1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) nghiên cứu tác động của việc học online đến chấtlượng học tập của sinh viên đại học thương mại

77 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tác Động Của Việc Học Online Đến Chất Lượng Học Tập Của Sinh Viên Đại Học Thương Mại
Tác giả Nguyễn Đào Minh Thư, Đàm Thị Phương Thảo, Lê Phương Thảo, Hoàng Minh Thu, Khuất Thị Thanh Thư, Nguyễn Thanh Thư, Bùi Duy Thái, Trần Nhật Tài, Võ Thị Như Quỳnh, Nguyễn Như Quỳnh
Người hướng dẫn Ths. Lê Thị Thu
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 8,4 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU (15)
    • 1.1. BốicảnhnghiêncứuvàTuyênbốđềtàinghiêncứu (15)
    • 1.2. Mụctiêuvàđốitượngnghiêncứu (15)
      • 1.2.1. Mục tiêunghiên cứu (15)
      • 1.2.2. Đối tượngnghiêncứu (16)
    • 1.3. Tổng quan nghiên cứu (16)
      • 1.3.1. Cáccôngtrìnhnghiêncứutrongnước (16)
      • 1.3.2. Cáccôngtrìnhnghiêncứungoàinước (16)
      • 1.3.3. Khoảngtrốngnghiêncứu (17)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (17)
      • 1.4.1. Câu hỏinghiêncứutổng quát (17)
      • 1.4.2. Câuhỏicụ thể (18)
    • 1.5. Giảthuyếtvàmôhìnhnghiêncứu (18)
      • 1.5.1. Những giảthuyếtđề ra (18)
      • 1.5.2. Mô hìnhnghiên cứu (19)
    • 1.6. Mụcđíchnghiêncứu (20)
    • 1.7. Thiết kế nghiên cứu (20)
      • 1.7.1. Phạmvinghiên cứu (20)
      • 1.7.2. Phươngphápnghiêncứu (20)
  • PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (21)
    • 2.1. Cáckháiniệmvàvấnđềlýthuyếtliênquanđếnđềtài (21)
      • 2.1.1. Cáckháiniệmliênquanđếnđềtài (21)
      • 2.1.2. Cáclý thuyếtliên quanđếnđềtài (22)
    • 2.2. Cơsởlýthuyết (22)
      • 2.2.1. Lýthuyếtvềquyềntự quyếtSDT (Self-determinationtheory) (22)
      • 2.2.2. LýthuyếthànhvidựđịnhTPB(TheoryofPlannedBehavior) (23)
      • 2.2.3. MôhìnhchấpnhậncôngnghệTAM(TechnologyAcceptance Model) (23)
  • PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (24)
    • 3.1. Tiếp cận nghiên cứu (24)
    • 3.2. Phươngphápchọn mẫu,thuthậpvàxửlýdữliệu (24)
      • 3.2.1. Phươngphápchọnmẫu (24)
      • 3.2.2. Phươngphápthuthậpvàxửlý sốliệu (25)
    • 3.3. Xửlývàphântíchdữliệu (25)
      • 3.3.1. Nghiêncứu định tính (25)
      • 3.3.2. Nghiêncứuđịnhlượng (26)
  • PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (29)
    • 4.1. Phântíchkếtquảnghiêncứuđịnhtính (29)
    • 4.2. Phântíchkếtquảnghiêncứuđịnhlượng (0)
      • 4.2.1. Phântích thốngkêmôtả (0)
      • 4.2.2. KiểmđịnhCronbach’sAlpha (37)
      • 4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (45)
      • 4.2.4 PhântíchtươngquanPearson (52)
      • 4.2.5. Phân tích hồi quy đa biến (55)
  • PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (61)
    • 5.1. Kếtluận (61)
    • 5.2 Kiếnnghị,đềxuấtgiảipháp (62)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Cáckháiniệmvàvấnđềlýthuyếtliênquanđếnđềtài

Khái niệm về “giáo dục” [1]

+ Là nỗ lực có ý thức và có kế hoạch nhằm tạo ra bầu không khí học tập và quá trình học tập để học sinh tích cực phát huy tiềm năng của mình để có sức mạnh tôn giáo - tinh thần, tự chủ, nhân cách, trí tuệ, nhân cách cao quý và các kỹ năng cần thiết cho bản thân, xã hội, quốc gia, và trạng thái.

+ Là cơ sở để con người tiếp thu kiến thức, khám phá và phát triển những khả năng, tiềm năng có ích cho bản thân và môi trường.

Khái niệm về “hoạt động học tập trong môn học” [3]

Là tổng hợp các hình thức tương tác giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động dạy và học bao gồm: nội dung học sinh, học sinh - người hướng dẫn và tương tác học sinh - sinh viên (Gradel & Edson, 2010).

Khái niệm về “công nghệ và Internet” [4]

Các công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT -TT) là một tập hợp các công cụ xử lý thông tin và truyền thông đang tích hợp vào giáo dục và trở thành một điểm gây tranh cãi trên quy mô toàn cầu, do tầm quan trọng to lớn của chúng đối với sự phát triển (Mir, 2019).

Khái niệm về “học trực tuyến” [5]

Học trực tuyến được định nghĩa như bất kỳ loại hình đào tạo nào liên quan đến bạn đang sử dụng internet, mạng nội bộ của công ty hoặc các loại khác của công nghệ máy tính.

Khái niệm về “hiệu quả của máy tính và internet” [6]

Là một khái niệm được đề xuất bởi Hung et al Khái niệm này liên quan đến kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực liên quan đến công nghệ của sinh viên trong việc sử dụng công nghệ để đáp ứng các mục tiêu và kỳ vọng giáo dục trong cao học. Khái niệm về “hiệu quả giao tiếp trực tuyến” [7]

Là một phần của khái niệm rộng hơn về hiệu quả của internet, cùng với việc tự tìm kiếm thông tin, hiệu quả của tổ chức, hiệu quả tự biệt hóa và hiệu quả tự phản ứng/ tạo ra hiệu quả.

Khái niệm về “học tập tự định hướng” [8]

Là một chiến lược học tập cho phép người học kiểm soát quá trình học tập của họ thông qua các nhu cầu về học tập, mục tiêu học tập, chiến lược học tập, hiệu suất học tập và kết quả học tập.

Khái niệm về “động lực” [9]

Là "quá trình theo đó hoạt động hướng đến mục tiêu được xúi giục và duy trì" Schunk, Pintrich, and Meece (2008) p.4 Động lực có thể ảnh hưởng đến những gì chúng ta học, cách chúng ta học và khi chúng ta chọn học (Schunk, 1995).

Khái niệm về “học tập” [10]

Là cách hướng tới việc chuyển từ sự thiếu hiểu biết sang chánh niệm bằng cách biết những đặc điểm và số liệu cụ thể.

Khái niệm về “giáo dục trực tuyến” [11]

Là tham gia các lớp học trên Internet Sử dụng Internet như một công cụ giảng dạy bổ sung đã trở nên ngày càng phổ biến trong các giáo sư đại học Là một phương tiện giao tiếp mới, Internet giải thích một vai trò quan trọng trong việc học tập của sinh viên. Khái niệm về “online” [12]

Online có nghĩa là trực tuyến, là một thuật ngữ chuyên dụng trên Internet Online được sử dụng khi ta đang kết nối trực tiếp với mạng Internet hoặc chỉ liên kết trong mạng cục bộ.

Khái niệm về “tương tác” [13]

Là sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều vật thể với nhau.

Lý thuyết về quyền tự quyết

Lý thuyết về quyền tự quyết cho thấy mọi người có động lực để phát triển và thay đổi bởi nhu cầu tâm lý bẩm sinh Lý thuyết xác định ba nhu cầu tâm lý bẩm sinh và phổ quát: nhu cầu về năng lực, nhu cầu kết nối và nhu cầu tự chủ.

Lý thuyết của Philip Kotler

Sự hài lòng của khách hàng là “cảm giác thích thú hay thất vọng của khách hàng khi so sánh giữa kết quả thực tế nhận được thông qua tiêu dùng sản phẩm với kỳ vọng của họ”.

Cơsởlýthuyết

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu về đề tài “tác động của việc học online đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Thương mại”, nhóm đã nhận thấy các thuyết bao gồm: Lý thuyết về tính tự quyết (SDT- E Deci và R Ryan, 2000); Lý Thuyết hành vi dự định (TPB - Ajzen, 1991); Lý thuyết Chấp nhận công nghệ (TAM- Davis, 1989) phù hợp để xây dựng mô hình nghiên cứu.

Lý thuyết về tính tự quyết là một lý thuyết về động cơ của con người được xây dựng và phát triển bởi các nhà tâm lý học người Mỹ E Deci và R Ryan vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước Theo lý thuyết tự quyết của Ryan và Deci con người có ba nhu cầu tâm lý cơ bản là nhu cầu gắn kết, nhu cầu năng lực và nhu cầu tự chủ. Để thỏa mãn những nhu cầu này, cá nhân tham gia vào các hoạt động khác nhau và có thể được thúc đẩy bởi hai lại động lực chính là động lực bên trong và động lực bên ngoài Ryan và Deci (2000) cho rằng động lực bên ngoài có thể trở thành động lực bên trong thông qua quá trình nhập nội Và quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn khi môi trường hay bối cảnh xã hội tạo điều kiện cho sự thỏa mãn ba nhu cầu tâm lý cơ bản.Khi bối cảnh xã hội thỏa mãn ba nhu cầu tâm lý cơ bản thì quá trình nhập nội diễn ra nhanh hơn và cá nhân càng được thúc đẩy hành động bởi động lực bên trong Trong khi đó, một số nghiên cứu cho thấy khi cá nhân có động lực bên trong cao thì mức độ trì hoãn cũng thấp hơn so với những cá nhân có động lực bên trong thấp hoặc chỉ có động lực bên ngoài (Burnam và c.s., 2014) Do đó, đặt ra khả năng là có một mối liên hệ giữa sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản, động lực học tập và trì hoãn học tập. 2.2.2.Lýthuyếthànhvidự địnhTPB(TheoryofPlannedBehavior)

Thuyết hành vi có hoạch định (TPB) Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) được đề xuất bởi Ajzen vào năm 1991 như là phiên bản mở rộng của lý thuyết hành động hợp lý (TRA) với mục đích chính là dự đoán các hành vi đã có kế hoạch và chủ ý Cụ thể, TPB dự đoán ý định dựa trên 3 yếu tố chính thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi; trong đó mỗi yếu tố sẽ xác định mức trọng số riêng về tầm quan trọng của yếu tố đó với hành vi và sự quan tâm của cá nhân So với TRA, thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) đã bổ sung thêm một biến số độc lập mới – nhận thức kiểm soát hành vi TPB đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về hành vi của các cá nhân Các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy sự phù hợp của mô hình này trong việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng trong các bối cảnh cần sử dụng công nghệ, ví dụ mua sắm trực tuyến, hay ngân hàng trực tuyến Theo TPB, thái độ yêu thích, mức độ chuẩn mực chủ quan cao và nhận thức kiểm soát hành vi tốt sẽ tác động tới ý định của từng cá nhân Ý định này sẽ ảnh hưởng tới hành vi trong thực tế. 2.2.3.Môhìnhchấpnhậncôngnghệ TAM(TechnologyAcceptanceModel)

Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) được sử dụng để giải thích và dự đoán về hành vi chấp nhận và sử dụng công nghệ TAM được thử nghiệm và chấp nhận một cách rộng rãi trong các nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ thông tin và được coi là mô hình có giá trị tiên đoán tốt Theo đó, ý định sử dụng có tương quan đáng kể tới hành vi sử dụng, còn các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi sử dụng một cách gián tiếp thông qua ý định sử dụng Nội dung chính của mô hình là miêu tả ảnh hưởng của các đặc điểm kỹ thuật trong hệ thống đến hành vi chấp nhận và ý định sử dụng công nghệ của từng cá nhân Mục đích của TAM là cung cấp lời giải thích rõ ràng về các yếu tố quyết định chấp nhận công nghệ nói chung, đồng thời lý giải hành vi của người dùng trên các ứng dụng công nghệ và kỹ thuật máy tính một cách vừa thực tế, vừa theo lý thuyết TAM chỉ ra rằng khi người dùng tương tác với công nghệ mới, các nhân tố chính có thể ảnh hưởng đến quyết định của họ về việc sử dụng công nghệ đó bao gồm:cảm nhận sự hữu ích và cảm nhận sự dễ sử dụng.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tiếp cận nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài, nhóm nghiên cứu đã sử dụngphươngphápnghiêncứuhỗn hợp Phương pháp này kết hợp cả hai phương pháp đó là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Thực hiện phương pháp này là sử dụng thế mạnh của cả hai nghiên cứu định tính và định lượng, sử dụng nhiều hình thức thu thập dữ liệu và đưa ra báo các có kết quả mang tính khách quan và thực dụng, và từ sự kết hợp này cũng cung cấp sự hiểu biết tốt hơn mở rộng hơn về những yếu tố tác động của việc học online đến chất lượng học tập của sinh viên trường Đại học Thương mại.

Phươngphápnghiêncứuđịnhtính:Căn cứ các tài liệu đã nghiên cứu cũng như kế thừa các nghiên cứu khảo sát từ đó rút ra các yếu tố cơ bản tác động đến chất lượng của việc học online của sinh viên trường Đại học Thương mại Nội dung thảo luận nhóm dựa trên các biến quan sát và cơ sở lý thuyết để thiết lập bảng câu hỏi sơ bộ, sau đó thảo luận để điều chỉnh nội dung, sửa đổi và bổ sung những câu hỏi chưa đầy đủ. Sau khi đã hiệu chỉnh lại thang đo bằng thảo luận nhóm, bảng câu hỏi sẽ được dùng để phỏng vấn thử rồi tiếp tục điều chỉnh để hoàn chỉnh bảng câu hỏi khảo sát.

Phương pháp nghiên cứu định lượng:Nhóm nghiên cứu tiến hành bằng phương pháp khảo sát, sẽ đưa ra thống kê nhằm phản ánh số lượng, đo lường và diễn giải mối quan hệ giữa các nhân tố thông qua các quy trình: Xác định câu hỏi nghiên cứu, tạo bảng hỏi, thu thập và xử lý dữ liệu Nhóm nghiên cứu sẽ không tham gia vào khảo sát nên dữ liệu sẽ không bị lệch theo hướng chủ quan.

Phươngphápchọn mẫu,thuthậpvàxửlýdữliệu

Để xác định tác động của việc học online đến chất lượng học tập của sinh viên đại học Thương mại, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện qua hai bước: Nghiên cứu sơ bộ (định tính) và nghiên cứu chính thức (định lượng) Nghiên cứu sơ bộ nhằm điều chỉnh và bổ sung các thang đo về các yếu tố ảnh hưởng của việc học online đến chất lượng học tập của sinh viên trường Đại học Thương mại Nghiên cứu chính thức nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát.

3.2.1.1.Xácđịnh phươngphápchọnmẫuđịnhlượng Đối với đề tài này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất.

Cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phương pháp quả bóng tuyết Mẫu thuận tiện được chọn là bạn bè, người quen của các thành viên trong nhóm nghiên cứu, tương ứng với tỉ lệ sinh viên theo học các chuyên ngành của trường Đại học Thương mại, bao gồm hệ đại trà, hệ chất lượng cao và hệ đào tạo đặc thù Tiến hành gửi bảng khảo sát đến các đối tượng đó và thông qua họ gửi bảng khảo sát đến các đối tượng tiếp theo có đặc điểm tương tự (phương pháp quả bóng tuyết) Nhờ việc sử dụng phương pháp này, nhóm nghiên cứu đã tiếp cận được với nhiều thế hệ sinh viên đang theo học tại trường; họ đến từ các vùng miền, các chuyên ngành và các niên khóa khác nhau; song hành với đó là sự hiểu biết và kiến thức linh hoạt về chủ đề mà nhóm chúng tôi đang nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu theo mục đích, theo đó sẽ phụ thuộc vào suy nghĩ chủ quan của các thành viên trong nhóm nghiên cứu Tiến hành bằng cách phỏng vấn từng cá nhân để bổ sung cho những thông tin sẽ thu thập qua phương pháp khảo sát; câu hỏi phỏng vấn sẽ được thay đổi phù hợp với từng mẫu nghiên cứu, để đảm bảo quá trình phỏng vấn sẽ không bị gián đoạn và đứt gãy Nhóm nghiên cứu sẽ không tham gia vào phỏng vấn nên dữ liệu sẽ không bị lệch theo hướng chủ quan Chúng tôi sẽ tiếp nhận khách quan mọi phản hồi đến từ người được phỏng vấn để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Với nghiên cứu định tính: Sử dụng phương pháp phỏng vấn - phương pháp thu thập dữ liệu chủ yếu trong nghiên cứu định tính Phương pháp phỏng vấn được sử dụng là phỏng vấn sâu, công cụ thu thập dữ liệu là bảng hỏi bán cấu trúc gồm danh mục các câu hỏi chung và cụ thể, chuyên sâu về những tác động của việc học online đến chất lượng học tập của sinh viên trường Đại học Thương mại Tuy nhiên, thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể thay đổi tùy thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng phỏng vấn. Câu trả lời sẽ được nhóm nghiên cứu tổng hợp và phân tích dưới dạng hệ thống hóa thông tin bằng tay.

Vớinghiêncứu định lượng:Sử dụng phương pháp khảo sát qua việc thiết lập bảng hỏi tự quản lý được xây dựng bằng phần mềm Google Form và gửi qua Zalo, Facebook của các mẫu khảo sát Đối tượng được khảo sát là các sinh viên đang theo học tại trường Đại học Thương mại Dữ liệu sau khi thu thập được làm sạch và đánh giá phân phối chuẩn sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS để đánh giá chất lượng thang đo, sự phù hợp của mô hình và kiểm định giả thiết mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình.

Ngoài ra, dữ liệu còn được thu thập thông qua dữ liệu sơ cấp là các luận văn, luận án nghiên cứu về tác động của việc học online đến chất lượng học tập của sinh viên từ các tác giả đi trước, các bài báo, tạp chí khoa học chuyên ngành, tổ chức uy tín cả trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu.

- Sử dụng phần mềm SPSS với công cụ phân tích thống kê mô tả.

- Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha.

- Phân tích nhân tố khám phá EFA.

- Phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy đa biến.

Xửlývàphântíchdữliệu

3.3.1.Nghiêncứu địnhtính Đối tượng phỏng vấn: sinh viên trường Đại học Thương mại.

Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các sinh viên trường Đại học Thương mại để thu thập dữ liệu, xác định, điều chỉnh thang đo lý thuyết phù hợp với nghiên cứu này.

Số người được phỏng vấn: 21 người

Phương pháp xử lý: Sử dụng phương pháp xử lý tại bàn với dữ liệu thu được từ các cuộc phỏng vấn, thực hiện tổng hợp và mã hoá dữ liệu theo các nhóm thông tin.+Mãhoádữ liệu

Mục đích: Nhận dạng các dữ liệu, mô tả dữ liệu và tập hợp các dữ liệu nhằm phục vụ xác định mối quan hệ giữa các dữ liệu sau này.

Mục đích: Nhằm phân tích mối quan hệ giữa các nhóm thông tin.

Mục đích: Nhằm so sánh được kết quả quan sát với kết quả được mong đợi cũng như giải thích được khoảng cách nếu có giữa hai loại kết quả này.

Số phiếu phát ra 298 phiếu, số phiếu thu về 298 phiếu, số phiếu hợp lệ là 189 phiếu Thang đo sử dụng cho các biến quan sát do nhóm nghiên cứu tự đề xuất không kế thừa từ các nghiên cứu trước.

1) Không gian học tập tác động nhiều nhất đến chất lượng học tập của tôi khi học online.

2) Học online tại không gian yên tĩnh, ít tiếng ồn khiến tôi học tập hiệu quả hơn.

3) Học online khiến tôi cảm thấy thoải mái, thuận tiện hơn, tập trung và đạt kết quả tốt hơn trong không gian học tập riêng (tại nhà, tại quán cà phê, tại nơi làm việc, ) mà tôi ưa thích.

4) Không gian học tập online gò bó, quen thuộc, kém linh hoạt khiến tôi dễ chán nản, mất hứng thú học tập, từ đó, gây ảnh hưởng đến kết quả học tập.

5) Không gian học tập khi học online khiến tôi có xu hướng thích học online hơn học offline vì nó giúp tôi chủ động, tập trung học và đạt kết quả cao hơn.

Thiếtbịhọctập(máy tínhđểbàn,laptop,điệnthoạithôngminh,máytínhbảng, Ipad, )

1) Thiết bị học tập khi học online ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của tôi.

2) Thiết bị học tập có chất lượng tốt giúp cho việc học online đạt hiệu quả cao.

3) Tính nhỏ gọn, tiện lợi, của các thiết bị học tập tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học ở mọi không gian.

4) Kích thước màn hình, chất lượng âm thanh của các thiết bị công nghệ có ảnh hướng tới khả năng tiếp cận, tiếp nhận nội dung bài học của tôi (màn hình lớn sẽ dễ dàng đọc slide bài giảng, âm thanh rõ nét khiến việc nghe giảng hiệu quả hơn, )

5) Các thiết bị học tập giúp tôi dễ dàng tra cứu thông tin, tài liệu, học liệu, giáo trình, sách tham khảo, từ nhiều nguồn trên mạng Internet phục vụ cho việc học tốt hơn.

6) Tôi dễ bị sao nhãng khi sử dụng thiết bị học tập trong quá trình học online (lướt mạng xã hội, nhắn tin, xem phim, chơi game, ), từ đó, làm giảm chất lượng học tâp. Đườngtruyền mạng:

1) Đường truyền mạng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của tôi.

2) Đường truyền mạng không ổn định, chập chờn; tốc độ đường truyền mạng kém khiến tôi bị thoát khỏi phòng học trực tuyến gây gián đoạn việc học và bỏ lỡ kiến thức trên lớp.

3) Tôi luôn có giải pháp dự phòng (sử dụng mạng 4G, di chuyển sang nơi có đường truyền mạng tốt hơn như: quán cà phê, nhà người thân ) khi xảy ra sự cố về đường truyền mạng Vì vậy, tôi vẫn duy trì được chất lượng của buổi học một cách hiệu quả kết hợp với việc tự học lại kiến thức bị bỏ lỡ.

1) Phương pháp giảng dạy của giảng viên là yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng học tập của tôi.

2) Khi học online, giảng viên cung cấp đầy đủ tài liệu học tập, lộ trình học tập, hướng dẫn ôn thi giúp tôi theo dễ dàng năm bắt kiến thức, theo dõi bài giảng, ôn thi hiệu quả và đạt kết quả cao.

3) Giảng viên khi dạy online có khả năng truyền đạt kiến thức đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu giúp sinh viên hiểu bài và áp dụng kiến thức tốt hơn.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phântíchkếtquảnghiêncứuđịnhtính

Sau khi thực hiện phỏng vấn đề tài “Nghiên cứu tác động của việc học online đến chất lượng học tập của sinh viên đại học Thương mại” kết quả thu được cho thấy người tham gia phỏng vấn là sinh viên trường đại học Thương mại (21 người) Đa số người trả lời phỏng vấn là nữ (16 người), còn lại nam (5 người).

Khi được hỏi về thời gian học online, đa số người tham gia phỏng vấn đều trả lời rằng đã học trong khoảng 5 - 6 tháng Số ít còn lại thì học online trong khoảng thời gian lâu hơn là trong khoảng 9 tháng Và hiện tại, tại thời điểm này thì tất cả các thành viên tham gia phỏng vấn đều đã quay lại học tập trực tiếp tại trường, chính vì vậy mọi người có thể có một cái nhìn cụ thể hơn về các ưu điểm, khó khăn, của việc học online mang lại so với việc học tập trực tiếp tại trường.

Người tham gia phỏng vấn đều đồng ý rằng việc học tập online có rất nhiều ưu điểm Cụ thể là việc học tập trực tuyến rất tiện lợi, người học có thể chủ động trong địa điểm cũng như thời gian học tập; giúp người học tiết kiệm được thời gian di chuyển và có thêm thời gian để làm các công việc khác; kết quả học tập của người học cũng được cải thiện hơn so với học trực tiếp Đặc biệt là trong khoảng thời gian dịch bệnh, việc học tập online đã giúp đảm bảo an toàn về sức khỏe và tính mạng của người học. Người học vừa có thể đảm bảo sức khỏe của bản thân mình, vừa có thể tiếp tục học tập để nâng cao kiến thức.

Bên cạnh những ưu điểm mà việc học online đem lại thì cũng tồn tại những khó khăn Hầu hết người tham gia phỏng vấn đều trả lời rằng cảm thấy mất dễ mất tập trung hơn so với học tập trực tiếp dẫn tới giảm khả năng tiếp thu kiến thức, việc tương tác với mọi người cũng trở nên hạn chế gây mất hứng thú trong học tập Và khi được hỏi rằng thích việc học online hay học tập trực tiếp hơn thì phần lớn người tham gia phỏng vấn đều lựa chọn học tập trực tiếp vì khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn cũng như tạo ra nhiều hứng thú học tập hơn so với học online.

4.1.1.Khi được phỏng vấn về mức độ ảnh hưởng của“môi trường, không gianhọc tập”đến chất lượng kết quả học tập, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng môi trường học tập có ảnh hưởng tới chất lượng học tập khi học online. Đa số mọi người đều lựa chọn phòng riêng là địa điểm, không gian học tập trong quá trình học online Chỉ có 1 vài trường hợp do công việc nên người tham gia phỏng vấn sẽ phải học tại nơi làm việc Và hầu hết mọi người đều cảm thấy rằng địa điểm đó có đảm bảo chất lượng tốt nhất cho việc học tập, làm việc của mình khi đáp ứng đủ các nhu cầu như bàn ghế, ánh sáng, nhiệt độ, giúp cho bản thân người học có thể tập trung vào bài học hơn.

Về tiếng ồn xung quanh địa điểm học tập, quá phần nửa người tham gia phỏng vấn đều trả lời rằng không bị ảnh hưởng Bởi vì hầu hết mọi người đều sử dụng phòng riêng làm địa điểm học tập nên tránh được các tiếng ồn xung quanh gây sao nhãng đến việc học Còn lại thì do các yếu tố như sử dụng chung phòng với người thân trong gia đình, tiếng ồn từ các phương tiện di chuyển bên ngoài đường, tiếng ồn từ trẻ em trong nhà, gây ồn ào, mất tập trung và ảnh hưởng tới chất lượng của buổi học online. Đa số thành viên tham gia phỏng vấn đều cẩm thấy rằng sẽ cảm thấy nhàm chán, bí bách khi phải học trong một không gian cố định, gò bó trong một thời gian dài Đặc biệt vào khoảng thời gian giãn cách xã hội, người dân bị hạn chế đi lại và chỉ được ở trong nhà Không gian học tập lúc đó chỉ có thể giới hạn ở trong nhà và điều đó gây nhàm chán đối với người học khi không thể giao lưu, tương tác trực tiếp với thầy cô, bạn bè, việc vận động cũng trở nên hạn chế Còn lại một lượng nhỏ các thành viên đã trả lời rằng không ảnh hưởng tới chất lượng học tập vì đã quen thuộc với không gian ấy.

4.1.2 “Đường truyền mạng”luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình học online, vậy nên khi được hỏi về mức độ ảnh hưởng của đường truyền mạng tới chất lượng, kết quả học tập khi học online, đa số người tham gia phỏng vấn đều cho rằng đường truyền mạng ảnh hưởng lớn và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình học cũng như kết quả học tập.

Khi bàn về ảnh hưởng của đường truyền mạng tới quá trình học tập trực tuyến Tất cả thành viên tham gia phỏng vấn đều đồng ý rằng việc đường truyền mạng kém, mất kết nối sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng của buổi học online Cụ thể là sẽ khiến cho người học bỏ lỡ thông tin cũng như kiến thức bài học, gây gián đoạn và thậm chí lỡ mất buổi học khi không thể khắc phục được Việc đường truyền mạng kém dẫn đến giật lag, thoát ra khỏi phòng học cũng gây mất tập trung tới người học và ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập online. Đa số mọi người đều không có giải pháp dự phòng khi gặp sự cố về đường truyện mạng hay có giải pháp dự phòng nhưng vẫn không thật sự hiệu quả và vẫn ảnh hưởng tới quá trình cũng như kết quả khi học tập online Hơn phân nửa các thành viên tham gia phỏng vấn đều lựa chọn giải pháp xin tài liệu từ thầy cô và tự học lại phần nội dung đã mất Bên cạnh đó cũng có các giải pháp khác như đăng ký các gói mạng (3G, 4G, ) hay gọi thợ đến sửa, sang nhà người thân để học nhưng cũng không thật sự giải quyết được và vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập trực tuyến.

4.1.3.Về mức độ ảnh hưởng của“thiếtbịhọctậpcủasinhviên”tới chất lượng, kết quả học tập online, tất cả các thành viên tham gia phỏng vấn đều cho rằng có ảnh hưởng tới quá trình cũng như kết quả học tập Bởi vì, giáo dục trực tuyến là hình thức giáo dục ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra một mội trường học tập, giảng dạy từ xa Chính vì vậy, thiết bị học tập là công cụ hỗ trợ trực tiếp trong quá trình dạy và học, là thứ không thể thiếu trong quá trình học online đối với người học.

Hầu hết mọi người đều sử dụng hai thiết bị chính để sử dụng trong quá trình học online đó là máy tính và điện thoại Khi được hỏi về những khó khăn gặp phải khi sử dụng thiết bị học tập thì đa số mọi người đều trả lời rằng không gặp bất cứ khó khăn nào Một lượng nhỏ người tham gia phỏng vấn cảm thấy khó khăn thời gian đầu khi mới bắt đầu chuyển từ hình thực học trực tiếp sang học online do chưa quen với việc sử dụng các công cụ công nghệ thông tin Nhưng sau đó cũng đã nhanh chóng thích nghi và sử dụng một cách dễ dàng hơn.

Khi được hỏi về ưu điểm của các thiết bị học tập trong quá trình học tập online Hầu hết người tham gia đều trả lời rằng các thiết bị học tập đã hỗ trợ rất nhiều trong quá trình học online, giúp cho việc tiếp thu kiến thức từ giáo viên một cách hiệu quả và đầy đủ hơn Cụ thể là các thiết bị học tập rất nhanh chóng, tiện lợi, giúp người học có thể linh động hơn về địa điểm, không gian học tập; người học có thể nhanh chóng tìm kiếm, tra cứu thông tin, tài liệu cần thiết để hỗ trợ trong quá trình học online cũng như có thể nhìn thấy nội dung slide bài giảng, âm thanh một cách rõ ràng.

4.1.4.Đối với mức độ ảnh hưởng của“khả năng sử dụng phương tiện, thiết bị công nghệ thông tin”tới chất lượng học tập của sinh viên, tất cả người tham gia phỏng vấn đều đồng ý đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên Tuy nhiên, đa số người tham gia đánh giá khả năng sự dụng phương tiện, thiết bị công nghệ thông tin của mình ở mức trung bình khá, số ít cho rằng họ có thể sử dụng thành thạo các phương tiện và thiết bị công nghệ khi học tập online.

Người tham gia phỏng vấn cho rằng ban đầu khi mới tiếp xúc với các phương tiện, thiết bị công nghệ thông tin có không quen và gặp khó khăn như chưa quen dùng phần mềm dẫn đến việc hạn chế và thiếu tương tác với giảng viên khi có câu hỏi và bài tập.

Họ cũng cảm thấy khó khăn khi phải đối mặt với các yêu cầu sử dụng các phương tiện, thiết bị vì họ phải dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về các phần mềm thiết bị này. Đôi khi, người tham gia không vào được lớp học trực tuyến dẫn đến việc bị mất kiến thức Khi gặp khó khăn, một số người tham gia phỏng vấn sẽ chọn các trang web, các mạng xã hội để tìm kiếm thông tin cách giải quyết sau đó sẽ tập sử dụng nhiều lần để thành thạo.

Bên cạnh những khó khăn, người tham gia phỏng vấn cũng đưa ra một số lợi ích của khả năng sự dụng phương tiện, thiết bị công nghệ thông tin như có thể nhanh chóng hoàn thành các câu hỏi, bài tập mà thầy cô trong thời gian học tập trực tuyến.

Phântíchkếtquảnghiêncứuđịnhlượng

Bài nghiên cứu "Nghiêncứutácđộngcủaviệchọconlineđếnchấtlượnghọc tậpcủasinh viênđạihọcThươngmại." đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tác động của việc học online đến chất lượng học tập của sinh viên trường Đại học Thương Mại.

Thực hiện phỏng vấn, khảo sát và đánh giá, thống kê mô tả, độ tin cậy của các thang đo, kiểm định nhân tố khám phá EFA để tìm ra các tác động của việc học online đến chất lượng học tập của sinh viên trường Đại học Thương mại.

Bài nghiên cứu đã nghiên cứu được 7 yếu tố tác động của việc học online tới kết quả học tập của sinh viên trường Thương Mại là yếu tố “Không gian học tập”,

“Thiết bị học tập’’, “Đường truyền mạng”, “Phương pháp giảng dạy của giảng viên’’ ,

“Ý thức học tập”, “ Sự tương tác trong giờ học “ và “ Thời khóa biểu, lịch học” Qua quá trình phân tích và nghiên cứu, chúng ta có thể thấy, yếu tố “Không gian học tập” là tác động có ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả học tập của sinh viên Bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, bao gồm cả phương pháp định lượng và phương pháp định tính, trong đó phương pháp định tính có tới 7 nhân tố tác động của việc học online đến kết quả học tập của sinh viên trường Thương Mại đó là : “Không gian học tập ”,” Đường truyền mạng”, “Thiết bị học tập’’, “Phương pháp giảng dạy của giảng viên’’ , “Ý thức học tập”, “Sự tương tác trong giờ học “ và “ Thời khóa biểu, lịch học” Tuy nhiên khi phân tích kết quả của phương pháp định lượng chỉ có 1 yếu tố là “Không gian học tập ” Song, nhóm vẫn quyết định giữ nguyên mô hình nghiên cứu bởi ở phần nghiên cứu định lượng, số người tham gia khảo sát chưa nhiều (293 người), và trong đó chủ yếu là sinh viên khóa K57 nên tính đại diện chưa cao, vì thế kết quả có thể chưa thực sự chính xác.

Về nhân tố “Không gian học tập”,đây là yếu tố được cho là ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng học tập khi học online của của sinh viên trường Thương mại Hầu hết tất cả sinh viên tham gia khảo sát và phỏng vấn đều đồng ý rằng không gian học tập sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của họ khi học online Nếu sinh viên có thể chọn cho mình những không gian học đảm bảo yên tĩnh, thoải mái, phù hợp với bản thân thì chất lượng học tập sẽ không bị ảnh hương khi học online Nếu việc học online tiếp tục diễn ra trong tương lai vì bối cảnh dịch bệnh, tác động đó sẽ giúp cho sinh viên điểm cao hơn, bởi vì….

Nhân tố “Đường truyền mạng” cũng là nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khi tham gia học trực tuyến Mặc dù ở kết quả khảo sát định lượng, không thể kết luận được sự ảnh hưởng của nhân tố này tới chất lượng học tập của sinh viên Nhưng theo những người tham gia phỏng vấn thì đường truyền mạng kém, không ổn định, chập chờn sẽ khiến họ bị rời khỏi phòng học online và có thể lỡ mất kiến thức.Biện pháp khắc phục của họ thường là mua gói mạng 4G để kết nối mạng lại và quay trở lại lớp học cùng việc kết hợp với việc tự học, ôn tập lại kiến thức đã bị bỏ lỡ.

Ngày đăng: 23/02/2024, 09:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN