1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chân vũ thang chân vũ thang có nguồn gốc từ sách thương hàn luận trương trọng cảnh , nguyên tên gốc là huyền võ thang

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chân Vũ Thang Có Nguồn Gốc Từ Sách Thương Hàn Luận
Tác giả Đỗ Bá Sắc
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 373,17 KB

Nội dung

GIẢI THÍCH BÀI THUỐC VỊ THUỐC VAI TRÒ TÁC DỤNG Thục phụ tử Quân Ôn thận tráng dương , khử hàn Sinh khương Thần Phát hãn , trừ hàn ở ngoài Bạch linh Tá Kiện tỳ , lợi thủy Bạch truật Tá Ki

Trang 1

CHÂN VŨ THANG

Thương hàn luận

Trình bày : Đỗ Bá Sắc – Tổ 7

Trang 2

I.TỔNG QUAN

• Chân vũ thang có nguồn gốc từ sách “Thương hàn luận “ – Trương Trọng Cảnh , nguyên tên gốc là “ Huyền võ thang “

• Theo sách “ Phương tễ học “ , bài thuốc có tác dụng “ ôn dương , lợi thủy “

Trang 3

II.THÀNH PHẦN

Thục phụ tử 8-12 g

Bạch linh 8-12 g

Bạch truật 8-12 g

Sinh khương 8-12 g

Thược dược 12-16 g

Trang 4

1.Thục phụ tử

• BPD : Củ nhánh của cây ô đầu

• Tính vị : vị cay ngọt , tính đại nhiệt , có độc

• QK : tâm , thận , tỳ

• CN-CT : hồi dương cứu nghịch , kiện tỳ vị khứ hàn giảm đau , ấm thận hành thủy

Trang 5

2.Bạch linh

• BPD : hạch nấm phục linh ký sinh trên rễ cây thông

• Tính vị : ngọt , nhạt , tính bình

• QK : 5 kinh , tỳ , thận , vị , tâm , phế

• CN-CT : lợi thủy , thẩm thấp , kiện tỳ , an thần

Trang 6

3.Bạch truật

• BPD : Rễ của cây bạch truật

• Tính vị : ngọt đắng , tính ấm

• QK : Tỳ , vị

• CN-CT : Kiện tỳ , lợi thủy , ráo thấp kiện vị , tiêu thực ; cố biểu , liễm hãn

Trang 7

4.Sinh khương

• BPD : Thân rễ tươi của cây gừng

• Tính vị : vị cay , tính ấm

• QK : phế , tỳ , vị

• CN-CT : phát tán phong hàn ;

ấm vị ; hóa đờm chỉ ho ;

lợi niệu , tiêu phù thũng

giải độc , khử trùng

Trang 8

5 Thược dược

• BPD : Rễ phơi khô của cây bạch thược

• Tính vị : vị đắng chua , tính hơi hàn

• QK : Can , Tỳ

• CN-CT : Bổ huyết , cầm máu

điều kinh ; thư cân , bình can

Trang 9

III GIẢI THÍCH BÀI THUỐC

Thục phụ tử Quân Ôn thận tráng dương , khử

hàn Sinh khương Thần Phát hãn , trừ hàn ở ngoài Bạch linh Tá Kiện tỳ , lợi thủy

Bạch truật Tá Kiện tỳ , lợi thủy Thược dược Sứ Hòa vinh , chỉ thống , điều hòa tính cay nóng của các

vị thuốc trên

Trang 10

Cơ chế bệnh sinh :

Theo “ Thương hàn luận “ , Đường Tôn Hải nói : “ Thương hàn phát nhiệt do cái Vệ dương với hàn khí cùng tranh nhau , nên mới thành ra nhiệt Nên phát bỏ hãn , khiến cho Vệ dương tiết ra ngoài , hàn cũng nhân đó mà giải Nếu Vệ dương đã tiết , hàn đã ra mà không giải , lưu lại bộ phận ở cơ nhục mà phát nhiệt , ở trong thời làm động đến thủy của Bàng quang , phạm lên tâm thành “chứng tâm hạ quý” , thủy khí dựa theo Can mạch lấn lên trên thành chứng chóng mặt Khí của hàn thủy phạm vàn cân , khiến cho mình rung động run run muốn xuống đất “

Trang 11

• Trong bài thuốc : Dùng Bạch thược , Sinh khương vừa điều hòa Doanh , Vệ vừa làm cho tan cái hàn ở bên ngoài , dùng Phụ tử làm chủ giúp thận dương để trừ “ hàn “ ở bên trong Dùng Linh , Truật trị thủy làm

tá giúp thêm thủy không tràn lên trên thời chứng chóng mặt khỏi ,

thủy không phạm lên tâm thời “chứng tâm quý” khỏi Hàn đã lui ,

dương đã đủ , thời các chứng “ rung động “ , “run run “ cũng đều khỏi

Trang 12

IV ỨNG DỤNG LÂM SÀNG

• Trên lâm sàng bài thuốc được sử dụng cho các trường hợp sau :

1, Tỳ thận dương hư , thủy khí đình trệ , tiểu tiện ít , phù toàn thân hay phù chi dưới , cơ thể có cảm giác nặng nề hoặc sợ lạnh , đau bụng

2, Bệnh ở Thái Dương phát hãn , hãn ra mà không giả , bệnh nhân vẫn phát nhiệt , tim đập nhanh, hồi hộp vì sợ , đầu choáng váng , mình

rung động muốn nhảy xuống đất

3, Bệnh phù gan thận , phù tim , bệnh phổi , viêm đại tràng mạn tính … những người thuộc chứng thận dương thiếu hụt

Trang 13

V CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG

• Cách dùng : sắc 800ml nước , đun còn 300ml , bỏ bã , mỗi lần uống 100ml , ngày 3 lần

• Gia giảm :

+ TH ho gia thêm Ngũ vị tử , tế tân , Can khương 3g

+ TH tiểu tiện nhiều , bỏ Phục linh

+ TH tiêu chảy , bỏ Thược dược , thêm Can khương 6g

+ TH nôn , bỏ Phụ tử , gia thêm lượng Sinh khương

Trang 14

• Kiêng kỵ : không dùng cho phụ nữ có thai , âm hư không nên dùng

• Phụ phương : “ Phụ tử thang “

Thành phần : Thục phụ tử 8-12g

Bạch linh 8-12g

Đảng sâm 8-16g

Bạch truật 8-16g

Bạch thược 8-12g

Tác dụng : ôn trung trợ dương , khu hàn hóa thấp

Trang 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO

• 1, Phương tễ học – Nhà xuất bản y học – PGS.TS – Nguyễn Thược Kim

• 2, Thương hàn luận – Nhà xuất bản Đồng Nai – Trương Trọng Cảnh

• 3 , Dược cổ truyền – Nhà xuất bản Y học – GS.TS – Phạm Xuân Sinh

• 4,https://www.haodf.com/zhuanjiaguandian/

xingweiguang_5636111622.html

Trang 16

CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN

ĐÃ LẮNG NGHE

Trang 17

Câu hỏi

• 1, Tại sao bài thuốc ban đầu có tên “ Huyền võ Thang “ lại đổi thành “ Chân võ thang “ ? Ý nghĩa ?

• 2, Có ý kiến cho rằng : “ trong đơn thuốc có thể thay thế Sinh khương bằng Can khương “ , theo bạn bài này có thể ko ? Tại sao ?

• 3, Điểm khác biệt “ Thục phụ tử “ với các loại “ Hắc phụ , bạch phụ , diêm phụ “ ?

• 4, Theo như trong bài : “ Linh , Truật có tác dụng kiện tỳ , lợi thủy “ phù hợp với chủ trị Tại sao bạn ko để làm “quân” mà lại làm “tá” ?

• 5, “Hội chứng tâm quý “ là ntn ? Nguyên nhân gây ra ở bài này là gì ?

Ngày đăng: 22/02/2024, 16:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w