Kết luận biện pháp Trang 3 Việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết mà xã hội đang quan tâm.. Bên cạnh đó, vẫn có một bộ phận nhỏ học sinh chưa
Trang 1BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Người thực hiện : VŨ THỊ TUẤN ANH
Trang 2II Nội dung biện pháp
III Hiệu quả thực hiện của việc
áp dụng biện pháp
IV Kết luận biện pháp
Biện
pháp
Trang 3Việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết mà xã hội đang quan tâm
Năm học 2023 - 2024, tôi được nhà trường phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 6A1 Đa số học sinh trong lớp đều chăm ngoan Bên cạnh đó, vẫn có một bộ phận nhỏ học sinh chưa ngoan, biểu hiện của sự chưa ngoan ở các em vô cùng phức tạp
và đa dạng như: Vô lễ với thầy cô giáo, đánh bạn, trốn học, nói tục, …
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi rất mong muốn học trò của mình là những con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn, để sau này lớn lên tự tin, năng động, bản lĩnh, trở thành những người công dân có ích cho xã hội
Trang 4Xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường nói chung, của lớp chủ nhiệm nói riêng, tôi mạnh dạn
chia sẻ với ban giám khảo, đồng nghiệp “Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm” mà bản thân đã tích lũy được trong
quá trình công tác Xin được trao đổi cùng đồng nghiệp với mong muốn được góp phần vào việc giảm dần số lượng học sinh chưa ngoan, để nâng cao chất lượng giáo dục.
Trang 51 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh
Gia đình học sinh phần lớn đã có sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức của con cái, nên sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh có nhiều thuận lợi
1.1 Thuận lợi
Ban giám hiệu, đoàn thể trong nhà trường quan tâm đến
việc giáo dục đạo đức học sinh, quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, có tinh thần tự nguyện hợp tác với các giáo viên làm công tác chủ nhiệm để việc giáo dục đạo đức cho học sinh đạt kết quả tốt nhất
Trang 61 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh
Đoàn Kết là xã thuộc địa bàn nông thôn vùng sâu, đa số gia đình học sinh sống bằng nghề nông, kinh tế chậm phát triển, cha
mẹ học sinh phải đi làm ăn xa, có một số cha mẹ bất hòa gửi con cái cho ông bà nuôi, vô tình quên đi việc giáo dục đạo đức con cái, đẩy hết trách nhiệm về phía nhà trường, một số gia đình có điều kiện nhưng lại nuông chiều con quá mức
1.2 Khó khăn
Học sinh lớp 6 là lớp đầu cấp nên các em còn nhiều bỡ ngỡ, chưa quen với các hoạt động của cấp trung học cơ sở nên đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên bám lớp, theo dõi, giúp
đỡ, uốn nắn các em
Trang 7Tìm hiểu từng đối tượng học sinh
2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh
Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò như một người bạn lớn
Phối kết hợp với gia đình học sinh Phối kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường Phối hợp với các giáo viên bộ môn
Trang 82.1 Biện pháp 1: Tìm hiểu từng đối tượng học sinh
Từ đó tôi phân loại đối tượng học sinh( Nhóm học sinh có đạo đức Tốt, Khá, Đạt và Chưa đạt) để xây dựng các biện pháp giáo dục phù hợp đối với từng nhóm đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học.
Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, sống với ai, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và lực học của từng học sinh, đặc biệt là những học sinh chưa ngoan
từ nhiều nguồn thông tin khác nhau.
Trang 9TT Họ và tên học sinh Đặc điểm về cá tính
1 Bùi Hoàng Quý Vô lễ với thầy cô giáo, đánh bạn, chửi tục
2 Bùi Văn Vinh Đánh bạn, nghỉ học không lí do, trốn tiết.
Trang 102.1.2 Tìm hiểu nguyên nhân học sinh trở thành học sinh chưa ngoan
Sau khi đã phân loại được học sinh chưa ngoan, biết em đó thuộc loại “cá biệt” nào tôi sẽ tìm hiểu nguyên nhân nào làm cho những học sinh đó trở thành học sinh chưa ngoan như vậy
Trang 11TT Họ và tên học sinh Nguyên nhân trở thành học sinh chưa
ngoan
Bố mẹ đi làm ăn xa, sống với anh trai (đang học lớp 8) thiếu sự quản lý, giáo dục của gia đình
Do hoàn cảnh gia đình: Mẹ bỏ đi, bố đi làm
ăn xa, sống với bà nội, bà nuông chiều cháu.
3 Bùi Đức Cường Bố, mẹ nuông chiều con quá mức
Trang 12như một người bạn lớn
Tôi luôn gần gũi, biết lắng nghe, biết
quan tâm, chia sẻ, đặt chữ “Tâm” lên
hàng đầu Thật sự là chỗ dựa đáng tin
cậy nhất sau người thân trong gia đình
các em
Nếu thường xuyên phê bình, dùng nhiều
lời xúc phạm đến các em Điều đó có thể
làm tổn thương các em hơn Hơn nữa vì
các em thường xuyên vi phạm nên các em
càng lẩn tránh tiếp xúc với giáo viên nhất
là giáo viên chủ nhiệm lớp
Trang 132.3 Biện pháp 3: Phối kết hợp với gia
đình học sinh
Thường xuyên trao đổi với gia đình học sinh
không chỉ thông qua cuộc điện thoại mà tôi còn
đến thăm và trao đổi trực tiếp với gia đình học
sinh khi các em có biểu hiện bất thường, cùng gia
đình các em tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp.
Đến thăm gia đình học sinh, sẽ tạo được thiện
cảm giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm, giúp
học sinh phải tự ý thức để xứng đáng với sự quan
tâm dạy dỗ của thầy cô.
Trang 142.4 Biện pháp 4: Phối kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường
Tôi thường tham mưu, nhờ sự “trợ giúp” kịp thời của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng khi cần thiết hoặc báo cáo Ban giám hiệu nhà trường khi học sinh vi phạm nhiều lần hoặc vấn đề vi phạm là trầm trọng để Ban giám hiệu nhà trường nắm bắt được tình hình học sinh, quá đó cùng giáo viên chủ nhiệm tìm ra nguyên nhân và biện pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả
Trang 15
Tôi xin dự giờ một số tiết của lớp mình chủ nhiệm để nắm bắt tình hình học tập cũng như ý thức, thái độ của các em trong giờ học, đặc biệt đối với một số em chưa ngoan trong lớp.
Thường xuyên theo dõi sự đánh giá của giáo viên bộ môn trong sổ đầu bài của lớp rồi trao đổi cùng giáo viên bộ môn về những nhận xét các tiết học và đề nghị giáo viên bộ môn ghi thật
cụ thể những học sinh vi phạm trong các tiết học để giáo viên chủ nhiệm có biện pháp giáo dục
Trang 162.6 Biện pháp 6: Thành lập nhóm bạn
Tôi phân công một nhóm bạn tốt, cùng hoàn cảnh, sở thích, uớc
mơ để sinh hoạt, học tập với đối tượng này dần dần lôi kéo các em hòa nhập vào các cuộc chơi bổ ích, từ đó xóa bỏ mặc cảm là học sinh hư để rồi cùng với các thành viên trong lớp xây dựng tập thể vững mạnh
Trang 172.7 Biện pháp 7: Sinh hoạt lớp trong Hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp
Thông thường, trước đây giờ sinh hoạt gồm có 3 hoạt động cơ bản: Tổng kết đánh giá hoạt động trong tuần, xây dựng kế hoạch tuần tiếp theo và giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, phê bình, kiểm điểm học sinh vi phạm trong tuần Điều này khiến cho những học sinh vi phạm nội quy cảm thấy quy nặng nề và nhàm chán
Nhưng với tiết sinh hoạt lớp trong Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, tôi đã thực hiện theo nội dung chủ điểm, thiết kế các hoạt động, các em tham gia tích cực vào thảo luận chủ điểm của tuần tạo không khí sinh hoạt lớp vui vẻ, thoải mái
Trang 18sẻ ý kiến của mình trước nhóm, từ đó các em thấy mình được quan tâm, được gần gũi, bản thân tự tin hơn Qua đó hình thành cho các em những kỹ năng sống tích cực, biết kính trọng thầy cô
giáo, biết đoàn kết yêu thương bạn bè, dần xóa đi mặc cảm “mình
là học sinh hư”
Trang 19Giải pháp đã được áp dụng cho việc giáo dục học sinh chưa ngoan ở Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đoàn Kết từ nhiều năm học trước và đã thu được những kết quả tốt.
Năm học 2023 - 2024 tôi tiếp tục áp dụng giải pháp cho công tác chủ nhiệm học sinh lớp 6A1 tại trường tiểu học và trung học cơ
sở Đoàn Kết Đầu năm khi nhận lớp chủ nhiệm, lớp tôi có 03 em trong đối tượng học sinh chưa ngoan, điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nội quy cũng như điểm thi đua của lớp Sau một thời gian áp dụng giải pháp lớp tôi chủ nhiệm các em đã dần tham gia tốt các nội quy của lớp, của Liên đội, tích cực học tập hơn
Theo thống kê đầu năm có 03 học sinh chưa ngoan Bằng tất cả tình thương và trách nhiệm, tôi đã áp dụng các bước của giải pháp
để cảm hoá các em và đã thu được kết quả sơ bộ như sau:
Trang 20Phương pháp Giáo dục
Kết quả đạt được
Đánh giá của BCH Liên đội
Tâm sự với học sinh, trao đổi với phụ huynh, giao nhiệm vụ, kết hợp
Trang 212 Bùi Văn
Vinh
Do hoàn cảnh gia đình: Mẹ
bỏ đi, bố đi làm ăn xa, sống với bà nội, bà
bà học sinh
tiến bộ : Không đánh bạn, nghỉ học có lí do
Phương pháp Giáo dục
Kết quả đạt được
Đánh giá của BCH Liên đội
Trang 223
Cường
Bố, mẹ nuông chiều con
thường xuyên liên lạc với gia
nhiệm vụ…
Sau 04 tháng
đã tiến bộ rõ rệt: không có thái độ, hành
Phương pháp Giáo dục
Kết quả đạt được
Đánh giá của BCH Liên đội
Trang 23Kết quả rèn luyện từng tháng
TT Họ và tên Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 HK1
Trang 24Giáo dục học sinh chưa ngoan là một việc làm khó khăn, vất vả nhất trong các phần việc mà người giáo viên phải đảm nhiệm, đòi hỏi người giáo viên luôn có sự nhiệt tình, năng động, sáng tạo Tất cả sự cố gắng và nỗ lực của chúng ta sẽ là cái chìa khoá cho các em bước sang một cuộc đời mới Bản thân tôi rất tâm đắc lời dạy đầy tính nhân văn
của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần
nhiều do giáo dục mà nên” Tương lai của đất nước phụ thuộc nhiều
vào thế hệ trẻ mà hôm nay chúng ta đang dạy dỗ Nếu chung tay, góp sức làm giảm số lượng học sinh chưa ngoan nghĩa là chúng ta góp phần làm tăng thêm sự bình yên cho mỗi gia đình nói riêng và xã hội nói chung
Trang 25Trên đây là một số biện pháp của tôi đã vận dụng vào việc giáo dục học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm và đã đạt được kết quả khả quan Kính mong được sự đóng góp, trao đổi từ phía đồng nghiệp để giải pháp của tôi được hoàn thiện hơn để góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ trở thành con người hoàn thiện, có đức, có tài và có ích cho xã hội.