Hiểu đơn giản, đây là cách ứng dụng công nghệ số một cách logic, hiệu quả vào tất cả khía cạnh của đời sống, từ quản lí, sản xuất, kinh doanh… Trên thế giới nhiều quốc gia đã và đang tri
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC -
-BÁO CÁO THẢO LUẬN TÊN HỌC PHẦN: CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG KINH DOANH
Đề tài:
Tìm hiểu và phân tích quá trình chuyển đổi số của 1 đơn vị/tổ chức trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam? Nhận xét và đánh giá
Giáo viên hướng dẫn : Lê Xuân Cù
Số lượng thành viên : 10
Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2023
Trang 2
Mục lục
I Lời mở đầu 2,3
II Nội dung
1 Cơ sở lý luận 4 1.1 Khái niệm về chuyển đổi số 4 1.2 Khái niệm về chuyển đổi số trong kinh doanh ở lĩnh vực nông nghiệp 1.3 Quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp 4
2 Quá trình chuyển đổi số của tập đoàn thủy sản Việt – Úc trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản 4 2.1 Khái quát chung về chuyển đổi số trong nuôi trồng thủy sản ở nước ta 4,5 2.2 Quá trình chuyển đổi số của tập đoàn thủy sản Việt – Úc
2.2.1 Giới thiệu về tập đoàn Việt - Úc 4,5 2.2.2 Thực trạng chuyển đổi số của Việt - Úc
a Những dự án chuyển đổi số đã triển khai 6,7
b Thực trạng chung 7,8,9
Cơ hội
Thách thức
2.2.3 Giải pháp 10,11 2.2.4 Những đóng góp của Việt – Úc trong quá trình chuyển đổi số với ngành thủy sản Việt Nam ( giải thưởng trong và ngoài nước) 11 III Kết luận và khuyến nghị giải pháp thực hiện 12,13 Tài liệu tham khảo 14
1
Trang 3I Lời mở đầu
Trong thời đại ngày nay, mỗi người trong chúng ta đều có đầy đủ điều kiện để tiếp cận với nhiều thông tin hơn, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp về không gian, tiết kiệm về thời gian và tất cả đều được thực hiện thông qua một cú nhấp chuột Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay Hiểu đơn giản, đây là cách ứng dụng công nghệ số một cách logic, hiệu quả vào tất cả khía cạnh của đời sống,
từ quản lí, sản xuất, kinh doanh… Trên thế giới nhiều quốc gia đã và đang triển khai các chiến lược quốc gia về chuyển đổi số như tại Anh, Úc, Đan Mạch, Estonia…Nội dung chuyển đổi số rất rộng và đa dạng nhưng có chung một số nội dung chính gồm chính phủ số (như dịch vụ công trực tuyến, dữ liệu mở), kinh tế số (như tài chính số, thương mại điện tử), xã hội số (như giáo dục, y tế, văn hóa) và chuyển đổi số trong các ngành trọng điểm (như nông nghiệp, du lịch, điện lực, giao thông) Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng cũng không thể nằm ngoài xu thế chung của thế giới và phải thực hiện rất khẩn trương nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội mà cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 mang lại
Kinh doanh nông nghiệp là lĩnh vực kinh doanh gồm nông nghiệp và các hoạt động thương mại liên quan đến nông nghiệp Việc kinh doanh bao gồm tất cả các bước cần thiết để gửi một sản phẩm nông nghiệp ra thị trường: sản xuất, chế biến và phân phối Kinh doanh nông nghiệp coi các khía cạnh khác nhau của việc nâng cao các sản phẩm nông nghiệp như một hệ thống tích hợp Các tác nhân thị trường có tác động đáng kể đến lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp
Vì vậy ứng dụng công nghệ vào việc kinh doanh nông nghiệp này là điều cần thiết hiện nay
Việc ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp vốn dĩ không phải là chuyện quá mới mẻ Sự phát triển và ứng dụng những công nghệ mới trong nông nghiệp đã giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, nuôi trồng
Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất, còn gọi là công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững
2
Trang 4Công nghệ cao được tích hợp ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến ), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học; các giống cây trồng, vật nuôi năng suất,chất lượng cao ; các quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ cho hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị sản xuất
Và trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em sẽ tìm hiểu và phân tích về quá trình chuyển đổi số của tập đoàn Thủy sản Việt Úc Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá và giải pháp nhằm nâng cao năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp
3
Trang 5II Nội dung
1 Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm về chuyển đổi số
- Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức
về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số
+ Chuyển đổi số trong kinh doanh là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh nhằm tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới trong mối quan hệ giữa các bên
+ Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới
1.2 Khái niệm về chuyển đổi số trong kinh doanh ở lĩnh vực nông nghiệp Chuyển đổi số nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Điểm khác biệt cơ bản giữa nông nghiệp số và nông nghiệp truyền thống chính
là ở việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số (dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật…) vào toàn bộ hoạt động của ngành, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh
1.3 Quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp
1 Xác định thực trạng và mục tiêu chuyển đổi số
2 Lên kế hoạch và các chiến lược chuyển đổi số
3 Ứng dụng công nghệ mới, số hóa các data, tài liệu và quy trình
4 Chuẩn bị và lên kế hoạch phát triển nhân lực
5 Đánh giá và cải thiện lại quy trình
2 Quá trình chuyển đổi số của thủy sản Việt- Úc trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản
2.1 Khái quát chung về chuyển đổi số trong nuôi trồng thủy sản ở nước ta
- Việt Nam được biết đến là một đất nước nông nghiệp, bên cạnh trồng lúa
4
Trang 6nước thì nuôi trồng thủy sản được xem là một trong những ngành mũi nhọn, mang lại giá trị kinh tế cao, đóng góp lớn vào tổng doanh thu của cả nước Đất nước ta có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản bởi có bờ biển dài,
hệ thống sông ngòi kênh rạch đa dạng, chằng chịt cùng hàng nghìn đảo lớn nhỏ,…
- Trước đây, có nhiều cách nuôi trồng thủy sản nhưng chủ yếu đều là các cách truyền thống, thực hiện với quy mô nhỏ và đem lại hiệu quả kinh tế không cao Các cách nuôi trồng thủy sản thường chỉ là tự phát, quy mô gia đình, cách thức đơn giản, dễ làm, dễ mua Các hộ gia đình theo mô hình vườn- ao-chuồng, hoặc biện pháp nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè ở các khu vực đảo vịnh
- Thế giới ngày càng phát triển, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều Theo đó, nhờ áp dụng những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trông thủy sản đã giúp ngành thủy sản nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng yêu cầu, tạo thêm sức cạnh tranh và uy tín của thủy sản Việt Nam tại thị trường trong nước cũng như thế giới Công nghệ sản xuất giống các đối tượng nuôi chủ lực đã được cải thiện, công nghệ nuôi tiên tiến thế giới như nuôi tuần hoàn, nuôi nước chảy, nuôi trong nhà, kỹ thuật biofloc,
… được ứng dụng rộng rãi Đặc biệt, công nghệ biofloc được ứng dụng rộng rãi ở các địa phương ven biển để nuôi tôm nước lợ mang lại hiệu quả kinh tế cao và phòng chống được một số bệnh trên tôm nuôi, giảm ô nhiễm môi trường, Bên cạnh đó, công nghệ điều khiển giới tính đã được áp dụng, công nghệ giám sát, quản lý môi trường vùng nuôi và phòng trị dịch bệnh trên thủy sản nuôi đã được cải thiện, thiệt hại do sự cố môi trường và dịch bệnh đã giảm đến 70% Hơn nữa, công nghệ nuôi sạch, không sử dụng kháng sinh, chất cấm
đã được ứng dụng phổ biến tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn cho người dùng Nhờ áp dụng khoa học công nghệ vào nuôi trồng, chế biến thủy sản đã giúp nâng cao năng suất, đem lại lợi ích cho người dân và khẳng định thương hiệu thủy sản của Việt Nam với thế giới
2.2 Quá trình chuyển đổi số của thủy sản Việt – Úc trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản
2.2.1 Giới thiệu tập đoàn Việt - Úc
Được thành lập từ năm 2001, trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn Việt – Úc là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao vào sản xuất, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp nguồn con giống ổn định và chất lượng cao cũng như các sản phẩm phục vụ nuôi trồng, chế biến thủy sản, nhằm mục tiêu xây
5
Trang 7Discover more
from:
KTVM 01
Document continues below
kinh tế vĩ mô
Trường Đại học…
766 documents
Go to course
Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá… kinh tế vĩ
mô 100% (29)
29
DH BAI TAP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1
kinh tế vĩ
127
Phân tích khái quát tình hình tăng trưở… kinh tế vĩ
mô 100% (18)
21
KINH TE VI MO-TRAC- Nghiem kinh tế vĩ
mô 100% (18)
62
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA
KÌ KINH TẾ VĨ MÔ
6
Trang 8dựng thương hiệu và Nâng Tầm Tôm Việt Với con giống thế hệ mới
“VULEADER 21” và “Mô hình nuôi tôm VUS bền vững”, Việt Úc tiên phong
kiên định với con đường: Nuôi tôm hoàn toàn không kháng sinh và cho ra thị
trường con tôm hoàn hảo, có thể truy xuất được nguồn gốc, đáp ứng các tiêu
chuẩn xuất khẩu đến những thị trường khó tính nhất thế giới Việt Úc còn là
Tập đoàn đầu tiên khởi xướng công cuộc: “Vì một ngành tôm Việt Nam phát
triển bền vững”, với sự ủng hộ, đồng hành ngày càng lớn của Cơ quan chính
quyền, đối tác và bà con nuôi tôm cả nước
Hiện nay, Việt – Úc là đơn vị dẫn đầu ngành thủy sản tại Việt Nam với đội
ngũ nhân sự hùng hậu trên 2.000 người, quy mô hơn 17 công ty trải dài khắp cả nước gồm: 9 Khu Phức Hợp Tôm Giống Công Nghệ Cao tại Cà Mau, Bạc
Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định, Nghệ An,
Quảng Ninh; 1 Khu Nuôi Tôm Công Nghệ Cao tại Hòa Bình, Bạc Liêu, 2 Khu
Phức Hợp Sản Xuất Tôm Công Nghệ Cao tại Bạc Liêu, Bình Định và Quảng
Ninh, 1 nhà máy chế biến thức ăn tại Bến Tre, 1 khu sản xuất cá tra giống công nghệ cao tại An Giang với diện tích 104 ha
Đặc biệt, trong mảng tôm giống, Tập đoàn là đơn vị sản xuất giống lớn nhất
cả nước, với tổng công suất sản xuất trên 50 tỷ con giống/năm Sản lượng
giống Tập đoàn cung cấp cho thị trường đáp ứng hơn 30% thị phần tôm giống
cả nước
2.2.2 Thực trạng chuyển đổi số của Việt - Úc
- Năm 2005, tập đoàn này đầu tư vào phát triển tôm giống phục vụ nhu cầu
nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định và các địa phương lân cận
- Từ năm 2010, Việt - Úc đầu tư phát triển phân khúc tôm bố mẹ để lai tạo
nguồn giống tốt
- Đến năm 2017, Tập đoàn Việt - Úc xây dựng Khu phức hợp sản xuất tôm
công nghệ cao tại xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ) với tổng diện tích 300 ha,
công suất 4.500 tấn/năm Tại đây, đơn vị đầu tư 10 khu nhà màng và 30 khu
nhà lưới nuôi tôm thương phẩm áp dụng công nghệ Biofloc, Synbiotic 100%
không sử dụng kháng sinh, hướng tới việc xuất khẩu tôm nguyên con sang thị
trường Úc Đặc biệt, để phát triển bền vững ngành tôm ở địa phương, bên cạnh khu sản xuất giống, khu nuôi tôm thương phẩm, nhà máy chế biến thức ăn, Tập
đoàn Việt - Úc xây dựng nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản liền kề với quy
mô diện tích 20 ha, khép kín chuỗi giá trị từ tôm bố mẹ đến tôm giống - thức ăn
- tôm thương phẩm - chế biến xuất khẩu Nhà máy chế biến sẽ được tự động
hóa tối đa dây chuyển sản xuất trên 70%, ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất
để đáp ứng tốt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong chế biến sản phẩm - Việt - Úc
6
kinh tế vĩ
ĐÀM-PHÁN-THƯƠNG-MẠI-… kinh tế vĩ
mô 100% (14)
46
Trang 9đã triển khai hệ thống sản xuất thông minh (Smart ProductionManagement System - SPMS) để quản lý quá trình sản xuất từ khâu nuôi trồng đến chế biến, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa sản xuất Hệ thống này giúp Việt - Úc quản lý dữ liệu về năng suất, chất lượng sản phẩm, tiêu thụ thức ăn, lượng nước sử dụng, giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất 20/7/2022, Việt - Úc hợp tác với Bosch Aquaeasy triển khai ứng dụng các giải pháp thông minh của AquaEasy bao gồm: Giải pháp trí tuê … nhân tạo (AI), Máng ăn thông minh (i-feeder TM) và giải pháp ShrimpTalkTM tại hơn 1.000 ao nuôi tôm trong trang trại của Viê …t Úc và khách hàng
Cơ hội:
Nuôi tôm công nghệ cao giúp chủ động thời vụ, hạn chế dịch bệnh, từ đó nâng cao chất lượng, sản lượng tôm, tối ưu thu nhập và hiệu quả kinh tế cho người nuôi
Ngành nuôi tôm Việt Nam có nhiều dư địa phát triển do có nhiều thuận lợi
về điều kiện nuôi trồng và nhu cầu tiêu thụ tôm thế giới tiếp tục tăng Thời tiết Việt Nam có thể nuôi tôm quanh năm là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp chế biến duy trì hoạt động thường xuyên
- Về năng suất nuôi tôm của Việt Nam hiện đang ở ngưỡng trên trung bình thế giới và còn nhiều dư địa để nâng cao trong thời gian tới
Tại Việt Nam cũng đã có nhiều trang trại nuôi tôm trình độ cao, đạt các chuẩn nuôi quốc tế như ASC, BAP… với trình độ chế biến hàng tinh chế thuộc ngưỡng cao trên thế giới
Thêm vào đó, người nuôi tôm Việt Nam rất cần cù, chịu khó ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất
Các mặt hỗ trợ như hệ thống nhà máy thức ăn cho tôm không ngừng mở rộng công suất, đảm bảo cung ứng kịp thời nhu cầu nuôi tôm
Nuôi tôm đang nắm lợi thế nhất, bởi Việt Nam sở hữu Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích nuôi trồng khoảng 1 triệu hec-ta (trong đó 700.000 héc-ta nuôi tôm) và diện tích này có thể tăng thêm
Thị trường xuất khẩu tôm rộng mở, nhu cầu tôm trên toàn thế giới luôn gia tăng và chưa có giới hạn
Tạo nên những triển vọng sáng sủa của ngành này
Thách thức:
- Chi phí sản xuất cao
Chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu
Môi trường nước đầu vào để nuôi tôm ngày càng ô nhiễm do các chất thải công nghiệp và nông nghiệp chưa được xử lý
7
Trang 10Độ mặn của nước đầu vào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có những biến đổi thất thường do tác động của các đập thủy điện thượng nguồn sông
Mê Kông…
Cơ sở hạ tầng thấp kém và không đồng bộ
Bệnh trên tôm nuôi chưa có thuốc trị hiệu quả
Giá nguyên liệu đầu vào quá cao: giá tôm nguyên liệu ở Việt Nam đang cao hơn so với các nước trong khu vực 1,0 – 1,5 USD/kg, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động chế biến XK và khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam trên thế giới
=> Nhưng do sản xuất chưa ổn định và nghề nuôi còn kém bền vững, nên có nghịch lý là người nuôi tôm lại không thật sự được hưởng lợi từ mức giá cao này
Chất lượng tôm giống thấp: chưa có cơ sở nào ở Việt Nam được đầu tư đúng mức để nghiên cứu gia hóa, chọn lọc di truyền và sản xuất tôm bố mẹ chất lượng cao, sạch bệnh (SPF) phục vụ cho sản xuất Việc kiểm soát NK tôm bố mẹ, đặc biệt là tôm chân trắng (TCT), chưa chặt chẽ nên rất nhiều tôm bố mẹ chất lượng thấp, giá rẻ, được đưa vào Việt Nam để sản xuất giống
Thậm chí, một số trại còn sử dụng tôm từ ao nuôi thương phẩm để làm tôm
bố mẹ, nhằm giảm giá thành mà không quan tâm đến sự nhiễm bệnh và sự sinh sản cận huyết của quần đàn tôm
Thị trường tôm giống trở nên hỗn loạn, một lượng tôm giống chất lượng kém, không sạch bệnh và đồng huyết được tung ra thị trường với giá rất rẻ
so với tôm sản xuất từ nguồn tôm bố mẹ SPF, chất lượng cao nhập từ các công ty chuyên sản xuất tôm bố mẹ nổi tiếng của thế giới Chính nguồn tôm giống chất lượng kém này là nguyên nhân dẫn đến bất ổn cho nghề nuôi tôm Việt Nam, tôm nuôi chậm lớn, dịch bệnh lan tràn
- Cơ quan chuyên ngành tỏ ra lúng túng trong phương thức quản lý chất lượng con giống, chỗ thì buông lỏng, chỗ thì chồng chéo nhau, qui định không thống nhất, mỗi tỉnh làm một kiểu => Hiệu quả quản lý rất kém, nhiều kẽ hở, không quản lý được các trại gống kém chất lượng, gây khó khăn cho các công ty, trại giống làm ăn chân chính
- Công tác quản lý bệnh dịch còn nhiều hạn chế, hệ thống các phòng xét nghiệm bệnh tôm chưa được chuẩn hóa
Kết quả xét nghiệm không chính xác dễ gây hoang mang cho người nuôi
8