Chiến lược cạnh tranh:Chiến lược cạnh tranh tên tiếng anh là Competitive Strategy, có thể hiểu chiến lượccạnh tranh như một bản kế hoạch dài hạn mà doanh nghiệp vạch ra để nâng cao lợi t
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Những khái niệm cơ bản
Về mặt lịch sử, chiến lược là một danh từ được dùng trong quân sự để chỉ việc lên kế hoạch điều hành một cuộc chiến tranh Tuy nhiên, tính chuyên nghiệp của lĩnh vực quân sự tăng dần và do đó bắt đầu có sự tách biệt nhất định giữa quân sự, chính trị cũng như các vấn đề thuộc kinh tế của một quốc gia Từ đó, xuất hiện các định nghĩa về chiến lược chung (bao gồm việc quản lý toàn bộ nguồn lực của quốc gia nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến) và định nghĩa về chiến lược chức năng (việc hoạch định, thực thi và kiểm soát các bộ phận quân sự lớn ví dụ như quân đoàn, sư đoàn)
Cha đẻ của các công trình nghiên cứu chiến lược hiện đại, Carl Von Clausewitz, định nghĩa: “chiến lược quân sự là việc mượn chiến trường để giành chiến thắng, kết thúc cuộc chiến”
Theo từ điển Webster’s New World Dictionary: “chiến lược là khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt động quân sự”.
Bruce Henderson, nhà sáng lập Tập đoàn Tư vấn Boston (BCG) cho rằng: “Chiến lược là sự tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức Những điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn”.
Johnson & Scholes định nghĩa: “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”.
Tóm lại, chiến lược của một doanh nghiệp bao gồm những mục tiêu phải đạt tới trong dài hạn, những đảm bảo về nguồn lực để đạt được những mục tiêu này và đồng thời những cách thức, tiến trình hành động trong khi sử dụng những nguồn lực này Do đó, chiến lược được hiểu như là một kế hoạch hoặc sơ đồ tác nghiệp tổng quát định hướng sự phát triển và tạo lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Một chiến lược tốt, được thực hiện hiệu quả sẽ giúp các nhà quản trị và nhân viên ở mọi cấp quản lý xác định rõ ràng mục tiêu, nhận biết phương hướng hành động, góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp.
Chiến lược cạnh tranh tên tiếng anh là Competitive Strategy, có thể hiểu chiến lược cạnh tranh như một bản kế hoạch dài hạn mà doanh nghiệp vạch ra để nâng cao lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh sau khi đã trải qua quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh về các mặt điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa trong ngành và so sánh với chính doanh nghiệp của mình.
Mục đích của chiến lược cạnh tranh hướng tới là tạo dựng cho doanh nghiệp một vị trí trong ngành, trong lĩnh vực của họ và tạo ra sự vượt trội hơn so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác, từ đó giúp doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao hơn.
Công ty dẫn đầu thường được lợi nhiều nhất khi toàn bộ thị trường được mở rộng. Người dẫn đầu phải tìm kiếm người tiêu dùng mới, công dụng mới để thúc đẩy khách hàng tăng cường sử dụng sản phẩm của mình Thị trường có thể được mở rộng nhờ phát hiện và quảng cáo những công dụng mới của sản phẩm
Trong khi cố gắng mở rộng quy mô toàn bộ thị trường, công ty dẫn đầu phải thường xuyên bảo vệ hoạt động kinh doanh hiện tại của mình trước sự tấn công của đối thủ Người dẫn đầu thị trường cần phải xem xét thận trọng địa bàn nào quan trọng cần được bảo vệ cho dù tốn kém đến đâu và địa bàn nào có thể từ bỏ Mục đích của chiến lược
Go to course bai-tap-lap-va- quan-ly-du-an-da…
Ví d ụ vi ế t t ổ ng quan nghiên c ứ u
123doc nghien cuu thuc trang ap dung…
Cau hoi quan ly nha nuoc ve kinh te phòng thủ là giảm bớt xác suất bị tấn công, hướng các đợt tấn công vào những nơi ít nguy hại hơn và giảm bớt sức mạnh tấn công của địch thủ Mọi cuộc tấn công đều gây thiệt hại đến lợi nhuận Nhưng tốc độ phản ứng có thể dẫn đến hậu quả và lợi nhuận khác nhau.
Những người dẫn đầu thị trường có thể tăng khả năng sinh lợi của mình hơn nữa bằng cách tăng thị phần Công trình nghiên cứu của PIMS chứng tỏ rằng những doanh nghiệp có thị phần trên 40% đạt ROI bình quân là 30% hay gấp 3 lần những doanh nghiệp có thị phần dưới 10% Những kết quả nghiên cứu này đã dẫn nhiều công ty đến chỗ theo đuổi việc mở rộng thị phần và lấy đó làm mục tiêu.
Những công ty chiếm hàng thứ hai, thứ ba và thấp hơn trong một ngành thường được gọi là những công ty thách thức thị trường Trong số đó có những công ty khá lớn như Colgate, Ford, Avis và Pepsi-Cola Những công ty này có thể có 1 trong 2 thái độ Họ có thể tấn công người dẫn đầu và các đối thủ cạnh tranh khác trong cuộc chiến giành giật thêm thị phần (những người thách thức thị trường) Hay họ có thể hợp tác và không
“khuấy đảo con thuyền” (những người theo sau thị trường) Có nhiều trường hợp những người thách thức thị trường đã đuổi kịp hay thậm chí vượt người dẫn đầu Những người thách thức này đã có khát vọng lớn và huy động toàn bộ những nguồn lực nhỏ hơn của mình trong khi những người dẫn đầu thị trường vẫn tiến hành kinh doanh bình thường. Người thách thức thị trường trước tiên phải xác định mục tiêu chiến lược Mục tiêu chủ yếu là tăng thị phần.
T.Levitt đã viết một bài báo với tiêu đề “Bắt chước đổi mới”, trong đó ông cho rằng chiến lược bắt chước sản phẩm có thể có khả năng sinh lời không kém chiến lược đổi mới sản phẩm Người đổi mới phải gánh chịu chi phí về phát triển sản phẩm mới, phân phối nó và thông báo cũng như huấn luyện thị trường Sự bù đắp lại cho tất cả việc làm đó và rủi ro đó thường là vị trí dẫn đầu thị trường Tuy nhiên, một công ty khác có thể làm
Quản trị chiến lược 100% (6) Hoàng Nguyên ANH
Quản trị chiến lược 100% (5)17 theo và sao chép hay cải tiến sản phẩm mới của người dẫn đầu Tuy công ty đó có thể sẽ không thể vượt qua được người dẫn đầu nhưng người theo sau có thể thu được lợi nhuận cao bởi vì nó không phải gánh chịu một chi phí cải tiến nào.
Các loại hình chiến lược
1.2.1 Các loại hình chiến lược cấp công ty:
Các loại hình chiến lược cấp công ty bao gồm:
- Chiến lược đa dạng hóa
1.2.2 Các loại hình chiến lược cấp kinh doanh:
Các loại hình chiến lược cấp kinh doanh bao gồm:
- Chiến lược dẫn đầu về chi phí
- Chiến lược khác biệt hóa
- Chiến lược tập trung hóa
Trong đó, đề tài thảo luận dưới đây tập trung sâu vào phân tích chiến lược khác biệt hóa:
Mục đích của chiến lược khác biệt hóa là đạt được lợi thế tranh bằng việc tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ được người tiêu dùng đánh giá là duy nhất theo quan điểm của họ. Khi doanh nghiệp khác biệt hóa sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng theo cách mà các đối thủ cạnh tranh khác không thể có, doanh nghiệp có thể áp đặt mức giá cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành Khả năng tăng doanh thu bằng cách áp đặt mức giá cao cho phép doanh nghiệp khác biệt hóa hoạt động tốt hơn các đối thủ cạnh tranh của mình và nhận được lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành
Một doanh nghiệp khác biệt hóa có thể chọn mức khác biệt sản phẩm cao để đạt được lợi thế cạnh tranh theo 3 cách chủ yếu: chất lượng, sự đổi mới và tính thích nghi với khách hàng Khi sự khác biệt hóa dựa trên mức độ thích nghi với khách hàng, người sản xuất và bán hàng phải đảm bảo cung ứng cho khách hàng các dịch vụ tổng thể sau bán. Cuối cùng, sự hấp dẫn của sản phẩm đối với những mong đợi về mặt tâm lý của khách hàng có thể trở thành nguồn gốc của khác biệt hóa
Thực hiện chiến lược khác biệt hóa giúp bảo vệ công ty trước các đối thủ cạnh tranh bởi khách hàng thường trung thành với nhãn hiệu sản phẩm của công ty khác biệt hóa
Chiến lược khác biệt hóa do đó đòi hỏi công ty tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng việc thực hiện sự lựa chọn sản phẩm/thị trường/ khả năng riêng biệt để củng cố lẫn nhau nhằm gia tăng giá trị của hàng hóa và dịch vụ theo đánh giá của khách hàng Khi sản phẩm có tính độc đáo theo đánh giá của khách hàng thì doanh nghiệp khác biệt hóa có thể áp đặt mức giá cao hơn Tuy nhiên, các công ty khác biệt hóa phải tập trung nhiều vào hoạt động truyền thông marketing để cung cấp những thông tin về tính chất độc đáo và sự khác biệt về sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh Chiến lược khác biệt hóa cũng có nhiều bất lợi như các đối thủ cạnh tranh có thể dễ dàng bắt chước sản phẩm của doanh nghiệp khác biệt hóa khiến cho doanh nghiệp khó duy trì được mức giá cao lâu dài
Những phát triển trong ứng dụng kỹ thuật công nghệ sản xuất kinh doanh đã làm cho sự lựa chọn giữa hai chiến lược dẫn đạo về chi phí và khác biệt hóa sản phẩm có mối quan hệ mật thiết hơn và trở nên kém rạch ròi Vì sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, các công ty có thể phát huy lợi thế và hạn chế những bất lợi từ cả hai chiến lược trên.
1.2.3 Các loại hình chiến lược cấp chức năng:
Các loại hình chiến lược cấp chức năng bao gồm:
- Chiến lược nguồn nguyên, vật liệu
- Chiến lược nghiên cứu và phát triển
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Giới thiệu khái quát về Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến
Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến được thành lập từ năm 1975 Tiền thân công ty là mô …t xí nghiê …p may tư nhân “Thái Bình Dương kỹ nghê … công ty”- tên giao dịch là Pacific Enterprise Xí nghiê …p này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài – mô …t doanh nhân người Hoa làm Giám Đốc.
Xí nghiê …p hoạt đô …ng trên diê …n tích 1,513m Với 65 máy may gia đình và khoảng 2
100 công nhân Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước tiếp quản & quốc hữu hóa rồi giao cho Bô … Công nghiê …p NhŠ quản lý (nay là Bô … Công Nghiê …p) Trước năm
1995, cơ quan quản lý trực tiếp công ty là Liên hiê …p sản xuất – xuất nhâ …p khẩu may.
Do yêu cầu của các doanh nghiê …p và của Bô … Công Nghiê …p, cần phải có mô …t Tổng Công Ty Dê …t May làm trung gian cầu nối giữa các doanh nghiê …p với nhau và cấp vĩ mô, tiếp câ …n với thế giới nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường, cần có sự cụ thể hóa các chính sách, pháp luâ …t Chính vì thế, ngày 29/04/1995 Tổng công ty dê …t may Việt Nam ra đời.
Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ, quyết định: Thành lập Tổng công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam với:
- Tên tiếng Việt: Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến.
- Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT CORPORATION.
Sản xuất quần áo các loại
Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa
Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh sángKinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm trong lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn; hệ thống điều hòa không khí và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp); máy bơm gia dụng và công nghiệp
Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp Đầu tư và kinh doanh tài chính
Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật
- SBU: áo jacket, áo khoác, bộ thể thao, áo sơ mi, áo nữ, quần áo các loại veston… (Công ty cổ phần Việt Thịnh, Công ty cổ phần Việt Hưng, Công ty cổ phần Công Tiến, Công ty cổ phần may Vĩnh Tiến, Công ty cổ phần may Tiền Tiến, Công ty cổ phần may Việt Tân, Công ty TNHH may Việt Hồng, Công ty TNHH may Thuận Tiến…)
- SBU: máy móc thiết bị ngành may (Công ty Cơ khí Thủ Đức, Viettien- Tungshing, CLIPSAL VTEC)
- SBU: dịch vụ vận chuyển đường biển, đường hàng không (MS&VTEC) (Bài thảo luận này chúng ta đi vào phân tích chiến lược cạnh tranh SBU mảng quần áo của Tổng công ty may Việt Tiến.)
Công ty cổ phần may Việt Tiến định hướng sẽ trở thành Doanh nghiệp dệt may tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam Tạo dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế Xây dựng nền tài chính lành mạnh.
Việt Tiến xác định nhiệm vụ chính là xây dựng công ty vững mạnh về mọi mặt, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tham gia tích cực các hoạt động xã hội… góp phần ổn định đời sống của người lao động, tạo sự gần gũi với cộng đồng Để các thương hiệu có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng như được người tiêu dùng tín nhiệm.
- Sản xuất các loại quần áo phục vụ cho các lứa tuổi từ thanh niên đến những đối tượng công sở và những đối tượng có thu nhập cao.
- Mở rộng thị trường, khẳng định tên tuổi ở các thị trường Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Âu, Khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu.
- Với lợi thế cạnh tranh về công nghệ là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của công ty, Việt Tiến sẽ luôn đưa ra những mẫu sản phẩm ngày một tốt hơn, phong phú hơn và làm hài lòng hơn các đối tượng khách hàng của Việt Tiến.
- Việt Tiến không chỉ quan tâm đến quan tâm đến sự phát triển và khả năng sinh lợi của mình mà còn đồng thời là mối quan tâm đến đội ngũ nhân viên, giúp nhân viên được đào tạo và tạo môi trường sáng tạo khiến các nhân viên năng động hơn.
Với trên 40 năm kinh nghiệm phát triển, hiện nay Việt Tiến đã vươn lên khẳng định vị thế một trong những thương hiệu về thời trang công sở hàng đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thời trang Việt, Việt Tiến không cho mình quyền tự thỏa mãn với những vinh quang đạt được mà phải đổi mới và nâng cấp không ngừng Đó cũng là lý do khiến hương hiệu may mặc nổi tiếng này vẫn đang ngày đêm nỗ lực sáng tạo thông qua việc mở rộng đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm; đồng thời tập trung phát triển hệ thống phân phối chuyên nghiệp nhằm mang đến sự tiện lợi và những trải nghiệm thú vị nhất cho khách hàng.
Việt Tiến có quyền mơ giấc mơ xa hoa đó khi là thương hiệu thời trang may mặc công nghiệp xuất khẩu lớn nhất Việt Nam Người anh cả của nền dệt may Việt Nam- ViệtTiến đã chiếm lĩnh thị phần đáng nể ở những nền thời trang tiên tiến: Nhật Bản chiếm31% sản lượng của Việt Tiến, con số ở Hoa Kỳ là 21%, EU 16.5%, Hàn Quốc 3.9%, các nước khác 27.6%… Bài toán thị phần Việt Tiến đã giải được, bước tiếp theo của quá trình quốc tế hóa là bài toán Thương hiệu Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng với một chiến lược dài hạn trên tiền đề là những bước tiến vững chắc, Việt Tiến được tin tưởng sẽ điền tênViệt Nam trên bản đồ thời trang thế giới “Việt Tiến – Việt Nam tiến lên”, một triết lý thương hiệu đầy tự hào.
Nhận diện chiến lược cạnh tranh của Tổng công ty may Việt Tiến
2.2.1 Lợi thế cạnh tranh khác biệt của Việt Tiến:
Trước sự cạnh tranh ngày càng tăng của các thương hiệu trong và ngoài nước, sự bùng nổ thị trường cũng như thị hiếu thay đổi với tốc độ nhanh chóng của người tiêu dùng, Việt Tiến đang đổi mới nhận thức của người tiêu dùng về một thương hiệu Việt Tiến hoàn toànmới, cao cấp hơn, chuyên nghiệp hơn và trẻ trung hơn Làm sao để người tiêu dùng nhận thức Việt Tiến là một thương hiệu “all-in-one” dành cho nam giới, bất cứ thứ gì liên quan đến thời trang cho phái mạnh thì Việt Tiến đều có.
Sản phẩm của Việt Tiến bị nhiều người tiêu dùng đánh giá chưa cao về hình ảnh, giá trị của sản phẩm Nhận thức được điều đó, Việt Tiến đã tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng việc thực hiện sự lựa chọn sản phẩm, thị trường, khả năng riêng biệt để củng cố lẫn nhau nhằm gia tăng giá trị của sản phẩm theo đánh giá của khách hàng; tạo ra lợi thế về khác biệt hóa ở Việt Tiến là về chất lượng sản phẩm, thiết kế, mẫu mã, dịch vụ khách hàng, Biểu hiện:
Việt Tiến chú trọng đầu tư công nghệ và kỹ thuật sản xuất, nổi bật là nhà máy sử dụng năng lượng mặt trời Việt Long Hưng Cho ra mắt sàn catwalk và showroom chào và bán hàng, trang bị hiện đại, thay đổi phương thức bán mới chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế đã cho thấy dịch vụ khách hàng ở Việt Tiến rất tốt
Năng lực cảm thụ thời trang đầy tinh tế, Việt Tiến đã mở rộng, đa dạng nhiều dòng sản phẩm, phong phú lối phục sức mà vẫn chuẩn mực Các chiến lược kinh doanh thông minh của nhà quản trị đã giúp công ty ngày càng phát triển điển hình là chiến lược: ngoài sản phẩm về áo sơ mi thì Việt Tiến còn tận dụng việc được nhượng quyền thương hiệu giày Skechers nhằm thực hiện mở rộng phân khúc trong lĩnh vực thời trang nam, đa dạng về mẫu mã, đáp ứng thị hiếu của nhiều khách hàng Việt Tiến cho rằng tất cả những gì liên quan đến phái mạnh thì Việt Tiến đều có.
Phòng Lab hiện đại, đội ngũ thiết kế và đội ngũ nhà may sáng tạo và tài hoa liên tục cho ra nhiều mẫu thời trang xu hướng đồng thời chất liệu sản xuất cũng hướng tới chất liệu liệu bền vững với cuộc sống ; quy trình, máy móc và chất vải được cải thiện đã giúp cho chất lượng và giá trị của sản phẩm được nâng cao Ngoài ra Việt Tiến còn đưa các sản phẩm của mình lên trang thương mại điện tử để đáp ứng tối đa nhu cầu mua sắm nhanh, linh hoạt.
Việt Tiến sở hữu Trung tâm nghiên cứu và phát triển mẫu Dương Long nhằm phát huy tối đa sức sáng tạo của nhà thiết kế, nhanh chóng tạo ra các mẫu mới, phát triển đa dạng sản phẩm đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường Dương Long là nơi tạo cho Việt Tiến có sự khác biệt nhất và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Việt Tiến Đó là bệ phóng quan trọng trong công việc phát triển chuỗi giá trị và khẳng định sức cạnh tranh của thương hiệu tại thị trường trong và ngoài nước, là chìa khóa chiến lược quyết định sự bền vững của thương hiệu thời trang quốc tế.
Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong triển khai chiến lược khác biệt hóa củaViệt Tiến với mục tiêu: Đổi mới nhận thức của người tiêu dùng về một thương hiệu ViệtTiến hoàn toàn mới, cao cấp hơn, chuyên nghiệp hơn và trẻ trung hơn Việt Tiến đã triển khai 3 chương trình truyền thông: Big concept “Thời khắc của sự lịch lãm”, Social concept “Việt Nam Tiến Lên”, Big Concept “Lịch lãm khí chất Việt” Các công cụ truyền thông mà Việt Tiến đã sử dụng: Truyền thông qua mạng xã hội, Các video sáng tạo, Các video đặc tính, Truyền thông qua website,
Phòng Lab, từ lúc lên ý tưởng thiết kế đến quan sát và điều chỉnh thiết kế, cho ra những mẫu rập chi tiết, giúp cho nhà kỹ thuật may và hoàn thiện bộ mẫu nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí lao động và khơi nguồn sáng tạo mẫu cho nhà thiết kế Qua đó cho thấy chất lượng thiết kế của Việt Tiến rất được chú trọng Bên cạnh đó, Việt Tiến chú trọng đầu tư công nghệ và kỹ thuật sản xuất, nổi bật là nhà máy sử dụng năng lượng mặt trời, quy trình, máy móc và chất vải được cải thiện do đó chất lượng sản phẩm của Việt Tiến cũng được nâng cao.
Ngoài ra, so với các thương hiê …u đối thủ trong và ngoài nước, Viê …t Tiến là thương hiê …u có gần 45 năm hoạt đô …ng và đã có một vị trí nhất định trong nhâ …n thức của người tiêu dùng.
2.2.2 Cách thức Việt Tiến lựa chọn mức khác biệt sản phẩm cao để đạt lợi thế cạnh tranh
Việt Tiến chọn mức khác biệt sản phẩm cao để đạt lợi thế cạnh tranh theo 3 cách chủ yếu: Chất lượng, sự đổi mới và tính thích nghi với khách hàng Cụ thể:
Sản phẩm của Viê …t Tiến hướng tới sự bền vững và liên tục được câ …p nhâ …p theo xu hướng thời trang thế giới Chất lượng sản phẩm được đảm bảo khi sản xuất quy trình sản xuất khép kín, kết hợp máy móc hiê …n đại và chất vải vượt trô …i Tiêu biểu là 2 loại vải Bamboo và Tencel với tính năng mềm mịn, thoáng mát và không mất nhiều thời gian để ủi Mỗi sản phẩm của Việt Tiến gửi đến khách hàng một sự hoàn hảo, được tính toán kỹ càng từ “Sự thấu hiểu” và “sự trân trọng” Tất cả đã cho thấy chất lượng và giá trị của sản phẩm của Việt Tiến đã được nâng cao.
Viê …t Tiến nỗ lực không ngừng đổi mới, biến hoá đa dạng các dòng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Viê …t Tiến đã mở rô …ng hơn với 2 dòng thời trang chính đi theo phong cách công sở chuẩn mực Business Casual (Formal & Very Formal Style) và Smart Casual, mỗi dòng có gần 10 sản phẩm khác nhau Áo sơ mi Việt Tiến trước đây chỉ có một form dáng rộng (regular) thì nay có nhiều lựa chọn hơn: regular dành cho trung niên thích sự thoải mái, regular fit (ôm gọn) là form dành cho đối tượng trung niên nhưng thích phong cách trẻ trung và slim fit (bó sát) dành cho đối tượng trẻ thích phong cách khỏe khoắn Áo sơ mi cũng có thêm các mẫu ngắn tay và nhiều màu sắc tươi trẻ Ngoài môi trường công sở, công ty có những mẫu thời trang dạo phố, du lịch Năm 2017, Việt Tiến có một cố gắng khác mang nhượng quyền Skechers, thương hiệu giày thể thao của
Mỹ về Việt Nam Hiện nay Skechers nằm trong nhóm sản phẩm phụ trợ kết hợp với sản phẩm thời trang Smart Casual ( tiện dụng, dùng hàng ngày) của Việt Tiến.
Việt Tiến có sự đổi mới từ khâu thiết kế ở các Trung tâm nghiên cứu và phát triển mẫu đến khâu sản xuất thông qua đầu tư công nghệ và kỹ thuật sản xuất Nổi bật là nhà máy sử dụng năng lượng mặt trời Việt Long Hưng được xây dựng theo tiêu chuẩn “Xanh” Leed Platinum – một tiêu chuẩn quốc tế cao nhất của Mỹ.
Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến đô …ng dưới áp lực cạnh tranh của các đối thủ trong và ngoài nước, cùng với đó là sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng, Viê …t tiến đã đổi mới trong hoạt động kinh doanh và truyền thông để hoạt đô …ng kinh doanh trở nên hiệu quả hơn Việt Tiến đưa ra trang Thương mại điện tử để đáp ứng tối đa nhu cầu mua sắm nhanh, linh hoạt Đẩy mạnh truyền thông qua các chương trình cùng với các công cụ truyền thông khác nhau.
Phân tích điều kiện áp dụng chiến lược tại Tổng công ty may Việt Tiến
Trước sự cạnh tranh ngày càng tăng của các thương hiệu trong và ngoài nước, sự bùng nổ thị trường cũng như thị hiếu thay đổi với tốc độ nhanh chóng của người tiêu dùng, Việt Tiến đang đổi mới nhận thức của người tiêu dùng về một thương hiệu Việt Tiến hoàn toàn mới, cao cấp hơn, chuyên nghiệp hơn và trẻ trung hơn Làm sao để người tiêu dùng nhận thức Việt Tiến là một thương hiệu “all-in-one” dành cho nam giới, bất cứ thứ gì liên quan đến thời trang cho phái mạnh thì Việt Tiến đều có. Đối với thương hiệu của mình, Việt Tiến đã lựa chọn phương án làm trẻ hoá thương hiệu Không chỉ cung cấp những sản phẩm về công sở hay mang lại cảm giác lịch sự, Việt Tiến còn tập trung nghiên cứu và phát triển những dòng sản phẩm đem lại cảm giác lịch lãm, giúp khách hàng cảm thấy như được “trẻ hoá” với hình ảnh và phong cách hiện đại, bắt kịp xu hướng. Để thực hiện mục tiêu này, Việt Tiến đã triển khai 03 chương trình truyền thông:
- Big concept “Thời khắc của sự lịch lãm”: Năm đầu tiên 2018, để thay đổi nhận định “chỉ có thời trang công sở” về Việt Tiến của người dùng, chiến dịch giới thiệu lại sản phẩm (functional) đi cùng các sự kiện nổi bật (occasional) để thay đổi nhận thức của thị trường về sự đa dạng mẫu mã, thời trang “all-in-one” đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết cho đàn ông ở nhiều lứa tuổi/giai đoạn trong cuộc sống.
- Social concept “Việt Nam Tiến Lên”: ra đời theo dòng sự kiện AFF Cup xâu chuỗi với ý tưởng lớn (big idea) thể hiện tinh thần luôn tiến về phía trước với khí chất lịch lãm của đàn ông Việt cộng hưởng với tinh thần thương hiệu Việt lâu đời.
- Big concept “Lịch lãm khí chất Việt”: tiếp nối thành công của năm đầu tiên, năm thứ hai - 2019, ngoài việc tiếp tục thực hiện truyền thông quảng cáo sản phẩm, Việt Tiến đã tập trung sử dụng những giá trị cảm tính, đánh vào cảm xúc của khách hàng để tạo sự kết nối với người mua, xây dựng hình ảnh thương hiệu gắn với khí chất lịch lãm, trẻ trung của đàn ông Việt và thể hiện được niềm tự hào dân tộc.
Không chỉ là một chiến dịch làm mới hình ảnh thương hiệu, mà đây còn là chiến dịch trẻ hoá "quý ông" thành công của Việt Tiến Thông qua đó, Việt Tiến có thể giúp người đàn ông Việt cảm thấy trẻ trung, thoải mái, nhưng cũng không kém phần lịch lãm trong cuộc sống, đặc biệt làm gia tăng niềm tự hào về sản phẩm Việt Việt Tiến đã rất thành công trong việc triển khai các chương trình truyền thông của mình Việt Tiến phân tích được các cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài, tận dụng và nắm bắt cơ hội, những sự kiện mang tính ảnh hưởng lớn như AFF Cup để đánh vào tinh thần dân tộc của người Việt Nam Từ đó, Việt Tiến đã đưa ra chiến lược truyền thông kết hợp với hình ảnh sự kiện nhằm quảng bá, làm bật lên hình ảnh của mình và thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng. Để triển khai 03 chương trình truyền thông nổi bật trên, Việt Tiến đã áp dụng các công cụ truyền thông sau:
Năm 2018, Việt Tiến bắt đầu thay đổi theo hướng trẻ hóa hình ảnh thông qua việc sử dụng hình ảnh người mẫu trẻ trung, năng động được đăng tải trên nền tảng Facebook.Trong đó, nổi bật là sự kiện AFF Cup, hàng loạt các post, series nội dung sáng tạo và các bài đăng trên mạng xã hội đạt được sự quan tâm và cổ vũ nhiệt tình trên mạng xã hội.Đồng thời, điều này cũng giúp đạt hiệu quả cao trong việc tăng cảm tình với thương hiệu Đến năm 2019, bên cạnh AoC content, Việt Tiến tiếp nối thành công của những nội dung sáng tạo năm 2018, theo sát nhiều sự kiện mang tính thời sự Với thông điệp chính:
“Cài tự hào, nối khát khao” và hình ảnh chiếc áo Việt Tiến rực sắc đỏ của màu cờ Việt Nam đã được người Việt ủng hộ rất nhiệt tình Hướng tới mục tiêu tạo nên niềm tự hào dân tộc, Việt Tiến đã thổi hồn vào sản phẩm của mình để kết nối hơn với người mua Đây là một cách nắm bắt cơ hội tận dụng những giá trị cảm tính để kích thích nhu cầu mua sắm.
Việt Tiến tập trung vào quảng cáo TVC về cuộc sống của hai nhân vật là nam giới tuổi trung niên và nam giới trẻ Dù trong hoàn cảnh nào thì người đàn ông Việt cũng luôn lịch lãm, bản lĩnh luôn tiến về phía trước với sản phẩm của Việt Tiến TVC đã thể hiện được sự đa dạng của sản phẩm, sự trẻ trung, hiện đại, cũng như tính ứng dụng cao trong khả năng kết hợp trang phục với thời trang của Việt Tiến
Việt Tiến tập trung vào sự cải tiến về cả thiết kế và chất liệu trong những dòng sản phẩm cụ thể
Việt Tiến tung ra các bộ ảnh lookbook đầy ấn tượng với những concept riêng biệt và đa dạng về chủ đề đã nhanh chóng thu hút sự chú ý, gây ấn tượng về một Việt Tiến hoàn toàn mới mẻ, lịch lãm nhưng vẫn trẻ trung, phóng khoáng đồng thời thể hiện được sự nhanh nhạy trong việc cập nhật xu hướng mới.
Các công cụ truyền thông được Việt Tiến áp dụng một cách triệt để và khoa học, sử dụng linh hoạt và đa dạng các công cụ để nhanh chóng gây chú ý đến khách hàng Khi đã nắm bắt được các cơ hội từ sự kiện AFF Cup mang lại, Việt Tiến đã nhanh chóng tung ra những bộ sưu tập mới, chất lượng cũng như những TVC đánh vào sự gần gũi từ cuộc sống ngày thường và tinh thần yêu nước của người dân Việt đã giúp Việt Tiến thu hút được lượng lớn sự quan tâm. là một điểm mạnh của doanh nghiệp do doanh nghiệp rất chú trọng trong việc nghiên cứu và phát triển; định hướng, làm mới sản phẩm Những hoạt động R&D nổi bật của Việt Tiến có thể kể đến như:
- Chú trọng đầu tư công nghệ và kỹ thuật sản xuất
- Chất liệu sản phẩm luôn được cập nhật liên tục theo xu hướng thời trang thế giới, những chất liệu có nhiều tính năng hướng đến sự bền vững của cuộc sống.
- Chú trọng vào form dáng lẫn họa tiết trên sản phẩm để luôn đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng với sản phẩm của Việt Tiến, đồng thời cũng giúp Việt Tiến đạt được những mục tiêu của mình.
Ngày 12 tháng 10 năm 2019, Việt Tiến đã khánh thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển mẫu Dương Long (Dương Long R&D) có quy mô 3000m , nằm trong khuôn 2 viên Tổng công ty được đầu tư theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp của các trung tâm thời trang thế giới Với thông điệp “Step into the future - Bước tới tương lai”, Dương Long R&D hứa hŠn là nơi đón đầu xu hướng của văn minh và sáng tạo, là nơi nghiên cứu nắm bắt và định hướng xu hướng, là chìa khóa chiến lược và là bệ phóng quan trọng trong công cuộc phát triển chuỗi giá trị và khẳng định sức mạnh cạnh tranh của thương hiệu Việt Tiến tại thị trường nội địa và xuất khẩu
Dương Long R&D gồm các khu vực chức năng: thiết kế sáng tạo, kỹ thuật, may mẫu, sản xuất hình ảnh truyền thông, hình ảnh môi trường sáng tạo đầy tính nghệ thuật và thời trang Phòng Lab, phòng Workshop, phòng Meeting, Thư viện, Showroom chào và bán hàng, sàn Catwalk, Studio, được thiết kế theo hình mẫu không gian làm việc hiện đại và chuyên nghiệp của các trung tâm thời trang thế giới, nhằm phát huy tối đa sức sáng tạo của các nhà thiết kế, nhanh chóng tạo ra các mẫu mới, phát triển đa dạng sản phẩm, đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường Đặc biệt phòng Lab là nơi phô diễn ứng dụng phần mềm công nghệ tiến tiến, từ lúc bắt đầu ý tưởng thiết kế với sketch 2D, đến việc quan sát và điều chỉnh thiết kế trên người mẫu 3D trực quan sinh động với chất liệu, hoa văn thực tế Phần mềm cho ra những mẫu rập chi tiết, giúp cho nhà kỹ thuật may và hoàn thiện bộ mẫu nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí lao động và khơi nguồn sáng tạo mẫu cho nhà thiết kế.
Bên cạnh đó, để phục vụ công tác chào và bán hàng cho hệ thống kênh phân phối và người tiêu dùng:
- Dương Long R&D ra mắt sàn catwalk 500m và showroom chào và bán hàng 2 300m 2 , được trang bị hệ thống âm thanh, ánh sáng và màn hình led hiện đại, tạo nên một không gian trình diễn trưng bày đẳng cấp nhằm thay đổi phương thức bán hàng mới, chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế
Đánh giá chung
Thông qua việc phân tích về chiến lược cạnh tranh khác biệt hoá của Tổng công ty May Việt Tiến có thể thấy chiến lược kinh doanh này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và hoạt động của công ty Công ty đã có những chiến lược phù hợp nhằm tận dụng được điểm mạnh của công ty và tận dụng được các cơ hội, tự tìm cho mình những hướng đi mới qua việc nâng cao năng lực R&D, một năng lực rất quan trọng trong ngành thời trang may mặc.
- Để biết nhiều thông tin hơn về các sản phẩm may mặc thì người tiêu dùng thường tìm hiểu qua những phương tiện truyền thông chủ yếu như Internet (facebook, zalo, google, tiktok…), bạn bè, báo chí và Tivi Vì thế công ty cần đẩy mạnh các các hình thức quảng cáo trên Tivi, báo chí và Internet để thu hút khách hàng mới chưa sử dụng sản phẩm của Việt Tiến
- Công ty nên hạn chế hình thức quảng cáo băng rôn, áp phích hay triễn lãm ở các siêu thị, trung tâm thương mại, hội chợ Các hình thức này khách hàng ít quan tâm vì thế hiệu quả mang lại là rất thấp Sử dụng Internet như một công cụ quảng cáo lợi hại, trước hết cần phải hoàn thiện Website: www.viettien.com.vn về giao diện, nội dung trang Web cần được cập nhật liên tục và thông tin cần đa dạng mang tính chất tiếp thị, quảng cáo
- Công ty nên mở rộng thêm quảng cáo ra nhiều kênh thông tin khác như: quảng cáo trên xe Bus đây là hình thức quảng cáo đang được ưa chuộng, quảng cáo ở những nơi công cộng đông người như: Ga Sài Gòn, Sân bay Tân Sơn Nhất, Bến Xe.
- Công ty cần thực hiện các nghiên cứu để có chính sách mở rộng đa dạng hơn về sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
- Khả năng đổi mới, sáng tạo và năng động: Về khả năng này Việt Tiến đang làm khá tốt và được đánh giá rất là cao, đổi mới sáng tạo về sản phẩm, chất lượng, về khoa học công nghệ Để có thể phát triển hơn trong thị trường may mặc, có thể kể đến một vài những giải pháp như:
+ Nắm bắt xu hướng kịp thời, đẩy mạnh năng lực nghiên cứu và phát triển thị trường, phát triển sản phẩm.
+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu và sản xuất.
- Các chiến lược phải phù hợp với chiến lược nhân lực, tuyển dụng lao động trẻ.