1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy Công ty TNHH Công nghệ Đại Đông Phƣơng Việt Nam (Sản xuất gia công ghế sofa và bộ sofa: 500.000 bộnăm; Ghế văn phòng và linh phụ kiện liên quan: 1.800.000 cáinăm; tủ bằng gỗ 300.000 cáinăm và cho thuê nhà x

128 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Nhà Máy Công Ty TNHH Công Nghệ Đại Đông Phương Việt Nam
Trường học Công Ty TNHH Công Nghệ Đại Đông Phương Việt Nam
Chuyên ngành Môi Trường
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 2,41 MB

Nội dung

Đóng gói: Sản phẩm sau khi hoàn thiện đƣợc đóng gói, lƣu kho chờ xuất Trang 17 Công ty TNHH Công nghệ Đại Đông Phương Việt Nam  Quy trình sản xuất ghế văn phòng Trang 18  Thuyết m

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC các từ viết tắt 4

DANH MỤC BẢNG 5

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 9

1 Tên chủ dự án đầu tư 9

2 Tên dự án đầu tư 9

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư 10

3.1 Công suất hoạt động của dự án đầu tư 10

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 11

3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư 19

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 20

4.1 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án 20

4.2 Nhu cầu sử dụng điện 28

4.3 Nhu cầu sử dụng nước 28

4.4 Nhu cầu sử dụng lao động 30

5 CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 30

5.1 Vị trí dự án 30

5.2 Hạng mục công trình của dự án đầu tư 31

5.3 Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 35

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔT TRƯỜNG 37

1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 37

1.1 Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 37

1.2 Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng 37

1.3 Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh 38

1.4 Sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án 38

2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 39

CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN 40

1 DỮ LIỆU VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT40

Trang 2

1.1 Chất lượng các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp từ

dự án 40

1.2 Thông tin về đa dạng sinh học có thể bị tác động bởi dự án 40

1.3 Các đối tượng nhạy cảm về môi trường, danh mục và hiện trạng các loại thực vật, động vật hoang dã, trong đó có các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu có trong vùng có thể bị tác động do dự án 40

2 MÔ TẢ VỀ MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA DỰ ÁN 40

2.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải 40

2.2 Chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải 45

3 HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC, KHÔNG KHÍ NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN 46

3.1 Hiện trạng chất lượng không khí xung quanh 47

CHƯƠNG IV ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 50

1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI xây dựng dự án 50 1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 50

1.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 67

2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN đi vào vận hành 74

2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 74

2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 94

3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 112

3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư 112

3.2 Kế hoạch xây lắp và dự toán kinh phí cá công trình bảo vệ môi trường 112

3.3 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 114

4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 114

CHƯƠNG V NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔi TRƯỜNG 117

1 NỘi dung đỀ nghỊ cẤp phép đỐi vỚi nưỚc thẢi 117

2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải: 117

2.1 Nguồn phát sinh khí thải: 117

2.2 Dòng khí thải, vị trí xả thải 117

2.3 Phương thức xả thải: 117

2.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải117

Trang 3

3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 118

3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung: 118

3.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung: 118

3.3 Giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: 118

CHƯƠNG VI KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 120

1 KÊ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 120

1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 120

1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải: 120

1.3 Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện 120

2 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT 121

2.1 Quan trắc môi trường khí thải 121

2.2 Quan trắc chất lượng nước thải 121

2.3 Giám sát chất thải rắn công nghiệp không nguy hại 121

2.4 Giám sát chất thải nguy hại 122

3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 122

CHƯƠNG VII CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 123

PHỤ LỤC 125

PHÁP LÝ 126

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 127

BẢN VẼ 128

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Quy mô công suất của dự án 10

Bảng 1 2 Công suất sản xuất sản phẩm của dự án 19

Bảng 1 3: Khối lượng nguyên, nhiên liệu, vật liệu sử dụng trong quá trình xây dựng 20

Bảng 1 4: Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình xây dựng dự án 21

Bảng 1 5: Nhu cầu nguyên vật liệu, hóa chất của dự án 22

Bảng 1.6: Thành phần, tính chất của các loại hóa chất sử dụng tại dự án 23

Bảng 1 7: Cân bằng vật chất của dự án 24

Bảng 1.8: Nhu cầu nhiên liệu của Công ty 26

Bảng 1.9: Danh mục máy móc, thiết bị của dự án 27

Bảng 1.10: Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của dự án 30

Bảng 1.11: Các hạng mục công trình xây dựng của dự án 31

Bảng 1 12: Cơ cấu bộ phận Môi trường – An toàn lao động tại nhà máy 36

Bảng 3 1: Nhiệt độ không khí trung bình giai đoạn 2017-2021 42

Bảng 3 2: Độ ẩm không khí trung bình giai đoạn 2017-2021 (Trạm Đồng Xoài) 42 Bảng 3 3: Lượng mưa trung bình qua các tháng trong giai đoạn 2017-2021 (Trạm Đồng Xoài) 43

Bảng 3 4: Số giờ nắng các tháng qua các năm 44

Bảng 3 5: Hiện trạng chất lượng không khí xung quanh 3 đợt 48

Bảng 3 6: Kết quả hiện trạng môi trường đất ba đợt 49

Bảng 4 1: Nguồn tác động đến môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án 50

Bảng 4 2: Tải lượng bụi phát sinh trong các tháng xây dựng 52

Bảng 4 3: Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu Diesel 54

Bảng 4 4: Dự báo tải lượng ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện thi công và vận chuyển trong dự án 54

Bảng 4 5:Giới hạn nồng độ các thông số cơ bản trong không khí xung quanh 54

Bảng 4 6: Nồng độ các thông số ô nhiễm trong khói hàn 55

Bảng 4.7: Nồng độ ô nhiễm của khói hàn 56

Bảng 4 8: Định mức sử dụng nhiên liệu của các thiết bị thi công 57

Bảng 4 9: Nồng độ chất ô nhiễm khi sử dụng dầu DO 58

Trang 6

Bảng 4 10: Lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thi công 61

Bảng 4 11: Mức ồn từ các thiết bị thi công cách nguồn 1,5m 62

Bảng 4 12: Mức ồn của các thiết bị thi công 63

Bảng 4 13: Mức ồn tối đa theo khoảng cách từ hoạt động của các thiết bị thi công65 Bảng 4 14: Nguồn gây tác động trong quá trình hoạt động của dự án 74

Bảng 4 15: Hệ số ô nhiễm của các phương tiện giao thông 76

Bảng 4 16: Lượng nhiên liệu sử dụng của các phương tiện giao thông 77

Bảng 4 17: Tải lượng các thông số ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện giao thông 77

Bảng 4 18: Giá trị giới hạn các thông số`cơ bản trong không khí xung quanh 77

Bảng 4 19: Hệ số ô nhiễm trong các công đoạn chế biến gỗ 78

Bảng 4 20: Tải lượng bụi gỗ phát sinh tại các công đoạn 78

Bảng 4 21 Nồng độ bụi ước tính tại công đoạn cưa cắt và chà nhám 79

Bảng 4.22: Nồng độ hơi keo từ công đoạn dán mút xốp 81

Bảng 4 23: Hệ số ô nhiễm bụi tính theo nguyên liệu 82

Bảng 4 24: Nồng độ ô nhiễm bụi trong quá trình sản xuất 82

Bảng 4 25: Tải lượng chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt 83

Bảng 4.26: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 83

Bảng 4.27: Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt 84

Bảng 4.28: Thành phần của chất thải rắn công nghiệp thông thường 85

Bảng 4.29: Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh 87

Bảng 4 30: Đặc trưng của nước mưa chảy tràn 90

Bảng 4.31 Thông số kỹ thuật thiết bị xử lý bụi gỗ công suất 15.000m3/giờ 96

Bảng 4.32: Dự kiến các hạng mục của HXLNT 103

Bảng 4.33 Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 112

Bảng 4.34 Kế hoạch xây lắp và dự toán kinh phí các công trình bảo vệ môi trường của dự án 113

Bảng 4.35: Đánh giá độ tin cậy của phương pháp lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường 114

Bảng 4.36: Độ tin cậy của các đánh giá tác động môi trường liên quan đến chất thải 115

Trang 7

Bảng 5.1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí

thải của Dự án 118

Bảng 6 1: Thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm 120

Bảng 6.2: Kế hoạch quan trắc 120

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất ghế sofa, bộ sofa 11

Hình 1.2 Quy trình sản xuất tủ gỗ 13

Hình 1.3 Quy trình sản xuất ghế văn phòng 17

Hình 1.4 Sản phẩm của dự án 19

(Trạm Đồng Xoài) 42

Hình 3.1 Quy trình công nghệ xử lý nước thải của trạm xử lý nước thải tập trung CCN Tân Tiến 2 46

Hình 3.2 Sơ đồ vị trí lấy mẫu của dự án 48

Hình 4 1: Quy trình thu gom và xử lý nước thải xây dựng 71

Hình 4 2: Mặt cắt của bể tách dầu 71

Hình 4 3 Sơ đồ thu gom và xử lý bụi gỗ của dự án 95

Hình 4.4 Hình ảnh mô phỏng nguyên lý hoạt động của hệ thống lọc bụi túi vải 95

Hình 4 5: Sơ đồ thu gom nước thải của dự án 99

Hình 4.6 Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn 99

Hình 4.7: Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải của dự án 101

Hình 4.8 Sơ đồ thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn của dự án 104

Hình 4.9 Quy trình ứng phó sự cố cháy nổ 109

Trang 9

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1 Tên chủ dự án đầu tư

- Chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH CÔNG NGHỆ ĐẠI ĐÔNG

PHƯƠNG VIỆT NAM

- Địa chỉ văn phòng: Lô E3, E4 (Một phần đường Nx-E), đường D1, D4,

Cụm Công nghiệp Tân Tiến 2, ấp Thái Dũng, xã Tân Tiến, huyện Đồng

Phú, tỉnh Bình Phước

- Người đại diện theo pháp luật của dự án đầu tư: Ông Shen Gou Liang

- Chức vụ: Chủ tịch Công ty kiêm Giám đốc

- Điện Thoại: 0901546996

- Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp số 3801288642 do Sở kế hoạch và

Đầu tư tỉnh Bình Phước cấp lần đầu ngày 04/07/2023

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 2182627253 do Sở kế hoạch và Đầu tư

tỉnh Bình Phước cấp lần đầu ngày 30/06/2023, chứng nhận thay đổi lần thứ

nhất ngày 24/11/2023

2 Tên dự án đầu tư

- Tên dự án đầu tư: Nhà máy Công ty TNHH Công nghệ Đại Đông Phương

Việt Nam (Sản xuất gia công ghế sofa và bộ sofa: 500.000 bộ/năm; Ghế

văn phòng và linh phụ kiện liên quan: 1.800.000 cái/năm; tủ bằng gỗ

300.000 cái/năm và cho thuê nhà xưởng diện tích 23.760m2

)

- Địa điểm thực hiện dự án: Lô E3, E4 (Một phần đường Nx-E), đường D1,

D4, Cụm Công nghiệp Tân Tiến 2, ấp Thái Dũng, xã Tân Tiến, huyện

Đồng Phú, tỉnh Bình Phước

- Cơ quan thẩm định cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của

dự án đầu tư: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án do Sở

Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước thẩm định và Ủy ban Nhân dân

tỉnh Bình Phước phê duyệt

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về

đầu tư công):

+ Dự án “Nhà máy Công ty TNHH Công nghệ Đại Đông Phương Việt

Nam (Quy mô: Sản xuất gia công ghế sofa và bộ sofa: 500.000 bộ/năm;

Ghế văn phòng và linh phụ kiện liên quan: 1.800.000 cái/năm; Tủ bằng

gỗ 300.000 cái/năm và cho thuê nhà xưởng diện tích 23.760m2)” có

tổng mức đầu tư 352.500.000.000 VNĐ, có tiêu chí như dự án nhóm B

Trang 10

được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công tại

Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày

06/04/2020 của Chính phủ

+ Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ

gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại mục số 2 Phụ lục IV ban

hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của

Chính phủ thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường cấp tỉnh

+ Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số

72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc Hội Dự án thuộc đối tượng

cấp Giấy phép môi trường của UBND tỉnh Bình Phước

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1 Công suất hoạt động của dự án đầu tư

Công suất của dự án như sau:

Bảng 1.1: Quy mô công suất của dự án

1 Sản xuất gia công ghế sofa

- Ngành nghề thu hút: phù hợp với

các ngành nghề thu hút của CCN Tân Tiến 2

- Số lượng đơn vị thuê: 1-2 đơn vị

- Số lượng công nhân tối đa tại 1 thời

điểm: 400 người

Các ngành nghề thu hút cho thuê tại dự án bao gồm các ngành nghề thu hút

của CCN Tân Tiến 2 và không phát sinh nước thải Khi cho thuê nhà xưởng, các

đơn vị thuê tự lắp đặt các công trình bảo vệ cho riêng mình phù hợp với hoạt động

sản xuất, đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh dự án

Trang 11

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Đối với hoạt động cho thuê nhà xưởng: đơn vị thuê xưởng tự lắp đặt các máy

móc, thiết bị liên quan đến hoạt động sản xuất của mình

Đối với hoạt động sản xuất của dự án: Công nghệ dây chuyền sản xuất, gia

công của dự án sử dụng máy móc, thiết bị mới hoàn toàn Cụ thể quy trình công

nghệ sản xuất của dự án như sau:

 Quy trình sản xuất ghế sofa, bộ sofa

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất ghế sofa, bộ sofa

 Thuyết minh quy trình sản xuất, gia công ghế sofa, bộ sofa

Nguyên liệu để sản xuất ghế sofa, bộ sofa là gỗ phôi các loại đã qua sơ chế, sấy

khô được Công ty nhập khẩu trong nước và nước ngoài Gỗ phôi sau khi được nhập về

sẽ được đưa vào kho chứa nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất

Khung ghế

Gắn lò xo, dây đai

Bọc da, vải, phụ kiện

Cưa/cắt định hình

Lắp ráp khung Cắt

May

Kiểm tra

Đóng gói

Bụi gỗ, dăm bào, gỗ vụn, tiếng ồn

Tiếng

ồn, CTR

Keo, phụ

kiện

Trang 12

Cưa, cắt định hình: Tại đây, các tấm ván sẽ được đưa vào máy cắt chuyên

dụng để tạo hình các chi tiết có kích thước, chiều dài tùy theo yêu cầu của đơn

hàng Các chi tiết sau khi tạo hình sẽ để tạo thành các bộ phận của khung ghế

Lắp ráp khung: Sau đó công nhân sử dụng máy khoan, bắn đinh để cố định

các chi tiết thật chặt, tạo khung sản phẩm Khung ghế được lắp ráp các chi tiết như

chân ghế, tay vịn,… để tạo thành khung ghế hoàn thiện

Gắn lò xo, dây đai: Khung kệ sau khi hoàn thiện được gắn lò xo, để tăng

cường khả năng chống xẹp lún mút khi sử dụng Sofa lâu năm, đồng thời cũng đem

lại cho người sử dụng cảm giác thoải mái hơn khi sử dụng Sofa có lò xo hỗ trợ

Công nhân tiến hành gắn các móc kim loại vào dọc 2 bên thành khung sau đó gắn

lò xo vào các móc kim loại này (cứ 1 lò xo được gắn vào 2 móc) Tiếp đến khung

ghế được gắn dây đai để tăng độ đàn hồi cho ghế Tại công đoạn này công nhân sẽ

dùng các đinh gim để cố định dây đai vào khung ghế

Bọc da, vải, mút xốp và phụ kiện: Nguyên liệu vải, da, mút xốp sau khi

được nhập về sẽ được cắt theo kích thước yêu cầu Vải, da được công nhân may

tạo thành các tấm áo sofa Mút xốp sau khi cắt được dán lên phần khung ghế tại

các vị trí như tay vịn, lưng ghế, khung ngồi và tiếp tục được bọc các tấm áo sofa

được may từ vải, da để tạo thành ghế sofa hoàn chỉnh và được lắp ráp thêm các

phụ kiện như bánh xe, chân ghế, động cơ rung lắc… để tạo thành ghế sofa và bộ

sofa hoàn chỉnh Tại công đoạn này sử dụng keo EVA để cố định mút xốp vào

khung ghế và các loại chất thải rắn như vải/da vụn, mút xốp vụn và các phụ kiện

hư hỏng

Kiểm tra, đóng gói: Sản phẩm sau khi đã hoàn thành các công đoạn sẽ được

kiểm tra xem đã đạt tiểu chuẩn, quy định của ngành sản xuất Các sản phẩm sau khi

hoàn chỉnh sẽ được bao bọc, đóng gói và nhập vào kho thành phẩm để chờ xuất

hàng

Trong quá trình sản xuất, sẽ phát sinh bụi, rìa ván, vải/da vun, phụ kiện hư

hỏng,… các loại chất thải này sẽ được công ty thu gom và hợp đồng với đơn vị

chức năng để thu gom theo đúng quy định, không tái sử dụng để sản xuất Ngoài

các chất thải phát sinh của các công đoạn thì quá trình sản xuất còn phát sinh tiếng

ồn Do đó, công nhân vận hành máy được trang bị thiết bị chống ồn để tránh ảnh

hưởng đến sức khỏe người lao động khi vận hành máy móc trong một khoảng thời

gian dài

Trang 13

 Quy trình sản xuất tủ gỗ

Hình 1.2 Quy trình sản xuất tủ gỗ

 Thuyết minh quy trình sản xuất tủ gỗ

Nguyên liệu đầu vào của dự án là gỗ phôi và ván gỗ đã qua công đoạn sơ

chế, được loại bỏ các cành, lá cây và bóc vỏ, được xẻ thành tấm và trải qua xử lý

hấp sấy của các công ty ngành gỗ gia công theo tiêu chuẩn riêng của dự án,

nguyên liệu sau khi nhập về sẽ được nhập vào kho lưu trữ

Cưa cắt: Dựa theo yêu cầu của đơn đặt hàng Công ty sẽ lựa chọn từng loại

gỗ, ván với kích thước phù hợp với sản phẩm Tùy thuộc vào yêu cầu của đơn đặt

hàng, có sản phẩm sẽ được làm bằng gỗ kết hợp với ván (trong đó chi tiết gỗ

thường là mặt dưới, mặt sau của tủ) và có sản phẩm được làm hoàn toàn bằng ván

Ván, gỗ phôi sẽ được cưa, cắt theo các kích thước yêu cầu

Hơi keo, thùng đựng keo

Bụi gỗ, dăm bào, mùn cưa,

Trang 14

Công đoạn này sử dụng máy cưa, cắt Trong quá trình hoạt động của máy

phát sinh gỗ vụn, mạt cưa, bụi gỗ và tiến ồn của máy cưa, cắt Với mỗi dòng sản

phẩm khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, các dây chuyền máy sẽ

được lắp các chi tiết sản xuất tương ứng như lưỡi cưa, kẹp vít, giấy nhám, đảm

bảo độ linh động khi sản xuất các dòng sản phẩm khác nhau Gỗ vụn, mạt cưa rơi

vãi dưới sàn sẽ được thu gom quét dọn vào thùng chứa, sau đó đưa đến kho chứa

chất thải công nghiệp vào cuối ca

Phay bào, đánh mộng: Sau đó, gỗ sẽ tiếp tục được đưa qua công đoạn phay

bào để tạo độ bằng phẳng ban đầu Các chi tiết gỗ sẽ được tiện, làm mộng (bằng

các máy đục lỗ, máy ghép mộng, máy bế ván, máy xẻ rãnh,…) nhằm tạo các hình

hoa văn và các góc uốn lượn của sản phẩm Tại công đoạn này phát sinh gỗ vụn,

mạt cưa, bụi gỗ và tiếng ồn Gỗ vụn và mạt cưa rơi vãi trên sàn được thu gom vào

các thùng chứa đưa đến kho chứa chất thải công nghiệp vào cuối ca

Ghép gỗ: một số sản phẩm để có được kích thước cần thiết, các thanh gỗ,

ván sẽ được ghép lại với nhau theo chiều dọc, chiều ngang bằng keo sữa (thành

phần chính là Vinyl Acetate) Quá trình ghép gỗ, ván được mô tả như sau: thanh

gỗ/ ván được đặt trên bàn ghép, công nhân sẽ cầm con lăn đã nhúng keo sữa trong

thùng keo nhỏ (đã được san ra với khối lượng vừa đủ dùng) quét đều lên bề mặt

gỗ cần ghép, sau đó ghép các thanh, chi tiết cần ghép lại và cố định bằng máy

khoảng 15-20 phút chờ cho keo khô Công đoạn này chủ yếu phát sinh hơi keo và

vỏ keo dính tuy nhiên loại keo mà dự án sử dụng là loại keo gốc nước ít gây mùi

khó chịu, thân thiện với môi trường, hơn nữa khối lượng sản phẩm cần quét keo là

không nhiều Do đó tác động này là không đáng kể Tuy nhiên để đảm bảo sức

khỏe cho người lao động, chủ dự án trang bị khẩu trang cho công nhân trực tiếp

sản xuất tại công đoạn này và trang bị các quạt công nghiệp để phân tán lượng hơi

keo, giảm tác động đến người lao động Còn vỏ dính keo, các chổi lăn dính keo

không sử dụng được nữa sẽ được tập trung một chỗ và thu gom vào kho chứa chất

thải nguy hại vào cuối ngày

Chà nhám: Để bề mặt gỗ được nhẵn, láng bóng và dễ bắt sơn, các chi tiết gỗ

sẽ được đưa qua công đoạn chà nhám, thực hiện bằng các máy chà nhám khép kín,

cửa máy có bố trí gờ chắn bụi để hạn chế bụi phát sinh ra bên ngoài Sau công

đoạn tạo hình và chà nhám, các chi tiết gỗ được kiểm tra: đối với chưa đạt yêu cầu

về hình dáng, bề mặt nhẵn bóng,…sẽ được đưa lại chỉnh sửa ở các công đoạn

trước Sau công đoạn tạo hình, các chi tiết đạt được chuyển qua công đoạn phun

sơn

Sơn UV: để tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho sản phẩm, các chi tiết gỗ sẽ

được đưa qua công đoạn phun sơn Công nghệ phun sơn tại nhà máy gồm là công

nghệ sơn UV (sử dụng hệ thống máy lăn sơn và máy sấy khô sơn bằng đèn UV tự

động) Lượng sơn sử dụng cho công nghệ sơn UV Sản phẩm tại dự án sẽ sơn 03

Trang 15

lớp với độ dày của mỗi lớp sơn khoảng 80 µm Đây là công nghệ sơn hiện đại, sơn

sử dụng là loại sơn đóng rắn bằng tia UV

Thành phần của sơn gồm các gốc hợp chất hữu cơ gồm: TPGDA

(tripropylene glycol diacrylate); TMPTA (trimethylolpropane triacrylate) và

Photoinitiator, không sử dụng dung môi pha sơn nên giảm đáng kể được các chất

ô nhiễm phát sinh (đặc biệt là hơi dung môi, hơi hợp chất hữu cơ) cho công đoạn

sơn này Đây là loại sơn gồm các chất có khả năng đóng rắn nhanh (gần như tức

thời khi qua sấy)

Quá trình sơn UV được thực hiện bằng hệ thống máy tự động và dây

chuyền sơn UV tại dự án được thực hiện như sau: Công nhân thao tác đưa các chi

tiết lên băng chuyền, các chi tiết sản phẩm được đưa tự động vào máy hút bụi để

loại bỏ bụi bẩn còn bám trên bề mặt chi tiết để đảm bảo tính thẩm mỹ cho lớp sơn

Tiếp theo, các chi tiết này sẽ theo băng chuyền lần lượt đưa vào máy sơn

UV nhờ rulo trục lăn sẽ phủ một lớp sơn mỏng và vừa đủ để phủ kín bề mặt sản

phẩm Việc cấp sơn cho trục lăn được tiến hành bằng cách sơn được chứa trong

bồn chứa và dùng máy bơm tự động để bơm lên trục lăn Công nhân sẽ tiến

hành cho sơn 2 mặt sản phẩm với lưu lượng phun sơn khoảng 2000 lít/phút Bên

cạnh đó, sơn thừa từ công nghệ này sẽ được thu hồi đến 95% để tái sử dụng nên

tiết kiệm được tối đa chi phí sản xuất

Các chi tiết sau đó được đưa qua bộ phận sấy để làm khô sơn, công nghệ

sấy là dùng các đèn UV chiếu lên lớp sơn để sơn khô lại, quá trình sấy sử dụng

điện cấp nhiệt Mỗi cụm hệ thống sơn có khoảng 3-7 thiết bị sấy UV đi kèm, có 5

bóng đèn sấy tại từng thiết bị Công suất sấy của đèn là 5,6 kW; tốc độ truyền tải

là 20m/phút; công suất băng tải là 0,75 kW Dưới tác dụng của tia UV, sản phẩm

sẽ được làm khô nhanh chóng trong khoảng thời gian từ 2 - 3 giây

Ngoài ra, sau khi lớp sơn đã khô, các chi tiết sẽ theo băng chuyền đi vào

máy chà nhám để loại bỏ những bọt bong bóng, tăng độ láng mịn và bằng phẳng

cho sản phẩm Sản phẩm tại dự án sẽ được chà nhám 02 lần và thứ tự chà nhám

được thực hiện lặp lại để tạo bề mặt đẹp cho sản phẩm Lượng sơn thừa sẽ được

thu hồi và tái sử dụng tối đa

Các sản phẩm di chuyển từ máy sơn UV qua máy sấy bằng băng chuyền

Dưới tác dụng của tia UV, chất hoạt hóa quang học trong sơn sẽ sinh ra gốc tự do

để liên kết với các Oligomer và Monoer tạo thành các liên kết ngang đóng rắn, vì

vậy lớp sơn sẽ đóng rắn nhanh chóng trong khoảng thời gian từ 2-3s Nhiệt thừa

từ quá trình sấy cũng được hút bằng đường ống riêng và dẫn phát thải ra ngoài

qua ống xả Với công nghệ sơn này sẽ không làm phát sinh bụi sơn thừa, giảm

đáng kể lượng sơn bị thất thoát, tiết kiệm lượng sơn sử dụng so với công nghệ

phun sơn truyền thống

Trang 16

Lắp ráp: Các chi tiết gỗ sau khi được để khô tự nhiên sẽ được lắp ráp hoặc

từng phụ kiện tùy theo yêu cầu kỹ thuật như bản lề, ốc vít, bánh xe, theo yêu cầu

của từng đơn hàng

Kiểm tra: Chi tiết gỗ sau khi được lắp ráp các phụ kiện cần thiết sẽ được tiến

hành kiểm tra bề mặt, độ che phủ sơn, sản phẩm đạt yêu câu sẽ được đưa qua công

đoạn lắp ráp, chi tiết nào không đạt yêu cấu sẽ được công nhân đưa trở lại các

công đoạn trước để chỉnh sửa lại

Đóng gói: Sản phẩm sau khi hoàn thiện được đóng gói, lưu kho chờ xuất

xưởng

Trang 17

Công ty TNHH Công nghệ Đại Đông Phương Việt Nam

 Quy trình sản xuất ghế văn phòng

Hình 1.3 Quy trình sản xuất ghế văn phòng

Bọc vải

Mút xốp

Phun keo

Dán mút xốp

Trang 18

 Thuyết minh quy trình sản xuất ghế văn phòng

Để sản xuất một ghế văn phòng hoàn chỉnh cần các bộ như mặt ghế, lưng ghế,

tay vịn các phụ kiện liên quan như bánh xe, ốc vít,… Với quy trình sản xuất ghế văn

phòng của dự án thì đối với phần mặt ghế, lưng ghế sẽ được Công ty tiến hành sản

xuất gia công tại dự án, đối với phần chân ghế, tay vịn, các phụ kiện liên quan được

Công ty đặt hàng các đơn vị cung cấp theo kích thước của từng loại ghế khác nhau để

lắp ráp cùng với mặt ghế và lưng ghế được sản xuất tại dự án Cụ thể quy trình sản

xuất mặt ghế và lưng ghế tại dự án như sau:

Gỗ tấm mặt ghế được công ty nhập về theo với các kích thước của từng đơn

hàng, ván gỗ mặt ghế sẽ được công nhân kiểm tra bề mặt đảm bảo bề mặt láng mịn

không bị sần sùi gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, phần gỗ mặt ghế đã đảm

bảo chất lượng được đưa qua công đoạn khoan lỗ, tại đây ván gỗ được đưa vào máy

khoan bằng robot và tiến hành khoan lên các vị trí cần khoan như tay vịn, chân ghế,

sau đó được công nhân tiến hành lắp đinh tán và các vòng đệm vào vị trí đã khoan…

Tại công đoạn khoan lỗ có phát sinh bụi nhưng không đáng kể, sau khi khoan công

nhân sẽ quét dọn phần bụi phát sinh và cho vào thùng chứa tránh phát tán ra các khu

vực xung quanh

Mút xốp: ghế cũng được công ty nhập về ở dạng bán thành phẩm, đã được cắt

theo các kích thước yêu cầu, mút xốp sau khi cắt được phun keo và dán lên phần ván

gỗ mặt ghế bằng keo EVA

Bọc vải/ lưới/da: vải/lưới/da được công ty nhập về và tiến hành cắt, may theo các

kích thước yêu cầu của sản phẩm Sau khi may vải/da/ lưới sẽ được tiến hành bọc vào

phần mặt ghế đã được dán mút xốp, lưng ghế và được cố định bằng ghim để tạo thành

các bán thành phẩm của ghế văn phòng

Lắp ráp thành phẩm: các bán thành phẩm như lưng ghế đã được bọc vải, mặt ghế

được dán mút xốp và bọc vải được tiến hành lắp ráp thêm các phụ kiện như đinh ốc,

mâm xoay, bánh xe,… để tạo thành ghế văn phòng hoàn chỉnh

Sản phẩm sẽ được kiểm tra trước khi đóng gói, sản phẩm đạt chất lượng sẽ được

đóng gói và lưu kho chờ xuất xưởng, những sản phẩm ko đạt chất lượng sẽ được sửa

chữa đến khi đạt yêu cầu và đóng gói lưu kho chờ xuất xưởng

Trang 19

3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư

Sản phẩm, dịch vụ cung cấp: sản xuất các sản phẩm ván sàn gỗ, ốp chân tường

theo nhu cầu khách hàng

Bảng 1 2 Công suất sản xuất sản phẩm của dự án

Trang 20

4 NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ

DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Đối với mục tiêu của dự án là cho thuê nhà xưởng, đơn vị thuê xưởng sẽ tự

thực hiện hồ sơ môi trường riêng, do đó trong phần này, báo cáo chỉ liệt kê những

nhu cầu nguyên, nhiên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất ván lạng của công ty Đại

Đông Phương, còn đối với nguồn nguyên, nhiên liệu, nhân công, điện, nước của

đơn vị thuê xưởng sẽ được trình bày cụ thể trong hồ sơ môi trường riêng của mình

4.1 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án

4.1.1 Danh mục và khối lượng các nguyên, nhiên, vật liệu trong giai đoạn xây

dựng

Dự án được thực hiện tại Cụm Công nghiệp Tân Tiến 2, xã Tân Tiến, huyện

Đồng Phú, tỉnh Bình Phước với diện tích đất là 72.571,88m2

, Công ty sẽ tiến hành xây dựng nhà xưởng, các công trình phụ trợ, công trình bảo vệ môi trường Các

nguyên, vật liệu được sử dụng trong công đoạn thi công xây dựng dự án như sau:

 Danh mục nguyên, vật liệu sử dụng trong giai đoạn thi công xây dựng

Bảng 1 3: Khối lượng nguyên, nhiên liệu, vật liệu sử dụng trong quá trình xây

dựng STT Tên

Trang 21

 Danh mục nguyên, vật liệu sử dụng trong giai đoạn thi công xây dựng

Các máy móc, thiết bị phục vụ quá trình xây dựng thêm các hạng mục công

trình phục vụ cho hoạt động của Dự án gồm:

Bảng 1 4: Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình xây dựng dự án

4.1.2 Danh mục và khối lƣợng các nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng

trong giai đoạn hoạt động của dự án

 Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu, hóa chất

Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu, hóa chất của dự án đƣợc trình bày theo

bảng sau:

Trang 22

Bảng 1 5: Nhu cầu nguyên vật liệu, hóa chất của dự án

Trang 23

4 Vải, da, chỉ may 450

(Nguồn: Công ty TNHH Công nghệ Đại Đông Phương Việt Nam)

Dự án sẽ sử dụng các loại hóa chất như sơn UV, keo PVA, keo EVA trong quá

trình sản xuất với thành phần, tính chất của các loại hóa chất được trình bày trong

- Tính chất: dung dịch màu nhạt, không

sử dụng dung môi để pha sơn, sơn có độ phủ tốt và rất đều, màng sơn rất dai, độ cứng cao, có khả năng trống chầy xước,

có khả năng đóng rắn nhanh (gần như tức thời khi qua sấy)

Thành phần: Poly vinyl Acetate, là hệ keo gốc nước Có dạng lỏng màu trắng sữa, có mùi nhẹ, tan trong nước không tan trong dung môi

Dạng lỏng, có màu, có mùi, không hòa

Trang 24

Sản phẩm

Khối lƣợng (tấn/nă m)

13,58

Trang 25

627

Trang 26

3 Khung ghế 1.080

Ghế văn phòng

Khung ghế không đạt yêu cầu

1

 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu

Dự án sẽ sử dụng các loại nhiên liệu nhƣ dầu DO cho hoạt động của xe nâng

với khối lƣợng nhƣ sau:

Bảng 1.8: Nhu cầu nhiên liệu của Công ty

Stt Nhiên liệu,

hóa chất Nhu cầu Mục đích sử dụng

Nguồn cung cấp

I Nhiên liệu sử dụng

4.1.3 Danh mục máy móc, thiết bị của dự án

Để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của dự án, chủ đầu tƣ sẽ bố trí các loại máy

Trang 27

Tình

Khu vực sản xuất, gia công gỗ

Trung Quốc/Việt Nam

Trang 28

17 Máy cắt 3 0,18 100% Trung Quốc/Việt Nam

Khu vực sản xuất ghế văn phòng

(Nguồn: Công ty TNHH Công nghệ Đại Đông Phương Việt Nam)

4.2 Nhu cầu sử dụng điện

 Giai đoạn thi công cây dựng

Trong giai đoạn xây dựng, điện được sử dụng để vận hành các máy khoan,

máy cắt với lượng điện năng tiêu thụ ước tính 760 kW/tháng Điện được công ty

lấy từ mạng lưới điện đầu tư trong CCN

 Giai đoạn hoạt động

Nguồn cung cấp: Điện của dự án sẽ được đấu nối từ mạng lưới điện quốc gia

thông qua đường điện lưới trung thế quốc gia 220KV trạm hệ thống cấp điện chung

cho toàn CCN Tân Tiến 2

Nhu cầu sử dụng: Ước tính lượng điện sử dụng của dự án khoảng 500.000

KWh/tháng để phục vụ cho hoạt động sản xuất, chiếu sáng,…

Dự án không trang bị máy phát điện dự phòng

4.3 Nhu cầu sử dụng nước

 Giai đoạn thi công xây dựng

Trang 29

Nước cấp lấy từ nguồn cung cấp nước sạch của CCN Với hoạt động xây dựng

của dự án, nước sẽ được cấp cho các mục đích như:

+ Nước cho hoạt động sinh hoạt của công nhân: với khoảng 100 công

nhân làm việc, tổng lượng cấp cho sinh hoạt là 4,5 m3/ngày (định mức

sử dụng nước là 45 lít/ngày/người theo TCVN 33:2006)

+ Nước cho hoạt động xây dựng: hoạt động xây dựng sẽ sử dụng nước

cho hoạt động phối trộn nguyên vật liệu, vệ sinh các dụng cụ với lượng

sử dụng ước tính khoảng 5 m3/ngày

 Giai đoạn hoạt động

Nguồn cung cấp: Công ty sử dụng nguồn nước được cung cấp từ nguồn nước

cấp của CCN Tân Tiến 2 Hiện tại, CCN Tân Tiến 2 đã xây dựng hoàn chỉnh tuyến

đường ống cấp nước cho toàn bộ CCN

Mục đích sử dụng: chủ yếu cho hoạt động sinh hoạt của công nhân làm việc

tại công ty Dự án không thực hiện nấu ăn, tắm giặt tại nhà máy, không tổ chức bếp

ăn tập thể, do đó không phát sinh nước thải từ nhà ăn

 Nước cấp dùng cho sinh hoạt

Theo QCVN 01:2021/BXD, định mức cấp nước là 80 lít/người/ngày Tổng số

cán bộ công nhân viên khi dự án đi vào hoạt động ổn định khoảng 800 người Thời

gian làm việc tại công ty là 8 giờ/ca, 01 ca/ngày, vậy tổng lượng nước dùng cho nhu

cầu sinh hoạt mỗi ngày của dự án là:

QSH = 800 người × 80 lít/người/ca = 64.000 lít/ngày = 64m3/ngày

 Nước dùng cho tưới cây

Theo mục 2.10.2 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng

QCVN 01:2021/BXD, lượng nước tưới cho cây xanh trong khuôn viên là 3 lít/m2

Diện tích cây xanh trong khuôn viên dự án là 14.522m2

Qt = 3lít/m2 × 14.555m2 = 43.665 l/ngày = 43,67m3/ngày

 Nước cấp dùng cho phòng cháy chữa cháy

Lưu lượng nước PCCC sẽ được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN – 2622:1995

đảm bảo ≥ 15l/s, số lượng đám cháy đồng thời được tính toán ≥ 2; áp lực tự do

trong mạng lưới cấp nước đảm bảo ≥10m Lượng nước cấp cần cho PCCC khoảng

300 m3 Công ty đã xây dựng 1 bể chứa nước PCCC với thể tích 615 m3

Nhu cầu sử dụng nước của toàn dự án được tổng hợp như sau:

Comment [U1]: Theo qcvn 01:2021

Trang 30

Bảng 1.10: Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của dự án

(Nguồn: Công ty TNHH Công nghệ Đại Đông Phương Việt Nam)

4.4 Nhu cầu sử dụng lao động

 Trong giai đoạn xây dựng

Hoạt động xây dựng của dự án cần sử dụng khoảng 100 lao động Nhân công

được nhà thầu cung cấp và tuyển dụng từ các khu vực lân cận CCN

 Trong giai đoạn hoạt động

Hoạt động sản xuất của dự án cần sử dụng khoảng 800 lao động Công nhân

làm việc 8 tiếng/ngày và hưởng các chế độ lao động của Việt Nam Lao động một

phần được nhà đầu tư tuyển dụng từ nước ngoài, phần còn lại là lao động người

Việt Nam sinh sống ở các khu vực lân cận dự án

5 CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

5.1 Vị trí dự án

Vị trí dự án thuộc Lô E3, E4 (Một phần đường Nx-E), đường D1, D4, CCN Tân

Tiến 2, thuộc ấp Thái Dũng, xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước với

diện tích khu đất là 72.571,88m2, trong đó diện tích cho thuê nhà xưởng là

23.760m2 Dự án thuê lại quyền sử dụng đất của Công ty Cổ phần Bất Động sản

Thành Phương theo hợp đồng số 181/HĐCT ngày 18/09/2023 Vị trí dự án được mô

tả trong hình dưới:

STT Mục đích sử dụng

Nhu cầu cấp nước (m 3 /ngày)

Nhu cầu xả thải lớn nhất (m 3 /ngày)

Trang 31

Vị trí khu đất thực

hiện dự án

Hình 1.5 Vị trí thực hiện dự án 5.2 Hạng mục công trình của dự án đầu tư

 Hạng mục công trình xây dựng của dự án

Tổng diện tích khu đất thực hiện dự án là 72.571,88m2, Công ty sẽ tiến hành xây

dựng các hạng mục công trình chính, hạng mục công trình phụ trợ, hạng mục công

trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, hệ thống thu gom nước mưa, nước

thải,… để phục vụ cho hoạt động sản xuất của dự án Các hạng mục xây dunđược

trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.11: Các hạng mục công trình xây dựng của dự án

Hạng mục công trình chính

Comment [U2]: Tỷ lệ %

Trang 33

 Hạng mục công trình xây dựng

- Nhà xưởng 1,2,3,4

 Số tầng: 01 tầng

 Kết cấu: Kết cấu móng đà kiềng BTCT, khung kèo thép hình, nền bê

tông, tường xây gạch cao 6m, phía trên ốp tole, mái lợp tole, xà gồ thép,

 Kết cấu: Khung, cột, sàn, mái bằng bê tông cốt thép, tường xây gạch, nền

lát gạch Ceramic, hệ thống cửa nhôm kính

 Chức năng: làm nơi làm việc của cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng,

nơi lưu trữ hồ sơ của công ty

- Nhà xe 1, 2A, 2B, 3

 Số tầng: 01 tầng

 Kết cấu: Khung, cột, mái bằng tôn, nền BTCT

 Chức năng: để xe của công, nhân viên làm việc tại dự án

- Kho hóa chất

+ Số tầng: 01 tầng

+ Kết cấu: Khung, cột, sàn, mái bằng bê tông cốt thép, tường xây gạch, nền

lát gạch Ceramic, hệ thống cửa nhôm kính

+ Chức năng: lưu chứa hóa chất sử dụng tại dự án

 Hạng mục công trình phụ trợ của dự án

- Hệ thống cấp nước: Nhà máy sử dụng hệ thống cấp nước sẵn có của CCN

Tân Tiến 2 Dự án chủ yếu sử dụng nước cấp cho hoạt động sinh hoạt tại khu

vực nhà văn phòng, nhà vệ sinh

- Hệ thống cung cấp điện: Nhà máy sử dụng hệ thống cấp điện CCN Tân Tiến

2

- Hệ thống thông tin liên lạc: Sử dụng cơ sở hạ tầng của CCN (CCN thiết lập

mạng lưới viễn thông hiện đại đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng nhu cầu

thông tin liên lạc trong và ngoài nước cho các nhà đầu tư)

Trang 34

Đối với mục tiêu cho thuê nhà xưởng, đơn vị thuê xưởng sẽ sử dụng hệ thống

cấp điện, nước, thông tin liên lạc của CCN Tân Tiến 2 Đơn vị thuê xưởng sẽ tự hợp

đồng với các đơn vị cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc để đảm bảo cho hoạt

động của mình

 Hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

Đối với hệ thống thu gom thoát nước mưa sẽ được Công ty tiến hành xây

dựng, đơn vị thuê xưởng sẽ sử dụng hệ thống thu gom nước mưa do Công ty bố trí,

xây dựng Đối với hệ thống thu gom, xử lý nước thải, Công ty sẽ tiến hành xây

dựng hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt từ khu nhà vệ sinh của nhà xưởng cho

thuê 1,2 về bể tự hoại trong trường hợp đơn vị thuê xưởng có phát sinh nước thải

sản xuất thì đơn vị sẽ được trình bày trong hồ sơ môi trường của mình Tương tự

đối với hệ thống xử lý khí thải, nhà chứa rác thông thường, nguy hại sẽ được đơn vị

thuê xưởng tự bố trí và thể hiện rõ trong hồ sơ môi trường do đơn vị thuê xưởng

lập

Hệ thống thu gom và thoát nước mưa

Hệ thống thoát nước mưa xây dựng riêng với hệ thống thoát nước thải Nước

mưa chảy tràn trên mặt bằng khuôn viên nhà xưởng được thu gom vào cống bê tông

cốt thép Nước mưa từ mái công trình đi theo độ dốc mái chảy vào các máng xối và

thông qua hệ thống ống xuống mương dẫn, nước được đi vào hệ thống thu gom

nước mưa kín và âm dưới nền đất được xây dựng xung quanh các công trình xây

dựng với đường kính BTCT là Ø400, Ø600 Nước mưa từ nhà máy được đấu nối

với cống thoát nước mưa của CCN Tân Tiến 2 thông qua 02 điểm đấu nối trên

đường D1

Trong thời gian nhà máy hoạt động sản xuất, chủ dự án sẽ chú ý giữ gìn vệ

sinh công nghiệp trong nhà xưởng và khuôn viên để ngăn không cho nước mưa

cuốn theo các chất bẩn làm ách tắc hệ thống thoát nước mưa nội bộ và khu vực

đồng thời làm ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm

Hệ thống thu gom và thoát nước thải

Nước thải sinh hoạt được thu gom bằng đướng uPVC D200 dài khoảng

1.013m, dẫn về bể tự hoại Nước thải sau bể tự hoại được dẫn về HTXLNT tập

trung của dự án để tiếp tục xử lý trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý

nước thải của CCN Tân Tiến 2 tại 01 hố ga trên đường D1

Hệ thống thu gom và xử lý bụi gỗ

Bụi phát sinh từ công đoạn sản xuất của dự án chủ yếu là bụi gỗ, mùn cưa

phát sinh từ công đoạn gia công cắt, xẻ rãnh của dây chuyển sản xuất Chủ dự án dự

kiến sẽ lắp đặt 01 hệ thống thu gom xử lý bụi gỗ trước khi thải ra môi trường bên

ngoài qua ống thải Quy trình xử lý như sau:

Comment [U3]: Tọa độ đấu nối

Trang 35

+ Quy trình xử lý bụi gỗ (từ quá trình cưa cắt, khoan, bào, chà nhám,…): Bụi

gỗ → Miệng hút → Ống nối mềm → Ống dẫn → Thiết bị lọc bụi túi vải → Quạt hút

→ Ống thải → Môi trường không khí

Công suất thiết kế: 01 tháp thu gom bụi, công suất hệ thống 15.000 m3/giờ

Quy chuẩn áp dụng: QCVN 19:2009/BTNMT, cột B (Kp = 0,8; Kv = 1,0)

Công trình lưu trữ, xử lý chất thải

Chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án bao gồm chất thải

rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại Công ty sẽ

bố trí nhà chứa chất thải công nghiệp thông thường có diện tích 150m2

; và nhà chứa chất thải nguy hại có diện tích 20m2

Nhà kho sẽ được thiết kế có mái che, có gờ chống tràn, nền BTCT, khung kèo thép, có biển báo, trang bị các thùng chứa chất

thải đúng theo quy định, cửa sắt pano có khóa Chủ dự án sẽ liên hệ với đơn vị có

chức năng để hợp đồng thu gom và xử lý lượng chất thải công nghiệp thông

thường, chất thải nguy hại phát sinh Chất thải rắn sinh hoạt sẽ được công ty liên hệ

với đơn vị thu gom rác của địa phương đến thu gom và vận chuyển đi xử lý hàng

ngày

5.3 Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án

5.3.1 Tiến độ thực hiện dự án

Thời gian thực hiện các công việc trong quá trình triển khai dự án bao gồm các

nội dung cần thực hiện cụ thể như sau:

- Thực hiện các thủ tục có liên quan từ tháng 5 năm 2023 đến tháng 12 năm

2024;

- Xây dựng nhà máy từ tháng 12 năm 2024 đến tháng 05 năm 2024;

- Lắp đặt máy móc và vận hành thử từ tháng 5 năm 2025 đến tháng 11 năm

2025

- Hoạt động chính thức tháng 12 năm 2025

5.3.2 Vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư của dự án: 352.500.000.000 VNĐ (Ba trăm năm mươi hai tỷ

năm trăm triệu đồng), tương đương 15.000.000 USD (Mười lăm triệu đô la Mỹ)

Trong đó, vốn góp để thực hiện dự án là 235.000.000.000 VNĐ (hai trăm ba

mươi lăm tỷ đồng), tương đương 10.000.000 USD (Mười triệu đô la Mỹ) Vốn huy

động là 117.500.000.000 (Một trăm mười bảy tỷ đồng năm trăm triệu đồng tương

đương 5.000.000 (Năm triệu đô la Mỹ)

Comment [U4]: Giải trình rõ 1 hệ thống mà có

đến 5 ống thải

Trang 36

Phòng sản xuất

Phòng kinh doanh

Phòng an toàn, sức khỏe và môi trường

5.3.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Hình 1.6 Sơ đồ tổ chức vận hành dự án

Bộ phận nhân sự tổng hợp của công ty được phân công chịu trách nhiệm

quản lý môi trường và an toàn lao động của công ty, chịu trách nhiệm về các vấn đề

môi trường của công ty Cơ cấu bộ phận Môi trường - An toàn lao động tại nhà máy

Giám sát kỹ thuật nhà máy Đảm bảo công tác quản lý môi trường được thực

hiện theo duy định và nội dung đã cam kết

Nhân viên kỹ thuật nhà máy Đảm bảo công tác quản lý môi trường được thực

hiện theo quy định và nội dung đã cam kết

Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty khoảng 800 người, trong đó người

nước ngoài khoảng 25 người

Ngày làm việc 01 ca/ngày, 8 giờ/ca Chế độ làm việc 06 ngày/tuần, 26

ngày/tháng, 312 ngày/năm Các quy định về giờ giấc và chế độ làm việc (bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế và phân công làm việc theo ca, ) sẽ được công ty thực hiện

đúng theo Luật lao động

Trang 37

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔT TRƯỜNG

1 SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG

1.1 Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia

Theo Quyết định số 450/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày

13/4/2022 về việc Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2030,

tầm nhìn đến năm 2050 thì tầm nhìn và mục tiêu cụ thể như sau:

- Về mục tiêu đến năm 2030: Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái

môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục

hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng

cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường,

xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp,

phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước Do đó, dự

án đầu tư là phù hợp với chiến lược BVMT quốc gia

- Về tầm nhìn đến năm 2050: Môi trường Việt Nam có chất lượng tốt, bảo đảm

quyền được sống trong môi trường trong lành và an toàn của nhân dân; đa dạng sinh

học được gìn giữ, bảo tồn, bảo đảm cân bằng sinh thái; chủ động ứng phó với biến

đổi khí hậu; xã hội hài hòa với thiên nhiên, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon

thấp được hình thành và phát triển, hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon vào năm

2050

1.2 Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng

Theo quyết định số 463/QĐ-TTg ngày 14/04/2022 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kì 2021 – 2030, tầm

nhìn đến 2050 như sau:

- Mục tiêu lập quy hoạch:

+ Là vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao Tập trung

phát triển mạnh khoa học, công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, công

nghiệp chế biến

- Quan điểm quy hoạch:

+ Việc lập Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ phải bảo đảm phù hợp, thông nhất,

đồng bộ với mục tiêu, định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

đất nước thời kỳ 2021-2030

+ Bảo đảm giảm thiểu các tác động tiêu cực do kinh tế - xã hội, môi trường gây

ra đối với sinh kế của cộng đồng dân cư Quá trình lập quy hoạch cần kết

hợp với các chính sách khác thúc đẩy phát triển các khu vực khó khăn, đặc

biệt khó khăn và đảm bảo sinh kế bền vững của người dân

Trang 38

1.3 Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh

Theo Nghị quyết số 01/NQ-HĐND ngày 17/01/2023 của Hội đồng nhân dân

tỉnh Bình Phước về việc thông qua quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kì 2021 – 2023,

tầm nhìn đến năm 2050 có đề cập như sau:

Công nghiệp chế biến: phát triển công nghiệp chế biến sâu phải theo hướng

cụm ngành; tăng tốc phát triển 03 nhóm ngành điều, gỗ và thực phẩm xuất khẩu chủ

lực (các sản phẩm chế biến từ gia súc, gia cầm) một cách bền vững trước năm 2025,

đóng góp cao vào tỷ trọng trong GRDP, thu ngân sách và tổng kim ngạch xuất khẩu

toàn tỉnh

Do đó, việc thực hiện Dự án Nhà máy sản xuất gỗ của công ty Đại Đông

Phương tại CCN Tân Tiến là hoàn toàn phù hợp với chiến lược bảo vệ môi trường

quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng quy hoạch tỉnh và quy

hoạch khác có liên quan

1.4 Sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án

Dự án được thực hiện tại Lô E3, E4 (Một phần đường Nx-E), đường D1, D4,

CCN Tân Tiến 2, thuộc ấp Thái Dũng, xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình

Phước với diện tích khu đất là 72.571,88m2

, trong đó diện tích cho thuê nhà xưởng

là 23.760m2 Dự án thuê lại quyền sử dụng đất của Công ty Cổ phần Bất Động sản

Thành Phương (chủ đầu tư CCN Tân Tiến 2) theo hợp đồng thuê đất số181/HĐCT

+ Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi

trường: Quyết định số 2942/QĐ-UBND ngày 23/11/2020 của UBND tỉnh

Bình Phước Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án

Cụm công nghiệp Tân Tiến 2, ấp Thái Dũng, xã Tân Tiến, huyện Đồng

Phú, tỉnh Bình Phước do Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Thành

Phương làm chủ đầu tư

+ Hợp đồng thuê đất số 32/HĐTĐ-STNMT giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Bình

Phước và Công ty Cổ phần đầu tư – Bất động sản Thành Phương ngày

11/3/2022

Trang 39

+ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số

130:TD/PCCC ngày 23/6/2022 do Phòng cảnh sát PCCC&CNCH - Công

an tỉnh Bình Phước cấp

2 SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI

CỦA MÔI TRƯỜNG

Nước thải của Công ty phát sinh với lưu lượng 64m3/ngày.đêm sẽ được thu

gom về HTXL nước thải tập trung để xử lý trước khi dẫn về hệ thống XLNT để xử

lý, nước thải sau xử lý được đấu nối vào HTXLNT của CCN Tân Tiến 2

Nước thải sau xử lý của Công ty sẽ được dẫn về hệ thống XLNT của CCN

Tân Tiến 2 để xử lý Hệ thống xử lý nước thải của CCN có công suất 2.200

m3/ngày đêm với 04 Module xử lý nước thải, hiện tại CCN đã xây dựng hoàn thiện

và vận hành Module 1 của hệ thống xử lý nước thải với công suất 550m3/ngày đêm

Trong quá trình dự án đi vào vận hành có phát sinh nước thải sinh hoạt, chất

thải rắn (chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường), chất thải

nguy hại và bụi, khí thải từ quá trình sản xuất) Với những nguồn thải trên chủ dự

án sẽ có biện pháp giảm thiểu, xử lý và quản lý phù hợp với từng nguồn phát sinh,

không để chất thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt quy chuẩn theo quy định ra môi

trường Bên cạnh đó, ngành nghề hoạt động của dự án phù hợp với ngành nghề hoạt

động của bên đơn vị cho thuê nhà xưởng nên khá thuận lợi cho hoạt động của nhà

máy Do đó, dự án phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận

Trang 40

CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

Trước khi triển khai dự án, Chủ đầu tư đã phối hợp cùng đơn vị có chức năng

kiểm tra phân tích, lấy mẫu thành phần môi trường không khí tại khu vực thực hiện

dự án để đánh giá khả năng chịu tác động của môi trường tại khu vực này khi dự án

đi vào hoạt động sản xuất

Qua kết quả phân tích được thể hiện ở mục 3 cho thấy, hiện trạng môi trường

không khí tại khu vực thực hiện dự án chưa bị ảnh hưởng, tác động xấu Các chỉ

tiêu phân tích môi trường đều nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép Qua các kết

quả phân tích cho thấy chất lượng môi trường tại khu vực này đảm bảo đủ khả năng

tiếp nhận nguồn khí thải của dự án

1.2 Thông tin về đa dạng sinh học có thể bị tác động bởi dự án

Dự án tiến hành xây dựng nhà xưởng trong khu đất của CCN Tân Tiến 2 nên không

tác động đến đa dạng sinh học khu vực

1.3 Các đối tượng nhạy cảm về môi trường, danh mục và hiện trạng các loại

thực vật, động vật hoang dã, trong đó có các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu

tiên bảo vệ, các loài đặc hữu có trong vùng có thể bị tác động do dự án

Dự án được đầu tư xây dựng trong CCN Tân Tiến 2, ấp Thái Dũng , xã Tân Tiến,

huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đã có các thủ tục về môi trường, quy hoạch hoàn

chỉnh, hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, nguồn nước sử dụng của dự án là nước thủy cục

của CCN, nước thải từ dự án được đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải của

CCN

Căn cứ số liệu điều tra hiện trạng khu vực thực hiện dự án không có các yếu tố

nhạy cảm về môi trường, do đó việc thực hiện dự án không gây tác động tới đa dạng

sinh học khu vực

2 MÔ TẢ VỀ MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA DỰ ÁN

2.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải

2.1.1 Các yếu tố địa lý, địa hình, khí tượng khu vực tiếp nhận nước thải

 Điều kiện về địa lý

Dự án được thực hiện tại CCN Tân Tiến 2, ấp Thái Dũng , xã Tân Tiến, huyện

Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, CCN Tân Tiến 2 được xây dựng trên khu đất trước đây

là đất trồng cao su thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú theo Quyết

Ngày đăng: 25/02/2024, 12:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w