Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lí lớp 9 cũng như rèn luyện, phát triển năng lực vận dụng kiến thức Vật lí đã học, nghiên cứu đề tài “Tổ chức hoạt động học tập trải ng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN THỊ HƯỞNG
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM MÔN
VẬT LÝ 9 TẠI TRƯỜNG TH, THCS & THPT
NGÔ THỜI NHIỆM, QUẬN 9, TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Tp Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2022
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN THỊ HƯỞNG
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM MÔN VẬT LÝ 9 TẠI TRƯỜNG TH, THCS & THPT NGÔ THỜI NHIỆM, QUẬN 9, TP HỒ CHÍ MINH
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 8140101
Hướng dẫn khoa học:
PGS TS Dương Thị Kim Oanh
Trang 11LÝ LỊCH KHOA HỌC
I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên: Nguyễn Thị Hưởng Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 24/04/1988 Nơi sinh: Thanh Hóa
Quê quán: Thanh Hóa Dân tộc: Kinh
Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu: Giáo viên trường
TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm, quận 9, TP Hồ Chí Minh
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 185/75/49 Trần Hưng Đạo, Khu phố Tây
A, Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương
Điện thoại liên lạc: 0982049243
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: từ tháng 9/2019 đến tháng 3/2021
Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn: PGS.TS Dương Thị Kim Oanh
3 Trình độ ngoại ngữ: B1 Anh văn (Khung Châu Âu )
Trang 12III QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Từ tháng, năm
đến tháng, năm
Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác (đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội), kể cả thời gian được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ
9/2010 đến nay Giáo viên trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm, quận
9, TP HCM
Trang 13LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 2 năm 2022
Người nghiên cứu
Nguyễn Thị Hưởng
Trang 14LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và nghiên cứu tại lớp Cao học Giáo dục học tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Tp Hồ Chí Minh, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi đến quý thầy, cô Ban Giám hiệu nhà trường cùng quý thầy, cô đã giảng dạy lớp Cao học Giáo dục học khóa 2019B trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Tp Hồ Chí Minh lời tri ân chân thành Tập thể sư phạm nhà trường đã luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cũng như truyền thụ những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt khóa đào tạo sau đại học
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Dương Thị Kim Oanh, người đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, luôn tạo điều kiện, quan tâm sâu sát, chu đáo và nhiệt tâm chỉ bảo để tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin được chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, quý thầy cô và học sinh trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm, quận 9, TP HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thực hiện nghiên cứu và tích cực hỗ trợ trong quá trình khảo sát, đánh giá, thực nghiệm sư phạm
Ngoài ra, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã tạo mọi điều kiện, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện luận văn
TP.HCM, ngày 21 tháng 2 năm 2022
Người nghiên cứu
Nguyễn Thị Hưởng
Trang 15TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang được triển khai đồng bộ trong hệ thống giáo dục nước ta Học tập trải nghiệm được xem là một điểm nhấn của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay Học tập trải nghiệm là chìa khóa thực hiện học đi đôi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn đề thực tiễn ngay trong lớp, trong trường
Việc dạy và học môn Vật lí đặt ra yêu cầu là cần phải có phương pháp tổ chức hoạt động học tập nhằm giúp học sinh thực hành cũng như trải nghiệm những kiến thức đã được học, qua đó hình thành các năng lực cần thiết Một trong những biện pháp hiệu quả trong dạy học hiện nay là tổ chức học tập trải nghiệm trải nghiệm Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lí lớp 9 cũng như rèn
luyện, phát triển năng lực vận dụng kiến thức Vật lí đã học, nghiên cứu đề tài “Tổ
chức hoạt động học tập trải nghiệm môn Vật lí 9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm, quận 9, TP HCM” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao
Luận văn gồm có:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí 9
Chương 1 phân tích tổng quan nghiên cứu về hoạt động HTTN trên thế giới
và tại Việt Nam, các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài Chương 1 của đề tài cũng xác định cơ sở khoa học của tổ chức hoạt động HTTN; đặc trưng của HTTN; một số phương pháp tổ chức hoạt động HTTN như: dạy học GQVĐ, dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án
Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm môn Vật lí
9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm
Chương 2 nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy và học môn Vật lí lớp 9 tại
trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm cho thấy, phần lớn HS chưa có sự hứng thú, tính tích cực học tập chưa cao, năng lực vận dụng kiến thức Vật lí còn hạn chế Một nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên do còn nhiều GV sử dụng phương pháp thuyết trình một chiều, hình thức tổ chức dạy học toàn lớp Việc tổ
Trang 16chức các hoạt động HTTN không thường xuyên, HS chưa có nhiều cơ hội để vận dụng kiến thức được học từ bộ môn vào thực tế Vì vậy, trong giờ học môn Vật lí
HS còn khá thụ động, năng lực vận dụng kiến thức Vật lí của HS chưa có nhiều điều kiện để rèn luyện, phát triển
Chương 3: Biện pháp tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí 9 tại trường
TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm, quận 9, TP HCM
Chương 3 xác định một số nguyên tắc đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí 9 Trên cơ sở nguyên tắc này, đề tài đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí 9 như: dạy học GQVĐ, dạy học theo nhóm, dạy học theo dự
án Dựa trên đề xuất này, đề tài thiết kế 3 giáo án môn Vật lí lớp 9 vận dụng các biện
pháp tổ chức hoạt động HTTN vào dạy học các nội dung trong các bài: Tác dụng từ
của nam châm, của dòng điện; Nam châm điện và một số ứng dụng của nam châm điện; Lực điện từ
Đề tài thực nghiệm sư phạm tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí lớp 9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm, quận 9, TP HCM Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí 9 đã tạo cho HS sự hứng thú, tích cực hơn trong học tập, rèn luyện, cải thiện năng lực vận dụng kiến thức Vật
lí của HS
Kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận văn nêu ra: “Tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí lớp 9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm, quận 9, TP.HCM sẽ phát triển năng lực vận dụng kiến thức Vật lí đã học của HS”
Trang 17ABSTRACT
Fundamental and comprehensive reform of education is being implemented synchronously in the education system of our country Experimental learning is considered a highlight of today's fundamental and comprehensive innovation education Experimental learning is the key to practice learning with practice, learning by doing, learning to solve practical problems right in the classroom and in school
The teaching and learning of Physics requires a method of organizing learning activities to help students practice as well as experience the knowledge they have learned, thereby forming the necessary competencies One of the effective measures
in teaching today is to organize experiential learning To contribute to improving the quality of 9th grade Physics teaching and learning as well as training and
developing the ability to apply learned Physics knowledge, research the topic "
Organized experiential learning activities for Physics 9 at Ngo Thoi Nhiem elementary, middle and high school, District 9, Ho Chi Minh City” has high
theoretical and practical significance
The thesis includes:
Chapter 1: Theoretical basis for organizing experiential learning activities
in Physics 9
Chapter 1 provides an overview of research on experiential learning activities
in the world and in Vietnam, basic concepts related to the topic Chapter 1 of the topic also identifies the scientific basis of the organization of experiential learning activities; features of experiential learning; There are a number of methods of organizing experiential learning activities such as: teaching problem solving, teaching in groups, teaching by project
Chapter 2: Actual situation of organizing experiential learning of Physics
9 at Ngo Thoi Nhiem elementary, middle and high school
Chapter 2 studies the current situation of teaching and learning 9th grade Physics at Ngo Thoi Nhiem elementary, middle and high schools, showing that
Trang 18most students do not have interest and active learning practice is not high, ability to apply knowledge of Physics is still limited A fundamental cause of the above situation is that many teachers still use the one-way presentation method, the form
of whole-class teaching organization The organization of experiential learning activities is not regular, students do not have many opportunities to apply the knowledge learned from the subject into practice Therefore, in Physics class, students are still quite passive, students' ability to apply Physics knowledge has not had many conditions for training and development
Chapter 3: Measures to organize experiential learning activities of Physics
9 at Ngo Thoi Nhiem elementary, middle and high school, District 9, HCM City
Chapter 3 identifies some principles and proposes measures to organize experiential learning activities in Physics 9 On the basis of this principle, the topic proposes measures to organize experiential learning activities in Physics 9 as : teaching problem solving, teaching in groups, teaching by project Based on this proposal, the project designed 3 lesson plans for 9th grade Physics, applying measures to organize experiential learning activities in teaching the contents of the lessons: Magnetic effects of magnets and lines electricity; Electromagnets and some applications of electromagnets; Electromagnetism
Experimental pedagogical topic organizes experiential learning activities in Grade 9 Physics at primary school, middle school and high school Ngo Thoi Nhiem, District 9, Ho Chi Minh City Experimental results show that the organization of experiential learning activities in Physics 9 has made students more interested and active in learning, training, and improving students' ability to apply Physics knowledge
The results of the initial pedagogical experiment proved the correctness of the scientific hypothesis that the topic posed: "Organizing 9th grade Physics learning experiences in elementary and middle schools Department and Ngo Thoi Nhiem High School, District 9, Ho Chi Minh City will develop students' ability to apply their learned physics knowledge
Trang 19MỤC LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI i
BIÊN BẢN CHẤM CỦA HỘI ĐỒNG ii
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN iii
LÝ LỊCH KHOA HỌC ix
LỜI CAM ĐOAN xi
LỜI CẢM ƠN xii
TÓM TẮT LUẬN VĂN xiii
ABSTRACT xv
MỤC LỤC xvii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xxi
DANH SÁCH CÁC HÌNH xxii
DANH SÁCH CÁC BẢNG xxiv
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
5 Giả thuyết nghiên cứu 4
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Cấu trúc luận văn 8
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM MÔN VẬT LÍ 9 9
1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM MÔN VẬT LÍ 9 TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 9
1.1.1 Nghiên cứu về bản chất của học tập trải nghiệm 9
1.1.2 Nghiên cứu về mô hình học tập trải nghiệm 12
1.1.3 Nghiên cứu về hình thức, phương pháp tổ chức học tập trải nghiệm 16
Trang 201.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 20
1.2.1 Hoạt động học tập trải nghiệm 20
1.2.2 Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm 22
1.3 CÁC YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM MÔN VẬT LÍ 9 23
1.4 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM MÔN VẬT LÍ 9 25
1.5 MÔ HÌNH HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CỦA DAVID A KOLB 29
1.6 CÁC DẠNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM MÔN VẬT LÍ 9 31
1.7 PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM MÔN VẬT LÍ 9 33
1.8 QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM MÔN VẬT LÍ 9 39
1.9 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM MÔN VẬT LÍ 9 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 48
Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM MÔN VẬT LÍ 9 TẠI TRƯỜNG TH, THCS & THPT NGÔ THỜI NHIỆM 49
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG TH, THCS & THPT NGÔ THỜI NHIỆM 49
2.2 GIỚI THIỆU VỀ MÔN VẬT LÍ 9 56
2.3.THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HTTN MÔN VẬT LÍ 9 TẠI TRƯỜNG TH, THCS & THPT NGÔ THỜI NHIỆM 58
2.3.1 Nhận thức của GV về các mục tiêu dạy học môn Vật lí 9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm 59
2.3.2 Hình thức tổ chức dạy học môn Vật lí 9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm 61
2.3.3 Phương pháp tổ chức dạy học môn Vật lí 9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm 63
2.3.4 Phương tiện dạy học môn Vật lí 9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm 66
2.3.5 Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí 9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm 67
Trang 212.3.6 Nhận thức về các dạng hoạt động học tập trải nghiệm của giáo viên trường
TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm 692.3.7 Các dạng hoạt động học tập trải nghiệm đã tổ chức cho người học của giáo viên trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm 702.3.8 Quy trình thiết kế, tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm môn Vật lí 9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm 712.3.9 Đánh giá kết quả học tập môn Vật lí 9 khi tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm 722.3.10 Thuận lợi và khó khăn khi tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm môn Vật
lí 9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm 732.4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỌC MÔN VẬT LÍ 9 TẠI TRƯỜNG TiH, THCS & THPT NGÔ THỜI NHIỆM 772.4.1 Nhận thức về vai trò của môn Vật lí 9 của học sinh trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm 782.4.2 Thái độ học tập môn Vật lí 9 của học sinh tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm 802.4.3 Hành động học tập môn Vật lí trong và ngoài giờ học của HS lớp 9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm 822.4.4 Năng lực vận dụng kiến thức Vật lí vào GQVĐ thực tiễn của học sinh lớp 9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm 872.4.5 Biện pháp rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức Vật lí vào GQVĐ thực tiễn của học sinh lớp 9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm 922.4.6 Mong muốn của học sinh tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm
về các hoạt động dạy học của giáo viên trong giờ học môn Vật lí 9 952.4.7 Thái độ của học sinh tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm đối với các hoạt động học tập trải nghiệm môn Vật lí 9 962.4.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn Vật lí 9 của học sinh tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm 98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 101 Chương 3 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM MÔN VẬT LÍ 9 TẠI TRƯỜNG TH, THCS & THPT NGÔ THỜI NHIỆM 102
Trang 223.1 NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM MÔN VẬT LÍ 9 TẠI TRƯỜNG TH, THCS & THPT NGÔ THỜI NHIỆM 1023.1.1 Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục 1023.1.2 Đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn 1033.1.3 Đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng 1043.1.4 Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của GV và tính tự giác, tích cực độc lập của HS trong học tập 1053.1.5 Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và vừa sức riêng 1063.1.6 Xác định rõ các hoạt động cần thực hiện và thời gian cụ thể 1063.2 CẤU TRÚC NỘI DUNG MÔN VẬT LÍ 9 THÀNH CÁC CHỦ ĐỀ HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM 1253.3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ 9 TẠI TRƯỜNG TH, THCS & THPT NGÔ THỜI NHIỆM 1153.3.1 Đề xuất tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học bài “TÁC DỤNG TỪ CỦA NAM CHÂM, CỦA DÒNG ĐIỆN” 1153.3.2 Đề xuất tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học bài “NAM CHÂM ĐIỆN MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM ĐIỆN” 1173.3.3 Đề xuất tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học bài “LỰC ĐIỆN TỪ” 1213.4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1253.4.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 1293.4.2 Nội dung và thời gian thực nghiệm sư phạm 1293.4.3 Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm 1303.4.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm 1303.4.5 Kết quả thực nghiệm sư phạm 131
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 151 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO 156 PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined.
Trang 24DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb 29 Hình 1.2 Quy trình tổ chức hoạt động HTTN qua PPDH GQVĐ 34 Hình 1.3 Tiến trình dạy học theo nhóm 36 Hình 1.4 Quy trình dạy học theo dự án 38 Hình 1.5 Quy trình tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí 9 40 Hình 2.1 Lịch sử hình thành hệ thống trường Ngô Thời Nhiệm 49 Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức của trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm 50 Hình 2.3 Mô hình giáo dục toàn diện 51 Hình 2.4 Tập thể giáo viên của trường 53 Hình 2.5 Thành tích của trường 53 Hình 2.6 GV tổ bộ môn Vật lí trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm 55 Hình 2.7 Biểu đồ biện pháp rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức Vật lí vào GQVĐ thực tiễn của HS lớp 9 93 Hình 2.8 Các hoạt động học tập HS mong muốn trong giờ học môn Vật lí 9 95 Hình 2.9 Thái độ của HS đối với hoạt động HTTN môn Vật lí 9 97 Hình 3.1 Sản phẩm của HS lớp đối chứng có năng lực đạt mức độ Trung bình khi giải quyết vấn đề 1 137 Hình 3.2 Sản phẩm của HS lớp thực nghiệm có năng lực đạt mức độ Giỏi khi giải quyết vấn đề 1 138 Hình 3.3 Hoạt động nhóm của HS lớp thực nghiệm có năng lực đạt loại Giỏi khi giải quyết vấn đề 2 142 Hình 3.4 Sản phẩm của HS lớp thực nghiệm có năng lực đạt loại Giỏi khi giải quyết vấn đề 2 143 Hình 3.5 Sản phẩm của HS lớp đối chứng có năng lực đạt loại Trung bình khi giải quyết vấn đề 2 144 Hình 3.6 Sản phẩm của HS lớp thực nghiệm có năng lực đạt loại Giỏi khi giải quyết vấn đề 3 147 Hình 3.7 Học sinh lớp đối chứng nghe giảng và ghi chép 148
Trang 25Hình 3.8 Học sinh lớp thực nghiệm báo cáo kết quả sau khi hoạt động nhóm 148 Hình 3.9 Học sinh lớp thực nghiệm làm clip các bước chế tạo mô hình động cơ điện một chiều sau giờ học 149
Trang 26DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Biểu hiện về năng lực Vật lí của học sinh lớp 9 trong hoạt động học tập trải nghiệm 24 Bảng 1.2 Sự khác nhau giữa hoạt động học truyền thống và hoạt động học tập trải nghiệm 28 Bảng 1.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực vận dụng kiến thức Vật lí vào giải quyết vấn đề thực tiễn của HS 46 Bảng 2.1 Giá trị cốt lõi 51 Bảng 2.2 Đội ngũ giáo viên của nhà trường tại TP HCM 54 Bảng 2.3 Đội ngũ cán bộ - nhân viên của nhà trường tại TP HCM 55 Bảng 2.4 Phân phối chương trình dạy học môn Vật lí 9 58 Bảng 2.5 Mức độ nhận thức về vai trò môn Vật lí của HS lớp 9 trường TH, THCS
& THPT Ngô Thời Nhiệm 78 Bảng 2.6 Thái độ học tập môn Vật lí của HS lớp 9 trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm 80 Bảng 2.7 Hành động học tập môn Vật lí của HS lớp 9 trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm trong giờ học lý thuyết 82 Bảng 2.8 Hành động học tập của HS trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm, quận 9, TP HCM trong giờ học thực hành môn Vật lí 9 84 Bảng 2.9 Hành động học tập của HS trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm, quận 9, TP HCM ngoài giờ học môn Vật lí 9 85 Bảng 2.10 Năng lực vận dụng kiến thức Vật lí vào GQVĐ của HS lớp 9 89 Bảng 2.11 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn Vật lí 9 của HS 98 Bảng 3.1 Cấu trúc nội dung môn Vật lí 9 thành các chủ đề học tập trải nghiệm.108 Bảng 3.2 Biện pháp tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học chủ đề
“Trái Đất là một nam châm khổng lồ” 117 Bảng 3.3 Biện pháp tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học chủ đề
“Làm đầu tuốc-nơ-vít nhiễm từ và hút được các vật nhẹ bằng sắt, thép” 121
Trang 27Bảng 3.4 Biện pháp tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học chủ đề
“Chế tạo động cơ điện một chiều đơn giản” 126 Bảng 3.5. Nội dung và thời gian thực nghiệm sư phạm 130 Bảng 3.6. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm 130 Bảng 3.7 Hành động học tập môn Vật lí 9 của HS (ở mức độ thường xuyên) sau khi thực nghiệm 131 Bảng 3.8 Khả năng vận dụng kiến thức Vật lí vào GQVĐ thực tiễn của HS lớp
9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm 133 Bảng 3.9 Kết quả đánh giá năng lực vận dụng kiến thức trong bài “ Tác dụng từ của nam châm, của dòng điện” vào GQVĐ thực tiễn 1 của HS lớp 9, trường
TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm 136 Bảng 3.10 Kết quả đánh giá năng lực vận dụng kiến thức trong bài “ Nam châm điện và một số ứng dụng của nam châm” vào GQVĐ thực tiễn 2 của
HS lớp 9, trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm 141 Bảng 3.11 Kết quả đánh giá năng lực vận dụng kiến thức trong bài “ Lực điện từ” vào GQVĐ thực tiễn 3 của HS lớp 9, trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm 145
Trang 28MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục – đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam Để đảm bảo phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu
Trong định hướng đổi mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta khẳng định:
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môm học; bồi dưỡng phương pháp tự học, làm việc theo nhóm; rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn” (Luật Giáo dục, 2005; QH11/ số 28) Tại Hội nghị Trung ương
VI khóa XI, Đảng cũng đã có những kết luận quan trọng về tính cấp thiết phải đổi
mới PPDH: “Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tư duy sang tạo và năng
lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay …”
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang được triển khai đồng bộ trong hệ thống giáo dục nước ta Sự đổi mới được nhấn mạnh trên cả mục tiêu giáo dục và chương trình giáo dục Đặc biệt là sự đổi mới về phương pháp giáo dục, giáo dục nhằm phát triển năng lực của học sinh Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 26/12/2018 đã chỉ rõ hệ thống năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất) của các môn học mà học sinh cần đạt được Đồng
Trang 29thời chương trình giáo dục tổng thể cũng nhấn mạnh việc tổ chức hoạt động trải nghiệm và coi đây là một trong những ưu thế vượt trội để phát triển năng lực của học sinh [2]
Học tập trải nghiệm được xem là một điểm nhấn của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay Học tập trải nghiệm là chìa khóa thực hiện học đi đôi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn đề thực tiễn ngay trong lớp, trong trường Đây là phương pháp ưu việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các năng lực, giá trị và phẩm chất của bản thân Vật lí là ngành khoa học nghiên cứu các dạng vận động đơn giản, tổng quát nhất của vật chất và tương tác giữa chúng Chương trình môn học Vật lí coi trọng việc rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu và giải quyết ở mức
độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống, vừa đảm bảo phát triển năng lực Vật lí – biểu hiện của năng lực khoa học tự nhiên, vừa đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp của học sinh [5]
Thí nghiệm và thực hành đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành khái niệm, quy luật, định luật Vật lí Vì vậy, chương trình Vật lí chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng tìm hiểu các thuộc tính của Vật lí thông qua các nội dung thí nghiệm, thực hành dưới các góc độ khác nhau
Phương pháp dạy học môn Vật lí được thực hiện theo những định hướng
chung, trong đó có: “Vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ
chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống của học sinh trong học tập, tránh áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc…”[3] Định hướng này đặt ra yêu cầu là cần phải có phương pháp tổ chức hoạt
động học tập nhằm giúp học sinh thực hành cũng như trải nghiệm những kiến thức
đã được học, qua đó hình thành các năng lực cần thiết Một trong những biện pháp hiệu quả trong dạy học hiện nay là tổ chức học tập trải nghiệm trải nghiệm – mô hình học tập mà cơ sở khoa học là lý thuyết học thông qua trải nghiệm của David Kold
Trang 30Yêu cầu của giáo dục hiện nay là nâng cao năng lực cho người học Do đó, trong trường học cần phải chuyển đổi từ dạy học theo định hướng nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực Môn Vật lí 9 cũng hướng tới hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung ở người học
Trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm là trường tư thục được thành lập từ năm 1997 Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, đặc biệt là để giữ vững sứ mệnh giáo dục ngày càng lớn mạnh, nhà trường đã không ngừng đổi mới trong giáo dục, luôn hướng tới chất lượng nguồn nhân lực Tuy nhiên, việc dạy học môn Vật lí 9 hiện nay chưa thật sự hướng tới phát triển các năng lực cho người học
mà chủ yếu hướng học sinh đến những nội dung trong sách giáo khoa, mang tính chất cơ bản, chưa đi vào vấn đề thực tiễn cuộc sống; phương pháp dạy học còn thiếu những hoạt động giúp học sinh có thể tự kiến tạo kiến thức, đồng thời trải nghiệm những kiến thức đã học Thực trạng này khiến học sinh bị động, lúng túng trong việc giải quyết các tình huống có vấn đề đặt ra trong thực tế; đồng thời năng lực vận dụng kiến thức Vật lí vào giải quyết tình huống thực tiễn của HS cũng còn hạn chế Xuất phát từ tính cần thiết và hiệu quả của việc tổ chức học tập trải nghiệm, cũng như thực trạng dạy học và năng lực hiện có của học sinh lớp 9 trường Ngô Thời Nhiệm, người nghiên cứu nhận thấy học tập trải nghiệm có thể được áp dụng tại trường và việc áp dụng này có thể nâng cao năng lực vận dụng kiến thức Vật lí
đã học vào giải quyết tình huống thực tiễn của học sinh lớp 9 tại trường Do đó,
người nghiên cứu chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm môn Vật
lí 9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm, quận 9, TP HCM” để
làm đề tài nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí 9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm, quận 9, TP HCM sẽ rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức Vật lí vào giải quyết tình huống thực tiễn cho học sinh
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Trang 31- Hệ thống cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí 9
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí 9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm
- Biện pháp tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí 9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm, quận 9, TP HCM
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Vật lí 9 tại trường THCS
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí 9
5 Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, trong dạy học môn Vật lí 9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm, Quận 9, TP HCM việc thiết kế và tổ chức hoạt động học tập giúp HS
tự khám phá kiến thức và vận dụng kiến thức đã học vào GQVĐ thực tiễn chưa được quan tâm đầu tư về phương pháp và cách thức thực hiện Do đó, năng lực vận dụng kiến thức Vật lí vào giải quyết tình huống thực tiễn của HS còn hạn chế
Năng lực vận dụng kiến thức Vật lí vào giải quyết vấn đề thực tiễn của HS sẽ được cải thiện khi tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí 9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm, Quận 9, TP HCM
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Về nội dung
Đề tài tổ chức các dạng hoạt động HTTN môn Vật lí lớp 9 trong xây dựng kiến thức và vận dụng kiến thức với các nội dung thuộc chương II: Điện từ học Trong đó, các chủ đề HTTN được tổ chức gồm:
- Chủ đề: Trái Đất là một nam châm khổng lồ (Bài: Tác dụng từ của nam
châm, của dòng điện)
- Chủ đề: Làm đầu tuốc-nơ-vít nhiễm từ và hút được các vật nhẹ bằng sắt,
thép (Bài: Nam châm điện Ứng dụng của nam châm)
- Chủ đề: Chế tạo động cơ điện một chiều đơn giản (Bài: Lực điện từ)
Trang 326.2 Về khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát
Đề tài nghiên cứu thực trạng dạy học môn Vật lí lớp 9 trên 07 GV và 160 HS lớp 9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm
Đề tài thực nghiệm sư phạm tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí lớp 9 tại lớp 9A2 và lớp 9A3 trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm, quận 9, TP HCM
7 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu khoa học
về đổi mới phương pháp dạy học, HTTN; HTTN môn Vật lí; các phương pháp tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí 9, phương pháp dạy học môn Vật lí đã được xuất bản trên các ấn phẩm trong và ngoài nước Kết quả phân tích các tài liệu là cơ sở khoa học để xác lập khung cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí lớp
TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm khi tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm môn Vật lí lớp 9
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn HS và GV để thu thập ý kiến về thực trạng hoạt động dạy học và tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí 9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm, quận 9, TP HCM
• Nội dung phỏng vấn giáo viên tập trung vào các vấn đề sau:
- Mục tiêu học tập, phương pháp dạy học, hình thức và không gian tổ chức dạy học môn Vật lí 9
Trang 33- Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh khi dạy môn Vật lí 9
- Bản chất của hoạt động HTTN, các dạng hoạt động HTTN và phương pháp
• Nội dung phỏng vấn học sinh tập trung vào các vấn đề sau:
- Nhận thức của HS về vai trò của môn Vật lí 9 và thái độ học tập môn Vật lí
9 của HS
- Các hành động học tập của HS trong và ngoài giờ học môn Vật lí 9
- Mức độ năng lực vận dụng kiến thức Vật lí 9 vào tìm hiểu và giải quyết vấn
đề thực tiễn của HS
- Các hoạt động rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức Vật lí 9 vào tìm hiểu
và giải quyết vấn đề thực tiễn của HS khi tham gia các hoạt động HTTN Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn còn được sử dụng để tìm hiểu mức độ phát triển năng lực vận dụng tri thức Vật lí vào tìm hiểu và giải quyết vấn đề thực tiễn của HS sau khi kết thúc thực nghiệm sư phạm tại trường TH, THCS & THPT Ngô
Thời Nhiệm, quận 9, TP.HCM
7.2.3 Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng hoạt động học môn Vật lí 9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm Bảng hỏi dành cho học sinh tập trung vào các vấn đề sau:
- Nhận thức của học sinh về mục tiêu học tập môn Vật lí 9
- Thái độ học tập môn Vật lí 9 của học sinh
- Các hành động học tập của HS trong và ngoài giờ học môn Vật lí 9
- Mức độ đạt được của HS về năng lực vận dụng tri thức vào tìm hiểu và giải quyết vấn đề thực tiễn của HS lớp 9 khi học môn Vật lí 9
- Mong muốn của HS về các hoạt động của GV trong giờ học môn Vật lí 9
Trang 34- Thái độ của HS đối với hoạt động học tập trải nghiệm môn Vật lí 9
- Các dạng hoạt động HTTN môn Vật lí 9 mà HS quan tâm
- Nhận định của HS về mức độ GV tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí 9 Bên cạnh đó, phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi còn được sử dụng để tìm hiểu sự biến đổi về năng lực vận dụng kiến thức Vật lí vào giải quyết tình huống thực tiễn của HS sau khi GV tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí lớp 9 tại trường
TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm
7.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục được sử dụng để tìm hiểu mức độ thay đổi và phát triển năng lực vận dụng tri thức Vật lí vào tìm hiểu và giải quyết vấn đề thực tiễn khi tham gia HTTN môn Vật lí 9 tại trường TH, THCS
& THPT Ngô Thời Nhiệm, quận 9, TP HCM
Sản phẩm hoạt động giáo dục gồm có:
- Đối với GV: kế hoạch tổ chức các dạng hoạt động học tập trải nghiệm, hồ sơ
dự án, bảng yêu cầu sản phẩm, kịch bản trò chơi, bảng phân công nhiệm vụ, kịch bản sư phạm, bảng hướng dẫn thực hành thí nghiệm, kết quả học tập của HS, v.v
- Đối với HS: kết quả thí nghiệm về tác dụng từ của nam châm, của dòng điện;
hoạt động nhóm tìm hiểu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều; mô hình nam châm châm điện, động cơ điện một chiều; v.v
7.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết nghiên cứu: “Năng lực vận dụng kiến thức Vật lí vào giải quyết tình huống thực tiễn của HS sẽ được cải thiện khi tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí 9 cho HS tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm”
7.3 Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu theo phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng phép tính phần trăm (%), phần mềm thống kê toán học trong excel để xử lý số liệu thu thập được về thực trạng dạy và học môn Vật lí 9 tại trường TH, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm; đồng thời đánh giá kết quả nghiên cứu thực nghiệm sư phạm
Trang 35Xử lý số liệu theo phương pháp nghiên cứu định tính: Phân tích, so sánh, tổng hợp các kết quả thu được từ các phương pháp nghiên cứu phỏng vấn bằng bảng hỏi, bảng quan sát để làm rõ các kết quả thống kê từ phương pháp định lượng
8 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có các phần sau:
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí 9
Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí 9 tại trường TH,
THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm
Chương 3: Biện pháp tổ chức hoạt động HTTN môn Vật lí 9 tại trường TH,
THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 36Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
TRẢI NGHIỆM MÔN VẬT LÍ 9
1.1 Tổng quan nghiên cứu về tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm môn Vật
lí 9 trên thế giới và tại Việt Nam
Tìm hiểu tổng quan các công trình nghiên cứu về HTTN trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy, các nghiên cứu tập trung vào các hướng nghiên cứu như sau:
1.1.1 Nghiên cứu về bản chất của học tập trải nghiệm
Từ thời Cổ đại, ở phương Tây, nhà triết học Hy Lạp – Xôcrát (470-399 TCN) đã
quan niệm: “Người ta phải học bằng làm một việc gì đó; với những điều bạn nghĩ
là mình biết, bạn sẽ thấy không chắc chắn cho đến khi làm nó” Quan niệm của
Xôcrát về hoạt động học có thể xem là nền móng cho quan điểm học tập qua trải nghiệm Đây được coi là những nguồn gốc tư tưởng đầu tiên của “Giáo dục trải nghiệm” [20]
Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551-479 TCN), nhà tư tưởng nổi tiếng ở
phương Đông cũng đã nói: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên Những gì tôi thấy, tôi sẽ
nhớ Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu” Câu nói này của Khổng Tử nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc thực hành, trải nghiệm trong học tập Một khi được thực hành, được tham gia hoạt động học tập trải nghiệm, người học sẽ hiểu bài và ghi nhớ kiến thức lâu hơn [23]
Giáo dục trải nghiệm đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà triết học, khoa học giáo dục như Aristoltle (khoảng năm 350 TCN), John Dewey (1938), Kurt Lewin, Bruner và Piaget, Rogers (1969), Keeton và Tate (1978), Revan (1980), David Kolb (1984), Itin (1999), Boud và Walker (1991), Colin Beard (2006), v.v Những nhà nghiên cứu này đều chỉ ra mối quan hệ giữa học tập và trải nghiệm Trải nghiệm được xem là “người giáo viên tốt nhất” và là “trường đời” của người học Khi nghiên cứu về “trải nghiệm” và “giáo dục trải nghiệm”, Dewey (1938) đã khẳng
định, trải nghiệm là một thành phần thiết yếu của quá trình giáo dục [26]
Trang 37Học tập trải nghiệm được thực sự đưa vào giáo dục hiện đại từ những năm đầu của thế kỷ XX ở các nước Mỹ (câu lạc bộ trồng ngô dành cho trẻ em), Anh (tổ chức một cuộc cắm trại hướng đạo, chú ý đặc biệt vào các hoạt động thực hành ngoài trời) Năm 1977, với sự thành lập của “Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm” (Association for Experiential Education – AEE), “Giáo dục trải nghiệm” đã chính thức được thừa nhận bằng văn bản và được tuyên bố rộng rãi
Năm 1996, UNESCO đã đề xuất bốn trụ cột của giáo dục trên toàn thế giới
trong thế kỉ XXI, đó là: “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học
để tự khẳng định mình” Trong bốn trụ cột này, trụ cột thứ hai đã nhấn mạnh đến
mục đích của việc học tập là học lý thuyết xong phải áp dụng được vào thực tế Do
đó, trong suốt quá trình học, học sinh cần được thực hành, trải nghiệm thường xuyên [52]
Học tập trải nghiệm bước thêm một bước tiến mạnh mẽ hơn khi vào năm
2002, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc về Phát triển bền vững, chương trình
“Dạy và học vì một tương lai bền vững” đã được UNESCO thông qua, trong đó có học phần quan trọng về “Giáo dục trải nghiệm” được giới thiệu, phổ biến và phát triển sâu rộng
Báo cáo giám sát giáo dục toàn cầu năm 2016 đã làm sáng tỏ ba thông điệp,
trong đó, thông điệp thứ 3 là: “Chúng ta phải thay đổi căn bản lối tư duy về giáo
dục cũng như vai trò của nó trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và phát triển toàn cầu Hơn bao giờ hết, giáo dục có vai trò thúc đẩy các loại
kĩ năng, thái độ và hành vi chuẩn mực làm bệ phóng cho sự tăng trưởng hòa nhập
và bền vững”[53] Để phát huy vai trò thúc đẩy như thông điệp của báo cáo đã nêu
thì HTTN là một trong những giải pháp hiệu quả
Ở Việt Nam, từ thời kì đầu của nền giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn
mạnh: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường
gắn liền với xã hội” [52]
Theo quan điểm chỉ đạo đổi mới của Nghị quyết 29 – NQ/TW: “Chuyển mạnh
quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực
Trang 38và phẩm chất người học Học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” Tư tưởng này hoàn
toàn phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới hiện nay Nếu như chương
trình đặt mục tiêu truyền thụ kiến thức đơn thuần trả lời cho câu hỏi: “Học xong
chương trình, học sinh BIẾT được những gì?” thì một chương trình đặt mục tiêu
phát triển phẩm chất và năng lực của người học sẽ trả lời được câu hỏi: “Học xong
chương trình, học sinh LÀM được những gì?” [1]
Học tập trải nghiệm được nhiều nhà giáo dục tại Việt Nam quan tâm nghiên cứu như: Bùi Ngọc Diệp (2015), Nguyễn Văn Hạnh (2017), Cao Thị Sông Hương (2017), Nguyễn Hoàng Anh (2018), Đào Ngọc Minh (2018), Nguyễn Hữu Tuyến (2018), v.v Phạm vi các tác giả nghiên cứu rất đa dạng từ lý luận về HTTN đến các
mô hình học tập trải nghiệm; đặc biệt là vận dụng chúng vào thiết kế quy trình tổ chức hoạt động HTTN ở đủ mọi cấp học, bậc học Phần lớn các đề tài lấy lý thuyết HTTH (Experiential Learning) của John Dewey và mô hình HTTN của Kolb (1984) làm cơ sở lý luận; là kim chỉ nam trong nghiên cứu quy trình thiết kế dạy học, tổ chức đa dạng hoạt động HTTN
Khi nghiên cứu về Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong nhà
trường phổ thông, Bùi Ngọc Diệp (2015) cho rằng, các em được chủ động tham gia
vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động; các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh giá và được chọn ý tưởng hoạt động, được thực hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè [35]
Trong sách “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các môn học lớp 9”,
Tưởng Duy Hải (2017) cho rằng, học tập dưới dạng HĐTN là chìa khóa thực hiện học đi đối với hành, học qua làm, học giải GQVĐ thực tiễn trong lớp và trong trường Đây là phương pháp ưu việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp các
em tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các năng lực, giá trị và phẩm chất của bản
nhân [9] Khi nghiên cứu về Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học
Vật lí THCS, Tưởng Duy Hải đã xây dựng nhiều chủ đề học tập gắn liền với thực
Trang 39tiễn cuộc sống Mỗi chủ đề được thiết kế chi tiết, cụ thể theo từng bước của hoạt động HTTN để HS có thể phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mình Các chủ đề học tập được thiết kế để cha mẹ cũng có thể cùng các con tham gia trải nghiệm ở nhà như đồng hành cùng các con thực hiện các hoạt động tìm kiếm tài liệu, tìm kiếm thông tin, thực hiện sản phẩm và làm giám khảo để các con trình bày, báo cáo quá trình thực hiện HĐTN của mình [10]
Khi nghiên cứu về Học tập trải nghiệm – Lí thuyết và vận dụng vào thiết kế, tổ
chức hoạt động trải nghiệm trong môn học ở trường phổ thông, Đào Thị Ngọc
Minh và Nguyễn Thị Hằng (2018) nhận định, HTTN đã thay đổi tư duy giáo dục từ chỗ đặt người dạy vào vị trí trung tâm sang “lấy người học làm trung tâm” Việc vận dụng lý thuyết HTTN vào HĐTN trong môn học có thể linh hoạt nhưng cần đảm bảo đầy đủ các bước; đồng thời GV sẽ tham gia với HS với vai trò là người chỉ dẫn, thúc đẩy quá trình học tập; học sinh cần được trải nghiệm; từ đó đúc kết kinh nghiệm mới cho bản thân [38]
Như vậy, tư tưởng giáo dục về học qua trải nghiệm có lịch sử bắt nguồn từ Triết học Nho giáo phương Đông và điều này đặt nền móng rất sớm cho những diễn giải tiếp theo ở Phương Tây Học tập trải nghiệm đã được ứng dụng rộng rãi trên các lĩnh vực ở nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; đồng thời được coi như là triết lý giáo dục của nhiều nước và đang tiếp tục phát triển trong thời đại hiện nay
1.1.2 Nghiên cứu về mô hình học tập trải nghiệm
Giáo dục trải nghiệm có sự gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa quá trình học
và nhu cầu phát triển của con người Theo đó, nhiều mô hình học tập dựa trên trải nghiệm cũng đã được phát triển sâu hơn; vừa mang tính kế thừa vừa phát huy tính hiện đại như mô hình học tập kỹ thuật, hướng dẫn hình tam giác của Edgar Dale (1969); Chu trình đào tạo theo chu kì của Boydell (1970, 1971); mô hình học tập trải nghiệm Burnard (1987); mô hình Kim cương của Itin (1999); mô hình học tập của Koenderman (2000); v.v và nhiều mô hình khác
Trang 40Kurt Lewin (1890 – 1947) đã có những đóng góp trong nghiên cứu về HTTN với mô hình trải nghiệm gồm 4 giai đoạn Theo ông, học tập là một quá trình tích
hợp, được bắt đầu với những kinh nghiệm cụ thể/ kinh nghiệm rời rạc; tiếp theo người học sẽ thu thập dữ liệu, quan sát và phản ánh về kinh nghiệm đó; các dữ liệu này sau đó được phân tích, khái quát để hình thành các khái niệm trừu tượng và
khái quát; cuối cùng là thử nghiệm ý nghĩa của khái niệm trong tình hình mới [43]
Jean Piaget (1896 – 1980) cho rằng: quá trình phát triển nhận thức phụ thuộc vào sự tăng trưởng của các chức năng sinh học, tâm lý; vào kinh nghiệm thu được qua trải nghiệm với đối tượng; vào sự tương tác của chủ thể với môi trường thông
qua hành động cá nhân Ông đề xuất quy trình học tập Đồng hóa – Điều ứng: học
sinh xây dựng sự hiểu biết về thế giới xung quanh, sau đó trải nghiệm sự khác biệt giữa những gì chúng đã biết và những gì chúng mới khám phá trong môi trường xung quanh [50]
Lev Vygotsky (1896 – 1934) đã đề xướng khái niệm “Vùng phát triển gần” nhằm giải thích hoạt động nhận thức của con người Mỗi cá nhân đều có kinh nghiệm làm nền tảng, ở dạng tiềm năng có được thông qua hoạt động học tập, sự trải nghiệm và có cả yếu tố di truyền Theo quan điểm này, quy trình tổ chức HTTN
có thể bắt đầu từ việc GV giúp HS có những trải nghiệm trong vùng phát triển gần của mình một cách tích cực Sau quá trình tham gia hoạt động HTTN, vùng phát triển gần của HS sẽ được mở rộng ra vùng HS có thể làm được (vùng phát triển hiện tại), và đón nhận vùng phát triển mới [48]
Trong nghiên cứu về học tập trải nghiệm, Kolb là một trong những nhà khoa học có nhiều cống hiến, đặc biệt là chu trình học tập trải nghiệm (1976, 1984) Nguồn gốc tư tưởng về HTTN của Kolb được tìm thấy trong các tác phẩm của Lewin, Piaget, Dewey về nguồn gốc và sự phát triển của trí tuệ Kolb đã hợp nhất tư tưởng triết học chủ nghĩa thực dụng của Dewey, tâm lý học xã hội của Lewin và lý thuyết phát triển nhận thức của Piaget ở các quan điểm tương đồng về kinh nghiệm
để đưa ra quan điểm độc đáo về quá trình học tập và phát triển dựa vào trải nghiệm Quan điểm của Kolb nhấn mạnh kinh nghiệm đóng vai trò trung tâm trong quá trình