THÂN THỂ VÀ THỬ NGHIỆM - NGHĨ VỀ MĨ HỌC ĐÓI NGHỊCH CỦA KAWABATA YASUNARI IRMELA HIJIYA-KIRSCHNEREIT - Full 10 điểm

11 0 0
THÂN THỂ VÀ THỬ NGHIỆM - NGHĨ VỀ MĨ HỌC ĐÓI NGHỊCH CỦA KAWABATA YASUNARI IRMELA HIJIYA-KIRSCHNEREIT - Full 10 điểm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THÂN THỂ VÀ THỬ NGHIỆM - NGHĨ VỀ MĨ HỌC ĐÓI NGHỊCH CỦA KAWABATA YASUNARI IRMELA HIJIYA-KIRSCHNEREIT Tóm tắt: Ngay từ những sáng tác đầu tay, Kawabata, một nhà văn đam mê cái đẹp, đã viết về những thân thể khiếm khuyết, tật nguyền nhu một đối cực của những chân dung đẹp đẽ, điều này gợi nên cảm giác khiếp hãi, bối rối, ghê tởm và những linh cảm về suy tàn và chết chóc Sức năng động được tạo nên từ những căng thẳng và đứt gãy này, tồn tại như một dạng thẩm mĩ đối nghịch tiềm ẩn trong thế giới thâm mĩ của nhà văn, có thể được khám phá thông qua những câu hỏi sau: Nhà văn viết về những kiểu loại khiếm khuyết thân thể nào? Chúng có thể được phân định theo các mức độ khác nhau? Có hay chàng sự khác biệt ở những khiếm khuyết theo giới? Liệu những sức căng và những đứt gãy này đã được tô chức ra sao và chúng liên quan tới những phạm trù (ngữ nghĩa, sinh học, chính trị, đạo đức) nào? Những chức năng tự sự và những chức năng nào được thực hành thông qua hình ảnh đôi nghịch vê thân thê khiêm khuyêt? Và cuối cùng, những gi được tìm thấy từ cuộc khám phá bờ bên kia, một đối cực “ khác ” của vũ trụ thẩm mĩ Kawabata, sẽ góp thêm những cách đọc, cách hiểu đủ đầy hay khác biệt đối với văn chương ông như thế nào? Phần cuối bài viết nêu bật việc Kawabata xem thân thể người nữ như một nơi thử nghiệm những tinh huống cực đoan ở trạng thái bất động và mất khả năng tự chủ, thách thức những lối đọc truyền thống với các tác phẩm này Các tác phẩm được khảo sát trong bài viết bao quát một phố rộng thời gian sáng tác và kiểu loại, gồm các điển phạm và cả những tác phẩm phổ biến của nhà văn Chúng bao gồm các truyện đăng báo - Đẹp! (1927) và Vũ nữ (1950-1951), tiểu thuyết Ngàn cánh hạc (1952), tới những truyện ngắn và truyện trong lòng bàn tay như Tiếng bước chân người (1925), Vũ nữ Izu (1926), Người đàn ông mù và cô gái (1928), Ngôi mộ đẹp (1929), Nốt ruồi (1940), Thuyền lá tre (1950), và ở phần cuối bài báo là hai tác phẩm Cánh tay (1963-1964) và Người đẹp say ngủ (1960-1961) Từ khóa: mĩ học, thân thể, khiếm khuyết, giới, thừ nghiệm Nhà văn Kawabata Yasunari đã khiêu khích lẫn mê hoặc tôi ngay từ lần đầu đọc ông Và cứ mỗi lần đến với văn chương ông, tôi dường như lại có một trải nghiệm đọc riêng khác Rõ ràng, ấy là bởi những phẩm tính nhà văn trong ông Thế nên, tôi nóng lòng muốn hiểu cho kì được những phẩm chất này, nhưng liệu nên bắt đầu từ đâu? Có một số khái niệm chính thường được nhắc tới khi nghĩ về Kawabata, và trong số đó, bi ỵ (It/lX) (cái đẹp) là một khái niệm đặc biệt quan trọng [ ] cấu trúc nhị nguyên vững chắc thường thấy trong tư tưởng của nhà văn, được khéo hình dung như kĩ thuật “ clair-obscur ” (tạm dịch là kĩ thuật sáng - tối, người dịch), mượn từ nhan đề một nghiên cứu của Cécile Sakai về Kawabata, cũng có thể được áp dụng với phạm trù “ cái đẹp ” , và chính tại đây, tôi bắt đầu những quan sát của mình về cấu trúc ngữ nghĩa của khái niệm này khi nó là đối tượng trung tâm khi viêt vê con người và môi trường xung quanh Trước hết, cần nhắc nhớ rằng trong văn chương Kawabata * 1 2 , “ cái đẹp ” luôn gắn liền với “ sự thuần khiết ” (junsui) và “ sự • ’ ’ Đại học Freie Universitãt Berlin, Viện Nghiên cứu Đông Á (CHLB Đức) Email: i hijiya@fu-berlin de 1 Bi: Phiên âm romaji của chữ kanji M, viết theo chữ viết hiragana là Ư, âm Hán Việt đọc là mĩ, nghĩa là cái đẹp O những trích dẫn tiếng Nhật sau, tác giả dùng phiên âm romaji [ND] 2 Sakai, Cécile, 2001 Kawabata, leclair-obscur, Essai sur une écriture de r ambiguité Paris: Presses Universitaires de France 110 NGHIÊN CỨU VẰN HỌC, SỐ 4-2022 thanh sạch ” (kirei, seiketsù), và dĩ nhiên, dễ thấy nhất là gắn liền với hình ảnh trinh nữ, những người mà, như phái “ đẹp ” nói chung, thường được coi là giao hòa hoặc sinh ra từ môi trường tự nhiên đẹp đẽ, và vì thế xóa mờ lằn ranh giữa con người và tự nhiên Cô gái trẻ trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Vũ nữ Izu ựzu no odoriko, 1926, dịch năm 1955 1 ) có thể được coi là một mẫu hình của kiểu nhân vật này, kiểu nhân vật mà ta còn gập trong nhiều tác phẩm của ông, cả truyện ngắn lần tiểu thuyết Tuy nhiên, điều dễ thấy ở đây là mức độ mà “ cái đẹp ” thường được đặt sóng đôi với đối cực của nó, không phải đối cực ở dạng một cảnh trí xấu xí, thô tục, mà cũng là những thân thể khác, nhưng đối nghịch, và nhờ đó “ cái đẹp ” được hiển lộ trên hết Trong văn chương Kawabata, những nhân vật đẹp đẽ, khỏe mạnh tương phản với các thân thể khiếm khuyết, những người bệnh ôm đau suy kiệt, những nhân vật gợi cảm giác khiếp hãi, bối rối, ghê tởm và cả những linh cảm về suy tàn và chết chóc 1 Thời gian chú thích sau tên tác phẩm là năm đầu tiên xuất bản tác phẩm ấy Mặc dù không quá đáng kể trong ngữ cảnh bài báo này, thời gian xuất bàn đầu tiên của bản dịch tiếng Anh cũng được dẫn ra Trong trường hợp không có bản dịch tiếng Anh, tôi có chú thích phần dịch nhan đề Dĩ nhiên, có nhiều bản dịch sang các ngôn ngữ châu Âu khác sớm hơn các bản dịch tiếng Anh Ví dụ, Vũ nữ Izu cùa Kawabata được dịch sang tiếng Đức lần đầu năm 1942 2 Tzu no odoriko ’ in: Kawabata Yasunari-shu I, (Nihon bungaku zenshu, vol 40), Tokyo: Shueisha, 1966, 95 3 Tất cà những chú thích theo hình thức này, chúng tôi giữ theo bản gốc [ND] Tới đây, một lần nữa, Vũ nữ Izu lại trở về trong tâm trí Người kể chuyện - nhân vật chính đối mặt với cảnh tượng u ám ngay từ cảnh đầu tiên của truyện kể, khi trên đường bộ hành thưởng ngoạn phong cảnh Izu, anh tìm chốn trú mưa tại một quán trà Anh ngồi cạnh cô vũ nữ trẻ tuổi, cô gái này, theo lời anh kể lại, đã choán lấy tâm trí anh kể từ lần đầu anh nhìn thấy cô trong đám nghệ sĩ lang thang vài ngày trước Cảnh tượng một ông già ốm yếu ngồi trong căn phòng tối cạnh lò lửa là một đổi trọng gây sốc với cảm giác hân hoan, thanh nhã trước vẻ “ xinh xắn hài hòa ” của người thiếu nữ, cái vẻ đẹp nhắc nhớ tâm trí người kể chuyện về những thiếu nữ trong tranh vẽ xưa, gợi cảm giác về một điều gi “ xưa cũ ” 2 Một ông lão với thân thể “ trắng nhợt và húp híp ” “ như thể một cái xác chết trôi ” (tr 96) 3 , hướng ánh mắt lờ đờ dưới cặp mi ngả vàng như thể đang thối rữa về phía người kể chuyện, khiến anh chàng cảm tưởng ông lão như một “ bóng ma núi, chứ không phải là một sinh thể sống ” (tr 96) Cái cảnh tượng u ám về một ông lão bán thân bất toại, khơi dậy sự ghê tởm, kinh hãi, và bất lực trong người kể chuyện, là một vết nứt mạnh mẽ và khó chịu trong mạch tự sự mà lẽ ra phải tập trung vào câu chuyện về hành trình tự thanh lọc của chàng trai, người kể chuyện trẻ tuổi, trong một tâm thế vừa thanh thản vừa khao khát Phản ứng ban đầu đối với kết cấu phổ biến này thường sẽ là phân loại nó thành một khuôn mẫu claữ-obscur hay chiaroscuro, một kĩ thuật trong sáng tác nghệ thuật, khi sự nhấn mạnh tương phản sáng - tối mang đến những nhân vật và cảnh trí được chạm nổi sắc nét, tạo nên những hiệu ứng mạnh mẽ và tăng cường tác động tổng thể cùa tác phẩm đối với người tiếp nhận, người xem, hay trong trường hợp này, là người đọc Ta có thê tạm nghĩ thêm rằng, việc thêm vào một “ bóng âm ” để tạo tương phản với cái đẹp thanh tân lí tưởng sẽ dễ gợi nên nỗi muộn sầu, làm đằm sâu thêm xúc cảm cho độc giả Nhưng vẫn còn điều gì khác để nghĩ từ việc Kawabata thường xuyên viết về những thân thể khiếm khuyết, tật nguyền? Thân thê và thử nghiệm 111 Từ những sức căng và những vết đứt gãy, chúng tạo nên một sức năng động trong thế giới thẩm mĩ của truyện kể Kawabata, và sức năng động ấy chính là điều tôi sẽ khám phá tại đây [ Các thành phần của sự thuần khiết (junsui) và những nghịch lí của cái đẹp Khái niệm sự thuần khiết (junsui) hiển nhiên vừa có ý nghĩa sự sạch sẽ vật lí vừa mang nghĩa đạo đức - luân lí và triết học Khái niệm này cũng hàm chứa nội dung xã hội hay kinh tế học, bời vì trong thế giới tự sự của Kawabata, sự thuần khiết dễ dàng đạt tới hơn trong môi trường của tầng lớp thượng trung lưu Lấy tiểu thuyết Vũ nữ làm ví dụ Viết trên nền bối cảnh Nhật Bản thời hậu chiến, đó là câu chuyện về Namiko, một cựu vũ nữ ballet xuất thân từ gia đình khá giả, người đã chu cấp cho người chồng trí thức Yagi suốt cuộc hôn nhân hơn hai thập kỉ, cùng với lũ trẻ của họ - con gái Shinako cũng theo nghiệp ballet và một đứa con trai Trong thòi chiến, vật liệu thiếu thốn, Yagi biết việc, xoay xở chế tạo ra chiếc nắp đậy cho bồn tắm gia đình từ một thùng bia gồ, anh chế nhạo cô - một “ tiếu thư ” (o-josan) yêu kiều xa hoa vì chẳng màng biết những chuyện thực tế Tình tiết xảy ra không lâu sau hôn nhân đã làm tương phản một Namiko đương miễn cưỡng, ghê tởm vũng nước dớp dáy dưới cái nắp đậy bằng gồ (kitanaiyo ni omottà), với một người chồng chân phương hơn, người từng bị phía nhà Namiko phản đối vì gia cảnh hèn kém 1 Cái cảm giác dễ chịu của sự sạch sẽ và tinh khiết dễ có hơn trong một cảnh sống sung túc, nhưng trong cơn suy thoái kinh tế của những kẻ giàu thất thế thời hậu chiến và với đà tăng lên của những nghi kị, bội phản tách lìa gia đình họ, thì những giá trị đạo đức như sự thuần khiết 1 ‘ Maihime ’ , in: Kawabata Yasunari Zenshu (KYZ) [Collected Works], Vol 10, Tokyo: Shinchosha, 1980, 445 2 ‘ Maihime ’ , KYZ 10, 500 và hồn nhiên có bị hạ thấp và gạt ra ngoài rìa? Không hắn vậy, nếu ta nhìn vào các câu chuyện bên lề Ví như câu chuyện của người cựu đồng nghiệp - vũ nữ Tomoko, người đã phải từ bỏ giới ballet tinh hoa, kiếm sống trong một câu lạc bộ đêm để nuôi người tình bất tài và lũ trẻ ốm yếu Sự tương phản sáng - tối điển hình giữa ballet thượng lưu, đẹp đẽ (dù tới từ phương Tây!) và câu lạc bộ đêm hạ đăng, dơ dáy, ở đây, đã được đan chéo bởi đạo đức cao thượng của Tomoko khi hi sinh chính mình cho người tình vô dụng và gia đình anh ta Vũ nữ còn khắc họa một chân dung người nữ nôi bật hơn về sự hi sinh như một sự hoàn thiện bản ngã trong hình tượng con gái của Namiko - Shinako, một vũ nữ ballet đầy triển vọng Shinako thầm yêu Kayama, đồng nghiệp cũ của mẹ cô trước và trong chiến tranh Ta không rõ điều gì xảy đến với anh, chỉ biết rằng anh đã rời bỏ giới ballet thượng lưu, nơi Namiko đang được thỏa sức vầy vùng, và người ta đồn rằng đang lái xe buýt kiếm sống ở tỉnh lẻ Nhân vật này chưa bao giờ xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm, nhưng khi được nhăc tới, anh bị Numata, gã quản lí vũ công và một người bạn của gia đình mình, gọi là “ gã què ” (Jiaijin) [ ] Tới cuối tiếu thuyết, sau khi biết rõ rằng Yagi đã bí mật chiếm đoạt gia sản nhà Namiko và rằng Shinako đã khước từ lời cầu hôn, chúng ta chứng kiến Shinako bước lên tàu đi tìm Kayama, người cô trộm yêu Trên chuyến tàu, cô gặp một thương binh đang ráo riết thỉnh cầu mọi người quyên góp giúp đỡ mình Khi anh thương binh đi qua cô, truyện viết rằng đó là “ tiếng bàn chân kim loại kêu lạch cạch ” và rằng bàn tay nhô ra ngoài cái áo trăng của anh cũng là “ bằng kim loại ” 2 Đúng lúc đó, người điều khiển tàu hoả thông báo rằng việc ăn xin là bị cấm và hành khách đi tàu không nên bố 112 NGHIÊN CỬU VẦN HỌC, SỐ 4-2022 thí cho người thương binh Tác phẩm kết thúc với cảnh Shinako bước xuống tàu và chờ một chuyến tàu khác sẽ dẫn cô tới nhà ga Ito, nơi người ta nói rằng Kayama đang kiếm sống Tình tiết ngắn cuối truyện này, được kể lại không kèm theo một bình luận nào, có thể được xem như một âm vọng tiên báo rờn rợn và buồn bã về cuộc đoàn tụ của Shinako với người tình bí mật sau này Ta thậm chí còn không biết tình cảm của cô dành cho anh có được đáp trả hay không, bởi độc giả vẫn còn mơ hồ về thực chất mối quan hệ giữa hai người Sự đối nghịch đầy náo động giữa xa hoa và khốn khó ở Nhật Bản thời hậu chiến, một vũ nữ trẻ đẹp với triển vọng sáng rỡ thành một ngôi sao toàn cầu chối bỏ cuộc sống thượng lưu hoàn mĩ để tìm tới, như đã viết trong tác phẩm, một “ gã què ” vô danh bị ruồng bỏ, dường như là một kết cấu đầy dữ dội; nhưng kiểu kết cấu này vẫn trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm của Kawabata Ở truyện trong lòng bàn tay Người đàn ông mù và cô gái (Mekura to shojo, 1928, dịch năm 1988), có hai cô con gái trong một gia đình làm lụng đế phục vụ những người đàn ông mù Người em, trong sáng và hồn nhiên, đem lòng yêu người bảo trợ mù của chị gái thô lỗ sau khi anh ta rời khỏi họ Cô tiễn anh tới nhà ga và bất chợt quyết đi theo anh, cùng anh chia sẻ đường đời Một lần nữa, nếu cần tìm kiếm vẻ đẹp trong câu chuyện này, thì trước hết nó nằm ở sự hồn nhiên và thuần khiết của người con gái, và tiếp nữa, là ở sự hi sinh rõ ràng của cô, tựa như trinh nữ ban phước lành tới kẻ ốm đau què quặt Nói một cách khác, vẻ đẹp và sự thuần khiết của cô gái được sẳp đặt trong mối tương tác với cái bị khinh thị và nhơ bẩn Trong hành động hi sinh này, vẻ đẹp và sự thuần khiết được hiện thực hóa trong một hình thức dường như mang tính đạo đức hơn là thẩm mĩ Đẹp! (bao gồm dấu chấm than trong nhan đề), một truyện ngắn xuất bản năm 1927, rõ ràng thúc giục chúng ta xác định trọng tâm truyện kể với một lập trường thẩm mĩ 1 Nhung chính xác thì chúng ta tìm thấy vẻ đẹp trong câu chuyện này ở đâu? Đẹp! xoay quanh Arita, một doanh nhân, và con trai ông - Eiichi, người bị bệnh xương thủy tinh bẩm sinh Cơ thể của cậu con trai được mô tả trong hình ảnh động vật; chẳng hạn, cậu có cái đầu xoay “ như một con ếch bị rút xương ” (tr 115), và cậu bị lũ trẻ ở trường chế nhạo là “ con búp bê bánh khoai ” hay “ con ma bạch tuộc ” (tr 116) Xót xa cho đứa con trai, người cha xây cho cậu một ngôi nhà ở vùng quê nghèo có suối nước nóng, mong rằng cuộc sống con sẽ tốt hơn khi người dân địa phương biết ơn cậu như với ân nhân của ngôi làng bị bỏ rơi của họ Nhưng không lâu sau, người cồn trai chết Vị doanh nhân biết được rằng có một cô gái tré đôi chân tật nguyền từng bầu bạn cùng con trai ông nhưng trong lần đi viếng mộ anh, cô gặp tai nạn chết Ông quyết định chôn cất cô trong phần mộ của con trai mình - “ hai kẻ tàn tật xấu xí ” (tr 121) - và trên tấm bia mộ, người cha viết: “ Một thanh niên đẹp và một thiếu nữ đẹp đang an nghĩ cùng nhau ” (tr 121) 1 Utsukushii! ’ , xusu bsukushii! ’ , rên tờNishi Nihon shinbun, tháng 4-5/2017 Tái bái Nihon Chuo koron, tháng 8/2013, pp 114-121 2 Các bài báo liên quan tới việc phát hiện ra các văn bản của Kawabata xuất hiện trên hầu hết các tạp chí lớn vào giữa tháng Hai năm 2013, ví dụ: ‘ Kawabata ni umoreta shosetsu ’ ( A newly uncovered Kawabata story), Yomiuri shinbun, morning edition, p 1, ‘ Wakaki Kawabata no ‘ Bigaku ’ , Yomiuri shinbun Khi truyện ngắn này được phát hiện vào năm 2013, các bài phê bình trên báo, tạp chí và blog trên internet đều nhấn mạnh các motif về sự cô đơn, nỗi đồng cảm với người yếu thế và vẻ đẹp của tình yêu lãng mạn trong trắng được đúc kết trong tấm văn bia, đồng thời gợi ý rằng câu chuyện có thê chứa các yếu tổ tự truyện từ cảnh đời mồ côi và khao khát tình cha của Kawabata 2 Nhưng câu chuyện không Thản thể và thử nghiêm 113 hề kết thúc ở việc dựng lên tấm bia mộ Nó còn tiếp tục, bằng những lời bình phẩm lạnh tanh của người làng về cái chết của cậu con trai và hình ảnh người cha nghiến răng khổ sở: “ Sự thể này ta đã biết quá rõ rồi ” (tr 121) Tiếp theo đó là những suy nghi của ông về sự vô ích của các khoản đầu tư tiền bạc và tuyên bố sẽ đấu tranh tới cùng Dầu vậy, cũng không thật rõ ông xem ai là “ mục tiêu ” (tekĩ) của mình - những người làng và những kẻ không biết điều với những quyên góp tài chính của ông chỉ là một nguồn con của nỗi giận, nồi giận mà ông nhắm tới cả “ xã hội mây mù ” (tr 121) Câu chuyện kết thúc với sự vọng lại và mở rộng lời trên tấm bia mộ, bằng giọng của người cha - doanh nhân: “ Một thanh niên đẹp và một thiếu nữ đẹp đang an nghỉ cùng nhau - Đây là lời nói dối cuối cùng của ta ” Một lần nữa ta tự hỏi, chính xác thì ta tìm thấy “ cái đẹp ” trong câu chuyện này ở đâu? Rõ ràng là, đó không phải là vẻ đẹp ngoại hình - đôi thanh niên trong câu chuyện được mô tả thẳng thừng là “ tàn tật xấu xí ” Thừa nhận là với việc khám phá ra tình cảm bí mật trước đây giữa con trai và cô gái tật nguyền, tôn vinh mối tình này khi chôn cất cô gái cạnh con trai mình, và trong một đêm đẫm nước mắt, viết nên dòng chữ trên bia mộ, bản thân người cha đã tạo nên một mỹ cảm thiêng liêng cho sự sống và cái chết của hai con người trẻ tuổi Nhưng trong mắt ông, họ vẫn là “ hai kẻ tàn tật xấu xí ” , khi ông chấp nhận những lời bình phẩm lạnh tanh của người làng Hon thế nữa, từ dòng suy tư của nhân vật này, có thể thấy những việc làm của ông không xuất phát từ sự xót thưong hay lòng trắc ẩn, mà đúng hon là từ mối bận tâm về các khoản đầu tư tài chính khôn ngoan và những toan tính cá nhân Quyết tâm của ông ta để lời văn trên tấm bia mộ sẽ là “ lời nói dối cuối cùng ” , dĩ nhiên, là chi tiết mở ngỏ các khả năng diễn giải Đoạn cuối tác phẩm, như một cái khung đóng lại câu chuyện lãng mạn của đôi nam nữ tật nguyền, khiến cho nhan đề Đẹp! trở nên đây nghịch lí: nó là lời được nói ra bởi một diễn viên, cho tới phút chót, lộ mặt là một kẻ hằn thù mưu mô hiểm độc [ ] Khiếm khuyết thân thể và vẻ đẹp của sự cam chịu lặng lẽ Các tác phẩm của nhà văn sử dụng một loạt các từ vựng mà nhiều trong sổ đó ngày nay bị xếp là các từ ngữ phân biệt đối xử (sabetsugo) Thú vị là, chúng được dùng khá thoáng tay, bất kể đó là dị tật nhỏ hay khuyết tật nghiêm trọng, bất kể đó là khiếm khuyết bẩm sinh hay là một thương tổn sau bệnh tật, tai nạn hay chiến tranh Thường xuyên được dùng nhất là các từ katawa và jaijin, hai từ diễn đạt khá quyết liệt trạng thái “ tàn tật ” “ vô dụng ” và cả tình trạng bị khinh thị, ruồng bỏ Ta cũng tìm thấy cụm từ karada no fujiyu (khuyết tật thể chất), được xem là một lối nói “ đúng đắn ” , tránh xúc phạm ngày nay, nhưng hãy thử xem qua ví dụ này Trong truyện trong lòng bàn tay Thuyền lá tre (Sasabune, 1950, dịch năm 1988), chỉ có một cảnh đơn giản: Akiko, một cô gái trẻ, thả những chiếc lá ở bụi tre trong vườn xuống nước làm thuyền cho cậu bé nhỏ bốn, năm tuổi chơi, trong lúc đó mẹ cậu bé - em gái chồng chưa cưới của Akiko, đang ở trong ngôi nhà bàn chuyện với cha cô Akiko bị suy giảm thể chất nhẹ do di chứng của bệnh bại liệt: cô không thể đặt 17 February 2013, p 39 Ví dụ trên blog, xin xem http://torakagenotes blog91 fc2 com/ blog- entry-1596 html (last retrieved 10 February 2015) Xem thêm Ishikawa Takumi: ‘ Utsukushii! ’ kara ‘ Utsukushiki haka ’ e - Kawabata Yasunari ni okeru hohoteki tenkai [From ‘ Utsukushii ’ to ‘ Utsukushiki haka ’ - The methodological turn in Kawabata Yasunari], in Rikkyo daigaku daigakuin Nihon bungaku ronso 13, (10/2013), pp 71-102 http://ci nii ac jp/ naid/1 20005350934 (retrieved 10 August 2014) 114 NGHIÊN CỬU VẴN HỌC, SỐ 4-2022 gót chân trái của minh chạm đất “ Nó (gót chân cô) bị hẹp, mềm và xương vòm cao Khi còn nhỏ, cô đã không thể đi dã ngoại hay nhảy dây được nữa ” Đây không phải là một khuyết tật nghiêm trọng mà chỉ là một dị tật nhỏ (karada no /uịiyuỳ, và ta biết rằng sau khi đính hôn, cô gái đã kiên gan luyện tập để phục hồi bàn chân, dẫu điều này càng làm cho bàn chân cô phồng rộp Với Akiko, việc đính hôn đến với cô ngoài sức mong đợi, bởi cô từng nghĩ sẽ “ sống cuộc đời lặng lẽ và cô đơn ” (sách đã dẫn) Khi em chồng chưa cưới bước trở ra ngôi nhà và đón cậu bé, chỉ để lại lời cảm ơn lấy lệ vì đã trông con mình, Akiko nhạy cảm hiểu những gì đã diễn ra trong kia: “ Tạm biệt ” , thảng bé chào gọn lỏn Akiko thầm nghĩ có khi chồng chưa cưới của nàng đã tử trận hoặc việc đính hôn đã bị hủy bỏ Có lẽ, mối đa cảm thời chiến mới khiến người ta muốn kết hôn với một người què? (tr 468/1 88) Thay vì đi vào trong, Akiko ngước nhìn ngôi nhà hàng xóm đang xây dở Tác phâm khép lại với cảnh này Akiko, bằng trực giác, có thế cảm nhận tất cả Và cô gái không cần bất kì một lời an ủi nào, những lời trống rồng Trong câu chuyện giàu sức nặng này, độc giả chứng kiến cảnh bẽ bàng của một người con gái bị gạt ra khỏi cuộc trò chuyện liên quan tới số phận của cô một cách căn bản, theo cung cách truyền thống (cách giải thích rằng việc gạt cô gái ra ngoài lê nhăm tránh cho cô chạm mặt trực tiếp và tránh bị sốc tâm lí không hề thuyết phục trong trường hợp này) Thêm vào đó, ta cũng ấn tượng bởi cái cách mà câu chuyện về số phận của Akiko được thuật lại, một lối kể điềm nhiên, thực tế, như nó chính là, ngay từ điểm nhìn của cô gái Tính nghiêm trọng của tật nguyền là một điều mang tính tương đối, như ta có thể thấy ở trường hợp của Akiko, cô gái đã có thể chiến thắng bệnh tật trong một vài khoảnh khắc Điều đáng nói là, trong phần nhiều những câu chuyện này, những nhân vật chính khuyết tật dường như cùng chia sẻ cái nhìn tỉnh táo và nặng định kiến của cộng đồng xung quanh về vị trí của họ Đó có phải là sự cam chịu khôn ngoan? Và, có phải sự điềm nhiên thanh thản này chính là điều gợi nên ấn tượng về vẻ đẹp và sự hài hòa trong lòng độc giả, những người thông hiểu và ngầm tuân theo quan niệm truyền thống về akirame no yosa (niềm an ủi khi chấp nhận định mệnh)? Những khiếm khuyết hữu hình và vô hình Dĩ nhiên, có một khoảng cách khá rõ trong hệ thống phân loại của cái khuyết tật - một dải rộng từ các dị tật nhẹ cho tới những dạng thức tật nguyền nghiêm trọng và bệnh tật kéo dài Khoảng cách này liên quan tới vấn đề của sự vô hình hay hữu hình Một số nhân vật nữ chính của Kawabata có nốt ruồi hoặc vết bớt ở những nơi mà phục trang che kín Sự tồn tại của nó chỉ một nhóm nhỏ người - gia đình, người yêu, và những ai thật gần gũi, biết tới Có thể có những lời đồn về nó, nhưng nhìn chung, nhân vật chính thường nắm quyền định đoạt sẽ thổ lộ bí mật này với những ai Ví dụ quen thuộc nhất có lẽ chính là Kurimoto Chikako, người phụ nữ dạy trà đạo trong tiếu thuyết Ngàn cánh hạc (Senbazuru, 1952, dịch năm 1958) [ ] Trong một số tác phẩm của Kawabata, ví dụ như Ngàn cánh hạc, ta có thể tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa dáng vẻ bên ngoài và phẩm chất bên trong, theo nghĩa khiếm khuyết thể chất là biểu hiện cho một trạng thái bị hủy hoại hoặc “ u tối ” 1 ‘ Sasabune ’ , Kawabata Yasunari zenshu, Vol 1, Tokyo: Shinchosha 1981, p 468 ‘ Bamboo-Leaf Boats ’ , in: Palm-of-the-Hand Stories by Yasunari Kawabata Translated from the Japanese by Lane Dunlop and J Martin-Holman San Francisco: North Point Press 1988, p 187 Thân thê và thử nghiệm 115 vết bớt của Chikako biểu tượng cho sự sa đọa của bà Nhân vật này được gán vào vai một người xấu xa, đồi bại đạo đức Kiểu tương quan giữa ngoại hình và phẩm chất bên trong này được đặc biệt nhấn mạnh trong Tiếng bước chân người (Ningen no ashioto), truyện trong lòng bàn tay ra đời sớm năm 1925 1 Một người đàn ông đang dưỡng thương sau cuộc phẫu thuật cắt cụt chân phải dần quen với việc lắng nghe tiếng bước chân người trên phố Anh nói với vợ, từ những thanh âm vang vọng lại, anh rút ra rằng “ Người ta đều C[uè quặt hết cả Không có nổi một ai mà tiếng bước chân nghe khỏe mạnh bình thường! ” (tr 69) Anh còn tiếp tục giải thích, rằng cái bất thường trong những bước chân kia không chỉ là một khuyêt tật trên thân thê, mà nó còn hé lộ cả những bất ổn tinh thần ” (tr 69) Trong cuộc chuyện trò sau đó, người vợ cố gắng kéo anh ra khỏi những suy nghĩ u ám đó nhưng vô ích Người đàn ông khăng khăng rằng trong hành trình tìm lại sự bình thường lành lặn cho mình, anh đã khám phá ra ít nhiều những “ căn bệnh của loài người ” [ ] 1 ‘ Ningen no ashioto ’ , KYZ 1, pp 66-70 2 Điều này không có nghĩa là thiết kế tự sự trong Ngàn cảnh hạc quá giản đơn Roy Starrs gợi mở khả năng rằng “ chính là bà Ota, chứ không phải Kurimoto (Chikako), mới là mối nguy thực sự với Kikuji bằng cách, như Kurimoto xác nhận, kéo anh ta rời khỏi Yukiko, nơi cứu rỗi thực sự của anh ” Starrs, Roy, 1998 Soundings in time, the fictive art of Kawabata Yasunari Richmond: Curzon Press, 146 3 ‘ Hokuro no tegami ’ , KYZ 7 (1981), pp 57-76 Lối tượng trưng một cách bao quát và hệ thống nhằm biểu đạt mối liên hệ giữa ngoại hình và nguy cơ bên trong có vẻ khá căng thẳng 2 3 Nhưng Kawabata còn có những kết cấu phức tạp hơn trong những tác phẩm khác, chẳng hạn như một truyện ngắn được viết rất cuốn hút - Nốt ruồi 2, (Hokuro no tegamỉ, 1940, dịch năm 1955), ở dạng một lá thư người vợ viết cho chồng [ ] Chính cử chỉ chơi đùa thầm kín với nốt ruồi trên giường của người vợ, chứ không phải bản thân chiếc nốt ruồi, mới chính là mầm mống của những căng thẳng ngày một lớn dần giữa hai người Điều này cho thấy rõ rằng khiếm khuyết thân thế ấy chỉ là thứ kích hoạt, chứ không phải là nguyên nhân thực sự dẫn tới bất hòa Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là trong con mắt của Sayoko, người đủ tự tin để gạt lời đề nghị tẩy nốt ruồi từ phía chồng, tình cảnh của cô có thể được so sánh với câu “ Một người con gái dị dạng vẫn tinh khôi như một căn phòng khép cửa ” (tr 112) Hãy chú ý tới ý vị dục tình của câu nói này, và sự gần nghĩa giữa “ tinh khôi ” (shinseri) và “ thuần khiết ” (jun, junsui) Và hãy chú ý rằng, bằng việc đặt một khiếm khuyết vô hình, ví như chiếc nốt ruồi được che đậy kín đáo bởi làn áo kimono giữa chốn đông người, vào ngữ cảnh câu nói khá quyết liệt này, cảm giác rằng cái khiếm khuyết là cái tồn tại xuyên suốt cả phổ rộng dài liên tục đã được xác nhận lại, như từng thấy ở trường họp bàn chân Akiko trong Thuyền lá tre Phạm vi bài viết không cho phép tôi bàn rộng hơn nữa về tác phẩm đan bện tâm lí phức tạp này, nhưng có thêm một tình tiết ta có thể chú ý, bởi nó cho ta những gợi mở thú vị về sự phân biệt giữa nam và nữ, cũng như giữa hữu hình và vô hình Trong một giấc mơ khác, như một cơ hội để Sayoko nghiệm thấy những xung đột trong mình, cô thấy mình đang ở cùng chồng, và bên cạnh còn một người đàn bà khác, họ bắt đầu cãi vã Cô theo thói quen mân mê nốt ruồi trên lưng Khi cô chạm vào, nó bỗng rơi tuột xuống, cô cố giữ lấy nó giữa những ngón tay mình như giữ vỏ hạt đậu Và trong một “ chốc ương ngạnh trẻ con ” (tr 70), cô nài nỉ chồng đặt nốt ruồi của cô vào chính cái lỗ nốt ruồi mà anh cũng có bên cánh mũi Thức giấc, cô thấy 116 NGHIÊN CỬU VÃN HỌC, SỐ 4-2022 mình kiệt sức và nhẹ nhõm, nước mắt tràn đẫm gối Thực tế, cô chưa từng nhắc tới, chứ đừng nói là than phiền, về cái nốt ruồi, dù bé hơn, nhưng vần lộ ra trên cánh mũi người đàn ông của mình (tr 70) Điều này để thấy rằng, khi đọc lá thư của người vợ cứng cỏi nhưng đầy bao dung ấy, ta không thể né tránh những chất vấn về giới Những khiếm khuyết theo giới và những nhận thức theo giói Có thể thấy rõ sự bất cân xứng về giới ở những ví dụ nêu trên Trong trường hợp người tàn tật là nam giới, luôn có những người phụ nữ xung quanh chăm sóc họ, như bà chủ quán trà trông coi ông già ốm yếu trong Vũ nữ Izu, hay vợ người đàn ông cụt chân trong Tiếng bước chân người đang an ủi chồng rằng từ nay hai người họ sẽ là “ một người ba chân ” (tr 68) Kayama, người thương tật trong Vũ nữ, hay người đàn ông mù trong Người đàn ông mù và cô gái đều có thể mong chờ một người phụ nữ yêu thương và giàu đức hi sinh sẽ chăm sóc họ Ổ các nhân vật nữ, sự khiếm khuyết thân thể nói chung ít nghiêm trọng hơn nhiều - một vết bớt, một nốt ruồi, hay một dáng đi khập khiễng; điều này có nghĩa họ có thể tự chăm sóc lấy mình Trong trường hợp của họ, trọng tâm câu chuyện nằm ở những tác động tâm lý và những xung lực phức tạp trong mối quan hệ giữa người và người, đặc biệt là khi sự dị hình ấy trở thành một thôi thúc bí mật cho những ứng xử của người nữ, như nhân vật Chikako trong Ngàn cánh hạc Hiến nhiên là, Kawabata viết trên nền những chuẩn mực và phạm vi ứng xử đạo đức của xã hội Nhật Bản trước và sau chiến tranh Người ta có thể cho rằng viết về phụ nữ què quặt hay dị dạng tới mức phải nhờ người trợ giúp thì sẽ chẳng ra được một câu chuyện nào hấp dẫn Dầu vậy, trong mọi trường hợp, điều đáng ngạc nhiên là một thái độ thản nhiên lạ lùng, gần như gây sốc, ở trong cách gọi tên và ứng xử với những khiếm khuyết, không phụ thuộc vào giới Cách tiếp cận chân thực này ưái ngược hẳn với sức khơi gợi tinh tế của cái đẹp, nơi mà, như đã nói ở trên, vẻ đẹp bản chất và thân thể cùng hòa lẫn [ ] Hầu hết các nhà phê bình sẽ đồng thuận rằng sự tương phản thường xuyên và rõ ràng giữa cái đẹp, sự hoàn mĩ và bệnh tật, khiếm khuyết không phải được thôi thúc từ những mối bận tâm “ nhân văn chủ nghĩa ” hay “ phê bình xã hội học ” , mà dường như gắn chặt với ý đồ tự sự của nhà vãn nhằm tạo phông nền, làm nổi bật cái đẹp Ket quả là cảm giác tổng hòa về cái đẹp và sự hài hòa mang lại một dư vị cay đắng, khiến độc giả bối rối và chất vấn lại tác phẩm Lời hứa về vẻ đẹp và sự hài hòa hỏa ra chỉ là lời sáo rồng thôi sao? Quá thường xuyên, người đọc phải đối mặt với các nhân vật nam chính của Kawabata, những kẻ tự mãn và theo một cách nào đó, phá hủy cái đẹp nam giới bởi những đặc tính ma cà rồng Roy Starrs đã viết khá tinh tế về “ lối ứng xử ma cà rồng của nhân vật nam cùa Kawabata đối với các thiếu nữ: hắn gìn giữ các thiếu nữ trước hết vì nguồn sinh khí “ tinh khôi ” , trong trắng ở họ; hắn hút máu, chiếm đoạt sự sống trinh nừ; nhưng một khi thiếu nữ bị xâm chiếm, sự “ trong trắng ” bị hủy hoại, hắn không ngại ngần vứt bo họ ” (Starrs, 1988, tr 113) [ ] Thân thể và thử nghiệm Ý niệm về sự thử nghiệm dễ nảy sinh khi nghĩ tới một số tác phẩm của Kawabata có các đặc tính của chủ nghĩa siêu thực hoặc chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, ví dụ như truyện ngắn Cảnh tay (Kataude, 1963- 1964, dịch năm 1967) Đây là một trường hợp thú vị, vì ở đây Kawabata dường như đang thử nghiệm việc đẩy tính chất “ ma cà rồng ” ở các nhân vật nam chính lên cực điểm, ở đó một phần thân thể bị cắt rời trở thành một thực thể gợi tình Ngay từ đầu câu chuyện, khi người phụ nữ trẻ, theo Thân thế và thử nghiệm 117 kiếu thuần khiết và hi sinh thường gặp, gỡ một cánh tay mình đem cho nhân vật nam chính và cuộc hội thoại bắt đầu giữa người kể chuyện và cánh tay biết nói, tác phẩm đã tràn ngập những ám chỉ dục tình Hiển nhiên, cánh tay ở đây là hình ảnh hoán dụ cho người phụ nữ Trong khi vuốt ve morn trớn cánh tay, người kể chuyện nhận ra rằng chưa từng có người phụ nữ nào nằm cạnh anh một cách yên bình như cánh tay này, và anh tự hỏi điều gì sẽ đem tới khoái lạc nhiều hơn - hòa tan trong nhục cảm ngất ngây hay chỉ yên bình nằm cạnh nhau, tận hưởng niềm thỏa nguyện sâu thẳm Anh mường tượng ra nhiều kiểu giao hòa và hợp nhất: bằng cách tráo đổi cánh tay, dòng máu “ tinh khiết ” của người phụ nữ hoán đổi với dòng máu “ uế tạp ” của người đàn ông [ ] Huyễn tưởng của người kể chuyện, gợi dậy trong những hình dung tỉ mỉ và đầy nhục cảm về cánh tay, phản chiếu những hành vi tình dục, ở đây lại mang đến cảm giác như hình dung về một thân thể nữ hoàn thiện đủ đầy và một lần nữa, điều này càng làm nổi bật chức năng hoán dụ của cánh tay Một phần thân thể nữ đủ để kích hoạt cho những huyễn tưởng dục vọng Cánh tay vừa là một mảnh vỡ vật chất, một thứ bí huyền, một vật thể suy đồi của kẻ vị kỉ, vừa là một tác nhân bí mật thúc đẩy quá trình tự nhận thức trong người kể chuyện ngôi thứ nhất độc đoán Phải nói rằng, tác phẩm của Kawabata có xu hướng miêu tả một số vật thể nhất định theo một cách tỉ mẩn, chu toàn hơn cả miêu tả con người Điều này hoàn toàn đúng với chi tiết cánh tay trong truyện ngắn cùng tên Tương tự thế, vẻ đẹp của chén trà trong Ngàn cánh hạc, với từng nét vẽ tinh vi về nền men và màu sắc, trở nên sống động hơn nhiều so với bất kì nhân vật con người nào trong tác phẩm Thêm nữa, tác giả cũng dễ dàng xóa nhòa ranh giới giữa vật thể và con người, ví như khi nhân vật chính Kikuji thốt lên rằng không thể có chút gì “ vẩn đục ” (!) ở bà Ota, bởi vì bà là hiện thân cho một “ tuyệt phẩm ” của cái đẹp như thể một chén trà (Starrs, 1998, tr 144) Sự dễ dàng đặt con người trong sự đối sánh với vật thể (và vật thể, khi đó, giành được sự hiện diện và quyền uy hơn cả con người), một lần nữa, có thể là một điểm gây khiêu khích cho những độc giả dễ thương tốn bởi cảm giác bị tước mất uy danh khi con người, hay cụ thể hơn, người phụ nữ bị vật thể hóa Sự vật thể hóa người phụ nữ bị đẩy lên mức cực đoan trong tiểu thuyết Người đẹp say ngủ (1960-1961, dịch năm 1969), và chính ở đây khái niệm “ thử nghiệm ” được dùng theo nghĩa rất cụ thể [ ] Ở đây, tôi giới hạn ở việc chỉ ra bản chất thử nghiêm của toàn bộ bối cảnh Những thiếu nữ trong giấc ngủ mê man, không có khả năng phản ứng, gần với đồ vật hơn là những sinh thể, và là những vật thể được miêu tả thật tỉ mẩn và dịu dàng, theo như lối viết mà ta đã nói ở trên với cánh tay huyền bí hay một chén trà Tuy vậy, qua sự chiêm ngắm miên man của nhân vật chính, những “ vật thể ” ấy lại có được một nét riêng độc đáo và một xung lực để khơi mở trong ông chuyến hành trình tìm kiếm vào sâu thẳm tâm hồn Thay vì đặt trọng tâm vào việc vật thể hóa người phụ nữ thành một cảnh trí cho ánh nhìn nam giới, có thể thấy ở đây sự phức tạp trong mối quan hệ chủ thể/khách thể, một khái niệm mà ta có thể chắt lọc được từ nghiên cứu của Birgit Griesecke về ba tiểu thuyết Nhật Bản thời hậu chiến - “ những thử nghiệm thân mật ” , một cụm từ ngay trong nhan đề bài phân tích sâu sắc của bà Nghiên cứu kết cấu sức mạnh với trường họp những người phụ nữ ngủ mê ở những nơi mà bà gọi là “ phòng thí nghiệm giấc ngủ ” Nhật Bản trong các tiểu thuyết Người vợ bác sĩ (Hanaoka Seishu no tsuma, 1966, dịch năm 1978) của Ariyoshi Sawako, Chìa khóa (Kagi, 1956, 118 NGHIÊN CỬU VẴN HỌC, SỐ 4-2022 dịch năm 1961) của Tanizaki Jun ’ ichiro và Người đẹp say ngủ của Kawabata Yasunari, Griesecke xác định những nhân tố chung ở cả ba tác phẩm: khao khát, giấc ngủ, sức mạnh kiểm soát và sự tước đoạt quyền lực 1 Điểm khác biệt của những áng văn này so với những tác phẩm tương tự từ văn học châu Âu là ở chỗ chúng biểu lộ được sự đối kháng giữa một bên là hệ thống văn hóa đề cao chuẩn mực an toàn và một bên là “ chiều hướng hoang dã ” của sự thân mật đang bùng phát Những tác phẩm của Nhật Bản cũng cùng xoay quanh một sức mạnh kiểm soát tổng thể vốn chỉ có thể được thử nghiệm trong những căn phòng biệt lập, được trang bị đặc biệt - căn phòng tư vấn của bác sĩ trong Người vợ bác sĩ, căn phòng ngủ được lăp đặt ánh sáng công phu trong Chìa khỏa, những căn phòng lâu xanh dưới dạng một câu lạc bộ bí mật trong Người đẹp say ngủ Chính bối cảnh đặc biệt này đã xác định bản chất thí nghiệm của nó Suy rộng ra từ những phát hiện của Griesecke, tôi muốn chỉ ra rằng điều đáng chủ ý về những thử nghiệm này - mà ở đây, trước hết là trong tác phẩm của Kawabata - là ở chồ, khi ngẫm lại ta thấy, ít nhất, các tác phẩm không còn là về một thứ quyền năng tuyệt đích hay một khả năng chế ngự đủ đầy, mà đúng hơn, là nỗi ngạc nhiên, sự không thỏa nguyện, kèm cảm giác bối rối khi khám phá ra rằng những người ngủ mê kia, những thực thể bị vật hóa, lại có những đóng góp riêng cho toàn bộ hệ thống này Nhờ vào những kĩ năng viết đặc biệt và sự tinh tế, các nhà văn khiến độc giả nhận ra rằng những “ thứ ” được vật thể hóa, cho dù trong cơn say ngủ, vẫn có khả năng kháng cưỡng lại những mưu đồ của kẻ thực thi thử nghiệm 2 1 Griesecke, Birgit, 2005 Intime Experimente: Unterwegs in japanischen Schlaflaboren mít Ariyoshi, Tanizaki und Kawabata In: NOAG 75 2005 H 1-2, pp 7-36 2 Griesecke, pp 35-36 3 J M Coetzee, nhà văn đoạt giải Nobel năm 2003, trong bài đánh giá về cuốn sách của Marquez, đã viết về Kawabata một cách tinh tế khi nhấn mạnh điểm khác biệt trong cách tiếp cận và kế chuyện giữa hai tác giả Nhân vật chính của Marquez, ông viết, “ có phẩm tính rất khác Eguchi, ít dục cảm hon, ít nội tâm hon, ít thơ hơn ” Trong so sánh với “ câu chuyện tươi tắn hon ” của Marquez - “ một câu chuyện nhỏ về sự cứu chuộc ” , cái nhìn của Kawabata sầu bi hon và cũng thực tế hơn rất nhiều Coetzee, J M , 2006 Sleeping beauty (Review of Memories of my melancholy whores by Gabriel García Marquez, translated from the Spanish by Edith Grossman New York: Knopf, in: The New York Review of Books, 23 February 2006 http:// www nybooks com/articles/archives/2006/feb/23/ sleeping-beauty/(retrieved 8 February 2015) Khía cạnh “ vật thể ” trong những thử nghiệm của Kawabata, sự không hoàn toàn kiểm soát cũng như không dễ dàng vứt bỏ được cùa chúng, làm sáng tỏ hơn những kết cấu căn bản trong các tác phẩm của ông Thoạt nhìn, người đọc có thể có ấn tượng bề ngoài về những ham muốn nhục dục trụy lạc của những gã đàn ông trong Cánh tay hay Người đẹp say ngủ, hay thêm nữa là trong tiểu thuyết Hồi ức những cô gái điếm buồn của tôi (Memoria de mỉs putas tristes, 2004) của nhà văn đạt giải Nobel Gabriel García Marquez, cuốn sách ghi rõ lấy nguồn cảm hứng từ tác phẩm của Kawabata 3 Nhưng Người đẹp say ngủ còn đi xa hơn thế, nó rút cục là hành trình tự khám phá bản ngã sâu kín của nhân vật chính Theo nghĩa này, bằng sự đảo ngược ánh nhìn, cuộc thử nghiệm dẫn lối tới bản thân chủ thể người kể chuyện, và người đọc lại đối mặt với một nghịch lí khác mang đậm chat Kawabata Hướng tói mĩ học của nghịch lí và khiêu khích Cũng giông như ảnh tượng của thân thể khiếm khuyết được đan kết cùng những ảnh hình đẹp đẽ và sự hài hòa, đê trở thành một phần vừa bị chối bỏ lại vừa Thân thể và thử nghiệm 119 cấu thành vẻ đẹp và sự hài hòa ấy, thì trong kết cấu nam/nữ cực đoan và mang tính thử nghiệm ở những tác phẩm ra đời muộn của Kawabata, sức mạnh của ánh nhìn cũng chuyển hướng mạnh mẽ sang chủ thể người nam Sự vận động này đẩy người đọc vào một vòng xoáy bối rối khác và khơi mở trong họ một hành trình tự khám phá Nói một cách khác, đọc văn chương Kawabata luôn là hành trình tự thử nghiệm của bản thân độc giả, những người sẽ phải tự làm quen với cái mà Cecile Sakai gọi là “ hệ thống mơ hồ ” của Kawabata Nhưng bằng việc đọc đi đọc lại văn chương ông, bằng cách cố gắng tìm ra những khía cạnh mới mẻ trong thế giới hư cấu ấy, độc giả sẽ được thỏa nguyện qua hành trình tự nhận thức chính mình - trong việc liên tưởng và mở rộng những khả thể giới hạn của mình tới vũ trụ thẩm mĩ lung linh vô tận của Kawabata Hồ Thị Vân An trích dịch (Nguồn: Irmela Hijiya-Kirschnereit (2017): Body and experiment - reflecting Kawabata Yasunari ’ s counter-aesthetics, Japan Forum, DOI: 10 1080/09555803 2017 1307250) Tài liệu tham khảo [1] Comyetz, N , 2009 Fascist aesthetics and the politics of representation in Kawabata Yasunari In: A Tansman, ed The culture of Japanese fascism Durham, London: Duke University Press, 321- 354 [2] Coetzee, J M , 2006 Sleeping beauty (Review of Memories of my melancholy whores by Gabriel García Marquez, translated from the Spanish by Edith Grossman New York: Knopf) The New York Review of Books, 23 February Available from: articles/archives/2006/feb/23/sleeping-beauty/ [Accessed 8 February 2015] http://www nybooks com/ [3] Griesecke, B , 2005 Intime Experimente: Unterwegs in japanischen Schlaflaboren mit Ariyoshi, Tanizaki und Kawabata NO AG, 75 [4] Ishikawa, T , 2013 ‘ Utsukushii! ’ kara, Utsukushiki haka ’ e - Kawabata Yasunari ni okeru hohoteki tenkai Rikkyo daigaku daigakuin Nihon bungaku ronso-, 13,(10), 71 -102 Available from: http://ci nii ac jp/naid/120005350934 [Accessed 10 August 2014], [5] Kawabata, Y, 1966 Kawabata Yasunari- shu I (Nihon bungaku zenshu, Vol 40) Tokyo: Shueisha [6] Kawabata, Y , 1980 Kawabata Yasunari Zenshw (KYZ) [Collected Works], Vol 10 Tokyo: Shinchosha [7] Kawabata, Y, 1980 Kawabata Yasunari Zenshw, (KYZ) [Collected Works], Vol 3 Tokyo: Shinchosha [8] Kawabata, Y, 1981 Kawabata Yasunari Zenshw, (KYZ) [Collected Works], Vol 1 Tokyo: Shinchosha [9] Kawabata, Y, 1981 Kawabata Yasunari Zenshw, (KYZ) [Collected Works], Vol 7 Tokyo: Shinchosha [10] Kawabata, Y, 1988 Bamboo-Leaf Boats Palm-of-the-Hand Stories by Yasunari Kawabata, translated from the Japanese by Lane Dunlop and J Martin-Holman San Francisco: North Point Press, 186-188 [11] Keene, D , 1984 Dawn to the West, Vol I, Fiction New York: Holt, Rinehart and Winston Namihira, E (1979) Kegare no kozo Tokyo: Seidosha [12] Ohnuki-Tiemey, E , 1987 The monkey as mirror: Symbolic transformations in Japanese history and ritual Princeton: Princeton University Press [13] Sakai, c, 2001 Kawabata, le clair-obscur, Essai sur une écriture de l ’ ambiguité Paris: Presses Universitaires de France [14] Starrs, R , 1998 Soundings in Time The Fictive Art of Kawabata Yasunari Richmond: Curzon Press [15] Torrance, R , 1997 Popular languages in Yukiguni In: D Washbum, A Tansman, eds Studies in modern Japanese literature: Essays and translations in Honor of Edwin McClellan Ann Arbor, Center for Japanese Studies: The University of Michigan, 247-259 [16] Yomiuri shinbun, 2013a Kawabata ni umoreta shosetsu 17 February, 1 [17] Yomiuri shinbun, 2013b “ WakakiKawabata AỒ v VIV eVraavj , Y)

THÂN THỂ VÀ THỬ NGHIỆM - NGHĨ VỀ MĨ HỌC ĐĨI NGHỊCH CỦA KAWABATA YASUNARI IRMELA HIJIYA-KIRSCHNEREIT Tóm tắt: Ngay từ sáng tác đầu tay, Kawabata, nhà văn đam mê đẹp, viết thân thể khiếm khuyết, tật nguyền nhu đối cực chân dung đẹp đẽ, điều gợi nên cảm giác khiếp hãi, bối rối, ghê tởm linh cảm suy tàn chết chóc Sức động tạo nên từ căng thẳng đứt gãy này, tồn dạng thẩm mĩ đối nghịch tiềm ẩn giới thâm mĩ nhà văn, khám phá thông qua câu hỏi sau: Nhà văn viết kiểu loại khiếm khuyết thân thể nào? Chúng phân định theo mức độ khác nhau? Có hay chàng khác biệt khiếm khuyết theo giới? Liệu sức căng đứt gãy tô chức chúng liên quan tới phạm trù (ngữ nghĩa, sinh học, trị, đạo đức) nào? Những chức tự chức thực hành thơng qua hình ảnh đơi nghịch vê thân thê khiêm khuyêt? Và cuối cùng, gi tìm thấy từ khám phá bờ bên kia, đối cực “khác” vũ trụ thẩm mĩ Kawabata, góp thêm cách đọc, cách hiểu đủ đầy hay khác biệt văn chương ông nào? Phần cuối viết nêu bật việc Kawabata xem thân thể người nữ nơi thử nghiệm tinh cực đoan trạng thái bất động khả tự chủ, thách thức lối đọc truyền thống với tác phẩm Các tác phẩm khảo sát viết bao quát phố rộng thời gian sáng tác kiểu loại, gồm điển phạm tác phẩm phổ biến nhà văn Chúng bao gồm truyện đăng báo - Đẹp! (1927) Vũ nữ (1950-1951), tiểu thuyết Ngàn cánh hạc (1952), tới truyện ngắn truyện lòng bàn tay Tiếng bước chân người (1925), Vũ nữ Izu (1926), Người đàn ông mù cô gái (1928), Ngôi mộ đẹp (1929), Nốt ruồi (1940), Thuyền tre (1950), phần cuối báo hai tác phẩm Cánh tay (1963-1964) Người đẹp say ngủ (1960-1961) Từ khóa: mĩ học, thân thể, khiếm khuyết, giới, thừ nghiệm Nhà văn Kawabata Yasunari khiêu khích lẫn mê tơi từ lần đầu đọc ông Và lần đến với văn chương ơng, tơi dường lại có trải nghiệm đọc riêng khác Rõ ràng, phẩm tính nhà văn ơng Thế nên, tơi nóng lịng muốn hiểu cho kì phẩm chất này, liệu nên đâu? Có số khái niệm thường nhắc tới nghĩ Kawabata, số đó, biỵ (It/lX) (cái đẹp) •’’Đại học Freie Universitãt Berlin, Viện Nghiên cứu Đông Á (CHLB Đức) Email: i.hijiya@fu-berlin.de Bi: Phiên âm romaji chữ kanji M, viết theo chữ viết hiragana Ư, âm Hán Việt đọc mĩ, nghĩa đẹp O trích dẫn tiếng Nhật sau, tác giả dùng phiên âm romaji [ND] khái niệm đặc biệt quan trọng [ ] cấu trúc nhị nguyên vững thường thấy tư tưởng nhà văn, khéo hình dung kĩ thuật “clair-obscur” (tạm dịch kĩ thuật sáng - tối, người dịch), mượn từ nhan đề nghiên cứu Cécile Sakai Kawabata, áp dụng với phạm trù “cái đẹp”, đây, tơi bắt đầu quan sát cấu trúc ngữ nghĩa khái niệm đối tượng trung tâm viêt vê người môi trường xung quanh Trước hết, cần nhắc nhớ văn chương Kawabata* 12, “cái đẹp” gắn liền với “sự khiết” (junsui) “sự Sakai, Cécile, 2001 Kawabata, leclair-obscur, Essai sur une écriture de r ambiguité Paris: Presses Universitaires de France 110 sạch” (kirei, seiketsù), dĩ nhiên, dễ thấy gắn liền với hình ảnh trinh nữ, người mà, phái “đẹp” nói chung, thường coi giao hịa sinh từ mơi trường tự nhiên đẹp đẽ, xóa mờ lằn ranh người tự nhiên Cô gái trẻ tiểu thuyết tiếng Vũ nữ Izu ựzu no odoriko, 1926, dịch năm 19551) coi mẫu hình kiểu nhân vật này, kiểu nhân vật mà ta cịn gập nhiều tác phẩm ơng, truyện ngắn lần tiểu thuyết Tuy nhiên, điều dễ thấy mức độ mà “cái đẹp” thường đặt sóng đơi với đối cực nó, khơng phải đối cực dạng cảnh trí xấu xí, thơ tục, mà thân thể khác, đối nghịch, nhờ “cái đẹp” hiển lộ hết Trong văn chương Kawabata, nhân vật đẹp đẽ, khỏe mạnh tương phản với thân thể khiếm khuyết, người bệnh ôm đau suy kiệt, nhân vật gợi cảm giác khiếp hãi, bối rối, ghê tởm linh cảm suy tàn chết chóc Tới đây, lần nữa, Vũ nữ Izu lại trở tâm trí Người kể chuyện - nhân vật đối mặt với cảnh tượng u ám từ cảnh truyện kể, đường hành thưởng ngoạn phong cảnh Izu, anh tìm chốn trú mưa quán trà Anh ngồi cạnh cô vũ nữ trẻ tuổi, cô gái này, theo lời anh kể lại, chốn lấy tâm trí anh kể từ lần đầu anh nhìn thấy đám nghệ sĩ lang thang vài ngày trước Cảnh tượng ông già ốm yếu Thời gian thích sau tên tác phẩm năm xuất tác phẩm Mặc dù không đáng kể ngữ cảnh báo này, thời gian xuất bàn dịch tiếng Anh dẫn Trong trường hợp dịch tiếng Anh, tơi có thích phần dịch nhan đề Dĩ nhiên, có nhiều dịch sang ngôn ngữ châu Âu khác sớm dịch tiếng Anh Ví dụ, Vũ nữ Izu cùa Kawabata dịch sang tiếng Đức lần đầu năm 1942 NGHIÊN CỨU VẰN HỌC, SỐ 4-2022 ngồi phòng tối cạnh lò lửa đổi trọng gây sốc với cảm giác hân hoan, nhã trước vẻ “xinh xắn hài hòa” người thiếu nữ, vẻ đẹp nhắc nhớ tâm trí người kể chuyện thiếu nữ tranh vẽ xưa, gợi cảm giác điều gi “xưa cũ”2 Một ông lão với thân thể “trắng nhợt húp híp” “như thể xác chết trôi” (tr.96)3, hướng ánh mắt lờ đờ cặp mi ngả vàng thể thối rữa phía người kể chuyện, khiến anh chàng cảm tưởng ông lão “bóng ma núi, khơng phải sinh thể sống” (tr.96) Cái cảnh tượng u ám ông lão bán thân bất toại, khơi dậy ghê tởm, kinh hãi, bất lực người kể chuyện, vết nứt mạnh mẽ khó chịu mạch tự mà lẽ phải tập trung vào câu chuyện hành trình tự lọc chàng trai, người kể chuyện trẻ tuổi, tâm vừa thản vừa khao khát Phản ứng ban đầu kết cấu phổ biến thường phân loại thành khn mẫu claữ-obscur hay chiaroscuro, kĩ thuật sáng tác nghệ thuật, nhấn mạnh tương phản sáng - tối mang đến nhân vật cảnh trí chạm sắc nét, tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ tăng cường tác động tổng thể cùa tác phẩm người tiếp nhận, người xem, hay trường hợp này, người đọc Ta có thê tạm nghĩ thêm rằng, việc thêm vào “bóng âm” để tạo tương phản với đẹp tân lí tưởng dễ gợi nên nỗi muộn sầu, làm đằm sâu thêm xúc cảm cho độc giả Nhưng cịn điều khác để nghĩ từ việc Kawabata thường xuyên viết thân thể khiếm khuyết, tật nguyền? Tzu no odoriko’ in: Kawabata Yasunari-shu I, (Nihon bungaku zenshu, vol 40), Tokyo: Shueisha, 1966, 95 Tất cà thích theo hình thức này, giữ theo gốc [ND] 111 Thân thê thử nghiệm Từ sức căng vết đứt gãy, chúng tạo nên sức động giới thẩm mĩ truyện kể Kawabata, sức động điều tơi khám phá [ Các thành phần khiết (junsui) nghịch lí đẹp Khái niệm khiết (junsui) hiển nhiên vừa có ý nghĩa vật lí vừa mang nghĩa đạo đức - luân lí triết học Khái niệm hàm chứa nội dung xã hội hay kinh tế học, bời giới tự Kawabata, khiết dễ dàng đạt tới môi trường tầng lớp thượng trung lưu Lấy tiểu thuyết Vũ nữ làm ví dụ Viết bối cảnh Nhật Bản thời hậu chiến, câu chuyện Namiko, cựu vũ nữ ballet xuất thân từ gia đình giả, người chu cấp cho người chồng trí thức Yagi suốt nhân hai thập kỉ, với lũ trẻ họ - gái Shinako theo nghiệp ballet đứa trai Trong thòi chiến, vật liệu thiếu thốn, Yagi biết việc, xoay xở chế tạo nắp đậy cho bồn tắm gia đình từ thùng bia gồ, anh chế nhạo cô - “tiếu thư” (o-josan) yêu kiều xa hoa chẳng màng biết chuyện thực tế Tình tiết xảy khơng lâu sau nhân làm tương phản Namiko đương miễn cưỡng, ghê tởm vũng nước dớp dáy nắp đậy gồ (kitanaiyo ni omottà), với người chồng chân phương hơn, người bị phía nhà Namiko phản đối gia cảnh hèn kém1 Cái cảm giác dễ chịu tinh khiết dễ có cảnh sống sung túc, suy thoái kinh tế kẻ giàu thất thời hậu chiến với đà tăng lên nghi kị, bội phản tách lìa gia đình họ, giá trị đạo đức khiết ‘Maihime’, in: Kawabata Yasunari Zenshu (KYZ) [Collected Works], Vol 10, Tokyo: Shinchosha, 1980, 445 hồn nhiên có bị hạ thấp gạt ngồi rìa? Khơng vậy, ta nhìn vào câu chuyện bên lề Ví câu chuyện người cựu đồng nghiệp - vũ nữ Tomoko, người phải từ bỏ giới ballet tinh hoa, kiếm sống câu lạc đêm để ni người tình bất tài lũ trẻ ốm yếu Sự tương phản sáng - tối điển hình ballet thượng lưu, đẹp đẽ (dù tới từ phương Tây!) câu lạc đêm hạ đăng, dơ dáy, đây, đan chéo đạo đức cao thượng Tomoko hi sinh cho người tình vơ dụng gia đình Vũ nữ khắc họa chân dung người nữ nôi bật hi sinh hồn thiện ngã hình tượng gái Namiko - Shinako, vũ nữ ballet đầy triển vọng Shinako thầm yêu Kayama, đồng nghiệp cũ mẹ cô trước chiến tranh Ta không rõ điều xảy đến với anh, biết anh rời bỏ giới ballet thượng lưu, nơi Namiko thỏa sức vầy vùng, người ta đồn lái xe buýt kiếm sống tỉnh lẻ Nhân vật chưa xuất trực tiếp tác phẩm, nhăc tới, anh bị Numata, gã quản lí vũ cơng người bạn gia đình mình, gọi “gã què” (Jiaijin) [ ] Tới cuối tiếu thuyết, sau biết rõ Yagi bí mật chiếm đoạt gia sản nhà Namiko Shinako khước từ lời cầu hôn, chứng kiến Shinako bước lên tàu tìm Kayama, người cô trộm yêu Trên chuyến tàu, cô gặp thương binh riết thỉnh cầu người quyên góp giúp đỡ Khi anh thương binh qua cơ, truyện viết “tiếng bàn chân kim loại kêu lạch cạch” bàn tay nhơ ngồi áo trăng anh “bằng kim loại”2 Đúng lúc đó, người điều khiển tàu hoả thơng báo việc ăn xin bị cấm hành khách tàu không nên bố ‘Maihime’, KYZ 10, 500 112 thí cho người thương binh Tác phẩm kết thúc với cảnh Shinako bước xuống tàu chờ chuyến tàu khác dẫn cô tới nhà ga Ito, nơi người ta nói Kayama kiếm sống Tình tiết ngắn cuối truyện này, kể lại không kèm theo bình luận nào, xem âm vọng tiên báo rờn rợn buồn bã đồn tụ Shinako với người tình bí mật sau Ta chí cịn khơng biết tình cảm dành cho anh có đáp trả hay khơng, độc giả cịn mơ hồ thực chất mối quan hệ hai người Sự đối nghịch đầy náo động xa hoa khốn khó Nhật Bản thời hậu chiến, vũ nữ trẻ đẹp với triển vọng sáng rỡ thành ngơi tồn cầu chối bỏ sống thượng lưu hoàn mĩ để tìm tới, viết tác phẩm, “gã què” vô danh bị ruồng bỏ, dường kết cấu đầy dội; kiểu kết cấu trở trở lại nhiều tác phẩm Kawabata Ở truyện lịng bàn tay Người đàn ơng mù cô gái (Mekura to shojo, 1928, dịch năm 1988), có hai gái gia đình làm lụng đế phục vụ người đàn ông mù Người em, sáng hồn nhiên, đem lòng yêu người bảo trợ mù chị gái thô lỗ sau rời khỏi họ Cô tiễn anh tới nhà ga theo anh, anh chia sẻ đường đời Một lần nữa, cần tìm kiếm vẻ đẹp câu chuyện này, trước hết nằm hồn nhiên khiết người gái, tiếp nữa, hi sinh rõ ràng cô, tựa trinh nữ ban phước lành tới kẻ ốm đau què quặt Nói cách khác, vẻ đẹp khiết cô gái sẳp đặt mối tương tác với bị khinh thị nhơ bẩn Trong hành động hi sinh này, vẻ đẹp khiết thực hóa hình thức dường mang tính đạo đức thẩm mĩ Đẹp! (bao gồm dấu chấm than nhan đề), truyện ngắn xuất năm NGHIÊN CỬU VẦN HỌC, SỐ 4-2022 1927, rõ ràng thúc giục xác định trọng tâm truyện kể với lập trường thẩm mĩ1 Nhung xác tìm thấy vẻ đẹp câu chuyện đâu? Đẹp! xoay quanh Arita, doanh nhân, trai ông - Eiichi, người bị bệnh xương thủy tinh bẩm sinh Cơ thể cậu trai mơ tả hình ảnh động vật; chẳng hạn, cậu có đầu xoay “như ếch bị rút xương” (tr 115), cậu bị lũ trẻ trường chế nhạo “con búp bê bánh khoai” hay “con ma bạch tuộc” (tr 116) Xót xa cho đứa trai, người cha xây cho cậu nhà vùng quê nghèo có suối nước nóng, mong sống tốt người dân địa phương biết ơn cậu với ân nhân làng bị bỏ rơi họ Nhưng không lâu sau, người cồn trai chết Vị doanh nhân biết có gái tré đơi chân tật nguyền bầu bạn trai ông lần viếng mộ anh, gặp tai nạn chết Ơng định chôn cất cô phần mộ trai - “hai kẻ tàn tật xấu xí” (tr 121) - bia mộ, người cha viết: “Một niên đẹp thiếu nữ đẹp an nghĩ nhau” (tr 121) Khi truyện ngắn phát vào năm 2013, phê bình báo, tạp chí blog internet nhấn mạnh motif cô đơn, nỗi đồng cảm với người yếu vẻ đẹp tình yêu lãng mạn trắng đúc kết văn bia, đồng thời gợi ý câu chuyện có thê chứa yếu tổ tự truyện từ cảnh đời mồ côi khao khát tình cha Kawabata2 Nhưng câu chuyện không Utsukushii!’, xusu bsukushii!’, rên tờNishi Nihon shinbun, tháng 4-5/2017 Tái bái Nihon Chuo koron, tháng 8/2013, pp 114-121 Các báo liên quan tới việc phát văn Kawabata xuất hầu hết tạp chí lớn vào tháng Hai năm 2013, ví dụ: ‘Kawabata ni umoreta shosetsu’ (A newly uncovered Kawabata story), Yomiuri shinbun, morning edition, p 1, ‘Wakaki Kawabata no ‘Bigaku’, Yomiuri shinbun Thản thể thử nghiêm kết thúc việc dựng lên bia mộ Nó cịn tiếp tục, lời bình phẩm lạnh người làng chết cậu trai hình ảnh người cha nghiến khổ sở: “Sự thể ta biết rõ rồi” (tr 121) Tiếp theo suy nghi ơng vơ ích khoản đầu tư tiền bạc tuyên bố đấu tranh tới Dầu vậy, không thật rõ ông xem “mục tiêu” (tekĩ) người làng kẻ khơng biết điều với qun góp tài ông nguồn nỗi giận, nồi giận mà ông nhắm tới “xã hội mây mù” (tr 121) Câu chuyện kết thúc với vọng lại mở rộng lời bia mộ, giọng người cha - doanh nhân: “Một niên đẹp thiếu nữ đẹp an nghỉ - Đây lời nói dối cuối ta” Một lần ta tự hỏi, xác ta tìm thấy “cái đẹp” câu chuyện đâu? Rõ ràng là, khơng phải vẻ đẹp ngoại hình - đơi niên câu chuyện mơ tả thẳng thừng “tàn tật xấu xí” Thừa nhận với việc khám phá tình cảm bí mật trước trai cô gái tật nguyền, tơn vinh mối tình chơn cất gái cạnh trai mình, đêm đẫm nước mắt, viết nên dòng chữ bia mộ, thân người cha tạo nên mỹ cảm thiêng liêng cho sống chết hai người trẻ tuổi Nhưng mắt ông, họ “hai kẻ 17 February 2013, p 39 Ví dụ blog, xin xem http://torakagenotes.blog91.fc2.com/ blogentry-1596.html (last retrieved 10 February 2015) Xem thêm Ishikawa Takumi: ‘Utsukushii!’ kara ‘Utsukushiki haka’ e - Kawabata Yasunari ni okeru hohoteki tenkai [From ‘Utsukushii’ to ‘Utsukushiki haka’ - The methodological turn in Kawabata Yasunari], in Rikkyo daigaku daigakuin Nihon bungaku ronso 13, (10/2013), pp.71-102 http://ci.nii.ac.jp/ naid/120005350934 (retrieved 10 August 2014) 113 tàn tật xấu xí”, ơng chấp nhận lời bình phẩm lạnh người làng Hon nữa, từ dòng suy tư nhân vật này, thấy việc làm ơng khơng xuất phát từ xót thưong hay lịng trắc ẩn, mà hon từ mối bận tâm khoản đầu tư tài khơn ngoan toan tính cá nhân Quyết tâm ơng ta để lời văn bia mộ “lời nói dối cuối cùng”, dĩ nhiên, chi tiết mở ngỏ khả diễn giải Đoạn cuối tác phẩm, khung đóng lại câu chuyện lãng mạn đôi nam nữ tật nguyền, khiến cho nhan đề Đẹp! trở nên nghịch lí: lời nói diễn viên, phút chót, lộ mặt kẻ hằn thù mưu mô hiểm độc [ ] Khiếm khuyết thân thể vẻ đẹp cam chịu lặng lẽ Các tác phẩm nhà văn sử dụng loạt từ vựng mà nhiều sổ ngày bị xếp từ ngữ phân biệt đối xử (sabetsugo) Thú vị là, chúng dùng thống tay, dị tật nhỏ hay khuyết tật nghiêm trọng, khiếm khuyết bẩm sinh thương tổn sau bệnh tật, tai nạn hay chiến tranh Thường xuyên dùng từ katawa jaijin, hai từ diễn đạt liệt trạng thái “tàn tật” “vơ dụng” tình trạng bị khinh thị, ruồng bỏ Ta tìm thấy cụm từ karada no fujiyu (khuyết tật thể chất), xem lối nói “đúng đắn”, tránh xúc phạm ngày nay, thử xem qua ví dụ Trong truyện lịng bàn tay Thuyền tre (Sasabune, 1950, dịch năm 1988), có cảnh đơn giản: Akiko, gái trẻ, thả bụi tre vườn xuống nước làm thuyền cho cậu bé nhỏ bốn, năm tuổi chơi, lúc mẹ cậu bé - em gái chồng chưa cưới Akiko, nhà bàn chuyện với cha cô Akiko bị suy giảm thể chất nhẹ di chứng bệnh bại liệt: cô đặt 114 NGHIÊN CỬU VẴN HỌC, SỐ 4-2022 gót chân trái minh chạm đất “Nó (gót chân cơ) bị hẹp, mềm xương vịm cao Khi cịn nhỏ, cô dã ngoại hay nhảy dây nữa” Đây khuyết tật nghiêm trọng mà dị tật nhỏ (karada no /uịiyuỳ, ta biết sau đính hơn, cô gái kiên gan luyện tập để phục hồi bàn chân, điều làm cho bàn chân phồng rộp Với Akiko, việc đính đến với ngồi sức mong đợi, nghĩ “sống đời lặng lẽ cô đơn” (sách dẫn) Khi em chồng chưa cưới bước trở nhà đón cậu bé, để lại lời cảm ơn lấy lệ trơng mình, Akiko nhạy cảm hiểu diễn kia: “Tạm biệt”, thảng bé chào gọn lỏn Akiko thầm nghĩ có chồng chưa cưới nàng tử trận việc đính bị hủy bỏ Có lẽ, mối đa cảm thời chiến khiến người ta muốn kết hôn với người què? (tr.468/188) lại, lối kể điềm nhiên, thực tế, là, từ điểm nhìn gái Tính nghiêm trọng tật nguyền điều mang tính tương đối, ta thấy trường hợp Akiko, gái chiến thắng bệnh tật vài khoảnh khắc Điều đáng nói là, phần nhiều câu chuyện này, nhân vật khuyết tật dường chia sẻ nhìn tỉnh táo nặng định kiến cộng đồng xung quanh vị trí họ Đó có phải cam chịu khơn ngoan? Và, có phải điềm nhiên thản điều gợi nên ấn tượng vẻ đẹp hài hòa lòng độc giả, người thông hiểu ngầm tuân theo quan niệm truyền thống akirame no yosa (niềm an ủi chấp nhận định mệnh)? Những khiếm khuyết hữu hình vơ hình Thay vào trong, Akiko ngước nhìn ngơi nhà hàng xóm xây dở Tác phâm khép lại với cảnh Akiko, trực giác, cảm nhận tất Và gái khơng cần lời an ủi nào, lời trống rồng Trong câu chuyện giàu sức nặng này, độc giả chứng kiến cảnh bẽ bàng người gái bị gạt khỏi trò chuyện liên quan tới số phận cô cách bản, theo cung cách truyền thống (cách giải thích việc gạt gái ngồi lê nhăm tránh cho cô chạm mặt trực tiếp tránh bị sốc tâm lí khơng thuyết phục trường hợp này) Thêm vào đó, ta ấn tượng cách mà câu chuyện số phận Akiko thuật Dĩ nhiên, có khoảng cách rõ hệ thống phân loại khuyết tật dải rộng từ dị tật nhẹ dạng thức tật nguyền nghiêm trọng bệnh tật kéo dài Khoảng cách liên quan tới vấn đề vơ hình hay hữu hình Một số nhân vật nữ Kawabata có nốt ruồi vết bớt nơi mà phục trang che kín Sự tồn nhóm nhỏ người - gia đình, người yêu, thật gần gũi, biết tới Có thể có lời đồn nó, nhìn chung, nhân vật thường nắm quyền định đoạt thổ lộ bí mật với Ví dụ quen thuộc có lẽ Kurimoto Chikako, người phụ nữ dạy trà đạo tiếu thuyết Ngàn cánh hạc (Senbazuru, 1952, dịch năm 1958) [ ] ‘Sasabune’, Kawabata Yasunari zenshu, Vol 1, Tokyo: Shinchosha 1981, p 468 ‘Bamboo-Leaf Boats’, in: Palm-of-the-Hand Stories by Yasunari Kawabata Translated from the Japanese by Lane Dunlop and J Martin-Holman San Francisco: North Point Press 1988, p 187 Trong số tác phẩm Kawabata, ví dụ Ngàn cánh hạc, ta tìm thấy mối liên hệ rõ ràng dáng vẻ bên phẩm chất bên trong, theo nghĩa khiếm khuyết thể chất biểu cho trạng thái bị hủy hoại “u tối” Thân thê thử nghiệm vết bớt Chikako biểu tượng cho sa đọa bà Nhân vật gán vào vai người xấu xa, đồi bại đạo đức Kiểu tương quan ngoại hình phẩm chất bên đặc biệt nhấn mạnh Tiếng bước chân người (Ningen no ashioto), truyện lòng bàn tay đời sớm năm 19251 Một người đàn ông dưỡng thương sau phẫu thuật cắt cụt chân phải dần quen với việc lắng nghe tiếng bước chân người phố Anh nói với vợ, từ âm vang vọng lại, anh rút “Người ta C[ quặt hết Khơng có mà tiếng bước chân nghe khỏe mạnh bình thường!” (tr.69) Anh cịn tiếp tục giải thích, bất thường bước chân không khut tật thân thê, mà cịn lộ bất ổn tinh thần” (tr.69) Trong chuyện trị sau đó, người vợ cố gắng kéo anh khỏi suy nghĩ u ám vơ ích Người đàn ơng khăng khăng hành trình tìm lại bình thường lành lặn cho mình, anh khám phá nhiều “căn bệnh loài người” [ ] Lối tượng trưng cách bao quát hệ thống nhằm biểu đạt mối liên hệ ngoại hình nguy bên căng thẳng23 Nhưng Kawabata cịn có kết cấu phức tạp tác phẩm khác, chẳng hạn truyện ngắn viết hút - Nốt ruồi2, (Hokuro no tegamỉ, 1940, dịch năm 1955), ‘Ningen no ashioto’, KYZ 1, pp 66-70 Điều khơng có nghĩa thiết kế tự Ngàn cảnh hạc giản đơn Roy Starrs gợi mở khả “chính bà Ota, khơng phải Kurimoto (Chikako), mối nguy thực với Kikuji cách, Kurimoto xác nhận, kéo rời khỏi Yukiko, nơi cứu rỗi thực anh” Starrs, Roy, 1998 Soundings in time, the fictive art of Kawabata Yasunari Richmond: Curzon Press, 146 ‘Hokuro no tegami’, KYZ (1981), pp 57-76 115 dạng thư người vợ viết cho chồng [ ] Chính cử chơi đùa thầm kín với nốt ruồi giường người vợ, thân nốt ruồi, mầm mống căng thẳng ngày lớn dần hai người Điều cho thấy rõ khiếm khuyết thân thứ kích hoạt, khơng phải ngun nhân thực dẫn tới bất hòa Tuy nhiên, điều đáng ý mắt Sayoko, người đủ tự tin để gạt lời đề nghị tẩy nốt ruồi từ phía chồng, tình cảnh so sánh với câu “Một người gái dị dạng tinh khơi phịng khép cửa” (tr 112) Hãy ý tới ý vị dục tình câu nói này, gần nghĩa “tinh khơi” (shinseri) “thuần khiết” (jun, junsui) Và ý rằng, việc đặt khiếm khuyết vơ hình, ví nốt ruồi che đậy kín đáo áo kimono chốn đông người, vào ngữ cảnh câu nói liệt này, cảm giác khiếm khuyết tồn xuyên suốt phổ rộng dài liên tục xác nhận lại, thấy trường họp bàn chân Akiko Thuyền tre Phạm vi viết không cho phép bàn rộng tác phẩm đan bện tâm lí phức tạp này, có thêm tình tiết ta ý, cho ta gợi mở thú vị phân biệt nam nữ, hữu hình vơ hình Trong giấc mơ khác, hội để Sayoko nghiệm thấy xung đột mình, thấy chồng, bên cạnh người đàn bà khác, họ bắt đầu cãi vã Cô theo thói quen mân mê nốt ruồi lưng Khi chạm vào, rơi tuột xuống, cố giữ lấy ngón tay giữ vỏ hạt đậu Và “chốc ương ngạnh trẻ con” (tr.70), cô nài nỉ chồng đặt nốt ruồi cô vào lỗ nốt ruồi mà anh có bên cánh mũi Thức giấc, thấy 116 kiệt sức nhẹ nhõm, nước mắt tràn đẫm gối Thực tế, chưa nhắc tới, đừng nói than phiền, nốt ruồi, dù bé hơn, vần lộ cánh mũi người đàn ông (tr.70) Điều để thấy rằng, đọc thư người vợ cứng cỏi đầy bao dung ấy, ta né tránh chất vấn giới Những khiếm khuyết theo giới nhận thức theo giói Có thể thấy rõ bất cân xứng giới ví dụ nêu Trong trường hợp người tàn tật nam giới, ln có người phụ nữ xung quanh chăm sóc họ, bà chủ quán trà trông coi ông già ốm yếu Vũ nữ Izu, hay vợ người đàn ông cụt chân Tiếng bước chân người an ủi chồng từ hai người họ “một người ba chân” (tr.68) Kayama, người thương tật Vũ nữ, hay người đàn ông mù Người đàn ông mù gái mong chờ người phụ nữ yêu thương giàu đức hi sinh chăm sóc họ Ổ nhân vật nữ, khiếm khuyết thân thể nói chung nghiêm trọng nhiều - vết bớt, nốt ruồi, hay dáng khập khiễng; điều có nghĩa họ tự chăm sóc lấy Trong trường hợp họ, trọng tâm câu chuyện nằm tác động tâm lý xung lực phức tạp mối quan hệ người người, đặc biệt dị hình trở thành thơi thúc bí mật cho ứng xử người nữ, nhân vật Chikako Ngàn cánh hạc Hiến nhiên là, Kawabata viết chuẩn mực phạm vi ứng xử đạo đức xã hội Nhật Bản trước sau chiến tranh Người ta cho viết phụ nữ què quặt hay dị dạng tới mức phải nhờ người trợ giúp chẳng câu chuyện hấp dẫn Dầu vậy, trường hợp, điều đáng ngạc nhiên thái độ thản nhiên NGHIÊN CỬU VÃN HỌC, SỐ 4-2022 lạ lùng, gần gây sốc, cách gọi tên ứng xử với khiếm khuyết, không phụ thuộc vào giới Cách tiếp cận chân thực ưái ngược hẳn với sức khơi gợi tinh tế đẹp, nơi mà, nói trên, vẻ đẹp chất thân thể hòa lẫn [ ] Hầu hết nhà phê bình đồng thuận tương phản thường xuyên rõ ràng đẹp, hoàn mĩ bệnh tật, khiếm khuyết thúc từ mối bận tâm “nhân văn chủ nghĩa” hay “phê bình xã hội học”, mà dường gắn chặt với ý đồ tự nhà vãn nhằm tạo phông nền, làm bật đẹp Ket cảm giác tổng hòa đẹp hài hòa mang lại dư vị cay đắng, khiến độc giả bối rối chất vấn lại tác phẩm Lời hứa vẻ đẹp hài hòa hỏa lời sáo rồng sao? Quá thường xuyên, người đọc phải đối mặt với nhân vật nam Kawabata, kẻ tự mãn theo cách đó, phá hủy đẹp nam giới đặc tính ma cà rồng Roy Starrs viết tinh tế “lối ứng xử ma cà rồng nhân vật nam cùa Kawabata thiếu nữ: gìn giữ thiếu nữ trước hết nguồn sinh khí “tinh khơi”, trắng họ; hút máu, chiếm đoạt sống trinh nừ; thiếu nữ bị xâm chiếm, “trong trắng” bị hủy hoại, không ngại ngần vứt bo họ” (Starrs, 1988, tr 113) [ ] Thân thể thử nghiệm Ý niệm thử nghiệm dễ nảy sinh nghĩ tới số tác phẩm Kawabata có đặc tính chủ nghĩa siêu thực chủ nghĩa thực huyền ảo, ví dụ truyện ngắn Cảnh tay (Kataude, 19631964, dịch năm 1967) Đây trường hợp thú vị, Kawabata dường thử nghiệm việc đẩy tính chất “ma cà rồng” nhân vật nam lên cực điểm, phần thân thể bị cắt rời trở thành thực thể gợi tình Ngay từ đầu câu chuyện, người phụ nữ trẻ, theo Thân thử nghiệm kiếu khiết hi sinh thường gặp, gỡ cánh tay đem cho nhân vật nam hội thoại bắt đầu người kể chuyện cánh tay biết nói, tác phẩm tràn ngập ám dục tình Hiển nhiên, cánh tay hình ảnh hốn dụ cho người phụ nữ Trong vuốt ve morn trớn cánh tay, người kể chuyện nhận chưa có người phụ nữ nằm cạnh anh cách yên bình cánh tay này, anh tự hỏi điều đem tới khối lạc nhiều - hịa tan nhục cảm ngất ngây hay yên bình nằm cạnh nhau, tận hưởng niềm thỏa nguyện sâu thẳm Anh mường tượng nhiều kiểu giao hòa hợp nhất: cách tráo đổi cánh tay, dòng máu “tinh khiết” người phụ nữ hốn đổi với dịng máu “uế tạp” người đàn ông [ ] Huyễn tưởng người kể chuyện, gợi dậy hình dung tỉ mỉ đầy nhục cảm cánh tay, phản chiếu hành vi tình dục, lại mang đến cảm giác hình dung thân thể nữ hồn thiện đủ đầy lần nữa, điều làm bật chức hoán dụ cánh tay Một phần thân thể nữ đủ để kích hoạt cho huyễn tưởng dục vọng Cánh tay vừa mảnh vỡ vật chất, thứ bí huyền, vật thể suy đồi kẻ vị kỉ, vừa tác nhân bí mật thúc đẩy q trình tự nhận thức người kể chuyện ngơi thứ độc đốn Phải nói rằng, tác phẩm Kawabata có xu hướng miêu tả số vật thể định theo cách tỉ mẩn, chu toàn miêu tả người Điều hoàn toàn với chi tiết cánh tay truyện ngắn tên Tương tự thế, vẻ đẹp chén trà Ngàn cánh hạc, với nét vẽ tinh vi men màu sắc, trở nên sống động nhiều so với nhân vật người tác phẩm Thêm nữa, tác giả dễ dàng xóa nhịa ranh giới vật thể người, ví nhân vật Kikuji lên khơng 117 thể có chút “vẩn đục” (!) bà Ota, bà thân cho “tuyệt phẩm” đẹp thể chén trà (Starrs, 1998, tr 144) Sự dễ dàng đặt người đối sánh với vật thể (và vật thể, đó, giành diện quyền uy người), lần nữa, điểm gây khiêu khích cho độc giả dễ thương tốn cảm giác bị tước uy danh người, hay cụ thể hơn, người phụ nữ bị vật thể hóa Sự vật thể hóa người phụ nữ bị đẩy lên mức cực đoan tiểu thuyết Người đẹp say ngủ (1960-1961, dịch năm 1969), khái niệm “thử nghiệm” dùng theo nghĩa cụ thể [ ] Ở đây, giới hạn việc chất thử nghiêm toàn bối cảnh Những thiếu nữ giấc ngủ mê man, khơng có khả phản ứng, gần với đồ vật sinh thể, vật thể miêu tả thật tỉ mẩn dịu dàng, theo lối viết mà ta nói với cánh tay huyền bí hay chén trà Tuy vậy, qua chiêm ngắm miên man nhân vật chính, “vật thể” lại có nét riêng độc đáo xung lực để khơi mở ơng chuyến hành trình tìm kiếm vào sâu thẳm tâm hồn Thay đặt trọng tâm vào việc vật thể hóa người phụ nữ thành cảnh trí cho ánh nhìn nam giới, thấy phức tạp mối quan hệ chủ thể/khách thể, khái niệm mà ta chắt lọc từ nghiên cứu Birgit Griesecke ba tiểu thuyết Nhật Bản thời hậu chiến - “những thử nghiệm thân mật”, cụm từ nhan đề phân tích sâu sắc bà Nghiên cứu kết cấu sức mạnh với trường họp người phụ nữ ngủ mê nơi mà bà gọi “phịng thí nghiệm giấc ngủ” Nhật Bản tiểu thuyết Người vợ bác sĩ (Hanaoka Seishu no tsuma, 1966, dịch năm 1978) Ariyoshi Sawako, Chìa khóa (Kagi, 1956, 118 dịch năm 1961) Tanizaki Jun’ichiro Người đẹp say ngủ Kawabata Yasunari, Griesecke xác định nhân tố chung ba tác phẩm: khao khát, giấc ngủ, sức mạnh kiểm soát tước đoạt quyền lực1 Điểm khác biệt văn so với tác phẩm tương tự từ văn học châu Âu chỗ chúng biểu lộ đối kháng bên hệ thống văn hóa đề cao chuẩn mực an toàn bên “chiều hướng hoang dã” thân mật bùng phát Những tác phẩm Nhật Bản xoay quanh sức mạnh kiểm sốt tổng thể vốn thử nghiệm phòng biệt lập, trang bị đặc biệt - phòng tư vấn bác sĩ Người vợ bác sĩ, phòng ngủ lăp đặt ánh sáng cơng phu Chìa khỏa, phòng lâu xanh dạng câu lạc bí mật Người đẹp say ngủ Chính bối cảnh đặc biệt xác định chất thí nghiệm Suy rộng từ phát Griesecke, muốn điều đáng chủ ý thử nghiệm - mà đây, trước hết tác phẩm Kawabata - chồ, ngẫm lại ta thấy, nhất, tác phẩm khơng cịn thứ quyền tuyệt đích hay khả chế ngự đủ đầy, mà hơn, nỗi ngạc nhiên, không thỏa nguyện, kèm cảm giác bối rối khám phá người ngủ mê kia, thực thể bị vật hóa, lại có đóng góp riêng cho toàn hệ thống Nhờ vào kĩ viết đặc biệt tinh tế, nhà văn khiến độc giả nhận “thứ” vật thể hóa, cho dù say ngủ, có khả kháng cưỡng lại mưu đồ kẻ thực thi thử nghiệm2 Griesecke, Birgit, 2005 Intime Experimente: Unterwegs in japanischen Schlaflaboren mít Ariyoshi, Tanizaki und Kawabata In: NOAG 75 2005 H 1-2, pp.7-36 Griesecke, pp.35-36 NGHIÊN CỬU VẴN HỌC, SỐ 4-2022 Khía cạnh “vật thể” thử nghiệm Kawabata, khơng hồn tồn kiểm sốt khơng dễ dàng vứt bỏ cùa chúng, làm sáng tỏ kết cấu tác phẩm ơng Thoạt nhìn, người đọc có ấn tượng bề ngồi ham muốn nhục dục trụy lạc gã đàn ông Cánh tay hay Người đẹp say ngủ, hay thêm tiểu thuyết Hồi ức cô gái điếm buồn (Memoria de mỉs putas tristes, 2004) nhà văn đạt giải Nobel Gabriel García Marquez, sách ghi rõ lấy nguồn cảm hứng từ tác phẩm Kawabata3 Nhưng Người đẹp say ngủ xa thế, hành trình tự khám phá ngã sâu kín nhân vật Theo nghĩa này, đảo ngược ánh nhìn, thử nghiệm dẫn lối tới thân chủ thể người kể chuyện, người đọc lại đối mặt với nghịch lí khác mang đậm chat Kawabata Hướng tói mĩ học nghịch lí khiêu khích Cũng giơng ảnh tượng thân thể khiếm khuyết đan kết ảnh hình đẹp đẽ hài hịa, đê trở thành phần vừa bị chối bỏ lại vừa J.M Coetzee, nhà văn đoạt giải Nobel năm 2003, đánh giá sách Marquez, viết Kawabata cách tinh tế nhấn mạnh điểm khác biệt cách tiếp cận kế chuyện hai tác giả Nhân vật Marquez, ơng viết, “có phẩm tính khác Eguchi, dục cảm hon, nội tâm hon, thơ hơn” Trong so sánh với “câu chuyện tươi tắn hon” Marquez - “một câu chuyện nhỏ cứu chuộc”, nhìn Kawabata sầu bi hon thực tế nhiều Coetzee, J.M., 2006 Sleeping beauty (Review of Memories of my melancholy whores by Gabriel García Marquez, translated from the Spanish by Edith Grossman New York: Knopf, in: The New York Review of Books, 23 February 2006 http:// www.nybooks.com/articles/archives/2006/feb/23/ sleeping-beauty/(retrieved February 2015) Thân thể thử nghiệm cấu thành vẻ đẹp hài hịa ấy, kết cấu nam/nữ cực đoan mang tính thử nghiệm tác phẩm đời muộn Kawabata, sức mạnh ánh nhìn chuyển hướng mạnh mẽ sang chủ thể người nam Sự vận động đẩy người đọc vào vịng xốy bối rối khác khơi mở họ hành trình tự khám phá Nói cách khác, đọc văn chương Kawabata ln hành trình tự thử nghiệm thân độc giả, người phải tự làm quen với mà Cecile Sakai gọi “hệ thống mơ hồ” Kawabata Nhưng việc đọc đọc lại văn chương ông, cách cố gắng tìm khía cạnh mẻ giới hư cấu ấy, độc giả thỏa nguyện qua hành trình tự nhận thức - việc liên tưởng mở rộng khả thể giới hạn tới vũ trụ thẩm mĩ lung linh vô tận Kawabata Hồ Thị Vân An trích dịch (Nguồn: Irmela Hijiya-Kirschnereit (2017): Body and experiment reflecting Kawabata Yasunari’s counter-aesthetics, Japan Forum, DOI: 10.1080/09555803.2017.1307250) Tài liệu tham khảo [1] Comyetz, N., 2009 Fascist aesthetics and the politics of representation in Kawabata Yasunari In: A Tansman, ed The culture of Japanese fascism Durham, London: Duke University Press, 321- 354 [2] Coetzee, J.M., 2006 Sleeping beauty (Review of Memories of my melancholy whores by Gabriel García Marquez, translated from the Spanish by Edith Grossman New York: Knopf) The New York Review of Books, 23 February Available from: http://www.nybooks.com/ articles/archives/2006/feb/23/sleeping-beauty/ [Accessed February 2015] [3] Griesecke, B., 2005 Intime Experimente: Unterwegs in japanischen Schlaflaboren mit Ariyoshi, Tanizaki und Kawabata NO AG, 75 119 [4] Ishikawa, T., 2013 ‘Utsukushii!’ kara, Utsukushiki haka’e - Kawabata Yasunari ni okeru hohoteki tenkai Rikkyo daigaku daigakuin Nihon bungaku ronso-, 13,(10), 71 -102 Available from: http://ci.nii.ac.jp/naid/120005350934 [Accessed 10 August 2014], [5] Kawabata, Y, 1966 Kawabata Yasunarishu I (Nihon bungaku zenshu, Vol 40) Tokyo: Shueisha [6] Kawabata, Y., 1980 Kawabata Yasunari Zenshw (KYZ) [Collected Works], Vol 10 Tokyo: Shinchosha [7] Kawabata, Y, 1980 Kawabata Yasunari Zenshw, (KYZ) [Collected Works], Vol Tokyo: Shinchosha [8] Kawabata, Y, 1981 Kawabata Yasunari Zenshw, (KYZ) [Collected Works], Vol Tokyo: Shinchosha [9] Kawabata, Y, 1981 Kawabata Yasunari Zenshw, (KYZ) [Collected Works], Vol Tokyo: Shinchosha [10] Kawabata, Y, 1988 Bamboo-Leaf Boats Palm-of-the-Hand Stories by Yasunari Kawabata, translated from the Japanese by Lane Dunlop and J Martin-Holman San Francisco: North Point Press, 186-188 [11] Keene, D., 1984 Dawn to the West, Vol I, Fiction New York: Holt, Rinehart and Winston Namihira, E (1979) Kegare no kozo Tokyo: Seidosha [12] Ohnuki-Tiemey, E., 1987 The monkey as mirror: Symbolic transformations in Japanese history and ritual Princeton: Princeton University Press [13] Sakai, c, 2001 Kawabata, le clair-obscur, Essai sur une écriture de l’ ambiguité Paris: Presses Universitaires de France [14] Starrs, R., 1998 Soundings in Time The Fictive Art of Kawabata Yasunari Richmond: Curzon Press [15] Torrance, R., 1997 Popular languages in Yukiguni In: D Washbum, A Tansman, eds Studies in modern Japanese literature: Essays and translations in Honor of Edwin McClellan Ann Arbor, Center for Japanese Studies: The University of Michigan, 247-259 [16] Yomiuri shinbun, 2013a Kawabata ni umoreta shosetsu 17 February, [17] Yomiuri shinbun, 2013b “WakakiKawabata AỒv VIV eVraavj, Y)

Ngày đăng: 27/02/2024, 02:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan