1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG MÔN KỸ THUẬT Ở TIỂU HỌC - Full 10 điểm

80 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Theo Nhóm Trong Môn Kỹ Thuật Ở Tiểu Học
Tác giả Nguyễn Thị Mộng Trinh
Người hướng dẫn Th.S. Vũ Thị Hồng Phúc
Trường học Trường Đại học Quảng Nam
Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2017
Thành phố Quảng Nam
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 615,86 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON -----  ----- NGUYỄN THỊ MỘNG TRINH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG MÔN KỸ THUẬT Ở TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Qu ả ng Nam, tháng 5 n ă m 2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài : VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG MÔN KỸ THUẬT Ở TIỂU HỌC Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ MỘNG TRINH MSSV: 2113010553 CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC KHÓA 2013 – 2017 Cán bộ hướng dẫn Th S VŨ THỊ HỒNG PHÚC MSCB: Qu ả ng Nam, tháng 5 n ă m 2017 L ờ i c ả m ơ n! Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía thầy cô, gia đình, bạn bè Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến: * Th S Vũ Thị Hồng Phúc, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong từng bước đi để tôi có thể hoàn thành bài khóa luận một cách tốt nhất * Ban giám hiệu và quý thầy cô trường tiểu học Kim Đồng, trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện và tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, dìu dắt và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập và khóa luận tốt nghiệp * Ban giám hiệu Trường Đại học Quảng Nam, Khoa Tiểu học - Mầm non đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình đi thực tập sư phạm 2 tại trường tiểu học Kim Đồng cũng như để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp * Gia đình và tất cả bạn bè của tôi, những người đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình tôi hoàn thành khóa luận Tam K ỳ , tháng 05 n ă m 2017 Tên người thực hiện Nguyễn Thị Mộng Trinh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BGDĐT Bộ Giáo dục Đào tạo ĐC Đối chứng GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm HS Học sinh PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học SL Số lượng TL Tỉ lệ TN Thực nghiệm DANH MỤC CÁC TÊN BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 1 1 Mức độ hứng thú của học sinh khi học môn Kỹ thuật có vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm ở lớp 4, 5 18 2 Bảng 1 2 Tìm hiểu về mức độ nhiệm vụ mà giáo viên giao cho học sinh khi tham gia làm việc nhóm trong môn Kỹ thuật ở lớp 4, 5 19 3 Bảng 1 3 Nhận thức của học sinh khi tham gia vào quá trình làm việc nhóm trong môn Kỹ thuật ở lớp 4, 5 20 4 Bảng 1 4 Mức độ vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học môn Kỹ thuật lớp 4, 5 21 5 Bảng 1 5 Các hoạt động vận dụng PPDH theo nhóm trong môn Kỹ thuật lớp 4, 5 22 6 Bảng 1 6 Mức độ nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở lớp 4, 5 23 7 Bảng 1 7 Tác dụng của phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật 24 8 Bảng 1 8 Những khó khăn của giáo viên trong việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở lớp 4, 5 25 9 Bảng 3 1 Mức độ hứng thú của HS trong giờ học môn Kỹ thuật 54 10 Bảng 3 2 Kết quả xếp loại học tập của HS 56 DANH MỤC CÁC TÊN BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 1 Biểu đồ 1 1 Mức độ hứng thú của học sinh khi học môn Kỹ thuật có vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm ở lớp 4, 5 18 2 Biểu đồ 1 2 Mức độ nhiệm vụ mà giáo viên giao cho học sinh khi tham gia làm việc nhóm trong môn Kỹ thuật ở lớp 4, 5 19 3 Biểu đồ 1 3 Nhận thức của học sinh khi tham gia vào quá trình làm việc nhóm trong môn Kỹ thuật ở lớp 4, 5 20 4 Biểu đồ 1 4 Mức độ vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học môn Kỹ thuật lớp 4, 5 21 5 Biểu đồ 1 5 Các hoạt động vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở lớp 4, 5 22 6 Biểu đồ 1 6 Mức độ nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở lớp 4, 5 23 7 Biểu đồ 3 1 So sánh mức độ hứng thú của học sinh trong tiết học 55 8 Biểu đồ 3 2 So sánh kết quả xếp loại học tập của HS 56 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu 2 3 1 Đối tượng nghiên cứu 2 3 2 Khách thể nghiên cứu 3 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5 Phạm vi nghiên cứu 3 6 Phương pháp nghiên cứu 3 6 1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận 3 6 2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3 6 3 Phương pháp thống kê số liệu toán học 4 7 Đóng góp của đề tài 4 8 Lịch sử nghiên cứu 4 9 Cấu trúc đề tài 5 NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG MÔN KỸ THUẬT Ở TIỂU HỌC 6 1 1 Cơ sở lí luận 6 1 1 1 Khái quát về phương pháp dạy học theo nhóm 6 1 1 2 Tầm quan trọng của phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở Tiểu học 12 1 1 3 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 4, 5 12 1 2 Cơ sở thực tiễn 15 1 2 1 Giới thiệu khái quát về trường 15 1 2 2 Khảo sát thực trạng của việc vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở trường tiểu học Kim Đồng thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 16 CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG MÔN KỸ THUẬT Ở TIỂU HỌC 28 2 1 Cơ sở vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở Tiểu học 28 2 1 1 Dựa vào mục tiêu, nội dung chương trình môn Kỹ thuật 28 2 1 2 Dựa vào đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 4, 5 29 2 1 3 Dựa vào điều kiện thực tiễn 29 2 2 Khai thác nội dung chương trình lớp 4, 5 có thể sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm 30 2 3 Quy trình dạy học theo phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật31 2 4 Xây dựng kế hoạch bài dạy vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật 31 CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 52 3 1 Mô tả thực nghiệm 52 3 1 1 Mục tiêu thực nghiệm 52 3 1 2 Đối tượng thực nghiệm 52 3 1 3 Thời gian thực nghiệm 52 3 1 4 Phương pháp thực nghiệm 52 3 1 5 Nội dung thực nghiệm 53 3 2 Tổ chức thực nghiệm 53 3 3 Tiến hành thực nghiệm 53 3 4 Kết quả thực nghiệm 54 3 5 Một số kinh nghiệm rút ra sau thực nghiệm 57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60 1 Kết luận 60 2 Kiến nghị 61 2 1 Về phía nhà trường, nhà quản lí 61 2 2 Về phía giáo viên 61 2 3 Về phía học sinh 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học từ lâu đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đặt ra và xác định rõ trong các văn kiện, nghị quyết đề cập đến GD&ĐT Trong đó Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII đã đề ra nhiệm vụ: “ Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học”, phải “ khuyến khích tự học”, phải “ áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề” Nghị quyết Trung ương 2 Khoá VIII tiếp tục khẳng định: “ phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ” Gần đây nhất là: Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng lại nhấn mạnh: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh ” Trong đó, giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng, cần được quan tâm nhiều nhất vì đây là lứa tuổi mới bước vào cấp học đầu tiên, ở đây các em mới bắt đầu được làm quen với kiến thức mới, con người mới nên chúng ta cần phải chú trọng để các em phát triển một cách toàn diện nhất Để làm được điều này, ngoài việc đổi mới nội dung chương trình thì người giáo viên phải có phương pháp dạy học hợp lý, hiệu quả để các em có thể tiếp cận tri thức một cách tốt nhất Ở cấp Tiểu học, môn Kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng không kém so với các môn học chính trong chương trình Các kiến thức, kỹ năng của môn Kỹ thuật ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, giúp học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn, góp phần phát huy năng lực sáng tạo của từng em Ngoài ra, môn học này còn góp phần quan trọng trong việc phát triển tư duy kỹ thuật, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo 2 Nó đóng góp vào việc hình thành và phát triển các phẩm chất của con người mới như: cần cù, cẩn thận, làm việc có kế hoạch, … Môn Kỹ thuật ở lớp 4, 5 là môn học có các nội dung về: Kỹ thuật phục vụ; Kỹ thuật trồng rau hoa; Kỹ thuật lắp ghép mô hình cơ khí; Kỹ thuật nấu ăn cơ bản và Kỹ thuật chăn nuôi Với những nội dung trên, thì việc lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp cho mỗi bài học là hoạt động cần thiết và thường xuyên của mỗi người giáo viên Cùng một nội dung như nhau nhưng học sinh học tập có hứng thú, tích cực hay không lại phần lớn phụ thuộc vào phương pháp dạy học của người giáo viên Một trong những cách phát huy sự hứng thú, tích cực, chủ động của học sinh đó là việc tổ chức cho học sinh học theo nhóm Bên cạnh đó, phương pháp dạy học theo nhóm còn hình thành tinh thần tự giác, tính tự quản lý, ý thức trách nhiệm với công việc được giao Ngoài ra, với Khoa học – Kỹ thuật ngày càng phát triển như hiện nay thì việc vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở Tiểu học là rất cần thiết Điều này có thể giúp cho các em học sinh rụt rè, nhút nhát có thể mạnh dạn, tự tin hơn, tham gia thảo luận đưa ra ý kiến của mình và hòa nhập với các bạn khác trong lớp Đồng thời khi tổ chức cho các em học theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng em và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu Mặc dù hiện nay giáo viên ở các trường Tiểu học cũng được đi tập huấn nhiều về đổi mới phương pháp dạy học nhưng việc vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm còn hạn chế Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài “ Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở Tiểu học ” 2 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Kỹ thuật ở trường Tiểu học 3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3 1 Đố i t ượ ng nghiên c ứ u Phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở Tiểu học 3 3 2 Khách th ể nghiên c ứ u Quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh trong môn Kỹ thuật ở Tiểu học 4 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu cơ sở lí luận và vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở Tiểu học - Thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở Tiểu học - Xây dựng kế hoạch bài dạy vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở Tiểu học 5 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật tại trường Tiểu học Kim Đồng, Thành phố Tam Kì, tỉnh Quảng Nam 6 Phương pháp nghiên cứu 6 1 Nhóm các ph ươ ng pháp nghiên c ứ u lý lu ậ n 6 1 1 Ph ươ ng pháp phân tích t ổ ng h ợ p lí thuy ế t Đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy học theo nhóm làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài 6 1 2 Ph ươ ng pháp phân lo ạ i và h ệ th ố ng hóa ki ế n th ứ c Thu thập, xử lí, chọn lọc và khái quát hóa các thông tin liên quan đến phương pháp dạy học theo nhóm 6 2 Ph ươ ng pháp nghiên c ứ u th ự c ti ễ n 6 2 1 Ph ươ ng pháp quan sát Quan sát các giờ dạy môn Kỹ thuật để tìm hiểu sự chú ý, biểu hiện hứng thú, sự tích cực của học sinh trong quá trình tổ chức học theo nhóm 6 2 2 Ph ươ ng pháp đ i ề u tra Sử dụng các phiếu hỏi đối với giáo viên và học sinh nhằm thu thập thông tin liên quan về thực trạng và kết quả thực nghiệm 4 6 2 3 Ph ươ ng pháp ph ỏ ng v ấ n Trò chuyện, trao đổi với giáo viên và học sinh để biết rõ hơn về quá trình tổ chức và tham gia học nhóm của các em 6 2 4 Ph ươ ng pháp h ỏ i ý ki ế n chuyên gia Tham khảo ý kiến của của các thầy cô trong khoa tiểu học – mầm non, giáo viên hướng dẫn và các giáo viên tại trường tiểu học Kim Đồng, thành phố Tam kỳ để có thể định hướng đúng đắn trong quá trình nghiên cứu và góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu 6 2 5 Ph ươ ng pháp th ự c nghi ệ m Tổ chức thực nghiệm sư phạm để phân tích, đánh giá việc vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở Tiểu học 6 3 Ph ươ ng pháp th ố ng kê s ố li ệ u toán h ọ c Thống kê các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực nghiệm để xử lí các số liệu trong nghiên cứu thực trạng, thực nghiệm 7 Đóng góp của đề tài - Làm sáng tỏ được một số vấn đề lý luận về phương pháp dạy học theo nhóm trong trong môn Kỹ thuật ở Tiểu học - Làm rõ thực trạng về việc tổ chức dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở trường Tiểu học từ đó xây dựng một số bài minh họa cụ thể vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở Tiểu học 8 Lịch sử nghiên cứu Về phương diện lí thuyết, thời gian gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu cũng như nhiều bài viết quan tâm tới PPDH theo nhóm, như: Trong cuốn giáo trình “ Thủ công – Kỹ thuật và phương pháp dạy học Thủ công – Kỹ thuật” của tác giả Đào Quang Trung chủ biên, nhà xuất bản Đại học sư phạm Hay một số sáng kiến kinh nghiệm như: “ Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong giảng dạy đối với giáo viên Tiểu học”, “ Phương pháp dạy học theo nhóm, của Đoàn Thị Hương”, “ Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong giảng dạy chuyên sâu, của Huỳnh Thị Luyện” Và một số đề tài khóa luận “ Dạy học theo nhóm trong môn toán ở tiểu học, của Lê Thị Thủy” 5 Các tác giả cũng đã nêu lên cơ sở lí luận chung về phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở Tiểu học nhưng chưa đi vào cụ thể hóa việc vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học môn Kỹ thuật ở Tiểu học 9 Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở Tiểu học Chương 2: Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở Tiểu học Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG MÔN KỸ THUẬT Ở TIỂU HỌC 1 1 Cơ sở lí luận 1 1 1 Khái quát v ề ph ươ ng pháp d ạ y h ọ c theo nhóm 1 1 1 1 Khái ni ệ m Trong phương pháp dạy học theo nhóm có rất nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có tài liệu nói đây là một hình thức dạy học nhưng cũng có tài liệu nói đây là phương pháp dạy học Trong giới hạn của đề tài này chúng ta có thể hiểu dạy học theo nhóm hay là dạy học hợp tác là một phương pháp dạy học, cụ thể như sau: Theo GS Nguyễn Hữu Châu đã cho rằng: "Dạy học hợp tác là việc sử dụng các nhóm nhỏ để học sinh làm việc cùng nhau nhằm tối đa hóa kết quả học tập của bản thân mình cũng như người khác" [3, Tr 77] Còn theo tác giả Nguyễn Trọng Sửu trong công trình “Dạy học nhóm – phương pháp dạy học tích cực” viết: “Dạy học nhóm là một hình thức của xã hội học tập, trong đó học sinh của một lớp được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian nhất định, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc, kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước lớp” [10, Tr 21] Hay có một số quan niệm như: - Theo A T Francisco (1993): " Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập" - Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp (Theo PROF BERND MEIER _ Potsdam University) 7 - Dạy học theo nhóm là phương pháp dạy học trong đó HS dưới sự hướng dẫn của GV làm việc cùng nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích học tập chung của cả nhóm đặt ra [17, Tr 7] - Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia học sinh theo từng nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng trao đổi ý tưởng, nguồn gốc, kiến thức dựa trên cơ sở là hoạt động tích cực của từng cá nhân Từng thành viên trong nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của các bạn bè trong nhóm [14] Như vậy, qua các quan điểm về phương pháp dạy học theo nhóm Trên cơ sở đó ta có thể cho rằng: phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp dạy học trong đó HS được tổ chức thành các nhóm nhỏ để trao đổi kiến thức và hợp tác với nhau dưới sự hướng dẫn của GV 1 1 1 2 Đặ c đ i ể m, tác d ụ ng c ủ a ph ươ ng pháp d ạ y h ọ c theo nhóm  Đặc điểm của PPDH theo nhóm [17, Tr 8] Dạy học theo nhóm có một số đặc điểm sau: - Dạy học được tiến hành trên quy mô cả lớp, mô hình giờ học truyền thống - Việc phân chia nhóm học sinh vừa tuân theo đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi- nhận thức của học sinh, vừa phụ thuộc vào nhiệm vụ chung của nhóm học tập học sinh cần phải giải quyết - Trong nhóm phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên, phải cùng hợp tác giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm - Học sinh phải trực tiếp tham gia các hoạt động, giải quyết các nhiệm vụ học tập được đặt ra cho mỗi nhóm - Giáo viên là người thiết kế các nhiệm vụ học tập và đưa ra các hoạt động cụ thể cho từng nhóm Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức hướng dẫn chứ không phải là người đưa ra kiến thức, tìm ra kiến thức - Học sinh là chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo của hoạt động học tập Dạy học theo nhóm là sự tác động trực tiếp giữa học sinh với nhau, cùng nhau thảo luận 8 và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập Mỗi cá nhân phải có ý thức tự hoàn thành nhiệm vụ của mình Thành công của cá nhân là thành công của nhóm - Giáo viên là người tổ chức và đạo diễn Trong giờ học theo nhóm, giáo viên dẫn dắt học sinh khám phá, lĩnh hội kiến thức qua từng bước Các nhóm tiến hành hoạt động, qua đó có thể rút ra các tri thức, kiến thức cần thiết cho mình Giáo viên là người tổ chức, điều khiển học sinh tự tiến hành các hoạt động nghiên cứu, tìm tòi kiến thức  Tác dụng của PPDH theo nhóm [14]  Phát triển kĩ năng hợp tác: - Hoạt động nhóm là hình thức dạy học có chiến lược giáo dục mạnh mẽ và linh hoạt, có những đặc trưng cơ bản của dạy học hiện đại, làm cho học sinh thích ứng với sự phát triển, đó là mỗi người sống va làm việc theo sự phân công, hợp tác với tập thể cộng đồng - Sau thời gian làm việc nhóm, tình đoàn kết, ý thức tập thể sẽ tăng lên nhờ sự thông hiểu lẫn nhau Đồng thời các thành viên trong nhóm sẽ biết tuân thủ các quy định, trước hết là của nhóm Đây là tiền đề để sau này học sinh là những công dân tuân thủ pháp luật tốt  Phát triển kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng xã hội khác: - HS có nhiều cơ hội thảo luận, tranh luận, phát biểu bình đẳng, thể hiện sự hiểu biết của mình và học hỏi kinh nghiệm của các bạn Qua đó rèn luyện cho HS cách trình bày, bảo vệ quan điểm của mình, cách thuyết phục và thương lượng trong giải quyết vấn đề và biết cách lắng nghe người khác cũng như phát triển những kĩ năng phê bình, phân tích, giải quyết vấn đề - Qua hoạt động nhóm, bên cạnh hình thành và phát triển cho HS khả năng làm việc hợp tác còn có các năng lực xã hội như năng lực lãnh đạo, đưa ra quyết định, xây dựng lòng tin, xử lý xung đột, cổ vũ, động viên… Giúp HS trở nên mềm dẻo và linh hoạt hơn trong giao tiếp  Tác động đến ý thức học tập của HS: - Dạy học hợp tác tạo ra nhiều cơ hội cho HS được hoạt động giải quyết vấn đề học tập, đưa HS vào thế chủ động tìm tòi kiến thức 9 - Tác động tích cực đến động cơ, sự nhận thức và cả phương pháp học tập, có ích cho việc tự học sau này - Phát huy cao độ năng lực học tập cá nhân, ý thức được khả năng của mình, nâng cao niềm tin vào việc học tập  Tạo tâm lý thoải mái cho HS: Khi làm việc theo nhóm, HS cảm thấy thoải mái, không bị căng thẳng như lúc làm việc một mình Các em được sự hỗ trợ, hợp tác trong nhóm nên tự tin hơn, vì thế việc học sẽ đạt kết quả cao hơn  Phát triển tư duy sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp và khả năng giải quyết vấn đề: Trong các lớp học mang tính hợp tác, HS phải tham gia các hoạt động đòi hỏi học sinh phải sáng tạo, linh hoạt và nhạy bén, học được tính kiên trì trong việc theo đuổi mục đích, nâng cao được khả năng phê phán, tư duy logic, bổ sung kiến thức nhờ học hỏi lẫn nhau  Nâng cao khả năng ứng dụng khái niệm, nguyên lý, nguồn thông tin vào việc giả quyết các tình huống khác nhau  Lớp học sôi động hơn do có nhiều hình thức hoạt động đa dạng  Ngoài những tác động về mặt nhận thức, dạy học hợp tác theo nhóm còn tác động cả về quan niệm xã hội như: - Cải thiện quan hệ xã hội giữa các cá nhân - Tôn trọng các giá trị dân chủ - Chấp nhận sự khác nhau về cá nhân và văn hoá - Có tác dụng làm giảm lo âu và sợ thất bại  GV cũng có cơ hội tận dụng những ý kiến, kinh nghiệm của HS 1 1 1 3 Các b ướ c th ự c hi ệ n c ủ a PPDH theo nhóm Phương pháp dạy học theo nhóm gồm có 3 bước thực hiện như sau: Bước 1: Chuẩn bị: - Xác định nội dung thảo luận, dự kiến đáp án và khả năng thảo luận của học sinh - Chuẩn bị phương tiện cần cho hoạt động nhóm Bước 2: Tiến hành: 10 - GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ, giới hạn thời gian và phát phiếu thảo luận - Nêu vấn đề, hướng dẫn HS làm việc - GV theo dõi các nhóm Bước 3: Trình bày kết quả, tổng kết - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả - GV nhận xét, tổng kết và kết luận 1 1 1 4 M ộ t s ố yêu c ầ u s ư ph ạ m khi t ổ ch ứ c cho h ọ c sinh h ọ c theo nhóm - Vấn đề thảo luận phải thiết thực, vừa sức và gắn với chủ đề bài học, gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh - Tổ chức nhóm phù hợp, số lượng học sinh trong cần đảm bảo tính đồng đều, không nên quá đông sẽ dễ gây mất trật tự trong quá trình làm việc nhóm - Tránh hình thức, sử dụng các kĩ thuật chia nhóm - Tạo không khí lớp học thoải mái, thân thiện nhưng nghiêm túc để các em cảm thấy hứng thú hơn mà không tỏ vẻ nhàm chán trong quá trình học tập - Tạo cho HS có điều kiện bày tỏ ý kiến, cần động viên kịp thời, tạo không khí lớp học thi đua Tránh gây ra tâm lí căng thẳng giả tạo hoặc đùa cợt - Khi học sinh tham gia làm việc nhóm, GV nên quan sát, giúp đỡ, động viên, khen ngợi, kịp thời khích lệ các em thi đua lành mạnh 1 1 1 5 M ộ t s ố v ấ n đề liên quan khi t ổ ch ứ c d ạ y h ọ c theo nhóm  Cách thành lập nhóm [5, Tr 6] Việc phân chia nhóm thường dựa trên: - Số lượng học sinh trong lớp - Nội dung của bài học - Đặc điểm của HS  Cách chia nhóm [5, Tr 6] Tùy thuộc vào tính chất và nội dung của bài học, chúng ta có thể chia nhóm như sau: a) Nhóm ngẫu nhiên: GV chia nhóm một cách ngẫu nhiên, có thể dựa theo: - Chia nhóm theo biểu tượng 11 - Ghép hình, đếm số, tháng sinh nhật,… - Đặc điểm bên ngoài b) Nhóm chủ định: GV chủ động đưa ra yêu cầu theo đối tượng HS, nắm bắt được trình độ từng HS (chia nhóm khá, trung bình, yếu,…) Với kiểu chia này thì ta thường áp dụng các cách chia như sau: - Theo giới, dân tộc - Theo sở thích - Theo chuyên môn sâu - Theo trình độ: khác nhau hoặc tương đồng (đa dạng hoặc đồng nhất)  Số lượng học sinh trong nhóm [5, Tr 6] - Nhóm nhỏ: 2 HS - Nhóm vừa: 3 - 4 HS - Nhóm lớn: 5 - 6 HS  Thời gian làm việc nhóm [5, Tr 8] - Thông thường nhóm thường được duy trì sao cho đủ thời gian để các thành viên hiểu nhau và có được các kỹ năng cần thiết - Thời gian làm việc nhóm không nên quá lâu gây ra sự nhàm chán, tình trạng trì trệ, thiếu năng động, dựa dẫm vào nhau  Các hoạt động chủ yếu [11, Tr 294] - Hoạt động chủ yếu theo sự hướng dẫn của giáo viên, các nhóm trưởng tổ chức hoạt động, phân công lao động, thực hành, luyện tập về vệ sinh và an toàn lao động Thảo luận nhóm để tìm cách giải quyết từng vấn đề của nhiệm vụ được giao - Nên phối hợp tổ chức học nhóm với học cá nhân  Một số điều kiện khi tổ chức cho học sinh học theo nhóm [11, Tr 294] - Nên có bàn học sinh thích hợp với cách sắp xếp chỗ ngồi để học nhóm, phòng học đủ rộng - Mỗi học sinh có đủ đồ dùng học tập, tài liệu, dụng cụ cần thiết để thực hiện công việc mà nhóm phân công - Giáo viên chuẩn bị sẵn phiếu giao việc và thường xuyên liên hệ với các nhóm trưởng để giúp các hoạt động học tập có kết quả 12 1 1 2 T ầ m quan tr ọ ng c ủ a ph ươ ng pháp d ạ y h ọ c theo nhóm trong môn K ỹ thu ậ t ở Ti ể u h ọ c Phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật có vai trò rất quan trọng đối với HS Vì đây là phương dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS Chúng ta đều biết mỗi phương pháp dạy học đều có một lợi thế nhất định Việc dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật cho phép học sinh có nhiều cơ hội hơn để diễn đạt và khám phá ý tưởng của mình, mở rộng suy nghĩ, rèn luyện kĩ năng phát triển ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp HS phát huy được vai trò trách nhiệm cá nhân vừa có cơ hội để học tập qua cách làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm Như vậy, tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm trong môn Kỹ thuật chính là đã tạo điều kiện cho tất cả HS tham gia vào bài học một cách chủ động và tạo được môi trường thuận lợi giúp HS hình thành tính cách và phát triển kĩ năng sống Phương pháp dạy học theo nhóm còn góp phần giúp HS phát triển kỹ năng hợp tác và các kỹ năng xã hội; tác động đến ý thức của học sinh; tạo tâm lý thoải mái cho học sinh; phát triển tư duy sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề; tạo được lớp học sôi động hơn Ngoài những tác động về mặt nhận thức, dạy học hợp tác theo nhóm còn tác động cả về quan niệm xã hội như: - Cải thiện quan niệm xã hội giữa các cá nhân - Tôn trọng các giá trị dân chủ - Có tác dụng giảm lo âu, sợ thất bại 1 1 3 Đặ c đ i ể m tâm sinh lí c ủ a h ọ c sinh l ớ p 4, 5 1 1 3 1 Đặ c đ i ể m tâm lí c ủ a h ọ c sinh l ớ p 4, 5 - Cảm xúc: Các cơ quan cảm giác (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác) đang phát triển và trong quá trình hoàn thiện - Tri giác: Tri giác của học sinh mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định Do đó, các em phân biệt các đối tượng còn chưa chính xác, dễ mắc sai lầm, có khi còn lẫn lộn Theo nhà tâm lý học V A Cruchetxki thì những bức tranh có màu sắc sặc sỡ trong sách có ảnh hưởng không tốt đến sự học 13 tập kỹ xảo đọc, làm chậm tốc độ đọc Vì vậy, các trực quan, cái rực rỡ, cái sinh động được các em tri giác tốt hơn, dễ gây ấn tượng tích cực cho chúng [4,Tr 92] Ở học sinh lớp 4, 5, tri giác của các em bắt đầu mang tính cảm xúc, trẻ thích quan sát các sự vật, hiện tượng có màu sắc rực rỡ Tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng – tri giác có chủ định - Tư duy: Tư duy của trẻ em mới đến trường là tư duy cụ thể, mang tính hình thức bằng cách dựa vào những đặc điểm trực quan của những đối tượng và hiện tượng cụ thể Nhà tâm lý học nổi tiếng J Piagiê (Thụy Sĩ) cho rằng tư duy của trẻ từ 7 đến 10 tuổi về cơ bản còn ở giai đoạn những thao tác cụ thể, trên cơ sở đó có thể diễn ra quá trình hệ thống hóa các thuộc tính, tài liệu trong kinh nghiệm trực quan [4, Tr 98] Từ đó, ta thấy được tư duy của trẻ tiểu học thường mang đậm màu sắc cảm xúc, tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế Ở lớp 4, 5 thì tư duy cụ thể dần chuyển sang tư duy trừu tượng, khái quát Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi Các em đã bắt đầu khái quát hóa lí luận Tuy nhiên, hoạt động phân tích và tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh - Tưởng tượng: Ở học sinh tiểu học trí tưởng tượng phát triển phong phú hơn so với mầm non do có bộ não phát triển và kinh nghiệm dày dặn Học sinh lớp 4, 5 tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ học sinh có thể tái tạo hình ảnh mới Tưởng tượng tái tạo sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu có khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh, Đặc biệt tưởng tượng bị chi phối mạnh mẽ bởi xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh sự vật, hiện tượng gắn liền với rung động tình cảm của các em Vì vậy trong dạy học giáo viên cần phát triển tư duy, tưởng tượng cho học sinh bằng cách biến những cây hỏi “khô khan” thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt động thảo luận nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lí tính của mình một cách toàn diện - Chú ý: Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, chú ý có chủ định của các em còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý một cách có ý chí cũng còn hạn chế Ở học sinh các lớp cuối bậc học chú ý có chủ định được phát triển và duy trì Sự chú ý của 14 học sinh càng trở nên mạnh mẽ khi giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học đẹp, mới lạ, ít gặp, gợi cho các em cảm xúc tích cực trong học tập Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng dạy học như tranh ảnh, hình vẽ, biểu đồ, mô hình vật thật, … là điều kiện quan trọng để thu hút sự chú ý của học sinh Như vậy, nhu cầu, hứng thú có thể kích thích và duy trì được sự chú ý của trẻ là cách tổ chức giờ học của giáo viên sao cho thật hấp dẫn và lôi cuốn [4, Tr 93] - Trí nhớ: Ở lứa tuổi này, ghi nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn ghi nhớ bằng ngôn ngữ - logic, ghi nhớ có ý nghĩ và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường Đến độ tuổi lớp 4, 5 thì ghi nhớ có chủ định đã phát triển, tuy nhiên các em chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết sử dụng sơ đồ logic và dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết xây dựng dàn ý tài liệu cần ghi nhớ dẫn đến hiệu quả ghi nhớ có chủ định chưa cao và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ tích cực tập trung của học sinh, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tình cảm, hứng thú học tập Vì vậy, để học sinh ghi nhớ tốt giáo viên cần tạo cho các em một tâm thế để ghi nhớ, chỉ cho các em đâu là điểm chính, điểm quan trọng của bài học cần ghi nhớ, tránh tình trạng các em nhớ một cách máy móc,… [4, Tr 96] - Ý chí: Các em có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy nhưng năng lực chú ý còn chưa bền vững, chưa trở thành nét tính cách của học sinh, việc thực hiện hành vi còn phụ thuộc vào hứng thú nhất thời của các em Ý chí kém bền, dễ nản lòng khi gặp phải khó khăn trở ngại - Tình cảm: tình cảm HS tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn với các sự vật, hiện tượng sinh động rực rỡ… Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc trẻ con còn non nớt, trẻ dễ xúc động và dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc và cũng nhnah cười, rất hồn nhiên vô tư… Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững và dễ thay đổi - Nhân cách: Nhân cách của trẻ lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng, nhân cách của 15 các em còn mang tính tiềm ẩn, nhưng năng lực tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ nét Nếu nó được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển, đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hoàn thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều Với HS tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình 1 1 3 2 Đặ c đ i ể m sinh lí c ủ a h ọ c sinh l ớ p 4, 5 - Hệ xương còn nhiều xụn, xương sống, xương chân, xương tay,… đang trong thời kì phát triển nên dễ bị cong vẹo Vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho các em ngồi học đúng tư thế, chơi các trò chơi lành mạnh an toàn, làm những việc vừa sức - Hệ cơ phát triển mạnh nên các em rất thích chơi các trò chơi vận động, chạy nhảy, làm những công việc phù hợp với lứa tuổi - Thần kinh cấp cao đang hoàn thiện và phát triển, do vậy tư duy chuyển dần từ tư duy trực quan hành động sang tư duy hình tượng - Ở trẻ đã hình thành một số hệ thống miễn dịch nhưng còn yếu, khả năng đề kháng của cơ thể chưa cao, dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm Vì vậy trong quá trình dạy học cần rèn cho học sinh thói quen tập thể dục thể thao, một số kĩ năng phòng chống bệnh truyền nhiễm, kĩ năng bảo vệ sức khỏe 1 2 Cơ sở thực tiễn 1 2 1 Gi ớ i thi ệ u khái quát v ề tr ườ ng Trường tiểu học Kim Đồng được thành lập trước năm 1975 Từ đó đến nay qua nhiều lần chia tách và chuyển địa điểm, hiện nay trường đóng địa điểm tại khối phố 3, phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (đường Tiểu La – P An Mỹ - TP Tam kỳ - Quảng Nam) Trường nằm trên địa bàn phường An Mỹ, ngay vị trí trung tâm thành phố Tam Kỳ, phía Đông giáp phường Phước Hòa, phía Nam giáp phường An Xuân, phía Tây giáp phường Trường Xuân, phía Bắc giáp phường Tân Thạnh Nhà trường có cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học đầy đủ: Trường có một khuôn viên riêng biệt, tổng diện tích 6500 Có 3 dãy phòng riêng biệt gồm 46 16 phòng trong đó: 30 phòng dành cho học sinh bán trú, 7 phòng làm việc, phòng Đội, phòng nhạc, phòng mĩ thuật, phòng nghe nhìn, y tế, thư viện, thiết bị, phòng đọc, bếp ăn, 2 phòng Tin (30 máy) Phục vụ quản lí, văn phòng, thư viện, tổng phụ trách, y tế có 8 máy vi tính Năm học 2016 – 2017 trường có 30 lớp học với 978 học sinh Tổng số cán bộ - GV - Nhân viên trong nhà trường là 75 người 1 2 2 Kh ả o sát th ự c tr ạ ng c ủ a vi ệ c v ậ n d ụ ng ph ươ ng pháp d ạ y h ọ c theo nhóm trong môn K ỹ thu ậ t ở tr ườ ng ti ể u h ọ c Kim Đồ ng thành ph ố Tam K ỳ , t ỉ nh Qu ả ng Nam 1 2 2 1 M ụ c đ ích kh ả o sát Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học môn Kỹ thuật lớp 4, 5 Qua đó có thể biết được quá trình sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm của giáo viên và mức độ hứng thú của học sinh khi sử dụng phương pháp này trong dạy học môn Kỹ thuật Từ đó đề xuất quy trình vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm và thiết kế kế hoạch bài dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học 1 2 2 2 Đố i t ượ ng kh ả o sát Trong phạm vi của đề tài, đối tượng mà chúng tôi điều tra là 7 giáo viên chủ nhiệm khối lớp 4 và 6 giáo viên chủ nhiệm khối lớp 5 Cùng với 62 học sinh lớp 5/4 và lớp 4/5 của trường tiểu học Kim Đồng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Các giáo viên mà chúng tôi điều tra đều đạt chuẩn và trên chuẩn, họ đều tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, Đại học sư phạm hệ chính quy, tại chức hoặc từ xa Hầu hết các giáo viên đều có thâm niên giảng dạy từ 10 năm trở lên Do đó kinh nghiệm của họ trong việc tổ chức dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật là rất thiết thực đối với đề tài của chúng tôi 1 2 2 3 N ộ i dung kh ả o sát - Điều tra mức độ vận dụng PPDH theo nhóm trong môn Kỹ thuật lớp 4, 5 - Các hoạt động vận dụng PPDH theo nhóm trong môn Kỹ thuật lớp 4, 5 - Nhận thức của GV về tầm quan trọng của PPDH theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở lớp 4, 5 17 - Tác dụng của PPDH theo nhóm trong môn Kỹ thuật - Tìm hiểu những khó khăn của GV trong việc sử dụng PPDH theo nhóm trong môn Kỹ thuật lớp 4, 5 - Tìm hiểu hứng thú học tập của HS khi tham gia làm việc theo nhóm trong quá trình học môn Kỹ thuật ở lớp 4, 5 - Tìm hiểu về mức độ nhiệm vụ mà GV giao cho HS khi tham gia làm việc nhóm trong môn Kỹ thuật - Tìm hiểu nhận thức của HS khi tham gia làm việc nhóm trong quá trình học môn Kỹ thuật ở lớp 4,5 1 2 2 4 Ph ươ ng pháp kh ả o sát Nhằm đạt được mục đích khảo sát đã đề ra, chúng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp sau: - Phiếu điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra với những nội dung đã được soạn thảo trên địa bàn đã nêu trên với tổng số phiếu phát ra là 75 phiếu (13 phiếu hỏi ý kiến của giáo viên và 62 phiếu điều tra học sinh) và tổng số phiếu thu lại là 75 phiếu - Quan sát: Cùng với phiếu điều tra chúng tôi tiến hành quan sát một số giờ dạy của giáo viên để đảm bảo tính chính xác và khách quan cho kết quả điều tra - Đàm thoại: Chúng tôi đã trò chuyện trực tiếp một số giáo viên khối lớp 4, 5 để tìm hiểu rõ hơn về việc tổ chức dạy học theo nhóm cho học sinh lớp 4, 5 hiện nay và rút ra được những kinh nghiệm quý báu, cần thiết cho việc vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở Tiểu học - Thống kê toán học để phân tích số liệu, tổng hợp báo cáo 1 2 2 5 K ế t qu ả kh ả o sát Qua quá trình điều tra thực trạng bằng phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn GV chúng tôi đã thu được kết quả sau: * Nội dung 1: Tìm hiểu mức độ hứng thú của học sinh khi học môn Kỹ thuật có vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm Câu hỏi 5: Trong quá trình học môn Kỹ thuật em có thích được làm việc nhóm không? (Phụ lục 1) 18 Bảng 1 1 Mức độ hứng thú của học sinh khi học môn Kỹ thuật có vận dụng PPDH theo nhóm ở lớp 4, 5 Mức độ Số lượng Tỉ lệ Rất thích 19 30,6% Thích 30 48,4% Bình thường 11 17,8% Không thích 2 3,2% Từ bảng số liệu về sự hứng thú của học sinh trong giờ học môn Kỹ thuật có vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm ta có thể biểu thị ở biểu đồ sau: 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Rất thích Thích Bình Thường Không thích Biểu đồ 1 1 Mức độ hứng thú của học sinh khi học môn Kỹ thuật có vận dụng PPDH theo nhóm ở lớp 4, 5 Nh ậ n xét: Qua biểu đồ, chúng ta thấy được phần đông học sinh rất có hứng thú khi tham gia làm việc nhóm trong quá trình học môn Kỹ thuật, có đến 79% các em rất thích và thích học môn Kỹ thuật Chỉ có 21%, một số rất ít các em là cảm thấy giờ học bình thường và không thích tham gia vào quá trình làm việc nhóm trong môn học này vì các em vẫn chưa thực sự cảm thấy hứng thú và lôi cuốn muốn tìm hiểu vấn đề được giao Vì vậy, khi sử dụng PPDH theo nhóm người GV phải vận dụng một cách thích hợp, tạo điều kiện cho HS phát huy khả năng của bản thân, tạo ra giờ học lôi cuốn, hấp dẫn các em cùng tham gia vào quá trình làm việc nhóm 19 *Nội dung 2: Tìm hiểu về mức độ nhiệm vụ mà GV giao cho HS khi tham gia làm việc nhóm trong môn Kỹ thuật Câu hỏi 7: Khi làm việc nhóm trong môn Kỹ thuật nhiệm vụ mà GV giao cho em thường như thế nào? (Phụ lục 1) Bảng 1 2 Tìm hiểu về mức độ nhiệm vụ mà GV giao cho HS khi tham gia làm việc nhóm trong môn Kỹ thuật ở lớp 4, 5 Mức độ Số lượng Tỉ lệ Rất khó 9 14,5% Khó 32 51,6% Bình thường 19 30,7% Dễ 2 3,2% Từ bảng số liệu về mức độ nhiệm vụ mà GV giao cho HS khi tham gia làm việc nhóm trong môn Kỹ thuật ở lớp 4, 5 được biểu thị ở biểu đồ sau: 0 10 20 30 40 50 60 Rất khó Khó Bình Thường Dễ Biểu đồ 1 2 Mức độ nhiệm vụ mà GV giao cho HS khi tham gia làm việc nhóm trong môn Kỹ thuật ở lớp 4, 5 Nh ậ n xét: Qua thực tế điều tra được biểu thị bằng biểu đồ, ta thấy có: 9 HS đánh giá nhiệm vụ của GV giao cho là rất khó (chiếm 14,5%), có 32 HS tương ứng với 51,6% đánh giá nhiệm vụ của GV giao cho là khó, có 19 HS tương ứng với 30,7% đánh giá nhiệm vụ của GV giao cho là bình thường và chỉ có 2 HS chiếm 3,2% là đánh giá nhiệm vụ của GV giao cho là dễ Như vậy, người GV khi tổ chức cho HS tham gia làm việc nhóm thì nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là 20 nhiệm vụ giao cho phải phù hợp với các em, đòi hỏi các em phải có hứng thú với nhiệm vụ đó cũng như phải tự mình suy nghĩ, tìm tòi cũng như tham gia trao đổi với các bạn trong nhóm để có thể giải quyết được nhiệm vụ mà GV giao cho * Nội dung 3: Nhận thức của HS khi tham gia vào quá trình làm việc nhóm trong môn Kỹ thuật Câu hỏi 8: Khi tham gia vào quá trình làm việc nhóm trong môn Kỹ thuật các em thường làm gì? (Phụ lục 1) Bảng 1 3 Nhận thức của HS khi tham gia vào quá trình làm việc nhóm trong môn Kỹ thuật lớp 4, 5 Nội dung Số lượng Tỉ lệ Ngồi chơi, không tham gia vào quá trình làm việc nhóm 3 4,8% Hăng hái, tích cực tham gia vào quá trình làm việc nhóm 54 87,1% Chỉ làm xong nhiệm vụ của bản thân, không quan tâm đến công việc chung của cả nhóm 5 8,1% Từ bảng số liệu về nhận thức của HS khi tham gia vào quá trình làm việc nhóm trong môn Kỹ thuật có thể biểu thị ở biểu đồ sau: Ngồi chơi, không tham gia vào quá trình làm vệc nhóm Hăng hái, tích cực tham gia vào quá trình làm việc nhóm Chỉ làm xong nhiệm vụ của bản thân, không quan tâm đến công việc chung của cả nhóm Biểu đồ 1 3 Nhận thức của HS khi tham gia vào quá trình làm việc nhóm trong môn Kỹ thuật lớp 4, 5 87,1% 8,1% 4,8% 21 Nh ậ n xét: Từ kết quả trên, ta thấy: Khi GV giao nhiệm vụ cho các HS làm việc nhóm thì hầu hết các em đều hăng hái, tích cực tham gia vào quá trình làm việc nhóm chiếm đến 87,1% Còn lại chỉ có 12,9% là các em ngồi chơi, không tham gia làm việc nhóm hay chỉ làm xong việc của bản thân mà không hề quan tâm đến công việc chung của cả nhóm * Nội dung 4: Tìm hiểu mức độ vận dụng PPDH theo nhóm trong dạy học môn Kỹ thuật lớp 4, 5 Câu hỏi 6: Thầy (Cô) có thường hay sử dụng PPDH theo nhóm trong quá trình dạy học môn Kỹ thuật không? (Phụ lục 2) Bảng 1 4 Mức độ vận dụng PPDH theo nhóm trong dạy học môn Kỹ thuật lớp 4,5 Mức độ Số lượng Tỉ lệ Thường xuyên 7 53,8% Bình thường 5 38,5% Hiếm khi 1 7,7% Không bao giờ 0 0% Từ bảng số liệu về mức độ vận dụng PPDH theo nhóm trong môn Kỹ thuật lớp 4, 5 được biểu thị ở biểu đồ sau: 0 10 20 30 40 50 60 Thường xuyên Bình thường Hiếm khi Không bao giờ Biểu đồ 1 4 Mức độ vận dụng PPDH theo nhóm trong dạy học môn Kỹ thuật lớp 4,5 22 Nh ậ n xét: Từ kết quả thu được, ta thấy hầu hết GV thường xuyên sử dụng PPDH theo nhóm trong môn Kỹ thuật có 7 trong số 13 GV sử dụng chiếm 53,8% Ngoài ra không có GV nào không vận dụng PP này và chỉ có 1 GV chiếm 7,7% là hiếm khi sử dụng PP này trong môn Kỹ thuật * Nội dung 5: Các hoạt động vận dụng PPDH theo nhóm vào môn Kỹ thuật lớp 4, 5 Câu hỏi 9: Trong quá trình dạy học môn Kỹ thuật thầy( cô) thường vận dụng PPDH theo nhóm vào hoạt động nào? (Phụ lục 2) Bảng 1 5 Các hoạt động vận dụng PPDH theo nhóm vào môn Kỹ thuật lớp 4, 5 Hoạt động Số lượng Tỉ lệ Giới thiệu bài mới 0 0% Hình thành kiến thức mới 4 30,8% Bài tập thực hành 9 69,2% Từ bảng số liệu về việc vận dụng PPDH theo nhóm vào hoạt động nào của môn Kỹ thuật ta có thể biểu thị ở biểu đồ sau: Giới thiệu bài mới Hình thành kiến thức mới Bài tập thực hành Biểu đồ 1 5 Các hoạt động vận dụng PPDH theo nhóm vào môn Kỹ thuật lớp 4,5 Nh ậ n xét: Trong quá trình dạy học tùy vào từng phần, từng nội dung mà người GV có thể lựa chọn và vận dụng PP dạy học một cách phù hợp nhất nhằm đạt hiệu quả cao Qua biểu đồ trên ta có thể thấy PPDH theo nhóm được vận dụng thường xuyên ở các hoạt động trong quá trình dạy học ngoại trừ phần giới thiệu bài GV sử dụng các tranh ảnh, tình huống hoặc lời nói để dẫn dắt, giới thiệu bài học Trong phần hình thành kiến thức mới có 4 GV sử dụng PPTCDH theo 69, 2% 30, 8% 23 nhóm để giúp học sinh nắm kiến thức của bài học chiếm 30,8% Còn lại có 9 trong số 13 GV chiếm 69,2% sử dụng phương pháp này ở phần bài tập thực hành nhằm giúp HS có thể tham gia thảo luận với các bạn trong nhóm, đưa ra những ý kiến của bản thân, cũng như lắng nghe ý kiến của các bạn trong nhóm từ đó tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh, có thẩm mĩ và đạt yêu cầu của GV Tại hai thời điểm này, việc vận dụng PP sẽ là phù hợp nhất vì phương pháp này sẽ giúp cho HS tự mình tìm tòi ra tri thức mới từ đó sẽ giúp các em hiểu rõ hơn nội dung bài học và sẽ nhớ lâu hơn * Nội dung 6: Mức độ nhận thức của GV về tầm quan trọng của PPTCDH theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở lớp 4, 5 Câu hỏi 2: Theo thầy (cô) việc sử dụng PPDH theo nhóm trong môn Kỹ thuật có quan trọng không? (Phụ lục 2) Bảng 1 6 Mức độ nhận thức của GV về tầm quan trọng của PPDH theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở lớp 4, 5 Mức độ Số lượng Tỉ số Rất quan trọng 3 23,1% Quan trọng 10 76,9% Không quan trọng 0 0% Từ bảng số liệu về mức độ nhận thức của GV về tầm quan trọng của PPDH theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở lớp 4, 5 có thể được biểu thị bằng biểu đồ sau: 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Biểu đồ 1 6 Mức độ nhận thức của GV về tầm quan trọng của PPDH theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở lớp 4, 5 24 Nh ậ n xét: Hầu hết các GV đều nhận thức đúng về tầm quan trọng của PPDH theo nhóm trong môn Kỹ thuật Không có GV nào trong tổng số 13 GV nhận định rằng PP này không quan trọng, có 3 GV chiếm 23,1% nhận thức PPDH theo nhóm là rất quan trọng và có đến 10 GV chiếm 76,9% nhận thức của GV là PP này là quan trọng trong dạy học môn Kỹ thuật * Nội dung 7: Tác dụng của PPDH theo nhóm trong môn Kỹ thuật Câu hỏi 3: Theo thầy (cô) việc vận dụng PPDH theo nhóm trong dạy học môn Kỹ thuật có tác dụng như thế nào? (Phụ lục 2) Bảng 1 7 Tác dụng của PPDH theo nhóm trong môn Kỹ thuật Tác dụng của PPDH theo nhóm trong môn Kỹ thuật Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt SL TL SL TL SL TL SL TL Tạo không khí lớp học sôi nổi, vui vẻ 5 38,5% 8 61,5% 0 0% 0 0% Học sinh hiểu bài và nắm được kiến thức sâu hơn 4 30,8% 7 53,8% 2 15,4% 0 0% Rèn cho HS kỹ năng làm việc nhóm, biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe ý kiến của các bạn khác 5 38,4% 7 53,8% 1 7,8% 0 0% Phát triển tư duy, sự sáng tạo cho HS 5 38,5 5 38,5 3 23% 0 0% Rèn cho các em kỹ năng giải quyết vấn đề 2 15,4% 6 46,1% 5 38,5% 0 0% Nh ậ n xét: Như vậy, từ các số liệu ở bảng trên ta thấy, khi vận dụng PPDH theo nhóm trong dạy học môn Kỹ thuật có rất nhiều tác dụng Hầu hết, tất cả GV đều cho rằng khi vận dụng phương pháp này làm cho không khí lớp học sôi nổi, vui vẻ chiếm 100% ở mức độ tốt và rất tốt Và việc sử dụng PPDH theo nhóm có 25 tác dụng giúp HS hiểu bài và nắm được kiến thức sâu hơn hay không cụ thể như sau: có 4 GV (chiếm 30,8%) ở mức độ rất tốt, 7 GV (chiếm 53,8%) ở mức độ tốt và 2 GV (chiếm 15,4%) ở mức độ bình thường và không có GV nào đánh giá PPDH theo nhóm là không có tác dụng trong việc này Việc vận dụng PP này còn rèn cho HS kỹ năng làm việc nhóm, biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe ý kiến của các bạn khác, qua điều tra thì các GV đều đồng tình với ý kiến này, có 5 trong tổng số 13 GV (chiếm 30,8%) ở mức độ rất tốt, 7 GV (chiếm 53,8%) ở mức độ tốt, 2 GV (chiếm 15,4%) ở mức độ bình thường Tác dụng phát triển được tư duy, sáng tạo của HS có 3 trong tổng số 13 GV (chiếm 23%) đánh giá ở mức độ bình thường, 10 GV (chiếm 77%) đánh giá ở mức độ tốt và rất tốt Qua quá trình tìm hiểu thì PP này còn rèn cho các em kỹ năng giải quyết vấn đề có đến 6 GV (chiếm 46,1%) đánh giá ở mức độ tốt, 2 GV (chiếm 15,4%) đánh giá ở mức độ rất tốt và 5 GV (chiếm 38,5%) đánh giá ở mức độ bình thường Như vậy, ta thấy phần lớn các giáo viên đều đã nhận thức được đầy đủ và chính xác nhất các tác dụng vủa PP này trong việc dạy học môn Kỹ thuật ở Tiểu học * Nội dung 8: Tìm hiểu những khó khăn của GV trong việc sử dụng PPDH theo nhóm trong môn Kỹ thuật lớp 4, 5 Câu hỏi 10: Xin thầy (cô) cho biết những khó khăn mà bản thân gặp phải khi vận dụng PPDH theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở Tiểu học? (Phụ lục 2) Bảng 1 8 Những khó khăn của GV trong việc sử dụng PPDH theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở lớp 4, 5 Những khó khăn mà GV gặp phải Số lượng Tỉ lệ Học sinh không có hứng thú về vấn đề được giao 1 7,7% Học sinh ồn ào, mất trật tự, khó quản lí được lớp học 13 100% Hạn chế về thời gian, không gian 6 46,2% Thiếu phương tiện, kĩ thuật dạy học 0 0% Khó đánh giá được mức độ của từng học sinh 3 23,1% Ý kiến khác 4 30,8% 26 Nh ậ n xét: Qua bảng số liệu trên, ta thấy, khi vận dụng PPDH theo nhóm trong dạy học môn Kỹ thuật người GV cũng gặp không ít khó khăn, trong đó việc HS ồn ào, gây mất trật tự, khó quản lí được lớp học là khó khăn lớn nhất chiếm đến 100% tương đương với 13 GV Những hạn chế về thời gia, cũng như không gian lớp học cũng là một khó khăn lớn trong việc tổ chức PP này chiếm đến 46,2% tương đương với 6 GV Về phương tiện, cũng như kĩ thuật dạy học nhà trường đã đáp ứng gần như hiệu quả khi GV sử dụng PP này trong dạy học Và có 3 GV chiếm 23,1% đồng ý gặp khó khăn trong việc sử dụng PPDH theo nhóm khó có thể đánh giá được mức độ của từng cá nhân, nhiều HS lại không tham gia mà ỷ lại vào các bạn trong nhóm và có 4 GV chiếm 30,8% có ý kiến khác trong việc sử dụng PP này 1 2 2 6 K ế t lu ậ n v ề k ế t qu ả đ i ề u tra Bằng các PP dùng phiếu điều tra, quan sát thực tế, trao đổi ý kiến, thống kê toán học mà chúng tôi đã thu được kết quả như sau: Về cơ bản, hầu hết tất cả GV đều cho rằng việc vận dụng PPDH theo nhóm trong dạy học môn Kỹ thuật là rất quan trọng Điều này cho thấy rằng giáo viên tiểu học đã nhận thức đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của PPDH theo nhóm và vận dụng PP này vào quá trình dạy học môn Kỹ thuật lớp 4, 5 một cách thích hợp Bên cạnh đó, đa số HS cũng rất có ý thức tích cực tham gia vào quá trình làm việc nhóm Tuy nhiên, việc vận dụng PPDH theo nhóm trong môn Kỹ thuật lớp 4, 5 còn gặp rất nhiều khó khăn Qua điều tra thực trạng, ta thấy: Một số GV vận dụng PPDH theo nhóm nhưng cách tổ chức chưa khoa học, các nhiệm vụ GV giao cho các em chưa phù hợp, chưa khơi gợi được sự ham muốn tìm tòi, sáng tạo, tích cực của học sinh Vì thế còn một bộ phận nhỏ HS chưa cảm thấy hứng thú và hiệu quả tiếp thu bài học chưa cao Ngoài ra, do thời gian còn hạn chế, không gian lớp học còn eo hẹp nên việc tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm dễ gây ra ồn ào, mất trật tự cũng như khó có thể đánh giá được năng lực của từng học sinh Vì vậy, để vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật nói riêng và các một học khác nói chung một cách phù hợp, hiệu quả nhất đòi hỏi người GV phải biết khai thác và phát huy những thuận lợi đồng thời phải biết dần khắc phục những khó khăn trong quá trình vận dụng PP này 27 * Tiểu kết chương 1 Thông qua việc tìm hiểu về cơ sở lý luận của đề tài chúng tôi nắm rõ được một số vấn đề cơ bản về PPDH theo nhóm và đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 4, 5 Qua điều tra thực trạng vận dụng phương pháp này tại trường tiểu học Kim Đồng trên địa bàn thành phố Tam Kỳ Từ đó, rút ra được tầm quan trọng của PPDH theo nhóm cũng như những khó khăn gặp phải khi vận dụng PPDH theo nhóm Những vấn đề được chúng tôi tìm hiểu và nêu ra ở chương 1 là cơ sở để vận dụng PPDH theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở Tiểu học 28 CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG MÔN KỸ THUẬT Ở TIỂU HỌC 2 1 Cơ sở vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong môn Kỹ thuật ở Tiểu học 2 1 1 D ự a vào m ụ c tiêu, n ộ i dung ch ươ ng trình môn K ỹ thu ậ t 2 1 1 1 D ự a vào m ụ c tiêu môn K ỹ thu ậ t Để có thể vận dụng phương pháp dạy học vào quá trình dạy học môn Kỹ thuật một cách sao cho phù hợp nhất thì đòi hỏi người giáo viên cần phải định hướng được mục tiêu môn học cũng như là mục tiêu riêng của từng bài học cụ thể theo bộ chuẩn kiến thức, kĩ năng Mục tiêu bài học tuy không phải là phần trọng tâm của một quá trình lên lớp tuy nhiên nó là cái " đích" mà giáo viên và học sinh hướng đến sau một quá trình học tập và tìm hiểu Vì thế để có thể vận dụng được phương pháp dạy học theo nhóm vào quá trình dạy học môn Kỹ thuật người giáo viên cần phải xác định một cách chính xác, cụ thể và rõ ràng mục tiêu của bài học đó Trong môn Kỹ thuật thì mục tiêu chính là: - Giúp học sinh hiểu được các chi tiết cần thiết và tối thiểu về kĩ thuật cắt, khâu, và nấu ăn trong gia đình, kĩ thuật trồng cây, nuôi vật nuối trong gia đình và kĩ thuật lắp ghép mô hình Trên cơ sở đó, bước đầu các em làm quen với các lĩnh vực hoạt động dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp - Hình thành ở học sinh các kĩ năng lao động đơn giản: cắt, khâu và nấu ăn trong gia đình, kỹ thuật trồng cây, nuôi vật nuôi trong gia đình và sử dụng các dụng cụ thông thường - Bước đầu hình thành ở học sinh tư duy sáng t

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON - - NGUYỄN THỊ MỘNG TRINH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG MƠN KỸ THUẬT Ở TIỂU HỌC KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng năm 2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON - - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHĨM TRONG MƠN KỸ THUẬT Ở TIỂU HỌC Sinh viên thực NGUYỄN THỊ MỘNG TRINH MSSV: 2113010553 CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC KHÓA 2013 – 2017 Cán hướng dẫn Th.S VŨ THỊ HỒNG PHÚC MSCB: Quảng Nam, tháng năm 2017 Lời cảm ơn! Trong q trình thực đề tài này, tơi nhận nhiều quan tâm, giúp đỡ từ phía thầy cơ, gia đình, bạn bè Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến: * Th.S Vũ Thị Hồng Phúc, người tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi bước để tơi hồn thành khóa luận cách tốt * Ban giám hiệu quý thầy cô trường tiểu học Kim Đồng, địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam tạo điều kiện tận tình truyền đạt kiến thức q báu, dìu dắt giúp đỡ tơi hồn thành tốt nhiệm vụ thực tập khóa luận tốt nghiệp * Ban giám hiệu Trường Đại học Quảng Nam, Khoa Tiểu học - Mầm non tạo điều kiện cho tơi q trình thực tập sư phạm trường tiểu học Kim Đồng để hồn thành khóa luận tốt nghiệp * Gia đình tất bạn bè tơi, người động viên, giúp đỡ nhiều trình tơi hồn thành khóa luận Tam Kỳ, tháng 05 năm 2017 Tên người thực Nguyễn Thị Mộng Trinh BGDĐT DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐC GV Bộ Giáo dục Đào tạo GVCN Đối chứng HS Giáo viên PP Giáo viên chủ nhiệm PPDH Học sinh SL Phương pháp TL Phương pháp dạy học TN Số lượng Tỉ lệ Thực nghiệm DANH MỤC CÁC TÊN BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 1.1 Mức độ hứng thú học sinh học mơn Kỹ thuật 18 có vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm lớp 4, Bảng 1.2 Tìm hiểu mức độ nhiệm vụ mà giáo viên giao cho 19 học sinh tham gia làm việc nhóm mơn Kỹ thuật lớp 4, Bảng 1.3 Nhận thức học sinh tham gia vào trình 20 làm việc nhóm mơn Kỹ thuật lớp 4, Bảng 1.4 Mức độ vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm 21 dạy học môn Kỹ thuật lớp 4, 5 Bảng 1.5 Các hoạt động vận dụng PPDH theo nhóm mơn 22 Kỹ thuật lớp 4, Bảng 1.6 Mức độ nhận thức giáo viên tầm quan trọng 23 phương pháp dạy học theo nhóm mơn Kỹ thuật lớp 4, Bảng 1.7 Tác dụng phương pháp dạy học theo nhóm 24 mơn Kỹ thuật Bảng 1.8 Những khó khăn giáo viên việc sử dụng 25 phương pháp dạy học theo nhóm mơn Kỹ thuật lớp 4, Bảng 3.1 Mức độ hứng thú HS học môn Kỹ 54 thuật 10 Bảng 3.2 Kết xếp loại học tập HS 56 DANH MỤC CÁC TÊN BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 1.1 Mức độ hứng thú học sinh học mơn Kỹ 18 thuật có vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm lớp 4, Biểu đồ 1.2 Mức độ nhiệm vụ mà giáo viên giao cho học sinh 19 tham gia làm việc nhóm mơn Kỹ thuật lớp 4, Biểu đồ 1.3 Nhận thức học sinh tham gia vào trình 20 làm việc nhóm mơn Kỹ thuật lớp 4, Biểu đồ 1.4 Mức độ vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm 21 dạy học môn Kỹ thuật lớp 4, 5 Biểu đồ 1.5 Các hoạt động vận dụng phương pháp dạy học theo 22 nhóm mơn Kỹ thuật lớp 4, Biểu đồ 1.6 Mức độ nhận thức giáo viên tầm quan trọng 23 phương pháp dạy học theo nhóm mơn Kỹ thuật lớp 4, Biểu đồ 3.1 So sánh mức độ hứng thú học sinh tiết 55 học Biểu đồ 3.2 So sánh kết xếp loại học tập HS 56 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Lý chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3.2 Khách thể nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu 6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.3 Phương pháp thống kê số liệu toán học Đóng góp đề tài Lịch sử nghiên cứu Cấu trúc đề tài NỘI DUNG CHƯƠNG CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG MÔN KỸ THUẬT Ở TIỂU HỌC 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Khái quát phương pháp dạy học theo nhóm 1.1.2 Tầm quan trọng phương pháp dạy học theo nhóm mơn Kỹ thuật Tiểu học 12 1.1.3 Đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 4, 12 1.2 Cơ sở thực tiễn 15 1.2.1 Giới thiệu khái quát trường 15 1.2.2 Khảo sát thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm mơn Kỹ thuật trường tiểu học Kim Đồng thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 16 CHƯƠNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG MÔN KỸ THUẬT Ở TIỂU HỌC 28 2.1.Cơ sở vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm mơn Kỹ thuật Tiểu học 28 2.1.1.Dựa vào mục tiêu, nội dung chương trình mơn Kỹ thuật 28 2.1.2.Dựa vào đặc điểm tâm lý nhận thức học sinh lớp 4, 29 2.1.3.Dựa vào điều kiện thực tiễn 29 2.2.Khai thác nội dung chương trình lớp 4, sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm 30 2.3.Quy trình dạy học theo phương pháp dạy học theo nhóm môn Kỹ thuật31 2.4 Xây dựng kế hoạch dạy vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm môn Kỹ thuật 31 CHƯƠNG THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 52 3.1 Mô tả thực nghiệm 52 3.1.1 Mục tiêu thực nghiệm 52 3.1.2 Đối tượng thực nghiệm 52 3.1.3 Thời gian thực nghiệm 52 3.1.4 Phương pháp thực nghiệm 52 3.1.5 Nội dung thực nghiệm 53 3.2 Tổ chức thực nghiệm 53 3.3 Tiến hành thực nghiệm 53 3.4 Kết thực nghiệm 54 3.5 Một số kinh nghiệm rút sau thực nghiệm 57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60 Kết luận 60 Kiến nghị 61 2.1 Về phía nhà trường, nhà quản lí 61 2.2 Về phía giáo viên 61 2.3 Về phía học sinh 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Đổi phương pháp dạy học từ lâu Đảng Nhà nước quan tâm đặt xác định rõ văn kiện, nghị đề cập đến GD&ĐT Trong Nghị Trung ương khoá VII đề nhiệm vụ: “ Đổi phương pháp dạy học tất cấp học, bậc học”, phải “ khuyến khích tự học”, phải “ áp dụng phương pháp dạy học bồi dưỡng cho học sinh lực tư sáng tạo, lực tự giải vấn đề” Nghị Trung ương Khoá VIII tiếp tục khẳng định: “ phải đổi phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ chiều, rèn luyện thành nếp tư sáng tạo người học Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến phương tiện dạy học đại vào trình dạy học, đảm bảo điều kiện thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ” Gần là: Báo cáo trị BCH TW Đảng đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng lại nhấn mạnh: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy học Đổi chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tăng cường sở vật chất nhà trường, phát huy khả sáng tạo độc lập suy nghĩ học sinh ” Trong đó, giáo dục tiểu học cấp học tảng, cần quan tâm nhiều lứa tuổi bước vào cấp học đầu tiên, em bắt đầu làm quen với kiến thức mới, người nên cần phải trọng để em phát triển cách toàn diện Để làm điều này, việc đổi nội dung chương trình người giáo viên phải có phương pháp dạy học hợp lý, hiệu để em tiếp cận tri thức cách tốt Ở cấp Tiểu học, môn Kỹ thuật đóng vai trị quan trọng khơng so với mơn học chương trình Các kiến thức, kỹ môn Kỹ thuật Tiểu học có nhiều ứng dụng đời sống sinh hoạt ngày, giúp học sinh tập vận dụng kiến thức học vào đời sống thực tiễn, góp phần phát huy lực sáng tạo em Ngoài ra, mơn học cịn góp phần quan trọng việc phát triển tư kỹ thuật, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo Nó đóng góp vào việc hình thành phát triển phẩm chất người như: cần cù, cẩn thận, làm việc có kế hoạch, … Mơn Kỹ thuật lớp 4, mơn học có nội dung về: Kỹ thuật phục vụ; Kỹ thuật trồng rau hoa; Kỹ thuật lắp ghép mơ hình khí; Kỹ thuật nấu ăn Kỹ thuật chăn nuôi Với nội dung trên, việc lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp cho học hoạt động cần thiết thường xuyên người giáo viên Cùng nội dung học sinh học tập có hứng thú, tích cực hay khơng lại phần lớn phụ thuộc vào phương pháp dạy học người giáo viên Một cách phát huy hứng thú, tích cực, chủ động học sinh việc tổ chức cho học sinh học theo nhóm Bên cạnh đó, phương pháp dạy học theo nhóm cịn hình thành tinh thần tự giác, tính tự quản lý, ý thức trách nhiệm với công việc giao Ngoài ra, với Khoa học – Kỹ thuật ngày phát triển việc vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm mơn Kỹ thuật Tiểu học cần thiết Điều giúp cho em học sinh rụt rè, nhút nhát mạnh dạn, tự tin hơn, tham gia thảo luận đưa ý kiến hịa nhập với bạn khác lớp Đồng thời tổ chức cho em học theo nhóm tập trung mặt mạnh em bổ sung, hoàn thiện cho điểm yếu Mặc dù giáo viên trường Tiểu học tập huấn nhiều đổi phương pháp dạy học việc vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm cịn hạn chế Xuất phát từ lí tơi chọn đề tài “ Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm mơn Kỹ thuật Tiểu học ” Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lí luận thực tiễn việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhằm nâng cao chất lượng dạy học mơn Kỹ thuật trường Tiểu học Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Phương pháp dạy học theo nhóm mơn Kỹ thuật Tiểu học

Ngày đăng: 27/02/2024, 13:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN