Dưới đây là ví dụ về các trường hợp có thể làm cho thông tin không rõ ràng: a thông tin liên quan đến một khoản mục trọng yếu, giao dịch hoặc sự kiện khác được thuyết minh trên báo cáo
Trang 1TRƯỜNG ĐẠ I HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
BÀI THẢO LUẬN
Đề tài: Trình bày các nguyên tắc lập và trình bày BCTC theo IAS 1 Nội dung, kết cấu Báo cáo lưu chuyển ti n tề ệ Ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển ti n ề
tệ đối với nhà đầu tư và đố với ch doanh nghi p L y ví d minh hi ủ ệ ấ ụ ọa về báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty LG Electronics năm 2020
Giảng viên hướ ng dẫn : Th.S Vũ Thị Thanh Huyền
Lớp học ph n ầ : 2302FACC1521
Hà Nội, 2023
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình th c hiự ện đề tài thảo lu n và h c t p, nhóm ậ ọ ậ đã nhân được s giúp ự
đỡ và h ỗ trợ r t nhi u t cô giáo và các thành viên Chúng em xin g i l i cấ ề ừ ử ờ ảm ơn chân thành nhất đến Th.S Vũ Thị Thanh Huyền, cô đã luôn tận tình trong từng bài giảng trên lớp và hướng dẫn tỉ m cho nhóm cách làm bài thảo luận Vỉ ới lượng kiến thức về chuyên ngành còn h n ch c a nhóm, bài th o lu n ạ ế ủ ả ậ chắc h n không tránh kh i nh ng thi u sót Chúng em ẳ ỏ ữ ếrất mong s ẽ đượ ự đóng góp ý kiến của cô và mọi người để bài th o lu n c s ả ậ được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà N i, 2023 ộ
Nhóm 3
Trang 3MỤC LỤC
DANH M C BỤ ẢNG 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2
1.1 Các định nghĩa 2
1.2 Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính theo IAS 1 4
1.2.1 Ph m vi áp d ng IAS 1 4ạ ụ 1.2.2 Mục đích và kết cấu c a Báo cáo tài chính 5ủ 1.2.3 Đặc điểm chung của Báo cáo tài chính 6
1.2.4 Nh n di n Báo cáo tài chính 9ậ ệ 1.2.5 Báo cáo tình hình tài chính 10
1.2.6 Báo cáo lãi, l và thu nh p toàn di n khác 12ỗ ậ ệ 1.2.7 Báo cáo biến động v n ch s h u 14ố ủ ở ữ 1.2.8 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 15
1.2.9 Thuy t minh báo cáo tài chính 15ế 1.3 N i dung, k t c u cộ ế ấ ủa Báo cáo lưu chuyển ti n t 16ề ệ 1.3.1 Các định nghĩa 16
1.3.2 Thông tin trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 17
1.3.2.1 Dòng ti n t ề ừ hoạt động kinh doanh 17
1.3.2.2 Dòng ti n t ề ừ hoạt động đầu tư 17
1.3.2.3 Dòng ti n t ề ừ hoạt động tài chính 17
1.4 Ý nghĩa của BCLCTT đối với nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp 18
CHƯƠNG II: BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ CỦA CÔNG TY LG ELECTRONICS 2020 19
2.1 Nh n xét n i dung trình bày trên Báo cáo lậ ộ ưu chuyển ti n t c a Công ty LG ề ệ ủ Electronics năm 2020 so với yêu cầu của chuẩn mực IAS 1 19
2.2 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty LG Electronics năm 2020 19
2.2.1 Dòng ti n t hoề ừ ạt động kinh doanh 19
Trang 42.2.2 Dòng ti n t hoề ừ ạt động đầu tư 20 2.2.3 Dòng ti n t hoề ừ ạt động tài chính 21
DANH MỤC TÀI LI U THAM KH O 24Ệ Ả
Trang 51
DANH M C BỤ ẢNG
Bảng 1 1 Trình bày chi phí trong báo cáo lãi l và thu nh p toàn di n khác 12 ỗ ậ ệ
Bảng 1 2 Ví d v báo cáo thu nh p toàn di n phân lo i theo chụ ề ậ ệ ạ ức năng chi phí 13
Bảng 2 1 Dòng ti n t hoề ừ ạt động kinh doanh 19
Bảng 2 2 Dòng ti n t hoề ừ ạt động đầu tư 20
Bảng 2 3 Dòng ti n t hoề ừ ạt động tài chính 21
Trang 62
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Các định nghĩa
Theo Ủy ban Chu n m c k toán qu c tẩ ự ế ố ế năm 2007, những định nghĩa trong Chuẩn mực
về Trình bày báo các tài chính IAS 1 được hiểu như sau:
Các báo cáo tài chính: là các báo cáo tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của những
người sử dụng không ở vị trí có thể yêu cầu đơn vị lập báo cáo phù hợp với nhu cầu thông tin cụ thể của họ
Không thể thực hiện được: Một yêu cầu là không thể thực hiện được khi đơn vị không thể áp dụng sau khi đã cố gắng để làm điều đó
Các Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế: là các chuẩn mực và diễn giải được ban hành bởi Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) Các chuẩn mực và hướng dẫn này bao gồm:
(a) Các Chuẩn mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế (IFRSs);
(b) Các Chuẩn mực Kế toán Quốc Tế (IASs);
(c) Các diễn giải của Ủy ban diễn giải Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRIC); và
(d) Các diễn giải của Ủy ban Diễn giải Thường trực (SIC)
Trọng yếu: Thông tin là trọng yếu nếu sự thiếu sót, sai sót hoặc sự không rõ ràng
của thông tin đó có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính cho mục đích chung đưa ra trên cơ sở là các báo cáo tài chính đó cung cấp thông tin về một đơn
vị báo cáo cụ thể Trọng yếu phụ thuộc vào bản chất và quy mô của thông tin, hoặc cả hai Đơn vị đánh giá thông tin, một cách riêng biệt hoặc kết hợp với các thông tin khác, là trọng yếu hay không cần xem xét trong phạm vi tổng thể báo cáo tài chính Thông tin là không
rõ ràng nếu thông tin đó ảnh hưởng đến người sử dụng báo cáo tài chính tương tự như việc
bỏ sót hoặc hiểu sai thông tin Dưới đây là ví dụ về các trường hợp có thể làm cho thông
tin không rõ ràng:
(a) thông tin liên quan đến một khoản mục trọng yếu, giao dịch hoặc sự kiện khác được thuyết minh trên báo cáo tài chính nhưng ngôn ngữ được sử dụng một cách mơ hồ hoặc không rõ ràng;
(b) thông tin liên quan đến một khoản mục trọng yếu, giao dịch hoặc sự kiện khác được trình bày phân tán trong báo cáo tài chính;
(c) các chỉ tiêu, giao dịch hoặc các sự kiện không giống nhau được tổng hợp không phù hợp;
Trang 7kế toán 100% (5)
2
[123doc] - tap-ke-toan-hanh-…
giai-bai-kế toán 100% (5)
16
Toán xác suất thống kê
kế toán 100% (4)
13
Nghiên CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ…
kế toán 100% (4)
57
Trang 8Thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm các thông tin bổ sung cho Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo lãi, lỗ và thu nhập toàn diện khác, báo cáo biến động vốn chủ sở hữu và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh cung cấp các diễn giải mô tả hoặc phân tích chi tiết các khoản mục được trình bày trên các báo cáo kể trên và cả thông tin về các khoản mục không đủ điều kiện ghi nhận trong các báo cáo này
Thu nhập toàn diện khác bao gồm các khoản mục thu nhập và chi phí (kể cả các điều chỉnh do tái phân loại) không được ghi nhận trong báo cáo lãi, lỗ theo quy định hoặc được cho phép bởi các IFRS khác Thu nhập toàn diện khác bao gồm các cấu phần sau: (a) Thay đổi trong thặng dư đánh giá lại tài sản (xem IAS 16 Bất động sản, Nhà - xưởng và Thiết bị và IAS 38 Tài sản vô hình);
(b) Xác định lại giá trị của quỹ phúc lợi với quỹ phúc lợi xác định (xem IAS 19 Lợi ích của người lao động);
(c) Lãi và lỗ phát sinh từ việc chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động nước ngoài (xem IAS 21 Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái);
(d) Lãi và lỗ từ các khoản đầu tư vào các công cụ vốn chủ sở hữu được xác định theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo thu nhập toàn diện khác theo đoạn 5.7.5 của IFRS 9 Công
cụ phòng ngừa rủi ro mà việc phòng ngừa rủi ro cho các khoản đầu tư vào công cụ vốn chủ
sở hữu được xác định theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo thu nhập toàn diện khác theo đoạn 5.7.5 của IFRS 9 (xem chương 6 của IFRS 9);
(f) Phần thay đổi trong giá trị hợp lý của các khoản nợ phải trả cụ thể được xác định theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi, lỗ được cho là có nguyên nhân từ các thay đổi trong rủi ro tín dụng của khoản nợ phải trả đó (xem đoạn 5.7.7 của IFRS 9);
(g) Thay đổi trong giá trị thời gian của quyền chọn khi tách riêng giá trị nội tại và giá trị thời gian của một hợp đồng quyền chọn và xác định quyền chọn là công cụ phòng
BÀI TẬP KẾ NGÂN HÀNG - bài tập kế…
kế toán 90% (10)
9
Trang 9(i) Doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính từ các hợp đồng bảo hiểm được phát hành trong phạm vi của IFRS 17 Hợp đồng Bảo hiểm bị loại trừ khỏi Báo cáo lãi, lỗ khi toàn bộ doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính từ các hợp đồng bảo hiểm được phân tách để ghi nhận trong Báo cáo lãi, lỗ với giá trị được xác định bằng việc phân
bổ một cách có hệ thống theo đoạn 88(b) của IFRS 17, hoặc với giá trị sau khi đã loại bỏ
sự không phù hợp về mặt kế toán giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính phát sinh từ các khoản mục cơ sở, theo đoạn 89(b) của IFRS 17; và
(j) Doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính từ hợp đồng tái bảo hiểm bị loại trừ khỏi Báo cáo lãi, lỗ khi toàn bộ doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính
từ hợp đồng tái bảo hiểm được phân tách để ghi nhận trong Báo cáo lãi, lỗ theo giá trị được xác định bằng việc phân bổ một cách có hệ thống theo đoạn 88(b) của IFRS 17 Chủ sở hữu là người nắm giữ các công cụ được phân loại là vốn chủ sở hữu Lãi hoặc lỗ là tổng thu nhập trừ đi các khoản chi phí, không bao gồm các khoản thu nhập toàn diện khác
Điều chỉnh do tái phân loại là các khoản được tái phân loại vào Báo cáo lãi, lỗ trong
kỳ hiện tại mà trước đó đã được ghi nhận trong Báo cáo thu nhập toàn diện khác của kỳ hiện tại hoặc các kỳ trước
Tổng thu nhập toàn diện là thay đổi trong vốn chủ sở hữu trong một kỳ kế toán, là kết quả của các giao dịch và các sự kiện khác mà không phải là các thay đổi từ những giao dịch với chủ sở hữu với tư cách là chủ sở hữu Tổng thu nhập toàn diện bao gồm tất cả các cấu phần của ‘báo cáo lãi, lỗ’ và ‘báo cáo thu nhập toàn diện khác’
1.2 Nguyên t ắc lậ p và trình bày Báo cáo tài chính theo IAS 1
Trang 105
- Chuẩn mực IAS 1 không áp d ng cho c u trúc và n i dung c a các báo cáo tài chính giụ ấ ộ ủ ữa niên độ ạng tóm lược đượ d c lập theo Chuẩn mực IAS 34 – Báo cáo tài chính giữa niên độ Tuy nhiên, các báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược v n ph i tuân th ẫ ả ủ các quy định tại đoạn 15-35 của Chuẩn mực IAS 1 Chuẩn mực này được áp dụng bình đẳng đối với tất
cả các đơn vị, bao g m c nhồ ả ững đơn vị trình bày báo cáo tài chính h p nh t theo IFRS 10ợ ấ , báo cáo tài chính hợp nhất và những đơn vị trình bày báo cáo tài chính riêng theo IAS 27 - Báo cáo tài chính riêng
- Chuẩn mực IAS 1 dùng các thu t ng phù hậ ữ ợp cho các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhu n, bao g m c ậ ồ ả các đơn vị kinh doanh thu c khu v c công Nộ ự ếu các đơn vị ho t ạđộng phi l i nhu n thu c khu vợ ậ ộ ực tư nhân hay thuộc khu v c công áp d ng chu n m c này, ự ụ ẩ ự
họ có th phể ải điều ch nh nh ng di n gi i cho các kho n m c c ỉ ữ ễ ả ả ụ ụ thể trong báo cáo tài chính
và cho c báo cáo tài chính ả
- Tương tự như vậy, các đơn vị không có v n ch s hố ủ ở ữu như được định nghĩa trong IAS 32 Công c tài chính: Trình bày (ví d m t vài qu– ụ ụ ộ ỹ tương hỗ) và các đơn vị mà vốn
cổ ph n không ph i v n ch s h u (ví d m t s h p tác xã) có th c n áp d ng Chuầ ả ố ủ ở ữ ụ ộ ố ợ ể ầ ụ ẩn mực này để trình bày báo cáo tài chính theo lợi ích của các thành viên hoặc lợi ích của các chủ ở s hữu qu ỹ
1.2.2 M ục đích và kết cấu củ a Báo cáo tài chính
Mục đích của báo cáo tài chính:
Các báo cáo tài chính phản ánh cấu trúc của tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị Mục đích của các báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin hữu ích đối với đa
số những người sử dụng báo cáo tài chính về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các dòng tiền của đơn vị trong việc đưa ra các quyết định kinh tế Báo cáo tài chính cũng cho thấy kết quả công tác quản lý của ban giám đốc đối với các nguồn lực được giao Để đáp ứng mục tiêu này, báo cáo tài chính phải cung cấp các thông tin sau:
(a) Tài sản;
(b) Nợ phải trả;
(c) Vốn chủ sở hữu;
(d) Thu nhập và chi phí, bao gồm cả lãi và lỗ
(e) Vốn góp của chủ sở hữu và phân phối lợi nhuận cho chủ sở hữu;
(f) Các dòng tiền
Các thông tin này, cùng với các thông tin khác trên thuyết minh, hỗ trợ người sử dụng báo cáo tài chính dự đoán các dòng tiền trong tương lai của đơn vị, đặc biệt là về thời gian và mức độ chắc chắn của các dòng tiền
Trang 116
Một bộ báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm:
(a) Báo cáo tình hình tài chính tại thời điểm cuối kỳ;
(b) Báo cáo lãi, lỗ và thu nhập toàn diện khác trong kỳ;
(c) Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu trong kỳ;
(d) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong kỳ;
(e) Thuyết minh báo cáo tài chính, bao gồm các chính sách kế toán chủ yếu và các thông tin diễn giải khác;
(ea) Thông tin so sánh của kỳ liền trước được quy định trong các đoạn 38 và 38A;
và
(f) Báo cáo tình hình tài chính tại thời điểm bắt đầu của kỳ liền trước khi đơn vị áp dụng hồi tố một chính sách kế toán hoặc trình bày lại theo phương pháp hồi tố các khoản mục trên báo cáo tài chính hoặc khi phân loại lại các khoản mục trên báo cáo tài chính theo các đoạn 40A – 40D
Đơn vị có thể sử dụng các tên gọi khác cho các báo cáo tài chính ngoài những tên gọi được dùng trong Chuẩn mực IAS 1 Ví dụ, đơn vị có thể sử dụng tên gọi “báo cáo thu nhập toàn diện” thay vì “báo cáo lãi, lỗ và thu nhập toàn diện khác”
Đơn vị có thể trình bày một báo cáo riêng về các khoản lãi, lỗ và thu nhập toàn diện khác, trong đó các khoản lãi, lỗ và thu nhập toàn diện khác được trình bày tách biệt thành hai phần Các phần này phải được trình bày cùng nhau, trong đó phần lãi, lỗ được trình bày trước, sau đó đến phần thu nhập toàn diện khác Đơn vị có thể trình bày phần lãi, lỗ trong một báo cáo riêng Trong trường hợp đó, báo cáo lãi, lỗ phải trình bày ngay trước báo cáo thu nhập toàn diện
1.2.3 Đặc điểm chung của Báo cáo tài chính
Trình bày hợp lý và tuân th theo các IFRSs ủ
Các báo cáo tài chính phải trình bày hợp lý tình hình tài chính, kết quả hoạt động và lưu chuyển tiền tệ của đơn vị Việc trình bày hợp lý đòi hỏi phải trình bày trung thực ảnh hưởng của các giao dịch, sự kiện khác và các điều kiện phù hợp với các định nghĩa và tiêu chí ghi nhận tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí như quy định tại Khung khái niệm cho báo cáo tài chính (Khung khái niệm) Việc áp dụng các IFRSs với các thuyết minh bổ sung nếu cần sẽ giúp các báo cáo tài chính được trình bày hợp lý
Báo cáo tài chính theo IFRSs của đơn vị phải trình bày rõ ràng và đầy đủ về việc tuân thủ này trong thuyết minh báo cáo tài chính Đơn vị không được tuyên bố báo cáo tài chính là tuân thủ theo các IFRSs trừ khi các báo cáo tài chính tuân thủ theo tất cả các yêu cầu của IFRSs
Trang 127
● Việc trình bày hợp lý cũng yêu cầu đơn vị phải:
o Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán theo quy định của IAS 8
o Trình bày các thông tin, bao gồm các chính sách kế toán một cách thích hợp, đáng tin cậy, có thể so sánh được và dễ hiểu
o Cung cấp các thuyết minh bổ sung để giúp người sử dụng báo cáo hiểu được ảnh hưởng của các giao dịch cụ thể, các sự kiện và điều kiện khác đến kết quả hoạt động và tình hình tài chính của đơn vị trong trường hợp việc tuân thủ theo các yêu cầu cụ thể của IFRSs là chưa đủ
● Đơn vị không được sửa chữa việc áp dụng sai các chính sách kế toán bằng cách thuyết minh các chính sách kế toán được sử dụng hoặc công bố trên các tài liệu khác
Hoạt động liên tục
Khi lập các báo cáo tài chính, Ban Giám đốc phải đánh giá khả năng hoạt động liên tục của đơn vị Đơn vị phải lập các báo tài chính trên cơ sở hoạt động liên tục trừ khi Ban Giám đốc có ý định thanh lý doanh nghiệp hoặc ngừng kinh doanh, hoặc không có phương
án khả thi nào khác để tiếp tục hoạt động Trong trường hợp không lập các báo cáo tài chính trên cơ sở hoạt động liên tục, đơn vị phải thuyết minh điều này cùng với cơ sở lập báo cáo tài chính và lý do tại sao đơn vị không thể hoạt động liên tục
Cơ sở kế toán dồn tích
Đơn vị phải lập các báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán dồn tích ngoại trừ thông tin
về lưu chuyển tiền tệ Khi áp dụng cơ sở kế toán dồn tích, đơn vị phải ghi nhận các khoản mục như tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí (các yếu tố của báo cáo tài chính) nếu chúng thỏa mãn các định nghĩa và tiêu chí ghi nhận như quy định trong
“Khung Khái niệm”
Trang 138
● Đơn vị không được làm giảm tính dễ hiểu của báo cáo tình chính bằng cách làm mờ các thông tin trọng yếu bằng thông tin không trọng yếu hoặc bằng cách gộp chung các khoản mục trọng yếu có bản chất hoặc chức năng khác nhau
Bù trừ
● Đơn vị không được phép bù trừ tài sản với nợ phải trả hoặc thu nhập với chi phí trừ khi IFRS quy định hoặc cho phép việc bù trừ
● Đơn vị phải trình bày riêng biệt tài sản và nợ phải trả, thu nhập và chi phí
Việc bù trừ trên Báo cáo lãi, lỗ và thu nhập toàn diện khác hoặc Báo cáo tình hình tài chính sẽ làm giảm khả năng hiểu đúng các giao dịch, sự kiện và điều kiện khác đã xảy ra cũng như khả năng đánh giá dòng tiền trong tương lai của đơn vị của người sử dụng báo cáo tài chính, trừ khi việc bù trừ phản ánh đúng bản chất của các giao dịch,
sự kiện đó Việc xác định giá trị tài sản sau các khoản giảm trừ ví dụ, việc giảm giá - cho hàng tồn kho lỗi mốt và giảm giá trị các khoản phải thu khó đòi không phải là bù - trừ
Tần suất báo cáo
● Đơn vị phải trình bày một bộ báo cáo tài chính đầy đủ (bao gồm cả thông tin so sánh) tối thiểu là hàng năm
● Khi đơn vị thay đổi ngày kết thúc kỳ báo cáo và trình bày các báo cáo tài chính cho một giai đoạn dài hơn hoặc ngắn hơn một năm, ngoài việc thuyết minh về kỳ được phản ánh bởi báo cáo tài chính, đơn vị phải thuyết minh bổ sung về: nguyên nhân của việc
sử dụng kỳ báo cáo dài hơn hoặc ngắn hơn một năm; và số liệu được trình bày trên các báo cáo tài chính là không hoàn toàn có thể so sánh được
Thông tin so sánh
● Thông tin so sánh tối thiểu
Đơn vị phải trình bày thông tin so sánh của kỳ liền trước cho tất cả các khoản mục trình bày trên các báo cáo tài chính của kỳ hiện tại ngoại trừ trường hợp các IFRS cho phép hoặc có yêu cầu khác Khi cung cấp thông tin so sánh, đơn vị phải trình bày ít nhất hai báo cáo tình hình tài chính; hai báo cáo lãi, lỗ và thu nhập toàn diện khác; hai báo cáo lãi, lỗ riêng biệt (nếu được trình bày); hai báo cáo lưu chuyển tiền tệ; hai báo cáo biến động vốn chủ sở hữu và các thuyết minh báo cáo tài chính liên quan
● Thông tin so sánh bổ sung
Đơn vị có thể trình bày thông tin so sánh ngoài các báo cáo tài chính so sánh tối thiểu theo yêu cầu của các IFRS, miễn là thông tin đó được lập theo các IFRS
Trang 14Theo đó, đơn vị phải trình bày 3 báo cáo tình hình tài chính tại: ngày kết thúc kỳ hiện tại; ngày kết thúc kỳ liền trước, và ngày bắt đầu của kỳ liền trước
● Khi đơn vị thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trên báo cáo tài chính, đơn vị phải phân loại lại số liệu so sánh trừ khi việc phân loại lại là không thể thực hiện được Khi đơn vị phân loại lại số liệu so sánh (bao gồm số đầu kỳ của kỳ liền trước), đơn vị phải trình bày: bản chất của việc phân loại lại; giá trị từng khoản mục hoặc nhóm khoản mục được phân loại lại; và lý do của việc phân loại lại
Việc tăng cường khả năng so sánh của thông tin giữa các kỳ hỗ trợ người sử dụng đưa ra các quyết định kinh tế, đặc biệt là khi cho phép đánh giá các xu hướng biến động của thông tin tài chính cho các mục đích dự báo
● Một IFRS yêu cầu thay đổi cách trình bày
1.2.4 Nh ận diệ n Báo cáo tài chính
Đơn vị phải nhận diện rõ ràng các báo cáo tài chính và phân biệt chúng với các thông tin khác được công bố trong cùng một tài liệu Các IFRS chỉ áp dụng cho các báo cáo tài chính và không áp dụng với các thông tin khác được trình bày trong báo cáo thường niên,
hồ sơ pháp lý hay tài liệu khác Bên cạnh đó, đơn vị cũng cần phải nhận diện rõ từng báo cáo tài chính và các thuyết minh
Đơn vị phải trình bày một cách dễ nhận biết và nhắc lại khi cần thiết cho dễ hiểu các thông tin sau:
● Tên của đơn vị lập báo cáo tài chính hoặc các hình thức nhận diện khác và bất kỳ thay đổi nào về các thông tin đó từ cuối kỳ báo cáo liền trước;
Trang 1510
● Các báo cáo tài chính là của một đơn vị đơn lẻ hay của một nhóm các đơn vị
● Ngày kết thúc của kỳ báo cáo hoặc kỳ của bộ báo cáo tài chính hoặc thuyết minh báo cáo tài chính;
● Đồng tiền báo cáo theo định nghĩa của IAS 21
● Mức độ làm tròn số được sử dụng trong việc trình bày số liệu trên các báo cáo tài chính
Đơn vị thường lập các báo cáo tài chính dễ hiểu hơn bằng cách trình bày các thông tin theo đơn vị tính của đồng tiền báo cáo là hàng nghìn hoặc triệu Điều này là có thể chấp nhận được miễn là đơn vị thuyết minh về mức độ làm tròn và không được bỏ qua các thông tin trọng yếu
1.2.5 Báo cáo tình hình tài chính
Theo IAS 1, thông tin được trình bày trên báo cáo về tình hình tài chính bao gồm tối thiểu các khoản mục sau:
(a) Nhà xưởng, máy móc, thiết bị
(b) Bất động sản đầu tư
(c) Tài sản vô hình
(d) TS tài chính (không bao gồm các khoản (e), (h), (i)
(e) Các khoản đầu tư sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu
(f) Tài sản có tính chất sinh học
(g) Hàng tồn kho
(i) Tiền và các khoản tương đương tiền
(j) Tổng tài sản được phân loại để bán (theo quy định của IFRS 5)
(k) Các khoản phải trả thương mại và các khoản phải trả khác
(l) Dự phòng
(m)Các khoản công nợ tài chính (không bao gồm khoản (k), (l))
(n) Tài sản và nợ phải trả thuế hiện hành (IAS 12)
(h) Các khoản phải thu có tính chất thương mại và các khoản phải thu khác
(o) Tài sản và nợ phải trả thuế hoãn lại (IAS 12)
(p) Lợi ích cổ đông không kiểm soát trình bày trong vốn chủ sở hữu
(q) Vốn góp và các quỹ thuộc về chủ sở hữu của công ty mẹ
Chuẩn mực IAS 1 không quy định đối với trật tự hay cách thức trình bày các khoản mục Ở trên là danh sách các khoản mục có tính chất và chức năng hoàn toàn khác nhau phải trình bày riêng biệt