Hoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt NamHoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt Nam
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
***
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI
RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ CÔNG TY
BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
Ngành: Tài chính - Ngân hàng
TRẦN VĂN TUẤN
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
***
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI
RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ CÔNG TY
BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
Ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201
Họ và tên học viên : Trần Văn Tuấn
Người hướng dẫn khoa học : TS Nguyễn Đỗ Quyên
Hà Nội, 2023
Trang 3MỤC LỤC
Table of Contents
MỤC LỤC 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC BẢNG 7
DANH MỤC BIỂU 7
LỜI CAM ĐOAN 8
LỜI CẢM ƠN 9
MỞ ĐẦU 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT CÓ HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ14 1.1 C Ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 14
1.1.1 Khái niệm 14
1.1.2 Phân loại và đặc điểm trái phiếu 18
1.1.3 Hệ số tín nhiệm trái phiếu 19
1.1.4 Hoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế…… 21
1.2 T ỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT CÓ HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 23
1.2.1 Công ty bất động sản niêm yết 23
1.2.2 Công ty bất động sản niêm yết có hoạt động chào bán trái phiếu ra thị
trường quốc tế
24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM 29
2.1 K HÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU V IỆT N AM .29
2.1.1 Tổng quan về thị trường trái phiếu Việt Nam 29
2.1.2 Tổng quan về các quy định pháp luật về thị trường trái phiếu 30
2.1.3 Các quy định về phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế 32
2.2 H OẠT ĐỘNG CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI RA THỊ TRƯỜNG
Trang 4QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT 39
Trang 52.2.1 Trường hợp chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế thành
công………
39
2.2.2 Trường hợp chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế nhưng chưa thành công 48
2.3 Đ ÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN VÀ CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT 50
2.3.1 Những thành tựu đã đạt được 50
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM 54
3.1 M ỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU TẠI V IỆT N AM 54
3.1.1 Xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và hướng đến việc trở thành một trung tâm tài chính của khu vực
54
3.1.2 Hoàn thiện các vấn đề nguyên tắc ứng xử chung 56
3.1.3 Hoàn thiện các quy định pháp lý có liên quan 56
3.1.4 Cần nghiên cứu và xây dựng cơ chế thống kê phù hợp 58
3.1.5 Xây dựng và khuyến khích các doanh nghiệp trung gian 59
3.2 C ÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI V IỆT N AM 60
3.2.1 Nắm vững khung pháp lý của thị trường phát hành 60
3.2.2 Sử dụng các tổ chức tư vấn, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp 61
3.2.3 Nâng cao năng lực hoạt động của công ty 61
3.2.4 Thực hiện việc đánh giá xếp hạng tín nhiệm từ các tổ chức uy tín 62
3.2.5 Xử lý các vấn đề mang tính kỹ thuật pháp lý 63
3.2.6 Chủ động nắm bắt thông tin và lên kế hoạch thực hiện phù hợp 64
3.2.7 Tham gia vào các hiệp hội có liên quan 65
KẾT LUẬN 66
PHỤ LỤC 01 TỔNG HỢP VỀ KẾT QUẢ CBTP RA TTQT 68
PHỤ LỤC 02 CÔNG TY BĐS NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
LCK 2006 Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006LCK 2019 Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26/11/2019LDN 2020 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/6/202020
NĐ 120/1994 Nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 quy chế tạm thời về
việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu của doanh nghiệp nhànước
NĐ 23/1995 Nghị định 23/CP ngày 22/3/1995 về phát hành trái phiếu
NĐ 65/2022 Nghị định 65/2022/NĐ-CP ngày 16/9/2022 2023 SĐBS
một số điều của NĐ 153/2020
Trang 7NĐ 08/2023 Nghị định 08/2023/NĐ-CP ngày 05/3/2023 SĐBS và
ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị địnhquy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệpriêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếudoanh nghiệp ra thị trường quốc tế
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
PHTP Phát hành trái phiếu
SXG Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore
TPDN Trái phiếu doanh nghiệp
TPCĐ Trái phiếu chuyển đổi
UBCKNN Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước
VBMA Hiệp Hội Thị Trường Trái Phiếu Việt Nam
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Hệ thống thứ hạng định mức tín nhiệm trái phiếu 20Bảng 1.2 Công ty BĐS có hoạt động CBTP ra TTQT 28Bảng 2.1 Kết quả chào bán TPQT của Vingroup và Novaland 40
Trang 9LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trần Văn Tuấn, là học viên Lớp TCNH-28B của Trường Đại
học Ngoại Thương Tôi xin cam đoan Đề án tốt nghiệp: “Hoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt Nam”, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, người hướng
dẫn khoa học TS Nguyễn Đỗ Quyên, là đề án nghiên cứu của tôi, không saochép từ bất kỳ tài liệu nào Các số liệu, nguồn trích dẫn trong Đề án được chúthích nguồn gốc đầy đủ và rõ ràng Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lờicam đoan nêu trên
Hà Nội, ngày 20/8/2023
Tác giả
Trần Văn Tuấn
Trang 10LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn Đỗ Quyên –Người đã tham gia giảng dạy một số môn trong Chương trình Đào tạo Thạc sĩTài chính
- Ngân hàng của Khóa TCNH-28B mà tôi là học viên Nhờ sự động viên, khích
lệ của TS Nguyễn Đỗ Quyên trong quá trình học tập cũng như trong thời hạnthực hiện Đề án nên tôi đã vượt qua được một số khó khăn trong quá trình họctập cũng như quá trình thực hiện Đề án này
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Khoa Tài chính – Ngân hàng vàTrường Đại học Ngoại thương, nơi cung cấp chương trình đào tạo và cơ sở vậtchất, môi trường học tập Đặc biệt là những người đã tham gia vào công tácđiều phối Chương trình để truyền tải tới chúng tôi nhiều thông tin liên quancũng như việc sắp xếp, điều phối các vấn đề của Chương trình đào tạo
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo – những người đãtham gia công tác giảng dạy của chương trình – đã giúp tôi trang bị kiến thức và
kỹ năng học tập Tôi cũng không quên việc gửi lời cảm ơn tới những người bạnđồng môn của tôi vì sự thân thiện và hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình họctập
Cuối cùng, tôi xin được bảy tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các thành viêncủa gia đình tôi, những người đã luôn đồng hành, hỗ trợ và động viên tôi trêncon đường học tập và nghiên cứu khoa học nhiều vất vả nhưng cũng đầy thửthách và vinh quang này
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Trần Văn Tuấn
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
TTCK trong đó có TTTP là một trong trong những thị trường quan trọngtrong việc thực hiện huy động vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinhdoanh của doanh nghiệp Trước đây, hoạt động vay vốn từ ngân hàng và thựchiện huy động vốn cổ phần trên TTCK và/hoặc nguồn khác là các kênh tài trợvốn chủ yếu của các công ty thì trong khoảng thời gian từ 10 năm trở lại đây,các doanh nghiệp đã khai thác việc huy động vốn qua việc PHTP Tính đến Quý
2 năm 2023, quy mô của thị trường TPDN ước đạt khoảng 11.79% GDP Tuynhiên, so với các nước trong khu vực, thị trường TPDN Việt Nam vẫn còn nhỏ,thấp hơn nhiều so với Thái Lan (26.1%), Malaysia (53.6%) (Báo cáo về TTTPQuý 2/2023 của VBMA)
Hiện nay khi các nguồn vốn trong nước không thể thõa mãn nhu cầucung ứng vốn ngày càng lớn của doanh nghiệp trong xu hướng phát triển ngàycàng lớn mạnh thì việc hướng đến một nguồn vốn mới với quy mô lớn, trong đó
có việc hướng đến việc phát hành TPQT là thực sự cần thiết Thêm vào đó, từthực tế cho thấy, việc huy động vốn trung, dài hạn trong nước hiện nay là hếtsức khó khăn và điều này còn khó khăn hơn nhiều khi việc huy động vốn với kỳhạn dài đối với ngoại tệ Một số phép thử PHTP ngoại tệ trong nước trong giaiđoạn từ những năm 2009 cho thấy chỉ thành công với các kỳ hạn ngắn (dưới 3năm) và thực sự không khả thi nếu huy động vốn trong nước bằng ngoại tệ với
kỳ hạn trên 5 năm (Minh Đức, 2009) Những năm gần đây, nhu cầu huy độngvốn từ việc PHTP trên thị trường nội địa đang được các doanh nghiệp đẩy mạnhthì việc phát hành TPQT lại chưa thực sự tương ứng với nhu cầu và kỳ vọng củacác DNVN Tổng giá trị TPQT được phát hành thành công của các DNVNtrong năm 2021 chỉ là 1,24 tỷ USD, tương đương khoảng 0,45% GDP (NguyễnChí Đức và Hồ Thúy Ái, 2022) Số liệu này là khá khiêm tốn so với tổng giá trịphát hành của các doanh nghiệp trên TTTP trong nước Theo các thông tin từHNX mà tác giả tự tổng hợp cho thấy chỉ có 940 triệu USD được phát hànhthành công trong năm 2022 Trong khi đó, cập nhật đến hết ngày 30/6/2023 thìkhông có đợt TPQT nào được thực hiện Thực trạng trên cho thấy, việc huyđộng vốn thông qua phát hành TPQT của DNVN là rất hạn chế
Trang 12Trong tổng quy mô về TPQT được phát hành của các DNVN, số lượngcũng như giá trị trái phiếu được phát hành đến từ nhiều nhóm doanh nghiệpkhác nhau trong đó các Công ty BĐS niêm yết chiếm tỷ trọng lớn Những lợiích thu được từ việc phát hành thành công trái phiếu trên TTQT đối với doanhnghiệp là không thể phủ nhận Việc PHTP trên TTQT không những giúp chodoanh nghiệp có được các nguồn vốn trung và dài hạn, giảm phụ thuộc vào vấn
đề biến động và/hoặc mức lãi suất cao trong nước mà còn nâng cao uy tín vàthương hiệu của TCPH trên trường quốc tế, tạo bước đệm để thâm nhập TTQTtốt hơn Tại Việt Nam, một số công trình nghiên cứu về TTTP dưới hình thứccác luận văn hoặc một số luận án tiến sĩ của các trường đại học, các tác giả đãtập trung nghiên cứu và phân tích nhiều về việc PHTP trong nước và cũng đã cómột số công trình nghiên cứu về việc PHTP trên TTQT nhưng, theo tìm hiểucủa tác giả, chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về việc phát hànhTPQT chuyển đổi cũng như nghiên cứu cụ thể về nhóm đối tượng là công tyBĐS hoặc công ty BĐS niêm yết Chính vì vậy, việc cần thiết phải nghiên cứu,nhằm hiểu được các thuận lợi và/hoặc khó khăn trong việc thực hiện huy độngvốn trên TTTP quốc tế nói chung và hướng đến một chủ thể phát hành cụ thểnói riêng để tìm ra giải pháp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thể huy độngđược nguồn vốn này là vấn đề cần quan tâm đối với các nhà hoạch định chính
sách và quản trị doanh nghiệp Để giải quyết vấn đề này, đề tài về “Hoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt Nam” sẽ tập trung nghiên cứu trên 2 khía cạnh: cơ sở
lý luận của việc CBTP ra TTQT và thực trạng của việc CBTP ra TTQT của cáccông ty BĐS niêm yết để từ đó nhận biết các vấn đề và đề xuất, kiến nghị cácgiải pháp có liên quan nhằm giúp các công ty BĐS niêm yết tại Việt Nam cóhướng tiếp cận và thực hiện việc khai thác nguồn vốn này hiệu quả hơn để bổsung vào các nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, gópphần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế chung
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề án là nghiên cứu hoạt động chào bán TPCĐ ra TTQTcủa một số công ty BĐS niêm yết tại Việt Nam
Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, đề án sẽ tập trung vào các mục tiêu cụ
Trang 13thể sau:
Trang 14- Làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động CBTP và TPCĐ ra TTQT;
- Khái quát được thực trạng của các hoạt động chào bán TPCĐ ra TTQTcủa các DNVN;
- Khái quát và đánh giá được thực trạng của việc chào bán TPCĐ raTTQT của một số công ty BĐS niêm yết tại Việt Nam;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách và đẩy mạnhtriển khai các hoạt động chào bán TPCĐ ra TTQT của một số công tyBĐS niêm yết tại Việt Nam
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề án là các hoạt động chào bán TPCĐ raTTQT của một số công ty BĐS niêm yết tại Việt Nam
4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của Đề án như sau:
Về không gian: Đề án tập trung nghiên cứu các hoạt động chào bán
TPCĐ được thực hiện trên TTQT của một số Công ty BĐS niêm yết tại ViệtNam, gồm: Tập đoàn Vingroup – Công ty CP (Vingroup), Công ty CP Tập đoànĐầu tư Địa ốc NoVa (Novaland)
Về thời gian: Đề án có mục tiêu khái quát về toàn bộ quá trình chào bán
trái phiếu và TPCĐ ra TTQT Tuy nhiên, trọng tâm nghiên cứu chủ yếu tậptrung vào các thông tin đã được công bố chính thức từ năm 2019 (lần đầu tiên
có chuyên trang cung cấp thông tin liên quan đến TPDN) đến năm 2023
5 Phương pháp thực hiện đề án
Đề án được nghiên cứu thông qua nghiên cứu tình huống với đối tượng
cụ thể là trường hợp của Vingroup, phương pháp duy vật biện chứng, phươngpháp phân tích, tổng hợp, thống kê nhằm đánh giá chính xác thực trạng vàđưa ra các giải pháp hợp lý, khả thi
6 Kết cấu của đề án
Trang 15Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của Đề án được chia thành 03chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về các công ty bất động sản niêm
yết tại Việt Nam có hoạt động chào bán trái phiếu và trái phiếu chuyển đổi ra thịtrường quốc tế
Chương 2: Thực trạng chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc
tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi
ra thị trường quốc tế đối với công ty bất động sản niêm yết tại Việt Nam
Trang 16CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT CÓ HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động chào bán trái phiếu và trái phiếu chuyển
đổi ra thị trường quốc tế
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm về trái phiếu
Trái phiếu là công cụ nợ do các chính phủ, chính quyền địa phương, cáccông ty phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường, trong đó các trái chủđược cam kết sẽ thanh toán cả gốc và lãi trong một thời hạn nhất định (PhạmVăn Hùng, 2020)
Theo Từ điển thuật ngữ về TTCK (Dictionary of stock market terms) thìTrái phiếu được hiểu là: Giấy nhận nợ; giấy nợ của chính phủ, chính quyềnthành phố hoặc công ty phát hành Nó biểu thị một khế ước ràng buộc giữa công
ty PHTP và trái chủ, qua nó người PHTP hứa chi trả lãi (thường là nửa năm)cho trái chủ về số tiền cho vay và được hoàn lại tiền vay (hoàn trái) theo số tiềnghi trên phiếu, hoặc mệnh giá trái phiếu vào ngày đáo hạn Không giống các cổđông là những người làm chủ một phần công ty, họ là những chủ nợ của công tynày Vì thế họ có quyền đòi hỏi chi trả, dù cho các tài sản phải bán đi để đápứng cho nhu cầu tăng vốn (Lê Công Thượng, 2004)
Theo LCK 2006 thì “Trái phiếu được hiểu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu loại chứng khoán đó đối với một phần vốn nợ của TCPH”1 Trong khi đó, theo các quy định của LCK 2019 thì:
“Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu đối với một phần nợ của TCPH”2 Theo quan điểm của tác giả, việcSĐBS này là nhằm phân biệt rõ giữa 2 khái niệm “cổ phiếu” và “trái phiếu” bởi
LCK 2006 và LCK 2019 đều cùng quy định: “Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của TCPH” Như vậy, việc sửa đổi khái niệm trái phiếu như LCK 2019 là
nhằm xác
Trang 171 Khoản 3 Điều 6 LCK 2006.
2 Khoản 3 Điều 4 LCK 2019.
Trang 18định rõ: Trái phiếu là “nợ” mà chưa phải là “vốn”, trái phiếu chỉ có thể trởthành cổ phiếu và được xem là “vốn - vốn chủ sở hữu” khi và chỉ khi nó được
“chuyển đổi thành cổ phần của chính TCPH ra loại trái phiếu đó”
Xét về bản chất, PHTP chính là một hình thức vay nợ Người mua và sởhữu trái phiếu được gọi là trái chủ, chính là chủ nợ của TCPH Trái chủ đượchưởng các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chủ nợ Họ sẽ được ưu tiên thanhtoán khi TCPH bị giải thể hoặc phá sản theo thỏa thuận với TCPH và phù hợpvới quy định của pháp luật có liên quan Thời gian đáo hạn của Trái phiếu làhữu hạn (phù hợp theo PAPH) và tiền lãi trái phiếu thường là ổn định so vớimệnh giá (trừ các trường hợp biến động của thị trường hoặc do yếu tốcung/cầu)
1.1.1.2 Khái niệm về trái phiếu chuyển đổi
Theo quy định của LDN 2020 thì “Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được PHTP phù hợp theo các quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan; ngoài ra, việc PHTP riêng lẻ còn phải tuân thủ các quy định cụ thể về phát hành riêng lẻ của Luật doanh nghiệp”3 Bêncạnh đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 NĐ 153/2020 thì Doanh nghiệp thựchiện việc PHTP gồm 2 loại là công ty CP và công ty TNHH được thành lập vàhoạt động hợp pháp theo các quy định của pháp luật Việt Nam Như vậy, theocác quy định nêu trên, về nguyên tắc, việc PHTP được áp dụng đối với cả 2 loạihình doanh nghiệp là: Công ty CP và Công ty TNHH (nhưng chỉ là Công tyTNHH 2 thành viên trở lên) Đối với loại TPCĐ thì dường như lại có những hạn
chế nhất định: “TPCĐ được hiểu là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của cùng một TCPH theo các điều kiện đã được xác định trong PAPH”4 Tuy nhiên, khái niệm này đã được sửa đổi và làm rõ theo hướng như
sau: “TPCĐ là loại trái phiếu được phát hành bởi công ty CP, loại trái phiếu này có thể chuyển đổi thành loại cổ phiếu phổ thông của chính doanh nghiệp phát hành ra nó theo các điều kiện và điều khoản đã được xác định rõ tại phương án PHTP đó”5 Như vậy, có thể thấy rõ, ý chí của các nhà làm luật khisửa đổi khái niệm “TPCĐ” đã giới hạn rõ: chủ thể thực hiện việc phát hànhTPCĐ phải là “Công ty CP6” mà
3 Khoản 4 Điều 46 LDN 2020.
Trang 194 Khoản 2 Điều 2 NĐ 52/2006.
5 Khoản 3 Điều 4 NĐ 153/2020.
6 Điểm a Khoản 3 Điều 9 NĐ 153/2020.
Trang 20không có “Công ty TNHH 2 thành viên trở lên”, có thể chuyển đổi trái phiếuthành cổ phiếu phổ thông của chính doanh nghiệp phát hành mà không phải làchuyển đổi sang doanh nghiệp khác.
Để làm rõ, bên cạnh khái niệm “Trái phiếu” được quy định trong Luật thìkhái niệm “TPDN” lại được nghi nhận tại các Nghị định hướng dẫn của Luật
Chứng khoán Theo đó, NĐ 153/2020 quy định: “TPDN là loại chứng khoán có
kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành”7.Trong khi đó, khái niệm này đã từng được NĐ 52/2006 hướng dẫn LCK 2006
quy định: “TPDN là một loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữSu trái phiếu” Như vậy, có thể thấy, khái niệm TPDN theo quy định của
pháp luật về chứng khoán năm 2019 có những đặc điểm, tính chất khác với cácquy định của pháp luật về chứng khoán 2006 Trước đây, bên cạnh “TPDN”,
còn có khái niệm “TPCP”: “TPCP là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước” 8 Tuy nhiên, quy
định này đã được bãi bỏ9 và không còn khái niệm “TPCP” Thay vào đó, Nghịđịnh số 95/2018 quy định về từng loại “Công cụ nợ” của Chính phủ trên TTCKnhư: Trái phiếu xanh, Trái phiếu ngoại tệ, Công trái xây dựng tổ quốc, v.v
Tóm lại, tùy theo chủ thể phát hành hoặc tính chất của loại trái phiếu màtên gọi của nó có thể được gọi chung là: TPDN (đối với chủ thể phát hành làdoanh nghiệp) hay TPCP (đối với chủ thể phát hành là Bộ Tài chính – Cơ quanđược Chính phủ giao nhiệm vụ/ủy quyền) Tuy nhiên, dù chủ thể phát hành là tổchức nào thì về bản chất: Trái phiếu được hiểu là một loại công cụ nợ của tổchức phát hành ra nó
1.1.1.3 Khái niệm về trái phiếu quốc tế
Theo quy định của NĐ 23/1995: “TPQT là chứng chỉ vay nợ có mệnh giá, có thời hạn, có lãi, phát hành để vay vốn trên thị trường vốn quốc tế phục
vụ nhu
7 Khoản 1 Điều 4 NĐ153/2020.
Trang 218 Khoản 1 Điều 2 NĐ 01/2011.
9 Khoản 3 Điều 42 NĐ 95/2018.
Trang 22cầu đầu tư phát triển kinh tế của Việt Nam”10 Tuy nhiên, khái niệm này đã có
sự thay đổi như sau: “TPQT là chứng chỉ vay nợ có mệnh giá, có thời hạn, có lãi, do Chính phủ hoặc các doanh nghiệp của Việt Nam phát hành để vay vốn trên thị trường tài chính quốc tế phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế TPQT gồm: (i) TPCP: là TPQT do Chính phủ ủy quyền cho Bộ Tài chính phát hành; và
(ii) TPDN: là TPQT do các DNVN tự phát hành có hoặc không có bảo lãnh Chính phủ”11 Theo cách định nghĩa của NĐ 53/2009 nêu trên thì khái niệm này
đã mở rộng đối tượng phát hành là các DNVN Theo đó “DNVN được hiểu là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”12 Theo đó, các chủ thể khác nhau, có thể bao gồm cảdoanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài, v.v nếu thõa mãn các điều kiện có liên quan đều có thể phát hành
“TPQT” mà không còn chỉ giới hạn ở ngân hàng/doanh nghiệp nhà nước
Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật không còn đưa ra khái niệm
về TPQT NĐ 153/2020 thay thế cho NĐ 53/2009 đã không còn quy định vềkhái niệm “TPQT” là gì Thay vào đó, Khoản 1 Điều 1 của Nghị định này quyđịnh về việc chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ trên phạm vi lãnh thổ của ViệtNam và việc chào bán TPDN ra TTQT Theo đó việc CBTP ra TTQT và tráiphiếu được chào bán ra TTQT được hiểu là “TPQT” Cách hiểu này được củng
cố bởi các quy định hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc PHTP ra
TTQT như sau: “Trái phiếu phát hành ra TTQT là trái phiếu do TCPH chào bán cho người không cư trú và không lưu ký tại một tổ chức lưu ký trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là TPQT)”13 Theo đó, Khoản 2 và 3 Điều 3 TT10/2022/TT-NHNN quy định rõ: TCPH chính là bên đi vay đối với khoản vaynước ngoài dưới hình thức phát hành TPQT và khoản TPQT này được hiểu làkhoản vay trung, dài hạn nước ngoài dưới hình thức phát hành TPQT của TCPHkhông được Chính phủ bảo lãnh
10 Điều 1 NĐ 23/1995.
11 Khoản 16 Điều 2 NĐ 53/2009.
Trang 23Khoản 5 Điều 2 NĐ 53/2009.
13 Khoản 1 Điều 3 TT 10/2022/TT-NHNN.
Trang 24Như vậy, về mặt bản chất, TPQT cũng là một công cụ nợ của TCPH nhưcác loại trái phiếu khác Tuy nhiên, TPQT có những đặc điểm riêng như đượcnêu chi tiết tại Mục 1.1.2.2 dưới đây.
1.1.2 Phân loại và đặc điểm trái phiếu
1.1.2.1 Căn cứ phân loại trái phiếu
Tùy theo các mục tiêu tiếp cận khác nhau mà người ta có thể phân loạitrái phiếu theo các tiêu chí khác nhau bằng cách dựa vào các tính chất và/hoặcchủ thể phát hành, v.v Theo đó, nếu căn cứ vào chủ thể phát hành có thể có:TPCP, Trái phiếu chính quyền địa phương, TPDN Trong khi đó, nếu căn cứvào tính chất chuyển nhượng thì có thể có: Trái phiếu vô danh hoặc Trái phiếughi danh Tuy nhiên, trong khuôn khổ của Đề án này, tác giả chủ yếu đề cập đếnloại TPCĐ do công ty BĐS niêm yết phát hành và nó thuộc nhóm “TPDN” và
là loại TPDN phát hành ra TTQT và được gọi chung là “TPQT”
Theo đó, TPQT lại được chia làm 3 loại14: (i) TPCP, (ii) Trái phiếu Ngânhàng thương mại quốc doanh (sau đây gọi tắt là trái phiếu Ngân hàng), và (iii)TPDN nhà nước Qua cách phân loại nêu trên của NĐ 23/1995, có thể thấy,TPQT được hiểu là loại trái phiếu được phát hành bởi các doanh nghiệp/ngânhàng nhà nước và bởi Chính phủ mà không có yếu tố doanh nghiệp ngoài nhànước (doanh nghiệp tư nhân) Nó là loại chứng chỉ vay nợ (có mệnh giá, có thờihạn, có lãi), được phát hành trên TTQT và để phục vụ cho nhu cầu đầu tư pháttriển của Việt Nam
1.1.2.2 Đặc điểm của trái phiếu và trái phiếu quốc tế
Trên cơ sở các khái niệm nêu trên, nếu như đặc điểm cơ bản của tráiphiếu được xem như là “một phần nợ” của doanh nghiệp phát hành đối vớingười sở hữu trái phiếu thì TPQT có những đặc điểm cơ bản và chi tiết sau đây:(i) là trái phiếu chào bán ra TTQT; (ii) của DNVN; (iii) trái phiếu được chàobán cho người không cư trú; (iv) không thực hiện lưu ký tại một tổ chức lưu ký
ở Việt Nam; (v) TCPH được hiểu là bên đi vay; và (vi) khoản TPQT được pháthành được hiểu là khoản vay trung, dài hạn nước ngoài Đây là những đặc điểmcăn bản để phân biệt với các loại hình trái phiếu khác có các dấu hiệu, đặc điểmtương tự và/hoặc
Trang 2514 Điều 2 NĐ 23/1995.
Trang 26có một số đặc điểm giống với TPQT nhưng không được xem là “TPQT hoặckhông được xem là TPCĐ quốc tế” Có thể ví dụ như sau: (i) Các khoản vaynước ngoài nhưng được chuyển đổi thành cổ phiếu; hoặc (ii) TPCĐ được pháthành cho Người không cư trú (cho người nước ngoài, quỹ đầu tư nướcngoài,v.v ) nhưng lại phát hành trên lãnh thổ Việt Nam và thực hiện việc lưu
ký tại một trong các tổ chức có chức năng lưu ký tại Việt Nam
Như vậy, TPQT thường gắn liền với TTTP quốc tế và việc PHTP raTTQT có thể được thực hiện tại một thị trường cụ thể hoặc TTTP quốc tế haycòn được gọi là thị trường eurobond mà ở đó thị trường vốn liên quan đến nhiềuhơn một quốc gia mà tại đó các đợt PHTP, chủ yếu của các tổ chức phát hànhnước ngoài, được chào bán (Nguyễn Hồng Năng, 2016)
1.1.3 Hệ số tín nhiệm trái phiếu
TPDN là một loại chứng khoán nợ và người mua trái phiếu là chủ nợ củaTCPH Vì vậy, một trong những yếu tố quan trọng để NĐT đưa ra quyết địnhmua trái phiếu chính là khả năng thanh toán của TCPH Trường hợp TCPH mấtkhả năng thanh toán nợ được gọi là rủi ro tín dụng trong quá trình huy động vốnkinh doanh, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người mua tráiphiếu đó Đây là lý do phát sinh yêu cầu cần phải có một tổ chức độc lập thựchiện việc đánh giá mức độ rủi ro đối với loại trái phiếu được phát hành củaTCPH, đó chính là việc xác định hệ số tín nhiệm của TCPH thực hiện việc huyđộng vốn bằng trái phiếu
Bằng những phương pháp chuyên môn, các tổ chức xếp hạng đánh giá
uy tín và khả năng trả nợ của người đi vay, các công cụ nợ, đồng thời cảnh báosớm về khả năng vỡ nợ, phá sản của người đi vay hoặc khả năng lâm vào khủnghoảng nợ của một TCPH hoặc của một quốc gia Theo đó, xếp hạng tín nhiệm
hay xếp hạng tín dụng được hiểu như sau: “Xếp hạng tín dụng là việc đánh giá mức độ tín nhiệm và khả năng trả nợ của người đi vay (hiện tại và tương lai) thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nhằm hạn chế lựa chọn đối nghịch và rủi
ro tín dụng, thúc đẩy và mở rộng quan hệ tín dụng như một tổng thể” (Nguyễn
Văn Tiến, 2015)
Về mặt thuật ngữ, “Credit Ratings” trong tiếng Anh có thể được gọi khác nhau trong tiếng Việt như “xếp hạng tín dụng/tín nhiệm”, hay “chấm điểm tín
Trang 27dụng”,…nhưng bản chất đều nhằm đánh giá mức độ tín nhiệm, khả năng trả nợhiện tại và tương lai của người vay hoặc TCPH dựa trên hệ thống xếp hạng.
Trên thế giới, có nhiều tổ chức tham gia vào hoạt động đánh giá hệ số tínnhiệm của các TCPH trái phiếu, trong đó có thể kể đến hai trong số các công tycủa Mỹ gồm Moody’s và Standard & Poors (S&P) Bên cạnh đó, Fitch (Pháp)cũng được xem là tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp Ở Việt Nam, CIC hiện đangthực hiện công việc xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp và sản phẩm CICđược các tổ chức tín dụng và nhiều tổ chức khác khai thác và sử dụng thamchiếu để đưa ra các quyết định cấp tín dụng và/hoặc quyết định đầu tư Mức độtín nhiệm của trái phiếu được ký hiệu bằng các chữ cái và sắp xếp theo một trật
tự riêng Theo tiêu chuẩn từ cao xuống thấp Xem Bảng 1.1 dưới đây
Bảng 1.1 Hệ thống thứ hạng định mức tín nhiệm trái phiếu
Thứ hạng đầu tư Investment grade (high - grade)
Thứ hạng đầu cơ Speculative grade (high - yield)
Thấp nhất, không lãi Lowest quality, no interest C C
Nguồn: Trần Vinh Quang (2017).
Mục đích chính của việc xem xét hệ số tín nhiệm là nhằm giúp NĐT nắm bắt được thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định đầu tư nhằm hạn chế rủi ro
Trang 28trong quan hệ tín dụng Do đó, việc xếp hạng tín nhiệm trái phiếu được pháthành có một ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đối với NĐT mà còn đối với cảTCPH Bởi lẽ, nếu TCPH có được thứ hạng định mức tín nhiệm cao đồng nghĩavới uy tín và vị thế của TCPH càng cao Theo đó, mức lãi suất mà TCPH tiếpcận được có thể sẽ thấp hơn Ngoài ra, việc xếp hạng tín nhiệm, trong một sốtrường hợp và ở một số thị trường đôi khi là bắt buộc và là điều kiện tiên quyếttrong việc PHTP quốc tế Vì vậy, việc xếp hạng tín nhiệm đối với TCPH là vấn
đề lớn cần được quan tâm
1.1.4 Hoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế
Việc chào bán trái phiếu ra TTQT nói chung và chào bán TPCĐ raTTQT nói riêng ngoài việc tuân thủ các quy định của NĐ 153/2020 còn phảituân thủ các quy định tại Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
2013 của Chính phủ về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp khôngđược Chính phủ bảo lãnh, các văn bản hướng dẫn và các văn bản sửa đổi, bổsung, thay thế (nếu có) Các quy định của NĐ 153/2020 cũng nêu rõ, trườnghợp có sự khác nhau giữa quy định của pháp luật về quản lý vay, trả nợ nướcngoài của doanh nghiệp với quy định của NĐ 153/2020 thì thực hiện theo quyđịnh của pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp Nhưvậy, có thể thấy, hoạt động chào bán trái phiếu ra TTQT nói chung và hoạt độngchào bán TPCĐ nói riêng đã có một hành lang pháp lý rõ ràng trong việc điềuchỉnh các hoạt động chào bán trái phiếu ra TTQT
Từ các kết quả của việc chào bán trái phiếu ra TTQT nói chung và TPCĐnói riêng, có thể thấy các DNVN cũng đã đạt được một số những kết quả nhấtđịnh Có thể điểm tên một số tình huống nổi bật sau:
1.1.4.1 REE - Công ty CP đầu tiên thực hiện phát hành TPCĐ quốc tế
Theo thông tin phát biểu trong Bài tham luận của Bà Nguyễn Thị MaiThanh – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cơ điện lạnh (Mã chứng khoán: REE,
Hose) tại Hội nghị “Phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế” do Thủ
tướng Chính phủ chủ trì tại Hà Nội ngày 22 tháng 4 năm 2022 (Nguyễn Thị
Thanh Mai, 2022): “Công ty CP cơ điện lạnh (REE) là công ty đầu tiên thực hiện việc cổ phần hóa
Trang 29vào năm 1993, là công ty đầu tiên thực hiện việc niêm yết trên HOSE năm 2000
Trang 30và cũng là Công ty CP đầu tiên phát hành TPQT chuyển đổi với tổng mệnh giá lên đến 5 triệu USD với lãi suất 4%/năm, P/E chuyển đổi là 10, dưới sự bảo lãnh phát hành của Quỹ đầu tư là Dragon Capital trong khi đó, tại Việt Nam chúng ta, tiền mất giá, lãi suất vay 24-25%/năm” Mặc dù, hiện nay, BĐS đượcxem là ngành nghề kinh doanh chủ lực của REE với các mã ngành nghề về BĐSđược đăng ký là: (i) mã ngành nghề 6810: “kinh doanh BĐS, quyền sử dụng đất
thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê ”, và (ii) mã ngành nghề 6820: “tư vấn, môi giới, đấu giá BĐS, đấu giá quyền sử dụng đất” Đây cũng là mảng
kinh doanh được REE kỳ vọng tăng trưởng cao nhất trong 4 mảng kinh doanhchủ lực của REE trong năm 2023 với mức tăng trưởng kỳ vọng lên đến 60,7%(Báo Đầu tư, 2023) Tuy nhiên, theo thông tin được ghi nhận trên Cổng thôngtin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cũng như trên website của Hose, REE có
mã ngành, nghề kinh doanh chính (4322): “Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí (trừ lắp đặt các thiết bị điện lạnh (thiết bị cấp đông, kho lạnh, máy đá, điều hòa không khí, làm lạnh nước) sử dụng ga lạnh R22 trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản và trừ gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi
mạ điện tại trụ sở)” Như vậy, REE không được xem là Công ty BĐS và, một
cách truyền thống, đề cập đến REE, mọi người thường nghĩ đến việc REE làmột Công ty Cơ điện lạnh như đúng cái tên Công ty mà nó vốn có Ngoàitrường hợp của REE, vào năm 2013, Masan Group cũng đã phát hành thànhcông 155 triệu USD TPCĐ, kỳ hạn 4, lãi suất 5%/năm ra TTQT
1.1.4.2 Vietinbank - Ngân hàng Việt Nam đầu tiên thực hiện việc huy động
vốn thông qua phát hành TPCĐ quốc tế
Ngày 11/5/2012, Vietinbank – Ngân hàng Việt Nam đầu tiên phát hànhthành công 250 triệu USD TPQT, kỳ hạn 5 năm, coupon 8,25%/năm và là ngânhàng đầu tiên của Việt Nam thực hiện thành công việc phát hành TPQT Đây làTPQT đầu tiên của một định chế tài chính Việt Nam (Xuân Tuyến, 2012).Ngoài trường hợp của Vietinbank, vào năm 2019, VPBank cũng thành côngtrong việc phát hành 300 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 3 năm, lãi suất 6,25%/nămtrên thị trường Singapore và, vào năm 2021, HD Bank cũng đã phát hành thànhcông 165 triệu USD, kỳ hạn 5 năm với lãi suất 4.5%/năm trên thị trườngSingapore
Trang 311.1.4.3 Vingroup - Công ty BĐS đầu tiên niêm yết trên HOSE thực hiện việc
phát hành thành công đối với loại TPCĐ quốc tế
Từ tháng 3-6/2012, Công ty CP Vincom (Tiền thân của Tập đoànVingroup – Công ty CP) đã thực hiện phát hành thành công 300 triệu USDTPCĐ, trên thị trường Singapore, với kỳ hạn 5 năm, lãi suất 5%/năm (Hà Anh,2012) Liên tiếp vào các năm 2021 và 2022, Vingroup đã phát hành thành côngnhiều đợt TPCĐ trên TTQT Bên cạnh Vingroup, một số Công ty BĐS khácnhư Novaland (vào tháng 4/2018 và 7/2021), Phú Mỹ Hưng (vào tháng 9/2018,10/2018 và 12/2021) và BIM Land (vào tháng 5/2021) cũng đã phát hành thànhcông trái phiếu ra TTQT
Theo hiểu biết của tác giả, mặc dù khung pháp lý đã được củng cố bằngviệc ra đời của LCK 2006 Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn 2006-2010, đãkhông có đợt CBTP chuyển đổi nào ra TTQT (Xem Phụ lục 01)
1.2 Tổng quan về các công ty bất động sản niêm yết có hoạt động chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế
1.2.1 Công ty bất động sản niêm yết
1.2.1.1 Công ty bất động sản
Trên thực tế, không có một khái niệm hay định nghĩa nào chính thức đểxác định một công ty như thế nào thì được gọi là “công ty BĐS” Ví dụ: mộtcông ty kinh doanh đa ngành nghề như Tập đoàn Vingroup – Công ty CP cóđến 39 ngành, nghề kinh doanh khác nhau (Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN,2023) Vậy, Tập đoàn Vingroup – Công ty CP là loại công ty nào? một công ty
đa ngành nghề, công ty BĐS hay công ty sản xuất, ? Theo kinh nghiệm của tácgiả thì khi thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạtđộng, công ty phải thực hiện việc đăng ký ngành, nghề kinh doanh và trong sốcác ngành, nghề kinh doanh được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể
là Sở Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan thuế nơi công ty đặt trụ sở chính, công typhải tự xác định và kê khai “mã ngành, nghề kinh doanh chính của công ty” vànếu công ty đăng ký mã ngành, nghề: “Hoạt động kinh doanh BĐS15”, cụ thể làđăng ký mã
Trang 3215 Phụ lục I - Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 v/v ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Trang 33ngành, nghề: 6810 (chính) [Kinh doanh BĐS, quyền sử dụng đất thuộc chủ sởhữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê] và/hoặc mã ngành, nghề 6820 (chính) [Tư vấn,môi giới, đấu giá BĐS, đấu giá quyền sử dụng đất] thì được liệt kê, phân loạihoặc được gọi là công ty BĐS.
1.2.1.2 Công ty bất động sản niêm yết
Theo thông tin tổng hợp và thống kê của Công ty CP Chứng khoánThành phố Hồ Chí Minh (Mã chứng khoán: HCM, niêm yết trên sàn HOSE) đãcông bố trên website của công ty: tính đến ngày 13/3/2023, HCM đã thống kêtổng cộng có 95 công ty BĐS đang niêm yết trên các sàn chứng khoán, gồm:HOSE, HNX và UPCOM (HCM, 2023) Tuy nhiên, hoạt động niêm yết chứngkhoán là hoạt động đưa chứng khoán có đủ các điều kiện để thực hiện niêm yếtvào giao dịch trên hệ thống giao dịch đối với các chứng khoán niêm yết, trongkhi đó, đăng ký giao dịch được hiểu là việc đưa các chứng khoán vào thực hiệngiao dịch cho các chứng khoán chưa niêm yết16, do đó, tác giả nhận thấy việcliệt kê như HCM đã công bố trên trang website của mình bao gồm cả sànUPCOM là chưa hoàn toàn chính xác Theo đó, việc niêm yết được hiểu là chỉ
áp dụng đối với các chứng khoán niêm trên 2 sàn HNX và HOSE (Các công ty/
mã chứng khoán giao dịch trên Sàn UPCOM chỉ được gọi là “đăng ký giaodịch” nhưng chưa đủ các điều kiện để được “niêm yết”) Trên cơ sở đó, tác giảtổng hợp, phân loại và thống kê lại như sau: có tổng cộng 64/790 công ty BĐSniêm yết trên cả 2 (hai) sàn chứng khoán là HOSE và HNX, trong đó: HOSE có49/458 công ty, HNX có 15/332 công ty17 Như vậy, số lượng công ty BĐSniêm yết chỉ chiếm khoảng 8,1%/tổng số các công ty niêm yết (Xem Phụ lục02)
1.2.2 Công ty bất động sản niêm yết có hoạt động chào bán trái phiếu ra thị
trường quốc tế
1.2.2.1 Công ty bất động sản niêm yết có hoạt động chào bán trái phiếu
Theo hiểu biết của tác giả, chưa có một thống kê nào công bố về việc cóbao nhiêu công ty BĐS trên tổng số các công ty BĐS niêm yết hoặc có bao
nhiêu
% các công ty BĐS niêm yết thực hiện việc CBTP Tuy nhiên, việc phân tích và
Trang 3416 Khoản 24 Điều 4 LCK 2019
17 Số liệu do Tác giả tổng hợp và cập nhật tại ngày 10/7/2023 từ 2 Sàn HOSE ( https://www.hsx.vn/ ) và HNX ( https://www.hnx.vn/ ).
Trang 35thống kê về hoạt động PHTP nói chung đối với nhóm ngành “BĐS” trong tươngquan so sánh với các ngành khác thì đã có các số liệu nghiên cứu và công bố từVBMA cho thấy: Ngành BĐS là ngành có tỷ lệ PHTP luôn ở mức cao nhất.Quý I/2023, ngành BĐS chiếm đến 85% trên tổng giá trị phát hành của toàn thịtrường Nếu so sánh với cùng kỳ Quý I/2022, ngành BĐS chỉ chiếm 48% trêntổng giá trị phát hành của toàn thị trường nhưng vẫn là ngành có tỷ trọng pháthành ở mức cao nhất Xem Biểu đồ 1.1 dưới đây.
Biểu đồ 1.1 Tỷ trọng phát hành theo nhóm ngành
Nguồn: VBMA, Báo cáo TTTP Việt Nam Quý I/2023.
Mặc dù các quy định pháp lý và chủ trương chính sách nhằm cải thiệntình hình thị trường TPDN đã được ban hành trong giai đoạn cuối năm 2022 vàQuý I/2023, tình hình phát hành TPDN vẫn khá trầm lắng khi tâm lý các NĐTvẫn chưa hồi phục sau những vụ việc hồi năm 2022 Vì vậy, thị trường TPDNchưa cải thiện nhiều khi giá trị phát hành duy trì ở mức thấp ở Quý II/2023,giảm 87.8% so với cùng kỳ năm ngoái Trong đó, BĐS vẫn là nhóm ngànhchiếm phần lớn giá trị phát hành trong quý với 3,880 tỷ đồng, tương đương27% Xem Biểu đồ
1.2 dưới đây
Trang 36là lần đầu tiên có một chuyên trang thông tin về TPDN nhằm mục tiêu tập hợp
và công khai thông tin toàn thị trường TPDN NĐ 163/2018 quy định cụ thể đốivới PHTP ra TTQT Theo đó, việc công bố thông tin phải được thực hiện trướcđợt PHTP tối thiểu 03 ngày làm việc18, tổ chức phát hành gửi nội dung công bốthông tin trước đợt phát hành theo hình thức hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử đến
Sở Giao dịch Chứng khoán
Nhờ có hành lang pháp lý nêu trên mà các NĐT cũng như các nhànghiên cứu có thể tìm hiểu và nắm bắt được các thông tin cơ bản liên quan đếncác đợt CBTP của các doanh nghiệp ra thị trường, trong đó có việc CBTP raTTQT Trên
Trang 3718 NĐ 81/2020 SĐBS một số điều của NĐ 163/2018.
Trang 3819 Ngày 07/9/2023 – là ngày được tác giả cập nhật việc tra cứu dữ liệu thông tin.
cơ sở đó, theo thông tin được cập nhật tại ngày 07/9/202319 trên chuyên trangcông bố thông tin về phát hành TPDN của HNX, có tổng cộng 7 đợt công bốthông tin của 6 Công ty phát hành (trong đó Tập đoàn Vingroup – Công ty CP
có 2 đợt công bố thông tin) về việc CBTP ra TTQT trong giai đoạn từ11/5/2021 đến 17/6/2022
Theo các số liệu nêu trên, có thể nhận thấy: Mặc dù Nghị định 163 đã cóhiệu lực kể từ 01/2/2019 nhưng trong giai đoạn từ 01/2/2019 đến trước ngày11/5/2021 thì không có thông tin nào về việc chào bán thành công trái phiếu raTTQT được công bố trên chuyên trang trái phiếu của HNX và giai đoạn từ18/6/2022 đến thời điểm 07/9/2023 cũng cho thấy không có đợt phát hành thànhcông nào ra TTQT
Trong số 6 Công ty đã PHTP thành công ra TTQT nêu trên với tổng giátrị phát hành là: 1.865.000.000 USD thì có đến 1.700.000.000 USD (tương ứng91,15% giá trị phát hành) là thuộc về 5 Công ty BĐS lớn, gồm Tập đoànVingroup
– Công ty CP, Công ty CP VINPEARL, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư địa ốcNova, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng và Công ty CP BĐS BIM Sốcòn lại thuộc về Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh với165.000.000 USD (tương ứng 8,85% giá trị phát hành) Tuy nhiên, trong số 5công ty BĐS nêu trên, chỉ có 2/5 công ty thực hiện niêm yết trên Sàn chứngkhoán và đều niêm yết trên HOSE, với các mã Chứng khoán: VIC và NVL
Bên cạnh VIC và NVL, một trong những Tập đoàn BĐS quy mô lớn làCông ty CP Tập đoàn Đất Xanh (Mã chứng khoán: DXG, niêm yết trên HOSE)cũng đã triển khai các thủ tục có liên quan nhằm chào bán TPCĐ trên TTQT vàhoạt động này được triển khai liên tục qua các năm, bắt đầu từ năm 2020 chođến năm 2023 với giá trị giao dịch dự kiến chào bán để huy động vốn là:300.000.000 USD nhưng, tại ĐHĐCĐ thường niêm 2023, DXG đã quyết địnhdừng hoạt động chào bán này ra TTQT Các thông tin này cũng đã được Công
bố công khai tới UBCKNN và đã được công bố công khai trên trang thôngtin/website của DXG (DXG, 2023) Tuy nhiên, các thông tin này chưa đượccông bố trên chuyên trang về TPDN của HNX do hoạt động chào bán này
Trang 39không/chưa được chào bán thành công ra TTQT Xem Bảng 1.2 dưới đây.
Trang 40Bảng 1.2 Công ty BĐS có hoạt động CBTP ra TTQT Stt Ngày
đăng tin
phát hành
Ngày phát hành
Khối lượng
Mệnh giá Loại lãi
suất
Thị trường phát hành
4 28/9/2021 Công ty CP Vinpearl USD 5 năm 21/09/2021 2,125 200,000 Kết hợp Singapore
5 26/7/2021 Công ty CP Tập đoàn
Đầu tư Địa Ốc No Va
6 11/5/2021 Công ty CP BĐS BIM USD 5 năm 07/05/2021 1,000 200,000 Coupon Singapore
Nguồn: Tác giả tổng hợp (Từ https://cbonds.hnx.vn , ngày truy cập dữ liệu 06/7/2023).