Với trẻ mầm non thì “Học mà chơi, chơi mà học”. Trẻ thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Vì thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn. Nhận thức của trẻ chủ yếu bằng trực quan sinh động, bằng các hoạt động nghe, nhìn, tiếp xúc trực tiếp, bắt chước… do còn nhỏ nên trẻ chưa tự khám phá về thế giới xung quanh được mà phải có sự hướng dẫn của người lớn để thỏa mãn trí tò mò của trẻ. Với hoạt động trải nghiệm trẻ sẽ có cơ hội được tìm tòi, khám phá, thử nghiệm và sáng tạo nhằm phát triển toàn diện cho trẻ ở 5 lĩnh vực: phát triển nhận thức, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội và phát triển thẩm mỹ. Mặt khác giúp trẻ phát triển tư duy và trí tưởng tượng của trẻ càng phong phú, đa dạng hơn. Vì vậy, thực hành trải nghiệm có tầm quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Hiện nay, các trường mầm non đã vận dụng rất nhiều hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong quá trình giảng dạy, tuy nhiên việc đổi mới phương pháp còn chưa được chú trọng nhiều.
Trang 1BÀI THUYẾT TRÌNH “Một số biện pháp tổ chức một số thí nghiệm đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non”
Với trẻ mầm non thì “Học mà chơi, chơi mà học” Trẻ thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh Vì thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn Nhận thức của trẻ chủ yếu bằng trực quan sinh động, bằng các hoạt động nghe, nhìn, tiếp xúc trực tiếp, bắt chước… do còn nhỏ nên trẻ chưa tự khám phá về thế giới xung quanh được mà phải có sự hướng dẫn của người lớn để thỏa mãn trí
tò mò của trẻ Với hoạt động trải nghiệm trẻ sẽ có cơ hội được tìm tòi, khám phá, thử nghiệm và sáng tạo nhằm phát triển toàn diện cho trẻ ở 5 lĩnh vực: phát triển nhận thức, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội và phát triển thẩm mỹ Mặt khác giúp trẻ phát triển tư duy và trí tưởng tượng của trẻ càng phong phú, đa dạng hơn Vì vậy, thực hành trải nghiệm có tầm quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ mầm non Hiện nay, các trường mầm non đã vận dụng rất nhiều hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong quá trình giảng dạy, tuy nhiên việc đổi mới phương pháp còn chưa được chú trọng nhiều
Với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, đây là lứa tuổi thích vui chơi, tìm hiểu thế giới xung quanh Nhưng thực tế hiện nay quá trình nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, các giáo viên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu đa dạng của trẻ, số ít giáo viên chưa thật sự quan tâm đến việc cho trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể, nhất là tham gia vào một số thí nghiệm đơn giản, vì vậy việc thực hiện các thí nghiệm đơn giản cho trẻ là rất cần thiết Bởi khi được làm, được quan sát các thí nghiệm
sẽ tạo cho trẻ sự thích thú khám phá, tìm tòi và tích cực tham gia vào hoạt động Thông qua các thí nghiệm sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho trẻ, phát triển khả năng tư duy, phán đoán, suy luận và nâng cao trí tuệ cho trẻ… từ đó nâng cao hiệu quả trong học tập, vui chơi Nhận thức được vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của mình trong việc tổ chức một số thí nghiệm đơn giản cho trẻ, ngay từ khi nhận nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Tôi luôn suy nghĩ bản thân mình phải làm gì để thu hút trẻ trong các hoạt động và phát triển năng lực toàn diện cho trẻ, nhất là trong khám phá các thí nghiệm đơn giản Vì
Trang 2vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức một số thí nghiệm đơn giản cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi trong trường mầm non” để nghiên cứu và chia
sẻ
Tôi đã đề ra một số biện pháp sau:
1 Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học
* Môi trường trong lớp học
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã đề ra kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” Tôi đã thay đổi môi trường trong lớp, tạo ra môi trường đẹp, hấp dẫn như: Trang trí bảng chủ đề với những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu với màu sắc đẹp, bố cục hợp lý, phù hợp với trẻ, có thể thay đổi nội dung linh hoạt theo từng chủ đề Các góc chơi được bố trí hợp lý, góc chơi tĩnh xa góc chơi động, đồ dùng đồ chơi phù hợp với góc chơi, phong phú, đa dạng được sắp xếp gọn gàng, giúp trẻ dễ lấy, dễ sử dụng khi hoạt động Đặc biệt tôi đã xây dựng góc “Bé khám phá” Với những công cụ và phương tiện vật liệu như:
Dụng cụ đo lường: Công cụ đo chiều dài: dây, các loại thước…Công cụ đo cân nặng: Các loại cân (cân đồng hồ, cân điện tử…) Công cụ đo thể tích: bình, chén… công cụ đo thời gian: Đồng hồ, đồng hồ cát…
Dụng cụ đặc thù: Kính lúp, ống nhòm, tai nghe…
Phương tiện vật liệu thông thường như: Giấy, sáp màu, màu nước, vật nổi – vật chìm, nam châm, dây thun, tăm, bông gòn, ống hút, bong bóng, cát, sỏi, đường, muối…
*Môi trường ngoài lớp
Để tạo cho trẻ có môi trường và không gian tiếp xúc với các sự vật hiện tượng một cách tốt nhất tôi đã trú trọng đến việc xây dựng góc thiên nhiên và góc trải nghiệm cho trẻ Tôi đã sưu tầm các loại cây, rau giúp trẻ làm các thí nghiệm gieo hạt, quan sát sự nảy mầm, quá trình phát triển của cây, rau… Hoạt động môi trường bên ngoài trẻ sẽ có được sự thoải mái, trẻ được hòa mình vào thiên nhiên, tạo cho trẻ tâm thế tự tin, linh hoạt trong hoạt động Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã sưu tầm và bổ sung một số loại cây cảnh, chậu hoa bên ngoài hành lang lớp học, tạo sự phong phú và đa dạng về chủng loại để trẻ trải nghiệm Tham mưu với ban giám hiệu trang bị thêm
Trang 3một số đồ dùng như chơi với cát và nước, các loại đá, sỏi…phục vụ các hoạt động Trang trí góc chợ quê phù hợp từng chủ đề, từng thời điểm gắn liền các sự kiện Đây
là những địa điểm lý tưởng về không gian bên ngoài lớp học cho trẻ hoạt động trải
nghiệm Khi tạo môi trường hoạt động trải nghiệm ngoài trời tôi đã bố trí môi
trường trải nghiệm giúp trẻ dễ định hướng nội dung các hoạt động Để nhằm đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi Bản thân tôi đã cùng đồng nghiệp trong trường tham khảo từng vị trí sau đó tạo ra những môi trường phong phú hấp dẫn cho trẻ trải nghiệm Với môi trường hoạt động trải nghiệm ngoài trời tôi đã tận dụng hết mọi khoảng không gian để xây dựng một cách cụ thể Qua những hình ảnh này giúp trẻ hứng thú khám phá, trải nghiệm những vận động mà trẻ đã được học nhằm khắc sâu, củng cố thêm kiến thức về khả năng vận động cho trẻ
Qua việc tạo môi trường học tập cho trẻ tôi đã thu được kết quả như sau: Lớp học khang trang, các góc chơi được sắp xếp gọn gàng, hợp lý trẻ hứng thú tham gia hoạt động, đặc biệt là hoạt động thí nghiệm Từ đó khả năng so sánh, phân loại rõ ràng, ngôn ngữ phát triển tốt, tư duy của trẻ nhanh nhạy và chính xác hơn
Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm đơn giản với các sự vật, hiện tượng xung quanh.
Khi tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm tôi luôn thực hiện theo từng chủ đề, đúng với kế hoạch đã đặt ra từ đầu năm học Đồng thời tôi đã mạnh dạn áp dụng từng phần trong phương pháp STEAM vào phương pháp mình đang thực hiện nhằm giúp trẻ thực hiện tốt những thí nghiệm đơn giản với sự vật, hiện tương xung quanh
Ví dụ: Thí nghiệm: “Hoa đổi màu”: (Tổ chức trong hoạt động ngoài trời – Chủ
đề Thế giới thực vật) Với thí nghiệm này cần phải có một khoảng thời gian để thực hiện và theo dõi kết quả Tôi chia lớp thành 4 nhóm để thực hành thí nghiệm
- Mục đích: Giúp trẻ hiểu được nguyên lý hút nước của hoa và màu sắc của hoa sẽ thay đổi theo màu của nước
Trang 4- Chuẩn bị: 3 bông hoa cúc trắng, 3 lọ nhỏ trong suốt, màu thực phẩm xanh,
đỏ, vàng
- Cách tiến hành:
Cô có những lọ gì đây? Khi cô nhỏ màu vào nước thì có hiện tượng gì xảy ra? (nước chuyển màu)
Nếu cô cắm những bông hoa cúc trắng này vào nước thì sẽ có điều gì xảy ra? Trẻ đưa ra phán đoán của mình
Cho trẻ quan sát và nhận xét về sự thay đổi của hoa Vì sao hoa lại có sự thay đổi như vậy?
Cô giải thích: Hoa hút nước từ thân lên các cánh hoa nên cánh hoa sẽ thay đổi màu sắc theo màu của nước
Hoạt động cho trẻ đơn giản lại giúp trẻ được tự thể hiện khả năng của bản thân, được làm những gì mình thích, được học cách hợp tác chia sẻ với các bạn trong nhóm để thực hiện ý tưởng của mình và hơn thế nữa đó là khơi gợi trong các
bé tình cảm yêu mến, kính trọng, biết ơn những người đã chăm sóc dạy dỗ bản thân hàng ngày Buổi hoạt động trải nghiệm diễn ra trong không khí vui tươi, phấn khởi với đa dạng nguyên vật liệu, dưới sự hướng dẫn, gợi mở của cô giáo các trẻ đều tham gia tích cực và đầy sáng tạo của trẻ
Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh
Thời gian mà trẻ đến lớp và thời gian trẻ ở với gia đình là hai khoảng thời gian tương đương nhau Vì vậy, vai trò giáo dục trẻ của phụ huynh là vô cùng quan trọng Bởi tâm lý trẻ mầm non nhanh nhớ nhưng cũng rất nhanh quên, nên khi ở lớp cô giáo là người gợi mở, cung cấp kiến thức cho trẻ thì về nhà gia đình, bố mẹ chính là người giúp trẻ ôn lại, khắc sâu những kiến thức ấy Chính vì vậy mà việc phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục trẻ nói chung và việc giúp trẻ trải nghiệm các hoạt động thí nghiệm nói riêng là vô cùng quan trọng Vì thế ngay từ đầu năm học để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc cho trẻ làm thí nghiệm tôi đã tổ chức họp phụ huynh và tuyên truyền đến các bậc phụ huynh Trong giờ đón trả trẻ, hay qua zalo nhóm lớp tôi trao đổi trực tiếp đến phụ
Trang 5huynh về kế hoạch cho thí nghiệm sắp tới và những đồ dùng cần thiết cho trẻ làm thí nghiệm để các bậc phụ huynh chuẩn bị giúp cô các loại đồ dùng còn thiếu Ngay từ đầu năm học tổ chức buổi họp phụ huynh tôi đã trao đổi về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ về các hoạt động trải nghiệm Vì có một số phụ huynh còn e ngại không muốn con ngồi nghịch, chạy mà muốn ngồi yên một chỗ nên đã chọn cách cho con chơi với các thiết bị điện tử hoặc chơi trong nhà Điều này không tốt cho sự phát triển của trẻ Khuyến khích các bậc phụ huynh cho trẻ được chơi với thiên nhiên bên ngoài để trẻ được chăm sóc hòa mình vào thiên nhiên Được khám phá, trải nghiệm qua lăng kính tuổi thơ đầy màu sắc, kỳ diệu đúng nghĩa với lứa tuổi thần tiên Qua đó tập cho trẻ có thói quen biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ và giữ vệ sinh môi trường xung quanh trẻ sạch sẽ
Tôi tìm hiểu về công việc của phụ huynh để biết phụ huynh làm nghề gì, sau
đó tôi tuyên truyền để phụ huynh cùng gom những phế liệu phù hợp cho thí nghiệm của các con
Ví dụ: Bố cháu A làm nghề sửa chữa điện tử tôi nhờ bác sưu tầm những viên nam châm hoặc viên bi để trẻ làm thí nghiệm hay bố cháu B làm thợ mộc bác đã ủng hộ những khối gỗ nhỏ để phục vụ cho thí nghiệm chìm nổi… mẹ cháu C bán tạp hóa đã ủng hộ lớp chai dầu dán và màu thực phẩm để phục vụ cho các con làm thí nghiệm, mẹ cháu Hiếu bán hàng nước bác đã ủng hộ những chai nhựa, vỏ non, ống hút… Qua một thời gian tuyên truyền tới phụ huynh lớp tôi đã bổ sung thêm được rất nhiều những nguyên liệu và đồ dùng để phục vụ cho thí nghiệm
Thông qua zalo của lớp, tôi đã trao đổi với các bác phụ huynh có thể hướng dẫn, cùng làm với các con những thí nghiệm đơn giản tại nhà
Trên đây là các giải pháp của tôi đưa ra để giúp trẻ được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm