1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (Giai đoạn I và phân kỳ 1 giai đoạn II, diện tích 173.24ha) CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

154 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường (Giai Đoạn I Và Phân Kỳ 1 Giai Đoạn II, Diện Tích 173.24ha) Của Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Và Kinh Doanh Kết Cấu Hạ Tầng Khu Công Nghiệp Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình
Trường học Tổng Công Ty Viglacera - CTCP
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 9,7 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (9)
    • 1. Tên chủ dự án đầu tư (9)
    • 2. Tên dự án đầu tư (9)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư (11)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư (26)
    • 5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (29)
  • CHƯƠNG II (33)
    • 1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (33)
    • 2. Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường (33)
  • CHƯƠNG III (34)
    • 1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (34)
      • 1.1. Thu gom, thoát nước mưa (34)
      • 1.2. Thu gom, thoát nước thải (40)
      • 1.3. Xử lý nước thải (46)
    • 2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (72)
    • 3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (75)
      • 3.1. Đối với rác thải sinh hoạt (75)
      • 3.2. Đối với chất thải rắn thông thường (77)
    • 4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (78)
    • 5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (81)
    • 6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành (81)
      • 6.1. Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải (81)
      • 6.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (85)
    • 7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (86)
    • 8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (87)
    • 9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học: Không có (90)
    • 10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (90)
  • CHƯƠNG IV (93)
    • 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (93)
    • 2. Dòng bụi, khí thải, vị trí xả khí thải (95)
    • 3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (95)
  • CHƯƠNG V (97)
    • 1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án (97)
    • 2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (100)
    • 3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm (102)
  • CHƯƠNG VI (103)
    • 1. Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép môi trường (103)
    • 2. Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan (103)

Nội dung

Trang 1 TỔNG CÔNG TY VIGLACERA - CTCP ------ BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG Giai đoạn I và phân kỳ 1 giai đoạn II, diện tích 173.24ha Trang 2 BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tên chủ dự án đầu tư

TỔNG CÔNG TY VIGLACERA - CTCP

- Địa chỉ văn phòng: Tầng 16 - 17 Toà nhà Viglacera, số 1 Đại lộ Thăng Long, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:

- Ông: Nguyễn Anh Tuấn Chức vụ: Tổng giám đốc

- E-mail: info@viglacera.com.vn

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp

0100108173 do Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 01/10/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 23/09/2022

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Ban Quản lý Khu kinh tế và các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình, mã số dự án: 2606531483; chứng nhận lần đầu ngày 19/07/2017; chứng nhận điều chỉnh lần thứ 2 ngày 14/03/2022.

- Quyết định thành lập khu công nghiệp Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình số 2642/QĐ-UBND ngày 10/10/2017 củaUỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc thành lập khu công nghiệp Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Tên dự án đầu tư

- Tên dự án: Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp

Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình;

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: thị trấn Tiền Hải (xã Tây Sơn cũ), xã Tây

Giang, xã Đông Lâm và xã Đông Cơ thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình;

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng :

+ Báo cáo nghiên cứu khả thi và Thiết kế cơ sở của dự án đã được Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ xây dựng thẩm định tại Văn bản số 591/HTKT-QLHT ngày 08/12/2017 và thẩm định điều chỉnh tại Văn bản số 418/HTKT-QLHT ngày 29/11/2022;

+ Thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục hạ tầng kỹ thuật của dự án đã được

Sở xây dựng tỉnh Thái Bình thẩm định tại Văn bản số 350/TB-SXD ngày 07/10/2020;

+ Công trình Trạm xử lý nước thải tập trung giai đoạn 1, công suất 3.500m 3 /ngày.đêm của dự án đã được Sở xây dựng tỉnh Thái Bình thẩm định Thiết kế cơ sở tại Văn bản số 203/TB-SXD ngày 09/8/2019 và thẩm định Thiết kế bản vẽ thi công tại Văn bản số 120/TB-SXD ngày 27/4/2020

- Cơ quan thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường và các giấy phép môi trường thành phần của dự án:

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 530/QĐ-BTNMT ngày 13/02/2018; + Giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi của dự ánsố 68/GP-UBND đã được UBND tỉnh Thái Bình cấp ngày 27/12/2021

- Các hồ sơ pháp lý khác của dự án:

+ Các Quyết định phê duyệt/phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 của UBND tỉnh Thái Bình: số 3680/QĐ-UBND ngày 14/12/2016; số 2853/QĐ-UBND ngày 01/11/2017; số 1192/QĐ-UBND ngày 06/5/2019 và số 199/QĐ-UBND ngày 24/01/2022;

+ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC: số 733/TD-PCCC-P4 ngày 19/4/2019 của Cục cảnh sát PCCC và CNCH - Bộ công an cấp;

+ Giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi số 68/GP- UBND ngày 27/12/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình;

+ Các Quyết định giao/cho thuê đất:

Bảng 1.1 Các quyết định cho thuê đất của KCN

TT Số Quyết định Ngày Cơ quan ban hành Vị trí Diện tích

Thái Bình Xã Tây Giang 314.048

Ban quản lý KKT&các KCN thị trấn Tiền

Ban quản lý KKT&các KCN thị trấn Tiền

- Quy mô của dự án đầu tư:

+ Dự án có tiêu chí như dự án đầu tư Nhóm A (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công: theo điểm c, khoản 1, điều 8, Luật Đầu tư công

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghi ệ p Ti ề n H ả i, huy ệ n Ti ề n H ả i, t ỉnh Thái Bình” số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019: Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc trường hợp Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư);

+ Dự án có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư Nhóm I theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP (Dự án thuộc mục số 1 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường).

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1 Quy mô, c ông suất của dự án đầu tư:

❖ Phạm vi, diện tíchcủa KCN Tiền Hải

KCN Tiền Hải có tổng diện tích theo phê duyệt là 466 ha, thuộc địa phận xã Đông

Cơ, Đông Lâm, Tây Giang và thị trấn Tiền Hải (xã Tây Sơn cũ), huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Ranh giới như sau:

Phía Bắc giáp các xã Đông Cơ và Tây Sơn (nay là thị trấn Tiền Hải);

Phía Nam giáp xã Tây Giang và sông Kiến Giang;

Phía Đông giáp các xã Đông Cơ và Đông Lâm;

Phía Tây giáp thị trấn Tiền Hải và xã Tây Giang

❖ Cơ cấu sử dụng đất:

Cơ cấu sử dụng đất trong Khu công nghiệp Tiền Hải được thể hiện chi tiết trong bảng dưới đây:

Bảng 1.2 Cơ cấu sử dụng đất

TT Loại đất Diện tích (m2) Tỷ lệ (%)

1 Đất công cộng, dịch vụ 41.487 0,89%

2 Đất xây dựng nhà máy 3.519.642 75,53%

3 Đất cây xanh, mặt nước 505.938 10,86%

4 Đất các khu kỹ thuật 150.762 3,24%

Nguồn: Theo Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 24/01/2022

Bảng 1.3 Cơ cấu sử dụng đất theo ranh giới quản lý

TT Nội dung Diện tích

Diện tích đất đã được

UBND tỉnh giao cho DN hoặc địa phương quản lý 188,16

- Đất nhà máy, xí nghiệp 166,51 Các NM đang hoạt động (UBND tỉnh cho thuê đất )

- Lô CC ( trung tâm điều hành KCN cũ do BQLKKT quản lý);

- Lô HT04 (bãi rác do UBND huyện quản lý);

- Đất mặt nước 3,40 Sông Long Hầu

- Đất giao thông 10,93 Đường Đồng Châu + 221A + Tuyến 1

- Đất lô CX7 (nghĩa trang) 3,71 Xã Đông Lâm quản lý

2 Đất dự án lô EF 32,08 Dự án riêng tỉnh đã giao cho Viglacera, đã hoàn thành giai đoạn đầu tư

3 Dự án KCN mở rộng 244,28

- Đất dịch vụ 3,65 Lô CC01, CC02

- Đất công nghiệp 161,36 Lô CN01-CN09; D4-2.2

- Đất NM nước sạch 2,56 Lô HT-01

- Đất trạm XLNT 3,66 Lô HT-03

- Đất khe kỹ thuật 4,11 Phía Bắc + Nam

- Đất giao thông, HTKT, cây xanh mặt nước 68,95

Ngu ồ n: Theo Quy ết đị nh s ố 199/QĐ -UBND ngày 24/01/2022

❖ Phạm vi diện tích đề nghị cấp giấy phép môi trường:

- Phạm vi: giai đoạn I và phân kỳ 1 giai đoạn 2;

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghi ệ p Ti ề n H ả i, huy ệ n Ti ề n H ả i, t ỉnh Thái Bình”

- Các nguồn phát sinh chất thải và các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của dự án bao gồm: Hệ thống thu gom và thoát nước mưa; hệ thống thu gom nước thải; các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; Trạm XLNT tập trung giai đoạn 1 công suất 3.500 m 3 /ngày đêm; kho chứa chất thải nguy hại;

- Nội dung đề nghị cấp GPMT bao gồm: Nước thải; Khí thải; Tiếng ồn, độ rung; Quản lý chất thải.

Hình 0.1 : Mặt bằng tổng thể KCN Tiền Hải

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghi ệ p Ti ề n H ả i, huy ệ n Ti ề n H ả i, t ỉnh Thái Bình”

❖ Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Kinh doanh bất động sản Khu công nghiệp

3.2.1 Quá trình sản xuất và vận hành dự án

❖ Quá trình sản xuất và vận hành dự án:

Việc quản lý và triển khai dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiền Hải do Tổng công ty Viglacera - CTCP làm chủ đầu tư thực hiện Sau khi xây dựng xong, Tổng công ty sẽ tiếp tục quản lý vận hành và khai thác dự án theo quy chế của Nhà nước và quy định của tỉnh:

- Xây dựng đề án tổng thể về phát triển các công trình kết cấu hạ tầng trong KCN và kế hoạch hàng năm đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KCN trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời nêu các nhu cầu phát triển các công trình kết cấu hạ tầng có liên quan để các cơ quan quản lý nhà nước lập kế hoạch phát triển.

- Ký kết hợp đồng tư vấn khảo sát, thiết kế, lập dự toán các hạng mục công trình hạ tầng KCN, lập hồ sơ mời thầu,tổ chức đấu thầu, giám sát thi công, quyết toán các công trình xây dựng hạ tầng KCN theo quy định của nhà nước.

- Khai thác và tiếp nhận các nguồn vốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện các dự án về đầu tư xây dựng và kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong KCN theo quy định.

- Thống nhất với doanh nghiệp đầu tư bố trí điểm đầu mối các công trình hạ tầng kỹ thuật như cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, nước thải, cấp điện, thông tin liên lạc vào hệ thống kỹ thuật hạ tầng chung theo quy hoạch chi tiết được duyệt.

+ Thống nhất với công ty, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như điện, thông tin liên lạc về quy hoạch xây dựng, kế hoạch đầu tư, đảm bảo cung cấp đồng bộ hạ tầng kỹ thuật trong KCN.

+ Quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình kết cấuhạ tầng trong KCN, quản lý mặt bằng KCN.

+ Xây dựng khung giá cho thuê đất trình Ban quản lý các KCN, ký hợp đồng cho thuê lại đất gắn liền với kết cấu hạ tầng theo quy định của Nhà nước và UBND tỉnh.

+ Quản lý các nguồn vốn được giao để tổ chức đền bù GPMB, san lấp mặt bằng, xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, thu nộp tiền cho thuê đất, phí sử dụng dịch vụ công cộng, phí cho thuê cơ sở hạ tầng nộp vào ngân sách theo quy định.

+ Tham gia vận động đầu tư vào KCN trên cơ sở quy hoạch chi tiết đã được duyệt, thực hiện các dịch đầu tư vào KCN.

+ Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ trong KCN.

- Phối hợp với Ban quản lý các KCN tỉnh thực hiện nhiệm vụ khác vềđầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, cụm dân cư, Khu đô thị mới cho KCN do UBND tỉnh giao.

❖ Các ngành nghề đầu tư vào trong Khu công nghiệp:

- Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 530/QĐ-BTNMT ngày 13/2/2018:

+ Những ngành nghề được đầu tư: Sản xuất công nghiệp nặng, vật liệu xây dựng, gốm sứ, thủy tinh, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu, khí đốt, cung cấp nước,

+ Những ngành nghề không được đầu tư: Dệt và may mặc có nấu giặt tẩy, nhuộm; thuộc da, sơ chế da; sản xuất bột giấy, giấy có xeo giấy; sản xuất bột ngọt; sản xuất thuốc lá; sản xuất tấm lợp có sử dụng amiăng amphibole; sản xuất xốp cách nhiệt sử dụng polyol trộn sẵn HCFC-141b; sản xuất xi măng; sản xuất gạch tuylen; sản xuất vôi (nung vôi); sản xuất luyện gang, thép; cơ khí có mạ kim loại (mạ điện); sản xuất các loại hóa chất theo phụ III Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/04/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP; sang chiết, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất mực in; sản xuất chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất; sản xuất composite; sản xuất pin, ắc quy; sản xuất nến thơm; sản xuất phân bón vô cơ; sản xuất mây tre đan có sử dụng hóa chất ngâm tẩy; sản xuất tái chế phế liệu (nhựa, kim loại, ) phá dỡ tàu cũ.

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1 Nhu cầu sử dụng điện trong giai đoạn vận hành :

Bảng 1.7 Bảng phụ tải điện

STT Khu vực Số điện ( KWh) /năm

2 Khu vực trạm xử lý nước thải 57.710

3 Khu vực dịch vụ công cộng 1.200

- Hệ thống cung cấp điện cho Khu công nghiệp bao gồm hệ thống cấp điện trung áp 22/35KV sử dụng tuyến trên không kết hợp cáp ngầm để đảm bảo tính thẩm mỹ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cấp điện cho các lô trong quy hoạch đất công nghiệp.

- Cấp điện cho các công trình dịch vụ công cộng trong Khu công nghiệp như hệ thống Chiếu sáng, hệ thống các trạm bơm cấp thoát nước …

- Khu vực KCN hiện có có đường điện 22KV chạy theo đường Đồng Châu dẫn từ trạm biến áp Đông Cơ 110/22KV 63MVA nằm ở đầu cầu Long Hầu đi cấp cho các máy.

4.2 Nhu cầu sử dụng nước v à nguồn nước

❖ Nhu cầu sử dụng nước:

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghi ệ p Ti ề n H ả i, huy ệ n Ti ề n H ả i, t ỉnh Thái Bình”

Bảng 1.8 Nhu cầu sử dụng nước phục vụ vận hành hạ tầng kỹ thuật KCN

TT Vị trí sử dụng nước Nhu cầu sử dụng nước (m 3 /ngày)

1 Nhà điều hành Khu công nghiệp 6,5

2 Nhà điều hành trạm xử lý nước thải 3.500 m 3 /ngđ 16,2

- Nước cấp pha hoá chất 15

Bảng 1.9 Nhu cầu sử dụng nước của các đơn vị thứ cấp

TT Tên doanh nghiệp Vị trí

Nhu cầu sử dụng nước (m 3 /tháng)

Ngành nghề sản xuất Tình trạng

1 Công ty Be Bright CN-

Sản xuất phụ kiện gia đình, phòng tắm, đèn chiếu sáng trong nhà, ngoài trời và đồ nội thất, ngoại thất

Gosei F 3.800 Sản xuất phụ tùng ô tô (vô lăng, túi khí) Đang hoạt động

75 Ba lô túi xách Chưa xây d ự ng

15 D ị ch v ụ v ậ n t ả i khí Đang hoạ t động

130 Tem mác qu ầ n áo Chưa xây dựng

03 600 Sản xuất vải may túi khí ô tô Đang xây dựng

T ạ m d ừ ng ho ạt độ ng

11 Công ty Hahae B1 500 Nhà máy may xuất khẩu Đang hoạt động

Nhà máy s ả n xu ấ t s ứ v ệ sinh và sứ dân dụng Đang hoạ t động

TT Tên doanh nghiệp Vị trí

Nhu cầu sử dụng nước (m 3 /tháng)

Ngành nghề sản xuất Tình trạng

Sản xuất sứ mỹ nghệ, sứ vệ sinh cao cấp và bi nghiền Đang hoạt động

2 A3 Sản xuất sứ mỹ nghệ, sứ vệ sinh cao cấp và bi nghiền Đang hoạt động

4 B1 Sản xuất sứ mỹ nghệ, sứ vệ sinh cao cấp và bi nghiền Đang hoạt động

5 A3 Sản xuất sứ mỹ nghệ, sứ vệ sinh cao cấp và bi nghiền Đang hoạt động

17 Công ty Hải Giang A3 107 Sản xuất cốc thủy tinh đổ nến Đang hoạt động

T ạ m d ừ ng ho ạt độ ng

Sản xuất gạch ốp tường Đang hoạt động

2 B2 Sản xuất gạch ốp tường Đang hoạt động

Nhà máy xử lý CTR KCN Tiền Hải và Sản xuất gạch không nung từ CTR Đang hoạt động

Dự án chuyển đổi từ sp thủy tinh dân dụng sang sứ vệ sinh Đang hoạt động

Thái A2-2 12,5 T ạ m d ừ ng ho ạt độ ng

Phát A1 90 T ạ m d ừ ng ho ạt độ ng

25 Công ty Đức Quân A1 470 Sản xuất sợi các loại Đang hoạt động

26 Công ty ORIS C1 2.170 Sản xuất nước khoáng đóng chai Đang hoạt động

Nhà máy sản xuất gốm sứ Đang hoạt động

28 Công ty Ceravi 2 C1 Nhà máy sản xuất gốm sứ Đang hoạt động

29 Công ty Thiết bị điện A2-1 130 Sản xuất thỏi nhôm hợp kim Đang hoạt động

Nhà máy gốm sứ gia dụng cao cấp Đang hoạt động

31 Công ty OHIO 2 A2-1 Nhà máy gốm sứ gia dụng cao cấp Đang hoạt động

32 Công ty Araviet ARV 690 Sản xuất, gia công hàng may mặc xuất khẩu Đang hoạt động

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghi ệ p Ti ề n H ả i, huy ệ n Ti ề n H ả i, t ỉnh Thái Bình”

- Theo quy hoạch đã được phê duyệt, trong giai đoạn đầu của dự án sử dụng nguồn nước sạch lấy từ nhà máy nước thị trấn Tiền Hải (công suất 15.000 m3/ngđ), đấu nối từ tuyến D200 trên đường đi Đồng Châu Về lâu dài, khi các nhà máy mới đi vào hoạt động, nhu cầu sử dụng nước tăng dần nguồn nước sẽ được lấy từ Nhà máy nước KCN Tiền Hải với công suất quy hoạch là 15.000m3/ng.đ (đặt tại lô HT-01), nguồn nước thô lấy từ nước mặt sông Lân;

- Phương án xây dựng nhà máy nước sạch cho KCN Tiền Hải đã được UBND tỉnh Thái Bình chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng tại Văn bản số 1379/UBND-CTXDGT ngày 10/4/2019 và quy hoạch vị trí, phương án hướng tuyến hệ thống cấp nước thô tại Văn bản số 4817/UBND-KTXD ngày 12/11/2019;

- Với công suất nhà máy nước 15.000m 3 /ng.đ Chủ đầu tư sẽ hoàn toàn chủ động được nguồn nước cấp cho các Doanh nghiệp trong KCN Tiền Hải, đáp ứng được yêu cầu về PCCC Về lâu dài đáp ứng được nhu cầu cho cả phần diện tích mở rộng KCN theo Quy hoạch chung Khu kinh tế tỉnh Thái Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1486/QĐ-TTg ngày 28/10/2019

4.3 Nhu cầu sử dụng hóa chất

- Nhu cầu sử dụng hóa chất cho Trạm XLNT trong giai đoạn vận hành được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.10 Nhu cầu sử dụng hóa chất trạm xử lý nước thải

TT Mô tả hạng mục Đơn vị Định mức Công đoạn sử dụng Mục đích sử dụng

H 2 SO 4 32% Kg/m 3 0,01 Châm vào bể điều chỉnh pH TK04 Điều chỉnh pH

NaOH 98% Kg/m 3 0,01 Châm vào bể điều chỉnh pH TK04 Điều chỉnh pH

30% Kg/m 3 0,15 Châm vào bể keo tụ

Dùng để chạy bể keo tụ, tách photpho ra khỏi nước

4 Polymer Anion Kg/m 3 0,002 Châm vào bể tạo bông TK06

Dùng để chạy bể tạo bông, trợ lắng

5 Dinh dưỡng Kg/m 3 0,005 Châm vào bể trung gian TK8

Cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh

6 Xút Kg/m 3 0,002 Châm vào bể trung gian TK8 Duy trì pH ổn định

7 NaOCl 10% Kg/m 3 0,008 Châm vào bể khử trùng TK12

Dùng để khử trùng nước đầu ra

Nguồn: Hướng dẫn vận hành Trạm XLNT tập trung

Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

- KCN Tiền Hải thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; cách thành phố Thái Bình khoảng 30km về phía Đông, KCN được hình thành phát triển dựa trên hiện trạng các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thủy tinh gốm sứ có sử dụng khí mỏ nằm dọc hai bên ven đường quốc lộ 39B đoạn Tiền Hải - Đồng Châu xây dựng trong giai đoạn 1995-2000;

- Trước khi thành lập KCN đến tháng 10/2002, đã có 13 dự án thuê đất với diện tích 19,5167 ha; việc quy hoạch địa điểm thực hiện dự án do Sở xâydựng và UBND huyện Tiền Hải thực hiện thủ tục trình UBND tỉnh phê duyệt;

- Trên cơ sở Văn bản số 1146/CP-NN ngày 13/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Thái Bình đã cho lập quy hoạch chi tiết KCN khí mỏ Tiền Hải tổng diện tích đất quy hoạch là 128,23 ha thuộc địa phận các xã Đông Cơ, Đông Lâm, Tây Giang, Tây Sơn huyện Tiền Hải và phê duyệt tại Quyết định số 2380/QĐ-UBND ngày 03/10/2002; trình Chính phủ quy hoạch vào Danh mục các KCN Việt Nam làm căn cứ để quản lý các dự án thuê đất trong KCN;

- Để phù hợp với quy hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội của huyện Tiền Hải và của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2006-2010 làm cơ sở cho việc quy hoạch không gian phát triển Thị trấn Tiền Hải và có quỹ đất dự trữ phát triển công nghiệp của địa phương, năm 2006 UBND tỉnh cho phép lập và phê duyệt quy hoạch mở rộng KCN khí mỏ Tiền Hải với diện tích mở rộng thêm là 122,72 ha, nâng tổng diện tích đất quy hoạch của KCN sau khi mở rộng là 250,95 ha (Quyết định số 3104/QĐ-UBND ngày 29/12/2006 của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết mở rộng KCN khí mỏ Tiền Hải) Diện tích mở rộng chủ yếu về phía Nam và phía Bắc của KCN trên cơ sở của quy hoạch đã được phê duyệt theo Quyết định số 2380/QĐ-UBND ngày 03/10/2002;

- Đến năm 2015, KCN Tiền Hải đã có trên 40 dự án thuê đất, tổng diện tích đất thực tế đã cho thuê là 114,9 ha Nhìn chung các dự án sau khi được thuê đất, đa số sản xuất ổn định, có hiệu quả Kinh tế - Xã hội Một số dự án sau khi phát triển mở rộng tiếp tục xin mở rộng để tăng quy mô sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm Vì vậy nhu cầu mở rộng KCN Tiền Hải là rất cấp thiết để đảm bảo đầu tư hạ tầng một cách đồng bộ, đáp ứng nhu cầu cho các nhà đầu tư;

- Để thực hiện đầu tư mở rộng dự án Khu công nghiệp Tiền Hải; UBND tỉnh Thái Bình đã có Tờ trình số 84/TTr-UBND ngày 09/6/2015 gửi Chính phủ đề xuất điều chỉnh mở rộng diện tích quy hoạch KCN Tiền Hải với quy mô 446ha Đồng thời UBND tỉnh Thái Bình đã chấp thuận cho Tổng công ty Viglacera - CTCP nghiên cứu, khảo sát, lập quy hoạch chi tiết KCN Tiền Hải với diện tích từ 400-450ha tại văn bản số 837/UBND-MCLT ngày 27/03/2015;

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghi ệ p Ti ề n H ả i, huy ệ n Ti ề n H ả i, t ỉnh Thái Bình”

- Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tiền Hải (466ha) tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư tại Văn bản số 972/TTg-CN ngày 07/7/2017; được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 tại các Quyết định số 3680/QĐ-UBND ngày 14/12/2016, số 2853/QĐ-UBND ngày 01/11/2017, số 1192/QĐ-UBND ngày 06/5/1019, số 199/QĐ-UBND ngày 24/01/2022; Quyết định thành lập KCN tại Văn bản số 2642/QĐ-UBND ngày 10/10/2017; được Ban quản lý KKT và các KCN tỉnh Thái Bình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số 2606531483 cấp chứng nhận lần đầu ngày 19/7/2017, chứng nhận thay đổi lần 2 ngày 14/03/2022.

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã được Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt tại Quyết định số 530/QĐ-BTNMT ngày 13/02/2018; Thiết kế hệ thống PCCC của dự án đã được Cục cảnh sát PCCC và CNCH - Bộ công an thẩm duyệt tại Văn bản số 733/TD-PCCC-P4 ngày 19/4/2018; Thiết kế cơ sở của Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiền Hải (466ha) đã được Cục hạ tầng kỹ thuật - Bộ xây dựng thẩm định tại Văn bản số 591/HTKT-QLHT ngày 08/12/2017 và thẩm định điều chỉnh tại Văn bản số 418/HTKT-QLHT ngày 29/11/2022

- Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiền Hải (466ha) tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã được Tổng công ty Viglacera –CTCP phê duyệt tại Quyết định số 111/TCT-HĐQT ngày 19/3/2017 và điều chỉnh tại Quyết định số 79/QĐ-HĐQT ngày 18/11/2019; số 245/QĐ- HĐQT ngày 30/12/2022;

- KCN Tiền Hải được thành lập và đi vào đầu tư xây dựng đã giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lớn con em nhân dân tại địa phương, góp phần làm nền tảng để thu hút các loại hình công nghiệp, thay đổi kiến trúc cảnh quan đô thị, cải thiện môi trường sinh thái;

- Việc xây dựng KCN Tiền Hải đã tạo động lực thu hút đầu tư phục vụ cho phát triển sản xuất của các nghành công nghiệp là sự cần thiết khách quan, khai thác triệt để được tiềm năng thế mạnh sẵn có của tỉnh Thái Bình đặc biệt là nguồn cung cấp lao động dồi dào để phục vụ cho chiến lược tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh;

- Dự án đi vào hoạt động là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào KCN Tiền Hảivà các KCN tập trung khác của tỉnh, góp phần vào thực hiện mục tiêu chung của Việt Nam là thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước;

- Khu công nghiệp Tiền Hải hình thành đã tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp trong Tỉnh Đây cũng đồng thời là động lực chủ đạo trong việc phát triển đô thị Tiền Hải, góp phần vào quá trình đô thị hoá của Tỉnh;

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghi ệ p Ti ề n H ả i, huy ệ n Ti ề n H ả i, t ỉnh Thái Bình”

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Tại thời điểm lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường tỉnh Thái Bình chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Do vậy, báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án chưa đề cập đến nội dung này.

Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường

Theo quy định tại điểm b khoản 2, điều 8 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 năm 2020: Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh; tổ chức kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm và tổ chức xử lý ô nhiễm sông, hồ liên tỉnh Theo quy định tại điểm a, d, khoản 3 điều 8 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 năm 2020: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đánh giá khả năng chịu tải, hạn ngạch xả nước thải đối với nguồn nước mặt các sông, hồ nội tỉnh và nguồn nước mặt khác trên địa bàn có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xả hội, bảo vệ môi trường;

Tại thời điểm lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Tỉnh Thái Bình chưa ban hành khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận nước thải của Dự án, do đó, theo quy định tại điểm e, khoản 1 điều 42 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 năm 2020, Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án chưa đề cập đến nội dung này;

Mặt khác, sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường đã được đánh giá trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án không thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt tại Quyết định số 530/QĐ-BTNMT ngày 13/02/2018, của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1 Thu gom, thoát nước mưa: a Nước mưa chảy tràn của khu công nghiệp

Hình 3.1 Sơ đồ thu gom nước mưa

- Hệ thống thu gom nước mưa được thu gom riêng biệt với hệ thống thu gom nước thải Hiện tại, Khu công nghiệp Tiền Hải đã hoàn thành xong hệ thống thu gom, thoát nước mưa trong đoạn I và phân kỳ1 giai đoạn II đề nghị cấp phép là 173,24ha

+ Nước mưa trên bề mặt tuyến đường, sân bãi của KCN được thu gom vào các cửa thu nước mưa có song chắn rác, sau đó theo các đường ống PVC D140 chảy về các hố ga lắng cặn chạy dọc 2 bên tuyến đường của KCN

+ Nước mưa trên mái của khu vực nhà văn phòng, nhà điều hành trạm XLNT và nhà phụ trợ Trạm xửlý nước thải tâp trung được thu gom vào các rãnh thu trên mái sau đó chảy vào đường ống PVC D90 xuống rãnh thoát nước mưa bố trí xung quanh nhà văn phòng và nhà điều hành trạm xửlý nước thải

Nước mưa trên bề mặt tuyến đường Nước mưa trên mái công trình

Nướ c mưa trên bề m ặ t của các đơn vị thứ cấp

Song chắn rác và h ố ga l ắ ng c ặ n Tuyến cống thoát nước mưa KCN

Sông Long H ầ u, sông Ki ế n Giang

08 hố ga bố trí tấm tách dầu

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghi ệ p Ti ề n H ả i, huy ệ n Ti ề n H ả i, t ỉnh Thái Bình”

+ Nước mưa trên bề mặt của các đơn vị thứ cấp được thu gom vào hệ thống thoát nước mưa riêng của từng nhà máy, sau đó nước mưa sẽ được chảy vào hệ thống cống, rãnh thu gom nước mưa chung của khu công nghiệp

- Toàn bộlượng nước mưa sẽđược thu gom về hố ga cuối cùng có bố trí tấm tách dầu trước khi thoát ra sông Long Hầu, sông Kiến Giang tại 08 cửa xả

- Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của KCN được phân chia thành 3 khu: phía Bắc, phía Đông và phía Tây Nam.

+ Phía Bắc được phân nhánh thành 3 lưu vực chính: lưu vực 1 thoát vào đất xây dựng dọc theo ranh giới phía Tây của khu vực này, lưu vực 2 thoát vào mương phía Bắc khu vực, lưu vực 3 còn lại thoát ra song Long Hầu

+ Phía Đông chủ yếu thoát ra mương hiện hữu, một phần nhỏ gần song Long

Hầu thoát trực tiếp ra sông

+ Phía Tây Nam được phân chia thành 02 lưu vực chính: Lưu vực 1 giáp song Kiến Giang được thoát trực tiếp ra sông, lưu vực 2 thoát ra mương xây dựng hoàn trả cho sông Thập Đạo, sau đó ra sông Long Hầu

- Nước mưa được thu bằng hệ thống rãnh hở hình chữ U với kích thước từ B400-B1500mm và ống tròn BTCT D600 – D1800mm (dạng 2-3 m dài) được bố trí chạy dọc 2 bên các tuyến đường theo nguyên tắc tự chảy

- Trên các tuyến thu nước mưa bố trí các hốga thăm, ga thu với khoảng cách từ 30-50 m/hố Các hố ga với kích thức từ 1x1m đến 2,4x2m Các hố ga thăm có các song chắn rác và đường ống PVC D140 để dẫn nước giữa các hố ga về các rãnh thu nước mưa Song chắn rác nhằm lắng cặn, giữ lại rác cuốn trôi theo nước mưatrước khi chảy ra môi trường, thuận lợi cho việc nạo vét, thu gom cặn và rác từnước mưa.

- Mạng lưới cống thoát nước được thiết kế theo dạng nhánh cụt, phân tán cho từng khu vực thoát nước Nước mưa từ các lô xây dựng được thu gom bằng các tuyến cống nhánh tập trung ra các tuyến cống chính của từng khu sau đó thoát ra mương tiêu chính

- Giai đoạn I và phân kỳ 1 giai đoạn II của Dự án hệ thống thu gom nước mưa được chia thành 38 đoạn rãnh thu gom, các đoạn cống tròn kết hợp rãnh kín thu gom nước mưa trên bề mặt có chiều dài và thông số trong bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp thông số và khối lượng cống trong thu gom của hệ thống thu gom nước mưa giai đoạn I và phân kỳ 1 giai đoạn II củadự án

TT KÍCH THƯỚ C (MM) Đơn vị CHI Ề U DÀI (M)

7 Hố ga thu nước mặt Hố 325

Bảng 3.2 Vị trí các cửa xả nước mưa giai đoạn Ivà phân kỳ 1 giai đoạn II của Khu công nghiệpTiền Hải

TT C Ử A X Ả H Ệ T ỌA ĐỘ VN2000 KINH TUY Ế N

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghi ệ p Ti ề n H ả i, huy ệ n Ti ề n H ả i, t ỉnh Thái Bình”

TT C Ử A X Ả H Ệ T ỌA ĐỘ VN2000 KINH TUY Ế N

Hình 3.2 Rãnh thoát nước mưa KCN

Mặt cắt thu gom nước mưa

Hình 3.4 Mặt cắt hố ga nước mưa

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thu ộ c D ự án “Đầu tư xây dự ng và kinh doanh k ế t c ấ u h ạ t ầ ng Khu công nghi ệ p Ti ề n H ả i, huy ệ n Ti ề n H ả i, tỉnh Thái Bình”

Hình 3.4 Sơ đồ thu gom nước mưa

X: 2.255.550: Y:606.140 b Nước mưa chảy tràn trong khu vực Trạm xửlý nước thải

Tại khu vực Trạm xử lý nước thải nước mưa sẽ được thu gom về cống thoát nước mưa của nhà máy và chảy ra kênh Long Hầu.

- Nước mưa chảy tràn tại khu vực Trạm xử lý nước thải được thu gom và xử lý như sau:

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

Biện pháp chung: Đặc thù của dự án là xây dựng hạ tầng kỹ thuật và kinh doanh dưới hình thức cho thuê đất Do đó không phát sinh bụi, khí thải, chủ dự án không cần lắp đặt các công trình xử lý bụi, khí thải Các giải pháp xử lý bụi, khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp do các nhà đầu tư thứ cấp vào KCN thực hiện theo thiết kế, biện pháp và báo cáo ĐTM riêng Tuy nhiên, chủ dự án cũng có những biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của bụi, khí thải cụ thể:

- Ưu tiên thu hút các ngành nghề vào KCN sử dụng công nghệ tiên tiến, sạch về môi trường, dây chuyền sản xuất khép kín, ít chất thải, bảo đảm thực hiện nguyên tắc chung lựa chọn ngành nghề sản xuất ít ô nhiễm của KCN đã đặt ra;

- Các nhà máy phải tuân thủ quy định theo yêu cầu bảo vệ môi trường theo hồ sơ môi trường được duyệt của từng dự án Khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp sẽ được xử lý thông qua các thiết bị lọc đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải vào không khí, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc xử lý bụi, NOx, SO2 và aldehyt trong khí thải dây chuyền sản xuất, lò hơi, lò sấy… nhằm bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh và môi trường lao động;

- KCN đảm bảo diện tích cây xanh trong toàn KCN trên 10% theo thiết kế chi tiết mặt bằng KCN, trong đó gồm khu cây xanh tập trungvà cây xanh dọc các tuyến đường trong KCN nhằm hạn chế ô nhiễm do khí thải giao thông vận tải

- Để giảm thiểu tác động do mùi hôi phát sinh từ trạm xử lý nước thải tập trung KCN, chủ đầu tư thực hiện các biện pháp sau:

+ Tuân thủ các yêu cầu thiết kế của trạm xử lý nước thải tập trung.

+ Tuân thủ các yêu cầu vận hành và giám sát trạm xử lý nước thải.

+ Trồng cây xanh có tán cách ly xung quanh trạm xử lý nước thải tập trung.+ Bê tông hoá các tuyến đường giao thông khu vực trạm XLNT, thường xuyên vệ sinh các tuyến đường

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghi ệ p Ti ề n H ả i, huy ệ n Ti ề n H ả i, t ỉnh Thái Bình”

Hình 3.17 Tr ồ ng cây xanh trong KCN để gi ả m thi ể u b ụ i, khí th ả i

Các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm do giao thông

- Sử dụng xe chuyên tưới ẩm, rửa đường đối với các khu vực cổng ra vào và các tuyến đường nội bộ của KCN

- Hai bên đường giao thông chính, giao thông nhánh đều được trồng cây xanh để chống bụi và giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn

- Quy định về việc sử dụng các phương tiện vận tải trong khu vực dự án: Các xe ô tô đưa, đón khách và đỗ dừng tại các vị trí qui định và hướng dẫn của người điều khiển nhằm hạn chế lượng khí thải, tiếng ồn và các sự cố ùn tắc, tai nạn giao thông.

Hình 3.18 Xe v ệ sinh môi trườ ng c ủ a KCN

Giảm thiểu tác động do mùi hôi từ hệ thống thu gom, thoát nước thải:

Dự án thực hiện đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thu gom, thoát nước thải Đồng thời đảm bảo các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu tác động do khí thải từ các trạm bơm và công trình xử lý nước thải, bao gồm:

- Sử dụng các loại vật liệu tốt và duy tu bảo dưỡng thường xuyên để hạn chế các nguy cơ vỡ, tắc hoặc sự cố hệ thống Đồng thời thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với sự cố hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải trong suốt quá trìnhvận hành dự án.

- Các công trình xử lý nước thải được thiết kế tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật, vệ sinh như thường xuyên làm sạch, thông tắc các đường ống, có nắp che, thiết kế hệ thống thông hơi, hút khí và xử lý nước thải.

- Bảo dưỡng thường xuyên đối với hệ thống thu gom nước thải: Thu dọn phân bùn Nạo vét bùn cặn bể phốt, các hố ga thu nước thải, bể tự hoại và các

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghi ệ p Ti ề n H ả i, huy ệ n Ti ề n H ả i, t ỉnh Thái Bình” công trình vệ sinh công cộng trong KCN…nhằm hạn chế tích tụ và phân hủy bùn cặn hữu cơ có trong hệ thống này bị phân hủy ở điềukiện kỵ khí bị phân hủy sinh ra mùi hôi thối…Bùn được nạo vét bằng xe hút phốt và vận chuyển xử lý theo quy định của địa phương.

- Giảm thiểu mùi hôi, khí thải từ hệ thống xử lý nước thải: Lượng khí thải sinh ra từ trạm bơm, các công trình XLNT chủ yếu doquá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và một phần rác từ song chắn rác Lượng khí này không tập trung, khó thu gom để xử lý Do đó, các biện pháp phù hợp được đề xuất thực hiện, bao gồm:

+ Bê tông hóa hoặc sử dụng các ống nhựa kín cho quá trình dẫn và thoát nước thải, tránh thoát mùi và ảnh hưởng đến hệ thống nước ngầm Trạm xử lý nước thải được quy hoạch ở khu vực bằng phẳng, cuối hướng gió chủ đạo, có điều kiện thông thoát tốt, giảm tối đa ảnh hưởng tới môi trường không khí khu vực dự án

+ Bùn, rác thải phát sinh từ khu vực xử lý nước thải thu gom, vận chuyển định kì, không để lưu trữ, tránh phân hủy sinh ra mùi, các loại khí độc Việc vận chuyển được thực hiện bằng thùng đựng và xe bồn chuyên dụng, có nắp kín, có thu nước rò rỉ, chảy vàomương dẫn tới ngăn thu của trạm bơm

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

3.1 Đối với rác thải sinh hoạt

- Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ sinh hoạt của CBCNV làm việc tại khu vực nhà văn phòng,khu nhà điều hànhtrạm xử lý nước thảicủa KCN Chủ dự án có những biện pháp để quản lý cụ thể như sau:

- Quản lý nhắc nhở cán bộ, công nhân viên bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định.

- Bố trí các thùng rác dọc đường nội bộ của KCN để thu gom rác thải sinh hoạt phát sinhkhoảng 100m/thùng

Hình 3.18 Thùng rác d ọ c tuy ến đườ ng KCN

- Tại khu vực làm việc (Khu văn phòng) đặt 3 thùng rác loại 60l và 120l lít tại các khu vực phát sinh rác thải sinh hoạt để chứa đựng rác thải sinh hoạt hàng ngày Thùng rác sử dụng là thùng nhựa, thùng phi không có tính chất nguy hại, có nắp đậy Yêu cầu cán bộ, công nhân viên thu gom rác và tập kết tại thùng đựng rác theo quy định, không vứt ra ngoài môi trường Rác được phân loại để có biện pháp quản lý cụ thể:

+ Đối với chất thải rắn có khả năng tái sử dụng: như giấy văn phòng, vỏ hộp, giấy… sẽ được tập trung riêng trong các thùng rác.

+ Đối với chất thải rắn sinh hoạt không còn khả năng tái sử dụng: được tập trung trong các thùng rác có nắp đậy để tránh sự phân hủy gây ảnh hưởng đến môi

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghi ệ p Ti ề n H ả i, huy ệ n Ti ề n H ả i, t ỉnh Thái Bình” trường và sức khỏe công nhân.

- Xây dựng quy định về thu gom rác, chế tài xử phạt khi vi phạm vứt rác bừa bãi

- Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt trong ngày.

- Đối với chất thải rắn phát sinh tại các nhà máy thành viên sẽ do các nhà máy thành viên tự ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý theo đúng quy định.

- Tải lượng phát sinh: tải lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh phụ thuộc vào sốlượng nhân viên làm việc tại trạm XLNT và khu vực văn phòng điều hành KCN Theo Báo cáo hiện trạng môi trường của Tổng cục môi trường, lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ 1,2 - 1,4 kg/người/ngày Do công nhân chỉ làm việc 8 tiếng/ca (1 ca/ngày) nên lượng rác thải rắn phát sinh ước tính là 0,9 kg/người/ngày

- Đối với chất thải rắn có khảnăng tái sử dụng: như giấy văn phòng, vỏ hộp giấy,… sẽđược phân loại và tập trung riêng trong các thùng rác

Bảng 3 8 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải từ văn phòng phát sinh , tuyến đường trong KCN

TT Tên ch ấ t th ả i T ổ ng kh ối lượ ng

1 Thức ăn thừa, rau củ quả, vỏ trái cây

2 Bao bì nh ự a, thu ỷ tinh, PVC,…

3 Rác th ả i sinh ho ạ t phát sinh trên tuy ế n đường 7.300

3.2 Đối với chất thải rắn thông thường

- Chất thải rắn từ quá trình vận hành của KCN phát sinh chủ yếu như bao bì carton, nhãn mác, thùng nhựa, từ hoạt động của khu văn phòng, trạm XLNTvới khối lượng nhỏ, được hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển đi xử lý theo đúng quy định

- Chất thải rắn phát sinh từ quá trình nạo vét cống, rãnh thoát nước khoảng 35kg/ngày sẽ được nạo vét thường xuyên và quản lý như CTR thông thường Chủ dự án hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển theo quy định

- Đối với bùn thải từ trạm xử lý nước thải tập trung, sau khi ép bùn và phơi Bùn khô sau đó sẽ được chuyển cho đơn vị có chức năng để xử lý

Bảng 3 9 Thành phần một số CT CN thông thường phát sinh trong quá trình vận hành

TT Tên ch ấ t th ả i Kh ối lượ ng

I Ch ấ t th ả i công nghi ệp thông thườ ng

1 Bao bì carton, nhãn mác, thùng nhựa, 360

2 Bùn thải từ quá trình nạo vét mương thoát nước mưa, nướ c th ả i, h ố ga … 15.000

3 Cát phát sinh từ quá trình xử lý nước thải 25.000

4 Rác phát sinh từ máy tách rác tinh 5.500

II Ch ấ t th ả i công nghi ệ p thông thườ ng ph ả i ki ể m soát

1 Bùn thải từ Trạm XLNT (mã: 19 08 11) 62.050

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình duy tu, bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật KCN, hoạt động vận hành trạm XLNT tập trung công suất 3.500 m 3 /ngày đêm và hoạt động của khu nhà văn phòng Tham khảo số liệu của một số Khu công nghiệp trên địa bàn với quy môtương tự do chủ đầu tư thực hiện, thành phần và khối lượng 1 số CTNH được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3 8 Thành phần một số CTNH phát sinh trong quá trình vận hành

1 Bóng đèn huỳnh quang và các loại th ủ y tinh ho ạ t tính th ả i Rắn 16 01 06 06

2 D ầu động cơ, hộ p s ố và bôi trơn tổ ng hợp thải Lỏng 17 02 03 100

3 Bao bì mềm thải Rắn 18 01 01 50

4 Bao bì c ứ ng th ả i b ằ ng nh ự a R ắ n 18 01 03 50

5 Gi ẻ lau, v ả i b ả o v ệ th ả i b ị nhi ễ m các thành phần nguy hại Rắn 18 02 01 20

6 Hộp chứa mực in Rắn 08 03 18 10

Th ủ y tinh, nh ự a có ho ặ c b ị nhi ễ m các thành phần nguy hại (phòng thí nghiệm) Rắn 11 02 01 36,5

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghi ệ p Ti ề n H ả i, huy ệ n Ti ề n H ả i, t ỉnh Thái Bình”

9 Hóa ch ấ t phòng thí nghi ệ m Lỏng/rắn 19 05 02 7,3

Khối lượng CTNH khi KCN đi vào hoạt động khoảng 309,8 kg/năm.

- Đốivới chất thải nguy hại phát sinh trong các hoạt động của các nhà máy (nhà đầu tư thứ cấp) trong khu công nghiệp: Nhà máy sẽ phải tiến hành lập hồ sơ và báo cáo xin phép các Cơ quan chức năng liên quan theo đúng các quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất.

- Đối với chất thải nguy hại phát sinh trong các hoạt động của Nhà điều hành KCN:

+ Hoạt động hành chính của Nhà điều hành KCN: chủ yếu là mực in và bóng đèn Lượng rác thải này tương đối ít, tuy nhiên cũng sẽ được tiến hành thu gom và lưu trữ riêng với chất thải rắn sinh hoạt và định kỷ hằng tháng sẽ được giao cho đơn vị có chức năng thu gom và xử lý;

+ Hoạt động của TXLNT: Chủ yếu là giẻ lau dầu nhớt, hóa chất thí nghiệm, bao bì hóa chất có chứa thành phần chất thải nguy hại Bên cạnh đó, lượng bùn thải hằng ngày từ TXLNT cũng có khả năng là chất thải nguy hại, do đó, bùn thải cần được phân tích và đối chiếu với QCVN 50:2013/BTNMT để được xác định biện pháp thu gom, vận chuyển và xử lý phù hợp.

- Thiết bị lưu chứa: Thùng nhựa PP, có nắp đậy, dung tích 240 lít, được dán nhãn cảnh báo nguy hại; Bao bì được dán nhãn cảnh báo nguy hại, được để tại kho lưu chứa.

- Kho lưu chứa: Đã xây dựng kho chứa CTNH diện tích: 26 m 2 Kho chứa được đổ mái bằng BTCT, tường xây gạch trát vữa xi măng, nền BTCT Bên trong kho đã bố trí thiết bị PCCC là bình xịt CO2 và cát dập lửa (đáp ứng yêu cầu tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường).

- Chủ dự án hợp đồng với các đơn vị có đầy đủ chức năng và năng lực thu gom, vận chuyển, xử lý định kỳ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành (khi dự án bắt đầu đi vào vận hành thương mại, có khối lượng phát sinh cụ thể, chủ đầu tư cam kết sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, tần suất tùy thuộc vào khối lượng chất thải phát sinh thực tế).

- Tần suất thu gom: 1 lần/tháng.

Hình 3.19 Kho lưu giữ ch ấ t th ả i nguy h ạ i di ệ n tích 6m 2

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghi ệ p Ti ề n H ả i, huy ệ n Ti ề n H ả i, t ỉnh Thái Bình”

Hình 3.20 Thùng ch ứ a CTNH đặ t t ạ i khu v ự c Tr ạ m XLNT t ậ p trung

- Các nhà đầu tư thứ cấp tự bố trí kho CTNH theo nhu cầu và thực tế phát sinh của từng dự án cũng như tự chịu trách nhiệm trong việc thu gom, xử lý CTNH phát sinh tại dự án đó.

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Chủ dự án áp dụng các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung như sau:

- Đối với máy thổi khí trạm xử lý nước thải: chủ dự án đã xây dựng 01 phòng chứa máy thổi khí Có cửa kính cách âm nhằm giảm thiểu độ ồn tới các khu vực làm việc xung quanh, ngoài ra mỗi máy thổi khí có sử dụng ống tiêu âm nhằm giảm thiểu tối đa độ ồn phát sinh trong quá trình vận hành.

- Yêu cầu các nhà máy phân lập các khu vực gây ồn cao bằng các phương pháp cách ly, cách âm, không vận hành quá tải máy móc và thiết bị, luôn bảo dưỡng và thay thế định kỳ, đảm bảo tốt các điều kiện kỹ thuật làm việc của máy móc thiết bị Vận hành thiết bị theo quy trình, quy phạm.

- Đúc móng máy đủ khối lượng (bê tông mác cao), tăng chiều sâu móng, đào rãnh đổ cát khô để tránh rung theo mặt nền.

- Yêu cầu các nhà máy lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn.Định kỳ bảo trì máy móc thiết bị và các thiết bị phụ trợ, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, tra dầu mỡ để hạn chế phát sinh tiếng ồn.

- Sử dụng cây xanh để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn: cây xanh có tác dụng che nắng, giảm bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất, hút bụi và giữ bụi, lọc sạch không khí, giảm bức xạ phản xạ, giảm nhiệt độ của không khí, hấp thụ tiếng ồn Sóng âm truyền qua các dải cây xanh sẽ bị suy giảm năng lượng, mức cường độ âm thanh giảm đi nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ lá cây, kiểu lá và kích thước của cây xanh và chiều rộng của dải đất trồng cây Các dải cây xanh sẽ có tác dụng phản xạ âm, do đó làm giảm mức ồn trong Khu công nghiệp.

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành

6.1 Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải

-Để phòng ngừa sự cố hệ thống XLNT tạm ngừng hoạt động, Chủ đầu tư trang bị đầy đủ các máy móc thiết bị dự phòng như máy bơm, máy khuấy, máy châm hóa chất, để thay thế kịp thời khi sự cố xảy ra.

-Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các máy móc, sửa chữa kịp thời những hỏng hóc, duy tu bảo dưỡng định kỳ.

- Huấn luyện nâng cao kỹ năng cho công nhân vận hành trạm.

- Xây dựng bể dự phòng sự cố trường hợp hệ thống XLNT gặp sự cố.

Khi xảy ra sự cố về mất điện hoặc nước sau xử lý không đạt yêu cầu xả thải dẫn đến ngưng hoạt động hệ thống XLNT thì cần gấp rút thực hiện các phương án ứng phó như sau:

- Nhân sự phụ trách bảo trì tiến hành rà soát kiểm tra và tiến hành khắc phục các nguyên nhân gây sự cố như: nguyên nhân do mất điện hoặc hư hỏng điện, hư hỏng thiết bị tại hệ thống XLNT, sự cố nước thải sau xử lý không đạt quy chuẩn xả thải.

- Khi phát hiện sự cố, toàn bộ nước thải được dẫn về bể sự cố có dung tích 12.000 m 3 bằng đường ống sự cố từ bể khử trùng sẽ được mở nhằm thu gom toàn bộ nước về hố gom sự cố, sau khi khắc phục xong sự cố mới dẫn nước thải trở lại hệ thống xử lý.

Phòng chống, ứng phó sự cốnước thải sau xửlý không đạt yêu cầu xả thải: Nước thải tiếp nhận từ đơn vị thứ cấp trong KCN có lưu lượng lớn, tính chất ô nhiễm cao có khảnăng gây sốc tải, từđó làm cho nước thải sau xử lý không đạt quy chuẩn thải và có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước mặt kênh nơi tiếp nhận

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghi ệ p Ti ề n H ả i, huy ệ n Ti ề n H ả i, t ỉnh Thái Bình” nước thải (sông Long Hầu) Nhằm phòng ngừa các sự cố hệ thống XLNT làm cho nước thải sau xửlý không đạt, Công ty sẽ áp dụng các biện pháp như sau:

- Khi xây dựng Chủ dự án đã tính toán kỹ lưỡng với hệ số an toàn cao, công việc tính toán thiết kế và xây dựng được thực hiện bởi đơn vị có chuyên môn để tránh sự cố rò rỉ, vỡ bể xử lý;

- Bể được xây dựng bằng bê tông cốt thép chắc chắn;

- Bố trí cán bộ chuyên trách có năng lực và chuyên môn để vận hành và bảo trì hệ thống XLNT;

- Thường xuyên kiểm tra các bể để kịp thời phát hiện sự cố rò rỉ, những vết nứt trên thành bể để kịp thời sửa chữa;

- Chuẩn bị các bơm, thiết bị sục khí, thiết bị dự phòng khác nhằm thay thế ngay khi các thiết bị này hư hỏng, không làm gián đoạn quá trình xử lý Bể điều hòa thiết kế thời gian lưu dài để đảm bảo thời gian thay thế thiết bị khi xảy ra sự cố;

- Lưu lượng thiết kế cao hơn lưu lượng xả thải tối đa theo tính toán để đảm bảo hệ thống vẫn đáp ứng được khi lưu lượng tăng cao.

-Bước 1: Khi quá trình kiểm tra chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý nước thải (trước khi chảy vào bể sinh học) phát hiện có bất kỳ thông số nào vượt quy chuẩn, thì toàn bộ nước thải chưa đạt quy chuẩn sẽ được chuyển về bể sự cố dung tích 12.000 m 3 Thời gian lưu nước 3,42 ngày đảm bảo cho quá trình sửa chữa, khắc phục sự cố của hệ thống

-Bước 2: Tiến hành sửa chữa thiết bị gây sự cố.

-Bước 3: Sau khi khắc phục xong sự cố, nước thải chứa trong bể sự cố được bơm ngược trở tại bể điều hoà của trạm xử lý để tiếp tục xử lý.

-Bước 4: Nước thải sau bể khử trùng được lấy mẫu định kỳ, lắp đặt hệ thống giám sát tự động trước khi thải ra sông Long Hầu.

Phương án xây dựng hồ sự cố:

Dựa trên các yếu tố về thời gian khắc phục sự cố thời gian qua tại Trạm XLNT tập trung thì sự cố kéo dài khoảng 9 giờ (các sự cố làm cho hệ thống ngừng hoạt động hoặc nước thải không đạt quy chuẩn do: hỏng hóc bơm, máy thổi khí làm ảnh hưởng đến bể sinh học, bùn nổi tại bể lắng sinh học, hỏng hóc sự cố tại các bể hóa lý, bể định lượng hóa chất…) Tuy nhiên để đảm cho việc khắc phục sự cố, Chủ dự án sẽ tiến hành xây dựng hồ sự cố với thể tích tương ứng là 12.000m 3 nhằm giải quyết sự cố cho hệ thống với thời gian lưu nước 3,42 ngày

Hình 3.22 Hồ sự cố dung tích 12.000 m 3 của Dự án

- Ngoài ra, Chủ dự án sẽ áp dụng các phương án:

+ Thông báo đến công nhân làm việc tại dự án hạn chế làm phát sinh nước thải để tiến hành khắc phục sự cố

+ Báo ngay cho đơn vị chức năng về tình hình ngưng hoạt động của Trạm XLNT

+ Tổ chức bố trí lực lượng nhanh chóng khắc phục sự cố để đưa HTXL nước thải hoạt động trở lại.

Ngoài ra Chủ dự án đã mua 01 máy phát điệnnhằm đảm bảo công tác xử lý nước thải trong trường hợp mất điện đột ngột.

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghi ệ p Ti ề n H ả i, huy ệ n Ti ề n H ả i, t ỉnh Thái Bình”

Hình 3.23 Máy phát điện dự phòng Trạm XLNT

6.2 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác

➢ Sự cố rò rỉ hóa chất và an toàn tiếp xúc với hóa chất

- Các loại hóa chất được vận chuyển đến trạm xử lý nước thải tập trung bằng các phương tiện chuyên dụng do nhà cung cấp đưa đến.

- Hóa chất được lưu trữ thích hợp trong nhà kho

- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình lưu trữ và sử dụng các loại hóa chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Tất cả nhân viên vận hành trạm xử lý nước thải đều được hướng dẫn các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với hóa chất.

- Khi làm việc với hóa chất, nhân viên mang các dụng cụ an toàn cá nhân như khẩu trang, kính, găng tay…

- Các dụng cụ sơ cấp cứu như dụng cụ rửa mắt… luôn được đặt tại vị trí tiếp xúc với hóa chất cao.

- Xây dựng Kế hoạch/biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất và báo cáo tình hình sử dụng hóa chất về Sở Công Thương theo đúng quy định.

➢ Biện pháp Bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phòng chống bệnh nghề nghiệp và bệch dịch lây lan

Tập huấn trang bị kiến thức: Công ty sẽ tổ chức các lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức về vệ sinh an toàn lao động, quy trình vận hành, kiến thức về phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Biện pháp phòng chống dịch bệnh lây lan cho công nhân:

+ Đảm bảo vệsinh môi trường lao động

+ Các biện pháp giảm thiểuô nhiễm bụi và khí thải được vận hành đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người công nhân.

+ Người lao động được trang bị đầy đủbảo hộ lao động đúng quy chuẩn như quần áo, mũ, khẩu trang, kính, ủng, găng tay.

+ Kiểm tra y tế định kỳ: hàng năm tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, chụp phổi, xét nghiệm máu, nước tiểu theo quy định của BYT.

➢ Biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn lao động

Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

Bảng 3.10 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

1 Trồng cây xanh bảo vệ môi trường

Tại khu vực đường giao thông nội bộ Khu công nghiệp đã thực hiện trồng cây xanh dọc các tuyến đường giúp nâng cao cảnh quan và giảm thiểu phát tán b ụ i

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghi ệ p Ti ề n H ả i, huy ệ n Ti ề n H ả i, t ỉnh Thái Bình”

2 Hệ thống phòng cháy ch ữ a cháy

- Giải pháp mạng lưới đường ống:

+ M ạng lướ i c ấp nướ c c ủ a khu công nghi ệ p là đường ống cấp nước kết hợp: cấp nước sản xuất, sinh hoạt và chữa cháy theo một đường ống chung và đượ c thi ế t k ế theo m ạng vòng đả m b ả o cho áp lực tại điểm đầu và điểm cuối của mạng lưới không b ị quá chênh l ệ ch và b ấ t c ứ điể m nào trên khu v ự c đều có thể nhận được nước từ hai hướng khác nhau đườ ng ố ng c ấp nước đặt bên dướ i v ỉa hè, độ sâu đặ t ông trung bình 1,0m (tính đến đỉnh ống) tại các góc chuyên và vị trí van, tê, cút có bố trí gối đỡ btct trên d ọ c tuy ế n ố ng xây d ự ng các h ồ c ấp nướ c vào t ừ ng nhà máy bao gồm các van chặn và đồng hồ cấp nướ c t ại các điể m cao có b ố trí van x ả khí và điể m thấp có bố trí van xả cặn với mục đích thau rửa đườ ng ố ng khi c ầ n thi ế t

+ Mạng lưới cấp nước cứu hỏa: hệ thống cấp nước cứu hỏa được thiết kế là hệ thống cấp nước cứu hỏa áp l ự c th ấ p, áp l ự c t ố i thi ề u t ạ i tr ụ c ứ u h ỏ a là 10m việc chữa cháy do xe cứu hỏa của đội chữa chảy của kcn th ự c hi ện nướ c c ấ p cho c ứ u h ỏa đượ c l ấ y t ừ các trụ cứu hỏa dọc đường các trụ cứu hỏa kiều nồi theo tiêu chu ẩ n 6379- 1998 đượ c b ố trí t ạ i các ngã ba, ngã tư đường và dọc tuyển ống với cự ly 100-150m

- Vật liệu đường ống: chọn ống hdpe pn10, nổi bằng hàn nóng riêng đườ ng ố ng trong tr ạm bơm dùng ống thép hàn, chịu áp lực cao (pn25)

- T ạ i các nút c ủ a m ạng lướ i b ố trí van khóa đề có th ể sửa chữa từng đoạn ống khi cần thiết

- D ự án đã đầu tư 02 xe chữa cháy đả m b ả o theo quy định tại bảng 6 TCVN 3890:2009 phương tiện PCCC cho nhà và công trình - trang bị, bố trí, kiểm tra, b ảo dưỡ ng

- Các tuyến đường được thiết kế với tải trọng trục 40T , đả m b ả o cho các lo ạ i xe ch ữ a cháy có th ể di chuyển và triển khai hoạt động

3 Quan trắc môi trường định kỳ

Chủ dự án đã tiến hành ký hợp đồng quan trắc môi trườ ng nh ằ m ki ể m tra ch ất lượng môi trườ ng khu vực Khu công nghiệp được đảm bảo

Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi

có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi:

Tổng Công ty Viglacera-CTCP được phép xả nước thải sau xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung của KCN công suất 3.500 m 3 /ngày đêm ra sông Long Hầu

(thuộc hệ thống công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình quản lý vận hành và khai thác)bằng cống dẫn BTCT D600 theo Giấy phép số 68/GP-UBND ngày 27/12/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình cấp phép

- Phương thức xả thải:Tự chảy, xả mặtvà xảven bờ vào sông Long Hầu cách nhà máy XLNT khoảng 20m về phía Tây

- Chế độ xả thải: xả thải liên tục 24 giờ/24 giờ;

- Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: Qmax = 3.500 m 3 /ngày đêm;

- Chất lượng nước thải sau xử lý: Bảo đảm các thông số không vượt quá giá trị tối đa cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường), cột A với hệ số nguồn tiếp nhận nước thải Kq= 0,9 và hệ số lưu lượng nguồn xả thải Kf= 1,0 Cụ thể như sau:

Bảng 3.11 Chất lượng nước thải sau xử lý

Stt Thông số Đơn vị Giá trị tôi đa cho phép

6 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 45

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghi ệ p Ti ề n H ả i, huy ệ n Ti ề n H ả i, t ỉnh Thái Bình”

Stt Thông số Đơn vị Giá trị tôi đa cho phép

25 Tổng phốt pho (tính theo P) mg/l 3,6

26 Clorua (không áp dụng khi xả vào ngu ồn nướ c m ặn, nướ c l ợ ) mg/l 450

Tổng hóa chất bảo vệ thực vật

29 Tổng hoá chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ mg/l 0,27

32 Tổng hoạt động phóng xạ α Bq/l 0,1

33 Tổng hoạt động phóng xạ β Bq/l 1

Các quy đinh về bảo vệ môi trường cần thực hiện:

- Báo cáo định kỳ: Báo cáo theo quý (ba tháng một lần), Báo cáo tổng hợp năm (thay Báo cáo quý IV) và gửi về Tổng cục Thủy lợi; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình; Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình Nội dung báo cáo về tình hình thu gom, xử lý nước thải, các vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý nước thải, kết quả quan trắc lưu lượng, chất lượng nước thải sau xử lý và chất lượng nước nguồn tiếp nhận nước thải theo quy định.

- Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Khi có sự cố bất thường ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước trong công trình thủy lợi, phải báo cáo kịp thời về Tổng cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình, Công ty

TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình

- Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục phải bảo đảm theo quy định tại Thông tư 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường Các thông số quan trắc tự động: pH, nhiệt độ, lưu lượng đầu vào và đầu ra, TSS, COD, Amoni phải bảo đảm truyền dữ liệu, hình ảnh liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình và một số đơn vị khi Tổng cục Thủy lợi yêu cầu

- Thu gom, vận hành hệ thống thoát nước thải theo đúng quy trình thiết kế; thực hiện việc đấu nối bảo đảm ổn định lâu dài, thuận lợi cho giao thông đi lại và công tác kiểm tra, giám sát, duy trì hoặc xử lý sự cố, sửa chữa rò rỉ nước thải của đơn vị xả thải.

- Chịu sự kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Giấy phép xả nước thải của Tổng cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình, cơ quan quản lý môi trưởng ở Trung ương và địa phương theo quy định Chỉ trả kinh phí trưng cầu giám định của cơ quan kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Chủ dự án đã xây dựng các hạng mục công trình theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt tại Quyết địnhsố 530/QĐ-BTNMT ngày 13/02/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Tuy nhiên trong quá trình triển khai xây dựng, để phù hợp với thực tiễn Chủ dự án đã có một số thay đổi so với Báo cáo ĐTM được duyệt, các thay đổi này không thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, cụ thể:

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thu ộ c D ự án “Đầu tư xây dự ng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”

B ả ng 3.12 B ảng thay đổ i các n ộ i dung so v ới ĐTM đượ c phê duy ệ t

STT H ạ ng m ụ c Phương án đề xu ấ t trong báo cáo ĐTM Phương án điề u ch ỉnh, thay đổ i đã thự c hi ệ n Ghi chú

Phạm vi thu gom nước thải từ các đơn vị thứ cấp về trạm xử lý nước thải

Thu gom, xử lý nước thải từ các nhà máy thuộc diện tích hiện trạng 250ha bao gồm 2 khu: khu phía Đông và khu phía Tây

Thu gom, xử lý nước thải từ các nhà máy trong diện tích giai đoạn I và phân kỳ 1 giai đoạn II với diện tích là 173,24ha theo giấy chứng nhận đăng ký đầu từ điều chỉnh

Do khu phía Đông hiện trạng đến thời điểm hiện tại Chủ dự án chưa được UBND tỉnh bàn giao đất, do đó chưa tiến hành đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu này Sau khi xây dựng xong hạ tầng giai đoạn I và phân kỳ 1 giai đoạn

II để đảm bảo công tác thu gom và xử lý nước thải trong KCN, Chủ dự án tiến hành thay đổi phương án thu gom nước thải về trạm xử lý nước thải công suất 3.500 m 3 /ngđ bản đồ thu gom được thể hiện tại bản vẽ số 03 phụ lục II của báo cáo

Trạm xử lý nước thải 3.500 m 3 /ngày đêm

Sơ đồ công nghệ Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất →

Hố thu gom → Thiết bị lọc rác tinh → Bể điều hòa → Bể trộn tạo bông

→ Bể lắng 1 → Bể Anoxic → Bể Aerotank

→ Bể lắng II → Bể tiếp xúc→ Hồ kiểm chứng/sự cố → Sông Long Hầu.

Sơ đồ công nghệ Nước thải đầu vào (đã được xử lý sơ bộ) → Hố bơm nước thải → Thiết bị lọc rác tinh → Bể lắng cát và tách dầu mỡ → Bể điều hòa →

Bể điều chỉnh pH → Bể keo tụ →

Bể tạo bông → Bể l ắng I (lắng sơ cấp) → Bể trung gian →Bể Anoxic

→ Bể Aerotank → Bể lắng II (lắng thứ cấp) → Bể khử trùng → Mương quan trắc → Sông Long Hầu

Công nghệ của Trạm xử lý nước thải không thay đổi (sử dụng phương pháp hóa lý kết hợp với sinh học), chỉ bổ sung thêm một số bể xử lý (Bể lắng cát và tách dầu mỡ; bể trung gian, mương quan trắc; sân phơi cát) nhằm nâng cao hiệu quả xử lý, bảo vệ môi trường tốt hơn

3 Trạm quan trắc tự động

Các thông số quan trắc tự động: pH, nhiệt độ, TSS, COD, lưu lượng đầu ra

Các thông số quan trắc tự động: pH, nhiệt độ, lưu lượng đầu vào và đầu ra, TSS, COD, Amoni

Bổ sung thêm các chỉ tiêu đáp ứng theo yêu cầu tại số thứ tự 1 phụ lục XXVIII phụ lục đính kèm Nghị định 08/2022/BTNMT

4 Hồ ứng phó sự Hồ ứng phó sự cố dung Hồ ứng phó sự cố dung tích Trạm xử lý nước thải tập trung được triển khai

STT H ạ ng m ụ c Phương án đề ấ trong báo cáo ĐTM Phương án điề ỉnh, thay đổ đã thự c hi ệ n Ghi chú cố môi trường tích 3.000m 3 12.000m 3 xây dựng vào thời điểm Nghị định

40/2019/NĐ -CP ngày 01/07/2019 được ban hành, do vậy để tuân thủ quy định Chủ dự án đã điều chỉnh xây dựng hồ sự cố có dung tích 12.000m 3 đảm bảo thời gian lưu nước tối thiểu

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

1.1 Nguồn phát sinh nước thải:

+ Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt từ nhà điều hành Khu công nghiệp

+ Nguồn số 02: Nước thải sinh hoạt từ khu nhà điều hành trạm xử lý nước thải tập trung

+ Nguồn số 03: Nước thải từ phòng thí nghiệm trạm xử lý nước thải

+ Nguồn số 04: Nước thải từ các doanh nghiệp thứ cấp

1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa: 3.500 m 3 /ngày đêm

+ Nguồn số 01: Lưu lượng 6,5 m 3 /ngày.đêm

+ Nguồn số 02: Lưu lượng 1 m 3 /ngày.đêm

+ Nguồn số 03: Lưu lượng 0,2 m 3 /ngày.đêm

+ Nguồn số 04: Lưu lượng 3.492,3 m 3 /ngày.đêm

1.3 Dòng nước thải : 01 dòng (nước thải sau xử lý của Trạm xửlý nước thải tập trung công suất 3.500m 3 /ngày.đêm).

1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải:

Chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệmôi trường và QCVN 40:2011/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp (Cột A, K q =0,9, K f =1), cụ thểnhư sau:

Bảng 4.1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm

TT Chất ô nhiễm Đơn vị Giá tr ị gi ớ i h ạ n Cmax

6 Chất rắn lơ lửng mg/l 45

TT Chất ô nhiễm Đơn vị Giá tr ị gi ớ i h ạ n Cmax

25 Tổng phốt pho (tính theo P ) mg/l 3,6

26 Clorua (không áp dụng khi xả vào nướ c m ặn, nướ c l ợ ) mg/l 450

28 Tổng hoá chất bảo vệ thực vật clo h ữu cơ mg/l

29 Tổng hoá chất bảo vệ thực vật ph ố t pho h ữu cơ mg/l

32 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1

33 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1

1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải:

+ Vị trí xảnước thải: Xảnước thải đã qua xử lý vào kênh Long Hầu, có tọa độ X: 2.255.484, Y: 606.291 (Hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến 105 o 30’, múi chiếu 3 o ) tại Khu Công nghiệp Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình;

+ Phương thức xả thải: Hệ thống tự chảy, xả mặt và xả ven bờ;

+ Chếđộ xả thải: xả thải liên tục 24 giờ/ngày;

+ Nguồn tiếp nhận: kênh Long Hầu tại Khu Công nghiệp Tiền Hải, huyện

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”

Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Dòng bụi, khí thải, vị trí xả khí thải

2.1 Nguồn phát sinh khí thải:

Nguồn số 01: Nguồn khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng Trạm xử lý nước thải 3.500 m 3 /ngđ (chỉ hoạt động khi có sự cố mất điện Trạm XLNT Tập trung)

2 2 Lưu lượng xả khí thải tối đa: 1.227,4 m 3 /giờ

2.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải:

Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệmôi trường và QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ với, Kp = 1, Kv=1, cụ thể như sau:

TT Chất ô nhiễm Đơn vị Giá tr ị gi ớ i h ạ n Cmax

2 Cacbon oxit, CO mg/Nm 3 1.000

3 Nitơ oxit, NO x (tính theo NO 2 ) mg/Nm 3 850

4 Lưu huỳnh đioxit, SO 2 mg/Nm 3 500

2.5 Vị trí, phương thức xả khí thải:

- Vị trí xả khí thải: tại Khu Công nghiệp Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, tọa độ: X = 2.255.463,837, Y = 606.340,631 (Hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến

- Phương thức xả thải: xảgián đoạn khi hoạt động.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung:

+ Nguồn số 01: Khu vực đặt máy thổi khí của hệ thống XLNT tập trung

+ Nguồn số 02: Khu vực đặt máy phát điện dự phòng của hệ thống XLNT tập trung

+ Nguồn số 03: Khu vực đặt máy ép bùn của hệ thống XLNT tập trung

3.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung:

(Hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến 105 o 30’, múi chiếu 3 o )

3.3 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung:

Tiếng ồn, độ rung phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với tiếng ồn, độ rung theo QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau:

T ầ n su ấ t quan tr ắc đị nh k ỳ Ghi chú

1 70 55 - Khu v ự c thông thường 3.3.2 Độ rung:

Th ờ i gian áp d ụ ng trong ngày và m ứ c gia t ố c rung cho phép, dB T ầ n su ấ t quan tr ắc đị nh k ỳ Ghi chú

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”

Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án

1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:

Sau khi cấp GPMT sẽ tiến hành vận hành thử nghiệm

Thời gian vận hành thử nghiệm: 06 tháng (sau khi được cấp giấy phép môi trường) Công ty sẽ điều chỉnh và gửi thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đến Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình sau khi được cấp Giấy phép môi trường Công suất dự kiến đạt được của trạm xử lý nước thải khi kết thúc vận hành thử nghiệm: 3.500 m 3 /ngày đêm.

1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:

1.2.1 K ế ho ạ ch chi ti ế t v ề th ờ i gian d ự ki ế n l ấ y m ẫ u:

Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy mẫu được thể hiện trong bảng dưới đây:

Trạm xử lý nước thải tập trung công suất 3.500 m 3 /ngày về chất lượng nước

- lấy mẫu và hướng dẫn lấy mẫu nước thải Mẫu tổ hợp được lấy theo thời gian gồm 03 mẫu đơn lấy ở 03 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa - chiều, chiều - tối) của ca sản xuất, được trộn đều với nhau Các thông số quan trắc như sau:

B ả ng 5.1 Th ờ i gian ti ế n hành l ấ y m ẫu giai đoạ n v ậ n hành th ử nghi ệ m của trạm xử lý nước thải tập trung công suất 3.500 m 3 /ngày

STT Công đoạn Thời gian và t ần suất Vị trí lấy mẫy Loại mẫu

Quan trắc đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu quả của công trình xử lý nước thải

(30 ngày/lần) sau khi cấp giấy phép môi trường

NT1: Nước thải đầu vào (tại bể gom);

NT2: Nước thải đầu ra (tại mương quan trắc)

Quan trắc đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý chất thải

07 ngày liên tiếp (01 ngày/lần) sau khi kết thúc giai đoạn điều chỉnh hiệu quả

NT1: Nước thải đầu vào (tại bể gom) (lấy 01 mẫu ngày đầu tiên)

NT2: Nước thải đầu ra (tại tại mương quan trắc)

(lấy 07 mẫu/7 ngày liên tục)

1.2.2 K ế ho ạch đo đạ c, l ấ y và phân m ẫ u ch ấ t th ả i trong giai đoạn điề u ch ỉ nh hi ệ u qu ả c ủ a công trình x ử lý nướ c th ả i

- Các thông số đo đạc, lấy và phân mẫu chất thải trong giai đoạn điều chỉnh hiệu quả của công trình xử lý nước thảiđược thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 5 2 Các thông số quan trắc trong giai đoạn điều chỉnh hiệu quả của công trình xử lý nước thải

STT Thông số Đơn vị

6 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 45

17 Tổng dầu mỡ khoảng mg/l 4,5

19 Tổng phốt pho (tính theo P) mg/l 3,6

1.3 Thông số đo đạc, lấy và phân mẫu chất thải trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý nước thải

-Các thông số đo đạc, lấy và phân mẫu chất thải trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý nước thải được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 5 3 Các thông số quan trắc trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý nước thải

STT Thông số Đơn vị Vị trí lấy mẫu

1 Nhiệt độ °C - 01 mẫu nước thải 40

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”

STT Thông số Đơn vị Vị trí lấy mẫu

- 07 mẫu Nước thải sau xử lý trong 7 ngày liên tiếp

6 Ch ấ t r ắn lơ lử ng (SS) mg/l 45

20 Tổng dầu mỡ khoảng mg/l 4,5

25 Tổng phốt pho (tính theo P) mg/l 3,6

26 Clorua (không áp dụng khi xả vào ngu ồn nướ c m ặn, nướ c l ợ ) mg/l 450

28 Tổng hóa chất bảo vệ thực vật

29 T ổ ng hoá ch ấ t b ả o v ệ th ự c v ậ t phốt pho hữu cơ mg/l 0,27

32 Tổng hoạt động phóng xạ α Bq/l 0,1

33 T ổ ng ho ạt độ ng phóng x ạ β Bq/l 1

1.2.4 Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch: Đơn vị dự kiến phối hợp thực hiện quan trắc: Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư 3T. Địa chỉ: Số 2 Kim Giang, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, thành phố

Công ty đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (Vimcerts 284) kèm theo Quyết định số 1040/QĐ-BTNMT ngày 26/05/2021 về việc chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật

2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:

- Vị trí: 01 mẫu nước thải tại vị trí điểm xả kênh Long Hầu

- Tần suất, thông số quan trắc và quy chuẩn so sánh được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 5 4 Tần suất , thông số quan trắc và quy chuẩn so sánh

STT Thông số Tần suất giám sát Quy chuẩn so sánh

QCVN 40: 2011/BTNMT (cột A) với Cmax, kq=0,9, kf=1

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”

STT Thông số Tần suất giám sát Quy chuẩn so sánh

25 Tổng phốt pho (tính theo P)

29 Tổng hoạt động phóng xạ α

30 Tổng hoạt động phóng xạ β

31 Tổng hóa chất bảo vệ thực vật Clo - hữu cơ

32 Tổng hoá chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ

2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:

➢Nước thải công nghiệp sau xử lý trạm XLNT công suất 3.500 m 3 /ngày đêm:

- Vị trí: 01 mẫu nước thải tại mương quan trắc trước khi xả thải.

- Thông số quan trắc: Lưu lượng nước thải (đầu vào và đầu ra), pH, nhiệt độ, COD, TSS và Amoni

- Tần suất: Tự động, liên tục

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 40: 2011/BTNMT (cột A) với Cmax, kq=0,9, kf=1

Các thiết bị quan trắc tự động là các thiết bị mới (đầy đủ CO/CQ theo quy định)

Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục phải được truyền dẫn thường xuyên, ổn định dữ liệu, số liệu quan trắc về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình Thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục phải được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng Việc kết nối, truyền số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục được thực hiện theo quy định tại Nghịđịnh số08/2022/NĐ-CP và quy định tại Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục phải được kiểm soát chất lượng định kỳ 01 lần/năm theo quy định tại Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT

Trường hợp hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đã đáp ứng các yêu cầu theo quy định, Công ty được miễn thực hiện quan trắc nước thải công nghiệp định kỳ đối với các thông số đã được quan trắc tự động, liên tục

2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ khác theo quy định của pháp luật

Bảng 5.5 Chương trình giám sát môi trườngđịnh kỳ khác

TT Hạng mục Chỉ tiêu giám sát

Cơ sở so sánh, đánh giá

Khối lượng, công tác thu gom, tập kết và xử lý CTR Toàn bộ khu vực dự án Thường xuyên

Khối lượng, công tác thu gom, tập kết và xử lý CTR

Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm

Kinh phí giám sát môi trường trong giai đoạn hoạt động hàng năm khoảng: 150.000.000 đồng/năm.

Kinh phí giám sát do chủ đầu tư tự chi trả.

Báo cáo đề xu ấ t c ấ p gi ấy phép môi trường giai đoạ n I và phân k ỳ 1 giai đoạ n II di ệ n tích 173,24ha thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”

Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép môi trường

Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác, toàn vẹn của các số liệu thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường Nếu có gì sai trái chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam.

Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan

Cam kết đảm bảo việc xử lý chất thải của Dự án đáp ứng các tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường Việt Nam trong quá trình hoạt động của Dự án bao gồm:

- Nước thải công nghiệp sau xử lý đảm bảo đạt QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (Cột A, Kf=0,9, Kq=1,0)

- Chất thải rắn, chất thải nguy hại: thu gom, phân loại đảm bảo tuân thủ quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT

- Bùn thải được phân định, phân loại theo QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước để có biện pháp quản lý phù hợp

Cam kết thực hiện tất cả các biện pháp, quy định chung về bảo vệmôi trường

Chủ dự án cam kết đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường:

- Thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung trong giấy phép môi trường đã được phê duyệt

- Thực hiện các biện pháp thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo quy định của nhà nước

- Thực hiện nghiêm túc chương trình quan trắc, giám sát và đánh giá các thông số quy định về môi trường, để có biện pháp xử lý đảm bảo chất lượng môi trường

- Cam kết báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm theo quy định;

- Cam kết công khai thông tin môi trường theo Quy định tại điều 102, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Cam kết vận hành hệ thống thu gom nước mưa, nước thải, trạm xử lý nước thải theo quy trình, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn cho phép;

- Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật.

- Cam kết của Chủ dự án chịu trách nhiệm xử lý và phục hồi môi trường, toàn bộ kinh phí nếu để xảy ra sự cố ô nhiễm do quá trình vận hành của dự án gây ra

- Cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các Công ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam hiện hành và nếu để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường./.

Ngày đăng: 24/02/2024, 21:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w