Thuyết trình hoạt động trải nghiệm

5 2 0
Thuyết trình hoạt động trải nghiệm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo dục mầm non cấp học đầu tiên của nền giáo dục. Trẻ mầm non được tham gia vào nhiều các hoạt động khác nhau từ học tập đến vui chơi theo các các lĩnh vực phát triển. Năm học 2021 2022 là năm học tiếp tục thực hiện đổi mới, nâng cao các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Với nhiều các hoạt động có ý nghĩa, đa dạng phong phú ở nhiều các lĩnh vực nội dung cũng như chủ đề chú trọng đến người học trong đó phải kể đến đó là hoạt động trải nghiệm. Sở dĩ hoạt động này được nhà trường, giáo viên, cũng như học sinh tích cực hưởng ứng vì khi tham gia vào các hoạt động có tính trải nghiệm sẽ giúp cho cả người dạy và người học chủ động, sáng tạo vận dụng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế của bản thân để giải quyết các vấn đề từ các tình huống thực tế. Hoạt động trải nghiệm là quá trình trẻ hoạt động thực tiễn trong cuộc sống thực với các sự vật, hiện tượng, con người trong tương tác xã hội, sự định hướng của xã hội nhờ hoạt động tích cực của não, các giác quan, hệ thần kinh, thân thể trẻ và hành vi ngôn ngữ để có được những nhận thức và cảm xúc chính xác về các thuộc tính, tính chất của các sự vật, hiện tượng, con người trong môi trường sống, theo đó hình thành và phát triển vốn sống kinh nghiệm vật lí, xã hội, đồng thời hé lộ những khả năng, năng lực tiềm ẩn ở mỗi đứa trẻ. Hoạt động trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, phương pháp, quan điểm giáo dục ở nhiềm nước trên thế giới. Bản thân tôi là một giáo viên mầm non được phân công công tác giảng dạy ở độ tuổi 5 6 tuổi. Qua giảng dạy tôi nhận thấ để thu hút cho trẻ tham gia tích cực, hứng thú vào hoạt động trải nghiệm không phải là việc dễ làm. Vì vậy, để trẻ hứng thú, tích cực hơn trong hoạt động trải nghiệm yêu cầu giáo viên phải kiên trì, sáng tạo, đổi mới trong phương pháp giảng dạy. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cho trẻ thực hành trải nghiệm. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 6 tuổi” để nghiên cứu.

BÀI THUYẾT TRÌNH Biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm Giáo dục mầm non cấp học đầu tiên của nền giáo dục Trẻ mầm non được tham gia vào nhiều các hoạt động khác nhau từ học tập đến vui chơi theo các các lĩnh vực phát triển Năm học 2021 -2022 là năm học tiếp tục thực hiện đổi mới, nâng cao các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Với nhiều các hoạt động có ý nghĩa, đa dạng phong phú ở nhiều các lĩnh vực nội dung cũng như chủ đề chú trọng đến người học trong đó phải kể đến đó là hoạt động trải nghiệm Sở dĩ hoạt động này được nhà trường, giáo viên, cũng như học sinh tích cực hưởng ứng vì khi tham gia vào các hoạt động có tính trải nghiệm sẽ giúp cho cả người dạy và người học chủ động, sáng tạo vận dụng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế của bản thân để giải quyết các vấn đề từ các tình huống thực tế Hoạt động trải nghiệm là quá trình trẻ hoạt động thực tiễn trong cuộc sống thực với các sự vật, hiện tượng, con người trong tương tác xã hội, sự định hướng của xã hội nhờ hoạt động tích cực của não, các giác quan, hệ thần kinh, thân thể trẻ và hành vi ngôn ngữ để có được những nhận thức và cảm xúc chính xác về các thuộc tính, tính chất của các sự vật, hiện tượng, con người trong môi trường sống, theo đó hình thành và phát triển vốn sống kinh nghiệm vật lí, xã hội, đồng thời hé lộ những khả năng, năng lực tiềm ẩn ở mỗi đứa trẻ Hoạt động trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, phương pháp, quan điểm giáo dục ở nhiềm nước trên thế giới Bản thân tôi là một giáo viên mầm non được phân công công tác giảng dạy ở độ tuổi 5- 6 tuổi Qua giảng dạy tôi nhận thấ để thu hút cho trẻ tham gia tích cực, hứng thú vào hoạt động trải nghiệm không phải là việc dễ làm Vì vậy, để trẻ hứng thú, tích cực hơn trong hoạt động trải nghiệm yêu cầu giáo viên phải kiên trì, sáng tạo, đổi mới trong phương pháp giảng dạy Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cho trẻ thực hành trải nghiệm Vì vậy, tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5- 6 tuổi” để nghiên cứu 1 Biện pháp 1: Học tập, bồi dưỡng về kiến thức về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ Muốn tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho trẻ, tôi thiết nghĩ mình phải có nhận thức sâu sắc về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Tôi dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu học hỏi bằng nhiều hình thức khác nhau như: Sưu tầm tài liệu về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non Hướng dẫn tổ chức và sử dụng môi trường giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non… Bên cạnh đó tôi còn xem các tư liệu, giáo án mẫu, chia sẻ kinh nghiệm của đồng nghiệp trên mạng internet Từ đó, tôi thấy bản thân mình cần phải vận dụng sáng tạo các kiến thức lĩnh hội được để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ Thông qua các buổi hội nghị, sinh hoạt chuyên môn của tổ, của nhà trường Tôi học hỏi, đúc rút thêm được nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp về cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non Tôi và giáo viên cùng lớp phối kết hợp với cha mẹ học sinh hỗ trợ tạo điều kiện cho giáo viên phát huy sáng tạo trong việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ Ngoài ra, tôi còn dành thời gian nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có những hiểu biết sâu sắc về trẻ (sở thích, nhu cầu, mong nuốn, khả năng của trẻ) từ đó tạo ra những hoạt động trải nghiệm mới mẻ, thúc đẩy sự tìm tòi ham hiểu biết của trẻ 2 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học * Tạo môi trường trong lớp học Đây là một biện pháp không thể thiếu để tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm tích cực, việc xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở, cung cấp đồ dùng dùng đồ chơi theo chủ đề phong phú và có đầy đủ nguyên vật liệu mở giúp trẻ hoạt động tích cực Việc tạo các góc hoạt động trong lớp học theo hướng mở là cách để mỗi giáo viên tạo cho trẻ một không gian hoạt động vui chơi một cách thoải mái, hồn nhiên và chủ động, gợi mở cho trẻ sự tò mò và thích khám phá của trẻ trong các góc chơi, qua đó cho trẻ khám phá và trải nghiệm qua đồ chơi để phát huy tối đa tính tích cực và hứng thú của trẻ trong hoạt động trải nghiệm Khi thiết kế các góc, góc chơi ồn ào tôi sẽ bố trí tránh xa góc chơi tĩnh để trong quá trình trẻ trải nghiệm sẽ không ảnh hướng đến chất lượng vai chơi của trẻ Các sản phẩm của trẻ được xếp lên trên giá vừa cho trẻ được theo dõi quan sát vừa mang tính chất trân trọng các sản phẩm của trẻ làm ra từ đó khích lệ trẻ cố gắng vươn lên trong học tập Đồ dùng đồ chơi ở các góc được sắp xếp dễ thấy, dễ lấy và dễ cất Tận dụng các nguồn phế liệu, các nguyên liệu sẵn có, quen thuộc trong tự nhiên như chai, lọ, lá cây…Tôi luôn bố trí các góc hoạt động hợp lí: Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xa góc hoạt động ồn ào, góc thư viện, sử dụng sách, tranh ở những nơi nhiều ánh sáng…Các góc hoạt động có ranh giới rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ dàng quan sát được toàn bộ hoạt động của trẻ Tên hoặc ký hiệu các góc đơn giản, gần gũi với trẻ, được viết theo đúng quy định mẫu chữ hiện hành Nhiều góc sẽ ở trong lớp và có góc sẽ được đưa ra ở ngoài trời Các góc chơi bày biện hấp dẫn Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc trưng cho từng góc Học liệu, nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi trong góc hoạt động đóng vai trò không nhỏ trong quá trình học và chơi của trẻ Vì vậy các đồ dùng và học liệu mà giáo viên cung cấp cho các góc hoạt động cần được lên kế hoạch thật cẩn thận để hỗ trợ giáo viên lên kế hoạch cho việc học của trẻ và để thu hút trẻ tham gia Tôi thường xuyên làm những đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu của địa phương dễ kiếm, dễ tìm ,để làm ra những đồ chơi tại góc Góc học tập: tôi sưu tầm các loại hộp bánh, bìa cát tông làm thành các hình khối ,về số lượng thì tôi cắt bằng xốp gắn keo âm dương, gắn que kem để trẻ tự gắn lên tường ,các loại hột hạt cao su, que gỗ, đá cuội có viết chữ cái và chữ số, các đồ chơi này được bố trí và sắp xếp gọn gàng để trẻ dễ lấy để hoạt động Góc phân vai: tôi bố trí các đồ chơi cho trẻ từ các nguyên vật liệu mở, các loại rau củ quả may bằng nỉ, các đồ dùng gia đình làm bằng xốp để trẻ trải nghiệm chơi nấu ăn ,bán hàng, chơi mẹ con, cô giáo, bác sĩ…tất cả đều là những đồ chơi tự tạo mà trẻ cũng có thể làm cùng cô giáo Góc xây dựng: chuẩn bị các loại khối gỗ, đồ chơi lắp ghép, cây xanh, hoa, cỏ, các loại bìa làm thành hình khối để chơi xây dựng các công trình theo yêu cầu cô đưa ra mỗi chủ đề Góc nghệ thuật: chuẩn bị các loại nhạc cụ: phách gõ làm bằng tre, bằng gỗ, bằng võ dừa khô, xắc xô làm từ vỏ lon bia, các loại hoa múa cắt bằng xốp, mũ đội bằng dây chun, bằng dây ruy băng, trống gõ thì làm từ lon sữa, ngoài ra chuẩn bị các loại lá cây, dây len, hột hạt, vỏ ngao, que kem, vải vụn, vải nỉ để cho trẻ có thể tự do sáng tạo đồ chơi theo ý tưởng của mình từ các nguyên liệu mà cô giáo cung cấp *Tạo môi trường bên ngoài lớp học Môi trường bên ngoài lớp hoc thì trẻ sẽ có được sự thoải mái, trẻ được hòa mình vào thiên nhiên, tạo cho trẻ tâm thế tự tin, linh hoạt trong hoạt động Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã sưu tầm và bổ sung một số loại cây cảnh, chậu hoa bên ngoài hành lang lớp học, tạo sự phong phú và đa dạng về chủng loại để trẻ trải nghiệm Tham mưu với ban giám hiệu trang bị thêm một số đồ dùng như: Bộ đồ dùng chơi với cát và nước, các loại đá, sỏi…phục vụ các hoạt động Trang trí góc chợ quê phù hợp từng chủ đề, từng thời điểm gắn liền các sự kiện Đây là những địa điểm lý tưởng về không gian bên ngoài lớp học cho trẻ hoạt động trải nghiệm Khi tạo môi trường hoạt động trải nghiệm ngoài trời tôi đã bố trí môi trường trải nghiệm giúp trẻ dễ định hướng nội dung các hoạt động Để đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi Bản thân tôi đã cùng đồng nghiệp trong trường tham khảo từng vị trí sau đó tạo ra những môi trường phong phú hấp dẫn cho trẻ trải nghiệm Với môi trường hoạt động trải nghiệm ngoài trời tôi đã tận dụng hết mọi khoảng không gian để xây dựng một cách khoa học cụ thể tôi cùng đồng nghiệp đã tạo ra một số công trình như trang trí bên ngoài hành lang lớp học những mô hình phát triển vận động bằng những hình ảnh ngộ nghĩnh, đẹp mắt Qua những hình ảnh này giúp trẻ hứng thú khám phá, trải nghiệm những vận động mà trẻ đã được học nhằm khắc sâu, củng cố thêm kiến thức về khả năng vận động cho trẻ Xây dựng khu trải nghiệm vận động thoáng rộng rãi cho trẻ vui chơi phát triển thể chất thông qua các đồ chơi hình dạng con vật ngộ nghĩnh, các trò chơi vận động như: Cầu treo, bước chân khéo léo, chơi đạp xe, lăn lốp xe, chơi đá bóng trẻ được trải nghiệm tập luyện hàng ngày giúp trẻ nhanh nhẹn, dẻo dai, rèn luyện khả năng khéo léo, linh hoạt, mạnh dạn, tự tin Ngoài ra còn có khu vực, trải nghiệm khám phá khoa học, trải nghiệm với cát, nước là những đồ chơi giáo viên tự sáng tạo ra để cho trẻ thực hành, trải nghiệm, ngoài trời cũng có môi trường cho trẻ hoạt động tạo hình, nghệ thuật đã thu hút trẻ hoạt động Với cách làm như vậy tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia vào hoạt động cùng cô và các bạn Trẻ hứng thú vui tươi hơn 3 Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong ngày hội ngày lễ Như các đồng chí đã biết, trong mỗi chủ đề thường được gắn với ngày hội, ngày lễ Đó là cơ hội để chuyển tải đến trẻ ý nghĩa và giá trị nhân văn về truyền thống đạo đức của quê hương, đất nước, con người Việt Nam Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn hoạt động giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ và ý nghĩa các ngày lễ đó Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động như sau: Ngày Tết Trung thu, Ngày hội 20/10,20/11,8/3, ngày 22/12, ngày tết cổ truyền Ví dụ: “Bé tập làm chiến sĩ”chủ đề ngày 22/12 Tôi tổ chức được hoạt động trải nghiệm chủ đề các bé đã được cùng các cô tìm hiểu về nghề nghiệp, công việc cũng như sự vất vả của các chú bộ đội thông qua rất nhiều hình thức như: trò chuyện, khám phá, xem video… Từ đó các bé biết được ngày 22/12 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và mong muốn sau này lớn lên trở thành các cô chú bộ đội Sắp đến ngày 22/12 những tấm bưu thiếp do bàn tay các bé làm ra chính là những món quà ý nghĩa nhất mà các bé gửi tặng các cô chú bộ đội nhân ngày này Với các hoạt động vận động này thì các bé được giao lưu văn nghệ ca ngợi về chú bộ đội và cùng làm quà tặng chú bộ đội nhân ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, từ những nguyên vật liệu như giấy, rơm, lá chuối, lá mít, giấy bút màu, dưới sự hướng dẫn của các cô, trẻ đã sáng tạo thành những món quà tặng đáng yêu như bức tranh, mô hình chú bộ đội, trang trại Ví dụ: Ngày tết cổ truyền: Tôi cho trẻ trang trí cây hoa mai, hoa đào, tập gói bánh chưng, làm thiệp chúc mừng năm mới Với không khí rộn ràng chuẩn bị đón tết, đón xuân năm mới Trường tưng bừng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho các bé với chủ đề “ Lễ hội mùa xuân” Đây là một trong những hoạt động trải nghiệm giúp các con tìm về cội nguồn dân tộc, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, trang bị cho các con những kỹ năng sống đơn giản, kỹ năng chơi các trò chơi dân gian trong hội xuân, kỹ năng giao tiếp ứng xử khi tham gia các hoạt động xã hội, từ đó các con thêm yêu quý bạn bè, cô giáo, trường lớp, trở thành bé ngoan, bé giỏi, biết yêu quý và trân trọng nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt nam Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, mỗi một hoạt động trải nghiệm đều có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, tích lũy cho trẻ nhiều vốn hiểu biết về văn hóa, nghệ thuật, về tinh thần đoàn kết và đặc biệt là hình thành kỹ năng sống ban đầu cho trẻ Trên đây là biện pháp tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi rất mong lãng đạo và bạn bè đồng nghiệp cùng góp ý để bài của tôi được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn !

Ngày đăng: 11/03/2024, 11:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan