1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Phân tích vai trò của thuế đối với nền kinh tế thị trường tại việt nam

63 4,1K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 145,09 KB

Nội dung

Việt Nam đang trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàn cầu hóa nền kinh tế đang dần chứng tỏ là một qui luật của loài người tiến bộ. Trong quá trình đó, thuế luôn được các quốc gia đặc biệt chú trọng bởi tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển và ổn định lâu dài về mọi mặt của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, sau khi gia nhập WTO thì những biến đổi về chính sách thuế và nguồn thu ngân sách là điều không thể tránh khỏi. Nhận thức được điều đó, nước ta đã và đang tiến hành cuộc cải cách nhằm hoàn thiện hệ thống thuế còn nhiều thiếu sót để có thể theo kịp và bắt nhịp với tốc độ phát triển kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời cũng có thể đạt được các mục tiêu về kinh tế xã hộichính trị mà Nhà nước đã đề ra. Là một sinh viên chuyên ngành Tài chính công, em rất mong muốn được tìm hiểu và nghiên cứu về Thuế. Đề tài “Phân tích vai trò của thuế đối với nền kinh tế thị trường tại Việt Nam” mà em dự định nghiên cứu sẽ là một cơ hội tốt cho em được nghiên cứu sâu hơn về thuế. Em hi vọng sau khi viết đề tài này, với sự giúp đỡ của thầy giáo viên hướng dẫn ThS. Đặng Văn Cường và các cô chú tại Chi cục thuế quận Phú Nhuận, nơi em thực tập, em sẽ bổ sung và hoàn chỉnh hơn nữa những kiến thức và hiểu biết của mình về thuế nói chung và vai trò, ảnh hưởng của thuế đối với nền kinh tế tại Việt Nam nói riêng. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát: đánh giá vai trò, tầm ảnh hưởng của thuế đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Mục tiêu chi tiết: xác định mối quan hệ giữa chính sách thuế và các yếu tố kinh tế thị trường (cụ thể là hành vi tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư).

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

KHOA TÀI CHÍNH CÔNG

ĐỀ TÀI:

THUẾ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

TẠI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: ThS ĐẶNG VĂN CƯỜNG

Sinh viên thực hiện: LÊ NỮ NGỌC HÂN

Lớp: NN004

Khóa: K36

-TP.HCM, tháng 4 năm

Trang 2

2014-LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các anh chị tại Chi cụcthuế Quận Phú Nhuận, đặc biệt là các anh chị thuộc đội Kiểm tra thuế số 3 đã tạo điềukiện cho em trong quá trình thực tập tại đơn vị Và em cũng xin cám ơn thầy Đặng VănCường đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp

Trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp khó tránh khỏinhững sai sót, rất mong các anh chị cùng thầy bỏ qua Đồng thời, do trình độ lý luận cũngnhư kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót,

em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu từ các anh chị và Thầy để kiến thức của

em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn

Sau cùng, em xin kính chúc các anh chị hiện đang công tác tại Chi cục thuế Quận PhúNhuận nói chung và các anh chị Đội kiểm tra 3 nói riêng cùng Thầy hướng dẫn thực tập-Ths Đặng Văn Cường thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh caođẹp của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, ngày tháng năm

Sinh viên thực hiện

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

TP.HCM, ngày tháng năm 2014

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

TP.HCM, ngày tháng năm

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

TP HCM, ngày tháng năm

Trang 6

Mục lục

Chương 1: Cơ sở lý thuyết 1

1.1 Tổng quan về thuế: 1

1.1.1 Khái niệm: 1

1.1.2 Phân biệt thuế với phí, lệ phí 2

1.1.3 Các đặc trưng cơ bản của thuế 4

1.1.4 Bản chất và vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường 6

1.1.5 Phân loại thuế 9

1.2 Lý thuyết về sự tác động của thuế đối với nền kinh tế 13

1.2.1 Cách nhìn của trường phái Tân cổ điển 13

1.2.2 Quan niệm của Keynes và trường phái Keynes 15

1.2.3 Quan điểm của Chủ nghĩa tự do mới 16

1.2.4 Quan điểm của một số trào lưu kinh tế khác 19

1.2.5 Đánh giá quan niệm của các trường phái kinh tế trong lịch sử về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường 21

Chương 2: Thực trạng tác động của thuế đối với nền kinh tế thị trường tại Việt Nam 24

2.1 Thuế tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước 24

2.2 Thuế đối với tiết kiệm 26

2.3 Thuế với các giao dịch chuyển nhượng vốn 26

2.4 Thuế đối với chứng khoán 27

2.4.1 Đối với tổ chức phát hành chứng khoán 27

2.4.2 Đối với doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động đầu tư chứng khoán 28

2.4.3 Đối với nhà đầu tư cá nhân 28

2.5 Tác động của chính sách thuế đối với mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế 30

2.6 Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011- 2020 32

Chương 3: Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995-2011 34

3.1 Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 34

3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu: 34

3.1.2 Phương pháp nghiên cứu: 35

3.2 Kết quả nghiên cứu: 36

Trang 7

3.2.1 Kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu: 36

3.2.2 Phân tích cân bằng dài hạn và ngắn hạn của mô hình 38

3.2.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 39

Chương 4: Một số đề xuất nhằm cải cách chính sách thuế Việt Nam hiện nay 45

4.1 Những nhược điểm trong chính sách thuế Việt Nam 45

4.2 Một số đề xuất 46

Kết luận 50

Tài liệu tham khảo 51

Trang 8

Danh mục bảng

Bảng 2.1: Thuế/GDP từ năm 2000-2011 33

Bảng 3.1: Thống kê mô tả 44

Bảng 3.2 : Kiểm định Unit root test 45

Bảng 3.3: Hồi quy mô hình có đầy đủ các biến của GDP 45

Bảng 3.4: Kiểm định tính dừng của Ut 46

Bảng 3.5 Hiệu chỉnh sai số (ECM) 48

Bảng 3.6: Kết quả Hồi qui mô hình đầy đủ biến 49

Bảng 3.7 Ma trận hệ số tương quan 50

Bảng 3.8: Kết quả hồi qui mô hình phụ bỏ biến INV 51

Bảng 3.9: Kết quả kiểm định Ramsay- Reset 52

Bảng 3.10: Kết quả Kiểm định White 53

Bảng 3.11: Kết quả Kiểm định LM 53

Trang 9

Danh mục từ viết tắt

NSNN: Ngân sách nhà nướcGTGT: Giá trị gia tăng

XNK: Xuất nhập khẩu

TNCN: Thu nhập cá nhânTNDN: Thu nhập doanh nghiệpTTCK: Thị trường chứng khoánTTĐB: Tiêu thụ đặc biệt

SXKD: Sản xuất kinh doanhTBCN: Tư bản chủ nghĩa

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới Quá trình

mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàn cầu hóa nền kinh tế đang dần chứng

tỏ là một qui luật của loài người tiến bộ Trong quá trình đó, thuế luôn được các quốc giađặc biệt chú trọng bởi tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển và ổn định lâu dài vềmọi mặt của mỗi quốc gia

Đối với Việt Nam, sau khi gia nhập WTO thì những biến đổi về chính sách thuế vànguồn thu ngân sách là điều không thể tránh khỏi Nhận thức được điều đó, nước ta đã vàđang tiến hành cuộc cải cách nhằm hoàn thiện hệ thống thuế còn nhiều thiếu sót để có thểtheo kịp và bắt nhịp với tốc độ phát triển kinh tế của các nước trong khu vực và trên thếgiới, đồng thời cũng có thể đạt được các mục tiêu về kinh tế xã hội-chính trị mà Nhà nước

đã đề ra

Là một sinh viên chuyên ngành Tài chính công, em rất mong muốn được tìm hiểu vànghiên cứu về Thuế Đề tài “Phân tích vai trò của thuế đối với nền kinh tế thị trường tạiViệt Nam” mà em dự định nghiên cứu sẽ là một cơ hội tốt cho em được nghiên cứu sâuhơn về thuế Em hi vọng sau khi viết đề tài này, với sự giúp đỡ của thầy giáo viên hướngdẫn ThS Đặng Văn Cường và các cô chú tại Chi cục thuế quận Phú Nhuận, nơi em thựctập, em sẽ bổ sung và hoàn chỉnh hơn nữa những kiến thức và hiểu biết của mình về thuếnói chung và vai trò, ảnh hưởng của thuế đối với nền kinh tế tại Việt Nam nói riêng

Mục tiêu nghiên cứu:

- Mục tiêu tổng quát: đánh giá vai trò, tầm ảnh hưởng của thuế đối với sự phát triểnnền kinh tế Việt Nam

- Mục tiêu chi tiết: xác định mối quan hệ giữa chính sách thuế và các yếu tố kinh tếthị trường (cụ thể là hành vi tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư)

Trang 11

Câu hỏi nghiên cứu:

Đề tài này được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:

(1) Với nền kinh tế ngày càng hội nhập như hiện nay, thuế có tầm ảnh hưởng như thếnào? Mức độ ảnh hưởng ra sao?

(2) Để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế đất nước, thuế cần phải được hoàn

thiện theo hướng nào?

Quy trình thực hiện

Đề tài được thực hiện theo qui trình sau:

■ Đầu tiên, khái quát các lý thuyết về thuế nhằm làm rõ thuế là gì, phân biệt thuế với phí,

lệ phí Đồng thời, thông qua các học thuyết kinh tế cận, hiện đại để thấy rằng: thuế trongtừng giai đoạn lịch sử có vai trò không giống nhau, một xã hội muốn phát triển không thểthiếu đi vai trò của thuế, thuế là công cụ để Nhà nước điều tiết thị trường theo định hướng

Trang 12

Dữ liệu cho nghiên cứu này bao gồm giai đoạn 1995-2011, số liệu lấy từ một nguồn duynhất là Tổng cục Thống kê Do đó, tính thống nhất của dữ liệu cao, kết quả nghiên cứuthực nghiệm được xem là đáng tin cậy.

■ Cuối cùng, là một số kiến nghị nhằm điều chỉnh và hoàn thiện chính sách thuế ViệtNam trong thời gian tới

Phương pháp nghiên cứu

Căn cứ vào mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, người viết bài tiến hành nghiên cứu địnhtính, sử dụng thống kê mô tả, đánh giá, phân tích sau đó tổng hợp các ý kiến, tập trunglàm rõ mục tiêu đề tài

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Luật thuế Việt Nam và thực trạng áp dụng chính sách thuế trong giai đoạn 1995-2011 Ngoài ra, để phục vụ cho bài viết được đầy đủ, hoànchỉnh hơn, người viết còn nghiên cứu các đối tượng khác là các công trình nghiên cứu đã được công nhận của các nhà kinh tế học trên thế giới về vai trò của thuế đối với nền kinh

tế thị trường, tiêu biểu là nghiên cứu của tác giả Ehigiamusoe Uyi Kizito về Mối quan hệ giữa chính sách thuế và phát triển kinh tế tại Nigeria

Trang 13

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

1.1 Tổng quan về thuế:

Chương 2: Khái niệm:

Thuế là một công cụ tài chính vô cùng quan trọng gắn liền với sự tồn tại và phát triểncủa Nhà nước mà bất cứ quốc gia nào cũng sử dụng công cụ thuế để tham gia vào việcthực thi chức năng, nhiệm vụ của mình Đánh thuế không đơn thuần để tạo ngân sáchchính phủ mà còn mang nhiều ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị và xã hội Một hệthống thuế hữu hiệu không chỉ củng cố nguồn lực tài chính công, kích thích tăng trưởngkinh tế của quốc gia mà còn góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh và hội nhập củanền kinh tế Tùy thuộc vào từng thể chế chính trị, từng giai đoạn lịch sử khác nhau đãxuất hiện rất nhiều học thuyết về thuế Những học thuyết này đã thể hiện nhiều quan điểmtương đồng cũng như những quan điểm đối kháng lẫn nhau về thuế

Thuyết thuế ước khẳng định rằng “thuế là đối giá của hàng hóa và dịch vụ công cộngchính phủ cung cấp” Thuyết tương đẵng phát biểu “thuế là một phần tài sản công dânđóng góp để yên hưởng phần còn lại Hai học thuyết này khá tương đồng và thể hiện rất

rõ quyền lợi của người nộp thuế, khẳng định hoàn toàn không có sự bắt buộc nào, thuếđược xây dựng và thực thi trên cơ sở tự nguyện

Theo thuyết trái khoản xã hội, thuế là một món nợ xã hội Khác với hai học thuyếttrên, thuyết trái khoản xã hội bắt đầu thể hiện mạnh mẽ nghĩa vụ bắt buộc của thuế Họcthuyết trái khoản xã hội thể hiện tính công bằng theo khả năng thụ thuế của người nộpthuế dựa trên cơ sở người nộp thuế có thu nhập cao hơn sẽ nộp thuế nhiều hơn

Theo E.R.A Seligman “sự đóng góp cưỡng bách của mọi người cho chính phủ đểtrang trải các chi phí vì quyền lợi chung, không căn cứ vào các lợi riêng được hưởng”.Theo Philip E Taylor “Thuế là sự đóng góp cưỡng bách của mỗi chính phủ để trang trảicác chi phí vì quyền lợi chung mà ít căn cứ vào lợi ích riêng được hưởng” Theo SimonJames và Christopher Nobes “Thuế là một khoản thu do Nhà nước thực hiện mà không có

Trang 14

sự hoàn trả nào” K Marx và F Engles cũng đưa ra quan điểm về thuế khá tương đồng,theo K Marx “Thuế là cơ sở kinh tế của Nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để Kho bạc thuđược tiền hay sản vật mà người dân đóng góp để dùng cho việc chi tiêu của Nhà nước”.Theo F Engles “Để duy trì quyền lực công cộng cần có sự đóng góp của công dân choNhà nước, đó là thuế”.

Tóm lại, đã có nhiều học thuyết đưa ra nhiều khái niệm về thuế khác nhau Tuy nhiên,cho đến nay các khái niệm đều thừa nhận: thuế là một khoản nộp của các tổ chức và cánhân cho Nhà nước theo luật định nhằm chu cấp cho các chi phí của Chính phủ, thuế gắnliền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước Về mặt lý thuyết, các công dân nhận đượcbất cứ một số các lợi ích nào từ phía Chính phủ đối với tiền thuế họ đã nộp Tuy nhiên,giá trị những lợi ích nào từ phía Chính phủ mà một cá nhân cụ thể nhận được khôngtương ứng với số tiền thuế mà họ phải nộp Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xãhội, thuế đã thay đổi và phát triển theo sự phát triển của chức năng Nhà nước Trong nềnkinh tế tự do cạnh tranh thuế chỉ đơn thuần là công cụ tạo nguồn thu cho Nhà nước, đếnnền kinh tế hiện đại thuế đã tham gia vào điều tiết nền kinh tế

Chương 3: Phân biệt thuế với phí, lệ phí

■ Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo quy định pháp luật của các cá nhân và phápnhân đối với Nhà nước không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp

■ Lệ phí là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí về việcthực hiện một số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng góp cho ngânsách Nhà nước

■ Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất thường nhưphí về xây dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những hoạt động phục vụngười nộp phí

Thuế, lệ phí và phí đều là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đều mang tính pháp lýnhưng giữa chúng có sự khác biệt như sau:

● Xét về mặt giá trị pháp lý:

Trang 15

Thuế có giá trị pháp lý cao hơn lệ phí, phí Thuế được ban hành dưới dạng văn bảnpháp luật như: Luật, Pháp lệnh do Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua.Trình tự ban hành một Luật thuế phải tuân theo một trình tự chặt chẽ.

Trong khi đó lệ phí, phí được ban hành dưới dạng Nghị định, Quyết định của Chínhphủ; Quyết định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ , cơ quan thuộc Chính phủ; Nghị quyếtcủa Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

● Xét về mục đích và mức độ ảnh hưởng đối với nền kinh tế-xã hội thì thuế có 3 tácdụng lớn:

- Tạo nguồn thu lớn cho NSNN

- Điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và định hướng phát triểnkinh tế

- Đảm bảo sự bình đẳng giữa những chủ thể kinh doanh và công bằng xã hội

Qua đó chúng ta thấy, thuế có tác động lớn đến toàn bộ quá trình phát triển kinh tế-xãhội của một quốc gia, đồng thời thuế là một bộ phận rất quan trọng cấu thành chính sáchtài chính quốc gia

Trong khi đó, lệ phí, phí không có những tác dụng nói trên, nó chỉ có tác dụng tạonguồn thu cho Ngân sách Nhà nước Hơn nữa, việc tạo nguồn này không phải dùng đápứng chi tiêu mọi mặt của Nhà nước mà trước hết dùng để bù đắp chi phí các hoạt độngcủa các cơ quan cung cấp cho xã hội một số dịch vụ công cộng như: dịch vụ công chứng,dịch vụ đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, dịch vụ hải quan…

Ngoài dấu hiệu là thuế được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước, thuếcòn được phân biệt với phí, lệ phí ở chỗ các cá nhân và pháp nhân có nghĩa vụ nộp thuếcho Nhà nước nhưng không trên cơ sở được hưởng những lợi ích vật chất tương ứngmang tính đối giá Trong khi đó hình thức phí, lệ phí và công trái nói chung mang tính tựnguyện và có tính chất đối giá Tính bắt buộc của lệ phí và phí chỉ xảy ra khi chủ thể nộpphí, lệ phí thừa hưởng trực tiếp những dịch vụ do Nhà nước cung cấp

Bên cạnh đó, thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế Tínhchất không hoàn trả trực tiếp của thuế thể hiện ở chỗ Nhà nước thu thuế từ các các cánhân và pháp nhân trong xã hội nhưng không bị ràng buộc bởi trách nhiệm phải hoàn trả

Trang 16

lại cho người nộp Người nộp thuế suy cho cùng sẽ nhận được các lợi ích vật chất từ việc

sử dụng các dịch vụ công cộng do Nhà nước sử dụng các khoản chi của Ngân sách Nhànước để thực hiện các chính sách kinh tế- xã hội chung cho cả cộng đồng Tuy nhiên, giátrị phần dịch vụ đó không nhất thiết tương đồng với khoản tiền thuế mà họ đã nộp choNhà nước Tính chất này của thuế cho phép chúng ta phân biệt thuế với phí, lệ phí và cáckhoản thu mà Nhà nước tập trung vào Ngân sách Nhà nước nhưng ràng buộc trách nhiệmhoàn trả cho đối tượng nộp dưới các hình thức như: vay nợ, tạm ứng cho ngân sách Nhànước

● Xét về tên gọi và mục đích:

Mục đích của từng loại phí rất rõ ràng, thường phù hợp với tên gọi của nó Nói mộtcách chính xác hơn, tên gọi của loại phí nào phản ánh khá đầy đủ mục đích sử dụng loạiphí đó Mỗi một Luật thuế đều có mục đích riêng Tuy nhiên, đa số các sắc thuế có tên gọikhông phản ánh đúng mục đích sử dụng, mà thường phản ánh đối tượng tính thuế

Nói chung, mục đích của việc sử dụng các loại thuế thường là tạo nguồn quỹ ngânsách Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi ngân sách Nhà nước, thực hiện chức năng quản

lý xã hội của Nhà nước

Chương 4: Các đặc trưng cơ bản của thuế.

a) Tính chất bắt buộc

Thuế thể hiện quan hệ kinh tế-chính trị giữa Nhà nước và các tổ chức, cá nhân Nhànước là thể chế chính trị có quyền lực tối cao nhất ban hành các Luật thuế được thôngqua của Quốc hội và bắt buộc các tổ chức và cá nhân phải thực hiện trách nhiệm củamình Thuế không thể trông chờ vào sự tự nguyện của người nộp thuế, bởi lẽ từ khi thuếxuất hiện với hình thức thu thuế sơ khai nhất thì loài người đã bắt đầu biết trốn thuế, khikiến thức về thuế phát triển cao hơn con người bắt đầu biết tránh thuế Cả hai hành độngnày dù có mức độ tinh vi khác nhau nhưng đều nhằm vào mục tiêu cuối cùng là tối thiểugánh nặng thuế của người nộp thuế gây thiệt hại cho số thu ngân sách Nhà nước từ thuế

và làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của toàn xã hội Để ổn định nguồn thu cho ngânsách, thuế được quy định bằng các văn bản pháp quy để tăng tính bắt buộc (cưỡng chế)

Trang 17

của thuế Người nộp thuế theo quy định phải thực hiện quy trình tuân thủ thuế để chấphành các quy định của Luật thuế Nếu không tuân thủ các quy định của Luật thuế thì tùytheo mức độ nặng hay nhẹ, người nộp thuế sẽ trở thành tội phạm và bị xử phạt thích đángvới hành vi vi phạm.

b) Thuế không hoàn trả một cách trực tiếp

Thuế thể hiện sự chuyển dịch quyền sở hữu thu nhập Thông qua thuế, thu nhập từ các

tổ chức, cá nhân được chuyển sang Nhà nước Nhà nước có toàn quyền sử dụng thu nhập

từ thuế vì lợi ích chung của toàn xã hội Số thu từ thuế được Nhà nước đưa vào cân đốichung cho các nhu cầu chi tiêu của Ngân sách Nhà nước Về mặt lý thuyết, khẩu hiệu

“Thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của công dân” không nên được hiểu theo quan điểm traođổi ngang giá Số tiền nộp thuế sẽ không tương ứng với quyền lợi mà người nộp thuếnhận được Bởi lẽ sản phẩm trao đổi là các hàng hóa, dịch vụ công chứ không phải hànghóa, dịch vụ thông thường mua bán trên thị trường theo nguyên tắc trao đổi ngang giá.Khác với hàng hóa, dịch vụ thông thường giao dịch trên thị trường, hàng hóa, dịch vụcông nhằm vào lợi ích của toàn xã hội mà chủ yếu là lợi ích của người có thu nhập thấp.Thông thường, người hưởng thụ các hàng hóa, dịch vụ công chỉ chi trả thấp hơn giá trịthực sự của hàng hóa, dịch vụ công này Để bù đắp cho sự không tương thích về giá trịtrao đổi không có sự hoàn trả trực tiếp hay không có đối giá trực tiếp này đó là tiền thuếcủa Nhà nước

Tóm lại, nộp tiền thuế cho Nhà nước là một nghĩa vụ theo luật định của người nộpthuế Người nộp thuế phải tuân thủ luật bằng cách nộp thuế và khi nộp thuế sẽ không cóquyền đòi hỏi bất cứ một sự hoàn trả trực tiếp hay thậm chí gián tiếp riêng tư nào từ phíaChính phủ vì sự hoàn trả này sẽ nhằm vào lợi ích chung của toàn xã hội chứ không vì lợiích riêng tư nào cho dù đó là những người nộp thuế nhiều nhất Tuy nhiên, trong xã hộidân chủ việc sử dụng tiền thuế của Nhà nước phải chịu sự giám sát của người dân và các

tổ chức chính trị Mặc dù không hoàn trả một cách trực tiếp nhưng chi tiêu của Nhà nước,đặc biệt là các khoản chi phúc lợi xã hội sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinhthần của người dân được tài trợ bằng tiền thuế Như vậy, một cách gián tiếp, nhà nướchoàn trả cho người dân qua chi tiêu từ thuế

Trang 18

c) Thuế dùng vào chi tiêu công.

Tổng số thu từ thuế được đưa vào Ngân sách Nhà nước và cân đối chung nhằm đápứng nhu cầu chi tiêu trên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội Suy cho cùng, chi tiêu từ thuế củaNhà nước đều phục vụ cho lợi ích của cộng đồng xã hội Ngay cả chi tiêu cho bộ máyquản lý Nhà nước (chi quản lý hành chánh) không đơn thuần chỉ nhằm duy trì hoạt độngcủa các cơ quan Nhà nước Bởi lẽ, các cơ quan Nhà nước cũng cung cấp nhiều dịch vụhành chính phục vụ cho nhu cầu của người dân nói chung

Chương 5: Bản chất và vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường.

a) Bản chất của thuế

Thu thuế thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và các tổ chức, cá nhân Xét về bản chất

là quan hệ tái phân phối thu nhập Thu nhập từ các tổ chức và cá nhân, chuyển thành thunhập của Nhà nước, góp phần tạo lập quỹ Ngân sách Nhà nước

Có thể khái quát bản chất của thuế như sau: thuế thể hiện quan hệ kinh tế giữa Nhànước và các tổ chức, cá nhân trong xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước-bằng quyềnlực của mình-tham gia tái phân phối tổng sản phẩm quốc nội nhằm tạo lập quỹ ngân sáchNhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước

Cơ sở chính trị-xã hội dẫn đến sự ra đời của thuế là quyền lực Nhà nước Cơ sở kinh

tế, mang ý nghĩa quyết định đến số thu thuế chính là sự tăng trưởng của nền kinh tế Điềunày yêu cầu Nhà nước phải xây dựng chính sách thuế trong mối quan hệ với sự tăngtrưởng của nền kinh tế

b) Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường

Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của hệ thống thuế trong nhữngđiều kiện kinh tế-xã hội nhất định Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự thay đổiphương thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, thuế đóng vai trò hết sứcquan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội Vai trò của thuế được thể hiện ở cáckhía cạnh sau đây:

■ Huy động một phần của cải vật chất trong xã hội vào Ngân sách Nhà nước

Trang 19

Nhà nước ban hành pháp luật thuế và ấn định các loại thuế áp dụng đối với các phápnhân và thể nhân trong xã hội Việc các chủ thể nộp thuế-thực hiện nghĩa vụ nộp thuếtheo quy định của pháp luật đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong

cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nước

Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ của nềnkinh tế quốc dân Trong điều kiện nề kinh tế thị trường, xuất phát từ phạm vi hoạt động

mà đòi hỏi Nhà nước phải ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật thuế để tập trungnguồn tài chính vào ngân sách Nhà nước từ đó mới đáp ứng được nhu cầu chi ngày càngtăng

Thuế là công cụ quan trọng nhất để phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhậpquốc dân theo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Hiện nay nguồn thu nướcngoài đã giảm nhiều, kinh tế đối ngoại chuyển thành có vay có trả Trước tiên thuế là mộtcông cụ quan trọng để góp phần ổn định trật tự xã hội, chuẩn bị điều kiện và tiền đề choviệc phát triển lâu dài

Với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, hệ thống pháp luật thuế mới được áp dụng thốngnhất giữa các thành phần kinh tế Thuế đã điều chỉnh được hầu hết các hoạt động sảnxuất, kinh doanh, các nguồn thu nhập, mọi tiêu dùng xã hội Đây là nguồn thu chính củangân sách Nhà nước

■ Góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế-xã hội

Điều 26 Hiến pháp 1992 ghi nhận: Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dânbằng pháp luật, kế hoạch, chính sách Là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam,pháp luật thuế đóng vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước Thông qua việc banhành và thực hiện pháp luật thuế, Nhà nước thể chế hóa và thực hiện chính sách điều tiếtđối với nền kinh tế, điều tiết thu nhập và tiêu dùng xã hội

Điều tiết đối với nền kinh tế là yêu cầu khách quan, thường xuyên của Nhà nước trongđiều kiện nền kinh tế thị trường Thông qua các quy định của luật thuế về cơ cấu các loạithuế, phạm vi đối tượng nộp thuế, thuế suất, miễn giảm thuế…Nhà nước chủ động pháthuy vai trò điều tiết đối với nền kinh tế Dựa vào thuế, Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạnchế việc đầu tư, tiêu dùng

Trang 20

Thông qua các quy định của pháp luật thuế, Nhà nước chủ động can thiệp đến cầu của nền kinh tế Sự tác động của Nhà nước để điều chỉnh cung cầu của nền kinh tếmột cách hợp lý sẽ có tác động lớn đến sự ổn định và tăng trưởng kinh tế Bằng các quyđịnh của luật thuế, Nhà nước tác động tích cực đến cung-cầu của nền kinh tế trong tất cảcác giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

cung-Điều tiết tiêu dùng là hoạt động quan trọng của Nhà nước đối với nền kinh tế thịtrường Thông qua các quy định của luật thuế, Nhà nước tác động đến các quan hệ tiêudùng của xã hội Nhằm hạn chế việc tiêu dùng đối với một số hàng hóa, dịch vụ, Nhànước tăng thuế suất giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu…đối với việc sản xuất kinhdoanh, tiêu dùng các loại hàng hóa đó

Để thực hiện chính sách bảo hộ, khuyến khích sản xuất trong nước và khuyến khíchxuất khẩu, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có các qui định khuyến khích hoặc hạn chếviệc xuất, nhập khẩu đối với một số hàng hóa Sự khuyến khích hoặc hạn chế này thể hiệntập trung ở biểu thuế áp dụng có tính chất phân biệt đối với các loại hàng hóa xuất nhậpkhẩu

Trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, tất yếudẫn đến tình trạng suy thoái về tài chính ở một số doanh nghiệp Đối với những ngànhnghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cần khuyến khích, ngoài các quy định chung, luậtthuế còn có các quy định ưu đãi, miễn, giảm thuế nhằm khắc phục sự suy thoái về tàichính, tạo sự ổn định và phát triển cho các doanh nghiệp

Thuế góp phần khuyến khích khai thác nguyên liệu, vật tư trong nước để đáp ứng nhucầu tiêu dùng và xuất khẩu Thông qua luật thuế, Nhà nước có tác động tích cực trongviệc thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở tận dụng và sử dụng hợp lý và có hiệu quả cácnguồn lực của đất nước trong việc điều chỉnh cung-cầu và cơ cấu kinh tế

■ Thuế góp phần đảm bảo sự công bằng xã hội

○ Công bằng theo chiều ngang: là khi một loại thuế được soạn thảo dành cho những cánhân có cùng khả năng nộp thuế như nhau (được đo lường theo căn cứ tính thuế) nợ cùngmột khoản thuế như nhau

Trang 21

Công bằng theo chiều ngang của thuế thu nhập được làm nổi bật bằng cách tính toántinh tế thu nhập chịu thuế để gộp các biến số đáng kể tác động đến hoàn cảnh kinh tế củamột cá nhân Nhưng căn cứ tính thuế tinh tế có giá của nó: mỗi sự tinh tế sẽ thêm vào cáctrang mới quy định trong luật thuế Việc này có thể cải thiện tính công bằng theo chiềungang của thuế nhưng lại làm cho luật thuế trở nên vô cùng phức tạp.

○ Công bằng theo chiều dọc: một hệ thống thuế công bằng theo chiều dọc nếu những

cá nhân với một khả năng nộp thuế cao hơn sẽ nộp thuế nhiều hơn những cá nhân cá khảnăng nộp thuế thấp hơn Trong khi công bằng theo chiều ngang cho phép đo lường cóchừng mực mà không thiên vị của căn cứ tính thuế, công bằng theo chiều dọc thì liênquan đến cấu trúc mức công bằng mà qua đó tính thuế Trong thực tế để áp dụng nguyêntắc này cần xác định rõ hai vấn đề: tiêu thức xác định khả năng nộp thuế của từng người

và mức độ nộp thuế cao hơn nhiều bao nhiêu

Công bằng trong hệ thống thuế phụ thuộc rất nhiều vào việc nhận định các vấn đề kinh

tế xã hội của Nhà nước, nền tảng đạo đức và truyền thống của mỗi dân tộc Công bằng chỉmang tính chất tương đối Có thể các hiện tượng công bằng ngày hôm nay rồi cũng trởnên bất công trong tương lai và xã hội sẽ thiết lập một trật tự công bằng mới ở mức độnhận thức cao hơn, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội quốc gia

Chương 6: Phân loại thuế.

Theo đối tượng

của thuế

Trang 22

b) Theo phương thức huy động của thuế: bao gồm thuế trực thu và thuế gián thu.

Là các loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu

nhập hoặc tài sản của người nộp thuế

Là loại thuế đánh vào hàng hóa và dịch

vụ, được xem như một khoản giá trị cộngthêm vào giá bán của hàng hóa, dịch vụ

mà người tiêu dùng phải chi trả

Người nộp thuế cũng chính là người chịu

thuế, vì vậy thuế trực thu tạo cảm giác rõ

ràng và thường gặp phải phản ứng của

người nộp thuế

Người chịu thuế (người tiêu dùng) vàngười nộp thuế (người bán) là hai ngườihoàn toàn khác nhau, do đó thuế gián thu

ít gây phản ứng đối với người nộp thuế vàngười chịu thuế hơn so với thuế trực thu

Có tính đến khả năng của người nộp thuế,

người có thu nhập cao hơn phải nộp thuế

nhiều hơn, còn người có thu nhập thấp thì

nộp thuế ít hơn

Mang tính chất bình quân, không tính đếnkhả năng thu nhập của người chịu thuế.Người có thu nhập cao hay thấp đều chịuthuế như nhau nếu cùng mua một loạihàng hóa, dịch vụ

Lệ thuộc vào thu nhập của xã hội, do đó là

loại thuế phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ

phát triển kinh tế, mức độ tăng thu nhập của

xã hội nên thiếu ổn định

Phát sinh khi hoạt động tiêu dùng diễn ra.Mặc khác, đối với loài người thì ngaytrong hoàn cảnh kinh tế bị suy thoái, hoạtđộng tiêu dùng vẫn tiếp diễn Do đó, thuếgián thu ổn định hơn thuế trực thu

Có khuynh hướng là thuế lũy tiến và mang

ý nghĩa công bằng theo chiều dọc

Có khuynh hướng lũy thoái

c) Theo tính chất của thuế

Trang 23

Phụ thuộc vào mức độ động viên của thuế so với thu nhập phân loại thành: thuế lũy tiến,thuế theo tỷ lệ cố định và thuế lũy thoái.

- Thuế lũy tiến thiên về khía cạnh điều tiết công bằng thu nhập, chú trọng đến nhânthân, hoàn cảnh của đối tượng chịu thuế

- Thuế theo tỷ lệ cố định áp dụng một tỷ lệ phần trăm duy nhất đối với toàn bộ căn

cứ tính thuế, thường được áp dụng cho các loại thuế gián thu

- Thuế lũy thoái nhằm tập trung số thuế cho ngân sách nhà nước, do đó chưa thật sựcông bằng trong điều tiết thu nhập của đối tượng chịu thuế

d) Các yếu tố cấu thành luật thuế

○ Tên gọi của luật thuế:

Thông thường, tên gọi một loại thuế nên ngắn gọn và nêu lên được đối tượng, phạm vicủa loại thuế đó vì đây là hai vấn đề mà người nộp thuế quan tâm trước hết

○ Người nộp thuế:

Là các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải nộp thuế theo luật định Tùy thuộc vàotính chất trực thu hay gián thu của thuế, người nộp thuế có thể là người chịu thuế hay chỉ

là người nộp thay khoản thuế

Về mặt kỹ thuật, thay vì liệt kê người nộp thuế, luật thuế chú trọng hơn đến việc giảithích các trường hợp không nộp thuế

○ Căn cứ tính thuế:

Đây là yếu tố phục vụ cho phương pháp tính thuế, mang ý nghĩa là phương tiện để tínhtoán số thuế Mỗi loại thuế có căn cứ tính thuế khác nhau Tuy nhiên, luật thuế thường sửdụng các luật thuế như: số lượng hàng hóa, dịch vụ; đơn giá tính; đơn vị tính; thu nhậpchịu thuế…khi soạn thảo một luật thuế Chính phủ cần phải xác định căn cứ tính thuế đểnhững người nộp thuế không thể dễ dàng né tránh hoặc che giấu

○ Thuế suất:

Là mức thu hay suất thu thuế, được ấn định trên căn cứ thu thuế Thuế suất cũng giốngnhư căn cứ tính thuế là một trong hai biến số trong hàm số xác định số thu thuế vào ngânsách Nhà nước T = B x r Có nhiều hình thức thuế suất được sử dụng, mỗi hình thức đều

Trang 24

có những ưu nhược điểm nhất định, rất khó để có thể chọn ra một hình thức tối ưu để ápdụng chung cho cả hệ thống.

Thuế suất tuyệtđối

được quy địnhbằng con sốtuyệt đối, đơn vịtính bằng tiền

Tính bằng tỷ

lệ % trên căn

cứ tính thuế,

tỷ lệ này cốđịnh, khôngphụ thuộc vàocăn cứ tínhthuế

Tính bằng tỷ lệ %

và tăng dần theo

sự gia tăng củacăn cứ tính thuế,biểu thuế sẽ cónhiều bậc

Quy địnhtheo tỷ lệ %

và giảm dầnkhi căn cứtính thuếtăng lên

Ưu điểm ổn định trong

thời gian dài,đơn giản, dễhiểu và dễ tínhtoán

Đơn giản, dễhiểu và dễtính toán

Điều tiết côngbằng thu nhậptrên cả hai khíacạnh: công bằng

về số thuế và côngbằng về thu nhậpcòn lại sau thuế

Nhược điểm Dễ bị lạc hậu;

chưa tạo nêncông bằng thật

sự trong điềutiết thu nhập

Thu nhập củangười chịuthuế chưa thật

sự được điềutiết công bằng

Phức tạp, thườnggây ngộ nhận làthuế cao do thuếsuất trên biểu thuếkhông là thuế suấtthực

Không côngbằng trongđiều tiết thunhập

○ Miễn, giảm thuế:

Số thuế được miễn hoặc giảm, thực chất là số thuế phải nộp, nhưng được để lại chongười nộp thuế Yếu tố miễn giảm cho phép nhà nước sử dụng công cụ thuế một cách linh

Trang 25

hoạt hơn, ngoài ra còn “mềm hóa” yếu tố thuế suất, giúp chính sách thuế có thể tiếp cậnđến các trường hợp cụ thể.

Trên thực tế, có những yếu tố hay hoàn cảnh khách quan hoặc chủ quan, gây tác độngbất lợi cho người nộp thuế Có thể dẫn đến sự thiệt hại về tài sản, sút giảm thu nhập; trongkhi thuế suất thường áp dụng chung không tính đến từng trường hợp cụ thể và thường ổnđịnh trong một thời gian dài Khi đó, chính yếu tố miễn giảm sẽ hỗ trợ để tạo sự côngbằng trong điều tiết thu nhập giữa các tổ chức và cá nhân Mục đích miễn giảm trongtrường hợp này còn mang ý nghĩa hỗ trợ cho người nộp thuế khi gặp khó khăn trong đờisống

Trên góc độ kinh tế, chính sách thuế còn được Nhà nước sử dụng như công cụ nhằmđiều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế Các qui định miễn giảm thuế có tác dụng khuyến khíchđầu tư mới hay theo chiều sâu; khuyến khích đầu tư vào những ngành nghề hoặc vùnglãnh thổ; từ đó góp phần cơ cấu lại nền kinh tế

Tuy nhiên, miễn giảm thuế cũng có tác động tiêu cực: làm phức tạp luật thuế; tăngquyền lực cho cơ quan thuế, do đó bị lợi dụng nhằm mục đích trục lợi không hợp pháp;làm giảm tính chặt chẽ của luật thuế

6.1 Lý thuyết về sự tác động của thuế đối với nền kinh tế.

Thuế là công cụ để Nhà nước tác động vào nền kinh tế thị trường, do đó suy cho cùngthì tác động của thuế đối với nền kinh tế cũng chính là tác động mà Nhà nước gây ranhằm định hướng cho nền kinh tế thị trường theo đúng hướng đã vạch Sau đây, chúng ta

sẽ cùng nghiên cứu về vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường thông qua một

số học thuyết kinh tế cận, hiện đại

Chương 7: Cách nhìn của trường phái Tân cổ điển

Cũng giống như các nhà kinh tế Cổ điển, trường phái Tân cổ điển không xem xét vaitrò của nhà nước một cách biệt lập mà đặt nó trong một hệ thống lý thuyết chung Họ đưa

ra một quan niệm tổng quát về nền kinh tế thị trường để từ đó đánh giá vai trò của nhànước, phân biệt rõ chỗ nào để thị trường hoạt động, chỗ nào cần nhà nước can thiệp

Trang 26

Theo phái Tân cổ điển, nền kinh tế thị trường là một hệ thống mang tính ổn định, mà

sự ổn định bên trong là thuộc tính vốn có chứ không phải là kết quả sự sắp đặt của nhànước Khả năng đó được quyết định bởi một cơ chế đặc biệt - “cơ chế cạnh tranh tự do.”Cạnh tranh tự do thường xuyên bảo đảm sự cân bằng chung của nền kinh tế Chính cơchế này cho phép phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý, tận dụng triệt để mọi nguồnlực và dẫn đến quan hệ phân phối mang tính công bằng giữa các bộ phận xã hội Côngbằng ở đây theo nghĩa, những bộ phận nào có khả năng thích ứng tốt nhất với những diễnbiến và những nhu cầu thị trường thì sẽ có thu nhập và thu nhập chính đáng Nếu nhưtrên thực tế xảy ra những hiện tượng không bình thường thì phải tìm nguyên nhân củanhững hiện tượng đó từ chính sách can thiệp của nhà nước

Theo quan niệm phổ biến của phái Tân cổ điển, để lựa chọn được cách can thiệp hợp

lý, nhà nước phải hiểu được cấu trúc của nền kinh tế thị trường, cơ chế vận hành của nó

và tôn trọng những quy luật khách quan liên quan đến cung - cầu Muốn xác định chínhxác ngưỡng can thiệp thì phải hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới cung - cầu và nhữngđiều kiện cho sự cân bằng cung và cầu Cũng theo các nhà kinh tế Tân cổ điển, cạnhtranh tự do không bao giờ nảy sinh một cách tự nhiên, nó chỉ xuất hiện và phát huy tácdụng khi được đảm bảo bởi nguyên tắc số một: sở hữu tư nhân Đây là cơ sở để nền kinh

tế thị trường thích ứng với mọi sự thay đổi của giá cả Chính chế độ sở hữu tư nhân lànhân tố cơ bản làm cho nền kinh tế thị trường luôn khôi phục được sự cân bằng chung

Do vậy, khi nhà nước thu hẹp không gian kinh tế của khu vực tư nhân chắc chắn dẫn tới

sự bất ổn Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, quyền tự do kinh doanh của các nhà sảnxuất và quyền tự do lựa chọn của người tiêu dùng là những lực lượng chế ngự, chi phối;chế độ tư hữu là cơ sở bảo đảm cho sự hòa hợp tự nhiên, do vậy không cần sự điều chỉnhnào của chính phủ hay các cơ quan điều tiết khác

Với những quan niệm trên đây, trường phái Tân cổ điển khuyến nghị nhà nước nêndừng ở những chức năng chính là: 1- Duy trì ổn định chính trị; 2- Tạo môi trường phápluật ổn định và chính sách thuế khóa hợp lý, khuyến khích người tiêu dùng; 3- Sử dụnghợp lý ngân sách quốc gia, hướng chi tiêu ngân sách cho mục tiêu phát triển kinh tế nhưđào tạo nhân lực, nghiên cứu cơ bản để đổi mới công nghệ, hỗ trợ cho những ngành sản

Trang 27

xuất có triển vọng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới Ngoài những chức năng cơbản đó, nhà nước không nên can thiệp gì thêm, hãy để cho giới kinh doanh và người tiêudùng quyết định những vấn đề còn lại.

Chương 8: Quan niệm của Keynes và trường phái Keynes

So sánh cách nhìn của Keynes và cách nhìn của Tân cổ điển, có thể thấy sự khác nhaucăn bản trong quan niệm về vai trò của nhà nước Nếu Tân cổ điển cho rằng nhà nướckhông nên điều tiết trực tiếp mà chỉ dừng lại ở chức năng tạo môi trường thì Keyneskhẳng định, muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp và suy thoái, nhà nước phải trựctiếp điều tiết kinh tế Cách thức điều tiết là thông qua những chương trình công cộng vàdùng những chương trình này để can thiệp tích cực với hướng kích thích và duy trì tốc độgia tăng ổn định của tổng cầu, vai trò của thuế cũng tác động đáng kể

Keynes đưa ra cách lập luận mới về đầu tư khác hẳn với trường phái Tân cổ điển.Theo các nhà kinh tế Tân cổ điển, mức đầu tư gắn chặt với lãi suất và nếu lãi suất thấp,quan hệ vay vốn được khuyến khích dẫn đến sự gia tăng quy mô đầu tư Khi nền kinh tếbắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái, lãi suất sẽ giảm và do đó dẫn đến mức đầu tư tănglên Trường phái Tân cổ điển cho rằng đây là quy luật tự điều tiết và chính quy luật đógiúp tạo khả năng ngăn chặn suy thoái Ngược lại, theo Keynes, ở thời điểm suy thoái,ngay cả những nhà đầu tư mạo hiểm nhất cũng không dám đầu tư kể cả khi lãi suất thấp vì

họ cho rằng bỏ vốn vào kinh doanh trong bối cảnh như vậy chắc chắn sẽ thua lỗ Như vậykhông có một cơ chế tự hành nào có thể thúc đẩy nền kinh tế tư bản đến khả năng sử dụnghết nguồn nhân lực và làm cho hoạt động đầu tư tăng lên một cách đều đặn Do vậy, để ổnđịnh nền kinh tế và thích ứng với biến động suy thoái thì giải pháp tất yếu và cần thiết là

sự can thiệp của chính phủ

Chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế thông qua công cụ chính sách tài khóa, baogồm thuế và chi tiêu ngân sách Keynes nhấn mạnh vấn đề chi ngân sách và cho rằngchính phủ nên cung ứng những kích thích ban đầu bằng những chương trình kinh tế côngcộng Những chương trình kinh tế công cộng đó, một mặt tạo ra việc làm, mặt khác dẫnđến tăng cầu về tư liệu sản xuất Nó còn có thể dẫn đến sự xuất hiện của những hình thức

Trang 28

hoạt động dịch vụ thu hút khối lượng lao động lớn, làm tăng hơn nữa số lượng việc làm.Nhu cầu tiêu dùng của cá nhân có khả năng thanh toán tăng tạo lực đẩy kích thích khuvực kinh tế tư nhân phát triển, khôi phục niềm tin kinh doanh Cách thức can thiệp củachính phủ như vậy sẽ dẫn đến hiệu ứng số nhân cho nền kinh tế.

Để tác động đến tiêu dùng của dân cư, Keynes cho rằng sự điều tiết của chính phủcũng rất quan trọng Muốn kích thích nhu cầu tiêu dùng trước hết phải điều chỉnh chínhsách thuế theo hướng giảm thuế thu nhập, kết hợp với các biện pháp kích thích đầu tư.Khi thuế giảm, thu nhập sẽ tăng nên tiêu dùng và tiết kiệm cũng tăng Nếu đầu tư cùngtăng với tiết kiệm, kết quả tổng hợp lại là gia tăng mức tổng cầu, làm thu nhập quốc dântăng

Từ cách lập luận của Keynes có thể nhận định rằng, nền kinh tế thị trường không cókhả năng tự điều tiết tuyệt đối và vô hạn Do vậy, để thúc đẩy sự tăng trưởng đều đặn, nhànước phải trực tiếp can thiệp và điều tiết Keynes đề xuất phải tổ chức lại nền kinh tế thịtrường tư bản chủ nghĩa theo một nguyên tắc gọi là: “Chủ nghĩa tư bản có điều chỉnh”.Dựa trên cơ sở lý thuyết của Keynes, các nhà kinh tế học tiếp tục xây dựng thànhtrường phái Keynes Trường phái này phát triển các lý thuyết Keynes trong điều kiện mớitrên cơ sở thừa nhận các nguyên nhân của khủng hoảng, thất nghiệp, tác động của tiêudùng, đầu tư tư nhân đến tổng cầu và tiếp tục ủng hộ sự can thiệp của nhà nước vào kinh

tế thông qua chính sách thuế khóa

Chương 9: Quan điểm của Chủ nghĩa tự do mới.

Chủ nghĩa tự do mới là một trong những trào lưu tư tưởng kinh tế lớn xuất hiện từnhững năm 1930 và phát triển cho tới nay Lý luận kinh tế của chủ nghĩa tự do mới mộtmặt kế thừa quan điểm truyền thống của phái Cổ điển, đề cao tư tưởng tự do kinh tế, nhấnmạnh bản năng tự điều tiết của các quan hệ thị trường như một thuộc tính tự nhiên Mặtkhác, trường phái này lại muốn xây dựng một hệ thống lý thuyết mới nhằm điều tiết nềnkinh tế thị trường hiện đại một cách có hiệu quả hơn trên cơ sở khai thác những luận điểmcủa các phái phi cổ điển Theo Chủ nghĩa tự do mới, nền kinh tế thị trường hiện đại cókhả năng tự điều tiết cao, do vậy sự can thiệp của chính phủ vào tiến trình hoạt động của

Trang 29

thị trường là cần thiết nhưng cũng chỉ nên giới hạn theo phương châm “thị trường nhiềuhơn, nhà nước can thiệp ít hơn.” Như vậy, trong quan điểm Chủ nghĩa tự do mới sự tácđộng của thuế đến nền kinh tế thị trường sẽ được giới hạn

Trào lưu Tự do mới xuất hiện ở nhiều nước tư bản với các tên gọi khác nhau, trong đóđiển hình là các khuynh hướng ở Mỹ và ở Đức Lý thuyết tự do kinh tế ở Mỹ biểu hiệnthành nhiều trào lưu cụ thể với những tên gọi khác nhau Trong đó nổi bật là phái Trọngtiền, phái Trọng cung, và phái Kinh tế vĩ mô mong đợi hợp lý

Phái Trọng tiền (còn gọi là phái Chicago) đứng đầu là Milton Friedman đã cổ vũ nhiệttình cho một nền kinh tế thị trường tự do không có sự can thiệp của chính phủ Theo pháiTrọng tiền, sự can thiệp của nhà nước thường phá vỡ những cân bằng tự nhiên của thịtrường - do vậy có hại cho nền kinh tế Milton Friedman chủ trương để cho nền kinh tếthị trường tự do điều tiết, nhà nước can thiệp chỉ làm xấu thêm tình hình của thị trường, vìnếu thị trường có khuyết tật thì bản thân nhà nước cũng có khuyết tật của nó Một số đạibiểu khác thì khẳng định trong nền kinh tế thị trường hiện đại, không thể bác bỏ nhànước, nhưng họ đòi hỏi nhà nước phải điều tiết, điều chỉnh nền kinh tế theo những qui tắc

có tính chuẩn mực đồng thời kiên quyết phản đối cách điều tiết theo kiểu tuỳ hứng củacác chủ thể quản lý Họ cho rằng, đó là một khuynh hướng khó tránh khỏi, vì theo kinhnghiệm, khi ban hành các quyết định quản lý, chính phủ thường thiên về lợi ích của bảnthân mình hơn là lợi ích của dân chúng Chính vì vậy cần xác lập một hệ thống nguyên tắccủa chính sách và những nguyên tắc này phải mang tính khách quan, độc lập với ý muốnchủ quan tuỳ tiện của chính phủ Trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách cơbản và quan trọng nhất chính là chính sách tiền tệ

Phái Trọng cung thì cho rằng, nguyên nhân làm nền kinh tế Mỹ suy yếu cả ở trongnước và cả trên thị trường quốc tế những năm 1970 nằm ngay trong chính sách kinh tếcủa nhà nước Mỹ M Feldstein khẳng định “…việc nhà nước sử dụng sai chính sách tiền

tệ - tín dụng đã làm toàn bộ nền sản xuất bất ổn định và nạn lạm phát phát triển nhanhchóng.” Các nhà Trọng cung phủ nhận tính hiệu quả của chính sách tài khoá và hiệu lựckhuyếch đại vào sản lượng của “lý thuyết số nhân” của J.M Keynes Họ đề cao một chínhsách kinh tế giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của nhà nước bằng cách kết hợp giữa giảm

Trang 30

thuế và bãi bỏ các qui định hạn chế gây cản trở cho sức cung Hơn nữa, họ còn cho rằngnhà nước cần phải từ bỏ chính sách phân phối lại, vì “nhà nước càng ra tay can thiệp đểchữa trị bệnh nghèo túng thì số người nghèo túng càng tăng lên.”

Phái Kinh tế vĩ mô mong đợi hợp lý cũng cho rằng, đa số chính sách của nhà nước ít

có tính hiệu quả, hoặc chỉ đạt hiệu quả ở mức rất thấp Xuất phát từ giả định trong nềnkinh tế thị trường hiện đại, ứng xử kinh tế của mọi người đều dựa trên những dự liệu hợp

lý, dân chúng có thể hiểu biết về tình trạng của nền kinh tế không kém gì nhà nước và cácnhà kinh tế học chuyên nghiệp Cùng với kinh nghiệm của mình, dân chúng có thể dự liệumột cách hợp lý những tình huống kinh tế có thể xảy ra trong tương lai gần, và từ đó sẽđiều chỉnh hoạt động kinh tế Vì vậy, chính sách kinh tế của nhà nước chỉ có hiệu quảnhất định đối với mức sản lượng và việc làm khi sự điều chỉnh này gây ra sự bất ngờ đốivới dân chúng, khiến cho dân chúng hiểu sai tình hình kinh tế Tuy nhiên, hiệu quả củacác chính sách điều tiết của chính phủ cũng chỉ là nhất thời vì trong điều kiện thiết chế tự

do dân chủ được xác lập vững chắc, dân chúng hoàn toàn có thể chủ động trong việc tựđiều chỉnh cách ứng xử, và cách gây bất ngờ của chính phủ ở những lần ra chính sáchkhác sẽ không có hiệu quả

Tựu chung lại, các phái của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ về cơ bản đều cho rằng, chínhsách can thiệp kinh tế của nhà nước có hại nhiều hơn có lợi và nên giảm thiểu sự can thiệpcủa nhà nước vào kinh tế

Cũng là một khuynh hướng của chủ nghĩa tự do mới, ở Đức, khuynh hướng này có tên

là Chủ nghĩa thị trường xã hội Cách nhìn nhận của phái Kinh tế thị trường xã hội về vaitrò của nhà nước trong nền kinh tế có sự khác biệt so với các phái tự do mới của Mỹ.Trong nền kinh tế thị trường xã hội, các quá trình kinh tế - xã hội vận hành trên nguyêntắc cạnh tranh có hiệu quả và phát huy cao độ tính chủ động và sáng kiến của các cá nhân,

do đó chính phủ chỉ can thiệp vào nơi nào cạnh tranh không có hiệu quả, ở nơi cần phảibảo vệ và thúc đẩy cạnh tranh có hiệu quả Nền kinh tế thị trường xã hội đòi hỏi nhà nướcphải mạnh Song chỉ can thiệp với mức độ và tốc độ cần thiết và phải dựa trên hai nguyêntắc hỗ trợ và tương hợp Nếu nguyên tắc hỗ trợ liên quan tới câu hỏi liệu nhà nước có nêncan thiệp hay không, thì nguyên tắc tương hợp lại đề cập tới việc sự can thiệp đó nên

Trang 31

được thực hiện như thế nào Nguyên tắc hỗ trợ xác định chức năng của nhà nước phảikhơi dậy và bảo vệ các nhân tố của thị trường, ổn định hệ thống tài chính - tiền tệ, duy trìchế độ sở hữu tư nhân và giữ gìn trật tự an ninh và công bằng xã hội Nguyên tắc tươnghợp làm cơ sở để nhà nước hoạch định các chính sách kinh tế phù hợp với sự vận độngcủa các qui luật trong nền kinh tế thị trường đồng thời phải đảm bảo được các mục tiêukinh tế - xã hội của mình, trong đó bao gồm các chính sách: toàn dụng nhân lực, tăngtrưởng, chống chu kỳ, thương mại và chính sách đối với các ngành và các vùng lãnh thổ.Như vậy, trong nền kinh tế thị trường xã hội, nhà nước phải đề ra những chính sáchkinh tế tích cực Nhà nước có thể can thiệp tự do - thông qua các chính sách tín dụng, tiền

tệ, thuế nhưng không được can thiệp vào hoạt động kinh tế của bản thân các xí nghiệp,ngay cả những xí nghiệp nằm trong các tập đoàn, các tổ chức có tính chất độc quyền.Mặt khác, nhà nước phải làm cho nền kinh tế thị trường càng ngày càng mang tính xãhội, làm dịu các mâu thuẫn xã hội thông qua phân phối lại thu nhập quốc dân Theohướng đó, hệ thống thuế của nhà nước là vô cùng quan trọng

Chương 10: Quan điểm của một số trào lưu kinh tế khác.

Ngoài các trường phái cơ bản đã phân tích ở trên, còn nhiều trào lưu kinh tế hiện đạicũng thể hiện quan điểm của mình về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường

Có thể kể đến Chủ nghĩa thể chế, trào lưu chính sau Keynes, kinh tế học Phái tả, Kinh tếchính trị cấp tiến

Chủ nghĩa thể chế hình thành và phát triển phổ biến ở Mỹ giữa thế kỷ XX với bakhuynh hướng cơ bản: khuynh hướng tâm lý học - xã hội, khuynh hướng luật pháp - xãhội và khuynh hướng thống kê Đây là trào lưu cho rằng động lực của sự phát triển xã hội

là các thể chế Thể chế là các thiết chế như gia đình, nhà nước, tổ chức độc quyền, nghiệpđoàn hoặc có thể là thói quen, tập tục, truyền thống, luân lý, luật pháp Trong lý luậnkinh tế của mình, những người theo Chủ nghĩa thể chế phê phán tư tưởng tự do và cáchtiếp cận nền kinh tế theo kiểu vi mô của Tân cổ điển, ủng hộ sự can thiệp của nhà nướctrong quản lý nền sản xuất Chẳng hạn, Wesley Mitchell quan niệm rằng, sự tiến hóa củacác thể chế, đặc biệt là thể chế nhà nước là động lực phát triển của xã hội hiện đại, sự can

Ngày đăng: 26/06/2014, 20:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tỷ lệ Tổng thu từ thuế so với GDP của Việt Nam qua các năm từ 2000-2011 - Luận văn Phân tích vai trò của thuế đối với nền kinh tế thị trường tại việt nam
Bảng 2.1 Tỷ lệ Tổng thu từ thuế so với GDP của Việt Nam qua các năm từ 2000-2011 (Trang 34)
Bảng 3.1: Thống kê mô tả các biến - Luận văn Phân tích vai trò của thuế đối với nền kinh tế thị trường tại việt nam
Bảng 3.1 Thống kê mô tả các biến (Trang 44)
Bảng 3.3: Kiểm định nghiệm đơn vị Unit root test đối với chuỗi GDP. - Luận văn Phân tích vai trò của thuế đối với nền kinh tế thị trường tại việt nam
Bảng 3.3 Kiểm định nghiệm đơn vị Unit root test đối với chuỗi GDP (Trang 46)
Bảng 3.4. Kết quả Kiểm định tính dừng của U t - Luận văn Phân tích vai trò của thuế đối với nền kinh tế thị trường tại việt nam
Bảng 3.4. Kết quả Kiểm định tính dừng của U t (Trang 47)
Bảng 3.5. Kết quả Hiệu chỉnh sai số (ECM). - Luận văn Phân tích vai trò của thuế đối với nền kinh tế thị trường tại việt nam
Bảng 3.5. Kết quả Hiệu chỉnh sai số (ECM) (Trang 49)
Bảng 3.7: Kết quả Hồi qui mô hình phụ khi mô hình bỏ biến INV - Luận văn Phân tích vai trò của thuế đối với nền kinh tế thị trường tại việt nam
Bảng 3.7 Kết quả Hồi qui mô hình phụ khi mô hình bỏ biến INV (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w