HTTPS là giao thức được dùng để truyền dữ liệu an toàn giữa người dùngweb và máy chủ web. Giống nhau: Mô hình OSI và TCP/IP có một số điểm chung nhưsau:- OSI và TCP/IP đều có kiến trúc
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-0 -BÀI THẢO LUẬN Học phần: Thiết kế và triển khai website
Lớp học phần: 2121ECIT0731
Giảng viên: Trần Thị Nhung
Môn học: Thiết kế và triển khai Website
1
Trang 2Hà Nội – 2021 Mục lục
A Lý thuyết
I Tìm hiểu và làm rõ những điểm giống và khác nhau của 2 mô hình TCP/IP và OSI
II Nghiên cứu tìm hiểu các giao thức mạng phổ biến
III Các nguyên tắc thiết kế và triển khai website
B Thực hành
I Tạo một trang web theo chủ đề yêu thích
II Nêu mục đích của trang web
III Các công cụ tạo lập web
IV Kiến trúc của web
2
Trang 3A Lý thuyết
I Tìm hiểu và làm rõ những điểm giống và khác nhau của 2 mô hình TCP/IP
và OSI
OSI là mô hình tham chiếu kết nối hệ thống mở Mô hình này được tạo nên nhờ vào nguyên lý phân tầng, giải thích về kỹ thuật kết nối giữa các máy tính và thiết lập giao thức mạng giữa các máy tính đó Mô hình OSI còn được gọi là mô hình bảy tầng
Mô hình OSI chia giao tiếp mạng thành 7 tầng Từ tầng 1 đến tầng 4 là là những lớp thuộc cấp thấp, nó thực hiện nhiệm vụ di chuyển dữ liệu Từ tầng 5 đến tầng 7 là lớp thuộc cấp cao, thực hiện nhiệm vụ đặc thù và chuyển tiếp dữ liệu
Mô hình TCP/IP có sự kết hợp giữa các giao thức riêng biệt Nhiệm vụ của mỗi giao thức là giúp máy tính có thể kết nối, truyền thông tin qua lại với nhau TCP là giao thức điều khiển truyền nhận còn Internet Protoco (IP) là giao thức liên mạng TCP/IP gồm 4 tầng đó là tầng ứng dụng, tầng mạng, tầng giao vận và tầng vật lý FTP, HTTP, HTTPS ba giao thức được dùng nhiều nhất của TCP/IP FTP là giao thức giúp cho máy tính có thể gửi dữ liệu không giới hạn đến một hay nhiều máy tính khác HTTP có chức năng truyền dữ liệu không an toàn giữa người dùng web và máy chủ web HTTPS là giao thức được dùng để truyền dữ liệu an toàn giữa người dùng web và máy chủ web
Giống nhau: Mô hình OSI và TCP/IP có một số điểm chung như sau:
- OSI và TCP/IP đều có kiến trúc phân lớp
- OSI và TCP/IP đều có lớp Network và lớp Transport
- OSI và TCP/IP cùng sử dụng kỹ thuật chuyển Packet
- Đều có lớp Application, mặc dù các dịch vụ ở mỗi lớp khác nhau
- Các nhà quản trị mạng chuyên nghiệp cần thiết biết rõ hai mô hình trên
Khác nhau:
TCP/IP là một giao thức truyền thông cho phép kết nối máy chủ với internet Ngược lại, OSI là một cổng kết nối giữa mạng và người dùng cuối TCP/IP đề cập đến Giao thức điều khiển truyền vận Transmission Control Protocol được sử dụng trên internet và các ứng dụng trên internet Giao thức này ban đầu được xây dựng theo hợp đồng tại Bộ Quốc phòng Mỹ và đã phát triển để cho phép các thiết bị khác nhau kết nối được với internet
OSI là Open Systems Interconnection , một cổng kết nối được phát triển bởi
Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO)
Điểm khác giữa OSI và TCP IP Model là gì? Đầu tiên là mô hình thực hiện trên OSI và TCP IP Model được phát triển TCP/IP bắt nguồn từ việc thực hiện mô hình OSI, dẫn đến sự đổi mới này OSI được phát triển như một mô hình tham khảo có
3
Trang 4thể được sử dụng online Mô hình dựa trên TCP/IP được phát triển, hướng tới một mô hình xoay quanh internet Mô hình mà OSI được phát triển là một mô hình lý thuyết chứ không phải là internet
Nội dung Mô hình OSI Mô hình TCP/IP
Độ tin cậy và phổ
biến
Nhiều người cho rằng đây là mô hình cũ, chỉ để tham khảo, số người sử dụng hạn chế hơn so với TCP/IP
Được chuẩn hóa, nhiều người tin cậy và sử dụng phổ biến trên toàn cầu Phương pháp tiếp
cận Tiếp cận theo chiều dọc ngangTiếp cận theo chiều
Sự kết hợp giữa
các tầng
Mỗi tầng khác nhau sẽ thực hiện một nhiệm vụ khác nhau, không có sự kết hợp giữa bất cứ tầng nào
Trong tầng ứng dụng có tầng trình diễn và tầng phiên được kết hợp với nhau Thiết kế sau đó sẽ phát triển giao thứcPhát triển mô hình trước triển trước sau đó phát triểnCác giao thức được phát
mô hình
Truyền thông tuyến và không dâyHỗ trợ cả kết nối định không kết nối từ tầng mạngHỗ trợ truyền thông Tính phụ thuộc Giao thức độc lập Phụ thuộc vào giao thức
II Nghiên cứu tìm hiểu các giao thức mạng phổ biến
Giao thức mạng là một tập hợp các quy tắc mà mạng phải tuân theo Giao thức mạng là những tiêu chuẩn và chính sách chính thức được tạo thành từ các quy tắc, quy trình và định dạng xác định giao tiếp giữa hai hoặc nhiều thiết bị qua mạng Các giao thức mạng thực hiện những hành động, chính sách và giải quyết vấn đề từ đầu đến cuối,
để quá trình giao tiếp mạng hoặc dữ liệu diễn ra kịp thời, được bảo mật và quản lý Giao thức mạng xác định các quy tắc và quy ước giao tiếp
Các giao thức mạng phổ biến hiện nay:
1.Giao thức truyền tải siêu văn bản (HTTP – HyperText Transfer Protocol) 1.1.Khái niệm
HTTP là nền tảng giao tiếp dữ liệu cho World Wide Web Siêu văn bản (hypertext)
là văn bản có cấu trúc sử dụng các siêu liên kết giữa các node chứa văn bản HTTP là giao thức ứng dụng cho hệ thống thông tin hypermedia (siêu phương tiện) phân tán và kết hợp
1.2.Chức năng của HTTP
4
Trang 5Các chức năng HTTP cung cấp giao thức truyền thông mô hình máy chủ-khách Một trình duyệt web có thể là khách và một máy tính lưu trữ trang web có thể là máy chủ Máy khách gửi một thông báo yêu cầu HTTP đến máy chủ Máy chủ cung cấp các tài nguyên như tệp HTML và nội dung khác hoặc thực hiện các chức năng khác thay cho máy khách, trả về thông báo phản hồi cho khách Phản hồi chứa thông tin trang thái hoàn thành về yêu cầu và cung có thể chứa nội dung được yêu cầu
HTTP cho phép các thành phần mạng liên lạc giữ máy khách và máy chủ Các trang web lưu lượng truy cập cao thường được sử dụng các bộ đệm web cung cấp nội dung thay cho các áy chủ thật để cải thiện thời gian phản hồi Các trình duyệt web lưu trữ tài nguyên web được truy cập trước đó và sử dụng lại chúng khi có thể, để giảm lưu lượng mạng Các máy chủ proxy HTTP tại các mạng riêng có thể tạo kết nối cho máy khách bằng cách chuyển gói tin với các máy chủ bên ngoài
HTTP được xác định bằng các Uniform Resourse Locators (URL)
Cổng mặc định của HTTP là 80 và 443 Hai cổng này đều được bảo mật
2.Giao thức truyền tập tin (FTP-File Transfer Protocol)
2.1.Khái niệm
FTP là giao thức phổ biến nhất được sử dụng cho mục đích truyền file trên Internet
và trong các mạng riêng
Mục đích sử dụng
+Được sử dụng để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông sử dụng TCP/IP (internet, mạng nội bộ, …)
+Sử dụng để tải xuống máy tính các file từ máy chủ
*Tại sao nên dùng FTP: Mặc dù việc truyền file từ hệ thống này sang hệ thống khác rất đơn giản và dễ hiểu, nhưng đôi khi xảy ra những vấn đề khác nhau Ví dụ, 2 hệ thống
có thể có các quy ước tập tin khác nhau, 2 hệ thống có các cách khác nhau để thể hiện văn bản và dữ liệu hay 2 hệ thống có cấu trúc thư mục khác nhau, … Giao thức FTP khắc phục những vấn đề này bằng cách thiết lập 2 kết nối giữa các máy chủ Một kết nối để sử dụng truyền dữ liệu, 1 kết nối còn lại được sử dụng để điều khiển kết nối
2.2.Chức năng của FTP
*Phía Server
-Server Protocol Interpreter (Server-PI) : Chịu trách nhiệm quản lí Control
Connection trên Server Nó lắng nghe yêu cầu kết nối hướng từ User trên cổng 21 Khi kết nối được thiết lập, nó nhận lệnh từ User-PI, gửi phản hồi và quản lí tiến trình truyền
dữ liệu trên Server
-Server Data Transfer Process (Server-DTP) : chịu trách nhiệm nhận và gửi file từ User-DTP Server-DTP vừa làm nhiệm vụ thiết lập Data Connection và lắng nghe Data
5
Trang 6Connection của User thông qua cổng 20 Nó tương tác với Server File System trên hệ thống cục bộ để đọc và chép file
*Phía Client
-User Interface: Đây là chương trình được chạy trên máy tính, nó cung cấp giao diện
xử lí cho người dùng, chỉ có trên phía Client Nó cho phép người dùng sử dụng những lệnh đơn giản để điều khiển các session FTP, từ đó có thể theo dõi được các thông tin và kết quả xảy ra trong quá trình
-User Protocol Interpreter (User-PI): Chịu trách nhiệm quản lí Control Connection phía Client Nó khởi tạo phiên kết nối FTP bằng việc phát hiện ra Request tới Server-PI Sau khi kết nối được thiết lập, nó xử lí các lệnh nhận được trên User Interface, gửi chúng tới Server-PI rồi đợi nhận Response trở lại Nó cũng quản lí các tiến trình trên Client User Data Transfer Process (User-DTP): Có nhiệm vụ gửi hoặc nhận dữ liệu từ Server-DTP User-DTP có thể thiết lập hoặc lắng nghe DataConnection từ Server thông qua cổng 20 Nó tương tác với Client File System trên Client để lưu trữ file
2.3 Nguyên lí hoạt động của FTP
Cần có 2 kết nối TCP trong phiên làm việc của FTP: TCP Data connection trên cổng 20, TCP Control connection trên cổng 21
Control connection : luôn được mở ở mọi thời điểm khi dữ liệu hoặc lệnh được gửi
Data connection : chỉ được mở khi có trao đổi dữ liệu thực
Cổng thức mặc định của FTP là 20/21
3.Bộ giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/ Internet Protocol)
Bộ giao thức TCP/IP – Giao thức điều khiển đường truyền hay giao thức kiểm soát đường truyền được phát triển từ mạng ARPANET và Internet được dùng như giao thức mạng và vận chuyển trên mạng TCP là giao thức thuộc tầng giao vận và IP hiện nay là giao thức được sử dụng rộng rãi nhất để liên kết các máy tính và các mạng
3.1.Cách thức hoạt động
TCP/IP sử dụng mô hình giao tiếp máy khách/máy chủ, trong đó người dùng hoặc thiết bị (máy khách) được một máy tính khác (máy chủ) cung cấp một dịch vụ (giống như gửi một trang web) trong mạng
Nói chung, bộ giao thức TCP/IP được phân loại là không có trạng thái, có nghĩa là mỗi yêu cầu của máy khách được xem là mới bởi vì nó không liên quan đến yêu cầu trước Việc không có trạng thái này giúp giải phóng đường mạng, do đó chúng có thể được sử dụng liên tục
3.2.Cấu trúc
6
Trang 7Discover more
from:
TMĐT1
Document continues below
Thương Mại điện
tử
Trường Đại học…
711 documents
Go to course
Nhóm 1- TMĐT - Mô hình kinh doanh… Thương
Mại điện… 98% (112)
24
Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng… Thương
Mại điện… 100% (37)
12
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN THƯƠNG MẠI… Thương
Mại điệ… 100% (30)
11
Nghiên cứu và tìm hiểu về Trí tuệ nhân… Thương
Mại điện… 97% (33)
28
Trang 8TCP/IP được chia thành bốn tầng, mỗi tầng bao gồm các giao thức cụ thể.
Tầng ứng dụng cung cấp các ứng dụng với trao đổi dữ liệu được chuẩn hóa Các giao thức của nó bao gồm Giao thức truyền tải siêu văn bản (HTTP), Giao thức truyền tập tin (File Transfer Protocol - FTP), Giao thức POP3, Giao thức truyền tải thư tín đơn giản (Simple Mail Transfer Protocol - SMTP) và Giao thức quản lý mạng đơn giản
(Simple Network Management Protocol - SNMP)
Tầng giao vận chịu trách nhiệm duy trì liên lạc đầu cuối trên toàn mạng TCP xử lý thông tin liên lạc giữa các máy chủ và cung cấp điều khiển luồng, ghép kênh và độ tin cậy Các giao thức giao vận gồm giao thức TCP và giao thức UDP (User Datagram
Protocol), đôi khi được sử dụng thay thế cho TCP với mục đích đặc biệt
Tầng mạng, còn được gọi là tầng Internet, có nhiệm vụ xử lý các gói và kết nối các mạng độc lập để vận chuyển các gói dữ liệu qua các ranh giới mạng Các giao thức tầng mạng gồm IP và ICMP (Internet Control Message Protocol), được sử dụng để báo cáo lỗi
Tầng vật lý bao gồm các giao thức chỉ hoạt động trên một liên kết - thành phần mạng kết nối các nút hoặc các máy chủ trong mạng Các giao thức trong lớp này bao gồm Ethernet cho mạng cục bộ (LAN) và Giao thức phân giải địa chỉ (Address Resolution Protocol - ARP)
4.Hệ thống quản lý tên miền (DNS- Domain Name System)
4.1.Khái niệm
DNS được sử dụng để chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP Hệ thống phân cấp DNS bao gồm máy chủ gốc, TLD và máy chủ có thẩm quyền
4.2.Cách thức hoạt động
DNS hoạt động theo từng bước theo cấu trúc của DNS Bước đầu tiên gọi là DNS query, một truy vấn để lấy thông tin
Chúng tôi sử dụng tình huống tìm kiếm website bằng cách gõ tên miền vào trong web browser (ví dụ, www.google.com) Đầu tiên, DNS server sẽ tìm thông tin phân giải trong filehosts – một file text trong hệ điều hành chịu trách nhiệm chuyển hostname thành địa chỉ IP Nếu không thấy thông tin, nó sẽ tìm trọng cache – bộ nhớ tạm của phần cứng hay phần mềm Nơi phổ biến nhất lưu thông tin cache này là bộ nhớ tạm của trình duyệt và bộ nhớ tạm của Internet Service Providers (ISP) Nếu không nhận được thông tin, bạn sẽ thấy mã lỗi hiện lên
Cổng mặc định của DNS là 53
5.Giao thức truyền tải thư tín (SMTP)
5.1.Phân loại: có 2 loại Mail Sever chính, đó là
7
I Đặc tính tiểu sử Tuổi tác và giới tính Thương
Mại điện… 100% (14)
3
Tài liệu internet vạn vật kết nối
Thương Mại điện… 100% (12)
79
Trang 9-Mail Server gửi đi (Outgoing Mail Servers) hay còn được gòi là SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) – Giao thức dịch chuyển Mail đơn giản
-Mail Server đến (Incoming Mail Servers) hay còn được biết đến dưới 2 loại giao thức:
+POP3 (Post Office Protocol phiên bản 3)
+IMAP (Internet Message Access Protocol
5.2.Chức năng
SMTP được sử dụng với hai chức năng chính: Chuyển email từ mail server nguồn đến mail server đích và chuyển email từ người dùng cuối sang hệ thống mail
5.3.Cách hoạt động
Sau khi kết nối giữa người gửi (trình khách) và người nhận (trình chủ) đã được thiết lập, những việc làm sau đây là những việc hoàn toàn hợp lệ, đối với một phiên giao dịch dùng giao thức SMTP
Trong cuộc hội thoại dưới đây, những gì trình khách gửi được đánh dấu bằng chữ C: đứng trước, còn những gì trình chủ gửi được đánh dấu bằng S:
Các hệ thống máy tính đều có thể thiết lập một kết nối, bằng cách dùng những dòng lệnh của phần mềm telnet, trên một máy khách
Cổng mặc định của SMTP là 25 và cổng SMTP được bảo mật (SMTPS) là 465 (Không phải tiêu chuẩn)
III Các nguyên tắc thiết kế và triển khai website
1.Các nguyên tắc trong thiết kế website
-Tổ chức website chặt chẽ và dễ sử dụng
-Sử dụng từ ngữ dễ hiểu
-Dễ dàng khám phá các đường link
-Thời gian tải về nhanh
-Tương thích với đa số trình duyệt web
1.1.Các nguyên tắc tổ chức website
-Tổ chức website chặt chẽ và dễ sử dụng: website cần có cấu trúc logic, rõ ràng, thống nhất và dễ hiểu Quan trong là website phải làm cho độc giả thấy ngay được thông tin họ hy vọng có thể thu thập được từ website
8
Trang 10-Sử dụng ngôn từ thông dụng, dễ hiểu để tạo sự thân thiện với độc giả: dùng lời lẽ hoa mỹ để tán dương sản phẩm dịch vụ và quan trọng là cần phải thu hút độc giả truy cập vào website, từ đó hiểu được nhu cầu của khách hàng
-Chú trọng đến thời gian tải về của các trang web: thời gian mà độc giả dành cho một website là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của website Bởi vậy đừng để độc giả phải đợi quá lâu để tải được một trang web Vì thế cần chú trọng đến vấn đề thời gian để giữ chân độc giả với trang web của mình
-Chú trọng đến các phần nội dung thông tin không có hình ảnh: không chỉ các hình ảnh đồ họa mới gây được sự chú ý cho độc giả mà các đoạn nội dung văn bản cũng được quan tâm nếu chất lượng bài viết tốt Nội dung (content) cũng là một yếu tố đánh giá website tốt hay không Vì vậy cần đầu tư phần nội dung một cách cẩn thận, đồng thời tạo các điểm nhấn như tiêu đề, hiệu ứng các chữ, từ khóa để bài content được sinh động hơn -Theo dõi chặt chẽ “quá trình bán hàng” đối với website thương mại: yêu cầu của website là cần phải tạo điều kiện để khách hàng thấy được rõ các sản phẩm và dịch vụ mà người bán cung cấp tới mình, đặc biệt là cách thức đặt hàng và phương thức thanh toán sao cho thuận tiện nhất
-Một số vấn đề khác: cần kiểm tra kĩ cả về nội dung và hình thức của website Trước khi đưa vào hoạt động cần kiểm tra toàn bộ ( đương liên kết, thời gian tải, fform bán hàng ) và cố gắng kiểm tra bằng nhiều phương pháp khác nhau để có kết quả khách quan nhất
1.2.Nguyên tắc tổ chức thông tin trên website
-Quy trình tổ chức thông tin trên website: tuân theo quy trình gồm 4 bước
+Phân chia thông tin thành các đơn vị logic
+Thiết lập hệ thống phân cấp thông tin
+Tạo mối quan hệ giữa các hệ thống phân cấp thông tin
+Phân tích sự thành công về chức năng và thẩm mỹ của các hệ thống thông tin -Các kiểu cấu trúc thiết kế:
+Cấu trúc nối tiếp (Sequence)
+Cấu trúc phân cấp (Hierarchy)
+Cấu trúc ô lưới (Grid)
+Cấu trúc mạng nhện (Web)
1.3.Một số nguyên tắc khác trong thiết kế website
-Các nguyên tắc nghệ thuật:
9