Trang 1 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM THỊ HỒNG QUYÊN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA HỘ NGHÈO VAY VỐN Trang 2 NHẬ UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌ
Lý do nghiên cứu
“Nghèo, đói” là hai từ mang tính chất toàn cầu và luôn tồn tại trong cộng đồng Đối với Việt Nam, là một trong những vấn đề quan trọng được nhà nước ta quan tâm hàng đầu và thuộc một trong những chương trình mục tiêu quốc gia Trong gần 20 năm đổi mới, nhờ thực hiện các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn nước ta, công cuộc xóa đói giảm nghèo đã đạt được những thành tựu đáng kể, có ý nghĩa to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh- quốc phòng Tỷ lệ nghèo giảm nhanh trong thời gian 5 năm từ 17.2% năm 2001 với 2.8 triệu hộ, xuống còn 8.3% năm 2004 với 1.44 triệu hộ, bình quân mỗi năm giảm 34 vạn hộ; đến cuối 2005 còn khoảng dưới 7% với 1.1 triệu hộ Nhằm cải thiện đời sống, tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo Nhà nước ta đã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tang 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD Tỉ lệ nghèo theo chuẩn 3,65 USD/ ngày, theo PPP năm 2017) giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống còn 3,8% năm 2020 Ở Việt Nam, tín dụng chính sách xã hội là một trong những “trụ cột” của hệ thống chính sách chống đói nghèo ở Việt Nam Bên cạnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế, việc bảo đảm các mục tiêu an sinh xã hội, cụ thể là chăm lo cho người nghèo là một vấn đề được Nhà nước ta quan tâm và triển khai thực hiện ngay từ đầu thời kỳ đổi mới nền kinh tế Để đưa được những ưu đãi của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân một cách kịp thời, đúng đắn và có hiệu quả, Chính phủ đã quyết định thành lập Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) vào năm 2002 dựa trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng để phục vụ người nghèo trước đây Kể từ khi thành lập, NHCSXH đã không ngừng nghiên cứu và đưa vào thực hiện một mô hình quản lý mới, sử dụng phương thức phù hợp với điều kiện của khách hàng, phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và các tổ chức chính trị - xã hội cho phù hợp với yêu cầu mới từ thực tế Qua hơn 20 năm hoạt động, NHCSXH đã thực hiện tốt các mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra ban đầu là tập trung nguồn lực, tạo bước đột phá trong công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn tín dụng chính sách, huy động lực lượng toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, góp phần hạn chế tình trạng
2 cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại song song nhiều bất cập Hiện trạng cho vay chưa đúng đối tượng, quy mô cấp tín dụng còn thấp, chương trình tín dụng không phù hợp, trình độ, kinh nghiệp của người vay trong sản xuất kinh doanh còn thấp,… dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn vay chưa thật sự có hiệu quả Tùy theo từng địa phương khác nhau, đặc điểm phát triển khác nhau, trình độ dân trí khác nhau sẽ áp dụng các chương trình hỗ trợ vay vốn khác nhau
Bình Dương là địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, kinh tế phát triển, tỷ lệ đô thị hóa cao (trên 80%) Tuy nhiên, trước đây Bình Dương là một địa phương nghèo Đến nay, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020, Bình Dương đã không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn Trung Ương Năm 2010, Bình Dương nâng chuẩn nghèo cao gấp 2 lần so với cả nước; năm 2013, tiếp tục nâng chuẩn nghèo lần thứ 2; và trong giai đoạn 2016-2020 chuẩn nghèo Bình Dương cao gấp 1,5 lần so với Trung Ương Đây là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tuy nhiên vẫn còn một số hộ nghèo và cận nghèo vẫn còn cao; tính đến cuối năm 2022 toàn tỉnh còn 5.971 hộ nghèo trên tổng 387.342 hộ nhân dân của tỉnh chiếm 1.54% tổng hộ dân Đặc biệt, những năm gần đây các hộ nghèo gặp khó khăn về tài chính nhiều hơn do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19 Hiện nay, tại tỉnh Bình Dương, nguồn lao chủ yếu là công nhân, lao động phổ thông chưa qua đào tạo, chất lượng thấp, giải quyết việc làm mang tính mùa vụ, không ổn định và chủ yếu giải quyết việc làm tại chỗ theo kinh tế hộ gia đình, tình trạng thất nghiệp còn đông nhất là ở khu vực nông thôn Do vậy vấn đề việc làm cho người lao động nông thôn luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức xã hội quan tâm hàng đầu để thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế xã hội ở địa phương
Theo số liệu Cục Thống kê tỉnh Bình Dương công bố, cuối năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 2,62%; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 3,3%, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2020; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 17,1%; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 61.200 tỷ
3 đồng, tổng chi ngân sách địa phương 32.201 tỷ đồng GDP bình quân đầu người năm
2021 đạt 152,2 triệu đồng/năm, tăng 1,2 triệu đồng so với năm 2020
Xuất phát từ những lý do trên đã dẫn đến kết quả rà soát hộ nghèo thuộc chỉ tiêu giảm nghèo đầu giai đoạn 2022 - 2025 của tỉnh rất thấp (0,64%) Điều đó có nghĩa vẫn còn nhiều hộ dân có hoàn cảnh thật sự khó khăn không được công nhận hộ nghèo, không có cơ hội tiếp cận các chính sách hỗ trợ dành cho người nghèo Do đó đời sống của những hộ gia đình nói trên gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng được mức sống tối thiểu và các dịch vụ cơ bản về điều kiện sống Để giúp người dân thuộc các hộ nghèo vượt qua những thử thách đó, NHCSXH tỉnh Bình Dương đã cố gắng bám sát mục tiêu của nghị quyết Đảng bộ tỉnh, triển khai công tác cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi trong đó quan tâm đến hộ nghèo, hộ nghèo xác định đây là một trong những nhiệm vụ kinh tế chính trị trọng tâm NHCSXH tỉnh Bình Dương cũng đã chủ động đề xuất với các ngành liên quan thành lập đoàn khảo sát, rà soát đánh giá chất lượng nợ của từng dự án, đối chiếu trực tiếp đến 100% các hộ vay dự án vay vốn, từ đó có phương án quản lý hiệu quả nợ nhận bàn giao cũng như biện pháp xử lý cụ thể phù hợp với từng món nợ, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền các cấp, các ngành, nhất là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, truyền đạt, phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, tập huấn đến các tổ tiết kiệm vay vốn, các tổ chức chính trị - xã hội, mở rộng thêm mạng lưới
Chính nhờ vào những cố gắng nỗ lực trong công tác triển khai mà chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao và hiệu quả hàng năm giúp cho hàng ngàn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có việc làm và ổn định cuộc sống thoát nghèo bền vững
Mặt khác, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác triển khai cho vay chương trình hộ nghèo ở Bình Dương thời gian qua còn bộc lộ những tồn tại và vướng mắc nhất định Trong quá trình cho vay và thu nợ thời gian qua cho thấy việc thu hồi nợ đến hạn của chương trình cho vay hộ nghèo khó thực hiện và có khả năng mất vốn khó thu hồi hoàn trả ngân sách địa phương, nợ quá hạn có xu hướng tăng, tỷ lệ nợ quá hạn tăng làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn
4 tỉnh Bình Dương Do đó việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay sẽ là những căn cứ quan trọng để đưa ra khuyến nghị các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách Xã hội tỉnh Bình Dương
Với những lập luận đã trình bày đã thôi thúc tác tôi chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ nghèo vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Bình Dương” làm luận văn tốt nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hộ nghèo vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Bình Dương Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo nhằm thúc đẩy thu hồi nợ của khách hàng hộ nghèo tại ngân hàng trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng hộ nghèo khi vay vốn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Bình Dương
- Đo lường mức độ ảnh hưởng từng nhân tố đến khả năng trả nợ của khách hàng hộ nghèo khi vay vốn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Bình Dương
- Đề xuất một số khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài trả lời các câu hỏi sau:
Thứ nhất, những nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng hộ nghèo khi vay vốn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Bình Dương?
Thứ hai, Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến khả năng trả nợ của khách hàng hộ nghèo khi vay vốn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Bình Dương như thế nào?
Thứ ba, những khuyến nghị nào có thể đúc kết từ kết quả nghiên cứu?
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính nhằm tổng hợp lý thuyết và thực nghiệm, chọn mô hình nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng
Tác giả vận dụng mô hình hồi quy Binary Logistic (mô hình Logit), dự kiến trên phần mềm SPSS 22.0 để khám phá các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH chi nhánh Bình Dương
Thông qua dữ liệu Data khách hàng đang vay vốn tại Ngân hàng Chính sách
Xã hội chi nhánh Bình Dương tiến hành cho khách hàng tự kê khai thông qua đại diện gia đình Dữ liệu là thông tin liên quan của hộ gia đình vay vốn tại Ngân hàng.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của C A Wongnaa1, D Awunyo-Vitor (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các hộ nông dân trồng khoai lang quận Sene, Gana Mô hình nghiên cứu của tác giả sử dụng là mô hình probit Tác giả chọn mẫu 100 hộ nông dân bất kỳ để tiến hành khảo sát với bản hỏi Kết quả cho thấy: giáo dục, kinh nghiệm, lợi nhuận, tuổi tác, giám sát và thu nhập phi nông nghiệp có tác động tích cực đến khả năng trả nợ của nông dân
Nghiên cứu của Munene & Guyo (2013) nghiên cứu các các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người dân có vay vốn tại Kenya Kết quả nghiên cứu có 4 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người dân: kinh nghiệm kinh doanh, nghề nghiệp, số thành viên tham gia kinh doanh và thu nhập
Theo Jonathan Crook (1995) khi nghiên cứu nội dung về giải pháp nhằm nâng cao khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu với 10 biến độc lập: độ tuổi, thu nhập, thu nhập ròng, sở hữu nhà riêng, giới tính, trình độ học vấn, nhu cầu vay, dư nợ, ngành kinh doanh, lãi suất Khả năng trả nợ của khách hàng sẽ chịu ảnh hưởng tích cực từ yếu tố độ tuổi của chủ hộ, yếu tố thu nhập, thu nhập ròng và sở hữu nhà riêng
Norhaziah Nawai và Mohd Noor Shariff (2012) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ trong chương trình tín dụng vi mô ở Malaysia Bài nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 309 khách hàng cá nhân ở Peninsular Malaysia được thu thập từ tháng 11/2010 đến tháng 02/2011 Bằng Mô hình hồi qui Logit, hai tác giả đưa vào 12 biến bao gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, giáo dục, tôn giáo, khoảng cách đến ngân hàng, đáp ứng khoản vay theo nhu cầu, hình thức kinh doanh, doanh số bán hàng, số tiền vay, số lần kiểm tra sau vay, đăng ký kinh doanh theo đúng qui định pháp luật Kết quả đã cho thấy các yếu tố: độ tuổi, giáo dục tôn giáo, doanh số bán hàng, đăng ký kinh doanh theo đúng qui định pháp luật có tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ, trong khi đó, các biến: giới tính, khoảng cách đến ngân hàng, đáp ứng khoản vay theo nhu cầu, số tiền vay, số lần kiểm tra sau vay có ảnh hưởng tích cực đến khả năng trả nợ của khách hàng
Li Shuai, Hui Lai, Chao Xu, Zongfang Zhou (2013) nghiên cứu về rủi ro tín
7 dụng cá nhân được thu thập từ một số ngân hàng thương mại của Đức Các tác giả đã đưa vào 17 biến: độ tuổi, hôn nhân, số người phụ thuộc gia đình, nghề nghiệp, số năm làm việc, điều kiện nhà ở, số năm sống trong ngôi nhà hiện tại, trả góp tỉ lệ thu nhập khả dụng, tài sản đảm bảo, tình trạng tài khoản thanh toán, nguồn tiền trả góp hàng tháng, số tiền vay, tài khoản tiết kiệm, thời gian vay, tiền sử tín dụng quá hạn, số khoản vay hiện có tại ngân hàng, số tiền vay, tài sản đảm bảo Tuy nhiên, trong 17 biến, chỉ có 7 biến có ý nghĩa thống kê trong đó các biến: nghề nghiệp, số người phụ thuộc, thời gian vay, tài sản đảm bảo có tác động tích cực đến khả năng trả nợ của khách hàng Các biến: tiền sử tín dụng quá hạn, tình trạng tài khoản thanh toán có tác động tiêu cực đến khả năng thanh toán nợ của khách hàng
Khanal (2013), Determinants of farmers' income from community forestry in Nawalparasi, Nepal The Journal of Agriculture and Environment phân tích các nhân tố quyết định hiệu quả sử dụng vốn vay hoạt động lâm nghiệp trong khu rừng cộng đồng huyện Nawalparasi, Nepal Trong nghiên cứu này, tác giả đã xác định các nhân tố: giới tính, rủi ro thiên tai, trình độ học vấn, tổng diện tích đất, phần trăm diện tích đất được tưới tiêu và khoảng cách tới rừng có mối tương quan đáng kể đến hiệu quả sử dụng vốn vay.
Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Mai Thanh Loan, Phan Dư Thúy Anh &Nguyễn Quốc Uy
(2019), The application of the binary logistic model: a case of Joint stock commercial bank for Investment and Development of VietNam (BIDV) in VinhLong provence, International Journal of Small Business Entrepreneurship Research, Vol.7, No 2, pp 1-12, April 2019 Nhóm tác giả kiểm định 2 mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp tại BIDV- CN Vĩnh Long
Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân của nhóm tác giả như sau:
( Nguồn: Mai Thanh Loan và cộng sự, 2019) Hình 1 Mô hình khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN
Dữ liệu được chọn mẫu từ các KHCN đang có dư nợ vay tại BIDV Vĩnh Long đến tháng 6/2018 và các khách hàng không có khả năng trả nợ giai đoạn 31/12/2015 – 30/06/2018, qui mô mẫu là 430 quan sát Mô hình hiệu chỉnh cuối cùng với 7 biến có ý nghĩa thống kê là: Trình độ, Ngành, Thu nhập, Thời gian vay, Lãi suất vay, Dư nợ vay, Gía trị tài sản đảm bảo
Nguyễn Văn Đạo (2020), nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, luận văn thạc sĩ, trường đại học Cửu Long Tác giả chọn mẫu 370 hộ nghèo trong dữ liệu khách hàng của NHCSXH huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang Dữ liệu được chọn mẫu từ các khách hàng hộ nghèo đang có dư nợ vay tại NHCSXH huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đến tháng 3/2020 và các khách hàng không có khả năng trả nợ giai đoạn 31/12/2017 – 31/12/2019 Kết quả nghiên cứu có 7 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
Khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá nhân tại BIDV Vĩnh Long
Giá trị tài sản đảm
9 gồm: Mục đích sử dụng vốn vay; Thu nhập sau vay; Lãi suất vay; Tuổi của người vay; Dư nợ vay; Trình độ; Thời gian
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hải (2019) về Nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mê Linh, Hà Nội, luận văn thạc sĩ, ĐH Đông Đô, dựa trên nghiên cứu định tính: tổng hợp lý thuyết, trong đó giới thiệu các tiêu chí đo lường hiệu quả cho vay hộ nghèo; đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay hộ nghèo, trong đó có thực trạng xử lý rủi ro tín dụng từ cho vay hộ nghèo; từ đó, đề xuất 7 giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo và hạn chế rủi ro tín dụng từ cho vay hộ nghèo
Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Tài (2017) về Thực tiễn hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội và một số khuyến nghị chính sách, tạp chí Ngân hàng, số 12, tháng 6/2017 Bài nghiên cứu của tác giả đặt ra 4 vấn đề cần quan tâm và các phân tích, khuyến nghị kèm theo: (1) Phải duy trì bộ máy rộng lớn để hộ nghèo, hộ chính sách được tiếp cận nguồn vốn vay là thật sự cần thiết không; (2) Sự ràng buộc trách nhiệm các tổ chức, hội đoàn thể tại các địa phươnglà như thế nào; (3) Lãi suất cho vay thấp tạo ra những bất cập trên thị trường tài chính; (4) Đối tượng vay chủ yếu là nghèo, hạn chế khả năng trả nợ, ảnh hưởng đến phát triển bền vững của các NHCSXH
Mai Văn Nam và Âu Văn Đức (2009) về Các yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ nghèo tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Bài nghiên cứu của nhóm tác giả đã chỉ ra các yếu tố: Thu nhập, thu nhập bình quân, chỉ tiêu bình quân của hai đối tượng vay vốn và không vay vốn có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ nghèo
Mai Thị Hồng Đào (2016) nghiên cứu về Tác động của tài chính vi mô (TCVM) đến thu nhập của hộ nghèo tại Việt Nam Bài nghiên cứu sử dụng mô hình nghiên cứu định lượng, mô hình hồi quy tuyến tính logarit, ứng dụng phần mềm STATA 12 với dữ liệu chéo được thu thập từ bộ dữ liệu khảo sát mức sống dân cư
2012 Tác giả đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo bao gồm: độ tuổi, quy mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc, tổng tài sản, tín dụng vi mô và khu vực.
Khoảng trống nghiên cứu
Thứ nhất, các mô hình nghiên cứu đều sử dụng mô hình nhị phân
Thứ hai, tác giả chưa tìm thấy bài nghiên cứu với mô hình khả năng trả nợ của hộ nghèo trên không gian nghiên cứu là NHCSXH Do vậy, tác giả vận dụng các nghiên cứu có liên quan kết hợp với đặc thù của NHCSXH
Thứ ba, trên địa bàn nghiên cứu là NHCSXH tỉnh Bình Dương chưa có bài nghiên cứu khoa học cùng chủ đề của tác giả.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Về mặt thực tiễn, luận văn dự kiến sẽ khái quát được tình hình cho vay vốn của hộ nghèo tại NHCSXH chi nhánh Bình Dương giai đoạn 2018 - 2022 Ngoài ra, đề tài còn đánh giá được mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng trả nợ của khách hàng hộ nghèo, từ đó có những khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng trả nợ của khách hàng hộ nghèo, góp phần phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn và giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
Cấu trúc của luận văn
Bên cạnh các phần Mục lục, Bảng chữ viết tắt, Danh mục bảng biểu, Danh mục hình vẽ, Tài liệu tham khảo, Phụ lục Cấu trúc gồm Phần mở đầu, Phần nội dung và Tài liệu tham khảo Đề tài nghiên cứu được chia thành 03 chương với nội dung cụ thể như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Thực trạng và kết quả nghiên cứu
- Chương 3: Kết luận và các hàm ý chính sách
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tổng quan về hộ nghèo
1.2.1 Giới thiệu chung về hộ nghèo
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 như sau:
Thứ nhất, khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
Thứ hai, khu vực thành thị: là hộ đáp ứng hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
Căn cứ Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 có 3 tiêu chí đánh giá hộ nghèo như sau:
Thứ nhất, tiêu chí về thu nhập:
- Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/ người/ tháng
- Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/ người/ tháng
Thứ hai, tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản:
- Các dịch vụ xã hội cơ bản (6 dịch vụ) gồm: việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin
- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số) bao gồm: việc làm, người phụ thuộc trong gia đình, dinh dưỡng, bảo hiểm y tế, trình độ giáo dục của người lớn, tình trạng đi học của trẻ em, chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở bình quân đầu người, nguồn nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng dịch vụ viễn thông, phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin
Như vậy, Dựa vào 2 tiêu chí trên để xác định mức chuẩn nghèo, hộ nghèo là hộ đáp ứng 2 tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách và chuẩn mức sống tối thiểu 3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Tổng quan nghiên cứu
1.3.1 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan
(1) C A Wongnaa1, D Awunyo-Vitor (2013), Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các hộ nông dân trồng khoai lang quận Sene, Gana
Mô hình nghiên cứu của tác giả sử dụng là mô hình probit Tác giả chọn mẫu
100 hộ nông dân bất kỳ để tiến hành khảo sát với bản hỏi Kết quả cho thấy: giáo dục, kinh nghiệm, lợi nhuận, tuổi tác, giám sát và thu nhập phi nông nghiệp có tác động tích cực đến khả năng trả nợ của nông dân
(2) Munene & Guyo (2013), Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người dân có vay vốn tại Kenya
Kết quả nghiên cứu có 4 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người dân: kinh nghiệm kinh doanh, nghề nghiệp, số thành viên tham gia kinh doanh và thu nhập
(3) Mai Thanh Loan, Phan Dư Thúy Anh & Nguyễn Quốc Uy (2019), The application of the binary logistic model: a case of Joint stock commercial bank for Investment and Development of VietNam (BIDV) in VinhLong provence, Nhóm tác giả kiểm định 2 mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp tại BIDV - CN Vĩnh Long Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân của nhóm tác giả như sau:
Hình 3 Mô hình khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN
( Nguồn: Mai Thanh Loan và cộng sự, 2019)
Dữ liệu được chọn mẫu từ các KHCN đang có dư nợ vay tại BIDV Vĩnh Long đến tháng 6/2018 và các khách hàng không có khả năng trả nợ giai đoạn 31/12/2015 – 30/06/2018, qui mô mẫu là 430 quan sát Mô hình hiệu chỉnh cuối cùng với 7 biến có ý nghĩa thống kê là: Trình độ, Ngành, Thu nhập, Thời gian vay, Lãi suất vay, Dư
Khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá nhân tại BIDV Vĩnh Long
Giá trị tài sản đảm bảo
20 nợ vay, Giá trị tài sản đảm bảo
(4) Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011), Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông dân tỉnh hậu Giang, Các tác giả đã sử dụng hình hồi quy Probit, mô hình hiệu chỉnh cuối cùng với các biến có ý nghĩa thống kê: (1) Mục đích sử dụng vốn, (2) thu nhập sau khi vay, (3) tuổi, (4) ngành nghề tạo ra thu nhập chính, (5) số thành viên trong gia đình có thu nhập, (6) học vấn của chủ hộ, (6) lãi suất
(5) Nguyễn Trọng Tài (2017), Thực tiễn hoạt động của Ngân hàng Chính sách
Xã hội và một số khuyến nghị chính sách, Bài nghiên cứu của tác giả đặt ra 4 vấn đề cần quan tâm và các phân tích, khuyến nghị kèm theo: (1) Phải duy trì bộ máy rộng lớn để hộ nghèo, hộ chính sách được tiếp cận nguồn vốn vay là thật sự cần thiết không; (2) Sự ràng buộc trách nhiệm các tổ chức, hội đoàn thể tại các địa phươnglà như thế nào; (3) Lãi suất cho vay thấp tạo ra những bất cập trên thị trường tài chính;
(4) Đối tượng vay chủ yếu là nghèo, hạn chế khả năng trả nợ, ảnh hưởng đến phát triển bền vững của các NHCSXH
1.3.2 Đánh giá tài liệu lược khảo
Thứ nhất, các mô hình nghiên cứu đều sử dụng mô hình nhị phân
Thứ hai, các biến độc lập trong các nghiên cứu trước có liên quan như sau: Đây chính là cơ sở thực nghiệm cho mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả
Bảng 2 Các nhân tố từ nghiên cứu có liên quan
STT Tác giả Bài nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các hộ nông dân trồng khoai lang quận Sene, Gana
Guyo (2013) Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
− Số thành viên tham gia KD
STT Tác giả Bài nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng trả nợ của người dân có vay vốn tại Kenya
Vận dụng mô hình nhị phân logit: nghiên cứu tại BIDV Vĩnh Long
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông ở tỉnh Hậu giang
− Mục đích sử dụng vốn
− Thu nhập sau khi cho vay
− Ngành nghề tạo ra thu nhập chính
− Số thành viên trong gia đình có thu nhập
− Học vấn của chủ hộ
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu có liên quan) Thứ ba, tác giả chưa tìm thấy bài nghiên cứu với mô hình khả năng trả nợ đúng hạn của hộ nghèo trên không gian nghiên cứu là NHCSXH Do vậy, tác giả vận dụng các nghiên cứu có liên quan kết hợp với đặc thù của NHCSXH
Thứ tư, trên địa bàn nghiên cứu là NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bình Dương chưa có bài nghiên cứu khoa học cùng chủ đề của tác giả
Như vậy, các nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước đã góp phần căn bản trong việc xây dựng nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân, song kết quả lại hoàn toàn không thống nhất giữa các nghiên cứu do khác biệt về môi trường văn hóa, kinh tế, pháp lý… Tuy nhiên, một số nhân tố sau đây xuất hiện ở nhiều nghiên cứu: Độ tuổi; Học vấn; Mục đích sử dụng vốn; Ngành ; Thu
22 nhập; Lãi suất vay; Thời hạn vay; Dư nợ Đây chính là cơ sở thực nghiệm cho mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả Đây chính là cơ sở thực nghiệm cho mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả
Bảng 3 Các nhân tố từ nghiên cứu có liên quan
STT Tác giả Bài nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các hộ nông dân trồng khoai lang quận Sene, Gana
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người dân có vay vốn tại Kenya
− Số thành viên tham gia KD
Vận dụng mô hình nhị phân logit: nghiên cứu tại BIDV Vĩnh Long
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH huyện Cái
− Mục đích sử dụng vốn vay
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu có liên quan)
1.3.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trên các nghiên cứu có liên quan phù hợp với cơ sở lý thuyết và thực tiễn tại NHCSXH, tác giả đề xuất mô hình ban đầu với 7 biến độc lập
Mô hình nghiên cứu đề xuất chính thức dự kiến nghiên cứu với 7 nhân tố như sau:
(Nguồn: tác giả đề xuất)
Hình 4 Mô hình dự kiến nghiên cứu của các giả
Các giả thuyết của mô hình:
H1: Mục đích sử dụng vốn vay có ảnh hưởng đến KNTN của hộ nghèo vay vốn tại
H2: Thu nhập sau vay có ảnh hưởng đến KNTN của hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH tỉnh Bình Dương
H3: Lãi suất vay có ảnh hưởng đến KNTN của hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH tỉnh
H4: Tuổi của người đi vay có ảnh hưởng đến KNTN của hộ nghèo vay vốn tại
H5: Ngành nghề tạo thu nhập trả nợ có ảnh hưởng đến KNTN của hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH tỉnh Bình Dương
H6: Số thành viên có thu nhập trong gia đình có ảnh hưởng đến KNTN của hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH tỉnh Bình Dương
H7: Trình độ văn hóa của người vay có ảnh hưởng đến KNTN của hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH tỉnh Bình Dương
Mô tả biến và kỳ vọng dấu
(1) Biến phụ thuộc ( Khả năng trả nợ vay đúng hạn)
Mục đích sử dụng vốn vay
Thu nhập sau vay Lãi suất vay
Ngành nghề tạo thu nhập trả nợ
Số thành viên có thu nhập trong gia đình Trình độ học vấn của người vay
Khả năng trả nợ của hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH Kết quả nghiên cứu tỉnh Bình Dương
Biến phụ thuộc được xác định dựa trên khả năng trả nợ của KHCN kể từ khi thu thập thông tin dữ liệu của KHCN
Bảng 4 Mô tả biến phụ thuộc
Biểu hiện Giá trị biến
Có khả năng trả nợ đúng hạn Y = 1 Không có khả năng trả nợ đúng hạn Y = 0
(2) Biến độc lập và kỳ vọng dấu
Bảng 5 Mô tả biến độc lập và kỳ vọng dấu
Biến Tên Biến Ký hiệu Thang đo Kỳ vọng dấu
H1 Mục đích sử dụng vốn vay
H2 Thu nhập sau vay ThuNhap Triệu đồng +
H3 Lãi suất vay LaiSuat Lãi suất năm (%) _
H5 Ngành nghề tạo thu nhập trả nợ
H6 Số thành viên trong gia đình có thu nhập
H7 Trình độ văn hóa của người vay
2: THPT 3: Trung cấp, cao đẳng 4: Đại học và trên đại học
(Nguồn: tác giả xây dựng) Bảng 6 Tổng hợp lý thuyết về mối tương quan giữa các nhân tố và khả năng trả nợ của KHCN
Giả thuyết Tác giả Nội dung phát biểu
H 1 Kibrom Tadesse (2010) Người vay sử dụng vốn đúng mục đích thì KNTN càng cao
- Thu nhập tác động tích cực đến KNTN
- -Lãi suất vay cao thì KNTN không đúng hạn càng cao
- -Lãi suất vay cao thì người vay trả nợ nhanh để thoát nợ
- Tuổi người vay càng lớn thì KNTN vay càng cao do họ thận trọng, có trách nhiệm
-Người vay trẻ thì KNTN vay càng cao do họ năng động
X 5 - Kibrom Tadesse (2010) - Ngành dịch vụ có KNTN cao hơn ngành nông nghiệp, công nghiệp và chế biến nông sản
X6 - J.A.Afolabi (2010) - Số người tạo thu nhập trong gia đình tác động tích cực đến KNTN của KHCN
Người vay có trình độ học vấn cao sẽ:
-Dễ tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật; -Khả năng sử dụng khoản vay hiệu quả; -Ít ưa thích rủi ro với khoản vay
(Nguồn:tác giả tổng hợp.)
Mô hình nghiên cứu
1.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trên các nghiên cứu có liên quan phù hợp với cơ sở lý thuyết và thực tiễn tại NHCSXH, tác giả đề xuất mô hình ban đầu với 6 biến độc lập Sau đó, tác giả tham khảo chuyên gia và chỉnh sửa mô hình, bổ sung 1 biến độc lập
Mô hình nghiên cứu đề xuất chính thức sử dụng trong nghiên cứu với 7 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của hộ nghèo như sau:
Hình 5 Mô hình đề xuất dự kiến nghiên cứu của tác giả
( Nguồn: tác giả đề xuất, sau ý kiến chuyên gia)
1.4.2 Giới thiệu biến trong mô hình
H1: Mục đích sử dụng vốn vay có ảnh hưởng đến KNTN của hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bình Dương
H2: Tuổi của người đi vay có ảnh hưởng đến KNTN của hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bình Dương
H3: Lãi suất vay có ảnh hưởng đến KNTN của hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bình Dương
H4: Thu nhập sau vay có ảnh hưởng đến KNTN của hộ nghèo vay vốn tại
NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bình Dương
H5: Ngành nghề tạo thu nhập trả nợ có ảnh hưởng đến KNTN của hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bình Dương
Mục đích sử dụng vốn vay
Lãi suất vay Thu nhập sau vay
Ngành nghề tạo thu nhập trả nợ
Trình độ học vấn của người vay
Khả năng trả nợ đúng hạn của hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bình Dương
Số người tạo thu nhập trong gia đình
H6: Số thành viên có thu nhập trong gia đình có ảnh hưởng đến KNTN của hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bình Dương
H7: Trình độ học vấn của người vay có ảnh hưởng đến KNTN của hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bình Dương
1.4.3 Cơ sở cho mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập
Biến phụ thuộc (Khả năng trả nợ vay đúng hạn)
Biến phụ thuộc được xác định dựa trên khả năng trả nợ đúng hạn của hộ nghèo vay vốn tại ngân hàng trong vòng 1 năm kể từ khi thu thập thông tin dữ liệu của khách hàng hộ nghèo
Bảng 7 Mô tả biến phụ thuộc
Biểu hiện Cách xác định Giá trị biến
Có khả năng trả nợ đúng hạn Nợ quá hạn ≤ 10 ngày Y = 1
Không có khả năng trả nợ đúng hạn Nợ quá hạn > 10 ngày Y = 0
Biến độc lập và kỳ vọng dấu
Bảng 8 Mô tả biến độc lập và kỳ vọng dấu
Biến Tên Biến Ký hiệu Thang đo Kỳ vọng dấu
H1 Mục đích sử dụng vốn vay
H2 Tuổi của người vay Tuoi Số tuổi +
H3 Lãi suất vay Laisuat Lãi suất năm (%) _
H4 Thu nhập sau vay Thunhap Triệu đồng +
H5 Ngành nghề tạo thu nhập trả nợ
Có ảnh hưởng H6 Số thành viên có thu nhập
1: Dưới THPT 2: THPT 3:Trung cấp, cao đẳng
4: Đại học và trên đại học
(Nguồn: tác giả xây dựng)
Qui trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của luận văn được thực hiện qua 06 bước như sau:
- Bước 1: Nghiên cứu định tính
Tại bước này tác nghiên cứu các lý thuyết liên quan đến việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng ở Việt Nam cũng như trên thế giới Xác định mục tiêu nghiên cứu và đặc điểm đối tượng nghiên cứu, qua đó tìm ra các biến thích hợp cho mô hình
- Bước 2: Xây dựng mô hình nghiên cứu dự kiến
Căn cứ vào kết quả các nghiên cứu trước và thực tiễn tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Bình Dương Tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu, khảo sát ý kiến chuyên gia, tiến hành xây dựng giả thuyết nghiên cứu
- Bước 3: Thu thập dữ liệu thông qua các hồ sơ tín dụng tại ngân hàng
- Bước 4: Nhập dữ liệu theo mô hình nghiên cứu dự kiến
Từ dữ liệu thu thập được dữ liệu phù hợp yêu cầu, tiến hành nhập dữ liệu theo mô hình nghiên cứu dự kiến
- Bước 5: Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng phần mềm thống kê chuyên dụng SPSS
Dữ liệu thu thập được xử lý với phần mềm excel và phần mềm SPSS 20.0
- Bước 6 : Tổng hợp và thảo luận kết quả nghiên cứu, kết luận – khuyến nghị một số giải pháp
Tổng hợp kết quả và thảo luận mức độ ảnh hưởng của các biến trong mô hình Từ kết quả nghiên cứu, vận dụng kết hợp kiến thức chuyên ngành và hiểu biết thực tế của đơn vị, học viên kết luận và hàm ý quản lý có liên quan
Hình 6 Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
1.6 Lý thuyết về mô hình và xử lý dữ liệu
1.6.1 Mô hình hồi qui logistic
Dựa trên thông tin thu thập từ hồ sơ khách hàng và cơ sở dữ liệu khách hàng của chi nhánh, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy nhị phân thông qua việc vận dụng mô hình Binary Logistic để ước lượng mô hình nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Bình Dương
Xây dựng mô hình nghiên cứu dự kiến
Thu thập dữ liệu thông qua các hồ sơ tín dụng tại ngân hàng
Nhập dữ liệu theo mô hình nghiên cứu
Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng phần mềm thống kê chuyên dụng
Tổng hợp và thảo luận kết quả nghiên cứu, kết luận – kiến nghị quản lý
Mô hình hồi quy Logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta có được Với hồi quy Binary Logistic, thông tin chúng ta cần thu thập về biến phụ thuộc là một sự kiện nào đó có xảy ra hay không, biến phụ thuộc Y lúc này có hai giá trị 0 và 1, với 0 là không xảy ra sự kiện và 1 là có xảy ra sự kiện và các thông tin về các biến độc lập
Hàm hồi quy Logistic (còn gọi là hồi quy Logit) có dạng như sau :
- Y: Khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng hộ nghèo
Y = 1: Khách hàng trả nợ vay đúng hạn
Y = 0: Khách hàng không trả nợ vay đúng hạn
- X1, …, X8: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng hộ nghèo
- βi là các hệ số hồi quy của hàm Logit
- ε là sai số ngẫu nhiên
Hàm hồi quy Logit sẽ tính xác suất xảy ra Y theo quy tắc: Nếu xác suất >=0.5 thì Y=1; nếu xác suất < 0.5 thì Y = 0
Phân tích tương quan nhằm xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, đồng thời phản ảnh tương quan giữa các biến độc lập với nhau
Hệ số tương quan: mối tương quan giữa các biến được đo bằng hệ số tương quan Hệ số tương quan Pearson ( Pearson Correlation) được tính bằng cách chia hiệp phương sai của biến với tích độ lệch chuẩn của chúng
Hệ số tương quan nhận giá trị trong khoảng (-1, +1)
Hệ số tương quan > 0 : tương quan thuận
Hệ số tương quan < 0 : tương quan nghịch
Hệ số tương quan tiến đến: +1 hoặc -1: tương quan càng chặt chẽ
Các hệ số tương quan được tập hợp qua ma trận tương quan
Kiểm định Hệ số tương quan:
H0 : không tồn tại mối tương quan giữa 2 biến
H1 : tồn tại mối tương quan giữa 2 biến
Với Mức ý nghĩa kiểm định là 5%: + Sig ≤ 0,05: Bác bỏ Ho
+ Sig > 0,05: Chưa có cơ sở Bác bỏ Ho
Ngoài ra, các hệ số tương quan giữa các biến độc lập còn cho biết dấu hiệu đa cộng tuyến trong mô hình
Mô hình hồi quy là mô hình Logistic, có dạng sau:
Y: biến phụ thuộc (Khả năng trả nợ)
Xi : biến độc lập (các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ)
i : Hệ số hồi quy thứ i (i = 1, 𝑘̅̅̅̅̅): phản ảnh mức độ tăng (giảm) của Y khi Xi tăng 1 đơn vị
Trong nghiên cứu này tác giả căn cứ vào các nghiên cứu trước đây, chủ yếu là nghiên cứu của Kohansal & Mansoori (2009) sử dụng mô hình Logit đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của 175 người dân có vay vốn từ ngân hàng nông nghiệp tại tỉnh Khorasan Razavi (Iran) Từ đó tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu như sau:
Y = 𝑏 0 + 𝑏 1 *Mucdich+ 𝑏 2 *Tuoi + 𝑏 3 * Laisuat + 𝑏 4 *Thu nhap
KNTN là biến phụ thuộc:
- Có giá trị 1: đối với khách hàng hộ nghèo có nợ thuộc nhóm 1 (không có nợ xấu hay có khả năng trả nợ)
- Có giá trị 0: đối với khách hàng hộ nghèo có nợ thuộc nhóm 2,3, 4 và 5 (có nợ xấu hay không có khả năng trả nợ)
Các tiêu chuẩn đo lường độ phù hợp của mô hình nghiên cứu này hướng tới gồm:
- Chỉ tiêu Prob > chi2: kiểm định sự phù hợp tổng quát của mô hình hồi quy với giả thiết H0 là các hệ số hồi quy đồng thời bằng 0 Nếu chi2 < α thì H0 bị bác bỏ hay hệ số hồi quy của các biến độc lập bằng 0 Vậy, mô hình nghiên cứu đã xây dựng phù hợp một cách tổng quát
- Chỉ tiêu Pseudo R2: thể hiện mức độ giải thích của các biến độc lập trong mô hình
- Chỉ tiêu Log Likelihhod (- 2 LL) càng nhỏ càng tốt
- Chỉ tiêu VIF: kiểm định giả thuyết không bị hiện tượng đa cộng tuyến
1.7 Đặc điểm mẫu khảo sát và thống kê mô tả các biến
1.7.1 Đặc điểm mẫu khảo sát Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, tổng số bảng câu hỏi được thực hiện là 300 bảng cho các hộ nghèo là khách hàng đang vay vốn tại ngân hàng, thu về là 280 bảng Trong số 280 bảng thu về có 11 bảng không hợp lệ và 269 bảng hợp lệ Kết quả là 269 bảng câu hỏi hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu chiếm 96,07%
1.7.2 Thống kê mô tả các biến
Bảng 9 Mô tả mẫu nghiên cứu
Tên biến Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ (%)
Mục đích sử dụng vốn vay Không đúng mục đích 63 23.4 Đúng mục đích 206 76.6
Tuổi của người vay Từ 21-40 85 31.6
Thu nhập sau vay Dưới 5 triệu 152 56.5
Ngành nghề tạo thu nhập trả nợ
Trung cấp, cao đẳng 20 7.4 Đại học trở lên 0 0
Số thành viên có thu nhập trong gia đình
Khả năng trả nợ Không đúng hạn 85 31.6 Đúng hạn 184 68.4
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu – Phụ lục 3)
Về mục đích sử dụng vốn: trong 269 người được khảo sát hợp lệ thì có 63 khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích chiếm 23.4% Có 206 khách hàng
34 sử dụng vốn đúng mục đích chiếm 76.6% Nhìn chung, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích tương đối cao trên 50%
Về độ tuổi người vay: người vay có đội tuổi từ 21 đến 40 tuổi có 85 người chiếm 31.6%, độ tuổi từ 41 đến 55 tuổi có 105 người chiếm tỷ lệ 39% Trên 55 tuổi có 79 người chiếm tỷ lệ 29.4% trong tổng số KH được khảo sát
Về thu nhập: Có 152 KH có thu nhập sau khi vay dưới 5 triệu đồng/ tháng chiếm 56.5% và có 117người có thu nhập từ 5 triệu trở lên chiếm tỷ lệ 43.5%
Về nghề nghiệp tạo ra thu nhập trả nợ: có 143 người làm nông nghiệp chiếm
53.2% Còn ngành khác có 126 người chiếm tỷ lệ 46.8% Nhìn chung, khách hàng vay chủ yếu làm nghề nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt…
Về trình độ người vay: có 110 người có trình độ dưới THPT chiếm tỷ lệ
40.9%; THPT có 139 người chiếm 51.7%; trung cấp, cao đẳng có 20 người chiếm 7.4% và không có người có trình độ cao học trở lên Nhìn chung, trình độ của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Bình Dương còn thấp
Về khả năng trả nợ: trong 269 người được khảo sát có 85 người trả nợ không đúng hạn chiếm tỷ lệ 31,6% Đúng hạn chiếm 68,4% Điều này cho thấy hộ cận nghèo ở tỉnh trả nợ đúng hạn chiếm tỷ lệ cao trên 50% Tuy nhiên, tỉ lệ người trả nợ không đúng hạn còn cao hơn 30% Do đó, trong thời gian tới NH cần có những chính sách để hạn chế khách hàng trả nợ không đúng hạn
Trong chương 1, từ việc tìm hiểu, tổng hợp các tài liệu, những nghiên cứu của các tác giả trước đây Luận văn đã giải quyết được một số nội dung đó là: Tổng hợp những lý thuyết về hoạt động cho vay, khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, giới thiệu các mô hình nghiên cứu trước đây, sơ lược một số nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và Việt Nam về các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN Qua đó, giới thiệu và đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức để đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn của hộ cận nghèo vay vốn tại NHCSXH Tỉnh Bình Dương.
Tình hình hoạt động tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Bình Dương giai đoạn 2019-2021
Dựa vào kết quả Bảng 10 cho thấy dư nợ của hoạt động cho vay hộ nghèo của ngân hàng NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bình Dương có sự biến động giữa các năm Cụ thể, năm 2019 tổng dư nợ cho vay hộ nghèo là 137.118,11 triệu đồng, năm 2020 là 152.810,92 triệu đồng tăng 15.692,81 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 11,44% Năm 2021 giá trị này đạt 168.037,82 triệu đồng giảm 15.226,90 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 9,96% Nguyên nhân là do sự biến động của các chỉ tiêu sau:
Bảng 10 Dư nợ cho vay hộ nghèo ĐVT: Triệu đồng
- Cho vay ưu đãi hộ nghèo – nghị định 78/2002 năm 2019 dư nợ cho vay ưu đãi hộ nghèo là 35.026,76 triệu đồng, năm 2020 là 35.298,69 triệu đồng tăng 271,93 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 0,78% Năm 2021 đạt 34.829 triệu đồng giảm 469,69 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 1,33% Nguyên nhân, là trong những năm
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Cho vay ưu đãi hộ nghèo
Cho vay hộ nghèo về nhà ở -
Cho vay hộ nghèo về nhà ở -
Cho vay hộ mới thoát nghèo -
37 gần đây công tác an sinh xã hội của tỉnh dược quan tâm và đặc biệt là vốn tín dụng chính sách đến được với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nên trên địa bàn có rất nhiều hộ đã thoát nghèo, tất toán khoản vay này nên dư nợ năm 2021 giảm so với năm 2020 Đây là điều đáng mừng cho tỉnh Bình Dương với số hộ nghèo giảm liên tục qua các năm
- Cho vay hộ nghèo về nhà ở- QĐ167/2008: năm 2019 dư nợ cho vay hộ nghèo về nhà ở là 20.269,25 triệu đồng, năm 2020 là 19.106,13 triệu đồng giảm 1.164,12 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 5,74% Năm 2021 đạt 15.716,31 triệu đồng giảm 3.389,82 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 17,74% Nguyên nhân số hộ thoát nghèo trên địa bàn huyện tăng lên, họ có thu nhập nên đã trả nợ ngân hàng nên làm cho dư nợ cho vay hộ nghèo về nhà ở theo QĐ167/2008 giảm liên tục qua các năm
- Cho vay hộ nghèo về nhà ở - QĐ33/2015: năm 2019 dư nợ cho vay hộ nghèo về nhà ở theo QĐ33/2015 là 6.615 triệu đồng, năm 2020 là 8.472 triệu đồng tăng 1.857 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 28,07% Năm 2021 đạt 8.588,5 triệu đồng tăng 116,5 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 1,38% Nguyên nhân là QĐ33/2015 có nhiều chính sách đổi mới và số món cho vay cũng tăng nên làm cho cho dư nợ tăng Ngoài ra, số tiền vay cho mỗi món trong QĐ33/2015 cũng tăng so với trước nên làm dư nợ hộ nghèo về nhà ở - QĐ33/2015 tăng
- Cho vay hộ nghèo – QĐ15/2013: năm 2019 dư nợ cho vay hộ nghèo theo QĐ15/2013 là 56.243,44 triệu đồng, năm 2020 là 58.677,87 triệu đồng tăng 2.434,43 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 4,33% Năm 2021 đạt 65.337,01 triệu đồng tăng 6.659,14 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 11,35% Nguyên nhân dư nợ cho vay hộ nghèo trên địa bàn tăng là do UBNN tỉnh đã chủ trương tạo nguồn vốn cho hộ nghèo có vốn và định mức cho vay để sản xuất kinh doanh để nâng cao thu nhập, hạn chế đến mức thấp nhất từ hộ nghèo xuống hộ nghèo Do đó, dư nợ của khoản vay này tăng liên tục qua các năm
- Cho vay hộ mới thoát nghèo – QĐ28/2015: năm 2019 dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo theo QĐ28/2015 là 18.962,66 triệu đồng, năm 2020 là 31.256,23 triệu đồng tăng 12.293,57 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 64,83% Năm 2021 đạt 43.567 triệu đồng tăng 12.310,77 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 39,39% so với năm 2020 Nguyên nhân là chính quyền địa phương hạn chế sự tái nghèo Nên theo
QĐ28/2015 của thủ tướng chính phủ hổ trợ cho hộ mới thoát nghèo có vốn để sản xuất nên làm cho dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo tăng mạnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2019 – 2021
Tóm lại, dư nợ hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng có xu hướng giảm dần và cho vay hộ nghèo và mới thoát nghèo tăng nhanh điều này cho thấy số hộ nghèo trên địa bàn được thoát nghèo và tiếp cận được sự hỗ trợ mới tạo điều kiện sản xuất kinh doanh làm cho thu nhập tăng, ổn định đời sống Đây là điều đáng mừng và cần được phát huy
Số lượng hộ nghèo còn dư nợ tại NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bình Dương
Bảng 11 Số lượng hộ nghèo còn dư nợ
Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy năm 2019 tổng số hộ nghèo vay vốn là 11.557 hộ, năm 2020 có 10.818 hộ giảm 739 hộ tương ứng với tỷ lệ 6,39% Năm
2021 có 9.665 hộ giảm 1.153 hộ tương ứng với tỷ lệ 10,66% so với năm 2020 Nguyên nhân là do:
- Số hộ cho vay ưu đãi hộ nghèo - Nghị định 78/2002: năm 2019 có 2.570 hộ vay, năm 2020 có 2.223 hộ vay giảm 347 hộ tương ứng 13,50% Năm 2021 có 1.846 hộ vay giảm 377 hộ tương ứng với tỷ lệ 16,96% Nguyên nhân trong giai đoạn này một số hộ nghèo đã hết hạn hợp đồng vay nên làm cho số hộ nghèo vay vốn ưu đãi hộ nghèo giảm Ngoài ra, trong giai đoạn này số hộ thoát nghèo tăng lên nên số hộ ĐVT: Hộ
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Cho vay ưu đãi hộ nghèo -
Cho vay hộ nghèo về nhà ở -
(119) (4,61) (398) (16,17) Cho vay hộ nghèo về nhà ở -
3.404 (1.017) (19,22) (870) (20,36) Cho vay hộ mới thoát nghèo
39 này không được vay vốn ưu đãi từ nguồn vốn vay ưu đãi hộ nghèo nên là cho số hộ nghèo vay vốn ưu đãi giảm liên tục trong giai đoạn 2019 – 2021
- Cho vay hộ nghèo về nhà ở - QĐ167/2008: năm 2019 có 2.581 hộ, năm 2020 có 2.462 hộ vay giảm 119 hộ tương ứng 4,61% Năm 2021 có 2.064 hộ vay giảm 398 hộ tương ứng với tỷ lệ 16,17% Nguyên nhân là các hộ vay hộ nghèo về nhà ở theo QĐ167/2008 đã đáo hạn và thoát nghèo nên ko được tiếp tục vay chế độ này nên làm cho số hộ nghèo vay vốn giảm
- Cho vay hộ nghèo về nhà ở - QĐ33/2015: năm 2019 có 246 hộ, năm 2020 có 339 hộ vay tăng 93 hộ tương ứng 37,80% Năm 2021 có 346 hộ vay tăng 7 hộ tương ứng với tỷ lệ 2,06% Nguyên nhân là Cho vay hộ nghèo về nhà ở - QĐ33/2015 mới được bắt đầu cho vay từ năm 2015 nên số lượng khách hàng tăng Ngoài ra, số lượng khách hàng theo hoạt động cho vay hộ nghèo về nhà ở - QĐ33/2015 chưa đến hạn tất toán nên số hộ nghèo còn dư nợ ngày càng tăng trong giai đoạn 2019 – 2021
- Cho vay hộ nghèo – QĐ15/2013: năm 2019 có 5.291 hộ, năm 2020 có 4.274 hộ vay giảm 1.017 hộ tương ứng 19,22% Năm 2021 có 3.404 hộ vay giảm 870 hộ tương ứng với tỷ lệ 20,36% Nguyên nhân trong giai đoạn này đa phần số hộ nghèo này đã thoát nghèo nên có thu nhập và hoàn trả khoản nợ này nên làm cho số hộ nghèo có dư nợ của hộ nghèo theo QĐ15/2013 giảm liên tục
- Cho vay hộ mới thoát nghèo - QĐ28/2015: năm 2019 có 869 hộ, năm 2020 có 1.520 hộ vay tăng 651 hộ tương ứng 74,91% Năm 2021 có 2.005 hộ vay tăng 485 hộ tương ứng với tỷ lệ 31,91% Nguyên nhân số hộ vay vốn trong hoạt động cho vay hộ mới thoát nghèo theo QĐ28/2015 là do chủ trương của chính phủ hổ trợ cho hộ thoát nghèo làm kinh tế hạn chế tái nghèo nên hổ trợ thêm nguồn vốn nên làm cho số hộ vay vốn tăng liên tục trong giai đoạn 2019 – 2021.
Nguồn thu từ hoạt động cho vay hộ nghèo
Bảng 12 Nguồn thu từ hoạt động cho vay hộ nghèo ĐVT: Triệu đồng
Thu lãi cho vay ưu đãi hộ nghèo
1,6 Thu Lãi cho vay hộ nghèo về nhà ở
8,9 Thu lãi cho vay hộ nghèo
11,4 Thu lãi cho vay hộ mới thoát nghèo
(Nguồn: Phòng tín dụng) Dựa vào kết quả bảng 12 cho thấy thu tiền lãi của dư nợ của hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bình Dương có xu hướng tăng liên tục qua các năm Cụ thể, năm 2019 tổng thu lãi từ hoạt động cho vay ngân hàng là 8.830,15 triệu đồng, năm 2020 là 10.047,99 triệu đồng tăng 1.217,85 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 13,79% Năm 2021 giá trị này đạt 11.679,87 triệu đồng tăng 1.631,88 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 16,24% Nguyên nhân là do sự biến động của các chỉ tiêu sau:
- Thu lãi cho vay ưu đãi hộ nghèo: năm 2019 thu lãi cho vay ưu đãi hộ nghèo là 2.390,83 triệu đồng, năm 2020 là 2.378,77 triệu đồng tăng 12,06 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 0,5% Năm 2021 giá trị này đạt 2.417,76 triệu đồng tăng 38,99 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1,64% Nguyên nhân, hoạt động thu tiền lãi tăng giảm không điều là do trong giai đoạn này các hộ nghèo gặp khó khăn nên việc đóng không có sự liên tục nên làm cho khoản thu tiền lãi có sự biến động nhẹ
- Thu tiền cho vay hộ nghèo về nhà ở: năm 2019 thu lãi cho vay ưu đãi hộ nghèo là 630 triệu đồng, năm 2020 là 1.047,79 triệu đồng tăng 417,06 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 66,12% Năm 2021 giá trị này đạt 1.140,83 triệu đồng
41 tăng 93,04 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 8,88% so với năm 2020 Nguyên nhân là trong giai đoạn này số hộ nghèo làm ăn có hiệu quả nên khách hàng đã trả tiền lãi những năm trước khách hàng còn thiếu nên làm cho tiền lãi cho vay hộ nghèo vay nhà tăng liên tục
- Thu lãi cho vay hộ nghèo: năm 2019 thu lãi cho vay hộ nghèo là 4.699,06 triệu đồng, năm 2020 là 4.644,1 triệu đồng giảm 54,96 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 1,17% Năm 2021 giá trị này đạt 5.174,79 triệu đồng tăng 530,68 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 11,43%
- Thu lãi cho vay hộ mới thoát nghèo: năm 2019 thu lãi cho vay hộ mới thoát nghèo là 1.109,53 triệu đồng, năm 2020 là 1.977,34 triệu đồng tăng 867,81 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 78,21% Năm 2021 giá trị này đạt 2.946,5 triệu đồng tăng 969,17 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 49,01% Nguyên nhân là số hộ thoát nghèo được tăng định mức cho vay để sản xuất nên làm cho tiền lãi tăng liên tục.
Thực trạng trả nợ vay của hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Bình Dương
2.3.1 Chọn mẫu và dữ liệu
Công thức kích thước mẫu theo lý thuyết toán - thống kê là:
- p (1-p): phương sai, với p là tỉ lệ theo tính chất nghiên cứu
- Tỷ lệ sai số (Margin of error: MOE)
Với độ tin cậy phổ biến (1-α) là 95%, hay α = 5%, thì Zα/2 =1,96; và sai số cho phép là 10%, cỡ mẫu được xác định theo công thức trên là:
Tác giả chọn mẫu 300 hộ nghèo trong dữ liệu khách hàng của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bình Dương
Dữ liệu được chọn mẫu từ các khách hàng hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Bình Dương đến tháng 02/2023
Dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để chọn ra các đơn vị của mẫu Để phục vụ cho mô hình nghiên cứu, khi tiến hành nghiên cứu sử dụng một cơ cấu mẫu hợp lý giữa những khách hàng trả nợ đúng hạn và những khách hàng trả nợ không đúng hạn
Bảng 13 Cơ cấu khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng hộ nghèo
Khả năng trả nợ vay đúng hạn của hộ nghèo
Số hộ nghèo điều tra
Trả nợ vay đúng hạn 184 68.4%
Trả nợ vay không đúng hạn 85 31.6%
Dữ liệu nghiên cứu Đặc điểm ngân hàng chính sách xã Chi nhánh tỉnh Bình Dương vay với nhiều chương trình cho vay như cho vay hộ nghèo; hộ nghèo; hộ mới thoát nghèo; cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc việc làm; cho vay mua NOXH….Trong nghiên cứu này đề tài chọn mẫu là chương trình hộ nghèo Các hộ nghèo đã vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2018 -2022
Thông tin và dữ liệu mỗi khách hàng theo từng biến nghiên cứu được thu thập qua hệ thống dữ liệu tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Bình Dương
2.3.3 Phân tích thống kê mô tả các biến
Mẫu khảo sát hộ nghèo gồm 280 hộ thu về được 269 phiếu hợp lệ
Bảng 14 Bảng thống kê mô tả các biến
Deviation Mục đích sử dụng vốn 269 0 1 0,77 0,424
Ngành nghề tạo thu nhập trả nợ 269 1 2 1,47 0,500
Trình độ học vấn của người vay 269 1 3 1,67 0,611
Số Thành viên có thu nhập trong gia đình 269 1 4 1,82 0,733
Khả năng trả nợ hộ nghèo vay vốn tại
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu – Phụ lục 3)
Biến Mục đích sử dụng vốn có giá trị nhỏ nhất là 0, lớn nhất là 1, điểm trung bình là 0,77 và có độ lệch chuẩn là 0,424
Biến tuổi của người vay có giá trị nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 3, điểm trung bình là 1,98 và có độ lệch chuẩn là 0,782
Biến lãi suất vay có giá trị nhỏ nhất là 3.0, lớn nhất là 6.6, điểm trung bình là 5.275 và có độ lệch chuẩn là 1,4844
Biến thu nhập sau vay có giá trị nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 2, điểm trung bình là 1,53 và có độ lệch chuẩn là 0,497
Biến ngành nghề tạo thu nhập trả nợ có giá trị nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 2, điểm trung bình là 1,47 và có độ lệch chuẩn là 0,500
Biến trình độ học vấn của người vay có giá trị nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 3, điểm trung bình là 1,67 và có độ lệch chuẩn là 0,611
Biến số thành viên có thu nhập trong gia đình có giá trị nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 4, điểm trung bình là 1.82và có độ lệch chuẩn là 0,733
❖ Biến Mục đích sử dụng vốn
Bảng 15 Thống kê mô tả biến Mục đích sử dụng vốn
Mục đích sử dụng vốn
Valid Không đúng mục đích 63 23,4 23,4 23,4 Đúng mục đích 206 76,6 76,6 100,0
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu – Phụ lục 3)
Hình 7 Tỉ lệ mục đích sử dụng vốn trong mẫu khảo sát
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu – Phụ lục 3)
Về mục đích sử dụng vốn, kết quả cho thấy, phần lớn số người vay nợ tại Ngân hàng chính sách đều sử dụng vốn vay đúng mục đích chiếm 76.6%, và có 63 hộ sử dụng không đúng mục đích chiến 23.4% trong tổng số 269 hộ nghèo tham gia khảo sát
❖ Biến Tuổi của người vay
Bảng 16 Thống kê mô tả biến tuổi của người vay
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu – Phụ lục 3)
Hình 8 Tỉ lệ tuổi của người vay trong mẫu khảo sát
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu – Phụ lục 3)
Về tuổi của người vay, kết quả cho thấy nhóm tuổi tham gia khảo sát tập trung chủ yếu ở tuổi từ 41-55 tuổi chiếm 39%, kế tiếp là nhóm tuổi 21-40 tuổi chiếm 31.6%, và cuối cùng là nhóm trên 55 tuổi chiếm 29.4%
Bảng 17 Thống kê mô tả biến lãi suất vay
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu – Phụ lục 3)
Hình 9 Tỉ lệ lãi suất vay trong mẫu khảo sát
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu – Phụ lục 3)
Về lãi suất vay chiếm tỉ lệ cao nhất là 6.6% với tỉ lệ là 50.6% với 136 hộ nghèo, lãi suất 4.8% chiếm 25.3%, lãi suất 3% chiếm 24.2%
❖ Biến thu nhập sau vay
Bảng 18 Thống kê mô tả biến thu nhập sau vay
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu – Phụ lục 3)
Hình 10 Tỉ lệ thu nhập sau vay trong mẫu khảo sát
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu – Phụ lục 3)
Tỉ lệ người có thu nhập sau vay dưới 5 triệu còn cao chiếm 56.5% và thu nhập trên 5 triệu chiếm 43.5%
❖ Biến ngành nghề tạo thu nhập trả nợ
Bảng 19 Thống kê mô tả biến ngành nghề tạo thu nhập trả nợ
Ngành nghề tạo thu nhập trả nợ
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu – Phụ lục 3)
Hình 11 Tỉ lệ ngành nghề tạo thu nhập trả nợ trong mẫu khảo sát
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu – Phụ lục 3)
Tỉ lệ ngành nghề tạo thu nhập trả nợ không có sự chênh lệch nhiều, tỉ lệ người làm nông nghiệp chiếm 53.2% và ngành nghề khác chiếm 46.8%
❖ Biến trình độ học vấn của người vay
Bảng 20 Thống kê mô tả biến trình độ học vấn của người vay
Trình độ học vấn của người vay
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu – Phụ lục 3)
Hình 12 Tỉ lệ trình độ học vấn của người vay trong mẫu khảo sát
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu – Phụ lục 3)
Tỉ lệ trình độ học vấn dưới THPT chiếm 40.9%, trình độ học vấn ở mức THPT chiếm 51.7%, trình độ học vấn trung cấp và cao đẳng chiếm 7.4% và trình độ học vấn từ đại học trở lên không có
❖ Biến trình số thành viên có thu nhập trong gia đình
Bảng 21 Thống kê mô tả biến số thành viên có thu nhập trong gia đình
Số Thành viên có thu nhập trong gia đình
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu – Phụ lục 3)
Hình 13 Tỉ lệ số thành viên có thu nhập trong mẫu khảo sát
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu – Phụ lục 3)
Tỉ lệ số thành viên có thu nhập trong gia đình chiếm tỉ lệ cao nhất là 2 thành viên với tỉ lệ 47.6%, kế tiếp là 1 thành viên chiếm tỉ lệ 36.1%, nhóm 3 thành viên chiếm tỉ lệ 14.9% và thấp nhất là nhóm 4 thành viên chiếm 1.5%
Bảng 22 Ma trận tương quan
Khả năng trả nợ hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH tỉnh Bình Dương
Mục đích sử dụng vốn
Ngành nghề tạo thu nhập trả nợ
Trình độ học vấn của người vay
Số Thành viên có thu nhập trong gia đình Khả năng trả nợ hộ nghèo vay vốn tại
Mục đích sử dụng vốn
Ngành nghề tạo thu nhập trả nợ
Trình độ học vấn của người vay
Số Thành viên có thu nhập trong gia đình
** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)
* Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed) c Listwise N&9
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu – Phụ lục 3)
Qua bảng số liệu trên cho thấy :
Về mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập
Mối quan hệ tương quan thuận với khả năng trả nợ đúng hạn của hộ nghèo vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Dương bao gồm các biến như: Mục đích , Thu nhập sau vay, Ngành nghề tạo thu nhập, Trình độ học vấn, Số thành viên tạo thu nhập với các hệ số tương quan tuần tự là: 0,173 ** ; 0,109*; 0,116; 0,318 ** ; 0,187 **
Các biến có quan hệ tương quan nghịch với khả năng trả nợ đúng hạn của hộ nghèo vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Bình Dương bao gồm các biến như: Lãi suất vay ; Tuổi của người vay; với các hệ số tương quan lần lược là: -0,196 ** ; -0,111 **
Về mối tương quan giữa các biến độc lập
Hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều < 0,5 phản ảnh chưa có dấu hiệu đa cộng tuyến Ngoại trừ Lãi suất vay và trình độ học vấn của người vay có hệ số tương quan giữa các biến độc lập > 0,5
Bảng 23 Về mối tương quan giữa các biến độc lập
Mục đích sử dụng vốn
Ngành nghề tạo thu nhập trả nợ
Trình độ học vấn của người vay
Số Thành viên có thu nhập trong gia đình Mục đích sử dụng vốn
Ngành nghề tạo thu nhập trả nợ
Trình độ học vấn của người vay
Số Thành viên có thu nhập trong gia đình
Bảng 24 Tổng hợp kết quả ước lượng các tham số hồi qui
Constan t -2,811 1,480 3,609 1 0,057 0,060 a Variable(s) entered on step 1: Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu – Phụ lục 3)
- Trong đó các hệ số β đều có sig < 0,05 có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%
- Nội dung các hệ số β như sau :
+ β1 = 1,058 : Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi Mục đích của người vay vốn tăng lên 1 đơn vị thì xác suất khả năng trả nợ của hộ nghèo tăng lên 1,058 đơn vị
+ β2 = - 0,725 : Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi Tuổi của người vay vốn tăng lên 1 đơn vị thì xác suất khả năng trả nợ của hộ nghèo giảm xuống 0,725 đơn vị
+ β3 = - 0,289: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi Lãi suất vay tăng lên 1 đơn vị thì xác suất khả năng trả nợ của hộ nghèo giảm xuống 0,289 đơn vị
+ β4 = 0,917: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi thu nhập sau vay tăng lên 1 đơn vị thì xác suất khả năng trả nợ của hộ nghèo tăng lên 0,917 đơn vị
+ β5 = 1,047: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi ngành nghề tạo thu nhập của người vay tăng lên 1 đơn vị thì xác suất khả năng trả nợ của hộ nghèo tăng lên 1,047 đơn vị