1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch đà nẵng

48 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Thương Hiệu Điểm Đến Du Lịch Đà Nẵng
Tác giả Phạm Thanh Trà, Lê Ngọc Minh Trâm, Hoàng Thanh Trúc, Trần Thị Tuyết, Nguyễn Duy Uyên, Nguyễn Thị Uyên, Phạm Thị Thùy Vân, Nguyễn Thị Tuyền, Nguyễn Hà Vy, Trần Thị Xuân, Nguyễn Bình Yên, Nguyễn Thị Phương Ngân
Người hướng dẫn Đỗ Thị Thu Huyền
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Lý Điểm Đến Du Lịch
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 9,3 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 2 1.1. Điểm đến du lịch (8)
    • 1.1.1. Khái niệm điểm đến du lịch (8)
    • 1.1.2. Đặc điểm của điểm đến du lịch (8)
    • 1.1.3. Phân loại điểm đến du lịch (9)
    • 1.2. Thương hiệu điểm đến du lịch (9)
      • 1.2.1. Khái niệm thương hiệu điểm đến du lịch (9)
      • 1.2.2. Vai trò của thương hiệu điểm đến du lịch (10)
      • 1.2.3. Các yếu tố cấu thành thương hiệu điểm đến du lịch (11)
    • 1.3. Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch (12)
      • 1.3.1. Khái niệm xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch (12)
      • 1.3.2. Lợi ích và thách thức trong xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch (12)
      • 1.3.3. Quy trình xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch (13)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ NẴNG (16)
    • 2.1. Giới thiệu về điểm đến du lịch Đà Nẵng (16)
      • 2.1.1. Giới thiệu chung về thành phố Đà Nẵng (16)
      • 2.1.2. Tài nguyên du lịch thành phố Đà Nẵng (18)
      • 2.1.3. Kết quả hoạt động du lịch của thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây (19)
    • 2.2. Phân tích thực trạng xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng (21)
      • 2.2.1. Phân tích các yếu tố cấu thành thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng (21)
      • 2.2.2. Quy trình xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng (26)
    • 2.3. Đánh giá chung về thực trạng xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng (34)
      • 2.3.1. Thành công (34)
      • 2.3.2. Hạn chế (35)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ NẴNG (38)
    • 3.1. Quan điểm và mục tiêu về xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng (38)
      • 3.1.1. Quan điểm về xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng (38)
      • 3.1.2. Mục tiêu về xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng (38)
    • 3.2. Giải pháp xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng (39)
  • KẾT LUẬN (43)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (44)

Nội dung

Quy trình xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch- Các thông tin cần thiết để xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Trang 14 8+ Xu thế phát triển của điểm đến đó trong tương lai, những đi

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 2 1.1 Điểm đến du lịch

Khái niệm điểm đến du lịch

Có rất nhiều cách tiếp cận điểm đến du lịch:

- Tiếp cận điểm đến du lịch trên phương diện địa lý

- Tiếp cận điểm đến du lịch dưới góc độ kinh tế

- Tiếp cận điểm đến du lịch dưới góc độ tổng hợp

Khái niệm chung về điểm đến du lịch: Điểm đến du lịch được hiểu là một vị trí địa lý, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, được quy hoạch, quản lý và thiết kế các tiện nghi, dịch vụ nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

Đặc điểm của điểm đến du lịch

- Được thẩm định về văn hóa:Người thẩm định ở đây chính là khách du lịch có ý định thăm quan điểm đến Khách du lịch sẽ thẩm định qua chính trải nghiệm, “khẩu vị” và đánh giá về cơ sở vật chất, nơi lưu trú, các hoạt động giải trí, tại điểm đến Và qua những chuyến đi của du khách điểm đến du lịch sẽ nổi tiếng và được nhiều người biết đến.

- Có tính không tách biệt:Du lịch được tiêu thụ ở nơi mà nó được sản xuất ra - các du khách phải hiện hữu tại điểm đến để thu nhận được các kinh nghiệm du lịch Du khách thường tập trung theo thời vụ và tại những địa điểm nổi tiếng nhất định Tính thời vụ là vấn đề chủ yếu đối với nhiều điểm đến làm thiệt hại khả năng sinh lợi và làm cho điểm đến không có hiệu quả trên phương diện sử dụng các tài sản vốn của mình Do vậy, cần dự báo dung lượng và các đặc tính của thị trường trước khi xây dựng điểm đến.

- Có tính đa dụng:Cơ sở vật chất và hạ tầng tại điểm đến phục vụ nhu cầu cho khách du lịch và người dân địa phương, không chỉ phục vụ cho ngành du lịch mà còn phục vụ cho các ngành khác Việc các tiện nghi này bị chia sẻ bởi nhiều đối tượng sử dựng đôi khi có thể gây ra những tranh chấp nhất định Để giải quyết vấn đề này, cần sự quản lý chặt chẽ của các tổ chức quản lý điểm đến để đưa ra những giải pháp phù hợp.

- Có tính bổ sung:Hỗn hợp các yếu tố cấu thành điểm đến có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau để hình thành một thương hiệu, giá trị điểm đến Tính bổ sung lẫn nhau này của các yếu tố cấu thành điểm đến khó có thể kiểm soát được bởi đặc điểm phân tán của các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch Tuy nhiên, sự phối hợp các cơ sở nhỏ thành cơ sở lớn hơn là một biện pháp để có thể kiểm soát được tính bổ sung

Quản lí điểm đến 100% (2) Đ ề c ươ ng qu ả n lý đi ể m đ ế n b ả n tham…

Quản lí điểm đến 100% (1)50 lẫn nhau của các yếu tố cấu thành điểm đến Ngoài ra, vai trò của các cơ quan quản lýNhà nước về du lịch tại điểm đến cũng góp phần giải quyết vấn đề này.

Phân loại điểm đến du lịch

- Căn cứ vào vị trí của điểm đến trong chương trình du lịch:

+ Điểm đến cuối cùng: thường là điểm xa nhất tính từ điểm xuất phát gốc của du khách và (hoặc) là địa điểm mà người đó có dự định tiêu dùng phần lớn thời gian Điểm cuối cùng có thể là một thành phố, khu du lịch, địa danh nổi tiếng,…

+ Điểm đến trung gian hoặc điểm ghé thăm là địa điểm dành thời gian ngắn hơn để nghỉ ngơi, qua đêm hoặc thăm viếng một điểm hấp dẫn du lịch Những điểm đến này thường là các thành phố, thị trấn hoặc địa điểm du lịch nhỏ hơn.

- Căn cứ vào tiêu thức địa lý:có thể là một vùng lãnh thổ hoặc một châu lục

+ Địa điểm du lịch quy mô lớn: có cấp độ của một quốc gia

+ Địa điểm du lịch vĩ mô: là các tỉnh, thành phố, vùng miền, quận, huyện, thị trấn

- Căn cứ vào giá trị tài nguyên du lịch:

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác được sử dụng cho mục đích du lịch. + Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

+ Tài nguyên du lịch xã hội: gồm các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội do con người đương đại tổ chức cũng tạo ra sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch.

- Căn cứ vào vị trí: vùng biển, vùng núi, vùng nông thôn, thành thị,

- Căn cứ vào hình thức sở hữu:

+ Thuộc sở hữu nhà nước

+ Thuộc sở hữu tư nhân

- Căn cứ vào thời gian

Thương hiệu điểm đến du lịch

1.2.1 Khái niệm thương hiệu điểm đến du lịch

Theo UNWTO và ETC (2009): Thương hiệu điểm đến du lịch là tổng hợp các giá trị cốt lõi của điểm đến thông qua ngôn ngữ, biểu tượng, khẩu hiệu, tên, để giúp cho du khách có thể nhận diện và phân biệt điểm đến so với các điểm đến khác.

Theo Hà Nam Khánh Giao (2011): Thương hiệu điểm đến du lịch là tổng hợp những nhận thức, cảm giác và thái độ của khách du lịch đối với điểm đến, cho phép khách du lịch xác lập một hình ảnh có thể so sánh điểm đến với những điểm đến khác.

Dưới góc độ tiếp cận của học phần: Thương hiệu điểm đến du lịch là tổng hợp những nhận thức, cảm giác và thái độ của khách du lịch đối với điểm đến, cho phép khách du lịch xác lập một hình ảnh có thể so sánh điểm đến với những điểm đến khác. Các cấp độ của thương hiệu điểm đến:

- Cấp độ thương hiệu du lịch quốc gia:

- Cấp độ thương hiệu du lịch vùng: chia thành các vùng miền khác nhau.

- Cấp độ thương hiệu du lịch địa phương (tỉnh/thành phố)

- Cấp độ thương hiệu điểm, khu du lịch

1.2.2 Vai trò của thương hiệu điểm đến du lịch

- Đối với khách du lịch

+ Giúp du khách nhận dạng một điểm đến, phân biệt điểm đến với các điểm đến khác: Một điểm đến du lịch sẽ khái quát những nét cơ bản, đặc trưng của điểm đến đó để giúp cho khách du lịch dễ dàng hình dung và nắm bắt rõ về các sản phẩm, loại hình du lịch, các hoạt động vui chơi giải trí, Từ đó, giúp khách hàng có thể nhận biết và định dạng điểm đến, phân biệt điểm đến so với những điểm đến du lịch khác.

+ Là yếu tố chủ yếu quyết định đến sự lựa chọn của du khách: Đối với một điểm đến có thương hiệu, du khách thường sẵn sàng tiêu dùng hơn do mức độ rủi ro ít hơn.

- Đối với doanh nghiệp du lịch

+ Là vũ khí cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp du lịch trên thị trường: Một doanh nghiệp du lịch chịu sự chi phối, ảnh hưởng của thương hiệu điểm đến du lịch nên việc tạo thương hiệu là điều tất yếu để có lợi thế cạnh tranh có hiệu quả so với các điểm đến khác. + Có thể góp phần tăng thêm giá trị sản phẩm du lịch, tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp du lịch: Một điểm đến có thương hiệu sẽ thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan từ đó thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch, từ đó giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận, giúp tiết kiệm được các khoản chi phí như marketing, xúc tiến,

+ Là một công cụ có hiệu quả để định hướng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp: thương hiệu điểm đến du lịch giúp cho doanh nghiệp du lịch xây dựng được cách thức tiếp cận với thị trường nguồn khách hiệu quả, lựa chọn thị trường phù hợp với mục tiêu gắn với đặc trưng của điểm đến.

- Đối với nền kinh tế quốc dân

+ Tạo lợi thế cạnh tranh của điểm đến ở trong nước, trong khu vực và trên thế giới: Bất kì một điểm đến du lịch nào cũng cần phải có sự cạnh tranh để thúc đẩy phát triển, sự cạnh tranh thể hiện qua chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, trải nghiệm mà khách du lịch nhận được qua chuyến đi đó, giá cả mà khách du lịch sẽ chi trả cho một điểm đến du lịch có thương hiệu sẽ khác với giá của một điểm đến du lịch đại trà Một địa điểm du lịch có thương hiệu không chỉ thu hút được sự quan tâm của du khách nội địa, mà còn cả khách du lịch quốc tế ghé thăm Từ đó, tạo lợi thế cạnh tranh giữa điểm đến so với các địa điểm khác trong nước, trong khu vực và trên cả thế giới.

+ Tăng thu, đóng góp ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm: Phát triển du lịch tại các điểm đến có thương hiệu sẽ mang lại lợi ích cao hơn cho các doanh nghiệp Khi điểm đến du lịch thu hút được sự quan tâm của khách du lịch thông qua thương hiệu sẽ tạo được cơ hội việc làm cho người dân địa phương để, cải thiện thu nhập quốc dân tại chính địa phương đó và đóng góp cho ngân sách nhà nước.

+ Nâng cao lòng tự hào dân tộc: Một địa điểm du lịch xây dựng được thương hiệu riêng không chỉ thu hút được khách du lịch nội địa đến đó khám phá và trải nghiệm những nét văn hóa truyền thống đẹp đẽ của dân tộc mà còn thu hút được cả khách du lịch quốc tế giúp điểm đến có thể tăng cường quảng bá hình ảnh địa phương, đất nước, những giá trị văn hóa, bản sắc truyền thống lâu đời đến với du khách từ đó giúp du khách nâng cao lòng tự hào dân tộc.

1.2.3 Các yếu tố cấu thành thương hiệu điểm đến du lịch

Thường là một từ hoặc cụm từ, là yếu tố đầu tiên mà khách hàng tiếp xúc với thương hiệu điểm đến du lịch để giúp khách hàng có được những ấn tượng đầu tiên Tên thương hiệu thường đặt theo tên địa danh (giới hạn phạm vi, vị trí địa lý điểm đến đó, tên phải đặt ở vị trí dễ nhìn thấy, dễ đọc, kiểu chữ thu hút được khách hàng).

Thường là một cụm từ hoặc một câu dễ nhớ, dễ đọc, dễ miêu tả về một sản phẩm hay thương hiệu nào đó gắn với mong đợi, kỳ vọng về sự trải nghiệm của du khách Một khẩu hiệu hay sẽ có sức ảnh hưởng lớn đến khách hàng, vì khi chỉ nghe đến đã giúp họ gợi nhớ, hình dung đến ngay hình ảnh của điểm đến du lịch, khi đó khẩu hiệu đó sẽ tạo được sự thành công.

Biểu tượng của điểm đến du lịch, cũng là yếu tố đầu tiên khách hàng tiếp xúc với thương hiệu điểm đến Khác với tên thương hiệu được mô tả bằng chữ viết hoặc ngôn ngữ thì logo lại được mô tả bằng hình ảnh mang ý nghĩa cụ thể gửi tới khách du lịch những thông điệp hết sức ý nghĩa về điểm đến du lịch.

Các thiết kế logo thường tận dụng những hình ảnh mang tính biểu tượng của cảnh sắc thiên nhiên, di sản, những hình ảnh đặc trưng của điểm đến du lịch đó Hình ảnh mang tính biểu trưng trên logo du lịch cần đảm bản mang lại niềm vui (và có thể là cảm giác hồi hộp, tò mò, thư giãn, tùy thuộc vào từng loại hình du lịch) chứ không phải là cảm giác nguy hiểm Màu sắc sử dụng trong logo có khả năng tạo cảm xúc và ảnh hưởng đến cảm quan của khách du lịch Bên cạnh đó, màu sắc cũng cần phải truyền tải được thông điệp về tính chất, phong cách, và giá trị của thương hiệu Thiết kế màu sắc sặc sỡ, hình ảnh sống động, thu hút khách du lịch với những đường nét rõ ràng, ấn tượng, có thể thể hiện dưới dạng màu sắc hoặc trắng đen, có thể chuyển thành các phông chữ cỡ nhỏ và lớn để thể hiện được ý nghĩa đặc trưng của điểm đến.

Các hoạt động tiếp thị truyền thông, cảm nhận của khách du lịch về điểm đến du lịch,ứng xử của các chủ thể tại điểm đến du lịch và các yếu tố liên quan khác tạo nên nét tinh túy đặc sắc, khác biệt của sản phẩm du lịch cốt lõi tại điểm đến du lịch.

Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch

1.3.1 Khái niệm xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch

Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch được hiểu là một quá trình lựa chọn và kết hợp những thuộc tính hữu hình cũng như vô hình của điểm đến với mục đích tạo ra sự khác biệt của điểm đến du lịch so với các điểm đến khác; và nâng cao tính hấp dẫn, sức thu hút tạo nên cảm xúc mạnh mẽ và sự ghi nhớ sâu sắc, đậm nét về điểm đến trong tâm trí của khách du lịch. Mục đích xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch để tạo ra sự khác biệt giữa điểm đến so với các điểm đến khác.

1.3.2 Lợi ích và thách thức trong xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch

- Lợi ích của xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch

+ Tạo dựng hình ảnh khác biệt cho điểm đến, quyết định sự sống còn của một điểm đến du lịch: Việc xây dựng điểm đến du lịch sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch đó Việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu điểm đến có xu hướng thay đổi, nó là yếu tố thể hiện cái tôi, phong cách riêng của điểm đến.

+ Tạo điểm nhấn để thu hút nỗ lực của tất cả các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực du lịch vì hình ảnh của họ chính là một phần hình ảnh của điểm đến.

+ Có thể giúp du khách giảm rủi ro gặp phải khi quyết định đi du lịch bởi điểm đến có thương hiệu bao giờ cũng chất lượng và khách du lịch sẽ ưu tiên lựa chọn những điểm đến nổi tiếng và có thương hiệu hơn: xây dựng một điểm đến có thương hiệu sẽ cung cấp những địa điểm du lịch chất lượng tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách, đảm bảo sự an toàn, giảm thiểu sự rủi ro về điểm đến du lịch.

- Thách thức của xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch

+ Có quá nhiều chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng thương hiệu điểm đến: càng nhiều chủ thể tham gia thì sẽ có càng nhiều các ý kiến và gây ra bất lợi trong quá trình đưa ra quyết định.

+ Du lịch là sản phẩm tổng hợp: Sản phẩm du lịch là sản phẩm vô hình, nó là tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau như lưu trú, ăn nghỉ, giải trí, các hoạt động này bổ sung và hỗ trợ cho nhau không thể tách rời vậy nên du lịch là sản phẩm tổng hợp.

+ Thời gian hoạt động của người quản lý du lịch ngắn: một nhiệm kỳ của người quản lý thường chỉ kéo dài 5 năm, đây là khoảng thời gian quá ngắn để có thể xây dựng một thương hiệu điểm đến du lịch.

+ Ngân sách để xây dựng thương hiệu điểm đến bị hạn chế: Ngân sách yếu vì Việt Nam là nước đang phát triển chưa có tiềm lực mạnh về kinh tế nên hầu như mọi hoạt động đều phải trích từ ngân sách nhà nước và kêu gọi viện trợ từ các nước phát triển, tìm nguồn đầu tư để phát triển.

+ Sự cạnh tranh gay gắt trong hệ thống thị trường du lịch toàn cầu: Một điểm đến du lịch muốn xây dựng được thương hiệu riêng để thu hút khách du lịch thì không thể tránh khỏi việc cạnh tranh nhau về mọi mặt: từ chất lượng, giá cả đến dịch vụ, từ đó gây ra không ít thách thức để xây dựng lên thương hiệu cho một điểm đến du lịch.

1.3.3 Quy trình xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch

- Các thông tin cần thiết để xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch

+ Hiểu biết về điểm đến về mọi mặt càng nhiều càng sâu rộng càng tốt: phải tiến hành nghiên cứu và đánh giá một cách cụ thể xem thương hiệu của điểm đến đang ở vị trí, mức độ nào để có được thông tin cần thiết trong việc xây dựng thương hiệu điểm đến.

+ Xu thế phát triển của điểm đến đó trong tương lai, những điểm mạnh, điểm yếu hay cơ hội, thách thức của điểm đến đó trong cách nhìn của du khách: cần phải phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của điểm đến đó để có những định hướng phù hợp xây dựng thương hiệu riêng.

+ Những cách thức cải thiện

- Quy trình xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch

Bước Nội dung các công việc

Nhiệm vụ phải làm Miêu tả ngắn gọn

Thành lập các nhóm công tác

Lãnh đạo và các nhóm công tác khác nhau họp bàn và phân công nhiệm vụ cho các nhóm công tác

Thành lập các nhóm công tác

Thành lập các nhóm công tác với đại diện của Chính phủ, của các ngành kinh tế, giới nghệ thuật văn hóa - giáo dục thể thao, truyền thông, báo chí, cộng đồng dân cư địa phương

Xác định điểm đến được xem xét, đánh giá và cảm nhận như thế nào?

Nghiên cứu nhận thức của công chúng về điểm đến

Nghiên cứu thị trường thông qua các chương trình điều tra, khảo sát và nghiên cứu dựa trên dữ liệu có sẵn

Tìm hiểu ý kiến phản hồi từ công chúng

Phát hiện ý tưởng về giá trị thực sự của điểm đến và khả năng xây dựng hình ảnh điểm đến

Nêu ý tưởng và tìm hiểu ý kiến phản hồi từ công chúng

Tư vấn với các lãnh đạo của điểm đến mà họ có ảnh hưởng trong những lĩnh vực quan trọng, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp

Hình thành ý tưởng cốt lõi của thương hiệu

- Nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của điểm đến

- Nhận thức được điểm mấu chốt của thương hiệu điểm đến

Hình thành và xây dựng ý tưởng cốt lõi của thương hiệu điểm đến

Phát triển ý tưởng để chứa đựng được sự độc đáo, hấp dẫn của điểm đến

Kết nối hình ảnh và biểu tượng, thiết kế thông điệp

Xác định được bản sắc của điểm đến, kết nối các hình ảnh thông qua hệ thống hình ảnh đặc trưng của điểm đến

Kết nối các hình ảnh và ý tưởng về điểm đến

Kết nối hình ảnh của thông điệp và tái khẳng định những hình ảnh sử dụng trong thương hiệu

Truyền tải thông điệp và quảng bá

- Xác định công việc và truyền tải các thông điệp khác nhau cho du lịch, đầu tư, thương mại, ngoại giao

- Tiến hành xúc tiến quảng bá

Tiến hành quá trình truyền thông

Xác định những thông điệp đối với du lịch, đầu tư, thương mại và ngoại giao tác động lên những người có ảnh hưởng, và công chúng trong những lĩnh vực khác.

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ NẴNG

Giới thiệu về điểm đến du lịch Đà Nẵng

2.1.1 Giới thiệu chung về thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía Nam Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa.

Kinh tế thành phố duy trì ở mức tăng trưởng khá cao Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP, giá so sánh 2010) giai đoạn 2010 - 2020 ước tăng bình quân 7,75%/năm (chưa ước tính hậu quả đại dịch Covid-19), năm 2019 đạt 69.197 tỷ đồng, gấp khoảng 2 lần so với năm 2010; GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 103 triệu đồng Cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch theo hướng phù hợp hơn “Dịch vụ - công nghiệp - thủy sản, nông, lâm”, năm 2020 khu vực dịch vụ ước đạt 64,22%; khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 22,78% (trong đó công nghiệp là 16,57%); khu vực nông nghiệp ước đạt 1,93%.

Các lĩnh vực du lịch, thương mại, các ngành dịch vụ chất lượng cao, có lợi thế cạnh tranh, nhất là vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo, y tế phát triển theo chiều sâu, có vị trí ngày càng quan trọng.

+ Hạ tầng giao thông: Đà Nẵng sở hữu 5 loại hình giao thông trọng yếu

Về đường bộ: ngoài các tuyến đường giao thông trọng điểm đang được đầu tư kết nối với cao tốc Bắc - Nam, thành phố có nhiều cầu nối hai bờ sông Hàn, hạ tầng giao thông đô thị Đà thành được quy hoạch bài bản và hiện đại. Đường sắt: Tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam chạy dọc thành phố với tổng chiều dài khoảng 30 km Trên địa bàn thành phố hiện nay có 5 ga trong đó Ga Đà Nẵng là một trong những ga trọng yếu nhất. Đường hàng không: sân bay quốc tế Đà Nẵng là sân bay bận rộn thứ 3 cả nước. Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, thành phố đã khôi phục 33 đường bay, trong đó có 25 đường bay quốc tế, 8 đường bay nội địa. Đường biển: Cảng Sông Hàn, cảng Tiên Sa đều nằm không xa trung tâm và có độ mớm nước sâu đáp ứng tàu có trọng tải lớn, rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và là điểm đến cho các tàu du lịch loại lớn. Đà Nẵng có 5 tuyến đường thủy nội địa phục vụ kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến, kinh doanh vận chuyển khách du lịch.

+ Hệ thống điện, nước: Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất được đảm bảo cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua đường dây 500Kv Bắc Nam Đà Nẵng có 4 nhà máy cung cấp nước là nhà máy nước Cầu Đỏ, Sân Bay, Sơn Trà và Hải Vân với tổng công suất thiết kế 90.000m3 /ngày đêm.

+ Hệ thống thông tin truyền thông: Đà Nẵng hiện có hơn 50 nhà cung cấp, khai thác dịch vụ bưu chính, chuyển phát, với gần 400 điểm phục vụ bưu chính Mạng đường thư, chuyển phát bưu chính nối tất cả các quận/huyện, xã/phường trên địa bàn thành phố và với các tỉnh, thành trong cả nước Tuyến truyền dẫn quốc tế của mạng viễn thông có đường cáp quang trực tiếp tại Đà Nẵng nối Việt Nam với các nước Á - Âu, đồng thời mạng viễn thông Đà Nẵng còn kết nối với mạng viễn thông quốc tế qua trung gian nút mạng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh Hiện nay, Đà Nẵng đã phủ sóng mạng không dây miễn phí trên nhiều trục đường chính, tuyến phố du lịch để phục vụ du khách tốt hơn.

- Tiềm năng phát triển du lịch Đà Nẵng là nơi hội tụ của tiềm năng du lịch Thành phố Đà Nẵng nằm ở miền Trung Việt Nam với khoảng cách gần như chia đều giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Đà Nẵng còn là trung tâm của 3 di sản văn hóa thế giới là Cố đô Huế, phố cổ Hội

An và thánh địa Mỹ Sơn Nằm ở vị trí trung độ của đất nước, Đà Nẵng được ban tặng tổ hợp những tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn và những giá trị lịch sử hiếm có như: tài nguyên biển, rừng, cảnh quan, di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống, lễ hội, sự kiện quy mô lớn… Thành phố Đà Nẵng cũng là nơi có Bà Nà Hills – một thương hiệu nổi tiếng của du lịch Đà Nẵng Sự ảnh hưởng văn hóa của các vùng miền đã tạo cho Đà Nẵng một nền ẩm thực phong phú với nhiều món ăn dân dã, truyền thống, tươi ngon và giá cả phải chăng Những tiềm năng vốn có này đã và đang hòa quyện với hình ảnh thành phố trẻ trung, năng động tạo nên một Đà Nẵng hấp dẫn và thu hút đối du khách.

2.1.2 Tài nguyên du lịch thành phố Đà Nẵng

- Tài nguyên du lịch tự nhiên

+ Địa hình: Đà Nẵng có địa hình đồng bằng và địa hình đồi núi Đồi núi thường dốc, tập trung ở phía Tây, Tây-Bắc và từ đó có các dãy núi lan ra, xen kẽ với đồng bằng hẹp ven biển Vùng núi, độ cao từ 700÷1.500 m, là nơi tập trung rừng đầu nguồn Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của sông và biển, là nơi tập trung các cơ sở kinh tế, xã hội của thành phố.

+ Khí hậu: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,6ºC Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7 và mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài Thời tiết Đà Nẵng ôn hòa, mùa mưa có xu hướng ít hơn mùa khô là điều kiện để du lịch Đà Nẵng phát triển.

+ Tài nguyên biển: bờ biển dài 90km với nhiều bãi biển cát trắng mịn, sóng nước ôn hòa, nước ấm quanh năm, không sâu và có độ an toàn cao như bãi biển Mỹ Khê, bãi biển Phạm Văn Đồng, bãi tắm Non Nước,

+ Tài nguyên rừng: Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân với nhiều loài động, thực vật quý hiếm.

+ Cảnh quan du lịch tự nhiên: nhiều danh lam thắng cảnh như: Ngũ Hành Sơn, Bà Nà - Núi Chúa, bán đảo Sơn Trà, đèo Hải Vân, Suối Lương, Suối Hoa… Đặc biệt, quần thể du lịch Bà Nà - Suối Mơ được ví là Đà Lạt, Sapa của miền Trung, cùng với "Nam Thiên danh thắng" - Ngũ Hành Sơn và "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" - đèo Hải Vân.

- Tài nguyên du lịch nhân văn

+ Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể: Đà Nẵng là nơi giao lưu và hội tụ nhiều nét văn hóa của các vùng, miền trong cả nước với các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như Bảo tàng Chăm, Bảo tàng Quân khu V, Bảo tàng Đà Nẵng, Đình làng Túy Loan, Thành ĐiệnHải, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh,… Ngoài ra, các di tích Mộ Ông Ích Khiêm, Bia chùa Long Thủ, Đình Quá Giáng, Đình làng Hải Châu, Nghĩa trũng Khuê Trung, Nghĩa địa

Iphanho, khu di tích K20,… có nhiều tiềm năng trong việc phát triển loại hình du lịch văn hóa. + Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể

Các lễ hội lớn hàng năm tại Đà Nẵng như Quan thế âm, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội đình làng Túy Loan, đặc biệt Lễ hội bắn pháo hoa quốc tế (DIFF) – nơi trình diễn những màn trình diễn pháo hoa đặc sắc từ nhiều quốc gia khác nhau được tổ chức mỗi năm một chủ đề thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan; loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, bài chòi.

Phân tích thực trạng xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng

- Tên thương hiệu (tên) Ảnh bãi biển Mý Khê

Nhắc đến du lịch người ta không thể không nghĩ đến nơi được mệnh danh là “thành phố đáng đến nhất Việt Nam”, “thành phố 5 không, 3 có, 4 an” – Thành phố Đà Nẵng. Danh xưng Đà Nẵng từ xưa là không phải của tiếng Việt thuần túy, mà bắt nguồn từ ngôn ngữ Chàm (Chăm, Champa hay Chiêm Thành) Có nghĩa là: Đà là sông, Nẵng là lớn. Như vậy, Đà Nẵng có nghĩa là sông lớn Tên thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng được biểu thị trong Logo của thành phố này bằng chữ “DANANG” được viết in hoa nằm giữa trung tâm Logo như một sự nhấn mạnh, khắc họa rõ nét tên thương hiệu trong lòng du khách. Đà Nẵng nổi tiếng với những bãi tắm liên hoàn đẹp nhất hành tinh kéo dài từ chân đèo Hải Vân đến Non Nước trong đó bãi biển Mỹ Khê đã được Tạp chí kinh tế Mỹ Forbes bình chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, Bán đảo Sơn Trà – khu rừng nguyên sinh thiên nhiên hùng vĩ, Ngũ Hành Sơn – ngọn núi tự nhiên kỳ vĩ giữa lòng thành phố Nhưng Đà Nẵng không chỉ dựa vào những cảnh quan thiên nhiên để "lấy lòng" du khách, mà còn hấp dẫn họ bởi những công trình, điểm tham quan thú vị, hấp dẫn. Đà Nẵng được ưu ái tặng danh hiệu “Thành phố của những cây cầu” Không chỉ giúp nối liền hai bờ tạo an sinh cho người dân, những cây cầu còn là điểm nhấn giúp thành phố Đà Nẵng thu hút khách du lịch Với những khả năng đặc biệt của từng cây cầu, như cầu sông Hàn là cây cầu có thể quay được, hay cầu Rồng với hình tượng con Rồng khổng lồ có thể phun lửa, phun nước, Nhắc tới Đà Nẵng người ta nghĩ ngay đến những điểm tham quan nổi tiếng độc đáo được Thế giới công nhận như Bà Nà Hills - đường lên tiên cảnh với khu làng Pháp vô cùng độc đáo, các khu vui chơi giải trí mang tầm cỡ quốc tế như Công viên Fantasy Park tại Bà Nà, công viên Châu Á với vòng quay Sunwell khổng lồ, hay Helio Center, Con người Đà Nẵng thật thà, vui vẻ, với nền văn hóa lâu đời và ẩm thực đa dạng phong phú với vô vàn món ăn trứ danh của mảnh đất Đà Thành, sẵn sàng giới thiệu cho du khách một trải nghiệm khác biệt.

Về slogan và logo, để lựa chọn được một biểu trưng và câu khẩu hiệu có tính khái quát và tính hình tượng cao có sức hút mạnh đối với du khách, qua đó giúp nhận diện được thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng, năm 2013, Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức cuộc thi thiết kế logo và slogan du lịch Đà Nẵng Sau một thời gian tổ chức cuộc thi đã tìm ra người chiến thắng là nhà thiết kế Đoàn Hải Tú Nhà thiết kế đã cùng và ôngTrần Chí Cường - phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ký hợp đồng chuyển nhượng tác quyền trong chương trình tổng kết, trao giải Chính thức xác nhận việc sử dụng logo và slogan mới để xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu du lịch Đà Nẵng trong thời gian tới Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tiếp tục phối hợp với nhà thiết kế Đoàn Hải Tú, cũng như có dự định phối hợp với công ty truyền thông để phát triển hệ thống nhận diện với logo và slogan mới Fantasticity!

Slogan “FantastiCity!” là sự kết hợp giữa chữ “Fantastic” và chữ “city”, có nghĩa là thành phố tuyệt vời Vì có chung một chữ “C” nên hai từ được ghép lại thành một nhưng vẫn có sự tách biệt rõ, điều này tạo nên sự lạ lẫm và cuốn hút Hai chữ này tuy 2 mà giống như 1 và khi phát âm giống như một danh từ nào đó trong tiếng Anh Việc chọn lọc từ ngữ trong slogan mang đến một slogan dễ hiểu, dễ cảm nhận và không bị hiểu sai nghĩa Cùng với dấu chấm than ở cuối, “FantastiCity!” chính là một nhận xét được thốt ra từ một người đang cảm thấy thích thú và hạnh phúc Đây cũng chính là triết lý mà du lịch Đà Nẵng cần hướng đến: Sự vui vẻ và hạnh phúc của du khách khi khám phá, trải nghiệm một thành phố tuyệt vời!

- Biểu trưng (Logo) Ý tưởng tạo hình chủ đạo của logo chính là cách điệu 2 chữ D và N, hai chữ cái đầu tiên của tên Đà Nẵng Đồng thời, để thế hiện ý tưởng về sự đa dạng và sức sống tươi trẻ của du lịch Đà Nẵng, các hình khối trong logo được kiến tạo từ những đường nét vươn lên khỏe khoắn và những màu sắc sống động. Để tăng hiệu quả thị giác, logo được tạo khối nhờ những nét chia cắt Ấn tượng hình khối đặc biệt thể hiện rõ khi người xem quan sát từ xa Các đường nét dứt khoát trong tạo hình giúp củng cố ý tưởng về sự vươn lên mạnh mẽ của Đà Nẵng.

5 hình khối trong logo tượng trưng cho 5 ngọn núi của Ngũ Hành Sơn Với danh hiệu “Nam thiên danh thắng”, Ngũ Hành Sơn là một trong những biểu trưng sâu sắc gợi nhắc về du lịch Đà Nẵng.

5 hình khối với 5 màu chủ đạo đều là những gam màu tươi sáng mang đến cảm nhận về một thành phố trẻ, năng động Mỗi màu sắc lại thể hiện một đặc trưng của du lịch Đà Nẵng Màu xanh lá cây tượng trưng cho sự trong lành và gần gũi thiên nhiên Màu vàng và cam là màu nắng chang hòa của xứ nhiệt đới đang nhuộm lấp lánh trên sóng, trên cát biển Màu đỏ và tím là vẻ đẹp của sự nồng hậu, thân thiện của người dân Đà Nẵng Và màu xanh dương, không gì khác hơn chính là gợi nhắc về một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh…Bên cạnh những ý nghĩa rất rõ ràng, tạo hình của logo còn gợi lên hình ảnh của những cánh buồm căng gió Không chỉ là một hình ảnh đầy chất thơ về một thành phố biển, những cánh buồm đón gió làm sức đẩy để vươn ra biển lớn còn là biểu tượng của sức sống trẻ trung và ý chí vươn tới mạnh mẽ.

Nhìn tổng thể, những mảng màu kết hợp lại trong hình dáng một đóa hoa sắp nở. Vừa biểu trưng cho một Đà Nẵng duyên dáng, một Đà Nẵng đầy hứa hẹn, đây còn là đóa hoa bừng nở trong lòng du khách khi dừng chân ở nơi đây.

+ Các hoạt động tiếp thị truyền thông: Đẩy mạnh quảng bá điểm đến an toàn, mến khách bằng các hoạt động truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch được tập trung triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, chuyên nghiệp, độc đáo; tận dụng được nguồn lực của các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn vào công tác xúc tiến, phát triển du lịch Đà Nẵng Đặc biệt, ngành du lịch lựa chọn được thông điệp, kênh truyền thông, hình thức xúc tiến du lịch hiệu quả.

Thực hiện chiến lược cụ thể với từng thị trường khách:

Thị trường khách nội địa

Thành phố đã tập trung để quảng bá du lịch thành phố đến nhiều tỉnh, thành trong cả nước Tiếp tục triển khai tốt các lễ hội, sự kiện đã trở thành thương hiệu của du lịch Đà Nẵng; tăng cường quảng bá ẩm thực đặc trưng của địa phương; Triển khai lộ trình thành lập và vận hành Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng dựa trên nền tảng Quỹ phát triển du lịch của Trung ương; Triển khai các hoạt động xúc tiến trong việc liên kết quảng bá du lịch 03 địa phương Đặc biệt, sau đại dịch covid-19 các hoạt động xúc tiến, quảng bá điểm đến càng được đẩy mạnh và đa dạng để thu hút khách nội địa.

Các hoạt động truyền thông thị trường nội địa như:

Tham gia quảng bá du lịch Đà Nẵng tại Hội chợ VITM Hà Nội, Hội chợ ITE Hồ Chí Minh, tham gia Hội chợ VITM Cần Thơ Phối hợp với Vietnam Airlines tham gia gian hàng quảng bá du lịch Đà Nẵng tại sự kiện Vietnam Airlines Festa 2023 tại Hà Nội. Tham gia Hội nghị liên kết hợp tác và kích cầu phát triển du lịch tại Bình Định Kết nối với doanh nghiệp du lịch đồng bằng Sông Cửu Long tại Hội thảo Xúc tiến, quảng bá du lịch đồng bằng sông Cửu Long tại Đà Nẵng.

Truyền thông trực tuyến trên các kênh: Cổng thông tin du lịch Danang Fantasticity, Youtube, Instagram, trên nền tảng số hóa các đơn vị Klook, KKD, Traveloka, GDL, VTV cap ; truyền thông trên các kênh truyền hình, báo, đài; tổ chức cuộc thi video/ảnh đẹp Đà Nẵng; xuất bản ấn phẩm, quà tặng bộ nhận diện thương hiệu

Thị trường khách quốc tế

Ngành du lịch duy trì Cổng thông tin du lịch Đà Nẵng bằng ngôn ngữ tiếng Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc; đồng thời phát triển thêm ngôn ngữ tiếng Thái Ngành du lịch tiếp tục hợp tác với các trang du lịch, các đơn vị truyền thông quốc tế để tăng cường, giới thiệu quảng bá điểm đến như: Công ty Sunrise Group Asia Company đẩy mạnh truyền thông du lịch Đà Nẵng đến thị trường Nhật Bản; hợp tác với Công ty TNHH Fayfay.com cung cấp những sản phẩm du lịch Việt Nam đẩy mạnh truyền thông du lịch Đà Nẵng đến thị trường Hong Kong (Trung Quốc); phối hợp với Tạp chí POINT của Hàn Quốc, Tạp chí Asia Outlook để đăng thông tin du lịch Đà Nẵng,

Trong thời gian đến, Trung tâm Xúc tiến du lịch Đà Nẵng sẽ phối hợp thực hiện video giới thiệu tổng quan về du lịch thành phố Đà Nẵng bằng tiếng Anh, video du lịch Đà Nẵng hướng đến thị trường Hồi giáo; phối hợp với các ekip chương trình tại Nhật Bản để thực hiện video quảng bá du lịch Đà Nẵng đến thị trường Nhật Bản…Trung tâm sẽ thực hiện các ấn bản du lịch Đà Nẵng bằng các ngôn ngữ Anh, Hàn, Nhật, Thái, Trung Quốc… với các thông tin giới thiệu về điểm đến, nội dung khách đi du lịch cần có; thực hiện QR Code để đăng tải thông tin, tăng tiện ích cho người sử dụng.

Chị Nguyễn Thị Hoài An, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Xúc tiến du lịch Đà Nẵng cho hay, tới đây Đà Nẵng sẽ tiếp tục đón các đoàn khảo sát (famtrip, presstrip) trong nước và quốc tế đến Đà Nẵng để trải nghiệm các dịch vụ, sản phẩm du lịch mới hay các sự kiện của thành phố; từ đó sẽ có các kết nối, hợp tác hoặc những bài viết giới thiệu về điểm đến Đà Nẵng.

+ Cảm nhận của khách du lịch về điểm đến du lịch:

Trong những năm qua Đà Nẵng luôn là thành phố hấp dẫn về du lịch nhất trong cả nước Du khách đến Đà Nẵng du lịch thường trở về với những cảm nhân rất thỏa mãn và quay lại Đà Nẵng nhiều lần Những nụ cười của chuyên viên hỗ trợ du khách, của các sứ giả du lịch, của đội ngũ xích lô du lịch khi đón chào du khách chính là tấm lòng hiếu khách của người Đà Nẵng Khách đến các khu du lịch lớn như Bà Nà Hills, Công viên châu Á - Asia Park cũng đều cảm nhận rõ văn hóa làm du lịch chuyên nghiệp, từ tâm với những cái vẫy tay, cúi mình nói "xin chào" du khách Những cây cầu độc đáo, hiện đại chính là biểu trưng cho sự phát triển năng động Những bãi biển cát trắng mịn, đầy nắng ấm và lao xao sóng vỗ, những thảm rừng nguyên sinh còn chưa khám phá hết chính là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp Đà Nẵng mang đến cho du khách.… Mỗi hình khối, mỗi sắc màu, mỗi vẻ đẹp mà du khách cảm nhận khi đến với Đà Nẵng như đang hé nở một cánh hoa thiện cảm Để khi cảm nhận trọn vẹn nét đẹp của Đà Nẵng, giống như một đóa hoa đã bừng nở trong lòng, du khách có thể thốt lên lời ngợi khen “FantastiCity!” – “Tuyệt vời!”.

+ Ứng xử của các chủ thể tại điểm đến du lịch:

Đánh giá chung về thực trạng xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng

Đà Nẵng đang xây dựng thương hiệu tiếp cận điểm đến rất tốt, đó là tạo được đặc trưng riêng về môi trường du lịch, con người, hạ tầng hàng không… Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch Đà Nẵng đã xây dựng được những “thương hiệu” in sâu trong tâm thức du khách, cộng đồng người nước ngoài tại đây như: “Thành phố an toàn, dịch vụ từ tâm”; "Thánh địa du lịch Đà Nẵng”; “Thiên đường đáng sống”, Đà Nẵng là địa phương đã giải quyết thành công nhất khâu mấu chốt của quá trình phát triển kinh tế thị trường và nhận được sự tín nhiệm của doanh nghiệp dành cho chính quyền Nhờ cơ chế và tâm huyết thu hút đầu tư của chính quyền thành phố, nhiều tập đoàn lớn đã lựa chọn đầu tư vào Đà Nẵng, đặc biệt là khai thác du lịch Sun Group,Vingroup… là một trong những nhà đầu tư chiến lược đã góp phần thay đổi hoàn toàn diện mạo của du lịch Đà Nẵng.

Tất cả cho thấy Đà Nẵng vẫn sở hữu nội lực mạnh, với tiềm năng và sức hấp dẫn vô cùng lớn Sự phát triển của Đà Nẵng là một sự bứt phá, chứ không chỉ là tịnh tiến Những giải thưởng và danh hiệu thành phố đạt được đã góp phần định vị hình ảnh và từng bước khẳng định thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng đến thị trường trong nước và quốc tế:

- Trên trang Web du lịch uy tín TripAdvisor và Tạp chí Smart Travel Asia bình chọn Đà Nẵng là top 10 Điểm đến du lịch hấp dẫn của châu Á năm 2014.

- Đà Nẵng cũng đứng đầu danh sách tốp 10 Điểm đến du lịch mới nổi trên thế giới năm

2015 theo kết quả bình chọn.

- Năm 2016, lần đầu tiên một thành phố của Việt Nam đó là Đà Nẵng vượt qua 8 tên tuổi hàng đầu châu Á để bước lên bục nhận giải “Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á” do giải thưởng du lịch quốc tế (World Travel Awards - WTA) trao tặng.

- Một năm sau đó - 2017, thành phố biển này tiếp tục được tạp chí du lịch Rough Guides bình chọn là điểm đến đẹp nhất Việt Nam.

- Năm 2019, Đà Nẵng xếp thứ 15 trong danh sách 52 điểm đến tốt nhất thế giới do Tạp chí nổi tiếng New York Times (Mỹ) bình chọn.

- Thành phố bên sông Hàn sau đó lại được Google xếp hạng nhất về Top điểm đến năm

2020 sau thống kê và nghiên cứu lượt tìm kiếm khách sạn của người dùng.

- Top 15 điểm đến được yêu thích nhất châu Á năm 2022 do trang TripAdvisor (website du lịch nổi tiếng thế giới của Mỹ) công bố. Đạt nhiều giải thưởng danh giá, quen thuộc trên những bảng xếp hạng uy tín thời gian qua là một trong những minh chứng cho vị thế thương hiệu du lịch Đà Nẵng Những dấu ấn của điểm đến này có được không chỉ nhờ vào lợi thế tài nguyên thiên nhiên sẵn có của thành phố biển mà còn đến từ sự không ngừng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất du lịch cả về số lượng lẫn chất lượng Công tác quy hoạch, đầu tư cho du lịch được quan tâm, thu hút nguồn vốn đầu tư cho du lịch tăng đáng kể, thủ tục hành chính cũng được cải cách rút ngắn thời gian và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, môi trường du lịch ổn định, công tác xúc tiến, quảng bá tiếp tục được quan tâm, thị trường du lịch được mở rộng.

Là một trong những thương hiệu du lịch uy tín, Đà Nẵng nằm trong số những điểm đến hàng đầu của Việt Nam Không dừng lại ở đó, thành phố sông Hàn còn đang chạy đà cho những mục tiêu lớn hơn đó là trở thành "Singapore thứ 2 của châu Á”.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được như trên, công tác xây dựng thương hiệu điểm đến Đà Nẵng còn tồn tại một số hạn chế như sau:

Ngành du lịch thành phố Đà Nẵng chưa phục hồi hoàn toàn sau đại dịch Covid-19. Đà Nẵng là một trong những địa phương có sự phục hồi du lịch tốt nhất trong cả nước. Ngay sau khi có chủ trương mở cửa lại các hoạt động dịch vụ du lịch từ giữa tháng 3/2022, du lịch Đà Nẵng đã phục hồi tích cực và phát triển khởi sắc, lượng khách du lịch trong nước các tháng 4,5,6,7/2022 đã tăng khoảng 20-25% so với cùng kỳ năm 2019 (là năm có lượng khách đến đông nhất), lượng khách nước ngoài cũng có nhiều dấu hiệu tăng trở lại từ các thị trường Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore Tuy nhiên, việc hoạt động du lịch bị đóng băng, ngưng trệ trong một thời gian dài khiến Đà Nẵng vẫn chưa lấy lại nhịp tăng trưởng như trước dịch Covid-19 để xứng đáng với thương hiệu điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách.

Các đơn vị lữ hành, doanh nghiệp du lịch chủ yếu là nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh thấp, dễ bị tổn thương trước dịch bệnh, ít đơn vị lữ hành xây dựng được thương hiệu mạnh Doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận nguồn vốn và đất đai đầu tư để phát triển tạo thêm sản phẩm.

Chất lượng lao động du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa đủ cả về “chất” và

“lượng”, gây cản trở đến việc triển khai chiến lược thương hiệu điểm đến du lịch Ngành du lịch thành phố bị thiếu hụt lao động về số lượng trong giai đoạn phát triển mạnh của ngành du lịch Đà Nẵng từ năm 2017-2019 Ví dụ như năm 2019, Đà Nẵng đón 7,5 triệu khách du lịch, tuy nhiên chỉ có 50.000 lao động (thiếu 20.000 lao động) Tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn sau đại dịch Covid-19 trở thành bài toán đau đầu của du lịch Đà Nẵng Nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch cũng bị thiếu hụt, khan hiếm đặc biệt là ở các vị trí quản lý, điều hành, hướng dẫn viên du lịch Trình độ ngoại ngữ của nhân viên các cơ sở phục vụ còn hạn chế, nhất là tại các nhà hàng, khách sạn, khu mua sắm Bên cạnh đó, việc thiếu sự liên kết giữa các trường đào tạo với các doanh nghiệp khiến “cung không đáp ứng đủ cầu”.

Những sản phẩm đặc sản, lưu niệm, các điểm mua sắm ở Đà Nẵng thiếu tính đột phá,chưa đáp ứng được nhu cầu của dòng khách quốc tế, đặc biệt là khách có chi tiêu cao.Dòng khách này thường yêu cầu đối với một điểm đến mua sắm phải bao gồm các yếu tố:văn hóa, địa phương, đẳng cấp (các thương hiệu lớn), nhưng điều này thì Đà Nẵng còn thiếu Bởi thành phố chưa có trung tâm mua sắm thực sự lớn, chưa có các gian hàng của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, vì thế khó kích thích nhu cầu mua sắm của tệp khách này Chưa kể, trước đây khi du lịch phát triển “nóng”, Đà Nẵng còn có tình trạng một số cửa hàng chỉ chuyên bán cho một số thị trường nhất định, những sản phẩm được bày bán trong đó nếu không được kiểm tra thường xuyên dễ dẫn đến chất lượng không bảo đảm, ảnh hưởng tới uy tín, thương hiệu điểm đến.

Thương hiệu du lịch về đêm ở Đà Nẵng còn thiếu những sản phẩm du lịch đặc trưng. Đà Nẵng ban ngày có rất nhiều điểm vui chơi, giải trí hấp dẫn như: Bà Nà Hill, Sun World Danang Wonders, đỉnh Bàn Cờ, bãi biển Mỹ Khê, danh thắng Ngũ Hành Sơn, … nhưng ban đêm thì hoàn toàn trái ngược Dịch vụ ban đêm tuy đã được hình thành như: khu phố du lịch An Thượng, chợ đêm Sơn Trà, Helio, nhưng các dịch vụ này khá manh mún và chưa có dấu ấn đặc biệt Các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm, trải nghiệm về đêm ở Đà Nẵng còn ít và khá đơn điệu; các sản phẩm ở chợ đêm nghèo nàn, có thể tìm thấy ở bất kì tỉnh thành nào nên chưa thực sự thu hút được du khách.

Vấn đề ô nhiễm môi trường biển làm xấu đi thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng

- Tình trạng các bãi biển, bãi tắm, ghềnh đá bị ô nhiễm rác thải nhựa do một bộ phận khách tham quan không có ý thức, xả rác bừa bãi Điển hình là tại Ghềnh Bàng - bán đảo Sơn Trà ngập tràn rác thải, chai, lọ nhựa, Điều này không chỉ làm cho những bãi biển xinh đẹp trở nên nhếch nhác, mà còn làm xấu đi thương hiệu du lịch Đà Nẵng.

- Tình trạng ô nhiễm chất thải ở các bãi biển cũng rất đáng quan ngại Hiện nay, dọc bờ biển của Đà Nẵng đang có tới 44 cửa xả thải trực tiếp ra biển Nước thải đen kịt đổ thẳng ra các bãi biển du lịch tại các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê, gây hôi thối, ô nhiễm.

Tình trạng “chặt chém”, “nâng giá”, “phụ thu giá”, “chèo kéo”, “ăn xin” các loại dịch vụ như vận chuyển, ẩm thực của một bộ phận tiểu thương và các cơ sở kinh doanh dịch vụ vẫn còn tồn tại, chưa được giải quyết triệt để Có thể kể đến một số trường hợp điển hình trong thời gian gần đây như một nữ du khách Hàn Quốc đến Đà Nẵng du lịch,trên đường từ sân bay Đà Nẵng về khách sạn đã bị một tài xế "chặt chém" 120.000 won(tương đương 2.230.000 đồng); nhà hàng bán hai tô phở giá gần 600 nghìn đồng Vấn nạn này tuy chỉ là hiện tượng đơn lẻ, xuất phát từ một số cá nhân vì ham mê lợi nhuận nhưng nếu không khắc phục kịp thời, hành động này về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu điểm đến Đà Nẵng trong lòng du khách.

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ NẴNG

Quan điểm và mục tiêu về xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng

Chiến lược thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng nhằm xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm dịch vụ du lịch mang tầm vóc quốc tế, là điểm đến du lịch hấp dẫn thu hút du khách thập phương; có đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu mạnh trong khu vực và thế giới. Phát triển và quản lý thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng đảm bảo tính đồng bộ, chuyên nghiệp, dài hạn và bền vững, gắn với chương trình, hoạt động đảm bảo tính khả thi nhằm thể hiện được những đặc trưng, giá trị cơ bản của thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng. Phát triển điểm đến du lịch Đà Nẵng trên cơ sở xây dựng một thương hiệu du lịch mạnh đối với Đà Nẵng, đảm bảo sự quản lý của nhà nước về du lịch, định hướng phát triển sản phẩm du lịch, công tác xúc tiến và truyền thông cho thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng. Xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng trở thành yếu tố then chốt đối với việc nâng cao tính hiệu quả, chuyên nghiệp, năng lực cạnh tranh và gia tăng giá trị của điểm đến du lịch Đà Nẵng, góp phần thực hiện tốt “Đề án định hướng phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", đồng thời gắn với việc tôn tạo, trùng tu di tích, gìn giữ văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường.

Duy trì và phát huy tối đa những thành quả đã đạt được của ngành du lịch trên toàn thành phố Đồng thời nhìn nhận và khắc phục những hạn chế, yếu kém, tiếp thu kinh nghiệm, cách làm mới trong nước và nước ngoài, luôn có hướng đi đúng tạo một thương hiệu du lịch vững chãi cho thành phố.

Chiều 12.10, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động dịch vụ du lịch thành phố 9 tháng đầu năm 2023, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2023 và năm 2024 Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng khẳng định Thành phố tiếp tục chuẩn bị và làm tốt hơn nữa phát triển du lịch dịch vụ trong năm 2024, khẳng định thương hiệu du lịch của thành phố trên bản đồ trong và ngoài nước.

3.1.2 Mục tiêu về xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng

- Mục tiêu tổng quát: Đề án hướng đến đến năm 2030, Đà Nẵng sẽ trở thành trung tâm du lịch và dịch vụ chất lượng cao, một điểm đến sáng tạo của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á Tầm nhìn đến năm 2045, Đà Nẵng trở thành Điểm đến du lịch hàng đầu Châu Á, là một trong những Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển, sinh thái cao cấp, sáng tạo, xanh, thông minh và tổ chức hội nghị, sự kiện lễ hội mang tầm quốc tế” - đại diện Sở Du lịch Đà Nẵng thông tin.

Thiết lập và hoàn thiện các định hướng chiến lược để phát triển thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng; nâng cao nhận thức trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp, tổ chức và các bên có liên quan.

Xây dựng các loại hình sản phẩm du lịch đặc trưng theo phân loại thị trường.

Về phát triển thương hiệu, với những lợi thế có sẵn, cần tiếp tục phát huy thương hiệu điểm đến du lịch, thương hiệu sản phẩm du lịch, các địa danh nổi tiếng, thương hiệu doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố.

Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch và giá trị hình ảnh điểm đến du lịch Đà Nẵng; thúc đẩy sự hợp tác, liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương, các tổ chức, giữa cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp, với người dân để củng cố, phát triển thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng bền vững.

Giải pháp xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng

Dựa trên cơ sở quan điểm và mục tiêu về xây dựng thương hiệu điểm đến Đà Nẵng, để khắc phục những hạn chế còn tồn tại, thành phố tâp trung thực hiện một số giải pháp như sau:

- Đa dạng các hoạt động kích cầu, sớm tái dựng hình ảnh "điểm đến hấp dẫn" + Nhằm thu hút khai thác có hiệu quả các thị trường khách quốc tế và nội địa đến Đà Nẵng trong năm 2023, Sở Du lịch Đà Nẵng xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình Kích cầu thu hút khách du lịch năm 2023.

+ Cùng với đó, ngành du lịch Đà Nẵng sẽ tổ chức hàng loạt sự kiện, lễ hội xuyên suốt trong năm và cập nhật thường xuyên trên website danangfantasticity.com, enjoydanang.vn như lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, Lễ hội tuyệt vời Đà Nẵng 2023; Lễ hội Yoga quốc tế Đà Nẵng 2023; lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2023. + Sở Du lịch và các bên liên quan tích cực đẩy mạnh các tác truyền thông, quảng bá các sự kiện, sản phẩm của Đà Nẵng; khai thác tối đa những sản phẩm du lịch đang có, cùng với đó khai thác thêm các sản phẩm du lịch khác để thu hút khách đến.

- Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

+ Nâng cao năng lực, kỹ năng về xây dựng và quản trị thương hiệu du lịch thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn, hỗ trợ chuyên gia, diễn đàn, hội thảo, hội nghị chuyên đề. + Tổ chức nghiên cứu, biên soạn các ấn phẩm du lịch; có giải pháp tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch của doanh nghiệp mình một cách phù hợp với điều kiện thực tế.

+ Xây dựng mạng lưới hỗ trợ, tư vấn phát triển và bảo vệ thương hiệu du lịch; có chế tài xử phạt các vi phạm đối với các quy định về thương hiệu, vi phạm về chất lượng dịch vụ, giá cả sản phẩm và trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch.

+ Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trong việc tìm kiếm và tiếp cận các thị trường du lịch mới, thị trường du lịch tiềm năng; đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm du lịch, thực hiện các nghiên cứu khảo sát thị trường, cập nhật thông tin về xu hướng của các thị trường du lịch mới nổi nhằm giảm bớt các chi phí cho doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp du lịch nhỏ và vừa.

+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố, Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi về thời gian ngắn nhất cho việc vay vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận vốn nhanh nhất; chính phủ và địa phương hỗ trợ giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thuê đất ven biển; xây dựng các chương trình vay vốn với lãi suất hợp lý, khuyến khích đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động về du lịch, doanh nghiệp khởi nghiệp du lịch.

- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao + Rà soát số lượng và chất lượng nhân lực du lịch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp Đào tạo và phát triển nhân lực du lịch theo hướng tăng chất lượng và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và từng bước chuẩn hóa đội ngũ này.

+ Tăng cường đầu tư của Nhà nước và đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch, gắn công tác đào tạo với nhu cầu xã hội Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học Huy động tối đa các nguồn kinh phí cho công tác đào tạo Đẩy mạnh hợp tác đào tạo du lịch với các tổ chức quốc tế, các học viện du lịch nổi tiếng trên thế giới Tranh thủ sự giúp đỡ và tài trợ của các tổ chức quốc tế: JICA, PATA, WTO… trong việc huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch.

+ Xây dựng website về nhân lực du lịch để cung cấp thông tin du lịch cho ngành.

- Xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch mang đặc trưng của Đà Nẵng

+ Ngoài nhu cầu tìm hiểu văn hóa, du khách luôn mong muốn tìm kiếm các sản phẩm riêng có của địa phương Vì vậy, cần kết hợp hiệu quả hai nhóm nhu cầu: thu hút khách đến bằng văn hóa chợ địa phương và khai thác sức mua bằng cách làm phong phú hệ sinh thái sản phẩm, hình thành các khu vực chuyên doanh cho hàng đặc sản, lưu niệm, xây dựng thương hiệu một số sản phẩm đặc thù và triển khai các hoạt động truyền thông đến đúng đối tượng khách hàng.

+ Nhân rộng mô hình OCOP, lựa chọn các sản phẩm đặc trưng tiêu biểu bằng cách lấy ý kiến chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp, xây dựng và làm thương hiệu cho các sản phẩm này; đồng thời triển khai hoạt động truyền thông và các kênh phân phối hiệu quả; lựa chọn và nâng tầm chúng thành các sản phẩm của điểm đến.

+ Tập trung hơn vào nhiều mô hình khác để tăng sức mua của du khách bằng các “đại” siêu thị, khu mua sắm phi thuế quan, hàng miễn thuế trong thành phố, chợ đêm, phố đi bộ, các cửa hàng chuyên doanh.

- Chú trọng khai thác, phát triển các dịch vụ du lịch ban đêm

+ Trong năm 2023, đối với lĩnh vực du lịch, Thành phố thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch ban đêm thông qua đôn đốc triển khai Đề án phát triển kinh tế ban đêm tại thành phố Đà Nẵng, kế hoạch tổ chức thí điểm chương trình “Đà Nẵng về đêm - Danang By Night”. + Đẩy mạnh phát triển một loạt các sản phẩm như: phố du lịch An Thượng; phố đi bộ Bạch Đằng - cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Hưng Đạo mở rộng đến đường Như Nguyệt; tuyến đường ven biển Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa và tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành… Các show diễn, hay các dịch vụ bar/vũ trường, đặc biệt các dịch vụ dọc sông Hàn trong đó có cả loại hình tàu lưu trú 4 - 5 sao sẽ tạo thành thương hiệu

“Đêm Đà Nẵng” Đà Nẵng cũng sẽ kêu gọi đầu tư các trung tâm thương mại, trung tâm hàng miễn thuế quy mô lớn, các chợ đêm mang bản sắc đặc trưng vùng miền…

- Giải quyết những “điểm nóng” ô nhiễm bãi biển

+ Để giảm thiểu vấn nạn xả rác bừa bãi, Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng đã phối hợp và trực tiếp giám sát Xí nghiệp Môi trường Sông Biển trong việc thu gom rác tại các bãi biển Thực hiện tuyên truyền cho nhân dân và du khách trong việc chung tay bảo vệ môi trường biển bằng nhiều hình thức phong phú Thường xuyên kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xả rác tại các bãi biển du lịch Vào mỗi mùa du lịch, Công ty Môi trường Đô thị túc trực từ sáng đến chiều tối để thu gom rác thải từ khách đi biển

Ngày đăng: 24/02/2024, 08:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w