Luận văn thạc sĩ; Chuyên ngành Văn học Việt Nam; YẾU TỐ TIỂU THUYẾT, SIÊU TIỂU THUYẾT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THÀNH THI 1.1. Từ khi ra đời cho đến nay, truyện ngắn hiện đại Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng và tạo dựng được một vị trí vững chắc bên cạnh các thể loại văn học khác. Đặc biệt, trong thời kì đổi mới có thể coi là thời kì hoàng kim của truyện ngắn. Không chỉ vậy, truyện ngắn còn là một trong những thể loại có sức chuyển mình mạnh mẽ, là thể loại yêu cầu sự dồn nén, hàm súc, khái quát nghệ thuật theo chiều sâu. Việc mở rộng những góc trời của một tác phẩm cụ thể đều phải tuân theo quy luật hình thành, phát triển và tương tác giữa các thể loại. Theo đó, quy luật vận động của thể loại sẽ thể hiện ý thức đổi mới tư duy, sáng tạo của người cầm bút, góp phần làm giàu thêm đời sống văn học. Truyện ngắn cũng là một thể loại phát huy tốt tiềm năng trong quy luật vận hành ấy. 1.2. Nói đến truyện ngắn Việt Nam đương đại, không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp – người đã góp phần làm cho đời sống văn học thời kì đổi mới trở nên sôi nổi và khởi sắc hơn bao giờ hết. Là người nhiệt huyết với tinh thần cách tân văn học, Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng một cách tối đa khả năng của ngôn ngữ và đặc trưng của thể loại để biểu đạt một cách cao nhất về ý tưởng, tình cảm của mình. Sự cách tân táo bạo về ngôn ngữ và kỹ thuật viết truyện ngắn của ông vào thời điểm văn học nước nhà đổi mới đã tạo ra những làn sóng dư luận trái chiều sôi động. Trên con đường sáng tạo văn chương không ngừng nghỉ của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã luôn ý thức về sự giải thoát cho văn chương, phải làm cho nó “ngập trong bùn, sục tung lên, thoát thành bướm và hoa” (Nguyễn Huy Thiệp, 2020). Nguyễn Huy Thiệp đã thể hiện được bản lĩnh nghệ thuật trong việc tìm tòi, thử nghiệm và nhìn nhận các vấn đề thật mới, lạ, thế nên xuất hiện trong nền văn học dân tộc có một trường hợp vượt trội như Nguyễn Huy Thiệp. Có thể nhận thấy, cho đến nay khó ai có thể vượt qua ông về sức sáng tạo và sự đột phá không giới hạn trong thể loại truyện ngắn. 1.3. Trong đời sống văn học Việt Nam thời đổi mới, Nguyễn Huy Thiệp nổi lên như “một hiện tượng” kì thú. Tác phẩm của ông không những cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của văn học Việt Nam thời kì này mà còn góp phần làm mới một thể loại – cái thể loại vốn đã vươn tới đỉnh cao với những thành tựu rực rỡ trong tay các nhà văn “thế hệ vàng” của văn học Việt Nam 19301945 – thể truyện ngắn. Điều thú vị đặc biệt là đọc truyện ngắn của ông, ta thấy hiện hữu khá dồi dào trong đó những yếu tố của thể loại tiểu thuyết hiện đại, và hơn thế, thấy có cả yếu tố siêu tiểu thuyết. Tức là, Nguyễn Huy Thiệp sáng tác truyện ngắn không chỉ bằng hư cấu mà còn bằng cả siêu hư cấu. Với khoảng lùi hơn 30 năm, ngày nay, đọc lại truyện của ông từ góc nhìn tương tác thể loại, ta càng thấy rõ đặc điểm này.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Ngọc Tuyết
YẾU TỐ TIỂU THUYẾT, SIÊU TIỂU THUYẾT
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM
Thành phố Hồ Chí Minh - 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Ngọc Tuyết
YẾU TỐ TIỂU THUYẾT, SIÊU TIỂU THUYẾT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS NGUYỄN THÀNH THI
Thành phố Hồ Chí Minh – 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai công bố trong bất kì công trình khác
Tp Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 06 năm 2023
Trần Thị Ngọc Tuyết
Trang 4Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Khoa Ngữ văn, trường Đại học
Sư phạm TPHCM luôn tận tình dìu dắt, truyền dạy kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Thư viện trường Đại học Sư phạm TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành và bảo vệ luận văn này Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, tổ Ngữ văn trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai – nơi tôi đang công tác – đã tạo mọi thuận lợi về thời gian, công việc trong quá trình tôi học tập và thực hiện luận văn
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè không ngừng động viên, khích lệ giúp tôi hoàn thành luận văn này
Trân trọng!
Trang 5MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG 12
1.1 Cơ sở lí luận 12
1.1.1 Các khái niệm: “tiểu thuyết” và “tiểu thuyết hoá”, “siêu tiểu thuyết” và “yếu tố siêu tiểu thuyết” 12
1.1.2 Truyện ngắn và xu hướng tương tác thể loại giữa truyện ngắn với tiểu thuyết hiện đại 15
1.1.3 Sự chuyển đổi hệ hình sáng tạo, tiếp nhận văn học trong bối cảnh hậu hiện đại 20
1.1.4 Đọc như là hành động đồng sáng tạo theo “cấu trúc mời gọi” 25
1.2 Cơ sở thực tiễn 31
1.2.1 Thực tiễn tương tác thể loại và sự chuyển đổi hệ hình sáng tạo, tiếp nhận văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới 31
1.2.2 Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp như là biểu hiện của sự kết hợp yếu tố tiểu thuyết, siêu tiểu thuyết 36
Tiểu kết Chương 1 43
Chương 2 YẾU TỐ TIỂU THUYẾT VÀ SỰ MỞ RỘNG ĐƯỜNG BIÊN THỂ LOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 44
2.1 Yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 44
2.1.1 Xu hướng “tiểu thuyết hoá” trong truyện ngắn hiện đại 44
2.1.2 Xu hướng “tiểu thuyết hoá” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 48
2.2 Sự mở rộng đường biên thể loại 53
2.2.1 Mở rộng tiềm năng tiếp cận thực tại đời sống của truyện ngắn 53
Trang 62.2.2 Mở rộng tiềm năng các yếu tố trong cấu trúc truyện ngắn theo hướng
tiểu thuyết hoá 63
Tiểu kết Chương 2 82
Chương 3 YẾU TỐ SIÊU TIỂU THUYẾT VÀ SỰ CHUYỂN ĐỔI HỆ HÌNH TIẾP NHẬN QUA TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 83
3.1 Yếu tố siêu tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 83
3.1.1 Sự hiện hữu của siêu tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 83
3.1.2 Cốt truyện và nhân vật có yếu tố siêu tiểu thuyết 88
3.1.3 Trần thuật có yếu tố siêu tiểu thuyết 93
3.2 Sự chuyển đổi hệ hình tiếp nhận văn học qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 96
3.2.1 Hệ hình truyền thống trong tiếp nhận văn bản hư cấu 96
3.2.2 Hệ hình hiện đại, hậu hiện đại trong tiếp nhận văn bản hư cấu, siêu hư cấu của Nguyện Huy Thiệp 103
Tiểu kết Chương 3 112
KẾT LUẬN 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Từ khi ra đời cho đến nay, truyện ngắn hiện đại Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng và tạo dựng được một vị trí vững chắc bên cạnh các thể loại văn học khác Đặc biệt, trong thời kì đổi mới có thể coi là thời kì hoàng kim của truyện ngắn Không chỉ vậy, truyện ngắn còn là một trong những thể loại có sức chuyển mình mạnh mẽ, là thể loại yêu cầu sự dồn nén, hàm súc, khái quát nghệ thuật theo chiều sâu Việc mở rộng những góc trời của một tác phẩm cụ thể đều phải tuân theo quy luật hình thành, phát triển và tương tác giữa các thể loại Theo đó, quy luật vận động của thể loại sẽ thể hiện ý thức đổi mới tư duy, sáng tạo của người cầm bút, góp phần làm giàu thêm đời sống văn học Truyện ngắn cũng là một thể loại phát huy tốt tiềm năng trong quy luật vận hành ấy
1.2 Nói đến truyện ngắn Việt Nam đương đại, không thể không nhắc đến
Nguyễn Huy Thiệp – người đã góp phần làm cho đời sống văn học thời kì đổi mới
trở nên sôi nổi và khởi sắc hơn bao giờ hết Là người nhiệt huyết với tinh thần cách tân văn học, Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng một cách tối đa khả năng của ngôn ngữ và đặc trưng của thể loại để biểu đạt một cách cao nhất về ý tưởng, tình cảm của mình
Sự cách tân táo bạo về ngôn ngữ và kỹ thuật viết truyện ngắn của ông vào thời điểm văn học nước nhà đổi mới đã tạo ra những làn sóng dư luận trái chiều sôi động Trên con đường sáng tạo văn chương không ngừng nghỉ của mình, Nguyễn Huy Thiệp
đã luôn ý thức về sự giải thoát cho văn chương, phải làm cho nó “ngập trong bùn, sục tung lên, thoát thành bướm và hoa” (Nguyễn Huy Thiệp, 2020) Nguyễn Huy Thiệp
đã thể hiện được bản lĩnh nghệ thuật trong việc tìm tòi, thử nghiệm và nhìn nhận các vấn đề thật mới, lạ, thế nên xuất hiện trong nền văn học dân tộc có một trường hợp vượt trội như Nguyễn Huy Thiệp Có thể nhận thấy, cho đến nay khó ai có thể vượt qua ông về sức sáng tạo và sự đột phá không giới hạn trong thể loại truyện ngắn 1.3 Trong đời sống văn học Việt Nam thời đổi mới, Nguyễn Huy Thiệp nổi lên như “một hiện tượng” kì thú Tác phẩm của ông không những cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của văn học Việt Nam thời kì này mà còn góp phần làm mới một
Trang 8thể loại – cái thể loại vốn đã vươn tới đỉnh cao với những thành tựu rực rỡ trong tay các nhà văn “thế hệ vàng” của văn học Việt Nam 1930-1945 – thể truyện ngắn Điều thú vị đặc biệt là đọc truyện ngắn của ông, ta thấy hiện hữu khá dồi dào trong đó những yếu tố của thể loại tiểu thuyết hiện đại, và hơn thế, thấy có cả yếu tố siêu tiểu thuyết Tức là, Nguyễn Huy Thiệp sáng tác truyện ngắn không chỉ bằng hư cấu mà còn bằng cả siêu hư cấu Với khoảng lùi hơn 30 năm, ngày nay, đọc lại truyện của ông từ góc nhìn tương tác thể loại, ta càng thấy rõ đặc điểm này
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Yếu tố tiểu thuyết, siêu tiểu thuyết
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” để thực hiện luận văn này Đề tài cũng phần
nào khẳng định sự phát triển của thể loại văn học Việt Nam hướng tới nhu cầu hiện đại hóa văn học Đồng thời cũng nhấn mạnh bước chuyển mình theo xu hướng chung, bước sang bối cảnh đổi mới và khai thác sâu hơn những đóng góp lớn của Nguyễn Huy Thiệp ở mảng thể loại truyện ngắn trong nền văn học Việt Nam hiện đại
2 Lịch sử vấn đề
Hướng nghiên cứu về đề tài “Yếu tố tiểu thuyết, siêu tiểu thuyết trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp” là một con đường với nhiều khó khăn Bởi vì chưa có một
đề tài nghiên cứu lớn nào đi sâu vào tìm hiểu sự thâm nhập phức tạp của cả hai yếu tố tiểu thuyết và siêu tiểu thuyết trong truyện ngắn Đặc biệt riêng về lí thuyết siêu tiểu thuyết (siêu hư cấu) cũng là một trong những khái niệm khó nắm bắt, mà chưa có một công trình nào tìm hiểu một cách toàn diện ở Việt Nam, hay ứng dụng lí thuyết này vào nghiên cứu một hiện tượng văn học nào cụ thể
2.1 Nghiên cứu lí thuyết về truyện ngắn và siêu tiểu thuyết ở Việt Nam
Có rất nhiều tài liệu bàn về đặc trưng và xu hướng vận động của thể loại truyện ngắn, trước nhất là các giáo trình lí luận văn học và từ điển văn học và các loại sách
“Sổ tay viết văn” và một số bài báo, tạp chí… Dưới đây là một số quan niệm đáng chú ý:
Công trình Các loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại (trên cơ sở cứ liệu
truyện ngắn việt nam giai đoạn 1930-1945) của Nguyễn Văn Đấu đã trình bày được
con đường hiện đại hóa thể loại trong quá trình vận động và phát triển chung của văn học Tác giả chú trọng vào tiêu điểm: “Trong gia đình văn học truyện ngắn là thể loại
Trang 9nhỏ nhưng có khả năng chứa đựng nhiều vấn đề cơ bản của văn học hiện đại Và trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, truyện ngắn luôn phát huy tốt vai trò xung kích của mình trong việc khám phá nhanh nhạy sắc bén những vấn đề tinh vi và phức tạp của đời sống” (Nguyễn Văn Đấu, 2001)
Nguyễn Văn Long nhận định: “Nhiều nhà văn có kinh nghiệm về viết truyện ngắn đã nhận xét rằng đấy là một thể tài bộc lộ rất rõ cái “chất” của người viết, cá nhân người viết truyện ngắn để lại dấu ấn rất sâu sắc trong tác phẩm Một trong những biểu hiện của sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam hiện đại là đã hình thành khá
rõ những phong cách cá nhân và những lối viết truyện khá đa dạng” (Nguyễn Văn Long, 2003)
Năm 2010, Nguyễn Thành Thi trong Văn học – Thế giới mở đã đưa một góc
nhìn văn học Việt Nam theo sự vận động tương tác Trong đó, tác giả đã chỉ ra những biến đổi nòng cốt giữa hai thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn
Lê Thanh Nga nhấn mạnh nền truyện ngắn Việt Nam sau 1975 cũng thể hiện
“khát vọng và quá trình tìm tòi những phương thức khái quát hiện thực mới mẻ, đa dạng hóa các phương thức khái quát hiện thực để hướng đến tư duy và diễn ngôn tự sự thực sự hiện đại, có chiều sâu” (Lê Thanh Nga, 2015)
Năm 2017, tác giả Huỳnh Như Phương trình bày đặc trưng của truyện ngắn
trong ấn phẩm Tác phẩm và thể loại văn học: “Truyện ngắn là hình thức sơ yếu của
văn xuôi hư cấu, có nguồn gốc từ truyện cổ tích và giai thoại trong văn học dân gian, truyện truyền kỳ trong văn học trung đại”.“Bên cạnh những truyện ngắn thể hiện lát cắt của đời sống là những truyện ngắn thu gọn một đời người và phá vỡ khuôn khổ
cổ điển” (Huỳnh Như Phương, 2017)
Về lí thuyết siêu tiểu thuyết (siêu hư cấu) chỉ được nhắc tới trong một số các vấn đề xoay quanh văn học hậu hiện đại Rất ít tài liệu ở Việt Nam tìm hiểu chuyên biệt về lí thuyết này
Trong bài viết Siêu tiểu thuyết của thời hậu hiện đại của Trịnh Thanh Thuỷ cũng
đã trình bày một cách cô đọng về bản chất của loại hình hư cấu này: “Siêu hư cấu hay siêu tiểu thuyết (metafiction) là một loại tiểu thuyết về tiểu thuyết, hư cấu giữa hư cấu Từ ngữ này thường dùng để ám chỉ loại tiểu thuyết có những yếu tố tự tham
Trang 10chiếu Siêu tiểu thuyết không những nghiên cứu cấu trúc căn bản của nghệ thuật kể chuyện truyền thống, nó còn khám phá thêm tính hư cấu của thế giới bên ngoài văn bản văn chương tiểu thuyết Nó cũng cống hiến cho chúng ta một hình thái khác lạ, chính nó phê bình cấu trúc riêng của nó Trong lối viết này, nhà văn bàn về kỹ thuật viết và tiến trình xây dựng tác phẩm ngay trong tác phẩm của mình”.Sau đó tác giả
khẳng định “Sông Côn mùa lũ của nhà văn Nguyễn Mộng Giác có nhiều đặc điểm
của một tác phẩm siêu tiểu thuyết lịch sử” (http://ttntt.free.fr/archive/TrinhthanhthuyB.html) Có thể nhận định Trịnh Thanh Thủy là người đầu tiên giới thiệu lí thuyết siêu hư cấu và áp dụng nghiên cứu vào một tác phẩm đương đại Việt Nam
Về sau có luận án của Phạm Ngọc Lan là nguồn tài liệu hiếm hoi ở Việt Nam đưa ra cái nhìn khá tổng quan cho lí thuyết siêu hư cấu, bác bỏ quan niệm cho rằng siêu hư cấu chỉ là một hình thức bộc phát của tiểu thuyết trong thời hậu hiện đại, xa rời với bản chất thẩm mĩ đích thực của thể loại tiểu thuyết Bắt đầu tìm hiểu những điều kiện đặc trưng của văn hóa thời đổi mới có tác động lớn đến sự hình thành của bối cảnh hậu hiện đại Việt Nam, từ đó, tác giả đi sâu vào chứng minh trường hợp siêu
hư cấu biên sử trong bộ ba truyện giả lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp khá công phu Đây là một công trình cho thấy được gần như toàn cảnh lí thuyết siêu hư cấu hậu hiện đại với sự đóng góp của nó vào diện mạo văn học đương đại Theo tác giả: “siêu hư cấu không phải là một sản phẩm hoàn toàn mới mẻ của riêng thế giới tư bản hậu kì
mà là một dòng chảy ngầm tiềm ẩn trong bản thân truyền thống tiểu thuyết từ thời khởi thuỷ, nhưng nó đã được phục hưng và phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên thông tin hiện nay Nó không thay đổi hoàn toàn diện mạo tiểu thuyết đương đại, nhưng nó buộc người đọc đương đại phải thay đổi cách nhìn với thể loại tiểu thuyết nói chung và văn học nói riêng Hay nói cách khác, nó tạo ra một người đọc của riêng nó, ở đây chúng ta tạm gọi là người đọc hậu hiện đại” (Phạm Ngọc Lan, 2015)
Phùng Gia Thế trong Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại quan niệm
“Siêu hư cấu là một sự thể hiện hình tượng nhân vật nhà văn và câu chuyện sáng tác của anh ta trong văn chương Siêu hư cấu giúp nhà văn đặt độc giả vào một vị thế
Trang 11tỉnh táo để xem tác phẩm như một văn bản theo đúng nghĩa của từ này” (Phùng Gia Thế, 2016)
Trong bài viết Dẫn nhập vào lí thuyết siêu hư cấu của Patricia Waugh, Phạm
Tấn Xuân Cao đã dẫn nhập lại khái niệm siêu hư cấu của GS Patricia Waugh, một chuyên gia hàng đầu về văn học chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại, nhà phê bình đầu
tiên nghiên cứu về siêu hư cấu Theo đó, siêu hư cấu “là thuật ngữ được đề ra để chỉ
lối viết truyện mà lối viết ấy hướng sự chú ý một cách tự ý thức và có hệ thống đến
vị thế của nó như là một thể giả lập để đề ra những vấn đề về mối quan hệ giữa hư
cấu và thực tại” (Phạm Tấn Xuân Cao, 2018) Từ đó nhận định lại sự đóng góp của
Waugh với bốn hình thức chủ đạo thể hiện tinh thần siêu hư cấu.
Thái Phan Vàng Anh trong bài viết Siêu hư cấu như một trò chơi cấu trúc trong
tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI đưa ra khẳng định: “khái niệm siêu hư cấu được
dùng để chỉ những tác phẩm thể hiện sự tự ý thức về chính nó như một hình thức hư cấu Ở đó, nhà văn giải thích, chỉ dẫn cho độc giả cách thức tổ chức tác phẩm, chứng
tỏ bản thân đang tự chơi một trò chơi cấu trúc, trên một hiện thực được hư cấu, công khai sự “bất tín nhận thức”, tính chất trò chơi và mời gọi độc giả cùng tham gia vào
trò chơi ngôn ngữ” (Thái Phan Vàng Anh, 2020)
Có thể nói ở hầu hết các bài viết và công trình, sách, báo liên quan đến vấn đề
truyện ngắn đều khẳng định nhu cầu chuyển mình tất yếu ở thể loại “tự sự cỡ nhỏ”
này Các vấn đề liên quan về siêu tiểu thuyết (siêu hư cấu) đều thể hiện khả năng ứng dụng lí thuyết này trong bối cảnh hậu hiện đại
2.2 Nghiên cứu về yếu tố tiểu thuyết, siêu tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm và tìm hiểu đến Có thể nói đó là một hiện tượng về Nguyễn Huy Thiệp đã khuấy động bầu trời văn nghệ nước nhà sau những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước Các tác phẩm của ông phải vượt qua một khoảng thời gian sóng gió của dư luận Khi mới xuất hiện cho đến khoảng mười năm sau đó, dư luận chia làm hai luồng ủng hộ
và phản đối, chủ yếu tập trung vào chùm truyện giả lịch sử Kiếm sắc – Vàng lửa –
Phẩm tiết và phê bình về thái độ, cách tiếp cận lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp Nhà
Trang 12nghiên cứu sử học Tạ Ngọc Liễn và nhà Mỹ học Đỗ Văn Khang cho rằng tác giả đang xuyên tạc lịch sử của dân tộc với một thái độ khá gay gắt Ở chiều ngược lại của nhận định tiêu cực này là sự khẳng định một cách khách quan theo đúng tinh thần văn học như Phạm Xuân Nguyên, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Văn Lưu, Lê Xuân Giang, Nguyễn Văn Bổng, Trịnh Bá Dĩnh… Họ cho rằng lịch sử được xây dựng trong văn chương của Nguyễn Huy Thiệp là một lịch sử đã được hư cấu, nhìn từ tư duy sáng tạo của người viết Cụ thể vào năm 2001, Phạm Xuân Nguyên đã tập hợp tất cả những bài phê bình của các nhà văn, nhà phê bình, nhà sử học trên để in thành sách với nhan
đề Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp (gồm 54 bài viết), mỗi bài viết bàn về các khía cạnh
khác nhau xoay xung quanh truyện ngắn của chính tác giả Từ góc nhìn lịch sử, Tạ Ngọc Liễn yêu cầu Nguyễn Huy Thiệp: “không được hư cấu xuyên tạc một cách tuỳ tiện, giống như không ai được phá hoại các di tích lịch sử đã được xếp hạng” Sang đến Phạm Xuân Nguyên khẳng định: “…một hướng kết tinh đầy ấn tượng của thời kì đổi mới văn học là sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp
– đó là thành quả của đổi mới”; Lại Nguyên Ân đưa ra quan điểm: “qua những Kiếm
sắc, Vàng lửa Tôi nghĩ là anh có điểm nhấn riêng, theo kiểu văn học”; Nguyễn Văn
Bổng cũng quả quyết “anh không định qua các nhân vật ấy đánh giá lại lịch sử, đánh giá lại bản thân các nhân vật Anh chỉ mượn các nhân vật và hoàn cảnh lịch sử để nói
chuyện khác”; Văn Tâm khẳng định: “không thể đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
(những sáng tạo thẩm mĩ) bằng đôi mắt sử kí giáo khoa thư như nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liễn đã làm” (Phạm Xuân Nguyên, 2001)
Những nghiên cứu về yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, có thể kể đến như:
Năm 2001, Đông La khi bàn về Cái ma lực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp: “Về cách viết của Nguyễn Huy Thiệp, truyện của anh thường không có cốt
truyện mà là truyện của nhiều chuyện Nó chảy như một dòng chảy tự nhiên, sự cuốn hút của chúng không phải ở sự bất ngờ mà ở độ sâu sắc của những tư tưởng, ở tầm triết lí liên quan tới cuộc sống” (Đông La, 2001)
Trang 13Nhận định của Châu Minh Hùng khi nhắc đến sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp:
“Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp, người đọc phải lao vào cuộc chơi mà ở đó tất cả đều
ở trong quan hệ bình đẳng, dân chủ” (Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn, 2006)
Năm 2007, Hoàng Kim Oanh đã bảo vệ thành công luận văn Đặc trưng truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp, luận văn mang tính chất nghiên cứu tổng hợp về đặc trưng
truyện ngắn của nhà văn; luận văn có đề cập đến đặc trưng thủ pháp nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp khi kể chuyện
Năm 2017, trong Tác phẩm và thể loại văn học, tác giả Huỳnh Như Phương
khẳng định: “Ở Việt Nam, từ những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Công Hoan, Nhất Linh, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,… ở nửa đầu thế
kỷ XX đến những truyện ngắn của Lê Văn Thảo, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Ngọc Tư ở cuối thế kỷ trước đến đầu thế kỷ này, thể loại vừa giữ được những yếu tố căn cốt, vừa vận động và biến đổi không ngừng về nội dung và thi pháp” (Huỳnh Như Phương, 2017)
Khi bàn về Giải luận đề trong Sang sông, Lê Huy Bắc đưa ra nhận định: “Câu
chuyện không phải là chuyện của cả một đời người mà là chuyện ghép mảnh của nhiều cảnh đời.” (Lê Huy Bắc, 2017)
Những nghiên cứu liên quan đến yếu tố siêu tiểu thuyết trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp:
Ở cuốn Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế Những lằn ranh văn học, tác giả Phạm Ngọc Lan đã đưa ra một góc nhìn về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong bài viết Cặp đôi
nam/ nữ và quyền diễn giải lịch sử trong truyện ngắn lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp
Tác giả chứng minh vấn đề cặp đôi nam/ nữ trong các truyện ngắn lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp là một biểu hiện “thể hiện rõ nhất quá trình dịch chuyển trọng tâm quyền lực – đặc biệt là quyền lực của ngôn ngữ, quyền kể chuyện, quyền diễn giải – từ trung tâm ra ngoại biên” Từ đó, tác giả cho rằng Nguyễn Huy Thiệp đã tiếp nhận từ ý thức phá bỏ những ảo tượng về một thực tại hoàn kết mà khai thác được “tối đa dạng thức siêu hư cấu, tập trung vào ý thức kể chuyện” Tác giả đã chỉ ra việc Nguyễn Huy Thiệp sử dụng các kĩ thuật siêu hư cấu để thể hiện rõ nhất sự lệch pha “giữa hai quá
Trang 14trình – kể chuyện và được kể chuyện – từ đó quá trình giải cấu bắt đầu” (Phạm Ngọc Lan, 2011)
Trong tiểu luận của mình, Lê Thanh Nga cũng nhận thấy: “Trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp, diện mạo tinh thần – xã hội của con người, dù là những người có vai trò quyết định với lịch sử hay những kẻ chỉ tham gia vào một câu chuyện phía hậu trường đều hiện lên một cách rất đỗi bình thường giữa đời sống của những cá nhân” (Lê Thanh Nga, 2015)
Trong luận án Văn học siêu hư cấu và cảm quan hậu hiện đại trong văn xuôi
Việt Nam thời đầu đổi mới, tác giả Phạm Ngọc Lan đã chứng minh trường hợp truyện
ngắn lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp là một dạng siêu hư cấu biên sử và cũng khẳng định rằng: “đây là mảng thể hiện rõ nhất quá trình giải cấu” trong truyện ngắn, cũng là “một biểu hiện của sự chuyển hệ hình ý thức trong văn học Việt Nam hiện đại”
“Với Nguyễn Huy Thiệp, lịch sử không còn là một “đại tự sự” mà là một “dấu vết” (trace) kiểu Derrida, có khả năng tạo sinh những tác thể mới” (Phạm Ngọc Lan, 2015)
Ở cuốn Ma thuật của truyện kể, tác giả Cao Kim Lan đã phát hiện trong truyện
ngắn giả lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp có sự dịch chuyển sang hệ hình thi pháp hậu hiện đại (hiểu theo nghĩa tính chất hoài nghi và lật lại vấn đề tính khách quan lịch sử)
Trong đó, nội dung ở phần 2, tác giả trình bày riêng về Lịch sử trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết của hệ hình thi pháp hậu hiện đại (Qua “Kiếm sắc”,
“Vàng lửa” và “Phẩm tiết”) Từ đó, tác giả khẳng định “Nguyễn Huy Thiệp đã phá
vỡ những gì đang bền vững và dựng lên một thế giới đa phương, nhiều chiều trong một bầu không khí bất tín đầy ma thuật […] Và có lẽ hơn ai hết Nguyễn Huy Thiệp là kẻ biết tận dụng nhiều nhất quyền hư cấu của nhà văn.” (Cao Kim Lan, 2019)
Nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp trong cuốn Tư tưởng và phong cách nhà văn –
Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Trần Đăng Suyền bình luận: “Nguyễn Huy Thiệp
là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì đổi mới (từ 1986), có tư tưởng nghệ thuật riêng” (Trần Đăng Suyền, 2019) Ông còn nhận định chính xác về “Nguyễn Huy Thiệp đã nắm bắt thật tinh nhạy và thể hiện thật sâu sắc, đầy ám ảnh trong những vấn đề cơ bản của thời đại ông, phản ánh chân thật tâm trạng chung của xã hội Ấy là
Trang 15tâm trạng bất an, sự bơ vơ về tinh thần, khủng hoảng niềm tin ẩn náu dưới một thái
độ hoài nghi, chán chường của những ý thức hệ” (Trần Đăng Suyền, 2019)
Trong những nhận định và đóng góp trên đều khẳng định tài năng và kĩ thuật viết truyện ngắn điêu luyện của tác giả Đặc biệt thể hiện sức sáng tạo mãnh liệt gắn liền với tâm thức hậu hiện đại làm biến đổi hệ hình tiếp nhận của nhà văn
Tuy nhiên, dù có chủ đích hay không có chủ đích, phần lớn ý kiến của các nhà nghiên cứu chủ yếu vẫn chỉ quan tâm đến truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp như là sản phẩm sáng tạo hư cấu theo đặc trưng của truyện ngắn Ít có ý kiến chỉ ra trong truyện của ông các yếu tố hư cấu theo tư duy tiểu thuyết và siêu tiểu thuyết Trong số các ý kiến ít ỏi ấy, đáng chú ý là những nhận định, lí giải rất sắc sảo và thoả đáng như bài viết và trong luận án của Phạm Ngọc Lan mà chúng tôi đã đề cập ở phần trên
3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích khi thực hiện luận văn này nhằm làm sáng tỏ những yếu tố tiểu thuyết và siêu tiểu thuyết có mặt trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Từ đó, người viết có thể hiểu một cách sâu sắc về sự chuyển hóa của loại hình truyện ngắn trong trường hợp của Nguyễn Huy Thiệp Qua việc nghiên cứu yếu tố tiểu thuyết và siêu tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp để người viết đi tìm hiểu đặc điểm, kĩ thuật viết truyện ngắn của ngòi bút này Từ đó, luận văn cũng góp phần khẳng định tài năng và sức sáng tạo vượt trội, cũng như đóng góp của nhà văn đối với văn xuôi nghệ thuật Việt Nam đương đại
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là yếu tố tiểu thuyết và siêu tiểu thuyết trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của một luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu vào những yếu
tố tiểu thuyết và siêu tiểu thuyết xuất hiện trong 25 tác phẩm cụ thể là: 1 Tướng về
hưu; 2 Cún; 3 Chảy đi sông ơi; 4 Không có vua; 5 Con gái thuỷ thần; 6 Những bài học nông thôn; 7 Thương nhớ đồng quê; 8 Mưa Nhã Nam; 9 Những ngọn gió Hua Tát; 10 Giọt máu; 11 Trương Chi; 12 Chút thoáng Xuân Hương; 13 Kiếm
Trang 16sắc; 14 Vàng lửa; 15 Phẩm tiết; 16 Nguyễn Thị Lộ; 17 Sang sông; 18 Thiên văn;
19 Đời thế mà vui; 20 Những người thợ xẻ; 21 Bài học tiếng Việt; 22 Thương cả cho đời bạc; 23 Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt; 24 Tội ác và trừng phạt; 25 Huyền thoại phố phường, trong số 42 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (Nguyễn Huy
Thiệp (2020) Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Hà Nội: NXB Văn học)
5 Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp phân tích – tổng hợp: Đây sẽ là phương pháp nhằm làm rõ những
cơ sở khách quan trong cấu tạo của các tác phẩm một cách cụ thể và nhận ra được tính quy luật vận hành của các yếu tố tiểu thuyết và siêu tiểu thuyết có mặt trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp Từ đó, chúng tôi có cái nhìn tổng quan để nhận thức một cách chỉnh thể về đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
– Phương pháp xã hội học: Chúng tôi dựa vào xu hướng hiện đại hóa trong bối
cảnh hậu hiện đại để thấy được sự chuyển đổi mạnh mẽ về hệ hình sáng tạo của tác giả Đồng thời cũng thấy được sức ảnh hưởng từ những giá trị ngoài đời tới giá trị đích thực có trong truyện ngắn mang yếu tố tiểu thuyết và siêu tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp
– Phương pháp loại hình: Đây là một phương pháp quan trọng để luận văn làm sáng tỏ cấu trúc tự sự của đối tượng nhằm phân loại rõ yếu tố tiểu thuyết và yếu tố siêu tiểu thuyết trong truyện ngắn Từ đó, chúng tôi có thể xác định được các yếu tố trên và xem xét cách thức biến thể trong quá trình tương tác thể loại theo trường hợp truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
– Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Đây là phương pháp đi liền với phương pháp loại hình cùng xem xét sự tác động qua lại giữa các thể loại tự sự và sự chuyển đổi hệ hình trong bối cảnh đổi mới Đây cũng là cơ sở quan trong của luận văn nhằm nhận thức về dạng biểu hiện theo các kiểu tương tác thể loại trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Bên cạnh các phương pháp trên, luận văn có kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp tự sự học, phương pháp nghiên cứu lí thuyết, phương pháp khảo sát, thống kê…
6 Đóng góp mới của luận văn
Trang 17– Luận văn phác thảo khá đầy đủ và chi tiết về sự thâm nhập của các yếu tố tiểu
thuyết, siêu tiểu thuyết vào thể loại truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Bên cạnh đó, luận văn gián tiếp khẳng định tài năng lớn và vị trí quan trọng của Nguyễn Huy Thiệp trên văn đàn văn học Việt Nam hiện đại
– Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến đặc điểm
thể loại truyện ngắn và các sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai thành ba chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đối tượng
Ở chương này, người viết trình bày cách hiểu về một số khái niệm có liên quan đến đề tài như tiểu thuyết và tiểu thuyết hóa, siêu tiểu thuyết và yếu tố siêu tiểu thuyết Bên cạnh đó, người viết còn xác định những căn nguyên của hiện tượng tương tác giữa tiểu thuyết và truyện ngắn; cùng với sự bùng nổ của yếu tố siêu tiểu thuyết Từ đó, người viết khảo sát quá trình chuyển hóa của hai yếu tố tiểu thuyết, siêu tiểu thuyết vào trong truyện ngắn hiện đại nói chung và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nói riêng
Chương 2 Yếu tố tiểu thuyết và sự mở rộng đường biên thể loại trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Chương này khái quát xu hướng “tiểu thuyết hóa” trong truyện ngắn hiện đại nói chung, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nói riêng Từ đó, người viết có cơ sở để phân tích và tổng hợp các biểu hiện cụ thể của yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Chương 3 Yếu tố siêu tiểu thuyết và sự chuyển đổi hệ hình tiếp nhận qua truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Tiếp nối việc phân tích biểu hiện của yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, người viết tiếp tục khai thác khả năng chuyển đổi hệ hình tiếp nhận của Nguyễn Huy Thiệp qua các tác phẩm có yếu tố siêu tiểu thuyết Qua đó, luận văn khẳng định trình độ cao tay trong lối viết truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cùng với tư duy bắt kịp xu thế mới
Trang 18Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG 1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Các khái niệm: “tiểu thuyết” và “tiểu thuyết hoá”, “siêu tiểu thuyết” và
“yếu tố siêu tiểu thuyết”
Để có thể xác định các biểu hiện của yếu tố tiểu thuyết, siêu tiểu thuyết trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, trước mắt, chúng tôi sẽ đưa ra cách hiểu về các khái niệm như “tiểu thuyết” và “tiểu thuyết hóa”, “siêu tiểu thuyết” và “yếu tố siêu tiểu thuyết”
Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả có đưa ra khái niệm về tiểu
thuyết: Đó là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 1992) Sức chứa đựng của tiểu thuyết dường như không có hạn định, bởi tiểu thuyết mang trong mình khả năng “phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 1992) Ở phương Tây, người Anh dùng từ “novel” để chỉ các truyện mới lạ, người Pháp dùng từ “roman” để nói đến tính li kì, người Mĩ dùng từ “fiction” để nhấn mạnh tính chất hư cấu của câu chuyện Như vậy, các nước dùng các thuật ngữ trên để định danh cho thuật ngữ “tiểu thuyết” đều chủ ý hướng vào tính đơm đặt thêm, hay sự bắt nguồn của việc tưởng tượng và hư cấu Có thể thấy, tính chất hư cấu, hay bịa đặt y như thật là một đặc điểm
giúp tiểu thuyết nảy nở và phát triển theo nghĩa chưa hoàn tất Trong cuốn Từ điển tu
từ – phong cách – thi pháp học, Nguyễn Thái Hòa đã đưa ra khái niệm tiểu thuyết là
một thể loại của tự sự văn học, cũng là “thuật ngữ mượn của Trung Quốc, tương đương với roman (tiếng Pháp) và novel (tiếng Anh)” (Nguyễn Thái Hòa, 2006) Ở các tư liệu đưa định nghĩa về tiểu thuyết đều tụ lại ở điểm không giới hạn cả về chất và lượng của câu chuyện Để khu biệt với các thể loại tự sự khác, các nhà lí luận đã đưa ra những đặc trưng của tiểu thuyết dựa vào các yếu tố như nhân vật, cốt truyện
Trang 19và phương diện trần thuật Trước hết, tiểu thuyết là thiên văn xuôi tái hiện lại một cuộc sống đa phương và chi tiết giống như đời thật, tự nó “hấp thu vào bản thân mình mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc đời” (Trần Đình Sử, La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam, nnk., 2012) Tiểu thuyết tập trung miêu tả thế giới bên trong và phân tích tâm lí, do vậy, nhân vật của tiểu thuyết thường gắn với kiểu
“con người nếm trải” Trong cốt truyện của tiểu thuyết bao giờ cũng chứa đựng những cái thừa, khơi gợi về toàn bộ sự tồn tại của con người Tiểu thuyết là một thể loại dân chủ, nên “người viết tiểu thuyết có thể nhìn hiện tượng từ nhiều chiều, nhiều điểm nhìn, đa chủ thể, sử dụng nhiều giọng nói” (Trần Đình Sử, nnk., 2012) và như thế tiểu thuyết đã tạo ra một câu chuyện không hoàn kết Đặc biệt, các nhà lí luận đều nhấn mạnh về “khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các loại văn học khác” (Trần Đình Sử, nnk., 2012) ở thể loại tiểu thuyết Với những đặc điểm trên, tiểu thuyết trở thành một thể loại tự sự năng động, dân chủ và giàu khả năng tổng hợp, phản ánh những góc ẩn khuất, mọi tầng bậc của đời sống trong tính toàn vẹn và sinh động so với các thể loại văn học khác
Tiểu thuyết vốn là thể loại mang trong mình sự năng động, linh hoạt cho nên nó biến đổi không ngừng, nó xúc tác và làm nảy sinh những chuyển biến cho các thể loại khác Theo nhu cầu làm mới thể loại và quá trình tiếp xúc giữa các thể loại văn học, chất tiểu thuyết xuất hiện, bổ sung hài hòa vào trong các thể loại khác như một chỉnh thể có trật tự, song nó vẫn giữ nguyên bản chất loại hình của mình Hiện tượng này được gọi là quá trình tương tác thể loại theo hướng “tiểu thuyết hóa”, sau đó khái niệm này chỉ về một loại hình đặc biệt của thể loại tự sự có sự góp mặt và mang
những đặc điểm như tiểu thuyết Đi tìm hiểu Các loại hình cơ bản của truyện ngắn
hiện đại, Nguyễn Văn Đấu đã chứng minh được “tiểu thuyết hóa” là hướng viết đi
sâu vào việc “phân tích, lí giải đời sống qua quan hệ con người với môi trường, hoàn cảnh, tính cách” (Nguyễn Văn Đấu, 2001) Khi tiểu thuyết thâm nhập vào thể loại khác để làm mới và “làm chúng lây nhiễm tính biến đổi và tính không hoàn thành của tiểu thuyết” (Trần Viết Thiện, 2012) Như vậy, có thể nhận định “tiểu thuyết hóa” là một hướng tổng hợp thể loại vô cùng phức tạp, tạo ra cấu trúc tự sự mới có khả năng giải phóng những ước lệ, mở ra con đường phát triển cho các thể loại khác
Trang 20Khi nói về sự chuyển đổi hệ hình trong tâm thức của hậu hiện đại đã hình thành khái niệm metafiction, và được các nhà văn, nhà phê bình Việt Nam gọi là “siêu tiểu thuyết” (hay siêu hư cấu) Cho nên, “siêu tiểu thuyết” (metafiction) là kiểu viết theo phong cách hậu hiện đại, phá vỡ mọi quy tắc của tiểu thuyết truyền thống nhằm mục đích “xóa bỏ ảo giác ngây thơ về tính như thật của tiểu thuyết” (Trần Đình Sử, Trần Ngọc Hiếu, Đỗ Văn Hiếu, La Khắc Hòa, nnk., 2017) Trong phần phụ lục thuật ngữ
Tự sự học, Trần Đình Sử đã chỉ ra đặc điểm của loại này là “nhà văn, người kể chuyện
trở thành nhân vật chính của tiểu thuyết, hoạt động viết của tiểu thuyết, sự hư cấu, chọn nhân vật trở thành sự kiện cơ bản trong tiểu thuyết” (Trần Đình Sử, nnk., 2017) Sự xen lẫn, tổng hòa giữa thực và ảo xếp lớp, chồng chéo lên nhau khiến cho người đọc không khỏi hoài nghi về mọi thứ trong câu chuyện được kể Siêu tiểu thuyết vừa là một hư cấu nhiều tầng lớp, cũng vừa là lí luận về sự đọc, nhìn nhận lại qua việc đọc Những truyện ngắn mang yếu tố siêu tiểu thuyết cũng có xu hướng kéo người đọc vào những ảo tưởng do tác giả tạo lập và cùng tham gia vào trò chơi của ngôn ngữ Cấu trúc của văn bản mang yếu tố siêu tiểu thuyết trở thành cấu trúc của một trò chơi ngôn ngữ, giống như một mê lộ Trò chơi đó cuốn người đọc phải mải miết theo đuổi, đi tìm chân lí sâu xa mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm của mình Từ trò chơi đó, tác giả đã khơi ra nhiều tranh luận xoay quanh về sự viết và sự đọc, ở đó các nhân vật cũng có thể là những người đại diện cụ thể cho những người đọc Có thể thấy
“siêu tiểu thuyết” như là sự trỗi dậy của lời nói mang tính cá thể để truy tìm những sự thật trần trụi Nó không ngừng truy vấn sự tồn tại của hư cấu thông qua việc phơi bày ra những dạng thức hư cấu khác, đặt ra câu hỏi cho mối quan hệ giữa thực tại và
hư cấu và bản chất của chúng
Về khái niệm “yếu tố siêu tiểu thuyết” cũng là một lối thâm nhập vào trong cấu trúc tự sự của thể loại giống như cách làm của “tiểu thuyết hóa” Có thể hiểu yếu tố siêu tiểu thuyết là hướng tương tác thể loại có sự thâm nhập của kiểu viết “siêu tiểu thuyết” qua các đặc điểm như tự nhận thức, tự nhận biết khiến cho người đọc dễ rơi vào trạng thái hoang mang vô định Yếu tố siêu tiểu thuyết trình bày cho người đọc về quan điểm tự đánh giá chính bản thân trong quá trình kiến tạo Nó tạo ra những cách tân sáng tạo của thời kì hậu hiện đại, kéo người đọc tham gia vào cuộc hành
Trang 21trình sáng tạo cùng tác giả, giúp truyện kể biến hóa linh hoạt và khó lường trước Yếu tố siêu tiểu thuyết cũng đưa những kĩ thuật viết văn mang đậm dấu ấn của hậu hiện đại như lạ hóa, nghịch lí, liên kết văn bản, phân mảnh, giễu nhại… vào trong văn bản
hư cấu
Về các khái niệm trên, ta cần phân biệt rõ yếu tố tiểu thuyết hay yếu tố siêu tiểu thuyết không phải là những thuật ngữ chỉ thể loại riêng biệt, mà là một bộ phận cấu thành dạng thức mới cho một thể loại pha trộn Khi thâm nhập vào thể loại, chúng vẫn giữ được nguyên bản chất riêng, nhưng chỉ đóng vai trò làm biến đổi cấu trúc đơn thuần và thay đổi thành một diện mạo mới Có thể thấy, điểm chung của tiểu thuyết hay siêu tiểu thuyết đều khiến cho thể loại được phát triển theo hướng thậm phồn, trương nở, mang đậm chất dân chủ và biến đổi phức tạp Thế nhưng, đây vẫn là hai khái niệm biệt lập, yếu tố tiểu thuyết chủ về nới rộng các giới hạn của thể loại, còn yếu tố siêu tiểu thuyết chủ về quá trình đọc và diễn giải thể loại
1.1.2 Truyện ngắn và xu hướng tương tác thể loại giữa truyện ngắn với tiểu thuyết hiện đại
Có rất nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau đã ra đời về thể loại truyện ngắn, và thật khó có thể xác định được một định nghĩa đúng với mọi trường hợp trong thực tiễn sáng tác Điều đó khiến cho việc nghiên cứu mang tính lí luận về thể loại này vẫn không ngừng hấp dẫn, đồng thời cũng không ngừng là một thử thách đối với giới chuyên môn Bước vào những thập niên đầu của thế kỉ XX, cùng với tiểu thuyết và thơ ca, truyện ngắn cũng nhanh chóng tiếp nhận được những ưu thế mới của thời đại, cũng như chịu sự chi phối của quy luật phát triển chung của một nền văn hoá, văn nghệ đang không ngừng đổi mới Mặc dù thuật ngữ “truyện ngắn” xuất hiện chính thức vào khoảng cuối thế kỉ XIX cùng với báo chí, bản thân nó cũng đã từng có một lịch sử phát triển riêng, nhưng cho đến nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người
ta vẫn chưa xây dựng được một hệ thống lí luận hoàn chỉnh về truyện ngắn Được quan niệm là “một bộ phận của tiểu thuyết” (Bùi Việt Thắng, 1999) hay là “một dạng tiểu thuyết đặc biệt” (Vương Trí Nhàn, 2001), truyện ngắn đã có nhiều cách định
nghĩa khác nhau Trong cuốn Sổ tay truyện ngắn, Vương Trí Nhàn đã sưu tập và biên
soạn nhiều bài viết trình bày quan niệm về truyện ngắn đến từ nhiều nhà văn nổi tiếng
Trang 22cả trong nước và ngoài nước Một kinh nghiệm từ nhiều năm cầm bút, Pautopxki đã phát biểu: “Truyện ngắn là truyện viết ngắn gọn, trong đó cái không bình thường hiện
ra như một cái bình thường và cái gì bình thường hiện ra như một cái không bình thường” Từ những trải nghiệm trong thực tế sáng tác của mình, Aimatôp cho rằng truyện ngắn “giống như một thứ tranh khắc gỗ, lao động nghệ thuật ở đây đòi hỏi chặt chẽ, cô đúc, các phương tiện phải được tính toán một cách kinh tế, nét vẽ phải chính xác” Từng trăn trở rất nhiều trong mỗi trang viết, nhà văn Nguyễn Công Hoan khẳng định “Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết” Một trong những nhận định chuẩn xác, có thể kể đến định nghĩa về truyện ngắn
của Lại Nguyên Ân ở cuốn 150 thuật ngữ văn học: “Một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường
được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và
xã hội Nét nổi bật của truyện ngắn là dung lượng, tác phẩm truyện ngắn thích hợp
để người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền mạch không nghỉ” (Lại Nguyên Ân, 2004)
Thể loại thường gắn liền với tính quy ước với những yếu tố đặc định, nhưng không phải là những quy phạm cứng nhắc, bất biến Không ít người viết truyện ngắn
luôn có ý thức “khắc phục mọi sơ đồ”, “mọi đường mòn đã hình thành trong người
viết và người đọc” Đề cao khuynh hướng kể chuyện tự do trong truyện ngắn hiện đại, U Xaroyan (nhà văn Mỹ) cho rằng: “Chừng nào trên quả đất này còn nhà văn, và họ còn viết, truyện ngắn còn tìm được cách nhập vào mọi hình thức thể tài, chọn cho mình mọi dung lượng, mọi phong cách, và nó cũng có thể vượt ra, phá tung mọi
hình thức, mọi khuôn khổ, phong cách đó” (Vương Trí Nhàn, 2001) Nhà văn Nhật
Bản, Kôbô Abê (sinh 1924) cũng có đồng quan điểm với U Xaroyan về sự sáng tạo trong truyện ngắn: “Tính kịp thời là một đặc điểm đáng ngạc nhiên của truyện ngắn Đó là một sự tự do, nó cho phép truyện ngắn không bị ràng buộc bởi những hình thức nghệ thuật đã thành quy phạm Mặt khác, truyện ngắn cũng có khả năng “chín” rất nhanh Hình thức truyện ngắn vừa luôn luôn vỡ ra, thay đổi, vừa luôn luôn được hàn
gắn “cấu trúc” lại” (Vương Trí Nhàn, 2001) Có thể thấy quan niệm và lối viết của
các nhà văn theo thời gian đã trở nên uyển chuyển hơn, đặc điểm của truyện ngắn hiện đại do vậy ngày càng khác xa với truyện ngắn truyền thống
Trang 23Truyện ngắn hiện đại có hiện tượng xâm nhập giữa các phương thức tự sự làm cho các thể loại khá chồng lấn lên nhau tuy nhiên có thể thấy dung lượng vẫn là dấu hiệu để định dạng cho thể loại truyện ngắn Các định nghĩa về thể loại truyện ngắn
vẫn chưa có tiếng nói thống nhất về điều này Nhà văn Ma Văn Kháng cho rằng: “do
năng lực ôm chứa của truyện ngắn ngày càng tỏ ra vô tận nên thể tài này trong những năm gần đây đã mang một tầm vóc lớn lao về tư tưởng và nghệ thật rất đáng nể trọng Và đó là nguyên nhân khiến cho những định nghĩa về nó trong các sách giáo khoa kinh điển đã trở nên bất cập” (Ma Văn Kháng, 2013) Một phương diện đã được đề cập là dù tồn tại như một thể loại độc lập nhưng những vấn đề cơ bản của truyện ngắn cũng có thể nằm trong phạm trù tiểu thuyết Bakhtin khi đề cập đến những vấn đề thi pháp tiểu thuyết thì cũng bao hàm trong đó cả những vấn đề thuộc về truyện ngắn
Trong công trình Những vấn đề thi pháp của truyện, Nguyễn Thái Hòa khi phân chia
các thể loại truyện thì thể loại tiểu thuyết đã bao gồm cả truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng: “truyện ngắn là một thể loại rất động Nó không tự nhốt mình trong một khuôn phép nào (và có lẽ ở đây một lần nữa ta lại thấy sự giao thoa giữa truyện ngắn và tiểu thuyết, không có ranh giới tuyệt đối giữa
hai thứ đó” (Nguyên Ngọc, 2000) Công trình Truyện ngắn dưới ánh sáng so sánh
của tác giả Đào Ngọc Chương chủ yếu khảo sát truyện ngắn từ góc độ so sánh với tiểu thuyết Theo tác giả công trình, có thể xem truyện ngắn là một phác thảo của tiểu thuyết, một bộ phận của tiểu thuyết, là hạt nhân của tiểu thuyết Có thể thấy, cả truyện ngắn và tiểu thuyết đều có các yếu tố nhân vật, tình huống, cốt truyện, kết cấu,… Giữa truyện ngắn và tiểu thuyết có sự giao thoa, những đặc điểm tương đồng và dị biệt, lằn ranh giữa truyện ngắn và tiểu thuyết đôi lúc rất mờ nhòe Với tính chất ngắn, truyện ngắn đòi hỏi một độ dồn nén cần thiết để có thể chuyển tải hiệu quả thông điệp của người viết, bởi vậy “truyện ngắn thường mang lại những âm vang dài và rộng hơn khuôn khổ chật hẹp về mặt hình thức của nó”, chính vì thế, “đôi khi chỉ một truyện ngắn vài ngàn chữ, lại cho thấy một sự bao trùm về không gian, thời gian, lịch
sử… rộng lớn của một cuốn tiểu thuyết trường thiên” (Tạ Duy Anh, 2000) Vậy thì,
dung lượng (ở đây là sự giới hạn về số trang) tỉ lệ nghịch với giá trị biểu đạt, với sức
Trang 24dung chứa, với những tầng nghĩa mà nhà văn muốn biểu đạt Điều quan trọng là ở lối viết và khả năng sáng tạo các thủ pháp nghệ thuật của nhà văn
Nói tóm lại, truyện ngắn là một thể loại dân chủ, gần gũi với đời sống hằng ngày, lại súc tích, dễ đọc, gắn liền với hoạt động báo chí, có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống
Trong giáo trình Lí luận văn học đưa ra nhận định: “Thể loại thể hiện một giới
hạn tiếp xúc với đời sống, một cách tiếp cận, một góc nhìn, một trường quan sát, một quan niệm đời sống, đồng thời cũng là nguyên tắc xây dựng thế giới nghệ thuật” (Trần
Đình Sử, 2012) Nhiều nhà nghiên cứu cũng thống nhất về khái niệm thể loại như
một hình thức chỉnh thể có tính quy luật của loại hình Có thể thấy, thể loại có tính
“nòng cốt”, vận động theo quy luật nhưng điều đáng lưu tâm hơn là “bản chất của
sáng tạo nghệ thuật là tính độc đáo không lặp lại Sự vận động cuộc sống cũng luôn luôn sản sinh và làm biến động các giới hạn phản ánh, đổi mới các kênh giao tiếp và làm cho chúng tác động vào nhau, đan bện vào nhau trong tác phẩm nghệ thuật độc đáo” (Trần Đình Sử, 2012) Chính vì vậy, thể loại vừa có các yếu tố ổn định, truyền thống; lại vừa có các yếu tố vận động, đổi mới do sự phát triển văn học và tài năng sáng tạo của nhà văn Tính hai mặt của một vấn đề nằm sâu trong bản chất thể loại
chính là xuất phát điểm của vấn đề tương tác Trong công trình Văn học thế giới mở,
tác giả Nguyễn Thành Thi quan niệm tương tác thể loại là “hiện tượng hai hay nhiều thể loại của một giai đoạn, một thời kì, một nền văn học, thuộc về một hay nhiều hệ thống thể loại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, xâm nhập vào nhau, mô phỏng nhau… để cùng biến đổi hoặc hình thành thể loại mới” (Nguyễn Thành Thi, 2010) Trong bối cảnh đổi mới văn học, cùng với ý thức cách tân, sự tương tác thể loại có thể xem là một phương diện/hệ quả của quá trình vận động và đổi mới văn học
Sự tương tác giữa thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết là hiện tượng thâm nhập, giao thoa, tổng hòa khá tinh tế, phức tạp Theo Nguyễn Thành Thi, quá trình tương tác diễn ra đã tạo sự biến đổi nòng cốt của mỗi thể loại, và hình thành hai biến thể
nòng cốt cụ thể: Truyện ngắn hiện đại với xu hướng “tiểu thuyết hóa” và tiểu thuyết
hiện đại với sự tiếp thu kinh nghiệm kĩ thuật tự sự của truyện ngắn Truyện ngắn hiện đại hình thành trong bối cảnh chịu sự tác động của tiểu thuyết, tiếp thu kĩ thuật của
Trang 25thể loại này, sẽ mở rộng chiều kích và đường biên của thể loại Tuy nhiên vẫn đảm bảo cho loại tự sự cỡ nhỏ (chỉ để nói một ý, tập trung vào một chủ đề, thể hiện một
tư tưởng) Xu hướng thâm nhập tiểu thuyết vào truyện ngắn sẽ tạo ra kết quả có các tác phẩm tự sự cỡ nhỏ đa dạng hơn về kết cấu, dung lượng tự sự Đồng thời để lại dấu vết của nhiều kĩ thuật đặc thù dành cho tiểu thuyết như kĩ thuật di chuyển điểm nhìn trần thuật, kĩ thuật phân tích tâm lí, độc thoại nội tâm, trì hoãn, liên kết chùm… Xét từ hướng tác động từ truyện ngắn sang tiểu thuyết còn phức tạp hơn, hiện tượng này khó xảy ra, hoặc rất hạn chế Thường ở dạng này tiểu thuyết sẽ học hỏi những kĩ thuật của tự sự cỡ nhỏ như cách tạo tình huống, cách lựa chọn, sử dụng chi tiết nghệ thuật, tạo hình trong miêu tả, cách chạm khắc để tạo những điểm nhấn tự sự…
Theo Nguyễn Văn Đấu, việc “chiếm lĩnh đời sống theo nguyên tắc tư duy tiểu thuyết, truyện ngắn mang trong mình những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Nó cũng xóa bỏ khoảng cách giá trị giữa những người trần thuật và nội dung trần thuật, lấy kinh nghiệm cá nhân làm điểm tựa sáng tạo và phá vỡ cấu trúc hình tượng “nguyên
khối” của truyện truyền thống” (Nguyễn Văn Đấu, 2001) Truyện ngắn hiện đại luôn
có xu hướng vươn mình để trở thành một thể loại tiềm năng mở rộng hiện thực phản ánh
Qua việc khai thác và biểu hiện đời sống theo chiều sâu, gia tăng tính dồn nén trong thể loại truyện ngắn đã mở ra sức chứa lớn hơn khuôn khổ vốn có của nó, cho
ta một cảm giác về những tiểu thuyết thu nhỏ Qua sự kết hợp thể loại trong truyện ngắn đã gia cố vững chắc thêm cho sườn của câu chuyện, nới lỏng tính phức tạp hóa cũng như những mối quan hệ đa diện mà người viết có chủ ý đề cập tới Sự dung chứa lớn trong một thể loại nhỏ phải nhờ đến những bút pháp vốn nổi bật trong tiểu thuyết, sự luân chuyển các ngôi kể, đan xen các điểm nhìn, gia tăng phân tích tâm lí nhân vật, kĩ thuật phân tích tâm lí, độc thoại nội tâm Chính sự xâm lấn của những kĩ thuật thường chỉ thấy ở thể loại tiểu thuyết đã đẩy tính chất tiểu thuyết hóa thể hiện rõ hơn trong truyện ngắn Tư duy tiểu thuyết xuất hiện trong truyện ngắn đã cho thấy sự biến động trên bề mặt và cấu trúc tự sự của thể loại này Diễn biến này gắn liền với quan niệm của nhà văn về thể loại, về văn học với mục đích nhằm chuyển tải hiện thực đời sống trong bối cảnh mới
Trang 26Trong quá trình phát triển, truyện ngắn sẽ thu nạp những đặc điểm mới bởi sự tác động qua lại giữa các thể loại Sự giao thoa của các thể loại trong truyện ngắn nhằm nhấn mạnh thế tồn tại của thể loại trong bối cảnh mới Nhìn chung, xu hướng tương tác giữa truyện ngắn và tiểu thuyết là một trong những quy luật vận động tất yếu của thể loại Đây còn là xu hướng làm giàu thêm vốn tự có của thể loại, tạo điểm nhấn sắc nét cho thể tiểu thuyết, mặt khác lại tạo chiều sâu rộng, đa sắc cho thể truyện ngắn Nhu cầu cách tân tự sự và những nỗ lực làm mới trên hành trình vận động và phát triển thể loại của các nhà văn đã khẳng định thiên chức sáng tạo nghệ thuật của mình Có thể thấy các nhà văn của nền văn học đương đại đang có ý thức phá vỡ ranh giới của những quan niệm mang tính định giá về mặt thể loại Sự xâm lấn của các yếu tố tiểu thuyết vào truyện ngắn (hay có thể nói là xu hướng truyện ngắn tiểu thuyết hóa), không chỉ là kết quả của quy luật nội tại trong quá trình vận động thể loại, mặt khác còn là ý thức của người viết về khát vọng sáng tạo nhằm tạo nên những không gian nghệ thuật mới
1.1.3 Sự chuyển đổi hệ hình sáng tạo, tiếp nhận văn học trong bối cảnh hậu hiện đại
J F Lyotard là người đầu tiên đưa khái niệm “Hậu hiện đại” từ những năm
1980 trở đi, gắn với nhu cầu khao khát giải phóng sự tự do và cá nhân Hoàn cảnh
“Hậu hiện đại” diễn ra từ “sự khủng hoảng trầm trọng và sự cáo chung của các “đại tự sự” của “Hiện đại” dùng để hợp thức hóa cho khoa học và tri thức nói chung (phép biện chứng của Tinh thần; thông diễn học về ý nghĩa; sự giải phóng cho chủ thể lí tính và chủ thể lao động) cũng như sự sụp đổ của các xu hướng nhất thể hóa về xã hội và văn hóa, nhường chỗ cho đặc trưng của hậu-hiện đại là sự đa dạng của nhiều
thái độ và cách tiếp cận khác nhau” (Jean-Francois Lyotard, 2007) Từ bối cảnh đó
đã nảy sinh một “tâm thức hậu hiện đại”, đó là “một nỗ lực mới nhằm thức tỉnh trước những nguy cơ và cám dỗ để tiếp tục suy tưởng và kiến tạo những hình thức mới, phù hợp hơn, để “cứu văn” và bảo vệ những giá trị đích thực của Hiện đại: sự tự do và sự khai phóng của cá nhân” (Jean-Francois Lyotard, 2007) Nói cách khác đó là sự nhường chỗ cho những “diễn ngôn” (discourses) và những “trò chơi ngôn ngữ” dị
Trang 27đồng,… Thuật ngữ này đã trở thành một trào lưu văn hóa, khởi phát ở phương Tây từ nửa sau thế kỉ XX, mang tính toàn cầu hóa
Ở Việt Nam, sau thời kì mở cửa, thời đại công nghệ thông tin bùng nổ một cách mạnh mẽ và nhanh chóng Từ đó, nền văn học Việt Nam mới được tiếp cận tinh thần của “hậu hiện đại” ở phương Tây, chịu sự chi phối của các quy tắc vận hành của văn hóa đương đại và những đòi hỏi của bản thân văn học Trước những yêu cầu và đòi hỏi đó, tư duy lí luận, phê bình cũng có những chuyển dịch hệ hình đối thoại một cách rộng rãi và tích cực hơn với đời sống văn học đương đại Điều này không chỉ ảnh hưởng tới người nghiên cứu, mà việc chuyển hệ hình còn mang tính thời sự, được đông đảo nhà văn, nhà thơ quan tâm và khắc phục như Trần Dần, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Mai Văn Phấn, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Lê Anh Hoài, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Nguyễn Hữu Hồng Minh
Sự chuyển đổi hệ hình trong tâm thức “hậu hiện đại” của người sáng tác văn chương hình thành bằng lối viết siêu hư cấu thách thức với lối viết hư cấu theo truyền
thống Thuật ngữ siêu hư cấu (metafiction) lần đầu tiên được nhà văn, nhà phê bình William H Gass đặt ra và sử dụng trong tiểu luận Triết học và hình thức của tiểu
thuyết hư cấu (Philosophy and the Form of Fiction) vào năm 1970 Thuật ngữ có cách
gọi khác là “siêu tiểu thuyết” Dù gọi là “siêu tiểu thuyết” hay “siêu hư cấu” thì khái niệm này đều dùng “để thay thế cho khái niệm phản tiểu thuyết (anti-novel) và khái niệm hư cấu tự thức (self-conscious fiction) mà vào thời điểm đó đã trở nên có phần
bất cập và lỗi thời” Khái niệm siêu hư cấu từ đó dần trở nên phổ biến trong hệ thống thuật ngữ văn học Khi dịch là “siêu tiểu thuyết” thường đề cập đến những tác phẩm
được viết theo kiểu truyện lồng truyện, tiểu thuyết về tiểu thuyết (hư cấu về hư cấu), hiện thực trong hư cấu, hư cấu trong hiện thực hay “một dạng tiểu thuyết bình luận một cách công khai trường hợp hư cấu của riêng nó” (Thái Phan Vàng Anh, 2020) Bàn về bản chất của thuật ngữ “siêu tiểu thuyết”, Trịnh Thanh Thủy đã chỉ ra đó “là một loại tiểu thuyết về tiểu thuyết, hư cấu giữa hư cấu Từ ngữ này thường dùng để ám chỉ loại tiểu thuyết có những yếu tố tự tham chiếu” (Phạm Ngọc Lan, 2015) Theo đó, siêu tiểu thuyết không chỉ nghiên cứu cấu trúc căn bản của nghệ thuật
Trang 28kể chuyện truyền thống, mà còn khám phá tính hư cấu của thế giới bên ngoài văn bản văn chương tiểu thuyết Nó trình bày một hình thái khác, cũng chính nó tự phê bình cấu trúc riêng của nó Người viết sử dụng lối viết này sẽ tập trung vào kĩ thuật viết và tiến trình xây dựng tác phẩm ngay trong tác phẩm của mình Khi đó tác phẩm siêu tiểu thuyết giống như một trò chơi, mời gọi người đọc cùng tham gia vào cuộc chơi của nó Người viết có khi cũng tự bước vào truyện như một nhân vật, nói chuyện trực tiếp với độc giả, có khả năng độc giả sẽ bị lầm lẫn vì những sự kiện có thực được kể
bị nhiễu loạn “Phương thức đa kết hoặc chống lại sự kết thúc bằng cách ban cho một cốt chuyện có nhiều hệ quả có thể có được” (Phạm Ngọc Lan, 2015) có thể xem là đặc điểm nổi bật của siêu tiểu thuyết
Khái niệm siêu ngôn ngữ (metalanguage) của nhà ngôn ngữ học Đan Mạch
Louis Hjelmslev cũng góp phần tạo lập nên một lí thuyết về hư cấu Theo đó, siêu hư cấu sẽ là những tác phẩm trình bày một cách rõ rệt và nhất quán tính chất hư cấu quy ước của nó – nghĩa là thay vì cái quy ước ngầm giữa độc giả và tác giả rằng hãy đọc thế giới trong tác phẩm như một thế giới thực, siêu hư cấu yêu cầu độc giả nhận thức
rõ tác phẩm đang đặt trước mắt họ chỉ là một sản phẩm tạo tác – và từ đó, khảo sát mối quan hệ phức tạp giữa thực tại và hư cấu Nó thể hiện nghi vấn giữa thực tại và
hư cấu, giữa những mối quan hệ đang hiện hữu được ấn định trong cấu trúc phức tạp, đây cũng là một biểu hiện của tư duy phê phán trong nghệ thuật Độc giả khi đọc ngoài việc suy ngẫm những cảm nhận hiện tại bên trong tác phẩm, còn phải nhìn nhận nó ở bên ngoài đời sống thực Siêu hư cấu đã gọi mời độc giả tham gia vào sự sản sinh ra chính nó, khác biệt với kiểu truyền thống trước kia, như thế việc tìm hiểu ý nghĩa cho văn bản do tác giả gửi gắm trong văn bản trước kia, bây giờ tác giả cho phép văn bản tự nảy sinh những cuộc chơi tạo nghĩa bất tận giữa tác giả – độc giả
Do đó, mỗi lần ta nghĩ rằng đã nắm bắt được nó, ngay sau đó lại chuồi ra một diễn giải mới, phủ định lại diễn giải trước đó
John Barth, một trong những nhà văn siêu hư cấu Mỹ nổi bật những năm 60-70,
đã đóng góp một định nghĩa ngắn gọn về siêu hư cấu: “tiểu thuyết bắt chước một tiểu thuyết khác hơn là bắt chước thực tại” (Phạm Ngọc Lan, 2015) Ở khái niệm này, tác giả trình bày một thế giới khác biệt của tác phẩm chứ không phải thế giới của ta Khi
Trang 29thưởng thức những tác phẩm siêu tiểu thuyết (siêu hư cấu), người đọc phải đặt mình
ở nhiều vị thế, nhận ra sự bất an giữa hiện thực và hư cấu Bất cứ lúc nào điểm thực tại trong tác phẩm siêu tiểu thuyết có thể trở thành phi thực tại hoặc ngược lại, tạo ra những dao động đa diện về ý nghĩa và hình thức ngay trong bản thân tác phẩm Trong bài nghiên cứu của Phạm Tấn Xuân Cao về lí thuyết siêu hư cấu của
Patricia Waugh có trình bày: “Siêu hư cấu (metafiction) là thuật ngữ được đề ra để
chỉ lối viết truyện mà lối viết ấy hướng sự chú ý một cách tự ý thức và có hệ thống đến vị thế của nó như là một thể giả lập để đề ra những vấn đề về mối quan hệ giữa
hư cấu và thực tại Trong việc cung cấp một sự bình phẩm về những phương pháp triển khai lối viết, qua đó không chỉ thẩm tra các cấu trúc nền tảng của truyện kể, mà còn khám phá ra tính hư cấu khả hữu của thế giới bên ngoài văn bản hư cấu văn học”
(Phạm Tấn Xuân Cao, 2018) Sự hư cấu lôi kéo một phần tự công khai bản chất hư
cấu của tác phẩm, một phần đặt vị thế của tác giả, độc giả, tác phẩm vào quá trình tham gia sáng tạo thế giới một cách có ý thức Về tính hư cấu của tác phẩm từ trước đến nay người ta vẫn xem là điều hiển nhiên, cho nên không bao giờ chú ý đến nó như một đối tượng nhận thức Tuy nhiên ở những tác phẩm siêu tiểu thuyết (siêu hư cấu) lại được tính siêu hư cấu xoáy sâu và đặt lên hàng đầu, bắt đầu vẽ ra những thế giới của ảo tượng hư cấu, các lớp móng của sự kiến tạo và sáng tạo tuần tự dần dựng lên một thế giới thực tại của ngôn ngữ Tính siêu tiểu thuyết hay siêu hư cấu không yêu cầu độc giả tri nhận tác phẩm giống như một thế giới ngoài đời thực, mà thay vào đó ý nghĩa của văn bản tạo ra là nhờ vào sự cấu thành của ngôn ngữ cùng với quá trình tham gia kiến tạo của độc giả
Tiếp nhận từ lí thuyết phương Tây về “siêu hư cấu”, Phạm Ngọc Lan khẳng định siêu hư cấu “là sự dao động qua lại không ngừng giữa viết và được viết, đọc và được đọc, để nắm bắt chính quá trình tạo nghĩa của văn bản” (Phạm Ngọc Lan, 2015) Tác giả còn nhận định “Siêu hư cấu mời gọi ta tham gia vào sự sản sinh ra chính nó với tư cách là nghệ thuật và là một quá trình” (Phạm Ngọc Lan, 2015), nên không phải là một thể loại riêng biệt, mà chỉ là đặc trưng trong bản thân thể loại tiểu thuyết và ngày càng phát huy mạnh mẽ, rõ nét trong thời hậu hiện đại Siêu hư cấu thể hiện sự bất ổn giữa hư cấu và hiện thực, tác phẩm và thế giới, đặt người đọc vào thế hoài
Trang 30nghi “chân lí của những thực tại “có thật”” (Phạm Ngọc Lan, 2015) Khi đặt ra tính
đa trị của thực tại và của nhận thức về những thực tại ấy, “độc giả sẽ được đặt vào một vị trí nghịch lí: một mặt, anh ta biết rõ rằng mình đang kiến tạo nên một thế giới
hư cấu cùng với tác giả, và từ đó anh ta nhận thức rõ về tính hư cấu của bất cứ thế giới nào mà con người kiến tạo nên, mặt khác, chính bản thân việc anh ta tham dự vào quá trình kiến tạo ấy đã là một quá trình rất thực, đại diện cho chính quá trình nhận thức lại kinh nghiệm cuộc sống của riêng mình” (Phạm Ngọc Lan, 2015) Như vậy, có thể thấy rằng quá trình tiếp nhận – sáng tạo một siêu tiểu thuyết (siêu hư cấu)
sẽ diễn ra qua hai cấp độ: kiến tạo thế giới ảo tượng hư cấu và sự sẻ chia có ý thức giữa người đọc và người viết
Như vậy, lí thuyết của siêu tiểu thuyết (siêu hư cấu) đã đem tới những cách tân và đổi mới về hệ ý thức tiếp nhận – sáng tác của người đọc – người viết Một số nhà phê bình và cả nhà văn không mấy thiện cảm với siêu hư cấu hậu hiện đại đã lên tiếng bày tỏ quan ngại rằng sự bùng nổ của siêu hư cấu đang đánh dấu cái chết hay sự cạn kiệt của tiểu thuyết với tư cách là một thể loại Trong khi đó, một số nhà phê bình khác lật lại vấn đề định nghĩa tiểu thuyết để khẳng định rằng chính siêu hư cấu lại đánh dấu cho sự tái sinh của truyền thống tiểu thuyết theo đúng nghĩa bản chất của nó (Hutcheon, Waugh, Woolf, Fludenik…) Sự nhiễu loạn thông tin – truyền thông trong khoảng nửa cuối thế kỉ XX, đã gạt đi những thiên kiến, giới hạn của văn học hiện đại, mà thay vào đó là những làn sóng đa nguyên của văn hóa đại chúng Sự phát triển mạnh mẽ của siêu hư cấu trong khoảng thời gian này “không phải sự bùng phát đột biến mà là sự nối dài và đào sâu chính cảm thức bất an ấy” (Phạm Ngọc Lan, 2015) Vốn dĩ “sự phát triển của thể loại tiểu thuyết là hoạt động đào sâu bản chất đối thoại” (Phạm Ngọc Lan, 2015), như thế siêu tiểu thuyết càng làm tăng khả năng biểu đạt của ngôn ngữ, nảy sinh sức sáng tạo và đồng kiến tạo ở tác giả và độc giả Cho nên, tác phẩm siêu tiểu thuyết trở thành điểm gặp gỡ giữa hai diễn ngôn tác giả và độc giả, mà cả hai đều không hề bị hạn chế bởi chức năng tái tạo thế giới ảo tượng Không chỉ đẩy quyền ý thức của nhân vật ngang tầm với tác giả, mà điều này còn đồng nghĩa với chức năng của người đọc hay người tiếp nhận được nâng lên ngang quyền với tác giả – người tạo lập ra thế giới ảo tượng Sẽ thật khó để đưa ra những
Trang 31kết luận đóng khi cùng tham gia vào cuộc đối thoại đó, người đọc phải đưa những hiểu biết và tri thức văn học của mình mới có thể tạo nghĩa cho văn bản Khi nhà văn càng mở ra nhiều cuộc đối thoại sẽ càng tô đậm cho đặc tính đa thanh, đa tuyến của thể loại tiểu thuyết Như vậy, con đường của siêu tiểu thuyết (siêu hư cấu) là cách để phục hưng cũng như phát huy tối đa những ưu thế sẵn có của thể loại tiểu thuyết trong thời kì hậu hiện đại
Vận hành siêu tiểu thuyết trong bối cảnh xã hội hậu hiện đại giống như bày trí mạng lưới cho trò chơi ngôn ngữ và trong trò chơi đó đảm bảo tuân thủ luật chơi cho
dù có sự khác biệt nào đi nữa Sự bùng nổ của các tiểu tự sự cạnh tranh lẫn nhau, cùng với sự hoài nghi diễn ra trong các đại tự sự của thời hậu hiện đại đã trao sự tín nhiệm cho những đặc tính của siêu tiểu thuyết Nhờ vào sự cách tân và phá bỏ những rào cản trước đó càng khiến cho tác phẩm trở nên sống động và quay về đúng nghĩa với bản chất nghệ thuật tư duy của nó Siêu tiểu thuyết đã trở thành “một diễn ngôn ngoại biên, một dạng thức viết tự đặt mình ở biên giới giữa hư cấu và phê bình, tự xem cái biên giới ấy chính là chủ đề của mình” (Phạm Ngọc Lan, 2015) Đây còn là một trong những biểu hiện đặc thù của tâm thế, của con người hậu hiện đại khi đặt mọi đối tượng dựa trên phương thức tôn trọng và đề cao tính dân chủ để tự nghiền ngẫm lại vị thế văn học trong một thế giới đầy lo âu và bất an Khi bàn về bản chất
hư cấu, tìm hiểu về hình thức hư cấu của tác phẩm, người ta nghiêng về sử dụng định nghĩa “hư cấu”, “siêu hư cấu” Về trường hợp của luận văn, chúng tôi mong muốn bàn luận về bản chất của loại hình, đặc điểm sống động của thể loại nên sử dụng cách gọi “tiểu thuyết” và “siêu tiểu thuyết”
1.1.4 Đọc như là hành động đồng sáng tạo theo “cấu trúc mời gọi”
Năm 1971, Nguyễn Văn Hạnh đưa ra một ý kiến tuy không phải đột phá so với sự phát triển của lí thuyết tiếp nhận trên thế giới, nhưng khá cách mạng so với tình hình lí luận trong nước, đó là vai trò của khâu thưởng thức đối với giá trị thực tế của tác phẩm văn học: Trong khâu sáng tác, giá trị là cố định và ở trong thế khả năng; ở trong khâu “thưởng thức”, trong quan hệ với quần chúng, giá trị mới là hiện thực và
biến đổi Theo đó, việc đọc có vai trò rất quan trọng đối với việc sáng tạo văn học
Sáng tạo văn học là quá trình tiếp nối giữa nhà văn, tác phẩm và người đọc, trong đó
Trang 32các đối tượng trong quá trình sáng tạo có giá trị ngang bằng và chỉ thay đổi vị trí trung tâm theo từng giai đoạn phát triển của tư duy lí luận văn học Thông suốt quá trình tư duy lí luận văn học sẽ rọi chiếu những góc nhìn sâu sắc, toàn diện, không ngừng mở rộng, bổ sung và ngày càng hoàn thiện hơn tính chất của mối quan hệ có tính bất biến này Xem xét mối quan hệ giữa nhà văn, tác phẩm và người đọc, có thể nhận ra hoạt động tiếp nhận văn học cũng như một hoạt động mang tính sáng tạo
Văn học Việt Nam đã dựa trên nền tảng tiếp cận với lí thuyết tiêu biểu của Wolfgang Iser (1926-2007) thuộc trường phái Konstanz, nước Đức Cùng với Hans Robert Jauss, ông tạo nên những chuyển biến trong nhận thức về văn học từ góc độ tiếp nhận Trong lí thuyết tiếp nhận của Iser, độc giả giữ vai trò trung tâm, thậm chí là chỉ quan tâm tới độc giả mà quên mất văn bản Ông đặt ra vấn đề về độc giả trên
cơ sở kế thừa nền tảng và thành tựu nghiên cứu văn bản Iser đã thể hiện một cách rõ nhất những phát hiện, quan điểm của mình về vai trò, quyền hạn của độc giả Theo đó, độc giả hoàn toàn có quyền tham gia vào văn bản Nhưng việc tham gia (involvement) này không đơn giản là sự “nội hóa” (internalize) những nội dung do văn bản cung cấp, mà phải khiến cho những nội dung ấy trong văn bản tương tác, cải biến lẫn nhau, tạo thành đối tượng thẩm mỹ Với lí thuyết tiếp nhận hiện đại, đặc biệt là sự khẳng định vai trò của người đọc như là một đồng sáng tạo với nhà văn trong việc tạo ra giá trị mới cho tác phẩm văn học, tư duy lí luận văn học đã có một sự phát triển Đó là sự chuyển dịch trung tâm từ tác giả sang văn bản rồi đến người đọc Với quan niệm này, tác phẩm văn học vừa là sáng tạo của nhà văn, vừa là nơi hoạt động của ngôn ngữ, nhưng đồng thời vừa là nơi tiếp nhận những sáng tạo từ phía người đọc để tạo nên những nét nghĩa mới cho tác phẩm văn học như là hình thức đọc đặc trưng mà lí luận từ phía sáng tác không giải thích được
Đọc là một khâu trong quá trình tiếp nhận và là hoạt động chuyển đổi tác phẩm nghệ thuật thành một vũ trụ tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ trong tư duy hình tượng cho riêng mình Đọc văn thực sự là một khoa học và nghệ thuật của tư duy ngôn ngữ liên tục được sáng tạo trong mỗi văn bản nghệ thuật Đọc văn là để cảm, để sống, để thưởng thức, để dùng, để tự phát triển bản thân, cho nên đọc sáng tạo và đọc sử dụng là khâu cao nhất Người đọc phải tìm được cái nghĩa mà người đọc trước chưa thấy,
Trang 33thậm chí hiểu cái nghĩa ngoài tầm kiểm soát của tác giả Từ đọc hiểu văn mà trực tiếp nhận ra các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính Bởi khi mới xuất hiện, văn bản văn học đã là đối tượng nghệ thuật để người đọc tiếp nhận Việc đọc giúp độc giả vừa khám phá, vừa giải mã, vừa bổ sung không giới hạn, giống như câu
nói của triết gia Hi Lạp cổ đại Heraclitus: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”
Thông qua quá trình đọc mà có thể thấy được tiềm năng bất ổn, đa nghĩa của một tác phẩm văn học Vì thế, hoạt động tiếp nhận văn học cũng là “quá trình biến đổi theo những biến động xã hội và tầm đón đợi của người đọc” (Trần Hoài Anh, 2009) Điều này được Nguyễn Văn Trung nhận ra rằng: “Một tác phẩm văn chương nếu không có người cầm lấy đọc, nó chỉ là trang giấy trắng có những dòng chữ đen vô hồn, trống rỗng vô nghĩa Tác giả, tác phẩm, độc giả là một hay nói cách khác là những yếu tố cấu tạo vũ trụ văn chương Nếu không có độc giả, không thể có tác giả, vì tác giả lúc đó là tác giả của ai, đối với ai; ai công nhận và gọi người viết là tác giả? Tác giả chỉ là tác giả vì có độc giả và cho độc giả Do đó độc giả là một yếu tố cấu tạo của tác
phẩm Gọi là yếu tố cấu tạo vì nếu không có độc giả, thì không thể có tác phẩm được”
(Trần Hoài Anh, 2009)
Để lí giải cho quyền năng của độc giả khi tiếp nhận, các nhà nghiên cứu thường phân loại độc giả, và có hai loại độc giả được chỉ ra: Độc giả thực tế (Real Reader), Độc giả giả định (Hypothetical Reader) Iser cho rằng tất cả những khái niệm khác nhau về về Độc giả thực tế và Độc giả giả định đều dẫn đến những hạn chế là làm suy yếu khả năng áp dụng chung của các lí thuyết Vì thế, Iser đưa ra khái niệm khác là
“Implied Reader” (Độc giả hàm ẩn) và nhấn mạnh về khái niệm cho độc giả hàm ẩn, đó là sản phẩm của tư duy, cắm rễ sâu trong cấu trúc văn bản, hoàn toàn không đồng đẳng với bất kì một độc giả hiện thực nào Iser phê phán những người theo quan điểm cho rằng nghĩa là ý nghĩa văn bản nằm bên ngoài văn bản, do độc giả quyết định hoàn toàn, theo ông, ngay trong văn bản chắc chắn đã có những điều kiện thực hiện điều ấy và chúng chờ đợi sự phản ứng của độc giả khi hai bên có sự tiếp xúc
Trong khi đọc, người đọc hàm ẩn được chính văn bản thiết kế Như lí thuyết tiếp nhận chỉ ra, những chân trời luôn được vẫy gọi thì kiểu người đọc hàm ẩn là
Trang 34người đợi chờ để phản hồi trong những cách thức đã được cấu trúc vẫy gọi của văn bản định sẵn Từ quan niệm này, người đọc trở thành một phần đặc biệt không thể thiếu trong quá trình sáng tạo của nhà văn, là động lực sáng tạo của nhà văn Cũng
do đấy mà nhà văn sáng tác luôn hướng tới người đọc, hành động sáng tạo nghệ thuật cũng là hành động tìm về với người đọc, là đối thoại với người đọc như người bạn tri
âm tiềm ẩn Mặt khác, người đọc hàm ẩn hiện thân cho mọi tố chất cần thiết để tác phẩm văn chương thực thi hiệu quả của nó, không hề đồng nhất với bất cứ người đọc có thực nào Người đọc thực tế là người có những trải nghiệm đọc phong phú và những phản hồi của anh ta trước văn bản mới sẽ thấm đẫm những trải nghiệm đó Ngay khi tiếp cận một tác phẩm, bản thân nó đã tạo lập các khả năng đối thoại với quá khứ – lịch sử, đối thoại với các diễn ngôn trước đó, đồng thời, hé lộ những dự báo – vẫy gọi đối với tương lai Việc đọc, vô hình trung đã đưa người đọc bước chân vào một cuộc đối thoại với rất nhiều tiếng nói Không những thế, bản thân tác giả, các nhân vật, các sự kiện, các motif, thủ pháp trong tác phẩm,… cũng đặt người đọc vào tình thế buộc phải đối diện với những gì đã và đang diễn ra Một văn bản của tác giả sẽ đề xuất một cấu trúc vẫy gọi, một người đọc hàm ẩn Đấy cũng là những nhân tố thuộc về cực nghệ thuật, để mời gọi độc giả tiềm năng Qua đấy, người đọc thể hiện một niềm vui phóng khoáng khi khám phá nghệ thuật và khả năng lĩnh hội nghệ thuật đối với tác phẩm Sự tương tác chính là thành tựu do người đọc thực hiện, qua đó hình thành tác phẩm văn học đích thực Cho nên, tác phẩm văn học không bao giờ là một công trình hoàn tất, mà theo Nguyễn Văn Trung nhận định đó “là một sáng tạo không ngừng vì luôn luôn nó có thể mặc những ý nghĩa mới mà người đọc gán cho” (Trần Hoài Anh, 2009)
Từ góc nhìn của lí thuyết tiếp nhận, quan hệ giữa tác giả, tác phẩm và độc giả là mối quan hệ tương tác đối thoại, mang tính dân chủ, không hề phụ thuộc, áp đặt quyền uy lên nhau, chèn đè lên nhau Mối quan hệ này cũng là “một quá trình chuyển hóa nội tại, là sự thẩm thấu vào nhau giữa thế giới của người đọc và thế giới của văn bản được tác giả tạo nên” (Trần Hoài Anh, 2009) Trước đó, lí luận văn học tiền hiện đại vẫn đề cao vai trò của nhà văn, xem sáng tạo văn học là độc quyền của nhà văn, và khi nhà văn viết xong coi như đã hoàn thành quá trình sáng tạo nên không quan
Trang 35tâm đến sự tiếp nhận của người đọc Sau đó các tư duy lí luận văn học hiện đại và hậu hiện đại đã thấu đáo hơn khi nhận ra tầm quan trọng của người đọc, bắt đầu coi trọng người đọc và xem người đọc là chủ thể đồng sáng tạo với nhà văn Chính nhờ sự tiếp nhận – sự đồng sáng tạo của người đọc, văn bản văn học mới trở thành tác phẩm giá trị Phải khẳng định rằng: “Không có sự tiếp nhận của người đọc, những gì nhà văn viết ra cũng chỉ là những con chữ vô hồn chết cứng trong im lặng trên những trang giấy lạnh lùng vô cảm” (Trần Hoài Anh, 2009) Như vậy, tác phẩm văn học là kết quả của quá trình hồi ứng giữa văn bản của nhà văn và sự trải nghiệm, cảm xúc, quan điểm, thái độ của người đọc trong một môi trường, ngữ cảnh đọc cụ thể Quá trình tiếp nhận văn bản nghệ thuật không thể bỏ qua vai trò quan trọng của độc giả, đây sẽ là đối tượng có đóng góp vào quá trình kiến tạo ý nghĩa cho tác phẩm văn học
Hiện nay, trong không khí tương đối bình tĩnh và dân chủ của học thuật, lí thuyết
tiếp nhận đang lan rộng như một trào lưu nghiên cứu khá “hợp thời” Việc đối diện
tác phẩm văn chương hiển nhiên luôn là những cuộc đối thoại Đọc văn chương là đã tham gia vào một cuộc giao tiếp với rất nhiều các khả năng kết nối Chỉ thông qua đối thoại, ý nghĩa tác phẩm mới được nảy sinh và bộc lộ một cách đích thực, phong phú, sinh động và sâu sắc Khi tiếp cận tác phẩm văn chương nghệ thuật, ta luôn tìm kiếm chính mình trong hành động đọc, đối diện tác phẩm văn chương cũng là một đối diện với toàn thể Bởi thế mà tầm đón nhận ở mỗi người đọc lại càng mở ra những góc nhìn đa chiều, đa sắc Tuy nhiên, quá trình đối thoại cũng đòi hỏi người tiếp nhận có một vốn am hiểu văn học nhất định và năng lực ngôn ngữ, sau đó mới nói đến “tâm thế thẩm mỹ, tiềm năng văn hóa và tiềm năng nghệ thuật để biến ngôn ngữ của tác phẩm văn học (thông qua các phương thức, phương tiện, thể hiện cuộc sống bằng hình tượng) thành cấu trúc mở, thành cấu trúc ngôn từ động” (Hồ Thế Hà, 2009) Nhìn chung, hành động đồng sáng tạo giữa người đọc và tác giả sẽ là một cách thức làm mới tư duy để đi tìm sự đồng điệu trong tiếng nói chung Đồng thời còn nhằm hướng đến cải thiện hoạt động tiếp nhận văn học và chất lượng sáng tạo của nghệ sĩ Không những thế, trong bối cảnh của hậu hiện đại, tư duy và nhu cầu của con người ngày càng đòi hỏi sự “mời gọi” đọc trong tác phẩm văn chương Đã có một
Trang 36thời, ta áp đặt quyền uy của tác giả lên trên hết, dẫn đến tình trạng làm hẹp đi, đơn giản hóa ý nghĩa của tác phẩm, mà lẽ ra nó vốn là một cấu trúc mở và đa nghĩa Việc đồng nhất văn bản và tác phẩm trước đó đã không thể lí giải những tiềm năng mở và
đa nghĩa của sáng tác văn học Phải sang thời kì hiện đại, các nhà lí luận văn học phân biệt giữa văn bản và tác phẩm văn học, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của người đọc trong quá trình biến văn bản thành tác phẩm, thành những giá trị văn học
Đi theo khuynh hướng hội nhập và phát triển như ngày nay, lí luận văn học hiện đại đã tiếp thu những quan điểm của Mĩ học tiếp nhận hiện đại để khẳng định vai trò của người đọc Những vấn đề như đặc trưng, bản chất và các mối quan hệ liên quan đến tác phẩm cũng được ý thức một cách sâu sắc hơn, từ đó phát hiện ra mối liên hệ bền chặt giữa tác phẩm và người đọc mới là mục đích và là đột phá mới Qua từng giai đoạn, người đọc luôn đồng hành và làm đầy ý nghĩa cho tác phẩm, khơi ra những vùng giá trị mới mà tác giả còn ngờ ngợ, và điều này còn phụ thuộc vào quan niệm tiếp nhận của từng trường phái, từng khuynh hướng Sự nhìn nhận lại để bổ sung và kiến tạo cho ý nghĩa của tác phẩm văn học là cách thức để người đọc có thể tạo nghĩa cho tác phẩm một cách chủ động Quá trình tạo nghĩa có thể làm nên sự khác biệt trong tiếp nhận, và nó ở trong quy trình tạo nghĩa liên tục, không chỉ tạo nghĩa, người đọc còn mở rộng ở nhiều góc độ hơn Quá trình này sẽ giúp cho người đọc nâng cao trình độ cảm thụ tác phẩm văn học, vừa giúp tác phẩm giữ trong mình bản chất đa nghĩa và cấu trúc mở Như vậy, mỹ học tiếp nhận hiện đại đã có đóng góp lớn trong việc đổi mới cách nhận thức về vai trò của tác phẩm và người đọc Chính khả năng của tầm đón nhận và đón đợi của nhiều thế hệ người đọc, đặc biệt những người đọc tài năng sẽ nảy sinh ra những giá trị nghệ thuật có ý nghĩa cho tác phẩm
Sau cùng, khi tác phẩm đến với công chúng, hơn ai hết, tác giả luôn là người quan tâm đến số phận tác phẩm của mình Có thể thấy, quá trình tiếp nhận gắn chặt với quá trình sáng tạo, bởi chính tác giả cũng là người lắng nghe, đánh giá lại, cùng hồi hộp, cùng vui, buồn, cùng trăn trở với chủ thể đồng sáng tạo – người đọc Sau cùng, tác giả luôn là người “tham gia vào quá trình đọc và cũng thẩm định lại, lấp đầy những khoảng trống vô thức trong công đoạn sáng tác mà chưa kịp nghĩ về cách tạo nghĩa mới cho tác phẩm của mình” (Hồ Thế Hà, 2009) Từ đó, họ sửa chữa và
Trang 37nâng cấp trình độ nghệ thuật và tiếp tục chuẩn bị cho các tác phẩm mới ra đời sau đó Nhìn nhận lại vấn đề, ta thấy vai trò của chủ thể đồng sáng tạo – độc giả không chỉ nâng tầm giá trị cho tác phẩm mà còn tác động và thúc đẩy chủ thể sáng tạo cách tân, liên tục làm đầy ý nghĩa và mở ra những nội dung thẩm mĩ mới cho tác phẩm
Sự chiêm nghiệm và nghiền ngẫm, suy tư của người đọc vừa là ưu nhưng đôi khi cũng là hạn chế Không thể bỏ qua những trường hợp người đọc làm nhiễu thông tin của tác phẩm, hoặc lúng túng, có giới hạn thẩm mĩ trong khi thưởng thức, hoặc hiểu sai, đọc sai, hiểu lệch hẳn giá trị vốn có của tác phẩm Điều này khiến cho văn học trở nên phức tạp và mơ hồ Do đó, cần đặt ra vấn đề đào tạo, tự đào tạo người đọc về tiềm năng văn chương nhằm định hướng, cải tiến khả năng dự báo tầm đón đợi của tác giả Sự gia tăng nhanh chóng của tri thức, những thách thức của đời sống, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông cũng đòi hỏi khả năng thích ứng của con người trong thời đại mới Từ đó cũng kích hoạt nhu cầu được bộc
lộ và mở đường sáng tạo và tư duy phản biện cho những chủ thể đồng sáng tạo Mối quan hệ giữa người đọc và văn bản là một chỉnh thể được tác động qua lại, và có sự quy định lẫn nhau Việc người đọc cùng tham gia vào “cấu trúc mời gọi” của tác phẩm như một quy luật vượt giới hạn để tạo ra sự hợp lí trong quá trình sáng tạo tác phẩm văn học Qua đó đặt ra một yêu cầu đối với chúng ta trong quá trình tiếp cận và xem xét ý nghĩa, hình thức của tác phẩm văn học trong sự phát triển của sự hiểu biết Bên cạnh đó còn đòi hỏi chúng ta cần phải đặt tác phẩm vào dòng chảy văn học phù hợp để có sự nhìn nhận và đánh giá hợp lí, khách quan và công bằng hơn
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực tiễn tương tác thể loại và sự chuyển đổi hệ hình sáng tạo, tiếp nhận văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới
Vấn đề pha trộn hay tương tác các thể loại trong truyện ngắn đã xuất hiện trong văn học Việt Nam từ lâu, nhưng phải đến những thập kỉ cuối thế kỉ XX mới thể hiện
rõ rệt và được giới văn nghệ đề cập nhiều hơn Cho nên, truyện ngắn hiện đại Việt Nam đã “chạm đến ranh giới vốn mờ nhạt giữa truyện ngắn với các thể loại văn học khác như bút kí, tản văn, tùy bút, tiểu luận, thậm chí có cả yếu tố thơ và kịch” (Lê Hương Thủy, 2017) Thực tiễn này đã phá bỏ những quan niệm khô khan của thể loại
Trang 38truyền thống, mở ra những khả năng biến hóa đa dạng linh hoạt trong việc xóa mờ lằn ranh thể loại Các nhà văn cũng từ đó thay đổi quan điểm sáng tác, giờ đây truyện ngắn không còn là một thể loại tự sự giản đơn, mà trở thành loại văn bản phức tạp với nhiều sự đan xen kết hợp giữ nhiều văn bản trong nó
Trên thực tế, sự tác động qua lại giữa truyện ngắn và tiểu thuyết, ở đây là hình thức truyện ngắn tiểu thuyết hóa trong văn học Việt Nam đã xuất hiện từ giai đoạn văn học 1930-1945, điển hình nhất là trường hợp của nhà văn Nam Cao Đến dòng chảy của văn học đương đại, chiều tương tác thể loại này lại được nối tiếp và củng cố hơn Theo góc độ khảo sát của Nguyễn Thị Bình về một số tập truyện ngắn tiêu biểu đều cho thấy sự dịch chuyển từ xu hướng “sử thi” sang tăng dần chất tiểu thuyết, bởi khả năng chiếm lĩnh con người từ góc độ đời tư Đây cũng là đặc điểm tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Quan sát thực tiễn đời sống văn học và sự vận động của thể loại truyện ngắn hiện đại, đặc biệt sau 1986, có thể thấy khả năng biến hóa của truyện ngắn được các nhà văn vận dụng đến tối đa: Không chỉ biến hóa về dung lượng (truyện có thể dài vài ba trang, truyện rất ngắn hay 20-30 trang); đổi mới về nội dung (tiếp cận với nhiều vấn đề của đời sống, mở rộng đề tài sáng tác); sự biến hóa còn thể hiện ở sự đa dạng trong kỹ thuật viết, trong sự pha trộn, chồng xếp các phong cách thể loại Các biểu hiện: kéo dài ra về dung lượng, không gian thời gian được mở rộng, diễn tả những số phận có nhiều thăng trầm biến đổi; lồng ghép nhiều chủ đề, nhiều ý tưởng;
mở ra nhiều tuyến cốt truyện, hệ thống nhân vật, sự phức tạp của hệ thống tình tiết; kể câu chuyện của nhiều người, cả gia đình, dòng họ, cả làng, cả một thời; thể nghiệm những hình thức kết cấu độc đáo đều là những đặc điểm thường thấy trong truyện ngắn giai đoạn này Khi so sánh khả năng ảnh hưởng của tiểu thuyết đối với truyện ngắn sau 1975, Tôn Thất Dụng nhận định nếu so “sức ép” của tiểu thuyết với truyện ngắn trong văn học Việt Nam sau năm 1975 thì lúc này hiện tượng ấy chưa nhiều Ông còn gửi gắm năng lực thâm nhập của tiểu thuyết vào thể loại truyện ngắn trong dòng chảy vận động của thể loại và khẳng định cần phải đẩy sâu hơn nữa Quả thực, sự vận động đổi mới mạnh mẽ của đời sống văn học đã làm cho đời sống tương tác thể loại sau 1986 cũng trở nên sinh động, nhiều chiều Đinh Trí Dũng còn chỉ ra vùng
Trang 39giao thoa giữa truyện ngắn và tiểu thuyết đương đại và cho rằng: “Truyện ngắn đang
làm mờ đi ranh giới giữa nó với tiểu thuyết” (Đại học Vinh – Khoa Ngữ văn, 2009)
Có thể thấy rất nhiều trường hợp thể hiện chiều hướng tương tác từ tiểu thuyết sang truyện ngắn đậm nét ở các cây bút như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp,
Tạ Duy Anh Nhiều truyện ngắn cũng có sức nặng ngang tầm một cuốn tiểu thuyết
được gói gọn trong độ dài rất khiêm tốn như những tiểu thuyết cô đọng: Người đàn
bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau, Khách ở quê ra, Mùa trái cóc ở miền Nam, Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu), Tướng về hưu, Vàng lửa, Phẩm tiết, Giọt máu, Con gái thủy thần (Nguyễn Huy Thiệp), Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát (Nguyễn
Minh Châu), Bước qua lời nguyền, Vòng trầm luân trần gian, Luân hồi (Tạ Duy Anh),
Luật trời (Nguyễn Khải), Người sót lại của rừng cười, Hồn trinh nữ (Võ Thị Hảo), Thiếu phụ chưa chồng (Nguyễn Thị Thu Huệ), Bóng đè, Vu quy (Đỗ Hoàng
Diệu), Những buổi chiều ngang qua cuộc đời (Đỗ Bích Thúy), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư), Nhân sứ (Hòa Vang), Xe Camry ba chấm, Đồ cũ, Nhiệt đới gió
mùa (Lê Minh Khuê) là những tác phẩm tiêu biểu như thế
Đất nước sau khi trải qua một giai đoạn lịch sử hào hùng, hiện thực đời sống sau năm 1975 đã đặt con người những yêu cầu mới về tư duy, cảm xúc và lối sống Song song với điều đó, các thể loại văn học cũng luôn tìm những hình thức, xu hướng vận động để phù hợp với cách nghĩ và cách sống của con người thời đại Hướng tới thể hiện quá trình biến đổi thời cuộc và những thay đổi lớn lao trong tư duy, nhận thức của các nhân vật, các tác giả tập trung đào sâu vào kiểu truyện ngắn tiểu thuyết hóa Thời gian đầu Đổi mới là từ năm 1986 đến hết thế kỷ XX Đây cũng là khoảng thời gian xuất hiện cảm quan hậu hiện đại ở dạng sơ khởi trong văn học Sang đến đầu thế kỷ XXI, cảm quan hậu hiện đại sẽ đậm nét và lan toả một cách có hệ thống hơn cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tiêu dùng, xã hội thông tin… và đặc biệt là mạng internet Trong bối cảnh hậu hiện đại này, quan niệm nghệ thuật về con người chú trọng mở rộng các chiều kích Nói về khả năng mở ra những chiều kích, Thanh Thảo qua hình tượng khối vuông rubích từng nhận xét: “Người ta nhìn trái đất từ nhiều hướng và trái đất chưa bao giờ được khám phá hết Người ta đã thăm dò con người bằng vô số cách, mà con người vẫn là một bí mật Nếu các thế kỉ trước người
Trang 40ta chủ yếu tái hiện, đánh giá con người theo các biểu hiện tư tưởng đạo đức của nó, thì ngày nay văn học đã mở rộng tư duy sang các bình diện của tồn tại con người như thời gian, môi trường và cả năng lực ý thức của nó trước thế giới” (trích theo Trần Viết Thiện, 2007) Cuộc sống đã đổi thay, đòi hỏi văn học phải trả lại cho sự vật và con người những kích thước vốn có của nó Nhà văn Nguyên Ngọc đã có những trao đổi sâu sắc về sự thay đổi trong hệ ý thức của người đọc cũng như cần phải thay đổi
tư duy viết mới phù hợp với lối tiếp cận ấy Ông chia sẻ: “Văn học đã không nghe, không hiểu được những lo lắng “tầm thường” hôm nay của họ, văn học quay lưng lại với những ưu tư “vụn vặt” mà bức xúc hàng ngày của họ, cho nên nếu họ có dửng dưng quay lưng lại với văn học thì cũng là đương nhiên” (Nguyên Ngọc, 2005) Như vậy, không thay đổi, nền văn học Việt Nam sẽ trở nên trì trệ và nhợt nhạt hơn, hơn thế nữa còn có khả năng mất đi độc giả
Một số nhà văn như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài và về sau có thể kể thêm Nguyễn Bình Phương, Mai Văn Phấn, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh,
Hồ Anh Thái, Thuận… là những người tiên phong đưa văn học Việt Nam chuyển
sang một giai đoạn mới, giai đoạn của sự tự ý thức văn học Văn học thời đổi mới là
một bức tranh phong phú, đa dạng, thậm chí rất phức tạp với nhiều làn điệu và tranh cãi Giữa sự phức tạp ấy có thể thấy xu hướng vận động văn học theo hướng hiện đại hóa, hòa nhập với tiến trình văn học của nhân loại Từ nửa sau thế kỉ XX, văn học thế giới chuyển qua giai đoạn hậu hiện đại Các hoạt động sáng tạo ở Việt Nam phát triển theo hướng hòa nhập với tư duy nghệ thuật của nhân loại, do đó nền văn học Việt Nam bắt đầu xuất hiện các trường phái, khuynh hướng, trào lưu hậu hiện đại với ý nghĩa đầy đủ của chủ nghĩa hậu hiện đại
Dễ nhìn ra cho đến những năm 90 của thế kỉ trước, hầu hết các cây bút góp vào công cuộc đổi mới nền văn học dân tộc đều hướng đến những câu chuyện thể hiện cảm quan hậu hiện đại Những biểu tượng vốn đẹp đẽ và vĩ đại trong thời kì trước, sự phân biệt rạch ròi, tốt – xấu, thiện – ác, địch – ta… dần đổi thay trong bối cảnh mới, giống như hiện tượng đan xen lẫn lộn “rồng phượng và rắn rết, thiên thần và ác quỷ,
ánh sáng và bóng tối” (Bức tranh, Nguyễn Minh Châu) Với Bức tranh, Nguyễn Minh
Châu đã chính thức mở màn cho kiểu nhân vật “tự thú, sám hối” của văn học đổi mới;