NỘI DUNG BIỆN PHÁPBước 1: Tìm hiểu đối tượng học sinh từ các nguồn khác nhau Ngay từ đầu năm học, khi được phân công chủ nhiệm lớp tôi luôn chủ động nắm bắt thông tin, có những điều tra
Trang 1HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI TRUNG HỌC CƠ SỞ
NĂM HỌC 2021 - 2022
Giáo viên: TRẦN THỊ MỸ LỆ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP QUY NHƠN
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
Trang 2GIÁO DỤC “HỌC SINH CHƯA NGOAN” Ở LỚP CHỦ NHIỆM
Thứ 3 ngày 12 tháng 12 năm 2021
BÁO CÁO
BÁO CÁO
BIỆN PHÁP
Trang 3I LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP
II NỘI DUNG BIỆN PHÁP
III HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONG THỰC TẾ
CHỦ NHIỆM
IV KẾT LUẬN CỦA BIỆN
PHÁP
Trang 4Có thể nói, xã hội càng phát triển kéo theo nhiều giá trị đạo đức của con người cũng thay đổi Chính vì vậy, tình trạng học sinh chưa ngoan ở mỗi lớp chủ nhiệm có chiều hướng gia tăng Hơn nữa, theo quy luật lây lan của tâm lý, nếu một học sinh chưa ngoan không được uốn nắn giáo dục kịp thời sẽ ảnh hưởng và kéo theo những học sinh khác làm cho tình hình học tập và đạo đức của các em sa sút ảnh hưởng đến thi đua của tập thể
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
Trường THCS Nguyễn Huệ hiện nay có 22 lớp Đa số các em đều có ý thức
cao trong vấn đề học tập và rèn luyện đạo đức Ngoài ra còn được sự quan tâm chỉ đạo từ phía BGH nhà trường, cùng đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm luôn luôn hỗ trợ trao đổi chia sẻ với chúng tôi, đó cũng là một thuận lợi lớn trong công tác chủ nhiệm
Trang 5
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
Trang 6- Cải thiện, thay đổi được phẩm chất đạo đức và nhân cách của các em có những biểu hiện chưa ngoan
- Uốn nắn các trường hợp còn có nhiều biểu hiện chưa tốt.
- Cải thiện, thay đổi được phẩm chất đạo đức và nhân cách của các em có những biểu hiện chưa ngoan
- Uốn nắn các trường hợp còn có nhiều biểu hiện chưa tốt.
- Xây dựng một môi trường học tập lành mạnh, nhà trường là ngôi nhà, lớp học là trung tâm, bạn
bè những người thân trong sự phát triển nhân cách
- Xây dựng một môi trường học tập lành mạnh, nhà trường là ngôi nhà, lớp học là trung tâm, bạn
bè những người thân trong sự phát triển nhân cách
2 Vai
trò của
biện pháp:
Trang 73 Ý nghĩa của việc nghiên cứu
3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Qua đó tôi hy vọng rằng công tác giáo dục học sinh
“chưa ngoan” sẽ có những bước chuyển biến mới Trong học tập và nề nếp tác phong
Qua đó tôi hy vọng rằng công tác giáo dục học sinh
“chưa ngoan” sẽ có những bước chuyển biến mới Trong học tập và nề nếp tác phong
Để giáo dục tốt các em học sinh chưa
ngoan, cần phải có sự phối hợp cả gia
đình, nhà trường và xã hội Vai trò giáo
dục của gia đình và xã hội giữ vị trí quan
trọng, vai trò giáo dục của nhà trường
mang yếu tố quyết định giúp các em có
ích cho xã hội, hiếu thảo trong gia đình
và chính các em sẽ là tấm gương tốt cho
các em học sinh khác
Để giáo dục tốt các em học sinh chưa
ngoan, cần phải có sự phối hợp cả gia
đình, nhà trường và xã hội Vai trò giáo
dục của gia đình và xã hội giữ vị trí quan
trọng, vai trò giáo dục của nhà trường
mang yếu tố quyết định giúp các em có
ích cho xã hội, hiếu thảo trong gia đình
và chính các em sẽ là tấm gương tốt cho
các em học sinh khác
Trang 8Mô tả cách thức thực hiện nội dung biện
Trang 9
1 Mô tả cách thức thực hiện nội dung biện pháp:
Bước 1: Tìm hiểu đối tượng học sinh từ các nguồn khác nhau
Ngay từ đầu năm học, khi được phân công chủ nhiệm lớp tôi luôn chủ động nắm bắt thông tin, có những điều tra cơ bản về hoàn cảnh gia đình và lực học của từng học sinh đặc biệt là những học sinh chưa ngoan từ nhiều nguồn thông tin khác nhau ( giáo viên chủ nhiệm năm học trước; học sinh trong lớp, hội phụ huynh học sinh và giáo viên bộn môn)
Bước 2: Phân loại học sinh
Sau khi điều tra xong thì tôi sẽ làm bước thứ 2 đó là phân loại học sinh
Trang 10
1 Mô tả cách thức thực hiện nội dung biện pháp:
- Giải pháp đối với nhóm học sinh ngoan
Phần lớn giáo viên sẽ chỉ chú trọng đến học sinh chưa ngoan mà quên mất đối tượng học sinh ngoan cũng cần được quan tâm, để ý Với tôi lại khác,
nhóm đối tượng học sinh này sẽ là cánh tay phải đắc lực của tôi trong việc giúp
đỡ, theo dõi những học sinh chưa ngoan Với học sinh ngoan tôi sẽ luôn động viên khuyến khích các em trong học tập và rèn luyện đạo đức để làm tấm
gương sáng cho các bạn học sinh còn lại
- Giải pháp với học sinh chưa ngoan
Học sinh chưa ngoan là học sinh có hành động khiến lớp học luôn trong trạng thái bất ổn Biểu hiện của học sinh chưa ngoan đó là nói tục, có xu hướng giải quyết xung đột với bạn bè bằng vũ lực, thích nổi loạn, thường xuyên đứng ngoài các hoạt động học tập của lớp.Mặt khác còn có biểu hiện sớm của tuổi dây thì Đối với trường hợp này giáo viên cần phải nắm được nguyên nhân cụ thể làm cho học sinh này trở nên như vậy Sau khi đã nắm được nguyên nhân chính giáo viên sẽ có những giải pháp phù hợp
Trang 112 Quá trình thực hiện biện pháp của bản thân:
Xuất phát từ những kinh nghiệm đã tích lũy cùng với những hiểu biết về học sinh, đặc biệt là học sinh chưa ngoan, tôi đã đúc kết được một số phương pháp giáo dục học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm
2.1 Tìm hiểu từng đối tượng học sinh:
Người giáo viên chủ nhiệm phải nắm rõ được tình hình của lớp thông qua:
- Sơ yếu lý lịch mà giáo viên chủ nhiệm yêu cầu học sinh ghi đầu năm
- Giáo viên chủ nhiệm cũ
- Các giáo viên bộ môn giảng dạy lớp năm trước
Trang 122 Quá trình thực hiện biện pháp của bản thân:
2.3.Lập kế hoạch giáo dục học sinh chưa ngoan:
Sau khi đã thực hiện được 2 bước nói trên giáo viên chủ nhiệm thực hiện
kế hoạch tiếp theo tùy tình hình diễn biến của các học sinh chưa ngoan Chú ý tập trung vào những việc sau:
2.3.1 Cần nắm rõ số lượng học sinh chưa ngoan của lớp.
2.3.2 Tìm hiểu kỹ và phân loại học sinh chưa ngoan đầy đủ và chính xác về:
- Hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế gia đình của học sinh,…
- Những đặc điểm thể chất, sinh lý từng học sinh
- Những đặc điểm về tâm lý: khả năng nhận thức, nhu cầu giao tiếp,…
- Nắm được tính cách và hành vi đạo đức từng học sinh: lười học, ba hoa, không trung thực, cách ứng xử với mọi người xung quanh…
- Nắm được sở trường và sở thích của học sinh: khả năng ca hát, bóng đá, bơi lội, chơi game, yêu thích thơ văn,…
- Đặc biệt cần chú trọng đến mối quan hệ của học sinh với những thanh thiếu niên bên ngoài và học sinh chưa ngoan khác trong nhà trường
II NỘI DUNG BIỆN PHÁP
Trang 132 Quá trình thực hiện biện pháp của bản thân:
2.3 Thực hiện thường xuyên công tác phối hợp:
Kết hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: Gia đình- Nhà trường- Xã hội
- Với phụ huynh: Thường xuyên gặp gỡ và trao đổi cùng phụ huynh bằng
nhiều hình thức như: đến thăm nhà học sinh, mời phụ huynh đến trường dự họp đồng thời tạo nhóm zalo trao đổi thông tin, liên lạc qua điện thoại để thông báo mức độ vi phạm của học sinh
- Với Ban giám hiệu: Tham mưu thường xuyên, nhờ sự “trợ giúp” kịp thời
của BGH khi cần thiết có những giải pháp thiết thực, phù hợp từng thời điểm hoặc nhờ Ban giám hiệu trao đổi riêng với các học sinh chưa ngoan xem như
là “đưa lên cấp cao hơn
- Với tổ chức Đoàn, Đội: Trong các hoạt động do liên đội tổ chức, nhiều em
học sinh chưa ngoan lại tỏ ra xông xáo, thể hiện sở thích, năng lực của bản thân Qua đó giáo viên phân công để các em cùng tham gia với tập thể Từ
đó, cảm giác bị “cô lập”, bỏ rơi của các em sẽ được xóa dần
- Với giáo viên bộ môn: Giáo viên bộ môn có một phần trách nhiệm đối với
việc giáo dục học sinh chưa ngoan ở các lớp Khi lên lớp, cần chú ý đến các đối tượng học sinh này, cần tìm cách tạo ra “cơ hội học tập tốt” bằng các câu hỏi dễ hay bài tập đơn giản để khuyến khích tạo động lực cho học sinh
Trang 142 Quá trình thực hiện biện pháp của bản thân:
2.4 Phân công, giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp:
Hơn cả giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn, Cán bộ lớp là những người bạn có thời gian gần gũi, tiếp xúc với các học sinh chưa ngoan Do vậy, giao nhiệm vụ cho các thành viên trong cán bộ lớp quan tâm, giúp đỡ các học sinh chưa ngoan Bằng hình thức “Đôi bạn cùng tiến”, học sinh giỏi
sẽ nhận trách nhiệm kèm học sinh yếu, cả trong rèn luyện đạo đức.Thông qua cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm càng hiểu rõ hơn về từng đối tượng học sinh chưa ngoan của lớp
2.5 Thực hiện kế hoạch giáo dục học sinh chưa ngoan:
Khi đã hiểu rõ từng đối tượng học sinh của mình quản lý.Để kế hoạch giáo dục học sinh chưa ngoan đạt hiệu quả, người giáo viên chủ nhiệm cần:
- Biết lắng nghe: Gần gũi, thân thiết với học sinh, đặc biệt là với học sinh
chưa ngoan, khuyến khích các em nói ra những điều mình nghĩ bằng nhiều cách khác nhau
Trang 152 Quá trình thực hiện biện pháp của bản thân:
2.5 Thực hiện kế hoạch giáo dục học sinh chưa ngoan:
-Biết quan tâm: Giáo viên chủ nhiệm quan tâm bằng cách trò chuyện, hỏi
thăm hoàn cảnh gia đình học sinh, về bạn thân, để biết được sở thích, cá tính cũng như thái độ, của học sinh đối với người lớn
- Là “Người bạn lớn”: Giáo viên chủ nhiệm hãy là “Người bạn lớn” của
học sinh Chính điều này làm cho học sinh chưa ngoan thấy mình không hề
bị “bỏ rơi” Khi đó những lời động viên, những định hướng của giáo viên chủ nhiệm sẽ đạt hiệu quả cao
- Vui tính: Ngoài những điều trên, giáo viên chủ nhiệm cần phải có óc khôi
hài, luôn vui vẻ với mọi người, kể cả học sinh chưa ngoan Điều này giúp cho học sinh có cảm giác dễ gần, dễ sẻ chia tâm sự
- Là “ người cha, mẹ” đủ để các em có niềm tin, chỗ dựa khi các em đang
cảm thấy stress, phán xét công bằng giữa các thành viên trong lớp
Trang 162 Quá trình thực hiện biện pháp của bản thân:
2.6 Các nguyên tắc trong giáo dục học sinh chưa ngoan
- Quy tắc 2H (Hiểu rõ – Hợp tác)
* Hiểu rõ:
+Tìm hiểu tình hình của lớp thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ Đây là dịp
để kiện toàn lại đội ngũ cán bộ lớp, bổ sung những cái chưa làm được và phát huy những mặt mạnh mà lớp đã có Từ đó giáo viên chủ nhiệm có thể triển khai kế hoạch giáo dục học sinh “chưa ngoan”
* Hợp tác:
+ Khi đã tiếp xúc được với phụ huynh của học sinh “chưa ngoan”, điều cần tránh là không nên gay gắt, dồn dập việc báo cáo và phê bình con em họ, vì hơn ai hết họ là những người biết rõ con em mình Điều đó sẽ không có tác dụng Vì vậy, cần phải giao tiếp ở một góc độ cởi mở, tế nhị tạo cho phụ huynh học sinh một sự tin tưởng, gần gũi hơn với giáo viên
Trang 172 Quá trình thực hiện biện pháp của bản thân:
2.6 Các nguyên tắc trong giáo dục học sinh chưa ngoan
- Quy tắc 2Q (Quan tâm – Quan sát)
* Quan tâm:
+ Giáo viên chủ nhiệm quan tâm bằng cách trực tiếp hỏi thăm học sinh
“chưa ngoan” về hoàn cảnh gia đình, bạn bè Đồng thời phối hợp gia đình, giáo viên bộ môn để hiểu thêm về năng lực học tập cũng như thái độ tôn trọng, lễ phép của học sinh “chưa ngoan” và gián tiếp giúp đỡ, quan tâm, ân cần đối với các em
* Quan sát:
+ Quan sát, theo dõi học sinh “chưa ngoan” hằng ngày về việc thực hiện nội quy của trường lớp, về thái độ học tập bằng nhiều hình thức khác nhau sẽ giúp giáo viên không vội vàng kết luận một vi phạm nào tránh làm tổn
thương đến tâm lý và tình cảm của các em
Trang 182 Quá trình thực hiện biện pháp của bản thân:
2.6 Các nguyên tắc trong giáo dục học sinh chưa ngoan
- Quy tắc 2N ( Nghiêm khắc - Ngọt dịu)
và ngược lại Khi đó những lời động viên, những định hướng của giáo viên chủ nhiệm sẽ đạt hiệu quả cao
Trang 192 Quá trình thực hiện biện pháp của bản thân:
2.6 Các nguyên tắc trong giáo dục học sinh chưa ngoan
- Quy tắc 2Đ (Động viên – Định hướng)
* Động viên:
+ Trong việc giáo dục học sinh “chưa ngoan” đa số là những em có học lực yếu kém, dẫn đến bất mãn, hay nói cách khác, không có động cơ, ý thức học tập Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người trực tiếp quan tâm, động viên các em trên tinh thần “có công mài sắt, có ngày nên kim”
* Định hướng:
+ Học sinh “chưa ngoan” thường là những em không định hướng được mình cần phải rèn luyện những gì Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm sẽ là người giúp các em biết quan tâm đến bản thân, gia đình cũng như suy nghĩ đến việc chọn nghề để các em có hoài bão, ước mơ và trở thành người hữu ích
- Quy tắc 2T (Tâm huyết – Trách nhiệm)
+ Chính tâm huyết và trách nhiệm sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm có được năng lực “cảm hóa” học sinh nói chung, học sinh “chưa ngoan” nói riêng
Trang 202 Quá trình thực hiện biện pháp của bản thân
Từ những vấn đề trên tôi sử dụng biện pháp cụ thể để giáo dục từng đối tượng học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm:
Em Nguyễn Ngọc Long: thường xuyên không học bài và thường có những biểu hiện hay bắt chước những hành động của người lớn,lên lớp thực hiện với các bạn
- đối với em Nguyễn Ngọc Long: Tôi dùng biện pháp như sau
Mục đích của tôi cho gia đình biết, em có coi những phim ảnh không mang tính chất giáo dục mà lại mang tính chất của tuổi người lớn Để phụ huynh theo dõi em trong quá trình ở nhà
Trang 212 Quá trình thực hiện biện pháp của bản thân
+ Qua tuần thứ 2 thì tôi tiếp tục làm việc riêng với em với tư cách như hai người bạn về những vấn đề mà em đã xem, tôi cũng có ý bình luận về những video Sau đó tôi phân tích những mặt tích cực, tiêu cực trong lứa tuổi của các
em, tôi cũng khuyến khích em có thể lên youtube coi những chương trình có ích
để giúp con trong quá trình học tập, còn chương trình này không phù hợp với lứa tuổi của con không nên xem Nếu con lỡ xem rồi, thì con nên dừng lại khi con
đủ tuổi con có thể xem Như vậy con thấy việc làm của con với các bạn bằng những hành động của người lớn đúng hay sai,với lứa tuổi của con Trong quá trình phân tích đó em đã nhận ra hứa với tôi là sẽ sửa đổi
+Trong tuần tiếp theo tôi thấy lớp không còn ý kiến về vấn đề đó nữa, và trong quá trình học tập thì em Long cũng có sự tiến bộ hơn về mặt đạo đức tuy rằng nó không thể nào hoàn thiện 100% không vi phạm mà ở mức độ giảm dần
và nhẹ hơn Và trong 3 tuần tôi theo dõi, gần gũi thì những việc đó nó không còn nữa Tuy rằng mặt học tập nó vẫn không vượt trội nhưng sau khi giữa kì xong thì tôi thấy em có sự tiến bộ hơn trong mặt học tập và những mặt kia em không còn nữa
Trang 22III HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONG THỰC TẾ CÔNG TÁC CHỦ
NHIỆM
3.1 Hiệu quả của biện pháp đã áp dụng:
Thực tế trong công tác chủ nhiệm lớp và giáo dục học sinh chưa ngoan của lớp chủ nhiệm ở các năm trước, việc áp dụng các biện pháp trên đã mang lại những hiệu quả giáo dục nhất định: Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép, vâng lời thầy cô giáo, thực hiện tốt nội quy học sinh
Trang 23III HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONG THỰC TẾ CÔNG TÁC CHỦ
Kết quả của lớp 6A3 năm học 2020-2021:
Với những biện pháp trên tôi tiến hành cho học sinh lớp 6A3 nhận xét kết quả của lớp giữa kỳ I nhằm để học sinh thấy rõ việc học tập và rèn luyện đạo đức của mình trong thời gian tới
Kết quả học lực, hạnh kiểm của lớp 6A3 nửa học kì 1 năm học 2020 - 2021 trước khi áp dụng biện pháp( Sĩ số 44 học sinh ) như sau :
Trang 24III HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONG THỰC TẾ CÔNG TÁC CHỦ
Trang 25III HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONG THỰC TẾ CÔNG TÁC CHỦ
NHIỆM
3.2 Các minh chứng kèm theo:
3.2.1 Minh chứng bằng con số, số liệu cụ thể về sự tiến bộ của học sinh khi
áp dụng biện pháp
Bảng 2 cho thấy sau khi áp dụng biện pháp đã mang lại sự tiến bộ về kết
quả, nâng cao chất lượng về cả hai mặt học lực và hạnh kiểm của học sinh
Từ là những học sinh chưa ngoan các em đã thay đổi vượt bậc và được tất cả các thầy cô nhận xét đánh giá ngoan và học lực tiến bộ, Các em cũng là học sinh nhận được phần thưởng cho cá nhân có nhiều thay đổi nhất của tập thể lớp
Năm học 2021-2022,tôi được BGH phân công chủ nhiệm lớp 7A4, tuy
nhiên ở năm học này tình hình dịch Covid đang diễn biến phức tạp, các em học chủ yếu bằng hình thức trực tuyến.Tôi luôn theo dõi, quan tâm sâu sát đến tình hình lớp mình đặc biệt là những em học sinh chưa ngoan Bên Liên đội của
trường vẫn tổ chức thi đua nề nếp ra vào lớp,thực hiện nội quy học trực tuyến tôi vẫn áp dụng những biện pháp trên.Và cho đến nay, giữa học kì I, mặc dù tình hình khó khăn nhưng các em chưa ngoan đã có những biến chuyển tốt hơn