1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ kinh tế giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo khu vực đồng bằng sông cửu long trong điều kiện hội nhập kinh tế

104 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cho Các Doanh Nghiệp Chế Biến, Xuất Khẩu Gạo Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu Long Trong Điều Kiện Hội Nhập Kinh Tế
Tác giả Đỗ Hồng Kỳ
Người hướng dẫn TS. Lê Tấn Nghiêm
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 2,12 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (15)
    • 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (15)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (16)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (16)
    • 1.3 Phạm vi nghiên cứu (16)
      • 1.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu (16)
      • 1.3.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu (17)
      • 1.3.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu (17)
    • 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (17)
    • 1.5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN (17)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (19)
    • 2.1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU (19)
      • 2.1.1 Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trên thế giới (19)
      • 2.1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam (21)
    • 2.2 TÍNH KẾ THỪA VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI (27)
  • CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (29)
    • 3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN (29)
      • 3.1.1 Một số khái niệm (29)
        • 3.1.1.1 Cạnh tranh (29)
        • 3.1.1.2 Năng lực cạnh tranh (29)
        • 3.1.1.3 Lợi thế cạnh tranh (31)
      • 3.1.2 Tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh (31)
    • 3.2 CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP (32)
      • 3.2.1 Các tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp (32)
        • 3.2.1.1 Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp (33)
        • 3.2.1.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm............................................20 3.2.1.3 Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh (34)
        • 3.2.1.4 Năng suất các yếu tố sản xuất (34)
        • 3.2.1.5 Khả năng thích ứng và đổi mới của doanh nghiệp (35)
        • 3.2.1.6 Khả năng thu hút nguồn lực (35)
        • 3.2.1.7 Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp (35)
      • 3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp … (36)
        • 3.2.2.1 Năng lực tổ chức quản trị doanh nghiệp (36)
        • 3.2.2.2 Năng lực Marketing (37)
        • 3.2.2.3 Năng lực tài chính (37)
        • 3.2.2.4 Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ (38)
        • 3.2.2.5 Năng lực tổ chức dịch vụ (38)
        • 3.2.2.6 Năng lực tạo lập các mối quan hệ (39)
      • 3.2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất (39)
    • 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (41)
      • 3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu (41)
        • 3.3.1.1 Số liệu thứ cấp (41)
        • 3.3.1.2 Số liệu sơ cấp (41)
      • 3.3.2 Xây dựng và phát triển thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long (42)
        • 3.3.2.1 Lựa chọn thang đo (43)
        • 3.3.2.2 Tổng hợp thang đo các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo (43)
        • 3.3.2.3 Thiết kế bảng hỏi chính thức (45)
      • 3.3.2 Phương pháp phân tích (47)
        • 3.3.2.1 Phương pháp phân tích theo mục tiêu (48)
        • 3.3.2.2 Một số lý thuyết về các phương pháp nghiên cứu được sử dụng 34 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 (48)
  • CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU (52)
    • 4.1. GIỚI THIỆU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (52)
      • 4.1.1 Đặc điểm (52)
      • 4.1.2. Chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của khu vực năm 2016 (53)
    • 4.2 KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG NGÀNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA (54)
      • 4.2.1 Tình hình sản xuất (54)
        • 4.2.1.1 Các loại giống lúa (55)
        • 4.2.1.2. Năng suất, sản lượng và diện tích canh tác (56)
        • 4.2.1.4 Kênh phân phối trên thị trường (60)
      • 4.2.2 Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam (63)
        • 4.2.1.1 Thực trạng về xuất khẩu gạo (0)
        • 4.2.2.2 Lợi thế của ngành gạo xuất khẩu (67)

Nội dung

Vì những lý do này, tôi thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện hội nhập kin

GIỚI THIỆU

SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế, cấu trúc xã hội và các quan hệ thương mại của Việt Nam, thu hút lực lượng lao động khoảng 70% dân số Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền nông nghiệp nước ta đã đạt được các thành tựu đáng khích lệ, không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn có khả năng xuất khẩu và trở thành những ngành xuất khẩu chủ yếu

Năm 2016, giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành là 32,1 tỷ USD đạt 5,5% giá trị xuất khẩu của cả nước, đóng góp 16,32% giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Giá trị toàn ngành đạt 870,7 nghìn tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010) tăng 1.44% so với năm

2015 Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng toàn ngành thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây và vẫn còn tồn tại một số vấn đề đòi hỏi những chiến lược hành động và chính sách cụ thể

Sản xuất nông nghiệp ở nước ta chủ yếu là các hộ gia đình và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam còn tương đối thấp so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới Bên cạnh đó hệ thống quản lý của nước ta về hạ tầng, dịch vụ như vận tải, lưu kho, bảo hiểm, ngân hàng, liên lạc và hậu cần vẫn còn yếu và thiếu sự phối hợp để đáp ứng các yêu cầu của thị trường và hỗ trợ các ngành thực sự hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu

Trong hoàn cảnh đó, nước ta cần khai thác từ việc gia nhập vào WTO nhằm thúc đẩy phát triển thương mại hàng hóa và sản phẩm nông nghiệp Đồng thời, Việt Nam cũng cần tính toán và đánh giá đầy đủ những tác động từ các nghĩa vụ và cam kết trong WTO đối với các chính sách nông nghiệp Điều này đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp trong việc đề ra và thực hiện các chính sách nhằm cải thiện khả năng tiêu thụ và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp của nước ta Để sản phẩm nông sản nói chung và mặt hàng gạo xuất khẩu nói riêng của nước ta cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới và thời điểm các thành viên trong WTO dành cho nước ta mức thuế ưu đãi tối huệ quốc (MFN) có lợi hơn dẫn đến sản phẩm nước ta có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường hơn, nhưng cũng chịu sự kiểm tra ngặt nghèo hơn theo Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) và hàng rào kỹ thuật trong thương mại TBT của các thành viên WTO Điều này không những chính phủ Việt Nam phải hài hòa trong chính sách với các thành viên mà đặc biệt hơn cả là các

Luận văn thạc sĩ doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu với thách thức khó khăn khi phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh bình đẳng theo các nguyên tắc của WTO Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập, sản phẩm nông nghiệp của nước ta được xem là có lợi thế so sánh của khu vực lại đang có những vấn đề khó khăn nhất định Vì những lý do này, tôi thực hiện đề tài “Gi ải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo khu v ực Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện hội nhập kin h t ế” để nghiên cứu, đánh giá về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành chế biến xuất khẩu gạo ở địa bàn này, nhằm đưa ra những giải pháp nâng khả năng tiêu thụ và sức cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập hiện nay, đây là vấn đề rất cần thiết và cấp bách.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long và từ đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành

Mục tiêu 1: Xác định những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các DN, Mô tả thực trạng và phân tích môi trường kinh doanh của ngành gạo xuất khẩu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Mục tiêu 2: Xác định những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh và phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Mục tiêu 3: Đề xuất những giải pháp khả thi nhằm giúp gia tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành gạo xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long.

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh và phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giúp gia tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Thông qua việc thu thập thông tin từ các doanh nghiệp, tác giả sẽ tiến hành phân tích để xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố

1.3.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu của đề tài được thực hiện tại 13 tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu Long

1.3.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu

- Đề tài sử dụng cả số liệu thứ cấp và sơ cấp

+ Số liệu thứ cấp bao gồm các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Cửu Long, các số liệu thống kê về lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gạo tại Việt Nam cũng như của đồng bằng sông Cửu Long trong 5 năm

+ Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn ý kiến của doanh nghiệp bằng bảng câu hỏi trong tháng 12/2016

- Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2016 - 01/2017.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Việc phân tích năng lực cạnh tranh của các DN dựa vào các tiêu chí nào, thực trạng và môi trường kinh doanh của ngành gạo xuất khẩu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện nay như thế nào?

- Những yếu tố nào cấu thành năng lực cạnh tranh và ảnh hưởng như thế nào đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long?

- Những giải pháp nào được đề xuất nhằm giúp gia tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành gạo xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long?

CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Luận văn gồm 7 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài Trong chương này, tác giả giới thiệu lý do chọn đề tài, xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cuối cùng là kết cấu của luận văn

Chương 2: Tổng quan tài liệu nghiên cứu Ở chương này, tác giả lược khảo những tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn để làm cơ sở cho việc thiết kế các nội dung nghiên cứu

Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Ở chương này, tác giả giới thiệu cơ sở lý luận, các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu xác định những tiêu

Luận văn thạc sĩ chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và trình bày chi tiết cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài

Chương 4: Giới thiệu tổng quan về đồng bằng sông Cửu Long và khái quát thực trạng ngành gạo xuất khẩu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Chương 5: Kết quả phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long Trong chương này, tác giả tập trung làm rõ mục tiêu nghiên cứu đã đề ra

Chương 6: Hàm ý quản trị Trong chương này, dựa trên kết quả phân tích, tác giả đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm giúp gia tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành gạo xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long

Chương 7: Kết luận và kiến nghị Ở chương này, tác giả tóm tắt kết quả nghiên cứu, những đóng góp của luận văn, những hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo Tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đến các cơ quan, tổ chức có liên quan để đảm bảo tính khả thi trong thực hiện các giải pháp đã đề ra

Chương 1 đã trình bày lý do thực hiện đề tài “Gi ải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghi ệp chế biến, xuất khẩu gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện hội nhập kinh tế” là cần thiết và cấp bách Đề tài sẽ tập trung làm sáng tỏ những nội dung như: Có những tiêu chí nào dánh giá năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp; Thực trạng và môi trường ngành xuất khẩu gạo tại khu vực ĐBSCL; Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh và phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giúp gia tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Để thực hiện được những mục tiêu trên cần có sự nghiên cứu các lý thuyết kình tế, các công trình nghiên cứu có liên quan để từ đó có sự kế thừa và phát triển, những nội dung đó sẽ được thực hiện trong Chương 2 của luận văn

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh nghiệp, là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh (Michael Porter, 1996)

Nói cách khách như P A Samuelson: “Cạnh tranh đó là sự kình địch giữa các doanh nghiệp để giành khách hàng hoặc thị trường”

Vậy, cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia cùng sản xuất một loại hàng hóa, dịch vụ trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách hàng, nhằm tạo ra những điều kiện có lợi nhất trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa dịch vụ với lợi nhuận cao nhất

Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, người ta đã sử dụng khái niệm năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh ngành, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ

- Năng lực cạnh tranh quốc gia

Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của nền kinh tế quốc dân đạt và duy trì mức tăng trưởng cao về kinh tế, thu nhập và việc làm

Năng lực cạnh tranh quốc gia được cấu thành từ 8 nhóm yếu tố chính là độ mở của nền kinh tế, vai trò và hiệu lực của Chính phủ, hệ thống tài chính – tiền tệ, trình độ phát triển công nghệ, cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý của doanh nghiệp, số lượng và chất lượng lao động, trình độ phát triển của thể chế

Trong thời đại ngày nay các quốc gia đang đứng trước sức ép rất lớn về cạnh tranh do quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa đã thiết lập nên luật chơi chung mà các quốc gia phải tuân thủ, luật chơi này là yêu cầu chung về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, quy cách, mẫu mà sản phẩm và xóa bỏ dần hàng rào thuế quan, các rào cản do đó

Luận văn thạc sĩ làm cho các quốc gia cạnh tranh nhau gay gắt hơn để tìm kiếm chỗ đứng cho các sản phẩm, cho các doanh nghiệp, cho các ngành hàng của nước minh so với các nước khác trên sân chơi tầm quốc tế

Một quốc gia sẽ không thể có năng lực cạnh tranh tốt nếu như không có những sản phẩm, những doanh nghiệp và những ngành hàng có sức cạnh tranh tốt

- Năng lực cạnh tranh câp ngành:

Năng lực cạnh tranh cấp ngành được thể hiện qua bên ngoài qua các chỉ số như: Tổng doanh thu, sự thâm nhập, phát triển ngành, chất lượng hang hóa dịch vụ ngành đó cung cấp cho xã hội … là những chỉ số quan trọng quyết định nên sự hấp dẫn trong việc dòng tiền trong thị trường sẽ chuyển về ngành đó nhiều hay ít, có nghĩa là ngành đó cáo hấp dẫn đầu tư hay không, có năng lực cạnh tranh cao hay thấp, tốt hay không tốt

Nêu không có nhiêu các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt thì ngành sẽ khó có thể có năng lực cạnh tranh tôt Nêu không có những sản phẩm có năng lực cạnh tranh tôt, không có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tôt thì ngành sẽ không có năng lực cạnh tranh cao

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra và có được các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh (Lê Công Hoa, 2006)

Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn chế về mặt khác Vần đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thông tin,…

- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Năng lực cạnh tranh của một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ là sự thể hiện tính vượt trội của nó so với các sản phẩm khác cả về mặt định tính và định lượng với các chỉ tiêu như sau: Chất lượng sản phẩm, thương hiệu, mức độ vệ sinh, khối lượng và sự ổn định của khối lượng sản phẩm, kiểu dáng, môi trường thương mại, mức độ giao dịch và uy tín của sản phẩm trên thị trường, và cuối cùng là chỉ tiêu về giá thành và giá cả sản xuất

Như vậy, Năng lực cạnh tranh của DN l à vi ệc khai thác , s ử dụng các yếu tố năng lực của DN để duy tr ì và t ạo ra lợi thế cạnh tranh nhằm đạt được kết quả hoạt động kinh doanh cao hơn so với đối thủ và thích ứng với những thay đổi c ủa môi trường kinh doanh Định nghĩa này không chỉ đề cập tới các yếu tố nội lực của mỗi DN được tính bằng các nguồn lực về tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị, thông tin thị trường, … một cách riêng biệt mà còn thể hiện sự tổ chức, phối hợp sử dụng các nguồn lực, các lợi thế bên trong và bên ngoài DN nhằm tạo ra NLCT và đạt mục tiêu của DN một cách bền vững trong môi trường luôn biến động, phù hợp với đặc điểm sử dụng các yếu tố năng lực một cách linh hoạt của DN kinh doanh xuất khẩu gạo Việt Nam

Lợi thế cạnh tranh là giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng, giá trị đó vượt quá chi phí dùng để tạo ra nó Giá trị mà khách hàng sẵn sàng để trả và ngăn trở việc đề nghị những mức giá thấp hơn của đối thủ cho những lợi ích tương đương hay cung cấp những lợi ích độc nhất hơn là phát sinh một giá cao hơn (Michael Porter, 1985, trang 3)

CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

3.2.1 Các tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp

Cũng như khái niệm NLCT, việc đo lường và xác định các tiêu chí đo lường NLCT là những vấn đề chưa được hiểu một cách thống nhất Có khá nhiều các nghiên cứu dưới góc độ lý thuyết để xác định phương pháp đo lường NLCT

Năm 1994, Chaharbaghi và Feurer đưa ra khung khổ đo lường NLCT của doanh nghiệp, theo đó NLCT phụ thuộc vào đánh giá (giá trị) của khách hàng và người cung ứng, môi trường cạnh tranh và động cơ thúc đẩy cạnh tranh Họ phân ra 3 loại giá trị: giá trị của khách hàng, giá trị của những người cộng tác và khả năng hành động - phản ứng

Theo Wangwe (1995), Biggs và Saturi (1997), chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hiệu quả kỹ thuật và năng suất; theo Cockbum (1997) đó là hiệu quả tài chính theo nghĩa hẹp (lợi nhuận); theo Porter (1990), đó là khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh (chi phí thấp và sự khác biệt của sản phẩm); theo Salinger (2001), đó là năng suất lao động và năng lực vốn con người (Human Capital) v.v

Flanagan (2007) và các cộng sự đã hệ thống hoá các tài liệu nghiên cứu và đo lường năng lực cạnh tranh ở nhiều nước dưới các giác độ khác nhau: quốc gia, ngành và doanh nghiệp

Theo đó, ở cấp độ doanh nghiệp có hai nhóm chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh là: mức thu lãi và năng suất Trong đó, mức thu lãi được tính bằng các chỉ số như: tiền lãi trên doanh số, tiền lãi trên tổng vốn, còn năng suất được tính theo năng suất yếu tố (đầu ra trên mỗi yếu tố đầu vào) và năng suất tổng thể (tổng đầu ra trên tổng đầu vào)

Kết quả nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Momaya (2004) đã hệ thống hoá cụ thể hơn các tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh doanh nghiệp theo từng nhóm năng lực như sau:

- Khả năng khai thác, sử dụng tài sản (Assets) gồm các chỉ tiêu liên quan tới:

Luận văn thạc sĩ nguồn nhân lực, cơ cấu doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, công nghệ

- Năng lực vận hành các quá trình (Processes): quá trình quản lý chiến lược; quá trình sử dụng nguồn nhân lực; các quá trình công nghệ; các quá trình marketing

- Năng lực cạnh tranh hoạt động, gồm các chỉ tiêu: năng suất, thị phần tài chính, sự khác biệt, mức sinh lời, giá cả, chi phí, sự đa dạng sản phẩm, hiệu quả, tạo ra giá trị, đáp ứng nhu cầu khách hàng phát triển sản phẩm mới

Nghiên cứu các tiêu chí đo lường NLCT của DN, theo quan điểm của luận văn các tiêu chí đo lường NLCT của DN cần thể hiện được mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong việc chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, thu hút yếu tố đầu vào Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại, NLCT cần bảo đảm tính bền vững, phải tính đến cả mức độ sử dụng các điều kiện để duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cả trong ngắn hạn và dài hạn Theo đó, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm 7 tiêu chí sau:

3.2.1.1 Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh NLCT theo kết quả đầu ra của doanh nghiệp, cho đù đó là cạnh tranh trong nước hay cạnh tranh quốc tế Tiêu chí này gồm hai tiêu chí thành phần là thị phần và tốc độ tăng thị phần của doanh nghiệp

Thị phần là tiêu chí thể hiện vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có thị phần lớn hơn các doanh nghiệp khác thì có nghĩa là năng lực cạnh tranh của doanh nó lớn hơn Tiêu chí này thường được đo bằng tỷ lệ doanh thu hay số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định so với tổng số doanh thu hay sản lượng tiêu thụ trên thị trường

Chỉ tiêu này phản ánh rõ vị thế cạnh tranh tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp tại một thời điểm phân tích nhưng không phải khi nào cũng tính được, đặc biệt là trong trường hợp doanh nghiệp có thị phần quá bé hoặc các doanh nghiệp xuất khẩu rất khó tính toán thị phần của mình trên thị trường quốc tế Hơn nữa, chỉ tiêu này mang tính chất

"tĩnh", phản ánh NLCT tại một thời điểm trong quá khứ Do vậy, để thấy được sự biến chuyển của NLCT theo thời gian, người ta thường xem xét sự biến đổi chỉ số thị phần của doanh nghiệp qua một số năm, thường là 3 - 5 năm

Trong trường hợp không tính được thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần thì người ta có thể sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh thu để thay thế Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi đầu ra của doanh nghiệp theo thời gian Chỉ tiêu này có thể tính toán cho từng doanh nghiệp tại mọi thời điểm và có thể so sánh mức độ biến đổi đầu ra giữa các doanh nghiệp, tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là không phản ánh được vị thế của từng doanh nghiệp trong tổng thể

3.2.1.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của DN Do nhiệm vụ cơ bản của DN là sản xuất - kinh doanh nên nếu sản phẩm của DN có sức cạnh tranh thấp thì sức cạnh tranh của DN không thể cao được Năng lực cạnh tranh của sản phẩm DN dựa trên các yếu tố cơ bản như: chất lượng sản phẩm cao, giá cả cạnh tranh, hình thức đẹp, đáp ứng nhu cầu khác hàng

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài bao gồm:

- Số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Đồng bằng Sông Cửu Long từ niên giám thống kê qua các năm 2011 - 2015

- Các số liệu về tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo được thu thập từ tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế, bộ Nông Nghiệp Mỹ, tổng cục Thống kê, tổng cục Hải quan, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp nông thôn, các sở ban ngành của các địa phương có doanh nghiệp được chọn khảo sát

- Các dự án, đề tài nghiên cứu có liên quan

- Các thông tin từ cac website, tạp chí có liên quan đến thị trường sản xuất và xuất khẩu lúa gạo

Số liệu sơ cấp sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ việc phỏng vấn các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo thông qua bảng câu hỏi đã được soạn sẵn Bảng câu hỏi được gửi đến toàn bộ các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo

Luận văn thạc sĩ tại khu vực Đông bằng sông Cửu Long để khảo sát Cuộc điều tra được tiến hành trong tháng 12/2016

Dựa theo số lượng các Doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu gạo, tác giả chọn kích cỡ mẫu nghiên cứu trong đề tài là 132 doanh nghiệp

Số quan sát mẫu được phân theo địa bàn để thu thập cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Cơ cấu mẫu điều tra phân bố theo địa bàn nghiên cứu Địa bàn Tổng số Doanh nghiệp có tham gia xuất khẩu gạo

Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất

Trước tiên, tác giả tổng hợp các doanh nghiệp có tham gia vào hoạt động xuất khẩu lúa gạo của từng tỉnh để xác định số quan sát phải thực hiện khảo sát Sau đó tác giả gửi bảng câu hỏi phỏng vấn qua đường bưu điện và Email đến các doanh nghiệp, đồng thời điện thoại trực tiếp đến doanh nghiệp để trình bày mục đích và hẹn thời gian nhận kết quả trả lời

3.3.2 Xây dựng và phát triển thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Sau khi nghiên cứu tác giả lựa chọn hướng tiếp cận phân tích NLCT theo lý thuyết năng lực Vì vậy, để xác định được nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN, các nội dung nghiên cứu trong đề tài cần được thực hiện qua hai bước: Bước đầu tiên là nghiên cứu định tính nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN Bước hai thảo luận nhóm với các chuyên gia trong ngành kinh doanh gạo xuất khẩu để để hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu và kiểm chứng lại các cơ sở lý thuyết trong mô hình có phù hợp với những suy nghĩ của những nhà quản trị DN kinh doanh xuất khẩu gạo ở khu vực hay không Đối tượng phỏng vấn là 5 chuyên gia là 5 Giám đốc các Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo Cần Thơ, kết quả thảo luận được tổng hợp qua bảng 3.2

Bảng 3.2 Kết quả thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN kinh doanh xuất khẩu gạo

TT Nhân tố Số ý kiến đồng ý

1 Năng lực tổ chức quản lý DN 5 100

4 Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ 4 80

5 Năng lực tổ chức dịch vụ 3 60

6 Năng lực tạo lập các mối quan hệ 5 100

Số chuyên gia phỏng vấn 5

3.3.2.2 Tổng hợp thang đo các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã được công nhận, kết hợp với sự nghiên cứu định tính của tác giả và sự thống nhất của các chuyên gia đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN kinh doanh xuất khẩu gạo và các chỉ tiêu đo lường từng nhân tố như trong bảng 3.3

Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả thang đo các nhân tố tác động đến NLCT của DN kinh doanh xuất khẩu gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Nhân tố Biến quan sát Nguồn gốc

1.Năng lực tổ chức quản lý DN

DN có bộ máy tổ chức hoạt động hiệu quả, linh hoạt

Porter, 1980; Ho, 2005; Tổng hợp ý kiến chuyên gia

DN hoạch định được các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh tốt

Việc bố trí sắp xếp và thay thế nhân sự luôn đảm bảo tốt cho các hoạt động SXKD của DN

Năng lực lãnh đạo của chủ DN

Khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng của DN luôn đảm bảo

Kotler và cộng sự, 2006; Homburg và cộng sự, 2007; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang,

DN luôn phản ứng tốt với đối thủ cạnh tranh

DN có khả năng thích ứng tốt với biến động của môi trường

Chiến lược phát triển các hoạt động marketing của DN luôn phát huy hiệu quả

Quy mô nguồn vốn của DN Kế thừa

Phạm Quang Trung, 2012; Ngô Kim Thanh, Lê Văn Tâm, 2010; Thảo luận chuyên gia

Khả năng huy động vốn Khả năng thanh toán

4.Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ

Mức độ đầu tư vào nghiên cứu và triển khai (R&D) công nghệ

Hudson 2001; Quian, Li 2003; Thảo luận chuyên gia

Nguồn vốn dành cho đổi mới công nghệ

Khả năng ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động SXKD

5.Năng lực tổ chức dịch

Thái độ và cung cách phục vụ của nhân viên

Luận văn thạc sĩ vụ Năng lực phục vụ của nhân viên Kế thừa

Tahir & Bakar 2007; Thảo luận chuyên gia

Tạo được niềm tin cho khách hàng

6.Năng lực tạo lập các mối quan hệ

Khả năng quan hệ với nhà cung cấp Thảo luận chuyên gia

Khả năng quan hệ với các tổ chức tín dụng Thảo luận chuyên gia

Khả năng liên minh, liên kết với các

DN cùng ngành Thảo luận chuyên gia

Khả năng quan hệ với các cấp chính quyền tại địa phương Thảo luận chuyên gia

3.3.2.3 Thiết kế bảng hỏi chính thức

Bảng hỏi chính thức được thiết kế căn cứ và biến quan sát trong thang đo của từng yếu tố đã được xây dựng tại bảng 3.3 Đây là các biến quan sát gốc, tuy nhiên khi thiết kế bảng hỏi để đảm bảo tính logic và thể hiện được đặc trưng của ngành xuất khẩu gạo trong điều kiện hội nhập hiện nay, các biến quan sát gốc trong bảng 3.3 được điều chỉnh thành các phát biến cụ thể phù hợp nội dung từng mục hỏi Các biến quan sát sau khi được điều chỉnh lại được mô tả trong bảng 3.4

Bảng 3.4 Biến quan sát các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện hội nhập kinh tế

Yếu tố/Biến quan sát gốc Yếu tố/Biến quan sát điều chỉnh Mã hóa

1 Năng lực tổ chức quản lý

DN 1.Năng lực tổ chức quản lý DN QL

Hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý

DN có bộ máy tổ chức hoạt động hiệu quả, linh hoạt QL01

Hoạch định được các chiến lược, kế hoạch kinh doanh

DN luôn xây dựng được chiến lược kinh doanh tốt khi môi trường kinh doanh thay đổi QL02 Năng lực tổ chức và quản lý của lãnh đạo DN

Lãnh đạo DN có năng lực tổ chức và quản lý tốt QL03

2.Năng lực Marketing 2.Năng lực Marketing MA

Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Hoạt động marketing trong DN luôn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng MA01 Khả năng phản ứng trước đối thủ cạnh tranh DN luôn phản ứng tốt với đối thủ cạnh tranh trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

Khả năng thích ứng tốt với biến động của môi trường

DN có khả năng thích ứng tốt với biến động của môi trường MA03

Hiệu quả của các chiến lược

Chiến lược phát triển các hoạt động marketing của DN luôn phát huy hiệu quả MA04

3.Năng lực tài chính 3.Năng lực tài chính TC

Quy mô nguồn vốn của DN DN luôn có đủ vốn để đáp ứng cho nhu cầu

Khả năng huy động vốn DN luôn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn cho hoạt động SXKD TC02

Khả năng thanh toán DN luôn thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ

4.Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ 4.Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ CN

Khả năng ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động SXKD

DN thường xuyên ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động SXKD CN01 Đầu tư vào nghiên cứu và triển khai (R&D) công nghệ

DN luôn coi trọng đầu tư vào nghiên cứu và triển khai công nghệ mới CN02

Nguồn vốn dành cho đổi mới công nghệ

DN có đủ nguồn vốn để đầu tư vào đổi mới công nghệ CN03

Yếu tố/Biến quan sát gốc Yếu tố/Biến quan sát điều chỉnh

5.Năng lực tổ chức dịch vụ 5.Năng lực tổ chức dịch vụ DV

Thái độ và cung cách phục vụ của nhân viên

Nhân viên kinh doanh xuất khẩu của DN luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách hàng DV01

Năng lực phục vụ của nhân viên

Nhân viên kinh doanh xuất khẩu của DN có trình độ chuyên môn tốt đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng

Tạo được niềm tin cho khách hàng

Nhân viên kinh doanh xuất khẩu của DN luôn được khách hàng tin tưởng DV03

6.Năng lực thiết lập các mối quan hệ 6.Năng lực thiết lập các mối quan hệ QH

Khả năng quan hệ với nhà cung cấp

DN đã thiết lập tốt các mối quan hệ với nhà cung cấp QH01

Khả năng quan hệ với các tổ chức tín dụng

DN đã thiết lập tốt các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng QH02

Khả năng quan hệ với các cấp chính quyền tại địa phương

DN đã thiết lập tốt các mối quan hệ với chính quyền QH03

Khả năng hợp tác, liên kết với các DN cùng ngành

DN đã xây dựng được mối quan hệ tốt với các

Các câu hỏi được thiết kế có cấu trúc theo từng nhóm nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN với thông tin chung được trình bày đầu tiên, sau đó chuyển đến từng câu hỏi thăm dò sâu sắc hơn về yếu tố đó Để đo lường các biến quan sát trong Phiếu điều tra, luận án sử dụng thang đo Likert

5 mức độ Dạng thang đo quãng Likert (Likert, 1932) thường được sử dụng để đo lường một tập các phát biểu của một khái niệm Số đo của khái niệm là tổng điểm của từng phát biểu Về mặt lý thuyết thang đo Likert là thang đo thứ tự và đo lường mức độ đồng ý của đối tượng nghiên cứu Nghĩa là năm điểm biến thiên từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý Vì vậy, thang đo Likert cho phép một loạt các lựa chọn từ “Rất không đồng ý” tới "Rất đồng ý”

Bảng câu hỏi được thiết kế làm hai phần, phần đầu nhằm thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát mức độ đồng ý về các khái niệm trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN Phần kế tiếp, nhằm thu thập thông tin chung của đối tượng khảo sát, phục vụ cho công tác thống kê mô tả Trên cơ sở tham khảo ý kiến của những người phỏng vấn trong giai đoạn nghiên cứu định tính, nội dung câu hỏi được xây dựng đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo đúng hàm ý của cơ sở lý thuyết Nội dung bảng hỏi được mô tả tại Phụ lục 01

3.3 2.1 Phương pháp phân tíc h theo m ục ti êu

- Mục tiêu 1: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng như thống kê mô tả, so sánh, biểu đồ tổ hợp Cluster chart để mô tả thực trạng và phân tích môi trường kinh doanh của ngành gạo xuất khẩu tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long

Mục tiêu 2: Sử dụng mô hình hồi quy đa biến để định lượng mức độ ảnh hưởng của những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo khu vực đồng bằng Sông Cửu Long

Mục tiêu 3: Từ kết quả nghiên cứu ở mục tiêu 1 và mục tiêu 2 để tổng hợp và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm giúp gia tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành gạo xuất khẩu tại đồng bằng Sông Cửu Long

3.3.2.2 M ột số lý thuyết về các phương pháp nghiên cứu được sử dụng

 Lý thuyết phương pháp so sánh

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU

GIỚI THIỆU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Hình 4.1 Bản đồ Đồng bằng Sông Cửu Long ĐBSCL là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu nhất Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam ĐBSCL cũng là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và trên thế giới

- Về vị trí địa lý: ĐBSCL có vị trí như một bán đảo với ba mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp biển (có đường bờ biển dài 700km), phía Tây có đường biên giới giáp Campuchia và phía Bắc giáp với vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế lớn nhất của Việt Nam hiện nay ĐBSCL nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày, thuận lợi cho giao thông thủy vào bậc nhất ở nước ta

- Diện tích tự nhiên toàn vùng là 39.747 km² ( khoảng 4 triệu ha), bằng 12% diện tích cả nước; trong đó có khoảng 65% diện tích đất được dùng để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

- Dân số: đến năm 2016 dân số toàn vùng đạt trên 17,478 triệu người, bằng 21% dân số cả nước, mật độ dân số trung bình là 407 người/km² (so với cả nước là 233 người/km²) : tỷ lệ nữ giới chiếm 51,2%, tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị là 17,1% Theo thống kê về lao động việc làm, dân số trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên trong khu vực I chiếm 60,13%, khu vực II chiếm 13,11% và khu vực III chiếm 26,76% Hộ nghèo chiếm khoảng 15% Tỷ lệ người biết chữ: 88% Tuổi thọ trung bình;

71,1 tuổi Trong cộng đồng dân cư, người Kinh chiếm chủ yếu hơn 90%, kế đến là người Khơmer, Hoa và Chăm chiếm 8%

- ĐBSCL có 13 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố trực thuộc Trung ương (thành phố Cần Thơ) và 12 tỉnh (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăn và Cà Mau)

4.1.2 Chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của khu vực năm 2016

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI là chỉ số đánh giá xếp hạng chính quyền các tỉnh thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh Đây là dự án hợp tác nghiên cứu giữa phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam ( là dự án do USAID tài trợ) Chỉ số này được công bố lần đầu vào năm 2005 cho 47 tỉnh thành Từ lần thứ hai, cả 64 tính thành đều được đưa vào xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành phần cũng được tăng cường thêm

Các tiêu chí đưa vào xếp hạng là: chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất đai, tính minh bạch và tiếp cận thông tin, chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, chi phí không chính thức, ưu đãi đối với Doanh nghiệp Nhà nước, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý

Biểu đồ 4.1 Chỉ số PCI trung bình của các khu vực

Nhìn chung, mặt bằng tại ĐBSCL được đánh giá là khá cao, được xếp hạng 3 trên

6 khu vực trong nước (sau Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Miền Trung) Đây là cơ hội của khu vực này thu hút đầu tư, và từ đây có thể phát triển mạnh hơn về hạ tầng cơ sở cho khu vực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực

Tuy nhiên, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI không đồng đều giữa các tỉnh trong khu vực, trong đó tỉnh có chỉ số PCI cao nhất là tỉnh Đồng Tháp đạt 64,96 (rất tốt) và xếp cuối là Cà Mau 56,36 (trung bình) Sự mất cân đối này cản trở đến việc phát trển đồng bộ của khu vực

Biểu đồ 4.2 Chỉ số PCI của các tỉnh trong khu vực năm 2016

KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG NGÀNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA

4.2.1 Tình hình sản xuất Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa hàng hóa lớn của cả nước, hàng năm đóng góp trên 50% sản lượng lúa và trên 90% tổng lượng gạo xuất khẩu Cây lúa hiện nay và trong thời gian dài sắp tới vẫn là cây trồng chủ lực ở Đồng bằng sông Cửu Long vì lúa là cây trồng truyền thống, phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng và chính sách bảo đảm an ninh lương thực của Việt Nam Tuy nhiên, sự bộc phát và thay đổi độc tính của nhiều loại dịch hại đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất lúa tại Đồng

Luận văn thạc sĩ bằng sông Cửu Long Với việc thường xuyên nghiên cứu, đánh giá tính thích ứng của các giống lúa mới tại các tiểu vùng sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, đang góp phần sử dụng giống, bố trí mùa vụ canh tác phù hợp trong sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

Theo viện lúa ĐBSCL, trong số các giống lúa đại trà, các giống lúa có mức độ chống chịu rầy nâu và đạo ôn ở mức chấp nhận được và giữ vai trò chủ lực cho sản xuất vụ Đông Xuân và Hè Thu của khu vực là IR 50404, OM 2517, ST 21, OM 4900, OM 6976,

OM 5451, OM 4218, Jasmine 85, KDM OM 7347, OM 6162 …

Bảng 4.1 Các giống luá nước chủ yếu tại ĐBSCL

Phẩm chất Năng suất Đặc điểm

01 IR 50404 85-90 Khô cơm 7-8 Ít sâu bệnh, dễ chăm sóc

02 OM 2517 85-90 Khô cơm 6-7 Hơi nhiếm lúa von

03 OM 4218 90-95 Ngon cơm 6-8 Cao cây

04 OM 5451 88-93 Thơm nhẹ, dẻo cơm 6-8 Chịu rầy nâu, đạo ôn

05 OM 4900 95-100 Thơm nhẹ, dẻo 6-8 Cứng cây, chịu phèn khá

06 OM 6976 95-100 Ngon cơm 7-8 Cứng cây

07 ST 21 100-115 Thơm, ngon cơm 6-7 Cao cây, chống đạo ôn, khô vằn

08 Jasmine 85 95-105 Thơm, dẻo 6-7 Nhiễm lúa von, cháy là

09 KDM 145-150 Đặc sản 4 – 4.5 Thân cao, nhiễm rầy nâu, đạo ôn

Nguồn: Tài liệu khuyến cáo của viện lúa ĐBSCL và Mard

Ngoài ra Bộ Nông Nghiệp và Phát triền nông thôn hiện nay đang chủ trương chon

7 tỉnh ĐBSCL, phối hợp với Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam tổ chức mô hình sản xuất 1 triệu tấn lúa chất lượng cao bắt đầu từ vụ Đông Xuân 2015-2016 để chế biến khoảng 500.000 tấn gạo chất lượng cao xuất khẩu Bảy tỉnh thành gồm: Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Long An, Sóc Trăng, Kiên Giang và TP Cần Thơ

Thực tiễn sản xuất nông nghiệp ở nước ta cho thấy, nguồn giống lúa từ các Viện, Trường, Trung tâm sản xuất hàng năm không đủ cung ứng cho nhu cầu mùa vụ của nông dân

4.2.1.2 Năng suất, sản lượng và diện tích canh tác:

Sản lượng và năm suất lúa của nước ta tăng liên tục trong 25 năm qua Cụ thể năm suất lúa tăng bình quân 3,25% một năm từ 3,18 tấn/ha năm 1990 đến năm 2015 năng suất đạt 5,77 tấn/ha Đồng thời diện tích canh tác trong 25 năm qua cũng tăng 26,8% đã làm sản lượng lúa tăng mạnh từ 19,225 triệu tấn năm 1990 lên 45,22 triệu tấn năm 2015 với tỷ lệ tăng bình quân 5,41%/năm Như vậy, năng suất là nhân tố chính giúp tăng sản lượng lúa trong thời gian qua

Biểu đồ 4.3: Sản lượng, năng suất và diện tích canh tác lúa của nước ta

Ngu ồn: Tổng cục thống k ê

Bên cạnh những mặt tích cực trên thì qua số liệu những năm qua cũng nhận thấy tốc độ tăng năng suất có xu hướng giảm dần qua các thời kỳ Trong giai đoạn 2011 –

2015 tốc độ tăng trưởng đạt thấp nhất, bình quân chỉ đạt 1,04% Với việc khó khăn để tăng diện tích canh tác thì việc tốc độ tăng năng suất giảm mạnh sẽ khiến cho sản lượng lúa của nước ta trong các năm tới sẽ tăng chậm lại thậm chí có thể suy giảm do tình hình biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến diện tích cạnh tác

Biểu đồ 4.4 Tốc độ tăng năng suất lúa Việt Nam

Ngu ồn: Bộ No&PTNT, năm 2016

Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam 90% là xuất phát từ khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, so sánh năng suất lúa Đồng bằng Sông Cửu Long với một số nước tại Châu Á cho thấy năng suất lúa của ĐBSCL ở mức khá cao so với các nước khác (chỉ thấp hơn năng suất của Trung Quốc và Nhật Bản) và năng suất ngày càng tăng Đây là một lợi thế đáng kể trong việc giảm giá thành sản xuất

Biểu đồ 4.5: Năng suất lúa của một số nước so với ĐBSCL

Bảng trên cho thấy Năng suất lúa Đồng bằng Sông Cửu Long đạt bình quân 6,03 tấn/ha ở mức khá cao so với các nước xuất khẩu chính như Ấn Độ, Thái Lan và

Pakistan Tuy nhiên, sản xuất lúa ở ĐBSCL thường với quy mô nhỏ lẻ, tập trung sản xuất tùy tiện, tự phát của người dân như: gieo sạ quá dày, lạm dụng việc phun thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học và sử dụng không đúng quy trình, dưỡng lúa chét…những điều này đã và đang gây khó khăn, trở ngại cho công tác phòng chống dịch bệnh

Bên cạnh đó, những yếu kém về giống là vấn đề đáng quan tâm Sự hạn chế về độ thuần chủng của giống làm giảm chất lượng và năng suất Mặc dù có những nguồn giống cung cấp từ các trường đại học, viện nghiên cứu nhưng số lượng không nhiều

Việc gia tăng diện tích canh tác trong trường hợp nước ta cũng tương đối khó khăn do hạn chế về đất cũng như vấn đề chuyển đối cây trồng của một số vùng sang trồng những cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn Còn việc tăng diện tích bằng cách tăng vụ sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực như chi phí tăng, tình hình dịch bệnh… Hiện tại diện tích canh tác do trồng lúa khoảng trên 3 triệu ha nhưng diện tích gieo trồng trong một năm khoảng 7 triệu ha tức là một năm chúng ta gieo trồng hơn 2 vụ, điều này cho thấy khả năng tăng vụ là rất khó Trong khi đó, Thái Lan còn rất nhiều cơ hội tăng sản lượng lúa gạo do có tiềm năng nâng cao năng suất cũng như điều kiện mở rộng diện tích gieo trồng nhờ tăng vụ

4.2.1.3 Công nghệ sau thu hoạch Đây là khâu yếu kém của Việt Nam dẫn đến mất mát cao và chưa đáp ứng tốt về mặt chất lượng Theo Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL 3.600 tỷ đồng/năm là con số thất thoát ước tính sau ba vụ Đông Xuân, Hè Thu, và Thu Đông Theo khảo sát, đánh giá tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lúa của các cơ quan chức năng ở các tỉnh ĐBSCL thì tổn thất khá là cao, khoảng từ 10% đến 17%/năm

Bảng 4.2 Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch

Ngu ồn : C ục chế biến nông lâm sản v à ngh ề muối;

Hi ệp hội Lương T h ực Việt Nam; 2016

Theo khảo sát của Viện nghiên cứu lúa Quốc tế ( IRRI) thì tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch của các nước Đông Nam Á từ mức 10% đến 37%/năm Thái Lan tỷ lệ này khoảng 7-10% trong khi đó con số này ở Ấn Độ là 2,72%/năm

Ngày đăng: 15/02/2024, 08:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w