1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của Chat GPT đến kết quả học tập

21 82 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Ứng Dụng ChatGPT Đến Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên Trên Địa Bàn Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Tú, Vàng Thị Minh Nguyệt, Ma Thị Bích Ngọc, Hà Thị Thúy, Phạm Văn Nam
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hoa Hồng
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Đề Xuất Nghiên Cứu
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 318,32 KB

Nội dung

ChatGPT là một trong những hiện tượng ảnh hưởng to lớn tới đời sống con người, nhất là lĩnh vực giáo dục. Đặc biệt là đối với sinh viên, khi ChatGPT dần tiếp cận đến nhiều sinh viên hơn, họ sử dụng phần mềm này như một công cụ hỗ trợ cho mục đích học tập. ChatGPT có thể giúp sinh viên truy cập một lượng lớn nguồn thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng, giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức nghiên cứu, hỗ trợ sinh viên phân tích lượng lớn dữ liệu. Tuy nhiên điều đáng lo ngại là chương trình AI mới như ChatGPT này có nguy cơ trở thành công cụ cho các sinh viên sao chép kiến thức. Vậy ChatGPT có thực sự gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hay không?

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-*** -

ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA ỨNG DỤNG CHATGPT ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRÊN

Khóa: 61 Giáo viên giảng dạy: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Hà Nội, 4/2023

Trang 2

1

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 1 Kết quả khảo sát 16

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 3

2.1.Mục tiêu nghiên cứu 3

2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu 3

2.3.Câu hỏi nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Đóng góp của bản đề xuất 4

5.1 Những đóng góp về mặt lí luận 4 5.2 Những đóng góp về mặt thực tiễn 5 6 Cấu trúc của bản đề xuất 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6

1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 6

1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến AI và chatbot 6 1.1.2 Các nghiên cứu liên quan tới ứng dụng AI và chatbot trong lĩnh vực giáo dục 6

1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 7

1.2.1.Nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng trí tuệ nhân tạo việc giáo dục và đào tạo 7

1.2.2.Nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng công cụ ChatGPT vào lĩnh vực giáo dục 7

1.3 Khoảng trống nghiên cứu 7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHATGPT TỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 8

2.1 Một số khái niệm liên quan tới ChatGPT 8

Trang 3

2

2.2 Các mục đích sử dụng ChatGPT 8

2.2.1 Tra cứu thông tin 8

2.2.2 Phân tích dữ liệu 8

2.2.3 Hỗ trợ trong việc viết nghiên cứu và báo cáo 8

2.3 Ảnh hưởng của việc sử dụng ChatGPT tới học tập 8

2.3.1 Ảnh hưởng tích cực 9

2.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực 9

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

3.1 Xây dựng bảng hỏi 10

3.2 Mô tả mẫu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng của việc nghiên cứu ứng dụng chatbot (ChatGPT) đến kết quả học tập của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội 10

3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng 10

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN CHUNG 12

4.1 Phân tích kết quả nghiên cứu 12

4.2 Kết luận và đánh giá chung kết quả nghiên cứu 17

CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG CHATGPT MỘT CÁCH HIỆU QUẢ VÀ TÍCH CỰC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI CHO VẤN ĐỀ TIÊU CỰC KHI SỬ DỤNG CHATGPT CHO MỤC ĐÍCH HỌC TẬP 18

5.1 Định hướng cho việc sử dụng ChatGPT 18

5.2 Giải pháp cho vấn đề tiêu cực khi sử dụng ChatGPT 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

ĐÁNH GIÁ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN VÀO BẢN ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU 20

Trang 4

3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, ngành công nghiệp phần mềm đang phát triển các hệ thống AI ngày càng mạnh mẽ Câu hỏi đặt ra ở đây là nếu sinh viên ngừng học cách tự làm bài tập, bài nghiên cứu của mình và sử dụng đến các phần mềm trợ giúp thì điều gì sẽ xảy ra? ChatGPT là một ứng dụng chatbot hỗ trợ con người trong việc giải đáp các câu hỏi trên nhiều lĩnh vực với khả năng tạo văn bản giống con người Đây là một trong những mô hình AI xử

lý ngôn ngữ lớn nhất và mạnh mẽ nhất cho đến nay, với 175 tỷ tham số Được ra mắt công chúng vào ngày 30/11/2022, chỉ chưa đến 1 tuần kể từ khi ra mắt ChatGPT đã có hơn một triệu người đăng ký sử dụng

ChatGPT là một trong những hiện tượng ảnh hưởng to lớn tới đời sống con người, nhất là lĩnh vực giáo dục Đặc biệt là đối với sinh viên, khi ChatGPT dần tiếp cận đến nhiều sinh viên hơn, họ sử dụng phần mềm này như một công cụ hỗ trợ cho mục đích học tập ChatGPT có thể giúp sinh viên truy cập một lượng lớn nguồn thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng, giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức nghiên cứu, hỗ trợ sinh viên phân tích lượng lớn dữ liệu Tuy nhiên điều đáng lo ngại là chương trình

AI mới như ChatGPT này có nguy cơ trở thành công cụ cho các sinh viên sao chép kiến thức Vậy ChatGPT có thực sự gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hay không? Cụ thể hơn đối với đề xuất nghiên cứu này là đối tượng sinh viên trên địa bàn

Hà Nội có bị ảnh hưởng bởi ChatGPT hay không? Hà Nội là thủ đô và cũng là một trong hai đô thị đặc biệt của nước ta Với số lượng lớn các trường cao đẳng, đại học, Hà Nội

có thể nói là nơi tập trung số lượng rất lớn sinh viên tại Việt Nam Do đó khi đề xuất nghiên cứu về ảnh hưởng của ChatGPT đến kết quả học tập của sinh viên chúng tôi đã chọn đối tượng là sinh viên trên địa bàn Hà Nội để thực hiện đề xuất nghiên cứu

2 Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung xác định, phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của ChatGPT lên các nhân tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên trên địa bàn Hà Nội Từ đó nêu lên định hướng cho việc sử dụng ChatGPT một cách hiệu quả và tích cực và giải pháp phòng tránh vấn đề tiêu cực của ChatGPT trong quá trình học tập

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, nghiên cứu vấn đề chung về việc sử dụng ChatGPT vào mục đích học

tập Tổng hợp, nghiên cứu các đánh giá và kết quả nghiên cứu đi trước Từ đó, đưa ra

phương pháp phân tích cho đề tài

Trang 5

4

Thứ hai, thu thập những phản hồi và ý kiến của sinh viên đang sử dụng ChatGPT

cho mục đích học tập ở Việt Nam trên địa bàn Hà Nội Tiếp đến, thống kê, xử lý và phân tích số liệu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến ChatGPT có tác động đến kết quả học tập của sinh viên trên địa bàn

Thứ ba, định hướng sử dụng ChatGPT một cách hiệu quả và tích cực và đề xuất

một số giải cho vấn đề tiêu cực khi sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập

2.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Các nhân tố liên quan đến kết quả học tập bị tác động bởi việc sử dụng ChatGPT của sinh viên trên địa bàn Hà Nội là gì?

- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sinh viên trong việc ứng dụng ChatGPT cho mục đích học tập?

- Định hướng cho việc sử dụng ChatGPT một cách hiệu quả và tích cực và giải pháp phòng tránh vấn đề tiêu cực của ChatGPT trong quá trình học tập là gì?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bản đề xuất là các nhân tố liên quan đến kết quả học tập

bị tác động bởi việc sử dụng ChatGPT của sinh viên trên địa bàn Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu của bản đề xuất là các nhận tố ảnh hưởng lên chính các sinh viên đã và đang sử dụng ChatGPT như một công cụ hỗ trợ cho mục đích học tập trên địa bàn thủ đô Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu

Bản đề xuất nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp thống kê nhân khẩu học, phương pháp thống kê mô tả

5 Đóng góp của bản đề xuất

5.1 Những đóng góp về mặt lí luận

Thứ nhất, thông qua việc tiến hành khảo sát online, nghiên cứu đã tổng hợp được

những tác động của ChatGPT đến việc tìm kiếm thông tin và dữ liệu, giải quyết các vấn

đề và khai thác tối đa nguồn tài nguyên học tập của sinh viên

Thứ hai, bằng phương pháp thống kê mô tả, nhóm nghiên cứu đã phân tích được

tác động của ChatGPT đến kết quả học tập của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

Từ việc lấy dữ liệu khảo sát thông qua bảng hỏi (Google Form), nhóm nghiên cứu đã

làm rõ được ảnh hưởng của ứng dụng ChatGPT đối với kết quả học tập của sinh viên

Thứ ba, nghiên cứu đã đóng góp vào kiến thức hiện có về ngành trí tuệ nhân tạo

mà cụ thể hơn là về ứng dụng ChatGPT bằng cách chỉ ra các biến tác động đến việc học

Trang 6

Nghiên cứu góp phần nâng cao sự hiểu biết của sinh viên/ nhà trường/ tổ chức về ứng dụng ChatGPT, trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho các nhóm nghiên cứu khác trong tương lai

6 Cấu trúc của bản đề xuất

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bản đề xuất còn bao gồm năm chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của ChatGPT tới kết quả học tập của

sinh viên trên địa bàn Hà Nội

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận chung

Chương 5: Định hướng sử dụng ChatGPT một cách hiệu quả và tích cực và đề

xuất một số giải cho vấn đề tiêu cực khi sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập

Trang 7

6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến AI và chatbot

Các nghiên cứu, báo cáo của Winkler, R & Söllner, M (2018); Nitirajsingh Sandu, Ergun Gide (2019); Chinedu Wilfred Okonkwo, Abejide Ade-Ibijola (2021); Mohamed

A Ragheb, Passent Tantawi, Nevien Farouk, Ahmed Hatata (2022) đã cho thấy AI và chatbot là ứng dụng công nghệ rất được quan tâm và được con người sử dụng cũng như ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau

1.1.2 Các nghiên cứu liên quan tới ứng dụng AI và chatbot trong lĩnh vực giáo dục

- AI và chatbot đóng một vai trò quan trọng trong nền giáo dục tương lai:

Nghiên cứu của Winkler, R & Söllner, M (2018) đã chỉ rõ rằng chatbot giữ một vai trò quan trọng trong tương lai, cụ thể hơn là nó đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong giáo dục Nghiên cứu của Nitirajsingh Sandu, Ergun Gide (2019) cho thấy việc sử dụng chatbot AI trong lĩnh vực giáo dục là hoàn toàn khả quan khi mức độ sử dụng và số lượt đánh giá tích cực là tương đối lớn

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng chatbot và ứng dụng AI trong lĩnh vực giáo dục:

Việc ứng dụng công nghệ AI cũng như chatbot vào giáo dục cũng được cân nhắc khi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chatbot hay công cụ hỗ trợ như AI vào mục đích giáo dục Trong nghiên cứu của Mohamed A Ragheb, Passent Tantawi, Nevien Farouk, Ahmed Hatata (2022) đã chỉ ra rằng giới tính, ảnh hưởng của môi trường

và xã hội, hiệu suất kỳ vọng, là những yếu tố tác động trực tiếp đến ý định hành vi sử dụng chatbot cũng như công cụ hỗ trợ AI

- Một số mục đích sử dụng chatbot và công nghệ hỗ trợ AI:

Sự tiện lợi và thông minh của chatbot giúp con người trên rất nhiều lĩnh vực và nhận được nhiều phản hồi tích cực Trong nghiên cứu của Nitirajsingh Sandu, Ergun Gide (2019); Tlili, A., Shehata, B., Adarkwah, MA và cộng sự (2023) đã phân tích được một số mục đích sử dụng chatbot như giảm tối đa thời gian tìm kiếm, tìm kiếm thông tin,

- Chatbot AI vừa tác động tích cực, vừa tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực trong cuộc sống:

Nhiều nghiên cứu cho thấy AI, chatbot ảnh hưởng vừa tích cực, vừa tiêu cực đến người dùng Nghiên cứu của Tlili, A., Shehata, B., Adarkwah, MA và cộng sự (2023)

Trang 8

7

chỉ ra rằng người sử dụng cho biết ảnh hưởng của chatbot cụ thể là chatGPT có chiều hướng ảnh hưởng tích cực nhiều hơn là tiêu cực

1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

1.2.1 Nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng trí tuệ nhân tạo việc giáo dục

và đào tạo

Đinh Thị Mỹ Hạnh và Trần Văn Hưng (2020) đã nghiên cứu về cơ hội và thách thức của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong việc dạy và học ở các trường đại học đề xuất nên thúc đẩy việc sử dụng AI vào lĩnh vực giáo dục bởi những lợi ích mang lại như giảm thiểu thủ tục hành chính, thời gian chấm bài, điểm danh, ; tạo hứng thú cho người học, tăng tương tác với hệ thống Đồng thời, bài báo cho rằng AI chỉ là công cụ hỗ trợ chứ không thể thay thế con người trong giáo dục nên việc nâng cao năng lực của giáo viên

để có thể ứng dụng AI vào việc giảng dạy là cần thiết

1.2.2 Nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng công cụ ChatGPT vào lĩnh vực giáo dục

Bài nghiên cứu đầu tiên về ChatGPT ở Việt Nam của Lê Anh Vinh, Bùi Thị Diển,

Lê Quang Quân, Vũ Văn Luân (2023) cho thấy việc sử dụng ChatGPT có hiệu quả tích cực trong việc tạo ra những bài kiểm tra chất lượng thông qua việc sử dụng công cụ để tính toán trước về khả năng trả lời của học sinh Từ đó, giáo viên có thể định hướng sử dụng ChatGPT như một phương tiện dạy học tích cực hoặc có những giải pháp phòng tránh tích cực và gian lận trong kiểm tra, đánh giá

1.3 Khoảng trống nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu về việc ứng dụng của trí tuệ nhân tạo nói chung và ChatGPT nói riêng vào lĩnh vực giáo dục, chúng tôi nhận thấy một số điểm khoảng trống nghiên cứu sau:

Thứ nhất, các nghiên cứu trên thế giới chỉ mới có nhiều bài nghiên cứu về ảnh

hưởng của AI và chatbot chứ chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của ChatGPT đối với việc học tập và giảng dạy

Thứ hai, nghiên cứu về ảnh hưởng của ChatGPT lên kết quả học tập của sinh viên

ở Việt Nam đang là đề tài rất mới, chưa có nghiên cứu nào đã được công bố tại Việt Nam nghiên cứu về vấn đề này

Vì vậy, đây sẽ là đề xuất nghiên cứu về ảnh hưởng của ChatGPT tới kết quả học tập của sinh viên và cụ thể hơn là sinh viên trên địa bàn Hà Nội

Trang 9

8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHATGPT TỚI KẾT

QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.1 Một số khái niệm liên quan tới ChatGPT

AI: hay còn gọi là Artificial Intelligence là một lĩnh vực của khoa học máy tính và

công nghệ thông tin liên quan đến nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các thuật toán và

hệ thống có khả năng học hỏi và tự động thực hiện các nhiệm vụ thông minh

Chatbot: Chatbot là một chương trình máy tính được thiết kế dựa trên trí tuệ nhân

tạo để tự động trả lời các câu hỏi và giao tiếp với con người thông qua các giao diện chat, như Facebook Messenger, Telegram, WhatsApp,

ChatGPT: ChatGPT được định nghĩa là một mô hình học sâu trí tuệ nhân tạo (AI)

được phát triển bởi OpenAI, là một trong những mô hình ngôn ngữ tự nhiên mạnh nhất hiện nay ChatGPT được huấn luyện trên một lượng lớn dữ liệu văn bản và có khả năng

tự động sinh ra các câu trả lời phù hợp với nội dung câu hỏi được đưa ra

2.2 Các mục đích sử dụng ChatGPT

2.2.1 Tra cứu thông tin

ChatGPT được sử dụng với mục đích tra cứu thông tin vì nó có thể tạo ra các câu trả lời tự động cho các câu hỏi được đưa ra bằng ngôn ngữ tự nhiên Khi được huấn luyện với dữ liệu phong phú và đa dạng, ChatGPT có thể cung cấp những câu trả lời chính xác và logic cho những câu hỏi phức tạp và đòi hỏi tư duy Ngoài ra, ChatGPT có thể hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin trên internet thông qua các kết quả tìm kiếm và trả lời các câu hỏi dựa trên các nguồn tài liệu phù hợp

2.2.2 Phân tích dữ liệu

ChatGPT giúp phân tích dữ liệu văn bản một cách tự động và hiệu quả, từ đó tổng hợp và tóm tắt thông tin Bên cạnh đó, ChatGPT có thể được sử dụng trong việc phân tích cảm xúc, đánh giá và phản hồi của khách hàng, phân tích văn bản pháp lý và các tài liệu chuyên ngành

2.2.3 Hỗ trợ trong việc viết nghiên cứu và báo cáo

ChatGPT có thể hỗ trợ việc viết nghiên cứu/báo cáo thông qua tổng hợp thông tin

và đưa ra đề xuất cho người viết Ngoài ra, ChatGPT cũng được ứng dụng để kiểm tra

và sửa lỗi ngữ pháp, cú pháp và chính tả trong bài viết và giúp đưa ra các đề xuất và giải pháp cho bài nghiên cứu, báo cáo

2.3 Ảnh hưởng của việc sử dụng ChatGPT tới học tập

Trang 10

9

2.3.1 Ảnh hưởng tích cực

ChatGPT giúp học sinh và sinh viên truy cập thông tin học tập nhanh chóng, tiết kiệm thời gian tìm kiếm và dễ dàng, giúp tự học hiệu quả hơn, nâng cao kỹ năng giao tiếp và giải đáp câu hỏi, phát triển kỹ năng tự học và giải quyết vấn đề, từ đó cải thiện kết quả học tập

2.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực

Sử dụng ChatGPT quá nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tư duy, sáng tạo, tương tác xã hội và chất lượng giáo dục của học sinh và sinh viên, và không đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của thông tin và tài liệu học tập

Ngày đăng: 27/02/2024, 01:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN