý
Các CTXL quản lý bởi Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hay Chủ DN tùy theo hình thức thành lập là công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh hay công ty tư nhân Quá trình phân cấp quản lý sẽ liên quan đến việc ủy quyền cho cấp dưới ra quyết định Phân cấp quản lý cho phép các nhà quản trị các cấp tự chủ hơn trong việc lập kế hoạch cũng như kiểm soát hoạt động, đồng thời gắn liền trách nhiệm của mình với các hoạt động đó Cụ thể, các giám đốc công ty sẽ điều hành hoạt động SXKD của công ty Để giúp việc cho giám đốc có các phó giám đốc và các phòng ban chức năng khác nhau Việc tổ chức của các phòng ban chức năng cũng vậy, các công ty thường tổ chức các phòng ban như: Kế hoạch, tổ chức hành chính nhân sự, kỹ thuật thi công, cơ giới, KTTC, dự toán, đầu tư xây dựng, BCH công trình, dự án Tuy nhiên, khi nhà quản trị các cấp được ủy quyền nhiều hơn thì họ cũng chịu nhiều trách nhiệm hơn trong việc hoạch định và kiểm soát hoạt động liên quan Vì thế, nhà quản trị các cấp cần sử dụng nhiều hơn các công cụ quản trị, trong đó có KTQT
Sáu là, trình độ nhân viên kế toán
Vận dụng KTQT vào DN tất nhiên cũng sẽ chịu ảnh bởi nguồn lực nhân sự mà cụ thể là trình độ nhân viên kế toán DN cần có đội ngũ nhân sự có trình độ về chuyên môn nhằm vận dụng KTQT một cách có hiệu quả, nếu trình độ chuyên môn không đáp ứng được yêu cầu sẽ khiến việc vận dụng KTQT sẽ không thể thực hiện được hoặc thực hiện không hiệu quả như mong muốn Tại các CTXL quy mô lớn tại khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ, thường có các phòng ban KTTC chuyên biệt nên thường có xu hướng tuyển dụng những nhân sự có trình độ chuyên môn cao giúp các nhà quản trị thấy được thông tin hữu ích của KTQT và khả năng vận dụng KTQT Tuy nhiên, một số các CTXL quy mô nhỏ, nhân sự kế toán chưa giúp các nhà quản trị thấy được thông tin hữu ích của KTQT và khả năng vận dụng KTQT của kế toán viên còn hạn chế Trình độ nhân viên kế toán được đào tào và tiếp xúc với KTQT còn rất ít (Đào Hữu Linh, 2014) Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng trình độ của nhân viên kế toán sẽ là một nhân tố cần được xem xét đến trong mô hình nghiên cứu
Bảy là, mức độ ứng dụng CNTT
Với hệ thống CNTT không ngừng phát triển thì sức ép đối với việc áp dụng CNTT vào công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các CTXL là điều không thể tránh khỏi Điều này, buộc các DN phải thay đổi và có nhận thức đúng đắn về lợi ích từ ứng dụng, về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng CNTT nói chung, phần mềm KTQT nói riêng trong hoạt động kinh doanh tại đơn vị mình Mặc khác, trên thi ̣trường hiện nay có nhiều DN cung cấp các phần mềm kế toán, phần mềm quản lý, thiết bi ̣hiện đại phục vụ cho công tác kế toán Nên công tác KTQT tại các
DN cũng được thừa hưởng sự tiến bộ khoa học kỹ thuật để mã hóa các đối tượng quản lý, mã hóa tài khoản KTQT, xác định hình thức KTQT áp dụng cho phù hợp Tuy nhiên với nhiều đặc điểm khác biệt so với các ngành nghề khác như: đối tượng xây lắp thường có giá trị lớn, thời gian thi công tương đối dài, phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc Điều này dẫn đến trong các CTXL có thể có những đặc điểm đặc thù về cách thức tổ chức quản lý hệ thống kế toán Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng mức độ ứng dụng CNTT sẽ là một nhân tố cần được xem xét đến trong mô hình nghiên cứu
Các nhân tố còn lại không được đưa vào mô hình vì những lý do sau:
Thứ nhất, đối với văn hóa DN
Những CTXL có quy mô lớn với một cộng đồng người có nhiều điểm khác biệt trên mọi phương diện như quan hệ xã hội, chuyên môn, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa, mức độ nhận thức… đã hình thành nên một không gian làm việc phức tạp và đa dạng, việc soan ̣ thảo một bô ̣văn hóa DN là điều cần thiết vì giúp mọi người nhận thức rõ về các tiêu chuẩn mà DN yêu cầu Bên cạnh đó, xây dựng văn hóa DN cũng giúp cho hình ảnh của DN được nâng lên và giúp phát triển được thương hiệu Nhưng tại các CTXL quy mô lớn tại khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ, mọi quyết định từ tuyển dụng nhân sự cho đến định hướng chiến lược chủ yếu được ban hành bởi chủ DN vì vậy môi trường làm việc hơi phức tạp và muôn hình muôn vẻ cũng như chi phí bỏ ra để xây dựng văn hóa DN quá lớn Vì vậy, tác giả quyết định không đưa biến này vào mô hình
Thứ hai, đối với ứng dụng tiến bộ công nghệ
Hoạt động xây lắp chủ yếu áp dụng cơ chế đấu thầu, giao nhận thầu và áp dụng phương thức giao khoán Sau khi trúng thầu thì các CTXL hầu như là sẽ tổ chức thi công bằng cách giao “khoán trắng” lại cho các DN trực thuộc hay các đội khoán thi công Quá trình đầu tư vào những máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến vào thi công cần nhiều tiền nhưng nguồn vốn thì lại có hạn do các CTXL còn phải chi trả chi phí thuê nhân công và mua nguyên vật liệu đầu vào Để xác định được dòng tiền liên quan đến các khoản đầu tư này cũng tương đối phức tạp Bên cạnh đó, với đặc thù ở các công trình ở xa và phân bổ rải rác trong phạm vi rộng, chi phí vận chuyển các trang thiết bị máy móc hiện đại sẽ chiếm một phần tương đối trong cơ cấu chi phí của
Thiết kế nghiên cứu
Luận văn được tiến hành nghiên cứu qua 2 giai đoạn theo phương pháp hỗn hợp: Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính, với phương pháp này từ việc tìm hiểu kết quả các nghiên cứu trước tác giả sẽ tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng, phỏng vấn xin ý kiến chuyên gia để điều chỉnh các nhân tố sao cho phù hợp Tiếp theo đó, tác giả xem xét dựa vào các thang đo đã có kiểm định từ các nghiên cứu trước kết hợp với thảo luận xin ý kiến chuyên gia để tổng hợp lại và xây dựng các thang đo, mô hình và là cơ sở xây dựng bảng câu hỏi khảo sát trong đề tài
Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng, với phương pháp này tác giả tiến hành phân tích và kiểm định lại các thang đo, dữ liệu khảo sát sẽ được nhập vào phần mềm SPSS 22.0 để phân tích Cronbach’s Alpha nhằm loại biến có ít tương quan, phân tích khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến và kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
3.3.1 Phương phápnghiên cứu định tính
Sau khi xác định được vấn đề nghiên cứu cũng như mô hình và các thang đo nghiên cứu dự kiến, bước tiếp theo là nghiên cứu định tính Mục tiêu của phương pháp này nhằm ba mục đích chính như sau: Một là, kiểm tra, sàng lọc và bổ sung thêm các nhân tố có ảnh hưởng vào mô hình nghiên cứu Hai là, điều chỉnh, bổ sung và chọn lọc các tiêu chí để xây dựng thang đo cho các nhân tố có ảnh hưởng trong mô hình nghiên cứu Ba là, củng cố, thu thập, phân tích và tổng hợp các thông tin và dữ liệu nhằm cung cấp thêm các hướng khai thác thông tin thứ cấp Tiếp theo đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến gồm 07 nhân tố ảnh hưởng trên cơ sở từ các lý thuyết nền và kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu trước, các nhân tố đó là: Quy mô công ty (1); Áp lực cạnh tranh (2); Chi phí cho việc tổ chứ c KTQT (3); Cam kết và hiểu biết của người điều hành DN (4); Sự phân quyền quản lý (5); Trình độ của nhân viên kế toán (6); Mức độ ứng dụng CNTT (7).Từ mô hình nghiên cứu đề xuất, các thang đo nháp được tác giả xây dựng gồm 35 biến quan sát cho 7 biến độc lập và
1 biến phụ thuộc để tiến hành tham khảo ý kiến các chuyên gia bằng kỹ thuật thảo luận tay đôi về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP HCM và Đông Nam Bộ cũng như xin ý kiến chuyên gia về mức độ phù hợp của các thang đo để kiểm định mô hình bằng phương pháp nghiên cứu định lượng
Các chuyên gia mà tác giả phỏng vấn là các giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy về kế toán; các chủ DN/Nhà quản trị DN, các Kế toán trưởng Họ là những người am hiểu chuyên sâu và có kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực KTQT Do đó, các ý kiến của chuyên gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bài nghiên cứu để tác giả có cơ sở lập bảng câu hỏi khảo sát và thu thập kết quả cho quá trình nghiên cứu định lượng
3.3.1.1 Nội dung nghiên cứu định tính
Tác giả thực hiê ̣n phỏng vấn với các chuyên gia bao gồm 01 giảng viên và 04 chủ
DN/NQT (Phụ lục 1), có nội dung liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng khi vận dụng
KTQT và thang đo của các nhân tố này Cụ thể, gồm có các nội dung chính sau:
Bảng 3.4: Trình tự tiến hành nghiên cứu định tính
Tác giả khái quát về bản thân, đề tài và mục đích của cuộc phỏng vấn Để chuyên gia có cái nhìn khái quát vấn đề đang phỏng vấn, tác giả cũng khái quát các khái niệm, thuật ngữ, lý thuyết nền, các công trình nghiên cứu liên quan
Tác giả tiếp tục hỏi ý kiến chuyên gia về các vấn đề xoay quanh đến các nhân tố tác động đến việc triển khai KTQT tại các CTXL khu vực TP HCM và Đông
Nam Bộ Trong phần trao đổi này, tác giả đưa ra một bộ gồm 10 câu hỏi để phỏng vấn chuyên gia (Phụ lục 2)
3 Tác giả sẽ tiến hành điều chỉnh thêm bảng câu hỏi khảo sát dựa trên thông tin thu được sau cuộc thảo luận phỏng vấn tay đôi với các chuyên gia
Sau khi điều chỉnh lại dữ liệu, tác giả tiến hành trao đổi lại một lần nữa với các chuyên gia xem có ý kiến loại bỏ hay bổ sung nhân tố khác không? Theo Corbin
&Strauss (1998) cho rằng khi thông tin thu thập bị trùng lắp và không phát hiện thêm được vấn đề mới thì đó là lúc dữ liệu bão hòa, để đa ̣t được điều này thì số lượng ho ̣c giả thường phỏng vấn là từ 5 đến 6 chuyên gia Khi thực hiện đến cuộc phỏng vấn thứ 5 thì dữ liệu đã bão hòa nên tác giả quyết định ngừng lại
(Nguồn: tác giả tự đề xuất)
3.3.1.2 Kết quả thảo luận chuyên gia
Sau khi thực hiện theo trình tự từ bảng 3.4 các kết quả thảo luận tác giả thu được là:
- Các chuyên gia đều có kiến thức và kinh nghiệm về KTQT khi vận dụng trong DN nên nắm rõ các nội dung và kỹ thuật về KTQT
- Các chuyên gia đều đồng ý với các nhân tố ảnh hưởng mà tác giả đã đề xuất ban đầu khi vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP HCM và Đông Nam Bộ
- Dựa vào kết quả, tác giả xây dựng bảng câu hỏi (Phụ lục 3) và tiến hành phỏng vấn
3.3.2 Phương phápnghiên cứu định lượng
3.3.2.1 Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi a) Xây dựng thang đo:
Có 3 cách để xây dựng thang đo nghiên cứu: Một là, có thể kế thừa và điều chỉnh các thang đo sẵn có sao cho phù hợp Hai là, xây dựng bối cảnh nghiên cứu mới hoàn toàn cho các thang đo Ba là, sử dụng các thang đo của những nghiên cứu trước đây (Nguyễn Đình Thọ, 2013) Theo đó, thang đo trong mô hình nghiên cứu được tác giả xây dựng theo cách thứ nhất là kế thừa các thang đo sẵn có, tuy nhiên các nghiên cứu trước đây có đối tượng khảo sát khác nhau về mặt địa lý và đặc thù hoạt động nên khi kế thừa tác giả sẽ điều chỉnh các thang đo sẵn có đó sao cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu Về cấp bậc, thang đo cấp quãng sẽ được tác giả sử dụng, cụ thể là thang đo Likert 5 mức độ được đánh số từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ đồng ý từ cao đến thấp của đối tượng tham gia trả lời khảo sát với nhận định đưa ra và được quy ước cụ thể như sau: “ [1] Hoàn toàn không đồng ý; [2] Không đồng ý; [3] Không ý kiến; [4] Đồng ý và [5] Hoàn toàn đồng ý” Sau khi phỏng vấn lấy ý kiến từ các chuyên gia, tác giả xây dựng thang đo cho 30 biến quan sát dùng để đo lường cho 7 biến độc lập ảnh hưởng khi vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP HCM và Đông Nam Bộ như sau: Quy mô công ty (gồm 5 biến quan sát ); Áp lực cạnh tranh (gồm 4 biến quan sát); Chi phí cho việc tổ chứ c KTQT (gồm 4 biến quan sát); Cam kết và hiểu biết của người điều hành DN (gồm 4 biến quan sát); Sự phân quyền quản lý (gồm 5 biến quan sát); Trình độ nhân viên kế toán (gồm 4 biến quan sát); Mức độ ứng dụng CNTT (gồm 4 biến quan sát) và 5 biến quan sát cho biến phụ thuộc là việc vận dụng KTQT
Bảng 3.5: Thang đo chính thức được mã hóa
1 QM Quy mô công ty
QM1 Số lượng lao động ngày càng nhiều sẽ làm gia tăng mức độ vận dụng KTQT
QM2 Số lượng các phòng ban ngày càng nhiều sẽ làm gia tăng mức độ vận dụng KTQT
QM3 Nguồn vốn kinh doanh ngày càng lớn sẽ làm gia tăng mức độ vận dụng KTQT
QM4 Doanh thu ngày càng nhiều sẽ làm gia tăng mức độ vận dụng KTQT
QM5 Số năm hoạt động của DN ngày càng lâu sẽ làm gia tăng mức độ vận dụng KTQT
2.AL Áp lực cạnh tranh
AL1 Áp lực phát triển thêm các dự án mới sẽ làm gia tăng mức độ vận dụng KTQT
AL2 Áp lực cạnh tranh nhiều thị phần xây lắp sẽ làm gia tăng mức độ vận dụng KTQT
AL3 Áp lực thay đổi các công nghệ thi công sẽ làm gia tăng mức độ vận dụng KTQT
AL4 Áp lực cạnh trạnh về giá thầu xây lắp sẽ làm gia tăng mức độ vận dụng KTQT
3.CP Chi phí cho việc tổ chức KTQT
CP1 Chi phí mời chuyên gia tư vấn KTQT càng giảm thì khả năng DN tổ chức KTQT sẽ tăng CP2 Chi phí thiết kế KTQT càng thấp thì khả năng DN tổ chức KTQT càng cao
CP3 Chi phí vận hành KTQT càng giảm thì khả năng DN tổ chức KTQT càng tăng
CP4 Chi phí thuê nhân lực thực hiện KTQT càng giảm thì khả năng DN tổ chức KTQT sẽ tăng
4.CK Cam kết và hiểu biết người điều hành DN
CK1 Người điều hành DN đánh giá cao về tính hữu ích của KTQT mang lại
CK2 Người điều hành DN có các hiểu biết về nội dung và các công cụ kỹ thuật KTQT
CK3 Người điều hành DN có nhu cầu cao về việc vận dụng KTQT
CK4 Người điều hành DN chấp nhận các chi phí để vận dụng KTQT
5.PQ Sự phân quyền quản lý
PQ1 Phân quyền về quyết định lựa chọn đầu tư sẽ làm gia tăng về nhu cầu thông tin KTQT
PQ2 Phân quyền về lập dự toán ngân sách sẽ làm gia tăng về nhu cầu thông tin KTQT
PQ3 Phân quyền về phát triển dự án mới sẽ làm gia tăng về nhu cầu thông tin KTQT
PQ4 Phân quyền về giá thầu xây lắp sẽ làm gia tăng về nhu cầu thông tin KTQT
PQ5 Phân quyền về tuyển dụng và sa thải nhân viên sẽ làm gia tăng về nhu cầu thông tin KTQT
6.NV Trình độ nhân viên kế toán
NV1 Kế toán viên có kiến thức chuyên môn và sự hiểu biết về KTQT sẽ vận dụng KTQT tốt hơn NV2 Kế toán viên sử dụng được các phương pháp kỹ thuật KTQT sẽ vận dụng KTQT tốt hơn NV3 DN tổ chức, bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ thì kế toán viên vận dụng KTQT tốt hơn NV4 Kế toán viên được đào tạo theo chương trình uy tín, chất lượng sẽ vận dụng KTQT tốt hơn
7.CN Mức độ ứng dụng CNTT
CN1 DN có phần mềm kế toán riêng biệt phục vụ KTQT sẽ làm gia tăng mức độ vận dụng KTQT CN2 Phần mềm KTQT của DN được nâng cấp định kỳ sẽ làm gia tăng mức độ vận dụng KTQT
CN3 CNTT cung cấp thông tin phù hợp, nhanh chóng và chính xác sẽ làm gia tăng mức độ vận dụng KTQT
CN4 CNTT giúp lưu trữ dữ liệu có mức độ bảo mật cao sẽ làm gia tăng mức độ vận dụng KTQT
8.VD Vận dụng KTQT tại DN
VD1 Khả năng vận dụng các kỹ thuật KTQT chi phí như chi phí trên cơ sở hoạt động, chi phí khả biến, chi phí mục tiêu…
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN…
Kết quả khảo sát thu thập dữ liệu nghiên cứu
Sau khi tổng hợp lấy ý kiến từ các chuyên gia, tác giả đã thiết kế hoàn chỉnh các bảng câu hỏi và gửi đi 30 bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp bằng file cứng kết hợp với hơn 220 bảng câu hỏi khảo sát gián tiếp đến cá nhân, đơn vị được khảo sát thông qua các ứng dụng email, zalo, messenger hay teams với nội dung đính kèm theo link khảo sát (có chứa liên kết đến bảng câu hỏi được xây dựng bằng công cụ Google Froms) Các cá nhân và đơn vị khảo sát mà tác giả có được là từ danh sách các khách hàng, các nhà cung cấp thân thiết, các đối tác của công ty nơi mà mà tác giả hiện đang công tác cũng như bạn bè, đồng nghiệp, các anh chị học viên cao học trong lớp hiện đang công tác ở các vị trí kế toán, quản lý có liên quan đến lĩnh vực mà tác giả đang thực hiện khảo sát Kết quả, số bảng khảo sát trực tiếp thu được về là 30/30 bảng khảo sát đã phát ra (đạt tỷ lệ 100%) Các bảng khảo sát trực tuyến sau hơn 30 ngày gửi đi qua teams, zalo, messenger, gửi email lần 1, lần 2 và lần 3 thì tổng cộng tác giả nhận được
173 câu trả lời trên hơn 220 bảng câu hỏi khảo sát gửi đi (đạt tỷ lệ 78,6%) Trong đó, có đến 152 bảng phản hồi hợp lệ, riêng các bảng phản hồi không hợp lệ là do các đối tượng khảo sát không tổ chức vận dụng KTQT trong hoạt động, các đơn vị mà đối tượng khảo sát đang làm việc nhưng không hoạt động tại khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ Như vậy, từ quá trình khảo sát trực tiếp và trực tuyến kết quả thu về 182 bảng khảo sát hợp lệ được sử dụng cho việc phân tích dữ liệu nghiên cứu.
Phân tích thực trạng vận dụng KTQT của các đối tượng tham gia khảo sát …
Về tổ chức hệ thống KTQT cho các yếu tố sản xuất nhằm mục đích cung cấp các thông tin chi tiết cần thiết phục vụ cho quản trị DN Cụ thể, các CTXL đã tiến hành tổ chức: KTQT TSCĐ như phân loại, mã hóa, tính giá TSCĐ, các quyết định thanh lý, điều chuyển, nhượng bán TSCĐ,…; KTQT hàng tồn kho như phân loại, mã hóa, tính giá hàng tồn kho để ra các quyết định,…; KTQT lao động tiền lương như xây dựng hệ thống sử dụng chế độ thời gian làm việc, nguồn nhân sự chất lượng, an toàn lao động và chế độ lương thưởng hợp lý
Về tổ chức hệ thống KTQTCP: Việc phân loại các khoản chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh và tổ chức KTQT đã tiến hành tập hợp được 5 khoản mục chi phí sản xuất gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý DN Việc tính giá thành đơn vị sản phẩm trong các CTXL cũng được thực hiện theo đúng các quy định Nhà nước, việc cung cấp thông tin mới chỉ đáp ứng được nhu cầu phục vụ KTTC
Về tổ chức các hệ thống báo cáo KTQT: Các CTXL dựa vào các thông tin ban đầu thông qua các chứng từ kế toán để tiến hành tổ chức lập sổ kế toán để ghi chép tập hợp CPSX, SPDD, tính giá thành sản phẩm, doanh thu và lợi nhuận theo đúng các quy định Tuy nhiên, qua khảo sát các báo cáo trong nội bộ kế toán chưa thiết lập một cách đầy đủ theo yêu cầu để phục vụ cho công tác quản lý KTQT hầu như chưa được áp dụng hoặc nếu có áp dụng thì còn sơ xài chưa có các số liệu dự toán cần thiết cho tương lai, chủ yếu trình bày những nội dụng liên quan đến chi phí nguyên vật liệu mà chưa nói nhiều đến các chi phí sản xuất khác Vậy nên, để có thể giải thích, diễn giải, thuyết minh hay so sánh các số liệu thực tế phát sinh với số liệu dự toán được thì cần phải thiết kế hệ thống báo cáo KTQT sao cho thấy được phần chênh lệch giữa dự toán và phát sinh thực tế để từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục, góp phần quản trị chặt chẽ hơn cho từng nội dung chi phí
Về mô hình tổ chức vận dụng KTQT tại các CTXL hiện nay chưa rõ nét, các nội dung của KTQT được tổ chức thực hiện trong sự gắn kết với hệ thống kế toán theo từng phần hành kế toán Thông tin KTQT về các chi phí nguyên vật liệu, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung hay chi phí quản lý DN và tính giá thành sản phẩm cung cấp cho các nhà quản trị DN chưa có sự đầy đủ, chỉ mang tính tích cực để các nhà quản trị có cơ sở đưa ra các quyết định Qua khảo sát, cho thấy việc tổ chức chứng từ ban đầu, sử dụng hệ thống tài khoản kế toán, lập và ghi sổ kế toán, báo cáo kế toán cũng được thực hiện theo đúng mẫu mới của Bộ Tài chính ban hành Các CTXL cũng tiến hành thiết kế thêm các bảng, biểu mẫu, bổ sung thêm chi tiết các chỉ tiêu để phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị và các yêu cầu từ phía nhà quản lý, tuy nhiên cũng còn khá nghèo nàn, tùy tiện, viết đơn giản nên chưa thể đáp ứng được yêu cầu đề ra
Về xây dựng và sử dụng tài khoản KTQT cũng chưa rõ nét Về phân tích mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận sản lượng tại các CTXL chỉ mới dừng lại ở mức so sánh giá thành sản xuất với giá bán ra thị trường Về tổ chức vận dụng mô hình bộ máy KTQT tại các CTXL thường tổ chức bộ máy theo phần hành KTCP như sau:
Phân tích thống kê mô tả
4.3.1 Phân tích thống kê mô tả các đối tượng tham gia khảo sát
Bảng 4.1: Thống kê thông tin mẫu khảo sát
Chỉ tiêu Chi tiết Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)
Trên 50 đến gần về hưu 12 6.6
Sau đại học 18 9.9 Đại học 124 68.1
Lãnh đạo, nhà quản lý 9 4.9
Nhân viên kế toán đội
Nhân viên kế toán đội
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
Từ bảng 4.1 kết quả khảo sát về đặc điểm giới tính cho thấy có 57/182 đối tượng tham gia khảo sát là nam chiếm tỷ lệ 31.3 % so với 68.7% là nữ, với kết quả cho thấy số lao động nữ công tác trong lĩnh vực KTQT chiếm đa số Về độ tuổi của các đối tượng khảo sát từ 31- 40 tuổi chiếm 74.7%, đây là độ tuổi đỉnh cao của đời người, với sự sung sức và nổ lực trong công việc Do đó, đây là độ tuổi có kinh nghiệm cao về vận dụng các kỹ thuật, nội dung của KTQT để phục vụ cho công tác quản lý
Về trình độ của các đối tượng khảo sát cho thấy trình độ đại học (68.1%) và sau đại học (9.9%) chiếm khá cao so với trình độ cao đẳng (20.9%) và trung cấp (1.1%) Điều này cho thấy các đối tượng tham gia khảo sát có trình độ cao về chuyên môn
Về chức vụ công tác cho thấy số lượng nhân viên làm công tác kế toán là 66.5%, 20.3% là kế toán trưởng quản lý cấp trung Còn lại là 4.9% là lãnh đạo, nhà quản lý cấp cao và 8.2% là nhân viên các bộ phận khác có liên quan Về kinh nghiệm công tác của các đối tượng khảo sát thì có đến 49.5% có kinh nghiệm từ 5 đến dưới 10 năm chiếm tỷ lệ khá cao, từ 2 đến 5 năm là 32.4%, trên 10 năm là 12.1% và còn lại 6 % là dưới 2 năm Về loại hình các công ty tham gia khảo sát chủ yếu là công ty TNHH chiếm 79.1%, công ty cổ phần 16.5%, 3.3% là DN tư nhân và loại hình khác là 1.1% Đối với số lượng lao động hiện đang làm việc tại các công ty được khảo sát với các kết quả cho thấy nhóm công ty có số lượng lao động trên 300 người chiếm 52.7%, từ 200 -300 người chiếm 14.3%, từ 100-200 người chiếm 14.8% và dưới 100 người chiếm 18.1% Về số năm thành lập công ty của các đối tượng khảo sát có tới 86.3% được thành lập trên 5 năm, từ 3- 5 năm là 12.6% và 1.1% là thành lập từ 1-3 năm Cuối cùng, về nguồn vốn kinh doanh của công ty từ 182 mẫu khảo sát hợp lệ thì nguồn vốn chiếm lệ cao nhất là trên 100 tỷ (56.6%), từ 50-100 tỷ (23.6%), từ 20 – 50 tỷ (10.4%), dưới 10 tỷ (7.7%) và chiếm tỷ lệ thấp nhất (1.6%) từ 10-20 tỷ
4.3.2 Phân tích thống kê mô tả biến phụ thuộc và các biến độc lập
Bảng 4.2: Thống kê mô tả biến phụ thuộc
Biến quan sát Số mẫu Giá trị nhỏ nhất
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
Số liệu từ bảng 4.2 cho thấy kết quả của biến phụ thuộc (Y) thể hiện cho việc vận dụng KTQT tại CTXL khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ có giá trị thấp nhất là 1.5 và giá trị lớn nhất là 3.75 Giá trị trung bình phân tích đạt được là 2.39 cùng với độ lệch chuẩn là 0.73
Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến độc lập
Biến quan sát Số mẫu Giá trị nhỏ nhất
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
Dựa vào bảng 4.3 cho thấy quy mô công ty (X1) có giá trị thấp nhất là 2.2 đến cao nhất là 5, giá trị trung bình là 3.917 cao nhất trong 5 biến quan sát Áp lực cạnh tranh (X2) có sự dao động từ 2.25 đến 5 và giá trị trung bình là 3.91 Chi phí tổ chức KTQT (X3) thấp nhất là 1.25 và cao nhất là 5 có giá trị trung bình là 3.78 Trong khi đó, cam kết và hiểu biết người điều hành DN (X4) thay đổi từ mức 2.25 đến 5 và giá trị trung bình mẫu là 3.87 Sự phân quyền quản lý (X5) dao động từ mức thấp nhất là 2.2 đến cao nhất là 5 Trình độ nhân viên kế toán (X6) có sự thay đổi từ 3 đến 5 với giá trị trung bình là 3.89 Cuối cùng, mức độ ứng dụng CNTT (X7) có giá trị nhỏ nhất là 2.25 và cao nhất là 5 với mức độ trung bình là 3.76.
Đánh giá độ tin cậy của thang đo qua phân tích hệ số Cronbach’s Alpha…
Trong mô hình nghiên cứu, để kiểm định độ tin cậy của thang đo tác giả sử dụng hệ số Cronbach Alpha’s nhằm tìm ra những biến cần được giữ lại và loại bỏ đi những biến không cần thiết trong tổng số các biến đưa vào kiểm tra để hạn chế các biến lỗi Các thang đo đáp ứng độ tin cậy khi có hệ số Cronbach's Alpha ≥ 0.6 và có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 Ngược lại, các biến sẽ loại bỏ khi có hệ số Cronbach’s Alpha < 0,6 hoặc hệ số tương quan biến tổng < 0.3 Nunnally & Burnstein (1994) thì các biến được đưa vào phân tích những bước tiếp theo nếu thỏa điều kiện
4.4.1 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha của thang đo quy mô công ty
Bảng 4.4: Cronbach’s alpha của thang đo quy mô công ty
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
Số liệu phân tích từ bảng 4.4 thấy được rằng có 5 biến quan sát được dùng để đo lường cho thang đo nhân tố quy mô công ty, trong đó hệ số Cronbach's Alpha có kết quả phân tích được là 0.859 lớn 0.6 Các biến quan sát có các giá trị của hệ số tương quan biến tổng đều lần lượt lớn hơn 0.3 và các giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0.859 Như vậy, thang đo quy mô công ty có 5 biến quan sát đều được đưa vào bước phân tích tiếp theo khi đáp ứng được độ tin cậy
4.4.2 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha của thang đo áp lực cạnh tranh
Bảng 4.5: Cronbach’s alpha của thang đo áp lực cạnh tranh
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
Dựa vào bảng 4.5 cho thấy có 4 biến quan sát được dùng để đo lường cho thang đo áp lực cạnh tranh, phân tích hệ số Cronbach's Alpha có kết quả là 0.89 lớn 0.6 Các biến quan sát có các giá trị của hệ số tương quan biến tổng đều lớn 0.3 và các giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0.89 Vậy, các biến quan sát AL1, AL2, AL3 và AL4 đều đáp ứng độ tin cậy và đưa vào phân tích tiếp theo
4.4.3 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha của thang đo chi phí cho việc tổ chứ c KTQT
Bảng 4.6: Cronbach’s alpha của thang đo chi phí cho việc tổ chức KTQT Reliability Statistics
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
Bảng 4.6 kết quả cho thấy có 4 biến quan sát được dùng để đo lường cho thang đo chi phí cho việc tổ chứ c KTQT, giá trị của hệ số Cronbach's Alpha là 0.889 lớn 0.6 Các biến quan sát đều có các giá trị của hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và các giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0.889 Do đó, yêu cầu đáp ứng độ tin cậy của 4 biến quan sát đều thỏa và đưa vào phân tích tiếp theo
4.4.4 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha của thang đo cam kết và hiểu biết của người điều hành DN
Bảng 4.7: Cronbach’s alpha của thang đo cam kết và hiểu biết của người điều hành DN
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
Từ bảng 4.7 cho thấy số liệu phân tích cho thang đo cam kết và hiểu biết của người điều hành DN được đo lường qua 4 biến quan sát, giá trị của hệ số Cronbach's Alpha là 0.903 lớn 0.6 Các biến quan sát có các giá trị của hệ số tương quan biến tổng đều lớn 0.3 và các giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0.903
Từ đó, thấy được các biến đều đáp ứng độ tin cậy và đưa vào phân tích tiếp theo
4.4.5 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha của thang đo sự phân quyền quản lý
Bảng 4.8: Cronbach’s alpha của thang đo sự phân quyền quản lý
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
Kết quả số liệu phân tích được từ bảng 4.8 cho thấy thang đo sự phân quyền quản lý được đo lường qua 5 biến quan sát và giá trị của hệ số Cronbach's Alpha là 0.910 lớn 0.6 Các biến quan sát có các giá trị của hệ số tương quan biến tổng đều lớn 0.3 và các giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0.910 Như vậy, các biến đều được chấp nhận và đưa vào những bước phân tích tiếp theo
4.4.6 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha của thang đo trình độ nhân viên kế toán Bảng 4.9: Cronbach’s alpha của thang đo trình độ nhân viên kế toán Reliability Statistics
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
Từ bảng 4.9 kết quả cho thấy thang đo trình độ nhân viên kế toán được đo lường qua 4 biến quan sát, giá trị của hệ số Cronbach's Alpha khi phân tích có kết quả là 0.776 lớn 0.6 Các biến quan sát có các giá trị của hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 và các giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0.776 Như vậy, các biến đều được chấp nhận và đưa vào những bước phân tích tiếp theo
4.4.7 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha của thang đo mức độ ứng dụng CNTT Bảng 4.10: Cronbach’s alpha của thang đo mức độ ứng dụng CNTT
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
Dựa vào bảng 4.10 cho thấy có 4 biến quan sát được dùng để đo lường cho thang đo mức độ ứng dụng CNTT, giá trị của hệ số Cronbach's Alpha khi phân tích có kết quả là 0.8 lớn 0.6 Các biến quan sát có các giá trị của hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 và các giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0.8 Do đó, 4 biến quan sát đều đáp ứng độ tin cậy và đưa vào phân tích tiếp theo
4.4.8 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha của thang đo vận dụng KTQT tại các công ty xây lắp khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ
Bảng 4.11: Cronbach’s alpha của thang đo vận dụng KTQT
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
Từ bảng 4.11 cho thấy được kết quả phân tích cho thang đo vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ được đo lường qua 5 biến quan sát, giá trị của hệ số Cronbach's Alpha có kết quả phân tích là 0.843 lớn 0.6 đáp ứng điều kiện Các biến quan sát gồm VD2, VD3, VD4 và VD5 có các giá trị hệ số tương quan biến tổng đều lớn 0.3 riêng biến quan sát VD1 có giá trị của hệ tương quan biến tổng là 0.28 nhỏ hơn 0.3 Do đó, tác giả sẽ loại đi biến quan sát VD1 nhằm mục đích tăng thêm độ tin cậy của thang đo Tác giả tiến hành chạy lại Cronbach’s alpha và có được kết quả như sau:
Bảng 4.12: Cronbach’s alpha của thang đo vận dụng KTQT (lần 2 loại VD1)
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
Từ bảng 4.12 kết quả cho thấy sau khi tác giả loại biến quan sát VD1 thì 4 biến quan sát còn lại đều có giá trị của hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha tăng lên từ giá trị 0.843 lên 0.883 lớn hơn 0.6 đáp ứng điều kiện Các biến quan sát như VD3, VD4 và VD5 có các giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0.883 riêng biến quan sát VD2 có giá trị là 0.924 lớn 0.883 và chênh lệch 0.041 Tuy nhiên, chênh lệch này không nhiều (nhỏ 0.1), theo một số nhà nghiên cứu thì một biến quan sát nếu giá trị của hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm đáp ứng đủ điều kiện (lớn hơn 0.6) nhưng biến quan sát có giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến lớn hơn giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm thì cũng nên xem xét giữ biến đó lại
Do đó, trong trường hợp này tác giả sẽ giữ lại biến quan sát VD2 và đưa vào phân tích tiếp theo để đánh giá chất lượng biến rồi mới quyết định loại biến hay giữ lại
Kết luận: Nhằm đo lường mức độ tin cậy sơ bộ của 7 nhân tố thuộc biến độc lập của mô hình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành phân tích hệ số Cronbach’s alpha thì đa số kết quả của các biến quan sát từ các thang đo đều đáp ứng được độ tin cậy, riêng chỉ có biến quan sát VD1 của thang đo vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP
Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ thuộc biến phụ thuộc là không đáp ứng được yêu cầu, để tăng độ tin cậy của thang đo tác giả đã loại biến VD1 ra khỏi mô hình nghiên cứu.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích EFA giúp cho việc xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát thuộc biến độc lập và biến phụ thuộc có trong mô hình Phần mềm SPSS 22.0 sẽ kiểm định hệ số KMO và Barlett’s nếu giá trị từ 0.5 < KMO < 1 và sig có giá trị nhỏ hơn 0.05 thì có ý nghĩa thống kê, các biến tương quan với nhau, dữ liệu phù hợp Điểm dừng khi trích hệ số Principal component với phép quay Varimax theo cách ấn định số nhân tố cần trích đảm bảo được tiêu chuẩn có Eigenvalue > 1, thang đo nào có tích lũy phương sai trích từ 50% trở lên là đạt yêu (Gerbing & Anderson, 1988) Hệ số tải nhân tố của các biến (Factor loading) có ý nghĩa khi lớn hơn 0.5, trường hợp nhỏ hơn 0.5 biến sẽ bị loại Khi biến quan sát có chênh lệch hệ số tải giữa 2 nhóm nhân tố, nếu hiệu số cùng hàng lớn hơn 0.3 thì không phải loại còn nhỏ hơn 0,3 thì sẽ bị loại
Từ 30 biến quan sát tác giả đã nhóm lại thành 7 nhân tố với 2 giả thuyết đặt ra là:
Giả thuyết H0: Trong tổng thể các biến không có tương quan với nhau
Giả thuyết H1: Trong tổng thể các biến có tương quan với nhau
4.5.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập
Bảng 4.13: Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s các biến độc lập
Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) .871
Mô hình kiểm tra Bartlett's Giá trị Chi-Square 3636.343
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
Kiểm định Barlett’s từ bảng 4.13 cho thấy kết quả giữa các biến có mối tương quan với nhau trong tổng thể (sig = 0.00 < 0.05, bác bỏ giả thuyết H0, chấp giả thuyết nhận H1) Đồng thời, hệ số KMO = 0.871> 0.5 là đạt yêu cầu chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu cho phân tích là phù hợp
Bảng 4.14: Phương sai trích (Total Variance Explained)
Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích Chỉ số sau khi xoay Tổng Phương sai trích
Tích lũy phương sai trích
Tích lũy phương sai trích
Tích lũy phương sai trích
Bảng 4.14 cho thấy, giá trị Eigenvalues là 1.298 > 1 và tích lũy phương sai trích là 71.945% > 50% là đạt yêu cầu Với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax theo cách ấn định số nhân tố cần trích, có 07 nhân tố được rút trích ra từ biến quan sát Điều này cho thấy 71.945% sự thay đổi của 07 nhân tố rút trích ra được giải thích bởi các biến quan sát, 28.055% còn lại do các nhân tố khác
Bảng 4.15: Ma trận xoay (Rotated Component Matrix a )
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA đạt điều kiện, ta có bảng 4.15 ma trận nhân tố xoay và trong đó thể hiện hệ số tải nhân tố của các biến qua sát đặc trưng đều lớn hơn 0,5 Nhưng riêng biến quan sát NV3 có hệ số tải chênh lệch giữa 2 nhóm nhân tố, hiệu số cùng hàng nhỏ hơn 0,3 nên biến quan sát này cần loại bỏ Sau khi loại biến NV3 và tác giả chạy lại phân tích EFA được kết quả như sau:
Bảng 4.16: Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s các biến độc lập (lần 2)
Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) .870
Mô hình kiểm tra Bartlett's Giá trị Chi-Square 3556.505
Bảng 4.17: Phương sai trích ( lần 2) Total Variance Explained
Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích Chỉ số sau khi xoay Tổng Phương sai trích
Tích lũy phương sai trích
Tích lũy phương sai trích
Tích lũy phương sai trích
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
Các thang đo từ bảng 4.16 và 4.17 rút trích ra được 07 nhân tố đều cho kết quả đạt yêu cầu, cụ thể: bảng 4.16 kết quả cho thấy hệ số KMO = 0.87 > 0.5, giá trị sig 1 và tổng phương sai trích được là 73.074% >50% Tác giả tiếp tục với kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, để có được ma trận nhân tố xoay lần 02:
Bảng 4.18: Ma trận xoay (lần 2 loại biến NV3)
Biến quan sát Nhân tố
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
Bảng 4.18 cho kết quả ma trận nhân tố xoay lần 02 cho thấy thang đo được chấp nhận và được phân thành 7 nhóm Sau khi loại đi biến qua sát NV3 thì các biến quan sát của các thành phần thang đo đều có trọng số (Factor loading) lớn hơn 0.5 và không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra Tác giả cũng tiến hành kiểm định lại lần 2 hệ số Cronbach’s alpha của thang đo trình độ nhân viên kế toán do nhóm nhân tố này có sự thay đổi khi loại biến NV3
Bảng 4.19: Cronbach’s alpha của thang đo trình độ nhân viên kế toán
(lần 2 loại biến NV3) Reliability Statistics
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
Ta thấy, các biến quan sát từ bảng 4.19 có hệ số tương quan biến tổng đều thỏa điều kiện lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến có biến NV4 lớn 0.769 nhưng hệ số Cronbach's Alpha chung đã lớn 0.6 nên các biến còn lại được chấp nhận và thích hợp đưa vào phân tiếp theo Như vậy, từ kết quả phân tích EFA có 07 nhóm nhân tố độc lập được rút trích gồm : Nhân tố 1: Quy mô công ty (QM) bao gồm các biến QM1, QM2, QM3, QM4, QM5 Nhân tố 2: Áp lực cạnh tranh (AL) bao gồm các biến AL1, AL2, AL3, AL4
Nhân tố 3: Chi phí tổ chức KTQT (CP) bao gồm các biến CP1, CP2, CP3, CP4 Nhân tố 4: Cam kết và hiểu biết của người điều hành DN (CK) bao gồm các biến CK1,CK2, CK3, CK4
Nhân tố 5: Sự phân quyền quản lý (PQ) bao gồm các biến PQ1, PQ2, PQ3, PQ4, PQ5 Nhân tố 6: Trình độ nhân viên kế toán bao gồm các biến NV1, NV2, NV4
Nhân tố 7: Mức độ ứng dụng CNTT (CN) bao gồm các biến CN1, CN2, CN3, CN4
4.5.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến phụ thuộc
Bảng 4.20: Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s các biến phụ thuộc
Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) 808
Mô hình kiểm tra Giá trị Chi-Square 520.639
Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích
Tích lũy phương sai trích
Tích lũy phương sai trích
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
Từ bảng 4.20 cho thấy thang đo với kết quả rút trích ra được 01 nhân tố của biến phụ thuộc với các điều kiện khi phân tích nhân tố khám EFA đều đạt yêu cầu như: Chỉ số KMO = 0.808>0.5, giá trị sig 1; Tổng tích lũy phương sai trích được là 75.515% >50%
4.5.3 Kết luận phân tích nhân tố khám phá mô hình đo lường
Các kết quả đạt được từ quá trình phân tích hệ số Cronbach's Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình hồi quy nghiên cứu lý thuyết chính thức bao gồm
07 nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP HCM và Đông Nam Bộ được biểu diễn như sau:
VD = B 0 + B 1 QM + B 2 AL+ B 3 CP + B 4 CK + B 5 PQ + B 6 NV+ B 7 CN
VD: Vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP HCM và Đông Nam Bộ
B0 : là hằng số, B1-7: là hệ số các biến độc lập
Các biến độc lập gồm:
QM: Quy mô công ty; AL: Áp lực cạnh tranh; CP: Chi phí cho việc tổ chứ c KTQT; CK: Cam kết và hiểu biết của người điều hành DN; PQ: Sự phân quyền quản lý; NV: Trình độ nhân viên kế toán; CN: Mức độ ứng dụng CNTT
* Các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP HCM và Đông Nam Bộ chính thức như sau: H1: Quy mô công ty có tác động cùng chiều đến vận dụng KTQT
H2: Áp lực cạnh tranh có tác động cùng chiều đến vận dụng KTQT
H3: Chi phí tổ chứ c KTQT có tác động cùng chiều đến vận dụng KTQT
H4: Cam kết, hiểu biết người điều hành DN tác động cùng chiều đến vận dụng KTQT H5: Sự phân quyền quản lý có tác động cùng chiều đến vận dụng KTQT
H6: Trình độ nhân viên kế toán có tác động cùng chiều đến vận dụng KTQT
H7: Mức độ ứng dụng CNTT có tác động cùng chiều đến vận dụng KTQT
Phân tích hồi quy đa biến
Trước hết, mô hình nghiên cứu cần xem xét giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập có sự tương quan tuyến tính với nhau hay không, rồi mới đi vào kiểm định bằng phân tích hồi quy tuyến tính Phân tích ma trận tương quan sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ mối liên hệ giữa 07 biến độc lập với biến phụ thuộc là việc vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP HCM và Đông Nam Bộ
4.6.1 Phân tích hệ số tương quan giữa các biến
Bảng 4.21 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến (Correlation)
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
Theo bảng 4.21 thể hiện mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc Y (VD) và các biến độc lập gồm X1(QM), X2(AL), X3(CP), X4(CK), X5(PQ), X6(NV), X7(CN) đều được tác giả thử nghiệm lần lượt đều có giá trị sig < 0,05 nghĩa là các biến độc lập nêu trên và biến phụ thuộc Y (VD) đều có mối tương quan tuyến tính với nhau và mức độ tin cậy rất cao Cũng từ kết quả bảng 4.21 cho thấy hệ số Pearson Correlation (+) và 0.5 điều này chứng minh việc sử dụng mô hình này để đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập là thích hợp Giá trị hệ số R 2 hiệu chỉnh = 0.579có nghĩa mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu là 57.9% Mặc khác, 57.9% sự thay đổi biến động của biến phụ thuộc sẽ do các biến độc lập giải thích, còn lại 42.1% do sai số hoặc do sự tác động của các nhân tố khác ngoài mô hình chưa tìm được
4.6.3.Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy
Bảng 4.23: Phân tích hồi quy ANOVA
Mô hình Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương F Sig
Total 97.516 181 a Dependent Variable: Y b Predictors: (Constant), X7, X1, X6, X5, X3, X2, X4
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
Từ bảng 4.23 kết quả đạt được cho thấy mô hình hồi quy được tác giả xây dựng là phù hợp với giá trị Sig = 000 (< 0.05) Với kết quả này cũng đã chứng minh được rằng bộ dữ liệu mà tác giả thu thập được cũng như các biến quan sát mà tác giả đưa vào mô hình khi nghiên cứu đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa là 5%, dẫn đến giả thuyết H0 sẽ được tác giả bác bỏ Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính này là phù hợp và có thể sử dụng được
Bảng 4.24: Kết quả các trọng số hồi quy
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig
Thống kê đa cộng tuyến
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Beta Hệ số
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
Bảng 4.24 với kết quả các trọng số hồi quy ta thấy hệ số Sig của các biến độc lập như X1(QM), X3(CP), X4(CK), X5(PQ), X6(NV), X7(CN) có tác động lên mô hình một cách tích cực (hệ số Sig đều < 0.05) và hệ số phóng đại phương sai VIF rất thấp ( 0.05 Như vậy, dựa vào kết quả từ bảng 4.24 ta có được phương trình hồi quy chuẩn hóa cho mô hình nghiên cứu này như sau:
VD = 0.244QM + 0.142CP + 0.138CK + 0.131PQ + 0.211NV+ 0.274CN
(VD) Vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP HCM và Đông Nam Bộ
Các biến độc lập gồm:
QM (Quy mô công ty), CP (Chi phí cho việc tổ chứ c KTQT), CK (Cam kết và hiểu biết của người điều hành DN), PQ (Sự phân quyền quản lý), NV (Trình độ nhân viên kế toán) và CN (Mức độ ứng dụng CNTT)
Bảng 4.25: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố từ cao đến thấp
STT Mã hóa Tên nhân tố Hệ số beta Tỷ lệ % Thứ tự ảnh hưởng
1 CN Mức độ ứng dụng CNTT 0.274 24 1
2 QM Quy mô công ty 0.244 21.4 2
3 NV Trình độ nhân viên kế toán 0.211 18.5 3
4 CP Chi phí cho việc tổ chức KTQT 0.142 12.5 4
5 CK Cam kết và hiểu biết của người điều hành DN 0.138 12.1 5
6 PQ Sự phân quyền quản lý 0.131 11.5 6
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Từ phương trình hồi quy ta có bảng 4.25 thể hiện mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp của 6 nhân tố đến việc vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP HCM và Đông Nam Bộ Cụ thể, mức độ ứng dụng CNTT ảnh hưởng nhiều nhất với 24%; Quy mô công ty đứng thứ hai với mực độ ảnh hưởng 21.4%; Thứ ba là trình độ nhân viên kế toán với mức độ ảnh hưởng 18.5%; Chi phí cho việc tổ chứ c KTQT có mức độ ảnh hưởng là 12.5% đứng thứ 4; Cam kết và hiểu biết của người điều hành DN đứng thứ 5 với mức độ ảnh hưởng tương đối thấp là 12.1% và nhân tố tác động thấp nhất với 11.5% mức độ ảnh hưởng là sự phân quyền quản lý
Như vậy: Giả thiết H1, H3, H4, H5, H6, H7 trong mô hình nghiên cứu lý thuyết chính thức được chấp nhận Từ việc phân tích này có thể giúp các nhà quản trị đo lường mức độ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng KTQT tại các CTXL để có những giải pháp tăng hiệu quả quản lý trong công ty.
Kiểm định các giả định mô hình hồi quy bội
Để đảm bảo độ cậy tin của mô hình thì các giả định mô hình hồi quy bội được dò tìm và kiểm định như phương sai phần dư không đổi, phân phối chuẩn có phần dư Theo Hoàng Trọng và Mộng Ngọc (2008), các ước lượng sẽ không đáng tin cậy nếu các giả định này kiểm định bị vi phạm
4.7.1 Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi
Hình 4.1 Biểu đồ phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22) Đồ thị phân tán với trục tung là giá trị dự báo được chuẩn hóa và trục hoành là phần dư được chuẩn hóa Dựa vào hình 4.1 kết quả cho thấy rằng trong một phạm vi không đổi, xung quanh trục O có sự phân tán ngẫu nhiên của các phần dư (hay xung quanh giá trị trung bình của phần dư) Kết quả này đồng nghĩa với việc phương sai của phần dư không đổi
4.7.2 Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
Hình 4.2 kết quả cho thấy có các điểm phân tán xung quanh đường chéo những giá trị được kỳ vọng từ biểu đồ tần số P-P plot Giả định phân phối chuẩn của phần dư từ đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa cũng cho thấy cũng không bị vi phạm
Hình 4.3 cho thấy kết quả của phân phối phần dư từ biểu đồ tần số Histogram có dạng gần với phân phối chuẩn, vì N = 182 quan sát nên Mean = -9.24E-16 có giá trị trung bình lệch so với 0 và giá tị Std Dev = 0.980 có nghĩa là độ lệch chuẩn xấp xỉ gần bằng 1 Kết quả có được này cho thấy giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm
Kiểm định Durbin Watson = 1.555 (số liệu trích từ bảng 4.22) nằm trong khoảng
[1 < D < 3] nên các phần dư trong mô hình không có hiện tượng tương quan hay giả định về tính độc lập của sai số được chấp nhận (Hoàng Trọng & Mộng Ngọc, 2008)
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa
(Nguồn: Phân tích dữ liệu SPSS 22)
4.7.3 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến (giữa các biến độc lập không có mối tương quan với nhau )
Theo Lê Quang Hùng (2015) thì các chỉ số thường dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến là hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor), hệ số Tolerance và R 2 Theo đó, khi hệ số VIF của một biến độc lập nào đó > 5 (hoặc hệ số Tolerance < 0.5) và R 2 < 0.8 thì trong mô hình tuyến tính không có giá trị giải thích biến thiên của biến phụ thuộc với biến độc lập này
Từ bảng 4.24 cho thấy các biến độc lập trong mô hình hệ số phóng đại phương sai VIF rất thấp đều nhỏ hơn 2 (lớn nhất là 1.954) cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra giữa các biến độc lập hay giữa các biến độc lập không có mối tương quan với nhau
4.8 Bàn luận về kết quả nghiên cứu
Theo như kết quả nghiên cứu từ kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA đã rút trích ra thang đo đạt được độ tin cậy với 33 biến từ 35 quan sát (trong đó có 2 biến quan sát bị loại là VD1 và NV3) để đo lường cho 7 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc tương ứng với 7 nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP HCM và Đông Nam Bộ Kết quả phân tích hồi quy cho thấy 6 nhân tố trong số 7 nhân tố đưa vào mô hình kiểm định (trong đó có 1 nhân tố bị loại là AL) là ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT với mức độ từ cao đến thấp như sau: Mức độ ứng dụng CNTT (24%); Quy mô công ty (21.4%); Trình độ nhân viên kế toán (18.5%); Chi phí cho việc tổ chứ c KTQT (12.5%); Cam kết và hiểu biết của người điều hành DN (12.1%) và Sự phân quyền quản lý (11.5%)
Kết quả nghiên cứu trên tương đối phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước được thực hiện trước đây.Tuy nhiên, do đặc thù của ngành xây lắp và công tác thu thập dữ liệu khác nhau, thời gian khảo sát ở những thời điểm khác nhau dẫn đến mức độ ảnh hưởng mạnh yếu của các nhân tố lên việc vận dụng KTQT so với các kết quả nghiên cứu trước là khác nhau Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để phân tích, sau khi phân tích tác giả nhận thấy:
Bàn luận kết quả nghiên cứu
Hiện nay, hầu hết các công ty có quy mô lớn đều sử dụng các phần mềm như Union, Misa, Fast, Bravo trong công tác kế toán và quản lý DN Chỉ một số ít công ty có quy mô nhỏ, nguồn tài chính không nhiều thì việc đầu tư chi phí vào phần mềm là ít vì muốn tiết kiệm chi phí tối đa nhưng họ cũng đã tận dụng các phần mềm miễn phí như excel hoặc sử dụng các phần mềm đang thử nghiệm không tốn chi phí mua và vận hành Nhân tố này từ kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tác động cùng chiều với vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP HCM và Đông Nam Bộ
Kết quả nhiên cứu này cũng tương đồng với nghiên cứu của Võ Thị Hồng Nhung
(2018), CNTT giúp cho việc cung cấp thông tin KTQT một cách nhanh chóng, hiệu quả, phù hợp và chính xác giúp giảm thiểu thời gian và sức lao động thông qua phần mềm kế toán Từ đây, các bộ phận, phòng ban khác trong công ty sẽ dễ dàng kết nối dữ liệu thông tin một cách chuyên nghiệp, không còn sử dụng các phương pháp thủ công để lưu trữ thông tin, truyền tải thông tin Điều này còn giúp công ty kiểm soát được các chi phí, đánh giá hiệu suất cũng như thông tin kịp thời trong việc ra quyết định Ngoài ra, CNTT cũng giúp quá trình lưu trữ dữ liệu trong công ty sẽ được nhanh chóng, dễ dàng và mang tính bảo mật cao Để thuận tiện cho việc ứng dụng CNTT vào công tác KTQT các công ty cần phải có phần mềm kế toán riêng biệt phục vụ cho KTQT, phần mềm cũng được nâng cấp định kỳ để đạt chất lượng tốt hơn cũng như các thiết bị phục vụ như máy tính, mạng internet khi triển khai vận hành
4.8.2 Quy mô công ty Đối với nhân tố quy mô công ty, nghiên cứu cho thấy kết quả rằng nhân tố này có tác động cùng chiều khi vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP HCM và Đông Nam Bộ Kết quả được xem tương đồng với hầu hết các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng (2016); Ngô Thị Tú Khuyên (2019) Có thể nói, khi một công ty với tiềm lực mạnh về kinh tế tài chính, nhu cầu quản trị, thông tin để quản trị ngày càng cao và phức tạp hơn chứng tỏ rằng quy mô công ty này rất lớn, điều đó sẽ làm tiền đề tốt giúp cho việc vận dụng KTQT vào DN thuận lợi hơn để phục tốt những yêu cầu trên
Công ty có quy mô lớn thể hiện qua số lượng lao động ngày càng nhiều, thời gian hoạt động công ty càng lâu cũng như nguồn vốn công ty ngày cao và doanh thu công ty càng nhiều cùng số lượng phòng ban với chức năng ngày càng tăng, hoạt động ngày càng rõ ràng, độc lập thì càng làm gia tăng thêm mức độ vận dụng KTQT của công ty trong hoạt động
4.8.3 Trình độ nhân viên kế toán
Về trình độ của các nhân viên kế toán, nhân tố này từ kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tác động cùng chiều đối với việc vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực
TP HCM và Đông Nam Bộ Thực tế thì con người là một nhân tố quan trọng không thể thiếu trong một hệ thống tổ chức vận hành của công ty và hệ thống thông tin KTQT cũng không phải ngoại lệ Khi mà trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán cao chứng tỏ người đó đã được đào tạo theo những quy trình uy tín, chất lượng và từ đó họ sẽ dễ dàng thích nghi và nhanh chóng nắm bắt được những kiến thức cũng như cac nhu cầu công việc phức tạp đặt ra trong quá trình vận dụng hệ thống KTQT Mặc khác, các kế toán viên khi không có khả năng thực hiện được công tác KTQT tại DN thì việc xây dựng hệ thống KTQT này trong tổ chức cũng chỉ làm lãng phí các chi phí bỏ ra mà không thu được các thông tin KTQT cần thiết Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đào Khánh Trí (2015); Nguyễn Ngọc Vũ (2017)
4.8.4 Chi phí cho việc tổ chứ c KTQT
Chi phí cho việc tổ chứ c KTQT có kết quả từ nghiên cứu thấy, nhân tố này có sự tác động cùng chiều khi tiến hành vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP HCM và Đông Nam Bộ Với các chi phí vận hành, chi phí mời chuyên gia tư vấn, chi phí thiết kế tổ chức thực hiện KTQT đòi hỏi nhà quản lý phải cân nhắc và có cái nhìn thấu đáo để lựa chọn là chấp nhận được trong khả năng của công ty, thì công ty sẽ chấp nhận vận dụng KTQT; còn ngược lại nếu công ty đánh giá chi phí cho KTQT là quá lớn thì khả năng vận dụng KTQT thấp Qua đó, thấy được rằng việc vận dụng KTQT vào DN có sự ảnh hưởng đến từ nhân tố chi phí cho việc vận hành hệ thống Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Đào Khánh Trí (2015), Trần Ngọc Hùng
(2016) hay của tác giả Võ Thị Hồng Nhung (2018)…
4.8.5 Cam kết và hiểu biết của người điều hành DN
Nhìn chung việc tổ chức và vận dụng KTQT phụ thuộc khá nhiều vào sự hiểu biết và cam kết của người điều hành DN Điều đó được thể hiện từ việc đưa ra các chủ trương, các định hướng sẽ làm cho quá trình tổ chức xây dựng hệ thống, thực hiện vận hành hệ tống, kiểm soát toàn bộ quá trình và sau cùng là đánh giá kết quả thực hiện trước và sau khi thực hiện vận dụng KTQT vào DN Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhân tố này có tác động cùng chiều với việc vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP HCM và Đông Nam Bộ Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Võ Thị Hồng Nhung (2018); Kamilah Ahmad và Shafie Mohamed Zabri (2012)…
4.8.6 Sự phân quyền quản lý
Nhân tố sự phân quyền quản lý, nhân tố này từ kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tác động cùng chiều với việc vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP HCM và Đông Nam Bộ Khi các quyền hạn và trách nhiệm được xác định rõ ràng sẽ xuất hiện một mức độ cơ cấu quản lý và mỗi người sẽ tạo ra một phạm vi trách nhiệm trong đó các cá nhân có thể đưa ra quyết định riêng của họ hay phân chia thành các trung tâm trách nhiệm sẽ giúp cho nhà quản trị có thể đánh giá, kiểm soát và quy trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận và từng cấp quản trị Kết quả này cũng đã khá phù hợp và tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2012)
Kết quả có được từ quá trình phân tích mô hình nghiên cứu cho thấy chưa có đủ cơ sở để khẳng định nhân tố áp lực cạnh tranh là có sự tác động cùng chiều với việc vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP HCM và Đông Nam Bộ Kết quả nghiên cứu này cũng đã phù hợp với kết quả nghiên cứu của Võ Thị Hồng Nhung (2018) Kết quả này cũng ngụ ý rằng mức độ vận dụng KTQT trong các CTXL không phụ thuộc vào việc các công ty này đang theo đuổi các chiến lược cạnh tranh nào trong giai đoạn hiện nay khi phải thu hẹp quy mô hoạt động, cắt giảm phần lớn nhân sự hay phải thi công cầm chừng do bão giá, vốn vay tín dụng ngân hàng bị giới hạn, lãi suất tiền vay tăng, thậm chí phải tạm dừng thi công một số công trình, dự án do thiếu vốn
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Ở chương này, các kết quả nghiên cứu thu được đã được tác giả đã trình bày thông qua quá trình phân tích dữ liệu Dữ liệu khảo sát sau khi được làm sạch sẽ được nhập lên phẩn mềm SPSS 22 để tiến hành phân tích thống kê mô tả, sử dụng phương pháp Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của các thang đo, các biến đáp ứng độ tin cậy sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA, sau đó phân tích hồi quy để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng các nhân tố và cuối cùng là kiểm định giả thuyết và dò tìm sự vi phạm của các giả thuyết trong mô hình
Từ 7 nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu, sau quá trình phân tích thì có 6 nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các CTXL khu vực TP HCM và Đông Nam Bộ Cụ thể, mức độ ứng dụng CNTT ảnh hưởng nhiều nhất với 24%; Quy mô công ty đứng thứ hai với mực độ ảnh hưởng 21.4%; Thứ ba là trình độ nhân viên kế toán với mức độ ảnh hưởng 18.5%; Chi phí cho việc tổ chứ c KTQT có mức độ ảnh hưởng là 12.5% đứng thứ 4; Cam kết và hiểu biết của người điều hành DN đứng thứ 5 với mức độ ảnh hưởng tương đối thấp là 12.1% và nhân tố tác động thấp nhất với 11.5% mức độ ảnh hưởng là sự phân quyền quản lý Kết quả nghiên cứu là cơ sở để tác giả bàn luận, so sánh với các nghiên cứu trước khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT thì cho thấy đều có kết quả tương đồng, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau vì đặc thù sản xuất kinh doanh từng ngành khác nhau cũng như phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu khác nhau dẫn đến mức độ ảnh hưởng khác nhau
Từ kết quả nghiên cứu có được từ chương 4 sẽ là cơ sở để tác giả kết luận và đưa ra một số kiến nghị cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả việc vận dụng KTQT vào DN.