ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu: Điều dưỡng đã được ký hợp đồng lao động với bệnh viện, trực tiếp tham gia chăm sóc trẻ bệnh hiện đang công tác tại các khoa lâm sàng của bệnh viện vào thời điểm nghiên cứu
+ Điều dưỡng học việc, nội trú
+ Điều dưỡng không có mặt tại bệnh viện trong thời gian nghiên cứu do đi học, nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ thai sản hoặc đi công tác
+ Những đối tượng không đồng ý tham gia trong quá trình nghiên cứu.
THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Thời gian thu thập số liệu: Từ tháng 8/2022 đến tháng 2/2023
Tại 13 khoa lâm sàng của Bệnh viện Nhi Trung ương
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU
Nghiên cứu định lượng nhằm trả lời mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh của Điều dưỡng tại các khoa lâm sàng, Bệnh viện Nhi Trung ương Từ đó xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh của Điều dưỡng Áp dụng công thức cỡ mẫu cho ĐTNC:
Thư viện ĐH Thăng Long n = 2 (1− /2) p(1−p) d 2
Trong đó: n: Cỡ mẫu nghiên cứu
Z 2 (1-α/2): là hệ số tin cậy, bằng 1,96 với độ tin cậy 95% (α=0,05) d: sai số dự kiến, d =0,07
Tính giá trị p: Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Chu Anh Văn (2013), tỷ lệ ĐD thực hành chăm sóc dinh dưỡng đạt là 58,8% [32] Lấy p= 0,588 Áp dụng công thức cỡ mẫu tính được n = 190 Điều dưỡng Để đảm bảo độ tin cậy trong nghiên cứu, chúng tôi lấy thêm 10% cỡ mẫu Thực tế, cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu là 210 Điều dưỡng
- Phương pháp chọn mẫu : Chọn mẫu thuận tiện Chọn tất cả Điều dưỡng thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu tại 13 khoa lâm sàng, Bệnh viện Nhi trung ương Không bao gồm các khoa Điều trị Tích cực, khoa Sơ sinh (do tính chất công việc đặc thù).
KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
- Chăm sóc dinh dưỡng: là một nhóm các hoạt động khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và chăm sóc dinh dưỡng cần thiết của người bệnh [31]
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng: là xác định chi tiết, đặc hiệu và toàn diện tình trạng dinh dưỡng của người bệnh Việc đánh giá này được thực hiện bởi các cán bộ được đào tạo về dinh dưỡng như cán bộ y tế, tiết chế, điều dưỡng [31]
- Chế độ ăn bệnh lý: suất ăn dành cho trẻ bệnh Tùy từng bệnh mà thay đổi khẩu phần ăn: tăng chất này lên hay giảm chất kia xuống cho phù hợp [31]
- Hướng dẫn chế độ ăn: là lời khuyên đối với cá thể hoặc cộng đồng với mong muốn thay đổi hành vi ăn uống và khẩu phần ăn vào để đạt mục tiêu sức khỏe cho cá thể hoặc cộng đồng [31]
2.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU:
2.5.1 Xây dựng bộ câu hỏi thu thập số liệu
- “Phiếu khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bệnh của điều dưỡng” (Phụ lục 3) được xây dựng dựa trên mục tiêu nghiên cứu có tham khảo một số bộ công cụ nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của Điều dưỡng đã được sử dụng trên trong nước và trên thế giới như: bộ công cụ của tác giả Chu Anh Văn (2013) [33], bộ công cụ của Kobe (2006)[46], Adeline.E.M (2014)[35], Celia L (2016) [39], đồng thời tham khảo các tài liệu: Thông tư “Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc trẻ bệnh năm 2011”[7] của Bộ Y tế trong đó có quy định nhiệm vụ của Điều dưỡng trong công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; tài liệu “ Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam” trong đó có mục C7 về “Dinh dưỡng và tiết chế” [2] Bộ công cụ gồm:
- Phần thông tin chung của Điều dưỡng: 13 câu
- Phần kiến thức của Điều dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng: 37 câu, chia thành
+ Kiến thức về dinh dưỡng và suy dinh dưỡng (5 câu) gồm các nội dung: vai trò của dinh dưỡng, nhu cầu, nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp can thiệp để điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ bệnh
+ Kiến thức về đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh (8 câu) gồm các nội dung: sự cần thiết, mục đích của việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho trẻ bệnh cũng như phương pháp để đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho trẻ bệnh
+ Kiến thức về hỗ trợ dinh dưỡng (8 câu) gồm các nội dung: nguyên tắc cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh và phương pháp hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ bệnh
+ Kiến thức về chế độ ăn thường dùng cho trẻ em (11 câu): một số chế độ ăn được áp dụng cho từng lứa tuổi cụ thể tại bệnh viện
+ Kiến thức về nhiệm vụ chăm sóc dinh dưỡng của Điều dưỡng (5 câu) như: số nhu cầu cơ bản cần chăm sóc, quy định về nhiệm vụ chăm sóc dinh dưỡng, phối hợp bác sĩ đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho trẻ bệnh, giám sát chế độ ăn, hỗ trợ
Thư viện ĐH Thăng Long trẻ bệnh có khó khăn về ăn uống, hướng dẫn tư vấn dinh dưỡng và ghi chép hồ sơ bệnh án những nội dung liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng
- Thái độ của Điều dưỡng đối với công tác chăm sóc dinh dưỡng (8 câu) gồm các nội dung về những quan điểm tích cực có liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng như: Điều dưỡng cần phải biết nhu cầu dinh dưỡng của trẻ bệnh, phải coi trọng, có trách nhiệm trong chăm sóc, tư vấn dinh dưỡng cho trẻ bệnh, và lợi ích của chăm sóc dinh dưỡng trong phòng ngừa điều trị bệnh, giảm thời gian và chi phí chữa bệnh
- Thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bệnh của Điều dưỡng (10 câu) gồm những nội dung: phối hợp bác sĩ đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh, thực hiện cân đo cho trẻ bệnh, hỗ trợ người bệnh ăn uống, hướng dẫn tư vấn về dinh dưỡng, ghi chép hồ sơ bệnh án, nguyên tắc thực hiện khi cho trẻ bệnh ăn qua ông thông dạ dày
2.5.2 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo
- Sau khi xây dựng được bộ công cụ, chúng tôi xin ý kiến về nội dung các câu hỏi trong bộ công cụ của các chuyên gia về dinh dưỡng, sau đó chúng tôi tiến hành kiểm tra độ tin cậy của bộ công cụ gồm qua ba bước:
+ Bước 1: Bộ công cụ hoàn chỉnh được sử dụng nghiên cứu thử nghiệm trên
10 ĐD đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu (số người này sau đó không tham gia vào cỡ mẫu nghiên cứu)
+ Bước 2: Nhập số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0
+ Bước 3: Xác định độ tin cậy của các thang đo bằng cách sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha của kiến thức, thái độ, thực hành ≥ 0,7 Theo tác giả Stanley F Slater, hệ số Cronback’s Alpha của các thang đo không nên thấp hơn 0,6 với các bộ công cụ mới xây dựng Do đó, bộ công cụ này đạt yêu cầu về độ tin cậy
2.5.3 Quy trình thu thập số liệu:
+ Phần kiến thức, thái độ và thực hành của Điều dưỡng được thu thập qua phương thức tự điền bộ câu hỏi Thời gian để hoàn thành bộ câu hỏi là 30 phút
Bước 1: Sau khi được sự đồng thuận của Hội đồng đạo đức và Hội đồng phê duyệt đề cương của Trường Đại học Thăng Long, Bệnh viện Nhi Trung ương, nghiên cứu viên (NCV) xin ý kiến Giám đốc Bệnh viện và lãnh đạo các khoa có liên quan để tiến hành lấy mẫu
Bước 2: Tiến hành thu thập số liệu của Điều dưỡng
- Lập danh sách Điều dưỡng tham gia nghiên cứu tại các khoa lâm sàng
- Thời gian thu thập số liệu: sau khi giao ban khoa
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Số liệu sau khi được thu thập được kiểm tra lại từng phiếu, làm sạch dữ liệu sau đó được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0, mức ý nghĩa là p ≤ 0,05
Phân tích mô tả: Sử dụng các thuật toán thống kê tần số, tỷ lệ đối với các biến định tính Với các biến định lượng được biểu diễn bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn Khoảng tin cậy 95% CI được áp dụng để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm
Phân tích mối liên quan: Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho NB.
Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu tuân thủ theo quy trình xét duyệt của Hội đồng đạo đức số 22120804/SĐH – ĐHTL của trường Đại học Thăng Long và Bệnh viện Nhi Trung ương ĐTNC được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành và chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận tham gia của ĐTNC
Mọi thông tin cá nhân của ĐTNC được giữ kín Các số liệu, thông tin thu thập chỉ được phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác
Nội dung nghiên cứu phù hợp, được Ban Giám đốc bệnh viện quan tâm và ủng hộ.
Sai số và biện pháp khắc phục
2.8.1 Các loại sai số ĐTNC không hiểu rõ nội dung câu hỏi hoặc cách thức trả lời câu hỏi ĐTNC trả lời không đúng sự thật: khi phỏng vấn ĐD qua phiếu tự điền
Thư viện ĐH Thăng Long ĐD có thể né tránh những hành vi sai
Bỏ sót thông tin: các phiếu trả lời của đối tượng không đầy đủ thông tin Sai số trong quá trình nhập liệu: bỏ sót phiếu, nhầm lẫn giữa các câu hỏi và các phiếu
Trước khi tiến hành thu thập số liệu, học viên tiến hành thử nghiệm bộ câu hỏi, sau đó chỉnh sửa cho phù hợp với ĐTNC để đảm bảo dễ hiểu và hướng dẫn chi tiết cách trả lời cho từng loại câu hỏi
Tập huấn cho ĐTV để ĐTV có thể hiểu và nắm chắc được những câu hỏi, có thể giải thích ngay khi đối tượng trả lời có sự nhầm lẫn ĐTV giải thích những nội dung mà đối tượng không rõ ĐTV giải thích rõ mục đích nghiên cứu, bảo mật các thông tin của ĐTNC đề hạn chế sai sót do trả lời né tránh những hành vi sai
Các phiếu điều tra được nhóm nghiên cứu kiểm tra ngay sau khi hoàn thành phát vấn và thu nhận phiếu, với những phiếu thông tin thu thập chưa đủ hoặc không hợp lý yêu cầu ĐTV bổ sung ngay trước khi nộp cho NCV chính Kiểm tra thật kỹ, nhập liệu cẩn thận các phiếu vào phần mềm thống kê SPSS.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC DINH DƯỠNG
3.1.1 Thông tin chung về Điều dưỡng
Bảng 3.1: Đặc điểm thông tin chung của Điều dưỡng
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ %
Trung bình ± độ lệch chuẩn: 36,34 ± 5,95
Trung bình ± độ lệch chuẩn: 10,19 ± 5,59
Thấp nhất:1 năm Cao nhất: 32 năm
Hình thức lao động Biên chế 173 82,4
Thư viện ĐH Thăng Long
Dưới 5 trẻ bệnh 5 - 10 trẻ bệnh Trên 10 trẻ bệnh
Nhận xét: Trung bình tuổi của đối tượng nghiên cứu là 36,34 ± 5,95 tuổi
(thấp nhất là 23 tuổi – cao nhất là 56 tuổi) Trong đó, chủ yếu nằm trong nhóm từ 35-44 tuổi với 67,6%; những người từ 40 tuổi trở lên chiếm 24,3% và chỉ 8,1% là dưới 30 tuổi Đa số ĐD tham gia nghiên cứu là nữ giới với 95,7%, nam giới chỉ chiếm 4,29% Có 81% ĐD có trình độ học vấn đại học, 11,9% trình độ sau đại học và 7,1% có học vấn cao đẳng Thời gian công tác trung bình của đối tượng tham gia là 10,19 ± 5,59 năm Trong đó, người công tác dưới 5 năm chiếm 11,4%, từ 5 đến dưới 10 năm là 18,6% và từ 10 năm trở lên là 70% Hầu hết đối tượng tham gia đều là biên chế của bệnh viện với 82,4% và chỉ 17,6% là nhân viên hợp đồng
3.1.2 Thực trạng công việc của điều dưỡng tại bệnh viện
Biểu đồ 3.1 Phân bố số trẻ bệnh điều dưỡng phải chăm sóc một ngày (n!0)
Nhận xét: Kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy, có 11,4% điều dưỡng chỉ chăm sóc dưới 5 trẻ bệnh một ngày, có 56,7% điều dưỡng phải chăm sóc từ 5 – 10 trẻ bệnh, có 31,9% điều dưỡng phải chăm sóc trên 10 trẻ bệnh
Bảng 3.2 Đánh giá tình trạng công việc của Điều dưỡng (n!0)
Nội dung Số lượng(n) Tỷ lệ(%) Đánh giá tình trạng công việc
Giúp đỡ những điều dưỡng khác trong quá trình chăm sóc trẻ bệnh
Nhận được hỗ trợ của điều dưỡng khác trong quá trình chăm sóc trẻ bệnh
Phối hợp với vác sĩ trong quá trình chăm sóc trẻ bệnh
Nhận xét: Theo bảng 3.2, có 62,9% điều dưỡng bị quá tải trong công việc và
Trong quá trình chăm sóc trẻ bệnh, 82,4% điều dưỡng giúp đỡ điều dưỡng khác, có 17,6% điều dưỡng thỉnh thoảng sẽ giúp đỡ những điều dưỡng khác; Hơn một nửa số ĐD (81,9%) nhận được hỗ trợ của điều dưỡng khác một cách thường xuyên và 17,6% thỉnh thoảng nhận được hỗ trợ; 100% điều dưỡng thường xuyên phối hợp với bác sĩ trong quá trình chăm sóc bệnh nhân
Không có ĐD nào không giúp đỡ hay không nhận được sự giúp đỡ của ĐD khác và không có ĐD nào không phối hợp với bác sỹ trong quá trình chăm sóc NB
Thư viện ĐH Thăng Long
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ Điều dưỡng được đào tạo, tập huấn về chăm sóc dinh dưỡng và sự sẵn có tài liệu tại khoa (n!0) Nhận xét:
Kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy có 77,1% điều dưỡng đã tham gia đào tạo, tập huấn về chăm sóc dinh dưỡng, chỉ có 22,9% không tham gia đào tạo
81,9% điều dưỡng cho biết có sẵn tài liệu liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng tại khoa và chỉ 18,1% cho biết không có sẵn tài liệu tại khoa
Biểu đồ 3.3.Tỷ lệ điều dưỡng được lãnh đạo kiểm tra, giám sát về thực hành chăm sóc dinh dưỡng (n!0)
0.00 Tham gia đào tạo , tập huấn Có sẵn tài tiệu
Nhận xột: Kết quả biểu đồ 3.3 cho thấy, cú ắ số ĐD (77,14%) được lónh đạo kiểm tra, giám sát khi thực hiện các hoạt động về chăm sóc dinh dưỡng, chỉ 22,9% không được lãnh đạo kiểm tra giám sát
3.1.3 Kiến thức của Điều dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bệnh
Bảng 3.3.Kiến thức đúng của Điều dưỡng về dinh dưỡng và suy dinh dưỡng ở trẻ em(n!0)
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Vai trò của DD đối với cơ thể
Phòng bệnh và điều trị bệnh 161 76,7
Nhu cầu năng lượng của trẻ em
Gồm các nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa cơ sở 113 53,8
Gồm các nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa cơ sở vànhu cầu do bệnh tật đòi hỏi 206 98,1 Ít hơn nhu cầu của người lớn 114 54,3
Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ
Thiếu kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ 187 89,1
Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng 187 89,1
Rối loạn hấp thu, chuyển hóa 45 21,4
Thư viện ĐH Thăng Long
Hậu quả của suy dinh dưỡng đối với trẻ
Tăng thời gian nằm viện 182 86,7
Tăng nguy cơ tử vong 136 64,8
Tăng chi phí điều trị 210 100
Giải pháp can thiệp điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ
Tăng cường khẩu phần ăn 157 74,8
Tăng cường sử dụng bữa phụ 197 93,8
Giáo dục, tư vấn dinh dưỡng 178 84,8
Phối hợp điều trị thuốc 179 85,2
Trong việc đánh giá vai trò của dinh dưỡng đối với cơ thể, tỷ lệ ĐD cho rằng dinh dưỡng giúp phát triển cơ thể là 82,4%, giúp tăng sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn là 75,7%, giúp phòng bệnh và điều trị bệnh là 76,7%, giúp hồi phục cơ thể là 79,1%
Có tới 98,1% ĐD cho rằng nhu cầu năng lượng của trẻ em gồm các nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa cơ sở và nhu cầu do bệnh tật đòi hỏi; có 20,5% cho rằng nhu cầu năng lượng của trẻ như người bình thường; 54.3% cho rằng nhu cầu năng lượng của trẻ ít hơn người bình thường
Có 89,1% ĐD cho rằng do gia đình thiếu kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ và 89,1% ĐD cho rằng suy dinh dưỡng là do trẻ mắc bệnh nhiễm trùng; 85,2% ĐD cho rằng suy dinh dưỡng là do trẻ đẻ non;còn 21,43 % Điều dưỡng cho rằng nguyên nhân gây suy dinh dưỡng có thể do rối loạn hấp thu, chuyển hóa
Về hậu quả của SDD đối với trẻ, 100% ĐD cho rằng suy dinh dưỡng gây ra tình trạng giảm sức đề kháng và tăng chi phí điều trị 86,7% ĐD cho rằng tăng thời gian nằm viện và 64,8% cho rằng tăng nguy cơ tử vong
Kiến thức chưa tốt (