1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích cung, cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêudùng trong một khoảng thời gian nào đó

37 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Cung, Cầu Và Giá Cả Thị Trường Của Một Mặt Hàng Tiêu Dùng Trong Một Khoảng Thời Gian Nào Đó
Tác giả Doãn Thu Hiền, Cao Quốc Hiếu, Phạm Phương Hoa, Bùi Đức Hoàng, Nguyễn Nam Bá Hoàng, Đào Ngọc Hùng, Bùi Thu Huyền, Hà Ngọc Khánh Huyền
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Yến Hạnh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh tế vi mô
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 8,64 MB

Cấu trúc

  • I. Tính cấp thiết của đề tài (8)
  • II. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu (8)
  • III. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu (9)
  • Chương 1: Lý thuyết cung, cầu (11)
    • 1. Cung (11)
    • 2. Cầu (12)
  • Chương 2: Vấn đề nghiên cứu: “Phân tích cung – cầu khẩu trang tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2019 – 2022” (15)
    • 1. Tình hình chung của xã hội trong những năm 2019 – 2021 (15)
    • 2. Phân tích cung về khẩu trang ở nước ta giai đoạn 2019 đến 2021 (15)
    • 3. Phân tích cầu về khẩu trang ở nước ta trong giai đoạn 2019 - 2022 (21)
    • 4. Giá cả thị trường (29)
  • Chương 3: Giải pháp và Khuyến nghị (33)
  • Tài liệu tham khảo (34)

Nội dung

Khẩu trang không chỉ được sử dụng như làmột món phụ kiện ngoài thân mà nó còn là một công cụ để giúp cho ngườitiêu dùng có thể bảo vệ bản thân mình và bản thân những người xungquanh khỏi

Tính cấp thiết của đề tài

- Khẩu trang giờ đây đã không còn là một mặt hàng quá xa lạ đối người dân trên khắp cả nước Trải qua từ những tháng cuối năm 2019 đến nay, từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam với những biến đổi và tình hình phức tạp, khẩu trang đã trở thành một vật dụng không thể thiếu của mỗi người dân khi ra khỏi nhà Khẩu trang không chỉ được sử dụng như là một món phụ kiện ngoài thân mà nó còn là một công cụ để giúp cho người tiêu dùng có thể bảo vệ bản thân mình và bản thân những người xung quanh khỏi những yếu tố như khói bụi, dịch bệnh lây truyền, …

- Là một trong những điều kiện quan trọng nhất trong quy tắc 5K giai đoạn từ 2019 đến nay, khẩu trang đã trở thành món đồ dùng hằng ngày quem thuộc trong cuộc sống của người dân trong và ngoài nước Trong tình hình thực tế lúc bấy giờ, mặt hàng khẩu trang đã từng rơi vào tình trạng khan hiếm hàng hóa, cùng với đó là sự tăng lên theo cấp số nhân về khía cạnh giá cả đã khiến cho nhiều người khó có thể chi trả cho các chi phí về vật dụng y tế cá nhận như vậy.

- Vào thời điểm khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ và phức tạp, các nước cung cấp nguyên liệu may mặc cho chúng ta như Trung Quốc cũng đã đóng cửa giao thương Hơn thế nữa các nhà sản xuất đã cắt giảm nhân lực để có thể chống chịu hoạt động trong khoảng thời gian ấy, những yếu tố về công nghệ đã được áp dụng vào sản xuất Như vậy việc phân tích tình trạng cung cầu và giá cả của mặt hàng khẩu trang trước và trong khi dịch bệnh bùng phát sẽ cho ta thấy rõ sự thay đổi về nguồn cung ứng cũng như là nhu cầu của người dân trong giai đoạn dịch bệnh.

Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Chúng em làm đề tài này với mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về cung - cầu dệt may khẩu trang của Việt Nam Từ đây có thể nhìn nhận một cách rõ ràng hơn về những sự thay đổi của mặt hàng này trong những năm qua và tác động mạnh mẽ của nó nền công nghiệp của nước ta Qua đó, phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của ngành sản xuất khẩu trang tại nước ta để có thể nâng cấp, cải tiến và phát huy những ưu thế để đưa sản xuất ngày càng vững mạnh Và chúng em xin đưa ra đề

++BÀI TẬP KTCTrị-2019 (THẦY… kinh tế vi mô 100% (17)

21 tài nghiên cứu của nhóm là: “Phân tích cung – cầu khẩu trang tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2019 – 2022”.

Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

- Thị trường may dệt khẩu trang tại Việt Nam

- Thời gian: Giai đoạn từ năm 2019 - 2022 (bắt đầu từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Việt Nam)

3 Mục đích nghiên cứu: a Mục đích chung:

- Nghiên cứu và phân tích thị trường khẩu trang tại Việt Nam giai đoạn 2019

- 2022, từ đó đưa ra một số giải pháp cho ngành dệt may khẩu trang tại Việt Nam. b Mục đích cụ thể:

- Phân tích cung, cầu về khẩu trang trong giai đoạn 2019 – 2022;

- Tìm ra các yếu tố tác động đến cung, cầu trong giai đoạn 2019 – 2022;

- Phân tích giá cả thị trường trong giai đoạn 2019 – 2022;

- Đưa ra giải pháp để đóng góp cho sự phát triển của ngành dệt may khẩu trang tại Việt Nam. c Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích - tổng hợp lí thuyết;

- Phương pháp thu thập số liệu;

- Phương pháp liệt kê so sánh;

- Phương pháp giả thuyết. d Kết cấu đề tài nghiên cứu: Đề tài gồm có 3 chương:

- Chương 1: Lý thuyết về cung, cầu

(Nội dung chương này sẽ trình bày những tổng quan nhất về khái niệm, nội dung chính của cung và cầu trên thị trường.)

- Chương 2: Vấn đề nghiên cứu

(Cung cầu về khẩu trang ở Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022 Tại chương này, vấn đề về cung, cầu về khẩu trang sẽ được làm rõ Đồng thời tìm hiểu thêm về số lượng sản xuất và tiêu dùng, các yếu tố ảnh hưởng đến cung, cầu, giá cả thị trường và các đánh giá liên quan)

- Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị

- Nội dung chương sẽ đề cập và đưa ra những giải pháp, khuyến nghị dành cho ngành dệt may khẩu trang ở Việt Nam)

Lý thuyết cung, cầu

Cung

a Khái niệm cung, lượng cung:

- Cung (kí hiệu là S):lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán muốn bán và sẵn sàng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định và các yếu tố khác không đổi.

- Lượng cung (kí hiệu là Q ):lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ màs người bán muốn bán và sẵn sàng bán tại một mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. b Luật cung:

- Nội dung của luật cung: giả định tất cả các yếu tố khác không đổi, nếu giá cả của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cung về hàng hóa hay dịch vụ đó cũng tăng lên và ngược lại trong một khoảng thời gian nhất định. c Phương trình, đồ thị:

- Hàm cung dạng tuyến tính:

Hình 1 Đồ thị đường cung Độ dốc đường cung: Đường cung là đường dốc lên về phía bên phải và có độ dốc dương thể hiện mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa giá cả và cung d Các yếu tố tác động đến cung:

- Tiến bộ về công nghệ;

- Giá của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất;

- Số lượng nhà sản xuất trong ngành;

- Giá của hàng hóa có liên quan trong sản xuất;

- Các chính sách kinh tế của Chính phủ;

- Kỳ vọng về giá cả;

- Các yếu tố khác: thiên tai, khí hậu, môi trường kinh doanh,…

Cầu

a Khái niệm cầu, lượng cầu:

- Cầu (Demand): lượng hàng hóa dịch vụ mà người mua muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định các yếu tố khác là không đổi.

- Lượng cầu (Q ): lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người muaD mong muốn và có khả năng mua tại một mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng tất cả các yếu tố khác là không đổi. b Luật cầu:

- Nội dung: Giả định tất cả các yếu tố khác là không đổi, khi giá cả của một hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu giảm và ngược lại, khi giá cả của một hàng hóa hay dịch vụ giảm sẽ làm cho lượng cầu tăng.

- Giữa giá và cầu có mối quan hệ tỉ lệ nghịch. c Phương trình, đồ thị:

- Hàm cầu dạng tuyến tính:

Hình 2: Đồ thị đường cầu Độ dốc đường cầu: Đường cầu là đường dốc xuống về phía bên phải và có độ dốc âm thể hiện mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa giá cả và cầu. d Các yếu tố tác động đến cầu:

- Thu nhập của người tiêu dùng;

- Giá cả của hàng hóa liên quan trong tiêu dùng;

- Số lượng người tiêu dùng;

- Các chính sách kinh tế của chính phủ;

- Kỳ vọng về giá cả và thu nhập;

- Các nhân tố khách quan khác: khí hậu, môi trường, thời tiết,…

Vấn đề nghiên cứu: “Phân tích cung – cầu khẩu trang tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2019 – 2022”

Tình hình chung của xã hội trong những năm 2019 – 2021

- Cuối năm 2019: dịch bệnh COVID-19 bắt đầu xuất hiện, lan nhanh trên toàn thế giới và được xem là đại dịch nguy hiểm nhất từ trước đến nay.

- Năm 2020: cả thế giới phải ứng phó với một chủng virus corona mới đã gây nên đại dịch COVID-19 mang tên SARS-CoV-2 Dịch bệnh này đã len lỏi khắp nơi trong không khí và trong cả cơ thể người thậm chí nó còn là

“từ khóa” tìm kiếm nhiều nhất trên Internet mỗi ngày Chính đại dịch này đã đẩy hệ thống y tế của toàn cầu rơi vào khủng hoảng, thậm chí kéo theo cả cuộc khủng hoảng về kinh tế rất nghiêm trọng trên toàn thế giới.

- Năm 2021: Việt Nam đã ghi nhận 2 đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ 3 và thứ 4 lây lan mạnh trong cộng đồng Nhận thấy được sự nguy hiểm ấy, Đảng, Chính phủ và các hệ thống chính trị cùng với sự ủng hộ nhiệt tình của người dân với những chiến lược hiệu quả mà dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát và an toàn.

Hình 3 Biểu đồ số ca mắc và tử vong của các khu vực trên thế giới tính từ 0h ngày 31-12-2020.

Phân tích cung về khẩu trang ở nước ta giai đoạn 2019 đến 2021

a Tình hình xã hội trong những năm 2019 – 2021:

Tình hình các nhà sản xuất [1]

- Năm 2020, ngành dệt may là một trong những ngành chịu tác động tiêu cực và kéo dài của dịch Covid-19 Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành dệt giảm 0,5%; ngành sản xuất trang phục giảm 4,9% do đại dịch Covid-19 làm đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm may mặc.

Hình 4 Tác động của COVID – 19

- Trong 9 tháng năm 2021, ngành dệt may đã có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước nhờ chuỗi sản xuất phục hồi với đơn hàng truyền thống tăng trở lại.

Tình hình sản xuất trong nước [2]

- Theo thông tin do Cục Công Nghiệp (Bộ Công Thương) tổng hợp, chỉ tính riêng 50 doanh nghiệp đã có báo cáo với Bộ Công Thương, năng lực sản xuất khẩu trang đã lên đến 8 triệu chiếc/ngày, tức là có khoảng 200 triệu chiếc/tháng Nếu tính theo quy mô của cả nước thì sản lượng khẩu trang sẽ lớn hơn rất nhiều.

- Nguyên liệu sản xuất khẩu trang về cơ bản không quá khắt khe Trước đây, doanh nghiệp phải nhập khẩu vải kháng khuẩn hoặc hóa chất để sản xuất ra vải kháng khuẩn Nhưng hiện nay đã có một số doanh nghiệp, điển hình như Công ty Dệt lụa Nam Định, đã có thể tự sản xuất ra vải kháng khuẩn hoàn toàn từ nguyên liệu sinh học trong nước Do vậy, nếu có thị trường, có khách hàng thì năng lực sản xuất khẩu trang của các doanh nghiệp nước ta còn có thể nâng cao hơn nữa.

Một số nguồn cung cấp khẩu trang cho thị trường và sản lượng (Số liệu được thu thập vào ngày 27/04/2020) [3]

1 Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex):3,070,000 (Chiếc /ngày)

2 Công ty CP Dệt may Huế:500,000 (chiếc/ngày)

3 Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương Mại TNG:700,000 (chiếc/ngày)

4 Công ty TNHH Hàn Việt :400,000 (chiếc/ngày)

5 Công ty TNHH Minh Trí:300,000 (chiếc/ngày)

6 Công ty May Cam Ranh:200,000 (chiếc/ngày)

7 Công ty TNHH dệt may Hoàng Quân:200,000 (chiếc/ngày)

8 Công ty Cổ phần Dệt may Nam Việt:200,000 (chiếc/ngày)

9 Công tu TNHH Dệt may Nguyên Dung:40,000 (chiếc/ngày)

10.Công ty Kết nối thời trang Faslink:500,000 (chiếc/ngày)

Tổng sản lượng: 13,612,000 (chiếc/ngày) b Các yếu tố tác động đến cung khẩu trang:

Giá các yếu tố đầu vào:

- Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, Trung Quốc đã đóng cửa việc xuất khẩu các nguồn nguyên liệu, khiến nguồn cung cấp vải sản xuất khẩu trang của nước ta bị chặn đứng, do vậy mà các doanh nghiệp sản xuất phải sử dụng lượng hàng tồn kho và các yếu tố đầu vào trong nước với chất lượng không tốt mà giá cả lại cao hơn so với trước Mặc dù lợi nhuận về mặt hàng khẩu trang giảm nhưng các doanh nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường bởi nếu ngừng sản xuất thì các doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu thiệt hại cả phần chi phí cố định về nhà xưởng và phần chi phí thay đổi

Xuất hiện những tình trạng hàng thiếu chất lượng, hàng giả tuồn vào thị trường.

Về yếu tố công nghệ được sử dụng trong dệt may [4]

- Phát triển sản phẩm mới trên nền tảng thế mạnh sản phẩm đang có bằng cách thay đổi, thêm bớt nguyên liệu, công nghệ, kỹ thuật từ phương pháp kéo sợi, nguyên liệu sợi đến hiệu ứng dệt, công nghệ nhuộm, may mặc, đóng gói Ví dụ như: Trộn xơ visco và cotton để kéo sợi cellulose sẽ cho màu sắc rất tươi và đậm khi nhuộm Trộn xơ PVA vào cotton để tạo sợi sẽ tạo nên sản phẩm rất xốp, mềm, thấm nước cao…

- Những sản phẩm gắn liền với môi trường, xanh, sạch đang là xu thế của thế giới Các sản phẩm có xơ sợi từ xơ dừa, chuối, đay hoặc cellulose hữu cơ kết hợp với các phương pháp chế biến tiết kiệm năng lượng, dùng năng lượng sạch, có nguồn gốc hữu cơ như thuốc nhuộm từ cây lá, củ quả (mặc nưa, nghệ, chàm…) chủ yếu dùng nước sôi và thời gian hoặc sản phẩm tái tạo như xơ PE recycle, công nghệ nhuộm Clean dye không nước.

Việc áp dụng đươc các công nghệ hiện đại sẽ giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu được chi phí sản xuất đồng thời khi tìm được các công nghệ tạo ra các sản phẩm về sợi thân thiện với môi trường cũng giúp giải quyết phần nào khó khăn khi bị đứt nguồn cung cấp vải từ Trung Quốc.

Hình 5 Công nghệ hiện đại được sử dụng trong dệt may

Về yếu tố đầu vào:

- Theo thông tin từ Bộ Công Thương, 2 loại nguyên liệu chính để sản xuất khẩu ra khẩu trang y tế là vải không dệt và màng lọc kháng khuẩn Trong đó, trong nước đã sản xuất ra được vải không dệt và thời gian tới có thể tăng cường sản lượng nhưng không nhiều Riêng màng lọc kháng khuẩn, hiện Việt Nam phải nhập khẩu từ Trung Quốc đến khoảng 70%, 30% còn lại nhập từ Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Ai Cập, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu,…

- Do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp nên Trung Quốc đã cấm xuất khẩu về sản phẩm cũng như nguồn nguyên liệu; Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đã rơi vào tình trạng khan hiếm hàng, không có nguồn cung để xuất khẩu; còn nhập từ Châu Âu thì giá lại rất cao Tuy nhiều nước khác cũng có nguồn nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu cho Việt Nam nhưng các doanh nghiệp lại rất khó để tiếp cận và nếu tiếp cận được thì giá nguyên liệu cũng rất cao.

- Nguồn cung nguyên liệu với giá cả cao cũng sẽ tác động trực tiếp đến giá thành của sản phẩm Bởi việc sản xuất khẩu trang của các doanh nghiệp

Việt Nam phần lớn là sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tất cả các đơn hàng đều tạm ngưng nên thị trường đang tạm bị “đứt” hàng.

Trong bối cảnh này, Bộ Công Thương đang có hướng đẩy mạnh và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất ra khẩu trang vải thay thế cho khẩu trang y tế nếu như loại vải này được Bộ Y Tế chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy định và có thể phòng chống được dịch bệnh Việt Nam với số lượng doanh nghiệp trong ngành dệt may lên đến 7.000, việc tham gia sản xuất mặt hàng khẩu trang vải không đòi hỏi nhiều về thay đổi quy trình, máy móc nên hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

-Cũng theo Bộ Công Thương, Công ty TNHH Dệt kim Đông Xuân đã có thế mạnh chuyên sản xuất khẩu trang sang Nhật Bản, cũng đã đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt về trang phục kháng khuẩn của thị trường này Mặt hàng vải do công ty tự chủ động nguyên liệu, cơ bản là từ trong nước và chỉ phải nhập khẩu một số lượng nhỏ hóa chất kháng khuẩn từ Nhật Bản Do vậy về lâu dài, công ty không lo thiếu nguồn nguyên liệu.Với công suất 5-8 tấn/ngày, có thể tăng công suất lên 8-10 tấn/ngày, mỗi tấn vải có thể sản xuất được 40.000 cái khẩu trang vải Với nhu cầu cấp thiết của thị trường, công ty có thể mở rộng quy mô để sản xuất khẩu trang kháng khuẩn với sản lượng lên đến 300.000 chiếc/ngày [5]

Công ty TNHH Dệt kim Đông Xuân là doanh nghiệp đầu tiên có sản phẩm khẩu trang vải được cấp giấy chứng nhận thử nghiệm đạt tiêu chuẩn theo hướng kỹ thuật khẩu trang vải phòng chống dịch bệnh của Bộ Y

Hình 6 Sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn tại Công ty TNHH Dệt kim Đông Xuân.

Tại sao khi mà ko có các yếu tố đầu vào mà ngành dệt may ở VN vẫn có thể cung một lượng lớn đến vậy? [7]

Phân tích cầu về khẩu trang ở nước ta trong giai đoạn 2019 - 2022

a Thị trường tiêu thụ khẩu trang trong giai đoạn 2019 - 2022:

- Từ năm 2019 trở về trước, người tiêu dùng tại Việt Nam chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của khẩu trang Họ chỉ coi khẩu trang là công cụ để che nắng, mưa hay nhiều người lại cho rằng đó chỉ là một phụ kiện thời trang Chính vì lý do đó, lượng cung khẩu trang từ các năm trước 2019 không có nhiều biến động.

Hình 8 Khẩu trang là phương tiện để chống nắng

- Tuy nhiên, vào khoảng tháng 9 năm 2019, tình trạng ô nhiễm không khí như chỉ số bụi mịn ở hai thành phố lớn nhất cả nước là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra trong tình trạng đáng báo động Chính vì thế, thị trường tiêu thụ khẩu trang ở hai thành phố này đã có xu hướng tăng dần Hơn thế nữa, Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được coi là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, do đó xu hướng cầu của hai tỉnh thành này cũng sẽ ảnh hưởng đến lượng cầu của các tỉnh thành khác Do đó, khi người dân sống ở các tỉnh thành khác đọc được thông tin về tình hình bụi mịn ở hai thành phố trung tâm và cách phòng tránh bụi mịn từ họ, họ cũng dần ý thức được về lợi ích của việc khẩu trang đến sức khỏe của con người Từ đó ta có thể thấy lượng cầu về khẩu trang của cả nước trong giai đoạn này tăng lên một cách rõ rệt.

Hình 9 Bụi mịn ảnh hưởng đến cuộc sống con người

- Và đến 23 tháng 1 năm 2020 trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra được xác nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh [8] Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân và gia đình, người người nhà nhà tranh nhau mua các vật dụng y tế trong đó có khẩu trang để phòng dịch.Trong thời điểm chưa có vaccine phòng ngừa COVID như thời điểm lúc bấy giờ, khẩu trang được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh Chính vì vậy, lượng cầu khẩu trang của cả nước liên tục tăng nhanh và đạt đỉnh Đó là khi dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam bùng phát mạnh mẽ

Hình 10 Tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang

- Đến cuối năm 2020, vaccine đầu tiên trên thế giới mang tên Pfizer ra đời [9]

Do đó, lượng cầu về khẩu trang có xu hướng giảm xuống nhưng nhìn chung tỷ lệ tiêu thụ khẩu trang vẫn ở mức cao Tiếp đó, các loại vaccine khác nhau ra đời giúp giảm nỗi lo bệnh dịch Cũng chính vì lý do đó, người dân lại lơ là đi mối đe dọa tiềm ẩn của dịch bệnh COVID-19 cũng như lại quên đi vai trò của chiếc khẩu trang Song, ta có thể thấy để phòng ngừa lây lan dịch bệnh một cách tối đa, chính phủ đã ra quyết định giãn cách xã hội Vì thế cầu về khẩu trang cũng liên tục giảm xuống Vào khoảng tháng 6 năm 2021, chính phủ đã gỡ bỏ giãn cách xã hội nhằm phục hồi lại nền kinh tế sau một quãng thời gian dài bị “đóng băng” Khi đó người dân đã quay trở lại công việc thường ngày của họ, tiếp xúc với nhiều người hơn Lượng người nhiễm bệnh cũng vì thế tăng cao đỉnh điểm là tháng 3 năm 2022 [10] Vì thế, vừa để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, vừa không ảnh hưởng đến công việc của bản thân, nhiều người dân đã tìm đến chiếc khẩu trang - một biện pháp an toàn giúp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh.

Hình 11 Tình hình số ca nhiễm COVID-19 tại Việt Nam

- Và trong thời điểm hiện nay, ta có thể nói, việc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà dường như đã trở thành thói quen của mỗi người dân Việt Nam Đặc biệt, khi các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng đưa tin dịch bệnh COVID-19 có nguy cơ quay trở lại các nước Châu Âu [11] Phải chăng trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng từ đời sống tinh thần đến kinh tế - xã hội? Chính vì giữ tâm lý lo ngại đó, người dân Việt Nam đã ý thức được việc phòng bệnh hơn chữa bệnh và họ chọn cách đeo khẩu trang và tiêm đầy đủ vaccine như một cách đảm bảo an toàn cho chính bản thân và mọi người xung quanh.

Hình 12 Thói quen đeo khẩu trang hàng ngày khi ra ngoài đường của người dân b Các yếu tố tác động đến cầu:

Thu nhập người tiêu dùng:

- Thu nhập bình quân của người lao động vào năm 2020 là 5.5 triệu đồng, giảm 2,3% so với 2019 (số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO)) [12] Ngoài ra theo báo cáo công bố vào tháng 03/2020 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tác động của dịch COVID-19 đến lao động - việc làm được thể hiện rõ thông qua các chỉ số về bảo hiểm thất nghiệp Cụ thể, số người thất nghiệp đến nộp hồ sơ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp tháng 02/2020 là 47.164 người, tăng 59,2% so với tháng 01/2020 (29.839 người) và tăng 70% so với cùng kỳ năm 2019 (số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng 02/2019 là 27.755 người)

- Thu nhập của người tiêu dùng là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến khả năng mua sắm của người tiêu dùng, do vậy nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cầu. Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi kéo theo sự thay đổi của cầu hàng hóa Bên cạnh những yếu tố khách quan như dịch bệnh, giãn cách, thì thu nhập giảm đã tác động đáng kể đến nguồn cầu khẩu trang trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát.

Số lượng người tiêu dùng (hay quy mô thị trường):

- Trong tình hình đại dịch, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi vaccine vẫn chưa được phát minh thì khẩu trang dường như là cách phòng dịch khả quan nhất Hầu hết người tiêu dùng đều có nhu cầu sử dụng khẩu trang tại nơi công cộng Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu đối với hàng hóa càng tăng.

- Thêm vào đó, trước tình hình phát tán, lây lan nhanh của nCoV, khẩu trang đã trở thành mặt hàng thiết yếu nên số lượng người mua trên thị trường những mặt hàng này rất lớn.

Hình 13 Nhu cầu tăng khiến khẩu trang y tế lại đắt hàng

- Ghi nhận của phóng viên từ ngày 30.1 (mùng 6 Tết) đến nay, lượng người dân đi mua khẩu trang y tế tăng vọt Nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu quá cao khiến nhiều người đến hiê •u thuốc rồi lại ra về tay không… Tại nhà thuốc Hoàng Mai ở thị trấn Vương (Tiên Lữ), khi được hỏi mua khẩu trang y tế, chủ nhà thuốc thuốc lắc đầu cho biết đã không còn hàng để bán Chủ nhà thuốc thông tin: “Ngay trong kỳ nghỉ Tết đã có rất nhiều khách hàng đến mua, đă •t hàng, trong khi nguồn hàng chưa nhập về kịp dẫn đến khan hiếm. Chưa biết khi nào hàng sẽ có trở lại” Hay tại nhà thuốc Tuê • Minh ở thị trấn Trần Cao (Phù Cừ), khẩu trang là mặt hàng bán “chạy nhất” trong những ngày qua Chị Mai, nhân viên nhà thuốc cho biết: “Bình thường mỗi ngày cửa hàng chỉ bán lẻ khẩu trang y tế, người nào mua nhiều cũng chỉ lấy 1 - 2 hộp, nhưng trong thời điểm này, 50 hộp hết vèo trong mô •t ngày ” [13] Chính sách của chính phủ:

- Thấu hiểu được cuộc sống khó khăn của nhân dân, người lao động trong thời kỳ dịch bệnh, ngày 9/4/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19; hỗ trợ thêm cho một số nhóm đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi, bảo trợ xã hội trong thời gian có dịch.

- Ngoài ra Chính phủ còn triển khai quyết liệt các biện pháp về bình ổn giá một số hàng thiết yếu nói chung và mặt hàng y tế nói riêng Cụ thể ngày 2/2/2020, Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo số 35/TB-VPCP chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường các cấp, cơ quan thanh tra tài chính từ trung ương đến địa phương có trách nhiệm thực hiện ngay việc kiểm tra diện rộng, có trọng điểm và xử phạt kịp thời các trường hợp không thực hiện niêm yết giá, không thực hiện bán đúng giá niêm yết và các hành vi vi phạm khác theo quy định tại Luật giá, Nghị định 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán, hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Kỳ vọng về giá cả:

Kỳ vọng của người tiêu dùng về giá cả trong tương lai của một loại hàng hóa có thể làm thay đổi quyết định mua hàng hóa ở thời điểm hiện tại của họ Cụ thể, đối với mặt hàng khẩu trang, tại thời điểm dịch bệnh bắt đầu bùng phát, người tiêu dùng thường nghĩ theo chiều hướng rằng mặt hàng khẩu trang sẽ sớm tăng trong tương lai, vì vậy khẩu trang là vật dụng được người tiêu dùng “săn lùng” nhiều nhất tại thời điểm đó dẫn đến cạn kiệt khẩu trang trong một thời gian ngắn.

Hình 14 Người dân sẵn sàng mua khẩu trang do lo ngại giá tăng trong tương lai Thị hiếu

Khi Covid -19 vừa đến, khẩu trang lên ngôi, trong phút chốc trở thành mặt hàng "nóng" Khẩu trang cháy hàng trên khắp thế giới, trở thành quà tặng ngoại giao giữa các nước Khẩu trang được quy định trong hội họp, khi tham gia hoạt động cộng đồng Người Việt Nam không chỉ nhận thức rõ về ý thức phòng dịch mà còn đang có những hành động bảo vệ bản thân khỏi dịch bệnh này Họ đeo khẩu trang bất khi nào ra khỏi nhà (89%), rửa tay thường xuyên với xà phòng sát khuẩn (87%) và tránh tụ tập ở những nơi công cộng hoặc đông người (81%) Từ đó, ta có thể thấy được rằng [14] việc sử dụng khẩu trang như đã trở thành một thói quen của con người Việt Nam trong trạng thái “Bình thường mới”

Hình 15 Quang cảnh buổi lễ Chính phủ Việt Nam trao tặng 550 ngàn khẩu trang kháng khuẩn cho 5 quốc gia ở Châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, diễn ra vào chiều ngày 7/4/2020.

Giá cả thị trường

a Giá chi phí sản xuất:

- Giá của khẩu trang trong năm 2019chưa có nhiều biến động khi tại thời điểm đó, đây chỉ là 1 sản phẩm thông thường với giá chỉ giao động khoảng 30.000 - 40.000 đồng/hộp (50 cái) đối với loại 4 lớp, 40.000-50.000 đồng/ hộp (50 cái) đối với loại 5 lớp.

- Đối với một số loại khẩu trang cao cấp hơn như 3M, KN95 thì giá giao động vào khoảng 9.000-10.000 đồng/cái

- Cuối năm 2019, dịch COVID - 19 bùng phát từ Trung Quốc Dịch viêm phổi cấp gây ra cái chết cho hàng ngàn người khiến người dân Việt Nam bắt đầu hoang mang và lo sợ Sau khi có chỉ đạo từ Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế khuyến cáo đeo khẩu trang khi ra đường để ngăn ngừa sự phát tán của Virus. Lúc này, người dân bắt đầu đổ xô đi mua khẩu trang y tế Cơn “sốt” khẩu trang y tế tại Việt Nam xuất hiện cùng với đó là “Điệp khúc hết hàng, tăng giá” Lúc bấy giờ, lượng cầu về khẩu trang tăng một cách đột ngột trong khi lượng cung không thay đổi khiến cho giá khẩu trang của thị trường tăng 1 cách đột biến như sau:

Khẩu trang 5 lớp 150.000-250.000 đồng/hộp

Bảng 1 Giá khẩu trang các loại thông dụng

- Tại TP.HCM ngày 26/7, PV Thanh Niên đến quầy thuốc trên đường Tân

Kỳ Tân Quý (P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú) hỏi mua số lượng lớn khẩu trang y tế, nhưng người bán từ chối bán vì “rất nhiều người đang cần” Chủ quầy cho biết giá bán 1 hộp 50 cái tại đây là 70.000 đồng.

- Trong khi đó, quầy thuốc trên đường Thăng Long (P.4, Q.Tân Bình) kêu giá khẩu trang kháng khuẩn 4 lớp 100.000 đồng/hộp (50 cái) Một quầy thuốc khác trên đường Bạch Đằng (P.2, Q.Tân Bình) còn “hét” giá 135.000 đồng/hộp (50 cái).

- Chiều cùng ngày, một số nhà thuốc ở TP.Vinh (Nghệ An) cho biết “hết hàng

Khẩu trang y tế”, một số khác chỉ bán lẻ với giá 2.000 đồng/chiếc (tương đương 100.000 đồng/hộp) Tại Thanh Hóa cũng đã có hiện tượng tăng giá và găm hàng Giá khẩu trang y tế nhiều nhà thuốc bán cho khách hàng ở địa bàn TP.Thanh Hóa từ 70.000 - 80.000 đồng/hộp.

- Hải Phòng, Hà Nội, Hà Tĩnh, , khẩu trang y tế cũng được đẩy giá lên trong ngày 26/7, thấp nhất 60.000 đồng/hộp 50 chiếc loại 4 lớp, cao nhất đến hơn 100.000 đồng/hộp Trao đổi với PV chiều 26.7, chủ một đại lý tại chợ thuốc Hapulico (chợ bán buôn thuốc lớn nhất Hà Nội) cho biết, nhiều nhà máy đã báo giá tăng và hàng "khan hiếm" Một số đầu mối bán buôn ở chợ thuốc Hapulico báo giá 2,8 - 3 triệu/thùng khẩu trang y tế, trong khi trước đó vài tiếng, nhiều người còn rao bán giá 2 triệu/thùng.

- Không những vậy, thị trường còn xảy ra tình trạng loạn giá trên mạng. Ngay từ hôm 25/7, nhiều người buôn bán online đã đăng “ ” gom hàng,tút với giá ban đầu chỉ 50.000 đồng/hộp 50 chiếc KTYT, nhưng qua ngày 26/7 đã vọt lên 70.000 - 75.000 đồng/hộp Đặc biệt chỉ ngay sau khi Đà Nẵng phát hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng giá khẩu trang y tế được thổi giá phi mã, lên gấp đôi, gấp ba lần Tại một chợ lớn trên mạng xã hội Facebook, giá khẩu trang được thay đổi từng giờ Nếu ngày 27/7, giá mới chừng 4 triệu đồng/thùng thì sang ngày 29/7, giá đã lên tới hơn 6 triệu đồng/thùng

- Dịch bệnh Covid-19 bùng phát và đang có những diễn biến phức tạp khiến cho nhu cầu mua khẩu trang y tế để phòng dịch của người dân lại gia tăng

- Ở các tháng 2, tháng 3 tuy nhu cầu mua khẩu trang tăng nhưng mức giá của khẩu trang lại có xu hướng ổn định không có hiện tượng khan hàng như những đợt dịch trước.

- Ở tháng 4 giá của khẩu trang đã giảm đến mức thấp nhất trong 3 năm qua vì lúc này lượng cung của các nhà sản xuất đã vượt quá mức gây nên hiện tượng dư thừa và hàng tồn kho nhiều

- Sang tháng 5, tuy lượng cung khẩu trang vẫn còn rất nhiều nhưng tình hình giá cả của khẩu trang trong nước vẫn ở trạng thái ổn định và hầu như không có biến động nhiều.

(50 cái) Bảng 2 Giá khẩu trang từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2021 b Các yếu tố tác động đến giá cả:

- Bắt đầu từ những tháng đầu năm 2019, tình trạng ô nhiễm bụi mịn bắt đầu trở nên trầm trọng ở nước ta, người dân có nhận thức về sự nguy hiểm của bụi mịn Việc sử dụng khẩu trang để tránh các tác động từ bụi mịn đến đường hô hấp đã dần được một số người dân áp dụng và trở thành một thói quen.

- Tuy nhiên, ở thời điểm này, vẫn còn một lượng lớn người dân coi thường và tỏ ra chủ quan với tác động của bụi mịn, lượng khẩu trang được mua nhiều hơn nhưng vẫn chưa đến mức xảy ra tình trạng bất bình ổn về giá cả hay bị các nhà thuốc, thương lái độn giá kiếm lời

- Cuối tháng 1, những ca bệnh COVID - 19 đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, người dân đổ xô đi săn lùng và tích trữ khẩu trang, gây nên tình trạng cháy hàng và đẩy giá bán khẩu trang lên gấp 3, thậm chí gấp 5 lần bình thường, bởi ở thời điểm đó, khẩu trang không thuộc nhóm hàng hoá được quản lý và bình ổn giá.

- Đến cuối tháng 3, Chính phủ bắt đầu vào cuộc, ổn định giá cả, thị trường cũng như tâm lí người dân.

Thị trường khẩu trang y tế trong thời điểm này bắt đầu hạ nhiệt, lượng cung và cầu được đưa về trạng thái ổn định, giá bán khẩu trang dao động từ

50.000 - 70.000 đồng/hộp (50 cái), tùy theo từng loại mà có giá bán khác nhau.

- Tuy nhiên, đến gần cuối tháng 7, đợt dịch mới bùng phát trở lại, bắt đầu xuất hiện hiện tượng “loạn giá” trên các trang mạng xã hội [15]

Giải pháp và Khuyến nghị

- Nhà nước ban hành Chính sách bình ổn giá trên thị trường, đưa khẩu trang các loại vào diện bình ổn giá nhằm đảm bảo lượng hàng thiết yếu phục vụ cho người dân phòng chống dịch Covid - 19.

- Chương trình còn gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, giúp giải quyết phần nào lượng hàng tồn đọng từ đợt dịch trước của các nhà máy, công ty chuyên sản xuất khẩu trang trong nước do không thể cạnh tranh được với các công ty Trung Quốc, Hàn Quốc,… [16]

- Nhà nước có những chính sách, điều luật để xử lí tình trạng găm hàng đẩy giá khẩu trang lên cao và thu lời một cách bất chính.

- Các cơ quan quản lý thị trường cần phối hợp với thanh tra tài chính cần tăng cường kiểm tra trên diện rộng, việc công khai niêm yết giá, xử lý nghiêm các sai phạm liên quan đến việc bán không đúng giá niêm yết, tăng giá bất hợp lý.

- Sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước để thay thế, đẩy mạnh tìm kiếm và nhập khẩu từ các thị trường khác, đồng thời giảm bớt các thủ tục hành chính nhằm xúc tiến nhanh quá trình nhập khẩu đảm bảo phục vụ đủ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngày đăng: 21/02/2024, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w