Đặc điểm chung∙Sự thống nhất về mục đích hoạt động: Là đặc điểm quan trọng hàng●Sự thống nhất về mục đích hoạt động: Là đặc điểm quan trọng hàng đầucủa tập thể lao động, chính là thứ gắn
Trang 1TR ƯỜ NG Đ I Ạ H Ọ C TH ƯƠ NG M I Ạ
BÀI TI U LU N Ể Ậ
MÔN: TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINH DOANH TÊN ĐỀ TÀI: TÂM LÝ LAO ĐỘNG TẬP THỂ
LỚP: CN19-MAR NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 6
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: CHU THỊ HÀ
Hà N i, ộ 09/2023
Trang 2PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I Những vấn đề chung về tập thể lao động
1.1 Khái niệm và đặc điểm tập thể lao động
1.1.1 Khái niệm
Tập thể lao động là một nhóm người tập hợp lại trong một tổ chức có tư cách pháp nhân có mục đích hoạt động chung, có sự phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân để đạt được mục đích đề ra Mục đích cuối cùng của hoạt động chung là đáp ứng lợi ích của từng thành viên, lợi ích chung của tập thể lao động và lợi ích xã hội
1.1.2 Đặc điểm chung
∙Sự thống nhất về mục đích hoạt động: Là đặc điểm quan trọng hàng
●Sự thống nhất về mục đích hoạt động: Là đặc điểm quan trọng hàng đầu của tập thể lao động, chính là thứ gắn kết các thành viên với nhau, tạo nên ý chí và quyết tâm chung của tập thể
●Sự thống nhất về tư tưởng: Là sự thống nhất về quan điểm chính trị, tư tưởng của đa số thành viên tập thể lao động
●Có sự hợp tác, giúp đỡ nhau trong tập thể: Là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại của tập thể, nếu thiếu nó thì thống nhất mục đích hoạt động , thống nhất về tư tưởng đều không thể đạt được
●Có kỷ luật lao động: Mỗi tập thể, tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà hình thành những chuẩn mực nhất định, buộc các thành viên tuân theo hoặc phấn đấu thực hiện Kỷ luật lao động quy định trật tự hành vi của cá nhân trong tập thể, tạo ra tính thống nhất trong hoạt động chung và đảm bảo cho mọi thắng lợi của hoạt động tập thể, đồng thời cũng đảm bảo sự tự do cho mỗi người lao động
●Sự lãnh đạo tập trung thống nhất: Để thực hiện phối hợp, điều hòa hoạt động của tập thể, thống nhất hoạt động giữa các bộ phận nhằm đạt mục tiêu chung
●Đảm bảo mối quan hệ lợi ích: sự tồn tại của tập thể lao động suy cho cùng phải dựa trên cơ sở thỏa mãn, hài hòa các lợi ích của cá nhân, tập thể và xã hội
1.2 Phân loại và cấu trúc tập thể lao động
1.2.1 Phân loại
+ Tập thể cơ sở: là tập thể nhỏ nhất trong tổ chức, không thể chia nhỏ hơn VD: Lớp hành chính CN19 MAR trường Đại học Thương mại
Trang 3+ Tập thể trung gian: Tập thể lớn hơn bao gồm các tập thể cơ sở và có nhiệm vụ, chức năng tương đối độc lập VD: Viện đào tạo Quốc tế trường Đại học Thương Mại
+ Tập thể chính: là toàn bộ thành viên trong một tổ chức VD: Tập thể sinh viên và cán bộ nhân viên trường Đại học Thương Mại
1.2.2 Cấu trúc tập thể lao động
+ Cấu trúc chính thức: là cấu trúc được hình thành theo quy định của pháp luật, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành
+ Cấu trúc không chính thức: bao gồm những nhóm được hình thành
và tồn tại trong tập thể bằng con đường không chính thức, nghĩa là được hình thành không dựa trên cơ sở quy định, quy chế của Nhà nước
1.3 Các giai đoạn phát triển của tập thể lao động
Gồm có 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn thứ nhất - Tập thể phát triển ở trình độ thấp:
Là giai đoạn tập thể mới được hình thành Trong giai đoạn này, các thành viên còn là những người xa lạ, chưa hiểu nhau, lãnh đạo cũng chưa hiểu hết cấp dưới Do đó họ cần phải tìm hiểu, làm quen dần với nhau, đẻ lãnh đạo có thể hiểu rõ cấp dưới và phân công nhiệm vụ đúng người đúng việc; các thành viên ngày càng hiểu nhau hơn và phối hợp hoạt động với nhau một cách nhịp nhàng
để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.Giai đoạn này rất khó kiểm soát, dễ rơi vào tình trạng vô chính phủ, có thể xuất hiện những nhóm không chính thức theo sự dẫn dắt của những thủ lĩnh tiêu cực, dẫn đến hành động phá hoại tập thê, vi phạm kỷ luật Vì vậy nhà quản trị cần phải chú ý xây dựng bộ máy tổ chức, thiết lập kỷ luật chặt chẽ, áp dụng các biện pháp lãnh đạo tập trung, cứng rắn, phân công nhiệm vụ cụ thẻ, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc cấp dưới thực hiện nghiêm túc
+ Giai đoạn thứ hai - Phân cực:
Là giai đoạn các thành viên tập thể có sự phân hóa, hình thành các cực khác nhau: một số hoạt động tích cực, có ý thức xây dựng tập thể, hình thành đội ngũ cốt cán, làm chỗ dựa cho nhà quản trị; một số có ý thức kỷ luật tốt, hoạt động thụ động theo nhóm tích cực; và một số khác có ý thức và hành động tiêu cực, thậm chí chống đối Ở giai đoạn này yêu cầu nhà quản trị phải chú ý xây dựng đội ngũ cốt cán, bao gồm những cán bộ và nhân viên tích cực, làm chỗ dựa để tác động đến tập thể lao động
+ Giai đoạn thứ ba - Tập thể phát triển ở trình độ cao:
Là giai đoạn tập thể đã phát triển hoàn chỉnh, có cơ cầu hợp lý, bộ máy quản lý hoạt động linh hoạt, hiệu quả, các thành viên có sự hiểu biết, gắn kết chặt chẽ
và phối hợp ăn ý với nhau, có ý thức kỷ luật và tính thần tự giác cao, tạo nên
Trang 4bầu không khí tâm lý - xã hội tích cực Để tập thể lao động nhanh chóng chuyển sang giai đoạn phát triển cao, nhà quản trị cần chú ý thực hiện những công việc sau đây:
- Điều chỉnh cấu trúc chính thức của tập thể lao động sao cho phù hợp nhất với doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, phân công, phân nhiệm rõ ràng, thiết lập quy chế, kỷ luật nghiêm minh
- Nắm vững cấu trúc không chính thức và thủ lĩnh của các nhóm không chính thức để tăng cường quản lý, giáo dục động viên mọi thành viên tích cực tham gia hoạt động chung của tập thể lao động
- Xây dựng lề lối làm việc khoa học, hợp lý và tạo mối quan hệ tốt với các thành viên tập thể
- Làm cho mọi thành viên hiểu rõ mục đích và nhiệm vụ chung của tập thể
và nhiệm vụ cụ thể của từng người
II Những quy luật tâm lý của tập thể lao động
1 Quy luật lan truyền tâm lý
Khái niệm
Lan truyền tâm lý là quy luật phổ biến trong tập thể lao động Đó là sự lan truyền cảm xúc, tâm trạng, nhận thức, từ người này sang người khác, từ nhóm này sang nhóm khác trong tập thể; thường diễn ra một cách tự phát, kết quả tạo ra một trạng thái tâm lý, tình cảm, nhận thức chung của cả tập thể Lan truyền tâm lý có thể có những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến tâm lý chung của tập thể và do đó đến kết quả hành động của mỗi cá nhân, cũng như của cả tập thể lao động
Cơ chế của lan truyền tâm lý
Lan truyền tâm lý bắt nguồn từ những cảm xúc của con người trước sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh Những cảm xúc ban đầu phát triển và lan truyền ra xung quanh thông qua mối quan hệ giao tiếp giữa cá nhân với nhau
và giữa các nhóm với nhau
Sự lây lan tâm lý có thể diễn ra theo hai cơ chế:
●Cơ chế dao động từ từ: Tâm lý của người này lan sang người khác một cách từ từ Chẳng hạn như sự thay đổi mốt mới là hiện tượng lan truyền tâm lý từ từ
●Cơ chế bùng nổ: Là sự lan truyền rất nhanh, đột ngột, thường xảy ra khi con người lâm vào trạng thái căng thẳng cao độ Ví dụ: Sự hoảng loạn tập thể khi xảy ra hỏa hoạn, sự cuồng nhiệt trên sân bóng đá
Trang 5Nhà quản trị cần nhận thức được hiện tượng lây lan tâm lý để biết cách điều khiển nó để có lợi cho tập thể Cần tránh sự lây lan tâm trạng xấu từ người này sang người khác, điều đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của tập thể
2 Quy luật di chuyển
Khái niệm
Quy luật phản ánh hiện tượng cảm xúc, tình cảm của một người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác trong tập thể lao động, ví dụ như : Giận cá chém thớt
3 Bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động
Khái niệm
Bầu không khí trong tập thể là hiện tượng tâm lý biểu thị trạng thái tâm lý chung của tập thể lao động, là kết quả của sự phối hợp, tương tác tâm lý giữa các thành viên và mức độ dung hợp tâm lý trong quan hệ liên nhân cách của
họ Bầu không khí tâm lý tồn tại khách quan trong tập thể và tính tích cực của
nó được thể hiện qua cư xử của các thành viên trong tập thể với nhau, luôn tin tưởng, giúp đỡ nhau, đồng thời cạnh tranh lành mạnh để thực hiện tốt công việc, hình thành tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc và đối với nhau
Những yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động là:
- Phong cách lãnh đạo của nhà quản trị
+ Ví dụ, nhà lãnh đạo theo phong cách dân chủ, đánh giá, khen thưởng và xử phạt khách quan…sẽ tạo ảnh hưởng tích cực đến bầu không khí chung
- Điều kiện lao động, như bố trí trang thiết bị, môi trường vật chất, vệ sinh nơi làm việc, trang phục nhân viên…
+ Ví dụ, người lao động làm việc trong điều kiện nóng bức, chật chội,…sẽ dẫn đến tinh thân căng thẳng, hay cáu gắt, bực bội, năng suất lao động giảm sút, tác động đến bầu không khí tâm lý trong tập thể
- Lợi ích, đặc biệt là lợi ích vật chất có ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động Khi lợi ích của người lao động được quan tâm, đời sống của họ được cải thiện sẽ tạo ra bầu không khí phấn khởi, mọi người lao động hăng say, hiệu quả hơn và quan hệ với nhau thân mật, gắn bó hơn
Trang 6III Mâu thuẫn trong tập thể lao động
1 Khái niệm và bản chất của mâu thuẫn trong tập thể lao động
1.1 Khái niệm mâu thuẫn
“Mâu thuẫn” là từ thường được chỉ trạng thái đối lập, bất hoà, xung đột giữa các bên với nhau
“Mâu thuẫn” thường được hiểu theo nghĩa dữ dội, gay gắt nhưng thực tế có nhiều loại mâu thuẫn khác nhau:
●Khái niệm mâu thuẫn với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật: Mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập trong quá trình vận động, phát triển của
sự vật Như vậy, mâu thuẫn là cái tồn tại khách quan, vốn có của bất cứ
sự vật, hiện tượng, quá trình nào trong tự nhiên, xã hội và tư duy Phép biện chứng duy vật của học thuyết Mác - Lênin đã chỉ rõ “Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật, hiện tượng, trong suốt quá trình phát triển của sự vật hiện tượng Không có sự vật hiện tượng nào không có mâu thuẫn” Theo Ph.Ăngghen “bản thân sự vận động đã là mâu thuẫn” Trong logic cổ điển:
●Mâu thuẫn bao gồm một sự không tương thích logic giữa hai hay nhiều mện đề Nó xảy ra khi các mệnh đề, được thực hiện cùng nhau, đưa ra hai kết luận thường là nghịch đảo của nhau về mặt logic Minh hoạ một khuynh hướng chung trong logic ứng dụng, định luật không mâu thuẫn của Aristotle nói rằng “Người ta không thể nói về một cái gì đó vừa là đúng vừa là sai trong cùng một khía cạnh và cùng một lúc”
Mâu thuẫn tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng và cả trong một tổ chức, doanh
nghiệp:
●Mâu thuẫn là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác Như vậy, mâu thuẫn có thể hiểu là sự đối lập về nhu cầu, giá trị và lợi ích giữa các cá nhân, nhóm và tổ chức Đây là một hiện tượng xã hội phổ biến trong mọi loại hình tổ chức
1.2 Bản chất của mâu thuẫn
Tập thể lao động là tập hợp những người lao động có quan hệ với nhau về công việc trong phạm vi sử dụng lao động nhất định, là nhóm người có tổ chức, thống nhất và làm với mục đích nào đó
Trang 7Discover more
from: DAKD1
Document continues below
Kinh doanh
Trường Đại học…
412 documents
Go to course
Giáo trình định giá tsan_2022_TMU
Kinh doanh 100% (33)
200
Kế hoạch kinh doanh
Dự án chay An Nhiên
Kinh doanh 100% (28)
25
Giáo trình Tâm lý qtkd
- Đây là giáo trình gố…
Kinh doanh 98% (42)
164
Slide KDQT gui SV TMU - giáo trình kinh…
Kinh doanh 100% (18)
103
Giáo trình kinh doanh quốc tế gửi sinh viên…
Kinh doanh 96% (51)
157
Nhóm 5- KHỞI SỰ KINH Doanh bài thực…
33
Trang 8Như chúng ta đã biết, hoạt động của con người là hoạt động có mục đích Khi hoạt động của mỗi người đạt được những mục đích khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng mà mỗi người muốn đạt được bao giờ cũng là lợi ích, tức là cái
để đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần của mình Thông qua hoạt động tìm kiếm cái đáp ứng nhu cầu, con người có mối quan hệ với môi trường
tự nhiên Quan hệ giữa người với người là sự tác động qua lại giữa các chủ thể (giữa cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với tập thể, giữa cộng đồng với cộng đồng, giữa cá nhân với tập thể hoặc cộng đồng)
2 Phân loại mâu thuẫn trong tập thể lao động
2.1 Mâu thuẫn giữa lãnh đạo và cấp dưới
Nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn có thể do một phía hoặc cả hai phía
●Về phía lãnh đạo, do tổ chức lao động, phân công công việc không hợp lý; hoặc đỏ bổ nhiệm, cất nhắc cán bộ không khách quan; do xác định tiền lương, thưởng hay đối xử với các thành viên thiếu công minh, làm nảy sinh mâu thuẫn giữa cấp trên với cấp dưới Ngoài ra người lãnh đạo quan liêu, độc đoán cũng thường gây ra mâu thuẫn với cấp dưới
●Về phía cấp dưới, do vi phạm các chuẩn mực của tập thể như kỷ luật lao động,vi phạm các quy định về chất lượng bị lãnh đạo phê bình, xử phạt cũng có thể nảy sinh những phản ứng tiêu cực, dẫn đến mâu thuẫn với lãnh đạo
2.2 Mâu thuẫn giữa các thành viên trong tập thể với nhau
Nguyên nhân có thể do sự khác biệt về quan điểm, lợi ích, phong cách giao tiếp ; khác nhau về đặc điểm tâm lý (tính khí, nhân cách…), động cơ hoạt động
Sự khác biệt về ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, dẫn đến mâu thuẫn giữa những người có tinh thần kỷ luật tốt với những thành viên vô kỷ luật Trong thực tế có cá nhân làm việc kém, có quan hệ mật thiết với lãnh đạo để ưu ái, bị thành viên khác dị nghị, cô lập và lên án
3 Phương pháp giải quyết mâu thuẫn trong tập thể lao động
Đối với những mâu thuẫn mà sự tồn tại của chúng làm cản trở sự phát triển của tập thể lao động thì lãnh đạo phải tìm cách giải quyết kịp thời Khi nghiên cứu hoạt động nhóm và những mâu thuẫn phát sinh, M.P.Follet đã đưa ra ba phương pháp giải quyết mâu thuẫn là: Áp chế, thỏa hiệp và thống nhất 3.1 Phương pháp áp chế
Kinh doanh 94% (66)
Trang 9Là phương pháp giành thắng lợi về một phía Phía đa số dùng sức mạnh của mình để áp đảo phía thiểu số Đây là phương pháp dễ dàng nhất, nhưng không làm cho người ta thỏa mãn, nhất là trong lâu dài
3.2 Phương pháp thỏa hiệp
Đòi hỏi mỗi bên cần từ bỏ, nhân nhượng một số vấn đề, để đem lại sự "bình yên" trong tập thể Phương pháp này thường được áp dụng để giải quyết mâu thuẫn về lợi ích
3.3 Phương pháp thống nhất
Các bên mâu thuẫn đặt vấn đề xuống bàn thương lượng, bóc trần bản chất của mâu thuẫn và tìm cách khắc phục những cản trở để đi tới thống nhất Đây là phương pháp tích cực nhất, có thể làm vừa lòng tất cả các bên
Như đã trình bày, nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn rất đa dạng, song dù nguyên nhân nào đi chăng nữa, thì vấn đề lợi ích vẫn là cốt lõi Vì vậy, dù áp dụng bất
kì phương pháp nào mà vấn đề không được giải quyết thỏa đáng thì mâu thuẫn vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để
PHẦN 2:
Unilever Việt Nam
1 Tổng quan về Unilever Việt Nam
Unilever là một công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới về ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG: Fast Moving consumer Good) Công ty được thành lập vào tháng 9 năm 1929 với trụ sở chính được đặt tại Vương Quốc Anh và Hà Lan Hiện nay, Unilever đang có mặt tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Unilever bước chân vào thị trường Việt Nam vào năm 1995 Unilever Việt Nam hiện tại hoạt động với năm ngành hàng với 27 thương hiệu khác nhau bao gồm: Beauty & Wellbeing (Mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp), Personal Care (Chăm sóc cá nhân), Home care (Chăm sóc gia đình), Nutrition (Dinh dưỡng), và Ice Cream (Kem)
1.1 Sứ mệnh
Trang 10Vào thời điểm thành lập Unilever, những nhà sáng lập vào thời điểm ấy đã đề
ra sứ mệnh là “To add vitality to life" - tạm dịch: Tiếp thêm sinh khí cho cuộc sống, và từ ấy công ty vẫn luôn tuân thủ sứ mệnh này Và đúng như sứ mệnh
mà Unilever đề ra, công ty luôn mong muốn đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người thông qua sản phẩm của mình Cho đến nay, sứ mệnh này ngày càng thể hiện rõ ràng khi tất cả sản phẩm của Unilever đều hướng đến chung mục đích là mang lại sức khoẻ, vẻ đẹp, và sự thoải mái cho con người
1.2 Tầm nhìn
Tầm nhìn của Unilever mặc dù khác nhau ở từng quốc gia, tuy nhiên lại được xây dựng dựa trên tầm nhìn chung của Unilever toàn cầu, đó là làm cho cuộc sống bền vững trở nên phổ biến, hay doanh nghiệp đi đầu trong phát triển bền vững Phát triển song song giữa doanh nghiệp và các hoạt động xã hội, không chỉ bảo vệ môi trường mà còn cải thiện kinh tế và đời sống của con người Tại Việt Nam, Unilever hướng đến bảo vệ môi trường - là “xương sống" trong triết lý kinh doanh Ngoài ra, ba trụ cột chính trong kế hoạch phát triển bền vững của Unilever tại Việt Nam đó là cải thiện sức khỏe, điều kiện sống cho hơn 20 triệu người; giảm một nửa tác động đến môi trường cho đến năm 2030
và nâng cao chất lượng cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam
1.3 Hoạt động kinh doanh
Việt Nam là thị trường lớn thứ 12 của Unilever trên toàn cầu với hơn 80%1 2 thương hiệu của Unilever đều đứng top 1 xét về bán hàng và sự lựa chọn của người tiêu dùng Ngoài ra, 35 triệu sản phẩm của Unilever đang được sử dụng3 tại Việt Nam mỗi ngày Cụ thể hơn, OMO, Sunlight, và Comfort là ba sản phẩm được sử dụng nhiều nhất trong ngành hàng chăm sóc gia đình
Trên toàn cầu, doanh thu của Unilever trong ba năm vừa qua đều ở mức tăng, lần lượt là 50.7 tỷ đô năm 2020, 52.4 tỷ đô năm 2021, và 60.1 tỷ đô năm 2022 với CAGR ở mức 9% Trong đó, chăm sóc cá nhân và dinh dưỡng là hai4 ngành hàng đóng góp nhiều nhất với lần lượt 13.6 tỷ đô và 13.9 tỷ đô vào năm5
2022
1 Unilever Việt Nam
2 Unilever Việt Nam
3 Unilever Việt Nam
4 Unilever financial report 2020,2021,2022
Unilever financial report 2022