1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Bài tập kế toán tài chính 1

15 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Kế Toán Tài Chính 1
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kế Toán Tài Chính
Thể loại Bài Tập
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 40,03 KB

Nội dung

Tài chính doanh nghiệp là lĩnh vực nghiên cứu và quản lý tài nguyên tài chính của một tổ chức để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững. Trong ngữ cảnh doanh nghiệp, quản lý tài chính bao gồm việc thu thập, phân tích và sử dụng thông tin tài chính để đưa ra quyết định chiến lược. Các khía cạnh chính của tài chính doanh nghiệp bao gồm quản lý nguồn vốn, dự đoán và đánh giá rủi ro, cũng như việc tối ưu hóa cấu trúc vốn.

Trang 1

BÀI TẬP KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 Chương 2

Bài 2.1: Cty SX-TM hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên,

tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng có tình hình sau:

1 Bán một lô hàng trị giá 50.000.000đ, thuế GTGT 10%, thu bằng tiền mặt theo phiếu thu PT số 20/8 ngày 1/08/20

2 Thu tiền mặt theo PT 21/8 ngày 1/8/20 số tiền 10.000.000đ từ khoản phải thu khách hàng

3 Khách hàng thanh toán cho cty bằng chuyển khoản, số tiền 20.000.000đ (NH đã báo Có)

4 Đem tiền mặt nộp vào TK tiền gởi ngân hàng 50.000.000đ (NH đã báo Có) theo phiếu chi PC 50/8 ngày 5/8/20

5 Mua một lô vật liệu trị giá 10.000.000đ, thuế GTGT 1.000.000đ, Cty đã thanh toán bằng tiền mặt 3000.000đ theo PC 51/8 ngày 6/8/20 và thanh toán số còn lại bằng chuyển khoản (NH đã báo Nợ)

6 Chi tiền mặt PC 52/08 ngày 26/8/20 để thanh toán tiền điện ở bộ phận bán hàng 500.000đ

7 Cty chuyển tiền để thanh toán cho nhà cung cấp 20.000.000đ (NH đã báo Nợ)

8 Chi tiền mặt PC 53/08 ngày 27/8/20 để ứng trước cho nhà cung cấp, số tiền 15.000.000đ

9 Tạm ứng cho nhân viên theo PC 54/08 ngày 27/8/20, số tiền 2.500.000đ

Yêu cầu: định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên

Bài 2.2: DN kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo pp khấu trừ, có nghiệp vụ kinh

tế sau:

1-Thu bằng tiền mặt, tiền bán hàng là 22.000.000đ, trong đó thuế GTGT 2.000.000đ 2-Giấy báo Có của NH về khoản tiền khách hàng thanh toán nợ: 10.000.000đ

3-Giấy báo Nợ của NH thanh toán tiền mua NVL nhập kho, giá mua 8.000.000đ, thuế GTGT 800.000đ

4-Xuất tiền mặt gởi NH 20.000.000đ (NH báo Có)

5-Xuất tiền mặt tạm ứng cho nhân viên đi công tác 1.000.000đ

6-Đến cuối tháng, quyết toán tiền tạm ứng ở nghiệp vụ 5 như sau: Chi phí tiếp khách (642): 700.000đ; Số tiền còn lại 300.000đ, Cty lập phiếu thu thu lại

7-Giấy báo Nợ của NH thanh toán tiền cho nhà 11cung cấp 10.000.000đ

Trang 2

8-Tổng doanh thu bán hàng của các hoá đơn là 110.000.000đ, trong đó thuế GTGT 10.000.000đ Thu bằng tiền mặt 60.000.000đ; thu qua chuyển khoản và NH báo Có 50.000.000đ

9-Giấy báo Nợ của NH nộp thuế GTGT cho cơ quan thuế là 10.000.000đ

10-Chi tiền mặt để mua văn phòng phẩm sử dụng ngay cho bộ phận quản lý doanh nghiệp là 200.000đ

11-Vay ngắn hạn ngân hàng 18.000.000đ nhập quỹ tiền mặt

12-Xuất tiền gởi NH 100.000.000đ để góp vốn liên doanh với đơn vị Y

13-Xuất tiền mặt để trả lương cho công nhân viên trong tháng 6.000.000đ

14-Cuối kỳ kiểm kê quỹ phát hiện thiếu 100.000đ chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên

CHƯƠNG 3:

Bài 3.1: Công ty Minh Phát kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp

khấu trừ, tính giá hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước, có tình hình sau:

Số liệu vật liệu tồn kho đầu tháng:

- Vật liệu chính: 600kg giá thực tế 43.000đ/kg;

- Vật liệu phụ: 100kg giá thực tế 32.000đ/kg

Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1 Mua VLC của người bán A với số lượng 200kg, đơn giá 43.500đ/kg, thuế GTGT 10%, hàng đã nhập đủ về kho, chưa thanh toán tiền Chi phí vận chuyển và bốc vác số hàng này trả bằng tiền mặt 100.000đ

2 Xuất 280kg VLC cho PXSX để chế tạo sản phẩm

3 Xuất VLPcho phân xưởng sản xuất: 30kg để chế tạo sản phẩm và 15 kg để phục

vụ quản lý phân xưởng

4 Mua vật liệu của người bán B chưa thanh toán tiền: VLC200kg, đơn giá 44.000đ/kg, VLP 50kg đơn giá 32.400đ/kg; thuế GTGT của VLC và VLP là 10%, hàng đã về kho

5 Xuất 35kg vật liệu phụ cho bộ phận bán hàng

6 Xuất 200kg VLC cho PXSX để chế tạo sản phẩm, và

7 Xuất 40kg vật liệu phụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp

Yêu cầu: Định khoản các NVKT phát sinh Cho biết DN áp dụng pp tính giá nhập trước xuất trước

Bài 3.2: Tại một doanh nghiệp sản xuất hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê

khai thường xuyên, tính thuế theo phương pháp khấu trừ, tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền, có tình hình như sau:

Số dư đầu tháng:

Trang 3

+ TK 154: 1,5tr

+ TK 152: 15tr (chi tiết 100 kg)

Có tình hình:

1- Mua 400 kg vật liệu nhập kho chưa trả tiền người bán, đơn giá 0,15trđ/kg, thuế GTGT

10%, chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 0.3tr

2- Xuất kho vật liệu dùng cho sản xuất: 150kg, dùng cho quản lý phân xưởng 20kg

3- Xuất công cụ dùng cho phân xưởng 0.3tr

4- Tiền điện phải trả dùng cho sản xuất 2tr, thuế suất thuế GTGT 10%

5- Tiền lương phải trả: công nhân sản xuất 15tr, nhân viên phân xưởng 5,5tr

6- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định

7- Tính khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất 5,6tr

8- Kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung 9- Nhập kho thành phẩm, biết rằng trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là 2tr, số lượng sản phẩm hoàn thành là 100sp

y/c: Định khoản

Bài 3.3: Tại một doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm A và B Số dư đầu tháng của một

số tài khoản như sau:

TK 152VLC: 64,188tr (số lượng 4.000kg)

TK 152VLP: 37,732tr (số lượng 3.000kg)

TK 154: 48tr Chi tiết:

TK 154A: 26tr

TK 154B: 22tr

Trong tháng có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như sau

1- Nhập kho 3000kg vật liệu chính và 2.000kg vật liệu phụ Giá mua chưa thuế lần lượt là 15.600đ/kg vật liệu chính và 12.000đ/kg vật liệu phụ, thuế suất GTGT là 10% Doanh nghiệp chưa trả tiền cho người bán Chi phí vận chuyển chi trả bằng tiền mặt cho người vận chuyển, giá cước chưa có thuế GTGT: 1,92tr, thuế GTGT: 0,096tr

2- Xuất kho 6500 kg vật liệu chính để sản xuất sản phẩm SPA 5000kg, SP B 1500kg 3- Xuất kho 4200 kg vật liệu phụ: Trực tiếp sản xuất SPA 1800, SP B 2200kg; quản lý phân xưởng 200;

4- Chi phí khấu hao TSCĐ phân bổ cho PXSX 12tr

5- Tiền lương phải trả cho công nhân viên trong tháng:

 Tiền lương của CNSX SPA: 26tr

 Tiền lương của CNSX SPB: 14tr

 Tiền lương của nhân viên QLPX: 12tr

6- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định

Trang 4

7- Tiền điện trả bằng tiền mặt dùng vào việc sản xuất và quản lý sản xuất tại phân xưởng

là 3,3tr; trong đó thuế GTGT là 0.3tr

8- Vật liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm A sử dụng không hết được nhập lại kho nguyên vật liệu chính là 2.04tr

9- Báo cáo kết quả sản xuất nhập kho 5000 spA và 4.000 spB Biết rằng: CPSX DD cuối

kỳ của SP A: 23,157tr; SP B: 5,313tr

Yêu cầu: Tính toán, định khoản và phản ảnh vào tài khoản

Tài liệu bổ sung

 Doanh nghiệp hạch toán theo PP kê khai thường xuyên

 DN tính thuế GTGT theo pp khấu trừ

 DN tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền

 Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiền lương của công nhân sản xuất

 Chi phí vận chuyển vật liệu được phân bổ theo số lượng vật liệu mua vào

Bài 3.4: Tại một doanh nghiệp sản xuất có tình hình như sau:

Số dư đầu tháng:

+ TK 154: 15tr;

+ TK 152: 150tr (chi tiết 1000 kg)

Tài liệu bổ sung:

 Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

 DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ

 Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền

 DN đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp

Yêu cầu: Tính toán, định khoản và phản ảnh vào tài khoản có liên quan

Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

1 Mua vật liệu chưa trả tiền người bán, giá mua 310tr (2000kg), thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 0,8tr

2 Xuất kho vật liệu dùng cho sản xuất: 1800kg, dùng cho quản lý phân xưởng 100kg

3 Xuất công cụ loại phân bổ 2 lần dùng cho phân xưởng 4tr

4 Tiền điện ở phân xưởng sản xuất phải trả cho Cty điện lực là 20tr, thuế GTGT 10%

5 Tiền lương phải trả: công nhân sản xuất 40tr, nhân viên phân xưởng 12,5tr

6 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định

7 Tính khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất 8,6tr

8 Kết chuyển chi phí NVLTT, CPNCTT, CPSXC sang tài khoản 154 để tính giá thành

Trang 5

9 Báo cáo từ phân xưởng sản xuất có 800 sản phẩm hoàn thành nhập kho, và 200

sản phẩm dở dang cuối kỳ Cho biết sp dở dang cuối kỳ có giá trị 58,296 trđ Bài 3.5: Tại một DNSX, có một phân xưởng sản xuất 2 loại sản phẩm A và B, số liệu

như sau:

I- Số dư đầu tháng 1/N một số tài khoản:

- TK 154: 18 trđ, trong đó sản phẩm A: 8, sản phẩm B: 10

- Các tài khoản khác có số dư hợp lý

II- Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế sau:

1- Xuất VLC theo giá thực tế, sử dụng để SX sản phẩm A: 200 trđ, sản phẩm B 300 trđ

2- Xuất VLP theo giá thực tế để sản xuất sản phẩm A 40 trđ, sản phẩm B 20trđ, sử dụng cho phân xưởng sản xuất 10trđ

3- Xuất công cụ dụng cụ sử dụng cho phân xưởng sản xuất 4 trđ (loại phân bổ 2 kỳ, bắt đầu từ kỳ này)

4- Tiền lương phải trả trong tháng của CNSX sản phẩm A 100 trđ, CNSX sản phẩm B

60 trđ, nhân viên quản lý phân xưởng 14trđ

5- Trích BHXH, BHYT, BHTN, và KPCĐ theo tỷ lệ quy định

6- Trích khấu hao TSCĐ sử dụng tại PXSX: 40trđ

7- Kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành và nhập kho thành phẩm Cho biết:

- SPA: hoàn thành 15.000 sp nhập kho, 200 sp dở dang có giá trị 3,263157 trđ

- SPB: hoàn thành 20.000 sp nhập kho, 500 sp dở dang có giá trị 8,048780 trđ

Tài liệu bổ sung: DN kê khai thường xuyên, khấu trừ thuế GTGT, và tính giá theo

phương pháp FIFO, và phân bổ chi phí SX chung theo Tiền lương CNSX

Bài 3.6: DN kê khai thường xuyên, tổ chức 1 PXSX 2 loại sp chính A và B, có tài liệu:

Số dư đầu kỳ: TK 154A: 23,2tr; TK 154B: 38,8tr

CPSX phát sinh trong kỳ gồm:

+ CPNVLTT của spA 364tr; CPNVLTT của spB 289tr

+ CP tiền lương CNSX spA 60tr, spB 40tr, tỷ lệ trích theo lương được đưa vào chi phí 23,5%

+ CP sản xuất chung 162 tr (phân bổ theo tiền lương CNSX)

+ SP hoàn thành nhập kho: 8000 spA, và 4 000 spB

+ SP dở dang cuối kỳ: 2000spA và 1000spB được đánh giá theo pp CPNVL TT (DN

áp dụng pp bình quân)

Yêu cầu ghi nhận bút toán kết chuyển CPSX và tính giá thành SP

Bài 3.7: DN kê khai thường xuyên, tổ chức 1 PXSX 2 loại sp chính A và B, có tài liệu:

Trang 6

Số dư đầu kỳ: TK 154A: 23,2tr; TK 154B: 38,8tr

CPSX phát sinh trong kỳ gồm:

+ CPNVLTT của spA 364tr; CPNVLTT của spB 289tr

+ CP tiền lương CNSX spA 60tr, spB 40tr, tỷ lệ trích theo lương được đưa vào chi phí 23,5%

+ CP sản xuất chung 162 tr (phân bổ theo tiền lương CNSX)

+ SP hoàn thành nhập kho: 8000 spA, và 4 000 spB

+ SP dở dang cuối kỳ: 2000spA và 1000spB được đánh giá theo pp CPNVL TT (DN

áp dụng pp bình quân)

Yêu cầu ghi nhận bút toán kết chuyển CPSX và tính giá thành SP Lập phiếu tính giá thành sp A, B.

CHƯƠNG 4

Bài 4.1: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế sau:

1) Mua một TSCĐ, giá thanh toán 110.000.000, thuế GTGT 10% chưa thanh tóan cho người bán Chi phí vận chuyển giá thanh toán 1.100.000, thuế GTGT 10% thanh toán bằng tiền mặt

2) Nhượng bán một ô tô vận tải cho Công ty Q theo tổng giá thanh toán gồm cả thuế GTGT 5% là 210.000.000 đ, tiền chưa thu Được biết nguyên giá ô tô là 285.000.000 đ, đã hao mòn 85.000.000 đ

3) Thanh lý 1 thiết bị sản xuất nguyên giá 250.000.000 đ, đã hao mòn 200.000.000 đ Phế liệu thu hồi bán thu tiền mặt bao gồm cả thuế GTGT 5% là 16.800.000 đ Chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt là 1.000.000 đ

4) Gửi 1 thiết bị sản xuất đi tham gia liên doanh dài hạn với Công ty B, nguyên giá 300.000.000 đ, đã hao mòn 55.000.000 đ Giá trị vốn góp được Công ty B ghi nhận là 310.000.000 đ

5) Ngày 15/1 kiểm kê phát hiện có một TSCĐ bị thiếu so với sổ sách kế toán, nguyên giá ghi sổ là 48.600.000 đ, đã khấu hao 45.000.000 đ, chưa biết rõ nguyên nhân 6) Cuối tháng có quyết định xử lý của cấp trên về TSCĐ thiếu ở nghiệp vụ 5 như sau:

Bộ phận sử dụng phải bồi thường 50% giá trị thiếu, còn lại cho ghi giảm vốn kinh doanh của DN

Trang 7

Bài 4.2: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế sau:

1) Mua một máy mới bằng quĩ phát triển kinh doanh Giá máy 150.000.000đ, chưa trả tiền người bán, đã bàn giao đưa vào sử dụng Chi phí lắp đặt 2.000.000đ đã thanh toán bằng tiền mặt

2) Thanh lý một máy cũ nguyên giá 80.000.000đ, đã khấu hao 76.000.000đ Thu 1.500.000đ tiền mặt do bán phế liệu từ tài sản cố định đó Chi phí thanh lý: thuê người tháo dỡ, trả bằng tiền mặt 200.000đ

3) Tổng mức khấu hao TSCĐ tháng 5/2002: 35.000.000, trong đó:

 Khấu hao TSCĐ của phân xưởng sản xuất 27.000.000đ

 Khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng 3.000.000đ

 Khấu hao TSCĐ của bộ phận QLDN 5.000.000đ

4) Nhận một xe vận tải của đơn vị góp vốn Liên doanh Các bên tham gia liên doanh đánh giá: 300.000.000đ

5) Nhượng bán một TSCĐ hữu hình, nguyên giá 22.000.000đ, đã khấu hao 3.700.000đ Thu được 20.000.000đ tiền mặt Chi cho người môi giới 200.000đ tiền mặt

6) Đem một số TSCĐ đi góp vốn liên doanh với đơn vị khác Nguyên giá: 400.000.000đ, đã khấu hao 80.000.000đ Các bên tham gia Liên doanh đánh giá số tài sản này trị giá 300.000.000

7) Nhận góp vốn liên doanh bằng phát minh sáng chế Trị giá tài sản được chấp nhận góp vốn của Hội đồng liên doanh là 100.000.000đ

8) Dùng quỹ phúc lợi để mua một xe ô tô đưa rước CNV đi làm, giá mua chưa thuế 500.000.000đ, thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng chuyển khoản, chi phí chạy thử chi bằng tiền mặt 1.000.000

CHƯƠNG 5

Bài 5.1: Tại doanh nghiệp An Bình, trong tháng 12/X đã phát sinh các nghiệp vụ kinh tế

sau:

Ngày 15/12/X đã tạm chi lương kỳ 1 cho công nhân viên bằng tiền mặt 52.000.000 đồng

1 Cuối tháng tính lương phải trả cho công nhân viên 108.000.000 đồng, trong đó

 Tiền lương phải trả cho CNSX : 60.000.000 đồng

 Tiền lương phải trả nh/viên PXSX: 10.000.000 đồng

 Tiền lương phải trả cho CN nghỉ phép: 2.000.000đ

 Tiền lương nhân viên BP BH: 16.000.000 đồng

 Tiền lương CB quản lý dn: 20.000.000 đồng

2 Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ qui định

Trang 8

3 Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân theo tỷ lệ 3% trên số tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp sản xuất

4 Doanh nghiệp đã nộp toàn bộ BHXH, BHYT, BHTN cho cơ q uan BHXH bằng TGNH

5 Thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho ngân sách nhà nước (khấu trừ lương) 6.000.000 đồng

6 Tiền lương phải trả cho người lao động (được trích từ quỹ khen thưởng) 20.000.000 đồng

7 Doanh nghiệp chi tiền mặt trả lương kỳ II và các khoản khác sau khi trừ tạm ứng lương kỳ 1, và các khoản khấu trừ khác

Yêu cầu: 1/ Tính toán và lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên

2/ Phản ảnh các nghiệp vụ kinh tế vào tài khoản (Cho biết doanh nghiệp đã trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất sản phẩm)

Bài 5.2: Tại một doanh nghiệp có tình hình tiền lương như sau:

Số dư TK 334 (Dư Có): 145.000.000

Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau

1- Tổng hợp tiền lương phải trả cho công nhân viên trong tháng gồm:

+ Tiền lương CNSX phân xưởng 1: 128.000.000

+ Tiền lương CNSX phân xưởng 2: 72.000.000

+ Tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng 1: 7.350.000

+ Tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng 2: 5.400.000

+Tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất phân xưởng 1: 540.000

+ Tiền lường nghỉ phép của công nhân sản xuất phân xưởng 2: 420.000

+ Tiền lương của nhân viên các cửa hàng: 20.350.000

+ Tiền lương của nhân viên các phòng ban: 12.400.000

2- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của các đối tượng theo qui định

3-Nhận giấy báo Có của ngân hàng về khoản bảo hiểm xã hội do cơ quan bảo hiểm xã hội

cấp quý II của năm là 10.000.000

4- Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất phân xưởng 1 và phân xưởng

2 theo tỷ lệ 3% trên tiền lương chính của CNSX trực tiếp

5- Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên trong thán

Khoản bắt bồi thường: 2.000.000

Tạm ứng chưa thu hồi: 3.200.000

6- Bảo hiểm xã hội trả thay lương: 1.200.000

7- Chi tiền mặt để thanh toán toàn bộ khoản phải trả công nhân viên

Trang 9

Yêu cầu: Định khoản, phản ảnh vào tài khoản 334

CHƯƠNG 7

Bài 7.1: Tại DN kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có

tình hình sau:

1 Xuất bán cho công ty M 100 sản phẩm, giá vốn 105.000đ/sp, giá bán chưa thuế là 140.000đ/sp, thuế suất thuế GTGT là 10% Công ty M đã thanh toán bằng chuyển khoản

2 Xuất bán thu bằng tiền mặt 20sản phẩm, giá bán chưa thuế 25000đ/sp, thuế GTGT 10% đã thu tiền, biết giá vốn là 13000đ/sp

3 Xuất bán thu bằng tiền gởi ngân hàng 200sản phẩm, giá bán 150.000đ/sp, thuế GTGT 15000đ/sp Ngân hàng đã gởi giấy báo Có Giá vốn của 200sản phẩm này

là 20.000.000đ

4 Xuất kho 500sp gởi đi tiêu thụ cho công ty Z, giá xuất 250.000đ/sp, giá bán chưa thuế 320.000đ/sp, thuế suất thuế GTGT: 10%

5 Xuất kho 200sản phẩm, giá vốn 50000đ/sp gởi đi tiêu thụ tại công ty K với giá bán 65000đ/sp, thuế GTGT 10% Sau đó công ty K báo nhận đủ hàng và chấp nhận thanh toán

• Yêu cầu: Tính toán và định khoản

Bài 7.2: Tại DNSX hạch toán kê khai thường xuyên, thuộc đối tượng nộp thuế GTGT

theo phương pháp khấu trừ, xuất kho theo phương pháp BQGQ, có tài liệu sau:

Thành phẩm tồn kho đầu kỳ:

 Sản phẩm A: 250 sp, giá thành thực tế là 12000đ/sp

 Sản phẩm B: 400 sp, giá thành thực tế là 8.500đ/sp

Tình hình trong tháng:

1 Nhập kho thành phẩm do hoạt động sản xuất hoàn thành; Sản phẩm A: 750sp, Zthực tế là 11.800đ/sp; Sản phẩm B: 600sp, Z thực tế là 8.600đ/sp

2 Xuất kho 500sp A trực tiếp cho khách hàng Giá bán 1 sản phẩm chưa có thuế là 16.200đ/sp, thuế GTGT 10% Khách hàng chưa thanh toán

3 Xuất kho 350sp B cho khách hàng và chưa thu tiền, giá bán chưa thuế 13.500đ/sp, thuế GTGT 10%

4 Xuất bán 100sp B, khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, giá bán chưa thuế 13.350đ/sp, thuế GTGT 10%

5 Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về khoản tiền do khách hàng ở NV2 trả tiền mua sản phẩm A

Yêu cầu: tính toán và định khoản

Trang 10

Bài 7.3: DN sản xuất 2 loại sản phẩm A và B hạch toán hàng tồn kho theo PP kê khai

thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Trong tháng 10/200x có các tài liệu về tình hình tiêu thụ như sau:

1 Xuất kho 100sp A để gởi đi bán Đơn giá xuất kho là 125000đ/sp Đơn giá bán chưa thuế 155000đ/sp, thuế GTGT 10%

2 Xuất kho 400sp B để tiêu thụ trực tiếp Đơn giá xuất kho là 75000đ/sp Đơn giá bán chưa thuế 120.000đ/sp, thuế GTGT 10% Toàn bộ tiền hàng doanh nghiệp thu bằng tiền gởi ngân hàng

3 3-Nhận được chứng từ chấp nhận thanh toán của khách hàng tại Nvụ 1 nhưng chỉ nhận 80 sp A; còn 20sp A trả lại, doanh nghiệp đã nhận sản phẩm

4 4- Khách hàng mua sản phẩm B trong tháng 09/200x trả lại cho doanh nghiệp 50sp B do chất lượng không bảo đảm Giá xuất sản phẩm này là 76000đ/sp, đơn giá bán 115000đ/sp Doanh nghiệp đã nhận lại sản phẩm và đã dùng tiền gởi ngân hàng trả lại tiền cho khách hàng đầy đủ

Yêu cầu: Định khoản, tính doanh thu thuần

Bài 7.4

Tại một DNSX TM Bình An kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có các tài liệu sau:

- SD đầu tháng của TK 155: 20 triệu (200 sp)

- Tình hình phát sinh trong tháng:

1- Nhập kho thành phẩm được sản xuất hoàn thành trong tháng, số lượng 1800sp, giá thành sx 92.000đ/sp

2- Xuất bán 600sp bán trực tiếp cho khách hàng A và chưa thu tiền, giá bán 140.000đ/sp, thuế GTGT 10%

3- xuất kho 1000sp bán trực tiếp cho khách hàng B và thu bằng TGNH, giá bán 136.000đ/sp, thuế GTGT 10%

4- KH A đề nghị DN giảm giá cho số sản phẩm đã mua do sản phẩm mua không đúng quy cách như đã thỏa thuận Tỉ giá giảm giá 10% giá bán (có giảm thuế) DN chấp nhận khoản giảm giá này và tính vào số tiền A chưa thanh toán

5- KH A thanh toán toàn bộ tiền mua sản phẩm DN bằng TGNH

6- KH B trả lại 100sp đã mua do chất lượng sản phẩm không đúng như hợp đồng, DN đã nhập lại kho số sản phẩm này và chi tiền mặt trả lại tiền cho số sản phẩm trả lại và trả tiền vận chuyển sản phẩm bị trả lại 100.000

7- Tình hình CPBH và CPQLDN phát sinh

ĐVT: triệu đồng

Ngày đăng: 21/02/2024, 10:57

w