Cơ sở thực tiễn và các tiêu chí đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát điện .... Các nguyên nhân tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doa
Tính cấp thiết của đề tài
Trong các doanh nghiệp thì hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo quyết định đến sự sống còn và phát triển của các doanh nghiệp Nâng cao hiệu sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp không những tồn tại, phát triển mà còn cạnh tranh tốt và đứng vững trên thị trường Hiệu quả sản xuất kinh doanh có được khi và chỉ khi doanh nghiệp ngày một nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ, tăng doanh thu bán hàng, tiết kiệm chi phí kinh doanh, tăng năng suất lao động
Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn là chi nhánh thuộc Tổng công ty Phát điện 1, đây là một trong những đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với chức năng chủ yếu là sản xuất điện năng Trong thời gian qua, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Ngành điện nói chung và tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn còn chưa tương xứng với nguồn lực hiện có Trong thời gian vừa qua, trước biến động lớn của thị trường nhiên liệu, việc quản trị doanh thu, chi phí và năng suất lao động còn nhiều bất cập, chưa có hệ thống và chưa tiếp cận với các phương pháp quản trị hiện đại Để tồn tại và phát triển, Công ty không chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt mà cần phải chú ý đến lợi ích lâu dài Hiệu quả sản xuất kinh doanh trong một giai đoạn dù lớn đến đâu cũng không được đánh giá cao nếu nó làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của doanh nghiệp xét trong chu kỳ thời gian dài Do vậy, việc xem xét hiệu quả lâu dài là hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với doanh nghiệp khi mới thâm nhập vào thị trường cần phải bỏ qua lợi ích trước mắt, các chi phí đầu tư ban đầu như: quảng cáo, tiếp thị trong giai đoạn này là rất lớn, vì thế lợi nhuận thu được có thể là rất thấp hoặc thua lỗ, tuy nhiên, về lâu dài khi đã chiếm lĩnh được thị trường khi đó mới có hiệu quả Vì vậy, khi xem xét đến hiệu quả SXKD chúng ta không những chú trọng lợi ích trước mắt mà cấn phải chú trọng đến lợi ích lâu dài, có như vậy doanh nghiệp mới phát triển bền vững và mang lại hiệu quả ngày càng cao cho doanh nghiệp Do đó, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn vì thế được đặt ra như là một vấn đề bức thiết
Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn được thành lập theo Quyết định số 07/QĐ-EVNGENCO1 ngày 11/01/2018 trên cơ sở chuyển giao nguyên trạng cơ sở vật chất và con người của dự án nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam về Tổng công ty Phát điện 1 Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 có công nghệ hiện đại, tiêu chuẩn thiết kế theo nhóm quốc gia G7, gồm 2 tổ máy, công suất 2 x 300MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 3,6 tỷ kWh Với tổng mức đầu tư xây dựng hơn 1,2 tỷ USD, Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 là một trong các nhà máy được đầu tư xây dựng với công nghệ hiện đại nhất Việt Nam hiện nay
Chính vì tầm quan trọng của vấn đề, xuất phát nhận thức đó, cùng với những kiến thực đã tiếp thu được trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, thông qua việc tiếp xúc và nghiên cứu kĩ lưỡng thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2018-2023, người viết đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn” làm luận văn thạc sĩ.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có những nghiên cứu đi sâu vào đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lời của doanh nghiệp Khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, Lev (1983) nhận thấy rằng, sự biến thiên của lợi nhuận theo thời gian bị ảnh hưởng bởi loại sản phẩm, mức độ cạnh tranh và mức độ thâm dụng vốn cũng như quy mô của doanh nghiệp Ngoài ra, khả năng sinh lời có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố kinh tế khác nhau (Burns, 1985) Những chứng cứ mới về các nhân tố quyết định khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế tạo của nước Úc đã được nêu ra bởi McDonald (1999) Kết quả cho thấy, khả năng sinh lời của doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sức mạnh của công đoàn, sự cạnh tranh mạnh của hàng nhập khẩu; và ảnh hưởng tích cực bởi mức độ tập trung của ngành
Bên cạnh đó, có một sự ổn định trong tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của doanh nghiệp qua thời gian Sự tăng lên của tiền lương thực tế có mối quan hệ tiêu cực với tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu, điều này cho thấy các doanh nghiệp sẽ không điều chỉnh ngay lập tức giá bán theo sự tăng lên của tiền lương thực tế Thị phần của doanh nghiệp nói chung không phải là nhân tố quyết định đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Nghiên cứu của Gupta (1969) nhận thấy quy mô doanh nghiệp tác động đến khả năng sinh lời Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp nhỏ nhìn chung là thấp hơn khả năng sinh lời của các doanh nghiệp lớn ở Hoa Kỳ Davidson và Dutia
(1991) cũng nhận thấy các doanh nghiệp nhỏ hơn có xu hướng có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn Elliott (1972) đã nghiên cứu ảnh hưởng của tăng trưởng và quy mô doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh Quy mô công ty ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh theo hai con đường Các doanh nghiệp có quy mô dưới trung bình có sự tăng trưởng dòng tiền cao hơn và có tỷ lệ đầu tư vốn cao hơn so với các doanh nghiệp quy mô trên mức trung bình
Sự tăng trưởng cũng ảnh hưởng đến tình hình nợ vay của doanh nghiệp Nghiên cứu sự ảnh hưởng của sự tăng trưởng và quy mô doanh nghiệp lên tình hình tài chính, Gupta (1969) xem xét sự biến động trong mức độ sử dụng tài sản, đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời giữa các doanh nghiệp chế tạo hoạt động ở các mức độ quy mô khác nhau và với các tỷ lệ tăng trưởng khác nhau Những phát hiện của Gupta (1969) được tóm tắt như sau:
Thứ nhất, các tỷ số hiệu suất hoạt động và các tỷ số đòn bẩy tài chính giảm khi có sự tăng lên trong quy mô của doanh nghiệp nhưng tăng lên cùng với sự tăng trưởng của doanh nghiệp
Thứ hai, các tỷ số khả năng thanh toán tăng khi có sự tăng lên trong quy mô của doanh nghiệp nhưng giảm cùng với tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp Các doanh nghiệp lớn có xu hướng có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ
2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng doanh nghiệp, chính vì vậy mà đã có rất nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ lựa chọn đề tài này, ví dụ như Luận án “Nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước xây dựng giao thông” của tác giả Dương Văn Chung (2003) Luận án đã hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước nói chung và doanh nghiệp xây dựng giao thông nói riêng Tác giả đã phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các Tổng công ty Nhà nước xây dựng giao thông thuộc bộ Giao thông vận tải để từ đó rút ra những hạn chế, yếu kém và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp này
Luận án của Nguyễn Văn Phúc (2016), “ Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp xây dựng thuộc Tổng công ty Sông Đà” lại vận dụng các lý luận để làm rõ những đặc điểm hoạt động và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng thuộc Tổng công ty Sông Đà để từ đó tập trung đưa ra các giải pháp tài chính để cải thiện hiệu quả kinh doanh một cách bền vững cho những doanh nghiệp này Tuy nhiên, luận án mới chỉ tập trung vào nghiên cứu đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng
Luận văn “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh” của tác giả Dương Đình Hòa (2014) thực hiện tại Đại học Thái Nguyên Luận văn “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn” của tác giả Lê Thị Kim Dung (2019) thực hiện tại Đại học Lâm Nghiệp Các đề tài nghiên cứu liên quan đến nội dung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát điện Tuy nhiên, giống như hầu hết các nghiên cứu ở mức độ này thường chỉ tập trung đi sâu vào phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể và đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho từng doanh nghiệp đó.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn trong thời gian qua, đề xuất giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn trong thời gian tới (2020 - 2025).
Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn trong thời gian qua
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn
- Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài gồm có:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất điện
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn, qua đó làm rõ những bất cập, hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh điện năng của Công ty
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá về thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn đã xác định nêu trên, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn và đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp.
Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng: Khảo sát, thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích số liệu;
- Dữ liệu được thu thập dựa trên 2 nguồn sơ cấp và thứ cấp, cụ thể: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc trao đổi với lãnh đạo của Tổng công ty Phát điện 1, Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn và các Công ty Nhiệt điện khác có mô hình tương đương Dữ liệu thứ cấp được thu thập trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, khảo sát của các tạp chí Điện lực và các báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Phát điện 1, Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn và các tài liệu có trên mạng Internet
- Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng một số phương pháp phân tích tính toán hiệu quả kinh tế, tài chính và kỹ thuật.
Nội dung của Luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được trình bày bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn
Chương 3: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp a) Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, về vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa có được một khái niệm thống nhất Trên mỗi lĩnh vực kinh tế, nghành nghề kinh doanh,… đều được xem xét trên các gốc độ khác nhau về vấn đề hiệu quả Tuy nhiên, cho đến nay về vấn đề định nghĩa vẫn tồn tại nhiều khái niệm về hiệu quả kinh tế khác nhau, tùy theo quan điểm nghiên cứu
Theo PGS.TS Hoàng Hữu Hòa cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu đề ra”.[12]
Theo TS Nguyễn Tiến Mạnh cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu xác định”.[10]
Theo các nhà kinh tế học có các quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh như sau:
Quan niệm thứ nhất cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng chi phí” Quan niệm này thể hiện được sự so sánh tương đối giữa kết quả đạt được với chi phí tiêu hao Hoạt động sản xuất kinh doanh là một quá trình trong đó các yếu tố tăng thêm có sự liên hệ mật thiết với các yếu tố sẵn có, chúng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh và làm hiệu quả sản xuất kinh doanh thay đổi Quan niệm này chỉ xem xét tới phần kết quả bổ sung với phần chi phí bổ sung mà không xem xét sự vận động của yếu tố sản có và yếu tố tăng thêm.[10]
Quan niệm thứ hai cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là được xác đinh bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó” Theo quan điểm này, hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định Quan niệm trên đã gắn kết được hiệu quả với chi phí, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng chi phí của doanh nghiệp Tuy nhiên, quan niệm này vẫn chưa biểu hiện được tươngquan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí [10]
Quan điểm thứ ba cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là đại lượng biểu hiện mối tương quan giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó” Với quan niệm này, mối quan hệ giữa kết quả và chi phí được biểu hiện một cách chặt chẽ hơn Mối quan hệ giữa kết quả và chi phí thể hiện bằng giá trị tuyệt đối là lợi nhuận, được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí Do đó, mối tươngquan được biểu hiện thông qua quan hệ tỷ lệ giữa kết quả và chi phí, quan điểm này phản ánh toàn diện hơn [10]
Từ những quan niệm và nhận định trên, theo quan điểm của tác giả:
“Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ quản trị các nguồn lực hữu hạn của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” b) Đánh giá hiệu quả SXKD về mặt định tính và định lượng
Việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét một cách toàn diện, tức là xem xét cả hai mặt định tính và định lượng
Về mặt định lượng: Hiệu quả SXKD phải được xem xét trong mối tươngquan giữa cái thu được và cái đã chi ra Đánh giá hiệu quả SXKD về mặt định lượng thông qua các chỉ tiêu định lượng , nó được thể hiện bằng các con số cụ thể
Về mặt định tính: Hiệu quả SXKD cho chúng ta biết được tổng quát của hoạt động SXKD của doanh nghiệp và được sử dụng trong các trường hợp không thể đo lường bằng con số cụ thể hoặc khó định lượng được [10] c) Đánh giá hiệu quả SXKD theo lợi ích trước mắt và lâu dài Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt mà cần phải chú ý đến lợi ích lâu dài Hiệu quả sản xuất kinh doanh trong một giai đoạn dù lớn đến đâu cũng không được đánh giá cao nếu nó làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của doanh nghiệp xét trong chu kỳ thời gian dài Do vậy, việc xem xét hiệu quả lâu dài là hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp khi mới thâm nhập vào thị trường cần phải bỏ qua lợi ích trước mắt, các chi phí đầu tư ban đầu như: quảng cáo, tiếp thị trong giai đoạn này là rất lớn, vì thế lợi nhuận thu được có thể là rất thấp hoặc thua lỗ, tuy nhiên, về lâu dài khi đã chiếm lĩnh được thị trường khi đó mới có hiệu quả Vì vậy, khi xem xét đến hiệu quả SXKD chúng ta không những chú trọng lợi ích trước mắt mà cấn phải chú trọng đến lợi ích lâu dài, có như vậy doanh nghiệp mới phát triển bền vững và mang lại hiệu quả ngày càng cao cho doanh nghiệp [10] d) Đánh giá hiệu quả SXKD theo lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích xã hội và của người lao động
Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, mọi hoạt động SXKD của mỗi doanh nghiệp đều có sự tác động đến sự phát triển chung của ngành, vùng kinh tế, cả nền kinh tế và cũng có thể tác động theo hướng tiêu cựu, có nghĩa là doanh nghiệp đạt hiệu quả SXKD song nó tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp khác, đến ngành, thậm chí đến cả nền kinh tế Chính vì vậy, khi đánh giá hiệu quả SXKD không chỉ xem xét trong phạm vi của doanh nghiệp mà phải xem xét trong phạm vi của ngành, khu vực và cả nền kinh tế
Việc đánh giá hiệu quả SXKD cũng được xem xét trong mối liên hệ với lợi ích người lao động, việc nâng cao hiệu quả SXKD phải gắn liền với việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và nâng cao tay nghề cho người lao động
1.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất điện a) Khái niệm điện năng Điện năng là một dạng hàng hóa đặt biệt với các đặc điểm riêng của nó là không nhìn thấy, sờ thấy, không có hàng tồn kho và sản phẩm dở dang, sản phẩm dự trữ, trong quá trình vận hành có tính nguy hiểm cao độ trong cung ứng và sử dụng điện Do tính chất đặc thù của hàng hóa điện năng, nên việc sản xuất và kinh doanh điện năng phải tuân thủ theo quy trình quy phạm kỹ thuật và quy trình kinh doanh bán điện chặt chẽ b) Sản xuất điện năng
Sản xuất điện năng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình cung cấp sản phẩm điện và phân phối điện sản xuất điện năng là sự biến đổi các dạng năng lượng khác sang năng lượng điện hay điện năng, dòng điện xuất hiện sau khi lưới điện được nối với mạng tiêu thụ Điện năng được sản xuất ra theo nhiều cách khác nhau, phần lớn được sản xuất bởi các máy phát điện tại các nhà máy điện, chúng có chung nguyên tắc hoạt động là các nguyên lý động điện (định luật cảm ứng điện của Michael Faraday), các hình thức khác như trong pin, ắc quy, tế bào quang điện hay từ năng lượng mặt trời, năng lượng gió
Có nhiều hình thức sản xuất điện, tuy nhiên về mặt nguyên lý để tạo ra được điện năng cần sử dụng một trong các cách thức cơ bản sau đây:
Cơ sở thực tiễn và các tiêu chí đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát điện
Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực Tại Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên cấp 2 như Tổng công ty Phát điện 1, đơn vị cấp 3 như Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn đã xây dựng một bộ khung về các năng lực cần thiết theo chuẩn quốc tế, thông qua chỉ số KPI (Key Performance Indicator) và lương 3P, trong đó KPI được hiểu là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc; còn Lương 3P theo nguyên tắc xây dựng các cấu phần thu nhập cá nhân phản ánh được ba yếu tố, đó là vị trị công việc (Position), năng lực cá nhân (Person) và kết quả công việc (Performance) Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát điện, có đặc thù là đơn vị bán điện trực tiếp cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hay nói cách khác Tập đoàn Điện lực Việt Nam là đơn vị mua buôn điện duy nhất, nên cần phải đặc biệt quan tâm tới các chỉ tiêu về suất hao nhiệt, suất tiêu hao nhiêu liệu, chi phí nhiên liệu, tối ưu hóa chi phí SXKD, cùng với đó là các giải pháp trong quản lý kỹ thuật vận hành, kinh doanh điện năng, quản trị doanh nghiệp, áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào SXKD…, để giá bán điện được cạnh tranh tốt nhất khi chào giá trên thị trường và thu được lợi nhuận từ hoạt động sản xuất, kinh doanh điện năng
Lợi nhuận kinh doanh điện là kết quả kinh doanh cuối cùng của hoạt động sản xuất điện của các doanh nghiệp phát điện
P: Lợi nhuận kinh doanh điện
C: Chi phí để sản xuất điện năng
Chỉ tiêu lợi nhuận phản ảnh tổng hợp kết quả và tổng mực hiệu quả SXKD của doanh nghiệp Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp thực hiện tái suản xuất, nâng cao đời sống cho người lao động và thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước Trong trường hợp chi phí không hoàn chỉnh (thiếu giá vốn), chỉ tiêu lợi nhuận tại các doanh nghiệp phát điện chỉ là kết quả giữa doanh thu bán điện và chi phí phát sinh tại đơn vị được gọi là lợi nhuận không đầy đủ, do đó việc đánh giá chỉ tiêu này phải kết hợp với các chỉ tiêu khác để làm rõ tính hoạt quả của hoạt động SXKD, đặc biệt là trong mối quan hệ đặc thù giữa Người bán - Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn với Người mua duy nhất -
Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hay nói cách khác thì Người bán là đơn vị cấp III của Người mua duy nhất
Bên cạnh các tiêu chí đặc thù, để phản ánh đúng kết quả, hiệu quản sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải tính toán tới nhóm các tiêu chí về khả năng sinh lời của doanh nghiệp, như sau:
1.2.1 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC)
Tỷ suất lợi nhận trên vốn đầu tư (Return on Investment Capital – ROIC) đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận trên cơ sở tổng vốn đầu của doanh nghiệp (bao gồm vốn CSH và nợ vay ròng) Chỉ tiêu này cho nhà đầu tư biết trung bình cứ 100 vốn đầu tư của doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận hoạt động ROIC cho các nhà đầu tư thấy được liệu doanh nghiệp liệu có sử dụng vốn của mình có hiệu quả hay không? ROIC càng cao thể hiện doanh nghiệp mang lại TSLN cao, có lợi thế cạnh tranh bền vững và ngược lại Chỉ tiêu ROIC được tính như sau:
ROIC = NOPAT / [ Vốn CSH + (Nợ vay-Tiền và tương đương tiền) ]
Trong đó: NOPAT là lợi nhuận hoạt động của công ty trừ đi các khoản thuế thu nhập
NOPAT = EBIT (1-t) trong đó EBIT là thu nhập trước lãi vay và thuế
1.2.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Asset – ROA) đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản mà doanh nghiệp có trong việc tạo ra lợi nhuận sau thuế, không phân biệt tài sản được hình thành từ nguồn nào (vốn vay hay vốn chủ sở hữu) Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng bởi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), ROA cho cũng cho thấy hiệu quả trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Chỉ tiêu ROA được tính như sau:
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân
Trong đó: Lợi nhuận sau thuế (hay lợi nhuận ròng) được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí
Tổng tài sản doanh nghiệp là số vốn doanh nghiệp dùng để kinh doanh, bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ
1.2.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE) đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận cho chủ đầu tư của doanh nghiệp ROE giúp nhà đầu tư biết được cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp bỏ ra sẽ mang lại cho họ bao nhiêu lợi nhuận sau khi đã trừ tất cả chi phí lãi vay và thuế TNDN ROE còn được dùng để ước lượng tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp Khi so sánh giữa ROA và ROE của doanh nghiệp nhà đầu tư cũng có thể thấy được hiệu quả trong việc làm tăng (giảm) lợi nhuận mà doanh nghiệp có được do tác động của đòn bẩy tài chính Chỉ tiêu ROE được tính như sau:
ROE = Lợi nhuận ròng (EAT) / Vốn CSH bình quân
1.2.3 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS)
Chỉ số ROS (Return on Sales) là một trong những chỉ số quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính Chỉ số ROS cho biết, cứ 1 đồng doanh thu thuần thu được từ hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp có được bao nhiêu đồng lợi nhuận Hay nói cách khác, lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trên doanh thu
ROS được biểu thị dưới dạng tỷ lệ phần trăm (%) Mức ROS càng cao, thể hiện rằng doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả và có khả năng sinh lời cao, lợi nhuận lớn, cũng như có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, làm cho việc đầu tư vào doanh nghiệp trở nên hấp dẫn Để tính chỉ số ROS, bạn cần lấy lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) và chia cho doanh số bán hàng Công thức cụ thể như sau:
ROS = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100% (đơn vị: %)
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng thực tế – Các khoản giảm trừ doanh thu
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Tổng tiền thuế phải đóng + các khoản thuế bị hoãn lại
1.2.4 Tỷ số thanh toán hiện hành
Trong số những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đây là tỷ số để đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Chỉ số này được tính bằng cách chia tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong ngắn hạn cho toàn bộ các khoản nợ phải chi trả dưới 1 năm
Tỷ số thanh toán hiện hành = tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Trong đó, nếu kết quả nhỏ hơn 1: doanh nghiệp thiếu tiền mặt; nếu kết quả lớn hơn 2: tính an toàn cao, chưa tối ưu được cơ cấu vốn; từ 1.4 đến 1.5 là con số an toàn
Trong Chương 1 đã nghiên cứu, phân tích nội dung cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quản sản xuất kinh doanh và các tiêu chí đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp có tính chất đặc thù là sản xuất điện như Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn, qua đó thấy rõ hơn vai trò sản xuất kinh doanh điện trong giai đoạn hiện nay
Từ lý luận có thể khẳng định ý nghĩa thiết thực và tầm quan trọng, tính cấp thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất sản xuất kinh doanh của Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn, là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết, đảm bảo doanh nghiệp được phát triển bền vững, kinh doanh hiệu quả, đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động và có lãi
Những nội dung lý luận sẽ là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn tại các Chương sau.
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN NGHI SƠN
Tổng quan về Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn
Tên gọi đầy đủ: Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn - Chi nhánh Tổng Công ty Phát điện 1
Tên gọi tắt: Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn
Tên giao dịch quốc tế: Nghi Sơn Thermal Power Company
Tên viết tắt: EVNGENCO1 TPC NGHI SON Địa chỉ trụ sở:
Trụ sở chính: Km 11 đường 513, xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá website: www.nghison1.evn.vn
Nhãn hiệu của EVNGENCO1 TPC NGHI SON được EVN đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn
Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn được thành lập theo Quyết định số 07/QĐ-EVNGENCO1 ngày 11/01/2018 của Tổng công ty Phát điện 1 trên cơ sở chuyển giao nguyên trạng cơ sở vật chất và con người của dự án nhà máy
Nhiệt điện Nghi Sơn 1 từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam về Tổng công ty Phát điện 1
Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn có trách nhiệm quản lý, vận hành Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 Đây là một nhà máy nhiệt điện nằm trong Trung tâm Điện lực Nghi Sơn, được xây dựng tại xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn), tỉnh Thanh Hóa thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn, cách thành phố Hà Nội khoảng 200km Trong đó, Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 gồm hai (02) tổ máy, với tổng công suất lắp đặt 600MW (2x300MW)
Nhà máy sử dụng nhiên liệu than, công nghệ nhiệt điện ngưng hơi truyền thống, thông số hơi dưới tới hạn, công nghệ đốt hiện đại đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và Quốc tế
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 được Bộ Công Nghiệp phê duyệt tại Quyết định số 736/QĐ-BCN ngày 28/03/2006 và hiệu chỉnh tại Quyết định số 2833/QĐ-BCN ngày 13/10/2006 và phê duyệt hiệu chỉnh tại Quyết định số 2683/QĐ-BCT ngày 21/5/2010 của Bộ Công Thương
Nhà máy đi vào hoạt động đã góp phần đảm bảo cung cấp điện an toàn và kinh tế cho khu vực Bắc Trung bộ, giảm tổn thất công suất truyền tải trên hệ thống điện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Nam Thanh Hoá - Bắc Nghệ An, đặc biệt là khu kinh tế Nghi Sơn - Thanh Hoá đã được qui hoạch trở thành vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Trung Bộ và toàn quốc
Gói thầu EPC NMNĐ Nghi Sơn 1 khởi công vào ngày 03/07/2010, hợp đồng có hiệu lực ngày 22/07/2010
Các tổ máy đã đưa vào vận hành thương mại:
Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đơn vị quản lý dự án: Ban QLDA Nhiệt điện 2 Đơn vị tư vấn kỹ thuật: Liên doanh tư vấn JPOWER/AF-Consult Switzerland và Tư vấn phụ PECC3
Nhà thầu chính: Marubeni Corporation (Nhật Bản)
Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn là đơn vị hoạch toán phụ thuộc Tổng công ty Phát điện 1 có nhiệm vụ vận hành, sản xuất điện năng an toàn, ổn định, hiệu quả Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1
2.1.2 Đặc điểm về nguồn lực sản xuất kinh doanh cho Công ty
- Về nguồn lực vật chất: Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn có nguồn lực về vật chất vô cùng thuận lợi cho việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh điện Đó là những quy trình sản xuất, quy trình công nghệ tương đối tiên tiến và hiện đại Thiết bị máy móc hiện đại và được nhập khẩu của các nước phát triển trên thế giới
- Nguồn lực tài sản: Tổng tài sản bình quân của Công ty Nhiệt điện
Nghi Sơn trong 03 năm gần đây khoảng 35.907 tỷ đồng Đây là con số thể hiện quy mô sản xuất của Công ty là rất lớn Chủ yếu là tài sản cố định (chiếm khoảng 70%) tổng giá trị tài sản của Công ty Do đó, việc thu hồi lại vốn cần có thời gian để thu hồi
- Nguồn lực nhân lực: Do đặc thù của Nhà máy Nhiệt điện với công nghệ hiện đại đòi hỏi công nhân vận hành tại các vị trí như: lò hơi, tuabin, hệ thống điện và C&I, hệ thống cấp nước, hóa, hệ thống nhiên liệu… đều phải là các kỹ sư có trình độ đại học và phải được đào tạo ở các trường đại học như Đại học Bách khoa, Đại học Điện lực Do đó, công nhân kỹ thuật có trình độ đại học trong nhà máy chiếm đại đa số 46,49 % Nhìn vào số liệu thống kê thì với lực lượng công nhân kỹ có trình độ cao chiếm đa số về chủ quan thì họ hoàn toàn có thể làm chủ thiết bị và vận hành nhà máy an toàn, liên tục và kinh tế Nhưng trên thực tế thì không thể vì đa số họ là các kỹ sư mới ra trường (65%) họ có trình độ nhưng thiếu kỹ năng và kinh nghiệm trong vận hành nhà máy Nhiệt điện Ngoài các công nhân kỹ thuật có trình độ đại học thì nhà máy cũng cần có lực lượng công nhân và lao động phổ thông tham gia vào quá trình vận hành cho dù họ không phải là lực lượng quyết định đến chất lượng vận hành của nhà máy nhưng họ cũng là những mắt xích quan trọng trong quá trình vận hành nhà máy Do đó, lực lượng này cũng chiếm một tỷ lệ tương đối là: công nhân có trình độ cao đẳng chiếm 36,9%, còn lại là trung cấp trở xuống (bao gồm cả lao động phổ thông) là 16,61% Trong số họ đa phần cũng là các kỹ sư trẻ mới ra trường
- Nguồn lực thông tin: Thông tin là điều kiện không thể thiếu cho việc thiết lập, duy trì và nâng cao năng lực kiểm soát trong đơn vị Hệ thống thông tin của Công ty bao gồm các thông tin thị trường, các thông tin thống kê kinh tế, các thông tin tài chính kế toán… Nó là một hệ thống nằm ở trung tâm của Công ty, giúp cho quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin một cách thuận lợi nhất Công ty thu thập các dữ liệu từ môi trường bên ngoài và đưa thông tin từ trong ra bên ngoài Các loại thông tin được thu thập và cung cấp ra bên ngoài bao gồm thông tin về giá cả, sức lao động, thị hiếu của người tiêu dùng, nhu cầu mặt hàng, lạm phát, các chính sách của Chính phủ… Bên cạnh đó, hệ thống thông tin nội bộ trong Công ty cũng đóng vai trò như một cây cầu, liên kết giữa các bộ phận với nhau Nó thu thập, cung cấp thông tin cho những đơn vị cần thiết để thực hiện các mục đích khác nhau mà Công ty đề ra Từ kế hoạch sản xuất, các phòng ban bộ phận tìm hiểu thông tin, trao đổi thông tin để có thể lập dự toán chi phí sản xuất Trong quá trình tiến hành sản xuất điện, kế toán tập hợp các thông tin về giá cả, tiền lương… đối chiếu với các chi phí phát sinh, tránh trường hợp làm tăng chi phí, ngăn chặn các trường hợp biển thủ công quỹ, giúp Công ty giảm giá thành sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh Hơn nữa, hệ thống thông tin cũng giúp rút ngắn và liên kết khoảng cách giữa Công ty với khách hàng, nhà cung cấp
Ban giám đốc và những người có thẩm quyền tại Công ty thường xuyên được cập nhật thông tin quan trọng về tình hình SXKD thông qua hệ thống các báo cáo về hoạt động tài chính và sự tuân thủ, bao gồm cả cho nội bộ và bên ngoài Ngoài ra, thông qua tin tức thu nhận, Công ty còn xây dựng các chương trình, kế hoạch phòng chống thiên tai, hiểm họa hoặc kế hoạch ứng cứu sự cố làm ảnh hưởng tới quá trình SXKD của Công ty
Các chỉ thị, mệnh lệnh của các cấp lãnh đạo trong Công ty được thể hiện bằng văn bản qui định quyền hạn, trách nhiệm, quy định cụ thể tiến trình thực hiện các nghiệp vụ, xử lý các sai sót phát sinh xảy ra
2.1.3 Đặc điểm về công nghệ sản xuất của Công ty
Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn là công trình nhiệt điện của EVN sử dụng công nghệ lò hơi than phun trực tiếp Lò hơi nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn thuộc loại lò 1 bao hơi, tuần hoàn tự nhiên, thông gió cân bằng, buồng lửa thải xỉ khô, quá nhiệt trung gian 1 cấp và áp lực dưới tới hạn, phù hợp cho việc lắp đặt ngoài trời Lò hơi được thiết kế để đốt than bột với hệ thống phun than trực tiếp (không có kho than bột trung gian và các máy cấp than bột)
Nhiên liệu chính là than antraxite từ các mỏ than Quảng Ninh Bình thường khi đốt than theo thiết kế, lò hơi có khả năng giảm tải tới 60 % phụ tải cực đại của lò hơi mà không cần phải kèm dầu
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn từ năm 2018 đến 2023
Trước khi đi vào đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2018-2023, chúng ta cần nhìn lại kết quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn này cũng như việc thực hiện một số chỉ tiêu có liên quan, cụ thể:
2.2.1 Chỉ tiêu về doanh thu
Là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Phát điện 1 nên hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhưnguồn vốn đều phụ thuộc vào Tổng công ty Phát điện 1
Bảng 2.5: Sản lượng, Doanh thu sản xuất điện giai đoạn 2018 – 2023 của Công ty (chưa bao gồm các loại thuế, phí)
Năm Sản lượng điện (kWh)
Doanh thu (VNĐ) Đầu Cực Thương phẩm
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác SXKD và ĐTXD tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn năm 2018, 2019, 2020, 2021, 2022 và năm 2023)
Doanh thu trong thị trường tăng lên theo từng năm, trừ năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 Đến năm 2023, sản lượng điện sản xuất tăng cao, tổng doanh thu đạt 6.164,74 tỷ đồng, trong đó doanh thu thị trường giao ngay đạt 5.127,22 tỷ đồng, doanh thu CfD đạt 1.024,09 tỷ đồng Doanh thu bán điện tăng thêm đạt 228,89 tỷ đồng/121,8 tỷ đồng kế hoạch được Tổng công ty giao và giá bán điện bình quân là 1.866,14 đ/kWh Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự kiện này là do thiếu điện cục bộ tại miền Bắc các tháng cao điểm mùa khô, nên các nhà máy buộc phải chạy đầy tải Việc chạy liên tục, đầy tải làm tăng doanh thu, cũng như chi phí cho sản xuất, xong có khả năng ảnh hưởng tới tình trạng vận hành an toàn, ổn định của thiết bị
2.2.2 Chỉ tiêu về chi phí
Chi phí SXKD của Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn tăng đều qua các năm, tổng chi phí SXKD bình quân 3 năm liền kề gần nhất (2021 - 2023) đạt 5.560 tỷ đồng, trong đó:
- Chi phí nhiên liệu có xu hướng tăng, nguyên nhân là do sản lượng điện sản xuất tăng nên chi phí nhiên liệu đầu vào tăng
- Chi phí vật liệu tăng, do một số vật liệu phụ đã hết bảo hành nên Công ty tự phải mua cho vào chi phí Và những vật liệu dùng cho sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên cũng chưa được dự đoán
- Chi phí lương và bảo hiểm tăng là do qua các năm bậc lương của Cán bộ CNV tăng nên hệ số lương tăng và chi phí bảo hiểm tăng Một phần do lương tối thiểu vùng cũng tăng từng năm Lợi nhuận tăng nên quỹ khen thưởng phúc lợi cũng được quan tâm
- Chi phí khấu hao cơ bản TSCĐ giảm theo từng năm vì công ty không đầu tư thêm mới
- Chi phí sửa chữa lớn và chi phí bằng tiền khác tăng mạnh là do các
Tổ máy của Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn đến kỳ đại tu, sửa chữa lớn, bên cạnh đó do biến động về tỷ giá của đồng USD tăng nên chi phí lãi vay của doanh nghiệp tăng, trong đó năm 2021 là năm Covid-19 việc sửa chữa lớn gặp nhiều khó khăn, cùng với yêu cầu tiết giảm chi phí, nên chi phí sửa chữa lớn giảm
(Chi tiết như Bảng tính chi phí sản xuất điện giai đoạn 2018 – 2023 dưới đây)
Bảng 2.6: Chi phí sản xuất điện giai đoạn 2018 – tháng 10/2023 của Công ty
Chi phí sản xuất (VNĐ)
Tổng chi phí Nhiên liệu Vật liệu Lương và bảo hiểm xã hội Khấu hao TSCĐ Các khoản dịch vụ mua ngoài
Chi phí sửa chữa lớn
Chi phí bằng tiền khác
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác SXKD và ĐTXD tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn năm 2018, 2019, 2020, 2021,
2.2.3 Chỉ tiêu về giá bán điện bình quân so với giá thành sản xuất điện
Phụ thuộc vào diễn biến giá thị trường điện; biến động của giá nhiên liệu (than, dầu) đã tác động đến chi phí mua điện của hầu hết các nhà máy nhiệt điện than trong EVN
Bảng 2.7: Giá bán điện bình quân giai đoạn 2018 – 2023 của Công ty (đơn vị: đ/kWh)
Năm Giá bán điện bình quân (đ/kWh)
Giá thành sản xuất điện năng (đ/kWh)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác SXKD và ĐTXD tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn năm 2018, 2019, 2020, 2021, 2022 và năm 2023)
Tổng công ty/Công ty NĐ Nghi Sơn đã tổ chức xây dựng đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện, phụ lục hợp đồng mua bán điện (ký hợp dồng MBĐ dài hạn, ký hợp đồng sửa đổi bổ sung về giá than theo nhiệt trị cho NMNĐ Nghi Sơn 1) với bên mua điện theo quy định của Thông tư 56/2014/TT-BCT ngày 19/12/2014 về Quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện
Giá bán điện bình quân và giá thành sản xuất điện năng có xu hướng tăng dần theo các năm do giá nhiên liệu đầu vào tăng, nhu cầu phụ tải luôn ở mức cao, các tổ máy luôn ở mức công suất cao, cùng với đó là việc chào giá trên thị trường điện được quan tâm, cải thiện, nên đã tối ưu hóa được doanh thu từ thị trường điện.
Đánh giá về kết quả sản xuất kinh doanh
Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn đã hoàn thành kế hoạch SXKD và ĐTPT năm 2018-2023 đã được EVNGENCO1 giao, cụ thể như sau:
Bảng 2.8: Chỉ tiêu về sản lượng điện Trong ngoặc là chỉ tiêu EVNGENCO1 giao hàng năm Đơn vị: Tr kWh
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác SXKD và ĐTXD tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn năm 2018, 2019, 2020, 2021, 2022 và năm 2023)
Năm 2018, 2022 và 2023 tính tới sản lượng thiếu hụt do yếu tố khách quan, Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia huy động tối đa các nguồn thủy điện, hạn chế các nguồn nhiệt điện Trong đó, năm 2022 nhiều thời điểm 2 tổ máy phải dừng dự phòng theo lệnh điều độ và do thiếu than Tổng thời gian hai tổ máy dừng do điều độ và thiếu than là 3.515 giờ, tương ứng với tổng sản lượng thiếu hụt do yếu tố khách quan là 1.054,52 triệu kWh Sản lượng thực hiện tính đến sản lượng thiếu hụt do khách quan là 4.087,5 triệu kWh, đạt kế hoạch được giao
Trong năm 2023, vào các đợt nghỉ lễ Tết, 30/04-01/05, 02/09, hai tổ máy phải dừng dự phòng theo huy động của hệ thống Tổng thời gian hai tổ máy không được huy động là 674,5 giờ (28 ngày), tương ứng với sản lượng thiếu hụt là 202,35 triệu kWh Tổng sản lượng điện sản xuất thực hiện của năm 2023 (tính tới sản lượng thiếu hụt do yếu tố khách quan) là 3.859,29 triệu kWh, đạt kế hoạch được giao
2.3.2 Về các chỉ tiêu vận hành ổn định, tin cậy
Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn đã hoàn thành kế hoạch SXKD và ĐTPT
05 năm 2018-2020 đã được EVNGENCO1 giao, cụ thể như sau:
Bảng 2.9: Chỉ tiêu về vận hành ổn định, tin cậy
Trong ngoặc là chỉ tiêu EVNGENCO1 giao hàng năm
2 Tỷ lệ dừng máy sự cố (%)
3 Tỷ lệ dừng máy bảo dưỡng (%)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác SXKD và ĐTXD tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn năm 2018, 2019, 2020, 2021, 2022 và năm 2023)
Trong các chỉ tiêu được giao thì có 3 chỉ tiêu: hệ số khả dụng, tỷ lệ dừng máy sự cố, hệ số đáp ứng không đạt ngoài các nguyên nhân khách quan như đặc tính than đầu vào thay đổi; số lần tăng/giảm tải lò máy với tần suất lớn (trung bình 8 lần/ngày), còn có nguyên nhân chủ quan là sự cố đối với hệ thống áp lực TM S1 trong giai đoạn tháng 06/2023, bắt nguồn từ sự cố lần đầu xảy ra đối với NMNĐ là sự cố đóng xỉ trên đường khói thoái tại tầng 7 lò hơi (tổng thời gian sự cố tổ máy S1 là 22,6 ngày) Đối với tỷ lệ dừng máy bảo dưỡng không đạt do Công ty bổ sung lịch sửa chữa đột xuất tổ máy S1 được duyệt từ 10-12/11/2023 để xử lý rò rỉ xả đọng đường hơi chính để đảm bảo độ khả dụng của tổ máy
2.3.3 Về các chỉ tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất
Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn đã hoàn thành kế hoạch SXKD và ĐTPT
5 năm 2018-2020 đã được EVNGENCO1 giao, cụ thể như sau:
Bảng 2.10: Chỉ tiêu về nâng cao hiệu quả sản xuất
1 Tỷ lệ điện tự dùng (%)
2 Suất tiêu hao nhiên liệu
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác SXKD và ĐTXD tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn năm 2018, 2019, 2020, 2021, 2022 và năm 2023)
Trong năm 2022, suất hao nhiệt của NMNĐ Nghi Sơn 1 là 10.720 kJ/kWh, không đạt chỉ tiêu được giao Một số nguyên nhân chính dẫn đến suất hao nhiệt thực hiện năm 2022 tăng cao là:
- Nhiệt độ nước tuần hoàn cao hơn thiết kế (25 0 C), riêng tháng 07-09 tăng lên trên 31 0 C, cao hơn trung bình các năm;
- Công suất trung bình năm 2022 là 240MW, thấp hơn mức 85% trong Hợp đồng mua bán điện;
- Các tổ máy tăng/giảm tải nhiều (trung bình khoảng 10-11 lần/ngày);
- Nguồn than thay đổi so với thiết kế, ảnh hưởng đến chế độ cháy và công tác hiệu chỉnh tổ máy
Suất tiêu hao nhiệt giảm là do Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn đã kiểm soát tốt chất lượng than đầu nguồn và chất lượng than tại cảng dỡ
2.3.4 Về kế hoạch sử dụng, tuyển dụng lao động và năng suất lao động
Bảng 2.11: Chỉ tiêu về năng suất lao động
1 Lao động sử dụng bình quân 375 374,25 408 381,88 409 409
2 Lao động tăng trong năm 0 0 33 32 16 16
3 Trong đó: tuyển dụng mới 0 0 17 16 16 16
Sản lượng điện SX/lao động
Số lượng lao động/đơn vị
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác SXKD và ĐTXD tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn năm 2020, 2021, 2022 và năm 2023)
- Chỉ tiêu năng suất lao động:
Theo Báo cáo tổng kết công tác SXKD và ĐTXD tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn các năm gần đây cho thấy, năm 2020 đạt 16.249 triệu đồng/người/năm; năm 2021 đạt 17.334 triệu đồng/người/năm; năm 2022 đạt 19.109 triệu đồng/người/năm Bình quân 03 năm đạt khoảng 17.564 triệu đồng/người/năm tương ứng với tốc độ tăng là 17,6% Đây là tín hiệu tốt, trong thời gian tới Công ty cần chú trọng đến việc sắp xếp, bố trí lao động hợp lý hơn nữa để nâng cao hiệu quả SXKD
- Chỉ tiêu kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương:
Qua kết quả tính toán từ chi phí tiền lương tại Bảng 2.6, cho thấy chỉ tiêu kết quả trên một đồng chi phí tiền lương qua các năm tương đối ổn định và có xu hướng tăng nhưng không đáng kể, trừ năm 2022 bị giảm do Tập đoàn Điện lực Việt Nam bị lỗ, nên các Tổng công ty thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong đó có Tổng công ty Phát điện 1 phải cắt giảm chi phí, bao gồm cả chi phí tiền lương để Tập đoàn Điện lực Việt Nam giảm lỗ Tuy nhiên, chi phí tiền lương có xu hướng tăng hơn nhiều hơn so với tỷ lệ tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, theo đó Công ty phải có biện pháp và chiến lược kịp thời và cụ thể như tăng sản lượng điện thương phẩm để thúc đẩy doanh thu tăng cao để bù đắp khoản chi phí tiền lương tăng hằng năm (vì bậc lương của CBCNV cũng tăng theo năm)
- Hệ số sử dụng lao động:
Tổng số lao động được sử dụng: Năm 2022 và 2023: 409 người; Năm 2021: 400 người; Năm 2020: 375 người; tổng số lao động bình quân được sử dụng trong các năm là: 395 người Có thể thấy, trong thời gian vừa qua, lực lượng lao động có Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn có tăng nhẹ, xong do định biên ngày cảng giảm (hiện nay, Tổng công ty Phát điện 1 giao điện biên lao động là 405 người), nên tổng số lao động trong thời gian tới của Công ty sẽ có xu hướng ngày càng giảm nhẹ, để phù hợp với định biên lao động được phê duyệt và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
Nhìn chung, trình độ sử dụng lao động của Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn tương đối phù hợp và hiệu quả Rất ít công nhân dôi dư chờ việc, hầu như 100% CBCNV được bố trí công ăn việc làm đầy đủ Một số ít không đáng kể nghỉ theo chế độ như ốm đau, thai sản, nghỉ hưu …Hệ số sử dụng lao động qua các năm tương đối ổn định và có xu hướng giảm nhẹ Điều này cần cảnh báo doanh nghiệp nên chú ý việc quản lý sử dụng lao động cho các năm sắp tới để đạt hiệu quả SXKD tối ưu
2.3.5 Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn giai đoạn 2018 – 2023 (chủ yếu từ năm 2020 đến 2023)
Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy nhiệt điện phụ thuộc rất lớn vào diễn biến giá thị trường điện (diễn biến thời tiết, tình hình mưa lũ, nước về các hồ thủy điện), giá nhiên liệu đầu vào như giá dầu trong nước và thế giới biến động mạnh, làm cho doanh thu và lợi nhuận biến động mạnh Nguồn nguyên liệu than trong nước giảm, không đủ đáp ứng cho các nhà máy, phải nhập khẩu than từ các nước như Indonesia, Úc dẫn đến xuất hiện các chủng loại than mới, tiêu chuẩn than thay đổi (Chất bốc cao, độ tro thấp khó kiểm soát chế độ cháy ), giá than biến động theo thị trường, không kiểm soát được chi phí nhiên liệu Từ các bảng số liệu 2.1 đến 2.11 nêu trên, cho thấy: a) Kết quả đạt được:
Nhìn chung, trong giai đoạn 2018-2023, Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn từ những yếu tố khách quan như khó khăn chung của ngành cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hoạt động SXKD dẫn đến kết quả kinh doanh có năm bị suy giảm Tuy nhiên, cũng cần phải ghi nhận những nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên của Công ty trong việc cố gắng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh Từ các bảng số liệu nêu trên, cho thấy các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần qua các năm đều tăng dần, chứng tỏ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang được quản lý tốt hay nói cách khác sự gia tăng của doanh thu lớn hơn sự gia tăng của chi phí nên doanh nghiệp làm ăn vẫn có lãi
- Về giá thành điện: Chỉ tiêu giá thành đơn vị (Zđv) là chi phí tiêu hao cho 1kWh điện thương phẩm Chỉ tiêu này phản ánh mức độ quản lý chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện và cho biết chi phí tại Công ty cho 1kWh điện thương phẩm là bao nhiêu đồng Theo số liệu trên, hiệu quả SXKD tổng hợp ta thấy giá thành điện giảm dần qua các năm, chứng tỏ trình độ kiểm soát chi phí và tối ưu hóa chi phí trong sản xuất kinh doanh điện rất có hiệu quả Các con số này nói lên một doanh nghiệp có chiến lược sản xuất kinh doanh rất tốt
Qua đó ta thấy, lợi nhuận theo doanh thu đang tăng dần qua từng năm, chứng tỏ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang được quản lý rất tốt hay nói cách khác sự gia tăng của doanh thu lớn hơn sự gia tăng của chi phí nên doanh nghiệp làm ăn vẫn có lãi
- Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí kinh doanh: Năm 2022, lợi nhuận thực hiện tại đơn vị tính theo chi phí là 0,0046 Có nghĩa là cứ bỏ ra 1 triệu đồng chi phí thì thu về được 0,0046 triệu đồng lợi nhuận Năm 2021, lợi nhuận thực hiện trên chi phí là 0,032, tăng 0,0335 triệu đồng so với Năm 2022, tương đương tăng 7,3 lần so với Năm 2022 và tốc độ tăng trưởng Năm 2022 so với Năm 2021 là 2,1 lần so với Năm 2021 Bình quân trong 3 năm (2012-
2022) lợi nhuận theo chi phí đạt 0,0362
Qua đó ta thấy, lợi nhuận theo chi phí đang tăng dần qua từng năm nhưng xét về mọi mặt thì phần chi phí tăng qua các năm là do sản lượng điện tăng Mặt khác, sự gia tăng của doanh thu lớn hơn sự gia tăng của chi phí nên doanh nghiệp làm ăn vẫn có lãi
- Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn kinh doanh tham gia hoạt động SXKD trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Năm 2022, lợi nhuận thực hiện tại đơn vị là 28.864 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh là 0,0010 Năm 2021, lợi nhuận hiện là 216.931 triệu đồng, tỷ lệ lợi nhuận tính theo vốn kinh doanh là 0,0075 tăng 741,22% so với Năm 2022 Năm 2022, lợi nhuận thực hiện là 475.537 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn kinh doanh là 0,0176, tăng 235,31% so với Năm 2021 và tăng 1744% so với Năm 2022 Bình quân là 0,0087 Qua đó ta thấy, tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh đang thực hiện tăng dần qua từng năm, chứng tỏ vốn kinh doanh đang sử dụng có hiệu quả
Các nguyên nhân tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn
Để làm rõ hơn kết quả đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn Tác giả đã thực hiện khảo sát đối với 95 người lao động/ 409 lao động hiện hữu Sau quá trình phát phiếu, tác giả thu được
95 phiếu điều tra hợp lệ Trên cơ sở kết quả xử lý số liệu:
Bảng 2.12 Kết quả điều tra CBCNV Công ty
STT Ký hiệu Thang đo Số phiếu %
1 Huy động và sử dụng vốn (95 phiếu = 100%) 95 100
HDSDV1 Huy động vốn bằng cách vay ngân hàng 32 33,7 HDSDV2 Huy động từ nguồn vốn trong thanh toán 16 16,8 HDSDV3 Sử dụng vốn để đầu tư tài sản ngắn hạn 27 28,4 HDSDV4 Sử dụng vốn để đầu tư tài sản dài hạn 20 21,1
2 Lao động và tiền lương (95 phiếu = 100%) 95 100
LDTL1 Đào tạo lao động đáp ứng về số lượng và trình độ
LDTL2 Tạo cơ hội thăng tiến cho CBCNV có trình độ và năng lực
LDTL3 Bố trí lao động đúng việc, đúng trình độ chuyên môn
LDTL4 Phân phối tiền lương theo kết quả công việc thực hiện
LDTL5 Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng CBCNV và từng đơn vị trực thuộc
3 Hệ thống thông tin và xử lý thông tin (95 phiếu =
95 100 Đầu tư sử dụng phầm mềm tân tiến để quản lý chi phí
35 36,8 Điều chỉnh hoặc thiết kế lại hệ thống kiểm soát nội bộ cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình 30 31,6
Thực hiện giám sát Thường xuyên, tức là tổ chức thực hiện đối chiếu giữa số liệu ghi chép về tài sản trên sổ sách với số liệu tài sản thực tế
4 Quản lý chi phí (95 phiếu = 100%) 95 100
Tiết kiệm chi phí nhiên liệu 37 38,9
Tiết kiệm chi phí vật liệu 25 26,3
Tiết kiệm chi phí DVMN 13 13,7
Tiết kiệm chi phí bằng tiền khác 6 6,3
Tiết kiệm chi phí khấu hao TSCĐ 5 5,3
Tiết kiệm chi phí sửa chữa lớn 9 9,5
5 Nâng cao năng lực quản lý (95 phiếu = 100%) 95 100
Kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy các cấp của Công ty theo hướng tinh gọn, hợp lý 8 8,4
Bố trí nhân sự ở các cấp hợp lý về số lượng và trình độ chuyên môn
Vận dụng các phương pháp quản lý tiên tiến để điều hành hoạt động SXKD
Chia sẽ thông tin và tiếp thu các tham mưu của cán bộ cấp dưới trong điều hành hoạt động SXKD 12 12,6
Phát huy tính dân chủ và tiếp thu các ý kiến đóng góp của CBCNV
6 Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ (95 phiếu =
95 100 Đầu tư lắp đặt bộ trộn ẩm tro xỉ 34 35,8
Nâng cấp lưới điện hiện có bằng các thiết bị hiện đại
Chuyển đổi sử dụng nhiên liệu từ dầu FO sang dầu DO
Sử dụng công nghệ đo xa để đọc chỉ số điện năng tiêu thụ
7 Trình độ tổ chức quản lý (95 phiếu = 100%) 95 100
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tinh gọn, không bị chồng chéo 24 25,3
Tổ chức sản xuất của Công ty phù hợp với yêu cầu của công nghệ, quy mô sản xuất
Tổ chức phân công lao động hợp lý 41 43,2
2.4.1 Trình độ quản lý chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh, chi phí càng cao thì lợi nhuận thu được càng giảm và ngược lại Chi phí sản xuất của Công ty bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động SXKD của Công ty, bao gồm: Chi phí nhiên liệu, chi phí vật liệu, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tài chính, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Để biết thêm về mức độ quan trọng của của yếu tố chi phí sản xuất, chúng ta xem xét kết quả khảo sát qua ý kiến đánh giá của cán bộ Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn theo bảng 2.12 cho thấy: Đối với yếu tố quản lý chi phí: Chi phí nhiên liệu là chi phí lớn, chiếm 2/3 tổng chi phí sản xuất của Công ty Do đó việc tiết kiệm chi phí nhiên liệu ảnh hưởng không nhỏ đến việc tối ưu hóa chi phí Qua việc khảo sát ý kiến CBCNV của Công ty, đa số mọi người nhận thức rõ được tầm quan trọng của chi phí cũng như việc tiết kiệm, chống lãng phí (37/95 phiếu, đạt 38,9%) Chi phí khấu hao TSCĐ lớn thứ hai trong tổng chi phí sản xuất nhưng việc tiết kiệm chi phí này rất khó Nhân tố ảnh hưởng nhiều thứ hai đến hiệu quả sản xuất kinh doanh là chi phí vật liệu (25/95 phiếu, đạt 26,3%) Kết quả này cho thấy đa số cán bộ quản lý và cán bộ am hiểu về hiệu quả SXKD của Công ty đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị chi phí SXKD Đặc biệt là việc quản trị chi phí nhiên liệu, chi phí vật liệu, chi phí DVMN, chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí sửa chữa lớn, CBCNV được hỏi đều có nhận xét là rất quan trọng đến việc nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty Do đó, hiện tại và trong thời gian tới không có lý do gì mà Công ty không thực hiện các biện pháp quản trị chi phí để tiết kiệm đến mức tối đa các khoản chi phí này
2.4.2 Ảnh hưởng của Vốn kinh doanh
Như đã phân tích ở phần trước, hiện tại và trong thời gian tới, việc huy động vốn và quản lý sử dụng vốn như thế nào cho hiệu quả là vấn đề Công ty cần đặt ra để xem xét Qua kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn về mức độ quan trọng của việc huy động vốn và sử dụng vốn tại bảng 2.12 cho thấy:
Nhân tố có ảnh hưởng cao nhất là: Huy động vốn bằng cách vay ngân hàng (32/95 phiếu, đạt 33,7%) Kết quả này cho thấy hiện tại và trong thời gian tới để tăng tiềm lực kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả SXKD thì việc huy động bằng cách vay ngân hàng cấp thêm vốn là quan trọng Còn việc huy động từ nguồn vốn trong thanh toán khó thực hiện hơn do Nhà cung cấp không chấp nhận việc thanh toán chậm và Nhà nước đang quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, phải trả Do đó việc chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp sẽ rất khó thực hiện và khó có thể đảm bảo nguồn đầu vào của hoạt động SXKD của Công ty Đối với việc sử dụng vốn thì để đầu tư tài sản dài hạn và đầu tư tài sản ngắn hạn đều quan trọng Thực tế tại Công ty cho thấy việc sử dụng vốn để đầu tư các Tài sản cố định (Máy móc, thiết bị, phương tiện ) đã thực sự góp phần làm tăng hiệu quả SXKD rất lớn cụ thể: Sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng đều qua các năm, tỷ lệ tổn thất giảm dần và lợi nhuận tăng qua các năm Hiện tại và trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn góp phần nâng cao hiệu quả SXKD, Công ty cần sử vốn cho hai lĩnh vực quan trọng là đầu đầu tư tài sản dài hạn và đầu tư tài sản ngắn hạn và đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư để tăng sản lượng điện sản xuất và điện thương phẩm, giảm tổn thất điện năng cũng như có trách nhiệm đảm bảo các thông số về môi trường
2.4.3 Trình độ tổ chức quản lý
Trình độ tổ chức, quản lý của các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp có vai trò quyết định sự thành công của doanh nghiệp Để biết về mức độ quan trọng trong việc nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Công ty, chúng ta xem xét kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn tại bảng 2.12 như sau:
- Nhân tố “Tổ chức phân công lao động hợp lý” có mức độ ảnh hưởng cao nhất (41/95 phiếu, đạt 43,2%) Kết quả náy thể hiện việc xác định đúng sở trường của từng cá nhân để sắp xếp họ vào vị trí làm việc phù hợp, từ đó tạo động lực cho từng cá nhân phát triển đúng với khả năng và trình độ của mình góp phần nâng cao hiệu quả chung của Công ty
- Nhân tố “Tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu của công nghệ, quy mô sản xuất” cũng có mức độ ảnh hưởng tương đối cao đến việ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (30/95 phiếu, đạt 31,6%) Kết quả này cho thấy nếu
Tổ chức sản xuất hợp lý sẽ tiết kiệm các yếu tố đầu vào, tăng sản lượng đầu ra góp phần nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp
- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tương đối tinh gọn, không bị chồng chéo CBCNV được hỏi đều có nhận xét là rất quan trọng đến việc nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty Do đó, hiện tại và trong thời gian tới Công ty sẽ phát huy những mặt đạt được và khắc phục nhưng vấn đề còn hạn chế để nâng cao hiệu quả SXKD cho toàn Công ty
2.4.4 Ảnh hưởng của nguồn lực lao động
Trong những năm qua, nhận thức đúng vai trò của nhân tố lao động, Công ty đã quan tâm sâu sát và tương đối toàn diện, cụ thể: Nâng cao thu nhập cho người lao động, gửi đi đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao trình độ tay nghề Điều đó đã làm cho năng suất lao động tăng dần qua từng năm
Qua kết quả khảo sát ý kiến cán bộ Công ty Nhiệt điện Nghi Sơnvề mức độ quan trọng của nhân tố lao động tiền lương và nâng cao năng lực quản lý tại bảng 2.12: Kết quả điều tra ý kiến của CBCNV Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn cho thấy:
+ Đối với nhân tố lao động và tiền lương : Nhân tố “Phân phối tiền lương theo kết quả công việc thực hiện” đạt mức ảnh hưởng cao nhất (45 phiếu, đạt 47,37%); Tiếp theo là: “Đào tạo lao động đáp ứng về số lượng và trình độ” và
“Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng CBCNV và từng đơn vị trực thuộc” có mức độ ảnh hưởng tương đối cao (21/95 và 20/95 phiếu, đạt 22 và 21%) Kết quả này cho thấy đa số cán bộ quản lý và cán bộ am hiểu về hiệu quả SXKD của Công ty đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác lao động và tiền lương Đặc biệt là việc phân phối tiền lương theo kết quả công việc thực hiện, CBCNV được hỏi đều có nhận xét là rất quan trọng đến việc nâng cao năng suất lao động của Công ty
+ Đối với nhân tố nâng cao năng lực quản lý: Nhân tố “Vận dụng các phương pháp quản lý tiên tiến để điều hành hoạt động SXKD” đạt mức ảnh hưởng cao nhất (32/95 phiếu, đạt 33,7%); Nhân tố “Phát huy tính dân chủ và tiếp thu các ý kiến đóng góp của CBCNV” và “Bố trí nhân sự ở các cấp hợp lý về số lượng và trình độ chuyên môn” có mức độ ảnh hưởng tương đối cao (23/95 và 20/95 phiếu, đạt 24,2 và 21,1%) Kết quả này cho thấy đa số cán bộ quản lý và am hiểu về hiệu quả SXKD của Công ty đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp Đặc biệt là việc vận dụng các phương pháp quản lý tiên tiến để điều hành hoạt động SXKD, CBCNV được hỏi đều có nhận xét là rất quan trọng đến việc nâng cao năng suất lao động của Công ty
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN NGHI SƠN
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
3.2.1 Giải pháp tăng doanh thu, huy động vốn và sử dụng vốn a) Về sử dụng vốn
Trước hết, Công ty phải thực hiện xây dựng kế hoạch, tiến độ sử dụng vốn một cách khoa học và đảm bảo tính khả thi cao Kế hoạch sử dụng vốn phải phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh Kế hoạch sử dụng vốn phải được xây dựng theo từng quý, năm, giai đoạn 3 năm và đảm bảo tính chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện quản lý điều hành
Theo kết quả điều tra CBCNV làm công tác quản lý và am hiểu về hiệu quả SXKD của Công ty đã được phân tích đánh giá ở phần trước cho thấy: CBCNV đánh giá cao và hiểu rõ tầm quan trọng và ảnh hưởng của việc sử dụng vốn để đầu tư tài sản ngắn hạn và đầu tư tài sản dài hạn đến hiệu quả SXKD của Công ty
Về việc thực hiện các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn:
- Sử dụng vốn cố định: Công ty phải Thường xuyên đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả SXKD liên quan đến việc sử dụng vốn cố định (hiệu suất sử dụng VCĐ, hệ số sinh lời VCĐ và suất hao phí VCĐ) một cách Thường xuyên để tìm ra các giải pháp tối ưu hoá việc sử dụng vốn cố định, và đánh giá hiệu quả của việc đầu tư tài sản dài hạn
- Sử dụng vốn lưu động: Cũng như việc sử dụng vốn cố định, Công ty phải Thường xuyên đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả SXKD liên quan đến việc sử dụng vốn lưu động (số vòng quay VLĐ, hệ số sinh lời VLĐ và hệ số đảm nhiệm VLĐ) một cách Thường xuyên để tìm ra các giải pháp tối ưu hoá việc sử dụng vốn lưu động, và đánh giá hiệu quả của việc đầu tư tài sản ngắn hạn, tăng cường công tác thu nợ Thường xuyên tổ chức đánh giá, phân loại Vật tư thiết bị trong kho, Vật tư thiết bị thu hồi để có biện pháp tái sử dụng nhằm thực hiện giảm chi phí SXKD, giảm chỉ tiêu tồn kho và tăng vòng quay của vốn lưu động b) Về huy động vốn
Trên cơ sở kế hoạch sử dụng vốn đã được xây dựng, Công ty tổ chức tìm kiếm nguồn vốn để thực hiện đầu tư Qua kết quả khảo sát CBCNV làm công tác quản lý tại Công ty cho thấy nguồn huy động vốn chủ yếu và quan trọng là: huy động vốn bằng cách vay ngân hàng và trong thanh toán
Về việc huy động vốn bằng cách vay ngân hàng: Đây là việc làm Thường thấy ở mọi doanh nghiệp Tuy nhiên đối với ngành điện nói chung và Công ty Điện lực Quảng Trị nói riêng thì việc huy động vốn từ các khoản vay thương mại là rất thuận lợi Ngành điện luôn có một khoản thu lớn, ổn định và có khối lượng tài sản lớn đủ để tạo uy tín khi đàm phán với các tổ chức tín dụng về việc tài trợ vốn để đầu tư tài sản dài hạn và ngắn hạn
Về việc huy động từ nguồn vốn trong thanh toán: Việc huy động được nguồn vốn này là phương án hiệu quả nhất, tuy nhiên rất khó thực hiện Nguồn vốn này chủ yếu được sử dụng để đầu tư cho tài sản ngắn hạn theo đúng tính chất phát sinh của nguồn vốn
3.2.2 Giải pháp về quản lý chi phí
Cần hiểu chi phí kinh doanh là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng, là điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp Để có lợi nhuận thì cần phải đầu tư, có chiến lược kinh doanh cụ thể và phù hợp với điều kiện SXKD của doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển Để nâng cao hiệu quả SXKD, ngoài việc tăng doanh thu còn cần phải thực hiện việc tiết giảm chi phí một cách hợp lý để đạt được các mục tiêu về lợi nhuận
3.3.2.1 Quản lý và sử dụng nguyên vật liệu một cách hiệu quả Đầu tiên, cần phải thực hiện việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất một cách hiệu quả nhất Về dự trù nguyên vật liệu: việc dự trữ nguyên vật liệu cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trên thực tế, tránh tình trạng dự trữ dư thừa dẫn đến lãng phí và tốn kém chi phí quản lý; cần xác định được một cách tương đối chính xác chi phí mua hàng, chi phí đặt hàng, chi phí dự trữ, chi phí do thừa nguyên vật liệu; và phải xác định thời gian đặt mua một cách phù hợp, chu kỳ dự trữ một cách hợp lý, khối lượng nguyên vật liệu cho từng lần đặt mua,…
Thực hiện đúng định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất Để thực hiện tốt điều này, Công ty cần phải nâng cao chất lương lao động trực tiếp thông qua công tác đào tạo nâng cao tay nghề, thường xuyên tuyên truyền giáo dục người lao động có nhận thức đúng đăn về việc tuân thủ quy trình sản xuất, thực hiện sử dụng một cách hiệu quả, tiết kiệm nguyên vật liệu Liên tục nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ ở cấp quản lý, phân cấp các loại phương tiện, quy trình hoạt động và điều kiện khai thác để có thể lên kế hoạch, xây dựng các định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật, kết hợp với kiểm tra bằng những máy móc chuyên dụng ở từng công đoạn sản xuất để giúp tiết kiệm một cách tối ưu
Ngoài những chi phí về nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, còn cần phải xem xét việc tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp Công ty cần ban hành nội quy, quy chế làm việc kết hợp với tuyên truyền, vận động để đảm bảo đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Công ty luôn phải có ý thức tiết kiệm trong sản xuất kết Có những hình thức tuyên dương, khen thưởng kịp thời đối
72 với những cá nhân, tập thể tiêu biểu trong phong trào thực hành tiết kiệm, nghiêm khắc phê bình và có hình thức kỷ luật với những cá nhân, tập thể có biểu hiện lãng phí, trì trệ trong công việc gây ra lãng phí cả về thời gian lẫn tiền bạc của Công ty Trong đó, phải tiết kiệm cả về mặt vật chất và thời gian, có như vậy mới nâng cao được năng suất lao động, giảm chi phí vận hành, từ đó giúp tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
3.3.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
Cùng với nguồn vốn thì nguồn lao động chính là nguồn động lực hết sức quan trọng để giúp cho doanh nghiệp có thể hoàn thành tốt các mục tiêu SXKD cũng như là động lực giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển một cách ổn định, lâu dài Để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động hiện có, Công ty cần phải thực hiện ngay một số biện pháp sau:
- Tiến hành rà soát lại một cách toàn diện lực lượng lao động của Công ty Thực hiện điều chuyển lao động một cách hợp lý từ những bộ phận dôi dư sang những bộ phận cần thêm lao động Quá trình thực hiện cần phải áp dụng kết hợp công tác đào tạo lại lao động để phù hợp với công việc mới;
- Liên tục tổ chức những khóa đào tạo nội bộ để nâng cao tay nghề lao động Có thể tổ chức các cuộc thi tay nghề nội bộ cho người lao động hoặc khuyến khích việc thi đua học tập nâng cao trình độ, tay nghề để đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của công việc;