quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình năm 2023 Quản lý là quá trình có tổ chức và có định hướng, trong đó chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người, nhằm duy trì tính ổn định và phát triển theo các mục tiêu đã định. Quản lý bao gồm các yếu tố sau: Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động và thực hiện hoạt động quản lý. Chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Khách thể quản lý: là những người hoặc các quá trình xã hội chịu sự tác động và điều chỉnh từ chủ thể quản lý. Đối tượng quản lý: là những thực thể hoặc các khía cạnh cụ thể trong quá trình quản lý. Tùy thuộc vào loại đối tượng khác nhau, quản lý được phân thành các dạng khác nhau. Mục tiêu quản lý: là những kết quả cần đạt được tại một thời điểm nhất định, được định trước bởi chủ thể quản lý
Trang 1DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTChữ viết tắt Nghĩa tiếng việt
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
YT - VH Y tế - Văn hóa
Trang 2DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất huyện Yên Mô giai đoạn 2018 – 2020 26
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Mô giai đoạn 2018 – 2020 .31 Bảng 3.3 Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Yên Mô giai đoạn 2018 – 2020 34
Bảng 3.4 Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2018 – 2020 34
Bảng 3.5 Số lượng phiếu điều tra 37
Bảng 4.1 Tỷ lệ chi thường xuyên NSNN huyện Yên Mô giai đoạn 2018 -2020 41
Bảng 4.2 Chi thường xuyên NSNN của huyện Yên Mô trong giai đoạn 2018-2020 43
Bảng 4.3 Cơ cấu phân bổ dự toán chi thường xuyên trong dự toán chi Ngân sách của huyện Yên Mô năm 2018– 2020 47
Bảng 4.4 Tình hình lập, phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN từ năm 2018-2020 48
Bảng 4.5 Số lượng và cơ cấu dự toán chi sự nghiệp giáo dục năm 2018-2020 49
Bảng 4.6 Đánh giá của các cán bộ làm công tác quản lý chi về công tác lập dự toán chi thường xuyên NSNN của huyện Yên Mô 50
Bảng 4.7 Đánh giá của cán bộ làm công tác quản lý chi về nguyên nhân phân bổ một số nhiệm vụ chi chưa đúng với định mức 51
Bảng 4.8 Bảng tổng hợp các đơn vị nộp dự toán 2018-2020 51
Bảng 4.9 Đánh giá của cán bộ làm công tác quản lý chi về nguyên nhân của tình trạng lập dự toán chưa sát với thực tế 52
Bảng 4.10 Tình hình chi thường xuyên NSNN huyện Yên Mô năm 2018-2020 55
Bảng 4.11 Cơ cấu chi sự nghiệp giáo dục của huyện Yên Mô năm 2018 – 2020 57
Bảng 4.12 Ý kiến đánh giá của cán bộ làm công tác quản lý về nguyên nhân chấp hành chi một số nhiệm vụ chi chưa đúng với định mức 62
Bảng 4.13 Đánh giá của người hưởng lợi về công tác chi thường xuyên NSNN 63
Bảng 4.14 Đánh giá về tình hình chấp hành chi thường xuyên NSNN 63
Bảng 4.15 Kết quả kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN nhà nước của huyện Yên Mô 65
Bảng 4.16 Đánh giá của cán bộ làm quản lý chi về công tác quyết toán chi thường xuyên NSNN của huyện Yên Mô 66
Bảng 4.17 Kết quả thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên NSNN của huyện Yên Mô 68
Trang 3Bảng 4.18 Mức độ hài lòng của người hưởng lợi đối với công tác chấp hành chi thường xuyên NSNN 70 Bảng 4.19 Đánh giá của cán bộ làm quản lý chi thường xuyên NSNN của huyện Yên Mô 71 Bảng 4.20 Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ làm công tác quản lý ngân sách của huyện Yên Mô 74 Bảng 4.21 Thống kê mức độ trang bị cơ sở vật chất cho công tác quản lý tài chính của huyện Yên Mô 75
DANH MỤC HÌNHHình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình 21
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Hạn chế trong xây dựng thuyết minh dự toán 51 Hộp 4.2 Đánh giá của lãnh đạo KBNN Nhà nước huyện Yên Mô về công tác kiểm soát chi 60 Hộp 4.3 Tình hình công khai tài chính của huyện Yên Mô 66 Hộp 4.4 Đánh giá về sử dụng phần mềm quản lý NSNN tại các đơn vị dự toán cấp xã 75
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ quy trình lập dự toán cấp huyện Yên Mô 45
Sơ đồ 4.2 Sơ đồ quy trình phân bổ ngân sách cấp huyện 54
Trang 7TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Huyện Yên Mô, thuộc tỉnh Ninh Bình, đã có những cải cách đáng kể trongcông tác quản lý chi ngân sách nhà nước (NSNN) trong những năm qua, tuy nhiên,vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế Do đó, cần đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện, đảm bảo sự công khai, minhbạch và đạt hiệu quả, từ đó thực hiện quản lý chi chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quảnguồn ngân sách
Mục tiêu chính của nghiên cứu là dựa trên việc nghiên cứu thực trạng vàcác yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN nói chung và củahuyện Yên Mô nói riêng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tácquản lý chi thường xuyên NSNN của huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình trong thờigian tới
Luận văn kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: thu thập
số liệu, phân tích - tổng hợp, so sánh để phân tích chi tiết thực trạng chi thườngxuyên NSNN qua đó đưa ra giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyênNSNN của huyện Yên Mô, từ đó đã phân tích được thực trạng quản lý chi thườngxuyên NSNN của huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình được tiến hành theo bốn bước;xác định được ba nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN và đưa
ra một số giải pháp nằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên NSNN củahuyện Yên Mô
Việc nghiên cứu về đề tài này mang ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợcác nhà quản lý trong việc xây dựng chính sách phù hợp với thực tế để quản lý chithường xuyên Ngân sách nhà nước tại huyện Yên Mô Kết quả của nghiên cứu cóthể được sử dụng như tài liệu tham khảo để hướng dẫn và điều hành quản lý chiNSNN một cách hợp lý không chỉ tại Yên Mô mà còn ở các địa phương khác
Trang 8Chi thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc chi tiêu của NSNN vàgóp phần duy trì hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước để thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước một cách hiệu quả Chi thường xuyên là quá trình phân phối
và sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước để đáp ứng nhu cầu của các cơ quannhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trong lĩnh vực công Qua đó, nó đóng vaitrò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vựckhác nhau
Ngân sách huyện là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách quốc gia.Chức năng, vai trò và nhiệm vụ của ngân sách huyện ngày càng được thể hiện rõ, đó
là công cụ để chính quyền cấp huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyềnhạn trong quá trình quản lý nền kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng tại địaphương Tuy nhiên, trong tình hình NSNN còn khó khăn, thì việc chi NSNN nóichung và chi thường xuyên NSNN nói riêng như thế nào cho tiết kiệm, hiệu quả,tránh lãng phí là vấn đề được đặt ra
Huyện Yên Mô thuộc tỉnh Ninh Bình, là một trong tám huyện và thành phốcủa tỉnh Trong thời gian gần đây, công tác quản lý chi ngân sách nhà nước (NSNN)của huyện đã có những cải tiến đáng kể, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, cảithiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân, cũng như duy trì vững chắc anninh quốc phòng và đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới hiện nay Tuy nhiên, chithường xuyên NSNN của huyện Yên Mô vượt quá 11,78% so với dự toán chiNSNN thường xuyên năm 2019 Dự toán NSNN được giao mỗi năm chỉ đáp ứngmột phần nhu cầu chi của các đơn vị Công tác lập và gửi dự toán của các đơn vịcòn chưa tuân thủ đúng thời gian quy định, định mức chi thường xuyên còn thấp.Việc thực hiện quyết toán vẫn diễn ra chậm trễ do nhiều nguyên nhân chủ quan vàkhách quan Một số khoản chi vẫn chưa đáp ứng tiêu chuẩn và định mức của Nhà
Trang 9nước Nguyên nhân chính của vấn đề này là do công tác quản lý chi thường xuyênNSNN của huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình chưa đạt mức độ mạnh mẽ, cán bộ quản
lý chưa được đào tạo đầy đủ, dẫn đến việc thiếu sự chặt chẽ trong thực hiện và quản
lý chi thường xuyên Vì vậy, công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện
là một nhiệm vụ luôn được ưu tiên và cần đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo quản
lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện chặt chẽ, tránh lãng phí và đạt hiệu quả trongviệc quản lý chi, sử dụng tài nguyên NSNN một cách tiết kiệm và hiệu quả
Dựa trên sự tồn tại và nhu cầu thực tế này, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu:
“Quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước của huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình”.
Trang 10CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NSNN1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm về quản lý, quản lý chi NSNN, chi thường xuyên NSNN
a Khái niệm quản lý
Quản lý là quá trình có tổ chức và có định hướng, trong đó chủ thể quản lýtác động lên đối tượng quản lý để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của conngười, nhằm duy trì tính ổn định và phát triển theo các mục tiêu đã định
Quản lý bao gồm các yếu tố sau:
- Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động và thực hiện hoạt động quản lý.Chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức
- Khách thể quản lý: là những người hoặc các quá trình xã hội chịu sự tác động
và điều chỉnh từ chủ thể quản lý
- Đối tượng quản lý: là những thực thể hoặc các khía cạnh cụ thể trong quá trìnhquản lý Tùy thuộc vào loại đối tượng khác nhau, quản lý được phân thành các dạngkhác nhau
- Mục tiêu quản lý: là những kết quả cần đạt được tại một thời điểm nhất định,được định trước bởi chủ thể quản lý
b Khái niệm chi thường xuyên Ngân sách nhà nưốc
Ngân sách nhà nước
- Theo khoản 14 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 có quy định,Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán vàthực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
– Bản chất của ngân sách Nhà nước
+ Bản chất của ngân sách nhà nước là một công cụ quản lý tài chính của nhànước để thu thuế, chi tiêu và quản lý các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng cácnhiệm vụ, chính sách và mục tiêu của quốc gia Ngân sách nhà nước có vai trò quantrọng trong việc phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính để thúc đẩy phát triểnkinh tế, đảm bảo trật tự công cộng, cung cấp các dịch vụ công cộng, tạo điều kiệncho sự phát triển của xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
Trang 11+ Bản chất của ngân sách nhà nước được thể hiện qua việc thu thuế từ cácnguồn tài nguyên trong nền kinh tế, như thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng, thuếnhập khẩu, và các nguồn thu khác Sau đó, ngân sách nhà nước sẽ sử dụng cáckhoản thu này để chi tiêu vào các lĩnh vực khác nhau như giáo dục, y tế, quốcphòng, hạ tầng, an ninh xã hội, và các chính sách hỗ trợ khác.
+ Bản chất của ngân sách nhà nước cũng được thể hiện qua quá trình lập vàthực hiện ngân sách, bao gồm việc đề xuất, thông qua và thực hiện các chươngtrình, dự án, kế hoạch chi tiêu Quản lý ngân sách nhà nước cần tuân thủ các nguyêntắc tài chính công cộng, nhằm đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả và trách nhiệmtrong việc sử dụng nguồn lực tài chính công cộng
+ Tổng cộng, bản chất của ngân sách nhà nước là một công cụ quản lý tàichính và phân phối nguồn lực của nhà nước, nhằm thúc đẩy phát triển và đáp ứngnhu cầu của quốc gia và cộng đồng
+ Điều tiết và kiểm soát: Ngân sách nhà nước cũng có vai trò điều tiết vàkiểm soát việc sử dụng nguồn lực tài chính Nó giúp định rõ các nguyên tắc, quyđịnh và tiêu chí trong việc phân phối và sử dụng ngân sách, đảm bảo tính côngbằng, hiệu quả và minh bạch trong quá trình chi tiêu Ngân sách nhà nước cũng giúpkiểm soát việc vay nợ và tránh rủi ro tài chính
+ Thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội: Ngân sách nhà nước được sử dụng
để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như hạ tầng, nghiên cứu và phát triển, giáodục, đào tạo và tạo việc làm Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội,tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiến bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống của ngườidân
+ Ổn định và bảo đảm trật tự công cộng: Ngân sách nhà nước cũng đóng vaitrò quan trọng trong việc duy trì trật tự công cộng và bảo đảm an ninh quốc phòng.Ngân sách nhà nước cung cấp nguồn lực tài chính cho các hoạt động bảo đảm anninh, trật tự, phòng chống tội phạm và bảo vệ lợi ích quốc gia
Trang 12Vì vậy, thông qua hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước, Nhà nước thựchiện hướng dẫn chi phối, kiểm soát các nguồn lực tài chính khác.
Chi Ngân sách nhà nước
Quản lý chi ngân sách nhà nước thực chất là việc quản lý các hoạt động sử dụngnguồn tài chính của ngân sách nhà nước Đây là quá trình mà chủ thể quản lý ngânsách nhà nước sử dụng các phương pháp và công cụ quản lý để điều chỉnh việc sửdụng quỹ ngân sách nhà nước theo các mục tiêu đã đề ra
Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách củaNhà nước, vì vậy chủ thể quản lý chi ngân sách nhà nước chính là Nhà nước Để thựchiện chức năng quản lý chi ngân sách nhà nước, Nhà nước có thể giao nhiệm vụ vàphân cấp cho một hoặc nhiều cơ quan trong tổ chức bộ máy để thực hiện việc quản lýngân sách nhà nước Do đó, dù chủ thể quản lý ngân sách nhà nước được xác định làNhà nước, nhưng trong thực tế, việc tham gia vào quá trình quản lý chi ngân sách nhànước có thể bao gồm nhiều đối tượng cụ thể khác nhau, chẳng hạn như các bộ phậntrong hệ thống tổ chức bộ máy của Nhà nước
Mỗi đối tượng cụ thể này có các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn do Nhànước quy định Mặc dù mục tiêu chi ngân sách nhà nước có thể khác nhau giữa cácquốc gia và các chế độ xã hội khác nhau, nhưng do tính chất và vai trò quan trọng củachi ngân sách nhà nước, các quốc gia và chính phủ thường xây dựng quy trình thốngnhất để đảm bảo việc chi tiêu ngân sách nhà nước theo các mục tiêu đã đề ra Quytrình này thường được gọi là quy trình hoặc chu trình ngân sách nhà nước, bao gồmcác bước cụ thể như lập dự toán chi ngân sách nhà nước, thực hiện dự toán chi ngânsách nhà nước và quyết toán chi ngân sách nhà nước
Khách thể của quản lý chi ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ quá trình phânphối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước, bao gồm tất cả các nội dung trong quy trìnhngân sách nhà nước và các mối quan hệ giữa các bộ phận trong quy trình đó Quátrình quản lý chi ngân sách nhà nước là sự tương tác hữu cơ giữa Nhà nước, các đốitượng quản lý và đối tượng chịu tác động, tức là tất cả các khoản chi của ngân sáchnhà nước
Quản lý chi ngân sách nhà nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng và là hoạt độngbắt buộc tại mọi quốc gia Quản lý tốt chi ngân sách nhà nước đóng góp quan trọngvào việc cải thiện hiệu quả sử dụng các khoản chi từ ngân sách nhà nước, đồng thờiđáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Chi thường xuyên Ngân sách nhà nước
- Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015, chi thường xuyên là
Trang 13nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, nhằm đảm bảo hoạt động của bộ máy nhànước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổchức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng và an ninh
- Chi thường xuyên của ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụngvốn từ quỹ ngân sách nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi liên quan đến việc thựchiện các nhiệm vụ của Nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp và một số dịch vụcông cộng khác mà Nhà nước vẫn phải cung ứng
c Khái niệm quản lý chi thường xuyên NSNN
Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước là quá trình tổ chức và điềuhành việc phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính từ quỹ ngân sách nhà nước đểthực hiện các hoạt động chính thường xuyên của Nhà nước và các tổ chức thuộc hệthống công quyền Mục tiêu của quản lý chi thường xuyên là đảm bảo việc sử dụnghiệu quả và có trách nhiệm các khoản chi phục vụ cho các nhiệm vụ của Nhà nước,bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội, và đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng và
an ninh
Quá trình quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước bao gồm các hoạtđộng như lập dự toán chi, chấp hành dự toán chi, quyết toán chi và theo dõi, kiểmsoát việc sử dụng nguồn lực tài chính Các đơn vị chủ trì quản lý chi thường xuyênnhư cơ quan tài chính, cơ quan quản lý ngân sách và các đơn vị thực hiện nhiệm vụđược phân công có trách nhiệm thực hiện các quy định, quy trình và tiêu chuẩnquản lý để đảm bảo tính minh bạch, khắc phục lãng phí, và tăng cường hiệu quả sửdụng nguồn lực tài chính của Nhà nước
Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng trongbảo đảm sự phát triển ổn định của quốc gia, xây dựng và duy trì bộ máy nhà nước,cung cấp dịch vụ công cộng và thực hiện các chính sách, nhiệm vụ của Nhà nước
Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước là quá trình mà các cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyền sử dụng các quy định của Nhà nước và pháp luật
để điều hành hoạt động chi thường xuyên từ nguồn tài chính ngân sách nhà nước.Mục tiêu của quản lý chi thường xuyên là đảm bảo rằng các khoản chi ngân sáchthường xuyên được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả Quan hệ giữachủ thể và đối tượng quản lý được xác định như sau:
- Nhà nước là chủ thể quản lý, và tùy theo tổ chức bộ máy của từng quốc gia,mỗi quốc gia có các cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý ngân sách nhà nước theocách phù hợp
Trang 14- Đối tượng quản lý chi ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản chingân sách trong năm được bố trí để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng vànhiệm vụ được giao phó cho các cơ quan quản lý.
Vì vậy, quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước là thuật ngữ dùng để
mô tả quá trình tổ chức, điều khiển và ra quyết định của Nhà nước đối với việc phânphối và sử dụng nguồn lực ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các chức năng cốtlõi của Nhà nước trong việc quản lý nhà nước, cung cấp hàng hóa, dịch vụ công, vàphục vụ phúc lợi kinh tế-xã hội cho cộng đồng
1.1.2 Nguyên tắc, vai trò của việc quản lý chi thường xuyên NSNN
Chi thường xuyên NSNN là một trong những nội dung của chi NSNN Vì thếnguyên tắc, quy trình và vai trò quản lý chi thường xuyên NSNN cũng chính lànguyên tắc, quy trình và vai trò của quản lý chi NSNN
Nguyên tắc của việc quản lý thường xuyên chi NSNN
Quản lý chi thường xuyên NSNN phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
- Chi NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, côngkhai minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý và gắn quyền hạn với trách nhiệm
- Các khoản chi NSNN phải được hạch toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời và đúngchế độ Chi NSNN phải được hạch toán bằng đồng Việt Nam Kế toán và quyết toánchi NSNN được thực hiện thống nhất theo chế độ kế toán của Nhà nước và phụ lụcNSNN Chứng từ chi NSNN được phát hành sử dụng và quản lý theo quy định của BộTài Chính
- Chi NSNN bao gồm chi ngân sách Trung ương và chi ngân sách các cấp chínhquyền địa phương
+ Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo: Cácnhiệm vụ chi thuộc vào ngân sách của một cấp độ nhất định phải được ngân sáchcấp đó đảm bảo Điều này có nghĩa là các khoản chi phải được cân đối và phân bổmột cách phù hợp với khả năng tài chính của ngân sách từng cấp Khi ban hành vàthực hiện chính sách chế độ mới dẫn đến tăng chi ngân sách, cần có các giải phápđảm bảo nguồn tài chính phù hợp và cân đối với khả năng của ngân sách từng cấp.+ Chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới: Trong trường hợp cơquan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý cấp dưới thực hiệnnhiệm vụ chi, cần chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để đảm bảoviệc thực hiện nhiệm vụ đó Điều này đảm bảo rằng nguồn tài chính cần thiết sẽđược cung cấp từ ngân sách cấp trên để đáp ứng nhiệm vụ chi của cấp dưới
+ Tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương: Trong thời kỳ ổnđịnh ngân sách, các địa phương cần sử dụng nguồn tăng thu hàng năm để phát triển
Trang 15kinh tế, xã hội trên địa bàn của mình Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, cần tăngkhả năng tự cân đối và phát triển ngân sách địa phương, từ đó giảm số bổ sung từngân sách cấp trên hoặc điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) thu nhập được chuyển vềngân sách cấp trên Tóm lại, các nguyên tắc trên định rõ quyền và trách nhiệm trongviệc quản lý, chuyển giao kinh phí giữa các cấp ngân sách và khuyến khích các địaphương phát triển khả năng tự cân đối tài chính, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế-
xã hội trên địa bàn
+ Không được sử dụng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấpkhác, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của luật Ngân sách, bên cạnh việc ủyquyền thực hiện nhiệm vụ chi và bổ sung nguồn thu theo quy định
+ Trong trường hợp ngân sách có sự bội chi, nguồn tài chính cần được bù đắpbằng việc vay mượn trong nước và ngoài nước Tuy nhiên, việc vay mượn để bùđắp bội chi ngân sách phải tuân thủ nguyên tắc không sử dụng cho mục đích tiêudùng mà chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và đảm bảo bố trí nguồn tàichính để có thể chủ động trả nợ khi đến hạn
Tóm lại, việc sử dụng nguồn tài chính trong ngân sách phải tuân thủ các quyđịnh về sự ủy quyền và không sử dụng ngân sách của cấp này cho nhiệm vụ của cấpkhác Trong trường hợp có bội chi, nguồn tài chính cần được bù đắp bằng việc vaymượn, nhưng việc này phải tuân thủ nguyên tắc sử dụng tài chính cho mục đíchphát triển và đảm bảo khả năng trả nợ khi đến hạn
Vai trò của chi thường xuyên NSNN
Chi thường xuyên NSNN đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm
vụ chi của Nhà nước và duy trì hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước đểquản lý Nhà nước một cách hiệu quả Chi NSNN đáp ứng các nhiệm vụ chiến lượcquan trọng của quốc gia như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các chương trình và dự
án quan trọng, mục tiêu quốc gia, chính sách xã hội, điều chỉnh hoạt động kinh tếtổng thể của đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hỗ trợ những địa phươngchưa cân đối thu chi NSNN
Chi thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ chi NSNN và có tácđộng trực tiếp đến việc thực hiện các chức năng quản lý kinh tế và xã hội của Nhànước Nó là một yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả của bộ máy nhànước Chi thường xuyên trong hoạt động của các đơn vị, tổ chức có vai trò quantrọng trong việc đảm bảo Nhà nước có khả năng sản xuất và cung ứng hàng hóacông cộng để đáp ứng nhu cầu kinh tế của quốc gia trong mỗi giai đoạn cụ thể.Qua việc thực hiện chi thường xuyên, bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bìnhthường để thực hiện tốt chức năng quản lý của Nhà nước, đảm bảo an ninh, an toàn
Trang 16xã hội và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
+ Chi thường xuyên đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của các cơ quannhà nước;
+ Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên còn có ý nghĩa rất quan trọngtrong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạođiều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng Chi thường xuyênhiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để cho chi đầu tư phát triển, thúcđẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý điềuhành của Nhà nước
+ Chi thường xuyên còn là công cụ ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, anninh Thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện mục tiêu ổn định và điềuchỉnh thu nhập, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, thực hiện các chính sách
xã hội,… góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, đảm bảo an toàn xã hội và
an ninh, quốc phòng
+ Thông qua chi thường xuyên, Nhà nước còn thực hiện điều tiết, điều chỉnhthị trường để thực hiện các mục tiêu của mình Nói cách khác, chi thường xuyêncòn được xem là một trong những công cụ kích thích phát triển và điều tiết vĩ mônền kinh tế
Chi thường xuyên NSNN có một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tếthị trường thể hiện qua các nội dung cơ bản sau:
- Trên góc độ tài chính: Thông qua chi NSNN có thể đảm bảo cho các lĩnh vực
quản lý hành chính, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội
- Trên góc độ kinh tế: Trong nền kinh tế thị trường vai trò của chi thường xuyên
NSNN được thay đổi và hết sức quan trọng
1.1.3 Nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN
1.1.3.1 Nội dung chi thường xuyên NSNN
Theo Luật NSNN năm (2015), nội dung chi thường xuyên NSNN của các cơquan, đơn vị ở địa phương được phân cắp trong các lĩnh vực sau:
- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo;
- Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
- Quốc phòng, an ninh;
- Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
- Sự nghiệp văn hóa thông tin;
Trang 17- Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;
- Sự nghiệp Văn hóa thể thao;
- Sự nghiệp môi trường;
- Sự nghiệp kinh tế;
- Sự nghiệp quản lý nhà nước;
- Chi bảo đảm xã hội;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật
1.1.3.2 Nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN
a Lập dự toán chi thường xuyên NSNN cấp thành phố/ huyện
Dự toán chi thường xuyên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình
dự toán chi NSNN Đây là bước đầu tiên trong chu trình ngân sách, nhằm mục đíchphân tích và đánh giá sự phù hợp giữa khả năng tài chính và nhu cầu của Nhà nước,nhằm xác định các chỉ tiêu thu chi NSNN hàng năm một cách chính xác, dựa trên
cơ sở khoa học và thực tế
Căn cứ của việc lập dự toán
Theo Điều 41 của Luật Ngân sách Nhà nước (2015), dự toán chi thườngxuyên NSNN sẽ dựa trên các yếu tố sau đây: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội củathành phố/huyện, chính sách và chế độ thu ngân sách Nhà nước, định mức phân bổ,chế độ, tiêu chuẩn, và định mức chi tiêu Ngoài ra, nó cũng căn cứ vào phân cấpnguồn thu và nhiệm vụ chi, số kiểm tra dự toán thu và chi ngân sách do UBND cấpthành phố/huyện thông báo Thêm vào đó, dự toán cũng xem xét tình hình thực hiệnngân sách trong năm trước và hai năm liền kề, ước thực hiện ngân sách trong nămhiện tại, cùng dự báo những xu hướng và vấn đề có tác động đến ngân sách trong kếhoạch năm
Yêu cầu của việc lập dự toán
Theo Điều 42 của Luật Ngân sách Nhà nước (2015), các yêu cầu khi lập dựtoán hàng năm bao gồm:
- Lập dự toán theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi ngân sách hiệnhành Trong quá trình này, cần chủ động sắp xếp thứ tự các nhiệm vụ chi ưu tiêndựa trên mức độ cấp thiết, và có khả năng điều chỉnh và cắt giảm khi cần thiết
- Dự toán phải căn cứ vào điều kiện và nguồn kinh phí để lựa chọn các hoạtđộng/dự án cần ưu tiên bố trí vốn Cần tiến hành tiết kiệm chi thường xuyên từ giaiđoạn lập dự toán, kết hợp với cơ chế quản lý và cân đối theo kế hoạch trung hạn.Đồng thời, cần rà soát và lồng ghép các chế độ, chính sách và nhiệm vụ chi thường
Trang 18xuyên để tránh sự chồng chéo và lãng phí.
- Lập dự toán phải đảm bảo tuân thủ thời gian quy định trong Luật Ngân sáchNhà nước Ngoài ra, cần thuyết minh rõ về cơ sở pháp lý, tính toán chi tiết và giảitrình cụ thể liên quan đến dự toán
Trình tự lập dự toán chi thường xuyên NSNN
Bước (1): UBND tỉnh/ Thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn giao sốkiểm tra dự toán ngân sách cho huyện/ thành phố
Bước (2): UBND thành phố/huyện tổ chức hội nghị để triển khai xây dựng
dự toán ngân sách và giao số kiểm tra cho các phòng, ban, ngành, đoàn thể
Bước (5): UBND thành phố/huyện trình Hội đồng Nhân dân cùng cấp đểxem xét và đóng góp ý kiến về dự toán chi thường xuyên ngân sách
Bước (6): Dựa vào kết luận của Hội đồng Nhân dân huyện/thành phố, UBNDcùng cấp hoàn thiện dự toán và gửi cơ quan tài chính cấp trên
Bước (7): Sở Tài chính tổ chức làm việc với UBND các huyện/thành phố,tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán ngân sách cấp thành phố/tỉnh trực thuộc Trungương, sau đó báo cáo UBND cùng cấp
Phân bổ và quyết định giao dự toán
Bước (8): UBND tỉnh giao dự toán ngân sách chính thức cho huyện, thành phố.Bước (9): UBND thành phố/huyện điều chỉnh dự toán ngân sách và gửi đạidiện Hội đồng Nhân dân thành phố/huyện trước phiên họp của Hội đồng Nhân dânthành phố/huyện để xem xét và quyết định về dự toán ngân sách
Bước (10): UBND thành phố/huyện giao dự toán cho các phòng, ban, ngành,đoàn thể, đồng thời gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện/thành phố và Khobạc Nhà nước của huyện/thành phố để thực hiện công khai dự toán ngân sách củahuyện/thành phố
Trang 19b Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách thành phố/ huyện
Sau khi UBND thành phố/huyện đưa ra quyết định về việc giao dự toánngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, Phòng Tài chính - Kế hoạch
sẽ dựa vào quyết định đó để thông báo phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vịtrực thuộc Đồng thời, Phòng Tài chính - Kế hoạch cũng gửi thông tin về phân bổ
dự toán ngân sách cho Kho bạc Nhà nước cùng cấp để tiến hành phối hợp
Chấp hành dự toán chi thường xuyên là một phần quan trọng trong quátrình chấp hành dự toán chi NSNN, đó là bước thứ hai trong quá trình quản lý ngânsách nhà nước Thời gian thực hiện chi NSNN tại Việt Nam tính từ ngày 01 tháng
01 đến hết ngày 31 tháng 12 của mỗi năm
Mục tiêu cơ bản của tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên là đảmbảo nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước (NSNN) được phân bổ đầy đủ, kịp thời
và hợp lý cho các hoạt động thường xuyên một cách tiết kiệm và hiệu quả TheoLuật NSNN (2015), việc chấp hành dự toán chi thường xuyên cần tuân thủ các yêucầu sau:
- Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, tập trung vào dự toán chi
đã được xác định Điều này yêu cầu quy định lại quy trình lập và duyệt kế hoạchcấp phát hàng quý, đơn giản và khoa học, đảm bảo việc cấp phát theo kế hoạch và
ưu tiên theo quy định pháp luật Đồng thời, cần tuân thủ nghiêm ngặt việc dự trữ tàichính để có thể giải quyết các nhu cầu hoặc mất cân đối giữa thu và chi trong quátrình chấp hành dự toán
- Đảm bảo việc cấp phát vốn, kinh phí đúng thời điểm, chặt chẽ, tránh sựlãng phí và tham ô gây mất cân đối nguồn vốn của NSNN Tổ chức chấp hành dựtoán chi thường xuyên nhằm đảm bảo sự hiệu quả và sử dụng tài nguyên tài chínhcủa NSNN một cách có trách nhiệm và bền vững
- Tuân thủ nguyên tắc thanh toán trực tiếp thông qua KBNN Nhà nước làmột yêu cầu quan trọng trong việc chấp hành dự toán chi thường xuyên Tất cả cáckhoản chi từ nguồn NSNN của các đơn vị trực thuộc thành phố/huyện phải đượckiểm soát và thanh toán thông qua KBNN cùng cấp Các đơn vị sẽ căn cứ vào giấyrút dự toán kinh phí đã được duyệt để tiến hành thanh toán tại KBNN Nhà nướccùng cấp KBNN Nhà nước cùng cấp có nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN dựa trên dựtoán đã được giao và có quyền từ chối thanh toán các khoản chi không đáp ứng đủcác điều kiện sau đây:
+ Khoản chi đã được giao tại dự toán đầu năm
+ Khoản chi tuân thủ đúng tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có
Trang 20và nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên, đồng thời tăng nguồn lực đầu tưcho phát triển kinh tế-xã hội
c Quyết toán chi thường xuyên NSNN thành phố/ huyện
Quyết toán chi thường xuyên ngân sách thành phố/huyện là quá trình tổngkết việc thực hiện dự toán chi thường xuyên ngân sách trong một năm của thànhphố/huyện nhằm đánh giá kết quả hoạt động chi NSNN Qua đó, từ những kết quảnày, có thể rút ra bài học kinh nghiệm, đánh giá ưu điểm và nhược điểm của côngtác quản lý chi thường xuyên NSNN của thành phố/huyện Quyết toán các khoảnchi thường xuyên của NSNN là công việc cuối cùng trong mỗi chu kỳ quản lý chithường xuyên NSNN Nó bao gồm việc điều chỉnh, rà soát và kiểm tra lại các sốliệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán Qua quá trình này, nhằm phântích và đánh giá kết quả chấp hành dự toán, từ đó nhận ra những vấn đề tồn tại, hạnchế và rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng cho các năm ngân sách tiếp theo
Theo Luật NSNN (2015) quá trình quyết toán các khoản chi thường xuyênNSNN phải chú ý tới các yêu cầu cơ bản sau:
Theo Luật NSNN (2015), quá trình quyết toán các khoản chi thường xuyênNSNN phải tuân thủ các yêu cầu cơ bản sau:
- Cần lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán (BCQT) và gửichúng kịp thời đến các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo quy định về thời gian
và chế độ Việc xét duyệt quyết toán NSNN trong năm đối với các khoản chi từNSNN cấp phải được thực hiện theo nguyên tắc sau:
+ Kiểm tra và rà soát từng khoản chi phát sinh tại đơn vị
+ Các chứng từ chi phải đáp ứng đủ các điều kiện chi quy định
Trang 21+ Các chứng từ chi phải được hạch toán đúng theo niên độ ngân sách, chế độ kếtoán và đúng mục lục NSNN.
+ Các chứng từ chi phải là hợp pháp Sổ sách và BCQT phải khớp với chứng từ vàphải khớp với số liệu của KBNN Nhà nước
- Số liệu trong báo cáo phải đảm bảo tính trung thực và chính xác Nội dung của báocáo tài chính (BCTC) và báo cáo quyết toán (BCQT) phải tuân thủ đúng các nộidung được ghi trong dự toán đã được duyệt và theo đúng mục lục ngân sách đượcquy định
- Trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn, BCQT năm của cácđơn vị dự toán các cấp và của ngân sách các cấp chính quyền phải có xác nhận đốichiếu từ cơ quan tài chính cùng cấp
- BCQT của các đơn vị dự toán không được phép có tình trạng số chi lớn hơn sốthu Chỉ khi các yêu cầu trên được thực hiện đúng, công tác quyết toán chi thườngxuyên NSNN mới có thể được thực hiện thuận lợi Đồng thời, việc tuân thủ các yêucầu này tạo cơ sở vững chắc cho việc phân tích và đánh giá quá trình chấp hành dựtoán NSNN một cách khách quan, trung thực và chính xác Quá trình chi thườngxuyên NSNN sẽ được thực hiện tại các cơ quan Do đó, việc quyết toán chi thườngxuyên NSNN thuộc trách nhiệm của cả cơ quan thụ hưởng và cơ quan tài chínhcùng cấp
Sau khi hoàn thành công việc khoá sổ cuối ngày 31 tháng 12 hàng năm, sốliệu trên sổ sách của mỗi đơn vị phải được đảm bảo cân đối và khớp đúng với sốliệu của cơ quan tài chính cùng cấp, bao gồm cả chi tiết và tổng số Khi đạt được sựcân đối và khớp số liệu này, đơn vị mới có thể tiến hành lập báo cáo quyết toán(BCQT) năm để gửi đến cơ quan có thẩm quyền xét duyệt Đơn vị dự toán cấp dưới
sẽ lập BCQT năm và gửi cho đơn vị dự toán cấp trên Trong vòng tối đa 20 ngày kể
từ ngày nhận được BCQT từ các đơn vị dự toán cấp dưới, cơ quan dự toán cấp trên
có trách nhiệm xét duyệt và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dựtoán cấp dưới
Trang 22Sau 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả xét duyệt quyết toán
từ đơn vị dự toán cấp trên, đơn vị dự toán cấp dưới, nếu không có khiếu nại gì, sẽđược xem là đã chấp nhận kết quả của thông báo quyết toán.Trình tự phê chuẩn vàgửi báo cáo quyết toán thu, chi nguồn NSNN hàng năm của một cấp ngân sách, ví
dụ như ngân sách thành phố/huyện, được thực hiện theo các bước sau đây: PhòngTài chính - Kế hoạch của thành phố/huyện đóng vai trò thẩm định báo cáo quyếttoán thu, chi nguồn NSNN trên địa bàn và trình UBND thành phố/huyện để xemxét Đồng thời, Phòng Tài chính cũng gửi báo cáo quyết toán cho Sở Tài chính.UBND thành phố/huyện xem xét báo cáo quyết toán và sau đó trình Hội đồng nhândân thành phố/huyện để được phê duyệt.Sau khi Hội đồng nhân dân phê duyệt, báocáo quyết toán năm được lập thành 4 bản để gửi cho các cơ quan sau:
+ 01 bản gửi HĐND thành phố/ huyện;
+ 01 bản gửi UBND thành phố/ huyện;
+ 01 bản gửi Sở Tài chính Thành phố/ tỉnh trực thuộc Trung ương;
+ 01 bản lưu lại Phòng Tài chính - Kế hoạch của Thành phố/ huyện
Quy trình lập, gửi và xét duyệt các báo cáo tài chính, như đã được quy định,không chỉ phản ánh yêu cầu về thời gian tại mỗi cấp và đơn vị, mà còn thể hiện mộtquy trình bắt buộc phải tuân thủ Điều này đảm bảo rằng công tác quyết toán đượcthực hiện đúng thời hạn, chính xác, trung thực và khách quan
d Công tác thanh tra về chi thường xuyên NSNN cấp thành phố/ huyện
- Dựa trên dự toán NSNN đã được phê duyệt và các quy định, chính sách chế
độ chi thường xuyên của ngân sách thành phố/huyện, thanh tra tài chính cónhiệm vụ kiểm tra việc tuân thủ quy định về chi thường xuyên và quản lýngân sách các ngành, các cấp, các đơn vị sử dụng NSNN Công việc này baogồm thẩm định các báo cáo chi thường xuyên ngân sách hàng quý của cácđơn vị sử dụng NSNN thuộc thành phố/huyện theo lịch trình kiểm tra, thanhtra định kỳ Thanh tra tài chính chịu trách nhiệm về kết luận của mình Ngoài
ra, cơ quan thanh tra tài chính sẽ tổ chức kiểm tra, giám sát đột xuất tại cácđơn vị khi phát hiện có dấu hiệu bất thường trong quản lý tài chính
Trang 23- Mục đích của thanh tra và kiểm tra là phòng ngừa, phát hiện và xử lý các viphạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí, cũng như những hạn chế trong cơ chếquản lý chính sách, pháp luật, từ đó đưa ra kiến nghị đến cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ lợi ích hợp phápcủa tổ chức kinh tế và cá nhân Việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh traviệc chấp hành ngân sách các đơn vị nhằm đảm bảo tính hiệu quả và trungthực trong quản lý NSNN, ngăn ngừa sai phạm, tiêu cực trong quản lý, điềuhành và sử dụng NSNN, góp phần tăng cường sự phát triển kinh tế địa
phương một cách bền vững hơn
e Đánh giá việc thực hiện chi thường xuyên NSNN cấp huyện
Quản lý chi thường xuyên NSNN bao gồm các công việc sau:
- Lập dự toán chi thường xuyên NSNN: Đây là quá trình xác định các khoảnchi dự kiến cho ngân sách, bao gồm việc thu thập thông tin, ước tính chi phí
và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động chi thường xuyên
- Chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN: Đây là quá trình thực hiện dựtoán chi theo kế hoạch đã được phê duyệt, bao gồm việc phân bổ nguồn lực,thực hiện các giao dịch chi tiêu, và lưu trữ các chứng từ liên quan
- Quyết toán NSNN: Đây là quá trình tổng kết, kiểm tra và đánh giá kết quảhoạt động chi NSNN của một năm Quyết toán nhằm rà soát, chỉnh lý các sốliệu đã được phản ánh để đưa ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất cảithiện quản lý chi thường xuyên NSNN cho những năm tiếp theo
- Công tác thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên NSNN: Đây là hoạt độngthanh tra, kiểm tra việc thực hiện và tuân thủ quy định về chi thường xuyênNSNN Thanh tra, kiểm tra được thực hiện để phát hiện các vi phạm phápluật, tham nhũng, lãng phí và đề xuất biện pháp khắc phục, nâng cao hiệuquả quản lý và sử dụng NSNN
Quản lý chį thường xuyên NSNN phải được kiểm tra sát sao, đảm bảo cáckhoản chi đúng quy định, thực hiện các nhiệm vụ chi tiết kiệm, hiệu quả, thực hiệncông khai minh bạch tài chính Đánh giá kết quả của quản lý chi NSNN là đánh giáquá trình thực hiện cả bốn nội dung của chi thường xuyên NSNN Qua đó sẽ chothấy được những những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý chi thườngxuyên NSNN
Trang 241.1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN
1.1.4.1 Các quy định và cơ chế chính sách của nhà nước về quản lý chi NSNN
Trong kinh tế thị trường với sự điều tiết của Nhà nước, pháp luật đã trở thànhmột phần không thể thiếu trong quản lý Nhà nước nói chung và quản lý chi NSNNnói riêng Hệ thống pháp luật có vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thànhphần kinh tế trong xã hội hoạt động theo quy định, trong ranh giới của pháp luật,nhằm đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả Để đạt được điều này, hệ thốngcác quy định và chính sách liên quan đến quản lý chi thường xuyên NSNN phải đầy
đủ, chặt chẽ và nhất quán
Các quy định và chính sách liên quan đến quản lý chi thường xuyên NSNN cótác dụng kiềm chế hoặc thúc đẩy hiệu quả của hoạt động quản lý chi NSNN ở mỗiđịa phương Chính vì vậy, đảm bảo tính hiệu quả của quản lý chi NSNN đòi hỏi hệthống pháp luật phải được thiết lập một cách đầy đủ và nhất quán Sự đầy đủ vànhất quán của hệ thống pháp luật này sẽ có tác động trực tiếp đến hoạt động quản lýchi thường xuyên NSNN, đồng thời đảm bảo tính công bằng và an toàn cho các bênliên quan
Qua đó, vai trò của pháp luật trong quản lý chi thường xuyên NSNN khôngchỉ giới hạn ở việc hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động, mà còn mang tính chất bảo
vệ lợi ích chung của xã hội Bằng cách thiết lập và tuân thủ các quy định, chínhsách, pháp luật liên quan, chúng ta có thể tạo ra một môi trường quản lý chi NSNNhiệu quả và tránh các hành vi sai trái, không hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lựctài chính công cộng
Môi trường pháp lý có tác động quan trọng đến quản lý chi thường xuyênNSNN ở địa phương Ví dụ, việc định mức chi tiêu của Nhà nước đóng vai trò quantrọng trong xây dựng dự toán, phân bổ nguồn lực và kiểm soát chi thường xuyênNSNN Đồng thời, nó cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng quản
lý và điều hành chi thường xuyên NSNN ở các cấp chính quyền địa phương Việcban hành định mức chi một cách khoa học, cụ thể và kịp thời sẽ đóng góp quantrọng vào việc quản lý chi tiêu NSNN chặt chẽ và hiệu quả hơn
Ngoài ra, việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan và cấpchính quyền trong quản lý chi NSNN cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng côngtác quản lý chi NSNN Chỉ khi có sự phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràngcho từng cơ quan và địa phương, công tác quản lý chi NSNN mới đạt được hiệu quả
và tránh lãng phí công sức và tài nguyên Sự phân định trách nhiệm và quyền hạnphải được tôn trọng và được thể chế thành luật, để các cơ quan và cá nhân có liên
Trang 25quan biết rõ phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc thực hiệnnhiệm vụ Điều này đảm bảo công việc được tiến hành một cách trôi chảy, dựa trênnguyên tắc rõ ràng và minh bạch, không trì hoãn trách nhiệm và yêu cầu giải trình
rõ ràng Điều này góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi NSNN
1.1.4.2 Tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN
Sự thành công và thuận lợi của hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN ởđịa phương phụ thuộc một phần vào tổ chức bộ máy quản lý và quy trình nghiệp vụđược áp dụng trong thực tế Quy trình nghiệp vụ quản lý, đặc biệt là quy trìnhnghiệp vụ quản lý chi, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả vàthuận lợi của hoạt động này Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, cũng như quyềnhạn và trách nhiệm của từng khâu và bộ phận, cũng như mối quan hệ giữa chúngtrong quá trình từ lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán chi thường xuyên NSNN,
có tác động rất lớn đến quản lý chi thường xuyên NSNN
Một tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý và giảmtình trạng vi phạm trong quản lý Việc bố trí quy trình quản lý rõ ràng và hiệu quảcàng tăng cường, càng đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng quản lýchi thường xuyên NSNN và giảm các vi phạm quy định của Nhà nước Từ đó, sẽ cảithiện hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa phương
1.1.4.3 Trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong quản lý chi thường xuyên NSNN
Trình độ chuyên môn của các cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy quản
lý chi NSNN tại địa phương đóng vai trò quyết định đến hiệu quả của quản lý chiNSNN nói chung và quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng Sự năng lựcchuyên môn cao của cán bộ quản lý sẽ giảm thiểu sai lệch trong việc cung cấp thôngtin từ đối tượng sử dụng nguồn tài chính công, đồng thời kiểm soát các nội dungchi, nguyên tắc chi và tuân thủ các quy định về quản lý nguồn tài chính công theo
dự toán NSNN đã được đề ra
Bên cạnh năng lực chuyên môn, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức,viên chức trong việc thực hiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cũng ảnhhưởng đến hiệu quả của công tác này Trách nhiệm là phần công việc được giaohoặc coi như được giao, và yêu cầu đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo đúng quyđịnh Song trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý vẫn còn nhįều tìnhtrạng chưa làm nhiệm vụ của mình như bệnh nịnh nọt cấp trên, thiếu ý thức tráchnhiệm cá nhân trong thực thi công vụ… đây là những nhân tố ảnh hưởng không tốttới quá trình quản lý chi thường xuyên NSNN, gây giảm hiệu quả sử dụng nguồn
Trang 26lực tài chính công nghiêm trọng.
1.1.4.4 Công nghệ thông tin quản lý chi thường xuyên NSNN
Việc áp dụng công nghệ thông tin trong cuộc sống hiện nay đã và đang khẳngđịnh vai trò quan trọng của nó Thực tế đã chứng minh rằng việc sử dụng công nghệthông tin trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN ở địa phương sẽ giúp tiếtkiệm thời gian xử lý công việc, đảm bảo tính chính xác, tốc độ và sự thống nhấttrong việc quản lý dữ liệu, tạo điều kiện cho các quy trình cải cách nghiệp vụ mộtcách chính xác Chính vì vậy, công nghệ thông tin là một yếu tố quan trọng ảnhhưởng đến hiệu quả của việc quản lý chi thường xuyên NSNN hiện đại trên địa bànđịa phương Đưa công nghệ thông tin vào quản lý ngân sách sẽ làm giảm bớt laođộng bằng tay, giảm thời gian xử lý tác nghiệp, số liệu đưa ra chính xác, thống nhấttoàn ngành, sẽ góp phần tốt vào quản lý ngân sách nói chung và quản lý chi thườngxuyên ngân sách nói riêng.
1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lí chi thường xuyên NSNN cấp huyện
1.2.1 Quản lý chi thường xuyên NSNN tại một số nước trên thế giới
1.2.1.1 Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN của Brunei:
Chính phủ Brunei đã thực hiện kiểm soát chặt chẽ chi tiêu, đảm bảo rằng nókhông vượt quá nguồn thu, và từ đó tạo ra sự thặng dư ngân sách ổn định trong mộtkhoảng thời gian kéo dài Từ năm 1990 - 2000: thực hiện lập kế hoạch thu, chįNSNN theo sự bỏ phįếu của các cử trį đại diện Cách thúc này đã tạo sự lįnh hoạthơn trong tái phân bổ nguồn lực NSNN Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều ràngbuộc và thách thức, bao gồm việc không thể thay đổi các quỹ tiền tệ giữa cácnăm, thiếu thông tin đầu ra và kết quả, cũng như sự tồn tại lâu dài của các quytrình kiểm soát quyết định tài chính
Kể từ năm 2001, Brunei đã thành công trong việc thực hiện phương thứclập kế hoạch chi NSNN theo kết quả đầu ra thông qua những bài học từ quá trìnhcải cách quản lý NSNN Chương trình cụ thể bao gồm:
- Xác định và đo lường các chi tiết và báo cáo với các đầu ra (hàng hóacông) được tạo ra bởi các cơ quan chính phủ
- Mô tả mối liên hệ giữa đầu ra của chính phủ và các kết quả mong muốnđạt được theo chiến lược phát triển của Nhà nước
- Thực hiện báo cáo công khai về các đầu ra dựa trên các mục tiêu thực hiệnchương trình mục tiêu
Qua việc áp dụng phương thức này, Brunei đã đạt được thành công trong
Trang 27việc quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra, tạo ra sự minh bạch và hiệu quảtrong việc sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước
1.2.1.2 Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN Thái Lan
Theo kinh nghiệm quản lý chi NSNN của thành phố Bangkok và thành phốChiang Mai Thái Lan có ba cấp chính quyền: Trung ương, Thành phố trực thuộctrung ương, cấp huyện và thành phố trực thuộc tỉnh Riêng cấp xã và thị trấn chỉ cótính tự quản, không có hội đồng nhân dân và không có ngân sách riêng Công táclập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán đối với ngân sách địa phương đượcthực hiện theo quy trình sau:
- Đến ngày 31/3 hàng năm, các đơn vị phải lập dự toán và gửi cho Bộ Tài chính
- Cuối tháng 5, Bộ Tài chính tiến hành thanh tra các công trình đầu tư để kiểm traxem có tuân thủ dự án ban đầu không Nếu dự án được thực hiện đúng tiến độ, điềunày sẽ cung cấp cơ sở cho việc bố trí ngân sách cho năm tiếp theo
- Đến ngày 31/7, Bộ Tài chính gửi hướng dẫn xây dựng dự toán cho năm sau chocác địa phương, trao quyền chủ động cho địa phương trong việc lập dự toán
- Tháng 8, Bộ Tài chính cung cấp số liệu kiểm tra chi tiết từng hạng mục như chilương, chi lễ hội cho các đơn vị
- Cuối tháng 12, các cơ quan tài chính địa phương lập và phân bổ dự toán, sau đóbáo cáo cho Ủy ban Nhân dân Địa phương để quyết định
Khi kết thúc một năm, có 123 đơn vị thành phố, tỉnh và huyện phải nộpquyết toán cho Bộ Tài chính Bộ Tài chính thực hiện phân tích quyết toán dựa trêncác tiêu chuẩn quy định Mỗi địa phương được chỉ định một bộ phận chuyên mônriêng để kiểm tra quyết toán Việc kiểm tra quyết toán không diễn ra thường xuyên
mà tuỳ thuộc vào từng năm, với thời gian kiểm toán kéo dài 25 ngày
Đối với công tác lập kế hoạch trung hạn: UBND các cấp phải xây dựng kế
hoạch tài chính và chỉ tiêu trung hạn, đồng thời gửi cho Hội đồng Nhân dân Tuynhiên, Hội đồng Nhân dân không phê chuẩn kế hoạch này mà sử dụng nó như một
cơ sở để xem xét và quyết định dự toán ngân sách hàng năm Mục tiêu của việc xâydựng kế hoạch tài chính và chỉ tiêu trung hạn là tăng cường hiệu quả trong phân bổnguồn lực ngân sách và liên kết kế hoạch hàng năm với kế hoạch trung hạn
Phân cấp ngân sách cho địa phương
Trang 28Về phần nhiệm vụ chi, ngân sách địa phương thực hiện các nhiệm vụ chicòn lại dựa trên nguyên tắc trao quyền tự trị cho địa phương Các nhiệm vụ chi baogồm quản lý hành chính địa phương, phục lợi xã hội, y tế, phát triển nông nghiệp,thương mại địa phương, quy hoạch đô thị và xây dựng hệ thống cấp nước, cũng nhưtrả nợ vay của ngân sách địa phương.
Về phần nguồn thu, ngân sách địa phương được tài trợ bởi thuế đăng ký,thuế chuyển nhượng, thuế dân cư, thuế giáo dục địa phương, thuế tài sản, thuế giaothông, thuế tiêu dùng thuốc lá, thuế xe, phí thu từ các dịch vụ công, dịch vụ quản lýhành chính, thu tiền nước, và thu từ hoạt động của tầu điện ngầm do địa phươngquản lý Tuy vậy, trong tổng nguồn thu NSNN, các nguồn thu từ ngân sách địaphương chỉ chiếm khoảng 25%
Đối với chi NSNN: Trong lĩnh vực chi NSNN, Thái Lan đặc biệt quan tâm
đến đầu tư vào lĩnh vực đào tạo Tỉ lệ chi tiêu cho lĩnh vực này chiếm khoảng 13%tổng chi ngân sách địa phương Trong đó, chi tiêu cho giáo dục phổ thông chiếm83%, trong khi giáo dục trên phổ thông và mầm non chiếm 17% (trong phạm vigiáo dục phổ thông, chi tiêu cho lương giáo viên chiếm khoảng 70% tổng chi chođào tạo)
Bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương: Ngân sách trung
ương bổ sung cho ngân sách địa phương được chia thành ba loại:
- Loại I là chợ cấp cân đối để đối phó với thâm hụt ngân sách và đảm bảo cácđịa phương có đủ tài chính tối thiểu để thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp Chợcấp cân đối được xác định dựa trên chênh lệch giữa thu và chi Ngân sách trungương bổ sung cho địa phương bằng 18% tổng thu nội địa Tổng thu nội địa đượctính bằng tổng thu thuế quốc gia trừ thuế giao thông, thuế giáo dục, thuế đặc biệtphát triển nông thôn và thuế hải quan
- Loại II là chợ cấp theo mục tiêu và trọn gói cho địa phương, tập trung vào 5lĩnh vực phát triển ưu tiên như giao thông đường bộ, hệ thống thoát nước, phát triểnnông thôn, phát triển kinh tế địa phương và giáo dục thanh thiếu niên Trong 5 lĩnhvực này, tỉ lệ phần trăm chi tiêu cụ thể đã được quy định Nguồn bổ sung chợ cấploại II được xác định dựa trên tổng số điện thoại sử dụng và thuế tiêu thụ đặc biệtcho nước giải khát
- Loại III là chợ cấp theo tỉ lệ cố định, dùng cho các lĩnh vực mà nhà nướctrung ương phải đảm bảo, nhưng vì hiệu quả của chúng đối với cộng đồng địaphương nên được giao cho chính quyền địa phương quản lý Mức hỗ trợ chi NSNNcho từng lĩnh vực được quy định cụ thể, tỷ lệ hỗ trợ cho mỗi địa phương phụ thuộc
Trang 29vào khả năng tài chính của nó
1.2.2 Quản lý chi thường xuyên NSNN tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam
1.2.2.1 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng, đô thị loại I và là thành phố lớn nhất ở miền Trung Việt Nam, cómột hệ thống giao thông đa dạng và thuận tiện, bao gồm quốc lộ 1A, 14A, đườngsắt, hàng không và đường thủy Thành phố cũng có cảng nước sâu Tiên Sa và LiênChiểu Hệ thống công nghệ thông tin của Đà Nẵng đã được phát triển mạnh mẽ và
là một trong ba trung tâm viễn thông lớn nhất của Việt Nam Trong quản lý chiNSNN, Đà Nẵng đã thực hiện một số chính sách sau:
- Thực hiện chính sách phân phối NSNN trong thời kỳ trung hạn với mục tiêu thúcđẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, bền vững và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệuquả Đồng thời, sử dụng và phân phối nguồn lực NSNN một cách hiệu quả, kết hợpvới việc huy động các nguồn lực xã hội để đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu kinh
tế - xã hội của thành phố trong thời kỳ trung hạn
- Tập trung đầu tư nguồn lực NSNN vào các ngành, nhiệm vụ phát triển hạ tầngkinh tế - xã hội, lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghiệp, dịch vụ và du lịch Đồngthời, Đà Nẵng cũng đẩy mạnh quá trình xã hội hóa và huy động nguồn lực từ bênngoài xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển
- Điều chỉnh cơ cấu chi NSNN theo hướng tăng cường đầu tư phát triển và đảm bảo
đủ nguồn lực cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội phục vụ nhu cầu sinhhoạt của người dân
1.2.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương
Bình Dương đã có những kinh nghiệm quản lý NSNN như sau: Năm 2020,tỉnh Bình Dương đã thực hiện thí điểm xây dựng Kế hoạch tài chính trung hạn vàchi tiêu trung hạn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Đặc biệt, trong năm
2019, Bình Dương đã tiến hành phân cấp NSNN cho các huyện và thành phố, trong
đó lần đầu tiên tỉnh phân cấp ngân sách chi để xây dựng cơ bản cho các địa phương(trừ nguồn thu bán xổ số kiến thiết) Đây cũng là năm đầu tiên tỉnh thực hiện cảicách tài chính trong lĩnh vực thuế, bao gồm áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng, Thuếthu nhập cá nhân và Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi Bình Dương tiếp tục thựchiện các cam kết của WTO trong lĩnh vực thuế Về chi tiêu NSNN, tỉnh tiếp tụcthực hiện chủ trương thắt chặt chi tiêu, kiềm chế lạm phát và tập trung vào việc ổnđịnh và phát triển kinh tế bền vững, đồng thời đảm bảo các vấn đề về an sinh xã hội,
an ninh, trật tự và chính trị - xã hội ổn định
Trong bối cảnh có nhiều biến động về nhiệm vụ thu chi, tỷ lệ điều tiết ngân
Trang 30sách giữa Trung ương và tỉnh đã được ổn định cho đến cuối năm 2020 (theo Thông
tư 55/2019/TT-BTC) Kế hoạch chi tiêu trung hạn của tỉnh Bình Dương đã đượcxây dựng nhằm chủ yếu cung cấp tài liệu để tiếp tục hoàn thiện Chương trình thíđiểm xây dựng Kế hoạch tài chính và Kế hoạch chi tiêu trung hạn trong khuôn khổ
Dự án "Cải cách quản lý tài chính công" Đồng thời, kế hoạch cũng cung cấp thôngtin cho các cấp, ngành và tổ chức khác một cái nhìn tương đối toàn diện về ngânsách, giúp thực hiện chính sách và chủ trương của Nhà nước và Đảng
Chính sách phân phối tài chính trong thời kỳ trung hạn được định hướng nhằmthúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, hiệu quả cơ cấu kinh tế và sửdụng tài nguyên tài chính một cách hiệu quả Việc phân phối nguồn lực NSNNđược liên kết với việc huy động các nguồn lực xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu của cácmục tiêu kinh tế-xã hội, cũng như của từng ngành, lĩnh vực và địa phương trongkhung thời gian tài chính Trong khung thời gian chi tiêu trung hạn, tỉnh BìnhDương đã thiết lập chính sách và dự báo chi tiêu nhằm đáp ứng các nhu cầu, đó là:Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát được Chính phủ đề ra, tạmdừng mua sắm phương tiện đi lại và các tài sản đắt tiền Tập trung nguồn lực ngânsách nhà nước để đầu tư vào những lĩnh vực và nhiệm vụ phát triển hạ tầng kinh tế-
xã hội Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, đưa chúng vào sử dụng
để tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, tiếptục triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án và cácbiện pháp xã hội, hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống của người nghèo,phát triển kinh tế ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt quan tâm đến các cộng đồng dân tộcthiểu số, các đối tượng xã hội khó khăn, đảm bảo việc thực hiện chế độ đối với cácđối tượng chính sách, người có công, giảm nghèo và tạo việc làm Cấp kinh phí đầy
đủ để thúc đẩy công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứngnhận đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai và Nghị quyết củaQuốc hội Nâng cao vai trò xã hội hoá, huy động nguồn lực từ bên ngoài xã hội đểđáp ứng yêu cầu phát triển
- Tiếp tục duy trì và hoàn thiện việc giao quyền tự chủ tài chính đầy đủ chocác đơn vị sự nghiệp, áp dụng chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về sử dụng biênchế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước theo quyđịnh của Nghị định 130/2005/NĐ-CP Đồng thời, thúc đẩy quá trình xã hội hoá cáchoạt động sự nghiệp, trong đó nguồn lực ngân sách nhà nước tập trung vào cácnhiệm vụ mang tính xã hội, và sử dụng nguồn lực xã hội để thúc đẩy phát triển
- Bố trí và phân bổ nguồn lực ngân sách nhà nước theo các chương trình mụctiêu phát triển kinh tế-xã hội Áp dụng chính sách đổi mới chế độ viện phí, học phí
Trang 31một cách đúng đắn và đảm bảo đầy đủ hoặc một phần cho đối tượng chính sách xãhội Đồng thời, thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp có khả năng tự cân đối thu chi để pháttriển và đáp ứng yêu cầu của mình.
1.2.2.3 Bài học rút ra từ cơ sở thực tiễn
Từ kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN của một số nước cũngnhư kinh nghiệm quản lý chi NSNN của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bình Dương cóthể rút ra bài học cho quản lý chi ngân sách ở huyện Yên Mô như sau:
1) Thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) điều hành nguồn lực tài chính nhà nước(NSNN) và chống lãng phí nguồn lực NSNN nhằm tăng cường sự giám sát và kiểmtra quá trình thu chi ngân sách, quản lý tài chính từ cấp huyện đến cơ sở và tất cảcác thành phần kinh tế theo luật ngân sách và luật kế toán hiện hành Quyết liệtchống lại những hành vi tiêu cực, lợi dụng và lạm dụng nguồn lực NSNN
2) Đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục cho các doanh nghiệp, hộ gia đình
và cá nhân về việc tự giác kê khai và nộp thuế, nhằm tăng hiểu biết về quyền vànghĩa vụ tài chính đối với NSNN,
3) Thực hiện quản lý nghiêm ngặt các khoản thu phát sinh trên địa bàn, đồngthời tăng cường sự phối hợp giữa các địa phương để quản lý các nguồn thu khôngthường xuyên (vãng lai)
4) Bố trí chi phù hợp với khả năng và tiến độ thu NSNN, đảm bảo NSNNluôn được cân đối thu - chi
5) Đẩy mạnh công tác xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hoáthông tin, thể dục thể thao, đặc bịêt xã hội hoá thu hút đầu tư trên địa bàn huyện,tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phầnkinh tế tham gia đầu tư vào các lĩnh vực xã hội hoá, giảm gánh nặng cho NSNN
6) Tiếp tục triển khai các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, duy trì sự ổnđịnh trong hoạt động kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội
Trang 32CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NSNN CỦA HUYỆN YÊN MÔ2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình
Huyện Yên Mô nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Ninh Bình, cách trung tâmthành phố Ninh Bình 15 km về phía Bắc Vị trí địa lý của huyện nằm trongkhoảng từ 20°03'45" đến 20°11'20" vĩ độ bắc và từ 105°05'05" đến 106°00'50"kinh độ đông Yên Mô giáp thị xã Tam Điệp ở phía Bắc, huyện Hoa Lư ở phíaĐông, và Yên Khánh, Kim Sơn ở phía Tây, cùng với huyện Nga Sơn (ThanhHóa) ở phía Nam
Huyện Yên Mô hiện có 1 thị trấn và 16 xã, với tổng diện tích tự nhiên là14.474,22 ha Trên lãnh thổ của huyện, có nhiều tuyến đường giao thông quantrọng, bao gồm Quốc lộ 1A và các tỉnh lộ như ĐT 480, ĐT 480B, ĐT 480C, ĐT480D, có đoạn đi qua nhiều xã với tổng chiều dài khoảng 33 km Ngoài ra, huyệncòn có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua phía Bắc với chiều dài 2,04 km từ cầu
Vó đến cầu Ghềnh Huyện cũng nằm gần các con sông như sông Vac, sôngGhênh, sông Trinh Nữ, sông Thang Đong, sông Bùt và nhiều con sông khác
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình
Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Yên Mô (2021)
Trang 33Huyện Yên Mô có địa hình đa dạng, bao gồm đồi, núi và đất bằng Khu vựcđất bằng có độ cao trung bình, thường ở mức trên (+1,8m), là nơi tập trung dân cư
và ruộng màu Các khu vực này chủ yếu nằm hai bên đường tỉnh lộ ĐT 480 (từ MaiSơn đến Yên Lâm) Còn các khu vực thấp thường là ruộng nước và ven các bờsông, có độ cao trung bình dao động từ +0,75m đến +1,25m (Phòng Tài nguyên vàmôi trường huyện Yên Mô, 2020)
2.1.1.2 Khí hậu, thủy văn
a Khí hậu
Huyện Yên Mô và các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng có khí hậumang những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới Tuy nhiên, khí hậu ở đây còn có ảnhhưởng từ khí hậu ven biển và rừng núi, khác biệt so với điều kiện trung bình củacùng một vĩ tuyến
Thời tiết ở đây có thời kỳ đầu mùa đông tương đối khô và thời kỳ nửa cuốimùa đông ẩm ướt Mùa hạ có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn, thường có nhiều mưa bão.Trong năm, thời tiết được chia thành bốn mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông Nhiệt độtrung bình hàng năm khoảng 23°C, tháng lạnh nhất là tháng 1 với nhiệt độ trungbình khoảng 13-15°C, và tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình khoảng28,5°C Số giờ nắng trung bình hàng năm vượt quá 1100 giờ Tổng lượng nhiệt độtrong năm đạt khoảng trên 8500°C, có 8-9 tháng trong năm có nhiệt độ trung bìnhtrên 20°C
Chế độ mưa ở huyện Yên Mô có hai mùa rõ rệt Mùa mưa tương ứng với mùa
hạ từ tháng 5 đến tháng 9, và mùa ít mưa tương ứng với mùa đông từ tháng 11 đếntháng 3 năm sau Tổng lượng mưa trên toàn huyện dao động từ 1860-1950 mm,phân bổ tương đối đều trên toàn khu vực huyện, với trung bình mỗi năm có 125-157ngày mưa
b Thủy văn
Theo phòng Tài nguyên và môi trường huyện Yên Mô (2021), huyện Yên
Mô có hệ thống sông ngòi phong phú, bao gồm nhiều sông nhỏ và kênh rạch, cùngvới các sông sau:
- Sông Vạc chảy qua địa bàn huyện Yên Mô từ Mai Sơn đến cống Cự lĩnh xãYên Nhân với chiều dài 12,5 km Sông này có chiều rộng trung bình từ 50-60 m và
độ sâu trung bình từ 4-5 m Sông Vạc thu nhận nước mưa từ vùng nội địa, từ cáckhu đồi phía tây và Tây Bắc, và chảy qua sông Đáy tại cửa Kim Đài Ngoài việctiếp nhận nước, sông Vạc còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tướicho một phần lớn diện tích đất nông nghiệp trong khu vực
Trang 34- Sông Càn, hay còn được gọi là sông Cầu Hội, có nguồn từ Yên Mô và chảy
ra biển thông qua cửa Càn Lòng sông này hẹp và nông, với độ sâu gần biển sâunhất chỉ khoảng -3,5m Trong mùa khô, sông Vạc có lượng nước giảm, đồng thờikhi gặp triều cường, nước mặn có thể xâm nhập sâu vào vùng nội địa, gây ảnhhưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp
- Sông Ghềnh có lòng sông hẹp và nông Trong những năm có mưa nhiều,lượng nước trong sông Ghềnh tăng, dẫn đến nước trong các đồng lớn và khi có lũ,nước sẽ tự chảy vào các khu vực lân cận gặp nhiều khó khăn.Trong mùa cạn, sôngGhềnh lấy nước từ sông Đáy thông qua con sông Âu Vân, sau đó nước chảy vàosông Vạc và tiếp tục chảy qua sông Thắng Động và sông Bút Đức Hậu Qua quátrình này, sông Ghềnh cung cấp nước tưới cho các vùng đất canh tác
- Sông Bút bắt nguồn từ ngõ Hoàng, nằm trong khu vực Yên Mạc, và chảy về phía
đò Đức Hậu, thuộc Yên Nhân
- Sông Đằng bao gồm hai nhánh chính Nhánh thứ nhất bắt nguồn từ KhêThượng, chảy qua trạm bơm Yên Lạc thuộc Yên Đồng Nhánh thứ hai chảy quacống bà Hót và đập tràn Tiên Dương thuộc Yên Thành, trước khi đổ vào ngõ Hoàng
và là đầu sông Bút
- Sông Thắng Động chảy từ cầu Yên Thổ đến đò Vạc
- Huyện Yên Mô cũng sở hữu một số hồ chứa nước trong hệ thống của mình,
và một số trong số đó có vai trò quan trọng trong việc chống lũ và cung cấp nguồnnước tưới cho hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Điển hình là hồ YênThắng với diện tích 150 ha và hồ Yên Đồng với diện tích 400 ha Cả hai hồ đềuđóng vai trò quan trọng trong việc kiềm chế lũ lụt và cung cấp nguồn nước phục vụcho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trong khu vực
2.1.1.3 Các nguồn tài nguyên
a Tài nguyên đất
Trên địa bàn huyện Yên Mô, có sự phân bố của các nhóm đất sau:
- Nhóm đất phù sa (Fluvisols): Diện tích 7545,39 ha Đây là loại đất có thànhphần chủ yếu là đất cát pha và đất thịt trung bình, cùng với một phần nhỏ đất thịtnặng Độ dầy tầng đất của nhóm đất này là ≥ 1m, và địa hình tương đối bằng phẳng(độ dốc nhỏ hơn 80)
- Nhóm đất glây (Gleysols): Diện tích 2855,79 ha Loại đất này phân bố ởnhững vùng địa hình thấp Đất glây có thành phần cơ giới nặng, hàm lượng đạmtổng số cao và lân nghèo, cùng với hàm lượng kali tổng số dễ tiêu trung bình Hiện
Trang 35tại, nhóm đất này được sử dụng để trồng hai vụ lúa và một vụ cây trồng khác.
- Nhóm đất đen (Luvisols): Diện tích 257,72 ha Đất đen có màu sắc đặctrưng Diện tích nhóm đất này tương đối nhỏ
- Nhóm đất xám (Acrisols) có diện tích 245,14 ha, chủ yếu tập trung ở các xãYên Thành và Yên Thắng Loại đất này có thành phần cơ giới trung bình, tầng đấtdày từ 0,5m đến 1,0m, độ dốc thuộc cấp II, và hàm lượng chất dinh dưỡng trungbình Nhóm đất xám này thích hợp để trồng các loại cây cạn và cây trồng màu sắc
Ngoài các khu vực rừng, trên địa bàn huyện Yên Mô cũng có một số diệntích cây ăn quả lâu năm, được trồng để che phủ đất và khai thác quả Những khuvực này tập trung chủ yếu ở các xã Yên Đồng và Yên Thắng (theo Phòng Tàinguyên và môi trường huyện Yên Mô, 2021)
c Tài nguyên khoáng sản
Huyện Yên Mô có hai loại khoáng sản chính, bao gồm đá vôi và đất sét, tồntại trên địa bàn
Đá vôi: Có 9 xã trong huyện có núi đá vôi, với trữ lượng lớn và chất lượngtốt trên diện tích 206,95 ha Các khu vực này có diện tích rộng và thuận lợi cho việcxây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ Các xã chủ yếu có mỏ đá vôibao gồm Yên Thái, Yên Thành, Yên Đồng và Yên Lâm
Đối với đất sét, nó phân bố ở các xã Yên Phong, Yên Từ, Yên Nhân, YênThành, Khánh Thịnh và Khánh Dương Tuy trữ lượng đất sét trong khu vực nàykhông lớn, và hàm lượng sét không cao, nhưng nó chủ yếu được sử dụng để sảnxuất gạch, ngói thủ công nghiệp và cung cấp nguyên liệu cho ngành đúc
d Tài nguyên du lịch
Theo phòng Tài nguyên và môi trường huyện Yên Mô (2021) cho biết về tàinguyên du lịch trên địa bàn huyện như sau: trên địa bàn Huyện Yên Mô có nhiều hồlớn với cảnh quan thiên nhiên đẹp, mang tiềm năng phát triển thành các khu du lịch
Trang 36sinh thái, sân golf, khu nghỉ dưỡng và điểm tham quan Các điểm đáng chú ý baogồm hồ Đồng Thái, động Mã Tiên (Yên Đồng), cửa Thần Phủ, hồ Yên Thắng vàhang Chùa, …
- Hồ Yên Thắng nằm dọc dưới chân đồi giữa hai xã Yên Thành và YênThắng thuộc huyện Yên Mô Hồ này có diện tích mặt nước là 180 ha và được baoquanh bởi một khu đồi cây có diện tích rộng 240 ha Với sự kết hợp này, hồ YênThắng tạo nên một cảnh quan tự nhiên hài hoà và môi trường sinh thái trong lành
Hệ thống hồ Yên Thắng đã được nâng cấp thành công, là công trình thuỷ lợi chống
lũ, mang lại sự an toàn cho cuộc sống của cư dân trong các xã Yên Thành, YênThắng và Yên Hoà
- Sân golf Hoàng Gia tại huyện Yên Mô có tổng diện tích khoảng 3.000 ha vàđược xây dựng bởi P + Z Development PTE và Golf Corp, với sự tham gia của cácchuyên gia đến từ Mỹ, Úc, Scotland và các kỹ sư Việt Nam Trung tâm liên hợp dulịch và thể thao này có 54 lỗ và nằm tại vị trí thuận lợi tại hồ Yên Thắng, kết hợp vớituyến cao tốc Hà Nội - Ninh Bình Kỳ vọng từ đây là sẽ mang lại nguồn thu lớn chongân sách địa phương và đồng thời giải quyết vấn đề việc làm cho nhiều lao động
- Hồ Đồng Thái, nằm trên địa bàn xã Yên Đồng và xã Yên Thái, có diện tíchtổng cộng 2.185 ha Trong đó, đã có kế hoạch quy hoạch 300 ha để phát triển thànhkhu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Hồ Đồng Thái có hình dạng phức tạp với nhiều bánđảo và thung lũng đẹp mắt, với diện tích từ 2 đến 10 ha Những thung lũng này làkhu rừng nguyên sơ, đồng thời là môi trường sống của nhiều động vật hoang dã Đa
số các thung lũng đều bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng các khu vui chơigiải trí
- Động Mã Tiên nằm ở núi trong xã Yên Đồng, và để vào động, du kháchphải đi thuyền qua hồ Đồng Thái và tiếp tục đi theo con đường trên sườn núi men,trải qua hàng trăm bậc đá Cuối cùng, du khách sẽ đến cửa động, có chiều caokhoảng 15 m và chiều rộng khoảng 10 m, tạo hình giống như miện con cá khổng lồ.Nền hang động không bằng phẳng, có nhiều khối đá lớn và nhỏ Từ nền hang, dukhách đi qua các cử hang hẹp để tiếp tục lên tầng 2 của động, nơi có 5 buồng hangkhác nhau về cảnh sắc Mỗi buồng hang mang đến một phong cảnh độc đáo và đặcbiệt
- Cửa Thần Phủ là một địa danh lịch sử từ xa xưa, được liên kết với nhiềutruyền thuyết, nằm trong xã Yên Lâm Tại địa điểm này, có một ngôi đền được gọi
là Đền thờ Ấp Lãng Ngôi đền này có kiến trúc đơn giản, tương tự một ngôi nhà cổ,mang tính chất của một ngôi đền cổ Mỗi năm vào ngày mùng 6 tháng giêng âmlịch, tại đây diễn ra một lễ hội với nhiều hoạt động và nghi lễ truyền thống
Trang 37Trên lãnh thổ của huyện Yên Mô, có tổng cộng 12 di tích văn hoá được xếphạng, bao gồm các địa điểm quan trọng liên quan đến những danh nhân văn hoá nổitiếng như Ninh Tốn, Vũ Phạm Khải, nhà bia tưởng niệm Phạm Thận Duật và nhàtưởng niệm của các liệt sỹ tiền bối cách mạng Tạ Uyên Ngoài ra, còn có 11 làngnghề truyền thống trên địa bàn huyện Các làng nghề này bao gồm nghề dệt vải (tạiNộn Khê), dệt chiếu (tại Bình Hải), làm mộc (tại Côi Trì), làm nề (tại Bình Hải),khai thác đá, chế biến lương thực, thực phẩm, mây tre đan (tại Tiên Hưng), nuôi dê(tại Ngọc Lâm), đóng cối xay (tại Hưng Hiền), và làng nghề gốm Bạch Liên (tạiYên Thành).
2.1.2 Tình hình kinh tế, xã hội
2.1.2.1 Tình hình đất đai của huyện Yên Mô
Thông qua Bảng 3.1, có thể thấy tình hình sử dụng đất đai trong huyện Tổngdiện tích đất tự nhiên của huyện là 14.472,2 ha và đã duy trì ổn định trong suốt 3năm Trong số này, diện tích đất nông nghiệp luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất và có xuhướng giảm dần theo thời gian Vào năm 2019, diện tích đất nông nghiệp chiếm10.200,7 ha, tức 70,48% tổng diện tích đất tự nhiên Đến năm 2020, diện tích nàygiảm xuống còn 10.097,2 ha, tương ứng với 69,77% tổng diện tích đất tự nhiên.Mặc dù diện tích đất nông nghiệp có sự giảm nhẹ, tuy nhiên tốc độ giảm chậm, vớimức trung bình 0,51% giảm trong vòng 3 năm Nguyên nhân của sự giảm này baogồm một phần diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi để xây dựng khu côngnghiệp của huyện và một phần diện tích đất được quy hoạch và sử dụng để xâydựng nhà ở
Trang 39Trong khoảng thời gian 3 năm gần đây, diện tích đất phi nông nghiệp trênlãnh thổ của huyện Yên Mô đã tăng lên Năm 2018, diện tích này đạt 3.795,4 ha,chiếm tỷ lệ 26,32% trong tổng diện tích đất tự nhiên Đến năm 2019, diện tích đãtăng lên 3.875,1 ha, tương đương với 26,78% tổng diện tích đất tự nhiên Mặc dùdiện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng gia tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởngchậm, với mức trung bình tăng 1,04% trong giai đoạn 3 năm Sự tăng diện tích đấtphi nông nghiệp này là kết quả của việc sử dụng đất chuyên dùng và đất công cộng
để xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn mới
Diện tích đất chưa sử dụng trong huyện không có sự thay đổi từ năm 2018
và 2019, duy trì ở mức 476,1 ha, chiếm 3,29% tổng diện tích đất tự nhiên Tới năm
2020, diện tích này tăng lên 487,7 ha, chiếm 3,37% tổng diện tích đất tự nhiên.Phần diện tích đất chưa sử dụng vẫn đáng kể, và trong tương lai có thể dần dần cảitạo để sử dụng phục vụ sản xuất và đời sống của cư dân trong huyện
Tỷ lệ đất nông nghiệp trên một lao động, dân số, và hộ gia đình đều có xuhướng giảm, cho thấy diện tích đất nông nghiệp đã giảm trong thời gian gần đây.Nhìn chung, việc sử dụng đất đai trong huyện được thực hiện một cách hợp lý, cơcấu sản xuất và loại cây trồng, chăn nuôi đã có sự chuyển biến theo hướng thươngmại, tạo đà cho phát triển kinh doanh dịch vụ và hàng hóa nông nghiệp Từ đó, mở
ra nhiều cơ hội để mở rộng sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong lĩnh vực này
2.1.2.2 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a Giao thông
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên
Mô năm 2021, tổng chiều dài của hệ thống giao thông trên lãnh thổ huyện là1.082,8 km Hệ thống này bao gồm các đường tỉnh lộ, đường xã và liên xã, cũngnhư các đường giao thông nội bộ trong thôn và xóm Các thành phần quan trọngtrong hệ thống giao thông bao gồm:
- Quốc lộ 1A, đoạn từ cầu Vó đến cầu Ghềnh, có chiều dài 2,044 km Đây
là một tuyến đường quan trọng trong việc phát triển kinh tế và xã hội Hiện nay,tuyến đường này đã được nâng cấp và mở rộng thành đường một chiều
- Tỉnh lộ 480 đi từ Bình Sơn đến Lai Thành (Kim Sơn) có chiều dài 18,7
km Tuyến đường này đang được nâng cấp với chất lượng tốt và được thiết kế làtuyến đường tốt nhất trong huyện, với chiều rộng đường 12m và nền bê tông dày15cm Đây là một tuyến đường quan trọng cho việc di chuyển và vận chuyển
Trang 40hàng hóa giữa huyện và các huyện Kim Sơn, Thạch Thanh thuộc tỉnh ThanhHóa Việc nâng cấp và mở rộng tuyến đường giao thông trong huyện Yên Mô có
ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và cải thiện cuộc sống củangười dân trong khu vực Những cải tiến và mở rộng này giúp tăng cường kết nốigiữa các khu vực trong huyện, cung cấp một mạng lưới giao thông hiệu quả vàthuận tiện cho người dân di chuyển, vận chuyển hàng hóa và phát triển các hoạtđộng kinh tế
Việc có một hệ thống giao thông đáng tin cậy và tiện lợi giúp giảm thờigian di chuyển, giảm tắc nghẽn giao thông và tăng sự an toàn cho người tham giagiao thông Nâng cấp và mở rộng tuyến đường cũng tạo điều kiện thuận lợi choviệc phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ tronghuyện Điều này giúp tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và thu hút đầu tư từ cáckhu vực khác
Ngoài ra, việc mở rộng tuyến đường còn mang lại lợi ích cho việc pháttriển các dự án xây dựng hạ tầng khác như việc xây dựng trường học, bệnh viện,trung tâm thương mại và các cơ sở hạ tầng khác Điều này góp phần tăng cường
sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cưtrong huyện Yên Mô
- Tỉnh lộ 480C đi từ Ngò đến Cầu Tràng có chiều dài 4,3 km Đường này
đã được trải nhựa mặt đường tốt, tuy nhiên, chiều rộng mặt đường còn hẹp và cầnđược mở rộng trong tương lai
- Các tuyến tỉnh lộ như 480B (từ Lồng đến Cầu Rào) và 480D (từ Cống
Gõ đến Mùa Thu) có tổng chiều dài 5,5 km, đã được mở rộng và đáp ứng nhucầu di chuyển của người dân
- Hệ thống đường xã và liên xã có tổng chiều dài 147,6 km, trong đó có102,9 km (chiếm 69,7%) đạt chuẩn theo tiêu chí của nông thôn mới
- Hệ thống đường thôn và xóm có tổng chiều dài 207,4 km, trong đó có129,9 km (chiếm 62,8%) đạt chuẩn theo tiêu chí của nông thôn mới
- Huyện có tổng cộng 26 cầu trong hệ thống giao thông, trong đó hầu hếtcác cầu đã được xây dựng bằng bê tông Tuy nhiên, do các cầu này được xâydựng từ lâu, nhiều cầu đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu về chiều rộng
và chiều cao cho việc đi lại trên đường bộ và đường sông
- Hệ thống đường sông trong huyện có tổng chiều dài 54,75 km, bao gồm