1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân biệt năng lực chủ thể của các nhân và năng lực chủ thể của pháp nhân

37 5 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Biệt Năng Lực Chủ Thể Của Các Nhân Và Năng Lực Chủ Thể Của Pháp Nhân
Tác giả Trần Hoàng Dũng, Nguyễn Vĩnh Phúc, Lê Thị Thùy Trang, Trịnh Tô Như Tuyền, Nguyễn Thị Ngọc Yên, Tăng Quốc Huy, Trần Tuấn Anh
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.Hcm
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hcm
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 113,3 KB

Nội dung

Trang 10 - Điều 17 BLDS năm 2015 quy định nội dung năng lực phápluật dân sự của cá nhân, những quyền dân sự cụ thể của cánhận được ghi nhận trong tất cả các phần của BLDS.. Trang 12 thì

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

TP.HCM KHOA LUẬT

BỘ MÔN: LUẬT DÂN SỰ

TÊN TIỂU LUẬN:

PHÂN BIỆT NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁC NHÂN VÀ NĂNG LỰC CHỦ

THỂ CỦA PHÁP NHÂN

Tp HCM, tháng 9 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH, NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

81

Tổng hợp nội dung

31

Tổng hợp nội dung

Trang 3

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Mục lục

Trang 4

Phần 1: Đặt vấn đề, Mục đích – yêu cầu, Đối tượng nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu, Kết quả nghiên cứu

Phần 2:

1 Cơ sở lý luận về Năng lực chủ thể cá nhân và Năng lực chủ thể pháp nhân

- Cá nhân

- Khái niệm cá nhân

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

- Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

- Các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân

- Pháp nhân

- Khái niệm pháp nhân

- Các điều kiện của pháp nhân

- Các loại pháp nhân

- Năng lực chủ thể của pháp nhân

- Hoạt động của pháp nhân

- Các yếu tố lý lịch của pháp nhân

- So sánh Cá nhân và Pháp nhân

2 Thực tiễn các vấn đề liên quan đến Năng lực chủ thể cá nhân và Năng lực chủ thể pháp nhân

- Mặt tích cực

- Thực tiễn tích cực của năng lực chủ thể cá nhân

- Thực tiễn tích cực của năng lực chủ thể pháp nhân

- Mặt hạn chế

- Một số vướng mắc còn tồn đọng của Năng lực chủ thể cá nhân

Trang 5

- Một số vướng mắc còn tồn đọng của Năng lực chủ thể pháp nhân

- Một số bất cập trong quy định về năng lực chủ thể tham gia hợp đồng mua bán nhà ở xã hội và kiến nghị hoàn thiện

Phần 3: Tổng kết

Trang 7

rõ hơn về vai trò và quyền lợi của cả cá nhân và pháp nhântrong môi trường kinh doanh và pháp luật.

2

Mục đích và yêu cầu2.1 Mục đích: Nghiên cứu nhằm phân biệt rõ ràng giữa nănglực chủ thể của cá nhân và năng lực chủ thể của pháp nhân.2.2 Yêu cầu:

Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của năng lực chủ thể cá nhân

Trang 8

Phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận được tiến hành nghiên cứu trong quá trình học mônLuật dân sự tại trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ ChíMinh

Nội dung cần nghiên cứu: nghiên cứu sẽ tập trung vào việcphân biệt và hiểu rõ sự khác biệt giữa năng lực chủ thể củapháp nhân và năng lực chủ thể của cá nhân trong môi trườngpháp luật

6

Kết quả nghiên cứu

Sau khi nghiên cứu, sinh viên phân biệt được rõ ràng giữanăng lực chủ thể của cá nhân và năng lực chủ thể của phápnhân

Sinh viên cũng sẽ hiểu rõ hơn về vai trò về quyền lợi của cánhân và pháp nhân dựa trên năng lực chủ thể của mình trongpháp luật

Trang 9

Phần 2

1 Cơ sở lý luận về Năng lực chủ thể cá nhân và Năng lực chủ thể pháp nhân

1.1 Cá nhân.

1.1.1 Khái niệm cá nhân

- Với khái niệm về cá nhân là gì, pháp luật nước ta chưa cómột quy định cụ thể nào khái quát cho danh từ này Tuynhiên, theo cách hiểu thông thường chúng ta có thể hiểu được

cá nhân là những chủ thể, những con người đơn lẻ được sinh

ra và lớn lên đã mang các quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng

độ tuổi và năng lực của bản thân Cá nhân là một chủ thể quantrọng, một chủ thể phổ biến của các giao dịch dân sự

- Mỗi cá nhân từ khi sinh ra đã có các quyền lợi hợp pháp vàđược pháp luật tôn trọng và bảo vệ về mọi mặt

1.1.2 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

- “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá

nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự” (khoản 1 Điều

16 BLDS năm 2015) Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

là khả năng, là tiền đề, điều kiện cần thiết để công dân cóquyền, có nghĩa vụ; là thành phần không thể thiếu được của cánhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, là mộtmặt của năng lực chủ thể

- Những quyền dân sự của cá nhân được ghi nhận ở rất nhiềuvăn bản pháp luật khác nhau nhưng quan trọng nhất là Hiếnpháp năm 2013 và được cụ thể hoá trong BLDS năm 2015

Trang 10

- Điều 17 BLDS năm 2015 quy định nội dung năng lực phápluật dân sự của cá nhân, những quyền dân sự cụ thể của cánhận được ghi nhận trong tất cả các phần của BLDS Có thểchia quyền dân sự của cá nhân thành ba nhóm chính:

a Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thângắn với tài sản Đặc điểm quan trọng nhất trong các quy định

về quyền nhân thân trong BLDS năm 2015 là xác nhận lại cácquyền nhân thân đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luậttrước đó (quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyềnxác định lại giới tính, quyền hiến, nhận mô bộ phận cơ thể vàhiến, lấy xác ) và các quyền nhân thân lần đầu tiên được ghinhân (quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật giađình, chuyển đổi giới tính, quyền nhân thân trong hôn nhân vàgia đình ) Ngoài ra, bảo vệ, tôn trọng quyền nhân thân cònđược ghi nhận là một nguyên tắc quan trọng của BLDS

b Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, quyềnthừa kế Cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 2013,BLDS năm 2015 quy định tài sản thuộc sở hữu tư nhân không

bị hạn chế về số lượng và giá trị, bao gồm thu nhập hợp pháp,của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, vốn,hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác Cá nhân chỉ bịhạn chế quyền sở hữu đối với các tài sản mà pháp luật quyđịnh không thuộc quyền sở hữu tư nhân Công dân có quyềnhưởng di sản thừa kế, để lại di sản thừa kế theo di chúc hoặctheo quy định của pháp luật

c Quyền tham gia vào quan hệ dân sự và có các quyền, nghĩa

vụ phát sinh từ các quan hệ đó Tham gia vào các quan hệ dân

sự thông qua các giao dịch dân sự (hành vi pháp lí đơn

Trang 11

phương hoặc hợp đồng) là biện pháp quan trọng và thôngdụng nhất làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự Cácquyền này được thể hiện trong các nguyên tắc của luật dân sự

“tự do, tự nguyện cam kết” (Điều 3 BLDS) và được thể hiện

cụ thể, chi tiết trong Phần thứ ba của BLDS Ngoài ra, nghĩa

vụ dân sự của các chủ thể còn phát sinh từ các căn cứ khác(bồi thường thiệt hại, thực hiện công việc không có uỷquyền…)

1.1.3 Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cánhân

- “Năng lực pháp luật dân sự của cả nhân có từ khi người đósinh ra và chấm dứt khi người đó chết” (khoản 3 – Điều 16BLDS) Với quy định này, pháp luật thừa nhận năng lực phápluật dân sự của cá nhân là thuộc tính gắn liền với cá nhân suốtđời và không bị ảnh hưởng bởi trạng thái tinh thần, tuổi tác.Hoàn cảnh, tài sản…

- Một trường hợp ngoại lệ được pháp luật quy định là “Ngườisinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thànhthai trước khi người để lại di sản thừa kế chết” vẫn đượchướng di sản thừa kế của người chết để lại Như vậy, thai nhi

đã được bảo lưu quyền thừa kế nếu còn sống sau khi sinh ra

1.1.4 Các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân

- “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cánhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa

vụ dân sự” – Điều 19 BLDS năm 2015 Nếu năng lực phápluật dân sự là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủ thể

Trang 12

thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chính chủ thể

để tạo ra các quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ.Ngoài ra, năng lực hành vi dân sự còn bao hàm cả năng lực tựchịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự

- Nếu pháp luật quy định năng lực pháp luật của mọi cá nhân

là như nhau thì lại xác định năng lực hành vi của cá nhânkhông giống nhau

- Căn cứ vào khả năng của cá nhân về nhận thức và điều khiểnđược hành vi và hậu quả của hành vi, pháp luật phân biệt mức

độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân Tuy nhiên, khó cótiêu chí để xác định khả năng nhận thức và điều khiển hành vicủa cá nhân, do đó độ tuổi của cá nhân được xem là tiêu chíchung nhất để phân biệt mức độ năng lực hành vi của cá nhân

a Năng lực hành vi đầy đủ.

+ Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lựchành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp bị tuyên bố mất nănglực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự

+ Những người này có đầy đủ tư cách chủ thể, toàn quyềntham gia vào quan hệ dân sự với tư cách là chủ thể độc lập và

tự chịu trách nhiệm về những hành vi do họ thực hiện

b Năng lực hành vi một phần.

+ Người có năng lực hành vi một phần (không đầy đủ) lànhững người chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ vàtrách nhiệm trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sựquy định:

“1 Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi

2 Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại

diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện

Trang 13

3 Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác

lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theopháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinhhoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi

4 Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi t

mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sựliên quan đến bất động sản, động sản phải đăng kí và giaodịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đạidiện theo pháp luật đồng y” (Điều 21 BLDS năm 2015)

c Mất năng lực hành vi dân sự.

+ Thông thường, năng lực hành vi của cá nhân chấm dứt cùngvới sự chấm dứt của năng lực pháp luật của cá nhân đó (chếthoặc toà án tuyên bố là đã chết) Tuy nhiên, người thành niên

có thể bị tuyên bố mất năng lực hành vi khi có những điềukiện, với những trình tự, thủ tục nhất định Nếu cá nhân bịbệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức vàlàm chủ được các hành vi của mình thì bị coi là mất năng lựchành vi dân sự (Điều 22 BLDS năm 2015)

+ Trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền,toà án có thể tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi theoyêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan Mọi giao dịchdân sự của những người này do người đại diện của họ xác lập,thực hiện

+ Trong trường hợp vì những nguyên nhân mà do đó, họ bịtuyên bố là mất năng lực hành vi nhưng nay không còn tồn tạinữa thì họ hoặc những người có quyền, lợi ích liên quan cóquyền yêu cầu toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất nănglực hành vi

Trang 14

d Hạn chế năng lực hành vi dân sự.

+ Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 BLDS 2015:

“Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫnđến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người cóquyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan,Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bịhạn chế năng lực hành vi dân sự

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bịhạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện”

+ Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diệntheo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạthàng ngày

+ Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế nănglực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặccủa người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữuquan, toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chếnăng lực hành vi dân sự

e Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.

+ Đây là chủ thể mới được ghi nhận tại Điều 23 BLDS năm

2015 với các đặc điểm:

(i) có các yếu tố về thể chất (như sự khuyết thiếu về cơ thểnhư cá nhân bị câm, mù, điếc hoặc bị tai nạn liệt người )hoặc các yếu tố về tinh thần (các cú sốc tâm lí ) mà không đủkhả năng nhận thức và làm chủ hành vi nhưng chưa đến mứcmất năng lực hành vi dân sự;

(ii) có yêu cầu của người này, người có quyền và lợi ích liênquan hoặc của cơ quan, to chức hữu quan gửi đến toà án;

Trang 15

(iii) có kết luận giám định pháp y tâm thần;

(iv) toà án ra quyết định tuyên bố là người có khổ khăn trongnhận thức và làm chủ hành vi, chỉ định người giám hộ, xácđịnh quyền và nghĩa vụ của người giám hộ

+ Nếu sau này không còn các căn cứ trên và có kết luận giámđịnh pháp lí tâm thần là họ có khả năng nhận thức và điềukhiển hành vi một cách bình thường thì toà án sẽ ra quyết địnhhuỷ bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhậnthức và làm chủ hành vi

1.2 Pháp nhân.

1.2.1 Khái niệm

- Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp cótài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhândanh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độclập

1.2.2 Các điều kiện của pháp nhân

- Bộ luật dân sự đã quy định các điều kiện để công nhận một

tổ chức là pháp nhân, theo đó tại Khoản 1, Điều 74 liệt kê 4điều kiện như sau:

+ Được thành lập một cách hợp pháp

+ Pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức

+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình

+ Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập

Trang 16

1.2.3 Các loại pháp nhân.

a Pháp nhân thương mại.

- Pháp nhân thương mại là pháp nhân đáp ứng đủ 2 điều kiệnsau: (i) có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, (ii) lợi nhuậnđược chia cho các thành viên

- Các pháp nhân dạng này tồn tại dưới các tên gọi khác nhau(doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác, các hợp tác xã )với mục đích hoạt động kinh doanh

- Tài sản của các tổ chức này là tài sản riêng của các tổ chức

đó và phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng đó

b Pháp nhân phi thương mại.

- Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêuchính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng khôngđược phân chia cho các thành viên

- Nếu năm tài chính của pháp nhân có lợi nhuận dôi dư thìcũng không được chia lợi nhuận này cho các thành viên củapháp nhân mà phải đầu tư để tiếp tục phát triển pháp nhân

- Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn

vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổchức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanhnghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác

1.2.4 Năng lực chủ thể của pháp nhân

- Pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật như là mộtchủ thể bình đẳng, độc lập với các chủ thể khác, cho nên phápnhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi Khác với

Trang 17

năng lực chủ thể của cá nhân, năng lực pháp luật và năng lựchành vi của pháp nhân phát sinh đồng thời và tồn tại tươngứng cùng với thời điểm thành lập và đình chi pháp nhân Đốivới các pháp nhân theo quy định phải đăng kí hoạt động thìnăng lực chủ thể phát sinh kể từ thời điểm đăng kí.

- Mỗi một pháp nhân được thành lập đều có mục đích (lợinhuận hoặc phi lợi nhuận) và nhiệm vụ nhất định (sản xuấtkinh doanh hay một nhiệm vụ xã hội khác) Bởi vậy, năng lựcchủ thể của pháp nhân phải phù hợp với mục đích hoạt độngcủa pháp nhân đó Mục đích của pháp nhân được xác định bởiquyết định thành lập pháp nhân hoặc điều lệ của pháp nhân do

cơ quan có thẩm quyền đã thành lập pháp nhân đó chuẩn y.Việc thay đổi mục đích hoạt động dẫn đến thay đổi năng lựcchủ thể của pháp nhân Năng lực chủ thể của pháp nhân làchuyên biệt, phù hợp với mục đích và lĩnh vực hoạt động của

nó Bởi vậy, các pháp nhân khác nhau có năng lực chủ thểkhác nhau

1.2.5 Hoạt động của pháp nhân

- Mọi hoạt động của pháp nhân được tiến hành thông quahành vi những cá nhân – người đại diện của pháp nhân Hành

vi của những cá nhân này không phải tạo ra quyền và nghĩa vụcho họ mà nhân danh pháp nhân tạo ra các quyền và nghĩa vụcho pháp nhân đó Các hoạt động của pháp nhân được thựchiện dưới các hình thức:

a Đại diện theo pháp luật (đại diện đương nhiên):

+ Người đại diện theo luật của pháp nhân được xác định tạiĐiều 137 BLDS năm 2015

Trang 18

+ Người đại diện của pháp nhân có quyền nhân danh phápnhân thực hiện các hành vi nhằm duy trì hoạt động của phápnhân trong khuôn khổ pháp luật và điều lệ quy định (kí kết cáchợp đồng và thực hiện các giao dịch khác).

b Đại diện theo uỷ quyền:

+ Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷquyền cho người khác thay mình, nhân danh pháp nhân thựchiện các giao dịch; có thể uỷ quyền cho cá nhân là thành viêncủa pháp nhân hoặc cá nhân khác; có thể uỷ quyền cho mộtpháp nhân khác giao kết, thực hiện các giao dịch Người được

uỷ quyền thực hiện các giao dịch trong phạm vi thẩm quyềnđược xác lập theo văn bản uỷ quyền và chỉ được uỷ quyền lạinếu người uỷ quyền đồng ý Văn bản uỷ quyền phải xác định

rõ thẩm quyền của người được uỷ quyền, nội dung và thời hạn

uỷ quyền

c Hành vi của thành viên pháp nhân:

+ Hoạt động của pháp nhân còn thông qua hành vi của thànhviên pháp nhân Thành viên của pháp nhân khi thực hiệnnghĩa vụ lao động của họ đối với pháp nhân theo hợp đồng laođộng được xem là hành vi của pháp nhân mà không phải làhành vi của cá nhân Những hành vi đó tạo ra quyền và nghĩa

vụ cho pháp nhân nếu hành vi này thực hiện trong khuôn khổnhiệm vụ được giao Họ là người trực tiếp thực hiện cácnhiệm vụ của pháp nhân (giao hàng, nhận hàng, thực hiện cáccông việc ) Bởi vậy, nếu họ không thực hiện, thực hiệnkhông đúng nghĩa vụ hoặc hành vi của họ gây thiệt hại chongười khác được xem là hành vi của pháp nhân; lỗi của những

Ngày đăng: 24/02/2024, 09:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w