1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÝ 11 NÂNG CAO - Full 10 điểm

62 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA – SINH -----  ----- TRẦN THỊ NGỌC THÚY VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÝ 11 NÂNG CAO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Qu ả ng Nam, tháng 5 n ă m 2015 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA – SINH -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÝ 11 NÂNG CAO Sinh viên thực hiện TRẦN THỊ NGỌC THÚY MSSV: 2111010252 CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM VẬT LÝ KHÓA: 2011 – 2015 Cán bộ hướng dẫn THS NGUYỄN THỊ VÂN SA MSCB: ………………… Qu ả ng Nam, tháng 5 n ă m 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ yêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa từng được ai công bố trước đây Qu ả ng Nam, ngày tháng n ă m 2015 Tác giả luận văn Trần Thị Ngọc Thúy ii LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn cô Th S Nguyễn Thị Vân Sa đã tận tình hướng dẫn cho em trong thời gian thực hiện luận văn Cô đã chỉ bảo cho em nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài Em xin cảm ơn Thầy Ngô Văn Công và các học sinh trường THPT Bắc Trà My đã giúp em trong việc tiến hành thực nghiệm sư phạm để hoàn thành nội dung bài làm luận văn Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy Cô đang giảng dạy tại khoa Lý – Hóa – Sinh của Trường Đại học Quảng Nam đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn này Sau cùng em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu xót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy Cô trường Đại học Quảng Nam Qu ả ng Nam, ngày tháng n ă m 2015 Tác giả luận văn Trần Thị Ngọc Thúy iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ TTC Tính tích cực PPDA Phương pháp dạy học theo dự án PPDH Phương pháp dạy học DH Dạy học HS Học sinh GV Giáo viên THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở ĐH,CĐ Đại học, Cao đẳng NC Nâng cao CHKQ Câu hỏi khái quát CHND Câu hỏi nội dung CHBH Câu hỏi bài học SGK Sách giáo khoa PP Phương pháp TNSP Thực nghiêm sư phạm iv BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ STT Bảng Tên bảng Trang 1 Bảng 1 1 Bảng so sánh phương pháp dạy học theo dự án và phương pháp dạy học theo truyền thống 21 2 Bảng 2 1 Phiếu đánh giá dự án 1 32 3 Bảng 2 2 Phiếu đánh giá dự án 2 33 4 Bảng 2 3 Phiếu đánh giá dự án 3 33 5 Bảng 2 4 Phiếu đánh giá cho các thành viên trong nhóm 33-34 6 Bảng 3 1 Bảng thống kê điểm số và phân bố tần suất của đề kiểm tra lớp thực nghiệm 47 7 Bảng 3 2 Bảng thống kê điểm số và phân bố tần suất của đề kiểm tra lớp đối chứng 47 8 Hình 1 1 Quy trình dạy học theo dự án 14 9 Hình 1 2 Quy trình dạy học theo dự án môn Vật lý 15 10 Hình 3 1 Đồ thị biểu diễn điểm số đề kiểm tra của HS 48 11 Hình 3 2 Đồ thị phân bố tần suất 48 v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ iv MỤC LỤC v Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1 1 Lý do chọn đề tài 1 1 2 Mục tiêu của đề tài 1 1 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1 1 4 Phương pháp nghiên cứu 2 1 5 Lịch sử nghiên cứu 2 1 6 Nhiệm vụ nghiên cứu 2 1 7 Đóng góp của đề tài 3 1 8 Cấu trúc đề tài 3 Phần 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO 4 DỰ ÁN 4 1 1 Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh 4 1 1 1 M ộ t s ố khái ni ệ m c ơ b ả n 4 1 1 2 Nh ữ ng bi ể u hi ệ n c ủ a tính tích c ự c nh ậ n th ứ c 4 1 1 3 Nhân t ố ả nh h ưở ng đế n tích c ự c hóa ho ạ t độ ng nh ậ n th ứ c 6 1 1 4 Bi ệ n pháp phát huy tích c ự c hóa ho ạ t độ ng nh ậ n th ứ c c ủ a h ọ c sinh 7 1 2 Dạy học theo dự án 8 1 2 1 Khái ni ệ m d ạ y h ọ c theo d ự án 8 1 2 2 M ụ c tiêu c ủ a d ạ y h ọ c theo d ự án 8 1 2 3 Đặ c đ i ể m c ủ a d ạ y h ọ c theo d ự án 8 vi 1 2 4 Ư u đ i ể m và nh ượ c đ i ể m c ủ a d ạ y h ọ c theo d ự án 10 1 2 4 1 Ư u đ i ể m 10 1 2 4 2 Nh ượ c đ i ể m 10 1 2 5 Các lo ạ i d ự án h ọ c t ậ p 10 1 2 6 Các giai đ o ạ n t ổ ch ứ c d ạ y h ọ c theo d ự án 11 1 2 7 Vai trò c ủ a giáo viên và h ọ c sinh trong d ạ y h ọ c d ự án 12 1 2 7 1 Vai trò c ủ a giáo viên trong d ự án: 12 1 2 7 2 Vai trò c ủ a h ọ c sinh trong d ự án: 13 1 2 8 Quy trình d ạ y h ọ c theo d ự án 13 1 2 9 Các b ướ c chu ẩ n b ị c ủ a giáo viên và h ọ c sinh cho m ộ t d ự án h ọ c t ậ p 14 1 2 9 1 Tri ể n khai bài h ọ c thành d ự án, xác đị nh các chu ẩ n ki ế n th ứ c và thi ế t l ậ p m ụ c tiêu h ọ c t ậ p 14 1 2 9 2 Xây d ự ng b ộ câu h ỏ i đị nh h ướ ng bài d ạ y 15 1 2 10 So sánh ph ươ ng pháp d ạ y h ọ c theo d ự án và ph ươ ng pháp d ạ y h ọ c theo truy ề n th ố ng 17 1 2 11 Lo ạ i ki ế n th ứ c áp d ụ ng ph ươ ng pháp d ạ y h ọ c theo d ự án 19 Kết luận chương 1 20 Chương 2 TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN NỘI DUNG KIẾN THỨC CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” MÔN VẬT LÝ 11 NÂNG CAO CHO HỌC SINH THPT BẮC TRÀ MY 21 1 1 Đặc điểm nội dung kiến thức chương“Cảm ứng điện từ” Vật lý 11 Nâng cao 21 2 1 1 Phân tích n ộ i dung ki ế n th ứ c ch ươ ng “C ả m ứ ng đ i ệ n t ừ ” V ậ t lý 11 Nâng cao 21 1 1 2 M ụ c tiêu ch ươ ng “C ả m ứ ng đ i ệ n t ừ ” V ậ t lý 11NC 21 1 1 2 1 M ụ c tiêu v ề ki ế n th ứ c c ầ n n ắ m v ữ ng 21 1 1 2 2 M ụ c tiêu v ề k ĩ n ă ng 23 vii 1 1 2 3 M ụ c tiêu v ề hình thành và rèn luy ệ n các thái độ tình c ả m, n ă ng l ự c nh ậ n th ứ c 23 2 2 Thiết kế dạy học theo dự án chương “Cảm ứng điện từ” môn Vật lý 11NC 24 2 2 1 D ự án 1: Ch ế t ạ o máy phát đ i ệ n nh ỏ b ằ ng nam châm 24 2 2 1 1 M ụ c tiêu 24 2 2 1 2 B ộ câu h ỏ i đị nh h ướ ng 25 2 2 1 3 Thi ế t k ế bài gi ả ng cho h ọ c sinh 25 2 2 1 4 H ướ ng d ẫ n c ủ a GV 26 2 2 2 D ự án 2: Thi ế t k ế mô hình máy phát đ i ệ n xoay chi ề u 27 2 2 2 1 M ụ c tiêu: 27 2 2 2 2 B ộ câu h ỏ i đị nh h ướ ng 27 2 2 2 3 Thi ế t k ế bài gi ả ng cho h ọ c sinh 28 2 2 2 4 H ướ ng d ẫ n c ủ a GV 28 2 2 3 D ự án 3: Ch ế t ạ o máy bi ế n th ế 29 2 2 3 1 M ụ c tiêu 29 2 2 3 2 B ộ câu h ỏ i đị nh h ướ ng 29 2 2 3 3 Thi ế t k ế bài gi ả ng cho h ọ c sinh 30 2 2 3 4 H ướ ng d ẫ n c ủ a GV 30 2 3 Thiết kế các tiêu chí đánh giá 30 2 3 1 Tiêu chí đ ánh giá d ự án 1 (Phi ế u 1) 30 2 3 2 Tiêu chí đ ánh giá d ự án 2 (Phi ế u 1) 31 2 3 3 Tiêu chí đ ánh giá d ự án 3 (Phi ế u 1) 31 2 3 4 Tiêu chí đ ánh giá đ i ể m cho các thành viên trong nhóm (Phi ế u 2) 31 2 3 5 Cách đ ánh giá đ i ể m cho h ọ c sinh 32 2 5 Thiết kế giáo án một số bài cụ thể trong chương “Cảm ứng điện từ” môn Vật lý 11NC 33 viii 2 5 1 Bài 38: Hi ệ n t ượ ng c ả m ứ ng đ i ệ n t ừ Su ấ t đ i ệ n độ ng c ả m ứ ng 33 2 5 1 1 M ụ c tiêu 33 2 5 1 2 Chu ẩ n b ị 33 2 4 1 3 Ph ươ ng pháp d ạ y h ọ c : Phương pháp dạy học theo dự án 34 2 5 1 4 T ổ ch ứ c d ạ y h ọ c 34 2 5 1 5 T ổ ng k ế t và rút kinh nghi ệ m 35 2 5 2 Bài 39: Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động 35 2 5 2 1 M ụ c tiêu 35 2 5 2 2 Chu ẩ n b ị 36 2 5 2 3 Ph ươ ng pháp d ạ y h ọ c : Phương pháp dạy học theo dự án 36 2 5 2 4 T ổ ch ứ c d ạ y h ọ c 36 2 5 2 5 T ổ ng k ế t và rút kinh nghi ệ m 38 2 5 3 Bài 40: Dòng đ i ệ n Fu-cô 38 2 5 3 1 M ụ c tiêu 38 2 5 3 2 Chu ẩ n b ị 38 2 5 3 3 Ph ươ ng pháp d ạ y h ọ c : Phương pháp dạy học theo dự án 39 2 5 3 4 T ổ ch ứ c d ạ y h ọ c 39 2 5 2 5 T ổ ng k ế t và rút kinh nghi ệ m 40 Kết luận chương 2 40 Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 41 3 1 Mục tiêu của thực nghiệm sư phạm 41 3 2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 41 3 3 Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm 41 3 3 1 Đố i t ượ ng 41 3 3 2 N ộ i dung 41 3 4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 41 3 4 1 Ch ọ n m ẫ u th ự c nghi ệ m 41 ix 3 4 2 Ti ế n hành th ự c nghi ệ m 42 3 4 2 1 Quan sát gi ờ h ọ c 42 3 4 2 2 Ki ể m tra đ ánh giá 43 3 4 2 3 Trao đổ i v ớ i giáo viên và h ọ c sinh 43 3 5 Kết quả thực nghiệm sư phạm 43 3 5 1 Nh ậ n xét ti ế n trình d ạ y h ọ c 43 3 5 2 Đ ánh giá k ế t qu ả h ọ c t ậ p c ủ a h ọ c sinh 43 Kết luận chương 3 46 Phần 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47 1 Kết luận 47 2 Kiến nghị 47 Phần 4 TÀI LIỆU KHAM KHẢO 48 Phần 5 PHỤC LỤC 49 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài Ngày nay, chúng ta đang sống trong thế giới hiện đại, cái thế giới mà khoa học, công nghệ ngày càng đạt được nhiều thành tựu vô cùng to lớn, kho tàng tri thức của nhân loại dày lên một cách nhanh chóng Kéo theo đó, mọi lĩnh vực của xã hội phải đều phát triển theo, trong đó ngành giáo dục cũng không ngoại lệ Ở mỗi quốc gia hệ thống giáo dục liên tục phải có những đổi mới để phù hợp với tình hình, đặc biệt là đổi mới giáo dục ở bậc Trung học phổ thổng (THPT) Ở nước ta, việc đổi mới giáo dục ở bậc THPT đặc biệt được đề cao trong những năm gần đây, trong đó, đổi mới về phương phápđào tạo là một khâu quan trọng Trong các trường THPT việc yêu cầu của giáo dục hiện nay là phải đổi mới phương pháp dạy học, tức là hoạt động dạy học lấy học sinh là trung tâm, chống lại thói quen học tập thụ động Phương pháp dạy học tích cực hiện nay đã khắc phục được nhược điểm của dạy học truyền thống, trong đó, có phương pháp dạy học theo dự án Là phương pháp người học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp có sự kết hợp giữa lý tuyết và thực tiễn Tuy nhiên không phải nội dung kiến thức Vật lý nào cũng có thể áp dụng thành công mô hình dạy học dự án Chương “Cảm ứng điện từ” có nhiều kiến thức liên quan đến thực tế, đặc biệt là ứng dụng của từ trường vào cuộc sống Nếu tiến hành tổ chức hoạt động học tập theo phương pháp truyền thống thì sẽ không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành đề tài: “V ậ n d ụ ng ph ươ ng pháp d ạ y h ọ c theo d ự án trong ch ươ ng “C ả m ứ ng đ i ệ n t ừ ” V ậ t Lý 11 Nâng cao” 1 2 Mục tiêu của đề tài - Hệ thống được cơ sở lí luận dạy học theo dự án - Thiết kế một số bài giảng trong chương “Cảm ứng điện từ” Vật Lý 11 NC 1 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Hoạt động dạy và học có sử dụng phương pháp dạy học theo dự ántrong chương “Cảm ứng điện từ” Vật Lý 11 NC 2 - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về việc dạy học nội dung kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” Vật lý 11NC cho học sinh THPT trường Bắc Trà My, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam 1 4 Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu lí luận dạy học ở trường THPT và dạy học theo dự án - Phỏng vấn, điều tra thực trạng dạy học nội dung kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” Vật lý 11NC học sinh THPT trường Bắc Trà My - Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức dạy học thực nghiệm, cho học sinh làm bài kiểm tra so sánh với lớp đối xứng để đánh giá tính khả thi của đề tài - Phương pháp toán lý để xử lí số lieu thu thập trong chương thực nghiệm sư phạm 1 5 Lịch sử nghiên cứu Vào cuối thế kỷ XVI, dạy học dự án bắt đầu được sử dụng ở nước Ý Trong khoảng thời gian từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa cuối thế kỷ XIX, dạy học theo dự án được áp dụng khá phổ biến tại một số truờng kỹ thuật ở Pháp, Ðức và Thuỵ Sĩ Ðầu thế kỷ XX, cơ sở lí luận dạy học theo dự án được các nhà sư phạm Mỹ xây dựng Năm 1918, Kilpartrick đưa ra kiểu tổ chức dạy học dự án mà ở đó tập trung chủ yếu vào hoạt động có tính mục đích trong một môi truờng xã hội của sinh viên Ở Việt Nam, đã có những nghiên cứu về dạy học dự án Dạy học theo dự án được PGS TS Ðỗ Hương Trà (Ðại học Sư phạm Hà Nội) và một số tác giả nghiên cứu và áp dụng vào dạy học môn Vật lý Cho đến nay những nghiên cứu về áp dụng dạy học dự án trong chương “Cảm ứng điện từ” Vật Lý 11 NC ở các trường THPT nói chung vẫn chưa được thực hiện nên tôi chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu của mình 1 6 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc tổ chức dạy học theo dự án - Tổ chức dạy học theo dự án nội dung kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” môn Vật lý 11NC 3 - Thực nghiệm sư phạm 1 7 Đóng góp của đề tài - Luận văn góp phần đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, HS tự lực nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức, học đi đôi với hành Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và tham gia vào các hoạt động học tập của học sinh - Luận văn khẳng định có thể áp dụng phương pháp DHDA vào chương trình dạy – học ở trường THPT một cách hợp lí sẽ nâng cao chất lượng dạy học, đưa HS vào các hoạt động thực nghiệm - Với thế mạnh của phương pháp DHDA học sinh sẽ tự lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị kĩ thuật Thông qua đó khẳng định giữa lí thuyết gắn liền với thực nghiệm, HS sẽ rèn luyện được kĩ năng sống, kĩ năng thực hành Qua các hoạt động nhóm kĩ năng hợp tác, sinh hoạt cộng đồng được tăng lên, thắt chặt tình cảm bạn bè, thầy cô, gia đình và xã hội - Đã thiết kế, chế tạo được các thiết bị kĩ thuật như máy phát điện bằng nam châm, máy biến áp, thiết kế mô hình máy phát điện xoay chiều… - Luận văn khẳng định việc áp dụng DHDA có thể áp dụng ở nhiều bộ môn không chỉ là môn Vật lý và không phải ở nơi có điều kiện kinh tế mới thực hiện được mà ở vùng nông thôn, miền núi vẫn thực hiện tốt PPDH này 1 8 Cấu trúc đề tài Phần 1 Mở Bài Phần 2 Nội dung nghiên cứu: Gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của việc tổ chức dạy học theo dự án Chương 2: Tổ chức dạy học theo dự án nội dung kiến thức chương“Cảm ứng điện từ” Vật lý 11NC cho học sinh THPT trường Bắc Trà My Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Phần 3 Kết luận và kiến nghị Phần 4 Tài liệu kham khảo Phần 5 Phụ lục 4 Phần 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN 1 1 Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh 1 1 1 M ộ t s ố khái ni ệ m c ơ b ả n Tích cực là thái độ lạc quan, nhiệt tình, hăng say, có tính tự giác, trách nhiệm Tích cực hoá là một hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh là biện pháp phát hiện những quan niệm sai lệch của học sinh qua đó thầy giáo có biện pháp để khắc phục những quan niệm đó Vì thế việc khắc phục những quan niệm của học sinh có vai trò quan trọng trong nhà trường nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh 1 1 2 Nh ữ ng bi ể u hi ệ n c ủ a tính tích c ự c nh ậ n th ứ c Tính tích cực của HS có mặt tự phát và mặt tự giác: - Mặt tự phát: là những yếu tố tiềm ẩn, bẩm sinh thể hiện ở tính tò mò, hiếu kì, hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà trẻ đều có ở những mức độ khác nhau Cần coi trọng những yếu tố tự phát này, nuôi dỡng, phát triển chúng trong DH - Mặt tự giác: là trạng thái tâm lí có mục đích và đối tượng rõ rệt, do đó có hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng đó TTC tự giác thể hiện ở óc quan sát, tình phê phán trong tư duy, trí tò mò khoa học - TTC nhận thức phát sinh không chỉ từ nhu cầu nhận thức mà còn từ nhu cầu sinh học, nhu cầu đạo đức thẩm mỹ, nhu cầu giao lưu văn hóa Hạt nhân cơ bản của TTC nhận thức là hoạt động tư duy của cá nhân được tạo nên do sự thúc đẩy của hệ thống nhu cầu đa dạng 5 - TTC nhận thức và TTC học tập có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng không phải là một Có một số trờng hợp, TTC học tập thể hiện ở hành động bên ngoài, mà không phải là TTC trong tư duy Đó là những điều cần lưu ý khi đánh giá TTC nhận thức của HS Gần đây, một số nhà lí luận cho rằng: với những HS khá, giỏi, thông minh việc sử dụng giáo dục trực quan, PPDH nêu vấn đề đôi khi nhưlà một vật cản, làm chậm quá trình tư duy vốn diễn ra rất nhanh và diễn ra qua trực giác của các em này Dạy học tích cực có thể xem là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nhà trường hiện đại và có thể lấy đó phân biệt với nhà trường truyền thống Tiêu chí Dạy học truyền thống Dạy học tích cực 1 Cung cấp sự kiện, nhớ tốt, học thuộc lòng Cung cấp kiến thức cơ bản có chọn lọc 2 GV là nguồn kiến thức duy nhất Ngoài kiến thức học được ở lớp, còn có nhiều nguồn kiến thức khác: bạn bè, phng tiện thông tin đại chúng 3 HS làm việc một mình Tự học, kết hợp với nhóm, tổ và sự giúp đỡ của thày giáo 4 Dạy thành từng bài riêng biệt Hệ thống bài học 5 Coi trọng trí nhớ Coi trọng độ sâu của kiến thức, không chỉ nhớ mà còn suy nghĩ, đặt ra nhiều vấn đề mới 6 Ghi chép tóm tắt Làm sơ đồ, mô hình, làm bộc lộ cấu trúc bài học, giúp HS dễ nhớ và vận dụng 7 Chỉ dừng lại ở câu hỏi, bài tập Thực hành nêu ý kiến riêng 6 8 Không gắn lí thuyết với thực hành Lí thuyết kết hợp với thực hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sống 9 Dùng thời gian học tập để nắm kiến thức do thày giáo truyền thụ Cổ vũ cho học sinh tìm tòi bổ sung kiến thức từ việc nghiên cứu lí luận và từ những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 10 Nguồn kiến thức hạn hẹp Nguồn kiến thức rộng lớn 1 1 3 Nhân t ố ả nh h ưở ng đế n tích c ự c hóa ho ạ t độ ng nh ậ n th ứ c Nhìn chung TTC nhận thức phụ thuộc vào những nhân tố sau đây:  Bản thân HS - Đặc điểm hoạt động trí tuệ (tái hiện, sáng tạo ) - Năng lực (hệ thống tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo, sự trải nghiệm cuộc sống ) - Tình trạng sức khỏe - Trạng thái tâm lí (hứng thú, xúc cảm, chú ý, nhu cầu, động cơ, ý chí ) - Điều kiện vật chất, tinh thần (thời gian, tiền của, không khí đạo đức) - Môi trường tự nhiên, xã hội  Nhà trường: - Chất lượng quá trình dạy học và giáo (nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức kiểm tra đánh giá ) - Quan hệ thầy trò - Không khí đạo đức nhà trường  Gia đình: Đời sống tình cảm và vật chất, giáo dục trong gia đình… ảnh hưởng đến tính tích cực nhận thức của mỗi HS  Xã hội: Xã hội góp phần không nhỏ trong việc phát triển tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS như thông qua các mạng internet, các mối quan hệ ngoài xã hội,các hoạt động trong xã hội,… 7 Từ đó, việc phát huy TTC của HS đòi hỏi một kế hoạch lâu dài và toàn diện khi phối hợp hoạt động của gia đình, nhà trường và xã hội 1 1 4 Bi ệ n pháp phát huy tích c ự c hóa ho ạ t độ ng nh ậ n th ứ c c ủ a h ọ c sinh Các biện pháp nâng cao TTC nhận thức của HS trong giờ lên lớp được phản ánh trong các công trình xưa và nay có thể tóm tắt như sau: - Nói lên ý nghĩa lí thuyết và thực tiễn, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu - Nội dung DH phải mới, nhưng không quá xa lạ với HS mà cái mới phải liên hệ, phát triển cái cũ và có khả năng áp dụng trong tương lai Kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, suy nghĩ hàng ngày, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của HS - Phải dùng các PP đa dạng: nêu vấn đề, thí nghiệm, thực hành, so sánh, tổ chức thảo luận, sêmina và phối hợp chúng với nhau - Kiến thức phải được trình bày trong dạng động, phát triển và mâu thuẫn với nhau, tập trung vào những vấn đề then chốt, có lúc diễn ra một cách đột ngột, bất ngờ - Sử dụng các phương tiện DH hiện đại - Sử dụng các hình thức tổ chức DH khác nhau: cá nhân, nhóm, tập thể, tham quan, làm việc trong vườn trường, phòng thí nghiệm - Luyện tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong các tình huống mới - Thường xuyên kiểm tra đánh giá, khen thưởng và kỉ luật kịp thời, đúng mức - Kích thích TTC qua thái độ, cách ứng xử giữa GV và HS - Phát triển kinh nghiệm sống của HS trong học tập qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động xã hội - Tạo không khí đạo đức lành mạnh trong lớp, trong trường, tôn vinh sự học nói chung và biểu dương những HS có thành tích học tập tốt - Có sự động viên, khen thưởng từ phía gia đình và xã hội 8 Trong thời gian tới nên điều chỉnh công tác nghiên cứu và chỉ đạo vấn đề TTC hóa hoạt động nhận thức của HS theo một số hướng cơ bản sau: - Nghiên cứu PP nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức sáng tạo chứ không dừng lại mức độ tái hiện như hiện nay - Phát huy sức mạnh bản chất của người học, mà theo K Mark đó là: trí tuệ, tâm hồn và ý chí Đặc biệt là sức mạnh tâm hồn (hứng thú, xúc cảm ) là điều lâu nay chưa được chú ý đúng mức - Phối hợp chặt chẽ và khoa học hơn nữa giữa các thầy giáo, các nhà quản lí, các nhà văn hóa và phụ huynh HS 1 2 Dạy học theo dự án 1 2 1 Khái ni ệ m d ạ y h ọ c theo d ự án Dạy học theo dự án (DHDA) được hiểu là một phương pháp hay một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện 1 2 2 M ụ c tiêu c ủ a d ạ y h ọ c theo d ự án Mục tiêu của dạy học dự án hướng tới phát triển năng lực tư duy bậc cao như phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo và phát triển kỹ năng sống như kỹ năng hợp tác, làm việc độc lập vv cua người học 1 2 3 Đặ c đ i ể m c ủ a d ạ y h ọ c theo d ự án Trong các tài liệu về dạy học theo dự án đã đưa ra nhiều đặc điểm của phương pháp này Các nhà sư phạm Mỹ đầu thế kỷ XX khi xác lập cơ sở lý thuyết cho PPDH này đã nêu ra ba đặc điểm cốt lõi của DHDA: Định hướng học sinh, định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm Có thể cụ thể hóa các đặc điểm của DHDA như sau: - Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội và thực tiễn đời sống Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học 9 - Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống, xã hội Trong những trường hợp lý tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực - Định hướng hứng thú người học: Học sinh được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án - Dự án học tập mang nội dung tích hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp - Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học - Tính tự lực cao của người học: trong DHDA, người học cần tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học Đòi hỏi tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học Giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợp kinh nghiệm, khả năng của học sinh và mức độ khó khăn của nhiệm vụ - Cộng tác làm việc: các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm DHDA đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sang và kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa học sinh, giáo viên và các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội - Tạo ra sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, các dự án học tập còn tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu 10 1 2 4 Ư u đ i ể m và nh ượ c đ i ể m c ủ a d ạ y h ọ c theo d ự án 1 2 4 1 Ư u đ i ể m Có thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của dạy học theo dự án: - Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy với hành động, nhà trường với xã hội - Tạo hứng thú học tập cho người học - Phát huy tính tự lực, tinh thần trách nhiệm - Phát huy khả năng sáng tạo - Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp - Rèn luyện tính kiên nhẫn - Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc - Rèn luyện năng lực đánh giá Với những ưu điểm trên, DHDA góp phần khắc phục những nhược điểm của một số phương pháp truyền thống khác 1 2 4 2 Nh ượ c đ i ể m Dạy học theo dự án đòi hỏi nhiều thời gian, nó không thể thay thế những phương pháp dạy học đang áp dụng, ngoài ra hoạt động thực hiện các dự án dạy học đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp 1 2 5 Các lo ạ i d ự án h ọ c t ậ p DHDA có thể phân loại theo nhiều phương diện khác nhau Sau đây là một số cách phân loại dạy học theo dự án:  Phân loại theo chuyên môn - Dự án trong một môn học: Nội dung trọng tâm nằm trong một môn học - Dự án liên môn: Nội dung trọng tâm nằm trong nhiều môn học - Dự án ngoài chuyên môn: Là các dự án không phụ thuộc trực tiếp vào các môn học, ví dụ: dự án chuẩn bị các lễ hội trong trường  Phân loại theo sự tham gia của người học: Dự án cho nhóm học sinh, dự án cá nhân Dự án dành cho nhóm học sinh là hình thức dự án dạy học chủ yếu Trong trường phổ thông còn có dự án toàn trường, dự án dành cho một khối lớp, dự án cho một lớp học 11  Phân loại theo sự tham gia của giáo viên: Dự án dưới sự hướng dẫn của một giáo viên, dự án với sự cộng tác hướng dẫn của nhiều giáo viên  Phân loại theo quỹ thời gian: K Frey đề nghị cách phân chia như sau: - Dự án nhỏ: Thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2- 6 giờ học - Dự án trung bình: Dự án trong một hoặc một số ngày (“ngày dự án”), nhưng giới hạn là một tuần hay 40 giờ học - Dự án lớn: Dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần (hay 40 giờ học), có thể kéo dài nhiều tuần (“tuần dự án”) Cách phân chia theo thời gian này thường áp dụng ở trường phồ thông Trong đào tạo đại học có thể quy định quỹ thời gian lớn hơn  Phân loại theo nhiệm vụ: Dựa theo nhiệm vụ trọng tâm của dự án, H J Apel và M Knoll khái quát các dự án theo ba dạng sau: - Dự án tìm hiểu: Là dự án khảo sát thực trạng đối tượng - Dự án nghiên cứu: Nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích hiện tượng, quá trình - Dứ án kiến tạo: Trọng tâm là việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trình bày, biểu diễn, sáng tác Các loại dự án trên không hoàn toàn tách biệt với nhau Dự án có tính tổng hợp là dự án kết hợp nhiều hoạt động khác nhau Trong từng lĩnh vực chuyên môn có thể phân loại các dạng dự án theo đặc thù riêng 1 2 6 Các giai đ o ạ n t ổ ch ứ c d ạ y h ọ c theo d ự án Có thể chia cấu trúc của dạy học dự án làm nhiều giai đoạn khác nhau tùy theo quan điểm của tác giả Sau đây trình bày một cách phân chia các giai đoạn của dạy học theo dự án theo 5 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Xây dựng ý tuởng dự án Quyết định chủ đề Giáo viên tạo điều kiện để học sinh đề xuất ý tưởng dự án, quyết định chủ đề, xác định mục tiêu dự án Việc lựa chọn chủ đề dự án phụ thuộc vào sự hứng 12 thú, quan tâm của học sinh và kinh nghiệm các em đã có Chủ đề dự án có thể hấp dẫn với một nhóm học sinh, với cả lớp hay với một học sinh nhất định Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án Trong giai đoạn này, học sinh với sự hướng dẫn của giáo viên xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án Trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm Giai đoạn 3: Thực hiện dự án Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân Trong giai đoạn này học sinh thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau Giai đoạn 4: Giới thiệu sản phẩm dự án Kết quả thực hiện dự án có thể được công bố dưới dạng bài thu hoạch, báo cáo bằng văn bản, bài trình diễn powerpoint Sản phẩm của dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một buổi tuyên truyền nhằm tạo ra các tác động xã hội, phòng triển lãm trưng bày tranh ảnh… Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm học sinh trong một lớp, có thể được giới thiệu trước toàn trường, hay toàn xã hội Giai đoạn 5: Đánh giá dự án Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được Có những phương pháp đánh giá khác nhau như: Trao đổi bằng thư,đánh giá toàn lớp, đánh giá đồng đẳng, tự đánh giá, học sinh nêu câu hỏi, đánh giá các nhóm… 1 2 7 Vai trò c ủ a giáo viên và h ọ c sinh trong d ạ y h ọ c d ự án 1 2 7 1 Vai trò c ủ a giáo viên trong d ự án: Giáo viên không dạy nội dung bài học mà: - Tạo vai cho học sinh và làm sao để gắn vai trò của họ với nội dung bài học - Hướng dẫn, tham vấn chứ không phải cầm tay chỉ việc 13 - Không phải dạy kiến thức mà tạo ra sự hỗ trợ cần thiết Năng lực, vai trò của giáo viên thể hiện ở các hỗ trợ học sinh (không chỉ bằng các chỉ dẫn mà bằng các sán phẩm mẫu, tài liệu, các nguồn thông tin, các chuyến giao công việc, các phiếu đánh giá… 1 2 7 2 Vai trò c ủ a h ọ c sinh trong d ự án: - Học sinh (nhóm) thực hiện một dự án thực hiện bằng công việc được chỉ định trong một tổng thể - Học sinh tự lực triển khai dự án (quyết định cách tiếp cận vấn đề, tự hoạch định và tổ chức các hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề) - Học sinh (nhóm) thu thập, xử lí thông tin từ nhiều nguồn theo công việc đảm nhận Như vậy,có thể tích lũy kiến thức và nhiều giá trị khác từ quá trình làm việc của các em Việc học trở nên có ý nghĩa, hấp dẫn 1 2 8 Quy trình d ạ y h ọ c theo d ự án Hình 1 1 và 1 2 là quy trình dạy học theo dự án và dạy học theo dự án môn Vật lý Hình 1 1 Quy trình d ạ y h ọ c theo d ự án 14 Hình 1 2 Quy trình d ạ y h ọ c theo d ự án môn V ậ t lý 1 2 9 Các b ướ c chu ẩ n b ị c ủ a giáo viên và h ọ c sinh cho m ộ t d ự án h ọ c t ậ p 1 2 9 1 Tri ể n khai bài h ọ c thành d ự án, xác đị nh các chu ẩ n ki ế n th ứ c và thi ế t l ậ p m ụ c tiêu h ọ c t ậ p Bước đầu tiên trong việc thiết kế dự án là xác định những chuẩn kiến thức mà giáo viên muốn học sinh của mình đáp ứng được khi hoàn thành dự án Sau đó, từ những chuẩn kiến thức này phát triển các mục tiêu học tập và những câu hỏi có ý nghĩa Có ba mục tiêu học tập cần phải nhắm tới là: mục tiêu về kiến thức, mục tiêu về kỹ năng và mục tiêu về thái độ Trong đó chú ý thiết lập những mục tiêu tập trung vào những hoạt động học tập với tư duy bậc cao chứ không phải những kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin Từ nội dung bài học, giáo viên hình thành ý đồ tổ chức bài học thành dự án và suy nghĩ về ý tưởng dự án: - Giáo viên luôn cần phải nhìn thấy, phải tìm thấy những vấn đề thực tiễn đang diễn biến trong cuộc sống xung quanh có liên quan đến nội dung bài học - Giáo cần phải nhìn thấy những vấn đề lớn mà thế giới đang phải đối mặt 15 - Biết từ bỏ những nội dung mà chương trình buộc phải dạy theo các phương pháp truyền thống - Lựa chọn nội dung thích hợp và chỉnh sửa chúng cho phù hợp với mục tiêu của dự án đề ra 1 2 9 2 Xây d ự ng b ộ câu h ỏ i đị nh h ướ ng bài d ạ y Bộ câu hỏi định hướng bao gồm các câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung  Câu hỏi khái quát (CHKQ): Là những câu hỏi mở, hướng đến những ý tưởng lớn và những khái niệm mang tính bền vững CHKQ thường mang tính liên môn và giúp học sinh thấy được sự liên quan giữa các môn học hoặc môn học và bài học với nhau Đó là những câu hỏi không thể trả lời thỏa đáng chỉ bằng một mệnh đề Những câu hỏi khái quát có những đặc điểm riêng sau: - Là y ế u t ố tr ọ ng tâm c ủ a d ạ y h ọ c d ự án : Những CHKQ có thể tìm thấy trong rất nhiều vấn đề còn đang tranh cãi ở nhiều lĩnh vực nghiên cứu - L ặ p l ạ i m ộ t cách t ự nhiên thông qua ng ườ i h ọ c và l ị ch s ử cua môn h ọ c : Những câu hỏi quan trọng được lặp đi lặp lại Các câu trả lởi lời của học sinh có thể ngày càng trở nên phức tạp hơn và phản ánh nhiều sắc thái mới nhưng họ vẫn còn và sẽ còn quay lại những câu hỏi đó - D ẫ n đế n câu h ỏ i quan tr ọ ng khác : CHKQ sẽ mở rộng vấn đề, mở rộng tính phức tạp và phong phú của chủ đề, gợi mở hướng nghiên cứu chứ không dẫn đến những kết luận sớm hay những câu hỏi mơ hồ Thủ thuật xây dựng CHKQ - Giáo viên suy nghĩ về môn học mình dạy một cách tổng thể Tại sao học sinh phải học môn này? Tại sao môn học lại quan trọng? Tại sao học sinh phải quan tâm đến môn học này? Việc học môn này có giá trị như thế nào? - Khái niệm quan trọng nào mà ta huớng tới? Học sinh của ta phải ghi nhớ điềugì trong vòng 3 năm tới? 16 - Làm thế nào để cho nội dung bài học trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh? Nội dung môn học ảnh hưởng đến cuộc sống thực của các em như thế nào? Tại sao các em lại phải quan tâm đến những điều đó? - Xem xét việc viết các câu hỏi bằng ngôn ngữ của “nguời lớn” truớc để bao hàm những kiến thức thiết yếu, rồi sau đó hãy viết lại chúng bằng ngôn ngữ phù hợp với học sinh - Ðừng bận tâm vào câu chữ, chỉ nên tập trung vào suy nghĩ Tránh xa các câu hỏi yêu cầu định nghĩa hoặc kiến thức về một quá trình đơn giản  Câu hỏi bài học (CHBH) CHBH là những câu hỏi có liên quan trực tiếp đến dự án, hỗ trợ việc nghiên cứu câu hỏi khái quát CHBH có các đặc điểm: - Ðưa ra các chỉ dẫn liên quan đến chủ đề và môn học cụ thể đối với các CHKQ: Các CHBH định huớng một bộ các bài học cụ thể, chúng được thiết kế để chỉ ra và khai thác những CHKQ thông qua chủ đề - Không có câu trả lời đúng duy nhất: Các CHBH thường mở ra và gợi ý nhữnghướng nghiên cứu, bàn luận Chúng khai thác các phương tiện, tính phức tạp phong phú của vấn đề Chúng được dùng để khởi đầu cho một sự tranh luận, hợp tác chứchưa phải dẫn đến một câu trả lời rõ ràng mà giáo viên mong muốn - Ðược thiết kế nhằm khuyến khích và duy trì hứng thú của học sinh: các CHBHsẽ có hiệu quả cao hơn nếu như chúng được thiết kế với mục đích khuyến khích nguời học Những câu hỏi như thế thuờng khuyến khích sự tranh luận và làm phương tiện để duy trì sự khám phá của nguời học Thủ thuật xây dựng CHBH - Tại sao nội dung của bài học này lại quan trọng? Tại sao học sinh lại quan tâm đến nó? Việc học bài này có giá trị như thế nào? - Ta muốn học sinh cần ghi nhớ điều gì trong bài học này? Khái niệm lớn nhất mà học sinh cần phải khám phá là gì? Ðiều gì là trọng tâm tri thức của bài này? 17 - Câu hỏi mở nào mà học sinh các khóa trước đã đặt ra và thắc mắc sau khi trải qua bài học này? - Mong muốn học sinh phát triển nội dung mới này như thế nào? Làm thế nào để các em liên kết, mở rộng và tổng kết được những gì đang học?  Câu hỏi nội dung (CHND) : Là những câu hỏi cụ thể mang tính sự kiện với một số luợng giới hạn các câu trảlời đúng Thường thì CHND liên quan đến định nghĩa, sự nhận biết và gợi nhớ thôngtin mang tính tổng quát tương tự như câu hỏi thường thấy trong các bài kiểm tra CHND hỗ trợ quan trọng cho CHKQ và CHBH Thủ thuật xây dựng CHND - Có những câu hỏi ngắn gọn nào mà ta mong muốn học sinh trả lời được sau khi học xong bài học này? - Xem lại chuẩn kiến thức - Bảo đảm rằng câu hỏi nội dung không quá lớn, chỉ nên có một câu trả lời đơn giản hoặc một nhóm nhỏ các câu trả lời đúng không thể tranh cãi, hãy xem xét việchình thành các câu hỏi mang tính định nghĩa hoặc quá trình  Thiết kế dự án Trước một nội dung dự định thực hiện một dự án, giáo viên cần phải nghiêm túc trả lời các câu hỏi: - Trong thực tế những ai cần những kiến thức này (người học đóng vai là các nhà tư vấn để tư vấn về các vấn đề thực tế) - Chọn ra một đối tượng cụ thể (lựa chọn nội dung kiến thức cần vận dụng hoặc cần xây dựng) - Ðưa ra dự án (người học đóng vai là các nhà lập dự án) gồm: mục tiêu của dự án, giải pháp thực hiện dự án, công việc chính cần thực hiện (thực hiện giải pháp), địa điểm thực hiện dự án, kết quả dự án thu được 1 2 10 So sánh ph ươ ng pháp d ạ y h ọ c theo d ự án và ph ươ ng pháp d ạ y h ọ c theo truy ề n th ố ng Để hiểu rõ đặc trưng và tiến bộ phương pháp dạy học dự án, ta hãy xem bảng so sánh nó với phương pháp dạy học truyền thống 18 Đặc điểm so sánh Phương pháp dạy học truyền thống Phương pháp dạy học theo dự án Chương trình học Là vấn đề (nếu có) nảy sinh từ chương trình học, nhiều khi không hấp dẫn không thiết thực với người học, vấn đề mang tính lí thuyết không gắn với thực tế Soạn thảo bài học theo nội dung một chương và một khuôn mẫu định sẵn Tuyến tính, duy lí Dạy học là truyền thụ Học tập là tiếp thu Môi trường kết cấu Là vấn đề gần gũi với cuộc sống Mỗi dự án đưa ra một vấn đề cần được giải quyết để đưa đến một kết quả Mạch lạc, phù hợp Dạy học tạo điều kiện Học tập là tìm hiểu để đi dếm kiến thức Môi trường linh hoạt Vai trò của giáo viên Chủ đạo ( người truyền thụ) Hướng dẫn suy nghĩ Như một nhà tư vấn, một học viên công tác Đưa ra dự án, đặt câu hỏi, hướng dẫn, giúp học sinh hình thành sản phẩm Cung cấp tài liệu cần thiết, giám sát việc học, chia sẽ thông tin 19 Quản lí học sinh trong giờ học Đánh giá việc học Theo dõi quá trình học tập, quán lí hoạt động nhóm, quản lí quá trình học tập Đánh giá quá trình học tập của từng nhóm Vai trò của học sinh Là người tiếp thu Không chủ động, Thụ động theo sự hướng dẫn của giáo viên và di theo kết cấu bài học trong SGK Tái tạo kiến thức, thu nhận và kiểm nghiệm thông qua những ví dụ do giáo viên đưa ra hoặc gợi ý trong SGK Là người tham gia Không bị động, chủ động trong việc tham gia quyết định và tự quyết định các giai đoạn của quy trình Tự tìm ra kiến thức, sau đó thể hiện thành quả của mình và kiểm nghiệm thành quả thông qua đánh giá của giáo viên Vai trò thông tin Được tổ chức và giới thiệu của người dạy Vô cùng quan trọng, cung cấp cho học sinh, giúp hoàn thành sản phẩm B ả ng 1 1 B ả ng so sánh ph ươ ng pháp d ạ y h ọ c theo d ự án và ph ươ ng pháp d ạ y h ọ c theo truy ề n th ố ng Từ so sánh trên ta thấy được rằng, nếu chúng ta biết cách tổ chức và vận dụng phương pháp này một cách thích hợp thì sẽ phát huy hiệu quả cao 1 2 11 Lo ạ i ki ế n th ứ c áp d ụ ng ph ươ ng pháp d ạ y h ọ c theo d ự án Vật lý là môn học có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật, nhiều đề tài trong vật lí gắn liền với thực tiễn cuộc sống, ví dụ như: 20 Khi học về Dòng điện không đổi, có thể đề cập đến các mạch điện trong gia đình, mạch điện cầu thang, vấn đề an toàn điện, vấn đề tiết kiệm diện… Khi học về Mắt, có thể đề cập đến các vấn đề về tật khúc xạ học đường… Khi học về các Định luật bảo toàn, có thể đề cập đến các vấn đề về an toàn giao thông, về các chuyển động bằng phản lực… Khi học về Từ trường, có thể đề cập đến các tương tác từ trong đệm từ của tàu cao tốc, về lồng Pha-ra-đây để tránh nhiễm từ… Từ đặc điểm gắn với thực tiễn gắn với những vấn đề nóng hổi của cuộc sống của dạy học dự án, có thể nói Vật lý là môn học có nhiều cơ hội tổ chức dạy học dự án Như vậy, khi dạy học các ứng dụng Vật lýtrong kĩ thuật hay vận dụng kiến thức Vật lýđể giải quyết vấn đề thực tiễn, giáo viên có thể tổ chức dạy học dự án Tuy nhiên, không phải bất cứ bài học Vật lýnào cungc có thể tổ chức dạy học dự án Giáo viên cần phải biết từ bỏ dạy học dự án với các bài học đòi hỏi sự trình bày một cách chính xác, chặt chẽ, logic và hệ thống Kết luận chương 1 Tóm lại phương pháp DHDA là một phương pháp dạy học tích cực Trong quá trình học tập học sinh sẽ phải tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng các kiến thức thu được để thực hiện dự án Qua đó tạo cơ hội cho học sinh tự khẳng định mình phát triển kĩ năng sống hướng tới kĩ năng tư duy bậc cao và đạt được các mục tiêu giáo dục trong thời kì đổi mới với chất lượng và hiệu quả cao Phương pháp dạy học này là sựcố gắng tăng cường sự liên môn, sự tích hợp kiến thức đã học vào những ứng dụng trong đời sống hằng ngày 21 Chương 2 TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN NỘI DUNG KIẾN THỨC CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” MÔN VẬT LÝ 11 NÂNG CAO CHO HỌC SINH THPT BẮC TRÀ MY 1 1 Đặc điểm nội dung kiến thức chương“Cảm ứng điện từ” Vật lý 11 Nâng cao 2 1 1 Phân tích n ộ i dung ki ế n th ứ c ch ươ ng “C ả m ứ ng đ i ệ n t ừ ” V ậ t lý 11 Nâng cao Nội dung chương gồm ba nhóm vấn đề: hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện Phuco và hiện tượng tự cảm + Nhóm hiện tượng cảm ứng điện từ gồm các vấn đề: khái niệm hiện tượng cảm ứng điện từ, suất điện động cảm ứng, định luật Faraday về cảm ứng điện từ, định luật Lenxo về chiều dòng điện cảm ứng, quy tắc bàn tay phải + Phần dòng điện Phuco (dòng điện cảm ứng trong khối vật dẫn) và hiện tượng tự cảm là hai trường hợp riêng của hiện tượng cảm ứng điện từ Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng đặc biệt quan trọng về mặt khoa học cũng như trong kĩ thuật đời sống vì nó được ứng dụng rất nhiều trong đó phải kể đến máy phát điện và máy biến thế Tuy nhiên, việc nghiên cứu máy phát điện và máy biến thế lại liên quan đến một hiện tượng vật lý gọi là dao động, chưa học ở lớp 11 Do đó, các SGK hiện nay chỉ khảo sát hiện tượng cảm ứng điện từ trong phạm vi lí thuyết là chủ yếu Còn ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ thì chỉ nói đến dòng Phuco… 1 1 2 M ụ c tiêu ch ươ ng “C ả m ứ ng đ i ệ n t ừ ” V ậ t lý 11NC 1 1 2 1 M ụ c tiêu v ề ki ế n th ứ c c ầ n n ắ m v ữ ng a Các khái niệm đại lượng - Từ thông: Đại lượng cho số đường cảm ứng từ xuyên qua diện tích S đặt vương góc với đường sức từ - Dòng điện cảm ứng: là dòng điện khi có sự biến đổi từ thông qua mạch kín 22 - Suất điện động cảm ứng: Là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch kín thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng - Suất điện động cảm ứng trong đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường: - Dòng điện Foucault: Là dòng điện cảm ứng được sinh ra trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường hay được đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian - Hệ số tự cảm: Là hệ số tỉ lệ trong biểu thức - Suất điện động tự cảm: Là suất điện động sinh ra do hiện tượng tự cảm - Năng lượng từ trường: Năng lượng của ống dây khi có dòng điệ I chạy qua chính là năng lượng từ trường của ống dây đó W = Năng lượng từ trường là một trong những tính chất cơ bản của từ trường - Mật độ năng lượng từ trường: w = b Các hiện tượng, định luật, quy tắc - Hiện tượng cảm ứng điện từ: Là hiện tượng suất hiện suất điện động cảm ứng - Hiện tượng tự cảm: Là hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra - Định luật Lenz: Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó - Định luật Faraday: Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với độ biến thiên từ thông qua mạch - Quy tắc bàn tay phải: Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, ngón cái choãi ra 90 0 hướng theo chiều chuyến động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn 23 đóng vai trò như một nguồn điện, chiều từ cổ tay đến bốn ngón tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó c Các ứng dụng - Đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường được ứng dụng chế tạo máy phát điện - Tác dụng của dòng Foucault, giải thích nguyên tắc hoắc hoạt động ở xe tải, công tơ điện dùng trong nhà, giải thích nguyên nhân lõi thép của máy biến thế có nhiều lá thép kĩ thuật có lớp sơn cách điện với nhau - Giải thích nguyên nhân làm hư hỏng bóng đèn khi bật công tắc điện liên tục 1 1 2 2 M ụ c tiêu v ề k ĩ n ă ng a Trong giờ học - Dự đoán câu trả lời sơ bộ (nêu được giả thuyết) cho vấn đề nhận thức đã đưa ra - Thiết kế phương án thí nghiệm kiểm tra - Tiến hành thí nghiệm về cảm ứng điện từ và xử lí kết quả thu được b Sau giờ học - Vận dụng được công thức để tính từ thông qua một diện tích S trong các trường hợp khác nhau - Vận dụng được hệ thức để giải bài toán trong các trường hợp khác nhau - Xác định được chiều dòng điện cảm ứng theo định luật Lenz và quy tắc bàn tay phải - Tính được suất điện động tự cảm trong ống dây - Kỹ năng giải thích ý nghĩa vật lý các kết quả thu được 1 1 2 3 M ụ c tiêu v ề hình thành và rèn luy ệ n các thái độ tình c ả m, n ă ng l ự c nh ậ n th ứ c - Có hứng thú học vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học, trân trọng đối với những thành quả đạt được trong vật lý Biết ơn các nhà bác học 24 - Có thái độ khách quan, trung thực, tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, có tinh thần trách nhiệm trong công việc học tập hay trong các hoạt động nhóm - Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lý vào đời sống nhằm cải thiện điều kiện sống, bảo vệ và giữ gìn môi trường sống 2 2 Thiết kế dạy học theo dự án chương “Cảm ứng điện từ” môn Vật lý 11NC 2 2 1 D ự án 1: Ch ế t ạ o máy phát đ i ệ n nh ỏ b ằ ng nam châm Trong cuộc sống của con người, điện có vai trò vô cùng quan trọng Nhưng không phải lúc nào cũng ổn định, có khi gặp sự cố như do thời tiết, hay do mạng lứa điện quốc gia …Khi có sự cố cúp điện mọi hoạt động của con người đều bị ngưng trệ gây ra nhiều thiệt hại đáng kể Chính vì thế mà con người đã tạo ra máy phát điện để khắc phục được điều đó Trong học tập việc chế tạo một máy phát điện nhỏ sẽ giúp HS liên hệ bài học với thực tế, tạo hứng thú và phát triển tư duy của HS trong học tập Dự án 1được sử dụng trong bài 38: Hiện tượng cảm ứng điện từ Suất điện động cảm ứng 2 2 1 1 M ụ c tiêu a Kiến thức - Nêu được định nghĩa và ý nghĩa từ thông - Trình bày được các định nghĩa: hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện từ, dòng điện cảm ứng, suất điện động cảm ứng - Trình bày được cơ chế chung của hiện tượng cảm ứng điện từ - Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện bằng nam châm - Ứng dụng của máy phát điện trong thực tiễn b Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm - Trình bày trước đám đông - Viết bảng, ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập - Hoạt động nhóm - 25 c Thái độ - Nghiêm túc trong học tập - Yêu quý và tôn trọng thầy cô giáo - Yêu thích môn học, khám phá, áp dụng những vấn đề học được vào thực tiễn 2 2 1 2 B ộ câu h ỏ i đị nh h ướ ng  Câu hỏi khái quát Điện có vai trò như thế nào trong cuộc sống ?  Câu hỏi bài học - Nam châm có thể tạo ra điện không? - Chúng ta có thể tạo ra máy phát điện bằng nam châm không? - Cấu tạo và nguyên lý làm việc của phát điện bằng nam châm?  Câu hỏi nội dung - Trong điều kiện nào thì từ trường sinh ra dòng điện? - Khi nam châm quay thì từ trường qua cuộn dây biến thiên không? - Cơ chế chung của hiện tượng cảm ứng điện từ là gì? 2 2 1 3 Thi ế t k ế bài gi ả ng cho h ọ c sinh - Tổ chức học tập: Chia lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm cử một nhóm truởng và một thư ký) Phân công thực hiện dự án 1 cho nhóm 1 (căn cứ vào yêu cầu, nội dung của dự án, nhóm truởng nghiên cứu, phân công công việc cho các thành viên Thư kí có nhiệm vụ cập nhật (nhật ký làm việc) và tổng hợp kết quả thực hiện theo kế hoạch) - Ðịa điểm thực hiện dự án (ở nhà và trong lớp học) Với dự án này, GV dặt ra yêu cầu HS phải thiết kế: - Một bài thuyết trình Powerpoint để giới thiệu sản phẩm cùng với việc giới thiệu về trang wed do nhóm lập ra để các bạn cùng nhau học tập, trao đổi kiện thức, hình ảnh các thành viên trong quá trình hoạt động nhóm để làm cơ sở đánh giá điểm - Một trang wed - Một máy phát điện nhỏ bằng nam châm tự chế tạo 26 2 2 1 4 H ướ ng d ẫ n c ủ a GV HS có thể làm máy phát điện 1theo mô hình của của GV hoặc làm máy phát điện bằng nam châm theo ý tưởng cua mình HS có thể kham khảo cách làm máy phát điện 1 sau:  Chuẩn bị: - 5 nam châm bằng nhau - 2 đĩa CD - 1 cuộn dây đồng - 1 bulong 7cm - 5 bóng đèn Led - 1 bệ gỗ - Cuộn trong máy may - Keo, vòng đệm, đai ốc  Tiến trình làm: - Dùng keo gắn đĩa CD thứ nhất lên bệ gỗ - Dùng keo gắn 5 nam châm lên đĩa CD thứ 2 - Gắn bulông vào tâm của bệ gỗ làm trục cho máy phát điện - Quấn dây đồng khoảng 500 vòng, sau đó cộ bỏ lớp ngoài của dây đồng và nối với đèn Led, làm 5 vòng như vậy Sau đó, dùng keo gắn vào đĩa CD thứ nhất - Tiếp theo, gắn cuộn trong máy may vào trục 27 - Gắn một cái núm vào đĩa CD thứ 2 đế quay đĩa Sau đó gắn đĩa CD thứ 2 và trục quay Sau đó Quay đĩa thứ 2 sẽ lam cho đèn sáng Như vậy ta đã có máy phát điện tự tạo bằng nam châm 2 2 2 D ự án 2: Thi ế t k ế mô hình máy phát đ i ệ n xoay chi ề u Máy phát điện là một ứng dụng quan trọng và quen thuộc của hiện tượng cảm ứng điện từ trong các đoạn dây dẫn chuyển động Dự án 2 được sử dụng để dạy trong bài 39: Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động 2 2 2 1 M ụ c tiêu: a Kiến thức - Nêu được suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường - Trình bày được quy tắc bàn tay phải - Nêu được cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy phát điện xoay chiều b Kĩ năng - Vận dụng được quy tắc bàn tay phải để xác định được suất điện động cảm ứng - Trình bày trước đám đông - Viết bảng, ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập - Hoạt động nhóm c Thái độ - Nghiêm túc trong học tập - Yêu quý và tôn trọng thầy cô giáo - Yêu thích môn học 2 2 2 2 B ộ câu h ỏ i đị nh h ướ ng  Câu hỏi khái quát Cuộc sống của con người như thế nào khi tạo ra máy phát điện xoay chiều?  Câu hỏi bài học - Cách tạo ra suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động trong từ tường? 28 - Chúng ta có thể tạo ra máy phát điện xoay chiều như thế nào? - Cấu tạo và nguyên lý làm việc của phát điện xoay chiều?  Câu hỏi nội dung - Trong điều kiện khung dây tạo ra suất điện động cảm ứng? - Khi khung dây quay thì từ trường qua khung dây biến thiên không? - Xác định chiều của suất điện động cảm ứng? 2 2 2 3 Thi ế t k ế bài gi ả ng cho h ọ c sinh - Tổ chức học tập: Chia lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm cử một nhóm truởng và một thư ký) Phân công thực hiện dự án 2 cho nhóm 2 (căn cứ vào yêu cầu, nội dung của dự án, nhóm truởng nghiên cứu, phân công công việc cho các thành viên Thư kí có nhiệm vụ cập nhật (nhật ký làm việc) và tổng hợp kết quả thực hiện theo kế hoạch) - Ðịa diểm thực hiện dự án (ở nhà và trong lớp học) Với dự án này, GV dặt ra yêu cầu HS phải thiết kế: - Một bài thuyết trình Powerpoint - Một mô hình máy phát điện xoay chiều (có thể bằng hình ảnh) - Một trang wed 2 2 2 4 H ướ ng d ẫ n c ủ a GV - HS có thể kham khảo trên internet để thiết kế một mô hình máy phát điện xoay chiều hoặc thiết kế theo ý tưởng sáng tạo của mình, có thể kham khảo trong SGK - HS phải tìm hiểu nguyên lý hoạt động và cấu tạo của máy phát điện xoay chiều, cách tạo ra suất điện động cảm ứng trong đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường - HS làm 1 bài trình chiếu Powerpoint để thuyết trình trước lớp để giới thiệu sản phẩm cùng với việc giới thiệu về trang wed do nhóm lập ra để các bạn cùng nhau học tập, trao đổi kiện thức; hình ảnh các thành viên trong quá trình hoạt động nhóm để làm cơ sở đánh giá điểm 29 2 2 3 D ự án 3: Ch ế t ạ o máy bi ế n th ế Trước đây, ta mới chỉ nói đến dòng điện cảm ứng được sinh ra trong các dây dẫn Hôm nay, ta sẽ nói về dòng điện cảm ứ

UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA – SINH - - TRẦN THỊ NGỌC THÚY VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÝ 11 NÂNG CAO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng năm 2015 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA – SINH - - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÝ 11 NÂNG CAO Sinh viên thực TRẦN THỊ NGỌC THÚY MSSV: 2111010252 CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM VẬT LÝ KHÓA: 2011 – 2015 Cán hướng dẫn THS NGUYỄN THỊ VÂN SA MSCB: ………………… Quảng Nam, tháng năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu thân, xuất phát từ yêu cầu phát sinh cơng việc để hình thành hướng nghiên cứu Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ nguyên tắc kết trình bày luận văn thu thập trình nghiên cứu trung thực chưa công bố trước Quảng Nam, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Trần Thị Ngọc Thúy i LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn cô Th.S Nguyễn Thị Vân Sa tận tình hướng dẫn cho em thời gian thực luận văn Cô bảo cho em nhiều kinh nghiệm thời gian thực đề tài Em xin cảm ơn Thầy Ngô Văn Công học sinh trường THPT Bắc Trà My giúp em việc tiến hành thực nghiệm sư phạm để hoàn thành nội dung làm luận văn Em xin gửi lời cảm ơn đến tất Thầy Cô giảng dạy khoa Lý – Hóa – Sinh Trường Đại học Quảng Nam tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn Sau em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình tạo điều kiện tốt cho em suốt trình học thực luận văn Do thời gian có hạn kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn nhiều thiếu xót, mong nhận ý kiến góp ý Thầy Cô trường Đại học Quảng Nam Quảng Nam, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Trần Thị Ngọc Thúy ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ TTC Tính tích cực PPDA Phương pháp dạy học theo dự án PPDH Phương pháp dạy học DH Dạy học HS Học sinh GV Giáo viên THPT Trung học phổ thông THCS Trung học sở ĐH,CĐ Đại học, Cao đẳng NC Nâng cao CHKQ Câu hỏi khái quát CHND Câu hỏi nội dung CHBH Câu hỏi học SGK Sách giáo khoa PP Phương pháp TNSP Thực nghiêm sư phạm iii BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ STT Bảng Tên bảng Trang 21 Bảng 1.1 Bảng so sánh phương pháp dạy học theo dự án 32 phương pháp dạy học theo truyền thống 33 33 Bảng 2.1 Phiếu đánh giá dự án 33-34 47 Bảng 2.2 Phiếu đánh giá dự án 47 Bảng 2.3 Phiếu đánh giá dự án 14 Bảng 2.4 Phiếu đánh giá cho thành viên nhóm 15 48 Bảng 3.1 Bảng thống kê điểm số phân bố tần suất 48 đề kiểm tra lớp thực nghiệm Bảng 3.2 Bảng thống kê điểm số phân bố tần suất đề kiểm tra lớp đối chứng Hình 1.1 Quy trình dạy học theo dự án Hình 1.2 Quy trình dạy học theo dự án mơn Vật lý 10 Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn điểm số đề kiểm tra HS 11 Hình 3.2 Đồ thị phân bố tần suất iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ iv MỤC LỤC v Phần MỞ ĐẦU 1.1 Lý chọn đề tài 1.2 Mục tiêu đề tài 1.3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.5 Lịch sử nghiên cứu 1.6 Nhiệm vụ nghiên cứu 1.7 Đóng góp đề tài 1.8 Cấu trúc đề tài Phần NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN 1.1 Tích cực hóa hoạt động nhận thức học sinh 1.1.1 Một số khái niệm 1.1.2 Những biểu tính tích cực nhận thức 1.1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến tích cực hóa hoạt động nhận thức 1.1.4 Biện pháp phát huy tích cực hóa hoạt động nhận thức học sinh 1.2 Dạy học theo dự án 1.2.1 Khái niệm dạy học theo dự án 1.2.2 Mục tiêu dạy học theo dự án 1.2.3 Đặc điểm dạy học theo dự án v 1.2.4 Ưu điểm nhược điểm dạy học theo dự án 10 1.2.4.1 Ưu điểm 10 1.2.4.2 Nhược điểm 10 1.2.5 Các loại dự án học tập 10 1.2.6 Các giai đoạn tổ chức dạy học theo dự án 11 1.2.7 Vai trò giáo viên học sinh dạy học dự án 12 1.2.7.1 Vai trò giáo viên dự án: 12 1.2.7.2 Vai trò học sinh dự án: 13 1.2.8 Quy trình dạy học theo dự án 13 1.2.9 Các bước chuẩn bị giáo viên học sinh cho dự án học tập 14 1.2.9.1 Triển khai học thành dự án, xác định chuẩn kiến thức thiết lập mục tiêu học tập 14 1.2.9.2 Xây dựng câu hỏi định hướng dạy 15 1.2.10 So sánh phương pháp dạy học theo dự án phương pháp dạy học theo truyền thống 17 1.2.11 Loại kiến thức áp dụng phương pháp dạy học theo dự án 19 Kết luận chương 20 Chương 2.TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN NỘI DUNG KIẾN THỨC CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” MÔN VẬT LÝ 11 NÂNG CAO CHO HỌC SINH THPT BẮC TRÀ MY 21 1.1 Đặc điểm nội dung kiến thức chương“Cảm ứng điện từ” Vật lý 11 Nâng cao 21 2.1.1 Phân tích nội dung kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” Vật lý 11 Nâng cao 21 1.1.2 Mục tiêu chương “Cảm ứng điện từ” Vật lý 11NC 21 1.1.2.1 Mục tiêu kiến thức cần nắm vững 21 1.1.2.2 Mục tiêu kĩ 23 vi 1.1.2.3 Mục tiêu hình thành rèn luyện thái độ tình cảm, lực nhận thức 23 2.2 Thiết kế dạy học theo dự án chương “Cảm ứng điện từ” môn Vật lý 11NC 24 2.2.1 Dự án 1: Chế tạo máy phát điện nhỏ nam châm 24 2.2.1.1.Mục tiêu 24 2.2.1.2 Bộ câu hỏi định hướng 25 2.2.1.3 Thiết kế giảng cho học sinh 25 2.2.1.4 Hướng dẫn GV 26 2.2.2 Dự án 2: Thiết kế mơ hình máy phát điện xoay chiều 27 2.2.2.1 Mục tiêu: 27 2.2.2.2 Bộ câu hỏi định hướng 27 2.2.2.3 Thiết kế giảng cho học sinh 28 2.2.2.4 Hướng dẫn GV 28 2.2.3 Dự án 3: Chế tạo máy biến 29 2.2.3.1 Mục tiêu 29 2.2.3.2 Bộ câu hỏi định hướng 29 2.2.3.3 Thiết kế giảng cho học sinh 30 2.2.3.4 Hướng dẫn GV 30 2.3 Thiết kế tiêu chí đánh giá 30 2.3.1 Tiêu chí đánh giá dự án (Phiếu 1) 30 2.3.2 Tiêu chí đánh giá dự án (Phiếu 1) 31 2.3.3 Tiêu chí đánh giá dự án (Phiếu 1) 31 2.3.4 Tiêu chí đánh giá điểm cho thành viên nhóm (Phiếu 2) 31 2.3.5 Cách đánh giá điểm cho học sinh 32 2.5 Thiết kế giáo án số cụ thể chương “Cảm ứng điện từ” môn Vật lý 11NC 33 vii 2.5.1 Bài 38: Hiện tượng cảm ứng điện từ Suất điện động cảm ứng 33 2.5.1.1 Mục tiêu 33 2.5.1.2 Chuẩn bị 33 2.4.1.3 Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học theo dự án 34 2.5.1.4 Tổ chức dạy học 34 2.5.1.5 Tổng kết rút kinh nghiệm 35 2.5.2 Bài 39: Suất điện động cảm ứng đoạn dây dẫn chuyển động 35 2.5.2.1 Mục tiêu 35 2.5.2.2 Chuẩn bị 36 2.5.2.3 Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học theo dự án 36 2.5.2.4 Tổ chức dạy học 36 2.5.2.5 Tổng kết rút kinh nghiệm 38 2.5.3 Bài 40: Dịng điện Fu-cơ 38 2.5.3.1 Mục tiêu 38 2.5.3.2 Chuẩn bị 38 2.5.3.3 Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học theo dự án 39 2.5.3.4 Tổ chức dạy học 39 2.5.2.5 Tổng kết rút kinh nghiệm 40 Kết luận chương 40 Chương 3.THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 41 3.1.Mục tiêu thực nghiệm sư phạm 41 3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 41 3.3 Đối tượng nội dung thực nghiệm sư phạm 41 3.3.1 Đối tượng 41 3.3.2 Nội dung 41 3.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 41 3.4.1 Chọn mẫu thực nghiệm 41 viii

Ngày đăng: 27/02/2024, 15:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN