Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước. NSNN vừa là nguồn lực để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước, vừa là công cụ hữu hiệu trong tay Nhà nước để điều tiết nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Một trong những giải pháp quan trọng để tăng cường nguồn lực ngân sách chính là phải kiểm soát chi ngân sách thật tốt. Chính vì vậy, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN nói chung, ngân sách xã nói riêng luôn là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước. Mục tiêu là các khoản chi ngân sách xã phải bảo đảm đúng mục đích, đúng định mức, tiết kiệm và có hiệu quả. Thực hiện tốt công tác chi ngân sách xã sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý ngân sách xã, đồng thời góp phần thực hành tiết kiệm, ổn định và làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, chống các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, góp phần ổn định tiền tệ và kiềm chế lạm phát. Thực hiện mục tiêu chính phủ điện tử...Đồng thời, Năm ngân sách 2017, Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) số 832015QH13 (gọi tắt Luật Ngân sách 2015) bắt đầu có hiệu lực; Luật Kế toán số 882015QH13 và Luật Đầu tư công số 492014QH13 đồng thời có hiệu lực; bên cạnh đó Nhà nước ta đã ban hành, sửa đổi, bổ sung thêm nhiều văn bản nhằm thực hiện quản lý, kiểm soát chi ngân sách của các cấp một cách chặt chẽ và hiệu quả. Các nghị định, thông tư hướng dẫn công tác ngân sách xã thì các khoản thu, chi ngân sách xã được thống nhất quản lý qua Kho bạc Nhà nước và giải quyết được nhiều vấn đề phức tạp trong công tác quản lý tài chính, ngân sách ở địa phương. Tuy nhiên, ngân sách xã vừa là một cấp ngân sách, vừa là một đơn vị dự toán; Chủ tịch UBND xã vừa là người trực tiếp điều hành ngân sách xã, vừa thực hiện chuẩn chi ngân sách xã, kế toán của xã vừa làm kế toán ngân sách xã vừa làm kế toán chi tiêu trực tiếp ở xã nên công tác quản lý tài chính ngân sách xã rất đa dạng và phức tạp.
Trang 1PHẠM THỊ NGỌC PHƯƠNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
KRÔNG NÔ ĐĂK NÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Đà Nẵng - năm 2021
Trang 2PHẠM THỊ NGỌC PHƯƠNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
KRÔNG NÔ ĐĂK NÔNG
Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Thanh
Hải
Trang 4nhà trường với kinh nghiệm thực tiễn của cá nhân trong quá trình công tác vàrèn luyện
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TSPhan Thanh Hải người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn trong quátrình thực hiện nghiên cứu Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo KhoaSau đại học Trường Đại học Duy Tân đã trang bị cho tôi những kiến thức, kỹnăng là cơ sở để tôi hoàn thành nghiên cứu luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cơ quan đã tạo điều kiện chotôi về thời gian, công việc để học tập đạt kết quả tốt
Tôi xin cảm ơn gia đình và người thân, bạn bè đã luôn động viên, khích
lệ và giúp đỡ tôi vật chất, tinh thần trong quá trình học tập
Mặc dù đã rất cố gắng và nỗ lực để hoàn thành luận văn, tuy nhiên dothời gian và kinh nghiệm nghiên cứu hạn chế nên luận văn sẽ không tránhkhỏi những khiếm khuyết Tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp củaquý thầy, cô giáo, đồng nghiệp và các bạn quan tâm để luận văn này đượchoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Phạm Thị Ngọc Phương
Trang 5tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận văn
Phạm Thị Ngọc Phương
Trang 61 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Kết cấu của đề tài 6
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 10
1.1 KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT CHI VÀ CHI NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 10
1.1.1 Kiểm soát chi 10
1.1.2 Một số vấn đề về ngân sách xã 14
1.1.3 Chi thường xuyên 15
1.1.4 Chi đầu tư đầu tư xây dựng cơ bản 17
1.2 CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 17
1.2.1 Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước: 17
1.2.2 Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách xã qua Kho Bạc nhà nước 23
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ: 28
1.3.1 Nhân tố khách quan 28
1.3.2 Nhân tố chủ quan 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33
Trang 72.1.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Krông Nô 34
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Krông Nô 37
2.1.3 Kết quả hoạt động chủ yếu của Kho bạc Nhà nước Krông Nô trong giai đoạn 2018-2020 38
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC KRÔNG NÔ 41
2.2.1 Công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã 41
2.2.2 Công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách xã 64
2.2.3 Công tác hạch toán kế toán và quyết toán ngân sách xã 73
2.2.4 Đánh giá chung về công tác kiểm soát chi ngân sách xã qua KBNN Krông Nô 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 82
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC KRÔNG NÔ 83
3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 83
3.1.1 Mục tiêu và chiến lược phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 83
3.1.2 Định hướng trong hoạt động kiểm soát chi ngân sách xã 85
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYYỆN KRÔNG NÔ 90
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Krông Nô 90
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư XDCB ngân sách xã qua KBNN Krông Nô 92
Trang 83.3.2 Kiến nghị với HĐND và UBND tỉnh Đăk Nông 101
3.3.3 Kiến nghị với các cơ quan quản lý ở địa phương 103
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 105
KẾT LUẬN 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9TABMIS Treasury And Budget Management
Information System (Hệ thống Thông tinQuản lý Ngân sách và Kho bạc)
TCS_TT Tax Collection System (Dự án hiện đại hóa
thu Ngân sách nhà nước)TGNH Tiền gửi ngân hàng
TKTG Tài khoản tiền gửi
GDV Giao dịch viên
UBND Uỷ ban nhân dân
NSX Ngân sách xã
Trang 102.6 Tình hình chi thanh toán cá nhân NS xã giai đoạn 2018
-2020
59
2.7 Chi nghiệp vụ chuyên môn NS xã giai đoạn 2018 - 2020 62
2.8 Dự toán chi đầu tư XDCB ngân sách xã giai đoạn 2018
-2020
68
2.9 Từ chối thanh toán chi đầu tư NS xã giai đoạn 2018 - 2020 70
2.10 Thanh toán chi phí XDCB ngân sách xã giai đoạn 2018
-2020
72
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất củaNhà nước NSNN vừa là nguồn lực để nuôi dưỡng bộ máy nhànước, vừa là công cụ hữu hiệu trong tay Nhà nước để điều tiếtnền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội Một trong nhữnggiải pháp quan trọng để tăng cường nguồn lực ngân sáchchính là phải kiểm soát chi ngân sách thật tốt
Chính vì vậy, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN nóichung, ngân sách xã nói riêng luôn là mối quan tâm lớn củaĐảng và Nhà nước Mục tiêu là các khoản chi ngân sách xãphải bảo đảm đúng mục đích, đúng định mức, tiết kiệm và cóhiệu quả Thực hiện tốt công tác chi ngân sách xã sẽ có ýnghĩa rất quan trọng trong việc quản lý ngân sách xã, đồngthời góp phần thực hành tiết kiệm, ổn định và làm lành mạnhnền tài chính quốc gia, chống các hiện tượng tiêu cực, lãngphí, góp phần ổn định tiền tệ và kiềm chế lạm phát
Thực hiện mục tiêu chính phủ điện tử Đồng thời, Nămngân sách 2017, Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) số83/2015/QH13 (gọi tắt Luật Ngân sách 2015) bắt đầu có hiệulực; Luật Kế toán số 88/2015/QH13 và Luật Đầu tư công số49/2014/QH13 đồng thời có hiệu lực; bên cạnh đó Nhà nước ta
đã ban hành, sửa đổi, bổ sung thêm nhiều văn bản nhằm thựchiện quản lý, kiểm soát chi ngân sách của các cấp một cáchchặt chẽ và hiệu quả Các nghị định, thông tư hướng dẫn công
Trang 13tác ngân sách xã thì các khoản thu, chi ngân sách xã đượcthống nhất quản lý qua Kho bạc Nhà nước và giải quyết đượcnhiều vấn đề phức tạp trong công tác quản lý tài chính, ngânsách ở địa phương Tuy nhiên, ngân sách xã vừa là một cấpngân sách, vừa là một đơn vị dự toán; Chủ tịch UBND xã vừa
là người trực tiếp điều hành ngân sách xã, vừa thực hiệnchuẩn chi ngân sách xã, kế toán của xã vừa làm kế toán ngânsách xã vừa làm kế toán chi tiêu trực tiếp ở xã nên công tácquản lý tài chính ngân sách xã rất đa dạng và phức tạp
Tại huyện Krông Nô thuộc tỉnh Đăk Nông, tình hình quản
lý chi Ngân sách xã nói chung, công tác kiểm soát chi ngânsách xã qua KBNN nói riêng vẫn còn tồn tại một số bất cậpnhư: chất lượng dự toán không sát với thực tế do đó thườngxuyên phải điều chỉnh; việc chấp hành dự toán ngân sách xãchưa thực sự tốt, chưa gắn được trách nhiệm của người thựchiện ngân sách trong việc lập và chấp hành dự toán Ngânsách xã; hồ sơ, chứng từ thanh toán ngân sách xã tại một bộphận đơn vị cấp xã chưa đầy đủ theo quy định; công tác kiểmsoát chi thanh toán cá nhân tại KBNN Krông Nô còn có nhữngvướng mắc nhất định
Hơn nữa, tác giả hiện đang được giao nhiệm vụ kiểmsoát chi Ngân sách xã tại Kho bạc nhà nước Krông Nô tỉnhĐăk Nông Vì vậy khi nghiên cứu công tác kiểm soát chithường xuyên Ngân sách xã sẽ đi sâu được các vấn đề thực tếhiện nay và đặc biệt góp phần giúp bản thân trong quá trình
Trang 14công tác để hoàn thành nhiệm vụ của một cán bộ Kiểm soátchi.
Để chính quyền cấp xã thực hiện tốt được chức năngnhiệm vụ của mình đòi hỏi cần phải có một ngân sách đủmạnh nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý Do vậy nhằm tiếptục hoàn thiện công tác quản lý và tăng cường năng lực tàichính của ngân sách xã là một trong những biện pháp rấtquan trọng để đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chínhtrị ở cơ sở Mặt khác, nhằm triển khai thực hiện Luật Ngânsách 2015 một cách có hiệu quả đòi hỏi công tác kiểm soátchi ngân sách xã qua hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) cầnphải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa, đảm bảo tạo được uy tín và
sự tin tưởng của nhân dân vào tổ chức chính quyền để đoànkết phát triển kinh tế xã hội Đồng thời, thực tiễn tồn tại yêucầu về việc hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách xãchặt chẽ, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả tại huyện Krông
Nô, tỉnh Đắk Nông Xuất phát từ yêu cầu trên, tôi chọn đề tài
“Kiểm soát chi ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Krông Nô,tỉnh Đăk Nông” làm nội dung nghiên cứu của mình.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu Thông qua thực trạng về công táckiểm soát chi ngân sách xã trên địa bàn để làm rõ những ưuđiểm, hạn chế trong công tác quản lý cũng như kiểm soát;Phân tích được những tác động của Luật ngân sách 2015 đốivới công tác quản lý cũng như kiểm soát chi của ngân sáchxã; đưa ra được những thiếu sót trong công tác kiểm soát chi
Trang 15ngân sách xã khi thực hiện áp dụng Luật ngân sách năm 2015nhằm đề xuất các giải pháp và kiến nghị đối với ngân sách xãtrên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu có 3 nhiệm vụ: Hệ thống hoá cơ sở
lý luận về kiểm soát chi ngân sách xã qua Kho bạc nhà nước;Phân tích và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi ngânsách xã qua Kho bạc nhà nước Krông Nô những năm qua; Đềxuất các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngânsách xã qua Kho bạc nhà nước Krông Nô Để thực hiện đượccác nhiệm vụ trên cần giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Công tác kiểm soát chi ngân sách xã qua Kho bạc nhànước Krông Nô có những bất cập gì? Nguyên nhân của nhữngbất cập đó?
- Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện công táckiểm soát chi ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Krông Nô?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề kiểm soát chingân sách nhà nước đối với cấp xã qua KBNN
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu công tác kiểm soát chingân sách xã trên địa bàn huyện Krông Nô qua Kho bạc nhànước Krông Nô
- Về thời gian:
+ Nghiên cứu cơ chế chính sách từ khi Luật NSNN 2015thi hành và các văn bản chính sách có liên quan hiện nay vẫncòn hiệu lực;
Trang 16+ Số liệu dẫn chứng được tổng hợp từ các báo cáo sốliệu qua các năm 2018, 2019 và 2020.
- Làm rõ hơn trách nhiệm kiểm soát chi không phải chỉriêng Kho bạc nhà nước mà còn có các đơn vị khác như cơquan tài chính, các tổ chức ngân hàng, Nhưng phạm vinghiên cứu trong luận văn này chỉ đề cập đế trách nhiệm củaKho bạc Nhà nước
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp xuyên suốt đề tài nghiên cứu là phươngpháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, hệ thống hóa,suy luận và diễn dịch
- Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp liên quanđến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô
tả các đặc trưng khác nhau của đối tượng nghiên cứu để phảnánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu Phương phápnày được thực hiện như sau:
- Thu thập dữ liệu là dữ liệu thực tế tại KBNN Krông Nô từnăm 2018 đến năm 2020 bao gồm:
+ Báo cáo chi thường xuyên năm 2018-2020
+ Báo cáo chi đầu tư xây dựng cơ bản năm 2018-2020+ Thống kê hồ sơ KBNN Krông Nô giải quyết đúng hạn,quá hạn, chứng từ sai, của các đơn vị sử dụng Ngân sách từnăm 2018-2020
+ Các văn bản luật, thông tư hướng dẫn, quy định vềNSNN
Trang 17+ Các công trình nghiên cứu như luận văn Thạc sĩ vềNSNN, các tạp chí, bài báo chuyên ngành như Tạp chí Ngân quỹQuốc gia, Tạp chí Tài chính
- Tóm tắt, xử lý dữ liệu: Từ các số liệu thu thập được tạiKBNN Krông Nô sẽ phân loại, thống kê theo các nhóm mụcchi Từ đó trình bày, mô tả dữ liệu bằng các mô hình phù hợpnhư bảng biểu, đồ thị…
- Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp sử dụng phổbiến trong quá trình phân tích Để phục vụ cho mục đích phântích công tác kiểm soát chi ngân sách xã tại KBNN Krông Nô,luận văn tính toán các chỉ tiêu cần so sánh như doanh số chingân sách xã so với dự toán ngân sách xã; doanh số chi ngânsách theo nhóm mục chi so với doanh số chi ngân sách; số hồ
sơ giải quyết đúng hạn, quá hạn, không đúng hạn so với tổng
số hồ sơ khách hàng gửi đến trong năm
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp là quá trình ngược vớiquá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích
để tìm ra cái chung cái khái quát phân tích được tiến hànhtheo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiệndựa trên kết quả của phân tích
Trong luận văn này, đã tổng hợp tình hình nghiên cứu vềcông tác kiểm soát chi ngân sách xã qua KBNN và phân tích sốliệu về kiểm soát chi ngân sách xã qua KBNN Krông Nô giaiđoạn 2018-2020 để tổng hợp lại những đặc điểm chung và
Trang 18những khác biệt trong công tác kiểm soát chi ngân sách xã quaKBNN.
- Phương pháp phân tích: Phân tích trước hết là phân chiacái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận,những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiêncứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố
đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu mộtcách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu
tố bộ phận ấy
Trong luận văn này, sẽ phân chia cái tổng thể đó là sốliệu kiểm soát chi ngân sách xã qua KBNN Krông Nô thành cácnội dung chi theo nhóm mục chi giai đoạn 2018-2020 để xácđịnh thực trạng công tác kiểm soát chi ngân sách xã quaKBNN Krông Nô có mặt nào đạt được, mặt còn hạn chế Từ đóxác định nguyên nhân của những hạn chế đó
- Phương pháp điều tra khảo sát:
Đề tài sẽ thực hiện khảo sát ý kiến trực tiếp các Giaodịch viên phụ trách công tác kiểm soát chi ngân sách xãnhằm tìm hiểu về những vướng mắc trong hoạt động kiểmsoát chi ngân sách xã KBNN huyện dưới góc độ tiếp cận củacác Giao dịch viên trực tiếp thực hiện kiểm soát chi
Về phía các đối tượng giao dịch, đề tài đã tiến hành khảosát ý kiến của các đơn vị sử dụng ngân sách giao dịch tại
Trang 19KBNN Krông Nô Khảo sát này nhằm ghi nhận đánh giá từ phíakhách hàng giao dịch về chất lượng phục vụ của KBNN KrôngNô.
5 Kết cấu của đề tài
Phần nội dung chính của đề tài gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi ngân sách xãqua Kho bạc Nhà nước
Chương II: Thực trạng công tác kiểm soát chi ngân sách
xã qua Kho bạc Nhà nước Krông Nô giai đoạn 2018 - 2020
Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm chi ngânsách xã qua Kho bạc Nhà nước Krông Nô
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Luận văn Thạc sỹ có liên quan đến đề tài những năm gần đây:
(1) Luận văn cao học “Hoàn thiện quản lý chi ngân sáchcấp xã trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông” năm
2016 của tác giả Nguyễn Ngọc Đức, bảo vệ tại Đại học ĐàNẵng [15]
Trên cơ sở tổng hợp, hệ thống hóa lý luận về chi NSNN
và quản lý chi ngân sách cấp xã, tác giả đã phân tích làm rõthực trạng quản lý chi NS cấp xã trên địa bàn thị xã GiaNghĩa, từ đó chỉ ra những nguyên nhân và đề xuất một số giảipháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản
lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa trongthời gian tới Tuy nhiên, đề tài chỉ nghiên cứu trên tổng thểcác cấp quản lý chi NSX trên địa bàn Thị xã Gia Nghĩa mà
Trang 20chưa đi nghiên cứu sâu vào công tác kiểm soát chi thườngxuyên NSX, hơn nữa các quy trình kiểm soát và hồ sơ thủ tụcnghiên cứu được đề cấp đến trong đề tài không còn phù hợpvới quy trình thực hiện thống nhất đầu mối KSC như hiện nay.
(2) Luận văn cao học “Hoàn thiện công tác kiểm soát chithường xuyên ngân sách Nhà nước qua KBNN Đắk Glong - ĐắkNông” năm 2017 của tác giả Trần Phạm Tuân bảo vệ tại Đạihọc Đà Nẵng [16]
Đề tài nghiên cứu công tác KSC thường xuyên NSNN quaKBNN ở cấp quận, huyện Trong đề tài nghiên cứu này, tác giảphân tích, đánh giá công tác KSC thường xuyên NSNN, qua đó
đề xuất những giải pháp để hoàn thiện công tác này tại KBNNĐăk Glong Tuy nhiên, đề tài chủ yếu tập trung quy trình kiể
m soát chi cung cho tất cả các cấp ngân sách và nhấn mạnhtại cấp huyện và một số nội dung nghiên cứu đã không cònphù hợp với các quy định về kiểm soát chi thường xuyên hiệnnay, vì vậy yêu cầu đặt ra là cần nghiên cứu bổ sung chohoàn thiện, phù hợp với tình hình mới
(3) Luận văn cao học “Hoàn thiện kiểm soát chi thườngxuyên ngân sách xã tại kho bạc nhà nước Cư Jút, tỉnh ĐắkNông” năm 2017 của tác giả Nguyễn Thị Hồng Thắm bảo vệtại Đại học Đà Nẵng [17]
Đề tài đã hệ thống hóa lý luận về công tác kiểm soát chithường xuyên NSNN của KBNN; phân tích, đánh giá thực trạngcông tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách xã qua KBNN
Trang 21trên địa bàn huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông, rút ra những hạnchế và nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất nhữnggiải pháp có tính thực tiễn và khoa học nhằm hoàn thiện côngtác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách xã Tuy nhiên,những nghiên cứu trên hiện nay các văn bản, chế độ về côngtác kiểm soát chi thường xuyên đã có nhiều thay đổi và một
số khuyến nghị chưa thực sự có giá trị thực tế cao
(4) Luận văn cao học “Kiểm soát chi thường xuyên NSNNqua KBNN Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông” năm 2017 của tác giả
Lê Thị Ngọc Quỳnh bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng.[18]
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSC thườngxuyên NSNN qua KBNN, việc sử dụng các phương pháp nghiêncứu đa dạng và các nguồn dữ liệu tác giả làm rõ được thựctrạng KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đăk R’Lấp, từ đóphân tích những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế vàđưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác KSC thườngxuyên NSNN qua KBNN Đăk R’Lấp Tuy nhiên việc phân tíchthực trạng KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đăk R’Lấpchưa thực sự gắn với lý luận về nội dung công tác KSC thườngxuyên NSNN đã được tác giả trình bày trong phần cơ sở lýluận, các giải pháp chưa mang tính ứng dụng cao, vượt quáthẩm quyền của một KBNN huyện như KBNN Đăk R’Lấp
(5) Luận văn cao học “Hoàn thiện công tác kiểm soát chithường xuyên NSNN qua KBNN Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk” năm
Trang 222017 của tác giả Nguyễn Quốc Thắng bảo vệ tại Đại học ĐàNẵng [19]
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSC thườngxuyên NSNN qua KBNN, các tiêu chí đánh giá công tác KSCthường xuyên NSNN qua KBNN, các nhân tố ảnh hưởng đếncông tác KSC thường xuyên, đánh giá thực trạng công tác KSCthường xuyên NSNN qua KBNN Buôn Đôn có những mặt nàođạt được, những mặt nào còn hạn chế tồn tại và nguyên nhâncủa những hạn chế Đồng thời đưa ra giải pháp và kiến nghịnhằm hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNNBuôn Đôn Mặc dù luận văn đã đưa ra được các giải pháphoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN BuônĐôn nhưng luận văn chưa nghiên cứu đơn vị SDNS có nhữnghạn chế gì để đưa ra giải pháp khắc phục hạn chế đó
Khoảng trống nghiên cứu
Về nội dung:
Trong các công trình nghiên cứu khoa học và các bài viếttrên, các tác giả đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đếnquản lý và kiểm soát chi thường xuyên NSNN và giải pháp đểnâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, tuy nhiên rất ít công trình,bài viết đi sâu nghiên cứu về vấn đề kiểm soát chi ngân sách
xã qua KBNN
Hoạt động kiểm soát chi SNN qua KBNN từng bước thayđổi, nhiều văn bản, chế độ mới được ban hành như Quyết định
Trang 234377/QĐ-KBNN ngày 15 tháng 9 năm 2017 của Tổng giámđốc Kho bạc Nhà nước về việc ban hành Quy trình nghiệp vụthống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhànước qua Kho bạc Nhà nước; Quyết định 2899/QĐ-KBNN ngày15/6/2018 về việc ban hành quy trình nghiệp vụ thống nhấtđầu mối Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhànước cấp huyện không có tổ chức phòng Do vậy, cần tiếp cậnvấn đề đa dạng và nghiên cứu vấn đề phù hợp với quy địnhhiện hành
Về không gian thời gian nghiên cứu:
Các tác giả trên đã tiếp cận được thực trạng về quản lýngân sách xã và cũng đã đưa ra những giải pháp về công tácquản lý, công tác kiểm soát chi thường xuyên, công tác quản
lý nguồn vốn, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản…Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về Kiểmsoát chi ngân sách xã qua Kho bạc nhà nước Krông Nô, giaiđoạn 2018 - 2020 Đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chingân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Krông Nô, tỉnh ĐăkNông” của tác giả không có trùng lặp với các nghiên cứu trướcđây
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Trang 241.1 KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT CHI VÀ CHI NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1.1 Kiểm soát chi
a Khái niệm kiểm soát chi
Kiểm soát chi là quá trình các cơ quan nhà nước có thẩmquyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chicủa các đối tượng sử dụng ngân sách phù hợp với các chínhsách, chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định theonhững nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tàichính trong quá trình cấp phát và thanh toán các khoản chiNSNN
b Tầm quan trọng của công tác kiểm soát chi qua Kho bạc nhà nước
Kiểm soát chi của nước ta có ý nghĩa vô cùng quantrọng bởi các lý do sau:
- Cơ chế quản lý tài chính trong quá trình đổi mới đòi hỏimọi khoản chi NSNN đều phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả
- Cơ chế quản lý chi NSNN chỉ được quy định những vấn
đề chung nhất mang tính nguyên tắc nên không thể bao quáthết các tình huống nảy sinh trong thực tế Vì vậy, cần phải cómột cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát quátrình chi tiêu của đơn vị sử dụng ngân sách
- Do ý thức của các đơn vị sử dụng ngân sách không chútrọng việc sử dụng kinh phí một cách có hiệu quả mà tìm cách
để sử dụng hết kinh phí được cấp Vì vậy cần phải có bên thứ
ba có thẩm quyền độc lập và khách quan thực hiện kiểm tra,kiểm soát
Trang 25c Trách nhiệm và quyền hạn của Kho bạc nhà nước trong công tác kiểm soát chi
- Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát
và thanh toán đầy đủ, kịp thời theo tiến độ thực hiện cácnhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán đủ điều kiện thanh toántheo quy định tại Điều 34 của Nghị định số 163/2016/NĐ-
CP và các quy định hiện hành [6] ;
- Xác nhận số thực chi, số tạm ứng, số dư kinh phí hàngtháng, quý năm của các đơn vị sử dụng ngân sách tại Kho bạcNhà nước
- Kho bạc Nhà nước có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanhtoán và thông báo bằng văn bản cho đơn vị sử dụng ngânsách biết; đồng thời, chịu trách nhiệm về quyết định của mìnhtrong các trường hợp sau:
+ Không có trong dự toán của cơ quan có thẩm quyềngiao
+ Chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơquan nhà nước có thẩm quyền quy định
+ Không đủ các điều kiện chi theo quy định hiện hành.Kho bạc Nhà nước không chịu trách nhiệm về những hồ
sơ, chứng từ theo quy định không phải gửi đến Kho bạc Nhànước để kiểm soát
- Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán các khoản chimua sắm, sửa chữa của các đơn vị khi có yêu cầu của cơ quantài chính (bằng văn bản) khi tồn quỹ ngân sách các cấp khôngđảm bảo nhu cầu chi, các khoản vượt nguồn cho phép, cácđơn vị không chấp hành chế độ báo cáo
Trang 26- Công chức Kho bạc Nhà nước cố tình gây phiền hà đốivới đơn vị sử dụng NSNN, không tuân thủ thời gian thanh toánthì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật,
xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật
d Vai trò của Kho bạc nhà nước trong kiểm soát chi NS xã
Quản lý cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN là trách nhiệm củacác ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc quản lý và sử dụngNSNN, từ khâu lập dự toán, phân bổ, cấp phát, thanh toán đến quyết toán chiNSNN, trong đó hệ thống Kho bạc nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng
Mục tiêu của việc kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc nhà nước là nhằmđảm bảo việc sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệuquả Thực hiện tốt công tác kiểm soát chi của NSNN có ý nghĩa rất lớn trongviệc phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của đất nước;tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng; tăngcường kỷ cương, kỷ luật tài chính; nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai tròquản lý, điều hành của cơ quan chính quyền các cấp Đồng thời, thông quaquá trình này, Nhà nước sử dụng nó như là một công cụ để thực hiện quản lý
vĩ mô nền kinh tế, điều tiết định hướng phát triển thông qua xác định cơ cấuchi cho từng mục đích trong những giai đoạn nhất định và thực hiện các mụctiêu công bằng xã hội khác
Vì vậy có thể khẳng định rằng, Kho bạc nhà nước có một vai trò hếtsức quan trọng đối với công tác kiểm soát chi NSNN nói chung, kiểm soát chingân sách xã nói riêng Kho bạc nhà nước là đơn vị kiểm soát cuối cùng khiđồng vốn của nhà nước ra khỏi quỹ NSNN Kho bạc nhà nước có quyền từchối thanh toán đối với các khoản chi không có trong dự toán, không đúng
Trang 27mục đích, không có hiệu quả hoặc không đúng chế độ của Nhà nước qua đóđảm bảo cho quá trình quản lý, sử dụng ngân quỹ quốc gia được chặt chẽ,đồng thời với cơ chế thanh toán chuyển khoản cho đối tượng thụ hưởng trựctiếp NSNN góp phần kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng tiền mặt trong thanhtoán, đảm bảo sự ổn định lưu thông tiền tệ Thông qua quá trình thanh toáncác khoản chi NSNN, Kho bạc nhà nước tiến hành tổng hợp, phân tích, đánhgiá, kiến nghị, rút kinh nghiệm từ đó cùng cơ quan hữu quan nghiên cứu vàhoàn thiện cơ chế thanh toán, chi trả và kiểm soát NSNN qua hệ thống Khobạc nhà nước Đồng thời cung cấp thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điềuhành của lãnh đạo chính quyền các cấp
e Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước trong kiểm soát chi ngân sách xã
- Kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thực hiện thanh toán kịp thời cáckhoản chi ngân sách đủ điều kiện thanh toán theo quy định của Chính phủ và
Bộ Tài chính về quản lý ngân sách;
- Tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách; xác nhận số thực chi,
số tạm ứng, số dư kinh phí cuối năm ngân sách của các đơn vị sử dụng ngânsách tại Kho bạc Nhà nước
- Kho bạc nhà nước có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán và thôngbáo bằng văn bản cho đơn vị sử dụng ngân sách biết;
- Kho bạc nhà nước có trách nhiệm tạm dừng thanh toán theo yêu cầucủa cơ quan tài chính (bằng văn bản) đối với các trường hợp hồ sơ thanh toánkhông đúng quy định
- Kho bạc nhà nước không chịu trách nhiệm kiểm soát quy trình, hìnhthức lựa chọn nhà thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu của đơn vị sử dụng ngânsách theo quy định của Luật Đấu thầu”
- Công chức Kho bạc nhà nước không tuân thủ thời gian quy định vềkiểm soát chi hoặc cố tình gây phiền hà đối với đơn vị sử dụng NSNN thì tùy
Trang 28theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính theoquy định của pháp luật.
- Chịu trách nhiệm trong việc nhập dự toán chi ngân sách xã vào hệthống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (sau đây gọi tắt là TABMIS)theo quy định về hướng dẫn quản lý điều hành ngân sách nhà nước trong điềukiện áp dụng hệ thống TABMIS
1.1.2 Một số vấn đề về ngân sách xã
a Khái niệm ngân sách xã
Ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu chi đã được dựtoán và được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định,được HĐND xã quyết định nhằm đảm bảo nguồn tài chính chochính quyền cấp xã trong quá trình thực hiện các chức năng,nhiệm vụ về quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn
Ngân sách xã là một cấp NSNN nên nó mang đầy đủnhững đặc điểm chung của NSNN:
+ Các khoản thu, chi ngân sách được dự toán và thựchiện trong một năm, theo một chu trình;
+ Thu ngân sách bao gồm các khoản thu của NSNN phâncấp cho ngân sách xã và các khoản huy động đóng góp củacác tổ chức cá nhân trên nguyên tắc tự nguyện theo quy địnhcủa pháp luật do HĐND xã quyết định;
+ Chi ngân sách bao gồm chi đầu tư phát triển và chithường xuyên theo phân cấp quản lý nhà nước cho cấp xã;
b Đặc trưng của ngân sách xã
Là một bộ phận trong hệ thống NSNN nên ngân sách xãcũng mang những đặc trưng như:
Trang 29- Về bản chất, ngân sách xã là hệ thống các quan hệkinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác, phát sinh trongquá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chínhquyền nhà nước cấp xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện cácchức năng, nhiệm vụ của chính quyền nhà nước cấp cơ sởtrong khuôn khổ đã được phân công, phân cấp quản lý.
- Về hình thức, quá trình vận động của quỹ ngân sách xãcũng được nhìn nhận trên hai giác độ: quá trình huy độngnguồn thu và quá trình phân phối, sử dụng ngân sách xã(thường gọi tắt là chi) Sự nhìn nhận về hình thức của ngânsách xã còn được thể hiện thông qua chu trình với các khâu:Lập; chấp hành; kế toán, quyết toán ngân sách xã mà chínhquyền cơ sở ở mọi nơi đều phải tuân thủ
Một điểm khác biệt giữa ngân sách xã với các cấp ngânsách khác trong hệ thống NSNN, đó là ngân sách xã vừa làmột cấp trong hệ thống NSNN, lại vừa là đơn vị sử dụng ngânsách Đóng vai một cấp ngân sách, bởi vì ngân sách xã cũngđược phân cấp quản lý nguồn thu và thực hiện các nhiệm vụchi như một cấp ngân sách thực thụ Đóng vai như một đơn vị
sử dụng ngân sách, bởi vì xã cũng có nhiệm vụ trực tiếp chitiêu các nguồn kinh phí theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức quyđịnh Chính yếu tố “lưỡng tính” này của ngân sách xã đã ảnhhưởng không nhỏ cho quá trình quản lý ngân sách xã ở nước
ta trong thời gian qua
1.1.3 Chi thường xuyên
- Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhànước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức
Trang 30chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổchức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhànước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, anninh.
- Chi thường xuyên của ngân sách xã là các khoản chinhằm đảm bảo cho sự hoạt động của bộ máy chính quyền cấp
+ Sự nghiệp khoa học và công nghệ: Chi ứng dụng khoahọc và công nghệ do cấp xã thực hiện
+ Sự nghiệp văn hóa thông tin: Chi liên hoan, hội thi, hộidiễn và các hoạt động văn hóa khác do cấp xã quản lý, tổchức
+ Sự nghiệp phát thanh: Chi hoạt động của đài truyềnthanh cơ sở
+ Sự nghiệp thể dục thể thao: Các hoạt động thể dục thểthao do cấp xã quản lý
+ Sự nghiệp môi trường: Tuyên truyền, phổ biến, giáodục pháp luật về môi trường; các hoạt động khác có liên quanđến nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc phạm vi, thẩm quyềncấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật
Trang 31+ Sự nghiệp kinh tế: Duy tu, sửa chữa các công trìnhthủy lợi nội đồng; sửa chữa thường xuyên đường giao thông
và các công trình phúc lợi công cộng do cấp xã quản lý; hỗ trợkhuyến khích phát triển khuyến nông, ngư, lâm; bảo vệ,phòng chống cháy rừng theo phân cấp và các sự nghiệp kinh
tế khác trên địa bàn
+ Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chứcchính trị và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã; hỗ trợ hoạtđộng cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp xã theo quy định củapháp luật; chế độ, chính sách người hoạt động không chuyêntrách và các đối tượng khác theo chế độ quy định
+ Chi bảo đảm xã hội: Thực hiện chế độ trợ cấp hàngtháng cho cán bộ xã, thị trấn nghỉ việc; mai táng phí cho cácđối tượng theo phân cấp; các hoạt động xã hội do cấp xãquản lý
+ Chi quốc phòng, an ninh:
* Các nhiệm vụ về quốc phòng do ngân sách cấp xã đảmbảo theo quy định đồng thời theo phân cấp giao cho cơ quanquân sự cấp xã thực hiện (không bao gồm thực hiện nhiệm vụtheo Pháp lệnh dự bị động viên);
* Các nhiệm vụ về an ninh, trật tự an toàn xã hội dongân sách cấp xã đảm bảo theo quy định; đảm bảo hoạt độngcủa Công an xã theo quy định của Chính phủ về Công an xã(không bao gồm trang phục của Công an xã); phụ cấp hàngtháng cho Bảo vệ dân phố
Trang 32+ Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định củapháp luật.
- Căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn của nhà nước,HĐND tỉnh quy định cụ thể mức chi thường xuyên cho từngcông việc phù hợp với tình hình đặc điểm và khả năng ngânsách địa phương
1.1.4 Chi đầu tư đầu tư xây dựng cơ bản
Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngânsách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tưkết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự ánphục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sáchcấp xã, bao gồm:
- Chi đầu tư xây dựng các công trình theo phân cấp;
- Chi đầu tư xây dựng các công trình của xã từ nguồnhuy động đóng góp theo quy định của pháp luật, do Hội đồngnhân dân cấp xã quy định đưa vào ngân sách cấp xã quản lý;
1.2 CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.2.1 Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước:
Khi có phát sinh nhu cầu chi tiêu, UBND xã gửi đến Khobạc nhà nước các tài liệu, chứng từ dưới đây:
+ Hồ sơ gửi lần đầu bao gồm:
- Dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao;
- Hợp đồng mua sắm hàng hóa, dịch vụ (Đối với khoảnchi có giá trị hợp đồng từ năm mươi triệu đồng trở lên);
Trang 33Trường hợp khoản chi phải thực hiện lựa chọn nhà thầu theoquy định của Luật Đấu thầu thì đơn vị gửi thêm: Quyết địnhphê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
+ Hồ sơ tạm ứng bao gồm:
* Đối với các đề nghị tạm ứng bằng tiền mặt: Giấy rút dựtoán (tạm ứng), trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để Kho bạcnhà nước tạm ứng tiền mặt phải đúng theo quy định và cáckhoản chi có cơ chế hướng dẫn riêng được phép chi bằng tiềnmặt;
* Đối với các đề nghị tạm ứng bằng chuyển khoản:
- Giấy rút dự toán (tạm ứng), trong đó ghi rõ nội dungtạm ứng để Kho bạc nhà nước có căn cứ kiểm soát;
- Đối với những khoản chi không có hợp đồng và đối vớinhững khoản chi có giá trị hợp đồng dưới năm mươi triệu đồng:Trường hợp Giấy rút dự toán (tạm ứng) không thể hiện đượchết nội dung tạm ứng, đơn vị kê khai rõ nội dung tạm ứng trênBảng kê chứng từ thanh toán/tạm ứng (chọn ô tạm ứng)
+ Hồ sơ thanh toán tạm ứng gồm:
Khi thanh toán tạm ứng, đơn vị gửi Kho bạc nhà nướcGiấy đề nghị thanh toán tạm ứng Tùy theo từng nội dung chi,gửi kèm theo các tài liệu, chứng từ sau:
- Thanh toán tạm ứng các khoản chi tiền mặt theo quyđịnh: Đơn vị lập Bảng kê chứng từ thanh toán/tạm ứng do Thủtrưởng đơn vị ký duyệt để gửi Kho bạc nhà nước
- Thanh toán tạm ứng các khoản chi chuyển khoản: Cáctài liệu, chứng từ kèm theo đối với từng nội dung chi được quyđịnh giống như thanh toán trực tiếp
Trang 34+ Hồ sơ thanh toán trực tiếp bao gồm:
- Giấy rút dự toán (thanh toán);
- Đối với những khoản chi không có hợp đồng và đối vớinhững khoản chi có giá trị hợp đồng dưới năm mươi triệu đồng:Bảng kê chứng từ thanh toán;
- Ngoài các tài liệu gửi đầu năm và gửi từng lần theo quyđịnh, tùy theo từng nội dung chi, đơn vị gửi kèm theo các tàiliệu, chứng từ sau:
* Đối với khoản chi thanh toán cá nhân:
+ Đối với các khoản chi tiền lương: Văn bản phê duyệtchỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền phê duyệt; Danh sáchnhững người hưởng lương do thủ trưởng đơn vị ký duyệt (gửilần đầu vào đầu năm và gửi khi có phát sinh, thay đổi)
+ Đối với các khoản chi tiền công trả cho lao độngthường xuyên theo hợp đồng, phụ cấp lương, học bổng họcsinh, sinh viên, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đónggóp, chi cho cán bộ xã thôn, bản đương chức: Danh sáchnhững người hưởng tiền công lao động thường xuyên theohợp đồng, danh sách cán bộ xã, thôn bản đương chức; Danhsách những người được tiền thưởng, tiền phụ cấp, tiền trợcấp; Danh sách học bổng (gửi lần đầu vào đầu năm và gửi khi
có bổ sung, điều chỉnh)
+ Chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức,viên chức của cơ quan hành chính: Danh sách chi trả thu nhậptăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức (gửi từng lần);Bảng xác định kết quả tiết kiệm chi theo năm
+ Các khoản thanh toán khác cho cá nhân: Danh sách
Trang 35theo từng lần thanh toán.
+ Đối với thanh toán cá nhân thuê ngoài: Thanh toántừng lần và thanh toán lần cuối đơn vị gửi Biên bản nghiệmthu (đối với trường hợp phải gửi Hợp đồng)
+ Trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện việckhoán phương tiện theo chế độ, khoán văn phòng phẩm,khoán điện thoại, khoán chi xây dựng văn bản quy phạmpháp luật: Danh sách những người hưởng chế độ khoán (gửimột lần vào đầu năm và gửi khi có phát sinh thay đổi)
+ Trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện việckhoán công tác phí, khoán thuê phòng nghỉ: Danh sách nhữngngười hưởng chế độ khoán (gửi khi có phát sinh)
- Chi hội nghị, đào tạo, bồi dưỡng: Thanh toán từng lần
và thanh toán lần cuối đơn vị gửi Biên bản nghiệm thu (đối vớitrường hợp phải gửi Hợp đồng)
- Chi công tác phí: Bảng kê chứng từ thanh toán
- Chi phí thuê mướn: Thanh toán từng lần và thanh toánlần cuối đơn vị gửi Biên bản nghiệm thu (đối với trường hợpphải gửi Hợp đồng)
- Đối với các khoản chi mua sắm tài sản, chi mua, đầu tưtài sản vô hình; chi mua sắm tài sản dùng cho công tácchuyên môn; chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành,chi mua vật tư văn phòng, chi sửa chữa thiết bị tin học, sửachữa xe ô tô, các trang thiết bị khác: Thanh toán từng lần vàthanh toán lần cuối đơn vị gửi Biên bản nghiệm thu (đối vớitrường hợp phải gửi Hợp đồng)
Trang 36+ Đối với các khoản mua sắm thanh toán bằng hình thứcthẻ “tín dụng mua hàng”: đơn vị lập giấy rút dự toán NSNN vàbảng kê chứng từ thanh toán gửi tới KBNN để làm thủ tụckiểm soát chi NSNN theo quy định của Bộ Tài chính Đơn vịgiao dịch không phải gửi các hóa đơn mua hàng được in tạicác điểm POS đến KBNN; đồng thời, đơn vị giao dịch phải tựchịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung các khoản chighi trên bảng kê chứng từ thanh toán gửi KBNN KBNN sau khikiểm tra, kiểm soát hồ sơ, chứng từ thanh toán do đơn vị gửithực hiện hạch toán chi NSNN và làm thủ tục thanh toán choNgân hàng thụ hưởng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ màđơn vị sử dụng ngân sách đã mua sắm.
- Các khoản chi khác: Thanh toán từng lần và thanh toánlần cuối đơn vị gửi Biên bản nghiệm thu (đối với trường hợpphải gửi Hợp đồng)
Tháng 3 năm 2020 Nghị định 11/2020/NĐ-CP ngày20/01/2020 Nghị định quy định thủ tục hành chính trong lĩnhvực Kho bạc và Tháng 8 năm 2020 Thông tư 62/2020/TT-BTCngày 20/6/2020 Thông tư hướng dẫn kiểm soát thanh toáncác khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạcnhà nước có hiệu lực đã mang đến cho công tác kiểm soát chithường xuyên qua KBNN cũng như kiểm soát chi thườngxuyên ngân sách xã qua Kho bạc nhà nước một bước tiến rõrệt, đồng thời mang lại không ít thách thức cho công tác quản
lý quỹ ngân sách của Kho bạc Theo đó, tính tự chủ của đơn vị
sử dụng ngân sách được nâng cao, tính rủi ro trong công táckiểm soát chi của Kho bạc cũng tăng lên cụ thể:
Trang 37- Rủi ro về mặt pháp lý: trên cơ sở các văn bản pháp quy
do các cấp có thẩm quyền KBNN áp dụng để thực hiện kiểmsoát, hạch toán thanh toán có liên quan đến các đơn vị thụhưởng Tuy nhiên, các văn bản do nhiều cơ quan có thẩmquyền ban hành, kéo dài qua nhiều năm, các điều khoản thaythế bổ sung nhiều, có nội dung chuyển tiếp hoặc vùng điềuchỉnh một lĩnh vực nhưng nội dung khác nhau chồng chéo, nộidung chưa rõ ràng về nội dung làm cho người nghiên cứu hiểukhác nhau dẫn đến lúng túng khó áp dụng và không đồng bộgiữa các địa phương
- Rủi ro tuân thủ về chế độ và quy trình nghiệp vụ:
+ Việc xác định nội dung kiểm soát chi và ghi chép trênbiểu mẫu số 07 và mẫu số 09 (Nghị định 11) đối với một sốnghiệp vụ phát sinh còn chưa thống nhất như: chi tiền họcbổng (cột 11, mẫu số 09) theo hướng dẫn của KBNN thì tiềnsinh hoạt phí và các khoản hỗ trợ khác cho công chức, viênchức đi học (nếu có) Như vậy đối tượng chi trả học bổng theothông tư 62 là công chức, viên chức sẽ kiểm soát theo mẫu số
09 Tuy nhiên, tại địa phương đang chi trả tiền học bổng chohọc sinh, sinh viên theo nghị định 116/2020/NĐ-CP ngày25/9/2020 đang gặp khó khăn giữa việc xác định dùng mẫu số
09 hay mẫu số 07 Nếu xác định là học bổng thì dùng mẫu số
09 nhưng không đúng đối tượng theo Thông tư 62 Ngược lại,nếu xác định đây là khoản phụ cấp khác thì Kho bạc kiểmsoát mẫu số 07 Như vậy, cùng một khoản chi học bổngnhưng đối tượng khác nhau chưa xác định rõ tính chất sẽmang lại rủi ro trong công tác kiểm soát chi của KBNN
Trang 38+ Rủi ro từ ứng dụng công nghệ thông tin: Năm 2020KBNN triển khai diện rộng chương trình Dịch vụ công trựctuyến KBNN Lợi ích từ hệ thống DVC mang lại rất lớn như tạođiều kiện thuận lợi và giảm thời gian đi lại cho các đơn vị,giảm chi phí hoạt động, hạn chế việc giả mạo chữ ký, giả mạocon dấu của đơn vị do Kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị kýduyệt bằng chữ ký số; thông tin thanh toán được bảo mật.Đồng thời trên DVC cung cấp các thông tin về thời gian, quátrình tiếp nhận hồ sơ, kiểm soát thanh toán thông qua các
trạng thái như:“KBNN từ chối hoặc tiếp nhận hồ sơ”; “KBNN đang xử lý hồ sơ”; “KBNN đã thanh toán hoặc từ chối Thanh toán”;“KBNN từ chối hoặc tiếp nhận hồ sơ” điều đó đã góp
phần tăng tính minh bạch trong việc kiểm soát hồ sơ thanhtoán của KBNN và qua đó các đơn vị chủ động biết được tìnhtrạng và kết quả xử lý hồ sơ thanh toán của đơn vịmình. Đồng thời, thông qua Dịch vụ công điện tử giúp hệthống KBNN đảm bảo được sự minh bạch về hồ sơ, chứng từ,nội dung kiểm soát, thực hiện quy trình kiểm soát chi điện tử.Tuy nhiên, hệ thống chưa bao quát hết được các tình huốngnghiệp vụ, dẫn đến lỗ hổng trong xử lý chứng từ, hạch toán kếtoán và thanh toán Hiện nay còn xảy ra tình trạng hoàn thiệntrên Dịch vụ công đẩy chứng từ sang Tabmis bị lỗi giao diệnphải nhập thủ công trên Tabmis để thanh toán Khi đã thanhtoán bút toán trên thì Dịch vụ công trả về trạng thái giao dịênthành công rất dễ xảy ra tình trạng chuyển tiền 2 lần; Hệthống Dịch vụ công bị lỗi nên chậm báo nợ thường là do lỗiđường truyền, đơn vị thường lập lại hồ sơ khác chuyển đi dẫn
Trang 39đến thanh toán 2 lần, cán bộ kiểm soát chi rất khó trong việctheo dõi chứng từ, thậm chí chuyển nhầm 2 lần; Hệ thốngDịch vụ công còn một số lỗi phát sinh trong quá trình thanhtoán như sai nội dung, sai tài khoản, sai số chứng minh chưa
có quy trình huớng dẫn cụ thể nên đây cũng là một trongnhững lỗi bị lợi dụng trong hạch toán thanh toán liên quanđến đội ngũ thực hiện kiểm soát chi [14]
1.2.2 Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách
xã qua Kho Bạc nhà nước.
Kho bạc nhà nước thực hiện việc kiểm soát thanh toánnhư sau: Trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của Chủ đầu tư,Kho bạc nhà nước căn cứ vào các điều khoản thanh toán đượcquy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanhtoán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán) vàgiá trị từng lần thanh toán để thanh toán cho Chủ đầu tư Chủđầu tư tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp củakhối lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại côngviệc, chất lượng công trình, Kho bạc nhà nước không chịutrách nhiệm về các vấn đề này Kho bạc nhà nước căn cứ vào
hồ sơ thanh toán và thực hiện thanh toán theo hợp đồng
Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát thanh toán theonguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” cho từng lầnthanh toán và “kiểm soát trước, thanh toán sau” đối với lầnthanh toán cuối cùng của hợp đồng
+ Kiểm soát vốn chuẩn bị đầu tư
* Hồ sơ chuẩn bị đầu tư gửi Kho bạc nhà nước
Trang 40Giai đoạn chuẩn bị đầu tư phát sinh các chi phí đầu tư.
Để thanh toán chi phí chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư gửi hồ sơ,tài liệu ban đầu sau đây đến Kho bạc nhà nước nơi chủ đầu tư
mở tài khoản thanh toán:
- Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư đượcduyệt
- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quyđịnh của Luật Đấu thầu
- Hợp đồng giữa Chủ đầu tư với nhà thầu.
Các loại tài liệu này yêu cầu đều là bản chính hoặc bảnsao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư và chỉ phảigửi một lần duy nhất cho đến khi dự án kết thúc đầu tư, trừtrường hợp dự án phải bổ sung, điều chỉnh Việc tiếp nhận hồ
sơ tài liệu được công chức Kho bạc nhà nước thực hiện thôngqua phiếu giao nhận hồ sơ
* Kiểm soát tạm ứng vốn chuẩn bị đầu tư
Tạm ứng vốn là việc chủ đầu tư cho nhà thầu tư vấn ứngtrước một lượng tiền nhất định để triển khai thực hiện hợpđồng hoặc các công việc không thông qua hợp đồng
Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạmứng do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu theo đúng quyđịnh và phải được quy định rõ trong hợp đồng Khi tạm ứngvốn, chủ đầu tư phải gửi ra Kho bạc nhà nước nơi mở tàikhoản hồ sơ
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư
- Giấy rút vốn đầu tư