QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm 01/2008 đến 02/2009 Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Tháp Chuyên viên phòng Công n
Trang 1Tp Hồ Chí Minh, tháng 11/2022 NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- -
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRẦN NGHĨA PHƯƠNG
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI CHÍNH QUYỀN SỐ TẠI ĐỒNG THÁP
BẰNG PHƯƠNG PHÁP AHP
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8310110
Người hướng dẫn khoa học:
TS NGUYỄN PHAN ANH HUY
TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022
Trang 10LÝ LỊCH KHOA HỌC
I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ & tên: TRẦN NGHĨA PHƯƠNG Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 20/3/1984 Nơi sinh: Đồng Tháp Quê quán: xã Tịnh Thới, TP Cao Lãnh, T.Đồng Tháp Dân tộc: Kinh
Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu: Giám đốc Trung tâm Tin học thành phố Cao Lãnh
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 12 Trần Phú, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Điện thoại cơ quan: 02773.876667 Điện thoại nhà riêng:
0918910018
II QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1 Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo từ 10/2002 đến 10/2006 Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Dân lập Cửu Long
Ngành học: Công nghệ thông tin
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp:
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:
Người hướng dẫn:
2 Thạc sĩ:
Hệ đào tạo: Vừa học vừa làm Thời gian đào tạo từ 08/2020 đến 06/2022
Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
Ngành học: Quản lý kinh tế
Tên luận văn: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai chính quyền số tại Đồng Tháp bằng phương pháp AHP
Trang 11Ngày & nơi bảo vệ luận văn: Luận văn được bảo vệ ngày 21/10/2022 tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Phan Anh Huy
III QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:
Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm
6/2010
Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông Đồng Tháp Phó giám đốc 7/2010 đến
nay
Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Đồng
Trang 12LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển
khai chính quyền số tại Đồng Tháp bằng phương pháp AHP” là công trình nghiên
cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Phan Anh Huy
Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách hoàn toàn trung thực, chưa được trình bày hoặc công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2022
Tác giả
Trần Nghĩa Phương
Trang 13LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại Học Sư Phạm
Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi kiến thức và truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm quý báu làm nền tảng cho việc thực hiện luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Phan Anh Huy đã tận tình hướng dẫn
và chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành luận văn cao học này
Tôi xin chân thành cảm ơn các chuyên gia đã cho ý kiến, tham gia khảo sát
để tôi có những số liệu thực hiện nghiên cứu này
Cuối cùng Tôi gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân đã luôn tin tưởng, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập
Tp Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2022
Tác giả
Trần Nghĩa Phương
Trang 14NỘI DUNG TÓM TẮT
Phương pháp AHP được ứng dụng rộng rãi để giải quyết các vấn đề quan trọng trong quản lý và hoạch định các chính sách trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau Trên thực tế,đã có nhiều tác giả thành công với việc sử dụng AHP như một phương pháp riêng lẻ để tìm ra phương án tốt nhất
Dữ liệu nghiên cứu được cung cấp từ việc phỏng vấn sâu cũng như lấy phiếu khảo sát 12 chuyên gia là lãnh đạo sở Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo và chuyên viên phòng Công nghệ thông tin, lãnh đạo phòng Hạ tầng, lãnh đạo và viên chức phòng Phát triển phần mềm Qua phỏng vấn sâu, lấy phiếu khảo sát kết hợp với kiến thức lý luận, tác giả tìm thấy khoảng trống nghiên cứu về việc triển khai chính quyền số tại Đồng Tháp
Trọng số của các tiêu chí được xác định bởi AHP là cơ sở quan trọng trong việc đánh giá một cách tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai chính quyền số tại Đồng Tháp Cụ thể, các trọng số được vận dụng trong thang đánh giá tổng hợp thành phần các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai chính quyền số tại Đồng Tháp, tạo ra điểm đánh giá, từ đó cho phép nghiên cứu xây dựng thang phân hạng đánh giá mức độ các yếu tố ảnh hưởng
Nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng về ứng dụng AHP trong việc ra quyết định trong việc triển khai chính quyền số tại Đồng Tháp Kết quả cho thấy sự phân hóa về mức độ quan trọng của các tiêu chính đánh giá, các tiêu chí sắp xếp theo mức độ ưu tiên như sau: (1) An toàn – an ninh thông tin, (2) Thông tin và dữ liệu
số, (3)Nhân lực CNTT, (4) Hạ tầng và nền tảng số, (5) Cơ chế chính sách Đây là những kết quả có ý nghĩa thực tiễn đáp ứng kỳ vọng của các chuyên gia Luận văn
đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc triển khai chính quyền
số tại Đồng Tháp, đồng thời có kiến nghị với các đơn vị hữu quan
Trang 15ABTRACT
The AHP (Analytic Hierarchy Process) method is widely used to solve problems in managing and planning policies regarding different fields of work In reality, many authors have succeeded in using AHP as a singular way to deduce the best possible procedure
Analytic data are supplied through deep, thorough interviews as well as compiling 12 survey sheets from different experts which are the leaders of the Department of Information and Communications, leaders and officials of the Division of Information Technology, leaders of the Division of Infrastructure, leaders and officials of the Division of Software Development Through thorough interviewing, surveying in conjunction with logical reasoning, the author found research gaps in implementing digital administration in Dong Thap province
The weight of the criteria dictated by AHP is an important basis in collectively evaluating the factors effecting the implementation of digital administration in Dong Thap province Specifically, the weights are used in the collective rating scale
of factors effecting the implementation of digital administration in Dong Thap province, creating rating point, and from there allows the research to build a scale evaluating the effects of aforementioned factors
This research has supplied evidence about using AHP in making decisions regarding the implementation of digital administration in Dong Thap province The results show the separations of the levels of importance in the evaluative factors, the factors are sorted according to their priority like the following: (1) Information Assurance, (2) Information and Digital Data, (3) Information Technology Manpower, (4) Infrastructure and Digital Basis, (5) Policy Framework These are the results that have practical significance to satisfy experts’ expectations The thesis has offered solutions to improve efficiency in implementing digital administration in Dong Thap province, while also making suggesting to the relevant authorities
Trang 16MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN x
LỜI CẢM ƠN xi
NỘI DUNG TÓM TẮT xii
DANH MỤC VIẾT TẮT xvii
DANH MỤC BẢNG xix
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Các công trình nghiên cứu có liên quan (trong và ngoài nước) 4
2.1 Nghiên cứu nước ngoài: 5
2.2 Nghiên cứu trong nước: 5
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6
➢ Mục tiêu nghiên cứu 6
➢ Nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng nghiên cứu 7
5 Phạm vi nghiên cứu 7
6 Phương pháp nghiên cứu 7
6.1 Phương pháp thu thập số liệu 7
6.2 Phương pháp phân tích số liệu 8
7 Đóng góp của luận văn 8
8 Kết cấu của luận văn 9
PHẦN NỘI DUNG 10
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính quyền số và tổng quan lý thuyết AHP 10
1.1 Một số vấn đề lý luận chung về chính quyền số 10
1.1.1 Khái niệm về chính quyền 10
Trang 171.1.2 Khái niệm về chuyển đổi số 11
1.1.3 Khái niệm về chính quyền số 11
1.1.4 Các đối tượng thực hiện chuyển đổi số 12
1.2 Mục tiêu phát triển chính quyền số 12
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chính quyền số 12
1.3.1 Nhân lực công nghệ thông tin 12
1.3.2 Cơ chế, chính sách 15
1.3.3 Hạ tầng số và nền tảng số 17
1.3.4 Thông tin và dữ liệu số 19
1.3.5 An toàn, an ninh thông tin 20
1.4 Mô hình phân tích thứ bậc AHP 21
1.4.1 Giới thiệu về mô hình phân tích thứ bậc AHP 21
1.4.2 Lợi ích của việc sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP 22
1.4.3 Tiến trình thực hiện 22
Tóm tắt chương 1 26
Chương 2: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai chính quyền số tại Đồng Tháp bằng phương pháp AHP 27
2.1 Tổng quan về tỉnh Đồng Tháp 27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển tỉnh Đồng Tháp 27
2.1.2 Hiện trạng triển khai chính quyền số tại Đồng Tháp 30
2.2 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai chính quyền số tại Đồng Tháp 42
2.2.1 Quá trình nghiên cứu 42
2.2.2 Phân tích mô hình AHP 45
Tóm tắt chương 2 51
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy việc triển khai chính quyền số tại Đồng Tháp 52
3.1 Định hướng chung về chuyển đổi số 52
Trang 183.1.1 Quan điểm chuyển đổi số 52
3.1.2 Nguyên tắc chuyển đổi số 53
3.1.2 Phát triển chính quyền số 53
3.2 Một số giải pháp thúc đẩy việc triển khai chính quyền số tại Đồng Tháp 55
3.2.1 Chuyển đổi nhận thức 55
3.2.2 Xây dựng cơ chế chính sách 56
3.2.3 Phát triển hạ tầng số 57
3.2.4 Phát triển dữ liệu số 58
3.2.5 Phát triển nền tảng số 59
3.2.6 Đảm bảo an toàn - an ninh thông tin 60
3.2.7 Phát triển nguồn nhân lực 61
3.2.8 Hợp tác, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo 62
Tóm tắt chương 3 63
KẾT LUẬN 64
PHỤ LỤC 68
Trang 19DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Viết đầy đủ Nghĩa tiếng việt
1 CNTT Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin
2 AHP Analytic Hierarchy Process Quá trình phân tích thứ bậc
3 TTTT Thông tin và Truyền thông Thông tin và Truyền thông
6 CBCCVC Cán bộ, công chức, viên
chức
Cán bộ, công chức, viên chức
8 PTTH Phát thanh và Truyền hình Phát thanh và Truyền hình
9 TTTHDL Trung tâm tích hợp dữ liệu Trung tâm tích hợp dữ liệu
12 BTTTT Bộ Thông tin và Truyền
16 ATTT An toàn thông tin An toàn thông tin
17 HTTT Hệ thống thông tin Hệ thống thông tin
Trang 2016 CQĐT Chính quyền điện tử Chính quyền điện tử
17 HTNT Hạ tầng và nền tảng số Hạ tầng và nền tảng số
18 NGSP National Government
Service Platform
Là hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin
ở Trung ương và địa phương
19 LGSP Local Government Service
Platform
Là nền tảng tích hợp, chia sẻ
dữ liệu cấp Bộ, cấp tỉnh
Trang 21DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Ma trận so sánh cặp 22
Bảng 1.2 Ma trận trọng số 24
Bảng 1.3: Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số nhân tố (RI) 25
Bảng 2.1 Các biến trong mô hình nghiên cứu 43
Bảng 2.2: Thang đo quan trọng tương đối 44
Bảng 2.3 Ma trận so sánh các cặp tiêu chí về mức độ ảnh hưởng 45
Bảng 2.4 Ma trận trọng số nhóm tiêu chí 46
Bảng 2.5 Tính toán ma trận véc tơ nhất quán 47
Bảng 2.6 Hệ số RI trong mô hình nghiên cứu 47
Bảng 2.7 Trọng số trung bình của các tiêu chí đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai chính quyền số tại Đồng Tháp 48
Bảng 2.8 Trọng số trung bình của các tiêu chí đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai chính quyền số tại Đồng Tháp – đã sắp xếp mức độ ưu tiên 48
Trang 22PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, thế giới đang có sự chuyển biến và thay đổi nhanh chóng từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đây là cuộc cách mạng kế tiếp với sự áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, blockchain, khai phá
vũ trụ,…phục vụ cho cuộc sống của con người ngày càng tiện nghi cũng như giúp cho con người có thêm nhiều thông tin, nhận thức mới; đây cũng là một cuộc Cách mạng công nghệ mới, đặc biệt khác với các Cuộc cách mạng trước đây như: về tốc
độ, tăng theo hàm lũy thừa; về phạm vi và chiều sâu, đây là cuộc Cách mạng dựa trên cách mạng số và kết hợp nhiều công nghệ, dẫn đến sự thay đổi chưa từng có tiền lệ trong mô hình kinh tế - xã hội; bao gồm sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống, khắp các quốc gia, các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp và toàn xã hội
Chuyển đổi số (CĐS) không chỉ là một xu thế về công nghệ trên toàn cầu, mà còn tác động vô cùng sâu rộng lên các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội CĐS mở ra một cơ hội lớn cho chúng ta, đây là sự thay đổi mang tính toàn diện, đến từng doanh nghiệp, từng tổ chức, từng người dân và từng lĩnh vực
Việc chuyển đổi số làm thay đổi thế giới, nhưng không phải là không thể điều khiển, can thiệp quá trình này Kinh nghiệm của những lần chuyển đổi công nghệ trước đây đã cho thấy, những quốc gia đi đầu trong ứng dụng và phát triển công nghệ mới luôn là những nước thịnh vượng, phát triển nhất
CĐS tác động tới người dân, doanh nghiệp và chính quyền Đối với người dân, CĐS sẽ thay đổi cách sống, cách làm việc và giao dịch Đối với doanh nghiệp, dữ liệu và công nghệ số sẽ thay đổi mô hình kinh doanh, thay đổi quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ; thay đổi sản phẩm và dịch vụ Đối với chính quyền, CĐS sẽ làm thay đổi trải nghiệm của người dùng đối với các dịch vụ nhà nước(NN) cung cấp; thay đổi các quy trình nghiệp vụ của cơ quan NN
Trang 23Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, làm ảnh hưởng đến tất cả lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội cũng như thói quen của con người Việc CĐS được diễn ra sẽ là cơ hội và cũng là thách thức đối với chúng ta
Ngày 06 tháng 6 năm 2020 Thủ tướng chính Phủ đã ban hành Quyết định 749/QĐ-TTg Phê duyệt “Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” Chương trình đã xác định mục tiêu Chương trình CĐS quốc gia là phát triển 03 trụ cột chính đó là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số Chuyển đổi
số là một nội dung, giải pháp chính để chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trước mắt là để chính phủ, chính quyền, doanh nghiệp, xã hội không tụt hậu hoặc phá sản; mà có tận dụng được xu thế, công nghệ cho phát triển, hòa nhập Chương trình Chuyển đổi số quốc gia xác định tầm nhìn đến năm 2030 là
“Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong và thử nghiệm
các mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp” với mục tiêu kép là “vừa phát triển Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu”
Nói về CĐS, Bộ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông (BTTTT) Nguyễn Mạnh Hùng có rất nhiều bài phát biểu nói về CĐS, trong đó có một số nội dung gợi ý chuyển đổi như:
“- Chuyển trọng tâm từ chính quyền sang người dân, từ tổ chức sang nhân viên,
từ doanh nghiệp sang khách hàng Chuyển đổi số tập trung mang lại giá trị cho người dùng, cho khách hàng, cho người dân Lấy người dân làm trung tâm Lấy người dùng, người sử dụng làm trung tâm
- Chuyển từ chi phí sang tạo ra lợi ích và giá trị Chuyển đổi số nói đến mang lại giá trị gì, lợi ích gì Chuyển đổi số chú trọng đánh giá hiệu quả, giá trị tạo ra trừ đi chi phí có dương không Giống như một dự án đầu tư
- Chuyển từ phần mềm riêng lẻ sang nền tảng số dùng chung Chuyển đổi số thì xuất hiện khái niệm nền tảng số Nền tảng số là một phần cứng, một phần mềm nhiều người dùng chung trên phạm vi toàn tỉnh, toàn quốc, toàn cầu
Trang 24- Chuyển từ ứng dụng công nghệ sang chuyển đổi cách làm việc Chuyển đổi số thì chuyển đổi là danh từ, số là tính từ Chuyển đổi cách làm là chính, là mục tiêu, công nghệ số chỉ là phương tiện thực hiện
- Chuyển từ cách làm từng phần sang làm toàn diện Chuyển đổi số là toàn diện, mọi nơi, mọi chỗ, không còn cái gọi là nửa này nửa kia Chỉ có một môi trường số Mọi việc sẽ diễn ra trên môi trường số Công việc của mỗi người mà rời máy tính ra là không làm việc được Và chỉ khi này thì công nghệ số mới phát huy hiệu quả
- Chuyển trọng tâm từ giám đốc công nghệ thông tin sang người đứng đầu Chuyển đổi số thì chuyển đổi cách làm, thay đổi cách vận hành tổ chức là chính nên người đứng đầu đóng vai trò quyết định
- Chuyển từ máy tính rêng lẻ sang điện toán đám mây Chuyển đổi số là dùng chung trên đám mây, đầu tư một chỗ, vận hành khai thác một chỗ, dùng chung toàn tỉnh, toàn quốc Chuyển đối số thì không còn nhìn thấy các hệ thống máy tính ở mỗi
tổ chức
- Chuyển từ đầu tư sang thuê
- Chuyển từ sản phẩm sang dịch vụ Chuyển đổi số thì không mua sản phẩm mà
là mua dịch vụ, trả tiền theo tháng, theo năm Là chi phí thường xuyên Dịch vụ thì dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu Không phải lo nghĩ về việc nuôi sống dịch vụ
- Chuyển đổi trọng tâm từ tổ chuyên gia công nghệ sang tổ công nghệ số cộng đồng Chuyển đổi số chú trọng vào sử dụng, chú trọng vào người dùng biết cài đặt
và sử dụng, nhất là người dân
- Chuyển từ chú trọng vào làm như thế nào sang làm cái gì Chuyển đổi số thì nhà lãnh đạo nói muốn gì, cần làm cái gì, cần thay đổi cái gì, và sau đó là việc của nhà kỹ thuật
- Chuyển trọng tâm từ người giỏi phần mềm sang người giỏi sử dụng Chuyển đổi số tập trung vào người dùng Tập trung vào việc đặt ra bài toán, vào việc sử dụng ngay từ giai đoạn phát triển ban đầu và đóng góp cho phần mềm thông minh dần lên
Trang 25- Chuyển từ hệ thống công nghệ thông tin sang môi trường số Chuyển đổi số là xây dựng môi trường sống và làm việc mới
- Chuyển từ tự động hóa sang thông minh hóa Chuyển đổi số chú trọng việc hỗ trợ để giúp con người thông minh hơn
- Chuyển từ dữ liệu của tổ chức sang dữ liệu người dùng Chuyển đổi số thu thập và xử lý dữ liệu người dùng sinh ra hàng ngày để tối ưu hoá hoạt động
- Chuyển đổi từ dữ liệu có cấu trúc sang dữ liệu phi cấu trúc Chuyển đổi số thu thập và xử lý cả dữ liệu phi cấu trúc, phân tích những dữ liệu mới này để sinh ra tri thức mới Chuyển đổi số tập trung vào tạo ra tri thức mới, tạo ra nhiều giá trị mới.”
Trong những năm qua, chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã không ngừng nổ lực xây dựng CQĐT bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và vào trong tất
cả các lĩnh vực đời sống đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống người dân và đáp ứng nhu cầu thông tin giữa chính quyền, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh
Việc thực hiện triển khai chính quyền số (ở trung ương là chính phủ số) là một vấn đề mới, dựa trên nền tảng CQĐT đã triển khai trước đó, sẽ có nhiều tình huống phát sinh, nhiều tiêu chí phải xem xét, đánh giá Việc nghiên cứu đánh giá các yếu
tổ ảnh hưởng đến việc triển khai Chính quyền số áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process – viết tắt là AHP) sẽ đánh giá, xác định được việc ưu tiên của các yếu tố ảnh hưởng, từ đó có những đề xuất phù hợp cho chính quyền tỉnh Đồng Tháp trong những năm tiếp theo Xuất phát từ lý do trên, với kinh nghiệm thực tiễn công tác tại Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Tháp tôi đã chọn
đề tài: “Đánh giá các yếu tổ ảnh hưởng đến việc triển khai chính quyền số tại
Đồng tháp bằng phương pháp AHP” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ
2 Các công trình nghiên cứu có liên quan (trong và ngoài nước)
Các khái niệm Chính phủ số, chính quyền số chỉ mới xuất hiện gần đây, nhưng hướng đến Chính phủ số, chính quyền số đều dựa trên nền tảng CQĐT Vì thế tác giả thực hiện tìm kiếm các công trình nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng AHP vào xây dựng CQĐT (e-Government)
Trang 262.1 Nghiên cứu nước ngoài:
Theo Sultan, AlArfaj, & AlKutbi (2012) trong nghiên cứu về việc áp dụng phương pháp AHP cho sự thành công của chính phủ điện tử nhóm tác giả đã giới thiệu về việc nhiều chính phủ phải tiêu tốn rất nhiều tiền cho việc xây dựng CQĐT Bằng việc áp dụng phương pháp AHP, nhóm tác giả đã xác định được kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông là vấn đề có ảnh hưởng cao nhất đến việc thành công của việc xây dựng chính phủ điện tử
Theo Janowski (2015), trong nghiên cứu về sự phát triển của chính phủ số:
từ chuyển đổi hướng đến hội nhập đã giới thiệu bối cảnh các chính phủ đang liên tục thay đổi để thực hiện chuyển đổi bằng các giải pháp kỹ thuật mới để giải quyết các bài toán quản lý xã hội, kinh tế, chính trị,… Nghiên cứu chỉ ra khái niệm chính phủ số là việc phát triển chính phủ theo hướng phức tạp hơn, hội nhập, chuyên môn hóa cao hơn tương tự như quá trình tiến hóa của xã hội Từ đó tác giả giới thiệu 04 giai đoạn thay đổi của chính phủ đó là: số hóa, CĐS, quản trị điện tử, quản trị điện
tử dựa trên chính sách
2.2 Nghiên cứu trong nước:
Trong thời gian qua, đã có nhiều nghiên cứu viết về CQĐT, tuy nhiên do chính quyền số là một khái niệm mới nên các nghiên cứu được công bố về vần đề này chưa được tìm thấy Do có tính tương đồng giữa CQĐT và chính quyền số nên tác giả đã tham khảo các bài viết về CQĐT, đáng chú ý là một số nghiên cứu sau:
Theo Nguyễn Tử Tiến Lợi (2009), trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm về Internet, World wide web, E-government, cải cách hành chính, DVC, hiệu quả của việc ứng dụng Internet và E-GOV trong quản lý NN cùng với việc đánh giá, phân tích hiện trạng ứng dụng Internet và E-gov trong hoạt động quản lý NN về hành chính tại tỉnh Ninh Bình Tác giả đã đề xuất 03 nhóm giải pháp để ứng dụng E-GOV trong dịch vụ hành chính công tại tỉnh Ninh Bình đó là cũng cố hạ tầng kỹ thuật, xây dựng lộ trình triển khai và có cơ chế khuyến khích, xử phạt trong sử dụng E-GOV
Trang 27Theo Phan Anh Tú (2015), trên cơ sở nghiên cứu và phân tích hiện trạng xây dựng Chính phủ điện tử của một số nước trên thế giới, của VN và một số tỉnh, thành phố trong cả nước Tác giả đã đề xuất, xây dựng được mô hình triển khai CQĐT tại
Hà Tỉnh thông qua việc triển khai DVC trực tuyến (mức độ 3) để áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Áp dụng AHP vào trong một số lĩnh vực, nhóm tác giả Kiên, Luân và Kim Yến (2017) đã ứng dụng mô hình AHP xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Trà Vinh; từ việc nghiên cứu trên nhóm tác giả đã đánh giá phương pháp này
có thể được áp dụng để phát triển, cải tiến mạng lưới quan trắc môi trường khi cần thiết trong tương lai
Sau khi tham khảo các nghiên cứu trên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai chính quyền số bằng việc áp dụng phương
pháp AHP và tại Đồng Tháp Theo sự hiểu biết của tác giả, đề tài “Đánh giá các
yếu tổ ảnh hưởng đến việc triển khai chính quyền số tại Đồng tháp bằng phương pháp AHP” không bị trùng lắp với các nghiên cứu trước đây
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
➢ Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai chính quyền số tại Đồng Tháp và ứng dụng AHP để phân tích các yếu tố ảnh hưởng này để đề ra phương hướng, giải pháp, chính sách để triển khai chính quyền số tại Đồng Tháp đạt hiệu quả trong thời gian tới
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá hiện trạng triển khai chính quyền số tại Đồng Tháp
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai chính quyền số tại Đồng Tháp
- Đưa ra một số giải pháp thúc đẩy việc triển khai chính quyền số tại Đồng Tháp trong tương lai
Trang 28➢ Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai chính quyền số tại Đồng Tháp và ứng dụng AHP để phân tích các yếu tố ảnh hưởng này để đề ra phương hướng, giải pháp, chính sách để triển khai chính quyền số tại Đồng Tháp đạt hiệu quả trong thời gian tới
4 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát: CBCCVC thuộc phạm vi của tỉnh Đồng Tháp
- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai chính quyền
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý cũng như các CBCCVC nhằm thu thập được các thông tin liên quan như: nhận thức của CBCCVC về CĐS; nền tảng số; cơ chế chính sách cho CĐS; hạ tầng số; an toàn
an ninh mạng
Tác giả cũng tiến hành thu thập các nguồn dữ liệu cần thiết, cụ thể:
- Báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
- Sách, giáo trình về chuyển đổi số, về phương pháp phân tích AHP
- Tài liệu giới thiệu về tỉnh Đồng Tháp
Trang 29Số liệu sơ cấp: tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia Tác giả đã thực hiện phỏng vấn các chuyên gia là lãnh đạo, quản lý về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; là những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực này để có những ý kiến đánh giá thực tế các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai chính quyền số tại Đồng Tháp Các phiếu phỏng vấn chuyên gia được sử dụng trong việc đánh giá phân tích bằng mô hình AHP
6.2 Phương pháp phân tích số liệu
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc - Analytic Hierarchy Process (AHP) để đánh giá các yếu tổ ảnh hưởng đến việc triển khai chính quyền số tại Đồng tháp và sử dụng thống kê mô tả phân tích, tổng hợp, so sánh từ kết quả nghiên cứu thực trạng triển khai CQĐT tại Đồng Tháp Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian trong giai đoạn 2016 – 2020 nhằm phân tích việc triển khai chính phủ điện tử giai đoạn này và dữ liệu sơ cấp bằng phiếu khảo sát các chuyên gia vào tháng năm 2021
Trong phần đánh giá thực trạng, tác giả sử dụng số liệu từ kết quả từ kết quả quản lý Công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 Từ đó, tác giả xác định các yếu
tố có ảnh hưởng đến việc triển khai chính quyền số tại Đồng Tháp và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố này bằng phương pháp AHP
7 Đóng góp của luận văn
Đề tài “Đánh giá các yếu tổ ảnh hưởng đến việc triển khai chính quyền số
tại Đồng tháp bằng phương pháp AHP” là một đề tài mang tính mới mẻ và cần
thiết
- Về phương diện khoa học: trên cơ sở tổng hợp lý thuyết có sẵn để đánh giá các yếu tổ ảnh hưởng đến việc triển khai chính quyền số tại Đồng tháp bằng phương pháp AHP Phương pháp AHP là một phương pháp hiệu quả trong phân tích nghiên cứu đã được sử dụng trên thế giới Do đó, tác giả quyết định sử dụng mô hình toán học của của phương pháp AHP làm cơ sở khoa học cho đề tài
Trang 30- Về phương diện thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo các nhà hoạch định chính sách tham khảo để đề ra các chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay để triển khai chính quyền số tại Đồng Tháp
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận về chính quyền số và tổng quan lý thuyết AHP
- Chương 2: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai chính quyền số
tại Đồng Tháp bằng phương pháp AHP
- Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy việc triển khai chính quyền số tại Đồng
Tháp
Trang 31PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận về chính quyền số và tổng quan lý thuyết AHP
1.1 Một số vấn đề lý luận chung về chính quyền số
1.1.1 Khái niệm về chính quyền
Chính quyền là bộ máy điều hành, quản lý công việc của NN Chính quyền tại
VN được phân thành chính quyền trung ương và chính quyền địa phương
Chính quyền trung ương là tập hợp tất cả các cơ quan NN trung ương Chính quyền địa phương gồm có chính quyền cấp tỉnh, chính quyền cấp huyện và chính quyền cấp xã
Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (2015), các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN gồm có:
1 Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
2 Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
3 Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
4 Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Và các đơn vị hành chính được phân loại như sau:
- Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại
Trang 321.1.2 Khái niệm về chuyển đổi số
CĐS là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số
CĐS không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có
CĐS mở ra cơ hội chưa từng có cho VN Chính phủ số giúp Chính phủ hoạt động hiệu lực, hiệu quả, minh bạch hơn và giảm tham nhũng Kinh tế số thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trên nền tảng CNTT tạo ra nhiều sản phẩm mới, giúp tạo ra môi trường làm việc hiện đại Còn xã hội số sẽ giúp cho tất cả công dân được hưởng thụ các dịch vụ hiện đại ở mọi nơi, giúp kéo gần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn
và đặc biệt hơn là giúp cho chất lượng cuộc sống ngày được nâng cao hơn nữa
1.1.3 Khái niệm về chính quyền số
Chính phủ điện tử là chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, từ đó sẽ phục vụ cho người dân và các doanh nghiệp tốt hơn Hay nói theo một cách khác nữa thì đây là quá trình tin học hóa các hoạt động của chính phủ
Chính phủ số là chính phủ thực hiện chuyển đổi hình thức quản lý của mình toàn bộ hoạt động lên môi trường số Việc này không chỉ là thực hiện nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động của chỉnh phủ, mà còn thực hiện đổi mới mô hình hoạt động và thay đổi các cách thức cung cấp dịch vụ đến người dân và doanh nghiệp Từ đó cho phép mọi công dân và các doanh nghiệp có thể sử dụng được tất
cả các dịch vụ do Chính phủ cung cấp Hay nói một cách khác, đây là quá trình CĐS của chính phủ
Tương tự như vậy, ở địa phương với quy mô giới hạn của một Tỉnh, các hoạt động tương tự như Chính phủ thì được gọi là Chính quyền số
Trang 331.1.4 Các đối tượng thực hiện chuyển đổi số
CĐS quốc gia được thực hiện theo 3 trụ cột chính đó là chính phủ số, kinh tế
số và xã hội số Như vậy đối tượng thực hiện CĐS là chính quyền, doanh nghiệp và người dân
CĐS là quá trình thực hiện để thay đổi tổng thể và toàn diện Với một tổ chức, vì là sự thay đổi, nên trước tiên đó là việc của lãnh đạo, của người đứng đầu,
vì nếu không thì không ai dám làm và có thể làm Vì là tổng thể và toàn diện nên đó
là việc của tất cả mọi thành viên trong tổ chức, doanh nghiệp Ngoài ra, người dân cũng là một nhân tố tích cực thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp tích cực chuyển đổi để phục vụ nhu cầu của người dân
1.2 Mục tiêu phát triển chính quyền số
- CĐS thực hiện đồng bộ, toàn diện, hình thành và xây dựng một môi trường
số an toàn và thật tiện ích phục vụ tối đa các nhu cầu quản lý của cơ quan NN; phục
vụ cho việc sản xuất, kinh doanh và phát triển của các doanh nghiệp cũng như sinh hoạt của các cộng đồng dân cư
- Tạo ra nhiều cơ sở (cơ chế, chính sách, hạ tầng, nhân lực,…) để phát triển các hệ thống, các ứng dụng và các dịch vụ thực hiện CĐS nhanh hơn, nhằm giảm chi phí và tạo ra các hệ sinh thái CĐS
- Hình thành văn hoá số gắn với bảo vệ văn hoá, giá trị đạo đức căn bản của con người và chủ quyền số quốc gia, là phương thức để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chính quyền số
1.3.1 Nhân lực công nghệ thông tin
CĐS trước tiên cần phải có nhân lực công nghệ thông tin làm đầu tàu dẫn dắt các nguồn nhân lực khác để cùng tham gia CĐS Nhân lực công nghệ thông tin sẽ chính là đội ngũ chuyên gian định hướng, phát triển ứng dụng, xây dựng hệ thống
Trang 34cũng như là đội ngũ hỗ trợ tất cả các nguồn nhân lực khác tham gia CĐS như: chuyển đổi nhận thức, áp dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống cũng như hỗ trợ
sử dụng, khai thác các ứng dụng mà công cuộc CĐS cung cấp
Với nhân tố nhân lực công nghệ thông tin, theo quyết định 1726/QĐ-BTTTT ngày 12/10/2020 có thể có các chỉ số và tiêu chí sau:
- Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về chuyển đổ số, Chỉnh quyền số:
+ Có Chuyên mục về Chuyển đổi số trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Tỉnh/Thành phố (TP)
+ Có các tài liệu tuyên truyền (quyển, tờ rơi, video clip) về Chuyển đổi số, Chính phủ số, chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước
+ Tổ chức các hội thảo, hội nghị cho cán bộ lãnh đạo quy mô cấp tỉnh/TP về chuyển đổi số, Chính quyền số
+ Công bố và tổ chức sự kiện "Ngày chuyển đổi số" hàng năm của Tỉnh/TP
- Sự quan tâm của người đứng đầu đối với Chuyển đổi số, Chính quyền số: + Người đứng đầu Tỉnh/TP (Chủ tịch UBND Tỉnh/TP) là Trưởng ban Ban chỉ đạo Chính quyền điện tử Chuyển đổi số cấp tỉnh
+ Số cuộc họp, hội nghị chuyên đề về chuyển đổi số Chính phủ số do người đứng đầu tỉnh (Chủ tịch UBND tỉnh) chủ trì
+ Cam kết của người đứng đầu Tỉnh/TP về quyết tâm đổi mới, cho phép thử nghiệm cái mới, ứng dụng công nghệ mới, thúc đẩy chuyển đổi số, Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trong phạm vi Tỉnh/TP
+ Phát động phong trào thi đua chuyển đổi số trong toàn Tỉnh/TP Lựa chọn, vinh danh, khen thưởng cho các điển hình tiên tiến về chuyển đổi số
- Chủ trương, định hướng của Đảng, Chính quyền về chuyển đổi số, Chính quyền số:
+ Nghị quyết, Chỉ thị chuyên đề của Tỉnh ủy/Thành ủy về Chuyển đổi số, Chính quyền số
+ Chiến lược chuyển đổi số của Tỉnh/TP
Trang 35+ Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành
- Sự hiểu biết của cán bộ, công chức (CBCQ trong cơ quan nhà nước (CQNN)
về khái niệm và sự cần thiết chuyển đổi số, phát triển Chính quyền số:
+ Tỷ lệ CBCC hiểu khái niệm cơ bản về chuyển đổi số, Chính quyền số, công nghệ số, dịch vụ số và sự cần thiết phải chuyển đổi số, phát triển Chính quyền
+ Tỷ lệ cán bộ chuyên trách an toàn thông tin
- Đào tạo kỹ năng số:
+ Tỉnh đã có chương trình, kế hoạch đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho CBCC trong CQNN và Lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn
+ Tỉnh/TP đã có chương trình, kế hoạch đào tạo, tập huấn về kỹ năng sử dụng và khai thác các dịch vụ công trực tuyến, các dữ liệu mở do Tỉnh/TP cung cấp cho người dân và doanh nghiệp
+ Tỷ lệ lãnh đạo các cấp thuộc, trực thuộc Tỉnh/TP và lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh được tham gia ít nhất 1 khoá đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số do Tỉnh/TP tổ chức
+ Số lượt trung bình một cán bộ chuyên trách về CNTT được tham gia đào tạo chuyên sâu về các kỹ thuật, công nghệ số trong năm
+ Tỷ lệ CBCC trong CQNN được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng số, kỹ năng sử dụng, khai thác các hệ thống thông tin của Tỉnh/TP
+ Tỷ lệ CBCC trong CQNN được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng phân tích
và xử lý dữ liệu, khai thác các dữ liệu số do Tỉnh/TP cung cấp
Trang 36- Đào tạo kỹ năng an toàn thông tin (ATTT):
+ Tỷ lệ lãnh đạo các cấp chính quyền của tĩnh được đào tạo về ATTT cho cán bộ quản lý
+ Tỷ lệ cán bộ chuyên trách về CNTT, ATTT được đào tạo về kỹ năng ATTT
+ Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức CQNN được đào tạo về kỹ năng ATTT cho người sử dụng
1.3.2 Cơ chế, chính sách
Khi thực hiện CĐS, cần kiến tạo chính sách theo hướng khuyến khích thực hiện và áp dung chuyển đổi số Sẵn sàng chấp nhận, ứng dụng các sản phẩm, các giải pháp, các dịch vụ, các mô hình kinh doanh số, nhằm thực hiện thúc đẩy phương thức quản lý mới dựa trên việc thực hiện CĐS đối với những mối quan hệ xã hội mới phát sinh
Với cơ chế, chính sách theo quyết định 1726/QĐ-BTTTT ngày 12/10/2020 có các chỉ số và tiêu chí sau:
- Kế hoạch, chương trình, đề án chuyển đổi số, phát triển Chính quyền số, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong CQNN:
+ Kế hoạch, chương trình hoặc đề án về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, ứng dụng CNTT trong CQNN giai đoạn 2021-2025
+ Kế hoạch, chương trình hoặc đề án hàng năm về phát triển Chính quyền số, ứng dụng CNTT trong CQNN
+ Có kế hoạch cụ thể hàng năm để triển khai chuyển đổi số từng lĩnh vực trong 8 lĩnh vực ưu tiên theo QĐ 749/QĐ-TTg gồm: y tế, giáo dục, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, năng lượng, tài nguyên và môi trường, sản xuất công nghiệp; và các lĩnh vực khác
+ Quy hoạch, kế hoạch xây dựng, phát triển đô thị thông minh của Tỉnh/TP
- Môi trường pháp lý, cơ chế chính sách về chuyển đổi số, chính quyền số/chính quyền địa tử:
Trang 37+ Ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách thuộc thẩm quyền của Tỉnh/TP nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho chuyển đổi số, thúc đẩy chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, sẵn sàng thử nghiệm và áp dụng cái mới
+ Ban hành quy chế hoạt động của Cổng Thông tin điện tử và Cổng Dịch vụ công
+ Ban hành kế hoạch và triển khai việc số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực trên toàn Tỉnh/TP
+ Ban hành, cập nhật danh sách mã định danh điện tử cho các cơ quan, đơn
vị trực thuộc tỉnh và chia sẻ với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Quyết định số 20/2020/QĐ-TTg
+ Ban hành Kiến trúc Chính quyền số/Chính quyền điện tử của Tỉnh/TP
- Tổ chức, nhân sự chuyên trách về Chuyển đổi số:
+ Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của Tỉnh hoặc giao/bổ sung chức năng, nhiệm vụ Chuyển đổi số cho Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử
+ Quyết định thành lập Tổ công tác chuyển đổi số của Tỉnh/TP do Lãnh đạo Tỉnh làm tổ trưởng và thành viên từ các sở, ban, ngành thuộc các lĩnh vực quan trọng
+ Quyết định kiện toàn tổ chức và bổ sung chức năng, nhiệm vụ về chuyển đổi số cho Sở Thông tin và Truyền thông
+ Sở Thông tin và Truyền thông có bộ phận/đơn vị và nhân sự được giao nhiệm vụ phụ trách công tác Chuyển đổi số nói chung và xây dựng Chính phủ số nói riêng
- Ngân sách cho CNTT:
+ Tỷ lệ chi ngân sách địa phương cho CNTT
+ Tỷ lệ chi ngân sách địa phương cho an toàn thông tin mạng
+ Tính minh bạch của ngân sách
Trang 381.3.3 Hạ tầng số và nền tảng số
Cần phát triển hạ tầng số đầy đủ sao cho sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu bùng
nổ về việc kết nối, lưu trữ và xử lý dữ liệu Ngoài ra, hệ thống có những chức năng
về giám sát hệ thống mạng, các ứng dụng và hạ tầng CNTT để bảo đảm an toàn, an ninh mạng đáp ứng nhu cầu khai thác hệ thống của cơ quan NN, cá nhân và doanh nghiệp
Phát triển các nền tảng số sao cho có thể thúc đẩy nhanh tiến trình CĐS Việc nay phải được diễn ra một cách tự nhiên, tạo ra những giá trị mới và mang lại các lợi ích rõ ràng, thiết thực cho xã hội Nền tảng số cũng như hạ tầng là phải được tích hợp sẵn những chức năng về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của hệ thống ngay
từ khi thiết kế, xây dựng
Với hạ tầng số và nền tảng số theo quyết định 1726/QĐ-BTTTT ngày 12/10/2020 có các chỉ số và tiêu chí sau:
- Trang bị máy tính cho CBCC (gồm cả máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng):
+ Tỷ lệ CBCC tại CQNN cấp tỉnh được trang bị máy tính
+ Tỷ lệ CBCC tại CBND cấp huyện được trang bị máy tính
+ Tỷ lệ CBCC tại UBND cấp xã được trang bị máy tính
- Mạng LAN, Internet, WAN:
+ Tỷ lệ CQNN đã kết nối với mạng diện rộng của tỉnh
- Kết nối Mạng Truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước (Mạng TSLCD):
+ Tỷ lệ CQNN cấp tỉnh đã kết nối với Mạng TSI.CD cấp II
+ Tỷ lệ UBND cấp huyện đã kết nối với Mạng TSLCD cấp II
Trang 39+ Tỷ lệ UBND cấp xã đã kết nối với Mạng TSLCD cấp II
- Trung tâm dữ liệu:
+ Trung tâm dữ liệu của tỉnh
+ Trung tâm dữ liệu dự phòng của tỉnh
- Điện toán đám mây (Cloud Computing):
+ Hạ tầng kỹ thuật CNTT của tỉnh đã triển khai theo mô hình điện toán đám mây
+ Tỷ lệ số CQNN có sử dụng dịch vụ trên hạ tầng điện toán đám mây của Tỉnh/TP
- Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LCSP):
+ Triển khai LGSP
+ Tỷ lệ số dịch vụ dữ liệu của các cơ quan bộ, ngành trung ương có trên NGSP được đưa vào sử dụng chính thức tại Tỉnh/TP
+ Tỷ lệ các ứng dụng nội bộ của Tỉnh/TP được kết nối, sử dụng qua LGSP
- Hệ thống Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC):
+ Triển khai Hệ thống SOC của Tỉnh/TP
+ Mức độ triển khai SOC- Tỷ lệ số hệ thống thông tin phục vụ Chính quyền
số và công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước được giám sát, bảo vệ bởi SOC
- Hệ thống phát triển đô thị thông minh:
+ Xây dựng, triển khai Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) cấp tỉnh
+ Xây dựng, triển khai IOC cho đô thị thuộc Tỉnh/TP (cấp huyện)
+ Số đô thị thuộc Tỉnh/TP đã triển khai tích hợp cảm biến IOT và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu như giao thông, năng lượng, điện, nước, quản lý đô thị
Trang 40- Nền tảng thanh toán trực tuyến, di động:
+ Tỷ lệ số dịch vụ công trực tuyến của tỉnh có tích hợp, hỗ trợ thanh toán trực tuyến
+ Tỷ lệ số dịch vụ công trực tuyến của tỉnh có kết nối, hỗ trợ thanh toán qua
hệ thống hỗ trợ thanh quốc gia PayGov
1.3.4 Thông tin và dữ liệu số
Thông tin được đảm bảo sẵn sàng cung cấp đến người cá nhân và tổ chức, đảm bảo việc kết nối, chia sẽ dữ liệu dựa trên các chuẩn quy định (LGSP, NGSP), có các
hệ thống dữ liệu mở, học liệu cũng như các hệ thống dữ liệu lớn và công cụ phân tích dữ liệu lớn
Với thông tin và dữ liệu số theo quyết định 1726/QĐ-BTTTT ngày 12/10/2020 có các chỉ số và tiêu chí sau:
- Sự sẵn sàng của dữ liệu:
+ Ban hành Chiến lược dữ liệu của Tỉnh/TP
+ Ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu (CSDL) của Tỉnh/TP (thuộc Tỉnh/TP quản lý)
+ Tỷ lệ số CSDL trong Danh mục CSDL của Tỉnh/TP đã được phê duyệt quy chuẩn hoặc quy định kỹ thuật về cấu trúc dữ liệu, quy chế, quy trình khai thác, sử dụng, trao đổi, chia sẻ dữ liệu để xây dựng
+ Tỷ lệ số CSDL trong Danh mục CSDL của Tỉnh/TP đã xây dựng và đưa vào vận hành, khai thác
+ Ban hành Danh mục dữ liệu của Tỉnh/TP
+ Tỷ lệ số hạng mục dữ liệu đã được xây dựng, số hóa đưa vào CSDL để lưu trữ và khai thác dạng số
+ Tỷ lệ số hạng mục dữ liệu đã được xây dựng, số hóa đưa vào CSDL và được cập nhật thường xuyên theo sự biến động trên thực tế
- Kết nối, chia sẻ dữ liệu, dữ liệu mở: