1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tong hop 100 de ngu van vao 10 phan 2

61 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng Hợp 100 Đề Thi Ngữ Văn Vào 10 Phần 2
Tác giả Huy Cận
Trường học Trường Trung học cơ sở
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại đề thi
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 68,34 KB

Nội dung

TỔNG HỢP 100 ĐỀ THI NGỮ VĂN VÀO 10 PHẦN 2 Đề bài 11 Phần I (06 điểm) Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một khúc tráng ca về lao động và về thiên nhiên đất nước. 1. Nhận biết Cho biết tên tác giả và năm sáng tác của bài thơ đó. 2. Thông hiểu Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở những câu thơ sau: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng”. Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong hai câu thơ này có tác dụng gì?

Trang 1

TỔNG HỢP 100 ĐỀ THI NGỮ VĂN VÀO 10 PHẦN 2

Đề bài 11 Phần I (06 điểm)

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một khúc tráng ca về lao động và về thiên nhiên đất

nước

1 Nhận biết

Cho biết tên tác giả và năm sáng tác của bài thơ đó

2 Thông hiểu

Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở những câu thơ sau:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng”.

Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong haicâu thơ này có tác dụng gì?

“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.”

(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Phần II (4,0 điểm)

Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa nhân vật Phan Lang và Vũ Nương

trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ):

“Phan nói:

Trang 2

- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử

cỏ gai rợp mắt Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?

Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

- Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

- Tác giả của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là Huy Cận.

- Bài thơ được sáng tác năm 1958

Trang 3

- Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng tronghai câu thơ có tác dụng:

+ Khắc họa hình ảnh con thuyền:

 Khắc họa hình ảnh đoàn thuyền ra khơi tìm luồng cá với một tư thế mới, đẹp một cách hùng tráng và thơ mộng

 Tô đậm hình ảnh con thuyền ra khơi: con thuyền nhỏ bé bỗng được nâng lên tầm vóc lớn lao khi được đặt trong tương quan với bốn hình ảnh kì vĩ: gió, trăng, mây cao, biển bằng Con thuyền ở giữa, làm chủ tất cả, lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm, lấy mây cao, biển bằng làm không gian lướt sóng

+ Gợi hình ảnh con người trong tư thế đẹp đẽ, không chỉ hòa mình vào thiên nhiên màcon người còn mang tầm vóc vũ trụ, làm chủ vũ trụ và cuộc đời

“Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.”

(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền) (Nguyên tiêu – Rằm tháng Giêng)

4

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

* Yêu cầu về hình thức:

- Đoạn văn 12 câu theo cách lập luận diễn dịch

- Trong đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết và câu có thành phần phụ chú (gạchdưới những từ ngữ dùng làm phép lặp và thành phần phụ chú)

- Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

* Yêu cầu về nội dung:

Đoạn văn của học sinh đảm bảo những ý chính sau:

Trang 4

- Huy Cận là một họa sĩ tài ba: ông sử dụng hình khối và ánh sáng rất điêu luyện khiếncảnh kéo lưới hiện ra như trong một bức tranh sơn mài rực rỡ Đoạn thơ đã khắc họa hìnhảnh con người lao động khỏe khoắn là trung tâm của bức tranh lao động trong thời giangần sáng.

- Con người đang chạy đua cùng thời gian, kéo lưới cho “kịp” trời sáng, nhịp điệu lao

động gấp gáp, khẩn trương hơn, con người say mê lao động và say mê thiên nhiên

- Vẻ đẹp của ngư dân lao động tụ vào hai chữ “xoăn tay” đầy chất tạo hình, thật gân

guốc, chắc khỏe, gợi những đường cơ bắp cuồn cuộn kéo lên mẻ lưới trĩu nặng cá bạc cávàng

- Hình ảnh “chùm cá nặng” gợi vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của người lao động và một

mẻ lưới bội thu, đồng thời gợi sự hào phóng của thiên nhiên ban tặng cho con người

- Câu thơ “Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông” tạo một hiệu quả kép: chữ “lóe” khiến

rạng đông như bừng lên từ vẩy bạc đuôi vàng, sắc cá làm ra sắc trời, mặt khác, rạng đônglàm lóe sắc cá màu hồng của bình minh tưới vào vũ trụ làm ấm bức tranh, vẩy cá, đuôi cábắt ánh sáng lóe sắc bạc sắc vàng hay là bạc vàng trong kho trời vô tận thưởng công cho

nỗ lực lao động của con người

=> Đoạn thơ khắc họa hình ảnh con người lao động bình dị mà lớn lao, phi thường

 Từ “Tiên nhân”

- Từ “tiên nhân” đầu: chỉ ông cha, tổ tiên

- Từ “tiên nhân” sau: chỉ Trương Sinh

2

Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích

Cách giải:

Trang 5

- Vũ Nương quả quyết tìm về bởi: Nàng vẫn còn lo lắng chuyện gia đình, mồ mả tổ tiên;Vẫn yêu thương và nhớ mong chồng con; Vẫn mong muốn được rửa sạch mối oan khuấtcủa mình, lấy lại danh dự, nhân phẩm trong sạch.

- Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và

xã hội trong mỗi con người Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻlòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn,hay thất bại trong cuộc sống

- Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằngquan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt

 Vai trò của gia đình:

- Gia đình là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng trưởng thành

- Gia đình là nơi đầu tiên giúp ta hình thành nhân cách

- Gia đình là nơi bao bọc, che chở cho mỗi con người

- Gia đình là cái nôi, là chốn bình yên cho ta trở về sau những giông bão của cuộcđời

- Gia đình là nguồn động lực, nguồn cổ vũ động viên giúp ta không ngừng phấn đấu

- Gia đình là nơi nâng đỡ, giúp ta vươn đến những ước mơ của cuộc đời

->Gia đình có ý nghĩa, vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người

->Gia đình còn là hạt nhân, tế bào của xã hội Gia đình vững chắc và bình yên là nơi nuôidưỡng những con người có ích cho xã hội

 Mỗi người con phải có trách nhiệm đối với gia đình: luôn yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ Chăm sóc, phụng dưỡng khi ông bà cha mẹ già yếu

Trang 6

 Phản đề: Bên cạnh đó vẫn có những người chưa nhận ra được ý nghĩa và có ý thứctrân trọng, gìn giữ gia đình, thậm chí là có hành động đi ngược lại điều đó: bất hiếu, đánhđập ông bà, cha mẹ, đây là hành vi đáng lên án và loại bỏ.

 Liên hệ bản thân

Trang 7

Đề bài 12 Câu 1: (2.0 điểm)

(Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

Câu 2: (3.0 điểm) Vận dụng cao

Em hãy viết một đoạn văn nghị luận từ 10 đến 15 câu trình bày suy nghĩ về ý nghĩa củatình yêu thương trong cuộc sống con người

Câu 3: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Cảm nhận về tình cha con của ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích sau:

Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.

Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.

- Thôi ! Ba đi nghe con ! – Anh Sáu khe khẽ nói.

Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba…a…a… ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như

Trang 8

vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

- Ba! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con !

Ba nó bế nó lên Nó hôn ba nó cùng khắp Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn

cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa

[…]

Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:

- Ba đi rồi ba ba về với con.

- Không! – Con bé hét lên, hai tay siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run”

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, tập 1)

Lời giải chi tiết

Trang 9

- Thành phần biệt lập: Vâng (thành phần gọi đáp).

- Ý nghĩa của tình yêu thương đối với con người:

+ Tình yêu thương đem lại cho ta sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ

+ Giúp đỡ được những người xung quanh sẽ đem lại cho chính bản thân niềm vui, sựhạnh phúc

+ Trong cuộc đời, không phải lúc nào ta cũng suôn sẻ, giúp đỡ người khác lúc này, lúckhác bạn sẽ được giúp đỡ lại

- Chứng minh

- Phê phán những kẻ vô tâm, thờ ơ trước nỗi đau, sự bất hạnh của người khác

- Liên hệ bản thân: Tình yêu thương của học sinh trước hết là quan tâm, đỡ đần với bố

mẹ Thân ái với bạn bè,…

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

Trang 10

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1 Giới thiệu chung

- Nguyễn Quang Sáng (1932 – 2014): là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiếnchống Pháp và chống Mỹ

- Sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu ở chiến trường miền Nam nên các sáng tác củaông hầu như chỉ xoay quanh cuộc sống con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiếncũng như sau hòa bình

- Chiếc lược ngà được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.

Được in trong tập truyện cùng tên

- Khái quát nội dung đoạn trích

2 Phân tích

- Giới thiệu về hoàn cảnh của cha con ông Sáu.

- Khái quát về cuộc chia tay của hai cha con ông Sáu

a Tình yêu thương của ông Sáu với con

- Khi chia tay, ông bộc lộ tình yêu con sâu nặng

+ Anh không dám lại gần con, chỉ nhìn con bằng ánh mắt trìu mến, buồn rầu

-> Ánh mắt cho thấy nỗi xót xa, cả sự yếu đuối của 1 người lính trước tình cảm gia đình.+ Giọt nước mắt mà ông cố giấu, lời hứa trở về cùng chiếc lược ngà cho con đã gói trọntình cảm yêu thương, gắn bó sâu sắc, mãnh liệt mà ông dành cho con

=>Tình yêu con của ông Sáu đã chiến thắng mọi khoảng cách của sự biệt li Tình cảm ấyluôn vẹn nguyên, ấm áp và tràn đầy

Trang 11

b Tình yêu thương bé Thu dành cho ông Sáu

- Tuy nhiên khi được nghe bà ngoại giải thích, anh Sáu không giống trong bức ảnh thì béThu hiểu ra mình đã sai Thu đã rất ân hận về hành động của mình

- Phản ứng không nhận anh Sáu quyết liệt bao nhiêu thì khi nhận ra cha tình cảm ấy lạicàng sâu nặng bấy nhiêu Trong giờ phút cuối cùng trước khi cha đi, tình cảm dồn nénbấy lâu nay bùng lên thật mãnh liệt, mạnh mẽ

- Nó thét tiếng “Ba” xé ruột, xé gan Đó là tiếng “ba” nó mong chờ bấy lâu nay, tiếng gọi

ấy khiến ông Sáu rơi lệ

- Rồi nó nhảy tót lên ôm chặt lấy ông Sáu, hôn vào tóc, vai, mặt, mũi và cả vết thẹo dàitrên mặt ông Chân nó quắp chặt lấy ba, như thể không muốn cho ông rời đi

- Ngôn ngữ giản dị, đậm chất Nam Bộ

- Tình huống bất ngờ hợp lí, đã bộc lộ tình yêu thương tha thiết bé Thu dành cho ba củamình

3 Đánh giá chung

Tác phẩm đã thể hiện một cách chân thực và cảm động tình cảm yêu thương sâu nặng củahai cha con trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt

Trang 13

Đề bài 13 Câu 1: (3,0 điểm) Vận dụng cao

Trong chương trình Ngữ văn 8 có truyện “Cô bé bán diêm” của nhà văn HansChristian Andersen Anh/chị suy nghĩ thế nào về kết thúc của câu chuyện? Liên hệ vớitình trạng trẻ em đường phố hiện nay

Câu 2: (7,0 điểm) Vận dụng cao

Trong bài viết “Khám phá người đọc”, nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương viết: “Đọc

là khám phá, sáng tạo lại tác phẩm và cũng đồng thời là khám phá, sáng tạo chính bản thân mình”.

(Hãy cầm lấy và đọc, Huỳnh Như Phương, Nxb Tổng hợp 2016, tr 56)

Anh/chị suy nghĩ gì về ý kiến trên? Qua những tác phẩm đã học hoặc đã đọc, anh/chịhãy giới thiệu một tác phẩm đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn mình

Lời giải chi tiết

Câu 1.

Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm

bài văn nghị luận xã hội

Cách giải:

*Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận xã hội

- Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; khôngmắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩriêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợpvới chuẩn mực đạo đức và pháp luật

*Yêu cầu về nội dung:

1 Giới thiệu vấn đề

2 Về kết thúc truyện “Cô bé bán diêm”

- Giới thiệu khái quát nhà văn Hans Christian Andersen và truyện “Cô bé bán diêm”

Trang 14

- Trời đầy nắng, mọi người vui vẻ trong ngày đầu tiên của năm mới, em bé chết vì lạnh ở

xó tường, đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười

- Mọi người chỉ nhìn thấy bao diêm đã hết nhẵn mà không nhìn thấy cảnh tượng huyhoàng trong mộng tưởng của em bé

- Kết thúc tác phẩm “Cô bé bán diêm” là một bi kịch: Đây không phải là kết thúc có hậunhư ta vẫn thường thấy trong các câu truyện cổ tích Trong truyện cổ tích hạnh phúcthường được tìm thấy ngay trong hiện thực chứ không phải trong thiên đường hư ảo Cònhạnh phúc của em bé bán diêm thì cô đơn như chính cái chết lạnh lẽo của em

- Bởi vậy, điều đọng lại khi kết thúc câu chuyện không phải niềm vui nhẹ nhõm nhưtruyện cổ tích mà là nỗi xót xa, day dứt nơi người đọc

- Kết thúc truyện còn cho thấy lối sống vô cảm của những người xung quanh, nếu chỉ cầnmột cánh tay đưa ra giúp đỡ em thì cô bé đã không phải chết trong cô đơn, lạnh lẽo đếnvậy

3 Liên hệ với trẻ em đường phố hiện nay

* Thực trạng

- Theo số liệu của ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000trẻ em lang thang cơ nhỡ, đông nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh với 8.500 em Con sốnày không ngừng gia tăng

- Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và dễ rơi vào tệ nạn xã hội

- Trẻ em đường phố có nguy cơ phạm tội ngày càng cao; nạn xin ăn tràn lan ảnh hưởngtới văn minh đô thị

- Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục

* Nguyên nhân:

- Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặcgia đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con

- Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập

- Còn lại là do mồ côi hoặc bố mẹ li hôn

Trang 15

* Giải pháp

- Hiện nay, ở nước ta, những mái ấm tình thương đang xuất hiện ngày càng nhiều, cánhân, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang về những mái ấm tình thương để nuôidạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp

- Tổ chức: Làng trẻ em SOS; Cô nhi viện Thánh An (Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường,Nam Định); Chùa Kì Quang II (Gò Vấp); …

- Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh (Hà Nội) với 800 đứa con tình thương: Anh Phạm ViệtTuấn với mái ấm KOTO (Hà Nội); …

4 Đánh giá

- Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang, cơ nhỡ, từ đó nâng cao tình cảm

và trách nhiệm đối với các em Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sứclao động và xâm hại trẻ em

- Khuyến khích, biểu dương các tổ chức cá nhân tiêu biểu đồng thời lên án, ngăn chặn,

xử lí kịp thời những kẻ núp bóng từ thiện để làm việc xấu

- Nhân rộng sự giúp đỡ, để giúp các em được học tập vui chơi như các bạn cùng tranglứa

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1 Giải thích nhận định

Trang 16

- “Đọc là khám phá, sáng tạo lại tác phẩm”: Đọc tác phẩm văn học là một trải nghiệmmang tính cá nhân Mỗi người đi khi đọc tác phẩm với trình độ văn hóa, góc nhìn khácnhau, với trí tưởng tượng khác nhau sẽ cho ra những khám phá, phát hiện mới mẻ Bởivậy, mỗi người đọc sẽ sáng tạo lại tác phẩm, khiến cho tác phẩm trở nên giàu giá trị và ýnghĩa hơn.

- “Đồng thời là khám phá, sáng tạo chính bản thân mình”: Mỗi tác phẩm văn học đíchthực, khi đọc xong còn cho ta những bài học về nhân cách, về lối sống, khiến cho bảnthân con người trở nên hoàn thiện hơn về tâm hồn, để hướng đến mục đích cuối cùng đó

là vẻ đẹp của: chân – thiện – mĩ

=> Quá trình tiếp nhận văn học không chỉ làm mới mẻ tác phẩm mà còn hoàn thiện nhâncách cho chính người đọc

2 Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

Các em có thể lựa chọn một trong những tác phẩm sau đây để phân tích: Mùa xuân nhonhỏ, Lặng lẽ Sa Pa, Nói với con, …

2.1 Nhân vật anh thanh niên:

a Là con người thiết tha yêu cuộc sống:

- Được thể hiện qua tình cảm gắn bó, quan tâm, gần gũi của anh với những người xungquanh

+ Lấy khúc cây chắn ngang đường để dừng xe, để được nói chuyện với mọi người

+ Gửi củ tam thất cho vợ bác lái xe

+ Trò chuyện cởi mở, tặng hoa, tặng quà ăn đường cho người vừa mới gặp lần đầu là ônghọa sĩ, cô kĩ sư

- Tinh thần lạc quan trong một hoàn cảnh sống nhiều khó khăn, thử thách:

+ Biết tạo ra niềm vui cho cuộc sống của mình

+ Biết tổ chức một cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp

+ Biết nối mình với cuộc sống văn minh, tự nâng cao hiểu biết, chuyên môn nhờ đọcsách

Trang 17

=> Giúp anh thanh niên chủ động, vượt qua cuộc sống khó khăn cả vật chất lẫn tinh thần.

b Là con người sống có lí tưởng, có niềm say mê và trách nhiệm với công việc.

- Làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao:

+ Có những đêm trời lạnh giá anh vẫn trở dậy đo gió, đo mưa

+ Anh đã vượt lên hoàn cảnh và vượt lên chính mình để hoàn thành công việc

- Tất cả đều bắt nguồn từ lí tưởng sống đẹp của anh thanh niên:

+ Anh muốn góp sức mình vào công cuộc dựng xây và bảo vệ cuộc sống mới

+ Anh không lẻ loi, đơn độc mà tìm thấy những người bạn đồng hành trên con đườngmình đã chọn: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ địa chất lập bản đồ sét -> tất cả đềulặng lẽ và bền bỉ với đời sống, với công việc

=> Là hiện thân cho vẻ đẹp của một lớp người đang tích cực góp phần tạo dựng lên cuộcsống mới cho quê hương, đất nước

2.2 Các nhân vật khác:

Ông họa sĩ:

- Là người từng trải trong nghệ thuật và cuộc sống:

+ Có quan điểm nghệ thuật đúng đắn: bỏ lại sau lưng đô thị phồn hoa để đi tìm cảm hứngsáng tạo cho mình

+ Nhạy cảm, tinh tế:

- Là người có nhân cách, có cuộc sống nội tâm phong phú, biết yêu cuộc đời, yêu cái đẹp

=> Hội tụ phẩm chất của người nghệ sĩ chân chính: tri thức lịch duyệt, nhân cách đẹp đẽ,khát vọng sáng tạo nghệ thuật…

Cô kĩ sư: Là nhân vật vừa góp phần tô đậm vẻ đẹp của anh thanh niên, vừa là môt nét vẽ

không thể thiếu về vẻ đẹp của con người mới

- Vẻ đẹp của lí tưởng, của nhiệt huyết tuổi trẻ:

+ Bỏ lại một mối tình nhạt nhẽo, xa gia đình

+ Xung phong công tác ở vùng núi cao

Trang 18

-> Bản lĩnh, nghị lực phi thường.

- Vẻ đẹp của một tâm hồn nhạy cảm, khao khát được khám phá, được nhận thức:

+ Nhận ra tình yêu cuộc sống của anh thanh niên, cách ứng xử tự nhiên, chân thành songcũng rất lãng mạn của anh

+ Nghe câu chuyện của anh, cô nhận ra cuộc sống này thật đáng để yêu, để sống

=> Cô cũng xứng đáng là một biểu tượng đẹp về con người mới của văn học giai đoạnnày

* Tác động

- Làm những việc mình đam mê sẽ luôn đem đến cho bản thân sự hạnh phúc

- Mỗi người phải có ý thức, trách nhiệm đóng góp, cống hiến cho sự phát triển của đấtnước

- Trước mọi khó khăn, thử thách phải có tinh thần lạc quan, có niềm tin vào cuộc sống

- Sống khiêm tốn và đức hi sinh thầm lặng

- Trao đi tình yêu thương, sự chân thành chắc chắn sẽ nhận lại sự yêu thương từ nhữngngười xung quanh

3 Tổng kết

Trang 19

Đề bài 14 Câu 1: (3.0 điểm)

“Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn mộttình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có Nhưng, nhận ranhững ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôicúi đầu không đáp Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôinhững hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội làgóa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực Nhưng đời nàotình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạn đến.Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôilấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà”

(Trích Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng, Ngữ Văn 8, NXB Giáo dục 2014, tr 16)

Trang 20

Chu Bình Man học thuật giết rồng của Chi Li Bao năm khánh kiệt gia sản, mất cóđến nghìn vàng Thành tài, nhưng không biết dùng làm gì cả (Bình giải ngụ ngôn TrungQuốc, Trương Chính, Nxb Giáo dục 1999, tr 14)

Từ câu chuyện trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy) cho biết suynghĩ của anh/chị về việc lựa chọn sự học trong bối cảnh hiện nay

Câu 3: (4,0 điểm) Vận dụng cao

Có ý kiến cho rằng: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứkhông thể tách quê hương ra khỏi con người” Từ ý kiến trên, hãy phân tích sự gắn bógiữa con người và quê hương trong một vài tác phẩm đã học và đã đọc

Lời giải chi tiết

Trang 21

- Từ này cho thấy nét tính cách của “cô tôi” là giả dối, cay độc.

* Yêu cầu về hình thức: đoạn văn 5-7 dòng

* Yêu cầu về nội dung: Đoạn văn đảm bảo những nội dung chính sau:

- Tình mẫu tử trong nghịch cảnh là tình yêu thương của mẹ dành cho con trong nhữnghoàn cảnh éo le, trong khó khăn, thử thách

- Trong nghịch cảnh, tình mẹ được biểu hiện như sau:

+ Có thể là niềm tin dành cho con trong những gian khó

+ Có thể là tình yêu thương để tiếp cho con sức mạnh

+ Trong những tình cảnh éo le nhất, mẹ có thể hi sinh cả sự sống cho con

- Tình mẹ luôn “bao la như biển Thái Bình dạt dào”, vì Thượng đế không có mặt ở khắpmọi nơi nên Người sinh ra người mẹ để bao bọc, chở che, yêu thương con Hơn tất cả,trong những khoảnh khắc khó khăn của cuộc đời, có tình mẫu tử là có nguồn sức mạnhthiêng liêng nhất, bởi cuộc đời chỉ cần được tin và được hiểu từ chính những người thânthương nhất mà thôi

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải:

* Yêu cầu về hình thức:

Trang 22

- Bài viết ngắn (khoảng 1 trang giấy thi).

* Nguyên nhân dẫn đến lựa chọn sự học như vậy là do:

- Xã hội luôn có định kiến sắp xếp thứ tự “vip” của từng ngành nghề, dựa vào đó, ngườihọc “nhắm mắt” chọn chứ không dựa vào năng lực, mong muốn của bản thân

- Trường đào tạo đại học, cao đẳng quá nhiều, nhiều người chỉ cần cái danh học cao màkhông cần biết học gì và học như thế nào

Trang 23

- Học sinh, sinh viên ngày nay có một số lượng không nhỏ lựa chọn học tập theo ý muốncủa người khác, không có chính kiến hoặc không được tự quyết định cuộc đời mình.

* Hậu quả của việc lựa chọn sự học

- Chọn đúng thì tâm yên, cuộc sống đáng mơ ước

- Chọn không đúng tất yếu trở nên chán nản, đi làm việc khác, không vận dụng đượcnhững điều đã học

* Giải pháp

- Để cho người học tự quyết định tương lai của mình

- Chính sách phát triển giáo dục cần chặt chẽ hơn nữa để không học theo phong trào

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1 Mở bài: Giới thiệu vấn đề

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Sự gắn bó giữa con người và quê hương

Trang 24

- Dẫn câu nhận định: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ khôngthể tách quê hương ra khỏi con người”

=> Ý kiến khẳng định tầm quan trọng của quê hương trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, tìnhcảm của một con người Vì “Quê hương nếu ai không nhớ - Sẽ không lớn nổi thànhngười” nên tình quê ấy trở thành nguồn sống nuôi dưỡng tâm hồn con người

2.2 Chứng minh

Học sinh có thể chứng minh trong những bài đã học, đã đọc Cụ thể có thể chọn nhữngtác phẩm như: Làng – Kim Lân, Nói với con – Y Phương, Cố hương – Lỗ Tấn, Hồihương ngẫu thư – Hạ Tri Chương

Học sinh chứng minh theo hai luận điểm sau:

a Con người có thể không được sống ở quê hương, mỗi người một lí do riêng nhưng đềukhông được ở nơi chôn rau cắt rốn

- Làng: Ông Hai đi tản cư

- Cố hương: “tôi” xa làng đến 20 năm

- Hồi hương ngẫu thư: Hạ Tri Chương cũng xa quê từ khi còn trẻ, lúc trở về thì đã già

b Nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người

- Dẫu xa cách, những con người của quê hương vẫn dành phần trang trọng nhất trong tráitim hướng đến quê hương của mình

- Mỗi người có một cách yêu quê hương khác nhau, nhưng đều thể hiện sự gắn bó, tìnhcảm thiết tha dành cho nơi chôn rau cắt rốn, cho mảnh đất cha ông

Trang 25

+ Ông Hai luôn nhớ về làng Chợ Dầu, dõi theo từng tin tức ở làng, tâm trạng ông biếnđổi từ xấu hổ, đau đớn khi nghe tin làng theo giặc cho tới hạnh phúc lúc nghe tin làngđược cải chính Cơ nghiệp lớn nhất của người nông dân – ngôi nhà, bị đốt nhẵn mà ônghạnh phúc tột cùng vì danh dự của làng quê được bảo toàn, ông lại có thể tự hào về cáilàng của ông.

+ “Nói với con”: người cha bày tỏ tình yêu quê hương và niềm tự hào về sức sống mạnh

mẽ, bền bỉ của dân tộc mình; để tâm sự với chính mình và nhắc nhở con cái sau này.+ Cố hương: “tôi” đau đáu về sự đổi thay của những con người nơi quê hương theohướng ngày một xấu đi Từ đó, không chỉ nói về chuyện làng quê, nhà văn đã phê phán lễgiáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của người nông dân và của toàn xã hội.+ Hạ Tri Chương: con người trở về trong hoàn cảnh éo le, trở thành khách trên quêhương của chính mình nhưng có một điều không thay đổi là “hương âm vô cải” (giọngquê vẫn thế) – quê hương ăn sâu vào máu thịt - khẳng định sự son sắt, thủy chung củacon người dành cho quê hương mình

Trang 26

Đề bài 15

I PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

… Ông lại muôn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân

đá (1) Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? (2) Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm (3)…

(Theo Làng – Kim Lân, Ngữ văn 9, Tập 1, tr.163, NXB Giáo dục)

Câu 1: (1.0 điểm) nhận biết

Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích

Câu 2: (1.0 điểm) Thông thiểu

Gọi tên, chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ đó trongcâu sau: “Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào,khuân đá,…”

Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu

Trong đoan trích trên, câu nào là lời trần thuật của tác giả? Câu nào là lời độc thoại nộitâm của nhân vật? Nêu tác dụng của các lời độc thoại nội tâm trong việc biểu đạt nộidung

II TẬP LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)

Câu 1: (3.0 điểm) Vận dụng cao

Em hãy viết một bài văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về tính dũng cảm

Câu 2: (4.0 điểm) Vận dụng cao

Phân tích đoạn thơ sau đây để làm nổi bật những cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp:

Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí!

(Trích Đồng chí – Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập 1, tr 128, NXB Giáo dục)

Trang 27

Lời giải chi tiết

- Chỉ ra một biện pháp tu từ: liệt kê: đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá.

- Tác dụng: nói lên ước muốn của ông Hai, mong được về làng để cùng anh em đồng chítham gia công cuộc kháng chiến mà trước khi đi tản cư ông vẫn hay làm

là biểu hiện của tình yêu đất nước

- Bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi)

- Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận

Trang 28

* Yêu cầu về nội dung

I Mở bài: Nêu lên vấn đề lòng dũng cảm của con người.

II Thân bài

1 Giải thích: Dũng cảm là đức tính của con người dám đứng lên đấu tranh, vượt qua

thách thức, hiểm nguy, khó khăn, cám dỗ để bảo vệ lẽ phải, công lý

- Cái xấu cái ác sẽ bị đẩy lùi, cuộc sống con trở nên tốt đẹp hơn

- Luôn được mọi người yêu quý

* Chứng minh

- Trong lịch sử dân tộc ta, mặc dù bị phương Bắc đô hộ, nhưng tổ tiên vẫn kiên cường,gan dạ, dũng cảm chống giặc ngoại xâm Không chỉ vậy cha ông còn anh dũng đánh trảnhững kẻ thù lớn mạnh như Pháp, Mỹ

- Cuộc sống hòa bình nhưng vẫn có nhiều tấm gương phòng chống tội phạm, chiến sĩcông an hi sinh thân mình để bắt tội phạm,…

- Đối với học sinh lòng dũng cảm đơn giản như dám thừa nhận về việc chưa làm bài tập

về nhà, làm sai dám nhận lỗi, dũng cảm nói ra các khuyết điểm của bạn bè trong lớp, bảo

vệ cái tốt và lên án cái xấu

Trang 29

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

I Giới thiệu chung

- Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp

- Phần lớn thơ ông hướng về đề tài người lính với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngônngữ hàm súc, cô đọng, giàu hình ảnh

- Khổ thơ gồm 7 câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí” đã nêu lên những cơ sở cao đẹp củatình đồng chí

II Phân tích

1 Cơ sở của tình đồng chí

Tình đồng chí được xây dựng trên cơ sở những điểm chung giữa những con người từ xa

lạ trở nên thân quen và thành tri kỉ Đó là điểm chung như sau:

- Chung nhau về hoàn cảnh xuất thân

+ Thủ pháp đối: “quê hương anh” – “làng tôi” cho thấy sự tương đồng trong lai lịch,

cảnh ngộ của những người lính thời chống Pháp Họ đều ra đi từ những miền quê nghèokhó

- Chung nhau về lí tưởng, lòng yêu nước:

+ Từ những miền quê xa lạ, họ nhập ngũ và quen nhau trong quân ngũ

+ Họ cùng chung một chiến tuyến chống kẻ thù chung

- Cùng chung nhiệm vụ:

+ “Súng bên súng” -> nhiệm vụ trong cuộc chiến.

+ “Đầu sát bên đầu”, “chung chăn” -> cùng trải qua cuộc sống gian khổ, chia sẻ cho

nhau những tình cảm nồng ấm

=> Từ đó hình thành tình đồng chí Đây là cả một quá trình, từ:

+ “Anh” – “tôi” thành “anh với tôi” rồi “đôi tri kỉ” và “đồng chí”.

+ “Bên”, “sát” thành “chung”

Trang 30

-> Từ người xa lạ nhưng cuộc đời người lính với rất nhiều điểm tương đồng đã khiến tìnhcảm đượm dần lên để trở thành tình đồng chí Hình ảnh “đêm rét chung chăn thành đôi trikỉ” gợi cho tình đồng chí sự sẻ chia vui buồn, xóa đi mọi khoảng cách, thân thương, gắn

bó như tình bạn bè chân thật

- Khép lại đoạn thơ chỉ vẻn vẹn 2 từ “Đồng chí!” đứng tách riêng thể hiện cảm xúc dồn

nén, chân thành và gợi sự thiêng liêng, sâu nặng của tình đồng chí Câu thơ kết thúc bằngdấu “!” như một nốt nhấn, một lời khẳng đinh sự kết tinh tình cảm của người lính, tạo bản

lề cho đoạn sau

=> Đoạn thơ vừa lí giải cơ sở của tình đồng chí lại vừa cho thấy sự biến đổi kì diệu: từnhững người nông dân xa lạ họ trở thành những đồng chí, đồng đội sống chết có nhau

=> Tình đồng chí là tình cảm của giai cấp cần lao, từ những người chung mục đích, lítưởng, gắn bó tự nguyện thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ Từ những điểm chungnày, tình đồng chí sẽ được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể và kết tinh cao đẹp bằnghình tượng ở những đoạn thơ tiếp theo

2 Nghệ thuật

- Đoạn thơ được viết bằng thể thơ tự do, bút pháp tả thực

- L ời thơ giản dị, mộc mạc, cô đọng;

- Hình ảnh thơ gợi cảm, giàu ý nghĩa…

III Tổng kết

- Đoạn thơ đã khắc họa chân thực mà sinh động tình đồng chí gắn bó keo sơn của nhữnglính vệ quốc trong những ngày đầu kháng chiến, đồng thời thể hiện tài năng nghệ thuậtcủa tác giả

Đề bài 16

I ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoạithông minh, hay còn gọi là smartphone Vậy nên điện thoại thì thông minh nhưng ngườidùng nó, đặc biệt là người trẻ đã thực sự “thông minh”?

Ngày đăng: 20/02/2024, 10:06

w