Tuy nhiên, cùng với những khó khăn chung của tình hình kinh tế xã hội của huyện, tốc độ phát triển kinh tế xã hội còn chưa cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân còn nhiều khó
Khái quát về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Khái niệm và đặc điểm bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội là một bộ phận chủ yếu, trụ cột, đóng vai trò quyết định của hệ thống ASXH và được thể chế hóa bằng những văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Theo Tổ chức Lao động quốc tế, BHXH được định nghĩa: “Là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với NLĐ khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, bằng cách hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của NSDLĐ, NLĐ và sự bảo trợ của Nhà nước, nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho NLĐ và cho gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.” 3 BHXH được triển khai thực hiện ban đầu là BHXH bắt buộc, song việc mở rộng phạm vi đối tượng để BHXH phát huy hiệu quả của ASXH, đáp ứng nhu cầu của người lao động, BHXH tự nguyện ra đời bên cạnh BHXH bắt buộc là nhu cầu tất yếu Đến nay, trên thế giới có hai mô hình BHXH tự nguyện là BHXH tự nguyện áp dụng cho bất kì NLĐ nào tự nguyện tham gia và mô hình bảo hiểm bổ sung cho BHXH bắt buộc Ở Việt Nam, khái niệm BHXH tự nguyện lần đầu tiên được quy định tại Luật BHXH 2006: “BHXH tự nguyện là loại hình BHXH mà NLĐ tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH” 3 Kế thừa quy định này, Luật BHXH
3 International Labour Organization (2003), Social Protection: A life cycle continuum investment for social justice, poverty reduction and development, Geneva
2014 đã đưa ra định nghĩa “BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất” 4 Định nghĩa BHXH tự nguyện như trên đã nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện, đưa ra hai chế độ mà người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng đó là chế độ hưu trí và chế độ tử tuất Tuy nhiên, việc quy định các chế độ BHXH tự nguyện trong khái niệm này phần nào làm hạn chế việc mở rộng chế độ BHXH tự nguyện trong tương lai
Khi nói đến BHXHTN điều đầu tiên chúng ta thấy, đây là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức và được Nhà nước bảo hộ Nhà nước ban hành ra chính sách để mọi NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia, Nhà nước ban hành chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia; Nhà nước quy định mức đóng góp để hình thành quỹ BHXH tự nguyện, đảm bảo đủ kinh phí để chi trả cho người tham gia BHXH tự nguyện và xây dựng các chế độ mà người tham gia BHXH được hưởng nhằm bảo đảm bù đắp rủi ro cho người tham gia BHXH tự nguyện Những hình thức bảo hiểm khác mặc dù cũng mang tính tự nguyện chẳng hạn như bảo hiểm hưu trí bổ sung không thuộc phạm trù BHXH tự nguyện theo nghĩa này Có thể hiểu bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức thực hiện mà người tham gia được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng BHXH Nhà nước hỗ trợ một phần tiền đóng BHXH cho người tham gia để được hưởng các chế độ của BHXH tự nguyện
Ngoài những đặc điểm chung của BHXH, BHXH tự nguyện có những dặc điểm riêng như sau:
4 Nguyễn Xuân Thu (2006), “Chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học,
Một là, chủ thể tham gia BHXH tự nguyện là người trong độ tuổi lao động nhưng chưa hoặc không tham gia quan hệ lao động Nhà nước ban hành ra chính sách BHXH tự nguyện để mọi NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia chế độ bảo hiểm này Do đó người tham gia BHXH tự nguyện phải là người trong độ tuổi lao động, tuy nhiên khác với BHXH bắt buộc, đó phải là những người chưa hoặc không tham gia quan hệ lao động Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt với BHXH bắt buộc
Những người không tham gia vào quan hệ lao động và theo quy luật tự nhiên, họ cũng có thể gặp các rủi ro trong cuộc sống, già và chết Khi rủi ro xảy ra, họ cũng có nhu cầu đảm bảo về thu nhập và dù NLĐ tham gia vào quan hệ lao động chính thức hay là lao động tự do thì họ đều có nhu cầu tham gia BHXH để bảo hiểm thu nhập cho mình trong những trường hợp cần thiết BHXH tự nguyện sẽ giúp những đối tượng này có một khoản trợ cấp, đảm bảo cuộc sống của mình Ở hầu hết các quốc gia, số NLĐ chưa tham gia vào quan hệ lao động khu vực phi kết cấu chiếm tỷ lệ lớn và BHXH tự nguyện là một lựa chọn tốt cho đối tượng này Có những nước quy định NLĐ tham gia BHXH bắt buộc cũng có thể tham gia BHXH tự nguyện Song, có những nước lại hạn chế các chủ thể trong cùng một thời gian tham gia cả hai loại hình bảo hiểm này nhưng xu hướng chung của các quốc gia là hướng tới sự liên thông giữa hai hình thức BHXH, tức là cho phép được cộng dồn các khoảng thời gian đóng BHXH ở cả hai hình thức BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện để người tham gia được hưởng chế độ BHXH mang tính dài hạn như hưu trí và tử tuất
Hai là, đây là loại hình BHXH tự nguyện, chính vì vậy NLĐ có quyền quyết định tham gia hay không tham gia, việc này là do bản thân NLĐ quyết định Nhà nước không ép buộc NLĐ phải tham gia, Nhà nước chỉ khuyến khích, vận động NLĐ tham gia để phục vụ lợi ích cho chính bản thân và gia
11 đình NLĐ Khác với BHXH bắt buộc, khi NLĐ tham gia vào quan hệ lao động, ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động thì NLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc, dù muốn hay không muốn thì NLĐ và NSDLĐ đều phải nộp một khoản tiền BHXH cho NLĐ theo quy định Trong khi đó, NLĐ không tham gia quan hệ lao động, việc tham gia BHXH tự nguyện hay không còn xuất phát từ nhiều yếu tố nhu cầu, sự nhận thức và điều kiện kinh tế của NLĐ Dù Nhà nước có thể có chính sách hỗ trợ để NLĐ tham gia song việc có tham gia BHXH tự nguyện hay không vẫn do NLĐ quyết định
Ba là, khi NLĐ tham gia BHXH tự nguyện thì NLĐ có quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng sao cho phù hợp với thu nhập, điều kiện kinh tế của NLĐ Khác với BHXH bắt buộc là việc đóng tiền BHXH mang tính cố định về cả số tiền và phương thức đóng Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương của NLĐ và đóng hàng tháng tùy từng đối tượng Với BHXH tự nguyện, NLĐ tùy vào thời điểm ổn định nguồn thu nhập của mình mà lựa chọn thời điểm đóng phí và phương thức đóng phí Người lao động tham gia BHXH tự nguyện có thể đóng BHXH hằng tháng, nhiều tháng hoặc nhiều năm đóng phí một lần Việc linh hoạt trong lựa chọn mức phí đóng và phương thức đóng phí cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện chính là nhằm tạo điều kiện cho NLĐ được tham gia BHXH, được hưởng các quyền lợi về BHXH Ở một số quốc gia, BHXH tự nguyện có thể do Nhà nước tổ chức thực hiện hoặc các doanh nghiệp thực hiện, NLĐ có thể lựa chọn chủ thể thực hiện BHXH tự nguyện như có thể lựa chọn tổ chức bảo hiểm do Nhà nước thành lập hoặc tổ chức bảo hiểm của tư nhân, doanh nghiệp Ở Việt Nam, BHXH tự nguyện được thực hiện thông qua hệ thống cơ quan BHXH do Nhà nước thành lập NLĐ muốn tham gia BHXH tự nguyện thì chỉ có thể đăng ký với cơ quan BHXH do nhà nước thành lập
Bốn là, BHXH tự nguyện chỉ thực hiện với một số chế độ BHXH nhất định, là các chế độ cơ bản Việt Nam hiện nay đang áp dụng 2 chế độ BHXH tự nguyện, đó là chế độ hưu trí và tử tuất Khác với BHXH bắt buộc, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là những NLĐ tự do, có công việc và thu nhập bấp bênh, thường là người chưa tham gia quan hệ lao động hoặc tham gia nhưng không ổn định Do vậy điều kiện về kinh tế, tài chính của người này có thể không đảm bảo tính liên tục, thường xuyên Để đảm bảo tính khả thi cũng như nhu cầu thiết thực của người tham gia, pháp luật các quốc gia thường chỉ quy định một số chế độ bảo hiểm tự nguyện để thu hút NLĐ tham gia Các chế độ của BHXH tự nguyện thường là ít hơn so với các chế độ của BHXH bắt buộc Bên cạnh đó, mặc dù không có sự quy định, song, nhìn chung, các chế độ BHXH tự nguyện mà các quốc gia ghi nhận thường là những chế độ BHXH mang tính dài hạn bởi các chế độ này thường thu hút được sự quan tâm của NLĐ Các chế độ BHXH ngắn hạn cũng có một số quốc gia áp dụng nhưng nhìn chung khá ít.
Vai trò và ý nghĩa của bảo hiểm xã hội tự nguyện Error! Bookmark
Bảo hiểm xã hội nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, không thể thiếu của mỗi quốc gia nhằm ổn định đời sống kinh tế - xã hội BHXH tự nguyện có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, góp phần ổn định đời sống của người tham gia BHXH Đối với người tham gia BHXH tự nguyện, những người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi họ bị suy giảm hoặc mất khả năng lao động, chết… Do đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là những NLĐ tự do, hầu như không có quan hệ lao động với NSDLĐ, thu nhập thường không ổn định như: nông dân, người kinh doanh, buôn bán tự do,… Việc tham gia BHXH tự nguyện còn giúp NLĐ có ý thức trong việc tiết kiệm đầu tư những khoản nhỏ, đều đặn để có nguồn dự phòng
13 cần thiết chi dùng khi già yếu, mất sức lao động, góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình Nhờ có sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp thu nhập kịp thời mà người tham gia BHXH tự nguyện được bảo đảm đời sống ổn định và lâu dài Đối với nền kinh tế, xã hội, sự phân phối, chia sẻ rủi ro của BHXH tự nguyện tạo nên sự chuyển dịch thu nhập xã hội, góp phần điều tiết thu nhập xã hội, ổn định an ninh xã hội BHXH tự nguyện nhằm đảm bảo đời sống và thu nhập cho NLĐ khi rơi vào tình trạng hết khả năng lao động, góp phần tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, trên cơ sở sự tương trợ giữa những người tham gia BHXH tự nguyện và Nhà nước Sự phân phối trong BHXH tự nguyện là sự chuyển dịch thu nhập giữa những người có thu nhập cao, thấp khác nhau theo xu hướng có lợi cho những người có thu nhập thấp, là sự chuyển dịch thu nhập của những người khỏe mạnh, may mắn có việc làm ổn định cho những người tuổi già, hết khả năng lao động BHXH tự nguyện vừa giảm bớt khó khăn cho NLĐ khi về già và giảm dần khoảng cách giàu, nghèo trong xã hội
Hỗ trợ tài chính từ BHXH tự nguyện khi NLĐ rơi vào rủi ro khiến họ an tâm hơn, hạn chế rơi vào cảnh cùng quẫn, góp phần phòng tránh và hạn chế tổn thất, đảm bảo an toàn cho sản xuất và đời sống xã hội và tạo động lực phát triển kinh tế xã hội
Trong xã hội luôn có một bộ phận những người có thu nhập thấp, không ổn định, nếu Nhà nước không có chính sách để bảo hiểm thu nhập cho họ khi về già hoặc khi gặp rủi ro thì tương lai những người này tạo gánh nặng cho Nhà nước thông qua các chế độ trợ cấp xã hội mà Nhà nước phải thực hiện Về cơ bản, nguồn kinh phí để thực hiện chính sách BHXH tự nguyện do NLĐ tham gia đóng góp được Nhà nước hỗ trợ để đảm bảo cho quỹ BHXH không bị phá sản đã giảm bớt được “gánh nặng” cho Ngân sách nhà nước, nhưng Nhà nước vẫn thực hiện được mục tiêu ASXH lâu dài và bền vững,
14 góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
1.1.3 Nguyên tắc thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện
BHXH tự nguyện là một trong các hình thức bảo hiểm nên việc thực hiện BHXH tự nguyện phải tuân thủ các nguyên tắc chung của BHXH và có tính đến những yếu tố đặc thù BHXH tự nguyện được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất , mức hưởng BHXH tự nguyện được xác định trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH
Dưới góc độ kinh tế, BHXH là một trong những hình thức phân phối tổng sản phẩm quốc dân nên việc thực hiện BHXH phải dựa trên cơ sở sự kết hợp hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ Tuy nhiên, bên cạnh nội dung kinh tế thì BHXH tự nguyện còn mang nội dung xã hội, thể hiện ở cách thức hỗ trợ dựa trên nguyên tắc “chia sẻ rủi ro”, “lấy số đông bù số ít” Tức là, mỗi NLĐ chỉ phải đóng góp một phần nhỏ trong thu nhập của mình để tạo lập quỹ, từ sự đóng góp của nhiều người tạo nên quỹ có quy mô giá trị lớn Trong khi đó những người tham gia BHXH tự nguyện thì không phải ai cũng rơi vào hoàn cảnh rủi ro, và rủi ro xảy ra với mỗi người ở những thời điểm khác nhau Do đó công tác tài chính, tính toán mức đóng và quản lý quỹ cần được tính toán để đảm bảo rằng nguồn thu đủ đảm bảo chi trả hỗ trợ NLĐ lâm vào hoàn cảnh khó khăn Sự đóng góp của mỗi người tham gia BHXH tự nguyện sẽ có ý nghĩa rất lớn cho những đối tượng gặp phải những rủi ro nghiêm trọng mà nếu không có sự chia sẻ, tương trợ cộng đồng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống
Thứ hai, mức đóng BHXH tự nguyện được xác định trên cơ sở mức thu nhập hằng tháng do NLĐ lựa chọn đóng bảo hiểm Bản chất của BHXH là bảo hiểm thu nhập cho NLĐ nên mức thu nhập được bảo hiểm phải là mức tiền lương hoặc mức thu nhập bằng tiền nào đó do Nhà nước tính toán và quy định Đối với BHXH bắt buộc, tiền lương được xác định là căn cứ đóng BHXH và đó cũng chính là cơ sở để quy định mức thu nhập được hưởng bảo hiểm Đối với BHXH tự nguyện, chủ yếu người tham gia là lao động tự do, không tham gia quan hệ lao động nên mức thu nhập để đóng BHXH tự nguyện do NLĐ tự xác định căn cứ khả năng và nhu cầu thực tế Để khuyến khích NLĐ tham gia và phu hợp với đặc điểm sự đa dạng, biến động của thu nhập của NLĐ thì mức đóng BHXH cần được xác định trên cơ sở mức thu nhập do NLĐ lựa chọn cho phù hợp
Thứ ba, BHXH tự nguyện phải được quy định tổ chức thực hiện đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH BHXH tự nguyện đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tương, thành phần NLĐ trong xã hội Để NLĐ dễ dàng tiếp cận cũng như trong quá trình tham gia, thực hiện thủ tục liên quan thì BHXH tự nguyện phải được thực hiện đơn giản, dễ dàng, thuận tiện
Người tham gia BHXH khi đóng phí BHXH là nhằm dự trữ trước một khoản tài chính để phòng ngừa cho mình khi gặp phải rủi ro, đó là lúc họ cần ngay sự hỗ trợ từ quỹ BHXH Khoản tiền từ quỹ BHXH tự nguyện giúp họ có thu nhập, ổn định cuộc sống khi hết tuổi lao động hoặc không tham gia quan hệ lao động nữa Do vậy cần bảo đảm kịp thời, đáp ứng đầy đủ quyền lợi của người hưởng bảo hiểm để người tham gia có thể thụ hưởng quyền lợi của mình một cách thuận tiện, dễ dàng
1.2 Khái quát về Pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Khái niệm pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện
BHXH tự nguyện là một loại hình BHXH được xây dựng và thực hiện ở nước ta Cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc thực hiện BHXH tự nguyện ở Việt Nam là Luật BHXH năm 2006 (Luật số 71/2006/QH11 được Quốc hội nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007; riêng đối với BHXH tự nguyện thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2008) Sau đó đã được sửa đổi năm
2014 (Luật số 58/2014/QH13, được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2014) Hiện nay, dự thảo
Luật BHXH (sửa đổi) đang được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đến tháng 4/2023, dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2023 và dự kiến thông qua tại kỳ họp Quốc hội giữa năm
Pháp luật về BHXH tự nguyện quy định chế độ, chính sách BHXH tự nguyện, đối tượng đóng, mức đóng, phương thức đóng, quyền, trách nhiệm của các bên liên quan đến việc thực hiện pháp luật BHXH tự nguyện.
Vai trò của pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện 16 1.3 Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm xã hội tự nguyện Error! Bookmark not defined
BHXH trong đó có BHXH tự nguyện là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, việc thực hiện hiệu quả pháp luật về BHXH tự nguyện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần làm cho xã hội ổn định, tạo động lực phát triển kinh tế Nghị quyết số 21/NQ-TW của Bộ chính trị ngày 22/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020 khẳng định “BHXH, BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội bảo đảm ổn định chính sách chính trị - xã hội và phát triển kinh tế xã hội” Đồng thời, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề ra:
“Thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, phấn đấu tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế trên
95% dân số, đa dạng mức đóng và mức hưởng; Hoàn thiện hệ thống luật
17 pháp về bảo hiểm xã hội, tiến tới bảo hiểm xã hội toàn dân; Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng hiện đại, hội nhập quốc tế; kết hợp hài hòa nguyên tắc đóng góp và thụ hưởng; công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững Tiếp tục hiện đại hóa quản lý bảo hiểm xã hội theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả”
Vai trò của thực hiện pháp luật về BHXH tự nguyện trong hệ thống chính sách và pháp luật về xã hội được thể hiện ở những nội dung sau:
Thực hiện hiện tốt pháp luật về BHXH tự nguyện góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động khi hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động Với hình thức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và hưởng chế độ hưu trí khi về già, đây là một bước tiến lớn trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, không chỉ tham gia vào các quan hệ lao động mới được đóng BHXH mà lao động tự do cũng được hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động
Thực hiện pháp luật về BHXH tự nguyện góp phần ổn định và nâng cao chất lượng lao động, đảm bảo sự bình đẳng, vị thế xã hội của người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy sản xuất phát triển
Thực hiện tốt BHXH tự nguyện góp phần xây dựng xã hội ổn định, bởi lẽ phần lớn người lao động ở Việt Nam tham gia vào thị trường lao động phi chính thức Với nền kinh tế mà lao động tự do hơn 70% tổng số lao động, nếu lực lượng lao động này không được đóng BHXH và không có chế độ lương hưu khi về già thì nhà nước và xã hội sẽ gánh một sức nặng của chính sách bảo trợ xã hội
Thực hiện pháp luật về BHXH tự nguyện góp phần giảm chi phí cho ngân sách Nhà nước đảm bảo an sinh xã hội bên vững Người thực hiện chính sách BHXH là người tham gia đóng góp, nhà nước không phải tự bỏ ngân sách hoàn toàn nhưng vẫn thực hiện được mục tiêu an sinh xã hội
1.3 Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014 và Điều 8, quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quy định đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật Như vậy, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện khá rõ ràng, bao gồm toàn bộ NLĐ từ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì được tham gia BHXH tự nguyện Cụ thể hóa quy định về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại Luật BHXH 2014, khoản 1 Điều 2 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định đối tượng tham gia BHXH tự nguyện bao gồm:
(1) NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;
(2) Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
(3) NLĐ giúp việc gia đình;
(4) Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
(5) Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
(6) Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
(7) NLĐ đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; (8) Người tham gia khác
Ngoài ra, theo quy định tại Điểm h, Khoản 1 Điều 27 của Luật thi hành án dân sự số 41/2019/QH14, “phạm nhân được tham gia BHXH tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về BHXH theo quy định pháp luật” Quy định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, thể hiện tính nhân văn trong chính sách BHXH của nước ta Nếu phạm nhân nếu có điều kiện, nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện thì vẫn được pháp luật cho phép, qua đó cũng giúp cho việc thu hút được nhiều người tham gia BHXH tự nguyện, tăng cường hiệu quả và ý nghĩa của nó trong thực tiễn.
Chế độ hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Việc tổ chức thực hiện các chế độ BHXH tự nguyện tùy thuộc vào điều kiện phát triển của mỗi quốc gia, trình độ dân trí, đặc điểm lao động, truyền thống văn hóa của mỗi nước Các chế độ BHXH tự nguyện ở mỗi nước có sự khác nhau nhưng đều được tạo thành từ những yếu tố cơ bản là đối tượng được hưởng BHXH tự nguyện, mức hưởng, thời gian hưởng và điều kiện BHXH tự nguyện Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, BHXH tự nguyện bao gồm 2 chế độ là chế độ hưu trí và chế độ tử tuất
1.3.2.1 Chế độ hưu trí Đây là chế độ cơ bản của BHXH tự nguyện, do quỹ BHXH chi trả cho người tham gia BHXH tự nguyện khi họ hết khả năng lao động hoặc không tham gia đóng BHXH nữa, bao gồm chế độ lương hưu hàng tháng và chế độ BHXH một lần
* Chế độ hưu trí hàng tháng
Về điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng:
Theo Điều 73 Luật BHXH 2014, NLĐ tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi khi có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ tuổi theo quy định là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi nêu trên nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu
Thời gian đóng BHXH tự nguyện được liên thông với BHXH bắt buộc nên trường hợp NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện mà có từ đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách BHXH bắt buộc quy định tại Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP và Thông tư số 01/2016/TTBLĐTBXH, người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Nam từ 55 tuổi trở lên và nữ từ đủ 50 tuổi trở lên đối với người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ
20 năm trở lên, trong đó có 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc hoặc làm việc nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên
- Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắt buộc, đủ điều kiện hưởng lương hưu mà bảo lưu thời gian đã đóng BHXH và tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện thì được hưởng lương hưu khi có yêu cầu
- Người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên; có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trở lên
- Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện từ đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu, không quá
10 năm so với thời gian quy định như trên, kể cả những người đã có từ đủ 10 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên mà chưa nhận BHXH một lần, có như cầu tham gia BHXH tự nguyện thì được đóng tiếp BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí
Theo BLLĐ 2019, độ tuổi nghỉ hưu của NLĐ tham gia BHXH tự nguyện sẽ được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035 (tuổi nghỉ hưu của lao động nam tăng lên 2 tuổi và tuổi nghỉ hưu của lao động nữ tăng thêm 5 tuổi so với quy định tại BLLĐ 2012)
Ngoài ra, đối với BHXH tự nguyện, không có các trường hợp nghỉ hưu trước tuổi giống như BHXH bắt buộc Người tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng chế độ BHXH khi đóng đủ các khoản phí và phải đạt đến độ tuổi nhất định theo quy định
Về mức hưởng lương hưu hàng tháng:
Mức hưởng lương hưu hàng tháng của NLĐ được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau: NLĐ nam nghỉ hưu vào năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 trở đi sẽ là 20 năm Khác biệt với NLĐ nam, NLĐ nữ nghỉ hưu từ năm 2020 trở đi là 15 năm Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, NLĐ cả nam và nữ được cộng thêm 2%, mức tối đa bằng 75%
Người tham gia có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương còn được hưởng trợ cấp một lần Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng
BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH Nếu người tham gia BHXH tự nguyện không đáp ứng đủ điều kiện để hưởng lương hưu thì NLĐ có thể làm thủ tục để hưởng BHXH một lần Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH theo quy định Quy định này đã đảm bảo quyền lợi của NLĐ phù hợp với thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ BHXH của họ, bảo đảm công bằng trên cơ sở nguyên tắc có đóng có hưởng của BHXH Qua đó, tạo điều kiện cho NLĐ yên tâm công tác và thực hiện các nghĩa vụ tham gia BHXH theo quy định
* Bảo hiểm xã hội một lần
Trợ cấp BHXH một lần được áp dụng đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hàng tháng và phải có các điều kiện sau:
(1) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH;
(2) Ra nước ngoài để định cư;
(3) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thu, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
(4) Người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần
Phương thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Hiện nay, phương thức đóng BHXH tự nguyện được mở rộng và linh hoạt, tạo điều kiện cho NLĐ lựa chọn phương thức đóng cho phù hợp nhất với thời gian, tần suất thu nhập của NLĐ Theo Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, người tham gia BHXH tự nguyện được c h ọ n l i n h h o ạ t một trong các phương thức đóng là hằng tháng, 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với
26 mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định Tuy nhiên, việc đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần Trường hợp đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu
Ngoài ra, người tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện, sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.
Khái quát về kinh tế - xã hội - lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước
xã hội huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước
2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội - lao động huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước
Huyện Phú Riềng có tổng diện tích tự nhiên 67.497 ha, dân số 92.016 người, gồm 10 xã: Phú Riềng, Phú Trung, Long Hà, Long Tân, Long Hưng, Long Bình, Bình Tân, Bù Nho, Phước Tân, Bình Sơn Về vị trí địa lý của huyện Phú Riềng, hướng Bắc giáp thị xã Phước Long và huyện Bù Gia Mập, hướng Nam giáp huyện Đồng Phú, hướng Tây giáp huyện Hớn Quản và Lộc Ninh, hướng Đông giáp huyện Bù Đăng Dân cư tập trung từ nhiều vùng miền đến làm ăn, sinh sống tạo nên sự đa dạng về phong tục, văn hóa và phương thức sản xuất kinh doanh 5
Toàn huyện hiện có 213 doanh nghiệp, 593 cơ sở sản xuất công nghiệp, 8 doanh nghiệp nhà nước, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 là 2.571 tỷ đồng, năm 2020 đạt 4.098 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,6%/năm Tốc độ tăng trưởng bình quân thương mại - dịch vụ giai đoạn 2016-2020 đạt 14,9% Toàn huyện hiện có 16 hợp tác xã hoạt động trên lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, tốc độ phát triển nông nghiệp bình quân giai đoạn 2015-2020 đạt 4% 6
5 https://www.rubyholding.vn/huyen-phu-rieng-nhung-thay-doi-lon-sau-5-nam-thanh-lap-ar1109
6 Phú Riềng: Tổng kết công tác phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020 (binhphuoc.gov.vn)
Năm 2021, huyện Phú Riềng đã hoàn thành “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch Covid -19, vừa duy trì và phát triển kinh tế - xã hội Tình hình quốc phòng, an ninh được giữ vững; các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra; công tác an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân được đảm bảo Công tác phòng, chống dịch được thực hiện tốt Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện ước thực hiện đến ngày 31/12 hơn 978 tỷ đồng, đạt 147% so với dự toán điều chỉnh UBND tỉnh giao; tổng chi ngân sách ước thực hiện gần 930 tỷ đồng, đạt 140% so với dự toán điều chỉnh UBND tỉnh giao, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,54% 7
2.1.2 Cơ quan thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện tại huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước
Bảo hiểm xã hội huyện Phú Riềng được thành lập từ ngày 01/8/2015 theo Quyết định số 779/QĐ-BHXH ngày 14/7/2015 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Phước, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT, quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện Phú Riềng theo phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật
Trải qua 5 năm xây dựng và phát triển, đến nay, BHXH huyện Phú Riềng có 14 cán bộ, viên chức và NLĐ hợp đồng, được tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng do Giám đốc BHXH huyện là người đứng đầu với đầy đủ các đơn vị, bộ phận chức năng theo quy định để vận hành, triển khai các hoạt động của BHXH huyện Ngoài Giám đốc và 02 Phó Giám đốc, các đơn vị, bộ phận gồm có:
7 Năm 2021, Đảng bộ huyện Phú Riềng hoàn thành “mục tiêu kép”: vừa phòng chống dịch Covid -19, vừa duy trì và phát triển kinh tế - xã hội (binhphuoc.gov.vn)
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC: Giúp Giám đốc tổ chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết, tư vấn chế độ chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý và lưu trữ hồ sơ tài liệu
- Bộ phận thu BHXH, BHYT, kiêm công tác tuyên truyền: có nhiệm vụ hướng dẫn các đơn vị SDLĐ đăng ký tham gia BHXH, đôn đốc việc trích nộp BHXH trên địa bàn, lập kế hoạch công tác thu BHXH hàng quý, hàng năm, báo cáo kết quả thu BHXH về tỉnh theo quy định Thực hiện công tác tuyên truyền các chính sách BHXH, BHYT đến các đơn vị SDLĐ và các địa phương trên địa bàn huyện
- Bộ phận cấp sổ BHXH, thẻ BHYT: Trực tiếp phụ trách công tác cấp sổ BHXH và thẻ BHYT Tổng hợp báo cáo tình hình cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT trên địa bàn theo đúng quy định
- Bộ phận kế toán, kiêm CNTT: có nhiệm vụ theo dõi và quản lý hoạt động tài chính của đơn vị, tổ chức kế toán, hàng tháng tiếp nhận kinh phí và tổ chức chi trả cho đối tượng hưởng các chế độ BHXH, BHYT trên địa bàn huyện Quản lý và tổ chức thực hiện việc phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của hệ thống Bảo hiểm xã hội huyện theo quy định
- Bộ phận giám định BHYT: có nhiệm vụ quản lý và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHYT cho người có thẻ BHYT theo quy định của pháp luật
- Bộ phận giải quyết chế độ BHXH: phụ trách chế độ BHXH, giải quyết các chế độ BHXH, BHTN; quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH, BHTN theo quy định của pháp luật.
Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện tại huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước
2.2.1 Những kết quả đạt được
37 Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tăng đều hàng năm
Hàng năm, BHXH huyện đã kịp thời bám sát sự chỉ đạo của BHXH tỉnh, BHXH Việt Nam, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan, cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, khắc phục những khó khăn, tháo gỡ những vướng mắc, công tác triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả quan trọng, góp phần mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại huyện trong những năm qua đều tăng lên, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1 Số lượng người tham gia BHXH tự nguyện huyện Phú
Riềng, tỉnh Bình Phước (2017 -2021) Năm Số người tham gia Tỷ lệ % kế hoạch
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của BHXH huyện Phú
Là một huyện mới được thành lập, ngay từ đầu công tác an sinh xã hội, phát triển đối tượng tham gia BHXH nói chung đã được các cấp ủy, chính
38 quyền UBND huyện quan tâm chỉ đạo, BHXH huyện và các cơ quan chức năng nghiêm túc triển khai thực hiện Nhờ vậy số lượng người tham gia BHXH tự nguyện có sự tăng lên nhanh chóng qua các năm Nếu như năm
2017 số lượng người tham gia BHXH tự nguyện trên toàn huyện chỉ có 40 người thì ngay năm sau, năm 2018, số lượng người tham gia BHXH tự nguyện đã tăng lên 122 người, gấp 3 lần năm 2017 Các năm sau tốc độ còn tăng nhanh hơn nhiều, đặc biệt là năm 2020 Năm 2020 đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: 1.501 đối tượng, tăng 190% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 114% kế hoạch giao Năm 2021 số người tham gia BHXH tự nguyện là 1.670 người, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 83.5% so với kế hoạch
Các năm 2020, 2021 là năm tỉnh Bình Phước nói chung và huyện Phú Riềng nói riêng chịu ảnh hưởng nặng của khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid 19 tuy nhiên số lượng người tham gia BHXH tự nguyện lại tăng lên rất cao Điều này cũng phù hợp với tình hình chung của tỉnh Bình Phước và cả nước, trong năm 2019, quá trình phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ghi nhận sự đột phá ấn tượng, với số người tăng mới gần 300 nghìn người Tính riêng năm 2020, năm được đánh giá là cuộc khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng nhất của nhiều thập kỷ gần đây, tạo bước thụt lùi trong phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia nhưng số người tham gia BHXH tự nguyện trên toàn quốc tăng gần gấp đôi so với năm 2019 Trong đó, số người tham gia tăng mới trong năm 2019 đã bằng tổng số người vận động được của
Thống nhất chủ trương, hướng dẫn của BHXH tỉnh Bình Phước, nhờ tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHXH tự nguyện tới người dân mà rất nhiều NLĐ trên địa bàn huyện đã biết, nhận thức được đầy đủ hơn ý nghĩa của BHXH tự nguyện và tham gia BHXH tự nguyện Đặc biệt
8 https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-bao-hiem-xa-hoi.aspx?ItemID190
39 trong hoàn cảnh kinh tế xã hội càng khó khăn, nhu cầu bảo hiểm thu nhập càng thể hiện rõ rệt hơn, người dân càng thấy được giá trị và sự cần thiết có BHXH
Công tác thu BHXH tự nguyện
Theo phân cấp quản lý thu của cấp trên, BHXH huyện Phú Riềng hiện nay tổ chức thu BHXH cho các đơn vị trên địa bàn huyện Các đơn vị tham gia đóng BHXH thuộc phân cấp quản lý của BHXH huyện được phân chia thành 7 loại hình Các cán bộ BHXH theo sự phân công của lãnh đạo cơ quan BHXH đảm nhiệm công tác thu cho từng loại hình đơn vị Để thực hiện công tác thu BHXH đạt được kế hoạch thu đề ra từ đầu năm, ngay từ khi nhận được kế hoạch cấp trên giao, BHXH huyện Phú Riềng đã khẩn trương tiến hành giao chỉ tiêu cho Bưu điện, Đại lý thu tất cả các xã trên địa bàn huyện, tiến hành các buổi họp, hội thảo nhằm nâng cao nghiệp vụ cho từng cán bộ làm công tác thu, phổ biến các Nghị định, chính sách, văn bản hướng dẫn mới ban hành từ đó đi đến thống nhất trong cách thực hiện và phương pháp quản lý thu đối với các đối tượng tham gia BHXH, đồng thời cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH tiến hành hướng dẫn mẫu biểu cho từng người trong việc kê khai các nội dung liên quan
Công tác thu BHXH tự nguyện tại huyện Phú Riềng trong những năm qua nhìn chung được thực hiện tốt, số thu qua các năm đều tăng lên, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2 Kết quả thu BHXH tự nguyện tại huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước (2017 – 2021)
Năm Số tiền (triệu đồng)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của BHXH huyện Phú
Năm 2017, do số lượng NLĐ tham gia BHXH tự nguyện rất ít nên số thu chỉ 244 triệu đồng, tuy nhiên chỉ năm liền sau đó, số lượng người tham gia BHXH tự nguyện tăng lên hơn gấp 3 lần song số thu BHXH tự nguyện lại tăng lên là 376 triệu đồng, khlong tương ứng với số lượng người tham gia BHXH tự nguyện Đến năm 2019, số thu BHXH tự nguyện tăng lên 1.913 triệu đồng, gấp nhiều lần so với năm 2018 trước đó Năm 2019 không những số lượng người mà số thu BHXH tự nguyện cũng tăng đột ngột như vậy là nhờ sự nỗ lực rất lớn của BHXH huyện Phú Riềng, trong năm này, BHXH huyện phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ huyện, Bưu điện huyện tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện, BHYT tại địa bàn 10 xã trên địa bàn huyện Phú Riềng Tiếp tục cấp, phát tờ rời tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện do BHXH tỉnh cấp về cho Bưu điện huyện, các đại lý thu, người dân trên địa bàn huyện
Năm 2020, mặc dù số thu tăng lên không tương ứng với số người tham gia BHXH tự nguyện tăng lên song đây là sự nỗ lực lớn của cơ quan BHXH huyện và người tham gia BHXH tự nguyện bởi năm 2020 nền kinh tế của tỉnh gặp quá nhiều khó khăn, đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng nặng nề tới thu nhập của người lao động Tuy nhiên trong khi thu BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đều không đạt kế hoạch thì thu BHXH tự nguyện lại vượt kế hoạch Nguyên nhân thu BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp không đạt kế hoạch là điều chỉnh giảm 0.5 quỹ TNLĐ,
BNN và 1% quỹ BHTN Trong khi đó, với BHXH tự nguyện người dân đã hiểu biết, nhận thức được tầm quan trọng của BHXH và càng trong điều kiện khó khăn họ lại càng tin tưởng, tích cực để tham gia Để phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cũng như tăng nguồn thu BHXH tự nguyện, hằng năm, BHXH huyện đã tích cực, chủ động tham mưu với cấp ủy, UBND trong việc tổ chức hội nghị tuyên truyền trực tiếp vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội trong việc tuyên truyền chính sách BHXH đến tất cả các đoàn viên, hội viên Tiếp tục nâng cao chất lượng mạng lưới đại lý thu BHXH tự nguyện, phối hợp Phòng văn hóa thông tin đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách BHXH đến mọi tầng lớp nhân dân, chú trọng công tác tuyên truyền BHYT hộ gia đình, học sinh trên địa bàn Nhờ sự chủ động tăng cường nhận thức về chính sách BHXH tự nguyện tới người dân, tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện ở tỉnh Bình Phước qua các năm đều được nâng lên và số thu BHXH tự nguyện cũng tăng lên
Kết quả đạt được trong thực hiện BHXH tự nguyện tại huyện được thể hiện cụ thể
(i) Các chỉ số về phát triển thu BHXH đều có xu hướng tăng trưởng, như: Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tăng cả về số đơn vị và số lượng người đóng BHXH Số lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn năm 2015 là 3.039, đến năm 2018 là 3.477 người, tăng 1,14 lần
(ii) Số tiền thu BHXH tăng trưởng tốt qua các năm
Số thu BHXH của huyện Phú Riềng hàng năm đều tăng lên và vượt chỉ tiêu kế hoạch giao từ trên 104% đến trên 106%, đồng thời số thu BHXH
42 năm sau cao hơn năm trước với tỷ lệ tăng khá ấn tượng, tỷ lệ tăng đạt từ 9,9% đến 26,1%
(iii) Tỷ lệ nợ đọng BHXH tự nguyện trên địa bàn có xu hướng giảm:
Từ năm 2015, số nợ là 1.587 triệu đồng thì đến năm 2018 số nợ đã giảm xuống còn 326 triệu đồng, như vậy tình hình nợ đọng đã giảm 5 lần so với năm 2015
Kết quả đạt được như trên có được là do BHXH huyện phú Riềng đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực, BHXH huyện đã thực hiện cơ chế “một cửa” và triển khai giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT trong quản lý và thực hiện chính sách BHXH, giảm bớt những thử tục rườm rà khi người SDLĐ làm hồ sơ tham gia BHXH cho NLĐ Thực hiện công tác hành chính công trong việc giao dịch hồ sơ với các đơn vị SDLĐ trên địa bàn huyện, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị trong quá trình giao dịch với cơ quan BHXH Đưa việc thực hiện thu, nộp BHXH kịp thời, đầy đủ cho người lao động là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm và bình xét thi đua, khen thưởng, công nhận các danh hiệu thi đua của các đơn vị
Về chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện
Các yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện
3.1 Các yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trong hệ thống ASXH thì hệ thống BHXH giữ vai trò trụ cột, bền vững nhất Phát triển BHXH sẽ là tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Do đó BHXH tự nguyện có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện ASXH
Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách BHXH với mục tiêu: “Cải cách chính sách BHXH để BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng – hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách BHXH tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.” Mục tiêu đến năm 2025, trong số 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH thì nông dân, lao động phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi Để đạt được cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đó là hoàn thiện quy định của pháp luật về BHXH tự nguyện và giải pháp nâng cao công tác thi hành quy định của pháp
59 luật về BHXH tự nguyện ở các địa phương, trong đó, có tỉnh Bình Phước Việc hoàn thiện này phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
Thứ nhất, khắc phục những bất cập trong quy định pháp luật hiện hành về BHXH tự nguyện
Những bất cập trong chế độ BHXH tự nguyện còn tồn tại sẽ gây ảnh hưởng, gây khó khăn không nhỏ tới những NLĐ, muốn tìm kiếm tới BHXH tự nguyện như “chiếc phao cứu sinh” nhằm đảm bảo cuộc sống sau khi suy giảm hoặc mất khả năng lao động Do đó, pháp luật về BHXH tự nguyện cần có những sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế Cụ thể:
Quy định pháp luật về BHXH tự nguyện cần đảm bảo yêu cầu tự nguyện cho đối tượng tham gia cả về mức đóng, phương thức đóng, mức hưởng và phương thức quản lý BHXH tự nguyện sẽ phải có quy định đóng góp đa dạng, linh hoạt, phù hợp với nghề nghiệp, thu nhập, khả năng kinh tế của NLĐ NLĐ có quyền thay đổi mức đóng góp phù hợp với khả năng của mình ở từng thời kỳ hoặc có thể tạm ngừng đóng góp khi có khó khăn và sau đó đóng bù.Đồng thời, quy định pháp luật phải đảm bảo dễ dàng chuyển đổi từ loại hình BHXH tự nguyện sang loại hình BHXH bắt buộc và ngược lại
Việc phát triển BHXH tự nguyện phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là sự hấp dẫn hay sự phù hợp của bản thân chính sách này đối với NLĐ khu vực phi chính thức và lao động nông, lâm, ngư nghiệp là một vấn đề cần xem xét Cụ thể:
- Chính sách BHXH tự nguyện cần mở rộng đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện theo hướng khống chế tuổi trần tham gia để khuyến khích những người từ 45 tuổi trở lên đối với nam, từ 40 tuổi trở lên đối với nữ tham gia BHXH Nội dung sửa đổi này rất có ý nghĩa đối với lao động nữ thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện, bởi lẽ ở nước ta, phần đông
60 lao động nữ ở độ tuổi trên, dưới 30 tuổi đều dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc gia đình, con nhỏ Chỉ khi con cái đi học phổ thông thì mới có nhiều thời gian hơn để tham gia lao động, sản xuất Việc không khống chế tuổi trần để tham gia BHXH tự nguyện sẽ giúp nhiều lao động nữ có cơ hội tham gia BHXH tự nguyện
- Sửa đổi mức đóng BHXH tự nguyện theo hướng bỏ quy định khống chế mức thu nhập thấp nhất làm căn cứ đóng BHXH bằng mức tối thiểu chung, giao Chính phủ quy định cụ thể tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của từng thời kỳ Nhìn chung, việc hạn chế khả năng tham gia BHXH tự nguyện một phần cũng xuất phát từ mức đóng còn cao so với khả năng thu nhập của NLĐ, điều này lại càng khó khăn hơn đối với lao động nữ vì mức thu nhập của họ thường thấp hơn lao động nam (do hạn chế sức lực, hạn chế thời gian,…) Việc không quy định mức thu nhập tối thiểu làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện sẽ khuyến khích NLĐ tích cực tham gia BHXH tự nguyện
Thứ hai, bảo đảm tốt hơn quyền lợi cho người tham gia BHXH tự nguyện Để triển khai thực hiện chiến lược ASXH phù hợp với thời kỳ mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định, định hướng phát triển Khi hoàn thiện pháp luật, cần thiết bảo đảm mục tiêu đặt ra, đó là: “tăng cường tính bình đẳng trong thị trường lao động thông qua hỗ trợ tốt hơn người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương tham gia đào tạo, có việc làm, nâng cao điều kiện làm việc và cải thiện cuộc sống, mở rộng tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện” Đồng thời, “phát triển hệ thống BHXH tiên tiến, mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia vào BHXH tự nguyện, quỹ BHXH được đảm bảo an toàn và phát triển, mức hưởng được cải thiện”
Thứ ba, phù hợp với chính sách và định hướng phát triển bảo hiểm xã hội của Đảng và Nhà nước, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Bảo đảm ASXH luôn là mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước ta Đây là quan điểm nhất quán và xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng qua các kỳ đại hội Việc phát triển kinh tế luôn phải gắn liền với ổn định, nâng cao đời sống của nhân dân Do vậy, hoàn thiện BHXH tự nguyện phải đáp ứng được đúng yêu cầu này, phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, hướng tới mục tiêu phát triển chung của xã hội
Quan điểm nhất quán của Đảng là phát triển kinh tế phải song song với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm ASXH, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn, suy giảm, đồng thời, tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống BHXH đa dạng, linh hoạt
Tại Nghị quyết Trung ương VII về BHXH, Đảng nêu rõ: “BHXH là một trụ cột chính của hệ thống ASXH trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước” Cùng với đó, Nghị quyết Trung ương VII cũng nhấn mạnh cần phải đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nghiên cứu thiết kế các gói BHXH ngắn hạn với mức đóng, mức hưởng, phương thức giao dịch phù hợp với NLĐ trong khu vực phi chính thức
Việc hoàn thiện pháp luật BHXH tự nguyện nói riêng, BHXH nói chung cần phải đảm bảo tính đồng bộ hóa, tính kinh tế - xã hội, tính an toàn cao và tính khả thi là điều hoàn toàn đúng đắn bởi chính sách BHXH tự nguyện tuy trải qua nhiều thời kỳ khác nhau với điều kiện kinh tế - xã hội không ngừng thay đổi nhưng phải đảm bảo được xây dựng trên nền móng cơ bản, hài hòa với sự phát triển của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu của động đảo NLĐ, thu hút ngày càng nhiều đối tượng tham gia, thực hiện mục đích ASXH, giảm nhẹ gánh nặng cho con người khi bị suy giảm hoặc mất khả năng lao động
Thứ tư, bảo đảm phù hợp với xu hướng chung của pháp luật quốc tế
Trong quá trình hoàn thiện pháp luật về BHXH tự nguyện, nước ta cần kế thừa những tri thức về BHXH tự nguyện của thế giới, có sự học hỏi kinh nghiệm trọng triển khai thực hiện từ các quốc gia phát triển Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cũng như tăng các chế độ của BHXH tự nguyện là điều cần thiết đối với BHXH tự nguyện tại Việt Nam Để kích cầu NLĐ tham gia BHXH tự nguyện, nên tăng mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho người tham gia Ngoài ra, Việt Nam có thể học hỏi từ các quốc gia về quy định nhiều chế độ khác nhau cho NLĐ lựa chọn tùy theo khả năng và nguyện vọng của NLĐ Theo thông lệ quốc tế, với mô hình hưu trí như Việt Nam hiện nay, để hưởng lương hưu trong 20 năm thì thời gian đóng góp bình quân ít nhất 40 năm mới đủ đảm bảo cân đối quỹ hưu trí Nhưng trên thực tế, bình quân người tham gia BHXH đóng góp trong 28 năm với tỷ lệ 22% vào quỹ hưu trí nhưng hưởng lương hưu bình quân 25 năm với tỷ lệ lên tới 70,1% Mặt khác, tỷ lệ hưởng lương hưu trên số năm đóng khá cao (cao nhất hưởng 75% - tương ứng tỷ lệ tích lũy 2,14% cho mỗi năm đóng góp với nam và
Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trước hết, cần bổ sung thêm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là những NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc được tham gia loại hình BHXH tự nguyện Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cho phép người tham gia BHXH bắt buộc tham gia BHXH tự nguyện Do đó, chính sách BHXH cần nghiên cứu, bổ sung quy định cho phép họ tham gia BHXH tự nguyện theo như chính sách của một số quốc gia trên thế giới đã thực hiện nhằm tăng nguồn quỹ BHXH và tăng khả năng đảm bảo cuộc sống cho NLĐ
Trên thực tiễn hiện nay, số lượng người lao động là người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay cũng ở mức tương đối nhiều, cần bổ sung đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là người nước ngoài Việc mở rộng thêm đối tượng này không gây ra nhiều thủ tục hành chính rườm rà mà sẽ làm tăng thêm đối tượng tham gia, tăng nguồn tài chính của BHXH tự nguyện, thúc
64 đẩy sự phát triển của BHXH tự nguyện Đồng thời cũng giúp NLĐ là người nước ngoài nói riêng có thể an tâm công tác, sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam
Bên cạnh đó, nghiên cứu, xem xết giảm độ tuổi hưởng chế độ hưu trí đối với những lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi tham gia BHXH tự nguyện bởi những NLĐ này dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe, sức khỏe giảm sút, tuổi thọ giảm, tuổi nghề làm việc không cao cũng như xuất phát từ chính mong muốn của những NLĐ này, họ muốn được hưởng chế độ hưu trí sớm
Quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện
Nghiên cứu bổ sung các chế độ cho chế độ BHXH tự nguyện
Luật BHXH đã có nhiều điểm mới điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế hơn như mở rộng hơn quyền đối với người lao động, các chế độ trợ cấp và mức trợ cấp được điều chỉnh theo lộ trình tăng dần quy định về sự liên thông giữa hai loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện để bảo vệ quyền lợi cho người lao động Tuy nhiên, quy định người lao động khi tham gia BHXH tự nguyện chỉ được thụ hưởng chế độ hưu trí và tử tuất, trong khi với BHXH bắt buộc, ngoài hai chế độ đãi hạn nói trên NLĐ còn được hưởng các chế độ ngắn hạn khác bao gồm ốm đau, thai sản, tai nạn lao động trên thực tế cũng là trăn trở, băn khoăn của nhiều người tham gia Tâm lý của người tham gia BHXH mong muốn có một sự bảo vệ nhất định đối với những rủi ro bản thân họ, do vậy mong muốn có thêm nhiều chế độ khác đối với người lao động tham gia vào BHXH tự nguyện
Chế độ thai sản, ốm đau và tai nạn lao động là những chế độ gắn liền với đời sống của NLĐ, là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng để thu hút lao động nữ khi họ cân nhắc tham gia chính sách BHXH tự nguyện Đối với những
65 người tham gia BHXH tự nguyện là lao động nữ ở nông thôn, phụ nữ ở vùng điều kiện khó khăn, người thu nhập thấp, chế độ thai sản trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu khi quyết định có tham gia BHXH tự nguyện hay không Trong suốt thời gian nghỉ sinh con, lao động nữ sẽ không thể làm việc để tạo ra thu nhập nên việc họ không được hưởng trợ cấp thai sản của BHXH sẽ tạo ra những khó khăn cho cuộc sống, tạo tâm lý không yên tâm để thực hiện tốt nhất thiên chức làm mẹ của mình Đây có thể coi là sự bất công đối với lao động nữ tham gia BHXH tự nguyện
Trên thực tế, quy định của pháp luật về hai chế độ trong chính sách BHXH tự nguyện trong điều kiện hiện nay phù hợp với khả năng tổ chức quản lý và tài chính ở nước ta Tuy nhiên trong tương lai, việc tính đến vấn đề mở rộng các chế độ của loại hình BHXH tự nguyện là phù hợp với định hướng phát triển ASXH nói chung cũng như BHXH tự nguyện nói riêng khi đó, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng nhiều chế độ trợ cấp hơn, đáp ứng nhu cầu hưởng quyền lợi cao hơn của người tham gia khi gặp rủi ro
Xuất phát từ thực tiễn đó, cần phải bổ sung mở rộng các chế độ tai nạn lao động, ốm đau, thai sản cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện để đảm bảo công bằng giữa các khu vực kinh tế Mặt khác, cần có chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho chế độ thai sản đối với những người tham gia BHXH tự nguyện là lao động nữ ở nông thôn, vùng có điều kiện khó khăn, người có thu nhập thấp để đảm bảo ASXH cho mọi người dân Theo đó, pháp luật BHXH tự nguyện cần quy định các chế độ này cho NLĐ tự lựa chọn, đáp ứng nhu cầu của họ và bảo đảm quyền được hưởng ASXH khi không may phải nghỉ việc mà không có thu nhập do ốm đau, thai sản và tai nạn lao động
Rút ngắn thời gian tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng chế độ lương hưu hàng tháng
Theo quy định hiện hành, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu hàng tháng khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên Hoặc nam từ đủ 55 tuổi trở lên và nữ từ đủ 50 tuổi trở lên đối với người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đógn BHXH bắt buộc đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên Hiện nay, trong cả nước vẫn còn số lượng lớn NLĐ khu vực phi chính thức chưa tham gia BHXH Nguyên nhân là do chính sách BHXH tự nguyện chỉ có 2 chế độ hưởng (hưu trí, tử tuất); trong khi nhóm này có thu nhập không cao và bấp bênh…
Thực tế hiện nay thì một bộ phận lớn NLĐ (nam từ 45 tuổi, nữ từ 40 tuổi trở lên) đã không có thu nhập, đặc biệt qua những năm ảnh hưởng của dịch bệnh covid vừa qua cho thấy lao động ở khu vực phi chính thức càng bị ảnh hưởng nặng nề Công việc vốn đã không ổn định, bấp bênh, dịch bệnh xảy ra khiến nhiều người hầu như không có thu nhập vì thế không có khả năng tham gia BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, trong khi họ phải không đủ 20 năm đóng BHXH Nếu hưởng BHXH một lần theo Nghị quyết số 93/2015/QH-K13 thì ảnh hưởng đến mục đích ASXH Điều đó sẽ gây khó khăn cho đời sống của NLĐ Vì thế, theo tinh thần mở rộng đối tượng hưởng lương hưu trong Nghị quyết số 28/NQ-TW năm 2018, pháp luật cần rút ngắn thời gian tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng chế độ lương hưu hàng tháng Đề xuất giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm cũng là cách để thu hút NLĐ, nhất là NLĐ ở khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện
Tăng mức trợ cấp một lần khi NLĐ tham gia BHXH tự nguyện nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH cao hơn tham gia tương ứng mức lương hưu tối đa 75%
Theo pháp luật hiện nay, NLĐ tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH cao hơn tham gia tương ứng mức lương hưu tối đa 75% thì cứ mỗi năm đóng BHXH sẽ được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH Mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu như vậy được đánh giá là quá thấp so với NLĐ hưởng chế độ BHXH một lần Pháp luật cũng cần bảo đảm nguyên tắc công bằng, có đóng có hưởng của BHXH Bởi vậy, pháp luật cần tăng mức trợ cấp một lần khi NLĐ tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH cao hơn tham gia tương ứng mức lương hưu tối đa 75% NLĐ tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH cao hơn tham gia tương ứng mức lương hưu tối đa 75% thì cứ mỗi năm đóng BHXH sẽ được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH Quy định như vậy vừa đảm bảo nguyên tắc đóng hưởng BHXH, vừa đảm bảo công bằng giữa những người tham gia BHXH tự nguyện
Thứ ba, về tài chính thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện
Sửa đổi quy định về mức đóng góp và mức hưởng lương hưu hàng tháng của BHXH tự nguyện nhằm bảo đảm sự cân đối giữa đóng và hưởng BHXH tự nguyện
Nhằm để đảm bảo ổn định nguồn quỹ cũng như cân đối tỷ lệ mức đóng và mức hưởng hưởng, pháp luật nên có những thay đổi hợp lý Chính sách BHXH cần làm rõ sự liên thông giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, giúp NLĐ được cộng nối thời gian tham gia BHXH và cách tính lương hưu là giống nhau, để tránh tình trạng NLĐ nhận BHXH một lần khi rời khỏi khu vực tham gia bắt buộc; sửa đổi quy định về mức đóng góp và mức hưởng lương hưu hàng tháng nhằm đảm bảo ổn định lâu dài nguồn quỹ, đồng thời, cân đối tỷ lệ mức đóng và mức hưởng lương hưu tháng
Tăng mức hỗ trợ tài chính đối với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện