Với đề tài:” Tìm hiểu về các rủi ro trong hoạt động thanh toán khi giao dịchthương mai quốc tế” tác giả mong muốn được tìm hiểu chuyên sâu về các rủi rothực tiễn xảy ra ở các doanh nghiệ
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu, đánh giá và phân tích thực trạng các rủi ro trong hoạt động thanh toán khi thực hiện giao dịch thương mại quốc tế ở công ty Cổ phần Gemadept và từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra khi giao dịch.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp thu thập thông tin từ việc phân tích và tổng hợp các tài liệu như tạp chí, báo cáo khoa học, sách, tài liệu lưu trữ, số liệu thống kê, thông tin đại chúng, internet,…
Phương pháp so sánh: Là phương pháp đối chiếu giữa các số liệu với nhau theo một tiêu chí nhất định với cùng một đơn vị so sánh, dựa trên mục đích nghiên cứu 1 Phương pháp này là để so sánh các số liệu thu thập được như tình hình kinh doanh chung của công ty,…
Phương pháp thống kê – mô tả: là phương pháp nghiên cứu mà dựa vào đó tổ chức số liệu thu thập được theo những chuẩn mực nhất định, sử dụng các công thức tính toán xu thế, độ lệch…nhằm phân tích các con số thống kê Tác giả sử dụng các số liệu, dữ liệu, kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty để làm rõ hơn về cơ cấu dịch vụ và cơ cấu thị trường của công ty, các số liệu và dữ liệu được mô tả rõ hơn qua các biểu đồ
Phương pháp quan sát, nghiên cứu thực tế: Quan sát thực hoạt động thanh toán và quản lý rủi ro từ đó rút ra được những rủi ro có tác động mạnh và ít tác động đến quy trình thanh toán
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GEMADEPT
Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Gemadept
ới thiệu khái quát về Công ty
CÔNG TY CỔ PHẦN GEMADEPT Địa chỉ: Lầu 21 - Số 6 Lê Thánh Tôn,
Phường bến Nghé, Quận 1, Tp Hồ Chí
Minh, Việt Nam Điện thoại: (84-28) 38 236 236
Email: info@gemadept.com.vn
Website: www.gemadept.com.vn
1.1.2 Q uá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Gemadept được thành lập vào năm 1990, sau khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế, bắt đầu mở rộng giao thương với các nước Cùng quốc gia khởi nghiệp, Gemadept đã chọn con đường tiên phong, vạch ra những hướng đi mới, trở thành doanh nghiệp đầu tiên đưa dịch vụ container vào Việt Nam và kết nối những tuyến hàng hải để đưa hàng hóa của Việt Nam đến với thị trường quốc tế
Năm 1993 đánh dấu một chương phát triển mới cho Gemadept khi Công ty trở thành một trong ba doanh nghiệp đầu tiên được Nhà nước chọn thí điểm cổ phần hóa Mốc son kế tiếp là việc cổ phiếu Gemadept chính thức niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm 2002, chỉ 2 năm sau khi thị trường chứng khoán được thành lập
Trong lĩnh vực khai thác Cảng, Gemadept là công ty niêm yết duy nhất sở hữu và khai thác hệ thống cảng trải dài từ Bắc vào Nam với chuỗi 8 cảng, đa dạng về loại hình từ cảng cạn (ICD) đến cảng sông, cảng biển, đặc biệt cảng nước sâu Gemalink quy mô hàng đầu cả nước và nằm trong Top 19 thương cảng của thế giới có thể đón thế hệ siêu tàu Megaship lớn nhất hiện nay Hệ thống cảng của Gemadept có năng lực đáp ứng nhu cầu tăng trưởng cao của thị trường, phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các khối và các nước lớn đang dần trở thành những đòn bẩy tích cực và mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế
Trong lĩnh vực Logistics, Gemadept sở hữu và khai thác hệ thống các Trung tâm phân phối hiện đại tại các vùng kinh tế trọng điểm, tổng diện tích hàng trăm nghìn mét vuông, thực hiện hàng triệu tấn hàng hóa mỗi năm Hiện nay, Gemadept là doanh nghiệp cổ phần duy nhất cung cấp các dịch vụ và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng toàn diện với hệ thống Logistics bao gồm 6 lĩnh vực khác nhau: Cảng hàng hóa hàng không, Trung tâm phân phối hàng hóa, Vận tải hàng siêu trường siêu trọng, Vận tải biển-thủy-bộ, Logistics hàng lạnh và Logistics ô tô. Với quy mô, năng lực, thương hiệu và kết quả hoạt động tăng trưởng, Gemadept được các tổ chức trong và ngoài nước vinh danh với nhiều giải thưởng uy tín Cụ thể trong năm 2022, Gemadept tiếp tục được Forbes vinh danh trong
“Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam”, “Top 10 Công ty uy tín ngành vận tải và Logistics”, “Doanh nghiệp có sự tiến bộ vượt trội” tại Cuộc bình chọnDoanh nghiệp Niêm yết 2022, v.v… Đồng thời, Gemadept nhiều năm liền được vinh danh tại bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam,Top 500 Doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất, v.v…
Chức năng và nhiệm vụ của công ty Cổ phần Gemadept
Hiện công ty đang đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau trong đó có 7 dịch vụ chính như sơ đồ trong hình bên dưới Trong đó cả 7 dịch vụ này góp phần thúc đẩy thương hiệu Gemadept vững bước tiên phong, nâng tầm khu vực Từ đó, Gemadept tiếp tục xây dựng một hệ tích hợp Cảng và Logistics vững mạnh và hiệu quả, hướng đến phát triển bền vững, phấn đấu tiến lên sánh vai với những tên tuổi lớn của ngành hàng hải thế giới Trên báo cáo Gemadept, 7 dịch vụ này được chia thành 2 nhánh chính mang 2 hoạt động cốt lõi trong kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động logistics (được phụ trách quản lý rủi ro bởi phòng Quản lý rủi ro 1, nơi tác giả được kiến tập) và hoạt động khai thác cảng (được phụ trách giám sát rủi ro bởi phòng Quản lý rủi ro 2).
Hình 1.1 Dịch vụ kinh doanh của Gemadept (Nguồn: https://www.gemadept.com.vn/vi/)
Hoạt động khai thác cảng:
Dịch vụ kho bãi container, cảng sông, cảng biển.
Xếp dỡ, kiểm đếm, giao nhận, đóng rút hàng hóa.
Cung ứng, vệ sinh, bảo trì container và tàu biển.
Dịch vụ ICD, kho, bãi ngoại quan, kho CFS.
Trung tâm phân phối hàng hóa, kho ngoại quan, kho lạnh.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy, đường bộ và đường hàng không. Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng.
Thúc đẩy dòng chảy kinh tế, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước, doanh nghiệp và đối tác đồng hành thông qua chuỗi dịch vụ, giải pháp vượt trội.
Cơ cấu tổ chức kinh doanh và quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức và kinh doanh của công ty có thể được trình bày dưới dạng sơ đồ như sau:
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức Gemadept (Nguồn: https://www.gemadept.com.vn/vi/)
Có thể chia cơ cấu tổ chức của công ty thành hai nhóm chức năng: nhóm quản lý điều hành và nhóm tác nghiệp.
Nhóm quản lý điều hành: Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty và có nhiệm vụ:
Thông qua điều lệ phương hướng hoạt động của công ty.
Bầu, bãi nhiệm hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
Các nhiệm vụ khác do điều lệ quy định.
Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của công ty, có nhiệm vụ:
Báo cáo trước hội đồng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối lợi nhuận, chia lãi cổ phần, báo cáo quyết toán năm tài chính, phương hướng phát triển và kế hoạch hoạt động sản xuất của công ty
Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động và quỹ lương của công ty.
Bổ nhiệm, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của ban giám đốc.
Ban giám đốc Đứng đầu là giám đốc điều hành, có nhiệm vụ:
Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị Kiến nghị các phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ công ty.
Bổ nhiệm và bãi nhiệm các chức danh quản lý công ty sau khi đã được duyệt.
Ký các văn bản, chứng từ, hợp đồng theo sự phân cấp của điều lệ công ty. Báo cáo trước hội đồng quản trị tình hình hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh và chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh trước hội đồng quản trị.
Nhóm này trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty, vì thế sự hoạt động tốt của nhóm sẽ đem lại lợi nhuận cao cho công ty.
Các phòng ban nghiệp vụ sẽ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ với chất lượng cao và ổn định, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Tổ chức cấu trúc này thể hiện sự phân cấp rõ ràng và sự phân chia rõ ràng về quyền và trách nhiệm giữa các cấp quản lý và các phòng ban nghiệp vụ Điều này giúp công ty hoạt động một cách hiệu quả và đảm bảo sự cân bằng giữa việc quản lý toàn bộ hoạt động và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
PHÂN TÍCH CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GEMADEPT
Thực trạng về rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty Cổ phần Gemadept
Bảng 2.1 Bảng đánh giá các chỉ số tài chính về khả năng thanh toán và rủi ro đến hoạt động thanh toán quốc tế trong công ty cổ phần Gemadept giai đoạn 2020 – 2022
Mức tăng/giảm so với 2019 Số lần Mức tăng/giảm so với 2020 Số lần Mức tăng/giảm so với 2021 Số lần Tỷ trọng Số lần Tỷ trọng Số lần Tỷ trọng
1 Khả năng thanh toán của doanh nghiệp a Khả năng thanh toán ngắn hạn (TS ngắn hạn/ nợ ngắn hạn)
0.78 0.13 20% 0.75 -0.03 -4% 0.82 0.07 9.33% c Khả năng thanh toán tiền mặt
2 Các chỉ tiêu rủi ro chung a Nợ trên Vốn
Chủ Sở Hữu 0.49 0.05 10.20% 0.52 0.03 6.12% 0.64 0.12 23.08% b Nợ trên tổng
Tài Sản 0.33 1.05 10.20% 0.34 0.01 3.03% 0.39 0.05 14.71% c Khả năng thanh toán lãi vay 4.5 2.05 10.20% 7.76 3.26 72.44% 11.01 3.25 41.88%
Bảng 2.2 Bảng đánh giá các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính trong giai đoạn 2 năm 2020 – 2022 liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty cổ phần Gemadept
Số tiền Mức tăng/giảm so 2019 Số tiền Mức tăng/giảm so 2020 Số tiền Mức tăng/giảm so với 2021
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1 Doanh thu hoạt động tài chính
9 30.48% 23,947,233,662 -15,721,971,249 -39.63% a Lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh
0 57,704,990,153 53.44% b Lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh
3.Các khoản phải thu ngắn hạn
7 25,748,923,916 3.06% a Phải thu của khách hàng
1 24.06% b Nợ xấu 10,958,080,729 1,912,820,027 21% 11,396,691,113 438,610,384 4.00% 12,605,207,231 1,208,516,118 10.60% (Giá trị đã lập dự phòng)
Rủi ro về tỷ giá
Rủi ro tỷ giá: Hay còn gọi là rủi ro ngoại hối hoặc rủi ro tiền tệ, là một yếu tố quan trọng cần xem xét trong các giao dịch thanh toán quốc tế Đây là khái niệm ám chỉ đến khả năng mất mát tài chính có thể xảy ra do biến động trong tỷ giá hối đoái giữa các đơn vị tiền tệ liên quan trong một giao dịch Khi các công ty và cá nhân tham gia vào thương mại quốc tế, đầu tư hoặc các giao dịch khác vượt quốc gia, họ thường giao dịch bằng các loại tiền tệ khác với tiền tệ của họ Những loại tiền tệ này có thể bị biến động liên tục trong giá trị, do ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau như tình hình kinh tế, các sự kiện chính trị, lãi suất và những cơ hội đầu cơ trên thị trường. Ở Gemadept, rủi ro tỷ giá cũng là một trong những rủi ro hàng đầu mà doanh nghiệp cần phải chú ý trong hoạt động kinh doanh của mình Qua các năm 2020-2022, doanh nghiệp này đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể trong doanh thu khi đối mặt với rủi ro ngoại hối Cụ thể, năm 2020 dưới sự tác động của sự biến động tỷ giá mạnh trong 4 tháng đầu năm 2020, Gemadept đã ghi nhận sự sụt giảm doanh thu do sự chênh lệch này lên đến hơn 10 tỷ đồng, tăng 104,14% hơn so với năm
2019 Điều này được giải thích do sự xuất hiện của đại dịch covid và các nhà đầu tư tìm đến các đồng ngoại tệ mạnh như một biện pháp đầu tư an toàn trước lạm phát và tác động của dịch bệnh Năm 2021 ở Gemadept được coi là một năm an toàn khi tỷ giá biến động không quá mạnh, theo số liệu phân tích của Công tyChứng khoán BIDV (BSC) cung cấp cho nhà đầu tư, giá trị dự trữ ngoại hối ViệtNam đã đạt mốc 105 tỷ USD, mức cao kỷ lục mới dẫn đến việc tỷ giá luôn được giữ ở mức ổn định, doanh thu từ hoạt động tài chính ghi nhận ở mức tăng cao, hơn30.48% so với năm 2020 và ở mục lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh được ghi nhận ở mức 5,200,409,961 tăng 134% so với cùng kỳ năm trước Đặc biệt, nhờ vào sự ổn định giá của đồng VND doanh nghiệp đã được giảm đáng kể rủi ro phát sinh khi giao dịch liên quan đến tỷ giá hối đoái, lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh được ghi nhận ở cuối năm ở mức 1,991,148,414 giảm hơn 80% so với mức ghi nhận lỗ ở năm 2020 Tuy nhiên, bước qua năm 2022 với nhiều bất ổn về mặt chính trị trên thế giới Chiến tranh giữa Nga-Ukraine đã gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn cầu Như một hệ quả, mức lạm phát cao kỷ lục tại nhiều quốc gia, các ngân hàng trung ương ồ ạt nâng lãi suất, Doanh nghiệp Gemadept đã phải chịu rất nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình Doanh thu được ghi nhận từ lãi chênh lệch tỷ giá trước khi các khó khăn xảy ra là 12,944,420,155 tăng 148% so với năm trước nhưng ngay sau khi chiến tranh xảy ra, sự biến động tỷ giá mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản doanh thu và chi phí của doanh nghiệp, tài khoản lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh được ghi nhận ở mức 16,581,843,024 cao hơn
7 lần so với cùng kì năm 2021
Rủi ro không được thanh toán
Rủi ro không được thanh toán: Hay còn gọi là rủi ro nợ xấu, là nguy cơ mà doanh nghiệp phải đối mặt khi các khoản nợ từ khách hàng hoặc đối tác không thể thu lại hoặc không thể thu lại một phần do khách hàng không có khả năng thanh toán hoặc không có thiện chí thanh toán Nợ xấu có thể để lại rất nhiều hậu quả tiêu cực đến tài chính của doanh nghiệp Và gây ra các khó khăn như: Thiệt hại về tài chính khi không thu được nợ, Ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp và làm mất cơ hội kinh doanh khi tiêu tốn thời gian và nhân lực để xử lí nợ xấu. Tình hình nợ xấu của Gemadept qua các năm cũng được biểu hiện rõ trên bảng chỉ tiêu 2.1.1 Cụ thể, vào năm 2020 tỷ lệ nợ xấu ở gemadept chiếm 1.47% trên tổng số dư nợ với mức nợ xấu được ghi nhận vào cuối năm 2020 ở mức 10,958 tỷ đồng Dư quỹ dự phòng rủi ro ở mức 9,524 tỷ đồng , tỷ lệ bao phủ nợ xấu là 86.91% Vào năm 2021, tỷ lệ nợ xấu tuy tăng nhưng được đã được duy trì ở mức thấp hơn so với năm trước ( 4% so với 21% ở năm 2020), và được kiểm kê vào báo cáo tài chính với số dư 11.396 tỷ đồng Tuy nhiên, bước sang năm 2022 với tình hình chính trị thế giới bất ổn định, tỷ lệ nợ xấu tăng đã trở lại mức xấp xỉ thời kì ngay sau dịch Covid-19 khi tăng hơn 10% với tỷ trọng 1.45% trên tổng số khoản phải thu, kéo theo đó số dư giá trị dự phòng của Gemadept phải được duy trì ở mức cao với 11,172,305,211 đồng và tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên đến 88.63%.
Rủi ro về lựa chọn phương thức thanh toán.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp sẽ chọn các phương thức thanh toán khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của mình, tùy theo từng phương thức thanh toán cũng sẽ có các khó khăn và rủi ro khác nhau cho cả nhà nhập khẩu và xuất khẩu Với việc thường xuyên sử dụng linh hoạt các phương thức thanh toán Gemadept vẫn phải chịu một số rủi ro trong nhiều hoạt động giao dịch quốc tế của mình Có thể kể đến như:
Rủi ro bị mất chứng từ: Thường xuất hiện trong các hợp đồng sử dụng phương thức tín dụng chứng từ hoặc nhờ thu Chứng từ là các tài liệu quan trọng chứng minh thông tin và chứng thực các giao dịch, hợp đồng hoặc quyền sở hữu. Mất chứng từ có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hay thậm chí bị từ chối thanh toán.
Rủi ro bị chậm thanh toán: Với việc sử dụng linh hoạt các hình thức thanh toán bao gồm cả hình thức thanh toán trả trước, thanh toán trả sau và ghi sổ, doanh nghiệp có thể gặp các rủi ro nếu khách hàng thanh toán chậm hay thậm chí bị từ chối thanh toán và từ đó hình thành nợ xấu của doanh nghiệp.
Rủi ro chênh lệch tỷ giá: Xuất hiện khi doanh nghiệp sử dụng các phương thức cho phép khách hàng trả tiền sau như ghi sổ, TT trả sau, Sự chênh lệch tỷ giá giữa thời điểm giao dịch và thời điểm thanh toán có thể đem lại nhiều rủi ro cho Gemadept khi áp dụng phương thức này.
Tại Gemadept, với nghiệp vụ thực hiện thanh toán quốc tế có nhiều kinh nghiệm nên các rủi ro tác nghiệp như mất chứng từ hầu như rất ít xảy ra Tuy nhiên, các rủi ro bị chậm thanh toán và chênh lệch tỷ giá lại có phát sinh trong các giao dịch của Gemadept, đặc biệt là với các khoản thu chi thanh toán trả sau.
Rủi ro về chính trị và pháp lý
Rủi ro về chính trị là một trong những rủi ro thường gặp và có sức ảnh hưởng lớn đến hoạt động thanh toán của các công ty thực hiện hoạt động giao dịch thương mại quốc tế Cụ thể, Rủi ro về chính trị trong thanh toán quốc tế liên quan đến các yếu tố chính trị và hành vi chính trị của các quốc gia và tổ chức trong quá trình thực hiện các giao dịch tài chính quốc tế và được thể hiện qua các hành động của mỗi quốc gia:
Thay đổi chính sách tài chính và tiền tệ: Chính phủ có thể thay đổi chính sách tài chính và tiền tệ một cách đột ngột, như việc điều chỉnh lãi suất, quy định về nhập khẩu và xuất khẩu, hoặc đánh thuế mới Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến giá trị giao dịch và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thay đổi chính sách thương mại: Chính phủ có thể thay đổi chính sách thương mại và quy định về nhập khẩu và xuất khẩu, tạo ra các rào cản thương mại hoặc áp đặt các hạn chế giao dịch, làm tăng rủi ro và chi phí cho doanh nghiệp khi thực hiện thanh toán quốc tế
Biến động chính trị: Các biến động chính trị như bạo lực, cuộc cách mạng, xung đột quân sự, hay thay đổi chính sách của chính phủ có thể làm mất đi các cơ hội kinh doanh và gây hại đến quá trình thanh toán quốc tế.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ GIẢM THIỂU RỦI RO KHI GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GEMADEPT
Cơ sở đề xuất của các kiến nghị
Biện pháp 4T trong quản lý rủi ro: Biện pháp 4T trong quản lý rủi ro là một cách tiếp cận phổ biến để xử lý các tình huống có thể gây nguy hiểm hoặc mất mát "4T" đại diện cho các từ: Tolerate (chấp nhận), Transfer (chuyển), Terminate (xóa bỏ/né tránh), và Treat (xử lý) Đây là một khung làm việc hữu ích giúp xác định và đối phó với các rủi ro trong quản lý dự án hoặc kinh doanh.
Tolerate (chấp nhận): Sẵn sàng chịu đựng rủi ro mà có thể không đưa ra bất kỳ biện pháp xử lý nào Sử dụng với những rủi ro có ít khả năng xảy ra và tác động thấp. Transfer (chuyển): Chuyển giao/chia sẻ rủi ro cho một bên thứ 3: các công ty
BH, các công cụ phái sinh Sử dụng với những rủi ro có khả năng xảy ra thấp nguy cơ tiềm ẩn lại cao.
Terminate (xóa bỏ/né tránh): Kết thúc/từ bỏ hoạt động chứa rủi ro, tìm phương án thay thế Sử dụng với những rủi ro có khả năng xảy ra cao đồng thời tiềm ẩn nhiều hậu quả bất lợi.
Treat (xử lý): Áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro: mua sắm trang thiết bị,đào tạo và tập huấn, đưa ra các biện pháp đối phó khi rủi ro xảy ra để giảm thiểu tổn thất Sử dụng với những rủi ro có khả năng xảy ra cao nhưng mất mát tiềm ẩn(tác động) liên quan thấp.
Các kiến nghị được đề xuất
3.2.1 Sử dụng các chính sách linh hoạt nhằm phòng ngừa rủi ro không được thanh toán và các rủi ro liên quan đến việc chọn phương thức thanh toán.
Sử dụng các chính sách linh hoạt trong việc thu tiền và khuyến khích khách hàng thanh toán sớm sẽ có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp khi hoạt động này có thể đảm bảo được nguồn tiền mặt và khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà vẫn có thể giữ được một mối quan hệ tốt với khách hàng, theo đó, doanh nghiệp cũng sẽ nhận được nhiều lợi ích nhờ vào lợi thế cạnh tranh khi các chính sách và ưu đãi trong thanh toán tốt hơn, hoạt động này cũng sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt các chi phí, nhân lực trong việc thu hồi công nợ Dưới đây là một số chính sách mà tác giả kiến nghị doanh nghiệp áp dụng để tối ưu hóa quá trình thanh toán.
Chiết khấu cho thanh toán sớm: Gemadept có thể đưa ra chính sách chiết khấu cho khách hàng nếu họ thanh toán hóa đơn trước ngày đáo hạn Chiết khấu này có thể là một phần trăm giảm giá trên tổng giá trị hóa đơn hoặc một ưu đãi khác như miễn phí vận chuyển Điều này khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh chóng, giúp Gemadept thu hồi tiền nhanh hơn và tối ưu hóa dòng tiền
Sử dụng linh hoạt các phương thức thanh toán: Gemadept nên cung cấp nhiều phương thức thanh toán khác nhau để đáp ứng sự đa dạng và sự thoải mái của khách hàng Bên cạnh việc chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt và chuyển khoản ngân hàng, Gemadept nên tích hợp các cổng thanh toán trực tuyến và các phương thức thanh toán điện tử để đáp ứng nhu cầu của khách hàng quốc tế Theo đó, với việc chỉ có một trường hợp được ghi nhận trong 2 năm qua, Gemadept có thể áp dụng thường xuyên hơn các phương thức thanh toán an toàn được bảo trợ bởi bên thứ 3 như thanh toán L/C,… Thúc đẩy ưu đãi và khuyến mãi: Gemadept có thể sử dụng chính sách ưu đãi và khuyến mãi để khích lệ khách hàng thanh toán sớm Các chương trình khuyến mãi như giảm giá, tặng quà hoặc tích điểm thưởng có thể được áp dụng cho các giao dịch thanh toán nhanh chóng Đào tạo nhân viên về quản lý tài chính và thanh toán: Để thực hiện các chính sách linh hoạt hiệu quả, Gemadept nên đào tạo nhân viên về quản lý tài chính và quy trình thanh toán Điều này giúp đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong việc xử lý các giao dịch thanh toán và quản lý tài chính của công ty
Tối ưu hóa quy trình tài chính: Gemadept nên xem xét và tối ưu hóa quy trình tài chính và thanh toán để giảm thiểu thời gian xử lý và tăng cường hiệu quả trong việc thu tiền và thanh toán Quy trình đơn giản, linh hoạt và hiệu quả giúp giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa tài nguyên của công ty.
3.2.2 Sử dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Ngoại trừ các trường hợp đặc biệt hiếm khi xuất hiện giữa các quốc gia Hệ quả của các rủi ro về chính trị thông thường sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá và các rủi ro liên quan đến
Rủi ro tỷ giá đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của Gemadept, đặc biệt là vào các khoản thời gian mà thị trường biến động mạnh như thời điểm cuối năm 2022, tình hình chính trị giữa các quốc gia bất ổn đã dẫn đến sự biên động mạnh về tỷ giá và ghi nhận mức lỗ chênh lệch tỷ giá lớn trong hoạt động của doanh nghiệp Nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến vấn đề này, doanh nghiệp có thể sử dụng một số biện pháp để phòng ngừa rủi ro tỷ giá như sau:
Hợp đồng tương lai (Forward contract): Sử dụng hợp đồng tương lai để định trước tỷ giá hối đoái trong tương lai, giúp tránh rủi ro biến động tỷ giá Hợp đồng tương lai giúp ổn định giá trị tiền tệ của các giao dịch và dự án quốc tế
Hợp đồng quyền chọn (Currency option): Sử dụng tùy chọn hối đoái để mua quyền (không bắt buộc) mua hoặc bán tiền tệ với một tỷ giá cụ thể trong tương lai Điều này giúp bảo vệ khỏi những biến động tiêu cực của tỷ giá hối đoái Đa dạng hóa nguồn tiền thanh toán: Sử dụng nhiều phương thức và nguồn tiền thanh toán khác nhau để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao dịch tài chính.
Sử dụng công nghệ thông tin và hệ thống quản lý tài chính hiện đại: Đầu tư vào các hệ thống thông tin và công nghệ tiên tiến giúp theo dõi và đánh giá các biến động tỷ giá nhanh chóng và chính xác Hệ thống quản lý tài chính tự động và hiệu quả giúp tối ưu hóa việc theo dõi các giao dịch tiền tệ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa một cách chính xác.