1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Cuối Kỳ Môn Lss_Nguyễn Thị Thúy Triêm_C22609115.Pdf

29 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nguyên Tắc Của Luật Hợp Đồng Dưới Góc Nhìn Luật Học So Sánh
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Triêm
Người hướng dẫn TS. Lê Nguyễn Gia Thiện
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Luật
Chuyên ngành Luật So Sánh
Thể loại bài kiểm tra cá nhân
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 475,25 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT KHOA LUẬT BÀI KIỂM TRA CÁ NHÂN CUỐI KỲ MÔN LUẬT SO SÁNH GIẢNG VIÊN TS LÊ NGUYỄN GIA THIỆN Họ và tên học viên NGUYỄN THỊ THÚY TRIÊM Mã số học viên C22906115 (C21 BS MS) Lớp[.]

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA LUẬT

BÀI KIỂM TRA CÁ NHÂN CUỐI KỲ

MÔN LUẬT SO SÁNH GIẢNG VIÊN: TS LÊ NGUYỄN GIA THIỆN

Họ và tên học viên : NGUYỄN THỊ THÚY TRIÊM

Mã số học viên: C22906115 (C21 BS-MS) Lớp: Luật Dân sự & TTDS khoá 2021-2023

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Trang 2

MỤC LỤC

1 Dẫn nhập 1

2 Lý do chọn hai nền pháp chế là Trung Quốc và Ấn Độ để so sánh với Việt Nam về chế định luật hợp đồng 2

3 Hình thức của hợp đồng 4

4 Hiệu lực của hợp đồng 8

5 Giải thích hợp đồng 10

6 Thực hiện hợp đồng 14

7 Không thực hiện hợp đồng (Vi phạm hợp đồng) 17

8 Nội dung hợp đồng 20

9 Thời hạn và thời hiệu khởi kiện của hợp đồng 23

10 Kết luận 25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT HỢP ĐỒNG DƯỚI GÓC NHÌN LUẬT HỌC SO SÁNH

1 Mesganaw Kifelew & Demelash Shiferaw (2009), Law of Contract I (Teaching Material), Sponsored by the

Justice and Legal System Research Institute, truy cập lần cuối ngày 02 tháng 05 năm 2023, từ

Trang 4

tâm và so sánh với quy định của Ấn Độ và Trung Quốc4 về luật hợp đồng dưới 7phương diện (hình thức, hiệu lực của hợp đồng, cách giải thích hợp đồng, bản chất củathực hiện và không thực hiện hợp đồng, nội dung hợp đồng, thời hạn và thời hiệu).Việc so sánh này nhằm chỉ ra những phương diện ưu việc của luật hợp đồng Việt Nam

so với một số nước và những mặt mà luật Việt Nam còn cần phải học hỏi và bổ sung

từ nước bạn, đặc biệt là những nước có truyền thống pháp luật lâu đời và thương mạiphát triển

2 Lý do chọn hai nền pháp chế là Trung Quốc và Ấn Độ để so sánh với Việt Nam về chế định luật hợp đồng

Thứ nhất, xét về mặt thương mại quốc tế thì trong suốt những năm qua Trung

Quốc liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, đồng thời Việt Nam cũng

là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN và là đối tácthương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc trên thế giới tính theo quốc gia đơn lẻ Từ năm

2019 đến nay, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trùng Khánh của Trung Quốcchiếm gần 40% tổng kim ngạch thương mại giữa Trùng Khánh với ASEAN.5 Còn vềphương diện hợp tác chính trị, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính “khẳng định, tìnhhữu nghị truyền thống Việt Nam – Trung Quốc là tài sản quý báu của hai Đảng, hainước và nhân dân hai nước Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc,coi đây là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa,

đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả, làbạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”.6Có thể thấymối quan hệ giữa Việt và Trung Quốc là mối quan hệ khăng khít cả về mặt kinh tế lẫnchính trị, đồng thời cả hai nước cũng có nhiều nét tương đồng về thể chế chính trị

Theo Hiến pháp 1982 của Trung Quốc quyền lập pháp hoàn toàn thuộc về Ủyban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Ủy ban thường vụĐại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thực hiện các chức năng, quyền hạn trong đó cógiải thích luật)7 Nên theo M Infantino Trung Quốc là “một quốc gia tập quyền cao”bất chấp mô hình lãnh thổ lớn thứ 3 thế giới và dân số đứng thứ nhất.8 Chỉ có ngoại lệ

4 Trong một số phương diện của luật hợp đồng tác giả còn so sánh với quy định của một số nước có hệ thống pháp luật lâu đời như Anh và Mỹ.

5 Theo TTXVN, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai thăm và làm việc tại thành phố Trùng Khánh (Trung

Quốc), Báo Điện tử Chính phủ, truy cập lần cuối ngày 02 tháng 05 năm 2023, từ

<https://baochinhphu.vn/thuong-

truc-ban-bi-thu-truong-thi-mai-tham-va-lam-viec-tai-thanh-pho-trung-khanh-trung-quoc-102230427183813987.htm>.

6Mạnh Hùng, Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, truy

cập lần cuối ngày 02 tháng 05 năm 2023, từ voi-trung-quoc-590727.html>.

<https://dangcongsan.vn/thoi-su/viet-nam-coi-trong-phat-trien-quan-he-7 Hiến pháp Trung Quốc 1982 (sửa đổi, bổ sung 2018), khoản 4 Điều 67.

8Salvatore Mancuso & Mauro Bussani (2022), The Principles of BRICS Contract Law, Springer Nature Switzerland

AG, Switzerland, 24.

Trang 5

duy nhất là hai đặc khu hành chính Hồng Kông và Macao, từng là thuộc địa của nướcngoài, được cho phép bởi Hiến pháp và đặc biệt pháp luật để duy trì hệ thống pháp luậtcủa họ (lần lượt chịu ảnh hưởng của luật pháp Anh và Bồ Đào Nha)9 Quy định củaTòa án Nhân dân Tối cao về tư pháp quốc tế cho thấy rõ, vai trò của ngành tư phápTrung Quốc giống như vai trò của các tòa án Nga, nó vừa pha trộn cấu trúc thể chế lụcđịa với các đặc điểm của Trung Quốc và tư tưởng xã hội chủ nghĩa Các tranh chấp vềluật hợp đồng được xét xử bởi các tòa án dân sự thông thường, cấu trúc theo bốn cấp:tòa án quận, tòa án trung cấp, tòa án cao cấp và cấp cao nhất, Tòa án Nhân dân Tối cao(TANDTC) và trong quản lý tư pháp, tòa án nhân dân áp dụng hệ thống theo đó phiêntòa thứ hai là phiên tòa cuối cùng10 Mặc dù không có hệ thống tòa án thương mạiriêng biệt, nhưng vào năm 2018, Trung Quốc đã thành lập hai 'Tòa án thương mạiquốc tế' với tư cách là cơ quan riêng của mình - một ở Thâm Quyến và một ở Tây An,chúng hoạt động với tư cách là tòa sơ thẩm đầu tiên (và duy nhất) đối với các bênthương mại nếu họ chọn đưa tranh chấp của mình lên cơ quan tài phán là Tòa án.Không có học thuyết về quyết định nghiêm khắc “isno doctrine of stare decisis” và cácthẩm phán bắt buộc phải áp dụng luật, tránh bất kỳ sự can thiệp diễn giải/sáng tạo nào,

vì quyền xây dựng và diễn giải luật chính do Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhândân toàn quốc của Trung Quốc mà thôi.11 Tuy nhiên, giống như ở Nga và Việt NamTANDTC không chỉ thực hiện chức năng xét xử; vai trò chính của nó là giám sát vàcung cấp hướng dẫn cho các tòa án cấp dưới

Thứ hai, về phía Việt Nam và Ấn Độ trong suốt hơn 50 năm qua hai nước đã

không ngừng vun đắp, củng cố và xây dựng quan hệ từ quan hệ ngoại giao năm 1972,đến quan hệ đối tác toàn diện (năm 2003), đối tác chiến lược (năm 2007) và đối tácchiến lược toàn diện (năm 2016) Thương mại song phương tăng từ 237 triệu USD(2001 - 2002) lên 10,135 tỷ USD (2016 - 2017) Hiện nay, đối với Ấn Độ, Việt Nam làđối tác thương mại lớn thứ 18 trên toàn cầu và là đối tác thương mại lớn thứ 4 trongASEAN Còn đối với Việt Nam, Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 7, nguồn nhậpkhẩu lớn thứ 7 và thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 trên toàn cầu.12 Còn về chính trị thì

Ấn Độ là một quốc gia có 28 bang13, khác với Việt Nam của chúng ta mỗi bang của

Ấn Độ đều có quyền lập pháp riêng nhưng cũng có những vấn đề thuộc thẩm quyềnchung của quốc gia Theo Phụ lục 7 của Hiến pháp nước này có liệt kê danh sách các

9 Hiến pháp Trung Quốc 1982 (sửa đổi, bổ sung 2018), Điều 31 “Nhà nước có thể thành lập các khu hành chính đặc biệt khi cần thiết Hệ thống thiết chế ở đặc khu hành chính do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc quy định trong điều kiện cụ thể”.

10 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Điều 10.

11 Hiến pháp Trung Quốc 1982 (sửa đổi, bổ sung 2018), Điều 127.

12Lê Thị Hằng Nga, Năm mươi năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ: Nhìn lại và hướng tới tương lai, Tạp chí Cộng sản,

truy cập lần cuối ngày 03 tháng 05 năm 2023, từ

<https://tapchicongsan.org.vn/tin-binh-luan/-/asset_publisher/DLIYi5AJyFzY/content/nam-muoi-nam-quan-he-viet-nam-an-do-nhin-lai-va-huong-toi-tuong-lai>.

13 Hiến pháp Ấn Độ 1950, Điều 248.

Trang 6

bang, danh sách đồng thời “Concurrent list” và quy định quyền quy định thuế đóngdấu đối với các công cụ bằng văn bản, bao gồm cả hợp đồng, được chia sẻ giữa cácbang Mặc dù thiếu dấu mộc trong hợp đồng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của nónhưng các hợp đồng bằng văn bản không thể được đưa ra làm bằng chứng trước tòatrừ khi chúng được đóng dấu hợp lệ Tầm quan trọng của tập trung quyền lực trong lậppháp của Ấn Độ với lĩnh vực của luật hợp đồng lại bị hạn chế bởi thực tế là phần lớnquy định của luật tư có từ trước khi quốc gia này giành được độc lập khỏi Vương quốcAnh vào năm 1947 và nó thực sự là di sản của sự cai trị của Anh Chính bản thân Hiếnpháp đã cho phép tất cả các đạo luật trước khi độc lập tiếp tục có hiệu lực theo hệthống hiến pháp mới.14Theo M Infantino dẫn lại từ Bhadbhade (2012) trong khi “luậtpháp là nguồn chính của luật” ở Ấn Độ, tiền lệ tư pháp cũng là một nguồn quantrọng.15Hệ thống tư pháp Ấn Độ được cấu trúc theo ba cấp độ Các tòa án dân sự vàquận của các bang ở cấp thấp hơn và trực thuộc Tòa án tối cao của các bang; một cuộccải cách năm 2015, được thực hiện để cải thiện điểm số của Ấn Độ trong Báo cáo Môitrường Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, thành lập các tòa án thương mại cấp thấphơn để xét xử các tranh chấp thương mại có giá trị cao và một bộ phận thương mại đặcbiệt tại mỗi Tòa án Tối cao.16 Tòa án cấp cao nhất, và cơ quan tư pháp liên bang duynhất cơ quan chính, là Tòa án Tối cao.17

Tiểu kết, như các phân tích ở trên có thể thấy hai quốc gia được xem xét không

chỉ khác nhau về các nguyên tắc và quy tắc áp dụng luật hợp đồng mà còn khác nhau

về truyền thống pháp lý vì bị tác động bởi yếu tố lịch sử và chiến tranh Nên dẫn đến

hệ thống nguồn pháp luật, cách tổ chức hệ thống tư pháp, cách tiếp cận các quy tắcxung đột pháp luật cũng khác nhau từ đó có thể rút ra nhiều bài học cho Việt Nam.Đồng thời, hai quốc gia này cũng có mối quan hệ lâu dài và chặt chẽ về cả chính trị vàkinh tế với Việt Nam nên việc nghiên cứu là cần thiết và nó cũng là một lợi thế trongquá trình nghiên cứu Sau đây tác giả sẽ lần lượt phân tích và so sánh 7 phương diệncủa luật hợp đồng

3 Hình thức của hợp đồng

Đối với chế định luật hợp đồng Việt Nam, khái niệm hợp đồng được sử dụng

rộng rãi trong hoạt động thương mại, đầu tư hay nghiên cứu khoa học Căn cứ theoĐiều 385, Bộ luật dân sự 2015 hợp đồng được định nghĩa như sau:“Hợp đồng là sự

14 Hiến pháp Ấn Độ 1950, Khoản 1 Điều 372.

15Salvatore Mancuso & Mauro Bussani (2022), The Principles of BRICS Contract Law, Springer Nature

Switzerland AG, Switzerland, 36.

16 Commercial Courts, Commercial Division and Commercial Appellate Division of the High

Courts Act, 2015, cũng như Ramani Garimella and Ashraful (2019).

17 Hiến pháp Ấn Độ 1950, Điều 124-147, 214-232, 233-237.

Trang 7

thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dânsự”

Trên thực tế, người ta phân ra làm rất nhiều loại hợp đồng khác nhau căn cứvào chủ thể giao kết hoặc căn cứ vào lĩnh vực ký hợp đồng Tuy nhiên, dù là loại hợpđồng ở lĩnh vực nào cũng có thể tồn tại dưới dạng hình thức văn bản hoặc phi văn bản

Căn cứ theo Điều 33, Luật Giao dịch điện tử 2005 định nghĩa về hợp đồngđiện tử như sau: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp

dữ liệu theo quy định của Luật này”18 Như vậy, có thể hiểu hợp đồng điện tử là hìnhthức hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu Trông đó thông điệp dữliệu được hiểu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằngphương tiện điện tử như: mạng internet, máy tính, laptop, ipad, điện thoại…

Trước đây, Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 có quy định riêng về hình thức củahợp đồng tại Điều 401 Tuy nhiên, đến khi BLDS 2015 được ban hành thì quy địnhtrên đã được xóa bỏ, vì về cơ bản hình thức hợp đồng sẽ áp dụng tương tự hình thứccủa giao dịch dân sự đã được quy định trong Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015.19Một khicác quy định chung đã cụ thể thì các quy định riêng không cần nhắc lại Như vậy, theoquy định hiện hành hợp đồng dân sự được phân loại gồm 03 hình thức: lời nói, văn bản

và hành vi cụ thể.20Đồng thời một số luật chuyên ngành cũng có các quy định riêng vềhình thức của văn bản, cụ thể:

(1) Hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản: Hợp đồng nghiên cứu khoa học

và phát triển công nghệ; Hợp đồng chuyển giao công nghệ; Hợp đồng dịch vụ khoahọc và công nghệ.21 Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan; Hợpđồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan;22…

(2) Hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực: Hợp đồng chuyểnnhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tàisản gắn liền với đất, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản.23 Hợp đồng mua bán,tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ởthương mại trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở24…

Từ các phân tích trên có thể thấy việc xác định hình thức của hợp đồng chủyếu để xác định hiệu lực của hợp đồng Theo Vũ Văn Mẫu, vai trò của hình thức hợp

18 Luật Giao dịch điện tử 2005

19 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 119 Hình thức giao dịch dân sự “(1) Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp

dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản (2) Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

20Lê Minh Hùng (2015), Hình thức của hợp đồng, Nxb Hồng Đức.

21 Luật Khoa học và công nghệ năm 2013, sửa đổi bổ sung năm 2022

22 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022

23 Luật Đất đai năm 2013

24 Luật Nhà ở năm 2014

Trang 8

đồng, theo kiểu của “hình thức chủ nghĩa ngày nay” có thể tóm tắt trong bốn điểm: (1)Các hình thức trọng thể được ấn định cho một số hành vi quan trọng, cốt để các đương

sự chú trọng đặc biệt việc mình sắp làm; (2) Các hình thức chứng cứ để dẫn chứngtrước pháp luật (luật tố tụng trong trường hợp này chỉ chấp nhận hai cách dẫn chứng:

“chứng thư hợp đồng” và “sự thú nhận của đương sự”); (3) Các hình thức cấp-tư-năngnhằm đảm bảo quyền định đoạt của những người chưa hoàn toàn có tư cách chủ thểđộc lập để tự mình xác lập các giao dịch dân sự (ví dụ người chưa thành niên từ đủ 15tuổi đến dưới 18 tuổi khi xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản củamình); (4) Các hình thức công bố trong trường hợp có liên quan đến người thứ ba.25

Và theo Lê Thị Bích Thọ “pháp luật của các nước khác nhau có sự đánh giá hình thứcvăn bản của hợp đồng không giống nhau, có những yêu cầu về hình thức văn bản củahợp đồng, và không có pháp luật của nước nào quy định mọi trường hợp vi phạm hìnhthức mà pháp luật quy định là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng-đều làm cho hợpđồng vô hiệu nhưng cũng không có hệ thống pháp luật nào miễn trừ hoàn toàn các yêucầu về hình thức”.26

Pháp luật của Trung Quốc, với họ Biên bản ghi nhớ (MOU), Ý định thư (LOI),

Comfort Letter27, v.v., không có bất kỳ ý nghĩa pháp lý nào, ngoại trừ thực tế là theo

đó các bên có trách nhiệm ký kết hợp đồng trong một khoảng thời gian xác định28

(giống với Đề nghị giao kết hợp đồng của Việt Nam) Vai trò của chúng được làm rõbằng cách giải thích các điều khoản hợp đồng được các bên thỏa thuận

Còn với hợp đồng điện tử, nó được điều chỉnh bởi rất nhiều luật, quy định vàvăn bản quy phạm ở Trung Quốc Trước hết, hiệu lực pháp lý của biểu mẫu điện tửđược công nhận hợp pháp và được bảo vệ an toàn Điều 469 và Điều 512 của Bộ luậtDân sự Trung Quốc làm rõ rằng 'hình thức bằng văn bản' của hợp đồng đề cập đến mộthình thức như thỏa thuận hợp đồng bằng văn bản, thư, văn bản dữ liệu điện tử (baogồm điện tín, telex, fax, dữ liệu điện tử và dữ liệu điện tử) trao đổi thư từ) có thể thểhiện rõ ràng nội dung chứa trong đó Tương tự, trong thủ tục pháp luật thì dữ liệu điện

tử được xếp vào loại chứng cứ xác định (Điều 63 Bộ luật Dân sự Trung Quốc)

Thêm vào đó, việc ký kết hợp đồng điện tử được quy định bởi các quy tắc về

sự xuất hiện của đề nghị và chấp nhận Nếu một hợp đồng được ký kết thông qua telex, và một người nhận chỉ định một hệ thống cụ thể để nhận date-telex, thời điểmdata-telex đi vào hệ thống cụ thể đó sẽ là thời điểm đến; nếu không chỉ định hệ thống

data-25Vũ Văn Mẫu (1961), Dân luật Khái luận, Nxb Bộ Quốc gia giáo dục, Sài Gòn, tr 320.

26Lê Thị Bích Thọ, Hình thức của hợp đồng kinh tế và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, Tạp chí luật học, số

02/2022, tr 43-47.

27 Là một tài liệu được chuẩn bị bởi một công ty kế toán đảm bảo sự lành mạnh về tài chính hoặc sự hỗ trợ của một công ty Nó không đưa ra một cam kết có hiệu lực pháp lý nhưng truyền đạt khả năng của bên kia trong việc thực hiện các điều khoản của thỏa thuận đang được thảo luận.

28 Bộ luật Dân sự Trung Quốc, Điều 495

Trang 9

cụ thể thì thời điểm data-telex lần đầu tiên vào bất kỳ hệ thống nào của người nhậnđược coi là thời điểm đến (Điều 137 Bộ luật Dân sự Trung Quốc) Trường hợp hợpđồng được giao kết dưới hình thức data-telex thì địa điểm kinh doanh chính của bênnhận là nơi giao kết hợp đồng Trường hợp bên nhận không có địa điểm kinh doanhchính thì nơi thường trú của bên nhận được coi là địa điểm giao kết hợp đồng nếu cácbên có thoả thuận khác thì áp dụng thỏa thuận đó (Điều 492 Bộ luật Dân sự TrungQuốc) Pháp luật Trung Quốc quy định rằng trong trường hợp các bên ký kết hợp đồngdưới hình thức thư hoặc data-telex, v.v., một bên có thể yêu cầu ký thư xác nhận trướckhi giao kết hợp đồng và hợp đồng được coi là đã được giao kết tại thời điểm giao kết.thời điểm ký xác nhận (Điều 491 Bộ luật Dân sự Trung Quốc) Về mặt này có thểnhững quy định của Trung Quốc chặt chẽ và chi tiết hơn nhiều so với Việt Nam, khichúng ta chỉ có quy định tại Điều 33, Luật Giao dịch điện tử.

Còn về pháp luật của Ấn Độ, thì theo N Bhadbhade hình thức hợp đồng có

thể được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào: bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằngphương thức điện tử, trừ trường hợp các hình thức được pháp luật khác quy định Cácthủ tục này bao gồm các yêu cầu về văn bản, chứng thực (nhân chứng cho chữ ký)hoặc đăng ký Nếu các điều khoản của hợp đồng được ghi lại bằng văn bản, công cụ

đó sẽ chịu trách nhiệm thanh toán thuế trước bạ Hiến pháp Ấn Độ quy định rằng cáchợp đồng của Chính phủ Trung ương hoặc Chính phủ Bang phải được lập thành vănbản, được lập dưới danh nghĩa của Tổng thống Ấn Độ hoặc Thống đốc của Bang đó vàđược ký bởi các quan chức được ủy quyền hợp pháp cho mục đích này.29

Liên quan đến Biên bản ghi nhớ: Thuật ngữ 'Biên bản ghi nhớ' hoặc MOUđược các bên sử dụng như một thuật ngữ thông dụng, nhưng theo N Bhadbhade nóchưa được định nghĩa trong luật pháp Ấn Độ.30Khác với luật Việt Nam và Trung quốc,hiệu lực của nó phụ thuộc vào ý định của các bên như được phản ánh từ nội dung của

nó Ý định thư (LOI): Ý định thư chỉ cho biết ý định của một bên trong việc ký kết hợpđồng với bên kia trong tương lai Ý định thư không nhằm ràng buộc một trong hai bêncuối cùng phải ký kết bất kỳ hợp đồng nào.31

Đạo luật Công nghệ Thông tin 2000 của Ấn Độ tuân theo luật MẫuUNCITRAL về Thương mại điện tử Mục 10A của Đạo luật công nhận hợp pháp việclập hợp đồng ở chế độ điện tử Nó quy định rằng các đề xuất, sự chấp nhận và việc hủy

bỏ chúng, khi được thể hiện dưới dạng điện tử, sẽ không được coi là không thể thực thichỉ với lý do là hình thức hoặc phương tiện điện tử đó đã được sử dụng cho mục đích

29 Hiến pháp Ấn Độ 1950, Điều 299

30 Salvatore Mancuso & Mauro Bussani (2022), The Principles of BRICS Contract Law, Springer Nature

Switzerland AG, Switzerland, 204.

31 Dresser Rand S A v Bindal Agro Chem Ltd AIR 2006 SC 871; Rajasthan Co-op Dairy Federation Ltd v Maha Laxmi Mingrate Marketing Service Pvt Ltd, (1996) 10 SCC 405.

Trang 10

đó Biểu mẫu điện tử có nghĩa là bất kỳ thông tin nào được tạo, gửi, nhận hoặc lưu trữtrong phương tiện, bộ nhớ máy tính, v.v Tuy nhiên, một số hợp đồng không thể thựchiện ở chế độ điện tử: công cụ chuyển nhượng, giấy ủy quyền, ủy thác, di chúc và hợpđồng mua bán hoặc chuyển nhượng của bất động sản.

Theo Đạo luật này, bất kỳ vấn đề nào theo yêu cầu của pháp luật phải được lậpthành văn bản đều có thể được cung cấp dưới dạng điện tử Một bản ghi điện tử đượcgửi đi khi nó nhập vào một tài nguyên máy tính nằm ngoài sự kiểm soát của ngườikhởi tạo Nó được nhận, (i) nếu người nhận đã chỉ định một tài nguyên máy tính khibản ghi điện tử đi vào tài nguyên được chỉ định, và nó được coi là đã được gửi đi tạinơi mà người khởi tạo có trụ sở kinh doanh, và (ii) nếu người nhận chưa chỉ định tàinguyên máy tính, khi bản ghi điện tử nhập vào tài nguyên máy tính của người nhận vàđược coi là được nhận tại nơi người nhận có trụ sở kinh doanh Nếu không có địa điểmkinh doanh, nơi cư trú thông thường phải được tính cho mục đích Một công ty đượccoi là có trụ sở tại nơi nó được đăng ký.32

Đồng thời, về vấn đề này luật pháp Ấn Độ có một quy định rất tân tiến vàđáng để học hỏi đó là: Hợp đồng có thể được thực hiện dưới dạng giao dịch tự động,tức là giao dịch được thực hiện bởi máy tính mà không có sự can thiệp của con người.Câu hỏi liệu một tin nhắn tự động có thể hoạt động để tạo hợp đồng hay không là mộtcâu hỏi mang tính quy kết, tức là ai sẽ chịu trách nhiệm cho giao dịch đó Thì luậtnước này quy định một giao dịch được thực hiện bởi “một hệ thống thông tin được lậptrình bởi hoặc thay mặt cho người khởi tạo để vận hành tự động” được quy cho ngườikhởi tạo giao dịch đó.33

4 Hiệu lực của hợp đồng

Theo quy định của luật Việt Nam, hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu

lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quyđịnh khác.34Và khi hợp đồng có hiệu lực các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồngtheo quy định tại Điều 421 Sửa đổi hợp đồng và Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 về thựchiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản Đồng thời, Điều 407 của Bộ luật nàycũng có Điều khoản quy định về “Hợp đồng vô hiệu: (1) Quy định về giao dịch dân sự

vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợpđồng vô hiệu (2) Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừtrường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính Quyđịnh này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (3) Sự vô hiệucủa hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa

32 Đạo luật Công nghệ Thông tin 2000 của Ấn Độ

33 Điều 11, Đạo luật Công nghệ Thông tin 2000 của Ấn Độ.

34 Điều 40, Bộ luật Dân sự 2015

Trang 11

thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính." Về mối liên

hệ giữa hình thức văn bản, văn bản có chứng thực với hiệu lực của hợp đồng thì đã

được tác giả đề cập ở phần 3.Hình thức của hợp đồng bên trên Cần chú ý thêm rằng

không phải mọi yêu cầu về hình thức hợp đồng đều được xem là điều kiện có hiệu lựccủa hợp đồng Dựa trên quy định của Bộ luật Dân sự 2015, điều kiện có hiệu lực vềhình thức của hợp đồng phải đáp ứng hai đặc tính là hình thức hợp đồng cụ thể (ví dụ,bằng văn bản, công chứng, chứng thực hoặc đăng ký) là điều kiện có hiệu lực của hợpđồng và điều kiện đó do luật quy định.35 Nhưng theo Dương An Sơn trong bài viết

Hình thức văn bản, văn bản có chứng thực là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng - một

số vấn đề cần giải quyết có nêu “Các quy định nói trên cho thấy, mặc dù pháp luật có

quy định một loại hợp đồng nào đó phải được ký kết bằng văn bản, văn bản có chứngthực tuy nhiên hợp đồng sẽ không bị coi là vô hiệu nếu các bên không tuân thủ hìnhthức, trừ trường hợp pháp luật có quy định Pháp luật quy định là vậy, tuy nhiên khinghiên cứu các quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác thì khôngthể tìm thấy bất kỳ quy định nào, theo đó hợp đồng không tuân thủ hình thức văn bản,văn bản có chứng thực thì vô hiệu, trong nhiều trường hợp pháp luật chỉ quy định hợpđồng phải được ký kết bằng văn bản”36tuy bài viết này bàn về các điều khoản của luậthợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005 nhưng những giá trị của nó vẫn còn nguyên vìhiện tại Bộ luật dân sự 2015 vẫn chưa khắc phục được

Theo quy định của luật Trung Quốc, hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm giao

kết, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác37 Trongtrường hợp hiệu lực của hợp đồng phải được sự chấp thuận của cơ quan công quyềnhoặc hoàn thành thủ tục đăng ký, nó chỉ có hiệu lực sau khi sự chấp thuận hoặc hoànthành thủ tục theo quy định của pháp luật38 Nói cách khác, hiệu lực của hợp đồng chỉ

có sau khi nó hình thành Theo L Zhang các điều kiện làm cho hợp đồng có hiệu lực

có thể được chia thành hai loại: điều kiện chung và điều kiện cụ thể Các điều kiệnchung yêu cầu như sau: (i) các bên phải có năng lực hành vi tương ứng vào thời điểmgiao kết hợp đồng; (ii) ý định của các bên phải thành thực; (iii) hợp đồng không đượctrái với các quy định bắt buộc của pháp luật và các quy định hành chính, cũng như tráivới trật tự công cộng hoặc hải quan Các điều kiện cụ thể khác nhau tùy theo hoàncảnh khác nhau Ví dụ, một hợp đồng khai thác tài nguyên dầu khí ngoài khơi với sựhợp tác của các bên nước ngoài cần phải được sự chấp thuận của các cơ quan hành

35Bùi Thị Nhung, Khái quát những điều kiện cần để hợp đồng có hiệu lực hiện nay?, truy cập lần cuối ngày 03

tháng 05 năm 2023, từ nay.aspx>.

<https://luatminhkhue.vn/khai-quat-nhung-dieu-kien-can-de-hop-dong-co-hieu-luc-hien-36Dương Anh Sơn & Lê Minh Hùng, Hình thức văn bản, văn bản có chứng thực là điều kiện có hiệu lực của hợp

đồng - một số vấn đề cần giải quyết, Trường Đại học Luật TP.HCM.

37 Điều 136 và 502, Bộ luật Dân sự Trung Quốc.

38 Điều 502, Bộ luật Dân sự Trung Quốc.

Trang 12

chính có liên quan Ngoài ra, trong thực tiễn pháp lý và trong học thuyết, người ta chấpnhận rộng rãi rằng hiệu lực của hợp đồng đòi hỏi nội dung của nó phải chắc chắn hoặc

có thể xác định được, và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng phải được thực hiện mộtcách khách quan bởi con người hoặc hợp pháp, mặc dù không có gì liên quan đến haiđiều kiện này được cung cấp bởi luật pháp Trung Quốc.39

Hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp sau: tại (i) khi hợp đồng được giao kếtdưới hình thức mô phỏng ý định, thì ý định rõ ràng của hợp đồng là vô hiệu (Điều 146

Bộ luật Dân sự Trung Quốc); (ii) hợp đồng làm tổn hại đến lợi ích của bên kia do có

sự thông đồng giữa các bên trong hợp đồng (Điều 154 Bộ luật Dân sự Trung Quốc);(iii) hợp đồng trái với thuần phong mỹ tục hoặc trật tự công cộng (Điều 153, Bộ luậtDân sự Trung Quốc); (iv) hợp đồng vi phạm một điều khoản bắt buộc của bất kỳ luậthoặc quy định hành chính nào (Điều 153, Bộ luật Dân sự Trung Quốc)

Còn về pháp luật của Ấn Độ, Một hợp đồng là một thỏa thuận có thể được thi

hành Để có hiệu lực thi hành, nó có các yêu cầu sau đây mà hầu hết tuân theo luậtpháp Anh: (i) các bên phải có thẩm quyền, (ii) sự đồng ý của họ đối với hợp đồng phải

tự do, (iii) lời hứa phải có 'sự cân nhắc', (iv) đối tượng và sự cân nhắc là hợp lệ, và (v)

nó không bị ICA hoặc bất kỳ luật nào khác tuyên bố là vô hiệu.40Trừ khi không có sựđồng ý miễn phí, thỏa thuận không có bất kỳ yêu cầu nào trong số này là vô hiệu, tức

là không thể thi hành Các bên không bị luật hợp đồng ngăn cản việc thực hiện chúng,trừ khi có bất kỳ luật nào khác nghiêm cấm hoặc trừng phạt việc thực hiện Tuy nhiên,nếu các điều khoản cho thấy rằng một bên đảm bảo sự tồn tại liên tục của đối tượng vàcam kết giao hàng hoặc thanh toán hoặc thực hiện trong bất kỳ trường hợp nào, thì bên

đó chịu rủi ro về việc việc thực hiện đó không thể thực hiện được và không thể tránhkhỏi trách nhiệm pháp lý đối với một bên, bên mà ban đầu không thể Một bên ký hợpđồng ký hợp đồng để làm một việc gì đó, chấp nhận rủi ro khi việc thực hiện trở nênkhó khăn hoặc không thể thực hiện được

5 Giải thích hợp đồng

Theo quy định của luật Việt Nam, tại Điều 404 Bộ Luật Dân Sự 2015 chúng ta

có thứ tự ưu tiên trong giải thích hợp đồng là (1) “ý chí chung” của các bên; (2) ngôn

từ của hợp đồng; và (3) ý chí của từng bên và tập quán

Ý chí chung được ưu tiên hơn so với ngôn từ của hợp đồng, và do đó chiếm vịtrí ưu tiên cao nhất trong giải thích hợp đồng Điều này là bởi theo Điều 404.5, trongtrường hợp có sự mâu thuẫn giữa “ý chí chung” của các bên với ngôn từ sử dụng tronghợp đồng, thì ý chí chung của các bên sẽ được dùng để giải thích hợp đồng

39 Salvatore Mancuso & Mauro Bussani (2022), The Principles of BRICS Contract Law, Springer Nature

Switzerland AG, Switzerland, 256.

40 Mục 10 của ICA (International Commercial Arbitration).

Trang 13

Khác với các nguyên tắc của thông luật, theo Bộ Luật Dân Sự 2015, việc xácđịnh “ý chí chung” của các bên là một công việc mang tính chủ quan (trái ngược vớicông việc mang tính khách quan sử dụng tiêu chuẩn của một người bình thường), đòihỏi phải xem xét ý chí của các bên trước và tại thời điểm ký và thực hiện hợp đồng.

Do đó, sẽ rất khó để xác định “ý chí chung” của các bên nếu không có bằng chứng xácthực về ý chí chung đó.·

Ngôn từ của hợp đồng là ưu tiên thứ hai trong giải thích hợp đồng Cụ thể,Điều 404.1 quy định rằng việc giải thích hợp đồng có điều khoản không rõ ràng khôngchỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thểhiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng Ngôn từcủa Điều 404.1 chỉ ra rằng khi giải thích một hợp đồng theo luật Việt Nam, ngôn từcủa hợp đồng nên được xem xét trước so với ý chí của từng bên

Ý chí của từng bên và tập quán chiếm vị trí thấp nhất trong số các yếu tố đượcxem xét khi giải thích hợp đồng Trong khi ý chí của từng bên được sử dụng khi có cácđiều khoản không rõ ràng, thì tập quán lại được xem xét nếu một hợp đồng có điềukhoản hoặc ngôn từ khó hiểu

Bên cạnh thứ tự của các nguồn được sử dụng để giải thích hợp đồng như đềcập ở trên, Bộ Luật Dân Sự 2015 còn quy định các nguyên tắc giải thích hợp đồng sau:

Điều 404.6 quy định rằng: “Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nộidung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bênkia” Nguyên tắc giải thích quy định tại Điều 404.6 là tương tự với nguyên tắc “contraproferentem” theo luật Anh quy định rằng khi có điều khoản khó hiểu, điều khoản đó

sẽ được giải thích theo hướng chống lại bên đã đưa ra điều khoản này

Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khácnhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợpđồng.Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau,sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng

Nguyên tắc giải thích hợp đồng theo Bộ Luật Dân Sự 2015 bao gồm cả cácnguyên tắc giải thích và các “nguyên tắc xây dựng” (canons of construction) theo CácNguyên Tắc Thông Luật và không phân biệt giữa giải thích hợp đồng và xây dựng hợpđồng.41

Theo truyền thống và lý thuyết của luật Trung Quốc, việc giải thích hợp đồng

dựa trên ý định thực sự của các bên tham gia hợp đồng, vì vậy cách tiếp cận chủ quanđối với việc giải thích hợp đồng, tức là việc xác định ý định thực sự của các bên, đượcthông qua ở Trung Quốc Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển mới nhất của luật hợp

41Nguyễn Thục Anh & Nguyễn Quang Vũ, Các nguyên tắc giải thích hợp đồng theo luật Việt Nam, truy cập lần

cuối ngày 04 tháng 05 năm 2023, từ gii-thch-hp-ng-theo-lut-vit-nam>.

Trang 14

<https://vietnam-business-law.info/blog-lut-kinh-doanh/2020/7/1/cc-nguyn-tc-đồng ở Châu Âu và để bảo vệ lợi ích của bên có thiện chí, Bộ luật Dân sự Trung Quốc

áp dụng cách tiếp cận khách quan đối với việc giải thích hợp đồng Điều đó có nghĩa làmột hợp đồng sẽ được giải thích dựa trên thiện chí, tức là theo lý luận và sự hiểu biếtcủa bên thứ ba một cách thiện chí Nói cách khác, ý định xác thực được các bên thểhiện ra bên ngoài sẽ được tòa án xem xét nhiều hơn những gì ẩn giấu trong tâm trí họ.Theo nghĩa này, trong trường hợp có bất kỳ tranh chấp nào giữa các bên liên quan đếnnội dung của một điều khoản hợp đồng, ý nghĩa thực sự của chúng sẽ được xác địnhtheo các từ và câu được sử dụng trong hợp đồng, các điều khoản có liên quan và mụcđích của hợp đồng, và phù hợp với cách sử dụng có liên quan và nguyên tắc thiện chí(Điều 142, Bộ luật Dân sự Trung Quốc) Ý nghĩa thực sự của nội dung hợp đồng theoĐiều 142 Bộ luật Dân sự Trung Quốc sẽ bị giới hạn ở mức được hiểu là việc các bêngiải thích hợp đồng một cách chính xác Một lời đề nghị của một bên không trở thànhmột điều khoản của hợp đồng, cũng như không tạo ra hiệu lực ràng buộc về mặt pháp

lý cho đến khi bên kia chấp nhận nó Do đó, “ý nghĩa thực sự của điều khoản tronghợp đồng” không đề cập đến ý định bên trong của các bên, mà nó sẽ được diễn giảibằng cách diễn đạt bên ngoài, điều này sẽ được bên kia kiểm chứng và tin tưởng Nóichung, chỉ có cái gọi là mục đích quy chuẩn này được luật pháp Trung Quốc côngnhận

Luật Trung Quốc quy định các phương pháp giải thích hợp đồng như sau: giảithích theo văn tự, giải thích theo hệ thống, giải thích theo mục đích, giải thích theophong tục và giải thích theo thiện chí42

(1) Giải thích theo văn bản: Giải thích theo văn bản có nghĩa là ý nghĩa thực

sự của hợp đồng, bao gồm các điều khoản ngầm định và ngụ ý, sẽ được hiểu bằng cáchnghiên cứu ý nghĩa của các thuật ngữ và cụm từ được sử dụng Nói chung, cách tiếpcận khách quan được đề cập ở trên để giải thích sẽ được áp dụng Tòa án Tối cao chorằng phương pháp chính để hiểu ý định thực sự bên trong của các bên là xác địnhnghĩa văn học của các từ, cụm từ và điều khoản được sử dụng trong hợp đồng, theo lýluận khách quan và sự hiểu biết của bất kỳ người nào có thiện chí

(2) Diễn giải tổng thể: Diễn giải tổng thể yêu cầu tất cả các điều khoản vàphần bổ sung, bao gồm cả các thuật ngữ ngầm và ngụ ý, phải được xem như một chỉnhthể Giải thích mục đích: Giải thích mục đích có nghĩa là nếu một từ hoặc điều khoảnnhất định của hợp đồng có thể được hiểu theo hai cách thì cách giải thích phù hợp nhấtvới mục đích sẽ được thông qua Mục đích của một hợp đồng có thể được chia thànhhai loại.Một được gọi là “mục đích kinh doanh điển hình”, dẫn đến hiệu lực pháp lýđòi hỏi xác định bản chất pháp lý của hợp đồng Một loại khác bao gồm mục đích chủquan của các bên, mục đích này thay đổi tùy theo từng trường hợp, kể cả khi các hợp

42 Điều 142, Bộ luật Dân sự Trung Quốc.

Ngày đăng: 25/02/2024, 13:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022 3. Luật Đất đai năm 2013 Khác
6. Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 Văn bản pháp luật nước ngoài Khác
6. Lê Thị Bích Thọ, Hình thức của hợp đồng kinh tế và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, Tạp chí luật học, số 02/2022, tr 43-47 Khác
7. Bùi Thị Nhung, Khái quát những điều kiện cần để hợp đồng có hiệu lực hiện nay?, truy cập lần cuối ngày 03 tháng 05 năm 2023, từ &lt;https://luatminhkhue.vn/khai-quat-nhung-dieu-kien-can-de-hop-dong-co-hieu-luc-hien-nay.aspx&gt Khác
8. Dương Anh Sơn &amp; Lê Minh Hùng, Hình thức văn bản, văn bản có chứng thực là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng - một số vấn đề cần giải quyết, Trường Đại học Luật TP.HCM Khác
10. Nguyễn Thục Anh &amp; Nguyễn Quang Vũ, Các nguyên tắc giải thích hợp đồng theo luật Việt Nam, truy cập lần cuối ngày 04 tháng 05 năm 2023, từ &lt;https://vietnam- business-law.info/blog-lut-kinh-doanh/2020/7/1/cc-nguyn-tc-gii-thch-hp-ng-theo-lut-vit-nam&gt;.Sách nước ngoài Khác
1. Salvatore Mancuso &amp; Mauro Bussani (2022), The Principles of BRICS Contract Law, Springer Nature Switzerland AG, Switzerland Khác
2. Mesganaw Kifelew &amp; Demelash Shiferaw (2009), Law of Contract I (Teaching Material), Sponsored by the Justice and Legal System Research Institute, truy cập lầncuối ngày 02 tháng 05 năm 2023, từ&lt;http://ethiopianlaw.weebly.com/uploads/5/5/7/6/5576668/contract_i.pdf&gt Khác
3. Roberts (2017), On the dominance of English and US law in international contracting, Queen Mary University of London, UK Khác
4. Commercial Courts, Commercial Division and Commercial Appellate Division of the High Khác
5. Courts Act, 2015, cũng như Ramani Garimella and Ashraful (2019) Khác
6. Dresser Rand S A v Bindal Agro Chem Ltd AIR 2006 SC 871; Rajasthan Co-op Dairy Federation Ltd v Maha Laxmi Mingrate Marketing Service Pvt Ltd, (1996) Khác
w