1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiet 27 bai 18 thu thap va phan loai du lieu

7 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiết 27: Bài 18: Thu Thập Và Phân Loại Dữ Liệu
Thể loại bài giảng
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 80 KB

Nội dung

Năng lực- Thực hiện và lí giải việc thu thập dữ liệu.- Phân loại số liệu rời rạc, số liệu liên tục2.. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HSNội dung* Chuyển giao nhiệm vụ Trang 2 * B

Trang 1

Ngày dạy: … /… /2023

CHƯƠNG V: DỮ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ Tiết 27: BÀI 18:THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI DỮ LIỆU

I Mục tiêu:

1 Năng lực

- Thực hiện và lí giải việc thu thập dữ liệu

- Phân loại số liệu rời rạc, số liệu liên tục

2 Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức về phân loại dữ liệu để áp dụng vào thực tế giúp thu thập dữ liệu hiệu quả

- Trung thực trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá

- Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao

- Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác

II Thiết bị dạy học và học liệu

1 Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, máy chiếu.

2 Học sinh: Ôn lại các phương pháp thu thập và phân loại dữ liệu đã được học III Tiến trình dạy học

1 Hoạt động 1: Mở đầu ( 5 phút)

a Mục tiêu: Gợi động cơ, đưa ra một tình huống để HS nhớ lại các phương

pháp thu thập dữ liệu bằng cách quan sát, phỏng vấn và lập phiếu hỏi

b Nội dung: Tình huống: Một cửa hàng bán điện thoại muốn tìm hiểu về loại

điện thoại những khách hàng yêu thích khi vào cửa hàng Theo em, cửa hàng có thể thu thập những thông tin đó bằng cách nào ?

c Sản phẩm: Người bán hàng quan sát, hỏi vị khách yêu thích loại điện thoại

và lập phiếu hỏi để điều tra

d Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đưa nội dung Tình huống lên

màn chiếu

Yêu cầu học sinh đọc và trả lời

* Thực hiện nhiệm vụ

-Đọc tình huống mở đầu GV yêu cầu 1

HS đứng tại chỗ đọc to

- HS trả lời câu hỏi của giáo viên

Trang 2

* Báo cáo, thảo luận

1 HS đứng tại chỗ trả lời nhanh: Để thu

thập dữ liệu này ta có thể dùng phương

pháp phỏng vấn, lập phiếu hỏi

- HS cả lớp lắng nghe, nhận xét

* Kết luận, nhận định

- GV nhận xét các câu trả lời của HS

- GV đặt vấn đề vào bài mới: Ở chương

trình lớp 6,7 để thu thập dữ liệu ta có thể

dùng phương pháp quan sát, làm thí

nghiệm và lập phiếu hỏi Trong chương

trình lớp 8 các em tiếp tục học chương

Thống kê với việc thu thập và biểu diễn

dữ liệu

2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 8 phút)

2.1 Thu thập dữ liệu

a) Mục tiêu: Ôn tập và hệ thống lại các phương pháp thu thập dữ liệu đã học b) Nội dung: Thực hiện HĐ1, Ví dụ 1 SGK trang 91

c) Sản phẩm: Đáp án HĐ1, Ví dụ 1

d) Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ 1

- GV yêu cầu học sinh thực hiện HĐ1:

Nêu các phương pháp thu thập dữ liệu

đã được học, cho ví dụ?

- GV cho HS lên trình bày kết quả

* Thực hiện nhiệm vụ 1

- HS theo dõi, hoạt động theo cá nhân

thực hiện nhiệm vụ trên

* Báo cáo, thảo luận 1

- Lần lượt từng em trình bày phương

pháp thu thập dữ liệu và lấy ví dụ

- HS cả lớp lắng nghe, nhận xét

* Kết luận, nhận định 1

- GV đánh giá mức độ hoàn thành của

HS

1 Thu thập dữ liệu

- Thu thập dữ liệu có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp:

- + Thu thập dữ liệu trực tiếp là việc thu thập dữ liệu thông qua quan sát, làm thí nghiệm, lập bảng hỏi, phỏng vấn,…

+ Thu thập dữ liệu gián tiếp là việc thu thập dữ liệu từ những nguồn có sẵn như: Sách, báo, mạng internet,

- Để có thể đưa ra các kết luận hợp lí, dữ liêu thu thập được phải

Trang 3

- Qua HĐ1 các em thấy thu thập dữ liệu

nào là thu thập dữ liệu trực tiếp, thập dữ

liệu nào là thu thập dữ liệu gián tiếp?

- GV kết luận đưa ra hộp kiến thức

đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng đang được quan tâm

* Chuyển giao nhiệm vụ 2

- GV chiếu nội dung phần ví dụ 1/91

SGK

- Yêu cầu HS đọc và thực hiện hoạt

động cặp đôi nội dung Ví dụ 1

* Thực hiện nhiệm vụ 2

- HS hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ

trên

* Báo cáo, thảo luận 2

- GV lần lượt gọi từng cặp đôi trả lời

- HS cả lớp lắng nghe, nhận xét

* Kết luận, nhận định 2

- GV nhấn mạnh lại cách thu thập dữ

liệu và phương pháp thu thập dữ liệu

Ví dụ 1: SGK trang 91

2 2 Phân loại dữ liệu ( 15 phút)

a) Mục tiêu: Hs hiểu được thế nào là số liệu rời rạc, số liệu liên tục và các

trường hợp hay gặp của hai loại số liệu này

b) Nội dung: Thực hiện HĐ 2, Ví dụ 2 SGK trang 91

c) Sản phẩm: Đáp án HĐ2, Ví dụ 2

d) Tổ chức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ 1

- GV yêu cầu học sinh thực

hiện HĐ2:

Lớp thảo luận nhóm (hoạt

động 5 phút)

- GV cho đại diện nhóm lên

trình bày kết quả đã làm trước

đó ở nhà HĐ2

* Thực hiện nhiệm vụ 1

- HS theo dõi, hoạt động theo

nhóm thực hiện nhiệm vụ trên

* Báo cáo, thảo luận 1

2 Phân loại dữ liệu

-Số liệu nhận giá trị tùy ý trong một khoảng nào đó gọi là số liệu liên tục ( dạng số liệu hay gặp là: chiều cao, cân nặng, nhiệt độ, … ) -Số liệu không phải là số liệu liên tục gọi là số liệu rời rạc ( dạng số liệu hay gặp là số học sinh trong lớp, số sản phẩm của công nhân,

….)

Sơ đồ phân loại dữ liệu

Trang 4

- Đại diện các nhóm trình bày

kết quả HĐ2

- HS cả lớp lắng nghe, nhận

xét

* Kết luận, nhận định 1

- GV đánh giá mức độ hoàn

thành của HS

- GV giúp HS phân biệt giữa

số liệu liên tục và số liệu rời

rạc

GV nêu chú ý SGK trang 91

GV cho học sinh quan sát sơ

đồ phân loại dữ liệu

-* Chuyển giao nhiệm vụ 2

- GV chiếu nội dung phần ví

dụ 2/92 SGK

- Yêu cầu HS đọc và thực

hiện hoạt động cặp đôi nội

dung Ví dụ 2

* Thực hiện nhiệm vụ 2

- HS hoạt động cặp đôi thực

hiện nhiệm vụ trên

* Báo cáo, thảo luận 2

- GV lần lượt gọi từng cặp đôi

trả lời

- HS cả lớp lắng nghe, nhận

xét

* Kết luận, nhận định 2

- GV nhấn mạnh lại cách phân

biệt Dữ liệu thu được là số

liệu rời rạc và số liệu liên tục

Ví dụ 2: SGK trang 92 a)Dữ liệu thu được là số liệu rời rạc Số liệu 52 không hợp lí

b) Dữ liệu thu được là số liệu liên tục

3 Hoạt động 3: Luyện tập ( 10 phút)

a) Mục tiêu:

-HS luyện tập xác định phương pháp thu thập dữ liệu

-HS tự thực hiện việc phân loại dữ liệu, nhận ra được dữ liệu không hợp lí

b) Nội dung: Thực hiện luyện tập 1, luyện tập 2

Dữ liệu không là số,

có thể sắp thứ tự

Dữ liệu không là số, không thể sắp thứ tự

Số liệu liên tục

Số liệu rời rạc

Dữ liệu không là số

Dữ liệu là số ( số liệu )

Dữ liệu

Trang 5

c) Sản phẩm: Lời giải luyện tập 1,2

d) Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ 1

- GV chiếu nội dung phần Luyện tập 1/91

Luyện tập 1: Em hãy cho biết phương

pháp thu thập dữ liệu trong mỗi trường

hợp sau là trực tiếp hay gián tiếp

a) Nam vào website của Tổng cục Thống

kê và ghi lại số quận/huyện của các

tỉnh/thành phố thuộc đồng bằng Bắc Bộ

b) Thầy giáo dạy Giáo dục thể chất đã đo

và ghi lại thời gian chạy cự li 1 000 mét

của các bạn học sinh khối 8

GV yêu cầu HS hoạt động căp đôi

* Thực hiện nhiệm vụ 1

- HS hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm

vụ trên

* Báo cáo, thảo luận 1

- GV lần lượt gọi từng cặp đôi trả lời

- HS cả lớp lắng nghe, nhận xét

* Kết luận, nhận định 1

- GV nêu lại các phương pháp để thu thập

dữ liệu

Luyện tập 1

a) Phương pháp thu thập dữ liệu của Nam là gián tiếp

b) Đây là phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp

* Chuyển giao nhiệm vụ 2

- GV chiếu nội dung phần Luyện tập 2/92

Luyện tập 2: Với mỗi câu hỏi sau, An đã

hỏi 5 bạn và ghi lại câu trả lời

a) Bạn nặng bao nhiêu kilôgam? Kết

quả: 48; 51; 46; 145; 48

b) Tên bạn có bao nhiêu chữ cái? Kết

quả: 4; 5; 6; 3; 5

Mỗi dãy dữ liệu trên thuộc loại nào? Chỉ

ra giá trị không hợp lí nếu có

Luyện tập 2

a) Dãy dữ liệu a) là dữ liệu số (số liệu liên tục)

Giá trị không hợp lí là: 145

b) Dãy dữ liệu a) là dữ liệu số (số liệu rời rạc)

Các giá trị trong dãy trên đều là giá trị hợp lí

Trang 6

GV cho học sinh thi nhanh giữa các nhóm

Hoàn thành vào bảng nhóm

* Thực hiện nhiệm vụ 2

- HS hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ

trên

* Báo cáo, thảo luận 2

- GV cho các nhóm báo cáo kết quả,

nhóm nào có KQ nhanh và đúng là nhóm

thắng cuộc

- HS cả lớp lắng nghe, nhận xét

* Kết luận, nhận định 2

- GV chính xác hóa các kết quả và nhận

xét mức độ hoàn thành của HS

4 Hoạt động 4: Vận dụng ( 4 phút)

a) Mục tiêu: Vận dụng phương pháp thu thập dữ liệu và phân loại dữ liệu vào

tình huống thực tế

b) Nội dung: Thực hiện vận dụng sgk/92

c) Sản phẩm: lời giải vận dụng.

d) Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ 1

- GV chiếu nội dung phần vận dụng SGK/

92

Vận dụng : Em muốn ước lượng thời gian

tự học ở nhà( đơn vị: giờ)của các bạn

trong lớp Hãy đưa ra cách thu thập dữ

liệu và xác định xem dữ liệu thu đc thuộc

loại nào

GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân

* Thực hiện nhiệm vụ 1

- HS thực hiện nhiệm vụ trên

* Báo cáo, thảo luận 1

- GV lần lượt gọi Hs trả lời

- HS cả lớp lắng nghe, nhận xét

* Kết luận, nhận định 1

- GV chính xác hóa các kết quả và nhận

xét mức độ hoàn thành của HS

Vận dụng

-Cách thu thập dữ liệu: có thể phỏng vấn hay lập bảng hỏi

-Dữ liệu thu được thuộc loại số liệu liên tục

Trang 7

Hướng dẫn tự học ở nhà (3 phút)

- Xem lại các bài tập đã làm trong tiết học

- Học thuộc: các phương pháp thu thập dữ liệu, phân loại dữ liệu, dữ liệu không hợp lí

- Làm các bài tập 5.1, 5.2, 5.3/SGK trang 92;

- Chuẩn bị giờ sau: Đọc trước bài 19 biểu diễn dữ liệu bằng bảng và biểu đồ

Ngày đăng: 20/02/2024, 11:10

w