1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài phân tích các dấu hiệu pháp lý cơ bản của tham nhũng k

34 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Dấu Hiệu Pháp Lý Cơ Bản Của Tham Nhũng
Tác giả Lê Đoàn Khánh Linh, Lê Nhật Linh, Nguyễn Ngọc Linh, Vũ Thị Ngọc Linh, Mai Thảo Ly, Biện Trường, Hoàng Minh, Đỗ Tuấn Minh, Phí Thành Nam, Nguyễn Bảo Ngân, Hà Minh Ngọc, Hỷ Bích Ngọc, Lê Thị Minh Ngọc, Trần Ánh Ngọc, Phạm Hạnh Nguyên, Lê Yến Nhi, Hoàng Thị Cẩm Nhung, Nguyễn Quỳnh Nhung, Nguyễn Ngọc Ninh
Người hướng dẫn Cô Đỗ Thị Hoa
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại báo cáo thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 3,71 MB

Cấu trúc

  • 4.5. Dấu hiệu pháp lý của Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (20)
  • 4.6. Dấu hiệu pháp lý của Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (22)
  • 4.7. Dấu hiệu pháp lý của Tội giả mạo công tác (24)

Nội dung

Theo đó quy định này có phân loại hành vi tham nhũngtrong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước.- Cụ thể tại khoản 1 Điều này liệt kê các hành vi tham nhũng trong khu vựcnhà nước do

Dấu hiệu pháp lý của Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

- Điều 357 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi) quy định:

Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này về cơ bản giống với Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356), chỉ khác là người phạm tội trong lúc thi hành công vụ đã thực hiện những việc làm vượt quá giới hạn quyền năng của mình Đặc điểm để phân biệt hành vi có dấu hiệu của tội phạm này là về mặt pháp lý chủ thể có thẩm quyền thực hiện công vụ và thực tế, có điều kiện pháp lý làm phát sinh công vụ phải thực hiện, nhưng chủ thể đã lợi dụng để thực hiện hoạt động ngoài phạm vi pháp luật cho phép, nên đã gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Là chủ thể đặc biệt, người phạm tội phải có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật thì mới có điều kiện để thực hiện tội phạm Từ nội dung này có thể hiểu chủ thể phải là cán bộ, công chức, khi đó hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của chủ thể mới có thể phát huy hiệu quả trên thực tế.

Lỗi cố ý trực tiếp, động cơ phạm tội xuất phát từ động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân Chủ thể nhận thức được hành vi của mình là trái luật, vượt ra khỏi giới hạn về thẩm quyền của họ, nhưng vì nhằm thu lợi bất chính mà chủ thể bất chấp pháp luật; hoặc vì nhằm thỏa mãn những vấn đề cá nhân như nhằm tạo thuận lợi cho bản thân trong việc đề bạt, bổ nhiệm hoặc nhằm làm hài lòng cấp trên; hoặc nhằm tạo ra những thuận cho người thân trong sản, kinh doanh; hoặc đơn giản là nhằm thỏa mãn sự ích kỷ của bản thân mình…

Ví dụ: Chủ tịch xã A là ông B cho ông T thuê một mảnh đất công trên địa bàn của xã để ông T mở cửa hàng buôn bán, kinh doanh Số tiền thuê trong một năm là 150 triệu Đối với hành vi này của ông B thì ông hoàn toàn không có quyền cho ông T thuê mảnh đất này.

Như vậy, qua ví dụ trên có thể thấy ông B đã lạm dụng quyền làm chủ tịch xã của mình để cho ông T thuê đất công sau đó lấy tiền bỏ túi.

Dấu hiệu pháp lý của Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

- Điều 358 BLHS năm 2015 quy định:

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi được quy định là tội danh riêng trong luật hình sự Việt Nam kể từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư năm 1997 Việc tách tội này ra khỏi Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi là cần thiết nhằm tạo cơ sở phân hoá được trách nhiệm hình sự, vì hai tội phạm này có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau.

- Căn cứ quy định tại BLHS năm 2015, cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi quy định tại Điều

358 như đã viện dẫn có các dấu hiệu pháp lý như sau:

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi trực tiếp xâm hại đến sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội và xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

- Hành vi tiền đề được mô tả là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn nhận (hoặc sẽ nhận) lợi ích vật chất từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc lợi ích phi vật chất, mục đích của việc đưa và nhận lợi ích là nhằm tác động đến người có chức vụ, quyền hạn khác để người này giải quyết công vụ có lợi cho bên cung cấp lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất đó.

- Cấu thành cơ bản của tội phạm trên theo quy định của BLHS cũ 1999 thì đối tượng mà người phạm tội nhận từ người thứ ba là vật chất, nhưng BLHS 2015 mở rộng thêm đối tượng là lợi ích phi vật chất Từ thực tiễn hành vi gây ảnh hưởng đến người có chức vụ, quyền hạn để người đó làm sai lệch công vụ của họ có thể diễn giải lợi ích phi vật chất như: người phạm tội sẽ được cân nhắc đề bạt, bổ nhiệm; hoặc nhằm tạo mối quan hệ tốt với với họ hàng và những người xung quanh; hoặc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người thân của mình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhận những ưu đãi của Nhà nước; hoặc có thể là được đáp ứng về nhu cầu tình dục…

- Hành vi tiếp theo sau khi nhận lợi ích là người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người có trách nhiệm thực thi công vụ để trục lợi Từ hành vi này có thể lý giải: Chủ thể phải có chức vụ, quyền hạn

“đủ mạnh” để có thể gây ảnh hưởng đối với người đang thực thi công vụ nhằm làm cho công vụ được thực hiện theo ý chí của người phạm tội Khi chức vụ, quyền hạn của người phạm tội không ngang hàng với người đang thực thi công vụ, vị trí cũng không tương xứng thì việc người phạm tội nhận tiền, lợi ích từ người khác rồi dùng quan hệ quen biết, đồng nghiệp để gây ảnh hưởng làm cho người thực thi công vụ giải quyết công việc theo ý chí của họ, thì cần xem hành vi gây ảnh hưởng trong trường hợp này phạm vào tội danh khác (như Tội môi giới hối lộ hoặc Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi) Vì vậy, việc đánh giá, so sánh, xác định về mối quan hệ và sự ảnh hưởng của người phạm tội (người có chức vụ, quyền hạn) với người đang có trách nhiệm thực thi công vụ liên quan đến người cung cấp lợi là việc làm rất cần thiết để xác định đúng tội danh của hành vi.

- Là chủ thể đặc biệt, người phạm tội phải có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật thì mới có điều kiện để thực hiện tội phạm Từ nội dung này có thể hiểu chủ thể phải là cán bộ, công chức, khi đó hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của chủ thể để gây ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn khác mới có thể phát huy hiệu quả trên thực tế.

- Lỗi cố ý trực tiếp, động cơ phạm tội xuất phát từ động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân.

Ví dụ: Bà T và L có hành vi lợi dụng ảnh hưởng, can thiệp, tác động lãnh đạo một số bộ, ngành tạo điều kiện giúp Công ty Việt Á trong quá trình sản xuất, kinh doanh kit xét nghiệm Covid-19 để trục lợi.

Dấu hiệu pháp lý của Tội giả mạo công tác

- Tội giả mạo trong công tác xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội mà kinh phí, tài chính đảm bảo cho hoạt động có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi được nêu tại Điều luật Cụ thể: Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn là dấu hiệu để phân biệt với một số tội phạm khác (Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức, Điều 340, Tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức – Điều 341, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Điều 174…).

- Tuy nhiên, chỉ căn cứ vào dấu hiệu có chức vụ, quyền hạn của người phạm tội là chưa đủ cơ sở để làm nổi bậc sự khác biệt của tội phạm quy định tại Điều 359 và những tội phạm khác như đã liệt kê.

- Một dấu hiệu rất quan trọng là ngoài chức vụ, quyền hạn, thì người phạm tội còn phải là người có công vụ liên quan đến việc làm, ban hành các loại bằng cấp, giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức hoặc họ là người có trách nhiệm tham gia thực hiện các chỉ đạo, quyết định bằng văn bản của cấp trên… Sau đó, người phạm tội lợi dụng quá trình tham gia thực thi công vụ đã sửa chữa, làm sai lệch hoặc làm giả hoặc giả chữ ký của người có thẩm quyền để đưa các loại bằng cấp, giấy tờ, tài liệu vào thực tế, từ đó tác động và gây ra thiệt cho các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ Ví dụ như cán bộ Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội huyện giả chữ ký của Trưởng phòng để hợp thức hóa hồ sơ cho người thân của mình là Thương bệnh binh nhằm tạo điều kiện cho người thân được hưởng chính sách trợ cấp của Nhà nước một cách trái pháp luật.

- Là chủ thể đặc biệt, người phạm tội phải có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật thì mới có điều kiện để thực hiện tội phạm Từ nội dung này có thể hiểu chủ thể phải là cán bộ, công chức, khi đó chủ thể mới có điều kiện thuận lợi thực hiện hành vi phạm tội dễ dàng và khó bị phát hiện.

- Lỗi cố ý trực tiếp; động cơ phạm tội xuất phát từ động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân Chủ thể nhận thức được hành vi của mình là trái luật, nhưng vì nhằm thu lợi bất chính; hoặc vì nhằm thỏa mãn những vấn đề cá nhân như nhằm tạo thuận lợi cho bản thân hoặc người thân quen trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm; hoặc nhằm tạo ra những thuận cho người thân trong sản xuất, kinh doanh, hưởng chính sách trợ cấp, ưu đãi của Nhà nước; hoặc nhằm thỏa mãn sự ích kỷ của bản thân mình… mà chủ thể bất chấp pháp luật.

Ví dụ: Lê Trung A, giám đốc phòng khám đa khoa B ( chi nhánh công ty cổ phần bệnh viện ít, được sở y tế thành phố cấp giấy phép hoạt động đóng ) là người có thẩm quyền ký xác nhận lên cắt giấy khám sức khỏe thể hiện giá trị của các giấy khám sức khỏe.

Căn cứ quy định tại điểm D khoản 2 điều 5 thông tư số 14/2023/TT-BYT ngày 06/5/2013 của bộ y tế về hướng dẫn khám sức khỏe, thì giấy khám sức khỏe do phòng khám đa khoa B cấp cho người không đến khám sức khỏe thực tế (dù có chữ ký, con dấu của các bác sĩ và phòng khám là thật) đã vi phạm quy định về thủ tục khám sức khỏe, và là giấy khám sức khỏe giả.

TÌNH HUỐNG: Ông Anh và bà Em là hai vợ chồng, họ có ba con chung là Yêu sinh năm

1993, Say và Đắm sinh đôi năm 2005 Do cuộc sống bất hòa, Ông Anh và

Bà Em đã sống ly thân nhiều năm nay Yêu ở với mẹ, còn Say và Đắm về sống với bố Yêu là đứa con hư hỏng, tuy đã đi làm và có thu nhập cao nhưng luôn có những hành động ngược đãi, hành hạ mẹ để xin tiền ăn chơi. Sau một lần gây thương tích nặng cho mẹ, Yêu đã bị tòa án kết án về hành vi này.

Năm 2018, bà Em bị tai nạn lao động và chết Trước khi chết, bà Em có di chỳc để lại cho em gỏi mỡnh là bà Út ẵ số tài sản của mỡnh.

Toà án xác định khối tài sản chung giữa ông Anh và bà Em là 790 triệu VNĐ

YÊU CẦU: a) Chia thừa kế trong trường hợp này b) Giả sử bà Út khước từ nhận di sản thừa kế, di sản của bà Em sẽ được chia như thế nào?

- B1: Xác định rõ hình thức thừa kế: thừa kế theo luật hay thừa kế theo di chúc.

Nếu thuộc trường hợp thừa kế theo di chúc thì phải xác định di chúc đó có hợp pháp hay không? có đảm bảo có giá trị hiệu lực hay không? Hay nói cách khác, chia di sản khi có di chúc phải đối chiếu các quy định của Bộ luật dân sự xem di chúc là loại di chúc nào? di chúc đó có đáp ứng các điều kiện có hiệu lực hay không?

Nếu không có di chúc hoặc di chúc không có giá trị hiệu lực hoặc có người bị truất, không được hưởng, từ chối hưởng di sản thừa kế thì sẽ chia di sản, phần di sản thừa kế theo hình thức thừa kế theo luật.

- B2: Xác định người hưởng di sản thừa kế:

Xác định những ai có quyền hưởng di sản thừa kế theo quy tắc: hàng thừa kế thứ nhất - hàng thừa kế thứ hai - hàng thừa kế thứ ba Chỉ khi nào không còn người thuộc hàng thừa kế trên thì người thuộc hàng thừa kế sau mới được hưởng

Xác định ai là người được cho hưởng di sản thừa kế, ai không được hưởng di sản.

Trong nội dung này cần làm rõ: ai được nhận di sản, ai không được hưởng do: bị truất quyền thừa kế, không được hưởng thừa kế, không được người chết đề cập tới (quan trọng nhất là xác định xem có vợ, chồng, bố, mẹ đẻ, con dưới 18 tuổi hoặc trên 18 tuổi mất khả năng lao động mà không được hưởng hay không)

Ngày đăng: 25/02/2024, 15:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w