Các thông điệp định vị và những lợi ích, giá trịmà khách hàng có thể nhận được từ sản phẩm mang thương hiệu và từ chính thươnghiệu thường được thể hiện khá rõ nét ở hệ thống nhận diện th
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm và vai trò chính của hệ thống nhận diện thương hiệu
1.1.1 Khái niệm
1.1.2 Phân loại hệ thống nhận diện thương hiệu
1.1.3 Vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu
1.2 Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
1.2.1 Yêu cầu cơ bản trong thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
1.2.2 Quy trình thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
1.2.3 Điều chỉnh và làm mới hệ thống nhận diện thương hiệu
1.3 Triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu
1.3.1 Tổ chức áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu
1.3.2 Kiểm soát và xử lý các tình huống trong triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu
1.3.3 Đồng bộ hóa các điểm tiếp xúc thương hiệu
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU NUKAT
2.1 Xác định phương án và mô hình thương hiệu
2.1.1 Tập khách hàng
2.1.2 Thị trường mục tiêu
2.1.3 Giá trị cốt lõi
2.1.4 Định vị thương hiệu
2.2 Thiết kế và triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu
2.2.1 Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
2.2.2 Triển khai và đồng bộ hóa các điểm tiếp xúc thương hiệu
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và thị trường, việc xây dựng một
hệ thống nhận diện thương hiệu cho sản phẩm trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết.Hiểu được tầm quan trọng của việc này, nhóm chúng em quyết định tạo ra một bộ hệthống nhận diện thương hiệu cho sản phẩm nước hoa NuKat dành cho nữ
Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em sẽ đưa ra lý thuyết về việc xây dựngmột hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả cho sản phẩm nước hoa NuKat Cùngvới đó sẽ phân tích những yếu tố thiết kế cần thiết như logo, bao bì sản phẩm, khẩuhiệu, poster quảng cáo,… cũng như các yếu tố liên quan khác Để tạo ra một hệ thốngnhận diện thương hiệu hiệu quả, nhóm chúng em đã đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng
về thị trường và khách hàng mục tiêu, tìm hiểu về sự ưu thích và xu hướng của ngườitiêu dùng, từ đó xác định nên hướng đi thiết kế phù hợp và thích hợp với tâm lý kháchhàng Bằng hợp tác của đội ngũ chuyên gia về thiết kế và marketing, nhóm em đã đề ramột số tiêu chí cần tuân thủ trong thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu Đặc điểmcủa sản phẩm và nhu cầu của khách hàng là những yếu tố quan trọng được coi trọngtrong quá trình thiết kế Bằng cách làm nổi bật các yếu tố độc đáo và tạo ra nhận diệnthương hiệu mạnh mẽ, chúng ta có thể đảm bảo sự thành công và nổi bật trong thịtrường đầy cạnh tranh
NuKat, sản phẩm nước hoa dành cho nữ, mang trong mình giá trị độc đáo vàkhông thể nhầm lẫn Với sứ mệnh làm đẹp và tôn vinh cái đẹp tự nhiên của phụ nữ,NuKat mong muốn trở thành người bạn đồng hành với những người phụ nữ trên toànthế giới Với sự kết hợp hoàn hảo giữa hương thơm tinh tế và thiết kế độc đáo, NuKat
hy vọng sẽ truyền tải đúng thông điệp và thu hút sự quan tâm của khách hàng Bằngviệc tạo ra một hệ thống nhận diện thương hiệu cho sản phẩm NuKat, chúng mình tinrằng sẽ giúp sản phẩm trở nên nổi bật và được người tiêu dùng chú ý
Nhóm chúng em hy vọng rằng bài tiểu luận này sẽ đóng góp vào việc phát triển
và tiếp thị của sản phẩm NuKat trong thị trường nước hoa dành cho nữ Với những cốgắng và nỗ lực trong quá trình làm việc, nhóm em tự tin rằng hệ thống nhận diệnthương hiệu cho sản phẩm NuKat sẽ mang lại sự thành công và phát triển bền vữngcho thương hiệu này trong tương lai
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm và vai trò chính của hệ thống nhận diện thương hiệu 1.1.1 Khái niệm
Hệ thống nhận diện thương hiệu là tập hợp sự thể hiện của các thành tố thươnghiệu trên các phương tiện và môi trường khác nhau nhằm nhận biết, phân biệt và thểhiện đặc tính thương hiệu
Như vậy hệ thống nhận diện, trước hết là tập hợp của các thành tố thương hiệunhư tên, biểu trưng (logo), khẩu hiệu (slogan), nhạc hiệu, màu sắc đặc trưng chothương hiệu, sự cá biệt của bao bì, và chúng sẽ thể hiện trên những phương tiện (môitrường thực và ảo) Một hệ thống nhận diện thương hiệu cần phải được thực hiện nhấtquán và đồng bộ cả về nội dung và hình thức của tất cả các yếu tố nhận diện được xáclập Khi xác lập càng nhiều các yếu tố nhận diện thì khả năng nhận diện và thể hiệnđặc tính thương hiệu càng cao nhưng lại càng khó cho công tác quản lý đối với hệthống
Sự vi phạm về tính nhất quán và đồng bộ thường mang lại những khó khăn trongnhận diện thương hiệu và không thể hiện rõ được tính cách của thương hiệu, từ đó làmsuy giảm những liên tưởng thương hiệu mà doanh nghiệp mong muốn tạo dựng, phầnnào ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng
1.1.2 Phân loại hệ thống nhận diện thương hiệu
- Dựa vào phạm vi ứng dụng của hệ thống nhận diện:
Hệ thống nhận diện thương hiệu nội bộ
Hệ thống nhận diện thương hiệu ngoại vi
- Dựa vào khả năng dịch chuyển và thay đổi của hệ thống nhận diện:
Hệ thống nhận diện thương hiệu tĩnh
Hệ thống nhận diện thương hiệu động
- Dựa vào mức độ quan trọng của yếu tố nhận diện:
Hệ thống nhận diện thương hiệu gốc
Hệ thống nhận diện thương hiệu mở rộng
- Dựa theo nhóm các ứng dụng cụ thể:
Hệ thống nhận diện thương hiệu cơ bản
Hệ thống nhận diện thương hiệu văn phòng
Hệ thống ấn phẩm, quảng cáo, truyền thông
Hệ thống biển bảng
Hệ thống bao bì, nhãn sản phẩm
Hệ thống xúc tiến thương mại, quà tặng
Hệ thống thương mại điện tử
Trang 51.1.3 Vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu
- Tạo khả năng nhận biết và phân biệt đối với thương hiệu: Đây được xem là vai
trò rất quan trọng xuất phát từ chức năng của thương hiệu - nhận biết và phân biệt Hệthống nhận diện sẽ là những điểm tiếp xúc thương hiệu quan trọng, tạo điều kiện đểkhách hàng và công chúng có thể nhận ra và phân biệt được các thương hiệu cạnhtranh, nhận ra sự khác biệt của thương hiệu Góp phần tạo dấu ấn cho thương hiệu vàgia tăng khả năng ghi nhớ đối với thương hiệu
- Cung cấp thông tin về thương hiệu, doanh nghiệp và sản phẩm: Hệ thống nhận
diện thương hiệu giúp truyền tải các thông điệp qua từng đối tượng của hệ thống.Khách hàng sẽ có được những thông tin đầy đủ và rõ ràng hơn, nhất quán hơn về sảnphẩm, thương hiệu và doanh nghiệp Các thông điệp định vị và những lợi ích, giá trị
mà khách hàng có thể nhận được từ sản phẩm mang thương hiệu và từ chính thươnghiệu thường được thể hiện khá rõ nét ở hệ thống nhận diện thương hiệu chuẩn mực,hoàn chỉnh
- Tạo cảm nhận, góp phần làm rõ cá tính thương hiệu: Thông qua hệ thống nhận
diện, sẽ tạo được sự nhất quán trong tiếp xúc, cảm nhận về thương hiệu và sản phẩmmang thương hiệu Bằng sự thể hiện của màu sắc, kiểu chữ và các thành tố thươnghiệu, khách hàng phần nào có thể bị lôi cuốn bởi các yếu tố nhận diện thương hiệu vàcảm nhận được một phần thông điệp, giá trị mà thương hiệu muốn truyền tải Hệ thốngnhận diện thương hiệu cũng góp phần thiết lập và làm rõ cá tính thương hiệu
- Là một yếu tố văn hóa của doanh nghiệp: Hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ
tạo ra một sự gắn kết, niềm tự hào của các thành viên trong doanh nghiệp, là yếu tố đểthực hiện các hoạt động nhằm tạo dựng những giá trị của văn hóa doanh nghiệp Vớiquan niệm về bản sắc thương hiệu, sự đóng góp của hệ thống nhận diện thương hiệuluôn được đề cao và mang những thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải để từ
đó hình thành văn hóa doanh nghiệp Tạo khả năng tiếp xúc và hiểu biết về thươnghiệu của cộng đồng
- Luôn song hành cùng phát triển với doanh nghiệp: Với vai trò để nhận biết và
là một yếu tố của phong cách thương hiệu, hệ thống nhận diện thương hiệu luôn songhành cùng sự phát triển của thương hiệu qua những giai đoạn khác nhau Một thươnghiệu sẽ không thể phát triển nếu thiếu hệ thống nhận diện
1.2 Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
1.2.1 Yêu cầu cơ bản trong thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
Có khả năng nhận biết và phân biệt cao
Đơn giản, dễ sử dụng và thể hiện
Đảm bảo những yêu cầu về văn hóa, ngôn ngữ
Hấp dẫn, độc đáo và có tính thẩm mỹ cao
1.2.2 Quy trình thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
Các bước trong quy trình thiết kế thương hiệu:
Trang 6- Xác định phương án và mô hình thương hiệu: Xác định rõ phương án thiết kế,theo đó cần căn cứ vào loại thương hiệu sẽ thiết kế, tập khách hàng và thị trường mụctiêu của sản phẩm mang thương hiệu, những đặc trưng nổi trội và giá trị cốt lõi của sảnphẩm cũng như ý tưởng định vị thương hiệu, dự kiến các phương án triển khai của hệthống nhận diện trong tương lai.
- Khai thác các nguồn sáng tạo để thiết kế thương hiệu: Các doanh nghiệp có thểkhai thác các nguồn sáng tạo để thiết kế theo các cách như: (1) Phát động cuộc thi sángtác các thành tố thương hiệu đồng bộ hoặc riêng biệt cho từng thành tố như tên, logo trong nội bộ doanh nghiệp hoặc rộng rãi trong cả cộng đồng; (2) Tổ chức thiết kế tậptrung từ nhóm người có năng lực trong và ngoài doanh nghiệp; (3) Thuê tư vấn thiết kếtrọn gói
- Xem xét và chọn lựa các phương án thiết kế thương hiệu: Trên cơ sở cácphương án thiết kế đã có, nhiệm vụ quan trọng của nhóm chuyên gia hoặc tư vấn làphải cân nhắc các phương án để chọn ra một hoặc một vài phương án thỏa mãn cácyêu cầu đề ra
- Tra cứu và sàng lọc tránh trùng lặp gây nhầm lẫn: Xác định xem các thành tốcủa hệ thống nhận diện (mà chủ yếu là tên và logo thương hiệu) được chọn có trùnglặp với những tên đã được đăng ký bảo hộ hoặc có gần giống một tên nào đó đangđược doanh nghiệp khác sử dụng hay không Tiến hành tra cứu dựa trên cơ sở dữ liệu
về nhãn hiệu quốc gia hoặc quốc tế, trong các công báo về các tên thương hiệu đã đăng
ký hoặc đang làm thủ tục đăng ký Ngoài ra còn phải khảo sát cụ thể trên thị trường
- Thăm dò phản ứng của khách hàng về thương hiệu: Để các yếu tố nhận diệnthương hiệu gốc nhanh chóng đến được với người tiêu dùng, doanh nghiệp nên thăm
dò ý kiến khách hàng qua các chương trình giao tiếp cộng đồng, lấy phiếu điều tra Nộidung quan trọng trong bước này là phải biết được phản ứng của người tiêu dùng đối
Trang 7Quản trị
thương… 98% (83)
248
Ppnckh - Phương pháp nghiên cứu…Quản trị
thương… 100% (16)
46
Chương 1 - sơ đồ tư duy khái quát nhất…Quản trị
Trang 8với thành tố đã chọn thế nào Sự không hài lòng từ phía người tiêu dùng có thể sẽ dẫnđến phải lặp lại bước 2 trong quy trình.
- Lựa chọn phương án thương hiệu chính thức: Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng vànghe ngóng phản ứng từ phía người tiêu dùng, phương án cuối cùng được lựa chọn
1.2.3 Điều chỉnh và làm mới hệ thống nhận diện thương hiệu
Làm mới hệ thống nhận diện là việc thay đổi, điều chỉnh hệ thống nhận diện với
ý đồ làm cho những yếu đồ làm cho những yếu tố nhận diện được thể hiện mới hơn, rõràng hơn, giúp phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của thương hiệu
Việc làm mới hệ thống nhận diện thương hiệu thường được tiến hành với nhữngphương án và cấp độ như sau:
Điều chỉnh sự thể hiện của hệ thống nhận diện trên các phương tiện và môitrường khác nhau
Điều chỉnh các chi tiết hệ thống nhận diện thương hiệu
Bổ sung thương hiệu phụ, hoán vị vai trò chủ đạo của thương hiệu
1.3 Triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu
Triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu là việc vận dụng kết quả các phương
án thiết kế hệ thống nhận diện vào thực tiễn trong hoạt động kinh doanh và khai thácthương hiệu
1.3.1 Tổ chức áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu
Áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu là việc triển khai các mẫu thiết kế vàothực tế đa dạng của hoạt động kinh doanh, truyền thông thương hiệu trên các phươngtiện khác nhau Vì thế, việc áp dụng cần thỏa mãn những yêu cầu nhất định như:
- Đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ Đây là yêu cầu quan trọng nhằm thể hiện chuẩnmực và nhất quán của hệ thống nhận diện thương hiệu, từ đó gia tăng khả năng nhậnbiết và phân biệt đối đối với thương hiệu của khách hàng và công chúng Việc áp dụngvới tỷ lệ, màu sắc và các thành tố thương hiệu (tên, logo…) trên các ấn phẩm, biểnhiệu hoặc các phương tiện khác không thống nhất có thế gây ra những hiểu lầm, thắcmắc hoặc làm giảm khả năng ghi nhớ của công chúng đối với thương hiệu
- Tuân thủ theo hướng dẫn được chỉ định là điều kiện có tính quyết định đảm bảo đồng
bộ và nhất quán của hệ thống nhận diện thương hiệu Thông thường, một bộ phận nhậndiện thương hiệu được thiết kế hoàn chỉnh luôn có một quy chuẩn trong áp dụng, quyđịnh rõ màu của logo, kiểu chữ, kích cỡ hoặc tỷ lệ của các bộ phận cấu thành, bố cục
và khả năng áp dụng trên những vật liệu khác nhau Đảm bảo tiến độ triển khai, ápdụng Áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu với tiến độ chậm thường xảy ra xungđột và khó hiểu cho khách hàng, trong khi việc áp dụng quá nhanh có thể gây khókhăn cho các bộ phận thi công và khả năng đáp ứng về kinh phí Với các doanh nghiệp
có nhiều điểm tiếp xúc thương hiệu thì việc đảm bảo tiến độ áp dụng là rất quan trọng.Tiến độ căn cứ vào năng lực thi công, năng lực cụ thể và mức độ phức tạp về bộ nhậndiện thương hiệu
Quản trịthương… 100% (9)Bài thảo luận quản trị thương hiệu
Quản trịthương… 100% (9)
27
Trang 9- Đáp ứng yêu cầu về kinh phí triển khai Kinh phí triển khai hệ thống nhận diệnthương hiệu luôn là vấn đề cần phải được tính đến, đặc biệt đối với các doanh nghiệpnhỏ và vừa hoặc khi doanh nghiệp đổi mới toàn bộ hệ thống nhận diện Hạn chế vềkinh phí hoặc thiếu chính xác trong dự trù kinh phí thường dẫn đến những sai lệch vàkhó khăn trong áp dụng dụng hệ thống nhận diện thương hiệu.
Một số nội dung cụ thể trong triển khai áp dụng đối với hệ thống nhận diệnthương hiệu của doanh nghiệp:
- Hoàn thiện hệ thống các biển hiệu (tại điểm bán, trụ sở, các điểm giao dịch, ); trangtrí hệ thống quầy, tủ, không gian giao tiếp, các biển báo, biển hướng dẫn, tại các điểmbán hoặc điểm giao dịch
- In ấn các ấn phẩm (catalog, tờ rơi, poster, card visit, phong bì, túi đựng tài liệu).Hoàn thiện bao bì hàng hóa và áp dụng bao bì mới với những thông tin rõ ràng và cụthể để tránh nhầm lẫn cho khách hàng
- Triển khai phục vụ, các yếu tố nhận diện như ô dù, ghế ngồi, biển tên, các giấy tờgiao dịch (hóa đơn, phiếu bảo hành, biên lai, )
- Thông tin về hệ thống nhận diện thương hiệu mới một cách kịp thời thông qua các dự
án truyền thông thương hiệu trên đồng thời nhiều phương tiện để công chúng nhận rõnhững thay đổi về hệ thống nhận diện thương hiệu và những giá trị hoặc cảm nhậnmới, thông điệp tái định bị gắn với thương hiệu của doanh nghiệp
1.3.2 Kiểm soát và xử lý các tình huống trong triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu.
Trong quá trình triển khai áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu luôn tiềm ẩnnhững tình huống phát sinh và những trường hợp bất khả kháng gây cản trở quá trìnhthực hiện Vì thế, rất cần thiết phải kiểm soát và xử lý được các tình huống cũng nhưkhắc phục hậu quả bất khả kháng, các nội dung gồm:
- Tất cả các nội dung và bộ trong triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu để đảmbảo rằng việc triển khai ở các vị trí và thời điểm khác nhau với những nội dung khácnhau không gây nên những xung đột và mâu thuẫn trong nội bộ, kịp thời xử lý các tìnhhuống phát sinh đến từ bên ngoài cho hợp lý, tránh gây chậm tiến độ và sai lệch nộidung, gia tăng chi phí
- Đối chiếu cụ thể các quy định về hệ thống nhận diện để kịp thời điều chỉnh các hànhđộng cho phù hợp Xác định rõ các nguyên nhân dẫn đến các xung đột và làm cho quátrình triển khai có những sai lệch so với quy chuẩn để khắc phục
- Xác định những sai sót cần phải điều chỉnh và tập hợp theo từng nội dung riêng để cócác phương án điều chỉnh Có rất nhiều sai sót có thể gặp phải trong triển khai hệthống nhận diện thương hiệu, trong đó phổ biến nhất trong quá trình triển khai thường
là sự sai lệch về màu sắc, kích thước tỷ lệ của các thành tố thương hiệu khi được thểhiện trên các phương tiện
Trang 10Quy định trách nhiệm cho các cá nhân trực tiếp trong quá trình triển khai hệthống nhận diện thương hiệu Trong không ít trường hợp việc triển khai hệ thống nhậndiện cũng được thuê khoán chuyên môn từ các đơn vị tư vấn, vì vậy cần xác định rõtrách nhiệm của các bên liên quan và cá nhân có liên quan để khắc phục và bồi thườngthiệt hại nếu có.
1.3.3 Đồng bộ hóa các điểm tiếp xúc thương hiệu
Điểm tiếp xúc thương hiệu là những điểm mà tại đó khách hàng, công chúng cóthể tiếp xúc được với thương hiệu Điểm tiếp xúc thương hiệu là tiếp cận khác của cácyếu tố truyền thông thương hiệu dựa trên các tiếp xúc trực giác (hữu hình) và tri giác(vô hình)
Một thương hiệu có thể có nhiều hay ít điểm tiếp xúc thương hiệu, tùy thuộc vàođịnh hướng và đặc điểm của nhóm sản phẩm được cung ứng ra thị trường cũng nhưbối cảnh cạnh tranh ngành Tập hợp các điểm tiếp xúc thương hiệu sẽ tạo thành giaodiện tiếp xúc của thương hiệu
Trong quá trình thiết kế và triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu, vấn đề cầnchuẩn mực và kiểm soát là phải đồng bộ tại tất cả các điểm mà khách hàng có thể tiếpcận được với thương hiệu, theo đó không nhất thiết phải phát triển nhiều điểm tiếpxúc, và quan trọng hơn nhiều là không để xảy ra những xung đột và mâu thuẫn trongtrạng thái thể hiện các yếu tố tại tất cả các điểm tiếp xúc thương hiệu
Tại các điểm tiếp xúc thương hiệu, có những điểm mà tại đó, khách hàng khôngchỉ tiếp xúc mà còn có khả năng đối thoại được với thương hiệu Những điểm đó được
Trang 11gọi là “điểm đối thoại” thương hiệu Khi đồng bộ hóa các điểm tiếp xúc thương hiệu
ưu tiên trước hết là đồng bộ hóa các điểm tiếp xúc thương hiệu Đồng bộ hóa các điểmtiếp xúc cần đồng bộ cả về hình thức thể hiện, thông điệp truyền tải và cách thức hoạtđộng của các tiếp xúc
Trang 12CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU NUKAT
2.1 Xác định phương án và mô hình thương hiệu
2.1.1 Tập khách hàng
Dựa vào tuổi tác và giới tính, NuKat đặc biệt tạo ra các sản phẩm nước hoa theophong cách dành cho các bạn nữ trong độ tuổi từ 15 đến 25 Học sinh và sinh viên nữtrong độ tuổi này thường là những người trẻ trung, năng động và có mong muốn thểhiện bản thân rất cao Họ quan tâm đến xu hướng thời trang, thẩm mỹ và thích nhữngmùi hương thanh lịch, ngọt ngào
Với nguồn thu nhập thường dựa trên tiền tiêu vặt hoặc hỗ trợ từ gia đình, họcsinh và sinh viên nữ thường tìm kiếm các sản phẩm có giá cả phù hợp với ngân sáchcủa mình Họ cũng đánh giá cao tính tiện lợi, gọn nhẹ, dễ sử dụng và bắt kịp phongcách xu hướng của các sản phẩm Ngoài ra, một trong những ưu tiên hàng đầu củanhóm đối tượng này còn là sự an toàn cho da và sức khỏe, vậy nên, họ có xu hướngquan tâm đến các sản phẩm chứa thành phần tự nhiên, không gây kích ứng và đảm bảochất lượng
2.1.2 Thị trường mục tiêu
Thị trường nội địa Việt Nam là mục tiêu và thị trường tiêu thụ sản phẩm chínhcủa NuKat bởi dù chỉ là một doanh nghiệp mới thành lập, công ty vẫn luôn có mongmuốn được đóng góp công sức của mình cho nền kinh tế của quốc gia Bằng cách tậptrung vào thị trường nội địa, NuKat có thể tăng cường việc tiếp cận và phục vụ kháchhàng trong nước, đồng thời tạo ra cơ hội việc làm cho nhiều người dân Việt Nam Bêncạnh đó, thị trường quốc tế thường đòi hỏi sự cạnh tranh cao và chi phí kinh doanhlớn Vì vậy mà việc lựa chọn thị trường nội địa có thể giúp NuKat giảm thiểu cạnhtranh với các thương hiệu nước hoa quốc tế đã có sẵn trên thị trường, cũng như chophép NuKat tập trung vào việc xây dựng danh tiếng và mở rộng khách hàng cốt lõitrong giai đoạn đầu
Thị trường sản phẩm nước hoa dành cho sinh viên nữ còn tiềm năng và chưađược khai thác đầy đủ tại Việt Nam, đặc biệt là tại thị trường tại các thành phố lớn như
Hà Nội, Đã Nẵng, Hồ Chí Minh Với mật độ sinh viên cao, thị trường này có tiềmnăng phát triển vượt trội và mức độ tiêu thụ tương đối ổn định Tất cả những điều đógiúp NuKat xây dựng một vị thế độc đáo và định hình được danh tiếng cũng như chấtlượng sản phẩm trong lòng khách hàng
2.1.3 Giá trị cốt lõi
"Giá trị cốt lõi đề cập tới nguyên tắc hành xử và những giá trị xuất phát từ bêntrong được doanh nghiệp định hình, bồi đắp và kiểm chứng trong suốt quá trình tồntại." (trích Chương I, Brand & Bricks)
Trang 13“Lấy khách hàng làm trung tâm” là giá trị mà doanh nghiệp luôn hướng tới.NuKat luôn lắng nghe ý kiến và phản hồi từ khách hàng để cải tiến và thiết kế các sảnphẩm mới Ngoài ra, doanh nghiệp cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng cao đượcchiết xuất từ các loài hoa trong tự nhiên, lành tính, hương thơm thanh lịch, mát, ngọtphù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên Các nguyên vật liệu được sử dụng đềuđược quan tâm đến từng chi tiết trong quá trình sản xuất và kiểm tra Điều này giúpkhách hàng cảm của NuKat luôn thấy tự tin, thoải mái và an tâm khi sử dụng sảnphẩm.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp luôn cam kết sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn và chăm sóckhách hàng sao cho tận tình nhất, đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu và phản hồi củangười dùng
Ngoài ra, NuKat hiểu rằng khách hàng đôi khi có thể gặp phải những vấn đềngoài ý muốn hoặc không hài lòng với sản phẩm Vì vậy, thương hiệu luôn sẵn lòngcung cấp chính sách đổi trả và bảo hành linh hoạt để đảm bảo sự hài lòng và tin tưởngcủa khách hàng
2.1.4 Định vị thương hiệu
NuKat định vị thương hiệu của mình như một người bạn đồng hành với các họcsinh, sinh viên nữ trong hành trình cuộc sống của họ Với niềm tin rằng mỗi cá nhânđều nên yêu thương, chăm sóc bản thân cũng như xứng đáng tỏa sáng theo cách riêngcủa mình, thương hiệu đã tạo ra những sản phẩm nước hoa chất lượng, mùi hương dịunhẹ dễ chịu, giúp các bạn nữ tăng thêm sự tự tin và thoải mái thể hiện vẻ đẹp, phongcách cá nhân của họ Mỗi mùi hương được tạo ra đều để phản ánh sự độc lập, năngđộng và phong cách cá nhân của các bạn nữ Các sản phẩm cũng được đóng gói trongmột thiết kế trẻ trung và tinh tế
Bên cạnh đó, NuKat hiểu rằng hành trình của mỗi học sinh, sinh viên nữ khôngchỉ dừng lại ở việc học tập, mà còn bao gồm cả quá trình trưởng thành và khám phábản thân Chính vì vậy mà thông qua các chương trình truyền thông quảng bá, thươnghiệu NuKat mong muốn truyền cảm hứng cho các bạn, giúp các bạn tin tưởng vàonăng lực và sự độc lập của mình Ngoài ra, thương hiệu còn tài trợ cho các học sinh,sinh viên tài năng để các bạn có thể tự thể hiện cái tôi riêng biệt, không ngừng pháttriển với thời gian, và có nhiều thuận lợi hơn trong việc theo đuổi ước mơ của mình.Thông qua sản phẩm của mình, NuKat mong muốn tạo ra được sự khác biệt,đồng thời tôn vinh và khích lệ những giá trị tích cực nhất bên trong mỗi khách hàng
2.2 Thiết kế và triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu
2.2.1 Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
2.2.1.1 Tên thương hiệu
Một số phương án đặt tên thương hiệu:
Chọn các từ có ý nghĩa để đặt tên thương hiệu
Trang 14 Sử dụng các kí tự
Giản thể hóa các cụm từ trong ngôn ngữ bản địa
Với các tiêu chí và phương án trên, thông qua các cân nhắc kỹ lưỡng và đạt sựđồng thuận của các thành viên, nhóm đặt tên thương hiệu NuKat Sau khi tra cứu, sànglọc và nhận được tư vấn từ nhiều nguồn, nhóm xác nhận tên của thương hiệu không viphạm bản quyền và có sự khác biệt với các thương hiệu khác
Lý giải tên thương hiệu NuKat: tên thương hiệu là sự kết hợp của các từ: Nghệ
thuật, uy tín, khách hàng, ấn tượng và tinh tế, với chữ K viết hoa thể hiện phươngchâm của công ty lấy khách hàng làm trọng tâm Thương hiệu NuKat đại diện chodoanh nghiệp sản xuất và buôn bán các sản phẩm nước hoa - cũng là bộ mặt của kháchhàng Nhận thấy điều đó, tên thương hiệu được đặt như vậy nhằm cam kết với kháchhàng về chất lượng sản phẩm, cũng như là sự đảm bảo đem lại giá trị cao nhất chokhách hàng
Tên thương hiệu NuKat đã sử dụng các từ có ý nghĩa để ghép lại và đặt tênthương hiệu, giúp thương hiệu trở nên hấp dẫn, có tính độc đáo và thẩm mỹ cao Ngoài
ra, tên thương hiệu cũng đã truyền tải mục tiêu của doanh nghiệp cho khách hàng Tênthương hiệu cũng đã sử dụng các kí tự ngắn gọn, dễ nhớ, cũng như là đã giản thể hóagiúp khách hàng dễ dàng đọc và ghi nhớ, đáp ứng được mức độ phân biệt và khả năngnhận biết cao, cũng như sự đơn giản và dễ sử dụng
2.2.1.2 Logo
- Khái niệm: Logo là một biểu trưng hình ảnh hoặc kí hiệu đại diện cho mộtthương hiệu, công ty, tổ chức, hoặc sản phẩm cụ thể Logo được thiết kế để tạo ra mộthình ảnh độc đáo và dễ nhận diện, và nó kết hợp các yếu tố như hình ảnh, biểu tượng,chữ viết, màu sắc, hoặc kết hợp của chúng để truyền đạt thông điệp, giá trị, và bản sắccủa thương hiệu
- Vai trò của logo:
+ Nhận diện Thương hiệu: Logo giúp xác định và phân biệt thương hiệu của bạn khỏicác đối thủ khác trong ngành Nó là biểu tượng đại diện duy nhất của thương hiệu vàđóng vai trò là bộ nhớ hình ảnh của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.+ Xác định Giá Trị và Tôn Trọng: Logo thể hiện giá trị cốt lõi và tính cách của thươnghiệu Nó có thể tạo ra một ấn tượng về tính chuyên nghiệp, sáng tạo, hoặc bất kỳ giá trịnào mà thương hiệu đại diện
+ Thúc Đẩy Tiếp Thị: Logo được sử dụng trong các chiến dịch tiếp thị để tạo sự nhậndiện thương hiệu và tạo điểm nhấn trong quảng cáo, trang web, và tất cả các tương táctiếp thị khác
+ Thể Hiện Sự Đoàn Kết và Đồng Thuận: Logo đại diện cho sự đoàn kết và đồngthuận trong tổ chức hoặc cộng đồng Nó góp phần trong việc gắn kết nhân viên vàkhách hàng